You are on page 1of 2

6 nguyên lý cơ bản kinh tế kinh doanh:

1. Nguyên lý về chi phí cơ hội


- Nội dung: Chi phí cơ hội là chi phí của cơ hội tốt nhất bị bỏ qua. Phương án tối ưu
nhất là phương án có chi phí cơ hội thấp nhất.
- Ý nghĩa: Cần tính toán toàn bộ các chi phí để thực hiện một hoạt động sản xuất kinh
doanh, bao gồm cả chi phí cơ hội
VD: 1 người đi làm thuê được 120 triệu/năm. Nếu người đó không đi làm thuê mà tự
kinh doanh thì lợi nhuận kế toán thu được là 100 triệu /năm. Chi phí cơ hội của việc tự
kinh doanh là 120 triệu/năm, còn chi phí cơ hội của việc đi làm thuê là 100 triệu /năm
⇨ Lựa chọn đi làm thuê là phương án tối ưu nhất.

2. Nguyên lý giá trị thời gian


- Nội dung: Khi đưa ra quyết định sản xuất kinh doanh, cần xem xét các yếu tố kết quả
ngắn hạn và dài hạn
- Ý nghĩa: Cân nhắc giữa lợi ích/chi phí trong ngắn hạn và dài hạn
VD: Khi kinh doanh quần áo, trong ngắn hạn có người quen ủng hộ, có nhiều lãi nên
người chủ không bỏ ra chi phí để quảng cáo. Trong dài hạn, do không quảng cáo nên
cửa hàng không còn khách => bị lỗ => tiếp tục cắt giảm chi phí và không quảng cáo
=> tiếp tục không có khách và bị lỗ.

3. Nguyên lý chiết khấu


- Nội dung: Một khoản tiền trong hiện tại sẽ đem lại lợi ích lớn hơn giá trị của khoản
tiền đó trong tương lai.
- Ý nghĩa: Cần quy đổi tất cả các khoản doanh thu và chi phí phát sinh tại các thời
điểm khác nhau về cùng một thời điểm và tiến hành so sánh giữa lợi ích và chi phí của
quyết định.
VD: Đầu tư khoản tiền 10 triệu để thu được 22 triệu sau 1 năm. Với chi phí cơ hội của
việc sử dụng khoản tiền là 10%/năm thì giá trị ròng của khoản đầu tư đó là:
22
NPV = -10 + = 10 > 0
1+ 0.1

⇨ Khoản đầu tư là phương án tốt nhất, nên thực hiện khoản đầu tư này.

4. Nguyên lý cân bằng cận biên


- Nội dung: Khi có một hạn mức, về ngân sách hoặc về thời gian, người tiêu dùng/nhà
sản xuất sẽ tìm cách phân bổ những thứ hữu hạn này sao cho đóng góp biên của mỗi
đơn vị hữu hạn cuối cùng cho các hoạt động khác nhau/sản phẩm khác nhau luôn bằng
nhau.
- Ý nghĩa: Phân bổ nguồn lực hiệu quả nhất khi đóng góp biên của mỗi đơn vị hữu hạn
cuối cùng từ các phương án khác nhau là bằng nhau
VD: Nhà sản xuất có 2 phương án sản xuất với chi phí cận biên là MC1(Q1) và
MC2(Q2) thay đổi. Để chi phí sản xuất là tối thiểu, sản xuất Q1 và Q2 sao cho MC1 =
MC2

5. Nguyên lý doanh thu và chi phí tăng thêm


- Nội dung: Bất kỳ phương án kinh doanh nào làm doanh thu gia tăng lớn hơn chi phí
gia tăng thì nên được tiếp tục.
- Ý nghĩa: quyết định có nên thực hiện 1 phương án sản xuất, kinh doanh nào đó hay
không.
VD: Các máy bay sắp cất cánh mà vẫn còn ghế trống thì có thể bán với giá rẻ hơn cho
khách hàng.

6. Nguyên lý tối ưu hóa


- Nội dung: Sử dụng biến kiểm soát quản lý Q đến khi lợi ích ròng cận biên bằng 0 thì
tổng lợi ích đạt được là tối ưu hóa.
- Ý nghĩa: Tối đa hóa lợi ích thu được từ một phương án sử dụng nguồn lực.
VD: Người tiêu dùng sẽ mua và tiêu thụ bánh mỳ đến khi lợi ích cận biên từ chiếc
bánh mỳ cuối cùng bằng với giá của chiếc bánh mỳ đó.

You might also like