You are on page 1of 63

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

ĐỀ TÀI: TĂNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN 190

Họ và tên : Hà Bảo Kim Ngân

Mã sinh viên : 11193668

Lớp chuyên ngành : Tài chính doanh nghiệp 61A

Giáo viên hướng dẫn : Ths. Ngô Thị Thanh Xuân

Hà Nội, tháng 04 năm 2023


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP. 4
1.1. Tổng quan về doanh nghiệp....................................................................4
1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp.....................................................................4
1.1.2. Phân loại doanh nghiệp.......................................................................4
1.2. Khái quát về vai trò của lợi nhuận trong doanh nghiệp.......................6
1.2.1. Khái niệm lợi nhuận của doanh nghiệp...............................................6
1.2.2. Vai trò của lợi nhuận...........................................................................6
1.2.3. Phân loại lợi nhuận của doanh nghiệp.................................................8
1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận của doanh nghiệp............................11
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp...................15
1.3.1. Nhân tố khách quan..........................................................................15
1.3.2. Nhân tố chủ quan...................................................................... 17
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI
THẤT 190..........................................................................................................23
2.1. Giới thiệu về CTCP 190 ........................................................................23
2.1.1. Tổng quan chung..............................................................................23
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển.....................................................24
2.1.3. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh và các dự án tiêu biểu..................25
2.1.4. Bộ máy tổ chức.................................................................................26
2.2. Thực trạng lợi nhuận tại CTCP 190 ...................................................29
2.2.1. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty........................29
2.2.2. Thực trạng lợi nhuận của CTCP 190 ................................................41
2.3. Đánh giá chung về thực trạng lợi nhuận tại CTCP 190 .....................51
2.3.1. Kết quả đạt được...............................................................................51
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân...................................................................52
2.3.2.1. Hạn chế...................................................................................52
2.3.2.2. Nguyên nhân............................................................................53
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TĂNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN 190 .........................................................................................................56
3.1. Định hướng hoạt động của CTCP 190 .................................................56
3.1.1. Xu hướng của ngành Xây dựng giai đoạn 2022 – 2025....................56
3.1.2. Định hướng phát triển của công ty....................................................58
3.2. Giải pháp tăng lợi nhuận tại CTCP 190 – ...........................................59
3.2.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn........................................................60
3.2.2. Nâng cao năng lực đấu thầu, tận dụng đầu tư công tăng...................62
3.2.3. Tối ưu hóa các khoản chi phí............................................................63
3.2.3.1. Tối ưu hóa chi phí nguyên vật liệu...........................................63
3.2.3.2. Tối ưu hóa chi phí trả cho nhân viên.......................................64
3.2.3.3. Cắt giảm chi phí quản lý doanh nghiệp...................................65
KẾT LUẬN........................................................................................................66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................67
DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Các dự án tiêu biểu mà CTCP 190 – XDCTGT đã thực hiện được.....25
Bảng 2.2: Bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh CTCP 190 giai đoạn
2020– 2021..........................................................................................................29
Bảng 2.3: Bảng cân đối kế toán CTCP 190 giai đoạn 2020– 2021......................33
Bảng 2.4: Các hệ số khả năng thanh toán............................................................39
Bảng 2.5: Hiệu suất sử dụng tài sản....................................................................41
Bảng 2.6: Cơ cấu lợi nhuận của CTCP 190 – giai đoạn 2020– 2021..................42
Bảng 2.7: Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP 190 – ..........43
Bảng 2.8: Lợi nhuận từ hoạt động tài chính của CTCP 190 giai đoạn 2020– 2021
............................................................................................................................45
Bảng 2.9: Lợi nhuận từ hoạt động khác của CTCP 190 giai đoạn 2020– 2021.. 46
Bảng 2.10 Tình hình lợi nhuận của Công ty xây dựng Hà Nội............................50
Bảng 2.11 Các chỉ số sinh lời của Công ty xây dựng Hà Nội..............................51
DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Bộ máy tổ chức CTCP 190..................................................................27


Hình 2.2: Cơ cấu Doanh thu giai đoạn 2020– 2021.............................................31
Hình 2.3: Cơ cấu Chi phí giai đoạn 2020- 2021..................................................32
Hình 2.4: Cơ cấu tài sản của CTCP 190..............................................................34
Hình 2.5: Cơ cấu Nguồn vốn CTCP 190.............................................................35
Hình 2.6: Khoản phải thu và Khoản phải trả.......................................................36
Hình 2.7: Khoản phải thu CTCP 190...................................................................37
Hình 2.8: Cơ cấu Nợ dài hạn...............................................................................37
Hình 2.9: Khả năng cân đối vốn..........................................................................38
Hình 2.10: DOL, DFL, DTL của CTCP 190.......................................................40
Hình 2.11: Chỉ số sinh lời của CTCP 190...........................................................48
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành sản xuất ống thép đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của
nền kinh tế quốc dân. Ống thép được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác
nhau như xây dựng, năng lượng, động tàu, ô tô và hàng không vũ trụ. Trong lĩnh
vực xây dựng, ống thép được sử dụng để phục vụ các công trình lớn như cầu
đường, tòa nhà và nhà máy sản xuất. Trong ngành công nghiệp năng lượng, ống
thép được sử dụng để vận chuyện dầu và khí đốt từ khu vực khai thác tới nhà
máy điện và cung cấp năng lượng cho việc sản xuất và sử dụng hàng ngày của
người dân. Ngoài ra, ngành sản xuất còn tạo ra giá trị thông qua việc tăng cường
sức mạnh sản xuất quốc gia giúp thúc đấy mạnh mẽ sự phát triển của ngành kinh
tế
Với bề dày lịch sử hơn 20 năm, Công ty Cổ phần 190 là một trong những
công ty sản xuất ống thép hang đầu miền Nam Việt Nam, có khả năng cung cấp
các sản phẩm thép chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và
xuất khẩu. Dưới sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, như nhiều ngành công
nghiệp khác, ngành sản xuất thép cũng gặp nhiều khó khăn khiến cho các dự án,
công trình của công ty bị hoãn lại, kéo theo sự suy giảm của nhiều chỉ tiêu lợi
nhuận như tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở
hữu,... Qua số liệu trên báo cáo tài chính cùng với các chỉ số tài chính khác, để
công ty có thể cải thiện tình hình hoạt động sau những tác động của dịch bệnh
cũng như để phát triển bền vững trong tương lai, việc tăng lợi nhuận đang là đòi
hỏi cấp bách hơn bao giờ hết. Chính vì thế, đề tài “Gia tăng lợi nhuận tại Công
ty Cổ phần 190” đã được lựa chọn để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Nghiên cứu tình hình lợi nhuận tại CTCP 190, từ đó đưa
ra giải pháp nhằm gia tăng lợi nhuận tại công ty.
Mục tiêu cụ thể: Những mục tiêu cụ thể bên dưới sẽ giúp trả lời cho mục
tiêu chung bên trên.
Tổng quan các vấn đề lý thuyết liên quan đến lợi nhuận của doanh nghiệp
và phản ánh tình hình lợi nhuận tại CTCP 190.
Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và các chỉ
tiêu về lợi nhuận của công ty, các kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân.
Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp gia tăng lợi nhuận tại CTCP 190.

1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tập trung vào việc phân tích thực
trạng lợi nhuận, từ đó đưa ra giải pháp tăng lợi nhuận tại CTCP 190 đứng trên 2
góc độ là phía công ty và phía chủ đầu tư.
 Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng lợi nhuận tại CTCP 190
Về thời gian: Số liệu được thu thập từ năm 2020 đến năm 2022
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tổng hợp: Thu thập dữ liệu thứ cấp của công ty thông qua
Hồ sơ năng lực và Báo cáo tài chính qua các năm của công ty. Các dữ liệu về thị
trường, thông tin ngành được thu thập qua các tổ chức, đơn vị uy tín.
Phương pháp phân tích: Phân tách một vấn đề lớn thành những vấn đề
nhỏ. Phân tích các dữ liệu định tính và định lượng. Xử lý các dữ liệu số bằng
cách nhập những dữ liệu trên Excel 365, thực hiện các phép tính toán nếu cần
thiết, sau đó xem xét sự biến động của các chỉ số qua các năm, tìm hiểu nguyên
nhân dẫn đến các con số đó.
Phương pháp thống kê mô tả: Thống kê những dữ liệu cần thiết, sau đó
biểu diễn bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ
liệu; biểu diễn thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu.
Phương pháp so sánh: Linh động kết hợp so sánh tương đối và so sánh
tuyệt đối, so sánh theo chiều dọc và theo chiều ngang. So sánh số liệu từng năm
của công ty với nhau, so sánh công ty với những công ty tương đương trong
ngành, và đối chiếu các số liệu của công ty với tình hình thực tế.
5. Kết cấu của nghiên cứu
Xuất phát từ cơ sở lý luận kết hợp với việc nắm bắt được nhu cầu thực tế
của công ty và ý nghĩa của việc tăng lợi nhuận, trong quá trình thực tập tại CTCP
190, em đã tìm hiểu, nghiên cứu và lựa chọn nội dung nghiên cứu đề tài “Gia tăng
lợi nhuận tại Công ty Cổ phần 190 ” gồm 3 chương:
 Chương 1: Cơ sở lý thuyết về lợi nhuận của doanh nghiệp
 Chương 2: Tình hình hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần 190
 Chương 3: Giải pháp tăng lợi nhuận tại Công ty cổ phần 190

2
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LỢI NHUẬN CỦA
DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan về doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp
Theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam được Quốc hội thông qua năm 2014 thì:
“Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng
ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”.
Trong khi đó, Viện Thống kê và Nghiên cứu kinh tế cho rằng: “Doanh nghiệp
là một tổ chức kinh tế mà chức năng chính của nó là sản xuất của cải và dịch vụ
để bán”.
Từ hai định nghĩa trên, có thể rút ra rằng, doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế,
có tư cách pháp nhân hoặc không, thực hiện các hoạt động kinh doanh theo đúng
quy định của pháp luật, nhằm đạt được mục tiêu nhất định của doanh nghiệp.
Sự phát triển của doanh nghiệp gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế - xã
hội vì doanh nghiệp là một mắt xích quan trọng của nền kinh tế và gắn bó sâu sắc
với nhiều mặt khác của cuộc sống.
1.1.2. Phân loại doanh nghiệp
Có nhiều cách phân loại doanh nghiệp dựa theo các tiêu chí khác nhau
Phân loại theo ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh là lĩnh vực cụ thể mà doanh nghiệp thực hiện hoạt
động kinh doanh của mình. Việc nghiên cứu các loại hình doanh nghiệp theo
ngành nghề kinh doanh có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu thực trạng
kinh doanh cũng như cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp năm
2020 chia ngành, nghề đăng ký kinh doanh theo 3 nhóm chính: (1) Ngành, nghề
kinh doanh bị cấm; (2) Ngành nghề kinh doanh có điều kiện; (3) Ngành nghề
kinh doanh chính.
Căn cứ tại khoản 1 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020: “Doanh nghiệp được
tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm”. Theo khoản 1 Điều 7 Luật
Đầu tư 2020: “Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực
hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện
cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức
xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có
điều kiện được quy định tại Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020. Còn ngành nghề kinh
doanh chính là một trong những nội dung bắt buộc phải đăng ký khi thành lập
doanh nghiệp.

3
Việc chia các loại hình doanh nghiệp theo ngành nghề kinh doanh là cơ sở
cho việc đánh giá tiềm năng phát triển cũng như mức độ rủi ro của từng doanh
nghiệp.
Phân loại theo hình thức pháp lý
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: Là doanh nghiệp có
từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các
khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp
vào doanh nghiệp, trừ một số trường hợp đặc biệt đã quy định tại cùng Luật này.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: Là doanh nghiệp do một tổ
chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và
nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Doanh nghiệp Nhà nước: Là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn
100%, tổ chức thực hiện chức năng quản lí trên mọi mặt hoạt động sản xuất kinh
doanh kể từ khi thành lập cho đến khi giải thể.
Công ty cổ phần: Là doanh nghiệp mà vốn điều lệ của công ty được chia
thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần
của doanh nghiệp được gọi là cổ đông và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và
các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp
Công ty hợp danh: Là loại hình doanh nghiệp mà trong đó phải có ít nhất
hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một
tên gọi chung là thành viên hợp danh, ngoài các thành viên hợp danh có thể có
thành viên góp vốn.
Doanh nghiệp tư nhân: là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự
chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động trong doanh
nghiệp. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
1.2. Khái quát về vai trò của lợi nhuận trong doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm lợi nhuận của doanh nghiệp
Theo C.Mác, “Giá trị thặng dư hay cái phần trội lên trong toàn bộ giá trị
của hàng hóa, trong đó lao động thặng dư hay lao động không được trả công của
công nhân đã được vật hóa thì gọi là lợi nhuận.”
Trong Kinh tế học hiện đại, “Lợi nhuận là một khoản thu nhập dôi ra bằng
tổng số thu trừ đi tổng số đã chi hoặc là phần tài sản mà nhà đầu tư nhận thêm
nhờ đầu tư sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến đầu tư đó, bao gồm cả chi
phí cơ hội, là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí.”
Còn theo kế toán, lợi nhuận là phần chênh lệch giữa giá bán và chi phí sản
xuất. Sự khác nhau giữa các định nghĩa trên nằm ở quan niệm về chi phí. Trong

4
kế toán, người ta chỉ quan tâm đến các chi phí bằng tiền, mà không kể chi phí cơ
hội như trong Kinh tế học.
Tóm lại, từ góc độ doanh nghiệp, lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa
doanh thu của một doanh nghiệp và chi phí mà doanh nghiệp đó đầu tư vào hoạt
động sản xuất để đạt được mức doanh thu ấy. Lợi nhuận chính là kết quả tài
chính cuối cùng mà doanh nghiệp thu được sau khi hoàn thiện một chu trình hoàn
chỉnh của quá trình sản xuất kinh doanh từ lúc tìm kiếm nhà cung ứng nguyên vật
liệu đến quá trình tổ chức sản xuất và tiêu thụ hàng hóa trên thị trường và ghi
nhận doanh thu.
Công thức tổng quát:
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
Trong đó: Doanh thu là giá trị doanh nghiệp nhận được từ việc bán các
sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa, kể cả hoạt động tài chính và hoạt động khác. Còn
chi phí là giá trị mà doanh nghiệp phải trả để có thể thực hiện các hoạt động
tương ứng.
1.2.2. Vai trò của lợi nhuận
a) Đối với doanh nghiệp
Thứ nhất, mọi doanh nghiệp chỉ tồn tại và phát triển khi nó có lợi nhuận.
Một doanh nghiệp có tồn tại và phát triển được hay không đều dựa vào việc doanh
nghiệp có tạo ra lợi nhuận hay không. Có thể cho rằng, lợi nhuận chính là mục tiêu
mà các doanh nghiệp hướng tới. Nhờ có lợi nhuận, doanh nghiệp mới có được
nguồn tài chính để mua sắm các trang thiết bị hiện đại, tạo ra các sản phẩm chất
lượng cao nhưng giá thành lại hợp lý. Qua đó nâng cao vị thế cạnh tranh của
doanh nghiệp. Bởi thế mà đây là nguồn tích lũy quan trọng của doanh nghiệp.
Lợi nhuận càng cao thì vốn dành cho những dự án mới càng lớn, quy mô và chất
lượng doanh nghiệp ngày càng được tăng cường.
Thứ hai, lợi nhuận phản ánh tình hình kinh doanh cũng như trình độ quản
lý của doanh nghiệp. Để thu được lợi nhuận cao, công tác quản lý, sản xuất kinh
doanh phải thực sự hiệu quả, sản phẩm của công ty phải đạt chất lượng cao, được
nhiều khách hàng ưa thích. Qua đó uy tín, vị thế của doanh nghiệp ngày nâng cao
trong mắt của các chủ đầu tư, các đối tác, từ đó doanh nghiệp gia tăng hiệu quả
kinh doanh cũng như dễ dàng hơn trong việc huy động vốn. Ngược lại, khi lợi
nhuận giảm, loại trừ các yếu tố khách quan, nguyên nhân có thể do công tác bán
hàng chưa đạt hiệu quả hoặc doanh nghiệp quản lý chi phí, giá thành của sản
phẩm chưa tốt.

