You are on page 1of 3

Những mô tả sau về lách là đúng, NGOẠI TRỪ:

A. Lách là một tạng đặc, dễ bị vỡ khi chấn thương.


B. Lách nằm núp dưới vòm hoành, nằm ở phía sau và bên trái của dạ dày..
C. Rốn lách nằm ở mặt trước (mặt dạ dày của lách).
D. Lách có bờ trên cong lồi ra trước, sắc và có nhiều khía.
E. Khi lách to, các khía ở bờ trước hiện rõ, có thể sờ thấy ngay dưới da bụng để
chẩn đoán phiên biệt với các tạng khác.

Nói về khối tá tụy, chọn câu SAI:


A. Tá tràng đoạn D1 liên quan mật thiết với đầu tụy, khối này được cố định vào
thành bụng sau bởi mạc dính tá - tụy.
B. Thân tụy chạy vắt ngang cột sống, nằm phía trước động mạch chủ bụng
C. Khuyết tụy là vùng nối giữa đầu và thân tụy, có 3 động mạch vây quanh là động
mạch thân tạng, động mạch chủ bụng và động mạch mạc treo tràng trên.
D. Động mạch cấp máu cho tá tràng và tụy là các nhánh của động mạch vị - tá
tràng, động mạch lách và động mạch tá - tụy dưới.
E. Tĩnh mạch của tá tràng và tụy đều trực tiếp hay gián tiếp đổ vào tĩnh mạch cửa.

Nói về hình thể ngoài của gan, chọn câu ĐÚNG:


A. Gan có mặt hoành lồi lên trên, áp sát vào cơ hoành và được phúc mạc che phủ
toàn bộ.
B. Mặt tạng là mặt của gan ở phía dưới, có những vết ấn sâu tạo thành hai rãnh dọc
và một rãnh ngang.
C. Cửa gan nằm ở mặt tạng, có bộ ba cửa là động mạch gan riêng, tĩnh mạch cửa
và ống mật chủ.
D. Ở người bình thường, khi hít sâu, vòm hoành dẹt đi làm cho bờ dưới của gan lộ
ra dưới vùng hạ sườn phải và có thể sờ thấy được bờ sắc này.
E. Câu A, B, C, D đều đúng.
Nói về các phương tiện cố định gan, chọn câu ĐÚNG:
A. Dây chằng vành gồm 2 lá phúc mạc, bao phủ toàn bộ nhu mô mặt hoành của gan.
(k phải toàn bộ)
B. Dây chằng vành liên tiếp với dây chằng tròn ở phía trước. (với DC liềm ở phía
trước)
C. Dây chằng vành liên tiếp tới dây chằng gan - vị (một phần của mạc nối nhỏ) ở
phía sau.
D. Dây chằng tam giác phải và trái được hình thành do sự chập lại của 2 lá của dây
chằng liềm ở 2 đầu phải và trái. (của DC vành)
E. Câu A, B, C đều đúng.

Nói về tĩnh mạch cửa và vòng nối cửa - chủ, chọn câu ĐÚNG:
A. Tĩnh mạch cửa đưa về gan các chất dinh dưỡng cũng như các chất độc của hệ
tiêu hóa và hệ hô hấp, để gan chọn lọc, lưu trữ và điều hòa. (chỉ hệ tiêu hóa)
B. Tĩnh mạch cửa được hợp bởi tĩnh mạch mạc treo tràng trên và tĩnh mạch lách;
tĩnh mạch lách có nhận thêm một nhánh lớn là tĩnh mạch mạc treo tràng dưới.
C. Ở cuống gan, tĩnh mạch cửa là thành phần nằm sâu nhất, nông nhất là động
mạch gan riêng. (Nông -> sâu: Ống mật chủ -> TM cửa -> ĐM gan riêng)
D. Câu B, C đều đúng.
E. Câu A, B, C đều đúng.

Nói về tĩnh mạch cửa và vòng nối cửa - chủ, chọn câu SAI:
A. Tĩnh mạch cửa được hợp bởi tĩnh mạch mạc treo tràng trên và tĩnh mạch lách;
tĩnh mạch lách có nhận thêm một nhánh lớn là tĩnh mạch mạc treo tràng dưới.
B. Hệ tĩnh mạch cửa thông nối với hệ tĩnh mạch chủ qua các vòng nối: vòng nối
thực quản, vòng nối trực tràng, vòng nối quanh rốn và vòng nối qua phúc mạc.
C. Người bệnh xơ gan sẽ có hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa, do hệ tĩnh mạch
cửa đổ trực tiếp vào tĩnh mạch chủ dưới qua các tĩnh mạch gan.
D. Vỡ giãn tĩnh mạch thực quản là một trong những biến chứng của hiện tượng
tăng áp lực tĩnh mạch cửa kéo dài.
E. Tuần hoàn bàng hệ quanh rốn là triệu chứng xuất hiện ở người bệnh xơ gan, do
sự giãn của vòng nối cửa - chủ ở quanh rốn.

You might also like