You are on page 1of 4

GIÁO ÁN

Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ


Hoạt động: LQVTPVH: Thơ “Xe cần cẩu”, sáng tác Nguyễn Đức
Chủ đề: Phương tiện giao thông
Đối tượng: Mẫu giáo 4 - 5 tuổi
Thời gian: 25 - 30 phút
Giáo sinh thực hiện: Vũ Thị Vui
Người hướng dẫn: Trần Thị Thu Hường
Đơn vị: Trường MN Xuân Hòa – Thành Phố Phúc Yên

I. MỤC ĐÍNH – YÊU CẦU


1. Kiến thức
- Trẻ nhớ tên bài thơ “Xe cần cẩu”, tên tác giả Nguyễn Đức.
- Trẻ biết xe cần cẩu là phương tiện giao thông đường bộ
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ nói về xe cần cẩu là một loại xe không vội vàng, luôn
nhường đường cho xe khác và giúp đỡ những xe xảy ra sự cố.
- Trẻ đọc thuộc bài thơ “Xe cần cẩu”
2. Kỹ năng
- Phát triển kỹ năng đọc thơ diễn cảm, biết trả lời câu hỏi của cô. Phát triển từ và
mở rộng vốn từ cho trẻ. Phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định.
3. Giáo dục
- Trẻ hứng thú trong các hoạt động
- Qua bài học trẻ biết yêu quý các loại phương tiện giao thông
- Trẻ biết tham gia giao thông an toàn
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của cô
- Máy chiếu, máy tính, que chỉ
- Hình ảnh minh họa nội dung bài thơ
- Nhạc bài hát “Bạn ơi có biết”
2. Chuẩn bị của trẻ
- Trang phục gọn gàng, sạch sẽ
- Tâm thế sẵn sàng
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Dự kiến hoạt động của


Hoạt động của cô
trẻ
1. Ổn định tổ chức
- Chúng mình đang học ở chủ đề nào? - Chủ đề phương tiện giao
- Chúng mình đang học chủ đề Phương tiện giao thông thông ạ
đấy.
- Trước khi vào bài học, cô có 1 câu đố. Bây giờ cả lớp - Trẻ trả lời
hãy lắng nghe cô đọc câu đố này nhé.
Câu đố: “Tính năng nổ
Cổ vươn dài
Cứ loay hoay
- Trẻ lắng nghe
Khuân vác nặng?”
(Đó là PTGT nào?)
- Đó chính là xe cần cẩu đấy các con ạ.
- Hôm nay cô Vui đem đến cho chúng mình một bài thơ
rất là hay nói về xe cần cẩu đấy. Bài thơ “Xe cần cẩu” của - Trẻ lắng nghe
tác giả Nguyễn Đức. Bây giờ chúng mình hãy cùng lắng
nghe cô đọc bài thơ này nhé
2. Nội dung chính: Dạy bài thơ “Xe cần cẩu”
a. Cô đọc diễn cảm
+ Cô đọc lần 1: Diễn cảm bằng lời, kết hợp cử chỉ điệu bộ
- Cô giới thiệu lại tên bài thơ và tên tác giả - Trẻ lắng nghe
- Bài thơ thật là hay đúng không các con. Và bây giờ cô
mời chúng mình hướng nên màn hình và lắng nghe cô đọc
bài thơ kết hợp với tranh minh họa 1 lần nữa nhé. - Trẻ trả lời
+ Cô đọc lần 2: Kết hợp tranh minh họa
b. Đàm thoại, giảng giải, trích dẫn: - Trẻ trả lời
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
- Bài thơ do ai sáng tác? - Trẻ trả lời
- Trong bài thơ nhắc đến loại xe nào? Vậy xe cần cẩu, xe
khách và xe zin thuộc phương tiện giao thông đường nào?
- Khi tham gia giao thông trên đường thì xe cần cẩu đi
như nào chúng mình nhỉ?
- Xe cần cẩu không vội vàng như xe khách và cũng không
luồn lách như xe zin
- Các con biết “luồn lách” là gì không? - Trẻ lắng nghe
- Giải thích từ khó “luồn lách”: đi rất khéo léo qua những
chỗ chật hẹp, khó khăn.
+ Trích dẫn: “Là xe cần cẩu
Tôi đâu vội vàng
Như nàng xe khách - Nhường đường ạ
Tôi không luồn lách
Như chú xe din” - Trẻ lắng nghe

