You are on page 1of 22

BỘ NỘI VỤ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CHO SINH
VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG –
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

Chủ nhiệm đề tài :


Thành viên tham gia :
Chức vụ :
Đơn vị công tác :

HÀ NỘI - 2021
BỘ NỘI VỤ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 08 tháng 4 năm 2021

THUYẾT MINH
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2021
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI

1. Tên đề tài
Nâng cao hiệu quả hoạt động thực tập tốt nghiệp cho sinh viên ngành Quản
trị văn phòng – Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

2. Thời gian thực hiện: Từ tháng ... năm 2021 đến tháng .... năm 2022

3. Kinh phí thực hiện:


Ghi số lượng kinh phí: ./. Trong đó:
- Nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học:
- Nguồn khác:

4. Chủ nhiệm đề tài


Họ tên:
Ngày, tháng, năm sinh: Giới tính: Nam
Học hàm, học vị: Chức vụ:
Đơn vị:
Điện thoại: Email:

5. Các công trình khoa học đã thực hiện liên quan tới đề tài
- Không có

2
6. Danh sách các thành viên tham gia thực hiện đề tài

TT Họ và tên, học hàm Tổ chức công tác Nội dung công Chữ ký xác nhận
học vị việc tham gia của người tham
gia

II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG
NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
7. Mục tiêu, nhiệm vụ và đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài.
7.1. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
7.1.1 Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp mang tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
thực tập cho sinh viên ngành Quản trị văn phòng – Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
7.1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tế trong việc tổ chức hoạt động
thực tập của một số cơ sở đào tạo uy tín trong nước và quốc tế.
- Trình bày và phân tích thực trạng hoạt động thực tập của sinh viên ngành Quản
trị văn phòng – Trường Đại học Nội vụ Hà Nội thông qua góc nhìn đa chiều và số liệu
cụ thể có tính chính xác cao.
- Đánh giá thực trạng hoạt động thực tập của sinh viên ngành Quản trị văn phòng,
chỉ ra những điểm đã làm tốt, chưa làm tốt và nguyên nhân.
- Đưa ra hệ thống các giải pháp toàn diện và khả thi dựa trên thực trạng và định
hướng phát triển của Nhà trường cũng như khoa học công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động thực tập và kiến tập của sinh viên ngành Quản trị văn phòng – Trường Đại
học Nội vụ Hà Nội.
7.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
7.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: hoạt động thực tập của sinh viên ngành Quản trị văn

3
phòng.
7.2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên chính quy ngành Quản trị văn
phòng - Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
- Không gian: cơ sở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại Hà Nội
- Thời gian: từ khoá 2015 đến 2017
8. Tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải về sự cần thiết, ý nghĩa lý luận và
thực tiễn của đề tài
8.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài
Phải thừa nhận rằng hoạt động thực tập là một trong các hoạt động quan trọng,
đóng vai trò then chốt trong quá trình đào tạo, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào
tạo nói chung. Chính vì vậy, hoạt động thực tập là một chủ đề được hầu hết các trường
đại học trong và ngoài nước quan tâm, có rất nhiều bài viết, công trình khoa học đa và
đang đề cập đến vấn đề này.
* Tình hình nghiên cứu trong nước:
Vấn đề thực tập tốt nghiệp của sinh viên có liên quan mật thiết đến nội dung liên
kết đào tạo giữa cơ sở đào tạo với các cơ quan, doanh nghiệp. Chính vì thế, khi bàn đến
chủ đề liên kết đào tạo giữa cơ quan, doanh nghiệp với nhà trường một số nghiên cứu lại
đề cập tới việc thực tập tốt nghiệp của sinh viên và ngược lại. Nên khi khảo cứu về vấn
đề thực tập tốt nghiệp, chúng tôi cũng sẽ đề cập tới một vài đề tài nói về sự liên kết giữa
nhà trường và doanh nghiệp.
Đề tài, đề án khoa học
Đại học Kinh tế Quốc dân (2017), Đề án nâng cao chất lượng thực tập của sinh
viên hệ chính quy Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Ban hành kèm theo Quyết định số
2266/QĐ-ĐHKTQD ngày 25 tháng 12 năm 2017 của Hiệu trưởng. Đề án gồm 4 phần
như sau: phần 1, trình bày sự cần thiết xây dựng đề án, trong phần này đề án trình bày
vai trò của thực tập tốt nghiệp đối với chất lượng đào tạo; căn cứ xây dựng đề án. Phần
2, Kinh nghiệm về thực tập tốt nghiệp trong nước và quốc tế. Trong phần này đề án trình
bày kinh nghiệm tổ chức thực tập tốt nghiệp của Hà Lan và một số nước; kinh nghiệm
trong nước, Đề án tham khảo kinh nghiệm của Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Đại
học Ngoại Thương Hà Nội, Học viện Tài Chính và Học viện Ngân Hàng. Phần 3, Trình
bày thực trạng thực tập tốt nghiệp của sinh viên hệ chính quy trường Đại học Kinh tế
Quốc dân. Trong phần này, tác giả trình bày về quy định, kế hoạch thực tập của Nhà

