You are on page 1of 44

Contents

Chương 1: Những tính chất cơ bản của vật liệu xây dựng ................................................................................. 1
Câu 1: Cấu trúc của VLXD? Ảnh hưởng của cấu trúc đến tính chất của VLXD? ............................................ 1
Câu 2: Thành phần của VLXD? Ảnh hưởng của thành phần đến tính chất của VLXD? .................................. 1
Câu 3: Trình bày trạng thái cấu tạo rỗng của vật liệu? Độ rỗng và tính chất lỗ rỗng ảnh hưởng tới các tình
chất chủ yếu của vật liệu ntn? ............................................................................................................................ 2
Câu 4: Trình bày về độ rỗng của VLXD? ( Định nghĩa, công thức tính toán, cách xác định và ý nghĩa ) ....... 2
Câu 5: Khối lượng riêng của VLXD? ( Định nghĩa, công thức và đơn vị, phương pháp xác định, các yếu tố
ảnh hưởng và ý nghĩa ) ....................................................................................................................................... 3
Câu 6: Khối lượng thể tích của VLXD? ( Định nghĩa, công thức và đơn vị, phương pháp xác định, các yếu tố
ảnh hưởng và ý nghĩa ) ....................................................................................................................................... 3
Câu 7: Nước trong VLXD và ảnh hưởng của nó tới tính chất của VLXD? ....................................................... 4
Câu 8: Độ ẩm của VLXD? (Khái niệm, phương pháp xác định, ý nghĩa ). Ảnh hưởng của độ ẩm đến các tính
chất của VLXD ................................................................................................................................................... 4
Câu 9: Trình bày về độ hút nước của VLXD? (Khái niệm, công thức, phương pháp xác định,các yếu tố ảnh
hưởng) ................................................................................................................................................................ 5
Câu 10: Thế nòa là trạng thái bão hòa của VLXD? Phƣơng pháp làm vật liệu bão hòa nƣớc và ý nghĩa
của phƣơng pháp đó? Khác biệt của độ hút nƣớc bão hòa và độ hút nƣớc thƣờng. ................................. 6
Câu 11: Phân biệt W, Hv , Hp , độ hút nƣớc bão hòa. ................................................................................... 6
Câu 12: Nhiệt dung của vật liệu xây dựng.( khái niệm, công thức xác định,yếu tố ảnh hƣởng, ý nghĩa) 7
Câu 13: Khái niệm cơ bản về tính dẫn nhiệt của VLXD? Bản chất hiện tượng dẫn nhiệt qua vật liệu? Phân
tích các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng dẫn nhiệt của VLXD? ......................................................................... 8
Câu 14: Biến dạng là gì ? Thế nào là biến dạng dẻo và biến dạng đàn hồi? Hãy nói rõ hiện tường từ biến và
chùng ứng suất của VLXD? ............................................................................................................................... 9
Câu 15: Độ cứng của VLXD? (Khái niệm, phƣơng pháp xác định,yếu tố ảnh hƣởng và ý nghĩa) ........ 10
Câu 16: Cường độ của VLXD? ( Khái niệm, PPXĐ, ý nghĩa) Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến cường độ
VLXD? ............................................................................................................................................................. 10
Câu 17: hệ số mềm, hệ số phẩm chất? ứng dụng thực tế của các hệ số này? ................................................. 11
CHƢƠNG 3: VẬT LIỆU GỐM XÂY DỰNG ............................................................................................. 12
Câu 18: Vật liệu gốm xây dựng( Kn, PL)? ....................................................................................................... 12
Câu 19: Khái niệm, phân loại, thành phần của đất sét để sản xuất gốm xây dựng? ....................................... 12
Câu 20: Các phương pháp xác định tính dẻo của đất sét ? ............................................................................. 13
Câu 21: Sự biến đổi khi sây và nung đất sét .................................................................................................... 13
Câu 22:Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng gạch, ngoí đất sét? Nêu ý nghĩa thực tiễn của các chỉ tiêu và
phương pháp xác định chúng? ......................................................................................................................... 14
1
Câu 23: Khái niệm và phân loại CKDVC? Trình bày sơ lược CKDVC rắn trong môi trường khí? ............... 15
Câu 24: Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng vôi rắn trong không khí? ........................................................... 15
Câu 25: Sự rắn chắc của xi măng pooclang ..................................................................................................... 16
Câu 26: Nguyên liệu và quá trình sản suất vôi rắn trong không khí ? Các biện pháp nâng cao chất lượng
trong quá trình nung ? ...................................................................................................................................... 17
Câu 27: Các phương pháp sử dụng vôi trong xây dựng ? Phân tích ưu nhước điểm của từng phương pháp. . 17
Câu 28: Các đặc tính cơ bản của các khoáng vật chính có trong xi măng Pooclang và phản ứng thủy hóa của
chúng ?.............................................................................................................................................................. 17
Câu 29: Lượng nước tiêu chuẩn, thời gian ninh kết và tính ổn định thể tích của xi măng Pooclang ? ( khái
niệm, phương pháp xđ, yếu tố ảnh hưởng và ý nghĩa). .................................................................................... 19
Câu 30: Ảnh hưởng của độ mịn và thành phần khoáng vật đến tính chất kỹ thuật của xi măng ? .................. 20
Câu 31: Cường độ và phương pháp đặt mác cho xi măng ? ............................................................................ 20
Câu 32: Hiện tượng ăn mòn xi măng và các phương pháp bảo vệ ? ................................................................ 21
Chương 5: Bê tông ........................................................................................................................................... 22
Câu 33; khái niêm cơ bản về bê tông dùng chất kêt dính vô cơ? Vai trò của vật liệu thành phần trong bê tông
.......................................................................................................................................................................... 22
Câu 34; hãy trình bày về xi măng và nước dùng để chế tạo bê tông? .............................................................. 23
Câu 35; các yêu cầu kỹ thuật của cốt liệu dùng để sản xuất bê tông nặng? ..................................................... 23
Câu 36; thê nào là tính dẻo hợp lý của hỗn hợp bê tông nặng? phương pháp xác định độ dẻo của hỗn hợp bê
tông nặng? ........................................................................................................................................................ 24
Câu 37; phân tích ưu nhược điểm của hỗn hợp bê tông cứng so với bê tông dẻo. cách xác định độ cứng và độ
dẻo của hỗn hợp bê tông? ................................................................................................................................. 24
Câu 38; tính công tác của hỗn hợp bê tông? (khái niệm, phân loại, cách xác định và các yếu tố ảnh hưởng) 25
Câu 39; sự ảnh hưởng của xi măng và cốt liệu đến tính công tác của hỗn hợp bê tông? ................................ 25
Câu 40; độ lớn của côt liệu có ảnh hưởng như thế nào đến tính dẻo của bê tông? Phương pháp xác định độ
lớn của cốt liệu? ................................................................................................................................................ 26
Câu 41: Cường độ bê tông (khái niệm, phương pháp xác định và các yếu tố ảnh hưởng) ............................. 27
Câu 42: Sự phát triển cường độ của bê tông nặng, phân tích ảnh hưởng của tỉ lệ N/X và Rx tới cường độ của
bê tông nặng. .................................................................................................................................................... 28
Câu 43: Các bước thiết kế sơ bộ thành phần của bê tông nặng theo phương pháp thể tích tuyệt đối của
Bolomey-Skrataev? ........................................................................................................................................... 30
Câu 44: Các bước tính toán và kiểm tra cấp phối bê tông? ............................................................................ 33
Chương 6: Vữa xây dựng ................................................................................................................................. 33
Câu 45: Vữa xây dựng(khái niệm, phân loại, vật liệu chế tạo). ...................................................................... 33
Câu 46: Tính giữ nước của vữa xây dựng(khái niệm, phương pháp xác định) ............................................... 34
Câu 47: Cường độ của vữa xây dựng, sự khác nhau giữa vữa xây dựng xây trên nền đặc và trên nền xốp... 35
2
Câu 48: So sánh các yêu cầu về tính chất của vữa xây và vữa trát. ................................................................ 36
Câu 49: So sánh các yêu cầu kĩ thuật của vữa so với bê tông? ........................................................................ 36
Chương 7: Vật liệu gỗ ...................................................................................................................................... 36
Câu 50: Vật liệu gỗ xây dựng? Cấu tạo của gỗ? .............................................................................................. 36
Câu 51: Các loại nước trong gỗ? ảnh hưởng của chúng đến tính co nở và cường độ của gỗ? ........................ 38
Câu 52: Phân tích ảnh hưởng của độ ẩm tới các tính chất cơ lí của gỗ (cường độ tính co nở thể tích và khối
lượng thể tích)? Từ đó xác định mối quan hệ của độ ẩm và các loại đại lượng này bằng công thức tính toán?
.......................................................................................................................................................................... 38
Câu 53: Các chỉ tiêu độ ẩm của gỗ và ý nghĩa của chúng? .............................................................................. 39
Chương 8: Chất kết dính hữu cơ ...................................................................................................................... 39
Câu 54: Chất kết dính hữu cơ? (khái niệm, phân loại, thành phần, cấu trúc) .................................................. 39
Câu 55: Các tính chất kĩ thuật của bitum dầu mỏ: Tính dẻo và tính quánh, tính ổn định nhiệt độ, tính hóa già
của bitum dầu mỏ? (khái niệm, các yếu tố ảnh hưởng, phương pháp xác định và ý nghĩa thực tế). ............... 40

3
Chương 1: Những tính chất cơ bản của vật liệu xây dựng

Câu 1: Cấu trúc của VLXD? Ảnh hưởng của cấu trúc đến tính chất của VLXD?
*Cấu trúc của vật liệu là các hình thức tổ chức vật chất trong vật liệu. Cấu trúc vật liệu được đặc trưng
bằng quan hệ giữa chất lượng và số lượng của các thành phần hợp thành, sự phân bố và lien kết giữa các thành
phần ấy.
Cấu trúc của vật liệu được biểu thị ở 3 mức: cấu trúc vĩ mô, cấu trúc vi mô và cấu trúc trong hay cấu tạo
chất.
*Ảnh hưởng của cấu trúc đến tính chất của VLXD:
- Cấu trúc vĩ mô: là cấu trúc mà chúng ta có thể quan sát được bằng mắt thường
+ Cấu trúc đặc: bê tông nặng, gạch ốp lát, gạch silicat… Những vật liệu này thường có cường độ, khả năng
chống thấm, chống ăn mòn tốt hơn các vật liệu rỗng cùng loại, nhưng nặng và tính cách âm, cách nhiệt kém
hơn.
+ Cấu trúc rỗng: bê tong khí, bê tông bọt, chất dẻo tổ ong... Những vật liệu này có cường độ, độ chống ăn mòn
kém hơn vật liệu đặc cùng loại, nhưng khả năng cách nhiệt, cách âm tốt hơn. Lượng lỗ rỗng, kích thước, hình
dạng, đặc tính và sự phân bố lỗ rỗng có ảnh hưởng lớn đến tính chất của vật liệu.
+ Cấu trúc dạng sợi, thớ: gỗ, các sản phẩm từ bông khoáng và bông thủy tinh, tấm sợi gỗ ép… có cường độ, độ
dẫn nhiệt và các tính chất khác nhau theo phương dọc và phương ngang thớ.
+ Cấu trúc dạng lớp: đá phiến ma, diệp thạch sét… là vật liệu có tính dị hướng.
+ Cấu trúc rời rạc: cốt liệu cho bê tông.
+ Cấu trúc dạng bột: xi măng, bột vôi sống… có các tính chất và công dụng khác nhau tùy theo thành phần độ
lớn và trạng thái bề mặt.
- Cấu trúc vi mô: là cấu trúc tinh thể hoặc vô định hình. Cấu trúc tinh thể và cấu trúc vô định hình có thể là 2
trạng thái khác nhau của cùng 1 chất. Như vậy, vật liệu có thành phần giống nhau nhưng cấu trúc khác nhau thì
tính chất vật liệu cũng khác nhau.
- Cấu trúc trong: là cấu tạo nguyên tử, phân tử, hình dạng kích thước của tinh thể, lien kết nội bộ giữa chúng.
Cấu trúc trong của các chất quyết định cường độ, độ cứng, độ bền nhiệt và nhiều tính chất quan trọng khác.

Câu 2: Thành phần của VLXD? Ảnh hưởng của thành phần đến tính chất của VLXD?
*Thành phần của VLXD: là phần vật chất tạo nên vật liệu. VLXD được đặc trưng bởi 3 thành phần:
thành phần hóa học, thành phần khoáng vật và thành phần pha.
*Ảnh hưởng của thành phần đến tính chất của VLXD
- Thành phần hóa học: được biểu thị bằng phần tram hàm lượng các oxit có trong vật liệu và được xác định
bằng cách phân tích hóa học => cho phép phán đoán hang loạt tính chất của VLXD như: tính chịu lửa, bền sinh
vật, các tính chất cơ học cũng như tính chất kĩ thuật khác. Ngoài ra thành phần hóa học của vật liệu còn được sử
dụng trong công tác lựa chọn nguyên liệu cho sản xuất VLXD
- Thành phần khoáng vật: là phần vật chất nhỏ nhất của vật liệu mà vẫn mang đầy đủ tính năng của vật liệu đó.
Các khoáng vật là các muối kép, được tạo thành do các oxit trong các vật liệu vô cơ lien kết với nhau => cho ta
phán đoán tương đối chính xác tính chất của VLXD bởi mỗi khoáng vật có vai trò, tính chất khác nhau.

1
- Thành phần pha: tồn tại 3 pha: rắn, lỏng, khí. Tỉ lệ của các pha này trong vật liệu có ảnh hưởng tới tính chất
của nó, đặc biệt là tính chất về âm, nhiệt, tính chống ăn mòn, cường độ... VD: vật liệu có nhiều pha rắn thì cho
cường độ cao; vật liệu có nhiều pha lỏng thì thi công dễ, dễ sử dụng; vật liệu có nhiều pha khí thì cách âm, cách
nhiệt tốt

Câu 3: Trình bày trạng thái cấu tạo rỗng của vật liệu? Độ rỗng và tính chất lỗ rỗng ảnh
hưởng tới các tình chất chủ yếu của vật liệu ntn?
*Trạng thái cấu tạo rỗng của vật liệu: gồm có lỗ rỗng kín và lỗ rỗng hở.
- Lỗ rỗng kín: là lỗ rỗng riêng biệt, không thông với nhau và không thông với bên ngoài. - Lỗ rỗng hở: là lỗ
rỗng thông với nha và thông với môi trường bên ngoài.
*Độ rỗng: là tỉ lệ giữa phần thể tích rỗng so với thể tích tự nhiên của mẫu vật liệu, kí hiệu (r), đơn vị (%)
Ảnh hưởng của tính chất lỗ rỗng tới tính chất chủ yếu của vật liệu:
- Lỗ rỗng kín: là lỗ rỗng riêng biệt, không thông với nhau và không thông với bên ngoài. Cùng 1 thể tích lỗ
rỗng nhưng vật liệu có lỗ rỗng hở thì hút ẩm tốt cường độ thấp cách nhiệt kém nhưng trong điều kiện băng giá các
VL có lỗ hổng sẽ bị phá huỷ.
- Lỗ rỗng hở: là lỗ rỗng thông với nha và thông với môi trường bên ngoài.Đối với vật liệu dạng hạt còn phân ra
lỗ rỗng trong hạt và lỗ rỗng giữa các hạt . VL chứa nhiều lỗ rỗngkín thì cách nhiệt cao R tốt.

