You are on page 1of 28

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ- TIN HỌC TP.

HCM

KHOA NGOẠI NGỮ

Tiểu luận hết môn

CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA NGƯỜI MIỀN NAM

GV hướng dẫn: Hoàng Kim Oanh

TỔ 8 NHÓM 8

TP.HỒ CHÍ MINH- 1/2022

DANH SÁCH NHÓM

STT HỌ TÊN PHÂN CÔNG ĐIỂM


Tổng hợp bài tiểu luận,
1 Trương Tuấn Minh soạn nội dung chương 3
thuyết trình, thuyết trình
Soạn nội dung chương 3
2 Võ Thị Tuyết Ngọc bài tiểu luận, thuyết trình

Soạn nội dung chương 2


3 Lê Thụy Phương Nghi bài tiểu luận, thuyết trình

Soạn nội dung chương 3


4 Nguyễn Văn Nghĩa bài tiểu luận, tổng hợp
powerpoint bài thuyết trình
Soạn nội dung chương 2
5 Lê Thị Xuân Mai bài tiểu luận và bài thuyết
trình
Tổng hợp và chỉnh sửa
6 Hồ Lê Thanh Kiều hình thức bài tiểu luận

Soạn nội dung chương 1


7 Võ Mỹ Ánh Minh bài tiểu luận và bài thuyết
trình
Soạn nội dung chương 1
8 Lê Thị Ánh Huyền bài tiểu luận và bài thuyết
trình

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................1

2. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................1


3. Lịch sử nghiên cứu................................................................................................1

4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu............................................................................2

5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................3

6. Cấu trúc đề tài.......................................................................................................3

NỘI DUNG................................................................................................................... 4

Chương 1. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ẨM THỰC NAM BỘ.............4

1.1.Vị trí địa lý.............................................................................................................. 4

1.2. Con người Nam Bộ...............................................................................................6

1.2.1. Tính hoang dã và hào phóng.............................................................................6

1.2.2. Tính dung hợp....................................................................................................7

1.2.3. Tính năng động, phá cách.................................................................................7

Chương 2: ĐẶC TRƯNG ẨM THỰC MIỀN NAM.................................................9

2.1. Nét đặc trưng trong cách chọn nguyên liệu và chế biến món ăn.......................9

2.1.1. Nguồn nguyên liệu từ môi trường tự nhiên......................................................9

2.1.2. Chế biến món ăn sáng tạo...............................................................................10

2.1.3. Khẩu vị của người miền Nam.........................................................................12

2.2. Phong cách và quan niệm ẩm thực của người miền Nam................................13

2.3. Những món ăn đậm đà bản sắc của vùng đất Nam Bộ...................................14

2.3.1. Bánh canh Trảng Bàng....................................................................................14

2.3.2. Hủ tiếu Nam Vang...........................................................................................15

2.3.3. Cá tai tượng chiên xù.......................................................................................16

2.3.4. Lẩu mắm Cần Thơ...........................................................................................17

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ẨM


THỰC NAM BỘ........................................................................................................18

3.1. Ẩm Thực Nam Bộ Hiện Nay..............................................................................18

3.2. Giải Pháp Phát Triển Và Hội Nhập Với Nền Ẩm Thực Thế Giới...................19
3.2.1. Giữ gìn màu sắc và phát triển các món ăn mang truyền thống văn hoá Nam
Bộ................................................................................................................................ 19

3.2.2.Hợp tác với các nghệ nhân ẩm thực, hiệp hội nghề nghiệp............................20

3.2.3.Xúc tiến quảng bá.............................................................................................21

KẾT LUẬN................................................................................................................23

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................24

PHỤ LỤC................................................................................................................... 26
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:

Nhắc đến văn hóa Việt, ta không thể không kể đến ẩm thực đầy đặc sắc của ba
miền Bắc-Trung-Nam. Có thể nói, mỗi vùng, mỗi miền đều có những lối ẩm thực
mang đậm màu sắc, hương vị riêng biệt, hay có những cách chế biến món ăn khác
nhau và cách thưởng thức khác nhau. Văn hóa ẩm thực Nam bộ cũng không ngoại lệ-
mang đậm những hương vi đầy độc đáo và dân dã, thể hiện rõ phong cách của con
người và vùng đất màu mỡ này. Đồng thời, ta nhận thấy rõ xu thế phát triển và hội
nhập với thế giới đã đặt ra vấn đề cho ẩm thực Nam bộ phải vừa giữ gìn tính truyền
thống của mình lại phải vừa phát triển để bắt kịp sự đổi mới trong thời kì hiện đại. Từ
những lý do trên, nhóm đã quyết định chọn đề tài “Văn hóa ẩm thực của người miền
Nam”.

2. Mục đích nghiên cứu

Đề tài đặt ra mục tiêu xây dựng bức tranh tổng quan về màu sắc đặc trưng của ẩm
thực miền Nam. Đồng thời, đề tài cũng thể hiện thực trạng ẩm thực miền Nam trong
bối cảnh hiện nay và đề xuất giải pháp thực tiễn để phát triển văn hóa ẩm thực Nam bộ
trong hành trình vươn xa đến nền ẩm thực thế giới.

3. Lịch sử nghiên cứu

Nhà văn Sơn Nam là nhà văn Nam Bộ, ông đã ghi chép và viết nhiều về văn hóa
và con người nới mình đang sống. Ẩm thực Nam bộ là nội dung được ông đề cập
nhiều trong các tác phẩm của mình. Đặc trưng ẩm thực Nam Bộ theo nhà văn Sơn
Nam đó là các món ăn “đậm đà phong vị thời khẩn hoang”. Qua những trang văn mộc
mạc về ẩm thực Nam bộ của nhà văn Nam Sơn, ông cho thấy được những tinh hoa của
đất trời hòa quyện trong các món ăn vừa dân dã vừa độc đáo của ông cha ta, nét văn
hóa mộc mạc thời khẩn hoang chưa bao giờ ngừng chảy trong con người Nam bộ ngày
nay. “Món lạ miền Nam” là cuốn tùy bút độc đáo của Vũ Bằng. Cuốn tùy bút viết về
những trải nghiệm hương vị ẩm thực của Vũ Bằng suốt những ngày tháng mưu sinh ở
miền Nam. Ông đã viết: “Tôi yêu miếng ngon miền Nam nhiều là vì nó lạ – lạ đến
nhiều khi không thể tưởng tượng được – và chính những cái lạ đó đã cho tôi thấy rõ
hơn tính chất thực thà, bộc lộ và chất phác của người Nam….”. Sách “Món ăn dân dã
1
Nam Bộ” được một nghệ nhân nổi tiếng Lê Thị Vân viết. Cuốn sách này cô viết hơi
muộn, nhưng nếu không có nó thì chúng ta mất đi một tài liệu qúy báu về các món ăn
chuẩn- thuần túy Việt Nam. Đây là cuốn sách có giá trị, góp phần vào dạng sách ẩm
thực Việt Nam vốn đang rất cần thiết cho các độc giả trong và ngoài nước. Để giới
thiệu 40 món ăn xuất xứ từ miền yêu thương nhất của mình, Nguyễn Thị Thúy Hồng
đã tạo ra sách “Hương vị miền yêu thương”. Trong sách, bà đã viết ra 40 công thức
truyền thống mang đậm phong vị cốt lõi của ẩm thực quê hương, được tạo nên từ
những hương vị thân thuộc, gần gũi và đặc sắc nhất của xứ sở mình. 40 món ăn đó là
sự giao thoa mới và cũ, trước và sau, tinh thần và vật chất, hoài niệm về truyền thống
đáng quí nhưng vẫn hướng tới những tiến bộ đột phá của tương lai. Ngoài ra Lâm
Phụng Hoa đã đúc kết trên 50 năm chế biến các món ăn, nhậu đặc sắc của bà viết ra
cuốn sách “Các món ăn đặc sản miền Nam”. Qua cuốn sách này, bà muốn giới thiệu
các món ăn đặc sản miền Nam đến với mọi người. Nhóm em sẽ kế thừa một phần
thông điệp mà Vũ Bằng và Nguyễn Thị Thúy Hồng đã truyền đến cho tất cả mọi
người, bên cạnh đó sẽ mở rộng thêm vài vấn đề nhỏ mà nhóm đã cùng nhau suy nghĩ.
Đó chính là tìm hiểu sâu hơn về vùng đất, con người và văn hóa ẩm thực Nam bộ. Hơn
nữa còn đặt ra vấn đề: “Làm thế nào để ẩm thực miền Nam hội nhập với nền ẩm thực
thế giới, được nhiều người biết đến, một mặt tiếp thu những tinh hoa của nhiều nền ẩm
thực khác nhau để làm phong phú hơn nền văn hóa ẩm thực, mặt khác là giữ gìn và
phát huy được truyền thống mà ông bà ta để lại”

