Đề Cương Ôn Tập Giữa Kì 1.2022

You might also like

You are on page 1of 31

Nguyễn Thị Phong Lan

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I NĂM


HỌC 2022-2023
MÔN NGỮ VĂN 6
A. Phần văn bản
1. Thể loại
a. Truyện và truyện đồng thoại
- Khái niệm:
+ Truyện: là loại tác phẩm văn học kể lại 1 câu chuyện, có cốt truyện, nhân vật,
không gian, thời gian, hoàn cảnh diễn ra các sự kiện.
+ Truyện đồng thoại: là truyện viết ra cho trẻ em, có nhân vật thường là loài vật
hoặc đồ vật được nhân cách hóa. Các nhân vật này vừa mang những đặc tính vốn có
của loài vật hoặc đồ vật, vừa mang đặc điểm của con người.
- Cốt truyện: là yếu tố quan trọng của truyện kể, gồm các sự kiện chính được sắp xếp
theo một trật tự nhất định, có mở đầu, diễn biến và kết thúc.
- Người kể chuyện: là nhân vật do nhà văn tạo ra để kể lại câu chuyện. Gồm có hai
kiểu người kể chuyện thường gặp:
+ Người kể chuyện ngôi thứ nhất: xưng “tôi”, trực tiếp xuất hiện trong tác phẩm
+ Người kể chuyện ngôi thứ ba (người kể chuyện giấu mình): không tham gia và
câu chuyện, nhưng có khả năng biết hết mọi chuyện.
- Lời người kể chuyện: thuật lại các sự việc trong câu chuyện, bao gồm cả việc thuật
lại mọi hoạt động của nhân vật và miêu tả bối cảnh không gian, thời gian của các sự
việc, hoạt động ấy.
- Lời nhân vật: là lời nói trực tiếp của nhân vật (đối thoại, độc thoại), có thể được
trình bày tách riêng hoặc xen lẫn với lời người kể chuyện.
b. Thơ
Một số đặc điểm chung của thơ

Trường THCS Vũ Kiệt


Nguyễn Thị Phong Lan

- Mỗi bài thơ thường được sáng tác theo một thể thơ nhất định với những đặc
điểm riêng về số tiếng trong mỗi dòng, số dòng trong mỗi bài,....
- Ngôn ngữ thơ cô đọng, giàu nhạc điệu và hình ảnh, sử dụng nhiều biện pháp tu
từ (so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ,...).
- Nội dung chủ yếu của thơ là tình cảm, cảm xúc của nhà thơ trước cuộc sống.
Thơ có thể có yếu tổ tự sự (kể lại một sự việc, câu chuyện) và miêu tả (tái hiện những
đặc điểm nổi bật của đối tượng) nhưng những yếu tố ấy chỉ là phương tiện để nhà thơ
bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
Một số đặc điểm cụ thể của thơ:
- Được sáng tác theo thể thơ nhất định với những đặc điểm riêng về số tiếng mỗi
dòng, số dòng thơ trong mỗi bài. Ví dụ:
+ Thơ lục bát: gồm các cặp thơ gồm 1 câu lục (6 tiếng) và 1 câu bát (8 tiếng)
+ Thơ thất ngôn bát cú: gồm 8 dòng thơ, mỗi dòng có 7 tiếng
+ Thơ thất ngôn tứ tuyệt: gồm 4 dòng thơ, mỗi dòng có 7 tiếng
+ Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt: gồm 4 dòng thơ, mỗi dòng có 5 tiếng
- Ngôn ngữ: cô đọng, giàu nhạc điệu và hình ảnh, sử dụng nhiều biện pháp tu từ (so
sánh, ẩn dụ, điệp ngữ…)
- Nội dung: chủ yếu là tình cảm, cảm xúc của nhà thơ trước cuộc sống
- Các yếu tố trong thơ:
+ Yếu tố tự sự (kể lại 1 sự việc, câu chuyện)
+ Yếu tố miêu tả (tái hiện những đặc điểm nổi bật của đối tượng)
" Cả 2 yếu tố này chỉ là phương tiện để nhà thơ bộc lộ tinh cảm, cảm xúc
c. Miêu tả nhân vật trong truyện kể
- Ngoại hình: dáng vẻ bên ngoài của nhân vật, gồm thân hình gương mặt, ánh mắt,
làm da, mái tóc, trang phục…
- Hành động: những cử chỉ, việc làm thể hiện cách ứng xử của nhân vật với bản thân
và thế giới xung quanh

Trường THCS Vũ Kiệt


Nguyễn Thị Phong Lan

- Ngôn ngữ: lời nói của nhân vật, được xây dựng ở cả hai hình thức đối thoại và độc
thoại
- Thế giới nội tâm: những cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của nhân vật
2. Văn bản
- Yêu cầu: tóm tắt, chỉ ra nội dung chính, nhân vật chính, người kể chuyện, đặc điểm
của nhân vật, tác giả, xuất xứ của từng văn bản đã học
- Các văn bản đã học: Bài học đường đời đầu tiên, Nếu cậu muốn có một người bạn,
Bắt nạt, Chuyện cổ tích về loài người, Mây và sóng, Bức tranh của em gái tôi, Cô bé
bán diêm, Gió lạnh đầu mùa, Con chào mào.
1. Bài học đường đời đầu tiên
Thể loại Truyện đồng thoại
Xuất xứ - “Bài học đường đời đầu tiên”(tên do người biên soạn đặt) trích từ
chương I của “Dế Mèn phiêu lưu kí”
- “Dế Mèn phiêu lưu kí” được in lần đầu năm 1941, là tác phẩm nổi
tiếng và đặc sắc nhất của Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi
thiếu nhi.
Tóm tắt Dế Mèn là chàng dế thanh niên cường tráng biết ăn uống điều độ và
làm việc có chừng mực. Tuy nhiên Dế Mèn tính tình kiêu căng, tự phụ
luôn nghĩ mình “là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ”. Bởi thế
mà Dế Mèn không chịu giúp đỡ Dế Choắt- người hàng xóm trạc tuổi
Dế Mèn với vẻ ngoài ốm yếu, gầy gò như gã nghiện thuốc phiện. Dế
Mèn vì thiếu suy nghĩ, lại thêm tính xốc nổi đã bày trò nghịch dại trêu
chị Cốc khiến Dế Choắt chết oan. Trước khi chết, Dế Choắt tha lỗi và
khuyên Dế Mèn bỏ thói hung hăng, bậy bạ. Dế Mèn sau khi chôn cất
Dế Choắt vô cùng ân hận và suy nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.
Bố cục - Phần 1 (từ đầu đến “sắp đứng đầu thiên hạ rồi”): Bức chân dung tự
(2 phần) họa của Dế Mèn

Trường THCS Vũ Kiệt


Nguyễn Thị Phong Lan

- Phần 2 (còn lại): Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn
Giá trị Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng
nội dung tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã
gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra
được bài học đường đời cho mình.
Giá trị - Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn
nghệ thuật - Nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động, đặc sắc
- Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình.
Thể loại  Thơ(5 chữ).
Thể loại - Thể loại: Truyện đồng thoại.
2. Nếu cậu muốn có một người bạn
Thể loại - Thể loại: Truyện đồng thoại.
Xuất xứ Trích trong chương XXI của cuốn sách “Hoàng tử bé” - một cuốn
sách vô cùng nổi tiếng của Ăng-toan đơ Xanh-tơ Ê-xu-pe-ri. 
Tóm tắt Đoạn trích kể về cuộc gặp gỡ của hoàng tử bé( đến từ hành tinh
khác) - nhân vật chính trong truyện với một con cáo( ở trái đất) khi
hoàng tử bé đang rất thất vọng và mất niềm tin vì phát hiện những gì
mình trân quý ở quê hương (bông hồng) lại rất tầm thường ở Trái Đất.
Cáo và Hoàng tử bé chia sẻ hoàn cảnh của bản thân cho nhau nghe,
Cáo tha thiết được Hoàng tử bé cảm hóa để trở thành bạn của nhau.
Hoàng tử bé cảm hóa cáo để cáo trở thành bạn của mình. Hoàng tử bé
chia tay cáo và nhận được những bài học thấm thía về tình bạn.
Bố cục - Phần 1: (Từ đầu đến “Hoàng Tử bé thốt lên”): Cuộc gặp gỡ giữa
(2 phần) Hoàng tử bé với con cáo.
- Phần 2: (Còn lại): Cuộc trò chuyện đầy ý nghĩa giữa Hoàng tử bé
với con cáo.
Giá trị Nếu cậu muốn có một người bạn là đoạn trích nói lên ý nghĩa và
nội dung cách thức chân chính để nhìn nhận một tình bạn. Câu chuyện xoanh
Trường THCS Vũ Kiệt
Nguyễn Thị Phong Lan

