You are on page 1of 26

Bộ môn Hóa học lí thuyết và H óa lí Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

MỤC LỤC

Bài 1: NHIỆT HOÀ TAN VÀ NHIỆT HIDRAT .................................................................. 1

Bài 2: ÁP SUẤT HƠI BÃO HOÀ CỦA CHẤT LỎNG........................................................ 4

Bài 3: CÂN BẰNG HOÁ HỌC TRONG DUNG DỊCH GIỮA KI VÀ I2 ............................ 6

Bài 4: HẤP PHỤ .................................................................................................................... 8

Bài 5: SỨC CĂNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG NGUYÊN CHẤT ............................... 10

Bài 6: PIN NỒNG ĐỘ KHÔNG TẢI ................................................................................. 12

Bài 7: SỨC ĐIỆN ĐỘNG VÀ THẾ ĐIỆN CỰC ................................................................ 15

Bài 8: SỐ TẢI ...................................................................................................................... 17

Bài 9: ĐỘNG HỌC CỦA PHẢN ỨNG BẬC NHẤT SỰ THUỶ PHÂN ESTE

ETYLAXETAT TRONG MÔI TRƯỜNG AXIT ............................................................... 19

Bài 10: ĐỘNG HỌC CỦA PHẢN ỨNG BẬC 2, PHẢN ỨNG IỐT HOÁ AXETON ẢNH

HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ TỚI TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG .................................................... 21

Bài 11: ÁP SUẤT HƠI BÃO HOÀ CỦA HỖN HỢP CHẤT LỎNG LÝ TƯỞNG .......... 24
Bộ môn Hóa học lí thuyết và H óa lí Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Bài 1: NHIỆT HOÀ TAN VÀ NHIỆT HIDRAT


A. Mục đích
- Xác định nhiệt hoà tan của CuSO4 khan, CuSO4.5H2O bằng phương pháp nhiệt
lượng kế.
- Xác định nhiệt hidrat của CuSO4 bằng định luật Hess.
B. Lý thuyết
1. Nhiệt hoà tan là nhiệt lượng kèm theo khi hoà tan 1 mol chất vào một lượng nước đủ lớn để sự
pha loãng tiếp theo không kèm theo một lượng nhiệt nào có thể đo được.
2. Nhiệt hidrat là nhiệt lượng thoát ra (H = Qp < 0) khi hình thành 1 mol muối ngậm nước từ
muối khan và lượng nước kết hợp.
3. Để xác định nhiệt hoà tan bằng phương pháp nhiệt lượng kế trước hết phải xác định hằng số
bình K theo công thức:
H
K= (1)
T
Trong đó H là nhiệt hoà tan của KNO3 đã biết trước (H = 35,66 kJ/mol).
T là biến thiên nhiệt độ gắn liền với sự hoà tan
Hằng số bình được định nghĩa là nhiệt lượng cần thiết để nhiệt độ của hệ (hệ ở đây bao
gồm: nhiệt lượng kế, nước, đầu dò nhiệt độ, con từ) tăng lên 1oC. Vì sự hoà tan KNO3 trong nước
là thu nhiệt nên T < 0 do đó hằng số bình K là dương.
Nếu gọi m là khối lượng KNO3 đem dùng và M là khối lượng mol của KNO3 thì từ công thức trên
ta có:
35,66  m
K =− (2)
T  M
Dấu trừ là vì quá trình hoà tan KNO3 là quá trình thu nhiệt (H >0), như vậy hệ sẽ phải cung cấp
lượng nhiệt đó (hệ toả nhiệt, H <0).
4. Khi đã xác định được hằng số bình K, xác định H hoà tan của CuSO4.5H2O và CuSO4 khan
theo công thức sau:
T  M
H = K kJ mol-1 (3)
m
H tính được chính là nhiệt lượng do hệ hấp thụ hay toả ra; nhiệt hoà tan của muối sẽ có giá trị
bằng -H.
5. Xác định nhiệt hidrat hoá muối:
Áp dụng định luật Hess ta có:
Hhidrat = H CuSO 4 - H CuSO 4 5H 2 O (4)
C. Tiến hành thí nghiệm
1. Chuẩn bị hoá chất:
- CuSO4 khan: lấy CuSO4 .5H2O trong lọ cho vào cối sứ và nghiền nhỏ. Cho vào bát
sứ khoảng 5 thìa và rang trên ngọn lửa đèn cồn qua lưới amiăng đến khan (khoảng 30-40
phút, khi rang dùng kẹp gỗ giữ bát sứ và lấy đũa thủy tinh đảo muối). Khi được CuSO4 khan,
dùng kẹp gỗ đưa bát sứ vào bình hút ẩm để làm nguội. Lấy khoảng 8 -10 g vào lọ cân có nút
nhám và cân (lọ cân + hoá chất) bằng cân điện tử, ghi giá trị m1.1. (Trước khi cho hoá chất
vào, cân lọ đựng hoá chất để biết khối lượng tương đối của lọ cân).
- KNO3: lấy hoá chất trong lọ cho vào cối sứ và nghiền nhỏ (chú ý cho vào cối sứ nhỏ
hơn cối sứ còn lại). Cho vào máng cân khoảng 8 – 10 g và cân bằng cân điện tử khối lượng
m2.1 của (máng + hoá chất). (trước khi cho hoá chất vào cũng nên cân để biết khối lượng
tương đối của máng cân).
- CuSO4 .5H2O: làm tương tự KNO3 (khi nghiền cho CuSO4 .5H2O vào cối sứ lớn
hơn).

1
Bộ môn Hóa học lí thuyết và H óa lí Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

2. Đo sự biến thiên nhiệt độ của quá trình hoà tan KNO3 :


Lấy nước cất vào bình định mức 500 mL và rót vào nhiệt lượng kế.
Cho con từ vào nhiệt lượng kế và điều chỉnh máy khuấy từ cho con từ quay đều, cắm
đầu dò nhiệt độ qua lỗ nhỏ trên nắp nhiệt lượng kế.
Bật máy theo dõi nhiệt độ. Khi nhiệt độ ổn định, ghi giá trị T1 là nhiệt độ của nước
trước khi hoà tan KNO3.
Mở nắp nhiệt lượng kế, đổ KNO3 vào rồi tiếp tục theo dõi nhiệt độ, khi nhiệt độ ổn
định ghi giá trị T2 là nhiệt độ của nước sau khi hoà tan KNO3. (Chú ý khi nhiệt độ ổn định là
ghi giá trị T2 ngay, nếu để quá lâu nhiệt độ của nước sẽ thay đổi do trao đổi nhiệt với môi
trường xung quanh).
Cân máng cân (m2.2) để xác định khối lượng của KNO3 đã hoà tan (mhòa tan = m2.1 - m2.2).
Rửa nhiệt lượng kế:
Lấy con từ ra rồi nhấc nhẹ nhàng nhiệt lượng kế khỏi máy khuấy từ, đổ dung dịch
trong nhiệt lượng kế vào chậu được chuẩn bị sẵn, rửa sạch nhiệt lượng kế.
Đo sự biến thiên nhiệt độ của quá trình hoà tan CuSO4.5H2O và CuSO4 khan:
Làm tương tự như trên, ghi nhiệt độ trước và sau khi hoà tan, các giá trị khối lượng
m1.1, m1.2.
2

3
1
4

Hình 1: Ảnh chụp dụng cụ bài thí nghiệm nhiệt hoà tan, nhiệt hidrat
1. Bình hút ẩm. 2. Đầu dò nhiệt độ. 3. Nhiệt lượng kế.
4. Máy khuấy từ. 5. Núm điều chỉnh tốc độ quay con từ.

D. Xử lí kết quả

Khối lượng Khối lượng M Số mol


Muối máng + hoá máng khi đã (g/mol) (m/M) T1 T2 T
chất (g) lấy hoá chất (g)
KNO3 101
CuSO4.5H2O 250
CuSO4 khan 160

1. Xác định hằng số bình K.


2. Xác định nhiệt hoà tan H của CuSO4.5H2O và của CuSO4 khan.
3. Xác định nhiệt hidrat hoá muối CuSO4.

2
Bộ môn Hóa học lí thuyết và H óa lí Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

E. Câu hỏi.
1. Có cần phải cân chính xác 8, 10, 12 gam hoá chất hay không? Hay chỉ cần cân một
lượng xác định? Nếu cân một lượng CuSO4 khan và CuSO4.5H2O chênh lệch nhau nhiều
có được không? Tại sao?
2. Tại sao phải cho CuSO4 khan vào bình hút ẩm?
3. Tại sao phải dùng KNO3 để xác định hằng số bình với các chất khác có được không.