Câu 4: Trình bày về độ rỗng của VLXD? ( Định nghĩa, công thức tính toán, cách xác định và ý
nghĩa )
*Độ rỗng: là tỉ lệ giữa phần thể tích rỗng so với thể tích tự nhiên của mẫu vật liệu, kí hiệu (r), đơn vị (%)
Va
r .100 0 0
*Công thức tính toán: Vo
Trong đó:
Va: phần thể tích hoàn toàn đặc của mẫu vật liệu
Vo: phần thể tích tự nhiên của mẫu vật liệu
*Phương pháp xác định:
Vr   
r .100 0 0  r  1  v  .100 0 0
1, ADCT:
Vo  
2, Phương pháp siêu âm: xác định lỗ rỗng r ở các mối hàn áp lực cao. Người ta điều chỉnh cho tốc độ truyền
sóng siêu âm qua vật liệu là const thì khi thấy tốc độ sóng thay đổi thì phán đoán được độ rỗng của vật liệu.
3, Phương pháp thống kê kết hợp dụng cụ quang học: người ta mài mẫu vật liệu, tính trên một mặt cắt có lỗ
rỗng bằng bao nhiêu sau đó tính toán ra toàn khối vật liệu.
4, Phương pháp bão hòa chất lỏng ( xác định được lỗ rỗng hở của vật liệu)
*Ý nghĩa: + Phán đoán một số tính chất của vật liệu: cường độ, khả năng cách âm, cách nhiệt, tính chống
thấm…

2
+ Thiết kế thành phần hỗn hợp cốt liệu, cấp phối tối ưu. Vật liệu càng có độ rỗng nhỏ thì cường độ
càng cao, nhưng khả năng cách âm, cách nhiệt giảm.
+ Lựa chọn vật liệu phù hợp với các tính chất cụ thể của kết cấu

Câu 5: Khối lượng riêng của VLXD? ( Định nghĩa, công thức và đơn vị, phương pháp xác định,
các yếu tố ảnh hưởng và ý nghĩa )
*Khối lượng riêng của vật liệu là khối lượng của một đơn vị thể tích vật liệu ở trạng thái hoàn toàn đặc
(không có lỗ rỗng). Kí hiệu (ρ)

mk
*CTXĐ:
 ( g / cm3 , kg / l , t / m3 )
Va
Trong đó: Va: phần thể tích hoàn toàn đặc của mẫu vật liệu (cm3,l,m3)
mk: Khối lượng mẫu thí nghiệm trong trạng thái khô (g,kg,t)
*Phương pháp xác định: Tuỳ theo từng loại vật liệu mà có những phương pháp xác định khác nhau. Đối
với vật liệu hoàn toàn đặc như kính, thép v.v..., được xác định bằng cách cân và đo mẫu thí nghiệm, đối
những vật liệu rỗng thì phải nghiền đến cỡ hạt < 0,2 mm và những loại vật liệu rời có cỡ hạt bé (cát, xi măng...)
thì được xác định bằng phương pháp bình tỉ trọng.
*Các yếu tố ảnh hưởng:
KLR chỉ phụ thuộc vào thành phần cấu tạo và chất trúc vi mô của vật liệu
*Ý nghĩa:Khối lượng riêng của vật liệu phụ thuộc vào thành phần và cấu trúc vi mô của nó, đối với vật
liệu rắn thì nó không phụ thuộc vào thành phần pha. KLR của VL biến đổi trong 1 phạm vi hẹp, đặc biệt là
những loại vật liệu cùng loại sẽ có KLR tương tự nhau. Người ta có thể dùng KLR để phân biệt những loại vật
liệu khác nhau, phán đoán 1 số tính chất của nó.

Câu 6: Khối lượng thể tích của VLXD? ( Định nghĩa, công thức và đơn vị, phương pháp xác định, các
yếu tố ảnh hưởng và ý nghĩa )
*Khối lượng thể tích của vật liệu là khối lượng của một đơn vị thể tích vật liệu ở trạng thái tự nhiên (kể
cả lỗ rỗng). Kí hiệu (ρv)
m
*CTXĐ: v  ( g / cm3 , kg / l , t / m3 )
Vo
Trong đó:

Vo: thể tích của mẫu vật liệu (cm3,l,m3)


m: Khối lượng mẫu thí nghiệm trong trạng thái tự nhiên (g,kg,t)
*Phương pháp xác định:
Nguyên lí chung là xác định KLTT của vật liệu là đi xác định 2 đại lượng: khối lượng m và thể tích Vo.
Khối lượng m được xđ bằng phương pháp cân. Thể tích tự nhiên Vo được xđ tùy thuộc vào hình dáng và trạng
thái tồn tại của vật liệu.
3
- Đối với mẫu vật liệu có dạng hình học xác định : sử dụng pp đo trực tiếp các kích thước cơ bản rồi dùng công
thức tính toán để tính ra thể tích mẫu vật liệu.
- Đối với mẫu vật liệu không có dạng hình học xác định: sử dụng pp chiếm chỗ chất lỏng: bọc parafin hoặc
ngâm mẫu bão hòa nước rồi xđ thể tích vật liệu thông qua thể tích chất lỏng chiếm chỗ
- Đối với vật liệu dạng hạt rời rạc: sử dụng pp đổ đống để xđ thể tích xốp hay dạng đổ rời tự nhiên của vật liệu
*Các yếu tố ảnh hưởng:
- Loại vật liệu: VL khác nhau thì có KLTT khác nhau.
- Độ rỗng trong VL: VL có nhiều lỗ rỗng thì có KLTT càng nhỏ.
- Phụ thuộc môi trường: Khi độ ẩm của môi trường càng tang thì KLTT vật liệu tăng theo ( do nước xâm nhập
vào các lỗ rỗng có trong VL )
- Trạng thái của vật liệu: ảnh hưởng đến KLTT của vật liệu dạng hạt, rời rạc…gọi là KLTT xốp
*Ý nghĩa: Dựa vào khối lượng thể tích của vật liệu có thể phán đoán một số tính chất của nó, như
cường độ, độ rỗng, lựa chọn phương tiện vận chuyển, tính toán trọng lượng bản thân kết cấu.

Câu 7: Nước trong VLXD và ảnh hưởng của nó tới tính chất của VLXD?
Nước trong VLXD được chia làm 3 loại: nước hóa học, nước hóa lí, nước cơ học.
*Nước hóa học ( nước lien kết ): Là nước tham gia vào thành phần của VL, có lien kết bền với VL.
Nước hóa học chỉ bay hơi ở nhiệt độ cao (>500oC). Khi nước hóa học mất thì tính chất hóa học của vật liệu bị
thay đổi lớn.
VD: đất sét cao lanh Al2O3.2SiO2.2H2O khi mất nước tạo thành meta cao lanh.
*Nước hóa lí ( nước bán lien kết ): là nước không tham gia vào thành phần vật liệu nhưng có liên kết khá
bền với vật liệu, nó chỉ thay đổi dưới sự tác động của điều kiện môi trường như nhiệt độ, độ ẩm và khi bay hơi
nó làm cho tính chất của vật liệu thay đổi ở một mức độ nhất định. Nước này lien kết với vật liệu bằng 2 lực
chính: lực hút phân tử và lực điện trên bề mặt. Sự thay đổi lượng nước hóa lí của vật liệu thường ở dạng hơi
nước.
*Nước cơ học ( nước tự do ): loại này gần như không có liên kết với vật liệu, dễ dàng thay đổi ngay
trong điều kiện thường. Khi nước cơ học thay đổi, không làm thay đổi tính chất của vật liệu.

Câu 8: Độ ẩm của VLXD? (Khái niệm, phương pháp xác định, ý nghĩa ). Ảnh hưởng của độ ẩm đến
các tính chất của VLXD
*Độ ẩm là đại lượng đánh giá lượng nước có thật trong VL tại thời điểm thí nghiệm. Kí hiệu (W)
*Phương pháp xác định:
-Cân mẫu ở trạng thái tự nhiên tại thời điểm thí nghiệm. Sấy khô mẫu đến khối lượng không đổi.
mn m w
 m k

- ADCT:
W  k x100 o o  k
x100 o o
m m
4
Trong đó:
mw: Khối lượng mẫu vật liệu ở trạng thái tự nhiên
mk: Khối lượng mẫu vật liệu ở trạng thái khô
*Các yếu tố ảnh hưởng:
- Bản chất của vật liệu hay loại vật liệu: vật liệu càng ưa nước thì càng ẩm ướt
- Vật liệu có độ rỗng càng cao thì độ ẩm càng lớn
- Tính chất lỗ rỗng: vật liệu có nhiều lỗ rỗng hở thì độ ẩm tăng. Và ngược lại càng có nhiều lỗ rỗng kín thì độ
ẩm càng thấp
- Phụ thuộc vào điều kiện môi trường: nhìn chung, độ ẩm của vật liệu biến đổi theo độ ẩm của môi trường xung
quanh cho đến khi đạt cân bằng. Khi môi trường xung quanh khô thì độ ẩm của vật liệu giảm xuống và ngược
lại
*Ý nghĩa:
- Biết độ ẩm để phán đoán 1 số tính chất của vật liệu: VD: độ ẩm trong vật liệu mà lớn thì có thể vật liệu có độ
rỗng lớn, nhiều lỗ rỗng hở… Khi vật liệu bị ẩm hoặc là khi độ ẩm của vật liệu thay đổi thì 1 số tính chất của vật
liệu cũng thay đổi theo ví dụ như: cường độ, khả năng dẫn nhiệt, dẫn điện, thể tích…
- Chuyển đổi tính chất vật liệu từ lí thuyết về thực tế. VD: chuyển đổi KLTT của VL từ trạng thái ẩm về trạng
thái khô khi biết độ ẩm và ngược lại
- Biết độ ẩm của vật liệu để điều chỉnh lượng dùng vật liệu cho hợp lí.

Câu 9: Trình bày về độ hút nước của VLXD? (Khái niệm, công thức, phương pháp xác định,các yếu
tố ảnh hưởng)
- Khái niệm: Độ hút nước của vật liệu là khả năng hút và giữ nước của nó ở điều kiện thường, áp suất
thường và được xác định bằng cách ngâm mẫu vào trong nước có nhiệt độ 20 – 250C
- Công thức: Độ hút nước được xác định theo khối lượng và theo thể tích.
 Độ hút nước theo khối lượng là tỷ số phần trăm giữa khối lượng nước có trong vật liệu được bão
hòa trong điều kiện nhiệt độ và áp suất thường so với khối lượng vật liệu ở trạng thái khô.
Độ hút nước theo khối lượng ký hiệu là HP (%) và xác định theo công thức:
mn m  mk
Hp  .100 0 0  u .100 0 0
mk mk
Trong đó: mk: khối lượng mẫu thí nghiệm khô
 Độ hút nước theo thể tích là tỷ số phần trăm giữa thể tích nước có trong vật liệu được bão hòa trong
điều kiện nhiệt độ và áp suất thường so với thể tích tự nhiên của vật liệu ở trạng thái khô.
Độ hút nước theo thể tích được ký hiệu là HV(%) và xác định theo công thức

Vn m m
Hv  .100 0 0  u k .100 0 0
Vo Vo .n
Trong đó : mn, Vn : Khối lượng và thể tích nước mà vật liệu đã hút .
mn: Khối lượng riêng của nước ρn = 1g/cm3
mư, mk: Khối lượng của vật liệu khi đã hút nước (ướt) và khi khô
5
Vo: Thể tích tự nhiên của vật liệu
Quan hệ giữa Hp và Hv như sau: Hv = Hp . ρv / ρn
với ρv : khối lượng thể tích tiêu chuẩn.

- Phƣơng pháp xác định: Để xác định độ hút nước của vật liệu, ta lấy mẫu vật liệu đã sấy khô đem cân
rồi ngâm vào nước. Tùy từng loại vật liệu mà thời gian ngâm nước khác nhau. Sau khi vật liệu hút no
nước được vớt ra đem cân rồi xác định độ hút nước theo khối lượng hoặc theo thể tích bằng các công
thức trên.
Độ hút nước được tạo thành khi ngâm trực tiếp vật liệu vào nước, do đó với cùng một mẫu vật liệu đem
thí nghiệm thì độ hút nước sẽ lớn hơn độ ẩm.
- Các yêu tố ảnh hƣởng: Độ hút nước của vật liệu phụ thuộc vào độ rỗng, đặc tính của lỗ rỗng và thành
phần của vật liệu

Khi độ hút nước tăng lên sẽ làm cho thể tích của một số vật liệu tăng và khả năng thu nhiệt tăng nhưng
cường độ chịu lực và khả năng cách nhiệt giảm đi

Câu 10: Thế nòa là trạng thái bão hòa của VLXD? Phƣơng pháp làm vật liệu bão hòa nƣớc và ý nghĩa
của phƣơng pháp đó? Khác biệt của độ hút nƣớc bão hòa và độ hút nƣớc thƣờng.
- Trạng thái bão hòa của VLXD là khả năng hút nước lớn nhất của vật liệu trong điều kiện cưỡng bức
bằng nhiệt độ hay áp suất
- Để xác định độ bão hòa nước của vật liệu có thể thực hiện một trong 2 phương pháp sau:
 Phương pháp nhiệt độ: Cân mẫu vật liệu đã được sấy khô sau đó đun sôi mẫu vật liệu trong nước 4
giờ, để nguội rồi vớt mẫu ra cân và tính toán
 Phương pháp chân không: Ngâm mẫu vật liệu đã được sấy khô trong một bình kín đựng nước, hạ áp
lực trong bình xuống còn 20 mmHg cho đến khi không còn bọt khí thoát ra thì trả lại áp lực bình
thường và giữ thêm 2 giờ nữa rồi vớt mẫu ra cân và tính toán.
- Ý nghĩa: phương pháp này giúp xác định được độ hút nước bão hòa của vật liệu, do đó sẽ tính được hệ
số bão hòa.
Vnbh
Cbh  (0  Cbh  1)
Vr
- Phân biệt độ hút nước bão hòa thuộc vật liệu và độ hút nước thường: Khi đo độ hút nước thường bằng
cách ngâm vật liệu vào trong nước có nhiệt độ 200 – 250 nước chỉ có thể cui vào các lỗ rỗng hở.
Xác định độ hút nước bão hòa của vật liệu trong trạng thái cưỡng bức  nước có thể chui vào toàn bộ
lỗ rỗng thuộc vật liệu( cả kín và hở)  độ hút nước bão hòa lớn hơn độ hút nước thường.
Câu 11: Phân biệt W, Hv , Hp , độ hút nƣớc bão hòa.
- W: Độ ẩm W (%) là chỉ tiêu đánh giá lượng nước có thật mn trong vật liệu tại thời điểm thí nghiệm.
Nếu khối lượng của vật liệu lúc ẩm là ma và khối lượng của vật liệu sau khi sấy khô là mk thì:
mn m w  mk
W  k x100 o 
o
k
x100 o o
m m
Trong đó:
6
mw: Khối lượng mẫu vật liệu ở trạng thái tự nhiên
mk: Khối lượng mẫu vật liệu ở trạng thái khô
- Độ hút nước theo khối lượng: là tỷ số phần trăm giữa khối lượng nước có trong vật liệu được bão hòa
trong điều kiện nhiệt độ và áp suất thường so với khối lượng vật liệu ở trạng thái khô.
Độ hút nước theo khối lượng ký hiệu là HP (%) và xác định theo công thức:
mn m  mk
Hp  .100 0 0  u .100 0 0
mk mk
Trong đó: mk: khối lượng mẫu thí nghiệm khô
- Độ hút nước theo thể tích: là tỷ số phần trăm giữa thể tích nước có trong vật liệu được bão hòa trong
điều kiện nhiệt độ và áp suất thường so với thể tích tự nhiên của vật liệu ở trạng thái khô.
Độ hút nước theo thể tích được ký hiệu là Hv(%) và xác định theo công thức

Vn m m
Hv  .100 0 0  u k .100 0 0
Vo Vo .n
Trong đó : mn, Vn : Khối lượng và thể tích nước mà vật liệu đã hút .
mn: Khối lượng riêng của nước ρn = 1g/cm3
mư, mk: Khối lượng của vật liệu khi đã hút nước (ướt) và khi khô
Vo: Thể tích tự nhiên của vật liệu

- Độ hút nước bão hòa: là khả năng hút nước lớn nhất của vật liệu trong điều kiện cưỡng bức bằng nhiệt
độ hay áp suất.
Câu 12: Nhiệt dung của vật liệu xây dựng.( khái niệm, công thức xác định,yếu tố ảnh hƣởng, ý nghĩa)
- Khái niệm: Nhiệt dung là nhiệt lượng mà vật liệu thu vào khi được đun nóng hoặc tỏa ra khi làm nguội.
- Nhiệt lượng vật liệu thu vào được xác định theo công thức :
Q = C . m. (t2 - t1) (Kcal)
Trong đó : m : khối lượng vật liệu được đun nóng( kg)
C : nhiệt dung riêng của vật liệu (kcal/kg.0C)
t1,t2 : nhiệt lượng vật liệu trước, sau khi đun nóng hoặc làm nguội (0C)
- Các yếu tố ảnh hưởng :
 Ảnh hưởng của độ ẩm:
Ck  0,01WCn
Cw 
1  0,01W
Trong đó: Cw: nhiệt dung riêng của vật liệu ở độ ẩm W;
Ck: nhiệt dung riêng của vật liệu khô;
Cn: nhiệt dung riêng của nước;
W: độ ẩm của vật liệu;

7
 Ảnh hưởng của cấu trúc, cấu tạo vật liệu: độ rộng, tính chất, kích thước lỗ rỗng
Vật liệu cấu trúc kết tinh có cấu tạo đặc chắc hơn, do đó khả năng dẫn nhiệt tốt, làm tổn thất nhiệt
giảm nên có nhiệt dung riêng nhỏ hơn so với vật liệu có cấu trúc vô định hình.
Trường hợp vật liệu hỗn hợp do nhiều thành phần cấu tạo neenthif nhiệt dung riêng của nó phụ thuộc
vào nhiệt dung riêng và khối lượng cảu từng vật liệu thành phần trong vật liệu hỗn hợp:
m1C1  m2C2  ....  mnCn
C hh 
m1  m2  ......  mn
Trong đó: Chh: nhiệt dung riêng của vật liệu hỗ hợp
C1,C2,….,Cn: nhiệt dung riêng của từng thành phần vật liệu hỗn hợp
m1,m2,.....,mn:khối lượng của từng thành phần
- Ý nghĩa:
Nhiệt dung và nhiệt dung riêng có ý nghĩa lớn khi tính toán về nhiệt,và lựa chọn vật liệu chịu nhiệt, cách
nhiệt..
Ví dụ: trong trường hợp để làm thiết bị sưởi ấm người ta thường chọn các loại vật liệu có hệ số truyền
nhiệt nhỏ nhưng lại có nhiệt dung riêng lớn.

