You are on page 1of 16

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN


TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

(Ban hành theo Quyết định số QĐ/HVNG ngày tháng năm


Của Giám đốc Học viên Ngoại giao)

1. THÔNG TIN CHUNG


1.1. Tên học phần: Triết học Mác – Lênin
1.2. Mã học phần: FC.001.03
1.3. Số tín chỉ: 3
1.4. Học phần tiên quyết: Không
1.5. Khoa phụ trách: Lý luận Chính trị,
Email: KhoaLLCT@dav.edu.vn; Hotline :0964951562;

1.6. Giảng viên giảng dạy

Học hàm, Số điện


STT Họ và tên E-mail
học vị thoại

1 Trần Thị Hạnh PGS.TS

2 Bùi Thị Tỉnh PGS.TS

3 Trần thị Thu Hương TS


2. HỌC LIỆU
2.1. Tài liệu bắt buộc
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Giáo trình Triết học Mác –
Lênin (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị),
NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.
2.2. Tài liệu tham khảo
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Giáo trình Triết học Mác – Lênin
(Dành cho bậc đại học hệ chuyên lý luận chính trị), NXB Chính trị
Quốc gia Sự thật, Hà Nội.
5. Nguyễn Ngọc Hà (2021), Tìm hiểu Triết học Mác – Lênin, NXB
Khoa học xã hội, Hà Nội.
6. Lê Văn Lực; Trần Văn Phòng (2008), Một số vấn đề về những
nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin, NXB Lý luận chính trị,
Hà Nội.
7. Mác – Ăngghen toàn tập; V.I. Lênin toàn tập; Hồ Chí Minh toàn
tập;
8.Trang tư liệu tổng hợp tại link:
https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/home/index

3. THÔNG TIN MÔN HỌC


3.1. Mô tả tóm tắt học phần
Môn học Triết học Mác – Lênin giảng dạy cho sinh viên hệ đại học
chính quy năm thứ nhất. Môn học cung cấp cho người học hệ thống kiến
thức về sự ra đời, phát triển, vai trò, những nội dung cơ bản của Triết học
Mác – Lênin. Môn học xây dựng thế giới quan duy vật biện chứng, phương
pháp luận biện chứng duy vật và quan điểm duy vật lịch sử của Chủ nghĩa
Mác – Lênin.
Môn học trang bị cho người học thế giới quan, phương pháp luận
khoa học đúng đắn trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, làm nền tảng
cho việc học tập và nghiên cứu các môn khoa học khác.
Ngoài ra môn học giúp người học hiểu được cơ sở lý luận của đường
lối chiến lược, sách lược của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
3.2. Mục tiêu học phần
Mục Mô tả mục tiêu CĐR Trình
tiêu của độ năng
CTĐ lực
T
G1 • Nắm rõ các nội dung cơ bản về khái lược triết học, KT4 4/6
(Kiến Triết học Mác Lênin; giá trị ý nghĩa của triết học
thức) Mác – Lênin.
• Sinh viên hiểu được các nội dung cơ bản và giá
trị, ý nghĩa về thế giới quan duy vật biện chứng
và phương pháp luận biện chứng duy vật.
• Sinh viên có kiến thức và hiểu biết nội dung cơ
bản và giá trị về quan điểm duy vật lịch sử của
chủ nghĩa Mác – Lênin
G2 • Sinh viên biết vận dụng các nguyên tắc, phương pháp 3/5
(Kỹ luận của chủ nghĩa Mác – Lênin vào phân tích, khái KN5
năng) quát hoá được các hiện tượng, vấn đề trong các lĩnh
vực tự nhiên, xã hội và tư duy, đặc biệt là các hiện
tượng vấn đề của thực tiễn chuyên ngành
• Sinh viên biết vận dụng nguyên tắc phương pháp
luận triết học Mác Lê nin vào phân tích, giải thích
các hiện tượng, sự vật trong xã hội và môi trường
xung quanh.