3
Bộ môn Hóa học lí thuyết và H óa lí Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Bài 2: ÁP SUẤT HƠI BÃO HOÀ CỦA CHẤT LỎNG

A. Mục đích
- Kiểm tra dạng tuyến tính của phương trình Clapeyron-Clausius.
- Xác định nhiệt hoá hơi của chất lỏng nghiên cứu.
B. Lý thuyết
Cân bằng lỏng hơi của một chất lỏng nguyên chất được xác định bằng phương trình
Clapeyron - Clausius dạng vi phân như sau:
dP H hh
= (1)
dT T (Vh − VL )
Đối với quá trình hoá hơi Vh lớn hơn rất nhiều VL. Do vậy có thể bỏ qua thể tích chất
lỏng. Nếu coi pha khí là lý tưởng, thay Vh=RT/P rồi tích phân hai vế phương trình ta có:
H hh
lnP = - +C (2)
RT
Phương trình (2) có dạng phương trình y = ax + b với:
H hh 1
a=- ; x= ; b=C
R T
1 H hh
Đồ thị của lnP phụ thuộc là một đường thẳng có độ dốc được xác định bằng - , qua
T R
đây xác định được nhiệt hoá hơi Hhh (J/mol) của chất lỏng nghiên cứu.

C. Tiến hành thí nghiệm


Trong thí nghiệm này chúng ta đo nhiệt độ sôi của chất lỏng ở các áp suất khác nhau.
Vậy chúng ta sẽ thay đổi áp suất hơi và đọc các giá trị nhiệt độ sôi ở mỗi áp suất tương ứng.
Kiểm tra hệ thống:
Để giữ được áp suất trong hệ ổn định, hệ thống phải kín.
Khoá các van thông với khí quyển, thay đổi áp suất trong hệ đến một giá trị khác với áp suất
khí quyển bằng máy hút chân không quay tay. Khi dừng quay nếu áp suất trong hệ ổn định
(cột thuỷ ngân không thay đổi) chứng tỏ hệ hoàn toàn kín. Mở khoá thông với khí quyển để
hệ thống trở về trạng thái ban đầu.

Sơ đồ bài thí nghiệm sẽ được giới thiệu cụ thể khi làm thí nghiệm tại phòng thí nghiệm
Hóa lý

Đo nhiệt độ sôi ở các áp suất khác nhau:

Mở nước làm lạnh trong ống sinh hàn.


Bật bếp điện đun sôi chất lỏng nghiên cứu (đun sôi nhẹ để tránh chất lỏng trào sang
các bộ phận khác), ghi giá trị nhiệt độ sôi ở áp suất khí quyển.
Đóng khoá thông với khí quyển, quay máy hút chân không để làm giảm áp suất của hệ
là 100 mmHg so với áp suất khí quyển (độ chênh lệch 2 cột thuỷ ngân trên áp kế là 100 mm).
Chờ cho giá trị nhiệt độ hiển thị trên nhiệt kế ổn định, ghi giá trị đó, đó chính là nhiệt độ sôi
của chất lỏng ở áp suất bằng (Pkq-100 mmHg).
Tiếp tục quay máy hút chân không để áp suất trong hệ giảm 200 mmHg, 300 mmHg
và 400 mmHg. Tại mỗi áp suất, đọc giá trị nhiệt độ sôi của chất lỏng tương ứng.
Mở khoá thông với khí quyển để tăng dần áp suất trong hệ và đọc giá trị nhiệt độ sôi ở
mỗi áp suất đó.
Nhiệt độ sôi ứng với mỗi áp suất là trung bình cộng của 2 lần đọc nhiệt độ.

4
Bộ môn Hóa học lí thuyết và H óa lí Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

D. Xử lý kết quả
Kết quả đo được tập hợp ở bảng sau:

Áp suất Hiệu 2 cột Áp suất 1


khí quyển thủy ngân hơi bão Nhiệt độ sôi lnP T
Pngoài/mm h/mm hoà t/oC T/K
Hg [atm]

1. Vẽ đồ thị lnP phụ thuộc 1/T trên giấy vẽ milimet hoặc excel trên máy tính.
2. Từ đồ thị xác định nhiệt hoá hơi của chất lỏng nghiên cứu.

E. Câu hỏi.
1. Nêu ý nghĩa từng bộ phận trong bài thí nghiệm này.
2. Dựa vào kết quả thí nghiệm, hãy dự đoán chất lỏng nghiên cứu là chất gì? Đó là chất
nguyên chất hay hỗn hợp các chất? Vì sao?

5
Bộ môn Hóa học lí thuyết và H óa lí Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Bài 3: CÂN BẰNG HOÁ HỌC TRONG DUNG DỊCH GIỮA KI VÀ I2

A. Mục đích
- Xác định Kcb của phản ứng KI + I2 KI3 và chứng minh Kcb tại một nhiệt độ
xác định không phụ thuộc vào nồng độ ban đầu của các chất phản ứng.
- Xác định Go của phản ứng KI + I2 KI3.
B. Cơ sở lí thuyết
Theo nhiệt động lực học, khi phản ứng KI + I2 KI3 đạt tới trạng thái cân bằng thì:
Kcb=
KI 3 
(chính xác hơn phải dùng hoạt độ).
KII 2 
Biến thiên thế đẳng áp: Go= - RTlnKcb.
CICCl 4

Giá trị hằng số phân bố: Kpb = H2 2 O (1)


CI 2
Trong đó: C CCl
I2
4
là nồng độ I2 trong CCl4 nằm cân bằng với nồng độ I2 trong H2O; C IH22O là
nồng độ I2 trong H2O. Các nồng độ này được xác định nhờ việc chuẩn trong lớp H2O và trong
lớp CCl4 được tách ra sau khi đã được lắc đều và để phân lớp.
Nồng độ [I2] được xác định nhờ vào biểu (1) và việc chuẩn độ I2 trong lớp dung dịch
KI và lớp CCl4 được tách ra sau khi đã được lắc đều và để phân lớp. Mặt khác khi ta chuẩn độ
dung dịch KI ta biết được tổng nồng độ [KI3] + [I2]. [I2] chúng đã biết ở trên từ đó ta xác định
được nồng độ [KI3]; biết nồng độ [KI3] và nồng độ KI ban đầu xác định được nồng độ [KI].
Hoá chất:
1) Dung dịch Na2S2O3 0,05N, 0,01N.
2) Dung dịch CCl4 bão hoà I2.
3) Dung dịch KI 0,1M, 0,05M.
C. Tiến hành thí nghiệm
Chuẩn bị 3 bình phản ứng:
Dùng pipet 5 mL lấy CCl4 bão hoà I2 (lưu ý không được cắm pipet sâu vào lọ hoá chất
vì I2 rắn ở đáy lọ sẽ làm tắc pipet) cho vào 3 bình nón có nút nhám được đánh số thứ tự 1, 2,
3. Dùng 3 pipet 25mL lấy nước cất và các dung dịch KI cho vào các bình như sau:
Bình 1: 5mL CCl4 bão hoà I2 + 25mL nước cất.
Bình 2: 5mL CCl4 bão hoà I2 + 25mL KI 0,1M.
Bình 3: 5mL CCl4 bão hoà I2 + 25mL KI 0,05M.
Đậy nắp các bình nón và lắc kỹ 25 phút (chú ý phải lắc tròn đều, một ngón tay giữ nút
nhám) để đạt được trạng thái cân bằng của I2 trong hai pha. Sau đó rót các dung dịch vào các
phễu chiết đã được đánh số tương ứng, đậy nắp, chờ 15 phút cho hỗn hợp phân lớp hoàn toàn
và tiến hành chiết từng phễu.
Chiết tách hai lớp dung dịch:
Chuẩn bị hai bình nón sạch trong đó có 1 bình khô để đựng lớp CCl4.
Mở nút phễu chiết, mở khoá để tách riêng mỗi lớp ra một bình nón (Chú ý: mở khoá
cho dung dịch chảy rất từ từ và bỏ lại một ít của lớp dưới). Tháo bỏ phần ranh giới giữa hai
lớp gồm phần còn lại của lớp dưới và một ít ở lớp trên). Sau đó tháo dung dịch lớp trên ra
bình nón thứ hai.
Chuẩn độ để xác định hàm lượng iot trong mỗi lớp dung dịch:
Lớp CCl4:
Buret đựng dung dịch Na2S2O3 0,05N dùng để chuẩn độ I2 trong lớp CCl4.
Dùng pipet 2 mL lấy 1 mL dung dịch I2 trong CCl4 (lớp dưới) vào một bình nón để chuẩn độ.
Điều chỉnh khoá buret sao cho dung dịch trên buret chảy từng giọt, giọt nọ nối tiếp giọt kia. Khi
lớp CCl4 chuyển sang màu hồng và lớp nước có màu vàng nhạt thì điều chỉnh dung dịch trên

