You are on page 1of 6

Chủ đề: anh chị hãy cho biết các phương pháp thiết kế công việc?

Hiện nay xu
thế thiết kế công việc là theo phương pháp nào? Pp nào có thể phát huy được ưu
điểm tốt nhất trong thiết kế công việc ở khu vực sản xuất vật chất? Cho ví dụ và
phân tích?

Khái niệm: Thiết kế công việc là quá trình kết hợp các phần việc rời rạc lại với
nhau để hợp thành một công việc trọn vẹn nhằm giao cho một cá nhân hay nhân
viên thực hiện. Nói các khác, thiết kế công việc là quá trình xác định các công việc
cụ thể cần hoàn thành và các phương pháp được sử dụng để hoàn thành công việc,
cũng như mối quan hệ của công việc đó với các công việc khác trong tổ chức.

Thiết kế công việc là cách mà một loạt các công việc, hoặc một công việc trọn vẹn
được thiết lập. Thiết kế công việc giúp bạn quyết định về:

1. Những việc gì phải được thực hiện

2. Việc đó được thực hiện như thế nào

3. Bao nhiêu việc được thực hiện

4. Các công việc được thực hiện theo trật tự gì.

Các phương pháp thiết kế công việc

Các phương pháp thiết kế công việc cá nhân


1.Chuyên môn hóa công việc
*Nội dung của phương pháp
Đây là kiểu thiết kế công việc dựa trên cơ sở phân tích công việc thành các động
tác, thao tác, bước công việc, sau đó giao cho mỗi cá nhân. Mỗi cá nhân sẽ chỉ
chuyên thực hiện một bước công việc hoặc một vài thao tác nào đó với quy trình
thực hiện công việc đã được xây dựng một cách tối ưu. Bản chất của kiểu thiết kế
này là chia nhỏ công việc, giao cho mỗi cá nhân ít việc nhưng khối lượng cho mỗi
phần việc tăng lên

2. Luân chuyển công việc


Về nguyên tắc, mỗi người lao động được thiết kế theo hướng chuyên môn hóa,
song sự chuyên môn hóa chỉ áp dụng cho công việc trong khi người lao động lại
thay đổi như chuyển chỗ làm việc theo một quy trình nhất định. Thông thường một
nhân viên làm việc ở mỗi vị trí công tác không quá 2 – 3 năm, còn nhà quản trị
khoảng 4 – 5 năm sẽ được chuyển đổi vị trí công tác.

3.Mở rộng công việc


 Nội dung của phương pháp: Đây là kiểu thiết kế công việc dựa trên việc mở rộng
phạm vi thực hiện công việc của nhân viên bằng cách tăng thêm việc và giảm khối
lượng công việc trong mỗi phần việc. Mở rộng công việc bằng cách nhóm những
phần việc tương tự chính hoặc những phần việc mà sử dụng công cụ như nhau lại
với nhau. Kiểu thiết kế công việc này là kết quả của quá trình phát triển nhanh
chóng của trình độ sản xuất xã hội và do sự biến đổi không ngừng môi trường hoạt
động của các doanh nghiệp, chu kỳ sống sản phẩm bị rút ngắn. Tất cả những điều
này làm cho tính thông lệ hóa giảm xuống. Mặt khác, trình độ của người lao động
ngày càng tăng lên, họ có khả năng đảm nhận tốt nhiều công việc khác nhau cùng
lúc. Do đó việc thiết kế công việc theo hướng mở rộng công việc là cách thiết kế
hợp lý nhằm đảm bảo thích ứng tốt với sự thay đổi. Đồng thời nó cũng khai thác
triệt để năng lực lao động của nhân viên.

4.Làm phong phú hóa công việc


 Nội dung phương pháp: Là phương thức thiết kế công việc bằng cách mở rộng
công việc theo chiều sâu. Gia tăng thêm nhiệm vụ và quyền hạn theo chiều sâu cho
người lao động, tạo điều kiện cho người lao động được quyền quyết định nhiều
hơn trong công việc của họ, đồng thời tăng mức độ tự chịu trách nhiệm một cách
tương ứng.

5.Thiết kế công việc theo Modul


Theo phương pháp thiết kế mới này, nhà quản trị cần nghiên cứu kỹ về các công
việc phải thực hiện, sau đó phân chia thành các phần việc nhỏ, đảm bảo sao cho
mỗi phần việc như vậy có thể được một người lao động hoàn thành mà không tốn
nhiều thời gian. Các phần việc phân chia phải mang tính đồng nhất. Sau đó, nhà
quản trị cho phép người lao động được lựa chọn phần việc theo khả năng sở trường
của mình. Nếu có những phần việc nhàm chán hoặc khó khăn không ai thích thì
nhà quản trị sẽ tiến hành chia đều cho mọi người.

