You are on page 1of 6

BÀI 2: HẤP PHỤ TRÊN RANH GIỚI LỎNG – RẮN

I. MỤC ĐÍCH
Khảo sát sự hấp phụ acid acetic trong dung dịch trên than hoạt tính và thiết lập các
đường đẳng nhiệt hấp phụ tương ứng.
II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NGUYÊN TẮC
Danh từ hấp phụ dùng để mô tả hiện tượng trong đó một chất nào đó (dưới dạng phân
tử, nguyên tử hay ion) có khuynh hướng tập trung, chất chứa trên bề mặt phân chia pha nào
đó.
Trong trường hợp chất hấp phụ rắn, thường thì chất có bề mặt riêng (tổng diện tích trên
1 gam chất rắn) rất lớn, có giá trị vào khoảng 10 – 1000 m2 /g. Các chất hấp phụ rắn thường
dùng là: than hoạt tính, silicagel (SiO2), alumin (Al2O3), zeolit…
Trong sự hấp phụ các chất trên bề mặt chất hấp phụ rắn, nguyên nhân chủ yếu của sự
hấp phụ là do năng lượng dư bề mặt trên ranh giới phân chia pha rắn – khí hay rắn – lỏng.
Các lực tương tác trong hấp phụ này có thể là lực Van der Waals (hấp phụ vật lý) hay các
lực gây nên do tương tác hóa học (hấp phụ hóa học) hay do cả hai loại tương tác trên cùng
tác dụng.
Lượng chất bị hấp phụ trên bề mặt chất hấp phụ tùy thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Bản chất của chất hấp phụ và chất bị hấp phụ.
- Nồng độ của chất tan.
- Nhiệt độ.
Thực nghiệm thí nghiệm ở nhiệt độ không đổi, ta có thể đo được số mol chất bị hấp phụ
trên 1g chất hấp phụ rắn ở các nồng độ chất tan khác nhau (C). Đường biểu diễn  - C gọi
là đường đẳng nhiệt hấp phụ.
Một số phương trình thực nghiệm và lý thuyết đã được sử dụng để biểu thị các đường
đẳng nhiệt hấp phụ: Freundlich, Langmuir, BET…
Phương trình Freundlich
- Đây là phương trình thực nghiệm, áp dụng cho sự hấp phụ chất khí hay chất hoà tan
1
trong dung dịch  = K × 𝐶 𝑛

1
1
- Trong đó K và là những hằng số không có ý nghĩa vật lý
𝑛
- C là nồng độ dung dịch hấp phụ đạt cân bằng
- Viết dưới dạng logarit
1
ln = lnC + lnK
𝑛
1
- Như vậy nếu biểu thị ln theo lnC, ta sẽ được 1 đường thẳng có hệ số góc và tung
𝑛
độ góc là lnK.
- Phương trình Freundlich thường thích hợp ở khoảng nồng độ (hay áp suất) trung bình,
vì ở nồng độ thấp  thường tỷ lệ thuận với C và ở nồng độ cao  thường đạt tới 1 trị số giới
hạn và do đó độc lập với C.
Phương trình Langmuir
- Đây là phương trình lý thuyết, áp dụng cho hấp phụ đơn lớp:
 𝑘𝐶
𝜃= =
∞ 1 + 𝑘𝐶
Trong đó:
𝜃 : độ che phủ bề mặt
∞ : số mol tối đa chất bị hấp phụ trên 1g chất rắn sao cho các phân tử tạo thành

đơn lớp.
k : hằng số.
Có thể viết lại phương trình trên dưới dạng:
𝐶 𝐶 1
= +
 ∞ 𝑘 ∞
𝐶 1 1
Vậy nếu biểu thị ta được 1 đường thẳng có hệ số góc và tung độ góc
 ∞ 𝑘∞

Từ phương trình Langmuir, có thể xác định được bề mặt riêng S0 của chất hấp phụ theo
công thức:
𝑆0 = ∞ × 𝑁 × 𝐴0
Trong đó N: số Avogadro = 6.023×1023.

2
A0: diện tích chiếm chỗ trung bình của một phân tử chất bị hấp phụ (khi hấp phụ gọi là
đơn lớp). Chẳng hạn với CH3COOH, A0CH3COOH = 21 Å2
III. DỤNG CỤ - HÓA CHẤT
1. Dụng cụ
- Erlen 250 ml : 6 cái
- Becher 100 ml : 2 cái
- Phễu sứ để lọc : 6 cái
- Burette 25ml : 2 cái
- Quả bóp cao su : 1 cái
- Bình xịt nước cất : 1 cái
- Erlen có nút 100ml : 6 cái
- Pipette 10ml : 1 cái
- Nhiệt kế 100oC : 1 cái
- Giấy lọc
2. Hóa chất
- 1L CH3COOH 0.2M
- Nước cất
- Than hoạt tính
- 500ml NaOH 0.05M, Phenolphtalein 0.05%
IV. THỰC HÀNH
- Dùng acid acetic CH3COOH 0.2M và nước cất, pha loãng các dung dịch sau trong 6
bình nón có nút nhám.

