You are on page 1of 18

NỘI DUNG ÔN LUYỆN KIỂM TRA ĐIỀU LỆNH NĂM 2021

Phần 1: Lý thuyết

Một số quy định xử phạt đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy vi
phạm quy tắc giao thông đường bộ theo Nghị định 100/2014/NĐ-CP ngày
30/12/2019 của Chính phủ.

1. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng, tước quyền sử dụng Giây
phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng đối với người điều khiển xe thực hiện
một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Chở theo từ 03 người trở lên trên xe;

b) Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không
dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị
nạn;

c) Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối
với loại phương tiện đang điều khiển.

2. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng, tước quyền sử dụng
Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng đối với người điều khiển xe thực
hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

|a) Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang
phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ;

b) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;

c) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông
hoặc người kiểm soát giao thông;

d) Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm
thanh, trừ thiết bị trợ thính.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, tước quyền sử dụng
Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng đối với người điều khiển xe thực
hiện hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên
đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ các trường hợp xe ưu tiên đang
đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, tước quyền sử dụng
giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng đối với người điều khiển xe thực
hiện hành vi sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe
đang chạy.

5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, tước quyền sử dụng
giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng đối với người điều khiển xe thực
hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;

b) Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai
nạn giao thông; đi vào đường cao tốc, dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe,
tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định
gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ
khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc
đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương
tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều
trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông. | 6. Phạt
tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy
phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng đối với người điều khiển xe thực hiện
một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngôi
về một bên điều khiển xe: nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều
khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt
mắt điều khiển xe;

b) Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô
thị;

c) Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai
bánh đối với xe ba bánh;

d) Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định.

7. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, tước quyền sử dụng
giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng đối với người điều khiển xe trên
đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá
50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
8. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, tước quyền sử dụng
giây phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng đối với người điều khiển xe trên
đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam
đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4
miligam/1 lít khí thở.

9. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng, tước quyền sử dụng
giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng đối với người điều khiển xe thực
hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

| a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn
vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí
thở;

b) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành
công vụ 

c) Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;

d) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành
công vụ.

THÔNG TƯ 16/2020/TT-BQP ngày 21/02/2020 của Bộ trưởng Bộ Quốc


phòng quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục, thời
hiệu, thời hạn và thẩm quyền xử lý kỷ luật trong Bộ Quốc phòng

Điều 6. Những trường hợp chưa xem xét kỷ luật và miễn trách nhiệm kỷ
luật

1. Những trường hợp chưa xem xét kỷ luật 

a) Trong thời gian nghỉ phép hằng năm, nghỉ theo chế độ; 

b) Trong thời gian điều trị có xác nhận của cơ sở quân y hoặc cơ sở y tế;
c) Trong thời gian hưởng chế độ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng;

d) Đang trong thời gian chờ kết quả giải quyết cuối cùng của cơ quan có
thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật.

2. Những trường hợp miễn trách nhiệm kỷ luật


a) Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi
dân sự khi vi phạm pháp luật nhà nước, điều lệnh, điều lệ Quân đội;

| b) Vi phạm pháp luật nhà nước, điều lệnh, điều lệ Quân đội trong trường
hợp phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết và do điều kiện bất khả kháng;

c) Chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy cấp trên hoặc phân công
nhiệm vụ của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và Bộ
Quốc phòng.

Điều 14. Chấp hành không nghiệm mệnh lệnh .

1. Khi được người chỉ huy trực tiếp hoặc cấp trên có thẩm quyền ra lệnh
hoặc giao nhiệm vụ nhưng chấp hành không đầy đủ, lơ là, tùy tiện, chậm
trễ gây trở ngại cho việc chỉ huy, ảnh hưởng đến việc hoàn thành nhiệm vụ
của đơn vị gây hậu quả chưa đến mức nghiêm trọng thì bị kỷ luật khiển
trách hoặc cảnh cáo.

2. Nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật hạ bậc lương,
giáng cấp bậc quân hàm

a) Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm; b) Lôi kéo người khác tham gia; c)


Trong sẵn sàng chiến đấu.

Điều 19. Vắng mặt trái phép |

1. Vắng mặt ở đơn vị dưới 24 (hai bốn) giờ từ 02 lần trở lên hoặc từ 24
(hai bốn) giờ trở lên đến 03 (ba) ngày đối với sĩ quan, quân nhân chuyên
nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; dưới 24 (hai bốn) giờ từ 02
lần trở lên hoặc từ 24 (hai bốn) giờ trở lên đến 07 (bảy) ngày đối với hạ sĩ
quan, binh sĩ mà không được phép của người chỉ huy có thẩm quyền thì bị
kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo.

2. Nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ cảnh cáo
đến hạ bậc lương, giáng cấp bậc quân hàm

a) Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm; b) Lôi kéo người khác tham gia; c)


Gây ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị. Điều 22. Vô ý làm
lộ bí mật hoặc làm mất tài liệu bí mật quân sự
1. Vô ý làm lộ bí mật hoặc làm mất tài liệu bí mật quân sự, bí mật Nhà
nước nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị kỷ luật từ
cảnh cáo đến hạ bậc lương, giáng cấp bậc quân hàm.

2. Nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ giáng chức,
cách chức, tước quân hàm sĩ quan đến tước danh hiệu quân nhân, buộc
thôi việc

a) Đã được nhắc nhở, chấn chỉnh nhưng thực hiện không nghiêm; b)
Trong khu vực có tình hình an ninh chính trị mất ổn định; c) Đã bị xử lý kỷ
luật mà còn vi phạm; d) Đơn vị không hoàn thành hiệm vụ. Điều 23. Báo
cáo sai, báo cáo không kịp thời, không báo cáo

1. Báo cáo sai, báo cáo không kịp thời, không báo cáo nhằm lừa dối cấp
trên, bao che, trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác thì bị kỷ luật
khiển trách hoặc cảnh cáo.

| 2. Nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ hạ bậc
lương, giáng cấp bậc quân hàm đến giáng chức, cách chức

a) Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;

 b) Gây ảnh hưởng đến việc không hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị hoặc
ảnh hưởng xấu đến uy tín, danh dự người khác;

c) Bản thân đang thực hiện nhiệm vụ quan trọng. d) Trong khu cực có tình
hình an ninh chính trị mất ổn định.

ĐLQLBB QĐNDVN năm 2015

Điều 36. Phong cách quân nhân

1. Trong quan hệ quân nhân, mọi quân nhân phải giữ gìn phẩm chất đạo
đức cách mạng và nghiêm chỉnh tuân theo những yêu cầu của sinh hoạt xã
hội. Trong quan hệ với nhân dân, quân nhân phải kính trọng người già, yêu
mến trẻ em, tôn trọng phụ nữ.

| 2, Quân nhân phải là người có ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần đoàn
kết, tương trợ và có nếp sống văn minh, lành mạnh, thái độ hòa nhã,
khiêm tốn; | biết tự chủ và tự trọng trong lời nói cũng như trong hành động
a) Mặc quân phục phải theo đúng quy định của quân đội. Không viết vẽ lên
quân phục;

b) Đâu tóc phải gọn gàng, không xâm chàm trên thân thể, chỉ được nhuộm
tóc màu đen, nam quân nhân tóc mai, tóc gáy cắt ngắn, không để râu. Nữ
quân nhân khi mặc quân phục phải búi tóc gọn gàng sau gáy, búi tóc được
buộc trong túi lưới màu đen, không ảnh hưởng đến tác phong khi đội mũ,

c) Đi, đúng phải giữ đúng tư thế, tác phong quân nhân, khi đi tập thể thành
đội ngũ, có người chỉ huy;

d) Gương mẫu chấp hành pháp luật Nhà nước và những quy tắc sinh hoạt
xã hội.

3. Cấm quân nhân uống rượu, bia trong khi thực hiện nhiệm vụ; uống say
rượu, bia ở mọi lúc, mọi nơi, hút thuốc lá nơi công cộng; mua, bán, tàng
trữ và sử dụng các chất kích thích, chất gây nghiện dưới bất kỳ hình thức
nào theo quy định của pháp luật.

Điều 213. Quyền khiếu nại, giải quyết khiếu nại

1. Quân nhân được khiếu nại với cấp trên khi có căn cứ cho rằng hoạt
động quản lý bộ đội, người chỉ huy hoặc chính ủy, chính trị viên thực hiện
những hành vi không đúng chức trách đối với mình hoặc quyết định khen
thưởng, xử phạt trái với quy định của Điều lệnh này, xâm phạm quyền và
lợi ích hợp pháp của mình.

2. Quân nhân không được khiếu nại trong khi đang trực tiếp chiến đấu,
phục vụ chiến đấu, đang luyện tập hoặc đang đứng trong hàng ngũ; không
được tự ý bỏ nhiệm vụ, rời đơn vị để đi khiếu nại, kích động lôi kéo nhau
cùng khiếu nại.

3. Người chỉ huy hoặc chính ủy, chính trị viên đã ra quyết định khen
thưởng hoặc xử phạt quân nhân, có trách nhiệm tiếp nhận, xem xét và giải
quyết các khiếu nại về quyết định khen thưởng hoặc xử phạt đó.

Phần 2. Thực hành

nghiêm túc, tư thế

I. ĐỘNG TÁC NGHIÊM, NGHỈ


1. Động tác nghiệm

* Ý nghĩa: Để rèn luyện cho quân nhân có tác phong nghiêm túc, hùng
mạnh, khẩn trương và đức tính bình tĩnh nhẫn nại, đồng thời rèn luyện
thức tổ chức kỷ luật, thống nhất và tập trung, sẵn sàng nhận mệnh lệnh.

