You are on page 1of 5

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ CAO HỌC


KHỐI NGÀNH ĐÀO TẠO: KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
(bao gồm Kinh tế, Quản trị, Luật)

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên học phần: Triết học (Philosophy – PHI)


2. Mã học phần: 20C1PHI61000412
3. Bộ môn phụ trách giảng dạy: Tiểu ban Triết học Sau Đại học, thuộc Khoa Lý luận chính trị,
Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
4. Trình độ: Cao học, Nghiên cứu sinh không chuyên ngành Triết học
5. Số tín chỉ: 04 (60 tiết)
6. Phân bổ thời gian: (giờ tín chỉ đối với các hoạt động)
Giảng lý thuyết và thảo luận, thuyết trình trên lớp : 47 tiết
Kiểm tra giữa kỳ : 01 tiết
Làm việc nhóm (Đọc các bài đọc thêm, thảo luận và thực hiện một Bài tập nhóm) : 12 tiết
7. Điều kiện tiên quyết: Học ở giai đoạn đầu của chương trình đào tạo
8. Mô tả học phần: Học phần Triết học có 8 chương: Chương mở đầu giới thiệu tổng quan về triết học
và lịch sử triết học; Ba chương tiếp theo bao quát các nội dung cơ bản thuộc về thế giới quan và
phương pháp luận triết học, từ đó củng cố thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp luận
biện chứng duy vật; Bốn chương sau cùng bao quát các nội dung lý luận triết học về xã hội và con
người, từ đó củng cố quan niệm duy vật lịch sử và nhân sinh quan nhân đạo, cách mạng. Do trang bị
cho học viên những tri thức lý luận chung, những nguyên tắc nền tảng chỉ đạo hoạt động nhận thức
và thực tiễn nên học phần Triết học cần được bố trí giảng dạy trước các học phần chuyên ngành
trong chương trình đào tạo.
9. Mục tiêu của học phần: Một là, hoàn thiện và nâng cao kiến thức triết học đã học trong chương trình
Lý luận chính trị ở bậc đại học; tiếp tục mở rộng, đào sâu những tri thức triết học dành cho công việc
nghiên cứu thuộc các ngành khoa học xã hội – nhân văn; Hai là, củng cố, nâng cao năng lực nhận
thức lý luận triết học soi sáng đường lối cách mạng Việt Nam, đặc biệt là đường lối cách mạng Việt
Nam trong thời kỳ đổi mới. Ba là, nâng cao trình độ và năng lực vận dụng sáng tạo tư duy biện chứng
nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ sau đại học cho các chuyên ngành khoa học
xã hội – nhân văn.
10. Nhiệm vụ của học viên: Một là, nghe giảng viên giới thiệu chương trình và các nội dung cơ bản của
môn học. Hai là, đọc giáo trình, tài liệu tham khảo theo các chủ đề, câu hỏi và tham gia thảo luận,
thuyết trình trên giảng đường có sự hướng dẫn của giảng viên. Ba là, tham gia thảo luận và thực hiện
một bài tập nhóm (bài thuyết trình / bài thu hoạch / bài tiểu luận). Bốn là, tham dự đầy đủ các lần kiểm
tra giữa kỳ và thi kết thúc môn học.
11. Tài liệu học tập
- Tài liệu bắt buộc
[1] Bùi Văn Mưa (chủ biên), Trần Nguyên Ký, Bùi Xuân Thanh, Đỗ Kiên Trung (2020). Triết học
(dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh các ngành khoa học xã hội và nhân văn không
chuyên ngành triết học), NXB ĐHQG TP.HCM;
2

