You are on page 1of 45

1

MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU......................................................................................................................................................... 3
PHẦN 2: NỘI DUNG..................................................................................................................................................... 3
A. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH NHÀ HỒ.......................................................................................... 3
B. TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC THỜI NHÀ HỒ TỪ NĂM 1400 – 1407................................7
1. Hồ Quý Ly và vương triều Hồ (1400 - 1407)............................................................................................... 7
2. Tổ chức bộ máy nhà nước thời nhà Hồ (1400 - 1407).............................................................................8
2.1. Về việc tuyển chọn người tài.........................................................................................................9
2.2. Về lĩnh vực kinh tế.......................................................................................................................10
2.3. Về lĩnh vực văn hóa, giáo dục.....................................................................................................11
2.4. Về lĩnh vực chính trị, quân sự.....................................................................................................12
2.5. Về tổ chức bộ máy nhà nước.......................................................................................................13
2.6. Về các khu vực hành chính.........................................................................................................14
3. Di tích Thành Nhà Hồ - Tòa thành kiến trúc đá “độc nhất vô nhị”...............................................15
3.1. Thành Nhà Hồ và lịch sử hình thành.........................................................................................16
C. HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA NHÀ HỒ TỪ NĂM 1400 – 1407.............................................19
1. Hoạt động đối ngoại với Chiêm Thành và mở rộng lãnh thổ về phía Nam.................................19
1.1. Hoạt động đối ngoại của nhà Hồ và Chiêm Thành từ năm 1400 - 1401...................................20
1.2. Hoạt động đối ngoại của nhà Hồ và Chiêm Thành vào năm 1402............................................20
1.3. Hoạt động đối ngoại của nhà Hồ và Chiêm Thành vào năm 1403............................................21
1.4. Hoạt động đối ngoại của nhà Hồ và Chiêm Thành vào năm 1407............................................22
2. Hoạt động đối ngoại của nhà Hồ với quân Minh................................................................................... 23
2.1. Quân Minh tiến đánh nước Đại Ngu lần thứ nhất.....................................................................25
2.2. Trận đánh của nhà Hồ và quân Minh ở bãi Thiên Mạc và bãi Mộc Hoàn...............................28
2.3. Trận đánh của nhà Hồ và quân Minh tại thành Đa Bang.........................................................29
2.4. Trận giao tranh tại Mộc Phàm....................................................................................................30
2.5. Trận đánh ở Hàm Tử...................................................................................................................32
2.6. Kết quả hoạt động đối ngoại của nhà Hồ và nhà Minh..............................................................33
C. KẾT BÀI................................................................................................................................................................ 34
PHẦN 3: PHỤ LỤC..................................................................................................................................................... 35
1. Cảnh quang thiên nhiên................................................................................................................35
2. Trải nghiệm ẩm thực.....................................................................................................................37
3. Chứng nhân Lịch sử......................................................................................................................38
4. Kết nối, sẻ chia...............................................................................................................................41
PHẦN 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................................... 43

2
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
Nửa sau thế kỷ XIV, xã hội Đại Việt đã lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm
trọng. Các điền trang ngày một phát triển, nhưng sản xuất lại trở nên trì trệ, đời sống
các nông nô, nô tì trong đó bị bần cùng hoá. Mất mùa, đói kém liên tiếp xảy ra, nông
dân nổi dậy bạo động, điển hình là cuộc khởi nghĩa của Ngô Bệ ở núi Yên Phụ (Hải
Dương) năm 1344-1360. Triều đình nhà Trần ngày một sa đọa. Nhiều đại thần mắc tệ
nạn tham nhũng, rượu chè cờ bạc, tham ăn, hiểu sắc, Nhà vua (như Trần Dụ Tông)
cũng ăn chơi xa xỉ truỵ lạc. Chu Văn An đã từng dâng sớ Thất trảm, xin chém 7 gian
thần, nhưng bị từ chối. Dương Nhật Lễ (con người phường chèo, cháu Dụ Tông) nối
ngôi Dụ Tông, gây sự biến, mưu đổi họ, bị các triều thần lật đổ, gây nên khủng hoảng
cung đình. Bên ngoài, Champa nhiều lần gây xung đột, chiến tranh với Đại Việt, đem
quân vào đánh phá Thăng Long. Duệ Tông đi đánh Champa, lâm nạn tại thành Đồ
Bàn. Chỉ đến khi Chế Bồng Nga tử trận (1390), chiến tranh mới tạm yên.
Tiếp đó, nhà Minh ở phương Bắc lại gây sức ép, hạch sách, đòi cống nạp,
mượn đường, đe doạ xâm lược, càng làm cuộc khủng hoảng thêm sâu sắc, đe dọa sự
tồn tại của vương triều. Hồ Quý Ly chuyên quyền, lật đổ nhà Trần. Vương triều Hồ
hình thành.

PHẦN 2: NỘI DUNG

A. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH NHÀ HỒ


Từ giữa thế kỷ XIV, tư tưởng cải cách đã bắt đầu xuất hiện trong một số quan liêu,
nho sĩ mà tiêu biểu là: Lê Quát, Phạm Sư
Mạnh, Lê Quý Ly… Xu hướng thời bấy
giờ là làm sao thay đổi mô hình nhà
nước quân chủ quý tộc, xóa bỏ kinh tế
điền trang, giải phóng sức lao động của
nông nô. Cuộc đấu tranh giữa hai
khuynh hướng bảo thủ và cải cách diễn

3
ra ngày càng gay gắt, quyết liệt trong suốt 30 năm (từ năm 1370 đến năm
1400)

Lê Quát (1319 – 1386)

Mặt khác, nhà nước bất lực trước các cuộc chiến tranh xâm lược của nước
ngoài. Cụ thể là Chiêm Thành 3 lần tấn công kinh thành Thăng Long (1367-1396) và
nhà Minh chuẩn bị xâm lược nước ta.

Đứng trước cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội vào cuối thế kỷ XIV, nhà Trần
tỏ ra bất lực, không đủ khả năng giải quyết. Yêu cầu đặt ra lúc bấy giờ là phải có một
nhà nước trung ương tập quyền vững mạnh, đủ khả năng lãnh đạo đất nước tiến hành
cải cách và đánh thắng ngoại xâm.

Vua Minh Tông nhường ngôi cho Thái Tử Trần


Hiển Tông vào năm 1329 lên làm Thượng hoàng.
Thật ra Thượng hoàng vẫn nắm trọn quyền hành vì
Trần Hiển Tông khi làm vua chỉ có 10 tuổi và đến
năm 23 tuổi thì chết. Một người con khác của Minh
Tông lên làm vua là Trần Dụ Tông. Vua Dụ Tông là
người rượu chè, hoang phí, hay xây cung điện và
đánh bạc.

Các người tài giỏi của thời trước thì đã qua đời, thế hệ tiếp chưa có ai, chỉ còn lại
Chu Văn An. Thấy triều đình chính nghiêng ngả, Chu Văn An dâng sứ xin chém 7
nịnh thần (vẫn thường được gọi là "Thất trảm sớ") nhưng vua không nghe, Chu Văn
An bèn từ quan về ở ẩn.1

1
Person (2018) Chu Văn an - người thầy từng gây chấn động Với Thất Trảm Sớ đòi chém 7 KẺ Nịnh Thần, Báo
điện tử VTC News. VTC News. Available at: https://vtc.vn/chu-van-an--nguoi-thay-tung-gay-chan-dong-voi-
that-tram-so-doi-chem-7-ke-ninh-than-ar439312.html (Accessed: February 5, 2023).

4
“Thất trảm sớ” của Chu Văn An – đúng thời điểm nhưng sai người

Trong nước loạn lạc khắp nơi. Ngoài ra, người Chăm, dưới sự lãnh đạo của vị vua
tài ba Chế Bồng Nga đã đòi lại đất Hóa Châu và Thuận Châu.

Triều Trần lâm vào cảnh rối loạn. Quân Chăm đánh phá liên tục. Các ông vua
không đủ sức bảo vệ đất nước. Một ông vua bị giết tại trận chiến (vua Trần Duệ Tông)
còn quân Chăm thì "ra vào Đại Việt như chỗ không người". Trong các năm 1377,
1378 quân Chăm vào đánh tận Thăng Long, vua Trần phải bỏ thành mà chạy. Mãi đến
1389. Trong một trận quyết chiến, Trần Khát Chân giết được Chế Bồng Nga, đất nước
mới tạm yên về mặt đối ngoại, nhưng trong nội bộ thì thế lực của nhà Trần đã hết.
Một thế lực khác nổi lên chi phối toàn bộ việc triều chính, đó là của Lê Quý Ly.

Lê Quý Ly vốn có tổ tiên họ Hồ,


người Chiết Giang (Trung Quốc) sang
sinh sống ở Quỳnh Lưu. Đến ông tổ bốn
đời của Quý Ly lại dời ra Thanh Hóa làm
con nuôi cho một gia đình họ Lê nên đổi
ra họ Lê. Quý Ly có hai người cô đều lấy
vua Trần Minh Tông, một người là mẹ
của vua Trần Nghệ Tông, người kia là
mẹ của Trần Duệ Tông. Dưới triều vua
Trần Nghệ Tông (1370-1372), Lê Quý
Ly làm đến chức Khu Mật đại sứ và rất
được Nghệ Tông tin dùng. Vào đời Trần
Duệ Tông (1372-1377), ngoài việc bản
thân vua là con người cô của Quý Ly, thì
hoàng hậu cũng là em họ của Quý Ly.
Uy quyền của Quý Ly vì thế nghiêng trời lệch đất.2
2
Gia thế của Hồ Quý Ly và ý nghĩa của quốc hiệu Đại Ngu (no date) Bảo tàng Lịch sử Quốc Gia. Available at:
https://baotanglichsu.vn/vi/Articles/3098/15076/gia-the-cua-ho-quy-ly-va-y-nghia-cua-quoc-hieu-djai-ngu.html
(Accessed: February 5, 2023).

5
Sau khi vua Trần Duệ Tông chết trong trận đánh với quân Chăm, con là Trần
Nghiện lên nối ngôi, sử sách thường gọi là Đế Hiển (1377-1388). Nhà vua thấy Lê
Quý Ly quá chuyên quyền muốn trừ đi nhưng âm mưu bại lộ. Quý Ly bèn tâu với
Thượng hoàng Nghệ Tông rằng Đế Hiển chỉ là cháu của Nghệ Tông mà lại được làm
vua, xưa nay thiên hạ bỏ cháu nuôi con chứ không ai bỏ con nuôi cháu. Nghệ Tông
nghe lời, giáng Trần Nghiện xuống rồi bắt thắt cổ chết và lập con út của mình lên làm
vua, đó là Trần Thuật Tông (1388-1398).

Quý Ly đem con gái gả cho Thuật Tông còn bản thân thì giữ chức Phụ chính Thái
sư. Vào năm 1397 Quý Ly cho xây dựng kinh đô mới ở Thanh Hóa, gọi là Tây Đô rồi
ép vua phải vào đấy ở. Năm sau, Quý Ly lại ép Trần Thuận Tông phải nhường ngôi
cho con là Trần Án (cũng là cháu ngoại của Quý Ly). Nhưng rồi Thuận Tông cũng bị
Quý Ly bức tử chết.

Trần An chỉ mới ba tuổi, lên làm vua là Trần Thiếu Đế. Quý Ly xưng là Quốc tổ
Chương hoàng đế, mặc áo màu bồ hoàng, ở cung Nhân Thọ, lạm dụng nghi vệ của
Thiên tử, ra vào dùng đến 12 chiếc lọng vàng. Một số quan đại thần mưu loại trừ Quý
Ly nhưng bất thành, bị Quý Ly trả thù, giết đến 370 người, trong số ấy có tướng Trần
Khát Chân.

Vào năm 1400, Quý Ly phế Trần An và tự xưng làm


vua thay cho nhà Trần. Nhà Trần chấm dứt sau 175 năm
trị vì, trải qua 12 đời vua và triều đại nhà Hồ bắt đầu.
Quốc hiệu Đại Việt đã đổi thành Đại Ngu năm 1400, Chữ
“Ngu”có nghĩa là “sự yên vui, hòa bình”. “Đại Ngu thể
hiện ước vọng của nhà Hồ về một giang sơn bình yên và
rộng lớn. Trong lịch sử đã ghi nhận những đóng góp to
lớn của nhà Hồ nhằm thực hiện mong muốn này. Nhưng
nó chấm dứt khi Hồ Hán Thương bị quân Minh bắt vào
năm 1407.