G3 • Xây dựng thế giới quan, phương pháp luận khoa học, NLTC 3/5
(Mức nhân sinh quan cách mạng, củng cố niềm tin vào bản
độ tự chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác –
chủ và Lênin nói chung và triết học Mác – Lênin nói riêng.
trách • Xây dựng lập trường Mác xít vững vàng, có khả năng
nhiệm) độc lập phản hồi, giải thích các vấn đề kinh tế chính
trị xã hội trong nước, quốc tế, và nghiên cứu học tập
khoa học chuyên ngành một cách khoa học, sáng tạo;
Ghi chú: Điểm mức độ yêu cầu theo thang năng lực Bloom: Kiến thức (1-6),
Dave: kỹ năng (1-5), Krathwohl: Đạo đức và trách nhiệm (1-5)

3.3. Chuẩn đầu ra của học phần


Mục tiêu Chuẩn Mô tả chuẩn đầu ra Trình
học phần đầu ra độ
năng
lực
G1 1.1 • Hiểu và trrình bày được các nội dung 4/6
(Kiến cơ bản của triết học nói chung, cũng
thức) như
vai trò của triết học Mác – Lênin trong đời
sống xã hội và trong thời đại ngày nay.
1.2 • Hiểu và trình bày được các quan 4/6
điểm của chủ nghĩa duy vật biện
chứng về vật chất và ý thức; mối
quan hệ biện chứng giữa vật chất và
ý thức.
• Hiểu và trình bày được những nội
dung cơ bản của phép biện chứng
duy vật và ý nghĩa phương pháp luận
trong nhận thức và thực tiễn.
• Hiểu và trình bày được những kiến
thức cơ bản về lý luận nhận thức của
chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý nghĩa
phương pháp luận.
1.3 • Hiểu và trình bày được những nội 4/6
dung về học thuyết hình thái kinh tế
- xã hội;
• Hiểu và trình bày được những quan
điểm cơ bản của triết học Mác –
Lênin về giai cấp và đấu tranh giai
cấp, về nhà nước và cách mạng xã
hội; về dân tộc, quan hệ giai cấp –
dân tộc – nhân loại;
• Hiểu và trình bày được những quan
điểm cơ bản của Triết học Mác –
Lênin về con người, về ý thức xã
hội;
G2 2.1 • Sinh viên vận dụng được các nguyên 3/5
(Kỹ năng) tắc, phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác – Lênin vào phân tích, khái quát
hoá được các hiện tượng, vấn đề
trong các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và
tư duy, đặc biệt là các hiện tượng
vấn đề của thực tiễn chuyên ngành

2.2 3/5
• Sinh viên vận dụng được các
nguyên tắc phương pháp luận rút ra
từ nội dung lý luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng trong nhận thức
để giải thích thực tiễn xã hội và môi
trường xung quanh.
2.3. • Sinh viên vận dụng được những 5/5
nguyên tắc phương pháp luận của
chủ nghĩa duy vật lịch sử vào phân
tích thực tiễn xã hội;
G3 (Mức 3.1 • Sinh viên có thế giới quan, phương 3/5
tự chủ và pháp luận khoa học, nhân sinh quan
trách cách mạng, tin tưởng vào bản chất
nhiệm) khoa học và cách mạng của chủ
nghĩa Mác – Lênin; và có khả năng
độc lập phản hồi, giải thích các vấn
đề kinh tế chính trị xã hội trong
nước, quốc tế, và nghiên cứu học tập
khoa học chuyên ngành một cách
khoa học, sáng tạo trên cơ sở lý luận
của Chủ nghĩa Mác – Lê nin.

3.2 • Sinh viên có lập trường chính trị 3/5


vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt,
ý thức kỷ luật, trách nhiệm và tác
phong làm việc khoa học, chuyên
nghiệp.