6
Bộ môn Hóa học lí thuyết và H óa lí Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

buret chậm hơn. Khi lớp CCl4 chuyển từ hồng sang trong suốt thì dừng ngay lại (chú ý: đây là
sự chuẩn độ ở hai pha không hoà tan vào nhau, pha nước và pha CCl4, nên cần lắc kĩ trong
quá trình chuẩn độ). Đọc thể tích Na2S2O3 0,05 N trên buret.
Lặp lại hai lần nữa phép chuẩn độ này và lấy giá trị thể tích trung bình.
Lớp H2O:
Buret đựng dung dịch Na2S2O3 0,01N dùng để chuẩn độ I2 trong lớp H2O.
Dùng pipet 5mL lấy 5mL dung dịch cho vào một bình nón sạch và chuẩn độ. Chuẩn
độ đến khi dung dịch có màu vàng rơm thì dừng lại, cho thêm 1-2 giọt hồ tinh bột vào và
chuẩn độ tiếp với tốc độ chậm hơn. Khi dung dịch chuyển từ màu xanh tím sang không màu
thì dừng lại ngay. Ghi giá trị thể tích dung dịch Na2S2O3 0,01N trên buret
Lặp lại 2 lần nữa phép chuẩn độ này và lấy giá trị thể tích trung bình.
Các phễu chiết còn lại việc chiết cũng như chuẩn độ được tiến hành tương tự như phễu
chiết thứ nhất.
D. Xử lý kết quả

Phễu Lần chuẩn V(Na2S2O3) V(Na2S2O3) Tồng nồng độ Nồng độ I2


số độ 0,05N cho lớp 0,01N cho lớp I2 trong CCl4 trong H2O
CCl4 nước
1
1
2
3
1
2
2
3
1
3
2
3

1. Tính Kpb.
2. Tính các nồng độ I2, KI và KI3 lúc cân bằng rồi tính hằng số cân bằng Kcb đối với
phễu chiết 2 và 3.
3. Tính Go.
E. Câu hỏi.
1. Hằng số cân bằng và hằng số phân bố phụ thuộc và những yếu tố nào?
2. Phản ứng ta nghiên cứu xảy ra trong pha nào? Hay trên bề mặt phân cách pha?
3. Tại sao phải dùng Na2S2O3 để có nồng độ khác nhau để chuẩn độ 2 lớp khác nhau?
4. Tại sao không dùng chất chỉ thị khi chuẩn độ I2 trong CCl4?

7
Bộ môn Hóa học lí thuyết và H óa lí Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Bài 4: HẤP PHỤ

A. Mục đích
- Khảo sát sự hấp phụ phân tử CH3COOH trên ranh giới dung dịch - than hoạt tính ở
nhiệt độ phòng.
- Kiểm tra khả năng áp dụng phương trình đẳng nhiệt Freundlich.
B. Cơ sở lí thuyết
Sự hấp phụ là hiện tượng thay đổi nồng độ của chất ở trên ranh giới pha so với trong
lòng của pha. Sự hấp phụ phụ thuộc vào bản chất của chất hấp phụ và chất bị hấp phụ, phụ
thuộc vào nhiệt độ, vào nồng độ dung dịch (nếu sự hấp phụ xảy ra trong pha lỏng) và áp suất
(nếu sự hấp phụ xảy ra trong pha khí). Người ta phân biệt hai loại lực hấp phụ:
a) Lực có bản chất vật lý.
b) Lực có bản chất hoá học, chủ yếu biểu hiện khi sự hấp phụ xảy ra trên bề mặt vật
rắn. Khi đó, giữa vật rắn và các phân tử bị hấp phụ hình thành liên kết cộng hoá trị hoặc phối trí.
Dựa vào hai loại lực hấp phụ này người ta chia sự hấp phụ thành sự hấp phụ vật lý và
sự hấp phụ hoá học. Sự hấp phụ vật lý ít phụ thuộc vào nhiệt độ; trong khi đó sự hấp phụ hoá
học lại phụ thuộc khá nhiều vào nhiệt độ.
Sự hấp phụ từ dung dịch có thể được biểu thị bằng phương trình đẳng nhiệt hấp phụ
của Freundlich:
1
x
= aC n (1)
m
trong đó x là lượng chất bị hấp phụ bởi chất hấp phụ có khối lượng m và nằm cân bằng với
dung dịch có nồng độ chất tan C, a và n là những hằng số đặc trưng cho một quá trình hấp
phụ xác định.
Từ phương trình (1) nếu lấy logarit hai vế ta có:
x 1
lg = lga + lgC (2)
m n
x
Phương trình (2) có dạng y = ax + b. Với các giá trị và C khác nhau, vẽ đồ thị sự
m
x
phụ thuộc lg vào lgC từ đó ta xác định được n, a dựa vào đồ thị.
m
C. Tiến hành thí nghiệm
Hoá chất:
1) Dung dịch NaOH 0,1M.
2) Dung dịch axit axetic 2M.
3) Phenolphtalein.
4) Than hoạt tính.
Chuẩn bị 6 bình nón đánh số thứ tự từ 1 đến 6. Lấy 20 mL axit axetic 2M cho vào
bình định mức 100mL, thêm nước cất đến vạch mức, lắc thật đều (dùng ngón tay trỏ giữ nút
bình định mức, các ngón tay còn lại giữ cổ bình định mức, tay kia giữ thân bình và lắc ngược
bình). Dùng pipet lấy 50mL dung dịch từ bình định mức vào bình nón số 1, ta được dung dịch
nồng độ 0,4M. Thêm tiếp nước cất vào bình định mức với phần dung dịch còn lại cho tới vạch
mức, rồi lại lắc đều, tiếp đó lại lấy 50mL từ bình định mức vào bình nón số 2 ta được dung
dịch nồng độ 0,2M. Cứ lặp lại như trên đến khi 6 bình nón mỗi bình chứa 50mL dung dịch có
nồng độ từ 0,4M đến 0,0125M. Chuẩn bị 6 bình nón tương tự được đánh số từ 1−6, lấy 10mL
từ mỗi bình nón chứa 50mL dung dịch vừa pha cho vào các bình nón tương ứng, tiếp đó cho
thêm 1−2 giọt phenolphtalein. Chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,1M đến khi dung dịch xuất
hiện màu hồng bền thì dừng lại, ghi thể tích dung dịch NaOH 0,1M trên buret.

8
Bộ môn Hóa học lí thuyết và H óa lí Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Cân 1g than hoạt tính trên cân kỹ thuật rồi cho vào mỗi bình nón còn lại 40mL dung
dịch ở trên. Lắc tròn đều mỗi bình 20 phút, chờ 10 phút cho dung dịch lắng sau đó đem đi lọc
ra các bình nón có số thứ tự tương ứng (chú ý: giấy lọc cần gấp làm nhiều nếp cho quá trình
lọc được nhanh). Dung dịch sau khi lọc được đem đi chuẩn độ lại, mỗi lần lấy 10mL đi chuẩn
độ, các bước chuẩn độ tương tự như trên.
D. Xử lý kết quả
Kết quả thực nghiệm được ghi vào bảng:

Nồng độ VNaOH VNaOH


Bình CH3COOH trước hấp phụ Sau hấp phụ x x x lgC
lg
số (M) Vo/mL V/mL m m

1 0,4
2 0,2
3 0,1
4 0,05
5 0,025
6 0,0125

x
Vẽ đồ thị lg theo lgC rồi từ đồ thị suy ra a và n.
m
(Chú ý: x là số mol CH3COOH bị hấp phụ trong 40mL dung dịch CH3COOH)
E. Câu hỏi
1. Hấp phụ là gì? Trong bài này than hấp phụ axit hay axit hấp phụ than?
2. Có mấy loại hấp phụ? Người ta phân biệt chúng như thế nào?
3. Theo em sự hấp phụ axit axetic trên than hoạt tính thuộc loại hấp phụ nào?

9
Bộ môn Hóa học lí thuyết và H óa lí Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Bài 5: SỨC CĂNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG NGUYÊN CHẤT

A. Mục đích
- Xác định bán kính của ống mao dẫn bằng nước cất.
- Xác định sức căng bề mặt của các chất lỏng nguyên chất: etanol và etylenglycol ở
nhiệt độ phòng.
B. Cơ sở lý thuyết
Sức căng bề mặt  là công cần thiết để làm tăng bề mặt lên một đơn vị diện tích.
G
 = ( ) P,T (1)
A
Trong đó A là diện tích, G là năng lượng Gibbs. Trong hệ SI  có đơn vị là N/m. Để
xác định sức căng bề mặt người ta sử dụng phương pháp áp suất bọt khí theo đó bọt khí
(không khí) được làm xuất hiện ở đầu của một mao quản nhúng vào chất lỏng nghiên cứu
bằng một áp suất đủ để đẩy bọt khí ra khỏi mao quản. Sức căng bề mặt được tính từ áp suất
cần phải tăng để đẩy bọt khí khỏi mao quản, từ bán kính mao quản và từ độ nhúng sâu của
mao quản vào chất lỏng.
Áp suất tạo bọt khí ở đầu mao quản gồm hai hợp phần: áp suất thuỷ tĩnh Ph được xác
định bằng công thức:
Ph = h..g. (2)
với h là độ nhúng sâu của mao quản trong chất lỏng,  là tỉ trọng của chất lỏng, g là gia tốc
trọng trường (g = 9,807m/s2) và áp suất mao dẫn P được xác định bằng công thức:

P = 2 (3)
r
với r là bán kính mao quản.
Áp suất cực đại đọc trên áp kế chính là áp suất cần để làm bọt khí xuất hiện ở đầu mao
quản nhúng trong chất lỏng.