quanh hoàng tử bé và con cáo cùng định nghĩa về "cảm hóa". Từ đó


nêu ra những bài học cuộc đời cho độc giả.
Giá trị ác giả đã nhân cách hóa thành công nhân vật con cáo phù hợp với
nghệ thuật thể loại truyện đồng thoại. Bên cạnh đó sử dụng ngôi kể thứ nhất chân
thực, những ẩn dụ tinh tế và lối kể gần gũi, hấp dẫn.
3. Bắt nạt
Thể loại  Thơ
Xuất xứ  Ra vườn nhặt nắng, 2017.
PTBĐ Biểu cảm
Bố cục - Phần 1: Khổ 1 (Nêu vấn đề bắt nạt là xấu).
(4 phần) - Phần 2: Khổ 2, 3, 4 (Gợi ý những việc làm tốt thay vì bắt nạt).
- Phần 3: Khổ 5, 6 (Phân loại đối tượng bắt nạt)
- Phần 4: Khổ 7, 8 (Lời khuyên răn và bài học cho chúng ta)
Giá trị Bài thơ Bắt nạt nêu lên vấn đề ức hiếp kẻ yếu trong đời sống. Tác
nội dung giả nêu lên quan điểm phê bình cái xấu, đứng về phía những người bị
bắt nạt à khuyên nhủ mọi người không nên bắt nạt người khác.
Giá trị Thể thơ 5 chữ kết hợp các biện pháp tu từ điệp từ, so sánh,... cùng
nghệ thuật lối thơ trong trẻo, tươi vui, hóm hỉnh khi nói về vấn đề nghiêm trọng.
4. Chuyện cổ tích về loài người
Thể loại  Thơ(5 chữ).
Xuất xứ  Chuyện cổ tích về loài người là bài thơ được rút ra từ tập thơ Lời ru
trên mặt đất, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1978, tr. 49 – 52.
PTBĐ Biểu cảm
Bố cục - Phần 1: Khổ 1: Thế giới trước khi trẻ con ra đời;
(2 phần) - Phần 2: Thế giới sau khi trẻ con ra đời
Khổ 2: Những thay đổi về thiên nhiên đầu tiên khi trẻ con sinh ra;
Khổ 3: Sự xuất hiện của mẹ để cho trẻ tình yêu và lời ru

Trường THCS Vũ Kiệt


Nguyễn Thị Phong Lan

Khổ 4: Sự xuất hiện của bà để kể cho trẻ nghe những câu chuyện cổ
Khổ 5: Sự xuất hiện của bố và tình yêu thương của bố để cho trẻ có
nhận thức về thế giới
Khổ 6: Sự xuất hiện của trường lớp và thầy giáo để cho trẻ được đi
học và có kiến thức.
Giá trị Chuyện cổ tích về loài người kể về sự xuất hiện của loài người, rồi
nội dung sự trưởng thành, phát triển tiến đến xã hội văn minh. Bài thơ đã bộc
lộ tình yêu mến đối với con người nhất là trẻ em. Trẻ em cần được yêu
thương, chăm sóc, dạy dỗ. Mọi sự sinh ra trên đời này là vì trẻ em, vì
cuộc sống hôm nay và mai sau của trẻ em.
Giá trị - Cách lí giải tường tận nguồn gốc vạn vật tưởng như phi lí của nhà
nghệ thuật thơ rất phù hợp với cái nhìn ngây thơ, non nớt của trẻ nhỏ.
- Điệp ngữ “từ” và những hình ảnh thơ phong phú, sinh động đã gợi
dậy hình ảnh thế giới qua mắt trẻ nhỏ rất xinh xắn, ngây thơ đồng thời
thể hiện được tình yêu thương bao la của mẹ (muốn mang cả thế giới
đến cho con), lột tả được những nhọc nhằn, vất vả mà mẹ đã trải qua để
nuôi dạy con.
- Thể thơ năm chữ phù hợp với nội dung kể chuyện cho thiếu nhi.
5. Mây và Sóng
Thể loại Thơ
Xuất xứ - Mây và sóng được viết bằng tiếng Ben-gan, in trong tập thơ Si-su
(Trẻ thơ).
- Tác phẩm được xuất bản năm 1909 và được Ta-go dịch ra tiếng
Anh, in trong tập Trăng non xuất bản năm 1915.
PTBĐ Biểu cảm kết hợp tự sự, miêu tả
Bố cục - P 1: Lời mời gọi của những người “trên mây” và “trong sóng”
(3 phần) - P 2: Lời từ chối của em bé

Trường THCS Vũ Kiệt


Nguyễn Thị Phong Lan

- P 3: Trò chơi của em bé


Giá trị Bài thơ thể hiện tình yêu thiết tha của em bé đối với mẹ, ca ngợi tình
nội dung mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. Qua đó, ta cũng thấy được tình cảm yêu
mến thiết tha với trẻ em của nhà thơ, với thiên nhiên, cuộc đời bình dị.
Giá trị - Thơ văn xuôi, có lời kể xen đối thoại;
nghệ thuật - Sử dụng phép lặp, nhưng có sự biến hóa và phát triển;
- Xây dựng hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng.

6. Bức tranh của em gái tôi


Thể loại Truyện ngắn
Xuất xứ - Truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi đạt giải nhì trong cuộc thi
viết Tương lai vẫy gọi của báo Thiếu niên Tiền phong 1998.
Tóm tắt Kiều Phương là cô bé hay lục lọi đồ và thường bôi bẩn lên mặt. Cô
bé có sở thích vẽ tranh nên thường bí mật pha chế màu và vẽ. Khi mọi
người phát hiện ra Kiều Phương có tài năng hội họa thì người anh lúc
này tỏ ra ghen tị và xa lánh em. Kiều Phương đạt giải nhất tại trại thi
vẽ tranh quốc tế với bức vẽ “anh trai tôi”, lúc này người anh trai mới
nhận ra tấm lòng nhân hậu của em và hối lỗi về bản thân mình.
Bố cục + Đoạn 1: Từ đầu… vui lắm: giới thiệu về em gái Kiều Phương –
(3 phần) Mèo;
+ Đoạn 2: Tiếp theo… để nó phát huy tài năng: Tài năng của Mèo
được mọi người phát hiện;
+ Đoạn 3: Tiếp theo… hết: Diễn biến tâm trạng của nhân vật tối sau
khi cả nhà phát hiện và quan tâm đến tài năng của Mèo.

Giá trị Đề cao tình cảm yêu thương gia đình giữa hai anh em và đề cao tình
nội dung cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn lòng ghen

Trường THCS Vũ Kiệt


Nguyễn Thị Phong Lan

ghét đố kỵ.
Giá trị Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật qua cách kể ngôi thứ nhất à gần
nghệ thuật gũi, đáng tin vì đó như một trải nghiệm được kể lại.

7. Cô bé bán diêm
Thể Truyện ngắn
loại
Xuất Văn bản được viết vào năm 1845, khi tên tuổi của tác giả lừng
xứ danh thế giới với trên 20 năm cầm bút.
Tóm Trong đêm giao thừa, trời rét mướt, có một cô bé đầu trần, chân
tắt đất, bụng đói đang đi bán diêm trong bóng tối. Cô bé ấy mồ côi mẹ và
đã mất đi bà nội - người thương yêu cô nhất. Cô bé không dám về nhà
vì sợ sẽ bị bố đánh nếu không bán được bao diêm nào. Vừa lạnh vừa
đói, cô bé nép vào một góc tường rồi khe khẽ quẹt một que diêm để
sưởi ấm. Quẹt que diêm thứ nhất, lò sưởi hiện ra. Quẹt que thứ hai, cô
bé thấy bàn ăn thịnh soạn. Quẹt que thứ ba, cô bé thấy cây thông Nô-
en. Quẹt quẹt que thứ tư, em gặp bà nội hiền từ và phúc hậu. Cô bé vôi
quẹt hết cả bao diêm để mong giữ bà lại. Nhưng cuối cùng, cô bé bán
diêm đã chết trong giá rét khi mơ cùng bà bay lên cao mãi.
Bố cục + Phần 1: Từ đầu đến ... cứng đờ ra: Hoàn cảnh của cô bé bán
(3 diêm.
phần) + Phần 2: Tiếp đó đến.... Thượng đế: Các lần quẹt diêm và những
mộng tưởng.
+ Phần 3: Còn lại: Một cái chết thương tâm của em bé.
Giá trị Truyện không có một lời trữ tình ngoại đề nào của tác giả, nhưng
nội dung đã thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của nhà văn đối với những số
phận bất hạnh. Là một cách nhắc nhở về thái độ của con người đối với