Đứng nghiêm là động tác cơ bản của quân nhân, làm cơ sở cho mọi đQuà
tác khác.

- Khẩu lệnh: “NGHIÊM” chỉ có động lệnh, không có dự lệnh.

- Động tác: Nghe dứt động lệnh “NGHIÊM” hai gót chân đặt sát nhau năm
trên một đường ngang thằng, hai bàn chân mở rộng 45° tính từ mép trong
hai bàn chân (bằng 2/3 bàn chân đặt ngang), hai đầu gối thẳng sức nặng
toàn thân dôn đều vào hai bàn chân, ngực nở, bụng hơi thót lại, hai vai
thăng bằng hai tay buông thăng, năm ngón tay khép lại cong tự nhiên, đầu
ngón tay cái độ vào giữa đột thứ nhất và đột thứ hai của ngón tay trỏ, đầu
ngón tay giữa đặt theo đường chỉ quần, đầu ngay, miệng ngậm, cằm hơi
thu về sau, mắt nhìn thắng.

Những điểm cần chú ý: - Người không động đậy, không lệch vai. - Mặt
nhìn thắng, nét mặt tươi vui, nghiêm túc. 2. Động tác nghỉ

* Ý nghĩa: Đề quân nhân khi đứng trong đội hình đỡ mỏi mà vẫn giữ được
tư thế, hàng ngũ nghiêm chỉnh và tập trung sức chú ý.

- Khẩu lệnh: “NGHÌ” chỉ có động lệnh, không có dự lệnh. - Động tác

+Khi nghe dứt động lệnh “NGHỈ” đầu gối trái hơi chung, sức nặng toàn
thân dồn vào chân phải, thân trên và hai tay vẫn giữ như khi đứng nghiêm.
Khi mỏi đổi chân, trở về tư thế nghiêm rồi chuyển sang đầu gối phải hơi
chung, sức nặng toàn thân dồn vào chân trái. | + Động tác nghỉ hai chân
mở rộng bằng vai: Áp dụng đối với thủy thủ khi đứng trên tàu và đối với tất
cả quân nhân khi tập thể dục, thể thao. Khi nghe dứt động lệnh “NGHỈ”
chân trái đưa sang bên trái một bước rộng bằng vai (tính từ mép ngoài của
hai bàn chân), ngồi thắng tự nhiên, thân trên vẫn giữ thẳng như khi đứng
nghiêm, trọng lượng toàn thân dồn đều vào hai chân, đồng thời hai tay đưa
về sau lưng, tay trái nắm cổ tay phải, bàn tay phải nắm lại tự nhiên lòng
bàn tay hướng về sau, khi mỏi đôi bàn tay phải nắm cổ tay trái.

II. ĐỘNG TÁC QUAY TẠI CHỖ


* Ý nghĩa: Để đổi hướng được chính xác, giữ được vị trí đứng, duy trì trật
tự đội hình.

1. Động tác quay bên phải

- Khẩu lệnh: “Bên phải - QUAY”, có dự lệnh và động lệnh: “Bên phải? là dự
lệnh, “QUAY” là động lệnh.

- Động tác: Nghe dứt động lệnh “QUAY”, làm 2 cử động:

+ Cử động 1: Thân trên vẫn giữ ngay ngắn, hai đầu gối thẳng tự nhiên, lây
gót chân phải và mũi bàn chân trái làm trụ, phối hợp với đà xoay của người
quay toàn thân sang phải 90°, lúc này sức nặng toàn thân dồn vào chân
phải.

+ Cử động 2: Đưa chân trái lên thành tư thế đứng nghiêm. 2. Động tác
quay bên trái

- Khẩu lệnh: “Bên trái - QUAY”, có dư lệnh và động lệnh: “Bên trái” là dự
lệnh, “QUAY” là động lệnh.

- Động tác: Nghe dứt động lệnh “QUAY”, làm 2 cử động:

+ Cử động 1: Thân trên vẫn giữ ngay ngắn, hai đầu gối thắng tự nhiên, lây
gót chân trái và mũi bàn chân phải làm trụ, phối hợp với đà xoay của người
quay toàn thân sang trái 90°, lúc này sức nặng toàn thân dồn vào chân trái.

+Cử động 2: Đưa chân phải lên thành tư thế đứng nghiêm. 3. Động tác
quay đằng sau

- Khâu lệnh: “Đằng sau - QUAY”, có dự lệnh và động lệnh; “Đằng sau” là
dự lệnh, “QUAY” là động lệnh.

- Động tác: Nghe dứt động lệnh “QUAY”, làm 2 cử động: | + Cử động 1:
Thân trên vẫn giữ ngay ngắn, hai gối thăng tự nhiên, lây gót chân trái và
mũi bàn chân phải làm trụ, phối hợp với sức toàn thân xoay người sang
trái về sau 180°. Khi quay sức nặng toàn thân dồn vào chân trái, quay xong
đặt cả bàn chân trái xuống đất.
+ Chủ động 2: Đưa chân phải lên thành tư thế đứng nghiêm. Những điểm
cần chú ý: - Khi nghe dự lệnh, người không chuẩn bị lấy đà trước để quay.
- Khi đưa chân phải (trái) lên không đưa ngang để dập gót.