Câu 13: Khái niệm cơ bản về tính dẫn nhiệt của VLXD? Bản chất hiện tượng dẫn nhiệt qua vật liệu?
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng dẫn nhiệt của VLXD?
- Tính dẫn nhiệt của vật liệu là khả năng để cho nhiệt truyền qua từ phía có nhiệt độ cao sang phía có nhiệt
độ thấp
- Bản chất của hiện tượng dẫn nhiệt qua vật liệu:
Có 3 phương pháp trao đổi nhiệt:
 Trao đổi nhiệt dẫn nhiệt:năng lượng truyền trong long chất rắn, chất lỏng hoặc qua bề mặt tiếp xúc
thông qua dao động phân tử. Chất khí dẫn nhiệt kém và chân không không dẫn nhiệt( do mật độ phân
tử quá thưa)
 Trao đổi nhiệt đối lưu: thông qua dòng chuyển dộng cảu chất lỏng, chất khí mang năng lượng từ nơi
này qua nơi khác trong vật liệu.
 Trao đổi nhiệt qua bức xạ: truyền năng lượng dạng song điện từ từ bề mặt nóng hơn sang bề mặt lạnh
hơn. Bức xạ đi xuyên qua lớp không khí và chân không.
- Yếu tố ảnh hưởng: hệ số dẫn nhiệt của vật liệu phụ thuộc và nhiều yếu tố
 Loại vật liệu: vật liệu cấu trúc kết tinh thì truyền nhiệt dễ dàng hơn so với vật liệu cấu trúc vô định
hình, tế bào và polymer. Vì các vật liệu có cấu trúc kết tinh sắp xép các phần tử có quy luật chặt chẽ.
Cấu trúc tế bào cho khả năng truyền nhiệt kém nhất vì cấu trúc phân tử sắp xếp không có quy luật.
 Vật liệu có cấu tạo không đồng nhất thì truyền theo các phương không giống nhau. Ví dụ: gỗ có hệ số
dẫn nhiệt dọc thớ là 0,3kcal/m.0C.h còn phương ngang thớ là 0,15 kcal/m.0C.h
 Độ rông và tính chất của lỗ rỗng ảnh hưởng tới tính dẫn nhiệt cảu vật liệu xây dựng. Cấu tạo vật liệu
có nhiều lỗ rỗng thì khả năng truyền nhiệt sẽ kém đi hoặc khi có cấu tạo phân lớp thì truyền nhiệt
kém. Vật liệu có nhiều lỗ rỗng hở: ngoài truyền nhiệt bằng dẫn nhiệt còn có đối lưu nhiệt nên dẫn
nhiệt tốt hơn vật liệu có nhiều lỗ rỗng kín. Kích thước lỗ rỗng càng lớn thì hiện tượng đối lưu càng
đáng kể.
8
Công thức thực nghiệm Necraxov cho thấy ảnh hưởng cấu trúc rỗng đến hệ số dẫn nhiệt cảu vật liệu
thông qua giá trị khối lượng thể tích:

  0,0196  0, 22v2  0,14(kcal / m.h.0 C)


Điều kiện áp dụng công thức là nhiệt độ trung bình 2 bề mặt 250C
Nước có λ = 0,5
Nhiệt độ trung bình của 2 bề mặt vật liệu cũng ảnh hưởng đến hệ số dẫn nhiệt cảu vật liệu và được thể
hiện bằng công thưc:
  0 .(1  0,002t )
Trong đó: λ0: hệ số dẫn niệt ở 00C; λt : hệ số dẫn nhiệt ở nhiệt độ bình quân t

Câu 14: Biến dạng là gì ? Thế nào là biến dạng dẻo và biến dạng đàn hồi? Hãy nói rõ hiện tường từ
biến và chùng ứng suất của VLXD?
- Biến dạng của vật liệu là khả năng của nó có thể thay đổi hình dáng, kích thước dưới sự tác dụng của tải
trọng bên ngoài.
- Biến dạng đàn hồi:
Là tính chất của vật liệu khi chịu tác dụng của ngoại lực thì bị biến dạng nhưng khi bỏ ngoại lực đi thì
hình dạng cũ được phục hồi.
Biến dạng đàn hồi thường xảy ra khi tải trọng tác dụng bé và trong thời gian ngắn .
Đặc trưng bằng mô đun đàn hồi:

E (kG / cm2 )
dh
Trong đó:  : ứng suất (kG/cm2)
 dh : biến dạng đàn hồi
Biến dạng đàn hồi xảy ra khi ngoại lực tác dụng lên vật liệu chưa vượt quá lực tương tác giữa các phân
tử cấu trúc vật liệu. Công của ngoại lực sẽ sinh ra nội năng và khi loại bỏ ngoại lực thì nội năng lại sinh
công đưa vật trở lại vị trí ban đầu.
Trong biến dạng đàn hổi không có tốn thất năng lượng.
- Biến dạng dẻo:
Là biến dạng của vật liệu xảy ra khi chịu tác dụng của ngoại lực mà sau khi bỏ ngoại lực đi thì hình
dạng cũ không được phục hồi
Biến dậng dẻo xảy ra khi lực tác dụng đủ lớn và lâu dài.
Nguyên nhân của biến dạng dẻo là lực tác dụng đã vượt quá lực tương tác giữa các chất điểm, phá vỡ
cấu trúc của vật liệu làm các chất điểm có chuyển dịch tương đối do đó biến dạng vẫn còn tồn tại khi
loại bỏ ngoại lực
Như vậy biến dạng dẻo có sự tiêu hao năng lượng
- Hiện tượng từ biến: hiện tượng biến dạng tang dần theo thời gian khi vật liệu chịu tác dụng của tải trọng
dài hạn có giá trị không đổi. Nguyên nhân là do trong vật liệu răn có 1 số bộ phận phi tinh thể có tính
chảy nhớt gần giống thể lỏng. Mặt khác do bản thân của vật liệu có một số thiếu sót, khuyết tật về mặt
cấu trúc hoặc do vật liệu thay đổi cấu trúc theo thời gian nên dưới tác dụng của ngoại lực nó chảy nhớt
ra
9
- Hiện tượng chùng ứng suất: là hiện tượng ứng suất đàn hồi giảm dần theo thời gian khi giữ cho biến
dạng không đổi. Nguyên nhân do dưới tác dụng lâu dài cảu tải trọng, một phần năng lượng gây biến
dạng bị mất đi dưới dạng phân tán nhiệt làm cho 1 bộ phận vật liệu có biến dạng đàn hồi dần dần
chuyển sang biến dạng dẻo.
Câu 15: Độ cứng của VLXD? (Khái niệm, phƣơng pháp xác định,yếu tố ảnh hƣởng và ý nghĩa)
- Khái niệm: khả năng của vật liệu chịu được sự đâm xuyên của vật liệu khác cứng hơn tác dụng lên nó
- Phương pháp xác đinh:
Đối với vật liệu khoáng:
 Phương pháp Morh Là phương pháp dùng để xác định độ cứng của các vật liệu dạng khoáng, trên
cơ sở dựa vào bảng thang độ cứng Morh bao gồm 10 khoáng vật mẫu được sắp xếp theo mức độ
cứng tăng dần (bảng 1-3)
Chỉ số độ Tên khoáng vật mẫu Đặc điểm độ cứng
cứng
1 Tan ( phấn ) - Rạch dễ dàng bằng móng tay
2 Thạch cao - Rạch được bằng móng tay
3 Can xit - Rạch dễ dàng bằng dao thép
4 Fluorit - Rạch bằng dao thép khi ấn nhẹ
5 Apatit - Rạch bằng dao thép khi ấn mạnh
6 Octocla - Làm xước kính
7 Thạch anh
Đối với kim loại:
 Phương pháp Brinen Là phương pháp dùng để xác định độ cứng của vật liệu kim loại, gỗ bê tông
v.v... Người ta dùng hòn bi thép có đường kính là D mm đem ấn vào vật liệu định thử với một lực P
(hình 1- 3) rồi dựa vào độ sâu của vết lõm trên vật liệu xác định độ cứng bằng công thức:
P 2P
H br   , daN / mm2
F  D( D  D 2  d 2 )

Câu 16: Cường độ của VLXD? ( Khái niệm, PPXĐ, ý nghĩa) Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến cường
độ VLXD?
- Cường độ là khả năng của vật liệu chống lại sự phá hoại của ứng suất xuất hiện trong vật liệu do ngoại
lực hoặc điều kiện môi trường
- Phương pháp xác định: phá hoại và không phá hoại

10
Phương pháp phá hoại: Cường độ của vật liệu được xác định bằng cách cho ngoại lực tác dụng vào mẫu
có kích thước tiêu chuẩn (tùy thuộc vào từng loại vật liệu) cho đến khi mẫu bị phá hoại rồi tính theo
công thức.
Xác định cường độ nén: Rn = P/F với
P: tải trọng phá hoại
F: diện tích mặt cắt ngang
Xác định cường độ chịu uốn: Ru = M/m
Phương pháp phá hoại mẫu: chế tạo mẫu bảo dưỡng trong điều kiện tiêu chuẩn  đem mẫu đi nén uốn.
- Ý nghĩa: dựa vào cường độ thuộc vật liệu ta có thể xác định khả năng chịu tải trọng  lựa chọn được vật
liệu phù hợp với kết cấu công trình.
- Yếu tố ảnh hưởng:
 Bản thân vật liệu cấu trúc thành phần vật liệu ảnh hưởng đến cường độ, VL cấu trúc đặc hoặc cấu trúc
dạng tinh thể liên kết cộng hóa trị thì cường độ cao, VL cấu trúc rỗng có lk ion thì thường độ cứng
thấp.
 Nhiệt độ , ẩm: nhiệt độ cao có cường độ cao. Vì khí tráng vật liệu ở ra lạnh vật liệu co lại
Điều kiện chế tạo mẫu: ảnh hưởng rất nhiều tới cường độ điều kiện chế tạo mẫu thuận lợi vật liệu có tính đồng
nhất cao  R lớn

Câu 17: hệ số mềm, hệ số phẩm chất? ứng dụng thực tế của các hệ số này?
 Hệ số mềm: Là tỷ lệ giữa Cường độ của mẫu VL đã bão hòa nước và cừng độ của mẫu vật liệu khô

Rbh
K m  k ; Hệ số mềm biến đổi từ 0( Vật liệu bằng đất sét ko nung) đến 1(VL hoàn toàn đặc chắc:
R
thép, kính,…)

ƯD: Dùng để đánh giá độ bền của vật liệu khi làm việc trong môi trường nước

- Km>0,75 : VL bền nước dùng trong các công trình thủy cộng
- Km<0,75: VL vật liệu không bền nước chỉ dùng cho công trình trên cạn
 Hệ số phẩm chất: Là chỉ tiêu đánh giá phẩm chất của vật liệu- là tỷ số giữa cường độ tiêu chuẩn và khối
lượng thể tích tiêu chuẩn của vât liệu.
Rtc
K pc  Là 1 hệ số tổng quát, không đánh giá được chính xác phẩm chất của vật liệu khi so sánh các
vtc
vật liệu với nhau.
Ví dụ: Thép K pc =2100/7850=0.27< Gỗ xoan K pc =400/600=0.67

11
Ưd: Trong xây dựng cầu, nhà cao tầng… hệ số phẩm chất được coi trọng, tuy vậy vật liệu nhẹ cường độ
cao thì cần quan tâm đến hiện tượng rug động trong quá trình sử dụng( ví dụ nhu rung động khi các
phương tiện đi lại)
CHƢƠNG 3: VẬT LIỆU GỐM XÂY DỰNG

Câu 18: Vật liệu gốm xây dựng( Kn, PL)?


KN: Vật liệu gốm xây dựng là loại vật liệu đá nhân tạo nung, được sản xuất từ nguyên liệuchính là đất sét, qua
quá trình gia công cơ học, gia công nhiệt làm biến đổi cấu trúc và thànhphần khoáng, làm xuất hiện những đặc
tính phù hợp với yêu cầu sử dụng trong xây dựng
PL:

 Theo công dụng

- Vật liệu xây: Gạch đặc; Gạch rỗng (2 lỗ, 4 lỗ...)


- Vật liệu lợp: Các loại ngói.
- Vật liệu ốp: ốp tường nhà, cầu thang, ốp trang trí.
- Vật liệu lát: Tấm lát nền, lát đường , lát vỉa hè, lát sàn...
- Vật liệu đặc biệt:
+ Sản phẩm sứ vệ sinh: Chậu rửa, bồn tắm, bệ xí...
+ Sản phẩm cách nhiệt, cách âm: gốm xốp+ Sản phẩm chịu lửa: gạch samốt, gạch đinat.
+ Sản phẩm gốm tinh: gốm lọc nước, gốm cách điện...
 Theo cấu tạo vật liệu gốm
- Gốm đặc: có Hp< 5% : có loại không tráng men (gạch clanhke, tấm lát nền), loại tráng men(sứ vệ sinh, ống
thoát nước).
- Gốm rỗng: có Hp> 5%: có loại không tráng men (gạch xây các loại), có loại tráng men (cácloại tấm ốp).
 Theo phương pháp sản xuất
- Gốm tinh: có cấu trúc xương hạt mịn, sản xuất phức tạp: gạch trang trí, sứ vệ sinh...- Gốm thô: có cấu trúc
xương hạt lớn, sản xuất đơn giản: tấm lát, gạch, ngói,…

Câu 19: Khái niệm, phân loại, thành phần của đất sét để sản xuất gốm xây dựng?
KN: Đất sét là lớp đất khoáng hay nham thạch khi trộn với nước cho hỗn hợp có độ dẻo(vữa dẻo), khi khô giữ
nguyên hình dạng và dưới tác dụng gia công nhiệt sấy nung được sản phẩm đá cứng có cường độ, bền với môi
trường và một số tính chất yêu cầu khác.
PL:
- Dựa vào khả năng chịu nhiệt
+ Đất sét chịu nhiệt, t0> 1580 0C
+ Đất sét khó chảy, t0= 1350 ÷ 1580 0C
+ Đất sét dễ chảy, t0< 1350 0C
- Dựa theo điều kiện hình thành
+ Đất sét ổn định (đất sét tại chỗ)
+ Đất sét không ổn định (đất phù sa)
12
Thành phần
- Khoáng chủ yếu là: Caolinit (Al2O3.2SiO2.2H2O), Môntmôrilôit (4SiO2.Al2O3.nH2O),Mica quyết định tính
chất quan trọng của đất sét là độ dẻo và độ co.
- Ngoài ra trong đất sét còn chứa các tạp chất hữu cơ như cát (SiO2), hợp chất cácbonat(MgCO3,
CaCO3), hợp chất sắt (Fe2O3, FeS2), than bùn... đều ảnh hưởng đến tính chất của đất sét.