4
trường. Để thu thập thông tin, tác giả sử dụng phương pháp bảng hỏi đối với các đối
tượng như sinh viên, giảng viên. Phần 4, tác giả đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng thực tập của sinh viên chính quy tại Trường. Các giải pháp phủ đều từ việc cần
sửa đổi quy định của Nhà trường về thực tập cuối khoá cho tới các đối tượng liên quan
như giảng viên hướng dẫn, nhà trường, các công cụ và phương thức đánh giá.
Nguyễn Thanh Sơn (2017), Nâng cao chất lượng thực tập tốt nghiệp cho sinh viên
Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học – Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội, mã số: 60 14 01 11. Tác giả đã trình bày Luận văn với kết cấu ba
chương. Chương 1, tác giải trình bày hệ thống lý luận về công tác tổ chức thực tập tốt
nghiệp cho sinh viên Cao đẳng, trong phần này tác giả làm rõ một số khái niệm liên quan
và nội dung của công tác tổ chức thực tập tốt nghiệp. Trong chương hai, tác giả trình bày
thực trạng công tác tổ chức thực tập tốt nghiệp tại Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải,
tác giả sự dụng phương pháp bảng hỏi để nắm được các thông tin liên quan xoay quanh
các đối tượng như sinh viên, giảng viên hướng dẫn, cơ quan thực tập, bộ phận tổ chức
thực tập, cách thức đánh giá thực tập. Dựa vào phân tích thực trạng, chương ba tác giả
đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực tập tốt nghiệp cho sinh viên
Trường.
Bài viết đăng trên các tạp chí khoa học, kỷ yếu hội thảo khoa học
Nguyễn Thị Thu Trang (2012), Nghiên cứu đề xuất giải pháp đổi mới quy trình
thực tập giữa khoá của sinh viên trường Đại học Ngoại thương theo hướng gắn với thực
tiễn, Tạp chí Kinh tế Đối ngoại số 56. Trong bài nghiên cứu, tác giả mô hình hoá lại quy
trình triển khai thực tập giữa khoá của sinh viên các ngành tại trường Đại học Ngoại
thương trong thời lượng 5 tuần. Bên cạnh đó, tác giả khảo sát gần 300 sinh viên về các
nội dung xoay quanh kỳ thực tập giữa khoá để có cơ sở đánh giá quy trình thực tập giữa
khoá tại Trường. Dựa vào việc đánh giá thực trạng, tác giả đề xuất quy trình thực tập
giữa khoá mới có tình khả thi cao cho Trường Đại học Ngoại thương.
Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Thị Tuyết Chinh (2016), Chương trình thực tập thực tế
hiệu quả dành cho sinh viên ngành kế toán, Tạp chí Đại học Quốc gia Hà Nội, tập 32 số
1 (2016) 88-93. Bài viết trình bày về ý nghĩa của chương trình thực tập thực tế, để trình
bày được thực trạng chương trình thực tập thực tế của sinh viên ngành Kế toán nói
chung, tác giả đưa ra sự đối sánh về chương trình này tại 7 trường Đại học (bao gồm cả
khối công lập và tư thục) có chương trình Kế toán. Tác giả đánh giá thực trạng các mô
hình thực tập và đưa ra định hướng và đề xuất xây dựng mô hình thực tập thực tế hiệu
quả cho ngành Kế toán.
Nguyễn Thị Thanh Ngà, Thái Thị Thu Trang (2019), Nâng cao chất lượng thực

5
tập của sinh viên ngành Kế toán, Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 4 năm 2019. Trong bài
nghiên cứu tác giả đi thẳng vào phân tích thực trạng chất lượng thực tập của sinh viên
ngành Kế toán với hai bảng số liệu về khảo sát địa điểm thực tập của sinh viên và kiến
thức của sinh viên sau quá trình thực tập. Tác giả chỉ ra những yếu tố tác động tới kết
quả thực tập của sinh viên, những điểm thuận lợi và khó khăn trong việc nâng cao hiệu
quả chương trình thực tập tốt nghiệp. Cuối bài nghiên cứu tác giả đề xuất một số giải
pháp hướng tới các đối tượng như sinh viên, nhà trường và khoa, đơn vị thực tập nhằm
nâng cao hiệu quả thực tập của sinh viên.
Bùi Nhất Vương (2016), Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả
thực tập tốt nghiệp cho sinh viên Khối ngành Kinh tế, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Giải
pháp nâng cao chất lượng công tác kiến tập, thực tập của sinh viên khối ngành Kinh tế”,
Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh. Trong bài viết, tác giả
một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của hoạt động thực tập đối với sinh viên và quá
trình đào tạo. Tác giả trình bày thực trạng thực tập tốt nghiệp của sinh viên khối ngành
Kinh tế hiện nay bằng cách chỉ ra các tồn tại về phía nhà trường, đơn vị thực tập, sinh
viên, giảng viên hướng dẫn. Cuối cùng tác giả chỉ ra các giải pháp chung chung đối với
các đối tượng nêu trên nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả thực tập của sinh viên khối
ngành Kinh tế.
Phạm Thị Quỳnh Ny (2019), Mối quan hệ giữa sinh viên – Nhà trường - Doanh
nghiệp trong thực tập và tuyển dụng, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Liên kết giữa nhà
trường và doanh nghiệp trong việc giải quyết việc làm cho sinh viên”, NXB Kinh tế TP.
Hồ Chí Minh. Trong bài nghiên cứu tác giả chỉ ra thực tế mối quan hệ giữa nhà trường
và doanh nghiệp còn nhiều rào cản. Bên cạnh đó, tác giả cũng phân tích những mặt tích
cực mà nhà trường, sinh viên cũng như doanh nghiệp thu được khi đẩy mạnh sự hợp tác
và hiện diện của doanh nghiệp vào quà trình đào tạo. Trong đó, các kỳ thực tập chính là
cơ hội học tập của sinh viên, cơ hội đào tạo và phát hiện, tuyển dụng nhân sự của doanh
nghiệp, cơ hội tiếp xúc thực tế và làm việc với doanh nghiệp của nhà trường. Tác giả
đưa ra các hành động cụ thể cũng như giải pháp nhằm tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa các
bên.
Bài viết trên website của các trường đại học:
Trần Thị Quỳnh Nga (2020), Nâng cao hiệu quả dạy và học thực hành, thực tập
tại các đơn vị cơ sở - Đại học Kinh tế Nghệ An; Ban Biên tập (2020), Thực tập doanh
nghiệp – Trải nghiệm thực tế và nắm bắt cơ hội việc làm sau tốt nghiệp – Đại học Thủ
Dầu Một; Nguyễn Phương Thuý (2019), Nâng cao chất lượng thực tập tốt nghiệp cho
sinh viên ngành Kế toán tại Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh – Trường Đại
học Công nghiệp Quảng Ninh; Nguyễn Thị Sao (2018), Nâng cao chất lượng thực tập
6
tốt nghiệp cho sinh viên ngành Việt Nam học – Trường Đại học Sao Đỏ; Tổ Tin học
(2016), Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thực tập của sinh viên ngành Tin
học ứng dụng tại Trường Cao đẳng Hằng Hải I – Cao Đẳng Hằng Hải I; Nguyễn Văn
Nghị (2014), Ý nghĩa thiết thực của hoạt động thực tập tốt nghiệp đối với sinh viên
Trường Đại học Đồng Tháp – Đại học Đồng Tháp; Dương Thu Hà (2014), Nâng cao
chất lượng thực tập tốt nghiệp cho sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế -Tài chính Thái
Nguyên – Cao đẳng Kinh tế -Tài chính Thái Nguyên. Trên đây là những bài viết của các
giảng viên đang công tác tại các trường Đại học, Cao đẳng, các bài viết chủ yếu phân
tích vai trò của hoạt động thực tập nói chung. Bên cạnh đó, các bài viết chỉ ra một số tồn
tại trong quá trình tổ chức thực tập tốt nghiệp tại cơ sở và đưa ra một số gợi ý khắc phục.
Các bài viết trên thường có thời lượng ngắn, thiếu cơ sở lý luận và tính định lượng trong
nghiên cứu, khi hầu như không có số liệu minh hoạ, ít đối sánh và đưa ra mô hình thực
tập mới.
* Tình hình nghiên cứu nước ngoài:
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy vấn đề thực tập tốt nghiệp được
nhiều sự quan tâm trên website các trường đại học và các doanh nghiệp tổ chức thực tập
tốt nghiệp ở nước ngoài.
Jason Shuffer (2011), Master class: How should internship be structured to
ensure best results for parties?, tạp chí PR Week. (tạm dịch: Các khoá thực tập nên được
cấu trúc như thế nào để đảm bảo kết quả tốt nhất cho các bên?).
https://www.prweek.com/article/1264666/master-class-internships-structured-ensure-
best-results-parties. Bài viết xoay quanh quan điểm của nhiều nhà quản lý cấp cao, nhiều
giảng viên đại học về câu hỏi làm thế nào để có một kỳ thực tập PR hiệu quả. Những
chia sẻ của người trong cuộc, giàu kinh nghiệm thực tiện thực sự quý báu đối với các
bạn sinh viên cũng như người tổ chức hoạt động thực tập tốt nghiệp.
How can internships be improved to better prepare students and get results for
firms? (2013), Tạp chí PR Week. (tạm dịch: Làm thế nào để cải thiện hoạt động thực tập
để sinh viên chuẩn bị tốt hơn và các công ty đạt được kết quả cao hơn?).
https://www.prweek.com/article/1276248/internships-improved-better-prepare-students-
results-firms. Nội dung bài viết là sự chia sẻ của sáu chuyên gia trong ngành PR, họ đều
là những giáo sư giảng dạy về PR và các nhà điều hành, giám đốc truyền thông của
doanh nghiệp. Trong bài viết, các tác giả chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân,
những mẹo và hướng dẫn để giúp các bạn sinh viên có sự chủ động trong hoạt động thực
tập của mình và giúp các doanh nghiệp nhận ra lợi ích từ sinh viên thực tập từ đó có
phương pháp sử dụng và đào tạo họ.