4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu:

Phạm vi không gian: miền Nam Việt Nam

Đối tượng nghiên cứu: văn hóa ẩm thực miền Nam Việt Nam

5. Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp phân tích kết hợp giữa lý luận và thực tiễn

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tham khảo sách tạp chí, tài liệu và các nguồn bài
viết trên Internet

Phương pháp điểu tra bảng hỏi: khảo sát sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ -
Tin học Thành phố Hồ Chí Minh

2
6. Cấu trúc đề tài:

Đề tài Văn hóa ẩm thực của người miền Nam được chia thành 3 chương chính
cùng các tiểu ý nhỏ như sau:

Chương 1: Những yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ẩm thực Nam bộ

1.1. Vị trị địa lý

1.2. Con người Nam bộ

Chương 2: Những đặc trưng trong ẩm thực miền Nam

2.1. Nét đặc trưng trong cách chọn nguyên liệu và chế biến món ăn

2.2. Phong cách và quan niệm ẩm thực của người miền Nam

2.3. Những món ăn đậm đà bản sắc của vùng đất Nam bộ

Chương 3: Thực trạng và giải pháp phát triển văn hóa ẩm thực Nam bộ.

3.1. Ẩm thực Nam bộ ngày nay.

3.2. Giải pháp phát triển và hội nhập với nền ẩm thực thế giới.

3.2.1. Giữ gìn màu sắc và phát triển các món ăn mang truyền thống văn hoá Nam bộ.

3.2.2. Hợp tác với các nghệ nhân ẩm thực, hiệp hội nghề nghiệp.

3.2.3. Xúc tiến quảng bá.

NỘI DUNG

Chương 1. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ẨM THỰC NAM BỘ


1.1 Vị trí địa lý:

“Ẩm thực” - từ dùng để chỉ khái quát về việc ăn và uống của con người. Văn hóa
ẩm thực bao gồm cả cách chế biến, trình bày và cách thưởng thức từng món ăn, thức
uống từ đơn giản, đạm bạc đến cầu kì, mĩ vị, tinh tế. Chung quy nói về nền ẩm thực là
thế, nhưng khi nhắc đến văn hóa ẩn thực của một vùng, miền nào đó thì việc đầu tiên
nhắc đến chính là “đặc điểm địa hình” mới có thể nêu được bản sắc văn hóa đặc trưng
của vùng, miền ấy.

3
Nam Bộ - vùng đất được thiên nhiên ưu ái ban tặng những gì tốt nhất, và còn được
mọi người gọi bằng cái tên thân thuộc “Xứ sở của những dòng sông”. Bởi nơi đây đất
rộng sông dài, đâu đâu cũng thấy những con sông nối liền nhau với chiều dài khoảng
54.000 km, những kênh rạch chằng chịt, ao hồ,.... không nơi nào không có cá, tôm,
cua,... Ngoài ra còn có cả những khu rừng thưa, rừng già, rừng ngập mặn gắn liền với
những khu rừng ấy là hệ thống động thực vật phong phú với nhiều loài chim và thú.
Vùng đất Nam bộ phía này có “năm non bảy núi” trập trùng, phía nọ lại có biển Đông
rộng lớn với rất nhiều “ hải vị”. Chính yếu tố sông ngòi, kênh rạch đã đóng một vai trò
quan trọng trong đời sống của người dân nơi đây.

H.1 Bản đồ miền Nam Việt Nam(nguồn:https://bandovietnam.com.vn/ban-do-mien-nam?


fbclid=IwAR2S0XE4rTYH2EUFIrhmT2e_bhN9pmE-pRFon98ZQqgGyL6p36Sf3l5bpoY)

Nam Bộ được chia thành 2 vùng:

ĐÔNG NAM BỘ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Thành phố Hồ Chí Minh Long An Sóc Trăng

Bà Rịa – Vũng Tàu Tiền Giang Đồng Tháp

Bình Dương Bến Tre An Giang

Bình Phước Vĩnh Long Kiên Giang

Đồng Nai Trà Vinh Bạc Liêu

Tây Ninh Hậu Giang Cần Thơ

4
Cà Mau

Khu vực Đông Nam Bộ là nơi tập trung nhiều hệ thống sông và hồ lớn như: sông
Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Thị Vải, hồ Dầu Tiếng, hồ Trị An,.... Các hệ thống sông
lớn ở khu vực này là nơi tập trung các cảng chính của nền kinh tế trọng tâm của thành
phố: cảng Sài Gòn, cảng Thị Vải – Cái Mép,...

Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là một phần của châu thổ sông Mê Kông.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long nằm liền kề với vùng Đông Nam Bộ, nơi đây được
thiên nhiên ưu ái hơn những vùng đất khác bởi vùng đất này nằm cuối nguồn hạ lưu
sông Mê Kông, vượt qua những trầm tích phù sa và bồi dần qua các thời kì thay đổi
của mực nước biển. Qua từng giai đoạn hòa nhập giữa sông và biển dần dần hình
thành nên những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê sông, một số giồng cát ven
biển,...

Vùng đất Nam Bộ có khí hậu cận xích đạo => Đây là điều kiện thuận lợi cho Nam
Bộ phát triển nông nghiệp, đặc biệt là nền nông nghiệp lúa nước và cây lương thực.

1.2. Con người Nam Bộ:

1.2.1. Tính hoang dã và hào phóng:


Tính cách này của người dân Nam Bộ có dựa trên những điều kiện tự nhiên và xã
hội đặc thù của vùng đất nơi đây, nó gắn liền với công cuộc khẩn hoang của người
dân. Ngoài ra, đất đai Nam Bộ vào thời điểm này phần lớn là rừng hoang nên họ còn
phải chống chọi với bệnh tật, thú dữ,... Để sinh tồn, theo phương diện ẩm thực, những
người dân Nam Bộ lúc bấy giờ phải gặp gì ăn nấy, làm quen với những loại thức ăn lạ
lẫm mà trước đây họ chưa từng biết đến. Vì vậy, tính hoang dã của người dân Nam Bộ
được hình thành kể từ đây.

Tính cách này được thể hiện qua việc người dân Nam Bộ ăn rất nhiều rau, những
loại rau này thường có sẵn ở các ao hồ, vườn ruộng như rau đắng, rau mồng tơi, rau
cải,... ngoài ra còn có một số loại bông như bông súng, bông thiên lý,... Đặc biệt,
người dân nơi đây rất thích ăn rau tập tàng (thập toàn). Đây được xem là một cách đối
phó, tận dụng môi trường tự nhiên rất thông minh và sáng tạo.

5
Tính hoang dã, hào phóng trong văn hóa ẩm thực Nam Bộ được biểu hiện nhiều
nhất ở những nơi dành cho việc ăn uống. Với môi trường tự nhiên thuận lợi cho sự
phát triển của nhiều loài động, thực vật, Nam Bộ luôn dẫn đầu về sản lượng từ biển và
các loại tôm, cá ở nước ngọt. Vào mùa thu hoạch, số lượng tôm, cá thu được rất lớn đã
khiến người dân Nam Bộ có thói quen chế biến và ăn thức ăn ngay tại chỗ. Dân gian
Nam Bộ có câu: “nhất nướng, nhì chiên, tam xào, tứ luộc”. Khi viết về ẩm thực Việt
Nam, nhà văn Vũ Bằng có viết “món lạ miền Nam”, lạ ở đây là vừa lạ về môi trường
sông nước lẫn cách chế biến rất đặc trưng của người dân Nam Bộ.