5
Thứ ba, lợi nhuận giúp doanh nghiệp củng cố tình hình tài chính vững
chắc. Lợi nhuận cao sẽ khiến vốn chủ sở hữu cũng tăng lên, trong khi đó đây
cũng chính là nguồn vốn trung và dài hạn góp phần giúp các chủ đầu tư của
doanh nghiệp an tâm khi doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh. Lợi nhuận
cũng ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp
có một mức lãi tốt thì khả năng hoàn trả các khoản nợ tới hạn, bù đắp các khoản
lỗ sẽ cao, đồng thời duy trì lợi nhuận tăng dần theo thời gian sẽ giúp doanh
nghiệp nâng cao độ uy tín của mình khi huy động vốn vay từ các ngân hàng
thương mại, tổ chức tín dụng để mở rộng đầu tư sản xuất.
b) Đối với người lao động
Khi lợi nhuận dư ra thì trích lập cho tiền lương, các quỹ khen thưởng,
phúc lợi càng lớn, đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên được
chú ý đến hơn, góp phần khuyến khích nhân viên gắn bó với doanh nghiệp, khơi
gợi sự nhiệt tình và niềm đam mê công việc, từ đó năng suất lao động cải thiện.
c) Đối với Nhà nước
Lợi nhuận của doanh nghiệp không chỉ quyết định sự tồn tại của doanh
nghiệp mà còn là nguồn thu thiết yếu của ngân sách Nhà nước. Các doanh nghiệp
muốn hoạt động đều phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước. Doanh
nghiệp có lợi nhuận càng cao thì càng tăng thu cho ngân sách nhà nước, tạo điều
kiện tập trung vốn, mở rộng đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo môi trường kinh
doanh thuận lợi cũng như tăng cường phúc lợi xã hội, góp phần thực hiện tốt
những chỉ tiêu kinh tế - xã hội của đất nước.
Tóm lại, lợi nhuận đối với cả doanh nghiệp và nền kinh tế đều hết sức
quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang suy thoái. Khi chất
lượng hàng hóa, dịch vụ ngày càng đi lên, lợi nhuận tăng, quy mô doanh nghiệp
mở rộng, kéo theo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước tăng, phục vụ nhu cầu phát
triển kinh tế - xã hội.
1.2.3. Phân loại lợi nhuận của doanh nghiệp
a) Căn cứ vào hoạt động tạo ra lợi nhuận
Thực tế, các doanh nghiệp thường có nhiều các hoạt động, dịch vụ khác
nhau như hoạt động tài chính, hoạt động khác chứ không chỉ phụ thuộc mỗi vào
hoạt động sản xuất kinh doanh:
 Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh:
Đây là khoản chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá vốn hàng bán, chi
phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

6
Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh = Doanh thu thuần – Giá vốn
hàng bán – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Trong đó:
- Doanh thu thuần là giá trị của các khoản đã hoặc sẽ thu được bằng tiền
từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh trừ đi các khoản giảm trừ bao gồm:
+ Chiết khấu thương mại: Doanh nghiệp sẽ giảm giá cho khách hàng khi
mua sản phẩm, dịch vụ với số lượng lớn.
+ Giảm giá hàng bán: Là khoản mà doanh nghiệp giảm trừ cho khách
hàng do hàng hóa kém chất lượng, không đúng yêu cầu, hoặc cũng có thể nhân
dịp khuyến mại, dịp lễ đặc biệt hay ưu tiên cho khách hàng có quan hệ lâu năm
với doanh nghiệp mua số lượng lớn.
+ Hàng bán bị trả lại: Là giá trị của những sản phẩm, hàng hóa bị khách
hàng trả lại do một vài nguyên nhân như hàng sai chủng loại, không đúng mẫu
mã, hàng hóa kém chất lượng, vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế.
+ Các khoản thuế phải nộp (nếu có) gồm thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc
biệt, thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp được tính trên doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ thực tế mà doanh nghiệp đã thực hiện trong một kỳ kế
toán.
Giá vốn hàng bán là chi phí sản xuất trực tiếp sản phẩm. Trong giá vốn
hàng bán còn bao gồm tất cả các khoản chênh lệch giữa dự phòng giảm giá hàng
tồn kho phải lập ở cuối niên độ kế toán năm nay lớn hơn so với năm trước, các
khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi đã trừ phần bồi thường do các
tác nhân gây ra và chi phí sản xuất chung phân bổ được ghi nhận là chi phí sản
xuất kinh doanh trong kì. Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho
được lập ở cuối niên độ kế toán năm nay nhỏ hơn năm trước thì chênh lệch lớn
hơn phải được ghi vào khoản giảm giá vốn hàng bán.
Chi phí bán hàng là những chi phí thực tế phát sinh trong quá trình tiêu
thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ như chi phí vật liệu, bao bì; chi phí vận chuyển,
bốc dỡ, bao gói; chi phí bảo hành; chi phí tiếp khách, giới thiệu sản phẩm, dịch
vụ, quảng cáo, chi phí tiệc tùng, tổ chức hội nghị,...
Chi phí quản lý doanh nghiệp là các chi phí liên quan đến chi phí quản
lý chung của doanh nghiệp, bao gồm:
Chi phí nhân viên quản lý: Đây chính là chi phí cho tiền lương, tiền công
phải trả cho nhân viên quản lý và các khoản trích lập theo quy định.

7
Chi phí vật liệu quản lý: Chi phí vật liệu dùng cho công tác quản lý
doanh nghiệp như dụng cụ, văn phòng phẩm, vật liệu sửa chữa cho bộ phận
quản lý.
Chi phí khấu hao TSCĐ: Khoản mục này được ghi nhận qua các tài
sản cố định của doanh nghiệp như nhà cửa làm việc của các phòng ban, kho tàng,
vật kiến trúc, phương tiện vận tải truyền dẫn, máy móc thiết bị quản lý dùng trên
văn phòng.
Thuế phí và lệ phí: chi phí về thuế, phí và lệ phí như thuế môn bài,
tiền thuế đất,... và các khoản phí, lệ phí khác.
Chi phí dự phòng: Chi phí này bao gồm các khoản dự phòng phải thu
khó đòi, dự phòng phải trả tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phục vụ cho công tác quản lý doanh
nghiệp, được phân bổ dần vào chi phí quản lý doanh nghiệp, tiền thuê
TSCĐ, chi phí trả cho nhà thầu phụ.
Chi phí bằng tiền khác: Chi phí hội nghị, tiếp khách, phí công tác, di
chuyển,...
Lợi nhuận hoạt động tài chính:
Đây là khoản chênh lệch giữa thu nhập và chi phí của hoạt động tài chính
như cho thuê tài sản, mua bán chứng khoán, mua bán ngoại tệ, lãi tiền gửi ngân
hàng thuộc vốn kinh doanh, lãi cho vay vốn, lãi tỷ giá hối đoái, lợi tức cổ phần và
hoàn nhập số dư khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán và lợi nhuận thu
được từ việc phân chia kết quả hoạt động liên doanh, liên kết của doanh nghiệp
với đơn vị khác.
Trong hầu hết các doanh nghiệp, hoạt động tài chính thường chiếm tỉ lệ
không cao trong tổng lợi nhuận song nó vẫn là một hoạt động quan trọng của
doanh nghiệp mỗi kỳ kinh doanh. Vậy nên các nhà quản lý vẫn rất quan tâm tình
hình hoạt động tài chính bởi nếu quản lý tốt và đầu tư tài chính hiệu quả thì lợi
nhuận mang lại từ hoạt động này sẽ đóng góp đáng kể vào tổng lợi nhuận của
doanh nghiệp.
Lợi nhuận khác:
Đây là khoản chênh lệch giữa thu nhập khác với chi phí khác bao gồm các
khoản thu hồi lại các khoản nợ khó đòi đã được phê duyệt bỏ, khoản phải trả
không xác định được chủ, các khoản vật tư thừa, chênh lệch thanh lý, nhượng
bán TSCĐ. Thông thường, đây là khoản chiếm tỷ trọng thấp trong tổng lợi nhuận
của doanh nghiệp.

8
Tổng ba khoản lợi nhuận trên chính là tổng lợi nhuận trước thuế của
doanh nghiệp. Việc xem xét cơ cấu lợi nhuận là điều cần thiết để doanh nghiệp
tìm ra đâu là hoạt động tạo ra nguồn lợi nhuận chính cho doanh nghiệp. Qua đó,
đánh giá kết quả của từng hoạt động, tìm ra được điểm mạnh, điểm yếu của mô
hình kinh doanh hiện tại, đề ra các giải pháp kinh doanh hợp lý nhằm tối ưu lợi
nhuận thu được. Sau khi đã phân tích tình hình doanh nghiệp và có được những
đánh giá từ tổng quan đến cụ thể, doanh nghiệp có thể dựa vào đó để đưa ra các
quyết định tiếp theo.
b) Căn cứ vào trình tự phân phối
Lợi nhuận trước thuế (EBT – Earnings before taxes)
Lợi nhuận trước thuế phản ánh toàn bộ kết quả hoạt động của doanh
nghiệp trong kỳ, chưa bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp.
Lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh + Lợi
nhuận hoạt động tài chính – chi phí lãi vay + Lợi nhuận khác
Lợi nhuận sau thuế (EAT – Earnings after taxes)
Lợi nhuận sau thuế là phần chênh lệch giữa tổng lợi nhuận trước thuế và
chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Các chủ đầu tư hay chủ sở hữu rất quan tâm
đến con số này vì khoản tiền mà họ nhận được sẽ phụ thuộc vào lợi nhuận sau
thuế nhiều hay ít.
Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp
c) Căn cứ vào yêu cầu quản trị
Lợi nhuận trước lãi và thuế (EBIT)
Lợi nhuận trước lãi và thuế bao gồm lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh
doanh chính, lợi nhuận hoạt động tài chính (chưa khấu trừ chi phí lãi vay) và lợi
nhuận khác. EBIT được xác định trên cơ sở chưa tính chi phí lãi vay và thuế thu
nhập doanh nghiệp, vì vậy mức biến động này không phụ thuộc vào sự thay đổi
của cơ cấu nguồn vốn (mức độ sử dụng nợ) và chính sách thuế thu nhập doanh
nghiệp.
EBIT phản ánh toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ở
một giai đoạn nhất định. Cũng giống như EBT, EBIT cao sẽ đảm bảo khả năng
trả lãi vay tốt, đem lại nguồn thu lớn cho các chủ sở hữu, gia tăng đóng góp vào
ngân sách nhà nước.
Lợi nhuận kinh doanh
Đây là lãi thực về kinh doanh của doanh nghiệp.
Lợi nhuận kinh doanh = EBIT – I

9
1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận của doanh nghiệp
Tùy vào từng ngành nghề, từng quy mô mà mỗi doanh nghiệp sẽ có tình
hình lợi nhuận khác nhau. Có những trường hợp, các công ty lớn nhưng gặp trở
ngại khi chất lượng quản lý kém vẫn có lợi nhuận lớn hơn một công ty nhỏ
nhưng có chất lượng quản lý tốt hơn. Chính vì thế, để đánh giá chính xác chất
lượng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phải sử dụng các chỉ tiêu đánh
giá lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm chỉ tiêu tuyệt đối và chỉ tiêu tương đối
(tỷ suất lợi nhuận).
Chỉ tiêu tuyệt đối (tổng mức lợi nhuận):
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) thể hiện số tiền lãi thu được từ
hoạt động kinh doanh, song lại chưa thể hiện được hiệu quả kinh doanh vì EBIT
chưa tính đến chi phí lãi vay và các khoản thuế. Trong trường hợp chi phí lãi vay
tương đối cao hay thuế phải đóng lớn do sản phẩm doanh nghiệp sản xuất hoặc
buôn bán thuộc diện tiêu thụ đặc biệt, điều này dẫn đến sự sụt giảm trong lợi
nhuận của doanh nghiệp.
EBIT = Tổng doanh thu – Tổng chi phí + Lãi vay + Thuế
Lợi nhuận sau thuế và lãi vay (EAT) không chỉ thể hiện chính xác nhất kết
quả kinh doanh của doanh nghiệp mà còn cho thấy độ hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp.
LNST = LNTT - Thuế thu nhập doanh nghiệp
Tỷ suất lợi nhuận
Khác với chỉ tiêu tuyệt đối, tỷ suất lợi nhuận luôn đánh giá khả năng sinh
lời của công ty qua việc lấy lợi nhuận chia cho một khoản mục bất kỳ. Tỷ suất lợi
nhuận cao là dấu hiệu của việc sản xuất kinh doanh hiệu quả. Có nhiều tỷ suất lợi
nhuận khác nhau tương ứng với những cách xác định tỷ suất lợi nhuận khác
nhau. Mỗi cách tính lại có nội dung kinh tế khác nhau.
+ Tỷ suất lợi nhuận vốn (doanh lợi vốn): là tỷ lệ giữa lợi nhuận đạt được
trong kỳ với số vốn sử dụng bình quân cũng trong kỳ đó (gồm vốn chủ sở hữu,
vốn cố định hoặc vốn lưu động)

P
Công thức tính: Tsv = x 100
V bq
Trong đó:
Tsv: Tỷ suất lợi nhuận vốn
P: Lợi nhuận trong kỳ

10
Vbq: Tổng số vốn sản xuất được sử dụng bình quân trong kỳ (vốn cố định
và vốn lưu động hoặc vốn chủ sở hữu)
Vốn cố định là nguyên giá tài sản cố định trừ đi số khấu hao.
Vốn lưu động gồm có: vốn dự trữ sản xuất, vốn sản phẩm dở dang, bán
thành phẩm tự chế, vốn thành phẩm.
Tỷ suất lợi nhuận vốn cho biết cứ 100 đồng tiền vốn bỏ vào đầu tư sau
một năm thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu giá trị của tỷ suất doanh lợi
càng cao và tăng đều qua các năm cho thấy doanh nghiệp đó càng hoạt động hiệu
quả. Qua đó, ta có thể so sánh và đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh
nghiệp trong cùng một ngành nhưng có quy mô khác nhau.
Thông qua tỷ suất lợi nhuận vốn, ta biết được hiệu quả sử dụng tài sản, vật
tư, tiền vốn của doanh nghiệp để đưa ra các giải pháp sử dụng vốn đạt hiệu quả
cao.
+ Tỷ suất lợi nhuận giá thành: là tỷ lệ giữa lợi nhuận trong kỳ so với giá
thành toàn bộ của sản phẩm hàng hóa tiêu thụ
P
Công thức: Tsg = x 100
Zt
Trong đó:
Tsg: tỷ suất lợi nhuận giá thành
P: lợi nhuận tiêu thụ trong kỳ
Zt: giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa tiêu thụ trong kỳ
Căn cứ vào tỷ suất lợi nhuận giá thành ta có thể thấy rõ hiệu quả chi phí
bỏ vào giai đoạn sản xuất và giai đoạn tiêu thụ sản phẩm. Mặc dù chỉ tiêu này
chưa phản ánh được đầy đủ kết quả của hoạt động trong các đơn vị hạch toán
kinh tế do trong giá thành mới tính đến chi phí nguyên vật liệu sử dụng cho sản
phẩm hoàn thành chứ chưa có chi phí nguyên vật liệu dự trữ, chi phí sản xuất cho
sản phẩm dở dang và bán thành phẩm, song ở một mức độ nhất định, chỉ tiêu này
vẫn thể hiện được phần nào hiệu quả tổng hợp của hoạt động sản xuất.
+ Tỷ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng (Doanh lợi bán hàng – ROS):
Đây là một chỉ số phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
Lợi nhuận sau thuế
Công thức: ROS = x 100
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng doanh thu thì có bao nhiêu đồng lợi
nhuận. ROS càng cao càng cho thấy công ty đang có chiến lược tiêu thụ sản
phẩm tốt. Khi một doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng qua

11
từng năm thì lợi nhuận của doanh nghiệp đó tăng với tốc độ lớn hơn doanh thu,
điều đó chứng minh các chiến lược về marketing và bán hàng của doanh nghiệp
ngày càng đạt hiệu quả tốt hơn và ngược lại.
Khi so sánh tỷ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng của doanh nghiệp với
chung toàn ngành, nếu tỷ suất này thấp hơn tỷ suất chung của toàn ngành chứng
tỏ doanh nghiệp bán hàng với giá thấp hoặc giá thành sản phẩm của doanh
nghiệp cao hơn các ngành khác, đòi hỏi doanh nghiệp phải phân tích và tìm biện
pháp giảm các khoản chi phí để nâng cao tỷ lệ lợi nhuận. Trên thực tế, doanh lợi
bán hàng thấp hay cao còn phụ thuộc vào đặc trưng của từng ngành, phương
hướng sản xuất kinh doanh của từng ngành và định hướng của doanh nghiệp
trong từng giai đoạn.
+ Tỷ suất thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu (Doanh lợi vốn chủ
sở hữu – ROE)

Chỉ tiêu doanh lợi VCSH là tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở
hữu. Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn chủ bỏ vào đầu tư cho doanh nghiệp
thì sẽ tạo ra bao nhiêu lợi nhuận. Nó thể hiện khả năng sinh lời của vốn chủ sở
hữu và nó ảnh hưởng trực tiếp đến “túi tiền” của họ. Chính vì thế, tăng doanh lợi
vốn chủ sở hữu là một trong những mục tiêu hàng đầu của bất kỳ doanh nghiệp
nào. Việc phân tích và tìm hiểu ra những nguyên nhân làm tăng hay giảm mức
doanh lợi vốn chủ sở hữu sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra cách phát huy hoặc khắc
phục để nâng cao mức doanh lợi.
Dựa vào phân tích ROE, nhà quản trị có thể đưa ra được những quyết định
trong việc tăng VCSH phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh. Một doanh
nghiệp sẽ ổn định nếu tỷ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu luôn tăng qua các năm và
mức đạt của nó phải ngang bằng với mức doanh lợi của ngành trên thị trường.
*Phân tích chỉ tiêu ROE bằng phương pháp phân tích Dupont
Sử dụng phương pháp Dupont sẽ giúp chúng ta thấy được thêm về mối
quan hệ chặt chẽ giữa tỷ suất sinh lợi của doanh thu thuần với vòng quay tài sản
và hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu. Mối quan hệ này được thể hiện qua công
thức:
Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần Tổng tài sản
ROE =
Doanh thu thuần
x Tổng tài sản
x Vốnchủ sở hữu

12
Hệ số tài sản
Hay ROE = ROS x Số vòng quay tài sản x
Vốnchủ sở hữu

Muốn thay đổi giá trị của ROE ta phải tìm cách thay đổi giá trị của các tỷ
số thành phần. Hay nói một cách rõ ràng hơn, để tăng ROE, doanh nghiệp có 3
sự lựa chọn cơ bản.
Thứ nhất, doanh nghiệp nâng cao doanh thu và đồng thời tiết giảm chi phí
nhờ những lợi thế cạnh tranh của mình.
Thứ hai, doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách tối
đa hóa hiệu suất sử dụng tài sản, nhằm nâng cao vòng quay tài sản.
Thứ ba, doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng huy động
vốn nợ thay vì VCSH hay nói cách khác là sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh
nghiệp.
Qua việc thay đổi các nhân tố, các nhà quản lý doanh nghiệp có thể xác
định và tìm biện pháp tối đa hóa từng chỉ số để tăng tỷ suất lợi nhuận VCSH, góp
phần tăng hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
+ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tài sản (Doanh lợi tài sản – ROA)

Chỉ tiêu ROA được tính bằng cách chia lợi nhuận sau thuế cho tổng tài
sản hoặc một cách khác là lấy lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) chia cho
tổng tài sản. Tùy vào từng tình hình của doanh nghiệp và phạm vi so sánh mà
người ta lựa chọn lợi nhuận sau thuế hay lợi nhuận trước thuế và lãi vay chia cho
tổng tài sản để phân tích.
Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lời của
một đồng vốn đầu tư, cho biết cứ 100 đồng tài sản thì thu được về bao nhiêu lợi
nhuận. Tương tự như các tỷ suất lợi nhuận khác, mức doanh lợi của tài sản cho
thấy mức độ hiệu quả của việc sử dụng, quản lý, phân phối và sản xuất tài sản,
nhà đầu tư sẽ căn cứ vào đó để đưa ra quyết định đầu tư và lượng vốn đầu tư. Chỉ
tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản càng tốt. Trên cơ sở đó, nhà
quản trị sẽ tích cực đầu tư theo chiều rộng như xây thêm nhà máy, xưởng sản
xuất, mua thêm máy móc, thiết bị. Để chỉ tiêu ROA luôn ở mức cao, doanh
nghiệp phải khai thác tối ưu tổng tài sản của mình, đồng thời quản lý tốt công tác
tiêu thụ sản phẩm.