- Quay sang hướng mới, sức nặng toàn thân dồn vào chân làm trụ, chân
trụ và thân người thắng, chân còn lại đứng bằng mũi bàn chân.

- Khi quay, hai tay vẫn giữ như khi đứng nghiêm. Người không nghiêng
ngả.

III. ĐỘNG TÁC BỎ MŨ, ĐỘI MŨ, ĐẶT MŨ

* Ý nghĩa: Để vận dụng trong khi học tập, sinh hoạt ở ngoài trời khi cần
thiết phải bỏ mũ. Hoặc khi kiểm tra tóc thực hiện được thống nhất, chính
quy.

1. Động tác bỏ mũ, đội mũ (Mũ kế pi - Nam quân nhân)

a) Động tác bỏ mũ: - Khẩu lệnh: “BỎ MŨ” chỉ có động lệnh, không có dự
lệnh. - Động tác: Khi nghe dứt động lệnh “BỎ MŨ”, làm 2 cử động.

+ Cử động 1: Tay trái đưa lên nằm ở phía trước chính giữa lưỡi trai, ngón
tay cái bên trong, bốn ngón con khép lại bên ngoài. | + Cử động 2: Lấy mũ
ra khỏi đầu, tay trái đưa xuống đồng thời ngón tay cái gập xuống, hướng
vào lòng bàn tay, cánh tay trên sát người, cánh tay dưới thăng bằng,
vuông góc với cánh tay trên (thành chữ L), mũ năm trên cánh tay dưới,
quân hiệu ở phía trước.

Nếu có quai mũ ở cằm: Dùng ngón cái tay trái đưa quai mũ ra khỏi cằm, rồi
mới đưa tay lên nắm lưỡi trai theo hai cử động trên.

b) Động tác đội mũ: - Khẩu lệnh: “ĐỘI MŨ” chỉ có động lệnh, không có dự
lệnh.

- Động tác: Khi nghe dứt động lệnh “ĐỘI MU”, tay trái đưa mũ lên đội và
sửa lại ngay ngắn, xong đưa tay về thành tư thế đứng nghiêm. Khi cần bỏ

quai mũ xuống cằm, trước khi đội tay phải đưa vào trong vành mũ lấy quan
ra, kết hợp hai tay đưa quai mũ vào cằm.
2. Động tác bỏ mũ, đội mũ khi đội mũ mềm (Nữ quân nhân) a) Động tác bỏ
mũ: - Khẩu lệnh: “BỎ MŨ” chỉ có động lệnh, không có dự lệnh. - Động tác:
Khi nghe dứt động lệnh “BỎ MU”, làm 2 cử động:

+ Cử động 1: Tay trái đưa lên nắm chính giữa lưỡi trai của mũ, ngon lên
cái bên trong, bốn ngón con khép lại bên ngoài.

+ Cử động 2: Lấy mũ ra khỏi đầu, tay trái đưa mũ thẳng xuống, dọc theo
thân người, quân hiệu ở phía trên.

b) Động tác đội mũ: - Khẩu lệnh: “ĐỘI MŨ” chỉ có động lệnh, không có dự
lệnh.

- Động tác: Khi nghe dứt động lệnh “ĐỘI MŨ”, tay trái đưa mũ lên đội và
sửa lại ngay ngắn, xong đưa tay về thành tư thế đứng nghiêm.

3. Động tác đặt mũ, đội mũ

a) Động tác đặt mũ:

- Khẩu lệnh: “ĐẶT MŨ” chỉ có động lệnh, không có dự lệnh.

- Động tác: Khi nghe dứt động lệnh “ĐẶT MŨ”, làm 2 cử động:

+ Cử động 1: Tay trái đưa lên cầm lưỡi trai như động tác bỏ mũ.

+ Cử động 2: Lấy mũ ra khỏi đầu, tay phải đưa lên cầm bên phải vành mũ,
4 ngón con phía dưới, ngón cái phía trên (đối với mũ kế pi); 4 ngón con
bên trong, ngón cái bên ngoài (đối với mũ mềm). Tay trái đưa sang năm
bên trái vành mũ (như tay phải). Đồng thời cúi người xuống, hai tay đặt mũ
xuống đất cách 2 đầu bàn chân 20cm hoặc đặt trên ba lô, quân hiệu
hướng về trước, đặt xong về tư thế đứng nghiêm.