7
Matt D’Angelo (2019), How to Create a Successful Internship Program, Business
News Daily. (Tạm dich: Làm cách nào để tạo lập một chương trình thực tập thành công).
https://www.businessnewsdaily.com/8394-create-internship-program.html
Bài viết là góc nhìn của các doanh nghiệp với kỳ thực tập của sinh viên. Theo tôi
đây là điểm mới, góc nhìn mới so với các bài viết đã được trình bày phía trên. Trong bài
viết tác giả trình bày việc thiết kế một chương trình thực tập tứ phía doanh nghiệp.
Doanh nghiệp chủ động xây dựng một chương trình thực tập để mời gọi các thực tập
sinh tới doanh nghiệp làm việc và phát triển sinh viên thực tập. Bài viết trình bày 5 bước
thể thiết lập một chương trình thực tập hiệu quả cho doanh nghiệp gồm: Thiết lập một
điều phối viên chương trình thực tập; Cung cấp cho mỗi sinh viên thực tập một người cố
vấn hoặc “bạn thân”; Thiết lập mục tiêu và khối lượng công việc; Cam kết phát triển
thực tập sinh hàng ngày; Giữ liên lạc. Bài viết là những kinh nghiệm quý báu đối với các
doanh nghiệp có ý định sử dụng và phát triển nhân sự thông qua đội ngũ thực tập sinh.
Yale College (Hoa kỳ) (2021), ITS Summer College Internship Program, (tạm
dịch: Chương trình thực tập Cao đẳng mùa hè của ngành Dịch vụ Công nghệ thông tin).
https://your.yale.edu/work-yale/careers/internships/its-summer-college-internship-
program. Đây đơn giản là một thông báo về kỳ thực tập hè của sinh viên ngành Dịch vụ
Công nghệ thông tin tại website của Trường Cao đẳng Yale – Hoa Kỳ. Tuy nhiên, bài
viết gợi mở rất nhiều điều mới lạ trong việc đăng ký thực tập của một trường Cao đẳng
nước ngoài. Trong thông báo, tác giả phân tích lợi ích của kỳ thực tập; các vị trí thực tập
cụ thể cho sinh viên ngành này; điều kiện để có thể đăng ký; tiến trình đăng ký; cách
thức đăng ký. Đây là một quy trình rất hiện đại, mọi hoạt động tương tác qua mạng
Internet, người đăng ký cần có sự giới thiệu từ người hướng dẫn và sinh viên phải tham
gia một qúa trình như đi xin việc với vị trí xin thực tập của mình – đó là những sự khác
biệt.
Operationslnc, Internship Program Development, Design and Training, (tạm dịch:
Phát triển chương trình thực tập, thiết kế và đào tạo). https://operationsinc.com/human-
resources/internship-programs-development-design-training/ . Đây là một bài viết do
một công ty chuyên cung cấp các dịch vụ nhân sự, bài viết xoay quanh chủ đề cung cấp
dịch vụ giới thiệu sinh viên thực tập có tiềm năng cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó,
doanh nghiệp này còn cung cấp cho lãnh đạo các doanh nghiệp các kỹ năng để tuyển
chọn và phát triển được sinh viên thực tập trở thành nhân sự lâu dài cho công ty. Thực
chất đây chỉ là một bài viết giới thiệu dịch vụ cung cấp nhân sự thực tập nhưng đã gợi
mở cho tác giả nhiều suy nghĩ và quan điểm mới về sinh viên thực tập, quy trình tổ chức
thực tập và quá trình thực tập tại Việt Nam. Rõ ràng sinh viên thực tập cần đến đúng
chỗ, cần được phát triển và nhìn nhận giá trị mang lại cho tổ chức, doanh nghiệp.