Pmax = 2 + hg (4)
r
Từ đây suy ra :
r
= (Pmax - hg) (5)
2
Nếu bán kính mao quản r chưa biết một cách chính xác thì đại lượng này có thể được
xác định nhờ việc sử dụng một chất lỏng có  đã biết. Thực vậy từ (5) ta có:
2
r= (6)
Pmax − hg
Chất lỏng được dùng xác định bán kính mao quản r là nước cất có  = 71,99.10-3 N/m.
Trong công thức (6) Pmax là hiệu hai nhánh chất lỏng (nước) chứa trong áp kế hình chữ U, tính
bằng mm. Đối với trường hợp trong áp kế hình chữ U đựng nước cất, mỗi thì 1mm ứng với
9,798N/m2.

C. Tiến hành thí nghiệm


1) Xác định bán kính mao quản r:
Thiết bị được lắp sẵn ở phòng thí nghiệm (như hình bên) gồm 1 lọ chứa khoảng 1/3
thể tích nước, ống nối hai lọ nước không được có không khí, bình dưới chứa khoảng 2/3 thể
tích, các chỗ nối phải kín. Nước trong áp kế hình chữ U nằm ở vạch 0.
Đổ nước cất vào cốc 250 mL đến khoảng 1/3 thể tích. Đặt trên giá đỡ rồi dùng núm
vặn giá đỡ nâng cao dần cốc nước cho tới khi đầu pipet Pasteur gắn với mao quản vừa chạm

10
Bộ môn Hóa học lí thuyết và H óa lí Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

mặt nước; như vậy độ sâu mao quản trong nước đó đạt chỉ số 2,48.10-2 m. Việc điều chỉnh áp
suất cần thiết trong thiết bị đo được thực hiện nhờ các lọ đựng nước được nối với nhau theo
nguyên tắc bình thông nhau. Áp suất cần thiết cho sự tạo bọt khí được sinh ra từ sự nâng dần,
rất chậm giá nâng trên đó có đặt lọ nước. Xác định nhanh hiệu hai cột chất lỏng trên áp kế
trước khi bọt khí ló ra khỏi đầu mao quản nhúng trong chất lỏng. Bán kính r được xác định
theo (6). Chú ý: khi bọt khí bắt đầu ló ra đầu mao quản thì đọc nhanh hiệu hai cột nước.
2) Xác định sức căng bề mặt của etanova và etylenglycol :
Cách tiến hành tương tự như đối với nước. Từ bán kính r xác định được ở trên và sử
dụng công thức (5) để xác định sức căng bề mặt của etanol và etylenglycol.
Chú ý: đối với mỗi chất lỏng dùng một bộ mao quản riêng, cốc đựng riêng. Sau khi làm xong
đổ lại etanol, etylenglycol vào bình, và dùng nắp đậy cốc (không rửa cốc).

Hình 2: Thiết bị xác định sức căng bề mặt


D. Xử lý kết quả

Dung môi H2O C2H5OH C2H4(OH)2

Hiệu hai cột nước (mm)

Cho các dữ kiện:


Tỉ trọng  ở 25oC của: nước = 0,9970.103 kg/m3;
Etanol = 0,783.103 kg/m3;
Etylenglycol = 1,1088.103 kg/m3;

E.Câu hỏi
1. Thế nào là sức căng bề mặt? Sức căng bề mặt phụ thuộc và yếu tố nào.
2. Để xác định sức căng bề mặt của rượu etylic và etylenglycol người ta làm thế nào?

11
Bộ môn Hóa học lí thuyết và H óa lí Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Bài 6: PIN NỒNG ĐỘ KHÔNG TẢI

A. Mục đích
- Sử dụng pin nồng độ không tải làm từ hai điện cực Ag+Ag để xác định tích số tan
của muối các muối AgCl, AgBr và AgI.

B. Cơ sở lý thuyết
Pin nồng độ có thể được viết như sau:
Ag(s) AgX(s), KX(aq)  AgNO3(aq)Ag(s) (1)
Sức điện động được quy ước bằng thế điện cực phải trừ thế điện cực trái
RT RT RT a Ag + , p
E = P - T =  0Ag + /Ag + lna Ag + , p -  0Ag + /Ag - lna Ag + , T = ln
F F F a Ag + ,T
(2)
a Ag + , p ; a Ag + , T : là hoạt độ của ion Ag+ trong dung dịch AgNO3 và trong dung dịch
AgX, KX.
Theo định nghĩa:
TAgX = a Ag+ × a X − (3).
Trong (2) a Ag + , T được quyết định bằng TAgX và nồng độ của X- trong dung dịch chứa
AgX, KX. Do đó từ (2) và (3) ta có:
RT a Ag + , p  a X − ,T
E= ln (4)
F TAgX
Biến đổi (4) ta có:
EF
lnTAgX = ln(a Ag + , p × a X − , T ) - (5).
RT
Giá trị của TAgX được xác định từ những giá trị sức điện động đo được trong các phép
đo tương ứng với các giá trị nồng độ của dung dịch AgNO3 , KX đã cho.

Giá trị hoạt độ của các ion ở các nồng độ khác nhau
C a Ag + A Cl − a Br −
0,1 0,0734 0,0770 0,0772
0,01 0,00897 0,00902 0,00903
0,001 0,000964 0,000965 0,000965

C. Tiến hành thí nghiệm


Hoá chất
1) Dung dịch AgNO3 0,1M
2) Dung dịch KNO3.
3) Dung dịch HNO3 0,5M.
4) Dung dịch KCl 0,1M;
5) Thanh bạc.

12
Bộ môn Hóa học lí thuyết và H óa lí Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

2 4
1

Hình 3: Sơ đồ thiết bị đo sức


điện động của pin nồng độ
không tải. (1) vôn kế hiện số,
(2) đầu dò đo nhiệt độ, (3) dây
3 nối với điện hai điện cực bạc,
(4)cầu muối.
Tiến hành
1. Chuẩn bị dung dịch thí nghiệm
- Dung dịch KX: rót khoảng 40 mL KX 0,1M ra cốc 50mL đã có nhãn. Dùng pipet 5
mL lấy 5 mL dung dịch KX 0,1M cho vào bình định mức 50 mL, cho thêm nước
cất tới vạch mức, đậy nút và lắc đều ta được dung dịch KX 0,01M. Đổ ra cốc
50mL có nhãn tương ứng. Tráng bình định mức bằng nước cất và dùng pipet lấy
5mL dung dịch KX 0,01M cho vào, thêm nước cất tới vạch định mức rồi lại lắc
đều ta được dung dịch KX 0,001M. Đổ dung dịch vừa pha ra cốc 50 mL có nhãn
tương ứng.
- Đối với dung dịch AgNO3 0,1M ta cũng tiến hành các bước như trên cuối cùng ta
được 3 cốc dung dịch AgNO3 với nồng độ lần lượt 0,1 M; 0,01 M; 0,001 M. Dùng
pipet Pasteur cho vào mỗi cốc dung dịch KX 1-2 giọt dung dịch AgNO3 0,1M. Lấy
hai thanh Ag ngâm vào dung dịch HNO3 vài phút để làm sạch sau đó tráng bằng
nước cất và lắp vào kẹp cá sấu. Cho nước cất vào 1 cốc 250 mL và 2 cốc 50 mL để
rửa các điện cực và cầu muối sau mỗi lần đo.