Trường THCS Vũ Kiệt


Nguyễn Thị Phong Lan

cuộc sống.
Giá trị - Miêu tả rõ nét cảnh ngộ và nỗi khổ cực của em bé bằng những
nghệ thuật chi tiết, hình ảnh đối lập.
- Sắp xếp trình tự sự việc nhằm khắc họa tâm lí em bé trong cảnh
ngộ bất hạnh.
- Sáng tạo trong cách kể chuyện mang tính song song đối lập.
- Sáng tạo trong cách viết kết truyện.
8. Gió lạnh đầu mùa
Thể loại Truyện ngắn
Xuất xứ Truyện được in trong tập truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” (NXB
Đời nay, 1937).
Tóm tắt Buổi sáng hôm nay, khi thức dậy, Sơn cảm nhận rõ cái rét của
mùa đông đã đến. Chị và mẹ của Sơn đều đã dậy, ngồi quạt hỏa lò để
pha nước chè uống. Mọi người đều đã mặc áo ấm cả. Sơn được mẹ cho
mặc một cái áo vệ sinh màu nâu sẫm với một cái áo dạ khâu chỉ đỏ.
Sau đó, hai chị em chạy ra chợ chơi cùng với lũ trẻ con trong làng.
Chúng đều là những đứa trẻ nhà nghèo không có áo ấm để mặc. Khi
nhìn thấy chị em Sơn với những chiếc áo ấm thì liền đến gần xuýt xoa
khen ngợi. Hiên là một cô bé nhà nghèo, không có áo ấm để mặc. Sơn
nhìn thấy động lòng thường, bàn với chị về nhà lấy chiếc áo bông cũ
đem cho Hiên. Về đến nhà, hai chị em lo sợ mẹ biết được, định sang
nhà Hiên đòi áo nhưng không thấy đâu. Khi về nhà thì liền thấy mẹ
Hiên đang ngồi nói chuyện với mẹ mình. Mẹ Sơn thấy nhà Hiên nghèo
khổ bèn cho mẹ Hiên mượn năm hào may áo ấm cho con.
Bố cục + Đoạn 1: Từ đầu... Sơn thấy mẹ hơi rơm rớm nước mắt: Sự thay
(3 phần) đổi của cảnh vật và con người khi thời tiết chuyển lạnh;
+ Đoạn 2: Tiếp... trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui: Sơn và
Lan ra ngoài chơi với các bạn nhỏ ngoài chợ và quyết định cho bé Hiên
Trường THCS Vũ Kiệt
Nguyễn Thị Phong Lan

chiếc áo;
+ Đoạn 3: Còn lại: Thái độ và cách ứng xử của mọi người khi
phát hiện hành động cho áo của Sơn.
Giá trị nội Truyện ngắn khắc họa hình ảnh những người ở làng quê nghèo
dung khó, có lòng tự trọng và những người có điều kiện sống tốt hơn biết
chia sẻ, yêu thương người khác. Từ đó đề cao tinh thần nhân văn, biết
đồng cảm, sẻ chia, giúp đỡ những người thiệt thòi, bất hạnh.
Giá trị nghệ - Nghệ thuật tự sự kết hợp miêu tả;
thuật - Giọng văn nhẹ nhàng, giàu chất thơ;
- Miêu tả tinh tế
9. Con chào mào
Xuất Bài thơ Con chào mào được trích trong Bầu trời không mái che,
xứ NXB Hội nhà văn, 2010.
PTBĐ Biểu cảm
Bố cục + Phần 1: Khổ 1: Hình ảnh và tiếng hót của con chào mào;
(3 + Phần 2: Khổ 2, 3, 4: Suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật “tôi” muốn
phần) giữ con chim ở lại bên mình;
+ Phần 3: Còn lại: hình ảnh và tiếng chim chào mào đã được nhân
vật “tôi” lưu giữ trong ký ức.
Giá trị Bài thơ miêu tả vẻ đẹp của chú chim chào mào. Từ đó ta thấy
nội dung được vẻ đẹp của thiên nhiên và tình yêu của con người đối với thiên
nhiên.
Giá trị - Thể thơ tự do phù hợp với mạch tâm trạng, cảm xúc;
nghệ thuật - Sử dụng các biện pháp điệp ngữ nhằm miêu tả, nhấn mạnh hình
ảnh, vẻ đẹp trong tiếng hót của con chim chào mào. Từ đó làm nổi bật
vẻ đẹp thiên nhiên và cảm xúc của chủ thể trữ tình với thiên nhiên.
B. Phần thực hành tiếng Việt
1. Từ đơn và từ phức
Trường THCS Vũ Kiệt
Nguyễn Thị Phong Lan

- Từ đơn: từ chỉ có 1 tiếng


- Từ phức: là từ có 2 tiếng trở lên.
- Phân loại: Từ phức gồm 2 loại: từ láy và từ ghép
+ Từ ghép: là những từ phức được tạo nên bằng cách ghép các tiếng, giữa các tiếng có
quan hệ với nhau về nghĩa.
Ví dụ: ăn uống, cá chép, cá cờ, sông núi,....
+ Từ láy: là những từ phức mà các tiếng chỉ có quan hệ với nhau về âm (lặp lại âm
đầu, vần hoặc lặp lại cả âm đầu và vần).
- Ví dụ: chăm chỉ, thật thà, lim dim, lủi thủi, từ từ,...
2. Nghĩa của từ:
- Để giải thích nghĩa thông thường của từ ngữ, có thể dựa vào từ điển.
- Giải thích nghĩa của từ trong câu, cần dựa vào từ ngữ đứng trước và từ ngữ đứng
sau.
Ví dụ:
Hãy giải nghĩa của từ mưa
- Mưa dầm sùi sụt: mưa nhỏ, rả rích, kéo dài không dứt.
- Điệu hát mưa dầm sùi sụt: điệu hát nhỏ, kéo dài, buồn, ngậm ngùi, thê lương.
3. Biện pháp tu từ:
a. Ẩn dụ
Ẩn dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật , hiện
tượng khác có nét tương đồng với nó, nhằm tăng khả năng gợi hình, gợi cảm cho sự
diễn đạt.
b. Nhân hóa:
- Nhân hoá là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật bằng những từ ngữ vốn dùng để
gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật,cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với
con người, biểu thị được những suy nghĩ ,tình cảm của con người.
- Có 3 kiểu nhân hóa:

Trường THCS Vũ Kiệt


Nguyễn Thị Phong Lan

+ Sử dụng các từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của con người để chỉ hoạt động, tính
chất của vật.
+ Sử dụng các từ ngữ thường gọi con người dùng để gọi vật.
+ Dùng các từ ngữ xưng hô với vật như với con người.
c. So sánh
- So sánh là đối chiếu sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác dựa trên
những điểm tương đồng để làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diện đạt.
- Các kiểu so sánh thường gặp: so sánh ngang bằng, so sánh không ngang bằng( hơn
kém)
Ví dụ: - Mỏ Cốc như cái rùi sắt, chọc xuyên cả đất.
d. Điệp ngữ: là phép tu từ lặp đi, lặp lại một từ (đôi khi là một cụm từ, hoặc cả một
câu) để làm nổi bật ý muốn nhấn mạnh.
- Các kiểu điệp ngữ: điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ chuyển
tiếp( điệp ngữ vòng)
* Ví dụ:
Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ.
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.
- Điệp ngữ “lăn” vừa có ý nghĩa tả thực hành động em bé sà vào lòng mẹ hết lần này
đến lần khác, vừa gợi hình tượng những con sóng nối tiếp nhau, đuổi theo nhau lan xa
trên mặt đại dương bao la rôi vỗ vào bờ cát. Từ đó gợi lên hình ảnh em bé hồn nhiên
vô tư, tinh nghịch vui chơi bên người mẹ hiền từ dịu dàng, âu yếm che chở cho con.