Bình 1 2 3 4 5 6
CH3COOH (ml) 50 40 30 20 10 5
Nước cất (ml) 0 10 20 30 40 45

- Lắc đều các bình vừa pha.


- Dùng cân phân tích cân 6 mẫu than hoạt tính, mỗi mẫu 1g.

3
- Cho vào mỗi bình chứa dung dịch CH3COOH một mẫu than, đậy nút lắc mạnh trong
vài phút. Để yên 10 phút rồi lắc mạnh vài phút. Để yên 30 phút xong đem lọc.
- Ghi nhiệt độ thí nghiệm. Nước qua lọc định phân bằng dung dịch NaOH 0.05M với
chỉ thị phenolphtalein.
- Với bình 1, 2, 3 định phân 1 lần, mỗi lần 5 ml nước qua lọc (nhỏ vài giọt phenolphthalein
0.05% vào beaker chứa 5 ml nước qua lọc, khi chuẩn độ nhỏ từ từ dung dịch NaOH và ghi nhận
thể tích dung dịch NaOH khi dung dịch trong beaker này có màu hồng ổn định khi lắc không
bị trở về không màu).
- Với bình 4, 5 định phân 1 lần, mỗi lần 10 ml nước qua lọc.
- Với bình 6 định phân 1 lần, mỗi lần 20 ml nước qua lọc.
V. KẾT QUẢ
1. Kết quả thô

Bình 1 2 3 4 5 6

VNaOH (ml) 16.9 13.5 9.4 13.1 6.5 6.3

2. Kết quả tính

Bình C0 (mol/l) C (mol/l) lnC  = (mol/g) ln () C/


1 0.2 0.1690 -1.778 1.550×10-3 -6.470 109
2 0.16 0.1350 -2.002 1.250×10-3 -6.685 108
3 0.12 0.0940 -2.364 1.300×10-3 -6.645 72.31
4 0.08 0.0655 -2.726 0.7250×10-3 -7.229 90.34
5 0.04 0.0325 -3.426 0.3750×10-3 -7.888 86.67
6 0.02 0.0158 -4.148 0.2100×10-3 -8.468 75.24

a. Đồ thị ln theo lnC

4
1
Ta có phương trình: ln = lnC + lnK
𝑛
Tương đương ln = 0.8728lnC – 4.8387
1
Suy ra: = 0.8728
𝑛
lnK = -4.8387
→ K = 0.007917

b. Đồ thị C/ theo C

5
𝐶 𝐶 1
Ta có phương trình: = +
 ∞ 𝑘∞
𝐶
Tương đương = 200.77C +73.134

1
Suy ra: = 200.77
∞
→ ∞ = 0.004981
1
= 73.134
𝑘∞

→ k = 2.745
c. Bề mặt riêng S0 của than hoạt tính m2 /g.
S0 = ∞ ×N×A0 = 0.004981×6.023×1023×21×10-20 = 630 m2/g
Nhận xét: Từ kết quả thí nghiệm có thể thấy độ hấp phụ axit axetic của than hoạt tính
tỉ lệ thuận với nồng độ axit axetic. Khi nồng độ axit axetic tăng dần thì độ hấp phụ cũng
tăng dần.
VI. PHỤ LỤC HƯỚNG DẪN PHA CÁC DUNG DỊCH
1. Dung dịch acid acetic CH3COOH 0.2M
Dùng beaker để cân 12.06 g CH3COOH, rót vào bình định mức 1L và đổ nước cất lên
đến vạch chuẩn sau đó lắc đều.
2. Dung dịch NaOH 0.05 M
Cân 1.04 g bột NaOH rồi cho vào bình định mức 500 ml và đổ nước cất lên đến vạch
chuẩn sau đó lắc đều.
3. Dung dịch chỉ thị phenolphtalein 0.05%
Chuẩn bị dung dịch ethanol 95% (5ml nước cất + 95 ml dung dịch ethanol 99.9%). Hòa
tan 0.05 g ethanol và 50 ml dung dịch ethanol 95%, sau đó thêm tiếp 50 ml nước cất ta
được 100 ml dung dịch chỉ thị phenolphtalein 0.05%.

You might also like