3.4. Phân bổ thời gian giảng dạy và học tập


3.4.1. Phân bổ thời gian (tổng thời gian lên lớp 15 buổi)

Buổi/ Nội dung Phương


Chủ đề giảng dạy và học tập
Tiết giảng dạy pháp

Chương 1. - Giới thiệu Môn học và Phương pháp tổ chức môn học
- Giảng lý
Khái luận về I- TRIẾT HỌC VÀ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC thuyết
Triết học và 1. Khái lược về triết học -Q&A
Triết học a) Nguồn gốc của Triết học - Đọc Đề
Mác – Lênin b) Khái niệm triết học cương môn
c) Đối tượng của triết học trong lịch sử học
Buổi 1 d) Triết học – hạt nhân lý luận của thế giới quan
- Đọc tài liệu
1-3 bắt buộc số 1
và tự trả lời
các câu hỏi
cuối chương
1;
Chương 1. I. TRIẾT HỌC VÀ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC - Giảng lý
Khái luận về (tiếp) thuyết
Triết học và 2. Vấn đề cơ bản của triết học -Q&A
Triết học a) Nội dung vấn đề cơ bản của triết học - Đọc tài liệu
Mác – Lênin b) Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm bắt buộc
Buổi 2 (tiếp) c)Thuyết có thể biết (Thuyết khả tri) và thuyết không thể
4- 6 biết (Thuyết bất khả tri) - Thảo luận
3. Biện chứng và siêu hình nhóm
a) Khái niệm biện chứng và siêu hình trong lịch sử - Sinh viên
b) Các hình thức của phép biện chứng trong lịch sử thuyết trình

Chương 1. II. TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VÀ VAI TRÒ CỦA TRIẾT - Giảng lý
Khái luận về HỌC MÁC LÊNIN TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI (tiếp) thuyết
Triết học và 1. Sự ra đời và phát triển của triết học Mác – Lênin -Q&A
Triết học a) Những điều kiện lịch sử của sự ra đời triết học Mác - Đọc tài liệu
Mác – Lênin b) Những thời kỳ chủ yếu trong sự hình thành và phát triển bắt buộc
(tiếp) của triết học Mác
c) Thực chất và ý nghĩa cuộc cách mạng trong triết học do - Thảo luận
C.Mác và Ph.Ăngghen thực hiện nhóm
d) Giai đoạn V.I. Lênin trong sự phát triển triết học Mác - Sinh viên
2. Đối tượng và chức năng của triết học Mác – Lênin thuyết trình
Buổi 3
a) Khái niệm triết học Mác – Lênin
7-9 b) Đối tượng của triết học Mác – Lênin
c) Chức năng của triết học Mác – Lênin
3. Vai trò của triết học Mác – Lênin trong đời sống xã hội
và trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay
a) Triết học Mác – Lênin là thế giới quan, phương pháp
luận khoa học và cách mạng cho con người trong nhận
thức và thực tiễn
b) Triết học Mác – Lênin là cơ sở thế giới quan, phương
pháp luận khoa học và cách mạng để phân tích xu hướng
phát triển của xã hội trong điều kiện cuộc cách mạng khoa
học và công nghệ hiện đại phát triển mạnh mẽ
c) Triết học Mác – Lênin là cơ sở lý luận khoa học của
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên thế giới và sự
nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam

Chương 2. I. VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC - Giảng lý


Chủ nghĩa 1. Vật chất và phương thức tồn tại của vật chất thuyết
duy vật biện a) Quan niệm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật -Q&A
chứng trước C.Mác về phạm trù vật chất -- Đọc tài liệu
b) Cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên cuối thế kỷ bắt buộc
XIX, đầu thể kỷ XX và sự phá sản của các quan điểm duy chương 2 và
Buổi 4 vật siêu hình về vật chất tự trả lời câu
10-12 c) Quan niệm của triết học Mác – Lênin về vật chất hỏi cuối
d) Phương thức tồn tại của vật chất chương 2;
đ) Tính thống nhất vật chất của thế giới
- Thảo luận
nhóm.
- Sinh viên
thuyết trình

Chương 2. I. VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC (tiếp) - Giảng lý