2. Tiến hành đo.


Lấy 1 cốc dung dịch AgNO3 0,001 M và 1 cốc dung dịch KX 0,001 M đã chuẩn bị ở
trên. Hạ giá nâng để mỗi thanh bạc nhúng vào một cốc dung dịch muối sao cho thanh bạc nối
với dây dẫn cắm vào lỗ cắm màu đỏ nhúng vào cốc dung dịch KX. Lấy cầu muối từ dung dịch
KNO3 và tráng bằng nước cất rồi nhúng mỗi đầu cầu muối vào một cốc dung dịch. Bật máy
đo và chỉnh sang chế độ đo sức điện động (bấm nút mV ở hàng thứ hai). Đọc kết quả trên màn
hiện số. Tắt máy, lấy cầu muối ra nhúng hai đầu vào hai cốc nước 50 mL, rồi nhúng tiếp vào
cốc 250 mL, sau đó ngâm vào cốc dung dịch KNO3, nâng giá đỡ điện cực lên và lấy các cốc
ra. Rửa điện cực bạc giống như cầu muối 1, dùng giấy lọc thấm khô điện cực bạc trước khi đo
cặp dung dịch khác.
Các dung dịch còn lại ghép các cặp điện cực theo yêu cầu của thí nghiệm và tiến hành
đo tương tự.
Nhiệt độ thí nghiệm được đọc trên nhiệt kế ở phòng thí nghiệm.

1
Chú ý: Giữa các lần đo nhớ rửa sạch cầu muối để tránh sự trộn lẫn của các ion X - vào cốc chứa dung dịch
AgNO3 và không được lật ngược hoặc nghiêng cầu muối tránh bọt khí chui vào làm cho cầu muối mất tác dụng.

13
Bộ môn Hóa học lí thuyết và H óa lí Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

D. Xử lý kết quả

Kết quả thí nghiệm được ghi theo bảng. Từ các giá trị sức điện động áp dụng phương
trình (5) tính được các giá trị TAgCl.

AgNO3 KCl aAg+ aCl- E Ksp


(mol L-1) (mol L-1) (mV)
0,001 0,001
0,1 0,001
0,01 0,01
0,001 0,1
0,1 0,1

AgNO3 KBr aAg+ aBr- E Ksp


(mol L-1) (mol L-1) (mV)
0,001 0,001
0,1 0,001
0,01 0,01
0,001 0,1
0,1 0,1

14
Bộ môn Hóa học lí thuyết và H óa lí Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Bài 7: SỨC ĐIỆN ĐỘNG VÀ THẾ ĐIỆN CỰC


A. Mục đích
- Đo sức điện động của pin điện.
- Ứng dụng của việc đo sức điện động để xác định thế điện cực của một điện cực, để xác
định pH của một axit.
B. Lý thuyết
Pin điện là một hệ điện hoá gồm 2 điện cực ghép vào nhau theo nguyên tắc điện cực âm
(nơi xảy ra phản ứng oxy hoá) ở bên trái của pin còn điện cực dương (nơi xảy ra phản ứng khử)
thì được ghi ở bên phải của pin điện. Thí dụ: pin Daniell có sơ đồ mạch:
(-) Zn  ZnSO4 (C1)  CuSO4 (C2) Cu (+)
Ở sơ đồ trên, một vạch chỉ ranh giới phân chia kim loại dùng làm điện cực và dung dịch
chứa ion kim loại đó; hai vạch chỉ ranh giới phân chia hai dung dịch điện phân, tại đây thế
khuếch tán đã bị loại trừ.
Hiệu thế đo được ở hai đầu điện cực của pin điện khi trong mạch không có dòng điện
lưu thông được gọi là sức điện động E, khi đó ở cực âm có cân bằng:
Zn - 2e Zn2+ (quá trình oxy hoá) (1)
Và ở cực dương có cân bằng:
Cu2+ + 2e Cu (quá trình khử) (2)
Phản ứng đối với pin là sự tổ hợp hai phản ứng (1) và (2):
Zn + Cu2+ Zn2+ + Cu
Sức điện động E của pin có thể được tính theo phương trình Nernst:
0,059  Zn 
2+
0
 Cu 2+ 
E=E - lg
2
Với Eo là sức điện động chuẩn, là sức điện động khi [Zn2+] = [Cu2+] =1 M.
Tại ranh giới phân chia điện cực kim loại và dung dịch xuất hiện một hiệu thế được gọi là
thế điện cực kí hiệu là . Thế điện cực  cũng được tính dựa vào phương trình Nernst đối với điện
cực Zn và Cu ở trên. Đối với điện cực Zn:
0,059
 Zn 2+ /Zn = o Zn 2+ /Zn + lg[Zn2+]
2
0,059
Một cách tương tự đối với điện cực Cu:  Cu 2+ /Cu =  o Cu 2+ /Cu + lg[Cu2+]
2
Hiệu giữa thế điện cực ở bên phải sơ đồ mạch (điện cực Cu) và thế điện cực ở bên trái
sơ đồ mạch (điện cực Zn) bằng sức điện động E:
 
0,059 Zn 2+
E =  2 + -  2 + =(o 2+ - o 2+ ) -
Cu /Cu Zn /Zn Cu /Cu Zn /Zn 2  
lg
Cu 2+
Thế điện cực là một đại lượng không đo được nhưng có thể đo được thế điện cực một
cách tương đối bằng cách đo sức điện động E của một pin điện cấu tạo bởi một điện cực có thế
phải xác định và một điện cực có thế đã biết; điện cực này được gọi là điện cực so sánh. Điện cực
so sánh thường được dùng trong phòng thí nghiệm là điện cực calomel có sơ đồ:
KCl bão hòa  Hg,Hg2Cl2 (r) với  cal = 0,24 V
Thí dụ muốn xác định Cu ta ghép điện cực Cu với điện cực calomel như sau:
(-) Hg, Hg2Cl2  KClbão hòa  CuSO4 (C)  Cu (+)
Sức điện động E =  2+ -  cal =  2+ - 0,24 →  2+ = E + 0,24
Cu /Cu Cu /Cu Cu /Cu
Muốn xác định thế điện cực Zn ta lập sơ đồ pin
(-) Zn  ZnSO4 (C)  KClb.h  Hg2Cl2 , Hg (+)
Sức điện động đo được E =  cal -  2+ n→  2+ = 0,24 -E
Zn /Zn Zn /Zn

15
Bộ môn Hóa học lí thuyết và H óa lí Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Chú ý: sức điện động E bao giờ cũng là một đại lượng dương. Thế điện cực  có thể
dương hoặc âm.
Để xác định pH của một dung dịch axit người ta dùng một điện cực có thế phụ thuộc nồng
độ H . Phòng thí nghiệm thường dùng điện cực quinhiđron có sơ đồ như sau:
+

C6H4O2 , C6H4(OH)2, H+ Pt


Ứng với phản ứng điện cực: C6H4O2 + 2e + 2H+ = C6H4(OH)2
Thế điện cực: Q =  oQ + 0,059lg[H+] =  oQ - 0,059pH.
Khi ghép điện cực này với điện cực calomel theo sơ đồ mạch
(-) Hg, Hg2Cl2  KClb.h  H+, C6H4O2 , C6H4(OH)2 Pt (+)
Và đo sức điện động E thì: E =  Q-  cal =  oQ - 0,059pH - 0,24 = 0,7 - 0,059pH - 0,24
0,7 − 0,24 − E
→ pH =
0,059
C. Tiến hành thí nghiệm
Hoá chất:
1) Dung dịch CuSO4 0,1M. 2) Dung dịch ZnSO4 0,1M.
3) Dung dịch CuSO4 0,01M. 4) Cốc đựng hỗn hợp Hidroquinon, quinon, H+ cần xác định.
1. Chuẩn bị điện cực
- Điện cực Cu: đổ nửa cốc 50mL dung dịch CuSO4 0,1M rồi nhúng vào đó một tấm đồng
đã đánh sạch bằng giấy ráp.
- Điện cực Zn: nhúng tấm kẽm đã đánh sạch vào dung dịch ZnSO4 0,1M.
2. Đo sức điện động của pin được ghép bởi hai điện cực Cu, Zn
Dùng cầu muối nối hai dung dịch CuSO4 và ZnSO4 và nối cực Cu với cực dương của máy
đo còn cực Zn nối với cực âm của máy đo. Đọc và ghi lại giá trị sức điện động E.
3. Đo sức điện động của pin nồng độ có sơ đồ:
(-) Cu  CuSO4 (0,01M)  CuSO4 ( 0,1M) Cu (+)
4. Xác định các thế điện cực
- Thế điện cực đồng: dùng hai điện cực Cu vừa đo xong ở trên để ghép với điện cực
calomen (có sẵn ở phòng thí nghiệm). Đo tương tự như trên rồi ghi lại giá trị E (cực Cu nối với
đầu dương, cực calomen nối với đầu âm của máy đo).
- Thế điện cực kẽm Zn 2+ / Zn : dùng điện cực Zn đã đo xong ở trên để ghép với điện cực
calomen rồi tiến hành đo và ghi lại giá trị E (cực Zn nối vào đầu âm, cực calomen nối vào đầu
dương của máy đo).
5. Đo pH của dung dịch HCl.
Chế tạo điên cực Quinhidron: nhúng điện cực Pt vào cốc dựng hỗn hợp đồng phân tử
Hidroquinon, quinon trong dung dịch axit HCl (đã có ở phòng thí nghiệm).
Đo sức điện động E: ghép điện cực vừa chế tạo xong với điện cực calomen rồi đo sức điện
động E (điện cực calomen nối với đầu âm, điện cực quinhidron nối với đầu dương của máy đo).
Chú ý: Các dung dịch muối trong bài này dùng xong không được đổ đi mà đổ vào trong bình
đựng tương ứng để dùng lại cho buoir sau.
D. Xử lí kết quả thực nghiệm
Tập hợp kết quả đo và tính toán vào bảng sau:
Pin điện E/V /V /V tính theo Nernst pH
(-)ZnZnSO4(0,1M)CuSO4(0,1M)Cu (+)
(-)CuCuSO4(0,01M)CuSO4(0.1M)Cu(+)
(-)Hg,Hg2Cl2KClb.hCuSO4(0,1M)Cu(+)
(-)ZnZnSO4(0,1M)KClb.hHg2Cl2,Hg(+)
(-)Hg,Hg2Cl2KClb.hH+, QinhidronPt(+)