13
*Phân tích chỉ tiêu ROA bằng phương pháp phân tích Dupont
Áp dụng phương pháp phân tích Dupont, tỷ suất lợi nhuận của tài sản còn
cho biết về mối quan hệ chặt chẽ giữa tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần
(ROS) và vòng quay của tổng tài sản. Mối quan hệ này được thể hiện ở công thức
dưới đây:

Lợi nhuận sau thuế, doanh thu thuần và tổng tài sản là ba nhân tố tác động
đến khả năng sinh lời của tài sản. Ngoài ra, ROS cũng bị tác động bởi các hệ số
về khả năng thanh toán, hiệu quả sử dụng tài sản ví dụ như Số vòng quay tài sản,
hệ số tự tài trợ TSDH bằng Nợ dài hạn. Cụ thể, nếu doanh thu thuần lớn và tổng
tài sản nhỏ thì số vòng quay tài sản lớn. Thực tế, hai chỉ tiêu này thường có tỷ lệ
thuận, khi tổng tài sản tăng thì doanh thu thuần cũng tăng. Doanh nghiệp muốn
tăng số vòng quay tài sản thì cần phân tích các nhân tố liên quan xem những
nhân tố nào ảnh hưởng tích cực, nhân tố nào ảnh hưởng tiêu cực để từ đó nâng
cao số vòng quay của tài sản.
Tóm lại, thông qua các chỉ tiêu tuyệt đối và tỷ suất lợi nhuận có thể đánh
giá một cách tương đối đầy đủ và chính xác tình hình kinh doanh của doanh
nghiệp. Trên cơ sở đó có thể so sánh, đánh giá với các doanh nghiệp cùng ngành
khác để hoàn thiện hơn tình hình bên công ty mình.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp
1.3.1. Yếu tố khách quan

Môi trường chính trị - xã hội


Sự phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường
cũng gắn liền với tình hình chính trị - xã hội. Khi chính trị - xã hội ổn định thì
các doanh nghiệp mới có thể hoạt động ổn định, mở rộng kinh doanh. Nếu môi
trường chính trị - xã hội bất ổn thì doanh nghiệp cũng sẽ chịu những hậu quả trực
tiếp liên quan đến thiếu hụt vốn và nhu cầu.

Hệ thống chính sách pháp luật


Đối với một doanh nghiệp xây dựng, hệ thống chính sách pháp luật đầu tư
xây dựng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mọi hoạt động đầu tư, trong đó có đầu tư
công, một nguồn vốn quan trọng bậc nhất cho các công trình giao thông, các dự

14
án quốc gia. Để điều chỉnh những hoạt động đầu tư và xây dựng một cách bài
bản, hệ thống chính sách pháp luật đầu tư xây dựng được thể chế hóa, các văn
bản quy phạm pháp luật tạo ra những hành lang pháp lý.
Hệ thống chính sách pháp luật vừa không đầy đủ vừa thiếu sự mạnh mẽ,
lại không được sát thực tế và còn nhiều thủ tục cồng kềnh sẽ dẫn đến tạo ra nhiều
kẽ hở, tạo điều kiện tiêu cực để xảy ra tham nhũng, hao tổn quá trình hoạt động
đầu tư và xây dựng, gây mất niềm tin và sự hứng thú ở các nhà đầu tư.

Chính sách kinh tế của Nhà nước


Vai trò của Nhà nước trongdnền kinh tế thị trường được thể hiện qua việc
điều tiết các chính sách kinh tế vĩ mô. Tùy vào điều kiện tình hình kinh tế mà
Nhà nước sẽ đưa ra phương hướng và các chính sách nhằm khuyến khích hay
thắt chặt. Các chính sách kinh tế của Nhà nước về thuế, lãi suất, điều chỉnh tỷ
giá, chính sách quản lý và bảo hộ ảnh hưởng đến tất cả mọi mặt của xã hội bao
gồm cả tiêu dùng, tiết kiệm, đầu tư. Vì lẽ đó, nó tác động rất lớn đến lợi nhuận và
phương hướng hoạt động của doanh nghiệp.

Hạn chế nguồn cung nguyên liệu


Nguồn nguyên vật liệu có thể trở nên khan hiếm do nhiều lý do. Thông
thường, nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu để xây dựng sẽ tăng cao đặc biệt vào
những tháng cuối năm. Các dự án bắt đầu vào cuối năm thường hay có xu hướng
bị chậm tiến độ do việc không điều động được đủ nguồn nguyên vật liệu trong
quá trình thi công. Bên cạnh đó, việc đặt nguyên vật liệu quá gấp không đủ thời
gian để nhà cung cấp sản xuất cũng là nguyên nhân dẫn đến việc chậm tiến độ
công trình. Nếu doanh nghiệp sở hữu một danh sách các nhà cung ứng uy tín và
giữ mối quan hệ lâu bền, doanh nghiệp sẽ không bị phụ thuộc vào một nhà cung
ứng riêng lẻ nào mà có thể chủ động tìm kiếm được nguồn hàng. Bên cạnh đó,
trong một thị trường cạnh tranh, mức giá thị trường chính là mức giá bán mà các
nhà cung cấp đưa ra. Nếu chỉ có một nhà cung cấp độc quyền thì doanh nghiệp sẽ
bị phụ thuộc vào nhà cung cấp đó, do đó nhà cung cấp có thể sẽ tự ý đẩy giá lên
cao làm tăng chi phí của doanh nghiệp, đồng thời do độc quyền về sản phẩm, một
khi nhà cung cấp không giao hàng đúng thời gian thỏa thuận sẽ làm gián đoạn
quá trình sản xuất, dẫn đến phát sinh thêm nhiều chi phí khác khiến cho lợi
nhuận của doanh nghiệp giảm.
Đối với một vài trường hợp, điều kiện tự nhiên cũng sẽ gây ra khó khăn
hay thuận lợi cho doanh nghiệp. Chẳng hạn, ở các doanh nghiệp khai thác, nếu

15
có được nguồn tài nguyên phong phú, dồi dào cũng như điều kiện khai thác thuận
lợi, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được khoản lớn chi phí, và hạ giá thành.
Đứt gãy chuỗi cung ứng do chiến tranh, dịch bệnh cũng là yếu tố ảnh
hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung vật liệu. Không chỉ chậm trễ trong việc
nhận đơn hàng, khi giá nguyên vật liệu được đẩy lên cao, doanh nghiệp cũng
phải tìm cách xoay sở vốn để trả cho nhà cung ứng.

Môi trường cạnh tranh


Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau
là một điều tất yếu. Trong bất kỳ một thời kỳ nào, một sự cạnh tranh lành mạnh
và công bằng sẽ tạo ra hiệu ứng tích cực làm các doanh nghiệp liên tục đổi mới,
nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh
doanh hiệu quả hơn. Ngược lại, nếu sự cạnh tranh thiếu lành mạnh, sẽ gây ra tổn
thất không chỉ cho các doanh nghiệp mà cho cả nền kinh tế. Trên thực tế, những
công trình công cộng sẽ không mang tính cạnh tranh cao. Ở mỗi tiêu chí lựa chọn
thì nhà nước có thể lựa chọn vùng miền để đầu tư.
1.3.2 Yếu tố chủ quan
Những nhân tố chủ quan có thể đề cập đến như năng lực sản xuất của
doanh nghiệp, trình độ nguồn nhân lực, công tác tổ chức bán hàng,... cũng quyết
định lợi nhuận của doanh nghiệp. Xét trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp, lợi
nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh là chiếm trọng yếu, do đó phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận thực chất là phân tích các nhân tố ảnh hưởng
đến lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh.
Về cơ bản, lợi nhuận bằng doanh thu trừ đi các loại chi phí. Chính vì thế,
lợi nhuận của một công ty chịu tác động bởi doanh thu tiêu thụ, giá thành sản
phẩm hàng hóa, dịch vụ và các khoản thuế gián thu phải nộp trong kỳ.
Doanh thu biến động cùng chiều với lợi nhuận. Doanh thu tăng thì lợi
nhuận tăng và ngược lại doanh thu giảm thì lợi nhuận giảm.Các loại chi phí lại có
mối quan hệ nghịch chiều với lợi nhuận. Chi phí càng cao thì lợi nhuận càng thấp
và ngược lại. Cả doanh thu và chi phí đều được cấu thành từ những nhân tố phức
tạp nên để đo sự biến động của doanh thu và chi phí, cần phải nghiên cứu các
nhân tố cấu thành nên chúng.
Nhóm nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu của doanh nghiệp
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ được xác định theo công thức:
D = tổng Stigi
Trong đó:

16
D: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa trong kỳ
Sti: Khối lượng hàng hóa tiêu thụ trong kỳ
gi: Giá bán đơn vị sản phẩm hàng hóa
i: Loại sản phẩm hàng hóa tiêu thụ thứ i
Như vậy, các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm
hàng hóa bao gồm:
+ Khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ:
Khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ không chỉ phụ thuộc vào các
nhân tố: quy mô sản xuất, dây truyền công nghệ, thị trường tiêu thụ,... mà nó còn
phản ánh phần nào sự nỗ lực của doanh nghiệp trong quá trình quản lý kinh
doanh cũng như gia tăng lợi nhuận.
+ Chất lượng sản phẩm tiêu thụ:
Có thể coi chất lượng sản phẩm tiêu thụ có ý nghĩa quyết định đến tình
hình kinh doanh cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp bởi chỉ khi chất lượng sản
phẩm tốt, khối lượng sản phẩm tiêu thụ mới có thể cao, thậm chí doanh nghiệp
cũng có thể nâng cao giá bán nếu doanh nghiệp độc quyền sản phẩm đó trên thị
trường. Ngược lại, khi chất lượng sản phẩm không tốt, khả năng tiêu thụ cũng sẽ
thấp, dẫn tới giá bán không cao, ảnh hướng tới doanh thu của doanh nghiệp.
Ngoài ra, chất lượng sản phẩm còn chính là một vũ khí cạnh tranh sắc bén
làm nên sự khác biệt của doanh nghiệp với các đối thủ trên thị trường. Việc đảm
bảo chất lượng sản phẩm luôn ở mức cao sẽ gây dựng độ uy tín của doanh nghiệp
đối với khách hàng, là điều kiện cơ bản bảo đảm sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp.

Cơ cấu mặt hàng tiêu thụ:


Với các doanh nghiệp sản xuất đa dạng các sản phẩm, chi phí để sản xuất
ra mỗi loại sản phẩm là khác nhau, vì thế mà lãi, lỗ thu được từ mỗi loại sản
phẩm cũng khác nhau. Do vậy, trong điều kiện nhân tố khác không đổi, để làm
tổng lợi nhuận tăng, có thể cân nhắc thay đổi cơ cấu mặt hàng, cụ thể là tăng tỷ
trọng các mặt hàng có lãi cao và giảm tỷ trọng các mặt hàng có lãi thấp. Ngược
lại, khi giảm tỷ trọng mặt hàng có mức lãi cao và tăng tỷ trọng có mức lãi thấp,
kết quả là tổng lợi nhuận giảm.
Doanh nghiệp có thể tùy chính thay đổi cấu trúc các mặt hàng để đạt được
mục tiêu lợi nhuận của mình, tuy nhiên sự thay đổi cũng phải dựa vào nhu cầu
trên thị trường. Một sản phẩm đem lại lợi nhuận cao nhưng cầu trên thị trường

17
yếu thì cũng không mang lại nguồn thu ổn định. Trong tình huống đó, doanh
nghiệp phải điều chỉnh sao cho đáp ứng được nhu cầu thị trường.

Giá tiêu thụ sản phẩm:


Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, giá bán đơn vị sản phẩm tăng
sẽ làm doanh thu tăng, dẫn đến tăng lợi nhuận và ngược lại. Tuy nhiên, theo cơ
chế của thị trường, giá bán của sản phẩm được hình thành khách quan do quan hệ
cung cầu trên thị trường xác định. Chính vì thế, để đưa ra một mức giá hợp lý so
với thị trường mà vẫn đảm bảo được lợi thế cạnh tranh, bản thân doanh nghiệp
cần phải nghiên cứu kỹ thị trường để từ đó cân đo đong đếm, đưa ra mức giá phù
hợp.

Công tác quản lý bán hàng:


Đây là khâu quyết định trực tiếp doanh thu của doanh nghiệp vì đây là
khâu làm việc trực tiếp với khách hàng, quyết định xem khách hàng có mua sản
phẩm hay không. Trong công tác quản lý bán hàng, cần xem xét:
(1) Hình thức bán hàng: Doanh nghiệp có thể lựa chọn các hình thức bán
hàng đa dạng, phong phú như bán buôn, bán lẻ, đại lý,... Mỗi hình thức sẽ có ưu
điểm, nhược điểm riêng. Nếu biết cách kết hợp linh hoạt các hình thức bán hàng
và làm tốt khâu truyền thông, quảng cáo sản phẩm, doanh nghiệp sẽ gia tăng
được doanh thu, từ đó tăng lợi nhuận.
(2) Phương thức thanh toán: Khi khối lượng tiêu thụ hàng hóa lớn, doanh
nghiệp không thể chỉ thanh toán bằng tiền mặt do dễ gây khó kiểm soát và khách
hàng cũng mong muốn được thanh toán bằng phương thức khác để thuận tiện
hơn. Chính vì thế, doanh nghiệp nên đa dạng hóa các hình thức thanh toán như
chuyển khoản, séc,... Nhờ đó, doanh nghiệp tạo nên cơ chế thanh toán linh hoạt,
thúc đẩy doanh số bán ra.

Mạng lưới mối quan hệ của doanh nghiệp trên thị trường
Nếu sở hữu được một mạng lưới quan hệ rộng khắp và chất lượng, doanh
nghiệp sẽ có lợi thế cạnh tranh vượt trội so với đối thủ bởi mạng lưới này tạo nên
sức mạnh cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của mình, nó tác động
rất lớn tới sự thành công của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Có thể nói đây
là giá trị vô cùng to lớn có được khi doanh nghiệp gây dựng nên mạng lưới mối
quan hệ của mình thông qua gây dựng nên một hình ảnh uy tín về chất lượng
hàng hóa, dịch vụ, từ đó tạo niềm tin nơi khách hàng. Đồng thời, doanh nghiệp

18
cũng sẽ tạo được sự tin cậy khi cần phải bổ sung nguồn vốn từ bên ngoài, hay thu
được lợi ích từ mối quan hệ với nhà cung cấp và cả khách hàng. Mạng lưới các
mối quan hệ sẽ đem lại cho doanh nghiệp nhiều cơ hội và đầu mối để từ đó
doanh nghiệp lựa chọn và đưa ra những phương án kinh doanh tốt nhất.
Nhóm nhân tố ảnh hưởng tới chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm hàng
hóa tiêu thụ
Giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa được cấu thành theo công thức:
Zt = Zcx + QL + B
Zt: Giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ
QL: Chi phí quản lý doanh nghiệp
B: Chi phí tiêu thụ sản phẩm
Zcx: Giá thành công xưởng sản phẩm tiêu thụ
Dưới góc độ của doanh nghiệp, công thức này cho thấy có ba nhân tố tác
động đến giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa tiêu thụ:

Giá thành công xưởng sản phẩm tiêu thụ: Là những khoản chi phí sản
xuất được tính vào giá thành của từng mặt hàng bao gồm:
Chi phí nguyên vật liệu: Là các chi phí về nguyên vật liệu dùng trực tiếp
cho sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Muốn tối ưu hóa chi phí này đòi hỏi
doanh nghiệp phải tìm hiểu, nghiên cứu lựa chọn nhà cung ứng nguyên vật liệu
với giá cả phù hợp mà vẫn đảm bảo chất lượng.
Chi phí nhân công trực tiếp: Là tiền lương phải trả đi kèm với các khoản
trích lập cho quỹ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, phí công đoàn theo quy định
cho người lao động trực tiếp sản xuất ra sản phẩm.
Chi phí sản xuất chung: Là các chi phí phát sinh trong phạm vi phân
xưởng, bộ phận sản xuất trừ chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công trực
tiếp. Bao gồm: điện nước, khấu hao thiết bị, máy móc,...
Trong chi phí sản xuất chung, chi phí công xưởng của sản phẩm chiếm tỷ
trọng lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến giá vốn hàng bán, từ đó tác động đến giá
bán của sản phẩm. Khi chi phí công xưởng cao, giá bán cũng sẽ cao, việc tiêu thụ
sản phẩm trở nên khó khăn, gây ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình lợi nhuận của
doanh nghiệp. Muốn tiết kiệm chi phí công xưởng, doanh nghiệp cần có kế hoạch
cụ thể, định mức chi phí công xưởng cho từng loại sản phẩm cụ thể, tránh sử
dụng lãng phí nguyên vật liệu, các chi phí chung khác cho phân xưởng. Qua đó,
doanh nghiệp cũng tiết kiệm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm so với đối thủ

19
cạnh tranh, bán được nhiều hàng hơn và thu được nhiều lợi nhuận về cho doanh
nghiệp.