- Khi có xe khác xin đường thì xe cần cẩu đã làm gì?


- Khi có người xin đường thì xe cẩn cẩu sẵn sàng nhường
đường cho những người khác đi trước đấy chúng mình ạ. - Trẻ trả lời
+ Trích dẫn: “Ai mà xin đường
Tôi xin nhường trước” - Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe


- Cánh tay của xe cần cẩu như thế nào?
- Xe cần cẩu vươn cánh tay dài để làm gì?
- Xe cần cẩu đã vươn cánh tay của mình để giúp xây dựng
những nhà cao tầng - Trẻ trả lời
+ Trích dẫn: “Là xe cần cẩu
Vươn cánh tay dài
Tầng cao nhà máy - Trẻ trả lời
Giúp sức dựng xây”

- Khi xe khác xảy sự cố thì xe cần cẩu đã làm gì?


- Khi các xe khác xảy ra sự cố thì xe cần cẩu đã đến giúp
ngay, kéo các xe khác đến nơi sửa chữa đấy chúng mình ạ. - Trẻ lắng nghe
- Các con có biết thế nào là “xảy ra sự cố” không?
- “Xảy ra sự cố” có nghĩa là chiếc xe có thể bị hỏng hóc
hoặc là bị tai nạn đấy các con ạ. - Trẻ trả lời
+ Trích dẫn: “Xe nào qua đây
Xảy ra sự cố
Tôi liền giúp ngay.” - Trẻ lắng nghe

- Chúng mình có thấy xe cần cẩu có ích không?


- Xe cần cẩu rất có lợi ích gtrong cuộc sống của chúng ta
đấy các con ạ. Xe cần cẩu còn là loại phương tiện giao - Trẻ lắng nghe
thông đi không vội vàng, không đi nhanh vượt ẩu, luôn
nhường đường cho xe khác, xe cần cẩu còn giúp sức trong
xây dựng và xe nào có xảy ra sự cố thì xe cần cẩu luôn - Trẻ đọc thơ
giúp ngay đấy. - Tổ, nhóm, cá nhân đọc
=>Giáo dục: Các con ơi! Tất cả các loại phương tiện giao
thông đều rất có lợi cho chúng ta, giúp chúng ta đi lại - Trẻ đọc thơ nối tiếp
khắp mọi nơi, vận chuyển các hàng hóa từ nơi này đến nơi - Trẻ trả lời
khác... các con phải biết giữ gìn các loại phương tiện mà
chúng mình đi nhé. Và khi tham gia giao thông, chúng
mình phải tuân thủ luật giao thông không đi nhanh, vượt - Trẻ lắng nghe
ẩu. - Trẻ hát
Lần 3: Cô đọc lại bài thơ
c. Dạy trẻ đọc thơ
- Cô đọc toàn bài thơ 1 lần
- Cho cả lớp đọc cùng cô ( 2 lần)
- Cho tổ, nhóm, cá nhân đọc
- Cô lắng nghe, sửa sai cho trẻ
- Cho trẻ đọc nối tiếp, đọc theo hiệu lệnh
Trong quá trình đọc, cô chú ý lắng nghe sửa sai, động
viên, khuyến khích trẻ
3. Kết thúc
- Cô nhận xét giờ học, khen ngợi, động viên trẻ
- Cho trẻ nghe bài “Bạn ơi có biết”
- Chuyển hoạt động

You might also like