You are on page 1of 4

VÌ SAO QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU SẼ SỚM CHIẾM LẤY VỊ THẾ

CỦA MARKETING
Cho đến nay, vẫn rất nhiều người nhầm lẫn rằng hai khái niệm “marketing” và “quản trị
thương hiệu” là một, tuy nhiên trong mỗi bộ phận này đều đảm nhận tính chất công việc khác
nhau.

Quản trị thương hiệu và marketing khác nhau như thế nào?

Marketing tập trung vào việc đem lại những giải pháp hoặc hoạt động quảng bá thương
hiệu thông qua các chương trình khuyến mãi, việc phân phối các loại hình sản phẩm và dịch vụ.
Quản trị thương hiệu thực chất, theo định nghĩa truyền thống, chỉ tập trung vào việc quản lý hình
ảnh thương hiệu, nhưng giờ đây quản trị thương hiệu đã trở nên năng động hơn ở mảng quản lý
giá trị thị trường và sức cạnh tranh của hãng trên thương trường.
Marketing là một công việc tiêu tiền với mục đích tích trữ giá trị thương hiệu. Quản trị
thương hiệu lại là bộ phận cần tập trung chủ yếu vào việc, làm sao để sản phẩm có thể hoàn
thành tốt việc phản ánh đúng hình ảnh thương hiệu được quảng bá và những khác biệt mà sản
phẩm đem đến cho người dùng nhằm tăng tính cạnh tranh mạnh mẽ, xây dựng sự trung thành ở
thị trường khách hàng. Hai công việc này có sự tương quan - nhưng khác nhau. Hay nói cách
khác, marketing là ý nghĩa của sản phẩm, quản trị thương hiệu là mục tiêu của sản phẩm.

Tại sao quản trị thương hiệu trở nên ngày càng quan trọng hơn

Theo Eric Schulz, chuyên gia tư vấn thương hiệu cho các thương cho P&G, Coca-Cola và
Walt Disney “Việc phân chia những giá trị của từng thương hiệu một trong công sẽ giúp hạn
chế những cuộc đối đầu nội bộ, nhờ vào việc định hình rõ ràng hơn nhóm đối tượng khách hàng
mục tiêu khác nhau với những lợi ích khác nhau”. Ông còn cho biết thêm rằng “Điều này hoàn
toàn quan trọng với một thương hiệu có nhiều danh mục sản phẩm khác nhau"
Trong thời gian sắp tới đây, nếu theo hướng đi này, sẽ có cách đánh giá sự thành công
của một thương hiệu bởi các yếu tố khác. Marketing luôn thể hiện sự thành công thông qua số
lượng khách hàng quan tâm và doanh số. Tuy nhiên, khi bạn nghĩ về giá trị của một thương
hiệu, sự thành công trở nên bao hàm hơn, sẽ không còn tập trung nhiều vào việc thương hiệu
được quản lý như thế nào, mà trở thành vì sao thương hiệu được quản lý - từ những gì mà sản
phẩm đã đóng góp cho thương hiệu cho đến bảng cân đối kế toán.

CMO thời đại mới cần phải làm những gì?

Trách nhiệm cũng như công việc chính của một CMO sắp tới nằm ở việc, làm thế nào mà
những nhà quản trị thương hiệu có thể giúp trân trọng giá trị thương hiệu, làm thế nào họ có thể
không chỉ phát triển những giá trị bề nổi mà còn những giá trị ẩn sâu của doanh nghiệp qua việc
tạo ra nhu cầu trên thị trường.

Theo CoreBrand, những doanh nghiệp lớn chỉ mới vừa nhận ra rằng họ đang đánh rơi
hàng tỉ đô la trong giá trị thương hiệu tập đoàn mà họ thật sự có, bằng việc bỏ qua sự liên kết
trực tiếp giữa những thương hiệu con của doanh nghiệp với kho tài sản gia trị thương hiệu đến
từ chính “tập thể” này.

Và chính yếu tố bị bỏ mặc này sẽ trở thành xu hướng trong tương lai không xa, chiến
dịch “Thanks Mom” của P&G chính là khởi đầu của xu hướng này. Và ý tưởng này chứa đựng
yếu tố đầy thuyết phục rằng, để họ có thể chiếm lấy nhiều giá trị thương hiệu nhất có thể từ
những thương hiệu con của họ, các công ty có chung quy mô này cần phải truyền tải đến người
dùng tất cả những câu chuyện mà họ có.

You might also like