Tính cách hào phóng, hiếu khách của người dân Nam Bộ được hình thành từ điều
kiện tự nhiên thuận lợi. Các món ăn Nam Bộ vô cùng phong phú, mang đậm phong
cách thoải mái bởi vốn dĩ đi đến đâu cũng có thể tìm được vô số các loại lương thực,
thực phẩm. Không những thế, qua các món ăn còn phần nào phản ánh lối sống tự
nhiên, hoang dã của người dân Nam Bộ.

1.2.2. Tính dung hợp:


Thực chất thì người dân Nam Bộ không hề có nguồn gốc xuất xứ tại đây, họ đến từ
nhiều nơi khác nhau, cùng khai phá tạo nên vùng đất này. Bởi vậy mà nơi đây quy tụ
nhiều nền văn hóa khác khác nhau. Từ đó người dân bắt đầu sáng tạo, kết hợp hài hòa
chúng lại tạo nên một khối thống nhất.

Tính dung hợp thể hiện rất rõ ở sự pha trộn văn hóa, nhất là đối với văn hóa ẩm
thực. Nhưng sự pha trộn ấy lại được hòa quyện vào nhau một cách hoàn hảo, không hề
có một sự tách biệt nào. Vì đó chính là nguồn cội, là một phần ký ức đẹp trong mỗi
người dân nên họ đã giữ lại chúng dù ở bất cứ đâu. Chính vì vậy mà khi khai hoang,
lập nghiệp tại vùng đất này, những nét văn hóa đó đã được người dân lấy ra chau
chuốt, cải biến đi rất nhiều và tích cực tiếp thu những điều mới mẻ nhưng lại không
làm mất đi cái chất riêng của nó. Cùng với điều kiện thiên nhiên ưu đãi, nguồn nguyên
liệu vô cùng phong phú lại càng là một lợi thế ở đây. Họ tận dụng nó vào từng món ăn,
từng hương vị , làm chúng đặc sắc và mới lạ hơn rất nhiều. Một ví dụ điển hình chính
là món bánh xèo đặc sản ở miền Trung khi dừng chân tại miền Nam đã được biến tấu
lớn hơn, nhiều loại nhân khác nhau hơn và nó rất ngon, hương vị rất đặc biệt.

6
Sự khác biệt ở đây là dù ảnh hưởng, tổng hợp từ nhiều nền văn hóa nhưng chúng
không hề đi theo lối mòn cũ, vừa hiện đại, vừa truyền thống. Nếu ở miền Bắc con
người luôn chuộng những món ăn thuần ngày xưa, những loại nước uống cổ truyền thì
ở miền Nam lại thích ăn, uống độc đáo. Việc du nhập nhiều loại thức ăn, khẩu vị khác
nhau vừa là một khó khăn, vừa là một thử thách cho người dân. Song, nhờ vào sự
nhanh nhạy, nhạy bén của mình, họ đã rất nhanh hòa nhập với nó. Từ đó việc giao lưu
văn hóa cũng trở nên dễ dàng và thú vị hơn. Tổng hợp những điều đó đã tạo nên sự đa
dạng văn hóa ẩm thực của vùng đất Nam Bộ.

1.2.3. Tính năng động, phá cách:


Người dân ở Nam Bộ rất ghét phải bắt ép bản thân vào một khuôn khổ nhất định,
bị gò bó trong những chuẩn mực của xã hội. Thay vào đó họ thích khám phá, thích làm
mới bản thân. Kế thừa sẵn từ những con người đi trước, không dừng lại ở đó, qua thời
gian, họ dần cải cách bản thân cũng như xã hội đi lên theo chiều hướng mới mẻ, tốt
đẹp hơn tạo nên một phong cách rất riêng, rất đặc trưng mang tên người dân Nam Bộ.
Nói đến đây ta lại hình dung đến hình ảnh người dân ở vùng đất Bắc Bộ với những
quy tắc ràng buộc từ xa xưa, bảo thủ, việc gì cũng phải có nề nếp, theo một trật tự rõ
ràng. Con người Nam Bộ họ không như thế, hoàn toàn ngược lại, bản thân họ yêu
thích điều mới mẻ, sự phá cách, rời xa những quan niệm xưa cũ, tiếp nhận và cải tiến
cái mới, cái hay. Chính điểm này đã tạo nên hương vị riêng biệt cho ẩm thực Nam Bộ.
Giống như cái tính phóng khoáng của người dân ở đây, ẩm thực của họ luôn được chế
biến sáng tạo, không có một công thức nấu ăn nào là cố định cả, cũng như không có
một trình tự hay quy định nào về cách chế biến, không ngon thì ta làm lại, không sợ sai
chỉ sợ không khác đi. Từ đó mà ẩm thực Nam bộ ngày càng trở nên đa dạng và phong
phú hơn.

Thời đại ngày càng tiên tiến, phát triển song song với đó những yếu tố xung quanh
cũng dần đổi mới hiện đại hơn. Văn hóa Nam Bộ dẫn dắt chúng ta đi qua thật nhiều
điều mới lạ, đặc sắc, vẫn là nét truyền thống ấy nhưng lại rất hiện đại, mới mẻ. Nó là
sự hòa quyện, đồng nhất một cách hoàn hảo. Giá trị ẩm thực của đất nước Việt Nam
nói chung và vùng đất Nam Bộ nói riêng đã được người dân nơi đây gìn giữ, vun đắp
xây dựng qua từng thế hệ và cho đến ngày nay đã góp phần đặc biệt quan trọng trong
văn hóa dân tộc Việt Nam.

7
Chương 2: ĐẶC TRƯNG ẨM THỰC MIỀN NAM

2.1. Nét đặc trưng trong cách chọn nguyên liệu và chế biến món ăn

2.1.1. Nguồn nguyên liệu từ môi trường tự nhiên:


Như đã đề cập trước đó, Nam Bộ là một vùng đất phì nhiêu, màu mỡ và hệ thống
các con sông và kênh, rạch chằng chịt nên luôn được thiên nhiên ưu đãi rất nhiều sản
vật đa dạng, phong phú. Nhưng khi nhắc đến miền Nam thì người ta thường nghĩ đến
câu “dưới sông có cá, trên bờ có rau” bởi nguồn lương thực - thực phẩm chính nơi
đây là lúa gạo, cá và rau quả. Đặc điểm về địa hình đã khiến cho tất cả các món ăn
Nam bộ đều mang phong cách của vùng sông nước phương Nam vốn rất hoang dã, hào
phóng. Chỉ cần những nguyên liệu đơn sơ, bình dị, các loại thực phẩm từ tự nhiên là
có thể tạo nên một phong thái riêng cho các món ăn của vùng đất này. Điển hình là
nhiều loại rau, măng, bông … thường được nấu canh, nhúng lẩu, thậm chí ăn sống.
Người miền Nam rất thích ăn rau và có thể ăn đủ các loại rau, từ rau thơm, rau răm,
rau đắng, rau dềnh, cải xanh, bồ ngót, mồng tơi, tía tô, ngò rí, ngò gai, hành, hẹ… đến
các loại cây, bông,lá như:lá chanh, lá xoài, bông điên điển, bông súng, đọt vừng, …
Trong danh mục này, có thứ dùng để nấu canh, có thứ dùng để ăn sống cuộn bánh
tráng, có thứ luộc lên chấm với thịt kho, cá kho hay nước chấm.