Chi phí bán hàng: Đây là khoản chi phí phục vụ cho việc tiêu thụ sản
phẩm. Chi phí bán hàng bao gồm chi phí cho nghiên cứu thị trường, hoạt động
truyền thông, tiếp thị, quảng cáo, dịch vụ và bảo quản hàng hóa. Trong đó, chi
phí quảng cáo thường chiếm phần lớn nhất bởi nó giúp thu hút khách hàng tiếp
cận đến sản phẩm. Bên cạnh đó, càng ngày càng có vô số dịch vụ chăm sóc
khách hàng chu đáo, đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự đầu tư cần thiết để làm tốt
các dịch vụ trước, trong và sau khi bán hàng, từ đó làm hài lòng khách hàng,
không những có thể giữ họ làm khách hàng lâu dài với doanh nghiệp mà độ uy
tín về chất lượng dịch vụ của chúng ta còn có thể vang xa. Quản lý tốt công tác
bán hàng sẽ giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả trong kinh doanh và thu về nhiều lợi
nhuận hơn.
Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là tất cả các chi phí liên quan đến quản lý
khối văn phòng, khối kinh doanh và một số các chi phí chung khác có liên quan
đến hoạt động của toàn doanh nghiệp như tiền lương, phụ cấp cho nhân viên
quản lý các phòng ban hành chính, chi phí tiếp tân,...
Một bộ máy quản lý cồng kềnh sẽ khiến cho các phòng ban hoạt động
chồng chéo lên nhau, nhà quản lý khó nắm bắt được đầu các công việc nên dễ
trùng lặp công việc giữa các ban, làm tăng chi phí quản lý doanh nghiệp, lợi
nhuận của doanh nghiệp giảm. Muốn không để tình trạng như vậy xảy ra, các
doanh nghiệp cần tinh gọn hệ thống quản lý, đồng thời đảm bảo bộ máy đó được
hoạt động trơn tru, tận dụng tối đa năng suất thì doanh nghiệp đó mới có thể
giảm thiểu chi phí quản lý doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động.

20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN 190
1.4. Giới thiệu tổng quan về CTCP 190
Công ty Cổ phần 190 là doanh nghiệp được thành lập ngày 14/12/2009
theo ĐKKD số 1101222929 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Long An cấp. Đây là
một công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất ống thép. Trải qua hơn 20 năm
phát triển và trưởng thành, đến nay, thương hiệu Ống thép 190 đã khẳng định
được thương hiệu và vị thế vững chắc trên thị trường. Các sản phẩm Ống thép
190 đã được xuất khẩu vào các thị trường khó tính như Úc, Mỹ,…
THÔNG TIN VỀ CÔNG TY
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN 190
Tên giao dịch nước ngoài: JOINT STOCK COMPANY (190., JSC)
Địa chỉ: Lô N11, 12, Đường số 5, Khu công nghiệp Long Hậu mở rộng,
xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, Việt Nam
Điện thoại: 02838.734.714
Vốn điều lệ: 140.000.000 (Một trăm bốn mươi tỷ đồng)
Website: www.ongthep190.net
Email: info@ongthep190.com
Logo:

Sản lượng thực tế: 100.000 tấn/ năm


Lao động: Đội ngũ công nhân lành nghềm trình độ Đại học chiếm 30%
Máy móc thiết bị: 01 máy xẻ chính & 01 máy xẻ phụ
09 dây chuyền sản xuất ống
02 máy doa đầu ống
Các máy móc thiết bị phụ trợ khác
Xuất xứ máy Nhật Bản & Đài Loan

21
Theo Hồ sơ năng lực của công ty, “Công ty Cổ phần 190” là một doanh
nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực sau:
(1) Sản xuất sắp, thép, gang
(2) Kinh doanh ống thép
(3) Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại
(4) Bán buôn kim loại và quặng kim loại
(5) Vận tải hang hóa bằng đường bộ
(6) Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử
dụng hoặc đi thuê
(7) Cho thuê xe có động cơ
2.2. Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi
Tầm nhìn: Trở thành Công ty sản xuất công nghiệp với chất lượng dẫn
đầu, trong đó sản xuất ống thép là lĩnh vực cốt lõi.
Sứ mệnh: Cung cấp sản phẩm dẫn đầu, góp phần nâng cao chất lượng
cuộc sống, đạt được sự tín nhiệm của động đảo khách hàng, là sự lựa chọn hang
đầu của các Nhà thầu, Nhà sản xuất, các Doanh nghiệp và cửa hang kinh doanh
ống thép.
Giá trị cốt lõi: Với triết lý “Đáp ứng mọi nhu cầu – Xây dựng tương lai
bền vững”, CTCP 190 luôn đa dạng hóa sản phẩm và liên tục nâng cấp cải tiến
công nghệ sản xuất hiện đại giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, giúp
công ty đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
2.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức
CTCP 190 là một tập thể đội ngũ nhân viên và lãnh đạo chuyên nghiệp,
gồm nhiều thành viên có trình độ cao và có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực
sản xuất ống thép. Mô hình vận hành hoạt động công ty được bố trí linh hoạt, làm
gia tăng sự thuận tiện và phối hợp thống nhất giữa các phòng ban trong công ty.

22
Hình 2.1: Bộ máy tổ chức CTCP 190
Nguồn: Hồ sơ năng lực CTCP 190

Hội đồng quản trị: Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý
cao nhất của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn
đề liên quan đến quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của
Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị giữ vai trò định hướng chiến lược kế
hoạch hoạt động hàng năm, chỉ đạo và giám sát hoạt động của Công ty thông qua
Ban Tổng Giám đốc và được hỗ trợ bởi các trưởng bộ phận trong việc quản lý
các hoạt động của công ty.
Ban Giám đốc: Điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty
theo Nghị quyết, Quyết định của Hội đồng Quản trị; giải quyết, kí kết các công
việc hàng ngày của công ty. Tổng giám đốc là người điều hành và có quyết định
cao nhất về các hoạt động của công ty và phải chịu trách nhiệm trước HĐQT.
Các Phó tổng giám đốc hỗ trợ Tổng giám đốc trong những công việc đã được
Tổng giám đốc ủy quyền, phân công theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước
và điều lệ của công ty.
Phòng Kỹ thuật: Tham gia nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới để đáp
ứng nhu cầu của thị trường; Thiết kế sản thép, bao gồm cả các chi tiết và kết cấu,
giám sát việc lập kế hoạch, thiết kế và quản lý một dự án từ đầu đến khi hoàn
thành bao gồm quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình từ vật liệu đến

23
cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình; Điều chỉnh quy trình sản xuất, đánh giá
và điều chỉnh các quy trình sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm và tăng
năng suất; Kiểm soát chất lượng sản phẩm, từ khâu kiểm tra nguyên vật liệu đến
khâu sản xuất và kiểm tra sản phẩm hoàn thành; Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho
khách hàng từ việc đưa ra thông tin về sản phẩm đến việc giải đáp các câu hỏi
liên quan đến kỹ thuật.
Phòng Kinh doanh: Lập kế hoạch kinh doanh, tìm kiếm thị trường và phân
phối các sản phẩm, dịch vụ của công ty tới các khách hàng; tìm kiếm nguồn ra
cho hàng hóa, dịch vụ và phát triển thị trường theo chiến lược của công ty; tiếp
xúc khách hàng, giới thiệu chào bán sản phẩm, dịch vụ, đảm bảo nguồn hàng ổn
định cho công ty; báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, các dịch vụ liên quan
hàng tháng, hàng quý cho Ban giám đốc.
Phòng Tài chính: Theo dõi, phản ánh sự vận động vốn kinh doanh của
công ty dưới mọi hình thái; tổng hợp và phân tích số liệu, cung cấp thông tin cho
nhà quản trị để thấy được hiệu quả sản xuất kinh doanh; xây dựng kế hoạch tài
chính hằng năm, cân đối nguồn vốn đảm bảo cho hoạt động của công ty; hoàn
thành báo cáo tài chính theo từng kỳ theo đúng quy định của Nhà nước về chuẩn
mực kiểm toán, phục vụ cho công tác kiểm tra, thanh tra của Nhà nước. Phòng
Hành chính nhân sự phụ trách tuyển dụng; quản lý hồ sơ, theo dõi, đánh giá tình
hình lao động, thực hiện các chính sách, chế độ lương thưởng; hỗ trợ Ban giám
đốc điều phối nhân sự, tổ chức các buổi đào tạo kỹ năng, các buổi gắn kết tinh
thần cho nhân viên công ty, đánh giá được năng lực nhân sự.
2.4. Sản phẩm và các dự án tiêu biểu
CTCP 190 là một trong những đơn vị tiêu biểu về sản xuất ống thép. Hoạt
động của công ty trải dài 3 miền Bắc, Trung, Nam với đa dạng dự án và đa dạng
sản phẩm ống thép. Nhà máy sử dụng dây chuyền sản xuất đồng bộ từ các nhà
cung cấp hàng đầu Đài Loan, theo tiêu chuẩn Nhật Bản và châu Âu, cùng hệ
thống quản lý chất lượng TCVN/ ISO 9001-2015.
Sản phẩm ống thép 190 được sản xuất theo tiêu chuẩn Nhật Bản và Mỹ:
JIS G3444-2010; JIS 3452-2010; ASTM A53/A53M-12; TCVN 3783-
1983: áp dụng cho thép ống tròn đen và mạ kẽm.
JIS G3466-2006; A500/A500M-10a: áp dụng cho thép hộp vuông – chữ
nhật đen và mạ kẽm.
Dây chuyền xé băng cho phép cuộn xẻ thép (carbon hoặc không gỉ) nặng tới
30 tấn, rộng 1.800mm, dày 5mm, tốc độ 120m/phút (dung sai chiều rộng phôi xẻ
+/- 0.05mm). Với các dây chuyền cán ống thép carbon được đầu tư đồng bộ,

24
công ty có thể cung cấp cho thị trường các cỡ ống tròn đường kính từ 12,7mm
đến 217mm và các ống hình vuông/ chữ nhật tương đương từ 10 x 10mm đến
100 x 100mm (độ dày từ 0,7mm đến 8mm)
Ngành nghề kinh doanh và hoạt động chính của công ty là:
(1) Sản xuất sắt, gang, thép và gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại
(2) Bán buôn ống thép, kim loại và quặng kim loại

Bảng 2.1: Các dự án tiêu biểu mà CTCP 190 tham gia


CHỦNG LOẠI
STT TÊN DỰ ÁN NHÀ THẦU VẬT LIỆU
CUNG CÁP
Gói thầu 3A đường cao tốc Đà Liên doanh nhà thầu
1 Thép ống siêu âm
Nẵng – Quảng Ngãi Cienco 4 - TLG
Dự án đường cao tốc Long Công ty Cổ phần vật tư
2 Thép ống siêu âm
Thành – Dầu Giây Tiến Lâm
Dự án xây dựng cầu Vàm Cống Công ty Cổ phần vật tư
3 Thép ống siêu âm
– Đồng Tháp Tiến Lâm
Tổng Công ty XD
Gói thầu CW 2A – Lô 1; Lô 2 –
Công trình giao thông 4
4 dự án phát triển giao thông đô Thép ống siêu âm
Công ty Cổ phần Đạt
thị Hải Phòng
Phương
Công ty Cổ phần vật tư
5 Dự án cầu Cao Lãnh Thép ống siêu âm
Tiến Lâm
Công ty Cổ phần vật tư
6 Dự án cầu Cổ Chiên Thép ống siêu âm
Tiến Lâm
Dự án đường nối Cao Lãnh – Công ty Cổ phần vật tư
7 Thép ống các loại
Vàm Cống Tiến Lâm
Công ty TNHH XD DD
8 Dự án VinGroup Tân Cảng Thép ống các loại
và CN Delta
9 Dự án VinGroup Bason Công ty Bachy Thép ống các loại
Công ty CP TM và Tư
10 Dự án Metro TP. Hồ Chí Minh Thép ống các loại
vấn Tân Cơ
CN Công ty CP TV và
11 Dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân XD Điện 2 – Xí nghiệp Thép ống các loại
Cơ điện

25
Liên doanh nhà thầu
12 Dự án Long Thành – Bến Lức Cienco 4 – TLG Thép ống các loại
Vinacomex
Gói thầu BX-1A, BX4, BX5, BĐH dự án XD đường
13 BX6, BX7, BX8, BX9 – đường cao tốc Hà Nội – Hải Thép ống các loại
cao tốc Hà Nội – Hải Phòng Phòng
Dự án Formosa – Kỳ Anh – Hà Công ty CP TM và Tư
14 Thép ống các loại
Tĩnh vấn Tân Cơ
Dự án hệ thống thông tin di Công ty Cổ phần Cơ
15 Thép ống các loại
động Cameroun điện Hoàng Hưng
Dự án nhà máy nhiệt điện Công ty TNHH Thép ống, hộp,
16
Mông Dương HATNN hình các loại
Dự án XD nhà máy Samsung CN Công ty CP CN Thép, hộp, hình,
17
Thái Nguyên Vĩnh Tường đen, mạ kẽm
Dự án XD nhà máy LG Hải DNTN Gương kính Thép ống, hộp,
18
Phòng Cường Hương hình các loại
Gói thầu PK1C đường cao tốc Tổng Công ty XD
19 Thép ống các loại
Hà Nội – Thái Nguyên Công trình giao thông 8
BĐH dự án XD đường
Đường cao tốc Hà Nội – Lào
20 cao tốc Hà Nội – Lào Thép ống các loại
Cai
Cai
Công ty CP Nhiệt điện Thép ống tấm,
21 Nhà Máy Nhiệt điện Hải Phòng
Hải Phòng hình các loại
Trung tâm XD hạ tầng
Dự án xây dựng quốc lộ 3 mới – CN Công ty CP ĐT Thép Ø 60,3 và Ø
22
– gói PK1B XD và Kỹ thuật 114,3
Vinaconbx
Công trình Vành Đai 3 Linh Công ty TNHH MTV
23 Thép ống các loại
Đàm – Hà Nội XD cầu 75
Khu NO4 – Dự án ngoại giao Công ty CP ĐT XD Bất
24 Thép ống các loại
đoàn Động Sản
Nguồn: Hồ sơ năng lực CTCP 190

26
1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh tại CTCP 190 giai đoạn 2020-2022

1.5.1. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
2.1. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Căn cứ vào Báo cáo kết quả kinh doanh của CTCP 190 trong giai đoạn
2020 – 2022, có thể thấy được sự biến động của doanh thu và lợi nhuận qua từng
năm. Để nắm rõ hơn tình hình kinh doanh của công ty, ta cùng đi vào phân tích
từng khoản mục.
Bảng 2.2: Bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
CTCP 190 giai đoạn 2020 – 2022
(Đơn vị tính: tỷ đồng)
Chênh lệch Chênh lệch
Chỉ tiêu 2020 2021 2022
+/- % +/- %
1. Doanh thu
bán hàng và
528.41 436.92 455.77 (91.49) -17.31% (72.64) -16.63%
cung cấp
dịch vụ
2. Các
khoản giảm
0.59 0.24 0.59 (0.35) -58.84% 0.35 59.86%
trừ doanh
thu
3. Doanh thu
thuần về bán
hàng và 436.33 528.16 455.17 91.84 21.05% (72.99) -16.73%
cung cấp
dịch vụ
4. Giá vốn
383.54 457.25 417.68 73.70 19.22% (39.57) -10.32%
hàng bán
5. Lợi nhuận
gộp về bán
hàng và 52.78 70.92 37.49 18.13 34.36% (33.43) -63.33%
cung cấp
dịch vụ
6. Doanh thu
hoạt động 0.82 1.89 1.43 1.07 131.46% (0.46) -56.30%
tài chính
7. Chi phí
292.36 0.45 0.60 (291.91) -99.85% 0.15 0.05%
tài chính
- Trong đó:
Chi phí lãi 236.93 0.45 0.59 (236.48) -99.81% 0.14 0.06%
vay
8. Chi phí
9.32 8.16 8.48 (1.16) -12.48% 0.32 3.44%
bán hàng
9. Chi phí 9.07 7.79 8.41 (1.28) -14.13% 0.63 6.92%
quản lý

27
doanh
nghiệp
10. Lợi
-
nhuận thuần 34.92 56.82 21.43 21.90 62.71% (35.39)
101.34%
từ HĐKD
11. Thu
0.12 0.26 0.63 0.14 114.17% 0.37 310.83%
nhập khác
12. Chi phí
0.61 0.15 0.80 (0.46) -75.57% 0.65 106.72%
khác
13. Lợi -
(0.49) 0.11 0.55 0.60 0.44 -90.41%
nhuận khác 121.84%
14. Tổng lợi
nhuận kế -
34.87 56.93 21.49 22.06 63.26% (35.44)
toán trước 101.64%
thuế
15. Chi phí
-
thuế TNDN 6.98 11.39 4.30 4.40 63.02% (7.09)
101.49%
hiện hành
16. Lợi
-
nhuận sau 27.88 45.54 17.19 17.66 63.32% (28.35)
101.68%
thuế TNDN
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của CTCP 190

Trong bối cảnh khó khăn của giai đoạn 2020 – 2021, các chỉ tiêu doanh
thu và lợi nhuận (ngoại trừ lợi nhuận khác) của CTCP 190 khá tiêu cực trong
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ của công ty giảm từ hơn 500 tỷ năm 2020 xuống còn 436 tỷ năm 2021 và
giảm tiếp xuống 400 tỷ năm 2022, kéo theo Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh với mức giảm 38.7% vào năm 2021 và tiếp tục giảm 23.4% vào năm 2022.
Các khoản chi phí của công ty như giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi
phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao trong lợi
nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty đều đã trải qua một giai đoạn
hết sức biến động. Khoản chi phí khác của công ty trong giai đoạn này cũng biến
động bất thường, song chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ do đó cũng không gây ảnh hưởng
nhiều đến lợi nhuận trước thuế.
Tất cả các yếu tố trên đã cho thấy công ty đã phải trải qua một thời kỳ hết
sức khó khăn. Tuy nhiên, mặc dù lợi nhuận của công ty trong 3 năm phân tích có
sự sụt giảm, lợi nhuận sau thuế của công ty vẫn đều có kết quả dương. Với một
mức lợi nhuận như vậy, công ty vẫn có nhiều cơ hội để tiếp tục mở rộng sản xuất
kinh doanh, phát triển thị trường trong các năm tiếp theo, đặc biệt là trong giai
đoạn phục hồi của nền kinh tế.

