You are on page 1of 5

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

a. Tên và mã học phần: Cơ sở văn hóa Việt Nam (2111401)

b. Số tín chỉ
Tổng số tín chỉ: 3 Lý thuyết: 3 Thực hành: 0 Tự học: 6

c. Giảng viên phụ trách


ThS. Đặng Thị Kim Phượng
ThS. Hà Thị Ánh
ThS. Nguyễn Thị Đức

d. Sách sử dụng
Tài liệu chính
[1] Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, 2012. [100035515]

Tài liệu tham khảo


[1] Phan Ngọc, Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản Văn học, 2015. [KNN000004]
[2]Trần Quốc Vượng, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2015.
[100287694]

e. Thông tin về học phần


f. Mô tả mục tiêu học phần:
Cung cấp cho sinh viên:
- Những tri thức cơ bản về văn hóa và văn hóa Việt Nam.
- Giúp sinh viên có thái độ yêu mến, trân trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống
văn hóa dân tộc.
g. Mô tả vắn tắt học phần
Môn học cung cấp cho sinh viên những khái niệm cơ bản về văn hóa, đặc trưng văn hóa. Giúp
sinh viên nhận diện được các vùng văn hóa trên lãnh thổ Việt Nam, hiểu được tiến trình lịch
sử của văn hóa Việt Nam từ nguồn gốc cho đến nay.
Môn học còn giúp sinh viên tìm hiểu các thành tố văn hóa: Văn hóa nhận thức và văn hóa tổ
chức cộng đồng; văn hóa giao tiếp ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội. Tìm hiểu sự giao
lưu ảnh hưởng của văn hóa Việt Nam với văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ và văn hóa phương Tây.

h. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C)
Không.

i. Yêu cầu khác


- Có mặt trên lớp > 80% thời lượng môn học. Thực hiện đầy đủ các bài kiểm tra và các buổi
thảo luận.
- Điểm tổng kết môn học được đánh giá xuyên suốt quá trình học.

j. Chuẩn đầu ra của môn học


Khi hoàn thành môn học, người học có khả năng:

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI


1 Trình bày được khái niệm, đặc trưng và chức năng của văn hóa, I5C
cấu trúc của hệ thống văn hoá; định vị văn hóa Việt Nam; tiến
trình văn hóa Việt Nam.
2 Trình bày được những giá trị của văn hoá nhận thức (nhận thức
về vũ trụ và nhận thức về con người) đã ảnh hưởng đến nhiều I5C
lĩnh vực của văn hoá Việt Nam.
3 Phân tích được các đặc điểm cơ bản của văn hóa tổ chức cộng I5C
đồng với hai bộ phận: văn hoá tổ chức đời sống tập thể và văn
hoá tổ chức đời sống cá nhân của người Việt Nam.
Phân tích và vận dụng được các đặc trưng của văn hoá ứng xử I5C
4 với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội của người Việt
Nam trong thực tế đời sống.

Ma trận tích hợp giữa chuẩn đầu ra của môn học và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.

CLOs A B C C E F G H I J
1 5C
2 5C
3 5C
4 5C

k. Nội dung cơ bản của môn học

Phương pháp
STT Nội dung giảng dạy Số tiết CLOs
giảng dạy
1 Mở đầu. Giới thiệu môn học 1 - Thuyết giảng
1. Giới thiệu tổng quan môn học và các hình - Thảo luận
thức dạy học và đánh giá môn học
2. Phân nhóm sinh viên
3. Triển khai một số kĩ năng cần thiết
2 Chương 1. Văn hóa và văn hóa học 6 1 - Thuyết giảng
1.1. Văn hoá và văn hoá học - Hỏi đáp
1.2. Định vị văn hoá Việt Nam
1.3. Tiến trình văn hoá Việt Nam
3 Chương 2. Văn hóa nhận thức 7 2 - Thuyết giảng
2.1. Triết lí âm dương - Thảo luận
2.2. Mô hình Tam tài - Ngũ hành
2.3. Lịch âm dương và hệ Can chi
2.4. Nhận thức về con người
4 Chương 3. Văn hóa tổ chức đời sống tập thể 7 3 - Thuyết giảng
3.1. Tổ chức nông thôn - Thuyết trình
3.2. Tổ chức quốc gia
3.3. Tổ chức đô thị
5 Chương 4. Văn hóa tổ chức đời sống cá 8 3 - Thuyết giảng
nhân - Thảo luận
4.1. Tín ngưỡng
4.2. Phong tục
4.3. Văn hóa giao tiếp và nghệ thuật ngôn từ
4.4. Nghệ thuật thanh sắc, hình khối
6 Chương 5. Văn hóa ứng xử với môi trường 8 4 - Thuyết giảng
tự nhiên - Thảo luận
5.1. Văn hoá ăn uống - Thuyết trình
5.2. Văn hoá mặc
5.3. Nhà cửa
5.4. Đi lại
7 Chương 6. Văn hóa ứng xử với môi trường 8 4 - Thuyết giảng
xã hội - Thảo luận
6.1. Balamon giáo và văn hóa Chăm Pa - Thuyết trình
6.2. Phật giáo và văn hóa Việt Nam
6.3. Nho giáo và văn hóa Việt Nam
6.4. Đạọ giáo và văn hóa Việt Nam
6.5. Phương Tây và văn hóa Việt Nam
6.6. Tính dung hợp trong văn hóa Việt Nam

l. Phương pháp đánh giá


Tỷ
CLOs Phương pháp đánh giá
trọng
1. Trình bày khái niệm, đặc trưng và chức năng Kiểm tra thường kì (tự luận/thuyết
30
của văn hóa, cấu trúc của hệ thống văn hoá, định trình nhóm)
vị văn hóa Việt Nam, tiến trình văn hóa Việt
Nam. Kiểm tra giữa kì (tự luận) 70

2. Trình bày được những giá trị của văn hoá nhận Kiểm tra thường kì (tự luận/thuyết 30
thức (nhận thức về vũ trụ và nhận thức về con trình nhóm)
người) đã ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của văn
hoá Việt Nam. Kiểm tra giữa kì (tự luận) 70
3. Phân tích được đặc điểm cơ bản của văn hóa tổ Kiểm tra thường kì (tự luận/thuyết
chức cộng đồng với hai bộ phận: văn hoá tổ chức trình nhóm) 30
đời sống tập thể và văn hoá tổ chức đời sống cá Kiểm tra giữa kì (tự luận)
nhân của người Việt Nam. 40
Thi cuối kì (tự luận)
30
4. Phân tích và vận dụng được các đặc trưng của
văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên và môi
Thi cuối kì (tự luận) 100
trường xã hội của người Việt Nam trong thực tế
đời sống.
a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %


Lý thuyết Đánh giá thường xuyên 20
Kiểm tra thường xuyên (tự luận/thuyết trình nhóm) 20
Kiểm tra giữa kì (tự luận) 30
Kiểm tra cuối kì (tự luận) 50
c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ

Ngày cập nhật: 14 tháng 12 năm 2021

Giảng viên cập nhật: ThS. Hà Thị Ánh

Trưởng bộ môn: TS. Phan Thị Tuyết Nga

You might also like