6
Tuy nhà Hồ chỉ tồn tại trong khoảng thời gian
ngắn ngủi bảy năm (1400 – 1407), nhưng những
đóng góp to lớn cùng với chính sách cải cách
kinh tế, văn hóa, xã hội thời kì này cũng đã góp
phần xây dựng đất nước, chống lại ngoại xâm và
các chế độ phong kiến. Nhà Hồ đã trở thành một
phần quan trọng trong sử dựng nước và giữ nước
của dân tộc và đồng thời là một mắt xích không
thể thiếu để hình thành nhà nước Việt Nam của
chúng ta ngày hôm nay. Đặc biệt hơn hết, cách
thức tổ chức nhà nước và hoạt động đối ngoại
của nhà Hồ cũng là bước đà nền tảng trong sự
nghiệp chống ngoại xâm, thực hiện các hoạt
động đối nội – đối ngoại và giành lại độc lập, tự
do cho đất nước ta sau này. Bài báo cáo của chúng em xin được đi sâu vào cách
thức tổ chức nhà nước và hoạt động đối ngoại của nhà Hồ dựa trên những kiến
thức bổ ích, lý thú mà chúng em đã thu thập được trong chuyến đi Thực tập thực tế
Bắc – Trung tiến năm 2022 vừa qua.

B. TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC THỜI NHÀ HỒ TỪ NĂM 1400 – 1407

1. Hồ Quý Ly và vương triều Hồ (1400 - 1407)


Hồ Quý Ly quê gốc Nghệ An, tổ 4 đời dời ra Thanh Hóa, đổi theo họ người
cha nuôi họ Lê (khi lên ngôi, lấy lại họ Hồ). Hồ Quý Ly có quan hệ họ ngoại khăng
khít với các vua Trần, bản thân ông là con rể vua Trần Minh Tông. Từng bước, Hồ
Quý Ly đã tiến lên nắm giữ những chức vụ quan trọng về chính trị và quân sự như
Khu mật sứ, Thống chế, Đồng bình chương sự. Mặt khác, ông còn tìm cách đưa họ
hàng và tay chân thân tín vào nắm giữ các trọng trách khác. Củng cố được thế lực, Hồ
Quý Ly tiến hành các âm mưu phế lập và đàn áp. Ông tìm cách mưu hại các vua Trần
(Đế Nghiễn, Thuận Tông), sát hại các quý tộc tông thất và quan liều triều Trần. Trong
hội thề Đốn Sơn (1399), 370 quý tộc quan liêu, đứng đầu là Trần Khát Chân, đã mưu
giết Quý Ly. Việc không thành, tất cả đều bị giết hại. Năm 1400, Quý Ly ép Thiếu Đế
7
phải nhường ngôi cho mình, lập nên triều Hồ, lấy niên hiệu Thánh Nguyên, quốc hiệu
Đại Ngu. Sau 10 tháng, nhường ngôi cho con thứ là Hồ Hán Thương, lên làm Thái
Thượng hoàng. Năm 1402, ông đem quân đi đánh Champa, chiếm đất Chiêm Động và
Cổ Lũy. Năm 1407, lấy cớ phù Trần diệt Hồ, quân Minh do Trương Phụ chỉ huy, đã
tiến hành xâm lược nước ta. Nhà Hồ cự địch ở thành Đa Bang (Hà Tây) về Trung
Quốc. Triều Hồ (1400-1407) sụp đổ.

2. Tổ chức bộ máy nhà nước thời nhà Hồ (1400 - 1407)


Nhà Hồ tồn tại rất ngắn, có 7 năm, kể từ khi Hồ Quý Ly lên ngôi (3-1400), đến
lúc ông bị quân Minh bắt đưa về Kim Lăng (6-1407). Bảy năm trời không thấm gì so
với lịch sử hàng nghìn năm của nhà nước quân chủ Việt Nam (thế kỷ X - XIX) thời
Trung đại nhưng nhà Hồ đã đánh dấu như một nét vạch về sự chuyển biến của chế độ
chính trị Việt Nam từ thế kỷ XIV sang thế kỷ XV.
Tuy nhà Hồ tồn tại chỉ có vài năm, thời gian để kiện toàn bộ máy nhà nước
chưa được bao nhiêu, nhưng nhà Hồ lại có thế mạnh thừa hưởng một phần cơ ngơi của
triều đại cũ. Hay nói khác đi, nhà Hồ được thiết lập trên một cái nền sẵn có mà Hồ
Quý Ly là người có công gây dựng từ mấy chục năm trước đó.
Đứng về mặt nhà nước mà nói, nhà nước thời Hồ thực chất là một nhà nước
quân chủ tập trung quan liêu. Nhà nước này còn rất sơ khai và đang trên con đường
kiện toàn về mặt thiết chế, lại ra đời trong hoàn cảnh đất nước đang đứng trước nguy
cơ đe dọa của một thế lực hùng mạnh từ bên ngoài nên nó chưa có được một cơ sở xã
8
hội vững vàng cho sự tồn tại. Cơ sở của chính quyền quân chủ thời Hồ là chế độ sở
hữu lớn của nhà nước và cơ sở giai cấp của nhà nước thời Hồ là cộng đồng địa chủ
quan liêu.
Chế độ sở hữu nhà nước đang được phục hồi ở đầu thế kỷ XV với hàng loạt cải
cách kinh tế - xã hội của Hồ Quý Ly. Chính sách “hạn điền”, “hạn nô” của Hồ Quý Ly
đưa ra, trong chừng mực nào đó, có góp phần tước bỏ thế lực kinh tế của tầng lớp quý
tộc địa chủ nhà Trần cũng như tước bỏ phần nào chế độ nô tỳ của quý tộc, nhưng ở
góc độ khác, nó lại làm phục hồi và phát triển chế độ sở hữu của nhà nước - cơ sở của
chế độ quân chủ chuyên chế và quan liêu. Những công việc này tiến hành chưa được
bao nhiêu thì bị gián đoạn bởi sự xâm lược của quân Minh. Chế độ quân chủ chuyên
chế và quan liêu chưa định hình đã bị nhà Minh đặt ách thống trị. Nhà Hồ mới lên tuy
có rất nhiều cố gắng trong việc đào tạo, tuyển chọn và tăng cường đội ngũ quan lại
trong triều đình mới nhưng sự nghiệp này cũng bị dở dang bởi sự xâm lược của nhà
Minh.

2.1. Về việc tuyển chọn người tài.


Sau khi lên ngôi được 5 tháng (8-1400) Hồ Quý Ly đã cho tổ chức kỳ thi Thái
học sinh3, chọn được 20 người đỗ, trong đó có những nhân sĩ nổi tiếng như Nguyễn
Trãi, Lý Tử Tấn, Vũ Mộng Nguyên, v.v... đây là lớp sĩ phu đầu tiên bổ sung cho triều
đình mới. Sau 3 năm nắm chính quyền (1404), nhà Hồ bắt đầu cho định cách thức thi
cử nhân để tiếp tục lựa chọn nhân tài và giúp việc triều đình. Lệ thi tiến hành liền
trong 3 năm, vào tháng 8 hàng năm. Năm đầu thi hương thi ở bộ lễ, ai đỗ được sung
thái học sinh. Chỉ trừ những quân nhân, phường chèo, người có tội là không được thi.
Nhưng thực tế nhà Hồ chỉ tổ chức được một kỳ thi ở bộ Lễ vào tháng 8 - 1405, lấy đỗ
170 người. Trong số sĩ phu đỗ đạt, nhà Hồ đã bổ sung hàng loạt vào làm quan cho
triều đình mới, như Hồ Ngạn Thần, Lê Củng Thần, Cồ Xương Triều v.v... Sau đó vì
tình hình chính sự với nhà Minh, Nhà Hồ không thể tổ chức thi Hội tiếp tục được,
đành cho gọi các quan cũ vào triều để bổ dụng. Ngay cả những nho sĩ có tài đã từng
thi đỗ dưới triều Trần, chưa được nhà Trần bổ dụng như Nguyễn Phi Khanh, được nhà
Hồ cho làm Hàn lâm học sĩ.

3
Đại việt sử ký toàn thư, tập II. Bản dịch 1791, tr. 229.

9
Ảnh minh họa: Vinh quy bái tổ
Như vậy, tuy nhà Hồ có rất nhiều cố gắng trong việc đào tạo đội ngũ quan liêu
theo hướng khoa cử, nhưng vì tình hình khách quan của xã hội Việt Nam khi đó, nhà
Hồ không thực hiện được triệt để. Dù muốn hay không thì đến đây nhà Hồ cũng chưa
có được một cơ sở giai cấp vững mạnh làm nền tảng cho sự tồn tại của mình. Những
việc nhà Hồ làm được không nhiều so với những việc nhà Hồ đề ra, nhưng nhà Hồ đã
phần nào thực hiện được vai trò của mình đối với xã hội lúc bấy giờ.

2.2. Về lĩnh vực kinh tế.


Về tài chính - kinh tế, biến pháp nổi bật là việc ban hành tiền giấy, gọi là
"Thông bảo hội sao" năm 1396. Tiền giấy có nhiều loại, vẽ hình khác nhau: loại 10
đồng (vẽ hình rau tảo), 30 đồng, 1 tiền, 2 tiền, 3 tiền, 5 tiền và 1 quan (vẽ hình rồng) .
Nhà nước ra lệnh cho dân chúng không được tiêu tiền đồng, phải đổi ra tiền giấy (tỷ
giá 1 quan tiền đồng = 1 quan 2 tiền giấy), cấm làm tiền giả.

10
Tiền “Hội sao thông bảo” do một nhà sưu tầm vẽ lại.
Về mặt Kinh tế, nhà Hồ có hạn chế thế lực của tầng lớp địa chủ quý tộc nhà
Trần bằng cách rút bớt số lượng ruộng đất chiếm hữu xuống dưới 10 mẫu và tăng thuế
ruộng tư từ 3 thăng lên 5 thăng một mẫu. Đối với nông dân các làng xã thì nhà Hồ cho
giảm nhẹ phần nào thuế nhân đinh và miễn thuế thân cho những đinh nam không
ruộng, trẻ em mồ côi và đàn bà goá có ruộng, v.v…
Tại những vùng đất mới chiếm như Thăng Hoa và Tư Nghĩa, nhà Hồ cho dời
dân đến để lập nghiệp và mộ dân nộp trâu cấp cho những hộ đó để cày cấy. Những
việc sửa sang đường xá, đào kênh mương, lập kho thường bình chứa thóc, v.v... nhà
Hồ cũng lần lượt cho làm.

2.3. Về lĩnh vực văn hóa, giáo dục.


Về Văn hoá, Giáo dục nhà Hồ đã cho chấn chỉnh lại chế độ thi cử, mở rộng học
ở lộ, phủ châu tại các tỉnh đồng bằng. Nhà Hồ rất coi trọng chữ Nôm, cho làm sách
Quốc ngữ thi nghĩa (dịch kinh thi ra chữ Nôm) để giảng dạy cho các hậu phi và cung
phi v.v…
Về văn hóa giáo dục, Hồ Quý Ly đã chấn chỉnh lại Phật giáo và Nho giáo.
Nhìn chung, Hồ Quý Ly hạn chế Phật giáo, Đạo giáo, đề cao Nho giáo, nhưng là thứ
Nho giáo thực dụng, chống giáo điều, kết hợp với tinh thần Pháp gia. Hồ Quý Ly đã
cho sa thải các tặng đạo dưới 50 tuổi, bắt phải hoàn tục, tổ chức sát hạch kinh giáo.
Quý Ly soạn sách Minh đạo bàn về Nho giáo, nghi ngờ một số chỗ của sách Luận ngữ
của Khổng Tử , phê phán thói giáo điều của các nhà Nho Hàn Dũ, Chu Đôn Di, Trình
Hiệu là “trộm Nho", "cóp nhặt văn chương". Hồ Quý Ly đã đề cao chữ Nôm mang
tính dân tộc, dịch thiên Vô dật trong Kinh thư ra chữ Nôm, soạn sách Thi nghĩa (giải
thích Kinh thi) bằng chữ Nôm, làm thơ Nôm. Hồ Quý Ly rất quan tâm đến việc cải
cách, nâng cao tính hiệu quả và thực tiễn của giáo dục, thi cử. Mở rộng hệ thống giáo
dục ở địa phương, đặt các học quan, cấp học điền. Ông cũng là người đầu tiên trong
lịch sử đặt ra cấp thi Hương (từ 1396). 4 Ngay sau khi lên ngôi, ông mở khoa thi Hội
(Thái học sinh) lấy đỗ 20 người, trong đó có Nguyễn Trãi. Quy chế và nội dung khoa
cử cũng được cải tỏ. Ấn định phép thi 4 trường, bỏ ám tả cổ văn thay vào kinh nghĩa.
Năm 1404 Hồ Quý Ly thêm kỳ thi viết chữ và thi toán .
4
Đại việt sử ký toàn thư, tập II. Bản dịch 1791, tr. 242.