[2] Bùi Văn Mưa (chủ biên), Trần Nguyên Ký, Bùi Xuân Thanh, Đỗ Kiên Trung (2020). Lịch sử
triết học (dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành triết học),
NXB ĐHQG TP.HCM;
[3] Đỗ Kiên Trung, Bài giảng PowerPoint;
[4] Bài đọc thêm các chương 1-4;
[5] Bài đọc thêm các chương 5-8;
- Tài liệu tham khảo
[6] Đỗ Kiên Trung (2010). Triết học Tân Thực dụng – NeoPragmatism. NXB Tri thức, Hà Nội;
[7] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015). Giáo trình Triết học (dùng trong đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến
sĩ các ngành khoa học xã hội và nhân văn không chuyên ngành triết học). NXB Đại học Sư phạm;
[8] Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011), XII (2016).
NXB Chính trị quốc gia...
12. Tiêu chuẩn đánh giá học viên
* Đánh giá quá trình (40% điểm học phần):
Tham dự lớp (2đ) + Bài tập nhóm (5đ) + Kiểm tra trắc nghiệm (3đ) + Điểm thưởng (≤2.0đ)
- Kiểm tra trắc nghiệm (cá nhân): làm qua LMS. Thời gian làm bài 45 phút, 15 câu.
- Bài tập nhóm (chiếm 50% điểm quá trình).
- Chủ đề thảo luận và viết báo cáo: sẽ được hướng dẫn trên lớp;
* Đánh giá cuối kỳ (60% điểm học phần):
Thi kết thúc học phần: tự luận, được sử dụng tài liệu, 100 phút.
13. Thang điểm: 10
14. Nội dung chi tiết học phần
Số tiết Nội dung giảng dạy, thảo luận Tài liệu Chuẩn bị
(chương, phần) (trang) của HV
Chương 1: KHÁI LUẬN VỀ TRIẾT HỌC
1. Khái quát về triết học, các trào lưu, chức năng cơ bản của triết học (GV
giảng)
a) Khái quát về triết học
b) Khái quát về các trào lưu, khuynh hướng cơ bản của triết học
06 tiết c) Khái quát về các chức năng cơ bản của triết học [1]1-62 Đọc trước
2. Khái quát về sự hình thành, phát triển tư tưởng triết học trong lịch sử [3]1-50 chương 1
(GV giới thiệu – HV tự nghiên cứu)
a) Những yếu tố chi phối sự hình thành, phát triển tư tưởng triết học trong lịch sử
b) Khái quát về triết học phương Đông.
c) Khái quát về triết học phương Tây ngoài mácxít
d) Khái quát về triết học Mác – Lênin

Chương 2: BẢN THỂ LUẬN


1. Khái niệm ‘bản thể luận’ và một số nội dung bản thể luận trong lịch sử
triết học (GV giới thiệu – HV tự nghiên cứu)
[1]63-93
a) Khái niệm ‘bản thể luận’.
06 tiết [3]51-94
b) Một số nội dung bản thể luận trong triết học phương Đông
c) Một số nội dung bản thể luận trong triết học phương Tây
2. Nội dung bản thể luận của triết học Mác - Lênin (GV giảng)
a) Cách tiếp cận và giải quyết vấn đề bản thể luận trong triết học Mác – Lênin
Đọc trước
b) Quan niệm của triết học Mác – Lênin về vật chất
ch.2
c) Quan điểm của triết học Mác - Lênin về ý thức
d) Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
3

3. Mối quan hệ khách quan - chủ quan (GV giảng)


a) Khái niệm ‘khách quan’ và ‘chủ quan’.
b) Mối quan hệ biện chứng giữa khách quan và chủ quan
c) Ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ biện chứng giữa khách quan và
chủ quan đối với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam

Chuơng 3: PHÉP BIỆN CHỨNG


1. Khái niệm ‘phép biện chứng’ và các hình thức của nó trong lịch sử triết
học (GV giới thiệu – HV tự nghiên cứu)
a) Phép biện chứng
b) Các hình thức của phép biện chứng trong lịch sử triết học
2. Nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật (GV giảng)
a) Các nguyên lý của phép biện chứng duy vật [1]94-155 Đọc trước
12 tiết
b) Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật [3]95-150 ch.3
c) Các cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật
3. Những nguyên tắc phương pháp luận cơ bản của phép biện chứng duy vật
và sự vận dụng trong quá trình đổi mới ở Việt Nam hiện nay (GV giảng)
a) Một số nguyên tắc phương pháp luận biện chứng duy vật
b) Sự vận dụng các nguyên tắc phương pháp luận biện chứng duy vật trong quá
trình đổi mới ở Việt Nam hiện nay

Chuơng 4: NHẬN THỨC LUẬN


1. Nhận thức luận và khái quát một số nội dung nhận thức luận trong
triết học ngoài mácxít (GV giảng)
a) Khái niệm ‘nhận thức luận’
b) Một số nội dung nhận thức luận trong triết học ngoài mácxít
2. Nhận thức luận duy vật biện chứng (GV giảng)
a) Nguyên lý phản ánh – cơ sở của nhận thức luận duy vật biện chứng
b) Bản chất, nguồn gốc, mục đích của nhận thức
c) Chủ thể, khách thể và đối tượng nhận thức
d) Các giai đoạn cơ bản của quá trình nhận thức
e) Tri thức và chân lý
f) Tính biện chứng của quá trình nhận thức [1]156-222 Đọc trước
3. Các hình thức, phương pháp nhận thức khoa học và tính đặc thù của [3]151-199 ch.4
06 tiết nhận thức xã hội (GV giới thiệu – HV tự nghiên cứu)
a) Khái niệm nhận thức khoa học
b) Một số phương pháp nhận thức khoa học
b) Tính đặc thù của nhận thức xã hội
c) Những nguyên tắc cơ bản của nhận thức khoa học xã hội nhân văn & cách
hiểu duy vật lịch sử trong nhận thức xã hội
4. Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong sự nghiệp đổi
mới ở Việt Nam hiện nay (GV giảng)
a) Nguyên tắc thống nhất lý luận và thực tiễn
b) Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất lý luận và thực tiễn
c) Vận dụng nguyên tắc thống nhất lý luận và thực tiễn trong sự nghiệp đổi
mới ở Việt Nam hiện nay
06 tiết Chương 5: HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ-XÃ HỘI
1. Phương pháp tiếp cận duy vật và duy tâm về xã hội (GV giới thiệu – HV
tự nghiên cứu]
a) Phương pháp tiếp cận duy tâm về xã hội
b) Phương pháp tiếp cận duy vật về xã hội
2. Những nội dung cơ bản của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội (GV
4