Câu 20: Các phương pháp xác định tính dẻo của đất sét ?
- PP1: Xác định bằng hệ số dẻo K. Đất sét khô được nhào trộn với nước đến độ ẩm từ 17 ÷ 30 %,
tạo hình đất sét thành những viên bi có kích thước 4 ÷ 6 cm. Tiến hành ép bởi lực ép P (kG). Sau đó
đo độ biến dạng của viên bi (a, cm).
Xác định hệ số K theo công thức:K = P.a
Độ dẻo thích hợp là K = 3 ÷ 3,5
- PP2: Xác định dựa vào lượng nước yêu cầu (Nyc) dùng để nhàotrộn, tạo ra đất sét có độ dẻo tiêu chuẩn và
độ co trong không khí. Đất sét càng dẻo thì Nyc càng cao và độ co càng lớn.
- PP3: Xác định độ dẻo của đất sét thông qua trị số dẻo D (%)D = Wch- Wlv
Trong đó:
Wch- Độ ẩm ngăn cách giữa trạng thái dẻo và trạng thái chảy nhão, %
Wlv- Độ ẩm giới hạn giữa trạng thái giòn và trạng thái dẻo, %
- PP4: Xác định bằng Phương pháp va đập

Câu 21: Sự biến đổi khi sây và nung đất sét


- Những biến đổi hoá lý khi nung đất sét
Đất sét là một hệ đa khoáng, khi gia công nhiệt xảy ra nhiều quá trình hoá lý phức tạp, tạo ra những khoáng
mới.
+ t0≥ 1000C, nước tự do bay hơi, đất sét bị co
+ t0= 4 5 0 ÷ 6 5 0 0C , n ư ớ c l i ê n k ế t b a y h ơ i , t ạ p c h ấ t h ữ u c ơ c h á y, đ ấ t s é t m ấ t t í n h
d ẻ o , caolinit chuyển thành mêtacaolinit(Al2O3.2SiO2). Al2O3.2SiO2.2H2O → Al2O3.2SiO2+ 2H2O
+ t0= 700 ÷ 9000C, mêtacaolinit và đá vôi bị phân huỷ thành Al2O3 và SiO2 Al2O3.2SiO2→ Al2O3+
2SiO2 CaCO3→ CaO + CO2↑
+ t0= 9 0 0 ÷ 1 1 0 0 0C , C á c o x í t k ế t h ợ p l ạ i t ạ o t h à n h k h o á n g s i l i m a n i t ( A l 2O3.SiO2) và
khoáng mulit (3Al2O3.2SiO2) Al2O3+ SiO2→ Al2O3.SiO2 Al2O3.SiO2→ 3Al2O3.2SiO2
+ t0= 1100 ÷ 13500C, một số thành phần dễ chảy lấp vào lỗ rỗng làm sản phẩm đặc chắc,đất sét ở trạng thái
đang dung kết, nhiệt độ thời điểm đó được gọi là nhiệt độ dung kết củađất sét.
+ t0> 13500C, toàn bộ đất sét chảy ra, sản phẩm bị biến dạng, nhiệt độ đó gọi là nhiệt độchảy của đất sét.
- Những biến đổi thể tích khi sấy nung
+ Khi sấy nung đất sét xảy ra hiện tượng co ngót, nếu độ co ngót quá lớn dễ gây ra hiện tượng nứt nẻ, cong
vênh, tạo những khuyết tật cho sản phẩm.
+ Để hạn chế hiện tượng này, yêu cầu trước tiên là chọn lượng nước nhào trộn thích hợp;trước khi
nung, sản phẩm được phơi, sấy đến độ ẩm phù hợp; khi tăng hay giảm nhiệt độcần phải tăng giảm
từ từ; áp dụng những biện pháp công nghệ phù hợp với sản phẩm, dâychuyền sản xuất v.v

13
Câu 22:Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng gạch, ngoí đất sét? Nêu ý nghĩa thực tiễn của các chỉ tiêu và
phương pháp xác định chúng?
Gạch:
- Chỉ tiêu về hình dáng bên ngoài: hình dáng, kích thước quy định( 250x105x60 or 190x90x45), không
cong vênh nứt nẻ sứt góc cạnh, màu sắc hồng sẫm, âm thanh dòn.
=> Cách xác định là Quan sát bên ngoài
- Cường độ chịu nén: Chỉ tiêu Rn rất quan trong, hầu như trong các kết cấu gạch đều chịu nén. Gạch được
chia làm nhiều loại với mác:5-7,5; 10-15 và 20. Cường độ chịu nén của gạch là kết quả trung bình của 5
mẫu thí nghiệm.
=> Được xđ bằng thì nghiệm sau: Cưa đôi mẫu gạch và chồng lên nhau bằng lớp vữa XM mắc 30, khi
XM cứng đem mẫu đi nén Rn=D/F (kg/cm2)

- Cường độ chịu uốn: trong các kết cấu xây, khi mạch vữa không đầy thì viên gạch chịu lực uốn. cường
độ chịu uốn của gạch là giá trị trung bình của 5 mẫu TN

- Độ hút nước: gạch đất sét thường có cấu trúc xốp, do nước tự bay hơi và tạo chất hữu cơ cháy để lại lỗ rỗng.
đồng thời khi tạo hình gạch còn những bọt khí, lên khả năng hút nước của gạch khá lớn (Hp=8-20%). Khi bị ẩm
cường độ gạch giảm.
=> Cách xác định: Ngâm mẫu từ từ vào nước sau đó ngập hẳn, độ hút nước được tính theo công thức
Hp=(mw-mk).100%/mk
14
- Ngoài các chỉ tiêu trên người ta còn xđ hệ số dẫn nhiệt  của gạch(  =0,65-0,85kcal/m.đ.h) và khối lượng thể
tích(  v =1,7-1,9T/m3)
Ngói:
- Ngói cần đảm bảo kích thước, hình dáng, không cong vênh, nứt nẻ, đều màu đẹp, trơn nhẵn tiếng kêu dòn.
Ngói lợp có Hp<10%, tải trọng uốn P>75kg( do trạng thái làm việc của ngói người ta không xác định Rn)
- Ngói lợp yêu cầu độ chông thấm cao.
- Các phương pháp xđ tương tự như với gạch
Chƣơng 4: Chất kết dính vô cơ.

Câu 23: Khái niệm và phân loại CKDVC? Trình bày sơ lược CKDVC rắn trong môi trường khí?
Khái niệm
Chất kết dính vô cơ là loại vật liệu (thường ở dạng bột) khi nhào trộn với nước thì tạo thành loại hồ dẻo, dưới tác
dụng của các quá trình hoá lí tự nó có thể rắn chắc và chuyển sang trạng thái đá.Nhờ tính chất này người ta đã áp dụng
để sản xuất vữa, bêtông vật liệu đá nhân tạo không nung (gạch silicát, ngói fibrô ximăng), bêtông atphan v.v…
Phân loại
- Chất kết dính vô cơ bền vững trong môi trường không khí
- Chất kết dính vô cơ bền vững trong môi trường nước
- Chất kết dính vô cơ bền vững trong môi trường đặc biệt
Sơ lƣợc CKDVC rắn trong môi trƣờng khí: : là nhóm sau khi trộn với dung môi thích hợp có khả năng đông kết rắn chắc, phát
triển cường độ và giữ đc this năng chỉ trong môi trường không khí. Nhóm này gồm các chất như: vôi rắn trong kk, thạch cao,
thủy tinh lỏng
CKD có khả năng rắn chắc và phát triển cường độ trong môi trường không khía.
a.Vôi rắn trong không khí (thành phần chủ yếu là CaO)
b. Chất kết dính magiê (thành phần chủ yếu là MgO)
c. Chất kết dính thạch cao ( thành phần chủ yếu là CaSO4)d. Thuỷ tinh lỏng: Silicat natri
(Na2O.nSiO2), Silicat Kali (K2O.mSiO2) ở dạng lỏng

Câu 24: Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng vôi rắn trong không khí?
1. Độ hoạt tính
Là hàm lượng CaO và MgO có trong vôi, được xác định bằng phương pháp chuẩn
Công thức xđ: x=V . 2,804 . K / G
V: thể tích dd HCL 1N đã dùng để chuẩn, cm3
K: hệ số hiệu chỉnh nồng độ của HCL khác 1N
G: khối lượng bột vôi đã thí nghiệm, 1g
2. Nhiệt độ tôi và tốc độ tôi
- Nhiệt độ tôi là nhiệt độ cao nhất đạt đc khi tôi vôi theo tiêu chuẩn( cao>70 độ, thấp<70 độ)
- Tốc độ tôi là thời gian từ lúc cho vôi vào nc đến khi đạt nhiệt độ cao nhất( nhanh<10p, vừa 10-20p, chậm
>20p)
3. Độ nhuyễn của vôi
Là lượng vôi nhuyễn do 1kg vôi sống sinh ra

15
4. Hàm lượng hạt sương
Là tổng hạt non lửa và già lửa có trong vôi. Hạt sương là hạt không đc tôi còn lại trên sang 0,63mm khi sang
vôi nhuyễn trong nước.

Câu 25: Sự rắn chắc của xi măng pooclang


* Khi xi măng rắn chắc các quá trình vật lý và hóa lý phức tạp đi kèm theo các phản ứng hóa học tạo ra
sự biến đổi tổng hợp, khiến cho xi măng khi nhào trộn với nước lúc đầu chỉ là hồ dẻo sau biến thành đá
cứng có cường độ. Để giải thích quá trình rắn chắc người ta dùng thuyết của Baileov-Rebinder. Theo
thuyết quá trình rắn chắc của xi măng được chia thành 3 giai đoạn.
1.Giai đoạn hòa tan:
+) Xảy ra các phản ứng hirdat hóa ngay trên bề mặt mặt xi măng tạo ra các sản phẩm C3S2 H3 và
CFHm ít tan và các sản phẩm C3AH6 và C3A.3CaSO4.3H2O dễ tan
+) Các sản phẩm sau khi hidrat và các mảnh vụn xi măng tiếp tục phân tán vào trong nước -> quá trình
hidrat xảy ra nhanh hơn và xuất hiện các tinh thể -> hệ keo phân tán.
2.Giai đoạn hóa keo:
+) Do môi trường phân tán H2O giảm đi do bay hơi vàm tha gia phản ứng hidrat các phần tử phân tán
tang không ngừng -> mật độ pha phân tán tang -> Khoảng cách giữa các hạt phân tử giảm, các hạt phân
tán xích lại và gắn vào nhau -> keo ngưng tụ
3.Giai đoạn kết tinh:
+) Khi hình thành keo ngưng tụ, nước vẫn tiếp tục mất đi, hình thành các tinh thể kết tinh liên kết ->
khung không gian cảu pha rắn, khung không gian này ngày càng hoàn thiện làm cho cả hệ thống hóa
cứng và cương độ tăng lên theo thời gian thì quá trình này chậm dần rồi dừng lại.
*Nhận xét :
+) Diễn biến quá trình rắn chắc cảu xi măng cũng như các chất kết dính vô cơ khác gồm 3 giai đoạn: 3
giai đoạn này lúc đầu diễn ra nối tiếp nhau sau đó là song song
+) Phản ứng giữa xi măng và nước là phản ứng dị pha chỉ xảy ra trên bề mặt tiếp xúc và phản ứng này
ngày càng bị ngăn lại do sản phẩm của hidrat hóa bám trên xi măng làm tốc độ thủy hóa chậm lại, tuy
nhiên quá trình rắn chắc của xi măng xảy ra rất dài có thể tới 10 năm. Cường độ của xi măng bắt đầu
phát triển nahnh sau đó chậm dần
+) Quá trình rắn chắc của xi măng pooc lăng sẽ ngừng lại khi xảy ra một trong các trương hợp sau:
. Khi xi măng thủy hóa hết
. Khi nước hết
. Khi nhiệt độ môi trường thùy hóa thấp
*Biện pháp để cho xi măng rắn chắc tốt
+) Cung cấp nước cho hồ xi măng đầy đủ
+) Giữ xi măng trong môi trường có độ ẩm cao
16
+) Tăng nhiệt độ để quá trình phân tán thuận lợi (60-80 *C)

Câu 26: Nguyên liệu và quá trình sản suất vôi rắn trong không khí ? Các biện pháp nâng cao chất
lượng trong quá trình nung ?
Đảm bảo nhiệt độ lớn hơn 900 độ C: vì trong quá trình nung vôi xảy ra các phản ứng CaCO -> CaO +CO2 -
42.5kcal/kg theop lý thuyết ở nhiệt độ = 900 độ C phản ứng đã xảy ra nhưng khi nung sinh ra khí CO2 và mất đi
440%kl nên trong vôi có nhiều lỗ rỗng => hệ số truyền nhiệt giảm xuống và nhiệt độ trong lõi viên đá sẽ < 900
độ C nên phải nâng nhiệt lên đến 1000 độ C để CaCO3 phân giải hoàn toàn.
Lò phải thông thoáng để CO2 thoát ra để tăng tốc độ phản ứng theo chiều thuận.
Vật liệu phải có kích thước phù hợp với công nghệ nung: lô gián doạn, nguyện vật liệu phải đóng thành bánh
xếp xen kẽ, đá vôi có thể có kích thước nhỏ nhưng phải mỏng, lô liên tục phải cho lẫn than vào trong đá.

Câu 27: Các phương pháp sử dụng vôi trong xây dựng ? Phân tích ưu nhước điểm của từng
phương pháp.
-Vôi được sử dụng ở 2 dạng chính: bột vôi sống và vôi chín.
- Vôi chín là vôi được tôi trước khi dùng và có thành phần chính là Ca(OH)2. Có 3 dạng vôi chín thường gặp là
Vôi bột chính 100% Ca(OH)2 ,vôi nhuyễn khoảng 50% Ca(OH)2 50% nước, vôi sữa >50% nước và < 50%
Ca(OH)2
Trong Xây dựng chủ yếu dùng vôi sữa và vôi nhuyễn, bột vôi nhuyễn được dùng trong y học và công nghiệp.
Vôi bột sống là vôi được nghiền min trước khi sử dụng (>90% hạt lot qua sàng 4900 lỗ/cm²
Ưu điểm: Rắn chắc nhanh và có cường độ cao hơn vôi chín do tận dụng được nhiệt lượn tỏa ra khi tôi để tạo
phản ứng silicat, không bị ảnh hưởng thuộc hạt non lửa và già lửa, không mất thời gian tôi.
Nhược điểm: Kho bảo quản tốn thiết bị nghiền, bụi vôi ảnh hưởng đến sức khỏ công nhân.

Câu 28: Các đặc tính cơ bản của các khoáng vật chính có trong xi măng Pooclang và phản ứng thủy
hóa của chúng ?
- Đặc tính cơ bàn các khoáng vật:
+ Alit 3CaO.SiO2(C3S)
Chiếm 45-60% Clanke xi măng, kết tinh ở 6 dạng thù hình khác nhau, trong clanke alit có hình 6 cạnh hoặc
hình hộp chữ nhật. Alit quyết định cường độ và tính chất cảu xi măng.
+ Blit 2CaO.SiO2(C2S)
Chiếm 20-30% Clanke xi măng và là loại khoáng vật quan trọng thứ 2. Có tốc độ rắn chậm nhưng đạt cường độ
cao ở tuổi muộn. Belit có 5 dạng câu trúc tinh thể hật đặc tròn D=20-50 µm.
+ Aluminatri 3CaO.Al2O3(C3S)

17
Chiếm 4-12% Clanke xi măng. Tốc độ thủy hóa và rắn chắc nhanh nhưng cường độ không lớn. Dễ bị ăn mòn
sunfat , trong xi măng bền sunfat thì C3A < 5%. Cấu trúc tinh thể dạng lập phương kích thước 10-15  m ;
 a  3,04 g / cm2
+ Feraluminat tetracanxi 4CaO.Al2O3.Fe2O3 (C4AF)
Chiếm 10-12% trong clinke xi măng. C4AF có tốc độ rắn chắc trung gian của alit và belit nên không gây ảnh
hưởng đến tốc độ rắn chắc và tỏa nhiệt của ximang pooclang. Có khối lượng riêng lớn nhất  a  3,77 g / cm2
*Ngoài ra còn có pha thủy tinh clinke chiếm 5-15% bao gồm chủ yếu là CaO, Al2O3, Fe2O3, MgO, K2O, Na2O.
2. Các phương trình phản ứng thủy hóa.
+ Khoáng C3S
Khi gặp nước: 2(3CaO.SiO2) + 6H2O -> 3CaO.2SiO2.3H2O + 3Ca(OH)2…. C3S2H3 rất bền trong môi trương

nước.