Người miền Nam rất thích ăn hải sản, nhờ có kênh rạch, sông ngòi chằn chịt đã tạo
cho vùng đất nơi đây nguồn thủy hải sản dồi dào như: cá, tôm, cua, nghêu, sò, ốc, hến,
…Từ các nguồn nguyên liệu này, người dân nơi đây đã chế biến ra nhiều món ăn vô
cùng phong phú, như cá ngừ kho dứa, cá thu chiên sốt cà, canh chua cá hú,cá diêu

8
hồng chiên, tôm rim nước dừa, tôm nướng, ốc len xào dừa, ốc dừa xào bơ cay, nghêu
hấp sả,…Người miền Nam còn thích ăn lẩu- món ăn thể hiện đầy đủ nét hoang dã, hào
phúng của người miền Nam. Đặc biệt là lẩu hải sản hoặc lẩu cá, bên trong nồi lẩu còn
có nhiều loại đồ ăn thơm ngon như tôm, cá, mực, thịt ba chỉ, đậu hủ ăn cùng với giá,
rau muống, bắp chuối,xà lách.. Nước dùng được nấu trên nồi lẩu cho đến khi sôi và
cạn bớt, thấm các hương vị của rau và hải sản thì cho bún hoặc mì vào ăn chung.
Người miền Nam không chỉ thích ăn cá, rau là đặc trưng mà trong nhiều bữa cơm hàng
ngày của gia đình miền Nam vẫn còn có thịt và trứng. Điển hình là món thịt kho với
trứng hoặc đậu hủ, món sườn kho dứa chua ngọt, đậu hủ nhồi thịt sốt cà, gà chiên nước
mắm,trứng chiên, rau muống hay đậu que xào thịt bò,su su, khổ qua xào trứng,.... Các
món canh thì có canh khổ qua nhồi thịt, canh bầu nấu thịt bằm, canh bí đao nấu tôm,
canh sườn non hầm củ quả,...

Mắm là món ăn rất đặc trưng trong ẩm thực Nam Bộ, họ rất chuộng các món mắm
từ miền Tây, tiêu biểu là mắm ruốc, mắm cá sặc, mắm cá lóc, mắm ba khía,…Người
miền Nam có niềm ưa thích với các món mắm và sự sáng tạo trong lối chế biến nên
chỉ từ một món mắm mà người dân nơi đây cũng chế biến nhiều món khác nhau như
mắm chưng, mắm sống, mắm khô, lẩu mắm,..Ngày xưa do điều kiện khó khăn nên
người ta thường chỉ kho mắm với cà tím nhưng nếu có điều kiện dư giả thì người miền
Nam còn kho mắm với thịt, mực, tôm. Nhiều món mắm xuất xứ từ miền Tây được coi
là nổi tiếng ở miền Nam: mắm cá Châu Đốc, có cá lóc, cá linh, cá trèn, cá sặc, cá chốt
được cho là ngọt thịt và ngon nhất. Trong đó cá sặc là loại mắm thông dụng nhất từ
chưng thịt trứng, ăn sống đến làm mắm kho, lẩu mắm đều ngon. Mắm thái Châu Đốc
ăn chung với bún, thịt ba rọi, bánh tráng, rau sống vừa ngon lại dễ ăn được người Nam
Bộ rất thích, mắm ba khía ăn với cơm trắng vừa lạ miệng lại rất ngon. Mắm ruốc Gò
Công chấm với xoài là món ăn vặt ưa thích của bạn trẻ miền Nam, món thịt kho mắm
ruốc là món ăn thân thuộc của người dân nơi đây, thường được ăn với dưa leo, khế
chua hay chuối xanh. Đặc biệt, nét dân dã,đơn giản là đặc trưng lớn nhất trong các bữa
ăn của người miền Nam mà ta rất dễ cảm nhận. Họ chỉ cần một chút thức ăn (một con
cá) ăn với cơm kèm theo ít mắm ăn và rau hái ngoài vườn là đủ cho một bữa ăn.

9
2.1.2. Chế biến món ăn sáng tạo:
Người dân miền Nam rất biết cách tận dụng sự phong phú, dư dật mà thiên nhiên
mang lại để chế biến ra nhiều món ăn ngon nhưng đơn giản và không cầu kỳ như chính
con người nơi đây. Người Nam Bộ rất sáng tạo trong cách chế biến món ăn dựa trên
hai phương diện khác nhau một là chế biến rất nhiều món ăn khác nhau từ một loại
thực phẩm, với món cá lóc, người miền Nam có thể chế biến ra hơn 20 món khác nhau
vô cùng hấp dẫn như mắm cá lóc, cá lóc nướng trui, canh chua cá lóc, cháo cá lóc, cá
lóc kho,cá lóc hấp, khô cá lóc, cá lóc chiên cháy,…Hay từ một món ăn người miền
Nam có thể chế biến bằng nhiều loại thực phẩm khác nhau ví dụ như chỉ với món kho
đã có cá rô kho, cá trê kho, cá lóc kho, cá sặc kho, cá chạch kho, còn có cả thịt kho
( với trứng gà hoặc đậu hủ) hay gà kho,.. Chỉ với cách chế biến món kho thôi, người ta
cũng có nhiều cách kho khác nhau, như: kho tộ, kho quẹt, kho tiêu, kho khô, kho nước
dừa,… Người miền Nam thích ăn cá kho tộ, thường kho cá lóc hoặc cá basa, cá trê
trong niêu đất thay vì nồi để cá nhanh mềm và giữ được hương vị thơm ngon trọn vẹn.
Người Nam Bộ thường dùng nước dừa để nấu cá kho tộ, trong khi miền Bắc không
dùng nước dừa vì họ ít ăn ngọt hơn.Cá kho tộ sau khi hoàn thành có màu cánh gián rất
đẹp mắt, thịt cá căng bóng vừa ngọt vừa mềm, đậm đà vị mặn mặn cay cay của tiêu và
thưởng thức với cơm trắng là ngon nhất. Còn với món cá khô người Nam Bộ thường
chiên hoặc nướng.

Chế biến món ăn là một khâu vô cùng quan trọng trong đó việc lựa chọn rau nào
ăn với món gì, món ăn đó chấm với nước chấm nào,.. là một công thức đã được đúc
kết qua kinh nghiệm bao đời, bao thế hệ. Điển hình là món phở giữa hai miền Nam và
miền Bắc có sự khác nhau từ nguyên liệu, cách nấu đến cách thưởng thức. Sợi phở ở
miền Bắc thì thường to và dẹt, nhưng người miền Nam lại thích lựa chọn những sợi
phở dài, mềm và nhỏ hơn. Trong cách nấu thì nước phở ở Bắc sẽ trong và ít béo còn
phở Nam thì nước hơi đục, có phần nước béo, vị ngọt và đậm đà hơn. Khi thưởng thức
phở thì miền Bắc thường ăn cùng với bánh quẩy thêm giấm tỏi hay tương ớt xay để
dậy mùi thơm, còn đối với phở Nam thì người ăn thường thêm tương ớt, tương đen
ngọt vì không chỉ phở miền Nam mà khẩu vị người miền Nam thiên về ngọt hơn. Mỗi
miền của đất nước đều có cách chế biến ẩm thực riêng tạo nên hương vị đặc trưng của
từng vùng miền, như miền Bắc, hương vị dừng lại ở sự hài hòa, không vị nào lấn át vị
nào đủ để món ăn đưa đẩy vị giác và hòa quyện nhẹ nhàng vào nhau tạo nên một khúc
10
ca. Các món ăn miền Nam thì được chế biến đậm đà, vị nào cũng gây thương nhớ và
người ăn cảm giác sông nước hoang dã, đơn sơ nhưng hấp dẫn.