8
Columbia University (Hoa Kỳ), 10 Tips to Make the Most of an Internship. (tạm
dịch: 10 lời khuyên để tân dụng tối đa kỳ thực tập).
https://www.careereducation.columbia.edu/resources/10-tips-make-most-internship.
Bài viết khẳng định kỳ thực tập là một cơ hội tuyệt vời để các bạn sinh viên trải
nghiệm và học hỏi. Để tối đa hoá lợi ích của kỳ thực tập, bài viết trình bày 10 lời khuyên
cho sinh viên: Gặp gỡ đồng nghiệp của bạn; Đặt mục tiêu; Xem và học hỏi; Hãy chuyên
nghiệp; Tiếp tục bận rộn; Luôn có tổ chức; Quản lý thời gian của bạn một cách khôn
ngoan; Theo dõi các dự án của bạn; Mua một ly cà phê cho những người liên quan tới
bạn; Suy ngẫm về kinh nghiệm của bạn. Bài viết đưa ra những lời khuyên rất chi tiết cho
các bạn sinh viên khi bắt đầu một kỳ thực tập, những điều này cũng có thể coi là lưu ý.
The University of Tulsa (Hoa Kỳ) (2018), 9 Tips To Improve Your Internship
Program. (tạm dịch: 9 lời khuyên để cải thiện chương trình thực tập của bạn).
https://utulsa.edu/improve-internship-program/. Bài viết đưa ra chín lời khuyên để các
doanh nghiệp cũng như sinh viên có thể tối đa hoá hiệu quả của kỳ thực tập. Các lời
khuyên chủ yếu dành cho các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng và phát triển thực tập
sinh: Có một đường dây liên hệ với sinh viên; Tìm hiểu thực tập sinh của bạn; Công việc
có ý nghĩa; Tập trung vào khía cạnh phát triển; Giữ chân thực tập sinh; Cố vấn và kết nối
mạng; Gửi phản hồi; Nhận phản hồi; Giữ liên lạc.
Qua quá trình khảo cứu tổng quan, tác giả thấy rằng có nhiều bài viết về chủ đề
thực tập tốt nghiệp cho sinh viên. Tuy nhiên, đa phần các bài viết trong nước dừng lại ở
việc khẳng định tầm quan trọng của hoạt động thực tập tốt nghiệp, trình bày thực trạng
một cách chủ quan, thiếu số liệu minh chứng và hệ thống lý luận. Bên cạnh đó, nhiều
giải pháp đưa ra mới chỉ dừng lại ở các kiến nghị mang tính chung chung. Các bài viết
ngoài nước mang lại những cái nhìn mới mẻ hơn về thực tập sinh, góc nhìn đa chiều và
mang tính chuyên nghiệp hơn. Tuy nhiên, một số bài viết nước ngoài dừng lại ở việc
phân tích các lợi ích và đưa ra các lời khuyên. Đặc biệt, chưa có một đề tài nào nghiên
cứu về vấn đề này tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
8.2. Luận giải về sự cần thiết, tính cấp bách, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề
tài
Đầu năm 2021, nhóm tác giả có công bố một nghiên cứu về yêu cầu của doanh
nghiệp đối với vị trí việc làm Nhân viên hành chính văn phòng trên Tạp chí Dấu ấn thời
gian, qua khảo sát hơn 70 doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hà Nội nhóm
tác giả nhận thấy có tới 92% doanh nghiệp khảo sát yêu cầu ứng viên phải có kinh
nghiệm làm việc từ 1 đến 3 năm. Bên cạnh đó, cũng trong một khảo sát hồi tháng 3 năm
2021 đối với 137 sinh viên năm cuối ngành Quản trị văn phòng cho thấy trong tổng số

9
56.2% các bạn đang đi làm thêm thì chỉ có 13.1% công việc liên quan tới chuyên ngành
đang theo học. Thực tế trên là một câu hỏi lớn đặt ra cho các cơ sở đào tạo và chính các
bạn sinh viên về việc làm thế nào để có kinh nghiệm làm việc ngay sau khi ra trường. Để
giải đáp câu hỏi trên, các trường đại học nói chung, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội nói
riêng luôn quan tâm và thiết kế các kỳ kiến tập ngành nghề, thực tập tốt nghiệp với thời
lượng khác nhau trong chương trình đào tạo nhằm giúp các bạn sinh viên tích luỹ thêm
kiến thức thực tế, mở rộng cơ hội việc làm và quan trọng hơn là thực hiện triết lý đào tạo
“học đi đôi với hành”.
Bên cạnh đó, “Đẩy mạnh hợp tác giữa doanh nghiệp với cơ sở giáo dục; học đi
đôi với hành” cũng là một trong những quan điểm đổi mới và phát triển giáo dục của
Đảng và Nhà nước Việt Nam. Điều này được cụ thể hoá trong Nghị quyết số 29 -
NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
đào tạo ban hành ngày 04 tháng 11 năm 2013 có quan điểm chỉ đạo “Học đi đôi với
hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và
giáo dục xã hội”. Trong các nhiệm vụ, giải pháp, Nghị quyết cũng chỉ ra “Tăng cường
thực hành và vận dụng kiến thức vào thực tiễn”. Đối với giáo dục đại học và sau đại học
“Chú trọng phát triển năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, đạo đức nghề nghiệp và
hiểu biết xã hội, từng bước tiếp cận trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến của thế
giới”, “Khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động tham gia hỗ trợ hoạt
động đào tạo”. Có cùng quan điểm trên, Luật số 34/2018/QH14 Luật Sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Giáo dục đại học của Quốc hội khoá 14 kỳ họp thứ 6 thông qua
ngày 19 tháng 11 năm 2018 có đoạn “đẩy mạnh hợp tác giữa cơ sở giáo dục đại học với
doanh nghiệp; khuyến khích cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tiếp nhận, tạo điều kiện để
người học và giảng viên thực hành, thực tập, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công
nghệ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo”1.
Quan điểm học tập gắn liền với thực hành và liên kết với doanh nghiệp trong quá
trình đào tạo cũng được UNESCO trình bày trong chiến lược phát triển giáo dục mới, cụ
thể: “Phải xoá bỏ sự phân biệt cứng nhắc giữa các ngành giáo dục (phổ thông, khoa
học, kỹ thuật và chyên nghiệp). Ngay từ cấp sơ học giáo dục đã phải mang đặc tính kết
hợp lý thuyết, công nghệ, thực hành và phổ thông”2; “Không phải chỉ riêng hệ thống
nhà trường phải chịu trách nhiệm về việc đào tạo kỹ thuật, mà cả xí nghiệp, các nhà