+ Khoáng C2S

Vì đã có Ca(OH)2 từ C3S tách ra nên thủy hóa chậm hơn C3S và tách Ca(OH)2 chậm hơn: 2(3CaO.SiO2) +

H2O -> 3CaO.2SiO2.3H2O + Ca(OH)2

+ Khoáng C3A

Tham gia phản ứng rất mạnh và nhanh ban đầu tạo ra C4AH9 và C2AH8 là lớp sản phẩm không bền làm giảm độ

bền nước của xi măng. Sau đó chuyển sang sản phẩm chính dạng định C3AH6

3CaO.Al2O3 + 6H2O -> 3CaO.Al2O3.6H2O

Trong xi măng có thạch cao. Trong xi măng có thạch cao CaSO4.H2O nên phản ứng tieeos tạo etringit

3CaO.Al2O3 + 3(CaSO4.2H2O) + 26H2O -> 2CaO.Al2O3.3CaSO4.32H2O

Etringit nở thể tích rất mạnh từ 2-3 lần. etringit có lợi khi xảy ra trước quá trình rắn chắc và ngược lại tạo ra

sớm -> chèn lấp các lỗ rỗng của đá ximang -> tăng cường độ và độ ổn định của đá ximang tạo ra muộn nút vỡ

bình thường

Etringit tác dụng với 3CaO.Al2O3 dư tạo ra muối ép 1sun phát 2(3CaO.Al2O3) + 3CaO.Al2O3.3CaSO4.32H2O +
22 H2O  3(3CaO.Al2O3.3CaSO4.18H2O)
+ Khoáng C4AF
4CaO.Al2O3.Fe2O3 + mH2O  3CaO.Al2O3.6H2O +CaO.Fe2O3

18
Câu 29: Lượng nước tiêu chuẩn, thời gian ninh kết và tính ổn định thể tích của xi măng Pooclang ?
( khái niệm, phương pháp xđ, yếu tố ảnh hưởng và ý nghĩa).
a) Lượng nước tiêu chuẩn
- Là lượng nước để hò xi măng đạt độ dẻo tiêu chuẩn. Khoảng 24-30% kl xi măng nhưng lượn nước tham gia
thủy hóa 15-20%
- PP Xác định: (PP thử dần) lấy 400 g xi măng, lượn nước khoản 24-30% kl xi măng, Lau bay và chảo bằng dẻ
ẩm. Đổ xi mang vào tạo thành lỗ nhỏ, đổ nước và trộn đều trong 5p. Xúc lần 1 đổ vào khuôn, tạo chấn động, cắt
bằng mặt, đặt vào kim vica. Thả kim rơi tự do trong 30s, nếu kim cách đáy 5-7mm là đạt yêu cầu.
- Các yếu tố ảnh hưởng:
+ Thành phần hỗn hợp: Trong xi mang nhiêu CaO thì xi mang kém bền nước, cần nhiều nước để xảy ra phản
ứng CaO + H2O  Ca(OH)2
+ Thành phần khoáng vật
+ Độ mịn: lớn thì xi mang dễ tác dụng với nước, cần nhiều nước.

b) Thời gian ninh kết


- Thời gian ninh kết chia làm 2 thời kì
+ Bắt đầu ninh kết là thời gian từ lức bắt đầu đổ nước tới khi hồ xi măng mất tính dẻo, ứng với lúc kim vica cắm
vào 1-2 mm
- PP xác định: PP thử dần d=1  0.1mm: lấy 400 g xi măng, lượng nước tiêu chuẩn phụ thuộc xi măng, Lau bay
và chảo bằng dẻ ẩm. Đổ xi mang vào tạo thành lỗ nhỏ, đổ nước và trộn đều trong 5p. Xúc lần 1 đổ vào khuôn,
tạo chấn động, cắt bằng mặt, đặt vào kim vica. Sau 45p thả kim rơi và sau 5p lại thả 1 lần.
- Các yếu tố Ảnh hưởng:
+ Thành phàn hóa học: CaO làm cho xi măng rắn nhanh, CaSO4.H2O cá tấc dụng điều chỉn thời gian ninh kết
cho xi măng.
+ Thành phàn khoáng vật: C3S và C3A là những thành phần làm cho xi mang rắn nhanh, giảm thời gian ninh kết
.
+ độ mịn: tăng tốc độ thủy hóa giảm thời gian ninh kết.
+ Thời tiết, khí hậu: độ ẩm, nhiệt độ thuộc môi trường có ảnh hưởng đến quá trình rắn chắc của đá xi măng vì
giai đoạn đâu thuộc quá trình rắn chắc cảu thủy hóa. Nếu môi trường ẩm tạo điều kiện để tăng tốc độ thủy hóa.
Tốc độ của cá phản ứng khoáng Clanhke với nước tăng lên với sư jtawng nhiệt độ => thời gian ninh kết giảm.

c) Tính ổn định thể tích:


- Là khả năng không bị cong vênh nứt nẻ sau 28 ngày đêm rắn chăc vì trong xi măng có hàm lượng CaO, MgO
ở dạng tinh thể tự do và C3A quá nhiều. thời tiết và khí hậu không phù hợp với điều kiện rắn chắc thuộc xi
măng.
19
- PP Xác định: PP trọng tài (bánh đa xi mang): ấy 450 g xi măng, lượng nước tiêu chuẩn phụ thuộc xi măng,
chộn thành hồ xi măng. Chia hồ thành 6 mẫu bằng nhau. Đức mẫu có d=6-8cm chiều dày 1cm. 2 mẫu hấp, 2
mãu luộc trong nước sôi 2h, 2 mẫu bảo quản trong điều kiện tự nhiên. Trong 6 mẫu không có mãu nào bị cong
vên nứt nẻ là xi măng ổn định thể tích.
- Các yếu tố ảnh hưởng:
+ Thành phần hóa học: nhiểu CaO thừa, nằm ở trạng thái tự do, khi thủy hóa sẽ gây ra nứt nẻ => giảm tính ổn
định thể tích.
+ Thành phần khoáng vật: C3A làm cho xi măng rắn rất nhanh, tỏa nhiệt nhiều gây ra nứt nẻ cho xi măng. Mặt
khác
C3A + CaSO4.H2O  3CaO.Al2O3.H2O (Etricpit)
Nếu hàm lượng quá cao sẽ gây ra nở thể tích => giảm tính ổn định của xi măng
+ Điệu kiện môi trường: môi trường hanh khô độ ẩm thấp nhiệt độ cao gây mất nước khi thủy hóa xi măng bị
cong vênh nứt nẻ. Thông thường nếu rắn chắc trong môi trường không khí thì xi măng bị co, còn nếu rắn chắc
trong môi trường nước thì có thể không co hoặc nở chút ít.

Câu 30: Ảnh hưởng của độ mịn và thành phần khoáng vật đến tính chất kỹ thuật của xi măng ?
Các thành phần khoáng vật
+ Silicat tricanxit 3CaO.SiO2 (C3S) chiếm tỉ lệ 37-60% là thành phần quan trọng chiếm tỷ lệ cao rắn
chắc nhanh và phát nhiều nhiệt. Tỉ lệ C3S cáng cao thì càng kém bền trong môi trường và nếu hàm lượn
cao thì gọi là xi măng Alit
+ Silicat dicanxit 2CaO.SiO2 (C2S) chiếm tỉ lệ 15-37% Xi măng có nhiều khoáng chất này gọi là bê lit
và có tính nền trong môi trường cao (cao hơn C3S)
+ Aluminat tricanxit 3CaO.Al2O3 (C3A) chiếm tỉ lệ 7-15% Xi măng có nhiều khoáng chất này gọi là xi
măng Aluminat, loại này kém bền trong môi trường, đặc biệt là môi trường sunphat
+ Fero - Aluminat tetracanxit 4CaO.Al2O3.Fe2O3 (C4AF) chiếm tỉ lệ 10-18% là loại khoáng vật liên
quan trưc tiếp đến tính chất cơ lý chủ yếu của xi măng
+ Ngoài ra còn một số loại khoáng chất nữa với hàm lượn nhỏ là 5CaO.Al2O3, 8CaO.Al2O3.Fe2O3,
CaO.Fe2O3

- Độ mịn: Xi măng có độ mình càng lớn thì khả năng thủy hóa càng cao, các phán ứng diễn ra ở điều
kiện thuận lợi tăng các đặc tính cơ lý của xi măng

Câu 31: Cường độ và phương pháp đặt mác cho xi măng ?


Cường độ của đá xi măng là khả năng chịu lực hay là giới hạn cường độ khả năng chịu nén sau 28 ngày đêm
rắn chắc ở điều kiện tiêu chuẩn.

20
Tốc độ phát triển cường độ xi măng được xác định từ thí nghiệm với mẫu 4.4.16 cm cường độ thuộc xi măng
 không đều: trong ba ngày đầu có thể đật 40-50% mác xi măng, 7 ngày đầu 60-70%, trong những ngày sau
tốc độ tăng cường độ chậm lại đến ngày 28 đạt cường độ thiết kế.
Tuy nhiên trong những điều kiện thuận lợi, sự rắn chắc cảu xi mâng có thể kéo dài hàng tháng, hàng năm, vượt
cấp 2-3 lần cường độ 28 ngày.
- Các yếu tố ảnh hưởng: Phụ thuộc vào các thành phần như clanke, dộ mịn, nhiệt độ môi trường và thời gian
bảo quản xi măng.
+ Các thành phần hóa học: CaO khi thủy hóa gây nứt nẻ cho xi măng  cường độ giảm. Tốc độ phát triển
cường độ của khoáng chất khác nhau. C3S có tốc độ tăng cường độ rất nhanh, sau 7 ngày có thể đạt 70% của 28
ngày, sau đó chậm lại.C2S có tốc độ phát triển cường độ chậm, chỉ đạt 15% C3S. Thời kì sau tốc độ này tăng lên
và có thể đuổi kịp và vượt cường độ của C3S. C3A bản thân có cường độ thấp nhưng phát triển rất nhanh ở thời
kì đầu.
+ Độ minh: của xi măng tăng thì cường độ tăng. Cứ tăng độ mịn của xi măng lên 1000cm²/s thì cường độ tăng
20-25%
+ Môi trường rắn chắc (tº, W) tº = 80 º C, W=95%, chỉ sau 14h cường độ xi măng tăng 75% vì nhiệt độ tăng =>
hòa tan tăng => kết tinh nhanh, xi măng rắn chắc nhanh, Độ ẩm phải đảm bảo lượng nước thủy hóa.
+ Điều kiện thí nghiệm: chế độ nung: Phương pháp xđ
Phương pháp cứng: lấy X:C= 1:3 N    b  Thể tích cát /1m² vữa
a
4 
a: lượng nước tiêu chuẩn
b: hệ số với xi măng pooc lăng b=1 đúc mẫu 7,07. 7,07. 7,07  đem mẫu kéo nén
Phương pháp mềm: ấy X:C= 1:2 N/X=0,5 đem nhào chộn đúc mẫu 4.4.16 dưỡng hộ trong điều kiện tự nhiên 1
ngày đêm sau đó đem tháo khuôn ngâm trong nước, sau 28 ngày đem đi kéo nén xác định R

Câu 32: Hiện tượng ăn mòn xi măng và các phương pháp bảo vệ ?
Hiện tương ăn mòn là hiện tượng đá xi măng bị rỗng cấu trúc, Giảm cường độ dẫn tới vị phá hoại.
+) Sự phân rã các thành phần của đá xi măng, sự hòa tan và rửa trôi hydroxit canxi CaO + H2O -> Ca(OH)2
……. Ca(OH)2 là chất tan bị rửa trôi tạo thành lỗ rỗng trong đá xi măng làm đá dễ bị ăn mòn.
*Các dạng ăn mòn:
+) Ăn mòn nước ngọt: Là hiện tượng rửa trôi các sản phẩm thuộc quá trình thủy hóa, do va đập cơ học. Khi
Ca(OH)2 bị rửa trôi 15-30% thì cường độ của đá xi măng giảm đến 40-50 %.
+) Ăn màn axit : Ca(OH)2 + axit -> muối tan
Vd: Ca(OH)2 + HCl -> CaCl2 + H2O
+) Ăn mòn Sunfat: Ca(OH)2 + muối -> muối mới (tan)
Vd: Muối Etrgit nếu có hàm lượng quá cao sẽ gây nứt nẻ tạo ra các vết nứt -> tang khả năng bị ăn mòn.
+) Ăn mòn sinh vật
+) Ăn mòn điện hóa: xảy ra ở các công trình mà tại đó vùng nước biển hay dâng lên dâng xuống
b, Các biện pháp bảo vệ:
21
+) Giảm các thành phần khoáng gây ra ăn mòn (CaO tự do , C3A, C3S…) bằng cách lựa chọn những thành
phần nguyên liệu và áp dụng các biện pháp gia công cho phù hợp
+) Giảm các thành phần gây ăn mòn lớn nhất Ca(OH)2 bằng cách tiến hành cacbonat hóa ( cho tác dụng với
CO2 – CaCO3 ) hay silicat ( cho tác dụng với SiO2 vô định hình) trên bề mặt sản phẩm
+) Làm tang độ đặc cấu trúc
. Giảm lượng nước nhào trộn: dung phụ gia siêu dẻo hoặc hóa dẻo
. Cho vào hỗn hợp VL cốt liệu : tro trấu
. Chọn được cấp phối thuộc hỗn hợp VL hợp lý nhất -> đặt được độ đặc cao nhất; sử dụng biện pháp tạo
chấn động, đầm lại, đầm hợp lý.
+) Làm cho bề mặt vật liệu nhẵn bóng đặc sít.
+) Ngăn cản vật liệu với môi trương bằng cách ốp loại VL chống ăn mòn tốt hoặc làm thay đổi môi trường gây
ra ăn mòn.

Chương 5: Bê tông

Câu 33; khái niêm cơ bản về bê tông dùng chất kêt dính vô cơ? Vai trò của vật liệu thành phần
trong bê tông
 Khái niệm: Bê tông là loại vật liệu đá nhân tạo nhận được bằng cách đổ khuôn và làm rắn chắc một hỗn
hợp hợp lí bao gồm chất kết dính, nước, cốt liệu (cát, sỏi hay đá dăm) và phụ gia. Thành phần hỗn hợp bê
tông phải đảm bảo sao cho sau một thời gian rắn chắc phải đạt được những tính chất cho trước như cường
độ, độ chống thấm v.v...
 Vai trò của vật liệu thành phần trong bê tông:
 Xi măng: là thành phần chất kết dính để liên kết các hạt cốt liệu với nhau tạo ra cường độ cho bê tông.
Chất lượng và hàm lượng xi măng là yếu tố quan trọng quyết định cường độ chịu lực của bê tông.
 Nƣớc: là thành phần giúp cho xi măng phản ứng tạo ra các sản phẩm thủy hóa làm cho cường độ của bê
tông tăng lên. Nước còn tạo ra độ lưu động cần thiết để quá trình thi công được dễ dàng.
 Cát: là cốt liệu nhỏ cùng với xi măng, nước tạo ra vữa xi măng để lấp đầy lỗ rỗng giữa các hạt cốt liệu lớn
(đá, sỏi) và bao bọc xung quanh các hạt cốt liệu lớn tạo ra khối bê tông đặc chắc. Cát cũng là thành phần
cùng với cốt liệu lớn tạo ra bộ khung chịu lực cho bê tông.
 Đá, sỏi: là cốt liệu lớn có cỡ hạt từ 5 - 70mm, chúng tạo ra bộ khung chịu lực cho bê tông. Sỏi có đặc điểm
là do hạt tròn nhẵn, độ rỗng và diện tích mặt ngoài nhỏ nên cần ít nước, tốn ít xi măng mà vẫn dễ đầm, dễ
đổ, nhưng lực dính kết với vữa xi măng nhỏ nên cường độ của bê tông thấp hơn bê tông dùng đá dăm.
 phụ gia rắn nhanh: có khả năng rút ngắn quá trình rắn chắc của bê tông trong điều kiện của bê tông
trong điều kiện tự nhiên cũng như nâng cao cường độ bê tông sau khi bảo dưỡng nhiệt và ở tuổi 28 ngày.
 Phụ gia hoạt động bề: mặt mặc dù chỉ sử dụng một lượng nhỏ nhưng có khả năng cải thiện đáng kể tính
dẻo của hỗn hợp bê tông và tăng cường nhiều tính chất khác của bê tông như tăng cường độ chịu lực, tăng
khả năng chống thấm

22
Câu 34; hãy trình bày về xi măng và nước dùng để chế tạo bê tông?
 Xi măng:
 là thành phần chất kết dính để liên kết các hạt cốt liệu với nhau tạo ra cường độ cho bê tông. Chất lượng
và hàm lượng xi măng là yếu tố quan trọng quyết định cường độ chịu lực của bê tông.
 Để chế tạo bê tông ta có thể dùng xi măng pooclăng, xi măng pooclăng bền sunfat, xi măng pooclăng xỉ
hạt lò cao, xi măng pooclăng puzolan, xi măng pooclăng hỗn hợp, xi măng ít tỏa nhiệt và các loại xi
măng khác thỏa mãn các yêu cầu quy phạm.
 Khi sử dụng xi măng để chế tạo bê tông, việc lựa chọn mác xi măng là đặc biệt quan trọng vì nó vừa
phải đảm bảo cho bê tông đạt mác thiết kế, vừa phải đảm bảo yêu cầu kinh tế.
3
 Nếu dùng xi măng mác thấp để chế tạo bê tông mác cao thì lượng xi măng sử dụng cho 1m bê tông sẽ
nhiều nên không đảm bảo kinh tế.
 Nếu dùng xi măng mác cao để chế tạo bê tông mác thấp thì lượng xi măng tính toán ra để sử dụng cho
3
1m bê tông sẽ rất ít không đủ để liên kết toàn bộ các hạt cốt liệu với nhau, mặt khác hiện tượng phân
tầng của hỗn hợp bê tông dễ xảy ra, gây nhiều tác hại xấu cho bê tông.
 Vì vậy cần phải tránh dùng xi măng mác thấp để chế tạo bê tông mác cao và ngược lại cũng không
dùng xi măng mác cao để chế tạo bê tông mác thấp.
 Nƣớc:
 là thành phần giúp cho xi măng phản ứng tạo ra các sản phẩm thủy hóa làm cho cường độ của bê tông
tăng lên. Nước còn tạo ra độ lưu động cần thiết để quá trình thi công được dễ dàng
 Nước để chế tạo bê tông phải đảm bảo chất lượng tốt, không gây ảnh hưởng xấu đến thời gian đông kết
và rắn chắc của xi măng và không gây ăn mòn cho cốt thép.
 Nước dùng được: là loại nước dùng cho sinh hoạt như nước máy, nước giếng
 Nước ko dùng được là nước đầm ao hồ, nước cống rãnh, nước có chứa dầu mỡ, đường, nước có Ph< 4,
nước có chứa sunfat > 0.27%, lượng hợp chất hữu cơ vượt quá 15mg/l
 Nước biển có thể dùng để chế tạo bê tông cho những kết cấu làm việc trong nước biển, nếu tổng các
loại muối không vượt quá 35g trong 1 lít nước biển.
 Chất lượng của nước được đánh giá bằng phân tích hóa học, ngoài ra về mặt định tính cũng có thể
đánh giá sơ bộ bằng cách so sánh cường độ của bê tông chế tạo bằng nước sạch và nước cần kiểm tra.