2.1.3. Khẩu vị của người miền Nam:


Khẩu vị của người miền Nam rất “quyết liệt”, gì ra nấy như tính cách hào sảng,
thẳng thắng của người dân nơi đây. Mặn thì phải mặn quéo lưỡi như món kho quẹt thì
kho mặn đến đóng váng muối, họ thường dùng nước mắm nguyên chất và nhiều ở các
bữa ăn. Nếu những người không quen ăn mặn, những món không cần chấm nước
mắm, nhưng trên mâm cơm không có chén nước mắm thì họ sẽ cảm thấy bữa ăn mất
ngon bởi chén nước mắm là rất cần thiết mà thiếu nó thì dễ cảm thấy khó chịu. Ngày
nay khẩu vị của người miền Nam có chút thay đổi là ăn nhạt hơn nhưng họ vẫn còn
giữ lại những món ăn tiêu biểu đậm dấu ấn thời khẩn hoang ngày xưa như cá lóc
nướng trui, mắm kho, mắm sống, rắn nướng lèo,…

Các món ăn có vị cay thì thường có gừng già, cũng không thể thiếu ớt, phải cay
đến xé lưỡi, khi ăn ớt cũng phải dùng loại ớt cay nồng, cắn nguyên trái đến độ hít hà
thì mới gọi là đã. Nhắc đến cay thì không thể không đề cập đến một nét đặc biệt trong
các món ăn của người miền Nam là tiêu, khi ăn mà thiếu tiêu xay hoặc tiêu hột là sự
thiếu sót. Tiêu trở thành loại gia vị không thể thiếu trong khẩu vị và cách chế biến của
người miền Nam bởi nó không chỉ giúp tăng vị cay mà còn có vị ngọt giúp món ăn
thêm đậm đà và ngon ngọt hơn. Điển hình là hầu hết các món từ kho đến nấu canh,
người Nam đều nêm tiêu vào, so sánh giữa hai tô cá kho (hoặc tô canh) có vị giống
nhau nhưng nếu một trong hai tô không bỏ tiêu thì tô đó sẽ thiếu chất ngọt ngay, dù có
cho đường, bột ngọt nhưng vẫn không ngọt đặc biệt, đậm đà như tô đã bỏ tiêu. Người
miền Nam đã ăn chua thì phải ăn đến mức nhăn mặt mới “đã thèm”, còn ăn đắng thì
đắng như mật (ăn cả mật cá nhưng cho là ngọt), thậm chí ăn nóng thì cũng phải nóng
hổi đến mức “vừa thổi vừa ăn” .

Nếu người miền Bắc thích vị đậm, người miền Trung chuộng vị cay thì người miền
Nam rất chuộng vị ngọt trong món ăn. Chính vì thế đường là loại gia vị không thể
thiếu trong khâu chế biến của người miền Nam, hầu như món ăn nào cũng ngọt và cho
nhiều đường, thậm chí ngọt ngây, ngọt gắt. Vị ngọt đặc trưng trong các món chè nổi
tiếng được xuất xứ từ miền Nam như chè bà ba, chè bắp, chè đậu, chè bưởi, chè chuối,
khi ăn phải rưới đẫm nước cốt dừa giúp tăng vị béo ngậy và độ ngọt cho món chè, chè
11
nấu với nước cốt dừa là hương vị riêng của người miền Nam. Món ăn đặc trưng sử
dụng ngọt nhiều ở miền Nam như bánh ít, bánh bò, bánh men, xôi, gà rô ti, cà ri,.. đều
sử dụng cốm dừa hay nước dừa để nấu nhằm tăng vị ngọt, béo cho món ăn. Việc sử
dụng chất béo, đạm từ dừa là đặc trưng của ẩm thực của người Nam Bộ vì dừa là
nguồn thực phẩm vừa phong phú dồi dào lại có hương vị độc đáo, không chỉ để uống
giải khát mà còn được sử dụng làm cơm dừa rất phù hợp với khí hậu nóng của vùng
đất nơi đây.

2.2. Phong cách và quan niệm ẩm thực của người miền Nam:
Phong cách ẩm thức “mùa nào thức nấy” (thực phẩm được sử dụng theo mùa)
không chỉ là nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Nam Bộ mà còn là sự cân bằng âm-
dương giữa con người với môi trường tự nhiên. Ở miền Nam được nhiều con sông
đầy ắp phù sa, màu mỡ và kênh rạch chằn chịt bao quanh nên tôm, cá,cua và các loại
thủy sản phong phú như: sò, nghêu, ốc,.. là không mùa nào thiếu. Sản vật mang lại
nhiều nhất cho người miền Nam tạo nên sức hấp dẫn để chế biến những món ăn đặc
sắc là vào mùa nước nổi và mùa gặt hái. Vào mùa nước nổi, ta bắt gặp những bữa cơm
miền Nam xuất hiện nhiều món ngon như lẩu cá linh với bông điên điển, cua đồng,
bông súng mắm kho, gỏi khô cá sặc lá sầu đâu. Món canh, lẩu cá linh với bông điên
điển là sự kết hợp độc đáo của ẩm thực miền Tây vào mùa nước nổi mà người miền
Nam mới có cơ hội thưởng thức. Đầu mùa, cá linh còn non nên thịt mềm và ngọt và
hầu như không xương kết hợp với bông điên điển bùi bùi, giòn giòn, vàng ươm tạo nên
vị vừa chua thanh vừa thơm giòn và ngọt khó cưỡng. Còn vào mùa gặt là thời điểm lý
tưởng cho người miền Nam thưởng thức món chuột đồng nướng lu, cá lóc nướng trui,
cá trê nướng rơm. Cá lóc nướng trui là món ăn dân dã ở miền Nam có hương vị độc
đáo và được chế biến rất đơn giản. Cá lóc không cần phải sơ chế, cạo nhớt, đánh vảy,
mổ bụng, tẩm ướp gia vị mà chỉ cần rửa sạch và xiên vào que từ đầu đến đuôi rồi vùi
vào đống rơm khô châm lửa đốt cho đến khi tro tàn là ta đã có một con cá thơm ngon,
thịt trắng kết hợp với nước mắm me và cuốn bánh tráng ăn chung với rau thơm.

Sự hài hòa âm- dương của thức ăn được người miền Nam rất chú trọng, bữa cơm
của người miền Nam thường có canh chua (âm) ăn với cá kho tộ (dương), khi nấu
canh thì luộc rau (âm) và cho chút muối biển (dương) để rau luộc ngon và xanh hơn.
Khi ăn các loại thủy sản (âm) như cá, tôm, cua,..thường dùng chung với ớt (dương) để

12
khử bớt mùi tanh. Gừng (dương) thường là gia vị đi kèm với thực phẩm có tính âm
như bí đao, bắp cải, rau cải, cá, thịt vịt,.. Khi uống nước dừa (âm) hay ăn dưa hấu (âm)
thì cho thêm muối (dương) vào để vị đậm đà hơn. Người miền Nam dùng sự cân bằng
âm- dương trong cách chế biến để món ăn ngon hơn, hấp dẫn hơn và dễ dàng điều
chỉnh món ăn sao cho phù hợp với khẩu vị.

Không chỉ chú trọng đến quan hệ biện chứng âm- dương trong ẩm thực miền Nam
mà quan niệm “ăn để mà sống” hay “ăn được ngủ được là tiên” rất được người dân nơi
đây quan tâm và xem trọng. Chính sự dân dã, mộc mạc trong văn hóa ẩm thực miền
Nam mà người dân nơi đây thường không hưởng thụ, ăn sung sướng mà ăn chủ yếu là
đủ dưỡng chất để tái tạo lại sức lạo động và sống qua ngày. Khi được chủ nhà tiếp đón
món ăn thì dù là cá, rau hay thịt, kể cả rượu họ vẫn thấy quý, trân trọng và thường
nhắc nói: ăn món này bổ thận, bộ gan, bổ xương, tốt chô sức khỏe,…

2.3. Những món ăn đậm đà bản sắc của vùng đất Nam Bộ:

2.3.1. Bánh canh Trảng Bàng:


Một trong những món ăn ngon của Nam Bộ - bánh canh Trảng Bàng Tây Ninh - đã
làm nên thương hiệu của vùng đất này. Cho đến nay, người dân Tây Ninh vẫn còn
truyền tai nhau câu chuyện về “bà tổ” bánh canh Trảng Bàng. Dưới tiều Nguyễn , cuộc
sống còn hoang sơ, đất đai được bao bọc bởi những tràng cỏ lau, cỏ bàng. Có một
người phụ nữ chuyên đi bán bánh canh khắp thị trấn Trảng Bàng để nuôi gia đình sau
đó bà truyền bí quyết cho con cháu để họ có thể mưu sinh.

