You are on page 1of 8

ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT – HÀ NỘI

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH VẤN ĐỀ


AN TOÀN - VỆ SINH LAO
ĐỘNG KHAI THÁC ĐÁ TAI CÁC MỎ
ĐÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

Thực trạng các mỏ khai thác đá trên địa bàn tỉnh

Mở đầu:

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An có tới hơn 300 doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, Trong đó có 230 doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực khai thác, chế biến đá. các mỏ ở đây chủ yếu là khai thác nhỏ
công suất chưa đến 100.000 m3/ năm. Trong đó có đến 127 điểm mỏ chưa ký
hợp đồng thuê đất, 114 điểm mỏ chưa ký quỹ phục hồi môi trường. Nhiều
doanh nghiệp không đủ điều kiện bắt buộc về an toàn lao động nhưng vì một lý
do nào đó vãn được cấp giấy phép khai thác.
Chủ yếu các doanh nghiệp thực hiện khai thác theo kiểu “än xổi”, khoan lỗ, đặt
mìn từ dưới chân núi, tao ra các “hàm ếch”, nhiều mỏ khai thác đá lại không hề
có các biển báo khu vực nguy hiểm cũng như các điểm tránh trú ẩn an toàn cho
công nhân khi nổ mìn.
Các doanh nghiệp khai thác có giấy phép khai thác, chế biến khoáng sản có quy
định doanh nghiệp phải tuân thủ theo quy trình kỹ thuật an toàn theo tiêu chuẩn,
có phương án sử dụng vật liệu nổ trong khai thác, đồng thời doanh nghiệp phải
thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định hiện hành là 6 tháng một lần.
Tuy nhiên, có rất ít doanh nghiệp khai thác thực hiện nghiêm túc quy định này.
Các doanh nghiệp khai thác đá công suất nhỏ trên địa bàn tỉnh Nghệ An cũng
chưa chú trọng huấn luyện kỹ thuật khai thác, trang bị các phương tiện, thiết bị
bảo hộ lao động cho công nhân, mặt khác nhận thức của bản thân người lao
động về vai trò của công tác bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh sản xuất, phòng
chống tai nạn cho chính bản thân cũng còn hạn chế. Do thiếu nhận thức, không
ít người lao động đã bỏ qua các nguyên tắc an toàn, khoa học trong quá trình
khai thác, miễn sao khai thác được nhiều sản phẩm để có được thu nhập cao.
Một nguyên nhân quan trọng khác nữa ảnh hưởng đến sự an toàn trong quá trình
khai thác ở các mỏ đá là sự phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với
hoạt động thăm dò, khai thác đá giữa các cấp, ngành địa phương còn chưa rõ
ràng, thống nhất, thiếu các chế tài xử lý vi phạm, nhất là những vi phạm về kỹ
thuật an toàn trong thiết kế và thi công khai thác đá. Đặc biệt, chính quyền địa
phương còn chưa kiểm soát chặt chẽ nguồn tài nguyên đá để cho tình trạng khai
thác trái phép, không phép kéo dài xảy ra.
* Tình hình khai thác hiện tại ở các mỏ nhỏ:
Chủ yếu các mỏ sử dụng phương pháp khai thác thủ công, có một số các mỏ
khai thác bạt ngọn, cắt tầng. Thiết bị sử dụng tại các mỏ khai thác đá công suất
nhỏ trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện nay chủ yếu là ô tô,máy xúc, máy khoan
tay, và các thiết bị thô sơ.
Tình hình chung về an toàn lao động trong khai thác đá tại các mỏ công
suất nhỏ ở Việt Nam
* Thống kê TNLĐ

Thống kê số vụ về tình hình TNLĐ xảy ra toàn quốc


7000

6000

5000

4000

3000 5881 5951 5700 5800 6000

2000 4050

1000

0
2015 2016 2017 2018 2019 2020
tỷ lệ các vụ tai nạn trong khai thác
tai nạn người chết
90.00%

80.00%

70.00%

60.00%
51.70%
50.00% 25.00%
23.30%
40.00%

30.00%

20.00% 36.00%
32.30% 31.60%
10.00%

0.00%
lộ thiên hầm lò khâu phụ trợ khai thác

Nguyên nhân: là do không được đào tạo về an toàn lao động, trang thiết bị
không đảm bảo hoặc thiếu, nhận thức về an toàn lao động vệ sinh lao động của
người sử dụng lao động và người lao động còn kém, thiếu tinh thần tự giác, vi
phạm các Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, năng lực quản lý kém, thanh tra
kiểm tra chưa thật sự hiệu quả…Theo thống kê:

Số người chết
700

600

500

400

300

200

100

0
2017 2018 2019 2020 2021

Tỷ lệ TNLĐ trong khai thác than và khai thác đá so với TNLĐ chung cả nước
giai đoạn 2015-2018
Tỷ lệ TNLĐ
Số vụ chết người Số người chết
18%
16%
14%
12%
10%
8%
6%
4%
2%
0%
Khai thác Khai thác đá Khai thác Khai thác đá Khai thác Khai thác đá Khai thác Khai thác đá
than than than than
2015 2016 2017 2018