11
2.4. Về lĩnh vực chính trị, quân sự.
Về quân sự chính trị, Hồ Quý Ly tìm cách chấn chỉnh và tăng cường quân đội,
thải bớt người yếu, bổ sung những người khỏe mạnh, kể cả các sư tăng, tăng cường
quân số và các lực lượng quân sự địa phương, cho xây dựng một kinh thành mới bằng
đá kiên cố ở An Tồn (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) gọi là Tây Đô (phân biệt với Thăng
Long, được đổi thành Đông Đô) thường gọi là Thành nhà Hồ. 5Cuối năm 1397, ép vua
Trần dời về kinh đô mới. Nhà Hồ cũng chú ý cải tiến kỹ thuật quân sự. Hồ Nguyên
Trừng (con cả Hồ Quý Ly) đã chế tạo ra những khí tài mới: súng lớn thần cơ, thuyền
chiến Cổ Lâu đi biển…

Hình tượng Hồ Nguyên Trừng


Đặc biệt về củng cố lực lượng quốc phòng, nhà Hồ có rất nhiều đóng góp. Phải
nói rằng trong lịch sử Việt Nam cho đến lúc bấy giờ, chưa ở thời nào lực lượng quân
sự được tăng cường như ở thời Hồ. Sau đợt kiểm biên dân số trong toàn quốc (4-
1401), nhà Hồ đã xây dựng được lực lượng quân đội thường trực tương đối lớn. Vì ra
đời trong hoàn cảnh đất nước có nạn ngoại xâm đe doạ nên chức năng quân sự của
nhà Hồ rất nổi bật. Hồ Quý Ly lên làm vua đã 65 tuổi, nhưng vẫn cùng Hồ Hán
Thương, Hồ Nguyên Trừng, và các tướng lĩnh tự cầm quân nhiều lần xông pha trận

5
Đại việt sử ký toàn thư, tập II. Bản dịch 1791, tr. 246.

12
tiền cho tới khi bại trận. Tuy nhiên, tinh thần quân sĩ vẫn không được nâng cao. Chính
Hồ Nguyên Trừng đã lo lắng về một đội quân "trăm vạn quân, trăm vạn lòng" .

2.5. Về tổ chức bộ máy nhà nước.


Tuy nhà Hồ chưa đủ thời gian và điều kiện để xây dựng bộ máy nhà nước theo
ý nguyện của dòng họ Hồ, nhưng nhà Hồ đã làm được một số việc trong kiện toàn bộ
máy nhà nước, như cho định quan chế và hình luật của đất nước vào năm 1401.
Nhưng quan chế nhà Hồ vẫn theo chế độ nhà Trần, chỉ thêm có các chức Đăng văn
triều chính, Phong quốc giám, Đại lý tự, Quang tế tự và Hương đình quan (sau chức
quan này bị bãi bỏ). Tất cả các chức quan thêm vào trên đây là chỉ tạo chức làm việc.
Còn các chức quan chính vẫn dữ nguyên như nhà Trần tức vẫn có ba chức Thái, ba
chức Thiếu, Tư đồ, Tư mã, Tư không làm trọng chức của các đại thần văn võ. 6
Để điều hành công việc trong triều có các cơ quan như: quan, các, sảnh, cục,
đài, viện. Ngay năm đầu tiên, những người thi đỗ tại khoa thi thai học sinh như: Lý Tử
Tấn, Vũ Mộng Nguyên, Nguyễn Thành đã được bổ làm Quốc tử giám tế tử và Hoàng

Kiến làm đến Quốc tử giam giáo thụ. Hai cha con Nguyễn Trãi , cha làm Hàn lâm học
sĩ kiêm lĩnh chức Tư nghiệp Quốc tử giám, con thì làm ở Ngự sử đài.

Nguyễn Trãi: bề tôi của bốn dòng vua

6
Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, Bản dịch, 1961, tập II, trang.9.

13
Đó là các chức quan trong triều. Ở ngoài có các chức an phủ sứ, Tuyên phủ sứ,
Thông phán, Thiêm phán v.v... Dưới thời Hồ, người giữ những chức vụ này rất nhiều
như Trần Cung Túc làm An phủ sứ lộ Tam Giang, Nguyễn Cảnh Chân làm An phủ sứ
lộ Thuận Hoá và Thăng Long, Trần Quốc Kiệt làm An phủ sứ Đông Lộ, Phan Hà Phủ
làm Trấn phủ sứ lộ Kiến Hưng, Nguyễn Ngạn Quang làm Tuyên phủ sứ lộ Tân Ninh,
Lê Quang Tổ làm Tuyên phủ sứ lộ Thăng Hoa, Mai Túc Phu làm làm Thông phán
Châu Ái, Lưu Quang Đình làm Thông phán, Tưởng Tư làm Thiêm Phán v.v...
Những chức quan tham gia trong bộ máy chính quyền kể trên trước hết là tầng
lớp nho sĩ quan liêu, thứ hai là số quan lại của triều đại cũ và cuối cùng là tầng lớp
quý tộc thuộc dòng dõi nhà Hồ. Tất cả lực lượng này đều ủng hộ chế độ quân chủ nhà
Hồ, trong đó nho sĩ quan liêu là thành phần đông đảo nhất, và đóng vai trò quan trọng
trong bộ máy chính quyền nhà nước thời Hồ.

2.6. Về các khu vực hành chính.


Về khu vực Hành chính, nhà Hồ cho lấy lộ phủ Thanh Hoá (Cửu chân và Ái
châu) làm đất Tam phụ của kinh kỳ. Chọn Tây Đô làm kinh đô. Đất nước được chia ra
làm các lộ, phủ châu, huyện. Thấp nhất là xã. Lộ ở An phủ sứ, ở châu có Thông phán,
Thiêm phán, ở huyện có Lệnh uỷ, Chủ bạ trông coi.
Hồ Quý Ly là một con người hành động, có tầm nhìn, năng lực và sự quyết
đoán. Đề ra những biến pháp cải cách và lật đổ triều Trần, ông muốn giải quyết cuộc
khủng hoảng kinh tế - xã hội Đại Việt cuối Trần, tìm ra lối thoát, xây dựng một Nhà
nước chuyên chế tập quyền vững mạnh có xu hướng Pháp gia. Những cải cách đó có

14
nhiều điểm tích cực, tiến bộ, mang tính dân tộc, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa - giáo
dục.
Tuy nhiên, Hồ Quý Ly cũng là một con người có nhiều thủ đoạn độc đoán, mất
lòng dân, chủ quan duy ý chí. Mặt khác, nhiều cải cách bộc lộ những hạn chế, không
triệt để. Ông đã bị chống đối từ nhiều phía, dân chúng không ủng hộ. Thừa cơ, nhà
Minh đe doạ và tiến hành xâm lược, nhà Hồ mau chóng sụp đổ .

3. Di tích Thành Nhà Hồ - Tòa thành kiến trúc đá “độc nhất vô nhị”.
Thành nhà Hồ (còn gọi là thành Tây Đô) ở xã Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện
Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo
bậc nhất của Việt Nam và thế giới.
Thành Nhà Hồ là hiện tượng có tính đột khởi về kỹ thuật khai thác, chế tác và
xây dựng một đại công trình với nguyên liệu cơ bản là các tảng đá lớn. Không phải
công trình duy nhất trong nước và khu vực có lối kiến trúc bằng đá, nhưng Thành Nhà
Hồ vẫn là minh chứng “vô tiền khoáng hậu” về kỹ thuật xây dựng khác biệt, độc đáo.
Công trình được Hồ Quý Ly xây dựng vào năm 1397, còn được gọi là Tây Đô
để phân biệt với Đông Đô (Thăng Long-Hà Nội), từng được coi là kinh đô, trung tâm
văn hóa chính trị xã hội của nước Đại Ngu dưới triều Hồ.

15
Cổng Nam Thành Nhà Hồ là cổng chính, có ba cửa. Cửa giữa rộng 5,82m, cao 5,75m, hai
cửa bên rộng 5,45m, cao 5,35m. Tường thành cao trung bình 5-6m, chỗ cao nhất là cổng tiền
cao 10m. Nối liền với cửa Nam là con đường Hoa Nhai(đường Hoàng Gia) lát đá dài khoảng
2,5km hướng về đàn tế Nam Giao (nơi nhà vua tế lễ) được xây dựng vào tháng 8/1402.

3.1. Thành Nhà Hồ và lịch sử hình thành


Thành Nhà Hồ – tên thường gọi của tòa thành bằng đá độc đáo còn khá nguyên
vẹn giữa vùng đồng bằng lưu vực sông Mã và sông Bưởi, thuộc địa phận các thôn Tây
Giai, Xuân Giai (xã Vĩnh Tiến), Đông Môn (xã Vĩnh Long), huyện Vĩnh Lộc, tỉnh
Thanh Hóa. Thành còn có các tên gọi khác như: An Tôn, Tây Đô, thành Phủ Thanh
Hoá, Tây Kinh, Thạch Thành, Tây Giai.
Thành Nhà Hồ là hiện tượng có tính đột khởi về kỹ thuật khai thác, chế tác và
xây dựng một đại công trình với nguyên liệu cơ bản là các tảng đá lớn. Không phải
công trình duy nhất trong nước và khu vực có lối kiến trúc bằng đá, nhưng Thành Nhà
Hồ vẫn là minh chứng “vô tiền khoáng hậu” về kỹ thuật xây dựng khác biệt, độc đáo.
Theo sử liệu, năm 1397, trước nguy cơ đất nước bị giặc Minh từ phương Bắc
xâm lăng, Hồ Quý Ly đã chọn đất An Tôn (nay là Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) để xây dựng
kinh thành nhằm chuẩn bị cho một cuộc kháng chiến lâu dài.
Với tư cách là kinh đô của nhà nước Đại Việt cuối Trần đầu Hồ, Tây Đô được
xây dựng dựa trên những nguyên tắc cơ bản về địa thế, phong thủy, tiền án hậu chẩm
đều có hình sông thế núi bao bọc. Thành tọa lạc ở vị trí giáp ranh đồng bằng và miền
núi, cảnh quan đẹp, sông núi hài hòa, địa hình đa dạng tạo lợi thế về quân sự. Phía Bắc
có núi Thổ Tượng, phía Tây có núi Ngưu Ngọa, phía Đông có núi Hắc Khuyển, phía
Nam còn là nơi hội tụ của sông Mã chảy từ phía Tây về và sông Bưởi chảy tới. Thành
Nhà Hồ được kết cấu gồm 3 phần: La thành, Hào thành và Hoàng thành.

16
Một đoạn thành đất

Toàn bộ tường thành và bốn cổng chính được xây dựng bằng những phiến đá
vôi màu xanh, được đục đẽo tinh xảo, vuông vức, xếp chồng khít lên nhau mà không
cần chất kết dính. Các phiến đá dài trung bình 1,5m, có tấm dài tới 6m, trọng lượng
ước nặng 24 tấn. Tổng khối lượng đá được sử dụng xây thành khoảng 20.000m3 và
gần 100.000m3 đất được đào đắp công phu.

17
Tường thành đá hiếm có trên thế giới
Cũng theo sử sách trong thành còn rất nhiều công trình được xây dựng, như
Điện Hoàng Nguyên, cung Diên Thọ (chỗ ở của Hồ Quý Ly), Đông cung, tây Thái
Miếu, đông Thái miếu, núi Thọ Kỳ, Dục Tượng… rất nguy nga, chẳng khác gì kinh
đô Thăng Long.Tuy nhiên, qua hơn sáu thế kỷ tồn tại, hầu hết công trình kiến trúc bên
trong Hoàng thành đã bị phá hủy, vùi lấp hết, song 4 bức tường thành biểu tượng của
Thành Nhà Hồ vẫn giữ tương đối nguyên vẹn kiến trúc ban đầu, nổi bật với 4 cổng
Nam, Bắc, Đông, Tây.
Ngày nay, bên cạnh phần di tích lộ thiên, tiến hành khảo cổ tổng thể di tích
Đàn tế Nam Giao và khai quật trên diện tích hàng chục nghìn mét vuông khác, các nhà

khảo cổ đã phát hiện được hàng nghìn di vật và nhiều mảng kiến trúc thể hiện sự giao
thoa, tiếp biến kiến trúc các thời Trần, Hồ và Lê sơ như sân lát gạch, các trụ chân tảng
bằng đá, Giếng Vua… Đó là những lớp trầm tích văn hóa, thể hiện sự tiếp nối các giai
đoạn lịch sử, các triều đại phong kiến mà vương triều Hồ là một mắt xích không thể
thiếu.