13
Nước hầm của món ăn trứ
danh này chứa đựng tinh
hoa ăm thực miền Nam Bộ.
Đặc biệt à nước dùng trong
veo, ngọt thịt từ xương heo,
rau củ. Tô bánh canh với sợi
bánh trắng nần, mềm mại
tạo ra hương vị khác biệt H.2 Bánh canh Tràng Bàng ở Tây Ninh (Nguồn:
với nơi khác. Khi ăn như https://vinpearl.com/vi/toi-tay-ninh-an-banh-canh-trang-bang-bao-
ngon-la?
tan trong miệng, quyện fbclid=IwAR3J6nXRE222htGbtQTn7OFadmHeqgrBThahZJ_ljrb
q_DS54AVE6VkmU00)
cùng vị béo ngọt của thịt
với nước dùng trong veo, thanh ngọt của nước lèo đã làm nên món ăn trứ danh của
Trảng Bàng, Tây Ninh.

2.3.2. Hủ tiếu Nam Vang:


Đây cũng là một món ăn ngon đặc trưng của miền Nam. Nam Vang có nghĩa là hủ
tiếu từ Phnom Penh. Nguồn gốc của món ăn này là từ Campuchia. Lúc mới ăn, nhìn
vào sợi mì có thể khá giống sợi phở nhưng thực chất chúng được làm từ bột sắn, ăn
vào chắc và dài hơn. Nước dùng có vị nhạt, ninh từ xương heo và không có nước
mắm. Thành phần món hủ tiếu Nam Vang phổ biền là: thịt lợn thái mỏng, tôm, trứng
cút, một lát gan lợn với huong thơm khó cưỡng từ mùi tây.

H.3 Hủ tiếu Nam Vang thơm ngon

(Nguồn: https://hutieunhatquan.vn/bat-ng-voi-nguon-goc-hu-tieu-nam-vang/)

14
2.3.3. Cá tai tượng chiên xù:
Cá tai tượng hấp dẫn bởi hương vị thơm ngon tự nhiên. Vẩy cá chiên giòn bao bọc
phần thịt mềm ngọt. Ăn kèm với rau sống tươi với bát bút dẻo dai, chấm cùng nước
chấm đạm đà, vừa miệng. Khi ăn cá cuốn chung với bánh tráng, bún và rau thơm, dưa
leo... để món ăn thêm phần đậm đà và đúng chât hơn thì không thể thiếu món nuóc
chấm ớt tỏi. Được nêm nếm vừa ăn, ta sẽ cảm nhận được sự tinh túy từ món ăn cực kì
dân dã nhưng vẫn đặc biệt ngon.

H.4 Cá tai tượng chiên xù – đặc sản Vĩnh Long

(Nguồn: https://nkh.vn/cung-tim-hieu-ve-mon-dac-san-ca-tai-tuong-chien-xu-o-vinh-
long/)

2.3.4. Lẩu mắm Cần Thơ:


Là món ăn đặc sản của miền Nam với nồi lẩu đậm đà từ mắm hòa quyện với vị béo
của nước dừa và ngọt thanh của nước hầm xương. Bên trong nồi lẩu đa dạng và phong
phú các loại đò ăn thơm ngon như: tôm, mực, thịt ba chỉ cùng các loại rau như bắp
chuối, rau muống.

15
H.5 Lẩu mắm Cần Thơ

(Nguồn: https://vinpearl.com/vi/goi-y-15-dac-san-mien-nam-noi-tieng-da-an-la-ghien)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ẨM


THỰC NAM BỘ

3.1. Ẩm Thực Nam Bộ Hiện Nay


Có thể nói, miền Nam là một trong những cực giao thông chính của tất cả quốc gia.
Bên cạnh những chính sách đầu tư của Nhà nước trong việc phát triển và hoàn thiện
kết cấu hạ tầng giao thông khu vực phía Nam và vùng phụ cận, tạo điều kiện thuận lợi
để thúc đẩy giao thông hàng, nuôi sống dân cư thủ đô ngày càng đa dạng và phong

16
phú. Miền Nam bây giờ có hàng trăm thứ quà ngon, mỗi mùa có quà riêng, muốn ăn
khi nào muốn ăn cũng có vì được nhập từ nơi khác về.

Ẩm thực miền Nam chịu ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa. Do ẩm thực Trung
Hoa, Campuchia, Thái Lan nên các món ăn đều có vị ngọt và cay tự nhiên, thích hợp
với các loại mắm khô như mắm cá linh, mắm bo bo, mắm ba khía... chủ yếu, miền
Nam có nhiều loại món ăn dân dã gắn liền với vùng đất được mệnh danh là “vựa lúa”
của đất nước.

Ẩm thực Việt Nam nhiều lần được trang du lịch CNN của Mỹ trao giải thưởng
những món ăn quốc tế được yêu thích và hấp dẫn nhất, trong đó có vô số món ăn
đường phố ở cả 3 miền, hợp khẩu vị, dễ chế biến, gần gũi với thiên nhiên và ai cũng có
thể thưởng thức. Các gian hàng ẩm thực Việt Nam tại các lễ hội quảng bá du lịch và
văn hóa ẩm thực nước ngoài luôn thu hút đông đảo người dân. Người dân trong nước
và quốc tế đến học hỏi và vui chơi. Và không chỉ nhận được sự yêu thích đền từ du
khách quốc tế, chính chúng ta cũng không ngớt sự hãnh diện cho nền ẩm thực Nam bộ.
Bằng chứng rằng, nhóm đã thực hiện bài khảo sát nhỏ “Ý kiến của bạn về ẩm thực
Nam bộ” với đối tượng là sinh viên trường HUFLIT. Và kết quả không bất ngờ khi
hầu hết các bạn sinh viên rất tự hào với các món ăn miền Nam cùng lời nhận xét
“phong phú”, “đa dạng”, “bình dị”,…

Sau ảnh hưởng của văn hóa ẩm thực Trung Hoa, văn hóa ẩm thực Việt Nam - miền
nam Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn hóa phương tây qua văn hóa Pháp với món ăn:
Sữa và các sản phẩm từ sữa (sữa, bơ (Butter), pho mát (Promage), bánh mì) (mà thế hệ
trước đây gọi là bánh Tây), patê (patê), nước sốt. cũng như ở miền Nam thường được
chia thành món Âu, món Á và món Việt. Điều này cho chúng ta thấy sự đa dạng phong
phú của các món ăn. Người miền Nam hay du khách có người có thể thưởng thức
nhiều món ăn ngon, đặc sắc khi đến miền Nam.

Bên cạnh những mặt tích cực mà hội nhập mang lại cũng đặt ra những thách thức
đối với ẩm thực miền nam. Hiện nay có rất nhiều món ăn truyền thống miền nam đang
dần mất đi hoặc trở nên khan hiếm. Đây là mặt tiêu cực của sự hội nhập, làm mất đi
trong kho tàng văn hóa ẩm thực Nam những giá trị đã có từ lâu đời.

17
3.2. Giải Pháp Phát Triển Và Hội Nhập Với Nền Ẩm Thực Thế Giới:
Ở Việt Nam, ẩm thực đã trở thành một yếu tố không thể thiếu, những món ăn được
sáng tạo bằng những nguyên liệu tự nhiên, sự chắt lọc và trau chuốt trong cách sử
dụng gia vị, kết hợp giữa truyền thống với hiện đại không kém phần trang trí hấp dẫn
đã làm cho ẩm thực nước ta trở thành một phần nét đẹp của đất nước Việt Nam. Một
số giải pháp dưới đây có thể phát triển ẩm thực ta:

3.2.1. Giữ gìn màu sắc và phát triển các món ăn mang truyền thống văn hoá Nam
Bộ:
Du lịch ẩm thực phát triển mạnh trên nền văn hóa ẩm thực đậm đà bản sắc của
điểm đến, cái mà du khách đặt chân đến chính là bản sắc riêng của nền văn hóa này.
Điều này đồng nghĩa với việc, việc lai tạp văn hóa ẩm thực của địa phương với văn
hóa ẩm thực của các vùng miền khác sẽ làm mất đi ý nghĩa của du lịch ẩm thực, làm
giảm sức hấp dẫn của điểm đến đối với du khách. Vì vậy, việc phát triển du lịch ẩm
thực đặt ra yêu cầu bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của điểm đến.

Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế sâu rộng với nhiều cơ hội và thách thức là điều không dễ dàng. Việc bảo
tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu, đặc sắc của dân tộc nói
chung và của Nam Bộ nói riêng đòi hỏi cộng đồng phải có chính sách đồng bộ về nhận
thức các di sản văn hóa có giá trị, hình thành ý thức gìn giữ và trao truyền qua các thế
hệ. Vì vậy, cần quan tâm đến việc xây dựng cơ chế, chính sách và đầu tư để phát triển
văn hóa đồng bộ.

Bảo tồn và phát triển văn hóa ẩm thực với phát triển kinh tế - xã hội; đảm bảo mối
quan hệ hài hòa giữa phát triển văn hóa và kinh tế; hài hòa giữa bảo tồn và phát huy di
sản và phát triển. Tăng cường quản lý hoạt động du lịch ẩm thực. Sưu tầm và phục
dựng các lễ hội, hội thi dân gian liên quan đến trình diễn và biến tấu ẩm thực. Thu
thập và tái tạo các dụng cụ ẩm thực như bát đĩa, xoong nồi, ...

Xây dựng bảo tàng và phòng trưng bày giới thiệu đặc sản địa phương và văn hóa
ẩm thực. Cần có một chương trình tổng điều tra và kiểm kê kho tàng di sản văn hóa và
ẩm thực với mục tiêu “Sưu tầm, bảo tồn, phát huy, kế thừa và phát triển các giá trị văn
hóa ẩm thực Nam Bộ”.

18
3.2.2.Hợp tác với các nghệ nhân ẩm thực, hiệp hội nghề nghiệp:
Nghiên cứu và lựa chọn một hoặc nhiều món ăn phù hợp với khẩu vị người nước
ngoài, cách chế biến đơn giản để quảng bá là món ăn biểu tượng của Việt Nam. Như ở
Nhật Bản nổi tiếng nhất là sushi hay chỉ cần nhắc đến kim chi là người ta sẽ nghĩ ngay
đến Hàn Quốc hay Pizza củaÝ. Hiện nay, nước ta cũng có nhiều món ăn gây được ấn
tượng mạnh với du khách nước ngoài như phở, bún chả, nem và các loại bánh ngọt,
bánh mì, cà phê,... Nhiều nguyên thủ quốc gia khi đến Việt Nam đã chọn những món
ăn để khám phá và điểm nhấn trong chuyến đi của họ được cựu Tổng thống Mỹ
Barack Obama lựa chọn trong chuyến thăm Việt Nam năm 2016. Bún chả để thưởng
thức hương vị như khi ông chọn sushi để ăn trong chuyến thăm Nhật Bản năm 2014,
Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã thưởng thức cà phê Việt Nam trong chuyến thăm
Hồ Chí Minh năm 2017, nơi đích thân cựu Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull đã
xuống phố nếm thử món bánh mì vỉa hè tại Đà Nẵng tại Hội nghị APEC 2017. Mỗi
vùng miền, địa phương của đất nước cũng cần lựa chọn những món ăn đặc trưng và
ẩm thực đặc sản của địa phương để phát triển, xây dựng thương hiệu và quảng bá gắn
với sự phát triển điểm du lịch của địa phương này.

3.2.3. Xúc tiến quảng bá:

Theo các chuyên gia, sản phẩm du lịch mà thành phố tạo ra năm vẫn chưa ra đời
từ mong muốn của du khách. Vì vậy, thành phố nên mời chuyên gia am hiểu văn hóa
Đông hoặc Đông Nam Á (có nét văn hóa tương đồng với Việt Nam) cùng tham vấn để
giúp ngành du lịch thành phố tạo ra những sản phẩm du lịch mang dấu ấn văn hóa
riêng biệt, tránh trùng lặp với các nước khác trong khu vực.

Họ sẽ cho chúng tôi biết du khách ở các châu lục khác như châu Âu, châu Mỹ,…
thích gì ở Việt Nam, ở thành phố Hồ Chí Minh để chúng tôi hoàn thiện sản phẩm du
lịch khác nhau đến từng quốc gia, từng khu vực, phát triển sản phẩm du lịch ẩm thực
với mục tiêu hướng đến khách du lịch quốc tế kết hợp tham quan và tìm hiểu, chế biến
ẩm thực các vùng miền tại các làng du lịch, tham quan và kết hợp nghiên cứu ẩm thực
trong và ngoài thị trấn.

Tích cực quảng bá văn hóa ẩm thực thế giới thông qua cuộc thi ẩm thực, lễ hội ẩm
thực toàn cầu được tổ chức năm một lần hoặc nằm trong chiến dịch quảng bá du lịch
Việt Nam, liệt kê món ăn hấp dẫn, độc đáo để đưa vào chương trình quảng bá, sử dụng
19
hình ảnh động, ngắn video quảng cáo món ăn cũng như phong cách ẩm thực Việt Nam
được đăng tải trên website. nhiều người theo dõi. Đồng thời, cần phối hợp với các đơn
vị liên quan tổ chức định kỳ các sự kiện du lịch ẩm thực nổi bật tại Thành Phố Hồ Chí
Minh.

Dựa trên nền ẩm thực phong phú, đặc sắc, được chắt lọc và đúc kết qua nghìn năm
lịch sử với những lợi thế nhất định, ẩm thực đã đóng vai trò to lớn trong việc thu hút
du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, chúng ta phải tích cực phát huy thế mạnh,
khai thác triệt để lợi thế và tiềm năng phát triển của ẩm thực Việt Nam; đồng thời thúc
đẩy tăng cường công tác xúc tiến, tổ chức và quy hoạch một cách cụ thể, lâu dài.

Ngoài ra, ngành du lịch thành phố tích cực quảng bá, khuyến khích liên kết với
ngành du lịch các tỉnh, thành phố trong cả nước để phối hợp với xây dựng nhiều
chương trình phát triển sản phẩm du lịch mới. Không dừng lại ở đó, ngành du lịch
thành phố cần tiếp tục tăng cường phối hợp với các bộ, ngành liên quan trong việc
quảng bá du lịch gắn với quảng bá văn hóa, hình ảnh vùng đất quốc gia, của người dân
Việt Nam và của thành phố Hồ Chí Minh, khuyến khích xây dựng để tạo ra các
chương trình cho sinh viên tình nguyện làm hướng dẫn viên du lịch nhằm giới thiệu
văn hóa ẩm thực các nơi, nhằm tăng nguồn khách du lịch trong nước và quốc tế, góp
phần phát triển du lịch một cách toàn diện và bền vững.

Sau đó, thành phố có thể quảng bá, kết nối và phát triển du lịch Du lịch các nước
láng giềng như Lào, Campuchia và Thái Lan vì các nước này có xu hướng du lịch địa
phương chi phí thấp và thích hợp với nhiều đối tượng du lịch trẻ. Sau đó chúng ta phải
đẩy mạnh quảng bá tại thị trường Ấn Độ, đây là một thị trường rất tiềm năng vì số
lượng người Ấn Độ đi du lịch ngoài ngày càng nhiều, mức chi tiêu cao.

Mặt khác, ngành du lịch thành phố phối hợp với Tổng cục Du lịch và các đại sứ
quán Việt Nam tại các nước và các hãng hàng không để quảng bá Tuần lễ ẩm thực và
du lịch Việt Nam tại nước ngoài cho du khách nước ngoài đến tham quan. Sự quảng bá
gắn liền với việc tập trung vào các thị trường trọng điểm như: Đông Bắc Á, ASEAN,
Tây Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ, Đông Âu và Úc. Đồng thời xây dựng các chiến dịch tiếp thị
hiệu quả, tiếp cận lượt khách du lịch và các hoạt động kéo dài thời gian lưu trú cho du
khách.