Nội dung:
Thực trạng ATVSLĐ tại một số mỏ khai thác đá công suất nhỏ trên địa bàn
tỉnh Nghệ An .
Trong những năm qua , Tại Nghệ An các doanh nghiệp khai thác đá trong địa bàn
tỉnh đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội và quyết việc làm ,
tang thu nhập cho người lao động địa phương. Theo thống kê chưa đầy đủ, sản
lượng đá hàng năm vào khoảng 70-80 triệu tấn và dự kiến sẽ còn tăng mạnh
trong thời gian tới . Tuy nhiên ấn đề lớn nhất đặt ra cho các doanh nghiệp này
chính là An toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động trực tiếp tham gia sản
xuất.
Do nghề khai thác đá tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy hiểm, nhất là đối với những
lao động thời vụ, thiếu kinh nghiệm, kỹ thuật khai thác đá...Ngoài một số doanh
nghiệp đã chấp hành đầy đủ thì phần lớn hoạt động khai thác đá đang trong tình
trạng có nguy cơ mất An toàn, vệ sinh lao động.
Ngoài nguyên nhân do khai thác sai quy trình kỹ thuật và ý thức của người sử
dụng lao động còn do chính người lao động không thực hiện nghiêm những quy
định về An toàn, vệ sinh lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Những sai phạm chủ yếu của các mỏ khai thác đá công suất nhỏ trên địa
bàn tỉnh Nghệ An
Qua các đợt kiểm tra và theo quan sát thực tế, ước tính chỉ có khoảng 40-
50% công nhân tại các mỏ đá có sử dụng quần áo, dụng cụ, thiết bị bảo hộ lao
động. Số còn lại hoặc không được trang bị bất cứ dụng cụ bảo hộ nào hoặc trang
bị không đồng bộ.
Các doanh nghiệp khai thác đá, phần lớn sử dụng lao động thời vụ. Lao động
không ổn định khiến các chủ doanh nghiệp cũng khó khăn trong việc quản lý
cấp phát đồ bảo hộ lao động.
Công nhân ở một số mỏ không được chủ doanh nghiệp trang bị cho các trang
thiết bị bảo hộ lao động và thực hiện các nội dung theo đúng quy định Luật Lao
động, Luật an toàn vệ sinh lao động, Luật Bảo hiểm xã hội.
Gây nguy cơ tiềm ẩn tai nạn lao động cho công nhân đồng thời công nhân lao
động trong các khu vực khai thác đá là người chịu ảnh hưởng trực tiếp do các
hoạt động sản xuất của mỏ.
Các tác nhân ô nhiễm như khí độc hại, bụi, tiếng ồn, nhiệt gây nên các bệnh
nghề nghiệp mãn tính như bụi phổi, tim mạch, giảm thính lực… Ngoài ra, do
tác động của các tác nhân ô nhiễm trên nên rất hay gặp các bệnh như viêm
đường hô hấp, đau mắt, đau đầu, chóng mặt…
Trong quá trình hoạt động khai thác đá thường xảy ra các tai nạn đáng tiếc
như: Đổ xe trong quá trình thi công, vận chuyển, tai nạn do đá văng khi nổ mìn,
đá rơi từ trên cao do chấn động, tai nạn do sạt lở núi, lật xe có thể dẫn tới nguy
hiểm tới tính mạng…
Thống kê tình hình TNLĐ trong khai thác đá từ năm 2005 đến năm 2011
trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Thống kê tình hình TNLĐ trong khai thác đá từ năm


2005 đến năm 2011 trên địa bàn tỉnh Nghệ An
12

10

0
2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021

Số vụ Số người chết Số người bị thương


1. Theo vị trí xảy ra TNLĐ

Theo vị trí xảy ra TNLĐ


Trên sườn tầng Dưới chân tầng Tại vị trí khác

7
6

5
4

2
1

1
0

0
0

0
2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021

2. Theo tuổi đời

Theo tuổi đời


7

0
2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021

Dưới 20 tuổi Từ 20 đến 25 tuổi Từ 26 đến 40 tuổi Từ 41 tuổi trở lên


3. Theo tuổi nghề và theo loại lao động

Theo tuổi nghề và theo loại lao động


2021 2020 2019 2018 2017 2016 2015

Trên 15 năm

Từ 11 đến 15 năm

Từ 4 đến 10 năm

Từ 1 đến 3 năm

Từ 3 đến 12 tháng

Từ 1 đến dưới 3 tháng

Dưới 01 tháng

0 1 2 3 4 5 6

Phân loại TNLĐ trong khai thác khoáng sản theo tuổi
nghề trong phạm vi cả nước
7

0
2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021

Thợ khoan nổ mìn Thợ khai thác Thợ điện Lao động thủ công Lao động khác
Tổng quan:
Tại Nghệ An đang tồn tại rất nhiều các mỏ khai thác đá công suất nhỏ không
quá 100.000m3/năm với thời gian khai thác không quá 5 năm, trong đó có
những mỏ chỉ khai thác từ 1 đến 2 năm. Tại những mỏ này, tình trạng phổ biến
là không tiến hành thăm dò khoáng sản, không có thiết kế mỏ và có thì cũng
không được cơ quan có thẩm quyền thẩm định theo quy định. Biện pháp khai
thác tại các mỏ không đáp ứng các quy định về an toàn trong khai thác. Các mỏ
thường không có giám đốc điều hành đảm bảo đủ điều kiện năng lực chuyên
môn cũng như năng lực quản lý, điều hành mỏ theo quy định hiện hành, biện
pháp khai thác chủ yếu là khấu suốt theo kiểu thủ công. Do vậy, chiều cao tầng
và góc dốc sườn tầng khai thác không đáp ứng các quy định về an toàn trong
khai thác. Đặc biệt, ở nhiều mỏ, do việc sử dụng mìn và các phương tiện cơ giới
bừa bãi đã tạo ra các mối hiểm họa và đe dọa trực tiếp tới đời sống nhân dân.

You might also like