4. Đại từ:
Đại từ thường dùng để xưng hô (tôi, chúng tôi, chúng ta...); để hỏi (ai, gì, bao
nhiêu, mấy, thế nào...)
5. Dấu câu:

Trường THCS Vũ Kiệt


Nguyễn Thị Phong Lan

- Dấu câu là phương tiện ngữ pháp dùng trong chữ viết, có tác dụng làm rõ trên
mặt văn bản một cấu tạo ngữ pháp bằng cách chỉ ra ranh giới giữa các câu, giữa cá
thành phần của câu.
- Dấu câu là phương tiện để biểu thị những sắc thái tế nhị về nghĩa của câu, về tư
tưởng, tình cảm và thái độ của người viết.
- Dấu câu dùng thích hợp thì người đọc hiểu rõ hơn, nhanh hơn. Không dùng dấu
câu, có thể gây ra hiểu nhầm.
Dấu ngoặc kép:
- Dùng để đánh dấu tên tài liệu, sách, báo dẫn trong câu;
- Trích dẫn lời nói được thuật lại theo lối trực tiếp;
- Đóng khung tên riêng tác phẩm, đóng khung một từ hoặc cụm từ cần chú ý, hay
hiểu theo một nghĩa đặc biệt.
6. Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ
- Thành phần chính của câu có thể là một từ, cũng có thế là một cụm từ. Dùng
cụm từ làm thành phần chính của câu có thể giúp câu cung cấp được nhiều thông tin
hơn cho người đọc, người nghe. Có nhiều loại cụm từ, nhưng tiêu biểu nhất là cụm
danh tử, cụm động từ, cụm tính từ.
- Tác dụng khi dùng cụm từ làm thành phần chính của câu: giúp câu cung cấp nhiều
thông tin hơn cho người đọc, người nghe.
+ Cụm danh từ gồm danh từ và 1 hoặc 1số từ khác bổ sung nghĩa cho danh từ
+ Cụm động từ gồm danh từ và 1 hoặc 1số từ khác bổ sung nghĩa cho động từ
+ Cụm tính từ gồm danh từ và 1 hoặc 1số từ khác bổ sung nghĩa cho tính từ
III. Phần tập làm văn
1. Viết kết nối với đọc
Đề 1: Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) kể lại một sự việc trong đoạn trích Bài học
đường đời đầu tiên bằng lời của một nhân vật do em tự chọn.
Đề 2: Tưởng tượng và viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) miêu tả cảm xúc của nhân vật
cáo sau khi từ biệt hoàng tử bé.
Trường THCS Vũ Kiệt
Nguyễn Thị Phong Lan

Đề 3: Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) thể hiện cảm xúc của em về một đoạn thơ mà
em yêu thích trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người.
Đề 4: Hãy tưởng tượng em là người đang trò chuyện với mây và sóng. Viết đoạn văn
(khoảng 5 - 7 câu) về cuộc trò chuyện ấy.
Đề 5: Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) với nhan đề: Gửi tác giả truyện “Cô bé bán
diêm”.
Đề 6: Có nhiều nhân vật trẻ em xuất hiện trong truyện Gió lạnh đầu mùa. Hãy viết
đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) trình bày cảm nhận về một nhân vật mà em thấy thú vị.
Đề 7: Con chim chào mào đã bay đi rồi nhưng nhân vật "tôi" vẫn có thể “nghe rất rõ”
tiếng chim hót. Viết một đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) miêu tả một hình ảnh thiên
nhiên tươi đẹp được em lưu giữ trong ký ức.
Đề 8: Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) trình bày cảm nhận của em về nhân vật hoàng
tử bé hoặc nhân vật cáo. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 2 từ ghép và 2 từ láy.
2. Tập làm văn
Đề 1: Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em
Đề 2: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả
Đề 1:
Kể về một trải nghiệm đáng nhớ của của em với người thân trong gia đình (Ông,
bà, bố, mẹ, anh, chị,…)
+ Mở bài:
- Dùng ngôi thứ nhất để kể và giới thiệu vai trò và sự gắn bó của người thân đối với
mình.
+ Thân bài
- Giới thiệu những nét chung về ngoại hình
- Kể về những việc người thân làm: Việc nhà, ...
- Kể về thái độ và hành động của người thân khi chăm sóc mọi người trong gia đình.
- Thái độ và việc làm của người thân khi chăm sóc em ốm, em mắc lỗi, dạy bảo em,

Trường THCS Vũ Kiệt
Nguyễn Thị Phong Lan

- Suy nghĩ của em về người thân khi đó.


+ Kết bài
- Cảm nghĩ chung về người thân : Tự hào, cảm phục,....
Đề 2:
Kể về một trải nghiệm của em với một con vật nuôi mà em yêu thích.
+ Mở bài: Dùng ngôi thứ nhất để kể, giới thiệu sơ lược về trải nghiệm với một con
vật nuôi.
Dẫn dắt chuyển ý, gợi sự tò mò, hấp dẫn với người đọc.

+ Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện theo trình nhất định (tự thời gian, không
gian, các sự việc đã sắp xếp theo trình tự hợp lí chưa, làm nổi bật nhân vật, sự việc
chính)
+ Kết bài: Nêu cảm nghĩ về câu chuyện vừa kể.
Đề 3:
Kể về một trải nghiệm đáng nhớ của em (có thể là câu chuyện vui hoặc buồn).
+ Mở bài
- Giới thiệu trải nghiệm đáng nhớ của em là câu chuyện gì?
+ Thân bài
- Đó là chuyện gì? Xảy ra khi nào?
- Những ai có liên quan đến câu chuyện? Họ đã nói gì và làm gì?
-Điều gì xảy ra? Theo thứ tự thế nào?
-Vì sao truyện lại xảy ra như vậy?
-Cảm xúc của em như thế nào khi câu chuyện diễn ra và khi kể lại câu chuyện?
-Câu chuyện đó cho em rút ra bài học gì? Nó có ý nghĩa, sự quan trọng ntn đối với
em?
+ Kết bài:
- Nêu cảm xúc của người viết và và rút ra ý nghĩa, sự quan trọng của trải nghiệm đối
với bản thân.
Trường THCS Vũ Kiệt
Nguyễn Thị Phong Lan

THAM KHẢO
1. Đề bài: Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em.
Ngày ấy, nhà tôi ở ven một con suối nhỏ nước trong veo, vào những hôm trời
nắng đẹp đứng trên bờ suối, tôi có thể nhìn thấu xuống tận dưới đáy, ở đó có những
viên sỏi trắng tinh và cả những đàn cá trắng tung tăng bơi lội.
Hàng ngày, tôi cùng lũ bạn lại rủ nhau ra suối, đi men theo mép của con suối bắt
ốc, nhặt đá trắng về để chơi đồ hàng. Và vui nhất là vào những ngày hè, chúng tôi
thưường trốn mẹ ra suối tắm. Thực ra con suối nhỏ nhưng có những đoạn rất sâu có
thể ngập đầu người lớn. Và ở trên đó là chiếc cầu của nhà dân bắc qua để lấy lối đi
vào nhà.
Như thường lệ, buổi trưa ấy, chờ cho mẹ ngủ say tôi liền chạy sang nhà mấy
thằng bạn học cùng lớp rủ chúng ra chỗ cầu nhà ông Quân (chúng tôi thưường đặt tên
những chiếc cầu bằng chính tên nhà chủ đó). Buổi tra trời nắng nóng nh lửa đốt, được
đắm mình trong dòng nước mát thì còn gì bằng. Bởi vậy nên vừa nghe tiếng huýt sáo
báo hiệu quen thuộc của tôi, mấy thằng cũng vội vã lách cửa sau, nhanh chóng ra chỗ
hẹn.
Vừa ra khỏi nhà, cả lũ chúng tôi chạy thật nhanh vì sợ cha mẹ phát hiện ra, bởi
chúng tôi đều biết rằng nếu bị bại lộ chắc chắn đứa nào đứa nấy sẽ no đòn.
Năm phút sau, cây cầu và dòng nước mát đã hiện ra trước mắt chúng tôi. Tôi có ý
kiến hôm nay sẽ không bơi bình thưường nh mọi khi nữa mà thi nhảy xa, tức là đứng
trên cầu nhảy xuống, ai nhảy xa nhất sẽ là người thắng cuộc. ì oàm một hồi lâu đã
chán, chúng tôi trèo lên một mỏm đá nằm nghỉ ngơi ngắm mây trời. Lúc này Thắng -
thằng cha gan lì cóc tía nhất lên tiếng:
- Tớ nghĩ ra trò mới nữa rồi.
- Trò gì vậy?
Cả lũ nhao nhao lên tiếng hỏi.
- Chơi lặn, đứa nào lặn được lâu nhất tuần sau đi học sẽ không phải đeo cặp.
Cả lũ reo hò hưởng ứng nhiệt liệt. Trở lại chỗ chơi cũ, tôi nói:
Trường THCS Vũ Kiệt
Nguyễn Thị Phong Lan