Câu 35; các yêu cầu kỹ thuật của cốt liệu dùng để sản xuất bê tông nặng?
 Cường độ: cường độ của cốt liệu càng cao thì cường độ của bê tông càng cao. Cường độ của đá dăm hay sỏi
phải cao hơn mác bêtông. Đối với bêtông dùng đá phún xuất và biến chất cường độ cốt liệu phải lớn hơn 2
lần cường độ chịu nén của bêtông. Bêtông dùng đá trầm tích thì lớn hơn 1.5 lần
 Thành phần hạt: thành phần hạt hợp lý thì lượng dùng xi măng ít vẫn đảm bảo độ dẻo cho hỗn hợp bê tông
và đủ để bao bọc và liên kết với côt liệu, cường độ bê tông cao
 Độ lớn của cốt liệu: ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của bêtông, cốt liệu càng nhỏ thì độ lưu động của
bêtông càng cao nên có nhiều lợi ích về cộng nghệ sản xuất chỉ tiêu kỹ thuật và tính kinh tế
 Hình dáng và tính chất bề mặt của cốt liệu: những hạt có hình dạng thoi, dẹp và những hạt mềm yếu, hạt bị
phong hóa có ảnh hưởng đến chất lượng của bêtông. Sỏi đá hạt tròn, diện tích đề mặt ngoài nhỏ, nên cần ít

23
nước, tốn ít xi măng mà vẫn dễ tạo hình, nhưng lực dính bám với đá xi măng yếu nên cường độ bêtông dùng
sỏi thấp hơn cường độ bêtông dùng đá dăm
 Lượng ngậm tạp chất: cốt liệu chứa nhiều tạp chất trên bề mặt sẽ ảnh hưởng xấu đến các tính chất của bê
tông và hỗn hợp bêtông, ngăn cản sự liên kết của đá ximăng với cốt liệu, làm giảm cường độ và gây ăn mòn
cho bê tông

Câu 36; thê nào là tính dẻo hợp lý của hỗn hợp bê tông nặng? phương pháp xác định độ dẻo của
hỗn hợp bê tông nặng?
 Tính dẻo của hỗn hợp bê tông nặng: là khả năng của bê tông điển đầy vào khuôn dưới tác động đầm
nén nhất định
 Phương pháp xác định:
 Độ dẻo tĩnh:
 Là khả năng tự biến dạng của hỗn hợp bêtông do trọng lực
 Dụng cụ xác định dùng côn Abraham theo TCVN 3106-93 có 2 loại côn tiêu chuẩn
 Chỉ số độ dẻo tĩnh được biểu thị bằng độ sụt SN
 Độ dẻo động
 Là độ dẻo được xác định khi HHBT có chấn động
 Dụng cụ xác định nhơt kế Vebe TCVN 3107-1993
 Chỉ số độ dẻo được biểu thị bằng độ cứng ĐC. Khi ĐC càng lớn thì độ dẻo của HHBT càng kém,
còn khi SN tăng thì độ dẻo tăng

Câu 37; phân tích ưu nhược điểm của hỗn hợp bê tông cứng so với bê tông dẻo. cách xác định độ
cứng và độ dẻo của hỗn hợp bê tông?
 So sánh
 Ưu điểm:
 Nếu lượng dùng xi măng là như nhau Rbt cứng>Rbt dẻo
 Nếu R1=R2 thì XM bêtông cứng < XM bêtông dẻo
 Tốc độ rắn chắc nhanh hơn nên đẩy nhanh tiến độ
 Nhược điểm
 Tính công tác kém, khả thi công trình nên cần nhiều công sức
 Bắt buộc phải thi công cơ giới
 Cách xác định
 Độ cứng: nhiệt kế veba
 Độ dẻo:
 Độ dẻo tĩnh:
 Là khả năng tự biến dạng của hỗn hợp bêtông do trọng lực
 Dụng cụ xác định dùng côn Abraham theo TCVN 3106-93 có 2 loại côn tiêu chuẩn
 Chỉ số độ dẻo tĩnh được biểu thị bằng độ sụt SN

24
 Độ dẻo động
 Là độ dẻo được xác định khi HHBT có chấn động
 Dụng cụ xác định nhơt kế Vebe TCVN 3107-1993
 Chỉ số độ dẻo được biểu thị bằng độ cứng ĐC. Khi ĐC càng lớn thì độ dẻo của HHBT càng kém,
còn khi SN tăng thì độ dẻo tăng

Câu 38; tính công tác của hỗn hợp bê tông? (khái niệm, phân loại, cách xác định và các yếu tố ảnh
hưởng)
 Khái niệm: là tính chất kỹ thuật của hỗn hợp bê tông, nó biể thị khả năng lấp đầy khuân nhưng vẫn đảm
bảo được nồng độ đồng nhất trong một điều kiện đầm nén nhất định
 Phân loại:
 Độ lưu động:
 là chỉ tiêu tính chất quan trọng nhất của hỗn hợp bê tông, nó đánh giá khả năng dễ chảy cảu hỗn
hợp bêtông dưới tác dụng của trọng lượng bản thân hoặc dung động
 . cách xác định: xác định bằng độ sụt SN(cm) cảu hình nón cụt
 Độ cứng:
 Là khả năng chống biến dạng khi chịu tải của kết cấu bê tông
 Cách xác định: bằng thời gian rung động cần thiết để san bằng và lèn chặt hỗn hợp bê tông trong
nhớt kế kỹ thuật
 Độ giữ nước:
 Là khả năng giữ nước để đảm bảo độ đồng nhất của hỗn hợp bêtông trong quá trình vận chuyển,
đổ khuôn và đầm nén
 Các yếu tố ảnh hưởng:
 Lượng nước nhào trộn: Là yếu tố quan trọng quyết định tính công tác của hỗn hợp bê tông. Lượng
nước nhào trộn bao gồm lượng nước tạo ra hồ xi măng và lượng nước dùng cho cốt liệu (độ cần
nước) để tạo ra độ dẻo cần thiết cho quá trình thi công.
 Loại và lượng xi măng: Nếu hỗn hợp bê tông có đủ xi măng để cùng với nước lấp đầy lỗ rỗng của cốt
liệu, bọc và bôi trơn bề mặt của chúng thì độ dẻo sẽ tăng.
 Lượng hỗn hợp xi măng: Nếu vữa xi măng (hồ xi măng + cốt liệu nhỏ) chỉ đủ để lấp đầy lỗ rỗng của
cốt liệu lớn thì hỗn hợp bê tông rất cứng, quá trình thi công sẽ khó khăn.
 Phụ gia hoạt động bề mặt (phụ gia dẻo hoặc siêu dẻo) mặc dù cho vào hỗn hợp bê tông với một lượng
nhỏ (0,15-1,2% khối lượng ximăng) nhưng có tác dụng pha loãng hỗn hợp bê tông
 Gia công chấn động: Là biện pháp có hiệu quả để làm cho hỗn hợp bê tông cứng và kém dẻo trở
thành dẻo và chảy, dễ đổ khuôn và đầm chặt

Câu 39; sự ảnh hưởng của xi măng và cốt liệu đến tính công tác của hỗn hợp bê tông?
 Xi măng:

25
 nếu lượng xi măng có đủ để cùng với nước lấp đầy lỗ trống của côt liệu, bọc và bôi trơn bề mặt của
chúng thì độ lưu động sẽ tăng
 loại xi măng cũng ảnh hưởng đến độ lưu động vì mỗi loại xi măng thì có đăc tính khác nhau
 Cốt liệu:
 Yêu cầu với loại cốt liệu nhỏ -cát :Cát dùng để chế tạo là cát thiên nhiên hay cát nhân tạo có cỡ hạt từ
0,14 -5 mm.chất lượng của cát hay phụ thuộc vào thành phần khoáng,thành phần hạt và hàm lượng tạp
chất.Cát có thành phần hạt hợp lý thì độ rỗng của nó nhỏ,lượng dùng xi măng ít,cường độ bê tông sẽ
cao.Thành phần hạt của cát được xác định bằng cách sàng 1000g cát khô trên bộ sang tiêu chuẩn
2,5;1,25,-,63;0,315 và 0,14 mm. Đầu tiên người ta tính lượng riêng biệt trên mỗi sàng a1 sau đó tính
lượng sót tích lỹ Ai trên mỗi sàng bằng tổng lượng sót riêng biệt từ sàng lớn nhất đến sàng cần sác định ai
 Yêu cầu với hạt cốt liệu lớn :Với sỏi do hạt tròn,nhẵn độ rỗng và diện tích mặt ngoài nhỏ nên cần ít
nước,tốn ít xi măng mà vẫn dễ đầm , dễ đổ,nhưng lực dính bám với vữa xi măng nhỏ nên cường độ bê
tông thấp hơn đá dăm.Cốt liệu lớn có độ lớn của hạt từ 5-10mm,trong kết cấu khối lớn có thể đến
150mm.Chất lượng của cốt liệu lớn đặc trưng bởi các chỉ tiêu cường độ,thành phần hạt, độ lớn và lượng
tạp chất.Những hạt không nên chọn là những hạt đats hình thoi và những hạt mềm yếu,hạt bị hong hoá có
ảnh hưởng đến cường độ của sỏi và đá dăm.Hạt mềm có cường độ nén ở trạng thái bão hoà nước nhỏ
hơn 200kg/cm^2.Hạt bị phong hoá là các hạt nguồn gốc là đá phún xuất có cường độ nén ở trạng thái bão
hoà nước nhỏ hơn 800 kg/cm^2 hoặc nguồn gốc là đá biến chất có cường độ nén ở trạng thái bão hoà
nước nhỏ hơn 400 kg/cm^2.Lượng chứa những hạt này không được lớn hơn 10%.Trong đá mac mac mac
200 và 300 lượng hạt mềm yếu có thể cho phép đến 15%

Câu 40; độ lớn của côt liệu có ảnh hưởng như thế nào đến tính dẻo của bê tông? Phương pháp xác
định độ lớn của cốt liệu?
 ảnh hưởng của độ lớn cốt liệu: cốt liệu càng nhỏ thì tính dẻo của bê tông càng cao
 phương pháp xác định:
 cát:
 dùng đường kính trung bình:
Mtb=
 môdun độ lớn: đơn giản biểu thị bằng 1 con số, không có ý nghĩa vật lý
 tỷ lệ diện tích bề mặt: là tổng diện tích bề mặt của các hạt cát trong 1 đơn vị khối lượng
 lượng nước yêu cầu của cát: được tính theo lượng nước nhào trộn vào hỗn hợp xi măng – cát sao
cho khối vữa hình nón cụt sau khi chấn động bàn dẫn có đường kính đáy 170 mm
Nyc=( N/X- Ntc)/2
Trong đó :N/X tỷ lệ nước – xi măng tương ứng của bánh vữa
Ntc:lượng nước tiêu chuẩn của xi măng %

26
Câu 41: Cường độ bê tông (khái niệm, phương pháp xác định và các yếu tố ảnh hưởng)
Cường độ bê tông: Cường độ của bê tông là khả năng chống lại ứng suất phá hoại do ngoại lực hoặc các nguyên
nhân khác gây ra. Bê tông làm việc ở trạng thái chịu nén là tốt nhất.Vì vậy cường độ chịu nén là tính chất quan
trọng nhất của bê tông.
Phương pháp xác định cường độ chịu nén Rn ( TCVN 3118 - 1993) . Để xác định cường độ nén của bê tông
người ta đúc các viên mẫu chuẩn hình lập phương cạnh 15 cm, cũng có thể đúc các viên mẫu có hình dạng và
P
kích thước khác. Cường độ nén của viên mẫu chuẩn được xác định theo công thức: Rn  K . (kG / cm2 )
F
Trong đó : - P : Tải trọng phá hoại mẫu, kG (daN). - F : Diện tích chịu lực nén của viên mẫu, cm 2 - K: Hệ số
chuyển đổi kết quả thử nén các mẫu bê tông kích thước khác chuẩn về cường độ của viên mẫu chuẩn kích thước
150 x 150 x 150mm. Giá trị K lấy theo bảng

Khi thử các mẫu trụ được khoan, cắt từ các cấu kiện hoặc sản phẩm mà tỷ số chiều cao so với đường kính của
chúng nhỏ hơn 2 thì kết quả cũng tính theo công thức và hệ số K ở trên nhưng được nhân thêm với hệ số K’ lấy

theo bảng

Cường độ chịu nén của bê tông được xác định từ các giá trị cường độ nén của các viên trong tổ mẫu bê tông
như sau: So sánh các giá trị cường độ nén lớn nhất và nhỏ nhất với cường độ nén của viên mẫu trung bình nếu
hai giá trị đó đều không chênh lệch quá 15% so với cường độ nén của viên mẫu trung bình thì cường độ nén của
bê tông được tính bằng trung bình số học của ba kết quả thử trên ba viên mẫu. Nếu một trong hai giá trị đó lệch
quá 15% so với cường độ nén của viên mẫu trung bình thì bỏ cả hai kết quả lớn nhất và nhỏ nhất. Khi đó cường
độ nén của bê tông là cường độ nén của một viên mẫu còn lại. Trong trường hợp tổ mẫu bê tông chỉ có hai viên
thì cường độ nén của bê tông được tính bằng trung bình số học kết quả thử của hai viên mẫu đó.

Các yếu tố ảnh hưởng đến cường độ chịu lực của bê tông:

 Cường độ bêtông tăng theo tuổi của nó: Trong quá trình rắn chắc cường độ bêtông không ngừng tăng
lên. Từ 7 đến 14 ngày đầu cường độ phát triển nhanh, sau 28 ngày chậm dần và có thể tăng đến vài năm
gần như theo quy luật logarit

27
 Đá xi măng ( mác xi măng, N/X): có ảnh hưởng lớn tới cường độ bê tông. Sự phụ thuộc của cường độ

bê tông vào N/X thực chất là phụ thuộc vào thể tích rỗng tạo ra do lượng nước dư thừa.
 Cốt liệu: : Sự phân bố giữa các hạt cốt liệu và tính chất của nó (độ nhám, số lượng lỗ rỗng, tỉ diện tích)
có ảnh hưởng đến cường độ của bê tông.
 Cấu tạo của bê tông biểu thị bằng độ đặc của nó, có ảnh hưởng đến cường độ của bê tông. Độ đặc càng
cao, cường độ của bê tông càng lớn.
 Phụ gia tăng dẻo có tác dụng làm tăng tính dẻo cho hỗn hợp bê tông nên có thể giảm bớt lượng nước
nhào trộn, do đó cường độ của bê tông sẽ tăng lên đáng kể.
 Phụ gia rắn nhanh có tác dụng đẩy nhanh quá trình thủy hóa của xi măng nên làm tăng nhanh sự phát
triển cường độ bê tông dưỡng hộ trong điều kiện tự nhiên cũng như ngay sau khi dưỡng hộ nhiệt.
 Điều kiện môi trường bảo dưỡng: Trong môi trường nhiệt độ, độ ẩm cao sự tăng cường độ có thể kéo dài
trong nhiều năm, còn trong điều kiện khô hanh hoặc nhiệt độ thấp sự tăng cường độ trong thời gian sau
này là không đáng kể.
 Điều kiện thí nghiệm : Hình dạng kích thước mẫu, tốc độ gia tải, ma sát má ép, có nở ngang hay k?

Câu 42: Sự phát triển cường độ của bê tông nặng, phân tích ảnh hưởng của tỉ lệ N/X và Rx tới
cường độ của bê tông nặng.
Cường độ bêtông tăng theo tuổi của nó: Trong quá trình rắn chắc cường độ bêtông không ngừng tăng lên. Từ 7
đến 14 ngày đầu cường độ phát triển nhanh, sau 28 ngày chậm dần và có thể tăng đến vài năm gần như theo

quy luật logarit

28
29
Câu 43: Các bước thiết kế sơ bộ thành phần của bê tông nặng theo phương pháp thể tích tuyệt đối
của Bolomey-Skrataev?
Phương pháp của Bolomey-Skramtaev là phương pháp tính toán lý thuyết kết hợp với việc tiến hành kiểm tra
bằng thực nghiệm dựa trên cơ sở lý thuyết "thể tích tuyệt đối“ có nghĩa là tổng thể tích tuyệt đối (hoàn toàn
đặc) của vật liệu trong 1m3 bê tông bằng 1000 (lít): VX + VN + VC + VĐ = 1000 (lít). Trong đó : VX, VN, VC,
VĐ: Thể tích hoàn toàn đặc của xi măng, nước, cát, đá trong 1m3 bê tông, lít.

