You are on page 1of 8

BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG TREO & LÁI

SG02 – Các bộ phận của hệ thống treo TC026-18-01H

NỘI DUNG

NGUYÊN LÍ HẤP THỤ GIAO ĐỘNG


CÁC LOẠI LÒ XO
THIẾT KẾ LÒ XO TRỤ
LÒ XO THANH XOẮM
BỘ GIẢM CHẤN
THANH ỔN ĐỊNH

THỰC HÀNH

Bài thực hành # Công việc Vị trí

Bài thực hành 03 Tháo lắp hệ thống treo và lò xo trụ (Optional) Xưởng dịch vụ

SG02-1
BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG TREO & LÁI
SG02 – Các bộ phận của hệ thống treo TC026-18-01H

NGUYÊN LÍ HẤP THỤ GIAO ĐỘNG


PRINCIPLES OF VIBRATION ABSORPTION

Các bộ phận cơ bản của hệ thống treo là lò xo (đỡ thân xe hấp thụ va đập), bộ giảm
chấn (hấp thụ giao động của lò xo), và thanh ổn định (ổn định thân xe)

Lò xo và bộ giảm chấn được sử dụng để hấp thụ van chạm trên đường và kiểm tra
giao động của xe (khi xe vào cua, khi phanh gấp hoặc bổng đầu khi tăng tốc). Nếu
sử dụng mỗi lò xo để hấp hấp thụ giao động giữa cầu xe và thân xe, khi đo xe bị lẩy
lên nhiều lần do tần số rung động của lò xo. Bộ giảm chấn được sử dụng để hấp thụ
những giao động không mong muốn này.

Hệ thống treo có trang bị bộ giảm chấn đã mang lại những hiệu quả sau đây:

- Mức độ thoải mái, êm dịu được cải thiện đáng kể khi chạy xe.
- Tối thiệu hiện tượng gẫy lò xo bởi vì sự giao động (uấn cong) không cần
thiết được giảm xuống.
- Cải thiện mức độ an toàn về hoạt động của hệ thống treo.

SG02-2
BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG TREO & LÁI
SG02 – Các bộ phận của hệ thống treo TC026-18-01H

CÁC LOẠI LÒ XO

Nhíp

Nhíp được sử dụng rộng lái với hệ thống treo phụ thuộc. một bộ nhíp được sử dụng
để tăng tăng độ cưng có thể đỡ được trọng lượng của xe. Các lá nhíp được ghép lại
với nhau bởi móc sắt, và được định vị bởi bu lông ở trung tâm của các lá nhíp.
Tấm giảm ồn đặt giữa các lá nhíp nhằm giảm lực ma sát giữa là là nhíp và ngăn
chặn tiếng ồn tạo ra.

Hình minh họa bên dưới cho thấy lò xo giảm chấn loại lá nhíp được lắp trên câu sau
hệ thống treo phụ thuộc. Cầu sau không lằm ở trung tâm của lá nhíp. Điều đó giúp
kiểm soát sự “uấn” của cầu xe khởi hành và khi dừng xe. Lò xo nhíp loại này được
gọi là lò xo nhíp đối xứng.

“Uấn” - Wind-up

Uấn là hiện tượng lò xo lá nhíp bị uốn cong bởi chuyển động của cầu xe khi tăng tốc
và khi giảm tốc. Giống như hình minh họa bên dưới, cầu xe có xu hướng xoay theo
chiều kim đồng hồ trong khi lốp xe quay theo chiều chống lại (ngược chiều kim đồng
hồ). Thanh liên kết giữa bộ giảm chấn bên phải và bên trái nhằm ngăn chặn hiên
tượng “uấn” sảy ra.

SG02-3
BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG TREO & LÁI
SG02 – Các bộ phận của hệ thống treo TC026-18-01H

Lò xo trụ

Lò xo trụ đước sử dụng cho hệ thống treo độc lập cũng như là hệ thống treo phụ
thuộc. Loại lò xo này tạo ra cảm giác êm dịu và khả năng điều khiển xe tốt. Độ cứng
của lò xo trụ được xác định bởi đường kính của lò xo, số vòng lò xo, và vật liệu chế
tạo.

Công thức dưới đây thể hiện cách thức tính độ cứng của lò xo.

Bề mặt phía trên và phía dưới của lò xo trụ là 2 phần của 1 vòng lò xo (tổng 2 phần
là 1 vòng hoàn chỉnh)

Exercise 02-1
1. Độ cứng của lò xo là bao nhiêu nếu lò xo bị nén 40 mm với lực nén là 800N?

 20 N/mm
 20 N/mm2
 20 mm/N
 20 mm/N2

2. Câu trả lời nào sau đây là đúng?

 Đường kinh dây lò xo càng lớn, độ cứng càng cao


 Lò xo có số vòng dây ít hơn, thì có độ cứng nhỏ hơn
 Đường kính dây của lò xo nhỏ hơn, có độ cứng lớn hơn
 Độ chuyển vị của lò xo lớn hơn, có độ cứng nhỏ hơn.