Phương pháp thiết kế công việc theo nhóm

1.Nhóm lao động hội nhập:


Áp dụng cho các công việc đòi hỏi sự hợp tác ở cấp nhóm. Nhóm được tổ chức
bao gồm nhiều chuyên môn khác nhau để có khả năng thực hiện một khối lượng
công việc hoàn chỉnh nhất định. Đứng đầu mỗi nhóm là trưởng nhóm, có nhiệm vụ
điều khiển sự phối hợp hoạt động chung của cả nhóm, nhóm được giao quyền lực
rất lớn từ việc tổ chức sản xuất, cho đến việc lựa chọn nhân sự và trả lương lao
động.
2. Nhóm lao động tự quản: Đây là kiểu tổ chức lao động bằng cách làm phong
phú hóa công việc theo chiều sâu. Các nhóm lao động hỗn hợp được giao cho các
mục tiêu phải thực hiện trong những khoảng thời gian nhất định với mức chi phí
cho trước, nhóm có trách nhiệm tự xác định các nhiệm vụ phải làm và tổ chức thực
hiện các nhiệm vụ đó. Nhóm được giao toàn quyền quyết định mọi vấn đề quản lý
để thực hiện mục tiêu đặt ra. Đặc điểm của nhóm này là không có người phụ trách
chung, mọi công việc sẽ do tất cả mọi thành viên của nhóm cùng thảo luận và
quyết định.
3. Nhóm chất lượng: Đây là một hình thức nhóm tiên phong (xung kích, đặc
nhiệm) thu hút những người tình nguyện, được huấn luyện kỹ để khắc phục các
nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, khó khăn khi cần thiết. Nhóm chất lượng không phải
là một cấu trúc ổn định mà nó chỉ được hình thành khi có nhu cầu, lúc đó các thành
viên của nhóm liên quan đến vấn đề cần giải quyết sẽ được triệu tập để tham gia
giải quyết vấn đề. Khi công việc hoàn thành, nhóm sẽ tự giải tán, các thành viên
trở về làm việc tại bộ phận trước đây của mình. Nhóm này chủ yếu hoạt động
ngoài giờ, các thành viên của nhóm thường là tự nguyện (trong một số trường hợp
có thể được chỉ định và lựa chọn) được doanh nghiệp cấp

Thiết kế công việc hướng vào người lao động


Là kiểu thiết kế như một cầu nối giữa nhiệm vụ của doanh nghiệp với sự thỏa mãn
nhu cầu của người lao động. Người lao động được khuyến khích tham gia vào việc
thiết kế lại công việc của họ nhằm có lợi cho cả tổ chức và chính họ.
Người lao động có thể đề nghị sự thay đổi trong thiết kế công việc nhằm làm cho
công việc của họ hấp dẫn và thỏa mãn hơn. Nhưng họ cũng phải chỉ ra cách thức
tốt hơn trong việc đạt được mục tiêu của bộ phận mình tham gia. Với cách này,
những đóng góp của mỗi thành viên đều được công nhận, hướng nỗ lực của họ vào
việc hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ của tổ chức. Thiết kế công việc hiệu quả là
tìm ra sự hòa hợp giữa tính hiệu quả và nhân tố hành vi. Yếu tố hiệu quả nhấn
mạnh đến hiệu suất trong khi yếu tố hành vi lại quan tâm nhiều hơn đến người lao
động. Vai trò của các chuyên gia nguồn nhân lực là phải tạo ra sự cân bằng giữa
các nhân tố này. Khi công việc được chuyên môn hóa, nhà thiết kế công việc có thể
đơn giản chúng bằng cách cắt giảm số lượng phần việc. Nếu công việc được đa
dạng hóa (những kiểu thiết kế công việc kể trên ngoại trừ chuyên môn hóa) chúng
phải được mở rộng và làm phong phú.

Hiện nay xu thế thiết kế công việc theo phương pháp nào? (ĐẶT CÂU HỎI)

HIện nay các doanh nghiệp thường có xu hướng TKCV theo nhóm vì đây là
kiểu TKCV hiện đại và được đánh giá là xu hướng của nhiều doanh nghiệp và
tổ chức trên thế giới. Nó phù hợp với xu thế gia tăng khả năng hợp tác lao động
trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của KHKT.

Phương pháp có thể phát huy được ưu điểm tốt nhất trong thiết kế công việc
trong khu vực sản xuất vật chất.

- Sản xuất vật chất: Thực hiện sản xuất công cụ, phương tiện, sản phẩm và dịch vụ
khác nhau. Sự đa dạng của vật chất gắn với các nhu cầu và đòi hỏi ngày càng cao
của con người trong xã hội. Như sản xuất xe máy, tủ lạnh, lúa gạo, thịt, cá, xà
phòng,…

Hiện nay phương pháp Thiết kế công việc theo chuyên môn hóa đang được chấp
thuận ở nhiều doanh nghiệp và là phương pháp có thể phát huy được ưu điểm tốt
nhất trong thiết kế công viec ở khu vực sản xuất vật chất.

