You are on page 1of 4

NHỮNG HẬU QUẢ CỦA “BANK CRASH”

Script dẫn: Sau phần trình bày trước đó, chúng ta có thể thấy rằng sự sụp đổ của một
ngân hàng có thể bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân và đôi khi là rất khó có thể tránh
được do tác nhân là ngoài tầm với. Chính vì vậy, hậu quả mà “Bank crash” để lại chắc
chắn cũng không nhẹ nhàng và một khi nghiêm trọng thì sẽ trở thành một “dấu ấn để
đời” cho tới thời điểm hiện tại; một ví dụ ở đây là sự sụp đổ của Lehman Brothers trong
Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Đến với phần thứ 3 của bài thuyết trình, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những hậu quả mà
một sự sụp đổ của ngân hàng để lại. Đó sẽ là những hậu quả mà trước tiên là tác động
lên hệ thống ngân hàng; thứ hai là thị trường và nền kinh tế; cuối cùng là tình hình chính
trị - xã hội với tâm điểm là con người.
[PP ở đây là một cái cover] – 1 slide.
1. Hệ thống ngân hàng
Như chúng ta đã tìm hiểu ở phần 2, mình xin nhắc lại là: “Tính lan truyền có tồn tại trong
sự sụp đổ của một ngân hàng”, được cho là việc khi một ngân hàng sụp đổ, sẽ có nhiều
khả năng lan sang các ngân hàng khác. Đơn giản là vì các ngân hàng luôn có sự liên kết
chặt chẽ với nhau khi hoạt động (thông qua việc vay và cho vay lẫn nhau, nắm giữ tiền
gửi của nhau và hệ thống thanh toán bù trừ).
- Đây là tình hình tệ nhất, đó chính là mang lại kết cục về sự sụp đổ hệ thống cùng
ngành. Điều này sẽ dễ xảy ra khi Cơ quan quản lý hay Chính phủ không có những
can thiệp kịp thời và hiệu quả.

- Nếu tránh được tình hình tệ nhất thì các ngân hàng vẫn sẽ phải đối mặt với những
khó khăn và thiệt hại không hề nhỏ từ việc sụp đổ của một ngân hàng. Cụ thể là
những khó khăn về tài chính và khó khăn thị trường biến động, thiệt hại mang lại
thường sẽ càng lớn nếu ngân hàng bị sụp đổ có quy mô càng lớn trong ngành.