18
Đàn tế Nam Giao Thành Nhà Hồ là một trong ba đàn tế còn giữ được mặt bằng tương đối
nguyên vẹn cổ nhất trong lịch sử Đàn tế Nam Giao của Việt Nam.
Được xây dựng và gắn chặt với một giai đoạn đầy biến động của xã hội Việt
Nam, với những cải cách của vương triều Hồ và tư tưởng chủ động bảo vệ nền độc lập
dân tộc, Thành Nhà Hồ trở thành một công trình mang giá trị nổi bật toàn cầu với kiến
trúc kiểu kinh thành phương Đông, vừa là trung tâm quyền lực, vừa là một pháo đài
quân sự, thể hiện sự gắn kết tài tình giữa công trình kiến trúc với cảnh quan văn hóa
và thiên nhiên.
Nhờ kỹ thuật xây dựng độc đáo, sử dụng các vật liệu bền vững, đặc biệt là các
khối đá lớn, trải qua thời gian hơn 600 năm với nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử,
đến nay Thành Nhà Hồ vẫn còn được bảo tồn gần như nguyên vẹn cả trên mặt đất và
trong lòng đất về cảnh quan cũng như quy mô kiến trúc ở khu vực Đông Nam Á.
Trải qua hơn 600 năm tồn tại với bao biến cố của lịch sử, ngày 27/6/2011, tại
Kỳ họp lần thứ 35 của Ủy ban Di sản Thế giới ở Paris, Cộng hòa Pháp, Ủy ban Di sản
Thế giới đã chính thức quyết định đưa Di tích Thành Nhà Hồ (Thanh Hóa) vào Danh
mục Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới.
Sau 10 năm được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới (2011-2021),
Thành nhà Hồ đã bảo tồn phát huy giá trị vốn có, thực hiện nhiều cuộc khai quật và đã
tìm thấy nhiều cứ liệu quý, góp phần rất lớn cho việc trùng tu, tôn tạo tòa thành đá
“độc nhất vô nhị” này.

C. HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA NHÀ HỒ TỪ NĂM 1400 – 1407

1. Hoạt động đối ngoại với Chiêm Thành và mở rộng lãnh thổ về phía Nam
Chiêm Thành dưới thời Chế Bồng Nga từ cuối thế kỷ 14 nhiều lần tấn công
nước Đại Việt để mở rộng lãnh thổ. Chỉ từ sau khi Chế Bồng Nga tử trận năm 1390,
những cuộc tấn công từ phía nam mới lắng xuống. Các con Chế Bồng Nga là Chế Ma
Nô Đà Nan và Chế Sơn Na bị tướng La Ngai giành ngôi, yếu thế phải chạy sang đầu
hàng Đại Việt.
Năm 1400, trong hoàn cảnh nhà Trần đang suy yếu, đất nước vô cùng hỗn loạn,
Hồ Quý Ly lên ngôi vua lập nên nhà Hồ. Đến năm 1401, Hồ Quý Ly nhường ngôi cho

19
con trai là Hồ Hán Thương7. Trong thời gian trị vì đất nước, nhà Hồ đã đề ra hàng loạt
những chính sách cải cách cũng như hoạt động đối ngoại để chấn hưng dân tộc, đánh
đuổi quân Champa và mở rộng lãnh thổ về phía Nam.

1.1. Hoạt động đối ngoại của nhà Hồ và Chiêm Thành từ năm 1400 - 1401
Hoạt động đối ngoại của nhà Hồ đối với Champa vào những năm 1400 - 1401
chủ yếu là cứng rắn và kiên quyết đấu tranh để mở rộng lãnh thổ. Năm 1400, La Ngai
chết, con là Ba Đích Lại lên thay. Tháng 8 năm 1400, Hồ Quý Ly nhân lúc Ba Đích
Lại mới lên ngôi bèn sai Đỗ Mãn và Trần Tùng mang quân đánh Chiêm Thành. Đỗ
Mãn cầm quân thủy, Trần Vấn làm phó; Trần Tùng cầm quân bộ, Đỗ Nguyên Thác
làm phó; 4 tướng mang tất cả 15 vạn quân nam tiến về đất Chiêm. 8 Khi tiến đến biên
giới Chiêm Thành, Trần Tùng theo kế của Đinh Đại Trung, đi theo đường núi hiểm
trở, cách xa quân thủy. Quân bộ bị kẹt 3 ngày trong núi không có lương ăn, phải
nướng cả mai rùa và da thú lên để ăn. Cuối cùng do quân bị đói, Trần Tùng phải rút
quân về. Hồ Quý Ly tuy rất tức giận vì Trần Tùng làm hỏng việc quân, nhưng nể công
Trần Tùng giúp mình khi chưa lên ngôi nên không giết mà chỉ đày làm lính.

1.2. Hoạt động đối ngoại của nhà Hồ và Chiêm Thành vào năm 1402
Sau thất bại của Trần Tùng, năm 1402, Hồ Hán Thương lại mang quân đi đánh
Chiêm Thành lần thứ hai, dùng Đỗ Mãn cùng các tướng Nguyễn Vị, Nguyễn Bằng Cử
và Đinh Đại Trung. Đinh Đại Trung làm tiên phong đi trước, gặp tướng Chiêm là Chế
Cha Nan. Hai bên giao chiến đều có thiệt hại nhưng cuối cùng quân Chiêm bị thua.
Vua Chiêm là Ba Đích Lại sợ hãi, bèn sai cậu là Bố Điền đến gặp quân Đại Ngu dâng
voi trắng, voi đen và xin nộp đất Chiêm Động (nam Quảng Nam) để làm điều kiện cho
nhà Hồ lui quân. Bố Điền đến nơi, xin được giảng hòa. Hồ Quý Ly không chấp nhận,
bắt phía Chiêm Thành phải làm tờ biểu khác và dâng cả đất Cổ Lũy (bắc Quảng
Ngãi). Ba Đích Lại thế yếu phải chấp nhận yêu sách của nhà Hồ, bèn chuyển dân về
phía nam và nộp đất Chiêm Động, Cổ Lũy.

7
Đại Việt sử ký toàn thư. (1998). Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.
8
Đôn, L, Q. (1977). Đại Việt thông sử. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội - Hà Nội.

20
Nhà Hồ tiếp quản đất mới từ Chiêm Thành, bèn chia Chiêm Động làm hai châu
Thăng và Hoa; chia Cổ Lũy thành 2 châu Tư và Nghĩa. Để ổn định đất đai phía nam,
nhà Hồ cho An phủ sứ Thuận Hóa là Nguyễn Cảnh Chân làm An phủ sứ lộ Thăng
Hoa (đến năm 1406 dùng Hoàng Hối Khanh thay Nguyễn Cảnh Chân); cho con của
Chế Bồng Nga là Chế Ma Nô Đà Nan làm Cổ Lũy huyện thượng hầu, trấn giữ châu
Tư và châu Nghĩa, chiêu dụ người Chiêm để chuẩn bị thực hiện cuộc nam tiến tiếp
theo. Do Ba Đích Lại đã dời nhiều người Chiêm về nam, đất Tư – Nghĩa ít người, nhà
Hồ đưa những người không có ruộng đất ở phía bắc vào khai phá những vùng đất mới
này.9

1.3. Hoạt động đối ngoại của nhà Hồ và Chiêm Thành vào năm 1403
Năm 1403, Hồ Hán Thương lại ra lệnh đóng chiến thuyền nhỏ để tiếp tục đánh
Chiêm. Nhà Hồ sai Phạm Nguyên Khôi, Đỗ Mãn cùng Đỗ Nguyên Thác, Hồ Vấn
mang 20 vạn quân đánh Chiêm Thành lần thứ ba. Nguyên Khôi ra lệnh trong quân rất
nghiêm, ai nhút nhát sợ hãi sẽ chém. Quân Đại Ngu nhanh chóng tiến đến bao vây
kinh thành Chà Bàn của Chiêm Thành. Trong tình thế nguy cấp, Ba Đích Lại bèn sai
sứ cầu cứu nhà Minh. Minh Thành Tổ điều 9 thuyền chiến vượt biển sang cứu Chiêm.
Phạm Nguyên Khôi vây hãm Chà Bàn trong 9 tháng nhưng không hạ được.
Quân Đại Ngu hết lương, đành phải rút về. Quân nhà Hồ về nửa đường gặp quân
9
Đôn, L, Q. (1977). Đại Việt thông sử. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội - Hà Nội.

21
Minh ngoài biển. Tướng Minh sai người nói với Nguyên Khôi "nên rút quân về ngay,
không nên ở lại". Nguyên Khôi không giao chiến với quân Minh mà rút về nước, bị
Hồ Quý Ly trách sao không giết hết thủy quân nhà Minh.

1.4. Hoạt động đối ngoại của nhà Hồ và Chiêm Thành vào năm 1407
Năm 1406, với danh nghĩa "phù Trần diệt Hồ", nhà Minh mang quân sang đánh
Đại Ngu. Sau một số trận kháng cự, sang năm 1407, nhà Hồ thất thế phải chạy vào
nam. Ba Đích Lại nhân lúc Đại Ngu bị quân Minh đánh bèn mang quân bắc tiến để
chiếm lại đất cũ của Chiêm Thành. Chế Ma Nô Đà Nan ở Tư Nghĩa một mình chống
lại quân Chiêm Thành nhưng không có trợ lực. Do cô thế, Chế Ma Nô Đà Nan bị quân
Chiêm giết chết. Quân Chiêm chiếm lại châu Tư, Nghĩa, tức là đất Cổ Lũy trước đây.
Ba Đích Lại tiếp tục đánh ra châu Thăng, Hoa. Dân cư người Việt mới di cư đến vùng
này tan rã bỏ chạy, An phủ sứ lộ Thăng Hoa là Hoàng Hối Khanh không chống nổi
quân Chiêm, phải bỏ Thăng Hoa rút về Hoá châu.10
Tháng 6 năm 1407, cha con Hồ Quý Ly bị quân Minh bắt. Tình hình Hóa châu
rất rối ren: các tướng nhà Hồ chia bè phái đánh lẫn nhau. Đặng Tất về phe Hoàng Hối
Khanh, còn Nguyễn Phong về phe với Nguyễn Lỗ. Lúc đó Đặng Tất về theo đường
thủy về trước, Nguyễn Lỗ đi đường bộ về sau. Nguyễn Phong về phe với Lỗ ngăn
không cho Đặng Tất vào thành Hóa châu. Đặng Tất đánh giết được Phong để vào
thành rồi sau đó cùng Lỗ giao chiến hơn 1 tháng, đánh bại Lỗ. Lỗ chạy sang Thăng
Hoa đầu hàng Chiêm Thành và được Ba Đích Lại trọng dụng. Hoàng Hối Khanh bèn
giết hết gia đình Lỗ.
Quân Chiêm Thành thừa thế tiến lên đánh Hoá châu, trong khi đó quân Minh
sau khi bắt được cha con họ Hồ cũng tiến vào nam "bình định" Hoá châu. Tướng nhà
Hồ là Phạm Thế Căng đón quân Minh ở Nghệ An xin hàng. 11 Tướng Minh là Trương
Phụ cử Đỗ Tử Trung đi dụ Hoàng Hối Khanh và Đặng Tất. Hối Khanh bỏ trốn, sau đó
bị bắt đã tự sát. Bị kẹp giữa hai kẻ địch, Đặng Tất phải tạm hàng quân Minh để ngăn
quân Chiêm bắc tiến, được Trương Phụ cho giữ chức Đại tri châu Hoá châu. Tạm yên
phía bắc, Đặng Tất dồn sức chống Chiêm Thành. Quân Chiêm đánh không được phải
rút về.
10
Khải, C, H. Việt sử yếu. Nhà Xuất Bản Nghệ An.
11
Đại Việt sử ký toàn thư. (1998). Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.