- Ý nghĩa của phương pháp chuyên môn hóa công việc:

Với cách tiếp cận này, người thiết kế sẽ phân loại mỗi phần việc trong công việc
thành những thao tác, động tác được sắp xếp nhằm tối thiểu thời gian và những nỗ
lực của người lao động. Một khi công việc đã được phân loại, một khối lượng phần
việc được nhóm gộp trong công việc.

CMH công việc nhằm làm giảm phạm vi công việc, phân chia thời gian để hoàn
thành công việc. CMH giúp tiết kiệm thời gian, cần ít đầu tư và cho phép người
công nhân học việc nhanh chóng. Chi phí đào tạo tạm giữ ở mức thấp nhất vì
người công nhân chỉ cần thạo một việc.

Cách tiếp cận này nhấn mạnh đến tính hiệu quả trong sự nỗ lực, thời gian, chi phí
lao động, đào tạo và thời gian học việc. Ngày nay, kỹ thuật này còn rất hữu hiệu và
được sử dụng trong các hoạt động dây chuyền. Điều này đặc biệt hữu ích khi phải
đối phó với tình trạng công nhân thiếu kiến thức hoặc người công nhân có ít kinh
nghiệm trong hoạt động công nghiệp (dây chuyền).

- Những ưu điểm của phương pháp chuyên môn hóa trong sản xuất vật chất

+ Nâng cao kỹ năng làm việc cho người lao động


Chuyên môn hóa trong sản xuất hiện đại nhờ vào việc ứng dụng kỹ thuật mới, hiện
đại cùng với việc người lao động chỉ tập trung vào một sản xuất nhất định nên sẽ
có được sự thành thạo trong quá trình lao động. Nhờ đó kỹ năng lao động cũng sẽ
được nâng cao.

+ Tăng năng suất sản xuất sản phẩm cho doanh nghiệp
Vì khi có sự chuyên môn hóa, mọi người sẽ có sự tập trung tuyệt đối vào công việc
của mình. Chỉ cần ghi nhớ và lặp đi lặp lại những hành động giống nhau từ ngày
này sang ngày khác mà không cần phải học thêm những điều mới do phải nhảy
việc đến vị trí khác như trước nữa. Theo thời gian sẽ làm gia tăng kỹ năng làm việc
cho người lao động. Cùng với một mức thời gian như trước nhưng có thể làm được
nhiều sản phẩm hơn. Đây chính là lợi ích của việc tận dụng nguồn lực triệt để, làm
gia tăng năng suất lao động, tăng lượng sản phẩm sản xuất ra.

+ Tận dụng yếu tố nguồn lực một cách triệt để


Tuy nhiên, khi áp dụng chuyên môn hóa vào sản xuất hiện đại việc phân chia nhân
công theo đúng trình độ và khả năng. Không chỉ nguồn nhân lực mà nguồn nguyên
liệu được tận dụng một cách triệt để, không để xảy ra tình trạng lãng phí nguồn
nhiên liệu do trình độ nhân công còn yếu hay không tận dụng hết được nguồn lực
sẵn có

+ Thúc đẩy kinh tế của doanh nghiệp và xã hội:


Việc áp dụng chuyên môn hóa vào hoạt động sản xuất hiện đại vừa giúp tận dụng
triệt để nguồn nguyên liệu, nhân lực đồng thời làm gia tăng năng suất lao động.
Nhờ đó mà sản phẩm sản xuất ra nhiều hơn, đáp ứng được nhu cầu của thị trường
một cách tốt hơn. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đầu vào một
cách triệt để và gia tăng phần doanh thu bán hàng. Không chỉ thúc đẩy vào hoạt
động kinh doanh bền vững cho doanh nghiệp, nâng cao chất lượng cuộc sống cho
người lao động mà còn có đóng góp một phần không nhỏ vào kinh tế của toàn xã
hội.
Xem video

Phân tích: Qua video trên thì chúng ta có thể thấy quá trình sản xuất áo sơ mi được
chia thành các công việc nhỏ cho các công nhân, mỗi công nhân chỉ thực hiện các
thao tác nhất định như: cắt, là, may tay áo, may cổ áo,...nhưng khối lượng công
việc của mỗi công nhân được tăng lên một mức nhất định. Quá trình trên là quá
trình chuyên môn hóa giúp cho quy trình hoàn thành ra một chiếc áo diễn ra nhanh
hơn từ đó làm cho năng suất lao động tăng, tiết kiệm thời gian hao phí và chi phí
đào tạo không cần thiết.

You might also like