Chủ nghĩa 2. Nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức thuyết
duy vật biện a) Nguồn gốc của ý thức -Q&A
chứng b) Bản chất của ý thức - Đọc tài liệu
Buổi 5 c) Kết cấu của ý thức bắt buộc
3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức chương 2
13-15
a) Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật
siêu hình - Thảo luận
b) Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng nhóm
- Sinh viên
thuyết trình
Chương 2. II. PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT - Giảng lý
Chủ nghĩa 1. Hai loại hình biện chứng và phép biện chứng duy vật thuyết
duy vật biện a) Hai loại hình biện chứng -Q&A
chứng b) Khái niệm phép biện chứng duy vật - Đọc tài liệu
Buổi 6 2. Nội dung của phép biện chứng duy vật bắt buộc
16-18 a) Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật chương 2;
- Thảo luận
nhóm
- Sinh viên
thuyết trình

Chương 2. II. PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT - Giảng lý


Chủ nghĩa 2. Nội dung của phép biện chứng duy vật (tiếp) thuyết
duy vật biện a) Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật -Q&A
chứng b) Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật - Đọc tài liệu
- 2 cặp phạm trù chung – riêng, nhân quả; bắt buộc
- các cặp phạm trù khác chương 2;
Buổi 7
- Thảo luận
19-21 nhóm
- Sinh viên
thuyết trình

Chương 2. II. PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT - Giảng lý


Chủ nghĩa 2. Nội dung của phép biện chứng duy vật (tiếp) thuyết
duy vật biện c) Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật -Q&A
Buổi 8
chứng III. LÝ LUẬN NHẬN THỨC - Đọc tài liệu
22-24
1. Quan niệm về nhận thức trong lịch sử triết học bắt buộc
- Thảo luận
nhóm
- Sinh viên
thuyết trình

Chương 2. III. LÝ LUẬN NHẬN THỨC (tiếp) - Giảng lý


Chủ nghĩa 1. Quan niệm về nhận thức trong lịch sử triết học (tiếp) thuyết
duy vật biện 2. Lý luận nhận thức duy vật biện chứng -Q&A
chứng a) Nguồn gốc, bản chất của nhận thức - Đọc tài liệu
b) Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức bắt buộc
c) Các giai đoạn của quá trình nhận thức chương 2 và
Buổi 9 d) Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về chân lý trả lời các câu
25-27 Kiểm tra giữa kỳ hỏi cuối
chương 2;
- Thảo luận
nhóm
- Sinh viên
thuyết trình

Chương 3 I. HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ-XÃ HỘI - Giảng lý


Chủ nghĩa 1. Sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã thuyết
duy vật lịch hội -Q&A
sử 2. Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất - Đọc tài liệu
a) Phương thức sản xuất bắt buộc
Buổi b) Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát chương 3 và
10 triển của lực lượng sản xuất tự trả lời câu
27-30 hỏi cuối
chương 3;
- Thảo luận
nhóm
- Sinh viên
thuyết trình

Chương 3 I. HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ-XÃ HỘI - Giảng lý


Buổi
11 Chủ nghĩa 3. Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng thuyết
duy vật lịch của xã hội -Q&A
31 -33
sử
a) Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của - Đọc tài liệu
xã hội bắt buộc
b) Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng chương 3
và kiến trúc thượng tầng của xã hội - Thảo luận
4. Sự phát triển các hình thái kinh tế- xã hội là một quá nhóm
trình lịch sử - tự nhiên
- Sinh viên
thuyết trình