22
Chỉ trong 7 năm chiến tranh giữa nhà Hồ và Chiêm Thành, nhà Hồ giành ưu
thế và đã mở được đất đai 4 châu về phía Nam. Vì sự can thiệp của nhà Minh vào Đại
Ngu, nhà Hồ bị diệt. Khi nhà Hồ mất và nhà Minh bắt đầu xác lập quyền cai trị ở đất
Việt, Chiêm Thành đã chiếm lại được đất Chiêm Động và Cổ Lũy từng phải dâng cho
nhà Hồ trước đây. Dù tồn tại ngắn ngủi nhưng những thành tựu về hoạt động đối
ngoại của nhà Hồ đã để lại nhiều bài học quý giá cho chúng ta đến ngày nay.
Phần đất nhà Minh chiếm đóng của Đại Ngu chỉ giới hạn đến Hóa châu. Trên
danh nghĩa, Trương Phụ đặt ra phủ Thăng Hoa để cai quản 4 châu Thăng, Hoa, Tư,
Nghĩa nhưng trên thực tế chỉ là đặt khống

2. Hoạt động đối ngoại của nhà Hồ với quân Minh


Từ năm 1384, nhà Minh nhiều lần ra yêu sách đòi nhà Trần cống nạp, đòi cung
cấp vàng bạc, nhà sư, phụ nữ xoa bóp, giống cây hoặc giúp quân lính, lương thực, voi
chiến... để đánh người Man ở biên giới Việt – Trung. Nhà Trần đáp ứng các yêu sách
đó, có lúc hoàn toàn, hoặc một phần. Hoạt động đối ngoại của nhà Trần và nhà Minh
diễn ra tốt đẹp.
Năm 1400, Hồ Quý Ly lập nên nhà Hồ và đổi tên nước thành Đại Ngu. Không
lâu sau, vua Hồ Quý Ly nhường ngôi cho con là Hồ Hán Thương để lên làm Thượng
hoàng. Nhà Minh tiếp tục ra yêu sách khiến Hồ Hán Thương phải vất vả cung ứng. Dù
được đáp ứng nhà Minh vẫn không thôi ý định đánh chiếm nước Đại Ngu để biến trở
thành quận huyện như các thời Bắc thuộc trước đây. Ngược lại sau khi lên ngôi, vua
Hồ Hán Thương năm 1402 cho đắp đàn Giao ở núi Đốn Sơn để làm lễ Tế giao, một
nghi lễ chỉ dùng cho thiên tử, hàm ý nước Việt ngang hàng với Trung Quốc.
Từ năm 1403, nhà Minh sai những người bị nhà Trần mang cống nạp sang
phương Bắc trước đây, vốn thông thạo đường sá ở Đại Ngu, như Nguyễn Toán, Từ
Cá, Nguyễn Tông Đạo trở về do thám tình hình và chuẩn bị làm nội ứng. Họ bí mật
dặn người nhà: “Nếu có quân phương Bắc sang thì dựng cờ vàng và nhận là người
thân của nội quan có họ tên mỗ thì sẽ không bị giết hại”. Tuy nhiên việc này bị nhà
Hồ phát hiện và bắt giết hết các thân thuộc của mấy người do thám cho nhà Minh.
Trong khi bị nhà Minh uy hiếp ở phía Bắc, nhà Hồ liên tục mở mặt trận phía
nam để mở rộng đất đai từ Chiêm Thành. Sau khi buộc vua Chiêm dâng Chiêm Động

23
và Cổ Lũy để lập ra 4 châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa vào năm 1402, sang năm 1403, Hồ
Hán Thương lại tiếp tục đánh Chiêm. Tướng Phạm Nguyên Khôi nhanh chóng tiến
đến bao vây kinh thành Chà Bàn của Chiêm Thành. Trong tình thế nguy cấp, vua
Chiêm bèn sai sứ cầu cứu nhà Minh. Minh Thành Tổ điều 9 thuyền chiến vượt biển
sang cứu Chiêm.
Phạm Nguyên Khôi vây hãm Chà Bàn trong 9 tháng nhưng không hạ được.
Quân Đại Ngu hết lương, đành phải rút về. Quân nhà Hồ về nửa đường gặp quân
Minh ngoài biển. Tướng Minh sai người nói với Nguyên Khôi "nên rút quân về ngay,
không nên ở lại". Nguyên Khôi không giao chiến với quân Minh mà rút về nước, bị
Hồ Quý Ly trách sao không giết hết thủy quân nhà Minh.
Năm 1404, thổ quan châu Tư Minh của nhà Minh là Hoàng Quảng Thành tâu
với vua Minh Thành Tổ (Chu Đệ) rằng Lộc Châu nguyên là đất cũ của châu Tư Minh.
Minh Thành Tổ sai người sang Đại Ngu đòi trả lại đất Lộc Châu cho châu Tư Minh,
nhưng Hồ Quý Ly không nghe. Năm 1405, Chu Đệ lại sai sứ thần sang đòi, Quý Ly
không thể từ chối, bèn sai Hoàng Hối Khanh sung làm Cát địa sứ để giao đất. Hối
Khanh đem đất 59 thôn ở Cổ Lâu trả cho nhà Minh. Khi Hối Khanh trở về, Hồ Quý
Ly quở trách đã trả đất quá nhiều.
Những thổ quan do nhà Minh đặt ra để giữ đất mới nhượng ấy, Quý Ly ngầm
sai người bản thổ đánh thuốc độc cho chết. Theo tội thứ 12 trong hịch kể tội của nhà
Minh, nhà Hồ cho xâm chiếm Lộc Châu, châu Tây Bình và trại Vĩnh Bình thuộc châu
Tư Minh, và khi nhà Minh cho người đòi lại, nhà Hồ chỉ trả lại chưa đến 2, 3 phần 10
vùng đất đã chiếm.
Sau khi cuộc chiến Việt-Chiêm tạm lắng cuối thời Trần, nhiều thổ hào ở Nghệ
An, Tân Bình, Thuận Hóa và các tướng từng theo Chiêm Thành đều bị hạ lệnh bắt để
trị tội. Trong số đó có một người là Trần Tông. Một người gia nô của Trần Tông là
Trần Khang trốn sang Lào, đổi tên là Thiêm Bình. Đến năm 1400, nhân sự kiện Hồ
Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, lập ra nhà Hồ, Khang mạo xưng là con của Trần Nghệ
Tông, chạy sang Trung Quốc cầu viện nhà Minh đánh báo thù.
Năm 1404, nhà Minh sai Lý Ỷ sang hỏi nhà Hồ về việc Trần Thiêm Bình. Lý Ỷ
đến công quán sai người do thám tình hình Đại Ngu. Khi Lý Ỷ trở về, Hồ Quý Ly mới
phát hiện ý đồ do thám, bèn sai Phạm Lục Tài đuổi theo giết đi, nhưng đến Lạng Sơn

24
thì Ỷ đã ra khỏi biên giới. Lý Ỷ đi thoát về Trung Quốc, tâu với Minh Thành Tổ rằng
họ Hồ xưng đế và ngạo mạn. Sau khi Lý Ỷ về, Hồ Hán Thương sai Nguyễn Cảnh
Chân dâng biểu tạ tội và xin rước Trần Thiêm Bình về nước và tôn làm chúa. Minh
Thành Tổ hứa phong cho Hồ Hán Thương một quận lớn nếu chịu quy phục.

2.1. Quân Minh tiến đánh nước Đại Ngu lần thứ nhất
Tháng 4 năm 1406, lấy cớ đưa Trần Thiêm Bình về nước, nhà Minh sai Hàn
Quan và Hoàng Trung mang quân hộ tống để lập Trần Thiêm Bình làm vua. Minh
Thực lục chép quân số đội quân của Hoàng Trung là 5000, nhưng theo Đại Việt Sử ký
Toàn thư thì Hoàng Trung có tới 100.000 quân12.
Ngày 8 tháng 4 âm lịch, Hoàng Trung đánh vào cửa Lãnh Kinh. Tả Tướng
quốc Hồ Nguyên Trừng dẫn hai cánh quân thủy bộ Đại Ngu đụng độ với quân Minh.
Sáng hôm đó, các quân thủy bộ giao chiến. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, quân Đại
Ngu thấy quân Minh ít hơn nên khinh suất, để bị đánh bại với tổn thất nặng nề. Nhị vệ
đại tướng Phạm Nguyên Khôi, tướng chỉ huy quân Chấn Cương là Chu Bỉnh Trung,
tướng chỉ huy quân Tam Phụ là Trần Huyên Huyên, Tả Thần Dực quân Trần Thái Bộc
đều thua chết. Tả Tướng quốc Trừng bỏ thuyền lên bờ, suýt bị vây, có người vội dìu
xuống thuyền thoát được.

12
Đại Việt sử ký toàn thư. (1998). Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.

25
Chiến tranh Đại Ngu-Đại Minh (1406 - 1407)
Nhưng đúng lúc đó, tướng Tả Thánh Dực quân Hồ Vấn mang quân từ Vũ Cao
(Bắc Giang) đánh úp quân Minh. Hoàng Trung không chống nổi, đến đêm bèn rút
quân về. Song các tướng Đại Ngu là Hồ Xạ và Trần Đĩnh mang quân đóng chặn ở ải
Chi Lăng. Quân Minh bị mất đường về, buộc phải chấp nhận giao nộp Trần Thiêm
Bình và sai Cao Cảnh đưa hàng thư, đề nghị mở đường cho về nước:
"Quan Tổng binh Hoàng sai tiểu nhân tới đây trình bày ngài biết việc này:
Trước vì Thiêm Bình chạy sang triều đình tâu rằng hắn chính là con của quốc vương
An Nam, vì thế mới sai đại binh sang chiêu dụ. Không ngờ trăm họ xứ này đều không
phục, rõ ràng là hắn nói bậy. Nay lui quan quân về tâu với triều đình thì bị quan ải dọc
đường ngăn giữ, nghẽn lối không qua được. Nay đem Thiêm Bình tới nộp, xin thả cho
đi thì may lắm".
Hồ Xạ nhận hàng thư, bằng lòng nhận Thiêm Bình và mở vòng vây cho quân
Minh rút lui. Quân Đại Ngu bắt được nhiều tù binh, đưa vào Nghệ An cho làm ruộng.
Trần Thiêm Bình bị mang về xử lăng trì. Trần Thiêm Bình bị giết khiến nhà Minh tức
giận và quyết định tiến đánh nhà Hồ.
Bản đồ giai đoạn đầu cuộc chiến Minh-Đại Ngu. Đại quân Minh tiến sang, Đại
Ngu lập phòng tuyến ở bờ nam sông Hồng. Sau chiến thắng, Hồ Hán Thương thưởng
công cho mỗi người 3 tư, các quan văn võ dâng biểu mừng, ông không nhận. Khi quân
Minh mới vào, Đại Ngu ra lệnh cho nhân dân vùng biên giới phá bỏ hết lúa má; các
xứ Lạng Châu, Vũ Ninh, Bắc Ninh, Gia Lâm, Tam Đái đều nghiêm chỉnh làm vườn
không nhà trống, nay phục lại nghiệp cũ. Hồ Hán Thương sai An phủ sứ Tam giang
Trần Cung Túc sang nhà Minh cầu hòa, giải thích về việc Trần Thiêm Bình, nhà Minh
đã giữ toàn bộ những người này cho đến khi kết thúc cuộc chiến mới cho về.
Hồ Quý Ly bổ thêm hương quân, lấy người có phẩm tước tạm trông coi. Chiêu
mộ những người vong mệnh làm quân dũng hãn, đặt các chức bách hộ, thiên hộ để cai
quản. Tháng 7, năm 1406, Hồ Hán Thương sai lệnh cho các lộ đóng cọc gỗ ở phía
nam sông Cái, từ thành Đa Bang đến Lỗ Giang và từ Lạng Châu đến Trú Giang để
làm kế phòng thủ. Lại lệnh cho dân vùng Tam Đái, Bắc Giang tích trữ lương thực,
vượt sông sang làm nhà cửa ở chỗ đất hoang, chuẩn bị di cư đến đó.

26
Ban đầu, Minh Thành Tổ Chu Đệ ra lệnh cho Thành quốc công Chu Năng làm
Chinh di Đại tướng quân, Tín Thành hầu Trương Phụ làm hữu phó tướng, Tây Bình
hầu Mộc Thạnh làm tả phó tướng, phối hợp tiến quân. Tới tháng 11 năm 1406, Chu
Năng bị nhiễm bệnh chết khi mới tới Long Châu, quyền thống lĩnh về tay Trương
Phụ. Tháng 9 năm 1406, nhà Minh sai hai đạo quân xâm lược Đại Ngu. Đạo quân thứ
nhất do Chinh Di phó tướng quân Tân Thành hầuTrương Phụ, Tham tướng Huỳnh
Dương bá Trần Húc chỉ huy, đánh vào cửa ải Pha Lũy (cửa khẩu Hữu Nghị ngày nay),
cứ một toán mai phục, một toán hành quân, thay phiên ứng cứu lẫn nhau. Đạo quân
thứ hai do Chinh Di tả phó tướng quân Tây Bình hầu Mộc Thạnh, Tham hữu tướng
quân Đô đốc đồng tri Phong Thành hầu Lý Bân chỉ huy, đánh vào cửa ải Phú Lệnh, xẻ
núi, chặt cây mở đường tiến quân.
Về sách lược của Đại Ngu, viên hàng tướng Chiêm Thành Bố Đông khuyên với
Hồ Quý Ly nên đưa quân lên biên giới đón đánh ngay quân Minh, không cho tiến sâu
vào, để quân Minh ỷ vào trường binh và thông được đường tiến quân, nhưng các
tướng không nghe. Theo K.W Taylor, nhà Hồ đã từ bỏ phần lớn khu vực Đông Kinh
(Thăng Long) và phòng thủ ở bờ nam sông Hồng.