- Hình thành sự sụp đổ niềm tin của các khách hàng đối với hệ thống ngân hàng. Sự
sụp đổ của một ngân hàng cũng có thể khiến người gửi tiền hoảng sợ và bắt đầu ồ
ạt rút tiền khỏi các ngân hàng khác. Từ đó, gây nên “hiệu ứng Domino”. Việc này
khiến nhà chức trách lo sợ và ngay lập tức vào cuộc bằng cách bảo lãnh cho toàn
bộ tiền gửi ở ngân hàng đó.
***
Khi toàn cầu hóa diễn ra song song với tự do hóa tài chính, các hoạt động về tài chính –
ngân hàng mở rộng biên giới ra bên ngoài quốc gia. Đồng nghĩa với việc một ngân hàng
gặp khó khăn và sụp đổ có thể gây ảnh hưởng đến cả hệ thống ngân hàng và kinh tế, thị
trường tài chính của quốc gia có hoạt động tài chính liên kết, phụ thuộc với ngân hàng
đó.
2. Thị trường và nền kinh tế
Khi một sự sụp đổ diễn ra, các thị trường xung quanh ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng và đem
lại những hậu quả nhất định. Đối với:
+)Thị trường Tín dụng: Sự sụp đổ của ngân hàng có thể dẫn đến việc thắt chặt khả năng
cung cấp tín dụng trên thị trường tài chính. Các ngân hàng có thể trở nên cẩn trọng hơn
trong việc cho vay tiền, điều này có thể làm cho việc các doanh nghiệp và cá nhân có khó
khăn hơn khi tiếp cận khoản vay, vì vậy mà việc đầu tư hay phát triển sẽ là điều đầy thử
thách.
+)Thị trường cho vay liên ngân hàng – nơi các ngân hàng cho vay tiền cho nhau sẽ bị
gián đoạn nếu có một sự kiện “Bank crash” diễn ra. Sự sụp đổ của một ngân hàng có thể
làm cho các ngân hàng khác do dự hơn trong việc cho vay cho nhau, làm cho việc giải
quyết các vấn đề về thanh khoản trở nên khó khăn hơn.
+)Thị trường tài chính – một nền tảng giao dịch các loại sản phẩm tài chính như cổ
phiếu, trái phiếu… gần như là sẽ bị ngưng đọng do sự rớt giá của các loại giấy tờ có giá.
Điều này làm cho thanh khoản trên thị trường chứng khoán “bốc hơi”.
 Khi này, Chính phủ có thể đưa ra các can thiệp, bằng việc cung cấp thanh khoản
vào thị trường hoặc thực hiện các biện pháp quản lý mới. Những can thiệp này có
thể ảnh hưởng rộng rãi đến thị trường tài chính.
Ngân hàng đối với sản xuất là định chế tài chính cung cấp và trung gian vốn chủ yếu.
Một khi, ngân hàng sụp đổ thì sẽ gây ra việc trì trệ các hoạt động kinh doanh, sản xuất.
Các chủ thể kinh doanh gặp khó kéo theo nền kinh tế cũng sẽ bị thiệt hại nặng nề.
3. Cuộc sống con người
+)Người gửi tiền có thể mất tiền: Nếu một ngân hàng sụp đổ và không có đủ tiền để trả
lại cho người gửi tiền, thì những người đó có thể mất tiết kiệm hoặc khoản đầu tư của
mình. Điều này đặc biệt đáng tàn khốc đối với những người phụ thuộc vào khoản tiền đó
để chi tiêu hàng ngày.
+)Mất việc làm: Sự sụp đổ của ngân hàng có thể dẫn đến mất việc làm. Ngân hàng là nhà
tuyển dụng quan trọng, và khi gặp khó khăn về tài chính, họ có thể phải cắt giảm nhân
viên hoặc đóng cửa chi nhánh, dẫn đến mất việc làm cho nhân viên.
*Ví dụ thực tế: SVB - một ngân hàng có tiếng tại Mỹ đã bị buộc đóng cửa trong thời
gian gần đây (10/03/2023). Đây là sự sụp đổ của ngành ngân hàng lớn nhất kể từ cuộc
khủng hoảng tài chính năm 2008.
4. Tình hình chính trị
- Ngân hàng phá sản, các tổ chức tài chính khác và cả doanh nghiệp cũng bị liên
lụy. Thiệt hại kinh doanh, khó khăn về chi phí sẽ dẫn đến đoạn sa thải nhân sự, số
người thất nghiệp tăng đột biến, cuộc sống hóa khó khăn với những người bị sa
thải, còn những người nghèo trở nên nghèo hơn.... và dẫn đến một xã hội bất ổn,
tệ nạn.
- Ngoài ra, sẽ có một sự khủng hoảng niềm tin được hình thành, giữa người dân và
chính quyền do sự nghi ngờ về khả năng quản lý của chính quyền. Chính quyền
không có hành động xử lý kịp thời hay đưa ra những chính sách không phù hợp,
những chính sách mang tính “gượng ép”...
 Tình hình xã hội không ổn định sẽ dẫn tới bất ổn về chính trị.
 Người dân cảm thấy “uất ức”, những cuộc biểu tình, đả kích, xung đột chính trị... sẽ
diễn ra.
Big question: "Liệu sự sụp đổ của 2 ngân hàng lớn vừa rồi là SVB và Credit
Suisse có phải là dấu hiệu báo trước cho cuộc khủng hoảng tài chính tiếp
theo?"
Script dẫn: Sự sụp đổ bất ngờ của Ngân hàng Silicon Valley (SVB) tại Mỹ và Credit
Suisse của Thụy Sĩ vừa rồi khiến thị trường tài chính thế giới có một phen chao đảo. Điều
này đã đặt lên một nghi vấn về vần điệu lịch sử của Cuộc khủng hoảng tài chính năm
2008. Liệu sẽ có một cuộc khủng tài chính nữa nổ ra? Để biết thì ta cần xác định và phân
tích nguyên do sụp đổ của hai ngân hàng...
Ta cần hiểu rằng... Ngân hàng là một dạng định chế tài chính đặc biệt khi luôn nằm ở
trung tâm vận hành của nền kinh tế, với sứ mệnh thu hút tiền gửi và cho vay theo mô
hình truyền thống. Qua việc liên tục thu hút tiền gửi và nhận tiền trả lãi định kỳ từ các
khoản cho vay, ngân hàng tiếp tục cung cấp thanh khoản cho những người cần và tạo ra
các khoản vay mới. Với mô hình truyền thống có phần đơn giản như vậy, lợi nhuận của
ngân hàng thường chủ yếu đến từ chênh lệch lãi suất ngắn hạn (chi phí thu hút tiền gửi)
và lãi suất dài hạn đến từ các khoản cho vay.
Từ đặc trưng này, ngân hàng chịu hai rủi ro cơ bản:
- Thứ nhất, rủi ro tín dụng đến từ việc các khoản cho vay/đầu tư không đạt được kỳ
vọng.
 Điều này sẽ khiến tài sản của ngân hàng mất đi giá trị, phá vỡ khả năng thanh
toán nợ và buộc ngân hàng phải phá sản.
- Thứ hai, rủi ro thanh khoản đến từ hiện tượng đột biến rút tiền gửi (bank run).
 Điều này sẽ khiến ngân hàng buộc phải tuyên bố phá sản kỹ thuật (không đủ
thanh khoản để chi trả cho người rút tiền gửi), hoặc phải bán tháo tài sản với
giá rẻ. Rủi ro thanh khoản là rủi ro thường trực hàng ngày tại mỗi ngân hàng và
rất khó để loại bỏ nếu không có sự hỗ trợ đúng cách từ bên ngoài.