28
1.5.2. 2.1.1. Phân tích cơ cấu Doanh thu
(Đơn vị tính: tỷ đồng)
600.00
528.41
500.00
436.92
400.28
400.00

300.00

200.00

100.00
1.89 0.26 0.82 0.12 1.43 0.63
0.00
2020 2021 2022

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ


Doanh thu hoạt động tài chính
Thu nhập khác
Tổng doanh thu

Hình 2.2: Cơ cấu Doanh thu giai đoạn 2020 – 2022


Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của CTCP 190

Theo hình 2.2, doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ hay
chính là doanh thu từ các hợp đồng với nhà phân phối, nhà sản xuất và các dự án
mà công ty có được vẫn chiếm tỷ trọng lớn, chiếm đến hơn 99% tổng doanh thu,
gấp 500 lần doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu từ hoạt động khác
trong năm 2020. Điều này thể hiện công ty luôn tập trung vào hoạt động cốt lõi là
sản xuất và phân phối sản phẩm. Trong năm 2021, doanh thu từ hoạt động tài
chính ghi nhận mức sụt giảm nhẹ xuống hơn 800 triệu và tăng lại lên 1 tỷ vào
2022. Nguyên nhân đến từ việc những khoản tiền gửi ngân hang của doanh
nghiệp chưa đáo hạn.
Năm 2020 là một năm cả nước gánh chịu làn sóng Covid – 19 gây ảnh
hưởng rất lớn đến không chỉ doanh nghiệp trong ngành xây dựng mà còn tất cả
các ngành nghề có liên quan khác, tình hình kết quả kinh doanh cũng chững lại
và có dấu hiệu xấu đi. Năm 2021, CTCP 190 cố gắng gia tăng và duy trì nguồn
lực ổn định hơn nữa sẽ đẩy mạnh việc kinh doanh bằng cách đẩy nhanh tiến độ
sản xuất và mở rộng kênh phân phối.
1.5.3. 2.1.2. Phân tích cơ cấu Chi phí
(Đơn vị tính: tỷ đồng)

29
500.00
450.00
400.00
350.00
300.00
250.00
200.00
150.00
100.00
50.00
0.00
Giá vốn hàng Chi phí tài chính Chi phí bán Chi phí quản lý Chi phí khác
bán hàng doanh nghiệp

2020 2021 2022

Hình 2.3: Cơ cấu Chi phí giai đoạn 2020 - 2022


Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của CTCP 190

Đặc điểm rõ nhất dễ dàng nhận thấy ở cơ cấu chi phí bao trùm qua các
năm từ 2020 đến 2022 của CTCP 190 là Giá vốn hàng bán luôn chiếm tỉ trọng
cao nhất, lần lượt chiếm đến 95.3%, 84.4%, 88.6%. Với chỉ tiêu Giá vốn hàng
bán hay bản chất là Giá vốn của hoạt động sản xuất, trong giai đoạn phân tích đã
có sự sụt giảm, từ mức hơn 450 tỷ năm 2020 xuống 375 tỷ năm 2021 rồi tăng nhẹ
lên mức hơn 400 tỷ vào năm 2022.
Trong năm 2020 là năm bắt đầu xảy ra đại dịch Covid-19 cũng chứng kiến
sự gia tăng mạnh mẽ của Chi phí quản lý doanh nghiệp và Chi phí tài chính hay
Chi phí lãi vay. Cụ thể, Chi phí lãi vay từ mức hơn 500 triệu đồng đã tăng đột
biến lên 292 tỷ đồng năm 2021, tương ứng hơn 64868%, sang năm 2022 con số
này giảm xuống còn 600 triệu đồng. Có thể thấy 2022 tuy vẫn đang trong thời kỳ
đại dịch nhưng doanh nghiệp đã rút kinh nghiệm từ năm trước đó và nỗ lực giảm
thiểu chi phí trong bộ máy quản trị. Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp cũng
ghi nhận mức tăng gần gấp đôi từ 7 tỷ năm 2020 lên 14 tỷ năm 2021 nhưng công
ty đã nhanh chóng kiểm soát và giảm chi phí này xuống 12 tỷ vào năm 2022.
Doanh thu sụt giảm cùng với chi phí gia tăng dẫn đến sự sụt giảm trong
tổng lợi nhuận của công ty, đặc biệt trong năm 2022. Năm 2022, tổng LNST của
doanh nghiệp là 17.2 tỷ đồng, thấp hơn so với năm 2021 gần 10 tỷ đồng.

30
2.2 Phân tích tình hình tài sản – nguồn vốn của công ty
1.5.4. 2.2.1. Phân tích tình hình Tài sản
Bảng 2.3: Bảng cân đối kế toán CTCP 190 giai đoạn 2020 – 2022
(Đơn vị tính: tỷ đồng)
Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
Chỉ tiêu
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
TÀI SẢN            
A - TÀI SẢN NGẮN
171.08 80.3% 180.80 82.4% 171.07 81.6%
HẠN
I. Tiền và các khoản
5.30 2.5% 2.85 1.3% 5.30 2.5%
tương đương tiền
II. Đầu tư tài chính ngắn
33.00 15.5% 44.00 20.1% 33.00 15.7%
hạn
III. Các khoản phải thu
47.50 22.3% 81.43 37.1% 47.52 22.7%
ngắn hạn
IV. Hàng tồn kho 83.58 39.2% 52.30 23.8% 83.58 39.9%
V. Tài sản ngắn hạn khác 1.70 0.8% 0.22 0.1% 1.67 0.8%
B - TÀI SẢN DÀI HẠN 42.05 19.7% 38.51 17.6% 38.58 18.4%
I. Tài sản cố định 12.95 6.1% 10.17 4.6% 10.85 5.2%
II. Tài sản dài hạn khác 29.10 13.7% 28.34 12.9% 27.73 13.2%
TỔNG TÀI SẢN 213.13 100% 219.31 100% 209.65 100%
NGUỒN VỐN            
C - NỢ PHẢI TRẢ 22.74 10.7% 33.97 15.5% 48.15 22.9%
I. Nợ ngắn hạn 22.74 10.7% 33.97 15.5% 48.15 22.9%
1. Phải trả người bán
10.66 5.0% 7.69 3.5% 24.36 11.6%
ngắn hạn
2. Người mua trả tiền
2.81 1.3% 1.78 0.8% 9.77 4.6%
trước ngắn hạn
3. Thuế và các khoản
7.24 3.4% 2.91 1.3% 0.74 0.4%
phải nộp Nhà nước
4. Phải trả người lao
1.91 0.9% 1.33 0.6% 1.98 0.9%
động
5. Phải trả ngắn hạn khác 0.11 0.1% 20.26 9.2% 0.93 0.4%
6. Vay và nợ thuê tài
-   -   10.37 4.9%
chính ngắn hạn
II. Nợ dài hạn -   -   -  
D - VỐN CHỦ SỞ
189.65 89.3% 185.16 84.5% 162.35 77.1%
HỮU
TỔNG NGUỒN VỐN 212.39 100% 219.13 100% 210.5 100%
Nguồn: Bảng cân đối kế toán của CTCP 190

31
Nhìn vào Bảng cân đối kế toán, ta thấy tài sản của CTCP 190 trong 3 năm
có xu hướng giảm nhẹ. Cụ thể, năm 2020 tổng tài sản giảm nhẹ từ ngưỡng gần
220 tỷ xuống 212 tỷ năm 2021 rồi giảm xuống 210 tỷ vào năm 2022.
120.0%

100.0%
17.6% 19.7% 18.4%
80.0%

60.0%

40.0% 82.4% 80.3% 81.6%

20.0%

0.0%
2020 2021 2022

Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn

Hình 2.4: Cơ cấu tài sản của CTCP 190


Nguồn: Bảng cân đối kế toán của CTCP 190
Qua 3 năm, từ 2020 đến 2022, Tài sản ngắn hạn của CTCP 190 luôn
chiếm tỷ trọng cao hơn so với Tài sản dài hạn và không có xu hướng giảm dần sự
chênh lệch. Cụ thể, đầu năm 2020, tỷ trọng của Tài sản ngắn hạn là 82.4%, gấp
gần 8 lần tỷ trọng của Tài sản dài hạn (33.4%). Qua các năm, tỷ trọng của Tài sản
ngắn hạn có xu hướng nhẹ nhưng không đáng kể, từ 82.4% năm 2020 xuống
81.6% năm 2022. Đồng thời, tỷ trọng Tài sản dài hạn tăng dần từ 17.6% năm
2020 lên 18.4% năm 2022.
Trong Tài sản ngắn hạn, khoản mục chiếm trọng số cao nhất là Các khoản
phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho (đều chiếm hơn 81% qua các năm) nên đây
được coi là yếu tố quyết định sự thay đổi trọng số của Tài sản ngắn hạn trong
Tổng tài sản. Bên cạnh đó, khoản Đầu tư tài chính ngắn hạn cũng đóng góp trọng
không số nhỏ, song có xu hướng giảm qua từng năm. Năm 2020, Đầu tư tài chính
ngắn hạn đóng góp tới 44% tỷ trọng Tài sản ngắn hạn, song đến 2021, con số này
giảm chỉ còn 33%. Nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng tỷ trọng này là do
công ty đang tăng cường tiền gửi tiết kiệm và đầu tư vào công ty khác. Trong khi
đó, Tài sản dài hạn khác chiếm tỷ trọng tương đối ổn định, từ 38.5% năm 2020
xuống 6.6% năm 2021.

32
1.5.5. 2.2.2. Phân tích tình hình Nguồn vốn

Để dự báo được khả năng kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp đối với
việc thỏa mãn các khoản nợ vay dài hạn, cần phân tích cơ cấu nguồn vốn và tình
hình bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục và có
hiệu quả. Việc phân tích tình hình nguồn vốn sẽ giúp đánh giá được khả năng,
mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp.
Tổng nguồn vốn có biến động liên tục trong giai đoạn 2020 – 2022 do ảnh
hưởng của Covid-19, trong đó các khoản Nợ phải trả cũng có nhiều biến động.
Năm 2020, tổng nguồn vốn của CTCP 190 đạt gần 219 tỷ giảm dần về 210 tỷ vào
năm 2022.
120.0%

100.0%

80.0%

60.0% 77.1%
84.5% 89.3%

40.0%

20.0%
22.9%
15.5% 10.7%
0.0%
2020 2021 2022

Nợ ngắn hạn Vốn chủ sở hữu

Hình 2.5: Cơ cấu Nguồn vốn CTCP 190


Nguồn: Bảng cân đối kế toán của CTCP 190
Nhìn vào cơ cấu nguồn vốn, có thể thấy VCSH đóng góp tỷ trọng lớn hơn.
Tại thời điểm đầu năm 2020, tỷ trọng VCSH là 84.5%, trong khi đó Nợ ngắn hạn
chỉ giữ ở mức 15.5%. Trong giai đoạn 3 năm phân tích, công ty đã nỗ lực gia
tăng VCSH vào năm 2021 lên 189 tỷ nhưng tới năm 2022 lại sụt giảm về chỉ còn
162 tỷ. Trong đó, trong năm 2022 xuất hiện them khoản mục vay và nợ thuê
tài[ chính dài dạn, chiếm khoảng 4.9% trong tỷ trọng Nợ ngắn hạn. Đây là một
trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm VCSH trong năm này.

33
90.00

80.00

70.00

60.00

50.00

40.00

30.00

20.00

10.00

0.00
2020 2021 2022

Các khoản phải thu Các khoản phải trả

Hình 2.6: Khoản phải thu và Khoản phải trả


Nguồn: Bảng cân đối kế toán của CTCP 190
Tình hình và khả năng thanh toán các khoản phải thu và các khoản phải
trả là một chỉ tiêu khá sát thực đánh giá chất lượng hoạt động tài chính của doanh
nghiệp. Một doanh nghiệp có hoạt động tài chính tốt là doanh nghiệp thanh toán
kịp thời các khoản nợ phải trả và thu kịp thời các khoản phải thu, tránh được tình
trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau cũng như tình trạng công nợ dây dưa kéo dài, tình
trạng tranh chấp mất khả năng thanh toán.
Nợ phải trả của CTCP 190 biến động trong 2020 – 2022, từ mức hơn 33 tỷ
năm 2020 xuống 22 tỷ năm 2020 rồi lại tăng lên 37 tỷ năm 2022. Nguyên nhân
chủ yếu đến từ sự biến động của Nợ ngắn hạn do cơ cấu nợ phải trả của công ty
chủ yếu đến từ Nợ ngắn hạn. Trong đó, Phải trả người bán ngắn hạn và Vay và
cho thuê tài chính là hai khoản đóng góp tỷ trọng lớn nhất (lần lượt là 11.6% và
4.9% năm 2022).
Tỷ lệ nợ các khoản phải phải thu so với các khoản phải trả năm 2020 là
2.3 trong khi sang năm 2021 giảm xuống 2.1 và tiếp tục giảm xuống 1.2 trong
năm 2022 chứng tỏ giai đoạn năm 2021-2022, các khoản nợ phải trả tăng ít hơn
khoản phải thu.

34
(Đơn vị tính: triệu đồng)
90.00 40.0%
37.1%
80.00 35.0%
70.00
30.0%
60.00 22.3% 22.7% 25.0%
50.00
20.0%
40.00
15.0%
30.00
10.0%
20.00

10.00 5.0%

0.00 0.0%
2020 2021 2022

Các khoản phải thu ngắn hạn Tỷ trọng

Hình 2.7: Khoản phải thu CTCP 190


Nguồn: Bảng cân đối kế toán của CTCP 190
Trong cơ cấu TSNH, Khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất
nhưng lại đang có xu hướng giảm tỷ trọng. Cuối năm 2021, khoản này trị giá hơn
50 tỷ đồng, giảm hơn 1,5 lần so với năm 2020 (81 tỷ đồng). Nguyên nhân là do
Phải thu ngắn hạn của khách hàng và trả trước cho người bán ngắn hạn tăng
mạnh. Sang năm 2022, các khoản này lại đều giảm dẫn đến Khoản phải thu cũng
giảm xuống còn hơn 50 tỷ đồng.
2.3. Phân tích một số chỉ số tài chính của công ty
Việc có thể đưa ra được những kết luận chính xác về hoạt động và tiềm
năng của công ty chỉ dựa vào các số liệu tỏng báo cáo tài chính là không khả thi,
khi các con số bị ảnh hưởng bởi quy mô công ty, ngành nghề và các nhân tố
khác. Vì thế, các thông tin trong các báo cáo tài chính cần được tổ chức lại thành
các chỉ số tài chính. Các chỉ số này sẽ cung cấp một cái nhìn chi tiết hơn về tình
hình tài chính của công ty.

35
1.5.6. 2.3.1. Khả năng sinh lời
100.00%

80.00%

60.00%

40.00%

20.00%

0.00%
2020 2021 2022

-20.00%

ROA ROE ROS


1.5.7.
Hình 2.4: Các hệ số sinh lời
Nguồn: BCTC của CTCP 190

Nhìn vào bảng, các chỉ số ROE, ROA và ROS của công ty giảm mạnh qua
các năm chủ yếu do tốc độ tăng giá vốn hàng bán qua các năm nhanh hơn so với
tốc độ tăng doanh thu hàng năm, đăc biệt trong giai đoạn 2020-2021. Trong khi
đó, chỉ số ROS có xu hướng giảm mạnh khoảng 20% qua từng năm. Các chỉ số
trên cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty trong các năm gần đây đang có
dấu hiệu đi xuống, trong các năm gần đây công ty đang có xu hướng tăng sử
dụng vốn nợ để giúp tăng chỉ số ROE do nhận thấy tốc độ giảm của chỉ số ROE
nhanh hơn ROA và ROS. Vì hiện tại công ty đang sử dụng 3 nguồn tài trợ chính
cho nguồn vốn là tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng và lợi nhuận giữ lại.
Nguồn tín dụng thương mại đã sử dụng gần hết room, tín dụng ngân hàng khả
năng gia tăng tỷ lệ vốn nợ trong cơ cấu vốn chủ sở hữu của công ty cũng không
cao.
1.5.8. 2.3.2. Khả năng thanh toán
1.5.9. Nhóm chỉ tiêu này thể hiện khả năng thanh toàn các khoản nợ ngắn hạn
của công ty, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được thông suốt. Đây cũng
là các chỉ tiêu mà các bên liên quan nhìn nhận để đánh giá sức khỏe tài chính
của một doanh nghiệp.
Bảng 2.4: Các hệ số khả năng thanh toán
Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
Khả năng thanh toán tổng quát 6.4 9.3 4.3

36
Khả năng thanh toán nợ ngắn
5.33 7.52 3.55
hạn
Khả năng thanh toán nhanh 0.16 -0.2 -0.2
Khả năng thanh toán tức thời 0.01 0.03 0.034
Nguồn: BCTC của CTCP 190
Bảng 2.4 trên phản ánh:
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát của công ty luôn lớn hơn 1, thậm chí còn
luôn trên 4. Cụ thể, năm 2021, CTCP 190 ghi nhận hệ số khả năng thanh toán
tổng quát là 9.3. Điều này cho thấy, công ty luôn đảm bảo tốt khả năng thanh
toán.
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty luôn lớn hơn 1, dù có tăng
giảm biến động nhưng vẫn luôn trên 3 chứng tỏ công ty hoàn toàn có đủ khả
năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
Trong khi đó, hệ số khả năng thanh toán nhanh có cùng xu hướng giảm dần
qua các năm, từ 0.16 năm 2020 giảm còn -0.2 vào năm 2020 và giữ nguyên năm
2022, thể hiện các TSNH chưa có tính thanh khoản cao, chưa đảm bảo được khả
năng thanh toán nhanh.
Hệ số khả năng thanh toán tức thời của CTCP 190 lại ở mức thấp khi con số
ghi nhận lần lượt qua các năm là 0.01, 0.03 và 0.03. Điều này cho thấy lượng tiền
và tương đương tiền để công ty sẵn sàng thanh toán tức thời là thấp.
Nhìn chung, khả năng thanh toán và tình hình công nợ của CTCP 190 ở mức
tốt nên công ty sẽ không phải gặp rủi ro thanh toán.