20
KẾT LUẬN
Tựu chung lại, đề tài đã thể hiện bản sắc, đặc trưng của văn hóa ẩm thực Nam bộ
một cách đầy đủ nhất. Song song đó, đề tài cũng đặt ra những thách thức và đề xuất
những giải pháp phát triển cho nền ẩm thực để làm phong phú thêm và có cơ hội
quảng bá bản sắc văn hóa ẩm thực Việt cho bạn bè thế giới.

Việc ăn uống giờ đây không chỉ còn đơn giản là để duy trì sự sống mà còn thể hiện
nét riêng biệt trong văn hóa của từng vùng, miền. Chính vì thế, những món ăn Nam bộ
dù không quá cầu kỳ nhưng luôn giữ sự phong phú, đa dạng và độc đáo. Có lẽ sự độc
đáo ấy đến từ vùng đất màu mỡ với nguồn nguyên liệu dồi dào và sự sáng tạo, phá
cách không ngừng của con người Nam bộ đầy thân thương và bình dị. Hương vị của
món ăn Nam bộ như không lẫn vào đâu được giữa sự đa sắc của nền ẩm thực Việt và
để lại những trải nghiệm khó quên trong lòng thực khách.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Lê Thị Hồng Quyên, tháng 3-2018, Văn hóa ẩm thực người Việt ở Nam bộ,
ngày truy cập : 2/1/2022, nguồn: Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 405
2. Trần Ngọc Thêm, 2012, Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục
3. Hieu Chef, 17/2/2020, Đặc trưng văn hóa ẩm thực Nam bộ bình dị- hào sảng,
ngày truy cập: 3/1/2022, nguồn: https://www.disneycooking.com/dac-trung-
van-hoa-am-thuc-mien-nam
4. Lan Anh, 26/9/2019, Đặc trưng văn hóa ẩm thực miền Nam | Món ngon miền
Nam, ngày truy cập :2/1/2022, nguồn: https://daotaobeptruong.vn/dac-trung-
van-hoa-am-thuc-mien-nam
5. Các loại mắm cá miền Nam, 5/9/2018, ngày truy cập: 2/1/2022, nguồn :
http://mambagiaokhoe.com/tin-tuc/cac-loai-mam-ca-mien-nam-mua-lam-
qua.html
6. Phương MiPu, 16/4/2018, Cách làm cá kho tộ thơm ngon của người miền Nam,
ngày truy cập: 3/1/2022, nguồn: https://pasgo.vn/blog/cach-lam-ca-kho-to-
thom-ngon-cua-nguoi-mien-nam-3845
7. Đặc sản miền Nam, ngày truy cập 2/1/2022, nguồn:
https://vietsensetravel.com/dac-san-mien-nam-n.html
21
8. Thực đơn hàng ngày cho gia đình miền Nam ngon-dễ làm, ngày truy cập:
3/1/2022, nguồn : https://hocnauan.edu.vn/thuc-don-hang-ngay-cho-gia-dinh-
mien-nam
9. Nguyen Kim, 5/4/2021,Tìm hiểu sự độc đáo trong văn hóa ẩm thực của Nam
bộ, ngày truy cập: 2/1/2022, nguồn: https://spk.vn/tim-hieu-su-doc-dao-trong-
van-hoa-am-thuc-cua-nam-bo/
10. 50 quy tắc trên mâm cơm của người Nam bộ, ngày truy cập: 3/1/2022, nguồn:
http://saigontoday.news/2019/05/24/50-quy-tac-tren-mam-com-nguoi-nam-bo/
11. Sự khác biệt phá cách trong văn hóa ẩm thực miền Nam, ngày truy cập:
31/12/2021, nguồn: https://dogifood.vn/tin-tuc/su-khac-biet-pha-cach-trong-
van-hoa-am-thuc-mien-nam
12. Mai Khôi, 2001, Văn hóa ẩm thực Việt Nam, NXB Đà Nẵng
13. TS Vũ Nam- Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường du lịch Tổng cục du lịch,
20/7/2020, Đẩy mạnh xúc tiến và quảng bá du lịch ẩm thực Việt Nam, ngày
truy cập: 30/12/2021, nguồn : http://itdr.org.vn/nghien_cuu/day-manh-xuc-tien-
quang-ba-du-lich-am-thuc-viet-nam/
14. Nhi Nguyễn, 2020, Văn hóa ẩm thực Nam bộ, ngày truy cập: 30/12/2020,
nguồn: https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-tai-chinh-
marketing/thuchanhnghenghiep1/van-hoa-am-thuc-cua-nguoi-nam-bo/
13455198
15. Nguyễn Thanh Hương, 2019, Khóa luận Tốt nghiệp với đề tài Tìm hiểu ẩm
thực đường phố Hồ Chí Minh phục vụ và phát triển du lịch, ngày truy cập:
31/12/2021, nguồn:
https://lib.hpu.edu.vn/bitstream/handle/123456789/32926/Nguyen-Thanh-
Huong-VH1802.pdf?sequence=1&isAllowed=y
16. Nguyễn Văn Quí, 2015, Tiểu luận văn hóa ẩm thực nghệ thuật trong phát triển
du lịch Nam bộ, ngày truy cập: 31/12/2021, nguồn:
https://text.xemtailieu.net/tai-lieu/tieu-luan-van-hoa-am-thuc-nghe-thuat-am-
thuc-trong-phat-trien-du-lich-nam-bo-316674.html?
fbclid=IwAR252JVWLFVYTkkC5St3m5Z-
G18V35ir_vK2rzy1Bj2CrXFhxLZwEXjcOug

22
17. Vũ Bằng, Món lạ miền Nam, 2/11/2015, nguồn: https://isach.info/story.php?
story=mon_la_mien_nam__vu_bang
18. Lê Thị Vân, 15/9/2013, Món ăn dân dã Nam Bộ, nguồn:
https://www.foodstylistvn.com/index.php/sach-mon-an-dan-da-nam-bo/
19. Lâm Hoa Phụng, Các món ăn đặc sản miền Nam, NXB Mũi Cà Mau, nguồn:
https://metaisach.com/cac-mon-an-dac-san-mien-nam/

PHỤ LỤC
Nhóm em xin trình bày bảng câu hỏi được dùng để khảo sát kèm theo 2 link câu hỏi và
câu trả lời được ghi lại:

Link câu hỏi:


https://docs.google.com/forms/d/18xwlNInKxDAU45_Z8UbNIp_h3cfzLuW-
Xo8OQtb1MqM/edit?usp=sharing

Link câu trả lời:


https://docs.google.com/spreadsheets/d/1a0xPnUpg8g4IwB2DVg22OaqZ6BzqHPJLY
KrpC9VZSuY/edit?usp=sharing

STT Câu hỏi Các phương án trả lời


1 Bạn là Nam
Nữ
2 Bạn đang là sinh viên năm mấy? Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
3 Bạn có tự hào về ẩm thực miền Nam không? Tất nhiên

23
Không

4 Bạn thích những món ăn nào ở Nam bộ? Tùy chọn

5 Bạn nghĩ sao về nền ẩm thực Nam bộ ta? Tùy chọn

6 Bạn có nghĩ ẩm thực miền Nam ta sẽ vươn lên Có


phát triển ra thị trường và du khách quốc tế? Không
7 Nếu có, bạn đã từng đọc qua những thông tin gì Tùy chọn
liên quan đến sự hội nhập ẩm thực miền Nam
vào ẩm thực Thế Giới?
8 Bạn có nghĩ chúng ta nên phát triển đi đôi với Có
bảo tồn, gìn giữ? Không

9 Nếu có cơ hội, bạn muốn giới thiệu món ăn nào Tùy chọn
ở ẩm thực miền Nam đến các bạn quốc tế của
mình?

24

You might also like