Khi ngồi trong hội trường, mũ đặt trên bàn ở phía trước bên trái, quân hiệu
hướng về phía trước.

b) Động tác đội mũ: - Khẩu lệnh: “ĐỘI MŨ” chỉ có động lệnh, không có dự
lệnh. . - Động tác: Khi nghe dứt động lệnh “ĐỘI MŨ”, làm 2 cử động:

+ Cử động 1: Cúi người xuống, hai tay đưa xuống năm vành mũ. Tay phải
nắm vành mũ bên phải, 4 ngón con phía dưới, ngón cái phía trên (đối với
mũ kê pi); 4 ngón con bên trong, ngón cái bên ngoài (đối với mũ mềm).
Tay trái nắm vành mũ bên trái (như tay phải). Đứng thẳng người lên, hai
tay nâng mũ.

+ Cử động 2: Tay trái đưa lên cầm phía trước lưỡi trai như bỏ mũ, tay phải
rời vành mũ về tư thế đứng nghiêm, đồng thời tay trái đưa mũ lên đội vào
đầu, đội xong đưa về thành tư thế đứng nghiêm.

Khi cần bỏ quai mũ xuống cằm (đối với mũ kế pi), đội xong tay trái đặt lên
vành mũ kéo quai xuống kết hợp hai tay đưa quai mũ vào cằm.

Những điểm cần chú ý:

- Khi bỏ mũ, đội mũ, đặt mũ tay không nắm chờm lên quân hiệu, không nói
chuyện.

- Đầu ngay thẳng không nghiêng ngả, không cúi xuống. - Khi đặt mũ phải
thẳng hàng ngang, hàng dọc, quân hiệu hướng về trước.

IV, ĐỘNG TÁC CHÀO

Ý nghĩa: Để biểu thị kỷ luật quân đội, thể hiện tinh thần đoàn kết, nên Sông
văn minh, thống nhất hành động, biểu thị tư thế tác phong quân nhân thể
hiện tính đặc thù của quân đội.

1. Động tác chào và thôi chào khi đội mũ kế pi (Nam quân nhân)

- Khâu lệnh: “Nhìn bên phải (trái) - CHÀO” có dự lệnh và động lệnh. “Nhìn
bên phải (trái)” là dư lệnh , “CHÀO” là động lệnh.

| Khi luyện tập động tác cơ bản dùng khẩu lệnh “CHÀO”, “THÔI” chỉ có
động lệnh, không có dự lệnh.

* Động tác chào: - Khẩu lệnh: “CHÀO”.

- Động tác: Khi nghe dứt động lệnh “CHÀO”, tay phải đưa lên theo một
đường gần nhất, đặt đầu ngón tay giữa chạm vào bên phải vành lưỡi trai,
năm ngón tay khép lại và duỗi thẳng, lòng bàn tay úp xuống và hơi chệch
về trước. Bàn tay và cánh tay dưới thành một đường thẳng, cánh tay trên
nâng lên và ngang với thân người. Đầu ngay ngắn, mắt nhìn thẳng vào
người mình chào.
* Động tác thối chào: - Khẩu lệnh: “THÔI”.

- Động tác: Khi nghe dứt động lệnh “THÔI”, tay phải đưa xuống theo
đường gần nhất về tư thế đứng nghiêm.

2. Động tác chào khi đội mũ mềm (Nữ quân nhân)

Khẩu lệnh và động tác giống như chào khi đội mũ kế pi, chỉ khác vị trí đặt
tay chào: Đầu ngón tay giữa đặt chạm vào phía dưới bên phải vành mũ.

3. Động tác nhìn bên phải (trái) chào và thôi chào

- Khi nghe dứt động lệnh “CHÀO”, tay phải đưa lên chào đồng thời đánh
mặt lên 15° và quay mặt sang bên phải (trái) 45°, mắt nhìn vào người mình
chào.

- Khi thay đổi hướng chào từ 45° bên phải (trái), thì nhìn theo người mình
chào, đến chính giữa phía trước mặt dừng lại, tay không đưa theo vành
mũ. *

| - Khi nghe dứt động lệnh “THÔI”, tay phải đưa xuống theo một đường gần
nhất, đồng thời quay mặt về tư thế đứng nghiêm. | Những điểm cần chú ý:

- Khi đưa tay chào, đưa thẳng, không đưa vòng, năm ngón tay khép sát
nhau (nhất là ngón cái và ngón út).

- Bàn tay và cánh tay dưới thành một đường thẳng, lòng bàn tay không
ngửa quá.

- Động tác đưa tay lên, bỏ tay xuống phải nhanh, mạnh, dứt khoát và
chuẩn xác.

- Khi chào không nghiêng đầu, không cười đùa, hút thuốc, liếc mắt hoặc
nhìn đi nơi khác Người ngay ngắn, nghiêm túc.

- Khi nhìn bên phải (trái) chào hoặc thay đổi hướng chào: Không xoay vai
hoặc đưa tay theo vành mũ. Tay chào không thay đổi, nhưng vị trí đặt đầu
ngón tay giữa trên vành mũ (vành lưỡi trai) thay đổi.