- Bây giờ sẽ thi lần lợt từng đứa một, những đứa còn lại đứng trên bờ theo dõi
bấm giờ.
Và tôi phân công luôn vì Thắng là người đầu têu nên sẽ là người thử sức đầu tiên,
cả bọn vỗ tay hưởng ứng. Quả thật trong nhóm Thắng luôn tỏ ra đàn anh hơn cả, hắn
không những học giỏi mà mọi trò chơi hắn cũng chẳng bao giờ chịu thua ai.
Thắng chuẩn bị tinh thần xong, tôi hô:
- Một. Hai. Ba. Bắt đầu…
Ùm…Thắng đã nhảy khỏi cây cầu mất tăm trong dòng nước. Lũ chúng tôi reo hò
tán thưởng và bắt đầu bấm giờ: 1,2, 3, phút trôi qua sang phút qua vẫn cha thấy Thắng
nổi lên. Chúng tôi trầm trồ khen ngợi sự tài ba của Thắng. Sang đến phút thứ 4, tôi
bỗng cảm thấy nóng ruột bởi bình thưường nhiều lắm thì chỉ đến phút thứ ba là chúng
tôi đã chẳng thể nào chịu nổi. Thế mà đến giờ vẫn cha thấy Thắng, mấy đứa kia cũng
bắt đầu lo lắng, chỉ trong nháy mắt chẳng kịp bảo nhau câu nào mấy đứa bơi giỏi liền
nhảy xuống, vừa lúc đó chúng tôi đã thấy Thắng trồi lên, khuôn mặt tái nhợt, thở lấy
thở để, chúng tôi vội vàng dìu Thắng vào bờ. Người Thắng lúc này đã gần nh lả đi.
Phải mời phút sau Thắng mới lên tiếng:
- Chỉ cần một tích tắc nữa thôi là tao đi chầu thuỷ thần chúng mày ạ.
- Sao vậy, mọi ngày mày bơi, lặn giỏi lắm cơ mà.
- Ừ, thì tao vẫn tự tin như vậy, nhưng đúng lúc sắp chịu không nổi định trồi lên thì
tao bị vướng vào chùm rễ cây mọc lan từ rừng ra cuốn chặt vào chân, tao cứ định trồi
lên thì nó lại kéo tao xuống, may quá đúng lúc nghĩ rằng chết thật rồi thì bỗng dưng
chân tao lại giật ra được và cố sức ngoi lên.
Nghe tiếng Thắng hổn hển kể, chúng tôi đứa nào đứa nấy đều khiếp sợ. Chờ cho
Thắng đỡ mệt chúng tôi mới dám về nhà và câu chuyện này vẫn mãi là bí mật của lũ
chúng tôi. Và đó là kỉ niệm sâu sắc nhất mà tôi nhớ mãi đấy các bạn ạ.
2. Đề bài: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và
miêu tả.

Trường THCS Vũ Kiệt


Nguyễn Thị Phong Lan

Nhan đề “Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh đã gợi nhắc cho người
đọc nhớ về những câu chuyện cổ tích mà bà thường kể về một thời đại xa xưa ngày
trước. Khi đọc tác phẩm, người đọc cảm thấy cách lý giải nguồn gốc loài người của
tác giả thật thú vị. Dưới hình thức một bài thơ, nhưng tác phẩm lại giàu tính tự sự,
giống như một câu chuyện được kể lại theo trình tự thời gian. Trước hết tác giả khẳng
định trời sinh ra trước tiên là trẻ em. Sau đó, để trẻ em có được một môi trường sống
thật tốt, mới có sự ra đời của những sự vật khác trên trái đất. Ở đây, nhà thơ đã sử
dụng những hình ảnh miêu tả sinh động để giúp người đọc hiểu hơn về sự ra đời của
thiên nhiên. Kế tiếp là sự ra đời của mẹ giúp trẻ em cần có tình yêu thương, sự chăm
sóc. Bà được sinh ra để giáo dục trẻ em về những giá trị truyền thống, đạo đức tốt
đẹp. Còn bố được sinh ra để dạy trẻ em thêm hiểu biết, trưởng thành. Cuối cùng
trường lớp là nơi trẻ em đến để học tập, vui chơi còn thấy giáo là người dạy dỗ trẻ em
ở đó. Có thể khẳng định, với bài thơ này, Xuân Quỳnh muốn gửi gắm tình yêu thương
của Xuân Quỳnh dành cho trẻ em.
ĐỀ 1: KỂ LẠI MỘT TRẢI NGHIỆM ĐÁNG NHỚ MÀ EM ĐÃ TRẢI
NGHIỆM VÀ CÓ ẤN TƯỢNG SÂU SẮC VỚI NGƯỜI THÂN TRONG GIA
ĐÌNH
I. MỞ BÀI
Giới thiệu về người em sẽ kể và câu chuyện làm em có ấn tượng sâu sắc
- Ta thường nghe câu: “Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ, gánh nặng cuộc đời
không ai khổ bằng cha”.
- Chúng ta thường hay kể về mẹ bằng những lời yêu thương nhất, nhưng đừng quên
rằng bố cũng là người âm thầm hy sinh cho ta rất nhiều.
- Em vẫn luôn nhớ mãi kỉ niệm em và bố cùng đèo nhau về nhà trong một cơn mưa
tầm tã, đó là lần em cảm nhận sâu sắc tình thương của bố dành cho em.
II. THÂN BÀI
1.Hoàn cảnh xảy ra sự việc
- Lúc đó em chỉ là một cô bé lớp 6 vừa bước vào ngôi trường mới, vì thế vào mỗi
Trường THCS Vũ Kiệt
Nguyễn Thị Phong Lan

buổi chiều tan học thì bố lại tới đón em về nhà.


- Nhưng chiều hôm ấy lại là một buổi chiều mưa tầm tã, gió lớn, tưởng chừng như sắp
có bão vậy.
2. Diễn biến câu chuyện
- Ở trong lớp học, em chỉ mong chờ nghe tiếng chuông reo để nhanh chóng ra về vì
em biết bố đang đợi em dưới mưa to.
- Vì sân trường lúc ấy ngập nước, em lại chạy nhanh nên không cẩn thận vấp ngã,
đành phải tập tễnh bước đi.
- Ra tới cổng trường, mọi người đông tấp nập, lúc em đang ngơ ngác tìm bố thì đã
nghe văng vẳng bên tai tiếng của bố.
- Hai bố con thế là cùng bon bon chạy về nhà trên chiếc xe cũ. Thật không may, do
chiếc xe đã bị ngấm nước mưa quá nhiều nên đã chết máy và dừng lại khi mới đi
được một đoạn đường.
- Em muốn đi bộ và cùng nhau đẩy xe về với bố, nhưng bố không đồng ý, bố bảo em
cứ ngồi yên trên xe, bố lo em bị đau chân.
- Trời cứ mưa như trút nước, gió vẫn thổi mạnh, ngồi trên xe nhìn tấm lưng bố từ phía
sau, em cảm thấy bố thật vĩ đại, em xúc động và thương bố vô cùng.
Kết quả sau đó
- Cả hai bố con về đến nhà là lúc chập chững tối. Em thấy mẹ đã đứng chờ ngay trước
cửa với khuôn mặt lo lắng.
- Bố mặc dù đã thấm mệt những vẫn ân cần an ủi mẹ rằng đã đưa em về nhà an toàn.
- Sau đó, cả nhà cùng quây quần bên bữa cơm tối. Ngoài kia dù có mưa gió lớn đến
mức nào thì không khí trong nhà vẫn ấm cúng. bình yên.
- Lòng em vẫn cảm thấy bồi hồi, xúc động khi nghĩ về kỉ niệm hôm nay với bố.
3. KẾT BÀI
- Nêu cảm nghĩ của bản thân:
Câu chuyện ấy vẫn để lại cho em một ấn tượng sâu sắc, mỗi khi trời đổ cơn mưa, em
lại nhớ về ngày hôm đó
Trường THCS Vũ Kiệt
Nguyễn Thị Phong Lan

Em cảm thấy thật may mắn khi được sinh ra trong một gia đình hạnh phúc, có bố mẹ
yêu thương
- Lời khuyên dành cho mọi người
Bố là người gánh vác gia đình, là người có thể che chở cho ta trước mọi giông bão
cuộc đời.
Ai còn có bố thì hãy biết yêu thương và hiếu thảo với bố như cách mà chúng ta yêu
mẹ của mình vậy.
ĐỀ 2: KỂ LẠI MỘT TRẢI NGHIỆM ĐÁNG NHỚ MÀ EM ĐÃ TRẢI
NGHIỆM VÀ CÓ ẤN TƯỢNG SÂU SẮC VỚI NGƯỜI THÂN TRONG GIA
ĐÌNH
MỞ BÀI
- Giới thiệu người thân và tình huống người thân để lại ấn tượng sâu
sắc trong lòng em.
+ Mẹ - tiếng gọi sao mà thân thương đến thế! Mẹ là người mang nặng đẻ đau chín
tháng mười ngày sinh ra chúng ta, lo cho ta từng bữa ăn, giấc ngủ đến chuyện học
hành.
+ Ngày con ốm đau cũng là những đêm mẹ thao thức không ngủ được, một tay chăm
sóc con.
+ Những ngày ốm vừa qua thật may mắn vì tôi có mẹ ở cạnh bên lo lắng từng giờ. Kỉ
niệm này có lẽ tôi sẽ chẳng bao giờ quên được.
I. THÂN BÀI
1. Hoàn cảnh xảy ra sự việc
+ Thứ năm tuần trước, tôi đi học mà chủ quan không xem dự báo thời tiết. Vào buổi
chiều sau khi tan học, tôi tung tăng đạp xe về nhà, bỗng có một trận mưa rào ùn ùn
kéo đến.
+ Lúc tới nhà, cả người tôi đều đã ướt nhẹp. Tới tối, cả người tôi bỗng nóng bừng,
đầu óc lảo đảo. Tôi đã bị sốt, không ngờ đây lại là trận ốm nặng nhất tôi gặp từ trước
tới giờ.
Trường THCS Vũ Kiệt
Nguyễn Thị Phong Lan