1
Khoản 6 Điều 12 Luật số 34/2018/QH14, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học ban hành
ngày 19 tháng 11 năm 2018.
2
Điều 7/21 trong Chiến lược giáo dục mới của UNESCO. https://moet.gov.vn/giaoducquocdan/giao-duc-thuong-
xuyen/Pages/Default.aspx?ItemID=5493
10
kinh doanh và giáo dục ngoài nhà trường càng phải chia sẻ trách nhiệm ấy với các
trường học”3.
Trong những năm qua, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội không ngừng phát triển
lớn mạnh cả về chất và lượng. Lãnh đạo Nhà trường luôn ý thức được vai trò của liên kết
trong giáo dục và tạo mọi điều kiện cho giảng viên, sinh viên tiếp cận thực tiễn nâng cao
chất lượng đào tạo. Điều này phần nào được thể hiện thông qua văn hoá của Nhà trường
“Học thật, thi thật, ra đời làm thật”4. Để ra đời làm thật Nhà trường đẩy mạnh việc kết
hợp giữa học tập lý luận trên giảng đường với thực tập, thực tế tại cơ quan, doanh nghiệp
cho sinh viên. Hàng năm, nhà trường đảm bảo các khoản kinh phí cho hoạt động tham
quan khảo sát, thực tập tốt nghiệp cho sinh viên năm cuối. Cụ thể, nhà trường ban hành
chương trình đào tạo các ngành với học phần Thực tập tốt nghiệp (5 tín chỉ) kéo dài hai
tháng và được tổ chức bằng kế hoạch tổng hợp giữa hoạt động thực tập và hướng dẫn
thực hiện Khoá luận tốt nghiệp cho sinh viên năm cuối. Điều này giúp sinh viên có
khoảng thời gian tương đối dài tiếp xúc với công việc thực tế, tích luỹ kinh nghiệm nghề
nghiệp trước khi ra trường.
Với vai trò là giảng viên chuyên ngành Quản trị văn phòng, có nhiều năm trực
tiếp tham gia tổ chức thực tập cho sinh viên (từ hướng dẫn thực tập đến đánh giá kết quả
thực tập) chúng tôi nhận thấy trong quá trình tổ chức và thực hiện thực tập tốt nghiệp
còn nhiều bất cập đến từ nhiều phía. Những bất cập đã có ảnh hưởng rất lớn và không tốt
đến ý nghĩa, kết quả của kỳ thực tập cũng như kỳ vọng của Nhà trường, Khoa, cơ quan
thực tập và bản thân người học. Bên cạnh đó, qua quá trình khảo cứu, chúng tôi nhận
thấy chưa có một đề tài nào nghiên cứu về hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên tại
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội – một vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn.
Từ những lý do nêu trên, nhằm giúp Nhà trường, Khoa chuyên môn nắm bắt được
thực trạng hoạt động thực tập tốt nghiệp của các bạn sinh viên ngành Quản trị văn phòng
cũng như những yếu tố tác động đến kết quả kỳ thực tập, từ đó có những kiến nghị nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động thực tập tốt nghiệp nói riêng, kết quả đào tạo nói chung,
nhóm tác giả lựa chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động thực tập tốt nghiệp cho
sinh viên ngành Quản trị văn phòng – Trường Đại học Nội vụ Hà Nội” làm đề tài
nghiên cứu.

9. Nội dung nghiên cứu của đề tài


Chương 1:

3
Điều 9/21 trong Chiến lược giáo dục mới của UNESCO. https://moet.gov.vn/giaoducquocdan/giao-duc-thuong-
xuyen/Pages/Default.aspx?ItemID=5493
4
Đại học Nội vụ Hà Nội (2019), Báo cáo tự đánh giá cơ sở giáo dục theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục
đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trang 04.
11
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
1.1. Các khái niệm liên quan
1.1.1. Thực tập
1.1.2. Thực tập tốt nghiệp
1.1.3. Kế hoạch thực tập
1.1.4. Đề cương thực tập
1.2. Quy trình thực tập và viết báo cáo thực tập
1.3. Vai trò của hoạt động thực tập
1.3.1. Đối với sinh viên
1.3.2. Đối với cơ sở đào tạo
1.3.3. Đối với giảng viên hướng dẫn
1.3.4. Đối với cơ quan thực tập
1.4. Những yếu tố tác động đến kết quả thực tập
1.4.1. Chương trình đào tạo
1.4.2. Đề cương thực tập
1.4.3. Cơ quan thực tập
1.4.4. Giảng viên hướng dẫn
1.4.5. Cách thức giám sát và đánh giá
1.4.6. Bản thân sinh viên.
1.5. Kinh nghiệm về thực tập tốt nghiệp của một số Trường Đại học trong
nước và quốc tế
1.5.1. Kinh nghiệm trong nước
1.5.2. Kinh nghiệm quốc tế
Tiểu kết Chương 1.