- Khi mang găng tay vẫn chào bình thường (khi bắt tay phải bỏ găng tay).
V. ĐÔNG TÁC ĐI ĐỀU, ĐỨNG LẠI, ĐÔI CHÂN TRONG KHI ĐI
* Ý nghĩa: Thực hiện khi di chuyển đội hình, di chuyển vị trí có trật tự biểu
hiện sự thống nhất, hùng mạnh, trang nghiêm của quân đội.

1. Động tác đi đều

Khâu lệnh: “Đi đều - BƯỚC” có dư lệnh và động lệnh: “Đi đều” là dự lệnh,
“BƯỚC” là động lệnh.

- Động tác: Khi nghe dứt đông lệnh “BƯỚC”, làm 2 cử động: .

+ Cử động 1: Chân trái bước lên cách chân phải 75cm (tính từ gót nọ đến
gót chân kia), đặt gót chân rồi đến cả bàn chân xuống đất, sức nặng to
thân dồn vào chân trái, đồng thời tay phải đánh ra phía trước khuỷu tay
gập lệ và nâng lên, cánh tay trên tạo với thân người một góc 60°, cánh tay
dưới than đường thăng bằng, song song với mặt đất, cách thân người
20cm, có độ dùng năm tay úp xuống, khớp xương thứ ba ngón tay trỏ cao
ngang mép dưới thăng với các túi áo ngực bên trái (đối với sĩ quan, quân
nhân chuyên nghiệp nữ khi mặc áo quân phục thường dùng mùa hè mép
trên cánh tay dưới cao ngang với mép dưới cúc áo thứ hai từ trên xuống,
khi mặc áo quân phục thường dùng mùa đông mép dưới của cách tay
dưới cao ngang với mép trên cúc áo thứ hai từ trên xuống. Cách tay cách
thân người 20cm, khớp xương thứ ba ngón tay tro thăng đường triết lý
ngực áo bên trái. Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ nữ cơ bản như sĩ quan, quân
nhân chuyên nghiệp nữ chỉ khác mép trên của cách tay dưới cao ngang
mép dưới cúc áo thứ ba tính từ trên xuống). Tay trái đánh về phía sau
cánh tay thắng, sát thân người, hợp với thân người một góc 45° có độ
dừng, lòng bàn tay quay vào trong. Mặt nhìn thẳng.

| + Cử động 2: Chân phải bước lên cách chân trái 75cm, tay trái đánh ra
phía trước như tay phải ở cử động một (chỉ khác khớp xương thứ 3 ngón
tay trỏ cao ngang mép dưới và thắng với các túi áo ngực bên phải, đối với
quân nhân nữ, khớp xương thứ ba ngón tay trỏ thắng đường triết ly ngực
áo bên phải), tay phải đánh ra phía sau như tay trái ở cử động 1. Cứ như
vậy chân nọ tay kia tiếp tục bước với vận tốc 106 bước trong một phút.

2. Động tác đứng lại

- Khẩu lệnh: “Đứng lại - ĐỨNG” có dự lệnh và động lệnh; “Đứng lại” là dự
lệnh, “ĐỨNG” là động lệnh.
| Người chỉ huy hô dư lệnh “Đứng lại” và động lệnh “ĐỨNG” đều rơi vào
chân phải.

- Động tác: Khi nghe dứt động lệnh “ĐỨNG”, làm 2 cử động:

+ Cử động 1: Chân trái bước lên một bước (bàn chân đặt chếch sang trái
22,5%).

+ Cử động 2: Chân phải đưa lên ngang với chân trái (bàn chân đặt chếch
sang phải 22,5%). Hai tay đưa về thành tư thế đứng nghiêm.

Những điểm cần chú ý:

- Khi đánh tay ra phía trước phải giữ đúng độ cao. Đúng góc độ của cánh
tay trên với thân người.

- Đánh tay ra phía sau thắng tự nhiên. - Giữ đúng độ dài mỗi bước đi và
tốc độ đi.

- Người ngay ngắn, không nghiêng ngả, gật gù, liếc mắt hoặc quay nhìn
xung quanh, không nói chuyện.

- Mắt nhìn thẳng, nét mặt vui tươi phấn khởi. 3. Động tác đối chân trong khi
đi

Trường hợp vận dụng: Khi đang đi đều, tiếng hộ của người chỉ huy: “MỘT”
rơi vào lúc bàn chân trái vừa chạm đất, “HAI” rơi vào lúc bàn chân phải

vừa chạm đất. Quân nhân đi trong phân đội, khi thấy mình đi sai với nhịp
hộ của người chỉ huy thì phải đổi chân ngay.

- Động tác: Đôi chân có 3 cử động: +Cử động 1: Chân trái bước lên một
bước.