1.5.10. 2.3.3. Khả năng hoạt động


Bảng 2.5: Hiệu suất sử dụng tài sản

Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Vòng quay tổng tài sản 2.4 2.04 2.17

Vòng quay vốn lưu


3.5 2.94 3.25
động
Hệ số vòng quay khoản
6.4 9.1 8.42
phải thu
Hệ số vòng quay hàng
8.74 4.58 8.78
tồn kho

37
Hệ số này cho biết mỗi đồng tài sản tạo ra cho doanh nghiệp bao nhiêu
đồng doanh thu thuần. Vòng quay tổng tài sản càng cao cũng có nghĩa là việc sử
dụng tài sản của công ty vào các hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả.
Năm 2020, bình quân cứ 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình kinh doanh
tạo ra 2.4 đồng doanh thu thuần. Năm 2021, bình quân một đồng tài sản tham gia
vào quá trình kinh doanh tạo ra 0.31 đồng doanh thu thuần. Trong năm 2021,
doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch giảm mạnh so với 2020, bên cạnh
đó tổng tài sản có tốc độ tăng 16.5%, điều này làm cho hiệu quả sử dụng tài sản
của công ty giảm so với năm 2020. Hệ số này trong 2 năm của công ty đều giảm,
phản ánh công ty đã không tận dụng được hết công suất sử dụng tài sản. Đây là
một bài toán khó cho công ty để làm sao có thể khai thác tốt giá trị của tài sản
hơn, đồng thời tiết kiệm chi phí và tăng sức cạnh tranh của công ty trên thị
trường.

Trong khoảng thời gian này hệ số vòng quay các khoản phải thu và các
khoản phải trả có xu hướng giảm dần điều này chủ yếu do công ty cấp thêm tín
dụng cho khách hàng. Do khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài
sản ngắn hạn của công ty, vì vậy việc vòng quay khoản phải thu của công ty
giảm dần sẽ làm lãng phí nguồn lực của công ty và lâu dài sẽ ảnh hưởng đến khả
năng thanh toán ngắn hạn của công ty. Tuy nhiên muốn cải thiện vòng quay
khoản phải thu thì công ty cần phải có các phương án thận trọng để tránh ảnh
hưởng đến tốc độ tăng trưởng doanh thu.
Chỉ số vòng quay hàng tồn kho của công ty luôn ở mức thấp trong các
năm 2020 và 2021 lần lượt là 8.74 và 4.58 cho thấy khả năng quản lý hàng tồn
kho của doanh nghiệp đang chưa được tốt. Hàng tồn kho là tài sản khó có thể
hoán đổi thành tiền mặt, do đó, nếu việc ứ đóng lâu ngày, có thể dẫn đến giảm
khả năng thanh toán của công ty. Cho nên trong các năm tới công ty cần có các
biện phát để đưa vòng quay hàng tồn kho về mức trung bình của các năm 2020,
2021
Dựa trên bảng các chỉ số về khả năng hoạt động của công ty đang có xu
hướng giảm dần các chính sách tín dụng thương mại cho khách hàng để tăng
doanh thu. Ngoài ra công ty cũng tăng dần sử dụng tín dụng ngân hàng và chiếm
dụng vốn của các nhà cung cấp để tăng hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu.

38
ROA

ROE

ROS

0.000 0.005 0.010 0.015 0.020 0.025 0.030

2021 2020 2019

Hình 2.11: Chỉ số sinh lời của CTCP 190


Nguồn: BCTC của CTCP 190
Trong giai đoạn 2020– 2021, cả ba chỉ số ROA, ROE, ROS đều giảm
đáng kể. Cụ thể:
Chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi của tài sản – ROA phản ánh cứ 100 đồng tài sản
sẽ sinh lợi bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2020, ROA của CTCP 190
giảm dần từ 0.014 năm 2020xuống 0.005. Năm 2021, chỉ số này xuống tiếp
0.002. Quy mô tổng tài sản năm 2020 của công ty tăng, tốc độ tăng của LNST
cùng năm giảm dẫn đến tỷ suất ROA trong năm giảm mạnh. Điều này cho thấy
sức sinh lời của tài sản đang kém đi.
Chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi của VCSH – ROE cho biết 100 đồng VCSH sẽ
tạo ra bao nhiêu đồng LNST. Giống như ROA, ROE trong 3 năm của công ty
cũng giảm mạnh, từ 0.023 năm 2020xuống 0.009 năm 2020 và tiếp tục xuống
còn 0.003 năm 2021, nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu thì chỉ đem lại 0.004
đồng LNST. Song song với việc tăng quy mô VCSH trong năm 2020 lên 1,230 tỷ
đồng, tương đương với tăng hơn 66 tỷ đồng, tốc độ giảm của lợi nhuận năm 2020
còn mạnh, làm cho chỉ tiêu sinh lời này giảm.
Chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi của doanh thu – ROS cho biết 100 đồng Doanh
thu thuần có khả năng sinh lợi bao nhiêu đồng LNST. Năm 2019, 100 đồng
doanh thu thuần tạo ra 0.026 đồng lợi nhuận, con số này tiếp tục giảm 0.012
đồng vào năm 2020. Chỉ tiêu này tiếp tục ghi nhận mức giảm xuống 0.006 năm
2021. Điều này phản ánh công ty đã quản lý chi phí kém hiệu quả hơn, đặc biệt
năm 2020, chi phí tài chính của công ty tăng lên rất cao do công ty phải huy động
vốn ở bên ngoài tương đối lớn. Công ty nên xem xét và tiến hành những biện
pháp phù hợp để tiết kiệm chi phí, gia tăng lợi nhuận.

39
Qua bảng trên có thể thấy, chỉ tiêu ROA bị ảnh hưởng bởi ROS và hiệu
suất sử dụng tài sản (hay còn gọi là vòng quay tài sản). Năm 2020, ROA giảm
hơn một nửa so với 2019, từ 0.014 xuống 0.005. Trong năm 2021, con số này
tiếp tục xuống 0.002. Tốc độ giảm doanh thu thuần đi kèm với sự gia tăng về quy
mô tài sản đã dẫn đến trường hợp trên.

Chỉ tiêu ROE theo phân tích Dupont bị ảnh hưởng bởi 3 yếu tố bao gồm
ROS, hiệu suất sử dụng tài sản và đòn bẩy tài chính. Năm 2020 và năm 2021,
ROE giảm dần và giảm do ROS. Điều này có thể đưa ra một kết luận công ty
đang bị ảnh hưởng bởi khá nhiều vốn nợ, chủ yếu sử dụng nợ làm nguồn vốn để
phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Qua các phân tích và dựa theo biến động các chỉ tiêu lợi nhuận của công
ty ở trên, ta thấy cả 3 chỉ tiêu ROS, ROE, ROA có biến động tương tự nhau, đều
giảm trong giai đoạn 2020- 2021. Nguyên nhân cho sự sụt giảm này là doanh thu
từ thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong bối
cảnh đại dịch Covid-19. Như vậy, có thể thấy giai đoạn 2020 – 2021 thực sự là
một năm khó khăn đối với tình hình sản xuất kinh doanh của CTCP 190. Công ty
cần có những biện pháp hợp lý trong việc quản lý chi phí, doanh thu và tăng hiệu
suất sử dụng tài sản, nhằm gia tăng khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp.

40
1.5.11. So sánh với thực trạng toàn ngành
Giai đoạn 2020– 2021, không chỉ CTCP 190 phải đối mặt với nhiều khó
khăn, trở ngại do Covid-19, mà các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế, đặc biệt
là trong ngành xây dựng nói chung và nói riêng cũng gặp nhiều thách thức. Theo
báo cáo Kinh tế xã hội của Tổng cục Thống kê cho biết, năm 2020, ngành xây
dựng cả nước tăng trưởng 6.76%, mức tăng trưởng thấp nhất trong giai đoạn phát
triển 2016 – 2020. Đồng thời, trong năm 2020, ngành xây dựng cũng diễn ra sự
thanh lọc mạnh mẽ, thể hiện ở số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong ngắn
hạn và số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong năm 2020 gần tương đương.
Cụ thể, năm 2020, ngành xây dựng có 6,412 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh
có thời hạn và 6,545 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động. Như vậy, mức tăng
trưởng doanh thu của CTCP 190 nhìn chung vẫn thấp hơn toàn ngành khi ghi
nhận tăng trưởng âm 14% vào năm 2020 và đây là một con số dễ hiểu đối với
một công ty có quy mô tầm trung chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Để thấy rõ hơn về nhu cầu tăng lợi nhuận của CTCP 190, ta sẽ so sánh
một vài chỉ số tài chính của công ty với Công ty xây dựng Hà Nội – CTCP HAN
với quy mô gần như tương đương và đồng nhất mô hình kinh doanh.
Bảng 2.10 Tình hình lợi nhuận của Công ty xây dựng Hà Nội
Chỉ tiêu 2019 2020 2021
Doanh thu thuần 2,450,113 1,991,733 2,413,517
Lợi nhuận gộp 190,527 59,278 212,070
Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh 55,746 18,203 81,695
doanh
LNST thu nhập
37,362 32,855 35,504
doanh nghiệp
Nguồn: BCTC của Công ty xây dựng Hà Nội
Bảng 2.10 cho tình hình lợi nhuận của Công ty xây dựng Hà Nội năm
2020 cũng bị sụt giảm nghiêm trọng dưới tác động của Covid-19. Cụ thể doanh
thu thuần giảm từ 2.45 tỷ đồng năm 2020xuống 1.9 tỷ đồng năm 2020, tương
đương giảm 18.7%, mức giảm sâu hơn so với 14% của CTCP 190. Song đến năm
2021, Công ty xây dựng Hà Nội đã phục hồi doanh thu nhanh chóng lên 2.4 tỷ
đồng, tăng 21.13%, trong khi doanh thu thuần của CTCP 190 vẫn tiếp tục giảm
16%.

41
Ở LNST thu nhập doanh nghiệp, Công ty xây dựng Hà Nội cũng chỉ ghi
nhận mức giảm nhẹ từ 37 tỷ đồng năm 2020xuống gần 33 tỷ đồng năm 2020,
tương đương 12.06%, trong khi đó CTCP 190 giảm từ gần 27 tỷ xuống 11 tỷ
đồng, tương đương gần 60%. Sang năm 2021, cùng với sự phục hồi của doanh
thu, mức LNST thu nhập doanh nghiệp của Công ty xây dựng Hà Nội cũng tăng
8.1%, trong khi đó CTCP 190 tiếp tục ghi nhận mức giảm LNST 56.2% xuống
còn 4.7 tỷ đồng.
Bảng 2.11 Các chỉ số sinh lời của Công ty xây dựng Hà Nội
Chỉ số 2019 2020 2021
ROS 1.52 1.65 1.47
ROE 2.00 1.38 2.20
ROA 0.53 0.36 0.53
Nguồn: BCTC của Công ty xây dựng Hà Nội
Các chỉ số sinh lời của Công ty xây dựng Hà Nội nhìn chung đều cao hơn
CTCP 190. Các chỉ số ROE, ROA của hai công ty tuy đều giảm vào năm 2020,
song Công ty xây dựng Hà Nội đã nhanh chóng phục hồi vào năm 2021 khi ghi
nhận ROE từ 1.38 lên 2.20 và ROA từ 0.36 lên 0.53. Chỉ số về ROS của Công ty
xây dựng Hà Nội lại tăng vào năm 2020 và giảm xuống còn 1.47 năm 2021,
nhưng nhìn chung tình hình lợi nhuận vẫn khả quan hơn CTCP 190.
Như vậy, sau khi so sánh với tình hình lợi nhuận của toàn ngành cũng như
với công ty xây dựng Hà Nội, ta thấy rõ việc tăng lợi nhuận là một việc cấp bách
ngay lúc này với công ty.
1.6. Đánh giá chung về thực trạng lợi nhuận của CTCP 190
1.6.1. Kết quả đạt được
Giai đoạn năm 2020– 2021, CTCP 190 đã chịu nhiều thách thức do ảnh
hưởng của dịch Covid-19. Nhiều công trình bị chững lại, đi kèm với chi phí giá
nguyên vật liệu tăng cao, đầu tư công sụt giảm đã khiến tình hình sản xuất kinh
doanh của công ty đi xuống, dẫn đến lợi nhuận cũng ảnh hưởng nghiêm trọng.
Các tỷ suất lợi nhuận đều giảm là minh chứng cho thấy nhu cầu về tăng lợi nhuận
của công ty đang lớn hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, có thể thấy công ty vẫn đang
từng bước cải thiện tình hình tài chính của mình, tạo nguồn lực đủ lớn để có thể
tiếp tục phát triển. Điều này thể hiện qua việc công ty vẫn đảm bảo khả năng
thanh toán của mình trong giai đoạn hết sức khó khăn khi các hệ số về khả năng
thanh toán và khả năng cân đối vốn luôn được duy trì ở mức an toàn. Kết quả này
có được là do CTCP 190 đã linh hoạt và duy trì cấu trúc vốn ổn định, trong bối

42
cảnh thị trường nhiều biến động, công ty đã nỗ lực củng cố mức độ độc lập tài
chính bằng cách tăng nguồn vốn từ chủ sở hữu thay vì phụ thuộc vào nguồn vốn
bên ngoài.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn đầy thách thức vừa qua, công ty vẫn có thể
thực hiện và hoàn thành được một số công trình tiêu biểu và mang nhiều giá trị to
lớn như xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía
Đông thuộc giai đoạn 2017 – 2020 hay dự án Metro thành phố Hồ Chí Minh –
tuyến số 1. Với gần 50 năm kinh nghiệm về xây dựng các công trình, hạ tầng
giao thông, CTCP 190 được biết đến với những công trình mang hàm lượng chất
xám cao, công ty đã và đang khẳng định năng lực vượt trội cũng như vị thế của
mình trong ngành Xây dựng, đặc biệt trong giai đoạn gia tăng đầu tư công trở lại
vào năm 2022, công ty hứa hẹn sẽ thực hiện một loạt các công trình giao thông,
xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp, đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát
triển của nước nhà.
1.6.2. Hạn chế và nguyên nhân
1.6.2.1. Hạn chế
Thứ nhất, tăng trưởng doanh thu và tăng trưởng lợi nhuận đều đạt mức âm.
Đặc biệt mức tăng trưởng này thấp hơn rất nhiều so với hệ thống và chưa có dấu
hiệu hồi phục. Việc này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
đang gặp vấn đề. Đồng thời, trong khi lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh
doanh, hoạt động được xem như là cốt lõi của công ty và chiếm tỷ trọng cao nhất
lại sụt giảm qua từng năm thì hoạt động tài chính và hoạt động khác lại ghi nhận
lợi nhuận phục hồi vào năm 2021. Đặc biệt khoản mục lợi nhuận khác tăng
trưởng 98.4% vào năm 2020 và tăng trưởng lên đến 964% vào năm 2021. Đây là
khoản mục mang tính chất không thường xuyên và dễ biến đổi nên dù nó có giúp
lợi nhuận của công ty tăng lên thì hoạt động này cũng không phải là trọng tâm
của công ty, hoạt động mà công ty nên tập trung vào hơn là hoạt động sản xuất
kinh doanh.
Thứ hai, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên gấp nhiều lần trong giai
đoạn 2020– 2021 khi ghi nhận mức tăng lên đến 420.3% vào năm 2020. Năm
2021, công ty đã khắc phục phần nào được khoản chi phí này, song nó vẫn ở mức
cao so với thời điểm trước dịch Covid-19. Qua đó, điều ta có thể thấy là công ty
chưa nhanh nhạy cũng như chưa đủ điều kiện thích nghi với biến động của thị
trường. Do vậy, nếu trong tương lai thị trường lại tiếp tục có những biến động mà
công ty vẫn chưa đưa ra được những giải pháp cụ thể để tối thiểu hóa khoản chi
phí này, công ty vẫn sẽ còn tiếp tục gặp khó khăn trong việc gia tăng lợi nhuận.