2. Hành động, cử chỉ của mẹ


+ Từ khi tôi ốm, mẹ có thêm mối bận tâm. Bố tôi công tác ở ngoài đảo xa, mình mẹ ở
nhà chăm sóc tôi.
+ Mẹ viết giấy xin phép nghỉ học, gọi điện cho cô giáo xin cho tôi nghỉ ốm mấy hôm.
+ Mấy ngày này, hằng đêm mẹ đều thao thức, ngủ không ngon giấc để kiểm tra nhiệt
độ cơ thể tôi. Thỉnh thoảng khó chịu thức giấc giữa đêm tôi lại thấy mẹ ngủ gục bên
giường.
3. Ngoại hình, tâm trạng của me khi em bị ốm
+ Trong mấy ngày tôi sốt cao, ánh mắt mẹ chẳng hề rời khỏi tôi giây phút nào, ánh
mắt ấy ngập tràn sự lo lắng khiến tôi cảm thấy thật có lỗi.
+ Thức trắng cạnh tôi mấy đêm, đôi mắt mẹ lộ rõ vẻ mệt mỏi, quầng mắt đã hơi thâm
lại, những vết chân chim xô vào nhau, vậy mà mẹ vẫn cứ ân cần hỏi han tôi không
một lời trách mắng.
+ Thấy mẹ như vậy, dù miệng đắng ngắt tôi vẫn cố ăn uống đầy đủ để mau khỏi bệnh,
phụ giúp mẹ, khiến mẹ vui hơn.
4. Thái độ của mẹ khi em bị ốm
+ Do tôi chủ quan nên đi học về bị dính nước mưa, vậy mà mẹ không hề trách mắng
nặng lời, mẹ chỉ nhìn tôi với ánh mắt hiền dịu xót xa, chăm lo cho tôi dịu dàng từng
chút một.
+ Mẹ ân cần động viên mỗi khi tôi cảm thấy khó chịu hay không ăn nổi thức ăn.
Những lời động viên của mẹ tiếp thêm cho tôi sức mạnh to lớn.
5. Tình cảm, cảm xúc của em khi được mẹ chăm sóc
+ Sau mấy ngày dưới sự chăm sóc tận tình của mẹ, bệnh của tôi cũng đã gần khỏi
hẳn. Trải qua mấy ngày vừa rồi, tôi không thể nào quên những cử chỉ và việc làm mẹ
đã làm cho tôi.
+ Mẹ có lẽ là người duy nhất trên thế giới ân cần với tôi, yêu thương tôi vô điều kiện
như vậy.
+ Tôi cảm thấy biết ơn cuộc đời vì đã may mắn là con gái của mẹ.
Trường THCS Vũ Kiệt
Nguyễn Thị Phong Lan

II. KẾT BÀI


- Bày tỏ suy nghĩ của em về tấm lòng người mẹ
+ Có câu thơ “ tình mẹ bao la như biển Thái Bình”, tôi thì nghĩ rằng tình mẹ bao la
đến nỗi chẳng ai đong đếm nổi, cũng chẳng gì có thể so sánh bằng.
+ Tình mẹ là động lực thiêng liêng giúp con có dũng khí đối mặt với sóng gió để
trưởng thành.
- Lời khuyên dành cho mọi người
+ Mẹ yêu ta vô điều kiện, hi sinh cho ta cả cuộc đời, chính vì vậy “ Ai còn mẹ xin
đừng làm mẹ khóc/ Đừng để buồn lên mắt mẹ, nghe con”
ĐỀ 3: Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em với thầy cô giáo (Bài số 1)
MB: Dẫn dắt vào vấn đề
- Là học sinh, chắc hẳn ai cũng có những lỗi lầm khiến thầy cô phải buồn phiền.
- Có những lỗi lầm chúng ta quên, nhưng cũng có những lỗi lầ khiến ta ân hận mãi.
- Khi còn là cô bé học lớp 6, em đã từng gây ra lỗi khiến cô chủ nhiệm buồn lòng. Lỗi
lầm đó đến bây giờ em vẫn còn ân hận.
TB: Kể chi tiết về lần mắc khuyết điểm của em theo trình tự
- Thời gian em mắc lỗi
+ Vào năm học lớp 6- năm học đầu tiên trong ngôi trường trung học cơ sở.
+ Thật may mắn khi em được phân vào lớp có thầy chủ nhiệm là chú hàng xóm gần nhà,
vì vậy trong lớp em có phần ỷ lại, dựa dẫm và kênh kiệu.
- Hoàn cảnh xảy ra lỗi lầm
 Tối hôm trước
+ Em kiểm tra thời khóa biểu, thấy hôm sau chỉ có một môn Toán của thầy chủ nhiệm
phải kiểm tra đầu giờ.
+ Nghĩ rằng thầy chủ nhiệm là người quen biết, em nhởn nhơ xem ti vi cả một tối.
 Sáng hôm sau
+ Em đến lớp, không khí nhộn nhịp hơn hẳn mọi ngày, ai cũng tranh thủ ôn tập để lát

Trường THCS Vũ Kiệt


Nguyễn Thị Phong Lan

nữa kiểm tra.


+ Em không lo bài vở mà cứ ngồi nhởn nhơ nói chuyện.
+ Lúc phát bài kiểm tra, em không biết làm, nhận điểm kém.
+ Vì xấu hổ, em đã nói dối số điểm của mình. Không ai nghi ngờ nhưng từ đó em luôn
thấy dằn vặt.
+ Sau đó thầy có gọi em lên chữa dạng bài giống bài vừa kiểm tra, em lúng túng.
+ Thầy nhìn em bằng ánh mắt nghiêm khắc.
 Sau giờ học
+ Đợi các bạn về hết, thầy gọi em ở lại lớp với lý do “ trao đổi thêm về học tập”
+ Em lo lắng, sợ thầy sẽ phát hiện ra bản thân nói dối.
+ Thầy chưa hỏi gì, em đã òa khóc thú nhận mọi tội lỗi của mình.
+ Thầy buồn nhưng vẫn tha thứ cho em.
- Bài học rút ra cho bản thân
+ Không nên nói dối, những lời nói dối sẽ dẫn đến những kết quả xấu.
+ Không được ý lại, huênh hoang, cần phải sống khiêm nhường.
Kết bài
Nêu cảm nghĩ của em về lỗi lầm ấy, liên hệ, mở rộng
- Lỗi lầm ai cũng mắc phải, biết sửa lỗi là điều tốt.
- Lần phạm lỗi ấy giúp em học được nhiều điều, em biết làm thế nào để trở thành một
người trung thực, khiêm tốn.
ĐỀ 4: Viết bài văn kể lại một trải nghiệm vui của em (Bài số 2)
MB: - Giới thiệu về bản thân và lần em làm bố mẹ vui lòng:
-Những người làm cha làm mẹ nuôi con vất vả, cực khổ cũng chỉ mong mỏi con cái
mình là một người tốt, một người nhân hậu.
-Để đáp lại công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ, con cái phải luôn ngoan ngoãn, hiếu
thảo.
-Vì thế, em luôn cố gắng để cha mẹ vui lòng và tự hào về mình, trong đó có lần em