27
Đến tháng 11, quân Minh không gặp sự kháng cự nào đáng kể, hai đạo quân
hội quân ở Bạch Hạc, bày doanh trại ở bờ bắc sông Cái đến tận Trú Giang. Theo Minh
thực lục, ngày 19 tháng 11 năm 1406, Trương Phụ từ Bằng Tường tiến quân sang
đánh nhà Hồ. Trương Phụ và Mộc Thạnh dùng danh nghĩa "Phù Trần diệt Hồ", viết
bảng văn kể tội nhà Hồ và tìm con cháu nhà Trần để phục vị, cho thả theo dòng sông.
Quân nhà Hồ trông thấy bảng văn, lại chán ghét chính sự hà khắc của nhà Hồ nên

không có lòng chống quân Minh. Các tướng Mạc Thúy, Nguyễn Huân đem 10.000
quân13 ra hàng quân Minh và được phong chức. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, những
người bất đắc chí với nhà Hồ bao gồm Mạc Địch, Mạc Thúy, Mạc Viễn, Nguyễn
Huân đã đón hàng quân Minh, đều được nhà Minh phong quan chức.

Quân Đại Ngu đóng quân đối diện với doanh trại quân Minh, quân ở sông Cái
theo sự tiết chế của Tả Tướng quốc Hồ Nguyên Trừng, quân ở Trú Giang theo sự tiết
chế của Thiêm văn triều chính Hồ Đỗ. Phía ngoài liên kết chiến hạm của thủy quân,
trên bờ thì quân bộ đóng, nhưng hai bên vẫn chưa giao chiến trận nào. Theo sách
Minh thực lục, những viên tướng nhà Hồ đầu hàng nhà Minh là Mạc Thúy, Đặng
Nguyên, Đỗ Duy Trung,... đã báo cho Trương Phụ về kế hoạch phòng thủ của nhà Hồ,
họ viết cho Trương Phụ rằng: Giặc dựa vào Đông Đô, Tây Đô; cùng sự hiểm trở của
các sông Tuyên, sông Thao, sông Đà, sông Phú Lương. Đường huyết mạch từ phủ
Tam Giang, qua bờ phía nam sông Đà, núi Tản Viên, đến phía nam sông Phú Lương,
qua sông Ninh đi sang phía đông. Lại từ bờ bắc sông Phú Lương theo sông Hải Triều

13
Đại Việt sử ký toàn thư. (1998). Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.

28
[sông Luộc], sông Hy, sông Ma Lao đến Bàn Than, núi Khốn Mai, dọc sông xây đồn.
Ải Đa Bang cho xây thêm thành đất, đồn trại nối tiếp liên hoàn dài hơn 900 dặm; bắt
hết dân các châu tại Giang Bắc trên 200 vạn, gồm nam phụ lão ấu vào, để trợ thanh
thế. Phía nam sông Phú Lương đều đóng cọc gỗ; tập trung các thuyền bè trong vũng
nước đằng sau cọc, các cửa sông cũng đóng cọc gỗ để đề phòng công kích. Giặc
phòng bị nghiêm nhặt tại Đông Đô, thường bày voi trận, lính tráng dọc thành; rêu rao
đông đến 700 vạn.

2.2. Trận đánh của nhà Hồ và quân Minh ở bãi Thiên Mạc và bãi Mộc Hoàn
Ngày 2 tháng 12 âm lịch, người Minh chiếm được Việt Trì, bờ sông Mộc Hoàn
(nay là xã Cổ Đô, huyện Ba Vì, Hà Nội) và chỗ đóng cọc ở sông Bạch Hạc (cửa sông
Lô đổ vào sông Hồng). Tướng chỉ huy quân Tả Thánh Dực là Hồ Xạ không giữ nổi,
phải dời hàng trận sang phía nam sông Cái. Đêm mồng 7 tháng 12 âm lịch, quân Minh
cho khiêng thuyền ra bờ phía bắc bãi sông Thiên Mạc bị tướng nhà Hồ là Trần Đĩnh
đánh bại. Tướng nhà Minh trừng phạt những người đã thoái lui để thua trận, binh lính
quân Minh từ đó liều chết cố đánh, liều mạng lập công.
Sau thất bại ở Thiên Mạc, quân Minh chấn chỉnh lại đội ngũ, đánh được hai
mặt sông Thao và sông Tuyên, đóng quân ở bờ bắc sông Thao, đối diện với thành Đa
Bang. Đêm mồng 9 tháng 12 âm lịch, quân Minh đánh úp quân Hồ ở bãi Mộc Hoàn.
Tướng Đại Ngu là Nguyễn Công Khôi mải nữ sắc không phòng bị, thuyền bị đốt gần
hết, lặng im không nghe tiếng động của chiến trận. Các cánh thủy quân bên trên và
bên dưới của nhà Hồ đều không đến cứu ứng, chỉ đứng từ xa xin Tả Tướng quốc Hồ
Nguyên Trừng xem ai có thể thay giữ chỗ đó. Quân Minh liền vượt sông làm cầu phao
để sang.

2.3. Trận đánh của nhà Hồ và quân Minh tại thành Đa Bang
Trương Phụ và Mộc Thạnh thấy các bãi sông đều có rào cọc chắn không tiến
được, lại biết nhà Hồ chỉ trông vào thành Đa Bang để phòng thủ nên tập trung tấn
công thành này làm bước quyết định cục diện mặt trận. Ngày 12 tháng 12 âm lịch năm
1406, quân Minh nhân đêm tối tiến công thành: Trương Phụ và Hoàng Trung đánh
góc tây bắc, Mộc Thạnh và Trần Tuấn đánh mặt đông nam. Cánh Mộc Thạnh dùng

29
thang mây đánh lên mặt thành, quân bị giết xác chất cao ngang mặt thành nhưng quân
lính nhà Minh vẫn không ngừng tấn công, không dám dừng lại.14
Tướng nhà Hồ là Nguyễn Tông Đỗ chỉ huy quân Thiên Trường đục thành lùa
voi ra đánh. Quân Minh dùng hỏa tiễn bắn voi và dùng các hình vẽ sư tử phủ lên mình
ngựa để voi sợ. Voi lùi lại, quân Minh nhân đấy đuổi theo hút vào trong thành, quân
nhà Hồ thua to, các tướng nhà Hồ là Lương Dân Hiến và Thái Bá Nhạc tử trận. Quân
Minh đánh chiếm được thành Đa Bang cùng 12 voi chiến và vô số binh khí, các quân
dọc sông đều tan vỡ, lui giữ Hoàng Giang.

Thành Đa Bang là tuyến phòng thủ trọng yếu của nhà Hồ, được xây dựng kiên cố. Sau thất
bại trong trận chiến quyết định ở đây, đội quân hùng mạnh của Hồ Quý Ly nhanh chóng tan
rã.
Theo sách Đại Việt thông sử, Trương Phụ chưa biết tính ra sao thì hàng tướng
người Việt là Mạc Thúy và Đặng Nguyên vẽ bản đồ địa hình xin làm hướng đạo, dẫn
Trương Phụ đem quân đánh úp Đông Kinh. Ngày 13 tháng 12 âm lịch, được sự chỉ
đường của Mạc Thúy, quân Minh dọc sông Phú Lương tiến xuống, đốt phá rào gỗ.

14
Wade, G. Southeast Asia in the Ming Shi-lu: an open access resource. Singapore: Asia Research Institute and
the Singapore E-Press, National University of Singapore. http://epress.nus.edu.sg/msl/reign/yong-le/year-4-
month-4-day-24

30
Biết cơ sở chính của nhà Hồ ở Tây Đô - Thanh Hóa, quân Minh theo đường sông Phú
Lương tiến đánh.
Người Minh tiến vào Đông Đô bắt con gái, cướp ngọc lụa, thống kê lương
chứa, chia quan làm việc, chiêu tập dân xiêu tán, tính kế lâu dài. Họ tiến hành thiến
hoạn nhiều con trai nhỏ tuổi người Việt, thu hết tiền người Việt lưu hành, đưa về Kim
Lăng.

2.4. Trận giao tranh tại Mộc Phàm


Đến tháng 2 năm 1407, Tả Tướng quốc Hồ Nguyên Trừng tiến quân đến sông
Lô. Ngày 20 tháng 2 âm lịch năm 1407 hai bên đụng độ nhau ở 2 bờ sông. Theo Minh
sử, quân Hồ có 500 chiến thuyền, còn quân Minh đánh theo cả hai đường thủy bộ. Kết
quả quân Đại Ngu bị thua, mất 100 thuyền chiến và 10.000 binh lính, phải lui về
Muộn Hải.
Theo Việt Nam sử lược: Qua tháng 3 năm Đinh Hợi (1407) Mộc Thạnh biết
rằng con trưởng Hồ Quý Ly là Hồ Nguyên Trừng đóng ở Hoàng Giang, bèn đem thủy
lục cùng tiến lên đến hạ trại ở sông Mộc Phàm (ở làng Mộc Phàm, huyện Phú Xuyên
tiếp với Hoàng Giang). Hồ Nguyên Trừng đem 30 chiếc thuyền ra đánh bị quân Mộc
Thạnh ở hai bên bờ sông đánh ụp lại. Nguyên Trừng thua chạy về cửa Muộn Hải (ở
Giao Thủy, Nam Định). Bấy giờ tướng nhà Hồ là Hồ Đỗ và Hồ Xạ cũng bỏ bến Bình
Than(ở làng Trần Xá, huyện Chí Linh, Hải Dương) chạy về cửa Muộn Hải để cùng
với Nguyên Trừng tìm kế phá giặc; nhưng quân Minh sực đến, lại bỏ chạy ra giữ cửa
Đại An (thuộc phủ Nghĩa Hưng bây giờ). Quân Minh ở Muộn Hải phải bệnh, lui về
đóng ở bến Hàm Tử, để đợi quân Hồ lên sẽ đánh.
Quân Minh bắt được hơn trăm người, trong đó có các tướng nhà Hồ và đem ra
chém hết, quân Đại Ngu thất bại, lui về giữ Cửa Muộn. Hồ Quý Ly và Hán Thương
đều trở về Thanh Hóa. Dân vùng Kinh Lộ (từ Thanh Hóa trở ra Bắc) phần nhiều theo
nhà Minh làm phản để chống lại nhà Hồ. Hồ Đỗ, Hồ Xạ bỏ Bình Than qua Thái Bình,
Đại Toàn, đến cửa Muộn, hợp sức đắp lũy, đúc hỏa khí đóng thuyền chiến. Quyên mộ
tiền của, ai đóng góp đều được phong tước, con trai được lấy con gái nhà tôn thất.
Viên thị trung Trần Nguyên Chỉ cùng công chúa Thiên Huy dẫn nhân dân tránh loạn
ra Đồ Sơn, trung thư lệnh Trần Sư Hiền cùng công chúa Thiên Gia ngược dòng sông

31
Cái đến đầu hàng quân Minh. Người Kiến Hưng là Nguyễn Nhật Kiêm tụ tập bè đảng
giết chết Trấn phủ sứ Phan Hòa Phủ rồi đầu hàng quân Minh.
Tướng chỉ huy quân Thần Đinh Ngô Thành nhân gió theo nước triều lên tiến
đánh, đột kích đến Giao Thủy. Trương Phụ, Mộc Thạnh chia quân ra hai bên bờ sông
chặn đánh. Ngô Thành thế cô bị hãm trận chết, được truy tặng Kiêu vệ tướng quân.
Hai bên đối lũy nhau, ngày đêm đánh nhau, vì nắng mưa, dịch bệnh, bùn lầy ẩm ướt,
quân Minh khó ở bèn dời đến cửa Hàm Tử, lập doanh trại phòng bị nghiêm ngặt. Tả
Tướng quốc Hồ Nguyên Trừng cũng dời đến Hoàng Giang, đón Hồ Quý Ly và Hồ
Hán Thương từ Thanh Hóa ra. Bây giờ người miền kinh lộ trước theo quân Minh, nay
bị họ sai khiến và mất nhiều gia thuộc, mang lòng oán hận, lại kéo đến cửa quân nhà
Hồ để xin đánh quân Minh.

2.5. Trận đánh ở Hàm Tử


Trận Hàm Tử, Đại Ngu chủ động tấn công nhưng thua trận, phải lui về Thanh
Hóa. Ngày 13 tháng 3 năm 1407, quân nhà Hồ tiến tới cửa Hàm Tử. Khi ấy Hồ Xạ
biết người Minh có mai phục, không chịu tiến quân. Hồ Đỗ sai người đến trách, Hồ
Xạ liền tập hợp 7 vạn quân thủy bộ nói phao là 21 vạn tấn công quân Minh. Hồ Xạ và
Trần Đĩnh chỉ huy quân bộ ở bờ nam; Đỗ Nhân Giám, Trần Khắc Trang chỉ huy quân
bộ ở bờ bắc; Nguyễn Công Chửng chỉ huy 100 chiến thuyền làm tiên phong. Hồ
Trừng và Hồ Đỗ ở trong doanh Đỗ Mãn, Hồ Vấn chỉ huy quân thủy. Người Minh chia
hai mặt thủy bộ xông ra. Quân hai bên bờ sông của họ Hồ quay ngược giáo nhảy

32
xuống chết, chỉ có thủy quân thoát được. Nhưng các thuyển chiến và thuyền chở
lương đều bị chìm, không một người nào sống sót về được. An phủ sứ Bắc Giang
Nguyễn Hy Chu bị Trương Phụ bắt sống, Hy Chu chửi Phụ là giặc tàn bạo, bị Phụ
giết. Minh sử ghi rằng hàng chục ngàn quân nhà Hồ bị chém đầu, nước sông đỏ máu.