 Silicon Valley Bank là một trường hợp đặc thù của rủi ro thanh khoản. Ngân hàng
này đã phát triển theo hướng phục vụ các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Sự tăng
trưởng mà SVB có được là do các doanh nghiệp trong lĩnh vực đổi mới sáng đã
tiếp nhận một lượng đầu tư tiền mặt khổng lồ trong giai đoạn nền kinh tế đi xuống
và lãi suất tăng cao ở Mỹ nên tiến hành đi gửi phần lớn tại SVB. Điều quan trọng
là phần lớn các khoản tiền gửi này đều không được bảo hiểm.
[Ông Jonas Goltermann, nhà kinh tế tại Capital Economics đánh giá, “Lý do khiến
SVB gặp rắc rối là ngân hàng này quá phụ thuộc vào một số lĩnh vực. Hầu hết các
ngân hàng khác đều có hoạt động cho vay đa dạng hơn”.]
 Còn đối với Credit Suisse là một định chế tài chính phức tạp với nhiều sản phẩm
khác với SVB, nó tương tự như Lehman Brothers. Tuy nhiên, khác với Lehman
Brothers, kể từ 2010 đến nay, theo Đạo luật cải cách và bảo vệ người tiêu dùng
Phố Wall (Đạo luật Dodd – Frank), Credit Suisse nằm trong danh sách các ngân
hàng quan trọng mang tính hệ thống toàn cầu và chịu sự kiểm tra, giám sát đặc
biệt của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành. Ngân hàng này tuy có mô
hình hoạt động phức tạp nhưng luôn phải báo cáo công khai minh bạch các hoạt
động của mình ở mức cao. Suy cho cùng, không phải thất bại do rủi ro hệ thống
mà là do rủi ro tín dụng - nói cách khác, là do các quyết định sai lầm liên tục trong
hoạt động đầu tư của mình.
 Khi phân tích sâu sự sụp đổ gần đây của SVB và Credit Suisse, giới quan sát có thể
phần nào yên tâm khi đó không phải là những trường hợp có tính hệ thống và liên đới
như sự sụp đổ của Lehman Brothers trước thềm Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm
2008. Tuy nhiên, trong bối cảnh lãi suất cao kéo dài như hiện nay, đây lại có thể là những
tín hiệu mở đầu cho chuỗi ngày khó khăn của hệ thống ngân hàng ở tất cả các quốc gia...

You might also like