Trường THCS Vũ Kiệt


Nguyễn Thị Phong Lan

làm việc tốt chính là giúp bà cụ hàng xóm neo đơn về nhà.
- Ấn tượng của bản thân về làm làm bố mẹ vui lòng đó:
-Dù đó chỉ là một hành động nhỏ nhưng bố mẹ em lại rất vui lòng.
-Và cho đến bây giờ,em vẫn cảm thấy hạnh phúc khi làm được một việc tốt.
TB: Kể lại sự việc chi tiết:
- Hoàn cảnh xảy ra sự việc (Sự việc xảy ra ở đâu, khi nào, với ai)
-Sự việc diễn ra vào năm ngoái, khi em vừa lên lớp 7 và đang trên đường đi học về
-Đi bộ được một đoạn ngắn, em bắt gặp bà Năm, là một cụ bà hàng xóm năm nay đã
gần 70 tuổi những vẫn mưu sinh kiếm sống.
-Em chạy tới ngay cạnh bà chào hỏi và dự định cùng bà về nhà.
- Diễn biến câu chuyện (Những việc làm cụ thể mà em làm cho bà)
-Sự việc không hề đơn giản khi em nhận thấy bà có dấu hiệu mệt mỏi và đuối sức.
-Em liền dìu bà qua gốc cây bên đường ngồi nghỉ, đưa nước lọc của mình cho bà
uống và lấy vở trong cặp sách để quạt cho bà.
-Em cố gắng động viên bà, nói chuyện với bà để bà quên hết mệt nhọc trong người.
-Bà dần ổn định hơn, bà muốn hai bà cháu tiếp tục đi về
-Nhận thấy bà đi bộ về mà trên đầu mà không hề có mũ, thì ra đây chính là nguyên
nhân khiến bà mệt và say nắng.
-Em liền đưa ngay chiếc mũ vành của mình cho bà đội, còn em thì đội phần vạt mũ
gắn liền với áo khoác của mình.
-Bà rất cảm động và hai bà cháu cùng nhau về đến xóm.
- Kết quả của sự việc ấy ra sao?
Kết quả đầu tiên là em về nhà muộn. Mẹ đi làm về vẫn chưa thấy em về đã rất lo lắng
và dự định đi tìm em.
-Thật may em về tới nhà là lúc mẹ chuẩn bị đi tìm. Em đã kể lý do vì sao em về
muộn.
-Mẹ liền ôm em vào lòng và nở một nụ cười vui vẻ. Em cũng cảm thấy vui vì vừa làm
được một việc tốt.
Trường THCS Vũ Kiệt
Nguyễn Thị Phong Lan

-Buổi tối, bà Năm sang nhà em để trả chiếc mũ vành, bà cảm ơn và khen em là một cô
bé tốt bụng.
-Điều này khiến bố mẹ em rất vui và tự hào và cả em cũng thế.
KB:
- Nêu cảm nghĩ về việc làm của mình: Việc giúp đỡ mọi người khiến em cảm
thấy hạnh phúc và khiến bố mẹ luôn tự hào về em.
- Lời khuyên dành cho mọi người: Chúng ta hãy biết yêu thương nhau, cùng
nhau lan tỏa sự yêu thương đến với mọi người xung quanh
ĐỀ 5: Viết bài văn kể lại một trải nghiệm buồn của em (Bài số 3)
MB:
- Giới thiệu về bản thân và một lần mắc lỗi của mình khiến bố mẹ buồn lòng (ví dụ:
nói dối, bỏ học, gian lận trong thi cử…)
+ Trong cuộc đời, bố mẹ luôn là người yêu thương, lo lắng cho con nhiều nhất. Thế
nhưng không ít những người con không hiểu được tình cảm sâu nặng, bao la đó nên
đã vô tình gây lỗi lầm khiến bố mẹ phiền lòng.
+ Em là một đứa trẻ như thế, đã có lần em ăn trộm tiền của mẹ
- Ấn tượng của bản thân về ần mắc lỗi đó (là lần em ân hận và không thể quên)
+ Đó là một chuyện khiến bố mẹ em rất buồn, tuy đã xảy ra rất lâu nhưng đến giờ em
vẫn không thể nào quên như để nhắc nhở mình không bao giờ được tái phạm nữa.
TB: Kể lại việc sai trái mà mình đã mắc phải khiến bố mẹ phiền lòng:
- Hoàn cảnh mắc lỗi: Mắc lỗi khi nào? Ở đâu? Với ai?
+ Đó là năm em học lớp 2, em là một cậu bé bướng bỉnh và được cưng chiều nên hay
nghịch ranh
+ Gia đình em làm ăn thất bại, rơi vào ảnh khó khăn nợ nần, bố mẹ và em phải
chuyển về quê sống
+ Em vẫn giữ thói quen cũ, luôn đòi hỏi mọi thứ
+ Vì bố mẹ không đáp ứng được mọi thói quen kênh kiệu của mình nên em đã có lần
ăn trộm tiền của bố mẹ để tiêu vặt
Trường THCS Vũ Kiệt
Nguyễn Thị Phong Lan

- Nguyên nhân mắc lỗi là do chủ quan hay khách quan:


+ Một hôm, đi qua quán tạp hóa, em thấy nhiều đồ ăn vặt nhưng mình không có tiền
mua, em đi về nhà trong bực tức, khó chịu.
+ Em tự nhủ mình nhất định sẽ phải có tiền để mua những món đồ đó
- Những hành động, việc làm cụ thể khi em phạm lỗi.
+ Về nhà, bố mẹ gọi em vào ăn cơm, em giận dỗi không ăn và lên giường ngủ
+ Chiều dậy, em thấy nhà không có ai, chợt nhìn thấy 200.000 dưới gối của bố
+ Em phân vân một hồi, rồi nghĩ đến những đồ ăn vặt thích mắt, đánh liều, em lấy
trộm tiền của bố mẹ
+ Về nhà, bố mẹ vẫn không hay biết, bố mẹ gọi tôi vào ăn cơm, bữa cơm có rất nhiều
món ngon
+ Bố mẹ chia sẻ lí do: mâm cơm đáng lẽ còn thêm món tôm chiên bơ nhưng bố mẹ
không biết đã đánh rơi đâu mất 200.000 nên hôm sau sẽ bù cho em
- Hậu quả:
+ Bản thân lâm vào tình huống ân hận: Em nghe nói khóe mắt cay cay, nhận ra số tiền
đó đáng lẽ bố mẹ dành mua món ăn em yêu thích nhất, nhận ra bố mẹ luôn là người
em yêu thương nhất
+ Em thấy giân bản thân mình vì đã vì ham muốn bản thân mà quên đi tình cảm bố
mẹ dành cho mình, quên đi sự vất vả của bố mẹ để chăm lo cho mình
- Sau khi mắc lỗi, em đã ân hận và sửa chữa:
+ Em ôm lấy bố và thú nhận lỗi lầm, xin lỗi bố
+ Bố không mắng mà chỉ ôm em và nhắc nhở em lần sau không được thế nữa
+ Em hứa với bố mẹ sẽ sửa chữa lỗi lầm, chăm ngoan hơn để bố mẹ vui lòng vì mình.
KB:
- Cảm nghĩ/bài học sau lần mắc lỗi khiến bố mẹ phiền lòng:
+ Đã nhiều năm trôi qua nhưng em vẫn luôn nhớ mãi về lần mắc lỗi như để nhắc nhở
mình

Trường THCS Vũ Kiệt


Nguyễn Thị Phong Lan

+ Sự việc trên đã dạy tôi một bài học quý giá: đừng bao giờ che giấu những lầm lỗi,
nhất là với bố mẹ của mình.
- Lời khuyên của bạn dành cho các bạn khác: Chúng ta hãy sống thành thật với chính
mình và với những người mà mình yêu thương.
ĐỀ 6: Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em về chuyến đi đáng nhớ (Bài số 4)
MỞ BÀI
- Giới thiệu khái quát về chuyến đi đáng nhớ ấy
- Cuộc đời là những chuyến đi, đi để học hỏi, khám phá những điều mới lạ, từ đó
càng nâng cao hiểu biết cho bản thân.
- Em là một cô bé thích đi du lịch, từ nhỏ em đã may mắn được đi nhiều nơi.
- Chuyến đi du lịch đáng nhớ nhất với em có lẽ vẫn là chuyến đi tham quan do
trường tổ chức dành cho các bạn đạt giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi.
THÂN BÀI
+ Chuyến đi diễn ra trong hoàn cảnh nào?
- Chuyến đi ấy diễn ra vào cuối năm em học lớp 5, sau khi có kết quả kỳ thi học
sinh giỏi cấp thành phố, em và các bạn đạt giải đã may mắn được trường tổ
chức cho một chuyến đi tham quan.
- Đó chính là chuyến đi đến thăm thành phố Huế trong vòng 2 ngày 1 đêm.
- Thành viên trong đoàn bao gồm các thầy cô giáo và các bạn học sinh đạt giải.
- Thế nhưng, em đi tham quan trong hoàn cảnh khá lẻ loi khi không có bạn học
cùng lớp đi cùng, cũng chẳng có cô giáo chủ nhiệm của em vì con của cô đang
phải nằm viện.
+ Diễn biến của chuyến đi
+ Khi đang cùng mọi người tập trung ở cổng trường để chuẩn bị xuất phát,
cô giáo chủ nhiệm của em đã đến, cô dặn dò, an ủi em và nhờ cô giáo
dạy phụ đạo học sinh giỏi trông nom em.
+ Trong suốt con đường di chuyển, em chỉ mãi đắm mình vào cảnh sắc
thiên nhiên bên ngoài để quên đi nỗi trống trãi trong lòng ấy.
Trường THCS Vũ Kiệt
Nguyễn Thị Phong Lan