1. Xác định lượng nước: Căn cứ vào chỉ tiêu tính công tác đã lựa chọn, loại cốt liệu lớn, cỡ hạt lớn nhất của
cốt liệu (Dmax), mô đun độ lớn của cát tra bảng 5 - 19 để tìm lượng nước cho 1m3 bê tông. Lượng nước
ước tính sơ bộ cho 1m3 bê tông (lít)

30
Xác định tỷ lệ N/X

:
Đem so sánh lượng xi măng tìm được với lượng xi măng tối thiểu, nếu thấp hơn thì phải lấy bằng lượng
xi măng tối thiểu. Để giữ nguyên lượng nước N/X thì lượng nước cũng phải tính lại.
2. Xác định lượng cốt liệu lớn (đá hoặc sỏi) và cốt liệu nhỏ : Để xác định lượng cốt liệu lớn và nhỏ phải
dựa vào nguyên tắc đã nêu, tức là thể tích 1m3 (hoặc 1000 lít) hỗn hợp bê tông sau khi đầm chặt bao
gồm thể tích hoàn toàn đặc của cốt liệu và thể tích hồ xi măng. Gọi thể tích hoàn toàn đặc của xi măng,
nước, cát, đá (sỏi) lần lượt là VX, VN, VC, VĐ. => VX + VN + VC + VĐ = 1000 (lít).

Mặt khác vữa xi măng (xi măng, nước và cát) trong 1m3 hỗn hợp cần
phải nhét đầy các lỗ rỗng và có kể đến hệ số dư vữa α bao bọc các hạt
cốt liệu lớn để cho hỗn hợp bê tông đạt được độ dẻo cần thiết. Xuất
phát từ đó ta có thể biểu diễn sự tương quan của các đại lượng bằng

31
phương trình sau :

Trong đó : - ρĐ , ρVĐ : Khối lượng riêng, khối lượng thể tích của đá (sỏi), kg/l . - rĐ : Độ rỗng của đá
(sỏi). - α: Hệ số trượt (hệ số dư vữa) Đối với hỗn hợp bê tông cứng α = 1,05÷1,15. Đối với hỗn hợp bê
tông dẻo cần SN = 2÷12 cm thì giá trị α được tra theo biểu đồ hoặc bảng. Để xác định giá trị α cần xác

định thể tích của hồ xi măng:

Hệ số dư vữa trong bảng dùng cho hỗn hợp bê tông sử dụng cốt liệu lớn là đá dăm, nếu dùng sỏi giá trị α
trong bảng cộng thêm 0,06. Thành phần cấp phối cho 1m3 bê tông được biểu thị bằng khối lượng từng
nguyên vật liệu (kg) hoặc bằng tỷ lệ pha trộn theo khối lượng, lấy khối lượng của xi măng làm chuẩn.
Sau khi tính được thành phần vật liệu cho 1m3 bê tông cần lập 3 thành phần định hướng. - Thành phần 1
(thành phần cơ bản) như đã tính ở trên. - Thành phần 2 là thành phần tăng 10% xi măng so với lượng xi
măng ở thành phần 1. Lượng nước như thành phần 1, nhưng nếu X > 400 kg thì lượng 105 nước phải
hiệu chỉnh lại. Thành phần cốt liệu lớn và nhỏ cũng tính lại theo lương xi măng và lượng nước đã hiệu
chỉnh. -Thành phần 3 là thành phần giảm 10% xi măng so với lượng xi măng ở thành phần 1. Lượng
nước như thành phần 1. Thành phần cốt liệu lớn và nhỏ cũng tính lại theo lượng xi măng.

32
Câu 44: Các bước tính toán và kiểm tra cấp phối bê tông?
1. Tra bảng 9 xác định độ lưu động (SN) của hỗn hợp bê tông => Nyc.
2. Xác định X/N. Rb  A.RX .   X / N   0,5
giả sử (X/N) >2,5 =>A1=... thay vào công thức trên tìm ra (X/N) nếu thỏa mãn >2,5 thì ok còn k thỏa
mãn thì tính lại.
3. Xác định lượng xi măng: X=N.(X/N)
1000
4. Xác định lượng đá: D=
 .r 1

D v
D
  X N D 
5. Xác định lượng cát: C  c . 1000     
  X N D 

Kiểm tra cấp phối bê tông: Sau khi tính toán sơ bộ thành phần cấp phối bê tông ta cần kiểm tra lại độ lưu
động(hay độ cứng), cường độ,... theo tiêu chuẩn. Sau khi kiểm tra lượng vật liệu sẽ được điều chỉnh lại cho
phù hợp. vì vậy ta cần tính lại lượng chi phí cho chúng.

Chương 6: Vữa xây dựng

Câu 45: Vữa xây dựng(khái niệm, phân loại, vật liệu chế tạo).
Vữa xây dựng là một loại vật liệu đá nhân tạo thành phần bao gồm chất kết dính, nước, cốt liệu nhỏ và phụ gia.
Các thành phần này được nhào trộn theo tỷ lệ thích hợp, khi mới nhào trộn hỗn hợp có tính dẻo gọi là hỗn hợp
vữa, sau khi cứng rắn có khả năng chịu lực gọi là vữa. Phụ gia có tác dụng cải thiện tính chất của hỗn hợp vữa
và vữa.

33
Vữa xây dựng được thường được phân loại theo loại chất kết dính, theo khối lượng thể tích và theo công dụng
của vữa.
Theo chất kết dính: chia ra vữa xi măng, vữa vôi, vữa thạch cao và vữa hỗn hợp (xi măng - vôi; xi măng - đất
sét).
Theo khối lượng thể tích: chia ra vữa nặng ρv > 1500 kg/m3, vữa nhẹ ρv≤1500 kg/m3
Theo công dụng: chia ra vữa xây, vữa trát, vữa láng, lát, ốp, vữa trang trí
v.v... để hoàn thiện công trình, vữa đặc biệt như vữa giếng khoan, vữa chèn mối
nối, vữa chống thấm v.v...
Vât liệu chế tạo vữa gồm có:
 Chất kết dính: Để chế tạo vữa thường dùng chất kết dính vô cơ như xi măng pooclăng, xi măng pooclăng
hỗn hợp, xi măng pooclăng xỉ hạt lò cao, xi măng pooclăng puzolan, vôi không khí, vôi thủy, thạch cao
xây dựng v.v... Việc lựa chọn sử dụng loại chất kết dính phải đảm bảo cho vữa có cường độ và độ ổn
định trong điều kiện cụ thể.
 Cốt liệu: Cốt liệu cát là bộ xương chịu lực cho vữa đồng thời cát còn có tác dụng chống co ngót cho vữa
và làm tăng sản lượng vữa. Để chế tạo vữa có thể sử dụng cát thiên nhiên hoặc cát nhân tạo nghiền từ
các loại đá đặc hoặc đá rỗng.
 Phụ gia: Khi chế tạo vữa có thể dùng tất cả các loại phụ gia như bê tông. Bao gồm phụ gia vô cơ: như
đất sét dẻo, cát nghiền nhỏ, bột đá puzolan hoặc phụ gia hoạt tính tăng dẻo. Việc sử dụng phụ gia loại
nào, hàm lượng bao nhiêu đều phải được kiểm tra bằng thực nghiệm.
 Nước Nước dùng để chế tạo vữa là nước sạch, không chứa váng dầu mỡ, lượng hợp chất hữu cơ không
vượt quá 15mg/l, độ pH không nhỏ hơn 4 và không lớn hơn 12,5. Tuỳ theo mục đích sử dụng hàm lượng
các tạp chất khác phải thoả mãn TCVN 4506 :1987.

Câu 46: Tính giữ nước của vữa xây dựng(khái niệm, phương pháp xác định)
Hỗn hợp vữa phải có khả năng giữ nước tốt để đảm bảo đủ nước cho chất kết dính thủy hóa, rắn chắc, ít bị mất
nước do bay hơi, do nền hoặc tách nước trong quá trình vận chuyển. Khả năng giữ nước của hỗn hợp vữa được
biểu thị qua phần trăm tỷ lệ giữa độ lưu động của hỗn vữa sau khi chịu hút ở áp lực chân không và độ lưu động
của hỗn hợp vữa ban đầu.

34
Khả năng giữ nước của hỗn hợp vữa được xác định bằng dụng cụ tạo chân không. Sau khi thử độ lưu động của
hỗn hợp vữa (S1) và ghi lại kết quả. Đặt trên mặt phễu một lớp giấy lọc đã thấm nước, rải hỗn hợp vữa lên trên
giấy lọc một lớp dày 3 cm. Hút không khí trong bình giảm đến áp suất 50 mmHg trong 1 phút, một phần nước
của hỗn hợp vữa bị tách ra. Đổ hỗn hợp vữa trong phễu ra chảo và rải một lớp vữa khác cùng mẻ trộn vào phễu
dày 3 cm, lại hút chân không như lần trước. Tiếp tục làm thế ba lần. Cho hỗn hợp vữa sau ba lần thử vào chung
một chảo, trộn lại cẩn thận trong 30 giây rồi đem xác: Dụng cụ thử khả năng giữ nước 124 định độ lưu động

S1
(S2). Độ giữ nước của hỗn hợp vữa được tính chính xác đến 0,1% theo công thức: Gn  .100(%) Trong đó :
S2
S1-Độ lưu động ban đầu của hỗn hợp vữa, cm. S2-Độ lưu động sau khi đã hút chân không của hỗn hợp vữa,
cm. Để tăng khả năng giữ nước của hỗn hợp vữa ta phải sử dụng cát nhỏ, tăng hàm lượng chất kết dính và nhào
trộn thật kỹ. Hỗn hợp vữa xây và hỗn hợp vữa hoàn thiện phải thỏa mãn các yêu cầu quy định trong bảng

Câu 47: Cường độ của vữa xây dựng, sự khác nhau giữa vữa xây dựng xây trên nền đặc và trên nền
xốp.
Cường độ của vữa xây dựng là khả năng chống lại ứng suất phá hoại do ngoại lực hoặc các nguyên nhân khác
gây ra. Mác vữa là trị số giới hạn cường độ chịu nén trung bình của những mẫu vữa hình khối lập phương có
cạnh 7,07 cm, được chế tạo và bảo dưỡng 28 ngày trong điều kiện tiêu chuẩn (to = 27± 2oC, còn độ ẩm thì tùy
thuộc vào loại chất kết dính sử dụng trong vữa).Cường độ chịu lực của vữa phụ thuộc vào loại chất kết dính,
lượng chất kết dính, tỷ lệ nước/chất kết dính, chất lượng của cát, điều kiện bảo dưỡng và thời gian cứng rắn.

Sự khác nhau vữa trên nền đặc và xốp


N
+Cường độ của vữa xi măng trên nên đặc ( R  (R x , ,cot lieu)
CKD
Không hút nước nên phụ thuộc vào cường độ của xi măng,vào N/X và được xác định theo công thức
X 
R 28  0, 4R x   0,3 
N 
+Cường độ của vữa xi măng trên nền xốp hút nước R  (R x ,CKD,cot lieu)
R 28  KR x (X  0,05)  4 với X lượng xi măng T/m3,K hệ số phụ thuộc vào chất lượng cát
35
Câu 48: So sánh các yêu cầu về tính chất của vữa xây và vữa trát.
Vữa xây : Đảm bảo khả năng kết dính vật liệu,
Vữa trát: nhão hơn, khả năng giữ nước tốt hơn, (độ phân tầng tốt nhất là 1-2 cm), cần cát mịn hơn vừa xây,có
thể sử dụng phụ gia tăng dẻo hữu cơ. Đảm bảo độ bám dính tốt vì nó là phần hoàn thiện bề mặt của khối xây.

Câu 49: So sánh các yêu cầu kĩ thuật của vữa so với bê tông?
+Bê tông có cốt liệu lớn,vữa có cốt liệu nhỏ vì vữa ở trạng thái dàn mỏng nên thành phần vữa chỉ có cốt liệu bé
+Lượng nước nhào trộn của vữa nhiều hơn bê tông do diện tích bề mặt lớn (tỉ diện tích lớn )mới đảm bảo đủ độ
dẻo để thi công
+Vữa phải có khả năng giữ nước vì vũa thường xuyển phải làm việc với nền hút nước,mặt khác diện tích tiếp
xúc với không khí lớn→đòi hỏi vữa phải có khả năng giữa nước nhàm duy trì nước cho k/năng thuỷ hoá
+Làm việc với mục đíhc gắn kết các VLXD riêng nên đòi hỏi khả năng dính bám tốt với nền

Chương 7: Vật liệu gỗ

Câu 50: Vật liệu gỗ xây dựng? Cấu tạo của gỗ?
*Khái niệm:
-Gỗ là vật liệu thiên nhiên được sử dụng khá rộng rãi trong xây dựng và trong sinh hoạt vì những ưu điểm cơ
bản sau: Nhẹ, có cường độ khá cao; cách âm, cách nhiệt và cách điện tốt; dễ gia công (cưa, xẻ, bào, khoan...),
vân gỗ có giá trị mỹ thuật cao.
-Ở nước ta gỗ là vật liệu rất phổ biến, không chỉ ở rừng núi mà ở khắp mọi nơi nông thôn, đồng bằng. Rừng
Việt Nam có nhiều loại gỗ tốt và quý vào bậc nhất thế giới. Khu Tây Bắc có nhiều rừng già và có nhiều loại gỗ
quý như: trai, đinh, lim, lát, mun, pơmu. Rừng Việt Bắc có lim, nghiến, vàng tâm. Rừng Tây Nguyên có cẩm
lai, hương ...
-Gỗ chưa qua chế biến vẫn tồn tại những nhược điểm lớn:
+)Cấu tạo và tính chất cơ lý không đồng nhất, thường thay đổi theo từng loại gỗ, từng cây và từng phần trên
thân cây.
+)Dễ hút và nhả hơi nước làm sản phẩm bị biến đổi thể tích, cong vênh, nứt tách
+)Dễ bị sâu nấm, mục mối phá hoại, dễ cháy.
+)Có nhiều khuyết tật làm giảm khả năng chịu lực và gia công chế biến khó khan
-Ngày nay với kỹ thuật gia công chế biến hiện đại người ta có thể khắc phục được những nhược điểm của gỗ,
sử dụng gỗ một cách có hiệu quả hơn như: sơn gỗ, ngâm tẩm gỗ, chế biến gỗ dán, tấm dăm bào và sợi gỗ ép.
*Cấu tạo của gỗ:
Cấu tạo thô:

36
-Cấu tạo thô của gỗ được quan sát trên 3 mặt cắt
-Quan sát mặt cắt ngang than cây ta có thể thấy : vỏ, libe, lớp hình thành, lớp
gỗ bìa, lớp gỗ lõi và lõi gỗ.
+Vỏ có chức năng bảo vệ gỗ khỏi bị tác dụng cơ học.
+Libe là lớp tế bào mỏng của vỏ, có chức năng là truyền và dự trữ thức ăn
để nuôi cây.
+Lớp hình thành gồm một lớp tế bào sống mỏng có khả năng sinh trưởng ra
phía ngoài để sinh ra vỏ và vào phía trong để sinh ra gỗ.
+Lớp gỗ bìa (giác) màu nhạt, chứa nhiều nước, dễ mục nát, mềm và có
cường độ thấp.
+Lớp gỗ lõi mầu sẫm và cứng hơn, chứa ít nước và khó bị mục mọt.
+Lõi cây (tủy cây) nằm ở trung tâm, là phần mềm yếu nhất, dễ mục nát.
-Nhìn toàn bộ mặt cắt ngang ta thấy phần gỗ được cấu tạo bởi các vòng tròn
đồng tâm đó là các vòng tuổi. Hàng năm vào mùa xuân gỗ phát triển mạnh,
lớp gỗ xuân dày, màu nhạt, chứa nhiều nước. Vào mùa hạ, thu, đông gỗ phát
triển chậm, lớp gỗ mỏng, màu sẫm, ít nước và cứng. Hai lớp gỗ có màu sẫm
nhạt nối tiếp nhau tạo ra một tuổi gỗ. Nhìn kỹ mặt cắt ngang còn có thể
phát hiện được những tia nhỏ li ti hướng vào tâm gọi là tia lõi.