Trận Hàm Tử, Đại Ngu chủ động tấn công nhưng thua trận, phải lui về Thanh Hóa.
Theo sử liệu Trung Quốc, nhà Hồ huy động lực lượng đáng kể (70.000 quân) 15
và nhiều chiến thuyền kéo dài trên sông đến năm cây số. Mặc dù quân Hồ cũng sử
dụng súng chống trả, nhưng hỏa lực quân Minh vẫn đủ sức tạo chiến thắng, với
10.000 lính Việt tử trận. Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương cùng các tướng vượt biển về
Thanh Hóa.
Sau khi quân Minh chiếm được vùng từ Ninh Bình ra Bắc, nhà Hồ chỉ còn giữ
được những vùng đất từ Thanh Hóa trở vào. Tháng 4, năm 1407 nhà Minh xuống
chiếu cho tìm khắp nơi con cháu họ Trần lập làm quốc vương. Các ngụy quan và bô
lão miền kinh lộ người Việt nhiều lần nói là đã bị họ Lê giết hết cả, không còn ai có
thể nối dõi nhà Trần được nữa. Họ tâu rằng nước An Nam vốn là đất Giao Châu, xin
được trở lại làm quận huyện như xưa để cùng các nha môn vệ, sở, phủ, châu, huyện.
Nhà Minh cho Đô chỉ huy Lữ Nghị giữ đô ty, Bắc Kinh hành bộ Thượng thư Hoàng
Phúc giữ hai ty Bố chính và Án sát, lại cấm sai phái và ngừng thu các loại thuế 3 năm.

2.6. Kết quả hoạt động đối ngoại của nhà Hồ và nhà Minh
Hồ Quý Ly thua chạy vào nam, bị quân Minh đuổi gấp, định dùng hậu phương
mới chiếm được từ Chiêm Thành để kháng cự, bèn viết thư cho Hoàng Hối Khanh
đang trấn thủ Thăng Hoa, sai lấy một phần ba số dân Việt di cư khi trước mới đến
khẩn hoang ở Thăng Hoa, gộp với quân lính địa phương làm quân "cần vương" giao
cho Nguyễn Lỗ, lại phong cho hoàng tử nước Chiêm cũ là Chế Ma Nô Đà Nan làm
Thăng Hoa quận vương để vỗ về dân Chiêm tại đây. Tuy nhiên, vua Chiêm Thành là
Ba Đích Lại nhân lúc Đại Ngu bị quân Minh đánh bại cũng cất quân bắc tiến, lần lượt
chiếm lại vùng đất vốn bị nhà Hồ chiếm năm 1402. Quân Chiêm đánh chiếm châu Tư,
Nghĩa và tiến lên đánh Thăng, Hoa. Dân bản địa phủ Thăng Hoa tan rã bỏ chạy, Chế

15
Đại Việt sử ký toàn thư. (1998). Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.

33
Ma Nô Đà Nan tử trận, Hoàng Hối Khanh không chống nổi quân Chiêm phải rút về
Hóa châu.
Ngày 23 tháng 4 âm lịch, quân Minh đánh vào Lỗi Giang, quân nhà Hồ không
đánh mà tan. Ngày 29, quân Minh đánh vào cửa biển Điển Canh, thủy quân nhà Hồ tự
tan vỡ. Hai cha con họ Hồ định lánh đến Thâm Giang nhưng không thành. Tướng
Ngụy Thức xin hai cha con họ Hồ tự thiêu: "Nước đã sắp mất, bậc vương giả không
chết bởi tay kẻ khác".
Quý Ly không nghe, nổi giận, chém chết Ngụy Thức rồi bỏ chạy vào Tân Bình.
Đến Kỳ La thuộc Tân Bình, có bô lão nói rằng đất này không lành, không nên ở, Hồ
Quý Ly bèn chém chết ông lão. Ngày 5 tháng 5 âm lịch, quân Minh đánh vào cửa biển
Kỳ La (huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh ngày nay). Hàng tướng người Việt là Nguyễn
Đại bắt được Hữu Tướng quốc Hồ Quý Tỳ. Ngày 11 âm lịch (16 tháng 6), quân Minh
đánh vào Vĩnh Ninh. Vương Sài Hồ bắt được Hồ Quý Ly ở ghềnh Chẩy Chẩy; Lý Bân
bắt được Hồ Nguyên Trừng ở cửa biển Kỳ La.
Ngày 12 âm lịch (17 tháng 6), bộ tướng của Mạc Thúy là Nguyễn Như Khanh
bắt được Hồ Hán Thương và Thái tử Hồ Nhuế ở núi Cao Vọng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh).
Hồ Đỗ, Phạm Lục Tài, Nguyễn Ngạn Quang, Đoàn Bồng đều bị bắt. Còn các
viên quan Trần Nhật Chiêu, Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Cẩn, Đỗ Mãn đều đã đầu
hàng từ trước. Duy có Hành khiển Tham tri chính sự Ngô Miễn, Trực trưởng Kiều
Biểu nhảy xuống nước chết. Nhà Hồ đến đây thất bại và chấm dứt triều đại của mình.

34
C. KẾT BÀI
Vương triều Hồ được thiết lập vào giai đoạn cuối triều Trần khi mà xã hội Đại
Việt đang chìm sâu trong cuộc khủng hoảng trên mọi lĩnh vực, cùng với hiểm họa
ngoại xâm. Để đánh giá về triều đại nhà Hồ, có rất nhiều ý kiến khác nhau, một số cho
rằng Hồ Quý Ly là “anh hùng không gặp thời”. Những cải cách về kinh tế, chính trị,
giáo dục khá mới mẻ, với tham vọng và hoài bão lớn, Hồ Quý Ly đã xây dựng Đại
Ngu thành một quốc gia mạnh về quốc phòng (xây dựng một tòa thành cực kỳ kiên
cố), nhưng kết cục lại mất nước khi ngoại bang xâm lược. Nguyên nhân thất bại lớn
nhất của nhà Hồ là: không được lòng dân, trong khi nhân dân là yếu tố quan trọng
nhất để quyết định sự thành bại của một quốc gia. Nhà Hồ tiến hành đồng thời cải
cách về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục và quân sự với mục đích bảo vệ
vương triều, phục vụ chiến tranh là chính, chứ không phải vì đời sống vật chất, tinh
thần cho người dân. Cùng với đó, do không làm tốt khâu tuyên truyền nên nhân dân
chỉ thấy mặt tiêu cực của cải cách, vô cùng chán ghét khi cuộc sống thường nhật bị
thay đổi. Nguy hại hơn, vào giai đoạn cuối của nhà Trần, thế nước đã suy, nguồn lực
trong nước cạn kiệt, nhân dân đói khổ, nhưng Hồ Quý Ly không những không “khoan
thư sức dân” mà còn tiến hành chiến tranh với Chiêm Thành và tổ chức dời Đô về
Thanh Hóa xây thành trì kiên cố khiến cho dân chúng càng thêm lầm than, dẫn tới
“nhân tâm ly tán”. Hơn 600 năm đã trôi qua, nhưng bài học về “lòng dân” trong triều
đại nhà Hồ vẫn còn nguyên giá trị, cần tiếp tục nghiên cứu thấu đáo để vận dụng vào
xây dựng “thế trận lòng dân” trong tình hình mới, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

PHẦN 3: PHỤ LỤC

1. Cảnh quang thiên nhiên


Điều đầu tiên phải kể đến trong chuyến đi này đó là về Thiên nhiên, thời tiết.
Chúng tôi trong những ngày đầu đã được cảm nhận Hà Nội những ngày lạnh đến cắt
da, cắt thịt, cái lạnh dưới 10 độ C mà ai đã từng từ miền Nam vào chắc hẳn sẽ không

35
bao giờ quên, đó cũng là cảm nhận của chúng tôi khi đến với mùa đông Hà Nội. Phải
nói đoàn chúng tôi cũng rất may mắn khi các cô chú Hà Nội gặp có bảo “ Hà Nội hôm
nay mới bắt đầu đón cái lạnh của mùa đông thôi! chứ mấy ngày truớc chưa lạnh đâu,
tận hưởng cái lạnh Hà Nội đi nhá”. Mùa đông lạnh là thế, khắc nghiệt là thế nhưng lại
khiến cho không chỉ riêng mình mà còn nhiều người đến thăm Hà Nội đem lòng yêu
mến, nhớ nhung với nhiều cảm xúc khiến cho con người ta thèm vấn vương, thương
nhớ một mùa rất riêng của đất kinh kì. Đến với Hà Nội mình được ngắm nhìn một
khung cảnh ảm đạm, hoài cổ với những mảng màu sáng tối trầm buồn quả là giống
với câu nói được nhiều bạn truyền miệng nhau “ Hà Nội không vội được đâu”; Hà Nội
lãng mạn, trữ tình con người Hà Nội thì hiền lành, giản dị, dù mình đi đến đâu cũng
được các bạn cũng như các cô chú chào đón niềm nở.

Nói về vẻ đẹp thiên nhiên trong chuyến đi này không thể không nói đến Quần
thể di sản văn hóa và thiên nhiên Tràng An (Ninh Bình) và đây là di sản “kép” duy
nhất của nước ta được UNESCO công nhận. Đến đây tôi phải thốt lên rằng “thật hùng
vĩ” vẻ đẹp tự nhiên do mẹ thiên nhiên ban tặng. Đay là một trong những nơi tôi muốn

36
đi lại nhất được ngắm cảnh nước ngon hữu tình, ngắm cỏ bông lau 2 bên bờ, ngắm
nhìn những ngọn núi, những phiến đá được chính bàn tay thiên nhiên nhào nặn. Ngoài
ra, việc du thuyền qua những hang động cũng để lại cho tôi rất nhiều điều thích thú,
cùng với đó là nhiều địa điểm tâm linh, và nơi ăn uống có tiếng tại đây. Tràng An đã
để lại trong tôi sự say mê, phấn khích nhưng sau đó lại là nỗi bồi hồi luyến tiếc khi
phải rời xa nơi này.

Đèo Hải Vân, con đèo này có quang cảnh vừa nên thơ, vừa hữu tình ẩn hiện
dưới những làn mây, với con đèo uốn lượn, chạy men theo núi Hải Vân và những
cung đường vô cùng, đây cũng là con đường nối tỉnh Thừa Thiên Huế với thành phố
Đà Nẵng. Đi ngang qua đây chúng tôi có dịp dừng lại và ngắm nhìn cảnh quan đèo,
quả thực đây là một trải nghiệm thú vị mà đảm bảo những ai là tính đồ đam mê xê
dịch không thể bỏ qua.

37
2. Trải nghiệm ẩm thực
Ẩm thực gọi tên Hà Nội đó là
món phở, khi đã đến và thưởng thức thì
không thể nào quên được hương vị các
món ăn này, đó là một sự kết hợp, một
sự hòa quyện đầy tinh tế từ toping đến
cả nước dùng. Một vài món ăn khác
không thể bỏ qua đó là món bún Thang,
đây là sự hoà trộn trọn vẹn giữa màu
sắc, hương vị, cũng như cách trình bày, màu vàng của trứng rán thái sợi, màu trắng
của giò, màu xanh của hành thái sợi hài hoà cùng màu nâu của nấm tạo nên một món
ăn vô cùng hấp dẫn, và xứng đáng để thử. Về thức uống, tôi bị ấn tưởng bởi cà phê
muối và cà phê vợt, một sự kết hợp vô cùng hoàn hảo mà những ai đam mê cà phê đều
nên thử.

Nói đến ẩm thực thì không thể bỏ qua Huế với


nhiều món ăn được trau chuốt về hình thức và nội
dung bởi trước kia, đó là những món ăn được dâng
lên vua chúa. Các món ăn dâng lên lớp thượng lưu
lúc bấy giờ phải là những món ăn được chọn lọc, có
cách chế biến tinh tế. Tuy vậy, ẩm thực Huế vẫn
mang một nét gì đó vô cùng dân dã, như món cơm
Hến ngon nhất ở Huế với sự kết hợp giữa cơm trắng
để nguội, thịt hến, tóp mỡ chiên giòn và các loại phụ
gia,…, hay những món ăn dân dã và bình dị như bún
bò Huế, bánh bèo, bánh nậm, bánh lọc, bánh
khoái….các món chè như chè sen, chè thịt heo quay, chè hạt lựu.