+ Cử động 2: Chân phải bước tiếp một bước ngắn (bước đệm) đặt sau gót
chân trái, dùng mũi chân phải làm trụ, chân trái bước nhanh về trước một
bước ngăn (lúc này tay phải đánh về trước, tay trái đánh về sau có độ
dừng).

| + Cử động 3: Chân phải bước lên phối hợp với đánh tay, đi đều theo nhịp
bước thống nhất.
| Những điểm cần chú ý - Khi thấy mình đi sai với nhịp đi chung phải đổi
chân ngay. - Khi đổi chân không nhảy cò, không kéo rê chân. - Tay, chân
phối hợp nhịp nhàng. VI. ĐỘNG TÁC ĐI NGHIÊM, ĐỨNG LẠI

* Ý nghĩa: Thực hiện khi duyệt đội ngũ, duyệt binh, diễu binh, khi làm
nhiệm vụ tiêu binh danh dự, để biểu thị phong cách quân nhân hùng mạnh,
trang nghiêm, thống nhất của quân đội chính quy.

1. Động tác đi nghiêm

- Khẩu lệnh: “Đi nghiệm - BƯỚC có dự lệnh và động lệnh; “Đi nghiêm” là
dự lệnh, “BƯỚC là động lệnh.

- Động tác: Nghe dứt động lệnh “BƯỚC”, làm 2 cử động:

+ Cử động 1: Chân trái bước lên một bước đầu gối thẳng, bàn chân thăng
hướng tiến và song song với mặt đất cách mặt đất 30cm rồi đặt mạnh cả
bàn chân xuống đất, sức nặng toàn thân dồn vào chân trái, thân trên ở tư
thế nghiêm. Tay phải đánh ra trước khuỷu tay gập lại và nâng lên, cánh tay
trên tạo với thân người một góc 80°, cánh tay dưới thành đường thăng
bằng, song song với mặt đất cách thân người 20cm có độ dừng, nắm tay
úp xuống, mép dưới của năm tay cao ngang mép trên của túi áo ngực bên
trái, khớp xương thứ ba của ngón tay trỏ thắng với các túi áo ngực bên trái
(đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp nữ: khi mặc áo quân phục
thường dùng mùa hè mép trên cách tay dưới cao ngang mép dưới cúc áo
thứ nhất tính từ trên xuống; khi mặc áo quân phục thường dùng mùa đông
mép dưới của cách tay dưới cao ngang với mép trên cúc áo thứ nhất tính
từ trên xuống. Cách tay cách thân người 20cm, khớp xương thứ ba ngón
tay trỏ thắng đường triết ly ngực áo bên trái. Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ nữ
cơ bản như sĩ quan, quân nhân chuyên ngiệp nữ, chỉ khác: mép trên của
cách tay dưới ngang với mép dưới cúc áo thứ hai tính từ trên xuống). Tay
trái đánh về phía sau hết cỡ có độ dừng, cánh tay thắng, sát thân người,
lòng bàn tay quay vào trong. Mắt nhìn thắng.

| + Cử động 2: Chân phải bước lên một bước như chân trái, tay trái đánh
về trước như tay phải ở cử động 1 (chỉ khác mép dưới của năm tay cao
ngang mép trên của túi áo ngực bên phải, khớp xương thứ ba của ngón
tay trỏ thăng với các túi áo ngực bên phải, đối với quân nhân nữ khớp
xương thứ ba của ngón tay trỏ thắng với đường triết ly ngực áo bên phải),
tay phải đánh ra phía sau như tay trái ở cử động 1. Cứ như vậy chân nọ
tay kia tiếp tục bước với tốc độ 106 bước trong một phút.
2. Động tác đứng lại.

- Khẩu lệnh: “Đúng lại - ĐỨNG”, có dự lệnh và động lệnh; “Đứng lộ là dự


lệnh, “ĐỨNG” là động lệnh.

| Người chỉ huy hô dư lệnh “Đứng lại” và động lệnh “ĐỨNG” đều rơi vào
chân phải.

- Động tác: Khi nghe dứt động lệnh “ĐỨNG”, làm 2 cử động: .

+ Cử động 1: Chân trái bước lên một bước, bàn chân đặt chếch sang | bên
trái 22,5°..

+ Cử động 2: Chân phải bước lên sát với chân trái (bàn chân đặt chech
sang bên phải 22,59) đồng thời 2 tay đưa về thành tư thế đứng nghiêm.

Những điểm cần chú ý - Chân bước lên đầu gối thẳng, không vung chân. -
Mũi bàn chân không chếch lên, không chếch sang phải, sang trái.

- Đặt bàn chân xuống, không nên gót hoặc mũi bàn chân xuống đất mà đặt
mạnh cả bàn chân xuống đất.

- Tư thế người ngay ngắn, nghiêm trang, không nghiêng ngả, mắt nhìn
thẳng.

- Tay đánh nhịp nhàng, không giật cục, đánh về phía trước phải đúng độc
cao, đánh về sau phải hết cỡ.