43
Cuối cùng, các chỉ số về lợi nhuận của công ty đều ở mức thấp và có xu
hướng giảm dần qua từng năm. Lợi nhuận giảm trong khi công ty gia tăng quy
mô vốn chủ sở hữu để tránh phụ thuộc nhiều vào bên ngoài dẫn đến các chỉ số
như ROE, ROA giảm mạnh. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu ROS cũng không
mấy khả quan khi liên tục giảm qua các năm.
1.6.2.2. Nguyên nhân
a) Nguyên nhân khách quan
- Số lượng các công trình thực hiện bị thu hẹp do ảnh hưởng của dịch
Covid-19
Ngành xây dựng nói chung và nói riêng đều chịu tác động lớn bởi ảnh
hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19. Dưới tác động kéo dài và sự bùng phát
mạnh của các làn sóng dịch, nhiều địa phương, trong đó có cả Hà Nội và Hồ Chí
Minh phải thực hiện cách ly, giãn cách theo chỉ đạo của Chính phủ, dẫn đến tình
trạng các công trình phải “đóng cửa, cài then”, không có dự án được hoàn thành
và mở bán. Các nhà thầu khi triển khai các dự án xây dựng gặp không ít khó
khăn về công tác huy động nhân lực, thiết bị, tổ chức thi công trong giai đoạn
này.
Bên cạnh đó, năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 làm trì trệ
hoạt động sản xuất kinh doanh, khiến nguồn thu ngân sách giảm, trong khi đó
tăng cường chi ngân sách để ứng phó đại dịch, vì vậy thâm hụt ngân sách trầm
trọng 11.12%. Thâm hụt ngân sách gia tăng trong bối cảnh nguồn thu sụt giảm do
cắt giảm các khoản thuế quan khi gia nhập thị trường thế giới, dẫn đến ngân sách
càng thâm hụt trầm trọng. Điều này làm gia tăng nợ công, vừa gây áp lực gia
tăng trả nợ hằng năm, vừa có nguy cơ làm giảm nguồn vốn đầu tư công, làm
chậm trễ quá trình đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, kinh doanh,
từ đó hạn chế thu hút đầu tư tư nhân và giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Tóm lại, trong giai đoạn dịch bệnh, ngành xây dựng phải đối mặt với việc
không thể thực hiện các công trình đúng tiến độ do chỉ đạo giãn cách từ Chính
phủ và số lượng các dự án cũng bị thu hẹp do đầu tư công cho xây dựng đã bị suy
giảm mà nguyên nhân đến từ việc Chính phủ ưu tiên giải ngân phòng chống dịch
bệnh.
- Giá nguyên vật liệu tăng cao do đứt gãy chuỗi cung ứng
Là nguyên vật liệu quan trọng của ngành xây dựng, ngành thép chịu nhiều
biến động của nền kinh tế trong nước và thế giới, đặc biệt là sau đại dịch Covid-
19 diễn ra vào cuối năm 2019, những căng thẳng trong chiến tranh thương mại
Mỹ - Trung, đi kèm với những vấn đề nội tại của Việt Nam khiến chuỗi cung ứng

44
bị đứt gãy, đẩy giá nguyên vật liệu càng lên cao. Có thời điểm tại quý II/2021,
giá sắt thép đã được ghi nhận tăng khoảng 30% - 40% so với cuối năm 2020. Giá
các vật liệu dựng khác như xi măng, gạch, cát,... cũng tăng.
Cơn bão giá vật liệu xây dựng cũng gây sức ép đối với CTCP 190, nhất là
khi thi công các dự án từ ngân sách nhà nước. Việc tăng giá vật liệu, nhân công
đã làm phát sinh chi phí tại các dự án đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước gây
thua lỗ đối với các doanh nghiệp trúng thầu; đồng thời sẽ ảnh hưởng đến tiến độ
và chất lượng thi công các công trình.
b) Nguyên nhân chủ quan
- Sử dụng vốn chưa hiệu quả
Trong giai đoạn 2020– 2021, các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, hiệu suất
sử dụng tài sản trong các năm biến động liên tục và có xu hướng giảm dần cho
thấy công ty sử dụng nguồn vốn và tài sản chưa hiệu quả. Do nguyên nhân khách
quan nên số lượng dự án thi công cũng bị đình trệ, doanh nghiệp không khai thác
được tối đa năng lực sản xuất của máy móc, thiết bị, để máy móc, thiết bị bị khấu
hao, không tận dụng được các tiến bộ của khoa học kỹ thuật công nghệ, từ đó
năng suất lao động giảm, giá thành tăng cao. Song song với đó, chi phí quản lý,
chi phí lãi tiền vay vốn kinh doanh cũng tăng theo thời gian trong khi công trình
không được thực hiện, dẫn đến sự giảm lợi nhuận.
- Năng lực đấu thầu đang còn hạn chế
Trong giai đoạn Covid-19, mặc dù số lượng công trình cũng bị eo hẹp,
song vẫn có những dự án trọng điểm được thực hiện. Để có thể kiếm được nhiều
dự án nhất có thể, công ty cần có sự đầu tư đáng kể cho hoạt động nghiên cứu thị
trường lẫn quảng cáo thương hiệu nhằm thu hút các chủ đầu tư uy tín, đồng thời
không ngừng nâng cao năng lực sản xuất, giảm giá thành. Điều này đã dẫn đến
giá đấu thầu xây dựng cạnh tranh rất khốc liệt.
Nhìn vào BCKQKD của CTCP 190 trong giai đoạn 2020– 2021, có thể
thấy trong thời gian qua công ty đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu về các
dự án, một phần do nhân tố khách quan là dịch bệnh và các chính sách của nhà
nước khiến thị trường phải chững lại. Tuy nhiên, nhìn vào các dự án công ty
thắng thầu đều là những dự án quan trọng trong cả nước. Vì vậy, có thể cho rằng
do hoạt động nghiên cứu thị trường, tìm kiếm các dự án phù hợp chưa thực sự
được đầu tư thích đáng nên số lượng dự án mà công ty có được chưa tới so với
năng lực của công ty. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu ghi nhận của
công ty, dẫn đến kết quả của lợi nhuận.
- Chưa tối ưu hóa các khoản chi phí

45
Giai đoạn 2020– 2021, tuy giá vốn hàng bán giảm, song nguyên nhân đến
từ việc quy mô sản xuất, xây dựng bị thu hẹp trong bối cảnh các công trình buộc
phải dở dang, dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, doanh nghiệp
không cần nhập nguồn nguyên liệu đầu vào cũng như các chi phí cho việc sản
xuất trực tiếp trên công trường xây dựng nên giá vốn hàng bán giảm là điều tất
yếu. Tuy nhiên, khi công ty quay trở lại giai đoạn phục hồi, nếu không kịp thích
ứng lại tình hình, khoản chi phí này sẽ tăng lên đột biến, khiến tình hình lợi
nhuận công ty càng khó khăn hơn. Khác với giá vốn hàng bán, các chi phí như
chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng rất cao ở giai đoạn này.
Đặc biệt năm 2020, sự tăng lên đáng kể lên đến 420.3% của chi phí quản lý
doanh nghiệp đã tác động trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Vì thế, quản lý
doanh nghiệp là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty,
trong đó nhân tố quản lý con người là một trong những nhân tố quan trọng nhất
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, công ty cần xây
dựng một bộ máy quản lý tinh gọn, hiệu quả; đội ngũ lãnh đạo, nhân viên ngày
một chuyên nghiệp, có trình độ hiểu biết, am hiểu sâu trong lĩnh vực hoạt động
của công ty. Trong công tác quản lý nhân lực, ban lãnh đạo công ty cần có các
phương hướng, biện pháp, hình thức điều chỉnh hợp lý, linh hoạt, có những chính
sách đãi ngộ thích hợp để doanh nghiệp có thể hoạt động trơn tru, hiệu quả, giảm
thiểu chi phí không đáng có ngay trong giai đoạn vô cùng khó khăn vừa qua.

46
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TĂNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN 190
1.7. Định hướng hoạt động của CTCP 190
1.7.1. Xu hướng của ngành Thép giai đoạn 2022 – 2025
Giai đoạn năm 2020 – 2022 là giai đoạn khó khăn của nền kinh tế nói
chung, đặc biệt của các doanh nghiệp xây dựng nói riêng và CTCP 190 cũng
không ngoại lệ. Dịch bệnh đi kèm với những thách thức như giá cả leo thang,
thiếu nguồn cung,... đã khiến cho các dự án gặp không ít trở ngại. Đến năm 2022,
khi nền kinh tế phục hồi và khởi sắc hơn, CTCP 190 đã đón nhận những cơ hội
mới từ các đối tác và những dự án đang thi công sẽ được triển khai đúng tiến độ.
Thuận lợi
- Tăng cường giải ngân các ngành sản xuất đầu năm 2022
Trong giai đoạn mới, giai đoạn sau Covid-19, ngành sản xuất hứa hẹn sẽ
đem lại nhiều dự án chất lượng cao dựa trên cơ sở (1) được bổ sung nguồn vốn
thông qua gói kích thích kinh tế mới được Quốc Hội thông qua; (2) giá nguyên
vật liệu xây dựng được dự báo sẽ giảm trong thời gian tới; (3) nguồn vốn còn tồn
đọng từ việc giải ngân đầu tư công chưa hết trong giai đoạn dịch bệnh sẽ được
bồi đắp thêm vào nguồn vốn cho năm 2022 và (4) nhiều dự án hạ tầng giao thông
trọng điểm đã hoàn thành công tác chuẩn bị, giải phóng mặt bằng và sẵn sàng
tinh thần bắt đầu thi công các hàng mục chính vào đầu năm 2022.
Việc tăng cường giải ngân cho ngành sản xuất giai đoạn tới sẽ mở ra cơ
hội bứt phá lợi nhuận cho nhóm các doanh nghiệp xây dựng hạ tầng giao thông
khi nhu cầu xây dựng tăng cao, hàng loạt các dự án cao tốc sẽ được đẩy mạnh.
Khó khăn
- Độ khó của các dự án giai đoạn mới gây ảnh hưởng đến khả năng nhận
thầu của các công ty xây lắp
Theo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của Bộ GTVT chỉ ra rằng: “Suất đầu
tư bình quân của 12 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam, giai đoạn 2 sẽ là 175,4
tỷ đồng/km (không bao gồm giải phóng mặt bằng), cao hơn đáng kể so với mức
trung bình của giai đoạn 1 (120 tỷ đồng/km). Tuy nhiên, nhóm dự án mới này
đều được đánh giá là “khó” hơn giai đoạn 1 khi đi qua nhiều vùng địa hình phức
tạp (vùng núi, sông và nền đất yếu). Bộ GTVT dự kiến sẽ thuê đơn vị tư vấn lập
dự toán chi tiết cho từng dự án nhằm đảm bảo tiết kiệm chi phí nhất. Do đó, có
khả năng các dự án giai đoạn 2 có thể sẽ không đủ hấp dẫn các công ty xây lắp

47
tham gia và cơ hội sẽ chỉ giành cho số ít các nhà thầu lớn, có sẵn trang thiết bị và
kinh nghiệm quản lý chi phí tốt.”
- Tốc độ giải phóng mặt bằng còn chậm
Giải phóng mặt bằng luôn là điểm nghẽn lớn nhất của các dự án hạ tầng
giao thông tại Việt Nam. Sau hơn 2 năm chững lại do dịch bệnh, tốc độ giải
phóng mặt bằng hiện đang đi chậm hơn mục tiêu đã đề ra. Nguyên nhân được
cho có thể là do Chính phủ chưa thực sự quyết liệt, tốc độ giải ngân còn chậm,
công trường “đóng cửa” do tuân thủ chỉ đạo của Chính phủ phòng chống Covid-
19.
- Nguồn cung nguyên vật liệu hạn chế
Sản xuất đình trệ, đứt gãy chuỗi cung ứng do đại dịch Covid-19 đi kèm
với các căng thẳng chính trị đã khiến nguồn cung vật liệu khan hiếm và quá trình
vận chuyển khó khăn hơn bao giờ hết. Trong khi đó, tình hình sản xuất kinh
doanh của các công ty trong thời điểm này cũng gặp nhiều thách thức, đặc biệt
phải đối mặt với chi phí nguyên vật liệu tăng cao nên vấn đề nguồn cung nguyệt
vật liệu càng nan giải hơn.
- Áp lực giải ngân lớn
Nằm trong kế hoạch giải ngân 304,104 tỷ đồng trong giai đoạn 2021 –
2025 của Quốc hội, năm 2022, Bộ GTVT được giao sẽ giải ngân 50,000 tỷ đồng,
tăng 16% so với cùng kỳ. Đây cũng là mức cao nhất từ trước đến nay và chắc
chắn trong tương lai, Quốc hội sẽ còn đề ra nhiều cột mốc hơn nữa nên áp lực
giải ngân lớn, để đảm bảo đạt được con số này cũng là vấn đề không hề nhỏ với
Bộ.
1.7.2. Định hướng phát triển của công ty
Với tầm nhìn trở thành đơn vị hàng đầu trong , CTCP 190 đang xây dựng
mình thành một tổ chức kinh tế xã hội có năng lực chuyên môn cao, tiềm lực tài
chính vững mạnh, đem lại những giá trị kinh tế - xã hội to lớn.
Với phương châm “Chất lượng sản xuất là sự sống còn và phát triển của
CTCP 190”, CTCP 190 – đặt ra các mục tiêu:
Doanh thu tăng trưởng bình quân: 25%/ năm
Lợi nhuận tăng trưởng bình quân: 25%/ năm
Phấn đấu đến năm 2024 niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán
Năm 2022, công ty vẫn sẽ đặt trọng tâm hoạt động là tăng cường đẩy
mạnh, hoàn thành các dự án xây dựng cầu, đường giao thông đang dang dở và
tiếp tục tìm kiếm các dự án mới. Đồng thời, công ty cũng sẽ mở rộng ngành

48
nghề, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp. Trong giai đoạn tới, ban
lãnh đạo công ty đã đưa ra các phương hướng như sau:
Về thị trường
Duy trì vị thế trên thị trường vốn có, song song với đó, mở rộng thêm các
dự án ở các thị trường mới là những tỉnh thành chưa từng đặt chân đến.
Củng cố và lan tỏa hình ảnh, thương hiệu đáng tin cậy của công thông qua
các công trình thực hiện và đầu tư nâng cao hiệu quả bộ phận kế hoạch – thị
trường nhằm mở rộng quan hệ với các chủ đầu tư, các đối tác để kiếm dự án về
cho công ty.
Về quan hệ với các đối tác
Đảm bảo đủ khả năng hoàn thành các khoản nợ phải trả, tiếp tục duy trì
mối quan hệ với các nhà cung cấp hiện tại, hướng đến một mối quan hệ làm ăn
lâu dài với nguồn cung nguyên vật liệu ổn định, giảm sự phụ thuộc vào bên
ngoài, nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành. Đồng thời,
công ty cũng nên tăng cường mở rộng quan hệ với các nhà cung cấp mới, tìm
kiếm nguồn cưng ứng với mức giá tốt hơn mà chất lượng hàng hóa lại cao hơn,
thậm chí nhờ những mối quan hệ này công ty có thể mở rộng quy mô, mở rộng
các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Về tài chính
Phân tích và đánh giá được tình hình hiện tại của doanh nghiệp, qua đó
xây dựng kế hoạch kinh doanh lâu dài trên cơ sở quản trị dòng tiền vững chắc,
tránh lãng phí, thất thoát hay không khai thác được tối đa hiệu suất tài sản và
nguồn vốn. Một công ty có tình hình tài chính tốt sẽ gây dựng được niềm tin cho
khách hàng và các bên đối tác cũng như tạo điều kiện thuận lợi hơn nếu doanh
nghiệp đang ở trong giai đoạn huy động vốn.
Về cơ cấu quản lý và lao động
Xây dựng bộ máy quản lý của công ty tinh gọn, hiệu quả với năng lực
chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo bài bản. Đội ngũ cán bộ nắm bắt được quản
lý sản xuất kinh doanh, biết cách phân tích thông tin và giải quyết các tình huống
bất ngờ xảy ra trong sản xuất kinh doanh, biết xác lập và xác định mục tiêu, ra
các quyết định hợp lý và kịp thời.
Song song với đó, công ty cũng cần phải quan tâm tới đời sống vật chất,
tinh thần của các cán bộ công nhân viên, kết hợp chính sách khen thưởng thích
hợp nhằm khuyến khích tinh thần trách nhiệm, tính sáng tạo và chủ động trong
công việc.

49
1.8. Giải pháp tăng lợi nhuận tại CTCP 190
Lợi nhuận cho thấy khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp và là
con số cuối cùng mà doanh nghiệp có được sau khi thực hiện các hoạt động kinh
doanh. Đây là một chỉ tiêu tổng hợp chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố bao
gồm nhân tố khách quan do môi trường bên ngoài mang lại và nhân tố chủ quan
nằm ở chính công ty. Đối với Nhà nước, lợi nhuận của từng doanh nghiệp là
nguồn thu quan trọng để nhờ nguồn thu đó, NSNN tăng lên, Nhà nước có thêm
vốn để chi cho đầu tư công và từ đó, các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp
xây dựng hạ tầng giao thông cũng sẽ được hưởng lợi. Đây là mối quan hệ hai
chiều vừa thúc đẩy đầu tư công, vừa tạo thêm cơ hội cho doanh nghiệp phát triển,
tiến tới phát triển đất nước.
Trong giai đoạn 2020 – 2022, không chỉ riêng CTCP 190 mà các công ty
trong ngành xây dựng cũng phải điêu đứng trước những khó khăn của thị trường.
Chính vì thế, việc tăng lợi nhuận là một việc cấp bách, đòi hỏi công ty cần kịp
thời đưa ra các biện pháp toàn diện cùng với nỗ lực cao độ của toàn công ty.
Dưới đây là một số biện pháp tương ứng với những hạn chế và nguyên nhân:
1.8.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Hiệu quả sử dụng vốn là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung, phản ánh trình độ sử dụng vốn của
doanh nghiệp nói riêng. Sử dụng vốn sản xuất kinh doanh không chỉ đơn giản là
công ty thực hiện thu, chi mà nó còn là việc doanh nghiệp tận dụng tối đa nguồn
vốn đó vào hoạt động sản xuất kinh doanh như thế nào. Nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn đồng nghĩa với việc sử dụng vốn sản xuất để có hiệu quả cao nhất. Vốn
sản xuất kinh doanh bao gồm vốn cố định và vốn lưu động.

Vốn cố định
Vốn cố định là số tiền mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư cho mua sắm, xây
dựng hoặc lắp đặt các tài sản cố định. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định là
tối đa hóa năng lực sản xuất của máy móc, thiết bị, tận dụng hiệu suất làm việc
của tài sản cố định để tránh khấu hao nhanh.
Các công ty nên tập trung tăng cường đầu tư vào trang thiết bị, máy móc,
áp dụng công nghệ để tận dụng tối đa năng lực sản xuất cũng như tăng năng suất
cho máy móc, thiết bị, cải thiện năng suất lao động. Theo dõi, cập nhật và đón
đầu các xu hướng công nghệ, thường xuyên đổi mới công nghệ sản xuất, ứng
dụng kịp thời các thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để đẩy nhanh
tiến độ thi công, đồng thời giảm các loại chi phí, giúp công ty giữ được vị thế

50
cạnh tranh trên thị trường. Việc luôn cập nhật và đổi mới công nghệ sản xuất
không phải là một chuyện dễ dàng bởi doanh nghiệp cần phải có một nguồn vốn
đủ lớn cũng như trình độ chuyên môn tốt để có thể áp dụng kịp thời những công
nghệ đó vào sản xuất. Bởi lẽ đó, doanh nghiệp cần phải có một lộ trình cụ thể,
phù hợp cho chính doanh nghiệp của mình để có thể bắt kịp với tốc độ phát triển
như vũ bão của thị trường.
Tùy thuộc vào đặc điểm của từng công trình mà nhu cầu về máy móc,
thiết bị cũng khác nhau, dẫn đến kế hoạch mua sắm và sử dụng các máy móc,
thiết bị cũng khác nhau. Việc lập kế hoạch cho từng công trình là điều cần thiết
để công ty có thể phân bổ hợp lý, tránh tình trạng thừa hay thiếu để đảm bảo
đúng tiến độ, không ảnh hưởng tới các kế hoạch khác. Khai thác tối đa công suất
máy móc nhưng vẫn phải có kế hoạch kiểm tra, bảo dưỡng đúng kỳ hạn để tránh
khấu hao nhanh, kéo dài tuổi thọ của các tài sản.