Chương 3 I. HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ-XÃ HỘI (tiếp) - Giảng lý
Chủ nghĩa 4. Sự phát triển các hình thái kinh tế- xã hội là một quá thuyết
duy vật lịch trình lịch sử - tự nhiên -Q&A
sử a) Phạm trù hình thái kinh tế- xã hội - Thảo luận
Buổi
b) Tiến trình lịch sử- tự nhiên của xã hội loài người nhóm
12
c) Giá trị khoa học bền vững và ý nghĩa cách mạng
34- 36 II- Giai cấp và dân tộc - Sinh viên
1. Giai cấp và đấu tranh giai cấp thuyết trình
a) Giai cấp
b) Đấu tranh giai cấp
c) Đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản
Chương 3 II. GIAI CẤP VÀ DÂN TỘC (tiếp) - Giảng lý
Chủ nghĩa 1. Giai cấp và đấu tranh giai cấp thuyết
duy vật lịch a) Giai cấp -Q&A
sử b) Đấu tranh giai cấp - Đọc tài liệu
c) Đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản bắt buộc
2. Dân tộc chương 3;
a) Các hình thức cộng đồng người trước khi hình thành dân
Buổi - Thảo luận
tộc
13 nhóm
b) Dân tộc- hình thức cộng đồng người phổ biến hiện nay
37-39 3. Mối quan hệ giai cấp- dân tộc- nhân loại - Sinh viên
a) Quan hệ giai cấp - dân tộc thuyết trình
b) Quan hệ giai cấp, dân tộc với nhân loại
III Nhà nước và cách mạng xã hội
1. Nhà nước
a) Nguồn gốc của nhà nước
b) Bản chất của nhà nước
c) Đặc trưng cơ bản của nhà nước
d) Chức năng cơ bản của nhà nước
đ) Các kiểu và hình thức nhà nước
2. Cách mạng xã hội
a) Nguồn gốc của cách mạng xã hội
b) Bản chất của cách mạng xã hội
c) Phương pháp cách mạng
d) Vấn đề cách mạng xã hội trên thế giới hiện nay
IV.Ý thức xã hội
Chương 3 IV. Ý THỨC XÃ HỘI (tiếp) - Giảng lý
Chủ nghĩa 1. Khái niệm tồn tại xã hội và các yếu tố cơ bản của tồn tại thuyết
duy vật lịch xã hội -Q&A
sử a) Khái niệm tồn tại xã hội -Đọc tài liệu
b) Các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội bắt buộc
Buổi 2. Khái niệm, kết cấu, tính giai cấp, các hình thái của ý thức chương 3.
14 xã hội
a) Khái niệm ý thức xã hội - Thảo luận
40-42 b) Kết cấu của ý thức xã hội nhóm
c) Tính giai cấp của ý thức xã hội - Sinh viên
d) Các hình thái ý thức xã hội thuyết trình
3. Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội,
tính độc lập tương đối của ý thức xã hội

Chương 3. V. TRIẾT HỌC VỀ CON NGƯỜI - Giảng lý


Chủ nghĩa 1. Con người và bản chất con người thuyết
duy vật lịch a) Con người là thực thể sinh học – xã hội -Q&A
sử b) Con người khác biệt với con vật ngay từ khi con người - Đọc tài liệu
Buổi bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình bắt buộc
15 c) Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản chương 3;
43-45 thân con người
d) Con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là sản phẩm - Thảo luận
của lịch sử nhóm
đ) Bản chất con người là tổng hoà các quan hệ xã hội - Sinh viên
2. Hiện tượng tha hoá con người và vấn đề giải phóng con thuyết trình
người
a) Thực chất của hiện tượng tha hóa con người là lao đọng
của con người bị tha hóa
b) “Vĩnh viễn giải phóng xã hội khỏi ách bóc lột, ách áp
bức”
c) “ Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự
phát triển tự do của tất cả mọi người”
3. Quan điểm của triết học Mác-Lênin về quan hệ cá nhân
và xã hội, về vai trò của quần chúng nhân dân và lãnh tụ
trong lịch sử.
a) Quan hệ giữa cá nhân và xã hội
b) Vai trò của quần chúng nhân dân và lãnh tụ trong lịch
sử.
4. Vấn đề con người trong sự nghiệp cách mạng ở Việt
Nam
Hệ thống kiến thức và Ôn tập học phần

Thi Hình thức, nội dung thi theo quy định (thi viết tự luận hoặc Thi hết học
hết tiểu luận, đề mở). phần sau 2
học tuần kết thúc
phần môn học (vào
(tuần tuần thứ 17)
17)

4. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HỌC PHẦN VÀ CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI
SINH VIÊN
- Dự lớp đầy đủ (tối thiểu 80% thời lượng lý thuyết môn học, ra vào lớp
đúng giờ quy định)
- Hoàn thành tốt nội dung tự học mà giảng viên giao cho cá nhân và cho
nhóm hàng tuần.
- Làm bài Thuyết trình theo nhóm:
Loại bài tập này được các nhóm thực hiện trước tại nhà theo sự hướng dẫn của
giảng viên. Mỗi nhóm khoảng 3-5 sinh viên. Tại buổi thuyết trình, các thành viên
của nhóm đều có trách nhiệm thuyết trình và trả lời tất cả các câu hỏi của GV và
các thành viên trên lớp.Bài tập nhóm được đánh giá thông qua chất lượng thuyết
trình, báo cáo kết quả nghiên cứu của nhóm.
- Sinh viên vắng mặt 3 buổi thì không được thi hết môn, vắng mặt trong
buổi kiểm tra giữa kỳ nếu không có lý do chính đáng thì nhận điểm 0.
- Các bài kiểm tra phải nộp đúng thời gian quy định, đúng yêu cầu về cả
nội dung và hình thức.
- Kết quả đánh giá quá trình học tập (chuyên cần, giữa kỳ) của học phần
được công bố tới sinh viên vào buổi kết thúc môn học. Thi kết hết môn sau
2 tuần kết thúc học trên lớp. Điểm thi hết môn công bố sau 2 tuần thi. Mọi
thắc mắc, khiếu nại về điểm số thực hiện theo quy định của Học viện Ngoại
giao.
5.PHƯƠNG THỨC, HÌNH THỨC ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN

Hình Nội dung Thời CĐR Tiêu chí đánh giá Tỷ lệ


thức đánh giá điểm học (%)
đánh phần
giá
Đánh Tham gia Từ tuần - Mức độ chuẩn bị 15%
giá quá các hoạt 1 đến bài học từ nhà
trình động trên tuần 15 (đầy đủ, kỹ lưỡng)
học lớp và mức - Mức độ chuyên
độ nắm bắt cần qua các buổi
vấn đề học học
tập - Mức độ tham gia
trả lời câu hỏi của
giảng viên (số lần
và chất lượng ý
kiến trả lời)
- Mức độ tham gia
đặt câu hỏi
- Mức độ tham gia
thuyết trình nhóm
Đánh Bài 1 – 8 Tuần 9 1.1 Mức độ hoàn 25%
giá 1.2 thành bài tập cá
giữa 1.3 nhân (đúng thời
kỳ 1 gian, chất lượng
2.1
bài tập gắn với
2.2 mực độ đạt được
3.1 của kiến thức, kỹ
năng và mức độ tự
chủ và trách
nhiệm của chuẩn
đầu ra học phần)
Đánh Bài 1- 15 Tuần 17 Tất cả - Mức độ hoàn 60%
giá các thành bài tiểu luận
cuối CĐR nhóm (đúng thời
kỳ của gian, chất lượng
học bài tập gắn với
phần mực độ đạt được
của kiến thức, kỹ
năng và mức độ tự
chủ và trách
nhiệm của chuẩn
đầu ra học phần)
Ngưỡng đánh giá người học (theo thang điểm số và chữ). Cụ thể
- Điểm D: người học đáp ứng chuẩn đầu ra ở mức hiểu được kiến thức cơ bản
của học phần
- Điểm C: người học đạt mức điểm D và có khả năng phân tích nội dung những
nội dung được thể hiện trong bài kiểm tra, bài thi.
- Điểm B: người học đạt mức điểm C và có khả năng lập luận logic, mạch lạc,
kết cấu hợp lý khi phân tích, thể hiện được quan điểm cá nhân trong phân tích
được thể hiện trong bài kiểm tra và bài thi.
- Điểm A: người học đạt mức điểm B và phải thể hiện được tư duy sáng tạo,
phân tích, tổng hợp được thể hiện trong bài kiểm tra và bài thi.
Thang điểm mẫu quy đổi

ĐIỂM A ĐIỂM B ĐIỂM C ĐIỂM D

8.5 – 10 7.0 – 8.4 5.5 – 6.9 4.0 – 5.4

Hà nội ngày 27/9/2021

Q.Giám đốc Học viện Trưởng Ban Đào tạo Trưởng Khoa

TS Phạm Lan Dung Nguyễn Thị Thìn TS Lý Thị Hải Yến

You might also like