VII. ĐỘNG TÁC ĐI ĐỀU CHUYÊN THÀNH ĐI NGHIÊM CHÀO VÀ THÔI


CHÀO

* Ý nghĩa: Thực hiện khi duyệt đội ngũ, duyệt binh, diễu binh... Để biểu thị
phong cách quân nhân hùng mạnh, trang nghiêm, thống nhất của quân đội
chính quy. | 1. Động tác đi đều chuyển thành đi nghiệm nhìn bên phải (trái)
chào

- Khẩu lệnh: “Nhìn bên phải (trái) - CHÀO” có dự lệnh và động lệnh; “Nhìn
bên phải (trái)” là dự lệnh, “CHÀO” là động lệnh.

| Người chỉ huy hổ dự lệnh “Nhìn bên phải (trái) và động lệnh “CHÀO” đều
rơi vào chân trái.
- Động tác: Đang đi đều, khi nghe dứt động lệnh “CHÀO”, làm 2 cử động:

+ Cử động 1: Chân phải bước lên, chân trái bước lên bước thứ nhất (vẫn
đi đều) khi bàn chân trái vừa chạm đất mặt đánh lên 15.

+ Cử động 2: Chân phải tiếp tục bước lên, chân trái bước lên bước thứ
hai, chuyển thành đi nghiêm. Khi bàn chân trái vừa chạm đất, đồng thời
quay mặt sang phải (trái) 45° chào.

| 2. Động tác đi nghiêm nhìn bên phải (trái) chào chuyển thành đi đều thôi
chào

- Khẩu lệnh: “Đi đều - BƯỚC” có dự lệnh và động lệnh: “Đi đều” là dự lệnh,
“BƯỚC” là động lệnh.

Người chỉ huy hô dự lệnh “Đi đều” và động lệnh “BƯỚC” đều rơi vào chân
trái.

| - Động tác: Đang đi nghiêm nhìn bên phải (trái) chào, khi nghe dứt động
lệnh “BƯỚC”, làm 2 cử động:

+ Cử động 1: Chân phải bước lên, chân trái bước lên bước thứ nhất (vẫn
đi nghiêm chào) khi bàn chân trái vừa chạm đất, đồng thời quay mặt về
trước.

| + Cử động 2: Chân phải tiếp tục bước lên, chân trái bước lên bước thứ

hai chuyên thành đi đều. Khi bàn chân trái vừa chạm đất đồng thời đánh
mặt xuống 15°, trở lại động tác đi đều.

Những điểm cần chú ý

- Chuyên bước đúng động tác, không bước quá dài hoặc bước ngăn lại,
không tăng hoặc giảm tốc độ đi.

- Khi chuyển bước, phải đúng vào chân trái (bước thứ hai); luyện ba kết
hợp: mặt, tay, chân cùng một lúc thật ăn khớp nhịp nhàng, thông nhất.

THỐNG NHẤT NỘI DUNG KHI VÀO BỐC CÂU HỎI

1. Đối với người kiểm tra


| Khi nghe gọi tên, hô “CÓ”, gọi vào bốc câu hỏi, trả lời “RÕ”, rồi đi đều
(chạy đều) đến trước mặt chủ khảo (phó chủ khảo) cách 3 - 5 bước đứng
nghiêm, tiến hành báo cáo.

| Nội dung báo cáo: Khi báo cáo phải tự giới thiệu đầy đủ họ tên, chức vụ,
đơn vị. Báo cáo chủ khảo (phó chủ khảo), được lệnh gọi tôi có mặt “HẾT”. |
VD: Tôi Lê Văn Minh, Nhân viên Quân lực, Ban Hành chính. Báo cáo chủ
khảo, được lệnh gọi tôi có mặt “HẾT”.

Trong khi báo cáo vẫn giơ tay chào. Báo cáo xong bỏ tay xuống, đúng
nghiêm chờ chỉ thị của chủ khảo và thực hiện vào bốc câu hỏi.

. Sau khi bốc câu hỏi xong lùi ba bước đọc câu hỏi, tiến hành nhận giấy và
về vị trí chuẩn bị theo nội dung câu hỏi (thời gian 10 phút).

Hết thời gian chuẩn bị hoặc khi được gọi tên, người kiểm tra tiến hành trả
lời theo nội dung câu hỏi.

Sau khi trả lời xong nội dung câu hỏi, người kiểm tra tiến hành báo cáo
trước khi về vị trí nghỉ ngơi.

Nội dung báo cáo: Báo cáo chủ khảo, Tôi đã thực hiện xong nội dung kiểm
tra “HẾT”.

2. Đối với chủ khảo (phó chủ khảo)

Khi người kiểm tra chào báo cáo thì phải chào đáp lễ; sau khi người kiểm
tra báo cáo xong, phải chỉ thị cho người kiểm tra biết. Trước khi về vị trí
nghỉ ngợi người kiểm tra chào thì phải chào đáp lễ. Nếu đang ngồi có thể
chào đáp lễ bằng lời. Ví dụ: “Chào đồng chí”...

You might also like