+ Đoàn phải di chuyển cả ngày, tham quan nhiều nơi trong thành phố Huế.
+ Lúc mọi người nghỉ trưa, em nhìn sang các bạn có thầy cô chủ nhiệm
đang mua kem ăn để giải khát.
+ Em thì chẳng có ai cả, những người bạn kia thì học khác lớp, cô giáo phụ
đạo cũng chẳng phải là cô giáo chủ nhiệm, em không hề thân thiết với ai
trong số họ cả.
+ Trong lúc lủi thủi, cô giáo phụ đạo bỗng nhiên tới bên cạnh em: “Nga ơi,
cô mua kem cho con nhé, hay con muốn uống nước gì cô sẽ mua, đừng
buồn vì có cô và các bạn đây mà”
+ Sau đó, các bạn cũng chạy tới bên cạnh em: “Nga ơi, bạn ăn loại kem
này đi, ngon lắm đấy, mình dắt bạn đến xem để bạn lựa nhé”
+ Từ một cảm xúc hụt hẫng, bơ vơ, chỉ trong chốc lát mà tâm trạng em vui
lên rất nhiều, thì ra em không hề cô đơn, mọi người vẫn luôn quan tâm
đến em.
+ Tối hôm đó, mọi người được tự do sinh hoạt về đêm tại thành phố Huế,
chúng em cùng các thầy cô tham gia những trò chơi sinh hoạt rất vui.
+ Sáng hôm sau, cả đoàn cùng dùng bữa sáng, trả phòng và di chuyển trở
về lại Đà Nẵng.
+ Thái độ, cảm xúc của em với chuyến đi ấy
- Tưởng chừng như đó là chuyến đi tẻ nhạt nhưng nó lại đưa em đi từ cảm xúc
này đến cảm xúc khác.
- Sau cùng, đó chính là cảm xúc hạnh phúc, vui vẻ.
- Em thân thiết hơn với mọi người, trở nên hòa đồng hơn trong một đám đông
những người em cho là xa lạ với mình.
KẾT BÀI
+ Cảm nghĩ của em về chuyến đi:
- Mặc dù chuyến đi đã kết thúc khá lâu nhưng em vẫn nhớ mãi về kỉ niệm ngày
ấy. Đó là chuyến đi đầu tiên mà em không có người thân thiết bên cạnh mình.
Trường THCS Vũ Kiệt
Nguyễn Thị Phong Lan

- Nhờ có chuyến đi đó mà em kết bạn thêm nhiều bạn mới hơn. Và em nhận ra
được bản thân mình vốn không hề bị bỏ lại phía sau.
- Bài học rút ra:
+ Chúng ta hãy luôn vui vẻ, chủ động hòa đồng với mọi người, đừng
tự thu mình lại trong thế giới của riêng mình vì nó sẽ chỉ làm cho
bạn cảm thấy lạc lõng mà thôi.
ĐỀ 7: Chia sẻ một trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến: Trải nghiệm chuyến
về thăm quê ngoại với ông bà
I. MỞ BÀI
- Giới thiệu khái quát về chuyến thăm quê ngoại đó
-Em đã nghe mẹ kể nhiều câu chuyện về ông bà ngoại ở dưới quê, em đã từng về quê
thăm ông bà lúc em còn nhỏ xíu nên không nhớ được gì nhiều về chuyến đi đó cả.
-Thật may mắn là mới đây, em đã có dịp cùng bố mẹ về quê ngoại, chuyến đi này đã
để lại cho em nhiều kỉ niệm đáng nhớ.
- Trải nghiệm của em về chuyến đi đó
-Trải nghiệm đáng nhớ nhất là trải nghiệm mà em cùng ông ngoại đi bắt cá kèo ngoài
bờ sông.
II. THÂN BÀI
1. Hoàn cảnh dẫn đến trải nghiệm mà em muốn chia sẻ
-Đợt nghỉ hè vừa rồi em được bố mẹ cho về quê ngoại vài ngày liền để trải nghiệm
cảm giác sống ở quê là như thế nào.
-Vừa về đến cổng nhà, em đã thấy ông bà đứng trước cửa chờ sẵn với khuôn mặt
niềm nở.
-Suốt ban ngày, em đã được bà dẫn đi chợ phiên, về nhà lại được bà đưa ra một khu
vườn rộng lớn toàn là cây trái thơm lừng.
-Chiều hôm đó, mọi người nảy ra ý định đi bắt cá về làm nồi lẩu. Khi ông ngoại và bố
chuẩn bị dụng cụ chuẩn bị lên đường, em tò mò nên liền đòi đi theo cho bằng được.
-Buổi đi bắt cá hôm đấy đã để lại cho em nhiều kỉ niệm không thể nào quên.
Trường THCS Vũ Kiệt
Nguyễn Thị Phong Lan

2. Miêu tả về khung cảnh em quan sát được lúc ấy


-Đó là lúc trời bắt đầu diệu lại, chầm chập tối nhưng vẫn còn hơi hửng nắng.
-Sau khi băng qua một cánh đồng lúa bạt ngàn, ông ngoại dẫn em và bố tới một ruộng
đồng ẩm ướt hơn, ông gọi đó là bờ kè.
-Không gian xung quanh lúc ấy khá hoang vắng, thưa người.
-Màu sắc của bầu trời lúc ấy thì đỏ tím một cách kỳ diệu, những đàn chim nối đuôi
nhau bay lượn theo mẹ về tổ trên nền của bầu trời tuyệt đẹp ấy.
-Những con cò trắng thì còn đang chơi đùa dưới nước, thỉnh thoảng lại nhìn qua nhìn
lại như sợ có ai chạy tới vậy.
-Những cô nông dân đằng xa xa đang hối hả thu dọn đồ đạc về nhà, kết thúc một ngày
làm việc vất vả.
-Khung cảnh thật nên thơ và yên bình khác xa với sự ồn ào, tấp nập ở khu phố nơi em
ở.
3. Tả về trải nghiệm ấy
-Vì trời đã sắp tối, ông ngoại nhanh chóng cầm theo một cái rổ nhỏ, một cái đèn pin
có dây đeo trên đầu và bước chân xuống một vũng nước ở bờ kè.
-Thấy tay ông lần mò dưới vũng nước, chỉ cách vài ba phút ông lại la lên mừng rỡ,
ông ngoại bắt được cùng lúc 2 con cá to.
-Thế là bố em cũng nhanh chóng xuống nước phụ giúp. Bố cũng chưa bắt cá như vậy
lần nào nhưng cũng thành công bắt được một vài con.
-Em đứng trên bờ soi đèn pin xuống vì trời đã tối dần. Thế nhưng không được bao lâu
thì em lại ngứa ngáy tay chân, muốn bắt thử xem như thế nào.
-Em kiếm cớ để xuống nước, cũng lấy một chiếc đèn pin rồi đeo vào trên đầu, bắt đầu
hành trình kiếm cá.
-Trong lúc em đang lần mò dưới một vũng nước đầy rêu, em chợt bắt được cái gì đó
dài dài với cái thân mượt mà óng ả, em biết ngay đó là con cá kèo em tìm kiếm, nên
liền la hô cực mừng rỡ.
-Đó là lần đầu tiên em trải nghiệm bắt cá, càng bắt được nhiều cá, em lại càng hăng
Trường THCS Vũ Kiệt
Nguyễn Thị Phong Lan

say.
-Khi cả 3 ông cháu bắt được 1 giỏ đầy thì mới tung tăng về nhà, người ai nấy cũng
đều ướt như chuột lột
4. Ấn tượng về của em về trải nghiệm ấy
-Đó là trải nghiệm cực kỳ thú vị đối với em, em được chiêm ngưỡng vẻ đẹp yên bình
của làng quê, được thử sức với công việc bắt cá kèo tưởng chừng như chẳng thể nào
có được ở thành phố.
-Em nghĩ rằng nếu như em không có dịp về quê ngoại vào hè vừa rồi thì không biết
khi nào em mới có cơ hội được đi bắt cá như vậy.
-Trải nghiệm ấy đã cho em hiểu hơn về cuộc sống của những người vùng quê
III. KẾT BÀI
- Suy nghĩ, cảm xúc để lại sau cùng của em về trải nghiệm ấy.
-Đến nay em vẫn nhớ da diết cuộc sống ở vùng quê của ông, nhớ về những trải
nghiệm làm một cô bé nông dân chân chất.
-Lại sắp đến một mùa hè nữa, em đang mong mỏi bố mẹ dẫn em về quê ngoại thăm
ông bà để rồi lại cùng ông đi bắt cá kèo.

...........................Hết..........................

Trường THCS Vũ Kiệt

You might also like