You are on page 1of 3

BÀI TẬP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

1. Nguyễn Ngọc Phương Uyên


2. Trần Thị Ý Uyên
3. Lê Bảo Nhi
4. Nguyễn Phương Trinh
5. Nguyễn Tường Duy
6. Nguyễn Lê Thảo Uyên
7. Nguyễn Lê Quỳnh Vy
8. Nguyễn Thị Bích Trâm
9. Huỳnh Lâm Thảo Nguyên

BÀI TẬP :
Bài tập 1:
1. Cách giải quyết của VKS là hợp lý. Căn cứ quy định tại K2 Đ155 BLTTHS:
“Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ
trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn
của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ
quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án”
.VKS có căn cứ xác định được B yêu cầu rút đơn yêu cầu khởi tố là trái ý muốn và
do bị gia đình A ép buộc, do đó, VKS tiếp tục tiến hành truy tố đối với B là đúng
pháp luật.
2. Giả sử A là người chưa thành niên và tại phiên tòa sơ thẩm A từ chối người bào
chữa chỉ định cho mình, nhưng người đại diện của A không từ chối.

Bài tập 2:

1. Các tội trên đều thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện theo quy định
tại Điều 268 BLTTHS 2015, đây là trường hợp tội phạm được thực hiện tại
nhiều nơi
khác nhau nên theo khoản 1 Điều 269 BLTTHS thì TA có thẩm quyền xét xử sẽ
là TAND cấp huyện nơi kết thúc việc điều tra.
2. Thẩm quyền xét xử thuộc về TAND tỉnh Tiền Giang. Căn cứ theo Điều 271 khi bị
cáo phạm nhiều tội mà trong đó có tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của TA cấp
trên thì TA cấp trên xét xử toàn bộ vụ án, theo đó TAND tỉnh Tiền Giang là TA cấp
trên của TAND huyện.
3. Căn cứ Điều 273 BLTTHS về việc xét xử bị cáo phạm nhiều tội thuộc thẩm quyền
của TAND và TAQS:
-Trường hợp có thể tách vụ án thì TAQS sẽ xét xử bị cáo B - cụ thể là TAQS khu
vực I Quân khu 9 ( khoản 1 Điều 268 BLTTHS, điểm m khoản 2 Điều 1 Quyết định
số 79/2004/QĐ-BQP), TAND cấp huyện nơi kết thúc việc điều tra sẽ xét xử bị cáo
A.
- Trường hợp không thể tách vụ án thì TAQS khu vực I Quân khu 9 sẽ có thẩm
quyền xét xử sơ thẩm toàn bộ vụ án.

Bài tập 3:

1. Căn cứ theo quy định tại Điều 272 thì đây không phải là vụ án thuộc thẩm quyền xét
xử của TAQS. Do đó căn cứ theo quy định tại Điều 268 và Điều 269 thì TANH cấp
huyện nơi tội phạm được thực hiện sẽ có thẩm quyền xét xử sơ thẩm VAHS này.
2. Căn cứ theo quy định tại Điều 272 thì đây là trường hợp thuộc thẩm quyền xét xử
của TAQS. Do đó, căn cứ quy định tại Điều 268 thì TAQS khu vực nơi có tội phạm
được thực hiện sẽ có thẩm quyền xét xử sơ thẩm VAHS này
3. Trong trường hợp này, căn cứ theo quy định tại Điều 273 BLTTHS năm 2015 thì
nếu như có thể tách vụ án thì TAQS sẽ xét xử bị cáo A thuộc thẩm quyền xét xử của
mìnhTAND huyện sẽ xét xử bị cáo B thuộc thẩm quyền xét xử của mình. Nếu như
không thể tách vụ án này ra để giải quyết thì TAQS sẽ xét xử toàn bộ vụ án
4. Theo hướng dẫn tại tiểu mục 3 mục I Thông tư liên tịch 01/2005/TTLT-TANDTC-
VKSNDTC-BQP-BCA thì nếu trường hợp trộm cắp của của A và B có liên quan
đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho Quân đội, tức trộm cắp tài sản của quân
nhân C là tài sản được quân đội giao quản lý, có liên quan đến bí mật quân sự hoặc
việc trộm cắp đó gây thiệt hại cho quân đội thì sẽ do TAQS xét xử. Ngược lại, nếu
như hành vi của A và B không liên quan đến BMQS, không gây thiệt hại cho quân
đội thì sẽ do TAND cấp huyện có thẩm quyền xử lý theo quy định tại Điều 268-269
BLTTHS năm 2015.

Bài tập 4:
1. Khi phát hiện vụ án không thuộc thẩm quyền xét xử của mình thì TAND
huyện K trả hồ sơ vụ án cho VKS đã truy tố là VKS huyện K để chuyển đến VKS
có thẩm quyền truy tố, căn cứ theo đoạn 1 K1 Đ274 BLTTHS 2015.
2. Trường hợp của bị cáo Q không phải là trường hợp chỉ định người bào chữa
theo quy định tại khoản 1 Điều 76 BLTTHS năm 2015 nên căn cứ theo quy định tại
khoản 1 Đ291 BLTTHS năm 2015 nếu như đây là lần vắng mặt lần thứ nhất của
ông S mà nguyên nhân vắng mặt là do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan
thì HĐXX phải hoãn phiên tòa trừ th bị cáo đồng ý xét xử vắng mặt người bào
chữa. Nếu sự vắng mặt của người bào chữa không vì 2 nguyên nhân trên hoặc được
triệu tập hợp lệ lần 2 mà vẫn vắng mặt thì HĐXX vẫn mở phiên tòa xét xử.
3. Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 326 BLTTHS năm 2015 thì khi
KSV rút toàn bộ quyết định truy tố thì HĐXX vẫn giải quyết những vấn đề của vụ
án theo trình tự quy định tại khoản 1 Điều này. Tuy nhiên, nếu HĐXX nhận thấy bị
cáo Q có tội và xét thấy việc rút quyết định truy tố là không có căn cứ thì phải quyết
định tạm đình chỉ vụ án và kiến nghị Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện
trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp.

Bài tập 5:
1. Theo Điều 319 BLTTHS, KSV có thể rút một phần quyết định truy tố - rút quyết
định truy tố đối với hành vi gây rối trật tự công cộng. Theo Khoản 1 Điều 325
BLTTHS, sau khi KSV rút một phần quyết định truy tố, HĐXX vẫn tiếp tục xét xử
vụ án.
2. Theo em, cách giải quyết của HĐXX là không đúng với quy định của pháp luật.
Vì căn cứ theo khoản 1 Điều 298 BLTTHS về giới hạn của việc xét xử thì TA chỉ
xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà VKS truy tố và TA đã
quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trong trường hợp trên, VKS không truy tố C nên
HĐXX không thể quyết định xử phạt C với vai trò đồng phạm về tội giết người
3. Theo điểm a Khoản 1 Điều 51, Khoản 1 Điều 49 BLTTHS trường hợp Điều tra
viên là người thân thích của bị hại - M thì phải từ chối hoặc bị thay đổi.
Theo Điều 296 nếu ĐTV bị thay đổi thì HĐXX vẫn tiếp tục giải quyết vụ án.

You might also like