16
Bộ môn Hóa học lí thuyết và H óa lí Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Bài 8: SỐ TẢI

A. Mục đích
Xác định số tải của ion NO 3− và của ion H+ trong dung dịch axit nitric 0,1M bằng phương
pháp Hittorf.

B. Cơ sở lý thuyết
Trong dung dịch điện phân, cation và anion cùng tham gia vào sự truyền điện tích (q). Số
tải t+ và t- được biểu diễn bằng phương trình (1) và (2) đặc trưng cho dòng điện (I+, I-) và điện
tích dịch chuyển (q+, q-) do mỗi loại ion tải đi trong quá trình điện phân.
I+ q+ u+ +
t+ = = = = (1.1)
I + + I − q+ + q− u + + u −  + +  −
I− q− u− −
t− = = = = (1.2)
I + + I − q+ + q− u + + u −  + +  −
Từ phương trình (1.1) và (1.2), cộng số tải của hai loại ion ta được:
t+ + t- = 1 (2)
Do sự di chuyển của n −w mol ion nitrat với điện tích là q=n-w.F đi vào và ra từ các
điện cực, lượng các anion ( n−K / A ), cation ( n+K / A ) và chất điện phân ( n K / A ) trong khu
anot và khu catot thay đổi trong quá trình điện phân theo hệ thức:
q
n−K = n+K = n K = − − (3.1)
F
q
n−A = n+A = n A = − (3.2)
F
Từ đây có thể xác định được lượng điện tích do các anion tải được q-. Tuy nhiên, để
tránh sai số, nên xác định lượng chất thay đổi trên cả hai điện cực và tính q- bởi phương trình
liên hệ thu được từ (3.1) và (3.2):
q−
=
(
n A − n K ) (4)
F 2
Tổng điện tích đi qua mạch q = q+ + q- có thể được xác định từ sự thay đổi khối
lượng của các điện cực ở Culông kế đồng mắc nối tiếp theo định luật Faraday:

(
q Z R m K − m A
=
) (5)
F 2M
trong đó: mK, mA: độ thay đổi khối lượng của đồng trên catot và anot tương ứng.
M: khối lượng mol của đồng ( 63,54g/mol)
ZR: = 2, là số điện tích dịch chuyển của phản ứng
Thay các hệ thức (4) và (5) vào phương trình (1.2) ta tính được số tải của anion theo
công thức sau:
M (n A − n K )
t− =
Z R (m K − m A )
(6)

Sự thay đổi lượng chất điện phân nK và nA trong phép tính này có thể tính được nhờ
phương trình sau:
n K/A
=V 
(
K / A C1 V1
K/A
)
− V10
(7)
V2
trong đó: VK/A: thể tích của khu catot và anot

17
Bộ môn Hóa học lí thuyết và H óa lí Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

V 10 , V 1K / A : lượng tiêu thụ NaOH (C1=0,1 mol/L) trong sự trung hoà của 5mL(V2) chất điện
phân trước (V 10 ) và sau quá trình điện phân từ các khu catot (V 1k ) và khu anot (V 1A ) tương ứng.

C. Tiến hành thí nghiệm


Cho vào bình chữ U kép dung dịch HNO3 0,1M. Sau khi gắn các điện cực than vào vị
trí, điều chỉnh mức của chất điện phân trong ba ống của bình chữ U kép đến vạch đánh dấu.
Nhúng bình hình chữ U kép vào cốc đựng đầy nước sao cho vạch đánh dấu chìm trong nước
(để điều nhiệt), cố định bình chữ U kép.
Cân catot và anot của Culông kế bao gồm các miếng đồng lá và ghi khối lượng của
chúng, gắn vào giá đỡ điện cực bằng các ốc vặn và nhúng vào cốc thuỷ tinh chứa dung dịch
axit sunphuric/ CuSO4 0,5M. Nối Culông kế này nối tiếp với bình chữ U kép và đồng hồ vạn
năng.
Tiến hành điện phân với dòng điện 50 mA (khoảng 60 đến 90 phút và dòng điện được giữ
không đổi trong thời gian này). Tính thời gian từ lúc bắt đầu điện phân bằng đồng hồ bấm giây.
Trong thời gian điện phân, ta kiểm tra nồng độ đầu của HNO3 bằng cách chuẩn độ 5mL
dung dịch HNO3 bằng NaOH 0,1M với chất chỉ thị là metyl đỏ (chuyển mầu từ đỏ sang vàng).
Kết thúc quá trình điện phân, ta lấy mẫu 5mL dung dịch trong khu anot và 5mL dung
dịch trong khu catot của bình chữ U kép để chuẩn độ xác định nồng độ của chúng (chú ý: lấy
dung dịch trong khi điện trường vẫn được cung cấp). Ngay sau đó ngắt dòng điện và ghi chính
xác thời gian điện phân.
Rửa sạch các điện cực đồng của Culông kế bằng nước và axeton, hong khô trong
không khí và cân để xác định khối lượng thay đổi.
Đổ dung dịch trong bình chữ U kép ra, rồi cho nước vào để xác định thể tích của khu
anot và khu catot (chú ý: tính cả thể tích của các điện cực khi nhúng vào).

D. Xử lý kết quả
Tính t- và t+ theo các công thức (6) và (2).

18
Bộ môn Hóa học lí thuyết và H óa lí Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Bài 9: ĐỘNG HỌC CỦA PHẢN ỨNG BẬC NHẤT SỰ THUỶ PHÂN ESTE
ETYLAXETAT TRONG MÔI TRƯỜNG AXIT

A. Mục đích
- Xác định hằng số tốc độ phản ứng thuỷ phân etyl axetat trong môi trường axit ở nhiệt
độ phòng.
- Xác định thời gian nửa phản ứng.

B. Lý thuyết
Phản ứng thuỷ phân este trong môi trường axit:
H O+
CH3COOC2H5 + H2O ⎯⎯
3
⎯→ CH3COOH + C2H5OH
Tuân theo quy luật động học bậc nhất với hằng số tốc độ được xác định bằng phương trình.
1 a
k = ln [phút]-1
t a−x
Với a là nồng độ đầu của este, x là nồng độ este chuyển hoá sau thời gian t phút.
Vì axit axetic được tạo ra trong phản ứng nên xác định lượng axit này sẽ giúp tính
được k. Lượng axit sinh ra được xác định bằng phương pháp chuẩn độ axit bazơ với chất chỉ
thị là phenolphtalein. Gọi V0, Vt , V là những thể tích NaOH để chuẩn độ axit ở thời điểm
đầu, thời điểm t, thời điểm kết thúc phản ứng thì:
a tỉ lệ với hiệu V -V0
(a-x) sẽ tỉ lệ với hiệu V -Vt
1 V − V0
vậy k = ln  [phút]-1 (1)
t V − Vt
Thời gian nửa phản ứng (chu kì bán huỷ) t1/2 được xác định bằng công thức:
0,693
t1/2 = [phút] (2)
k

C. Tiến hành thí nghiệm


Hoá chất:
1) Dung dịch HCl 0,2N. 3) Etylaxetat.
2) Dung dịch NaOH 0,05N 4) Chỉ thị phenolphtalein.