giảng)
a) Sản xuất vật chất – cơ sở tồn tại và phát triển xã hội
b) Biện chứng của sự phát triển lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất - Quy
luật cơ bản của sự vận động, phát triển của các phương thức sản xuất trong Đọc trước
lịch sử ch.5
c) Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội - Quy luật
cơ bản của sự vận động, phát triển trong cơ cấu tổng thể của đời sống xã hội
d) Cấu trúc hình thái kinh tế - xã hội và quá trình lịch sử - tự nhiên của sự phát
[1]201-251
triển hình thái kinh tế - xã hội
[3]200-238
3. Giá trị khoa học và cách mạng của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội
và nhận thức về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (GV
giới thiệu – HV tự nghiên cứu)
a) Giá trị khoa học và cách mạng của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội
b) Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
c) Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Chương 6: TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ


1. Khái quát các quan niệm về chính trị trong lịch sử triết học [GV giảng]
a) Các quan niệm về chính trị trong lịch sử triết học ngoài mácxít
b) Quan niểm về chính trị trong triết học Mác – Lênin
c) Quan niệm đương đại về hệ thống chính trị
2. Các phương diện cơ bản về chính trị trong đời sống xã hội [GV giảng] [1]251-304 Đọc trước
a) Vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp [3]239-293
b) Dân tộc và vấn đề quan hệ giữa giai cấp với dân tộc và nhân loại ch.6
06 tiết
c) Nhà nước – tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị
3. Đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nay [GV giới thiệu – HV tự nghiên cứu]
a) Vấn đề phát huy dân chủ ở Việt Nam hiện nay
b) Vấn đề đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay
c) Vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay
Kiểm tra trắc nghiệm làm qua LMS.
01 tiết
Thời gian làm bài 45 phút, 15 câu.
Chương 7: Ý THỨC XÃ HỘI
1. Khái niệm tồn tại xã hội, ý thức xã hội và các hình thái ý thức xã hội
[GV giảng]
a) Khái niệm và kết cấu của tồn tại xã hội
b) Khái niệm, kết cấu và tính giai cấp của ý thức xã hội
c) Các hình thái của ý thức xã hội
2. Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức [GV giảng] [1]323-337
a) Vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội [3]294-323 Đọc trước
b) Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội ch.7
02 tiết c) Vai trò của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội
3. Xây dựng nền tảng tinh thần trong tiến trình cách mạng XHCN ở Việt
Nam hiện nay [GV giới thiệu – HV tự nghiên cứu]
a) Công cuộc xây dựng CNXH và tính tất yếu của việc xây dựng nền tảng tinh
thần của xã hội Việt Nam hiện nay
b) Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong tiến trình xây dựng nền tảng tinh
thần của xã hội Việt Nam hiện nay
05 tiết
Chương 8: TRIẾT HỌC VỀ CON NGƯỜI
[1]305-367
1. Một số quan niệm về con người trong lịch sử triết học (GV giới thiệu –
[3]324-365
HV tự nghiên cứu)
5

a) Quan niệm về con người của triết học phương Đông


b) Quan niệm về con người của triết học phương Tây
2. Quan điểm triết học Mác – Lênin về con người (GV giảng)
a) Các phương diện tiếp cận nguồn gốc, cấu trúc, đặc trưng, bản chất con người Đọc trước
c) Quan niệm triết học Mác – Lênin về con người ch.8
3. Vấn đề con người trong tư tưởng triết học Hồ Chí Minh và vấn đề phát
huy nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay
(GV giới thiệu – HV tự nghiên cứu)
a) Vấn đề về con người trong tư tưởng triết học Hồ Chí Minh
b) Vấn đề phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam
hiện nay
01 tiết Giải đáp thắc mắc về nội dung môn học. [5]76-146 Đọc [5]
Làm việc nhóm.
12 tiết
Nộp tiểu luận nhóm qua LMS.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 07 năm 2020


Duyệt
KT TRƯỞNG KHOA/PHÓ TRƯỞNG KHOA GIẢNG VIÊN
TRƯỞNG TIỂU BAN TRIẾT HỌC (SĐH)

TS. BÙI VĂN MƯA TS. ĐỖ KIÊN TRUNG

You might also like