Chương 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN
NGÀNH QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG – TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
2.1. Khái quát về Khoa và ngành Quản trị văn phòng

12
2.1.1. Khái quát về Khoa Quản trị văn phòng
2.1.2. Khái quát về ngành Quản trị văn phòng
2.2. Hệ thống văn bản chỉ đạo, tổ chức và bộ phận phụ trách thực tập tốt
nghiệp.
2.3. Quy trình tổ chức thực tập và viết chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực tập tốt nghiệp của sinh viên
2.4.1. Chương trình đào tạo
2.4.2. Đề cương thực tập
2.4.3. Cơ quan thực tập
2.4.4. Giảng viên thực tập
2.4.5. Cách thức giám sát và đánh giá
2.4.6. Bản thân sinh viên
2.5. Đánh giá
2.5.1. Ưu điểm
2.5.2. Hạn chế
2.5.3. Nguyên nhân
Tiểu kết Chương 2

Chương 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP TỐT
NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG -TRƯỜNG ĐẠI
HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
3.1. Chiến lược phát triển Nhà trường giai đoạn mới
3.2. Một số nhóm giải pháp

13
3.2.1. Nhóm giải pháp đối với Nhà trường (Thay đổi hình thức đăng ký thực tập
từ truyền thống sang online; Điều chỉnh thời gian đăng ký cơ quan thực tập trước thời
gian đăng ký làm KLTN để sinh viên tự tin và đăng ký làm KLTN nhiều hơn; Xúc tiến
thành lập bộ phận kết nối doanh nghiệp trong nhiều hoạt động trong đó có thực tập tốt
nghiệp cho sinh viên; Ban hành thêm phụ lục phiếu chấm Báo cáo thực tập; Xây dựng
cơ chế tài chính cho hoạt động thực tập, kiểm tra giám sát thực tập cho Khoa chuyên
môn).
3.2.2. Nhóm giải pháp đối với Khoa chuyên môn (Rà soát lại các học phần trong
chương trình đào tạo và các nội dung chuyên đề thực tập sao cho phù hợp; Chịu trách
nhiệm kiểm tra, phê duyệt kế hoạch thực tập của đơn vị thực tập (nếu có); Chịu trách
nhiệm về tính phù hợp của đơn vị thực tập khi sinh viên đề xuất; Phân công giảng viên
phụ trách nhóm thực tập, số lượng sinh viên mỗi nhóm; Tổ chức kiểm tra, giám sát quá
trình thực tập của sinh viên; Yêu cầu cơ quan tiếp nhận thực tập lập kế hoạch thực tập
của sinh viên).
3.2.3. Nhóm giải pháp đối với cơ quan tiếp nhận thực tập (Lập bản mô tả công
việc cho vị trí thực tập; Bố trí sinh viên thực tập đúng vị trí đã cam kết với Khoa chuyên
môn; Cử cán bộ hướng dẫn và giao việc phù hợp cho sinh viên; Có kế hoạch đào tạo và
sử dụng sinh viên sau khi ra trường).
3.2.4. Nhóm giải pháp đối với giảng viên hướng dẫn (Hướng dẫn sinh viên thực
tập theo chuyên đề phù hợp với vị trí thực tập; Dẫn sinh viên tới cơ quan thực tập; Tham
gia kiểm tra thực tập sinh viên; Giải đáp thắc mắc cho sinh viên trong quá trình thực tập
và viết báo cáo; Tham gia đánh gía kết quả thực tập của sinh viên).
3.2.5. Nhóm giải pháp đối với sinh viên (Sinh viên chủ động liên hệ và tìm đơn
tiếp nhận thực tập từ đầu năm thứ 4; Chủ động lựa chọn chuyên đề thực tập và đề xuất
với giảng viên hướng dẫn cũng như cơ quan tiếp nhận thực tập; Có thái độ chuyên
nghiệp và cầu thì khi thực tập tại cơ quan tiếp nhận; Luôn giữ mối liên hệ với giảng viên
hướng dẫn).
Tiểu kết chương 3
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

14
10. Các hoạt động phục vụ nội dung nghiên cứu của đề tài
10.1. Sưu tầm tài liệu phục vụ nghiên cứu
1. Đại học Nội vụ Hà Nội (2019), Báo cáo tự đánh giá cơ sở giáo dục theo tiêu
chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Đại học Kinh tế Quốc dân (2017), Đề án nâng cao chất lượng thực tập của sinh
viên hệ chính quy Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Ban hành kèm theo Quyết định số
2266/QĐ-ĐHKTQD ngày 25 tháng 12 năm 2017 của Hiệu trưởng.
3. Luật số 34/2018/QH14 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục
đại học của Quốc hội khoá 14 kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 19 tháng 11 năm 2018.
4. Nghị quyết số 29 -NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về Đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo ban hành ngày 04 tháng 11 năm 2013.
5. Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Thị Tuyết Chinh (2016), Chương trình thực tập thực
tế hiệu quả dành cho sinh viên ngành kế toán, Tạp chí Đại học Quốc gia Hà Nội, tập 32
số 1 (2016) 88-93.
6. Nguyễn Thị Thanh Ngà, Thái Thị Thu Trang (2019), Nâng cao chất lượng thực
tập của sinh viên ngành Kế toán, Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 4 năm 2019.
7. Phạm Thị Quỳnh Ny (2019), Mối quan hệ giữa sinh viên – Nhà trường -
Doanh nghiệp trong thực tập và tuyển dụng, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Liên kết giữa
nhà trường và doanh nghiệp trong việc giải quyết việc làm cho sinh viên”, NXB Kinh tế
TP. Hồ Chí Minh.
8. Nguyễn Thanh Sơn (2017), Nâng cao chất lượng thực tập tốt nghiệp cho sinh
viên Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học – Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội, mã số: 60 14 01 11.
9. Nguyễn Thị Thu Trang (2012), Nghiên cứu đề xuất giải pháp đổi mới quy trình
thực tập giữa khoá của sinh viên trường Đại học Ngoại thương theo hướng gắn với thực
tiễn, Tạp chí Kinh tế Đối ngoại số 56;
10. Bùi Nhất Vương (2016), Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu
quả thực tập tốt nghiệp cho sinh viên Khối ngành Kinh tế, Kỷ yếu Hội thảo khoa học
“Giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiến tập, thực tập của sinh viên khối ngành
Kinh tế”, Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh.
11. Columbia University, 10 Tips to Make the Most of an Internship. (tạm dịch:
10 lời khuyên để tân dụng tối đa kỳ thực tập).
https://www.careereducation.columbia.edu/resources/10-tips-make-most-internship.