1. Cho vào 3 bình nón không nhám mỗi bình khoảng 30mL nước cất bằng ống đong, rồi
ngâm vào chậu nước đá.
2. Rót khoảng 1/2 cốc dung dịch NaOH 0,05N đổ vào buret qua phễu đến quá vạch 0 từ 1 đến
2cm (chú ý nâng phễu để không khí thoát ra). Lấy phễu ra, mở khoá buret chỉnh về vạch 0
(chú ý mở nhanh để đuổi hết khí ở phần dưới khoá đến đầu mút buret).
3. Dùng pipet lấy 50mL dung dịch HCl 0,2N cho vào bình nón có nút nhám, cho tiếp 5mL
etylaxetat vào, lắc đều và lấy ngay 2mL hỗn hợp cho vào 1 bình nước lạnh đã chuẩn bị trước,
cho vào vài giọt phenolphtalein và chuẩn độ.
Kiểm tra vạch 0 của buret rồi mới chuẩn độ. Tay trái mở khoá buret cho dung dịch
chảy từ từ, tay phải cầm bình nón lắc đều cho đến khi dung dịch xuất hiện màu hồng bền thì
dùng lại. Ghi giá trị thể tích trên buret (V0). Sau 15, 30, 45, 60 phút cũng lấy 2mL hỗn hợp
cho vào bình nước lạnh và đem đi chuẩn độ, và ghi các giá trị thể tích (Vt)
Để xác định V , cho con từ vào bình phản ứng thay nút nhám bình phản ứng bằng
ống sinh hàn hồi lưu ,đặt bình phản ứng vào nồi nước, đặt lên máy khuấy từ có gia nhiệt, giữ

19
Bộ môn Hóa học lí thuyết và H óa lí Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

nhiệt độ ở 700C - 800C. Cho máy làm việc điều chỉnh núm khuấy từ cho tốc độ phù hợp,
khoảng 30 phút để thuỷ phân este được hoàn toàn. Lấy 2mL hỗn hợp đã được làm nguội vào
bình nón có chứa 30mL nước cất và chất chỉ thị, tiến hành chuẩn độ như đã làm ở trên. Ghi
lại thể tích NaOH (V).

D. Xử lý kết quả
Kết quả tính được tập hợp thành bảng:

Thời gian
V0 Vt V V − V0
lấy mẫu ln K t1/2
V − Vt
[phút] [mL] [mL] [mL]
0
15
30
45
60

Tính k theo công thức (1) và t1/2 theo công thức (2).

20
Bộ môn Hóa học lí thuyết và H óa lí Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Bài 10: ĐỘNG HỌC CỦA PHẢN ỨNG BẬC 2, PHẢN ỨNG IỐT HOÁ AXETON
ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ TỚI TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG

A. Mục đích
- Xác định hằng số tốc độ của phản ứng bậc hai ở 2 nhiệt độ (nhiệt độ phòng và trên
nhiệt độ phòng 10oC)
- Xác định năng lượng hoạt hoá của phản ứng Iốt hoá axeton.

B. Lý thuyết
Phản ứng Iốt hoá axeton trong môi trường axit là phản ứng bậc 2, diễn ra theo phương
trình phản ứng tổng quát:
H O+
H3C CO CH3 + I2 ⎯⎯
3
⎯→ H3C CO CH2I + H+ + I-
Iốt hoá axeton diễn ra theo 2 giai đoạn:
1. Enol hoá thuận nghịch của axeton
+
H
H3C-C-CH3 H3C-C=CH2 (chậm)
OH
O
dạng xêtô dạng enol
2. Phản ứng giữa I2 và dạng enol của axêtôn.
+
H3C-C=CH2 + I2 H3C-C-CH2I + H + I (nhanh )

OH O

Theo quy luật động học, tốc độ của phản ứng tổng quát được quyết định bởi tốc độ của
giai đoạn chậm nhất. Như vậy việc xác định hằng số tốc độ phản ứng iốt hoá axêtôn trở thành
việc xác định hằng số tốc độ của phản ứng chuyển hoá từ dạng xêtô của axêtôn sang dạng
enol của axêtôn. Sự chuyển hoá này diễn ra trong môi trường axit do đó tốc độ phản ứng iốt
hoá axêtôn phụ thuộc vào nồng độ axêtôn và nồng độ axit, không phụ thuộc vào nồng độ Iốt.
Vì phản ứng sinh ra axit HI nên hằng số tốc độ của phản ứng tuân theo công thức:
1 C A (C H + + C x )
[phút-1 L mol-1].
t (C A + C H + ) C H + (C A − C x )
k= ln

2,303 C A (C H + + C x )
Hoặc k = [phút-1 L mol-1]
t (C A + C H + ) C H + (C A − C x )
lg

Với CA, C H + là nồng độ đầu của axêtôn và của axit.


Cx là nồng độ của axêtôn bị chuyển hoá sau thời gian t.
Khi xác định hằng số tốc độ ở 2 nhiệt độ T1 và T2, năng lượng hoạt hoá sẽ được xác
định từ phương trình:
kT E 1 1 
ln 2 =  − 
kT1 R  T1 T2 

kT2 E 1 1
hoặc lg =  − 
kT1 2,303R  T1 T2 

khi R = 8,314 J/K mol thì E tính ra J/mol ;

21
Bộ môn Hóa học lí thuyết và H óa lí Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

C. Tiến hành thí nghiệm

1. Cho hỗn hợp vào 2 bình định mức 250mL sạch, mỗi bình 25mL HCl 1N, 25mL dung
dịch iot 0,1N, tiếp đó thêm nước cất vào sao cho mức nước trong bình dưới vạch định
mức khoảng 3cm, đậy nút, lật ngược các bình định mức và lắc đều.

2. Cho bình thứ nhất vào máy điều nhiệt, cắm phích cắm của máy điều nhiệt vào nguồn điện,
bật công tắc tròn xanh cho máy hoạt động. Không điều chỉnh núm đặt nhiệt độ (đã được
PTN đặt trước). Nhiệt độ chính xác ở chậu của máy điều nhiệt được đọc trên nhiệt kế gắn
ở máy điều nhiệt. Chờ khoảng 15 phút đến khi nhiệt độ không thay đổi nữa thì được.
Trong quá trình chờ ta tiến hành chuẩn bị các dung dịch kìm hãm phản ứng bằng cách
dùng pipet 10mL lấy 10mL dung dịch NaHCO3 0,1N vào 4 bình nón sạch, tiếp đó rót dung
dịch Na2S2O3 0,01N ra khoảng 2/3 thể tích của cốc 50mL (đã dán nhãn) rồi rót vào buret qua
phễu thủy tinh và sau đó đuổi bọt khí đọng lại trong buret và điều chỉnh về vạch 0.

3. Với bình thứ nhất (bình ở nhiệt độ phòng): Chuẩn bị một cốc nước cất, tiếp đó dùng pipet
2mL lấy 1,8mL (tương đương 1,5g) axêton cho vào bình định mức, thêm nước cất cho đến
vạch mức, đậy nút và lật ngược bình định mức, lắc đều bầu tròn của bình, lật ngược lại,
thực hiện thao tác này 2-3 lần sau đó mở nút dùng pipet 10mL lấy ngay 10mL hỗn hợp ra
1 bình nón đã chứa sẵn 10mL NaHCO3 0,1N (chú ý khi cắm buret vào hút thì cắm vừa
phải không sâu quá tránh dung dịch tràn ra, vừa hút vừa đẩy pipet xuống tránh dung dịch
cạn hở pipet làm cho không lấy được dung dịch), ghi thời gian (đây là thời gian bắt đầu
phản ứng). Chuẩn độ hỗn hợp này bằng dung dịch Na2S2O3 0,01N. Chú ý thao tác chuẩn
độ, ngón trỏ và ngón cái tay trái điều chỉnh buret có tư thế ôm lấy buret, tay phải cầm lấy
cổ bình nón bằng 3 ngón và lắc đều, điều chỉnh khoá buret sao cho dung dịch Na2S2O3
0,01N chảy thành giọt, giọt nọ nối tiếp giọt kia tránh chảy thành dòng. Khi dung dịch có
màu vàng rơm thì dừng lại, cho thêm 1-2 giọt hồ tinh bột lắc đều và lại tiếp tục chuẩn độ,
lúc này tốc độ chuẩn độ cần chậm hơn. Khi dung dịch có màu xanh tím báo hiệu sắp đến
điểm tương đương do vậy chỉ cần thêm 1-2 giọt dung dịch Na2S2O3 0,01N để cho hỗn hợp
chuyển mầu xanh tím thành trong suốt thì dừng lại ngay, ghi thể tích dung dịch Na2S2O3
0,01N trên buret, đó là giá trị V0. Thêm dung dịch Na2S2O3 0,01N vào buret và điều chỉnh
về mức 0, sau 15, 30, 45, 60 phút ta lại lấy dung dịch ra chuẩn độ. Các thao tác chuẩn độ
tương tự như trên.

4. Với bình định mức thứ hai (trong bình điều nhiệt) cách tiến hành tương tự, tuy nhiên bình
này tiến hành ở nhiệt độ phòng (không ngâm trong máy điều nhiệt) và mỗi lần chuẩn độ
cách nhau 10 phút. (Chú ý trong suốt quá trình bình định mức phải được đặt trong máy
điều nhiệt).
Một số chú ý:
- Tráng rửa sạch dụng cụ trước khi làm thí nghiệm
- Sau khi tháo nước cất trong buret nên tráng buret bằng một ít dung dịch Na2S2O3.