Vốn lưu động


Đối với vốn lưu động, doanh nghiệp cần phải tìm biện pháp tăng nhanh
vòng quay của vốn nhằm giảm thiểu các chidphídlưudkho, chi phí quản lý, chi phí
lãi tiền vay vốn kinh doanh. Cần tránh để tài sản đứng im, không hoạt động, vốn
vật tư, hàng hóa thành phẩm ứ đọng hoặc rơi vào tình trạng mất mát, hư hỏng,...
Theo như phân tích ở chương 2, CTCP 190 đã cho thấy công ty sử dụng
nguồn vốn và tài sản chưa hiệu quả thông qua sự sụt giảm qua từng năm của các
chỉ tiêu về khảdnăngdsinhdlờidvàdhiệu suất sử dụng tài sản. Điều này đã tác động
đến kết quả đi xuống trong lợi nhuận của công ty. Để sử dụng nguồn vốn một
cách hiệu quả, công ty cần xác dđịnhdchínhdxácdnhudcầu vốn hiện nay của công ty
là bao nhiêu, cần cho bao nhiêu dự án, có thể huy động được nguồn vốn này từ
những nguồn nào và phân bổ chúng vào các hoạt động, các dự án của công ty
như thế nào thì mới hợp lý nhất. Công ty cần xây dựng kế hoạch chi tiết về vốn
để làm cơ sở so sánh với tình hình thực tế, phòng ngừa trước các tình huống sẽ
xảy ra như trong trường hợp nếu phát sinh thêm nhu cầu vốn thì công ty sẽ lấy
nguồn từ đâu để đảm bảo các công trình vẫn hoàn thành đúng tiến độ, còn nếu
thừa vốn thì công ty sẽ có kế hoạch gửi tiền hay mở rộng, đầu tư thêm vào những
mảng nào để vốn không bị ứ đọng, gây sụt giảm hiệu quả sử dụng vốn.
Nguồn lợi tích lũy: Đây là khoản tiền công ty tích lũy được khi chưa đến
hạn thanh toán các khoản thuế phải nộp hay lương cho nhân viên, trích lập cho
các quỹ khen thưởng, phúc lợi,... Đây là nguồn tiền của chính công ty và không
mất thêm chi phí nào do không phải trả lãi. Tuy nhiên, nguồn vốn này lại có giới

51
hạn bởi nếu công ty nộp thuế quá hạn sẽ bị phạt, còn nếu trả chậm lương cho
công nhân sẽ làm giảm tinh thần làm việc, hiệu quả kinh doanh công ty sẽ kém
đi.
Chiếm dụng vốn từ nhà cung cấp: Hay còn gọi là mua chịu. Do công ty
có các mối quan hệ làm ăn lâu năm và có uy tín trong ngành nghề, công ty có thể
mua chịu của các nhà cung cấp lớn, có tiềm lực tài chính mạnh vì họ có đủ khả
năng bán chịu cho các doanh nghiệp khác. Trong khoảng thời gian chiếm dụng
vốn, nếu muốn hưởng chiết khấu thanh toán, công ty nên thanh toán tiền vào
ngày cuối cùng của thời hạn chiết khấu. Tuy nhiên, công ty cũng không nên quá
phụ thuộc vào nguồn vốn này vì nếu công ty cứ trì hoãn thanh toán các khoản
tiền mua trả chậm, nó có thể làm tăng chi phí nợ hay làm mất uy tín với các nhà
cung cấp.
Nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng: Ngân hàng và các tổ chức tín dụng
khác có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp.
Trên thực tế việc đi vay vốn ngân hàng để xây dựng các công trình là việc hết
sức phổ biến.
Nguồn vốn từ bên trong công ty: Ở thời điểm khó khăn này, nếu có thể
tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi, có nhu cầu gửi tiết kiệm để hưởng lãi của các
cán bộ công nhân viên trong công ty thì sẽ tiết kiệm được khá chi phí lãi vay.
Công ty có thể trực tiếp huy động vốn từ nguồn lực trong công ty là các cán bộ
công nhân viên với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất tiền gửi họ nhận được,
đồng thời nhỏ hơn lãi suất huy động vốn trên thị trường. Biện pháp này đem lại
lợi ích cho cả doanh nghiệp lẫn cán bộ công nhân viên.
1.8.2. Tối ưu hóa các khoản chi phí
Đi cùng gia tăng doanh thu, đây là một nhiệm vụ thiết yếu trong việc tăng
lợi nhuận, là phương hướng cơ bản và lâu dài đối với mọi doanh nghiệp. Về cơ
bản, để tối ưu hóa các khoản chi phí, doanh nghiệp cần phải tăng cường hoạt
động theo dõi, cập nhật tình hình tài chính đối với việc sử dụng chi phí và giá
thành sản phẩm của doanh nghiệp, đưa ra giải pháp để hạ các chi phí nguyên vật
liệu, chi phí lao động, chi phí sản xuất chung.
1.8.2.1. Tối ưu hóa chi phí nguyên vật liệu
Công ty cần kết hợp các phòng Quản lý thi công, Tài chính – Kế toán, Kế
hoạch - Thị trường để phối hợp quản lý tốt nguyên vật liệu, tính toán hợp lý để
đo lường được cần phải mua bao nhiêu nguyên vật liệu, tránh tình trạng lãng phí,
đồng thời theo dõi đầy đủ thường xuyên, cập nhật liên tục tình hình và so sánh

52
giá cả, chất lượng giữa các đơn vị cung ứng cùng chủng loại để chọn nhà cung
cấp có giá cả hợp lý nhất và đảm bảo chất lượng nhất.
Chi phí nguyên vật liệu nằm ở khoản mục giá vốn hàng bán, là khoản mục
chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Bởi
thế, nếu giảm được chi phí này thì chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả lớn và được coi
như giải pháp tối ưu nhất trong việc giảm chi phí và gia tăng lợi nhuận.
Để tìm kiếm nhà cung ứng phù hợp, phòng Tài chính – Kế toán cần tính
toán định mức sao cho phù hợp, tiết kiệm tối đa nguyên vật liệu tránh lãng phí
nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng đầu vào. Phòng Kế hoạch – Thị trường tìm
kiếm và đưa ra danh sách các nhà cung ứng phù hợp. Phòng Quản lý thi công căn
cứ vào định mức của sản phẩm phải lựa chọn nhà cung ứng nguyên vật liệu vừa
đạt yêu cầu về chất lượng vừa có giá cả tốt, phù hợp với tình hình tài chính của
công ty. Nên lựa chọn nguồn cung ứng quen thuộc từ trước để đảm bảo chất
lượng, giá cả có thể được ưu đãi do mua khối lượng lớn và lâu dài, đồng thời
cũng đàm phán với các nhà cung cấp mới để được giá cả một cách tốt nhất.
Về định mức nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất, công ty cần
nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực cũng như ý thức trách nhiệm của người
lao động trong việc tận dụng triệt để nguyên vật liệu để có thể hạn thấp định mức
sử dụng nguyên vật liệu trực tiếp.
Trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu từ nhà cung ứng tới kho
xưởng của công ty, phải có sự giám sát chặt chẽ cũng như thường xuyên kiểm tra
lại số lượng và chất lượng hàng hóa, tránh các tình trạng như thừa hàng, thiếu
hàng, hàng không đúng chất lượng, chủng loại như đã yêu cầu. Nếu có vi phạm
gì đối với việc quản lý nguyên vật liệu, công ty nên quy định rõ hình phạt ngay
trong hợp đồng.
Trong quá trình sử dụng nguyên vật liệu, thực hiện việc sử dụng và bảo
quản tốt nguyên vật liệu, tránh trường hợp đặt lẫn lộn vị trí các nguyên vật liệu
hoặc hao nhanh do nguyên nhân khách quan như điều kiện môi trường.
Hàng tháng, phòng Tài chính – Kế toán phải làm việc với phòng Quản lý
thi công đối chiếu, so sánh số liệu giữa thực tế phát sinh và định mức đã đưa ra
để tìm ra nguyên nhân tăng chi phí, từ đó có biện pháp thích hợp để giảm chi phí
đó.
1.8.2.2. Tối ưu hóa chi phí trả cho nhân viên
Tiền lương là chi phí chính mà công ty trả cho nhân viên mà số tiền lương
đó phải đảm bảo phản ánh được giá trị năng lực và những đóng góp của nhân
viên đó vào công ty. Quản lý tiền lương thực chất là việc xây dựng các định mức

53
lao động và đánh giá xem đơn giá tiền lương đó đã xứng đáng với từng cá nhân
hay chưa, đồng thời có thỏa mãn người lao động hay không. Tiền lương có thể
được xem như một trong những động lực lớn nhất của người lao động, do đó một
mức lương không hợp lý sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và tinh thần trách nhiệm của
người lao động, tác động trực tiếp đến hiệu quả của sản xuất kinh doanh. Phòng
Văn phòng cần xây dựng chính sách tiền lương, tiền thưởng của người lao động
hợp lý, sao cho nó vừa gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, vừa
gắn với năng suất lao động của mỗi người.
Ngoài ra, trong quá trình làm việc, công ty cũng phải đảm bảo an toàn cho
người lao động. Do sản xuất trong ngành xây dựng có tính lưu động cao, điều
kiện sản xuất nặng nhọc, đặc biệt hơn so với một số ngành nghề khác do chủ yếu
công trường phải thực hiện ở ngoài trời, không có cơ giới hóa hoàn toàn nên
công ty cần đề ra biện pháp sử dụng lao động vừa an toàn, hiệu quả, vừa đem lại
năng suất lao động cao.
Phòng Kế hoạch và Quản lý thi công cần làm việc chặt chẽ với các phòng
ban khác để sắp xếp nhân lực phù hợp với từng dự án, từng công việc, tránh tình
trạng lãng phí lao động. Bố trí máy móc, thiết bị đảm bảo an toàn cho người lao
động. Chú trọng cải thiện đời sống vật chất lẫn tinh thần cho công nhân viên,
thực hiện các chế độ khen thưởng phù hợp để khuyến khích tinh thần trách nhiệm
và tính sáng tạo.
1.8.2.3. Cắt giảm chi phí quản lý doanh nghiệp
Năm 2021, sự tăng lên đáng kể của chi phí quản lý doanh nghiệp đã tác
động trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Vì thế, hạ thấp chi phí quản lý doanh
nghiệp là nhiệm vụ cần đặt lên trên hết. Đây là mức chi phí rất cao, cần phải
được cắt giảm những khoản chi không hiệu quả, có thể thông qua các cách sau:
Tinh gọn bộ máy quản lý, đồng thời, không ngừng đào tạo để nâng cao
trình độ quản lý, nâng cao năng suất làm việc, tiết kiệm chi phí lao động, chi phí
quản lý, hạn chế tối đa các rủi ro, từ đó có thể tiết kiệm chi phí.
Phòng Tài chính – Kế toán cần định mức cụ thể cho từng khoản mục chi
tiêu, thông báo với các phòng ban trong công ty nhằm đảm bảo mỗi khoản chi
tiêu là hợp lý. Công ty có thể thực hiện một vài biện pháp mang tính chất dồn
tích như hằng ngày thực hiện tiết kiệm chi phí điện, nước, điện thoại. Đây là
những hành động nhỏ nhặt thường ngày nhưng có thể tiết kiếm được những
khoản chi phí chiếm tỷ trọng khá lớn. Cân nhắc tổ chức tiệc tùng, các hội nghị
khi không thực sự cần thiết.

54
Ngoài ra, nghiên cứu và áp dụng các ứng dụng của khoa học kỹ thuật,
công nghệ thông tin vào trong quản lý doanh nghiệp. Việc ứng dụng khoa học kỹ
thuật sẽ làm tăng tốc quá trình lưu chuyển và kết nối thông tin với nhau, khiến
cho công ty có thể xử lý thông tin nhanh hơn. Một ví dụ đơn giản như việc áp
dụng ứng dụng phần mềm công nghệ quản lý. Các phần mềm này sẽ cung cấp
cho nhà quản lý biết tần suất đi làm hay đi làm muộn của các nhân viên, hiệu suất
mà mỗi nhân viên làm ra, tình trạng các đơn hàng đang ứ đọng hay vẫn được vận
chuyển đều đặn, quản lý tiến độ công trường từ xa. Ứng dụng sẽ cung cấp những
giải pháp mà theo đó, công ty và các đối tác sẽ làm việc với tính tương tác cao,
giúp các bên nâng cao hiệu suất làm việc.
1.8.3. Nâng cao năng lực đấu thầu, tận dụng đầu tư công tăng
Giai đoạn 2022 – 2025, đầu tư công sẽ khởi sắc trở lại sau khi dịch bệnh
đã được kiểm soát. Hàng loạt các dự án hạ tầng giao thông sẽ được đẩy mạnh
triển khai, mở ra cơ hội bứt phá lợi nhuận cho nhóm các doanh nghiệp xây dựng
hạ tầng giao thông. CTCP 190 cần phải nắm bắt thời cơ này, đẩy mạnh nghiên
cứu, tìm kiếm các dự án phù hợp để mang lại nguồn doanh thu dồi dào cho công
ty.
Phương thức tìm kiếm hợp đồng phổ biến nhất hiện nay trong các doanh
nghiệp xây dựng hạ tầng giao thông vẫn là đấu thầu. Trong thị trường xây dựng ở
Việt Nam, có rất nhiều các doanh nghiệp là các đối thủ cạnh tranh từ lớn đến
tiềm năng, do vậy xác suất CTCP 190 trượt thầu là không tránh khỏi. Muốn trúng
thầu một dự án, đòi hỏi công ty xây dựng đó vừa phải đảm bảo về chất lượng xây
dựng, vừa phải đảm bảo đưa ra một mức giá hợp lý với thời gian thực hiện nằm
trong phạm vi cho phép.
Thị trường trọng điểm của CTCP 190 giai đoạn vừa qua là thị trường miền
Bắc, với trụ sở chính là Hà Nội. Tại khu vực miền Bắc, công ty nên đưa ra các
chính sách ưu đãi hơn cho chủ đầu tư. Phòng Kế hoạch – Thị trường chủ động
liên hệ với các chủ đầu tư tiềm năng, tìm kiếm các dự án, điều tra, nghiên cứu
đặc điểm, quy mô của từng dự án để chuẩn bị hồ sơ năng lực và các điều kiện
kèm theo phù hợp nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trong hoạt động đấu
thầu. Công việc này giúp đẩy mạnh doanh thu của công ty, quyết định số công
trình mà công ty được nhận, qua đó tác động đến lợi nhuận.
Để kiếm được nhiều dự án nhất có thể, công ty cần có sự đầu tư thích
đáng cho hoạt động nghiên cứu thị trường lẫn quảng cáo thương hiệu. Công ty có
thể tăng chi cho các hoạt động marketing và quảng cáo với tần suất cao hơn trên

55
các phương tiện thông tin đại chúng hay tham gia các ngày hội giao lưu để tăng
cơ hội thu hút chủ đầu tư hơn.
Hàng quý, công ty cần cập nhật, phân tích, đánh giá tổng quan đến chi tiết
tình hình thi công các dự án dựa trên báo cáo của các phòng ban, qua đó đánh giá
những mặt nào đang làm tốt, những điểm nào đang được các chủ đầu tư đánh giá
cao để tiếp tục phát huy và khắc phục những hạn chế kịp thời. Hoàn thành tốt
được việc này sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá và nắm bắt kịp thời nhu cầu của thị
trường hiện nay.

56
KẾT LUẬN

Lợi nhuận là yếu tố quyết định sự sống còn của bất kỳ công ty nào. Lợi
nhuận không chỉ là một chỉ tiêu kinh tế cơ bản để đánh giá công ty mà nó còn có
ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế nước nhà. Do đó, mỗi nhà quản lý phải
điều hành hoạt động kinh doanh làm sao để đạt hiệu quả tốt nhất về lợi nhuận.
Nhận thức được vai trò của lợi nhuận, CTCP 190 đã luôn phấn đấu hoàn
thiện và phát triển để tối ưu hóa các nguồn lợi nhuận mặc dù trong bối cảnh tình
hình dịch bệnh Covid-19 vừa qua, không chỉ công ty mà toàn ngành Xây dựng đã
gặp không ít những thách thức khi các công trình, dự án bị chững lại đi kèm với
sức ép chi phí tăng cao. Điều này được thể hiện rõ qua tốc độ tăng trưởng âm và
các chỉ số về tỉ suất lợi nhuận liên tục giảm của công ty trong giai đoạn 2020-
2022. Chính vì thế, việc tăng lợi nhuận đối với CTCP 190 là mục tiêu cấp thiết
nhất ngay thời điểm này.
Qua việc tổng quan các vấn đề lý thuyết liên quan đến lợi nhuận, chuyên
đề đã mô tả chi tiết tình hình lợi nhuận tại CTCP 190, từ đó chỉ ra kết quả đã đạt
được, hạn chế và các nguyên nhân. Từ những nguyên nhân khách quan và chủ
quan được chỉ ra, chuyên đề đã đưa ra các giải pháp nhằm giúp công ty có thể
tăng lợi nhuận trong giai đoạn tiếp theo.

57
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. (2021). Hồ sơ năng lực. Hà Nội: Công ty cổ phần 190

2. (2020, 2021, 2022). Báo cáo tài chính. TP. Hồ Chí Minh: Công ty Cổ
phần 190

3. Vũ Kim Dũng, N. V. (2016). Giáo trình Kinh tế học Tập 1. Hà Nội:


Đại học Kinh tế Quốc dân.

4. Hammelburger, M. (2021). Cost-saving ideas for construction


companies. Bussiness Article, The Bottom Line Group.

5. Khánh, N. Q. (2014). Giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ
phần thép và vật tư công nghiệp. Hà Nội: Khóa luận tốt nghiệp, trường Đại học
Thăng Long.

6. Luật Đầu tư. (2014). Quốc hội.

7. Luật Doanh nghiệp Việt Nam. (2020). Quốc hội.

8. Nhung, Đ. H. (2021). Giáo trình Phân tích tài chính. Hà Nội: trường
Đại học Kinh tế Quốc dân.

9. Quang, N. N. (2011). Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính. Hà Nội:
Nhà xuất bản Tài chính.

58

You might also like