15
12. Matt D’Angelo (2019), How to Create a Successful Internship Program,
Business News Daily. (Tạm dich: Làm cách nào để tạo lập một chương trình thực tập
thành công). https://www.businessnewsdaily.com/8394-create-internship-program.html
13. Operationslnc, Internship Program Development, Design and Training, (tạm
dịch: Phát triển chương trình thực tập, thiết kế và đào tạo).
https://operationsinc.com/human-resources/internship-programs-development-design-
training/.
14. Jason Shuffer (2011), Master class: How should internship be structured to
ensure best results for parties?, tạp chí PR Week. (tạm dịch: Các khoá thực tập nên được
cấu trúc như thế nào để đảm bảo kết quả tốt nhất cho các bên?).
https://www.prweek.com/article/1264666/master-class-internships-structured-ensure-
best-results-parties.
15. The University of Tulsa (2018), 9 Tips To Improve Your Internship Program.
(tạm dịch: 9 lời khuyên để cải thiện chương trình thực tập của bạn).
https://utulsa.edu/improve-internship-program/.
16. Yale College (2021), ITS Summer College Internship Program, (tạm dịch:
Chương trình thực tập Cao đẳng mùa hè của ngành Dịch vụ Công nghệ thông tin).
https://your.yale.edu/work-yale/careers/internships/its-summer-college-internship-
program.
10.2. Điều tra, khảo sát
Để thu thập được hệ thống lý luận về thực tập ngành nghề, tác giả tiến hành sưu
tập và phân tích các thức tổ chức các kỳ thực tập của các trường đại học danh tiếng trong
nước và nước ngoài. Đề từ đó nghiên cứu các thức tổ chức, đánh giá và hiệu quả của các
kỳ thực tập.
Tác giả lập phiếu khảo sát đối với các đối tượng có liên quan trong quá trình tổ
chức thực tập ngành nghề cho sinh viên như: đơn vị tiếp nhận thực tập, sinh viên, người
phụ trách thực tập, giảng viên hướng dẫn thực tập.
Bên cạnh đó, nhóm tác giả tiến hành khảo sát đánh giá chất lượng sản phẩm của
quá trình thực tập đó là Báo cáo thực tập. Trong báo cáo thực tập có nội dung đánh giá
của cơ quan và của giảng viên hướng dẫn thực tập.
Từ các nguồn thông tin điều tra, khảo sát nêu trên, nhóm tác giả phân tích và phác
hoạ được thực trạng hoạt động thực tập nghề nghiệp tại Khoa QTVP, cùng với đó chỉ ra
những ưu điểm, hạn chế cũng như mức độ tác động của các yếu tố đến hiệu quả của kỳ
thực tập tốt nghiệp. Từ đó, nhóm tác giả xây dựng hệ thống các giải pháp góp phần nâng

16
cao hiệu quả của hoạt động này.

11. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng
11.1. Cách thức tiếp cận
Bài nghiên cứu được thực hiện dưới góc độ tiếp cận Pháp lý, Lý luận và Thực
tiễn.
Góc độ Pháp lý: nhóm tác giả nghiên cứu các quy định của Bộ giáo dục về hoạt
động thực tập nghề nghiệp trong các cơ sở đào tạo giáo dục. Bên cạnh đó, tác giả nghiên
cứu các quy định về thực tập tốt nghiệp, hướng dẫn thực tập tốt nghiệp, các sản phẩm
của quá trình thực tập, quy trình đánh giá thực tập và các biểu mẫu đi kèm…
Góc độ Lý luận: tác giả làm rõ nội hàm của các thuật ngữ liên quan đến đối tượng
nghiên cứu, mối quan hệ, vai trò tính logic của các đối tượng liên quan đến tổ chức thực
tập tốt nghiệp cho sinh viên.
Góc độ thực tiễn: tác giả nghiên cứu thực tiễn việc triển khai thực tập tốt nghiệp ở
các trường đại học lớn trong nước và nước ngoài, các trường đại học có cùng ngành học.
Tác giải nghiên cứu quy trình, các đối tượng tác động đến kết quả thực tế hoạt động thực
tập tốt nghiệp tại Khoa QTVP trong hai năm vừa qua (2019-2020).
11.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ nghiên cứu cũng như đạt được mục tiêu đề tài,
nhóm tác giả sự dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp hệ thống hoá tài liệu: nhóm tác giả sử dụng phương pháp này
để nghiên cứu cơ sở lý luận về thực tập tốt nghiệp, đó có thể là hệ thống các văn bản chỉ
đạo, kế hoạch tổ chức của cơ quan quản lý giáo dục, Nhà trường và Khoa chuyên môn
về hoạt động thực tập. Phương pháp này giúp nhóm nghiên cứu đề tài làm sáng tỏ các
khái niệm, cách hiểu và nội dung của hoạt động thực tập một cách có hệ thống.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: đây là phương pháp quan trọng
được sử dụng trong nghiên cứu đề tài này. Nhóm tác giả sử dụng phiếu điều tra khảo sát
đối với các đối tượng có liên quan trực tiếp đến hoạt động thực tập và đánh giá thực tập
của sinh viên nhắm thu thập thông tin chính xác, đa chiều và khách quan về thực trạng
hoạt động thực tập của sinh viên ngành Quản trị văn phòng. Từ đó có cơ sở nhận diện
vấn đề.
- Phương pháp tổng hợp thống kê, xử lý dữ liệu: sau khi thu thập được số
liệu khảo sát, nhóm tác giả tiến hành sử dụng phương pháp thống kê và xử lý dữ liệu để
có cơ sở đưa ra các nhận định định lượng, tăng tích thuyết phục cho lập luận và các giả

17
thuyết. Từ đó, xây dựng hệ thống giải pháp cụ thể và khả thi cho vấn đề nhận định.
- Phương pháp chuyên gia: nhóm tác giả sử dụng phương pháp này để tham
vấn các chuyên gia, những nhà quản lý, chuyên viên có nhiều năm tổ chức hoặc liên
quan trực tiếp tới việc tổ chức hoạt động thực tập cho sinh viên nói chung, sinh viên
ngành Quản trị văn phòng nói riêng. Từ đó, tiếp nhận những quan điểm, chia sẻ thực tế,
góp ý quý báu cho đề tài.