38
Những món ăn, thức uống mà tôi được thưởng thức qua chuyến đi này cũng là
một thứ gì đó mà khiến tôi vẫn luôn mong muốn được trở lại và cảm nhận lại các món
ăn, đồ uống đó một lần nữa.

3. Chứng nhân Lịch sử


“ Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.”
-Viễn Phương-
Vào ngày 18/12/2022 con quả thực đã được đến thăm và ngắm Bác; chúng con
đã háo hức, hồi hộp khi qua dãy hành lang dài, cuối quảng trường Ba Đình lịch sử
cùng lăng Bác hiện ra uy nghi trước mắt, nơi yên nghỉ của vị Cha già kính yêu, một
“vầng Thái Dương” của dân tộc Việt Nam. Đến bên nơi Bác nằm, dường như ai cũng
muốn thời gian ngừng trôi để ngắm nhìn thật kĩ dáng ngủ yên bình, chòm râu dài, mái
tóc bạc phơ của Bác, Bác nằm đó như ngủ, ngủ một giấc ngủ yên bình và thanh thản.
Phút giây ấy trong con sao mà xúc động, thiêng liêng đến lạ thường! Tiếp đó đoàn
Bắc tiến chúng tôi được tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh nằm trong quần thể di tích
về Bác Hồ bao gồm Lăng Bác, Phủ Chủ tịch, khu nhà sàn - ao cá và Bảo tàng Hồ Chí
Minh. Cảm giác của tôi không khỏi bồi hồi khi đến nơi ở năm xưa của người cha già
kính yêu. Ngoài ra, những hiện vật ở đây còn được trưng bày lần lượt theo từng giai
đoạn cuộc đời và từng chặng đường trong sự nghiệp hoạt động cách mạng của Người.
Tạm rời xa lăng Bác đầy thương nhớ, chúng tôi đến với Văn Miếu -
Quốc Tử Gíám nơi ngợi ca, truyền tải những thông điệp xuyên thời gian mà cha ông ta
gửi lại về giáo dục, đào tạo, trọng dụng trí thức và nghĩa vụ, thêm vào đó là trách
nhiệm của trí thức đối nhân dân, đối với đất nước. Ngoài ra, trên hành trình bắc tiến
này chúng tôi còn được ngắm nhìn chứng tích lịch sử xưa kia của Thành Cổ Loa-Kinh
đô nước Âu Lạc dưới thời An Dương Vương và đền Hùng. Tại đây, chúng tôi được
làm lễ dâng hương cũng như được nghe các anh chị thuyết minh tại đất tổ và thăm
“bảo tàng Hùng Vương” được giới thiệu những câu chuyện, hiện vật và hình ảnh phản

39
ánh các hình thức sinh hoạt phong phú của các dân tộc gắn với lịch sử của các đời vua
Hùng, cũng như vô vàn kiến thức quý báu khác .
Việc đến thăm Cố đô Hoa Lư, Thành nhà Hồ, cố đô Lam Kinh hay thành cổ
Quảng Trị đều cho ta thấy được sự tài tình, trí thông minh trong việc xây dựng thành
trì kiên cố chống giặc của nhà Hồ, những cuộc trận chiến khốc liệt tại thành cổ Quảng
Trị, cố đô Hoa Lư để chúng tôi biết ơn hơn những thế hệ đi trước bảo vệ và gìn giữ
độc lập dân tộc, để lại trong tôi một lòng cảm mến sâu sắc với những chiến binh đã
ngã xuống, đã hy sinh vì độc lập dân tộc.

Ngoài ra, chúng tôi còn được đến tận nơi thăm và thắp hương cho những liệt sĩ
có tên cũng như liệt sĩ chưa xác định được tên, họ đã nguyện “quyết tử cho tổ quốc
quyết sinh”, quả là những cin người nguyện hy sinh, chiến đấu vì người khác có
những người đang tuổi đôi mươi đã ngã xuống, họ ra đi khi còn quá trẻ, không ai có
thể kìm được những giọt nước mắt đau sót khi đến đây và tôi cũng vậy, tôi xót xa cho
những bạn tuổi còn quá trẻ, những liệt sĩ còn chưa xác định được tên. Chúng tôi còn

40
được đến thăm mộ vị đại tướng vĩ đại một thời của đất nước ta, Đại tướng - Võ
Nguyên Giáp. Nơi Đại tướng nằm sau lưng là núi, trước mặt là biển, một vô cùng bình
yên cho một người đã cống hiến hết đời mình cho độc lập của nước nhà.
Đại Nội Huế là điểm đến mà ai là người con dân Việt cũng phải đến một lần để
cảm nhận nét đẹp kiến trúc đỉnh cao thời đại phong kiến triều đình Nguyễn; các công
trình kiến trúc lăng tẩm như lăng Khải Định – công trình có sự kết hợp và giao thoa
giữa kiến trúc Đông – Tây, lăng Minh Mạng – một trong những lăng mộ có diện tích
lớn nhất trong các lăng ở Huế, hay lăng Lăng Tự Đức với vẻ đẹp nhã nhặn của lối kiến
trúc Nho giáo; cùng với đó là chùa Thiên Mụ, cung An Định,… Mặc dù lúc đoàn tôi
đến còn một số nơi còn đang tu sửa lại nhưng quả thực đây là một nơi mang đậm nét
uy nghi, cổ kính của triều đại phong kiến cuối cùng, điều mà khiến cho ai đến cũng
phải mê đắm trước vẻ đẹp này.
Những địa điểm mang đậm chiều dày của lịch sử này không những là nơi tham
quan du lịch, danh lam thắng cảnh hấp dẫn, mà còn là nơi mang sắc văn hoá dân tộc
thắm đậm hồn thiêng sông núi và hào khí ông cha, cũng như cho chúng tôi thấy yêu
hơn lịch sử dân tộc, yêu hơn và quý trọng hơn những vị anh hùng đã ngã xuống vì tổ
quốc để từ đó quyết tâm học tập hơn, kiên trì hơn để cùng đưa đât nước tiến xa hơn
nữa để đáp lại công ơn của những người đi trước.

41
4. Kết nối, sẻ chia

Trải nghiệm được đi giao lưu cũng là một trãi nghiệm vô cùng quý giá trong
chuyến đi này. Khi đến với trường đại học Khoa học Xã hộ và Nhân văn - Hà nội,
chúng tôi không những nhận được sự chào đón nhiệt tình của các bạn sinh viên tại
trường mà còn được lắng nghe những chia sẽ vô cùng quý báu đến từ các quý thầy,
quý cô của trường, thêm vào đó là những tiết mục vô cùng mãn nhãn và màn giao lưu,
trao quà của sinh viên đến từ hai trường. Không chỉ dừng lại ở đó, đoàn thực tập
chúng tôi còn được tham quan và làm việc tại Bộ Ngoại Giao và Học viện Ngoại
Giao, được lắng nghe những chuyên đề vô cùng nóng hổi như “Nền văn hóa ngoại
giao Việt Nam và định hướng 2023”, “ Ngoại giao Việt Nam trong bối cảnh Covid
19” tất cả những điều đó đều để lại cho tôi cảm giác choáng ngợp, ngưỡng mộ những
tài năng cũng như những quyết tâm học tập, trau dồi kiến thức hơn nữa để một ngày
nào đó có thể có cơ hội được đến học tập ở hai trường cũng như có cơ hội được làm
việc tại Bộ Ngoại Giao.

Chuyến thực tập Bắc này còn mang đến cho tôi sự gắn kết hơn với các bạn
trong khoa, đi cùng nhau, ăn cùng nhau, ngủ cùng nhau, vui vẻ, hát hò, quẩy cùng
nhau tại đêm Gala tại Đà Nẵng đều vô cùng ý nghĩa với tôi. Chuyến đi này không chỉ
đem đến cho tôi những kiến thức, những trải nghiệm mà còn mang đến cho tôi những

42
người bạn và “Theo dòng lịch sử Việt Nam QH19-21” đã trở thành một kỉ niệm đẹp
không bao giờ quên của tôi trên đoạn đường thanh xuân này.

Thông qua chuyến đi, đây là cơ hội để chúng tôi tiếp cận gần nhất với những tư
liệu lịch sử vô giá về lịch sử, các chứng tích, di sản văn hóa vật thể, phi vật thể. Qua
đó được học tập một cách trực quan và sinh động nhất về tấm gương đạo đức, cũng
như nhân cách cao đẹp và lòng dũng cảm, không ngại hy sinh thân mình cho tổ quốc.
Chuyến tham quan tuy không quá ngắn cũng không quá dài nhưng đã giúp cho chúng
tôi hiểu rõ hơn về lịch sử dân tộc, hiểu rõ hơn về vị cha già đã hy sinh cả cuộc đời
mình cho đất nước. Từ đó, càng nâng cao lòng tự hào dân tộc, quyết tâm rèn luyện
bản thân, nâng cao phẩm chất đạo đức cũng như kỹ năng chuyên môn, tích cực làm
việc để mang lại hiệu quả công việc cao, góp phần cống hiến đưa Việt Nam ngày càng
phát triển hơn nữa trong tương lai gần.

PHẦN 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO.


1. Đại Việt sử ký toàn thư. (1998). Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.
2. Wade, G. Southeast Asia in the Ming Shi-lu: an open access resource.
Singapore: Asia Research Institute and the Singapore E-Press, National
University of Singapore. http://epress.nus.edu.sg/msl/reign/yong-le/year-4-
month-4-day-24

43
3. Đôn, L, Q. (1977). Đại Việt thông sử. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội -
Hà Nội.
4. Khải, C, H. Việt sử yếu. Nhà Xuất Bản Nghệ An.
5. Taylor, K.W. (2006). Xung đột vùng miền giữa các tộc Việt từ thế kỷ
XIII đến XIX.
6. Taylor, K.W. (1998). Regional Conflicts Among the Việt Peoples
Between the 13 and 19 centuries.
7. Viện Sử học. (2007). Lịch sử Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội,
tập 3.
8. Sinh, T, X. (2006). Thuyết Trần. Nhà xuất bản Hải Phòng.
9. Tạo, V. (2006). Mười cuộc cải cách, đổi mới lớn trong lịch sử Việt Nam,
Nhà Xuất bản Đại học Sư phạm.
10. Kim, T, T. Việt Nam sử lược. Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin.
11. Phúc, H, Đ. (2005). Đặng Tất - Đặng Dung. Nhà xuất bản Trẻ.
12. Person (2018) Chu Văn an - người thầy từng gây chấn động Với Thất
Trảm Sớ đòi chém 7 KẺ Nịnh Thần, Báo điện tử VTC News. VTC News.
Available at: https://vtc.vn/chu-van-an--nguoi-thay-tung-gay-chan-dong-voi-
that-tram-so-doi-chem-7-ke-ninh-than-ar439312.html (Accessed: February 5,
2023).
13. Hữu Bình, H.B. (2015) Cuộc xung đột Việt Chiêm Trong Tiến Trình
Lịch sử Dân Tộc, Nghiên Cứu Lịch Sử. Available at:
https://nghiencuulichsu.com/2015/09/30/cuoc-xung-dot-viet-chiem-trong-tien-
trinh-lich-su-dan-toc/ (Accessed: February 5, 2023).
14. Gia thế của Hồ Quý Ly và ý nghĩa của quốc hiệu Đại Ngu (no date) Bảo
tàng Lịch sử Quốc Gia. Available at:
https://baotanglichsu.vn/vi/Articles/3098/15076/gia-the-cua-ho-quy-ly-va-y-
nghia-cua-quoc-hieu-djai-ngu.html (Accessed: February 5, 2023).
15. Bản đồ Lãnh thổ Việt Nam Qua Các Thời Kỳ (Từ sơ khai đến nay)
(2019) Ứng Dụng Mới. Available at: https://ungdungmoi.edu.vn/ban-do-lanh-

44
tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky.html (Accessed: February 5, 2023).
16. Triều đại Nhà Trần/Thời Kỳ Suy Vong – wikibooks Tiếng Việt (no date)
– Wikibooks tiếng Việt. Available at: https://vi.wikibooks.org/wiki/Tri
%E1%BB%81u_%C4%91%E1%BA%A1i_nh%C3%A0_Tr%E1%BA%A7n/
Th%E1%BB%9Di_k%E1%BB%B3_suy_vong (Accessed: February 6, 2023).
17. Hiểu Quang, H.H.Q. et al. (2017) HỒ Quý ly- công hay tội?, Nghiên Cứu
Lịch Sử. Available at: https://nghiencuulichsu.com/2017/05/24/ho-quy-ly-cong-
hay-toi/ (Accessed: February 5, 2023).

45

You might also like