22
Bộ môn Hóa học lí thuyết và H óa lí Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

- Khi cho axeton vào nên thả từ từ để axeton không trộn lẫn ngay vào hỗn hợp dung
dịch trong bình. Sau đó lắc nhanh đều 3 lần rồi dùng pipet đã chuẩn bị trước lấy ngay 10 mL
để chuẩn độ.
- Khi bắt đầu thả dung dịch vào bình chứa dung dịch NaHCO3 thì mới ghi mốc thời gian.

Kết quả thu đượcghi trong bảng 1 và 2.

Bảng 1: Kết quả thí nghiệm tiến hành ở nhiệt độ phòng ( oC)

t/phút Thể tích CA/mol L-1 C H + /mol L- Cx /mol L- kt


STT Na2S2O3
1 1
0,01N/mL
1 0
2 15
3 30
4 45
5 60

Bảng 2: Kết quả thí nghiệm tiến hành ở máy điều nhiệt ( oC)

t/phút Thể tích CA/mol L-1 C H + /mol L- Cx /mol L- kt


STT Na2S2O3
1 1
0,01N/mL
1 0
2 10
3 20
4 30
5 40

Tính E (J/mol)
Câu hỏi
1. Thiết lập phương trình tính k.
2. Tại sao cho nước đến cách vạch 3 cm rồi mới cho axeton. Tại sao cho axeton vào sau cùng.
3. Tại sao khi chuẩn độ đến màu vàng rơm rồi mới cho hồ tinh bột mà không cho trước đó?
4. Cho HCl làm gì? Tại sao trong phương trình phản ứng tổng quát thì axit không tham gia phản
ứng nhưng trong phương trình tốc độ lại có mặt nồng độ axit?
5. Tại sao phải làm ở hai nhiệt độ? và có nhất thiết phải chênh nhau 10o hay không? Nếu chênh
lệch nhau 1000 có được không?

23
Bộ môn Hóa học lí thuyết và H óa lí Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Bài 11: ÁP SUẤT HƠI BÃO HOÀ CỦA HỖN HỢP CHẤT LỎNG LÝ TƯỞNG

A. Mục đích
- Xác định áp suất hơi bão hoà của benzen, toluen và chín hỗn hợp của hai chất này.
Đo áp suất hơi bão hoà dưới điều kiện đẳng nhiệt.
- Kiểm tra tính tuyến tính của định luật Raoult bằng cách vẽ đồ thị áp suất hơi bão hoà
của benzen và toluen.
B. Cơ sở lý thuyết
Mọi pha lỏng đều có một áp suất hơi bão hoà riêng, nếu hệ một thành phần tồn tại
trong hai pha (pha lỏng tinh khiết và pha khí của chất này), hai pha này cân bằng thì áp suất
pha khí được thiết lập như là áp suất hơi bão hoà của thành phần này. Áp suất hơi bão hoà là
hàm của nhiệt độ, nó tăng khi nhiệt độ tăng. Nếu có hai thành phần được trộn lẫn với nhau thì
áp suất hơi riêng phần của dung môi trong một dung dịch là bé hơn áp suất hơi trong dung
môi tinh khiết. Đối với các dung dịch lý tưởng, mối quan hệ này được diễn tả bằng định luật
Raoult:
*
pA = pA  xA
*
Trong đó: pA là áp suất hơi của chất A tinh khiết.
pA là áp suất riêng phần của chất A trong dung dịch.
xA là nồng độ phần mol của chất A.

Định luật Raoult là một định luật giới hạn cho dung dịch lý tưởng hoặc dung dịch rất
loãng. Nếu một hệ có hai thành phần bao gồm hai chất rất giống nhau thì độ sai lệch của định
luật Raoult có thể là rất bé. Hệ benzen/toluen là một hệ như vậy. Đường biểu diễn áp suất hơi
bão hoà phụ thuộc vào phần mol là một đường thẳng, đường thẳng này miêu tả sự phụ thuộc
giữa áp suất hơi bão hoà của thành phần tinh khiết với một thành phần khác. Áp suất toàn
phần là tổng của các áp suất riêng phần của hai thành phần hợp thành của dung dịch.
Áp suất hơi bão hoà xác định qua thí nghiệm cho hỗn hợp toluen/benzen (được vẽ trên
hình 1) là hàm số của tỉ lệ mol của benzen. Áp suất hơi bão hoà tại điểm có tỉ lệ mol x =0 là
áp suất hơi bão hoà của toluen tinh khiết p*toluen. Áp suất hơi bão hoà tại điểm có tỉ lệ mol x =1
là áp suất của benzen tinh khiết p*benzen. Áp suất riêng phần của toluen tương ứng với đường
thẳng p*toluen (đường 1), áp suất riêng phần của benzen tương ứng với đường thẳng p*benzen
(đường 2).

C. Tiến hành thí nghiệm


1. Kiểm tra chân không
Nối toàn bộ hệ với bơm chân không bằng cách quay khoá ba chiều K1 sao cho bình
hai cổ áp kế số và bình an toàn là thông với nhau. Khoá ba chiều K2 được để ở vị trí nối giữa
bình an toàn và bơm áp suất. Bơm hút chân không đến cỡ 35hPa, khoá K2 lại, tắt máy bơm và
chờ khoảng 5 phút. Nếu áp suất của hệ không thay đổi hoặc thay đổi không quá 5hPa thì hệ
coi như đã kín.
2. Tiến hành đo
Khi hệ đã kín, mở khoá K2 để nối hệ với môi trường, mở nút thuỷ tinh ở bình hai cổ,
cho 50mL toluen vào, nút lại cẩn thận. Khoá K1 để ở vị trí sao cho chỉ có bình an toàn và áp
kế số thông với nhau. Tiến hành bơm chân không đến cỡ 35hPa đóng khoá K2 lại mở khoá
K1 để nối hệ chân không với bình hai cổ. Đợi khoảng 1phút, tiếp tục bơm chân không vài lần
để đuổi hết không khí ra khỏi hệ. Đến lần bơm thứ ba sau khi mở khoá K1 đợi cho số chỉ trên
áp kế số ổn định (không thay đổi hoặc thay đổi không quá 1hPa trong 1phút- nên đọc sau khi
mở khoá K1 1 phút) đọc và ghi giá trị của áp suất này. Đây chính là áp suất hơi bão hoà của
toluen tinh khiết.

24
Bộ môn Hóa học lí thuyết và H óa lí Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Mở nút thuỷ tinh ở bình hai cổ, cho thêm 10mL benzen tinh khiết vào, khuấy đều rồi
đậy lại. Tiến hành đo như ở bước 2, đọc và ghi kết quả. Tiến hành đo thêm ba lần nữa, với
mỗi lần thêm vào bình hai cổ 10mL benzen. Như vậy tổng số benzen cho vào là 40mL.
Đổ dung dịch trong bình hai cổ ra, cho vào 50mL benzen, tiến hành đo như trên ta thu
được áp suất hơi bão hoà của benzen tinh khiết. Tiếp tục đo khi cho thêm lần lượt 10mL
toluen vào như bảng 1 (tổng cộng 40mL toluen).
Đo với tỉ lệ 25mL toluen và 25mL benzen.
Trên đây là thí nghiệm ở nhiệt độ phòng. Ta có thể đo áp suất hơi bão hoà của các
dung dịch ở các nhiệt độ khác nhau bằng cách sử dụng bộ ổn nhiệt. Lắp đặt bộ ổn nhiệt như
hình vẽ 1, đổ nước vào bể ổn nhiệt đến 2/3, nhúng bình hai cổ có dung dịch cần khảo sát vào.
Đặt nhiệt độ mong muốn bằng các điều chỉnh núm trên bộ ổn nhiệt, cắm điện vào cho bộ ổn
nhiệt hoạt động.

D. Xử lí kết quả
Ghi các giá trị đo được vào bảng 1, dựa vào kết quả đo được vẽ đồ thị sự phụ thuộc
của áp suất hơi bão hoà vào tỉ lệ mol của các chất.

Toluen Benzen xbenzen P/hPa


20 20

18
2
P/10 hPa P/kPa
18
mL mL
16 16
50 0 0
14 14
50 10 0,193
12 12 50 20 0,232
3
10 10 50 30 0,417
8 8 50 40 0,488
6 2 6 25 25 0,544
4 4
0 50 1,000
2 2
1 10 50 0,856
0 0
0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 20 50 0,749
X benzene
30 50 0,665
40 50 0,599
Hình 4 : Đồ thị phụ thuộc của áp suất hơi Bảng 1: Thành phần của các dung dịch trong
bão hoà vào tỉ lệ mol của benzen thí nghiệm xác định áp suất hơi bão hoà.

25

You might also like