12. Kế hoạch, phương án tổ chức thực hiện

Các nội dung, công Thời gian Cá nhân thực hiện Phương án tổ chức
việc chủ yếu cần được thực hiện
thực hiện

Nghiên cứu tài liệu có 6/2021 – Sưu tầm các tài liệu
liên quan đến đề tài 10/2021 liên quan đền tổ
nghiên cứu, xây dựng chức thực tập tốt
phiếu hỏi, liên hệ với nghiệp tại các
các đối tượng cần trường Đại học lớn
nghiên cứu để thu thập trong và ngoài nước.
thông tin. Xây dựng các mẫu
Hoàn thiện Chương 1. bảng hỏi phù hợp
với thông tin cần
thiết cho các đối
tượng khác nhau
liên quan tới đề tài.

Gửi các bảng hỏi tới các 11/2021 – Bảng hỏi được gửi
đối tượng khảo sát. 1/2022 tới các đối tượng
Nghiên cứu các sản liên quan; Nghiên
phẩm và quy trình đánh cứu báo cáo thực tập
giá thực tập tốt nghiệp. tốt nghiệp theo tiêu
chí đánh giá của
Hoàn thiện Chương 2.
Nhà trường. Nghiên
cứu quy trình tổ
chức thực tập và
đánh giá thực tập.

Nghiên cứu các phương 02/2022 – Thực trạng được

18
án tổ chức thực tập tốt 4/2022 đánh giá kỹ lượng
nghiệp phù hợp tác các theo các nhóm liên
trường đại học trong và quan. Các mô hình
ngoài nước. thực tập tốt nghiệp
Phân tích những ưu và mới, hiện đại được
hạn chế của thực trạng tiếp cận.
Chương 2. Đưa ra mô hình, các
Đê xuất các giải pháp, thức tổ chức thực
hoàn thiện chương 3 tập tốt nghiệp phù
cũng như các phục lục hợp với chuyên
kèm theo. ngành đào tạo của
Khoa.

III. SẢN PHẨM CỦA ĐỀ TÀI


13. Các sản phẩm chính của đề tài và yêu cầu chất lượng cần đạt

STT Tên sản phẩm Yêu cầu khoa học cần đạt Ghi chú

Báo cáo tổng hợp đề tài Báo cáo tổng hợp trình bày
nghiên cứu khoa học được hệ thống lý luận logic
và phù hợp với mục tiêu
nghiên cứu. Báo cáo trình
bày rõ ràng thực trạng công
tác tổ chức thực tập tốt
nghiệp tại Khoa QTVP,
những bất cập và những
thuận lợi. Đề tài đưa ra được
nhưng giải pháp mang tính
tổng thể cho các đối tượng có
liên quan để nâng cao hiệu
quả thực tập tốt nghiệp.

Đề xuất mẫu phiếu Phiếu chấm báo cáo thực tập


chấm điểm Báo cáo cần được thiết kế nhằm đánh
thực tập tốt nghiệp giá tốt nhất sản phẩm thực
tập theo mục tiêu của hoạt
động này/ hạn chế sự đánh

19
giá định tính.

01 bài báo khoa học Bài báo khoa học đáp ứng
đăng trên Tạp chí Khoa được các yêu cầu cơ bản của
học Nội vụ - Trường một bài báo khoa học theo
Đại học Nội vụ Hà Nội quy định của Nhà trường.
Bài báo góp tiếng nói của
nhóm tác giả đến cá đối
tượng liên quan khác nhau
trong Nhà trường về hoạt
động tổ chức thực tập tốt
nghiệp.

14. Lợi ích của đề tài và phương pháp chuyển giao kết quả nghiên cứu
14.1. Lợi ích của đề tài
Đề tài có lợi ích với tất cả các bên tham gia vào quá trình thực tập tốt nghiệp của
sinh viên như: Nhà trường, phòng Đào tạo Đại học, Khoa QTVP, sinh viên của Khoa,
đơn vị tiếp nhận thực tập, đơn vị tuyển dụng nhân sự là sinh viên của khoa. Kết quả
nghiên cứu của đề tài sẽ có tác động đến các đối tương như sau:
Đối với Nhà trường và phòng Đào tạo Đại học sẽ nhìn nhận được việc tổ chức
thực tập như hiện nay có điều gì bất cập từ quy trình, thời lượng, cách thức đánh giá sản
phẩm.
Đối với Khoa chuyên môn sẽ có cái nhìn tổng quan về chất lượng hoạt động thực
tập của người học từ đó có sự so sánh, đánh giá với mục tiêu của học phần và chuẩn đầu
ra của chương trình đào tạo.
Người học hạn chế tiêu cực, nâng cao ý thức thực hiện thực tập tốt nghiệp cũng
như có cơ hội được đánh giá thực tập một cách công bằng hơn.
Các đơn vị tiếp nhận sinh viên thực tập sẽ nghiêm túc hơn, có kế hoạch cụ thể và
chủ động hơn.
14.2. Phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu
- Địa chỉ có thể ứng dụng (ghi cụ thể): Khoa Quản trị văn phòng – Cơ sở Trường
Đại học Nội vụ Hà nội tại Hà Nội; Các phòng chức năng liên quan trực tiếp đến hoạt
động quản lý và tổ chức thực tập tốt nghiệp; Ban giám hiệu của Trường ĐHNVHN. Bên
cạnh đó, các Trường ĐH có điều kiện tương tự có thể áp dụng.

20
IV. NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI VÀ NGUỒN KINH PHÍ

15 Dự toán kinh phí đề tài

TT Nội dung kinh Tổng số Nguồn vốn


phí đề tài
Kinh phí Tỷ lệ (%) NSNN Tự có Khác

Chi phí dịch và


mua tài liệu

Chi phí đi lại,


điện thoại.

Chi phí thuê


nhân công khảo
sát Báo cáo thực
tập và phân tích
số liệu

Chi phí in ấn tài


liệu nghiên cứu,
in ấn sản phẩm,
văn phòng phẩm
cần thiết.

Chi khác

Tổng 100% 100% 0% 0%

Ngày 15 tháng 6 năm 2021

Chủ nhiệm đề tài

Ý kiến của trưởng đơn vị đề xuất ứng


dụng kết quả nghiên cứu

21
22

You might also like