SG02-4
BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG TREO & LÁI
SG02 – Các bộ phận của hệ thống treo TC026-18-01H

THIẾT KẾ LÒ XO TRỤ

Loại lò xo trụ này đã cải thiện độ êm dịu và khả năng lái của xe. Nếu bạn chú ý đến
những đặc điểm của lò xo trụ, bạn có thể thấy được các yếu tố liên quan đến độ
cứng của lò xo.

Sự thay đổi về đường kính dây lò xo.

Đường kính của cuộn dây ngày càng nhỏ đi từ phần giữa đến 2 đầu của lò xo. Thiết
kế này cải thiện độ êm dịu khi xe có tải nhẹ.

Sự thay đổi về bước lò xo

Khi bị nén, các khe hở giữa các vòng dây trở lên nhỏ lai, và chúng tiếp xúc với nhau
kết quả là giảm số vòng dây lò xo tác động -> tăng độ cứng lò xo

Lò xo trụ có hình côn

Sử dụng sự khác biệt về đường kính, làm cho độ cứng của lò xo liên tục thay đổi

SG02-5
BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG TREO & LÁI
SG02 – Các bộ phận của hệ thống treo TC026-18-01H

LÒ XO LOẠI THANH XOẮN

Lò xo loại thanh xoắn chủ yếu được sử dụng cho hệ thống treo độc lập. Một thanh
thép được cố định lên khung hoặc thân xe và đầu còn lại thì được kết nối với đòn
treo dưới hệ thống treo. Thanh xoắn này xe bị xoắn lại khi đòn treo chuyển động lên
hoặc xuống. Độ cứng của thanh xoắn được xác đinh bởi độ dài, đường kính mặt cắt
và vật liệu chế tạo.

Lò xo thanh xoắn không được lắp lẫn giữa thanh bên phải và bên trái. Thanh xoắn
bên trái phải được lắp vào hệ thống treo bên trái, và thanh xoắn bên phải được lắp
vào hệ thống treo bên phải.

Tải trọng ban đầu của lò xo

Khi lắp đặt lò xo thường được nén hoặc kéo, tải cần thiết để lắp lò xo thì được gọi là
tải trọng ban đầu của lò xo

Nếu độ cứng của lò xo là 10N/mm, độ dài tự do của lò xo là 500mm. Sau khi lắp lò
xo, chiều dài lò xo còn lại là 400 mm, tải trọng ban đầu đặt lên lò xo là 1000N.

Với lò xo loại thanh xoắn, tải trọng ban đầu được điều chỉnh bởi giá trị góc xoắn.

SG02-6
BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG TREO & LÁI
SG02 – Các bộ phận của hệ thống treo TC026-18-01H

BỘ GIẢM CHẤN

Chức năng của bộ giảm chấn là là hấp thụ lực và phụ thuộc vào tốc độ của piston.
Lực hấp thụ là lực làm ngăn chặn hoặc làm giảm bớt sự rung động theo chiều dọc
mà xe phải chịu khi đi trên đường gồ ghề. Vì thế, lực giảm chấn này còn được gọi là
lực ma sát.
Theo hình minh họa bên dưới lực giảm chấn được thể hiện là lực ma sát (N) tại điểm
mà vận tốc của độ nén hoặc giãn là 0.3m/s

Loại một tác động

Lực giảm chấn chỉ được tạo ra trong khi lò xo nén hoặc giãn; thường ở bên giãn.

Loại hai tác động

Lực giảm chấn được tạo ra trong quá trình lò xo nén hoặc giãn; thường lực tạo ra
bên giãn thì lớn hơn.

SG02-7
BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG TREO & LÁI
SG02 – Các bộ phận của hệ thống treo TC026-18-01H

THANH ỔN ĐỊNH

Thanh ổn định được sử dụng cho hệ thống treo độc lâp nhằm cải thiện khả năng
chống lật (anti-rolling). Thanh ổn định nối với đòn treo dưới của hệ thống treo bên
phải và hệ thống treo bên trái.
Khi xe đi vào đường vòng, do lực li tâm, trọng lượng có sự chuyển đổi và tạo ra
moment gây lật xe.
Ví dụ: nếu xe đi vào đường vòng hệ thống treo bên phải bị nén lại và hệ thống treo
bên trái bị giãn ra. Khi hiên tượng này sảy ra, thanh cân bằng bị xoắn lại chống lại
mô men gây lật xe. Thanh cân bằng hoạt động giống như cách mà thanh xoắn làm
việc.

Thanh cân bằng sẽ không có tác động nào nếu bánh xe bên phải và bên trái cùng
nên hoặc cùng xuống.

SG02-8

You might also like