Cấu tạo vi mô:


-Qua kính hiểm vi có thể nhìn thấy những tế bào sống và chết của gỗ có kích thước và hình dáng khác nhau.
Tế bào của gỗ gồm có tế bào chịu lực, tế bào dẫn, tế bào tia lõi và tế bào dự trữ.
+Tế bào chịu lực (tế bào thớ) có dạng hình thoi dài 0,3 - 2mm, dày 0,02 - 0,05 mm, thành tế bào dày, nối tiếp
nhau theo chiều dọc thân cây. Tế bào chịu lực chiếm đến 76% thể tích gỗ .
+Tế bào dẫn hay còn gọi là mạch gỗ, gồm những tế bào lớn hình ống xếp chồng lên nhau tạo thành các ống
thông suốt. Chúng có nhiệm vụ dẫn nhựa theo chiều dọc thân cây.
+Tế bào tia lõi là những tế bào xếp nằm ngang thân cây. Giữa các tế bào này cũng có lỗ thông nhau.
+Tế bào dự trữ nằm xung quanh mạch gỗ và có lỗ thông nhau. Chúng có nhiệm vụ chứa chất dinh dưỡng để
nuôi cây.
+Về cơ bản cấu trúc gỗ lá kim cũng như gỗ lá rộng, nhưng không có mạch gỗ mà chỉ có tia lõi và tế bào chịu
lực. Tế bào chịu lực trong gỗ lá kim có dạng hình thoi, vừa làm nhiện vụ chịu lực vừa dẫn nhựa dọc thân cây.
+Về cấu tạo mỗi tế bào sống đều có 3 phần: Vỏ cứng, nguyên sinh chất và nhân tế bào.
+Vỏ tế bào được tạo bởi xenlulo (C6H10O5), lignhin và các hemixenlulo. Trong quá trình phát triển nguyên
sinh chất hao dần tạo cho vỏ tế bào ngày càng dày thêm. Đồng thời một bộ phận của vỏ, lại biến thành chất
nhờn tan được trong nước. Trong cây gỗ lá rộng thường có 46-48% xenlulo, 19-20% lignhin, 26-35%
hemixenlulo.
+Nguyên sinh chất là chất anbumin thực vật được cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O, N và S. Trong nguyên
sinh chất, trên 70% là nước, vì vậy khi gỗ khô tế bào trở lên rỗng ruột.
+Nhân tế bào hình bầu dục, trong đó có một số hạt óng ánh và chất anbumin dạng sợi. Cấu tạo hóa học gần
giống nguyên sinh chất nhưng có thêm nguyên tố P.
+Qua quan sát cấu trúc, gỗ thể hiện rõ là vật liệu không đồng nhất và không đẳng hướng, cái thớ gỗ chỉ xếp
theo một phương dọc, phân lớp rõ rệt theo vòng tuổi. Do vậy tính chất của gỗ không giống nhau theo vị trí và
phương của thớ.

37
Câu 51: Các loại nước trong gỗ? ảnh hưởng của chúng đến tính co nở và cường độ của gỗ?
-Nước trong gỗ có 3 dạng:
+ Nước mao quản (tự do): nằm trong ruột tế bào, khoảng trống giữa các tế bào và bên trong các ống dẫn.
+ Nước hấp phụ nằm trong vỏ tế bào và khoảng trống giữa các tế bào.
+ Nước liên kết hóa học nằm trong thành phần hóa học của các chất tạo gỗ.
-Ảnh hưởng của các loại nước đến tính co nở và cường độ của gỗ
+Khi cây gỗ mới khai thác, gỗ có khả năng hút them nước trong quá trình chế biến nước thoát dần ra môi
trường và độ ẩm giảm dần đến điểm bão hòa thớ, quá trình này không làm thể tích của gô biến đổi bao nhiêu vì
khi nước tự do thoát khỏi lỗ rỗng không làm cho gỗ thay đổi thể tích. Nếu độ ẩm gỗ tiếp tục giảm W<Wbht,
nước hấp phụ thoát ra làm vỏ tế bào xẹp dần dẫn đến gỗ co thể tích mạnh. Tuy nhiên các tế bào gỗ co không
đều theo các phương nên mức độ co không đều nhau: theo phương ngang thớ tiếp tuyến gỗ co đến 5-12%,
phương ngang thớ tiếp tuyến là 3-6% còn theo phương dọc thớ cỉ co 0,1-0,3%
+ Để đánh giá độ co nở thể tích do thay đổi độ ẩm người ta dùng công thức:
V  V1
K0= với y0  .100% : V1: thể tích mẫu ở độ ẩm W; V2: thể tích mẫu ở độ ẩm W=0%
V1
+ Do gỗ co nở không đều theo 3 phương nên khi gỗ khô dần dễ xảy ra hiện tượng cong vênh nứt tách đối với gỗ
xe và sản phẩm xây dựng như cánh cửa khuôn cửa, ván hay tấm ốp, vì vậy người ta chỉ gia công kết cấu, phụ
kiện xây dựng bằng gỗ sau khi đã sấy khô gỗ sau đó trong quá trình sử dụng phải giảm tối đa khả năng trao đổi
nước giữa gỗ và môi trường (sơn phù, thông gió, chống ẩm,…)

Câu 52: Phân tích ảnh hưởng của độ ẩm tới các tính chất cơ lí của gỗ (cường độ tính co nở thể tích
và khối lượng thể tích)? Từ đó xác định mối quan hệ của độ ẩm và các loại đại lượng này bằng
công thức tính toán?
-Nhìn vào đồ thị thấy rằng khi độ ẩm tăng từ 10-25% thì cường độ giới hạn khi nén giảm từ 80 xuống 20Mpa
sau đó từ 25% trở đi thì cường độ giới hạn không thay đổi. Điều này tức là độ ẩm càng thấp thì cường độ của
gỗ càng cao,khi độ ẩm tăng nên đến giá trị bão hoà thì cường độ của gỗ lúc này dường như không thay đổi.
Vì tính chát cơ học của gỗ phụ thuộc vào độ ẩm nên cường độ của gỗ thử ở độ ẩm nào đó  w phaỉ chuyển vế
cường độ ở độ ẩm tiêu chuẩn 18 theo công thức
Công thức tính toán 18  W [1  (W-18)] với α là hệ số điều chỉnh độ ẩm,biểu thị số phần trăm thay đổi
cường độ của gỗ khi độ ẩm thay đổi 1%.Giá trị alpha thay đổi tuỳ theo cường độ vào phương của thớ gỗ
-Khối lượng thể tích phụ thuộc vào chính độ ẩm của nó, tuy nhiên do độ ẩm làm thay đổi cả thể tích và khối
lượng của gỗ nên công thức phụ thuộc của khối lượng thể tích và độ ẩm được biểu thị như sau:
ρv12=ρvw[1-0,01(1-K0)(W-12)]
ρv12: Khối lượng thể tích của gỗ ở độ ẩm 12%
ρvw: Khối lượng thể tích của gỗ ở độ ẩm W<Wbht
K0: Hệ số co nở thể tích của vật liệu gỗ.
-Tính truyền nhiệt
38
Câu 53: Các chỉ tiêu độ ẩm của gỗ và ý nghĩa của chúng?
-Độ ẩm tức thời là độ ẩm đánh giá lượng nước có thật trong gỗ tại một thời điểm xác định.
-Độ ẩm cân bằng là độ ẩm vật liệu gỗ đạt được khi giữ gỗ đủ lâu trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm không khí
không thay đổi, nghia là khi đó quá trình trao đổi nước giữa gỗ và môi trường xung quanh đạt đến trạng thái
cân bằng. Quan hệ giữa ba đại lượng độ ẩm cân bằng WCB, độ ẩm không khí đạt φKK cũng như nhiệt độ không
khí toKK được biểu diễn bang đồ thi do Tsuliski thiết lập
-Độ ẩm bão hòa thớ (còn gọi là điểm bão hòa thờ) là độ ẩm của gỗ ứng với trạng thái bão hòa thớ của gỗ (là
trạng thái mà gỗ không chứa nước tự do và có tối đa lượng nước hấp phụ). Với gỗ Việt Nam, độ ẩm bão hòa
thớ thay đổi trong khoảng trên dưới 35%. Gỗ mọc ở những vùng núi cao, vùng khí hậu ôn đới có điểm bão hòa
thớ khoảng 30%. Gỗ vùng hàn đới, khô lạnh Wbht có thể xuống tới 24-25%
-Trạng thái bão hòa nước của gỗ, như đối với các vật liệu nói chung là trạng thái gỗ hút nước đến tối đa trong
các điều kiện cưỡng bức. Người ta thường tạo điều kiện cưỡng bức (về áp suất và nhiệt độ) để đẩy dung dịch
hóa chất vào sâu bên trong tất cả các lỗ rỗng của gỗ trong quá trình xử lí gỗ trước khi đưa vào sử dụng.

Chương 8: Chất kết dính hữu cơ

Câu 54: Chất kết dính hữu cơ? (khái niệm, phân loại, thành phần, cấu trúc)
*Khái niệm:
-Chất kết dính hữu cơ (CKDHC) là hỗn hợp của các chất hữu cơ có phân tử lượng tương đối cao, tồn tại ở thể
rắn, dẻo hay lỏng.
-Nguyên liệu để sản xuất chất kết dính hữu cơ là các sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ như dầu mỏ, than đá, than
bùn...Sau khi gia công hóa lí, ngoài các sản phẩm chính người ta còn nhận được một số loại nhựa cặn. Nhựa
cặn được gia công tiếp tục để thành chất kết dính hưu cơ.
-Chất kết dính hữu cơ (nhất là bi tum và guđrông) được ứng dụng rộng rãi để xây dựng các lớp phủ mặt đường,
vỉa hè, nền nhà công nghiệp, bảo vệ bê tông và kim loại khỏi bị ăn mòn.
-Chất kết dính hữu cơ có những đặc tính kĩ thuật sau:
+Dễ liên kết với vật liệu khoáng bằng lớp màng mỏng bền và ổn định nước.
+Có độ nhớt nhất định, nhờ đó mà trong thời gian thi công nó bao bọc quanh vật liệu khoáng còn trong thời kì
làm việc nó gắn kết những vật liệu khoáng thành một khối đồng nhất, tạo ra cường độ cần thiết.
+Tương đối ổn định khí quyển, ít thay đổi tính chất trong quá trình sử dụng.
+Hòa tan ít trong nước và trong axit vô cơ, hòa tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
*Phân loại:
-Căn cứ vào các đặc điểm sau để phân loại chất kết dính hữu cơ. Theo thành phần hóa học, chia ra :
Bitum và guđrông.
-Theo nguồn gốc nguyên liệu chia ra:
+ Bitum dầu mỏ là sản phẩm cuối cùng của dầu mỏ.
+ Bitum đá dầu là sản phẩm khi chưng đá dầu.
+ Bitum thiên nhiên là loại bitum thường gặp trong thiên nhiên ở dạng kết tinh hay lẫn với các loại đá.
+ Guđrông than đá là sản phẩm khi chưng khô than đá.

39
+ Guđrông than bùn là sản phẩm khi chưng khô than bùn.
+ Guđrông gỗ là sản phẩm khi chưng khô gỗ. Theo tính chất xây dựng chia ra:
o
+ Bitum và guđrông rắn: ở nhiệt độ 20 - 25 C là một chất rắn có tính giòn và tính đàn hồi, ở nhiệt độ 180 -
o
200 C thì có tính chất của một chất lỏng.
o
+ Bitum và guđrông quánh: ở nhiệt độ 20 - 25 C là một chất mềm, có tính dẻo cao và độ đàn hồi không lớn
lắm.
o
+ Bitum và guđrông lỏng : ở nhiệt độ 20 - 25 C là một chất lỏng và có chứa thành phần hyđrôcacbon dễ bay
hơi, có khả năng đông đặc lại sau khi thành phần nhẹ bay hơi và sau đó có tính chất gần với tính chất của bitum
và guđrông quánh.
+ Nhũ tương bitum và guđrông: là một hệ thống keo bao gồm các hạt chất kết dính phân tán trong môi trường
nước và chất nhũ hóa.
*Thành phần:
-Chất kết dính hữu cơ là hệ thống phân tán của các chất hiđrôcacbon khác nhau (thơm CnH2n-6, naftalin
CnH2n và mê tan CnH2n+2 và các hợp chất phi kim loại của chúng).
-Thành phần phân tố của bi tum nằm trong giới hạn: C: 73-87%; H: 8- 12%; O :1-2%; S :1-5% ; N : 0,5 -1%.
-Những hợp chất hiđrôcacbon có cấu tạo hóa học và tính chất vật lí giống nhau được sắp xếp trong một nhóm
cấu tạo hóa học, chúng có ảnh hưởng lớn đến tính chất của CKDHC.
*Cấu trúc:
- Tính chất của chất kết dính hữu cơ phụ thuộc vào cấu trúc của nó. Chất kết dính hữu cơ là 1 hệ thống keo
phức tạp có cấu trúc cơ bản là cấu trúc mixen.

Câu 55: Các tính chất kĩ thuật của bitum dầu mỏ: Tính dẻo và tính quánh, tính ổn định nhiệt độ,
tính hóa già của bitum dầu mỏ? (khái niệm, các yếu tố ảnh hưởng, phương pháp xác định và ý
nghĩa thực tế).
*Tính quánh:
-Đặc trưng cho khả năng chống lại sự dịch chuyển của các hạt bitum dưới tác dụng của ngoại lực (lực ma sát
sinh ra khi các tầng bitum chuyển động)
-Tính quánh của bitum phụ thuộc vào thành phần của bitum và nhiệt độ môi trường.
-Tính quánh của bitum thay đổi trong phạm vi rộng ảnh hưởng đến tính chất cơ học của hỗn hợp vật liệu
khoáng với chất kết dính, đồng thời quyết định công nghệ chế tạo và thi công loại vật liệu có dùng bitum. Đây
là chỉ tiêu quan trọng, thông thường căn cứ vào tính quánh để xác định mác của bitum.
-Tính quánh được xác định theo độ kim lún. Độ kim lún của bitum là độ cắm sâu của kim tiêu chuẩn xuyên
thẳng vào trong mẫu, theo các điều kiện quy định về nhiệt độ, khối lượng và thời gian. Đơn vị đo độ lún được
tính bằng phần mười mm
*Tính dẻo:
-Đặc trung cho khả năng biến dạng của bitum dưới tác dụng của ngoại lực.
-Tính dẻo cũng như tính quánh phụ thuộc vào thành phần và nhiệt độ. Khi nhiệt độ tăng tính dẻo cũng tăng làm
cho bitum chảy lỏng dễ gây lún, trượt ngược lại khi nhiệt độ giảm tính dẻo cũng giảm do đó bitum trở nên giòn,
dễ gây nứt rạn.

40
-Tính dẻo của bitum được đánh giá bằng đọ kéo dài của mẫu tiêu chuẩn trong điều kiện thí nghiệm 25o, tốc độ
kéo dài 50mm/phút
-Độ kéo dài càng lớn thì tính dẻo càng cao.
*Tính ổn định nhiệt:
-Khi nhiệt độ thay đổi thì tính dẻo và quánh cũng thay đổi, sự thay đổi càng nhỏ thì tính ổn định nhiệt càng cao.
-Tính ổn định nhiệt của bitum phụ thuộc vào thành phần của chúng. Khi hàm lượng chật parafin tăng tính ổn
định nhiệt kém. Tùy nhiệt độ bitum có thể ở 3 trạng thái:rắn, quánh, lỏng. Đa số các trường hợp bitum làm việc
tốt khi ở trạng thái quánh. Do đó tính ổn định nhiệt có thể đặc trưng ở khoảng nhiệt độ sau:
T = Tm-Tc
Tm: nhiệt độ hóa mềm Tc: nhiệt độ hóa cứng.
*Tính hóa già của bitum dầu mỏ:
-Sự bay hơi của nhóm chất dầu. Sự bay hơi của chất dầu còn phụ thuộc vào nhiệt độ sôi của chúng, vào diện
bay hơi , áp suất hơi môi trường.
Sự biến đổi hóa học của các cấu tử của bitum mà biến thành chất mới; chủ yếu là Oxy hóa và trùng hợp. Bitum
khi hấp phụ oxy sẽ phân hủy và làm thoát ra các chất khí hoặc chất lỏng như: CO; CO2; H2O; CH2O;
CH3CHOR, -COOH… Các nhóm chưa no của các nhóm cacbuahydro trong bitum, tương tác tương đối dễ tách
ra H để tác dụng với O trong không khí và các nhóm chưa no này trở thành hợp chất càng chưa no hơn, sau đó
chúng trùng hợp lại và làm các chất phức tạp nhiều cacbon. Quá trình ấy xảy ra như sau:
CxHy + O => CxHy-2 +H2O
Và sau đó CxHy-2 - CxHy-2 và cứ thế tiếp diễn.
-Quá trình chuyển hóa này xảy ra càng mạnh khi có tác dụng của bức xạ mặt trời cũng như tác dụng của nhiệt
độ cao.
-Tính ổn định thời tiết của nhiều loại bitum dầu mỏ tương đối cao. Thương sau 10-15 năm sử dụng các tính chất
của nó (do hóa già) mới thay đổi rõ rệt.
-Bitum có tạp chất chất hữu cơ, các chất này thường bị tác động của oxy , tia cực tím và sự that đổi của nhiệt
độ. Các tác nhân bên ngoài đó làm cho những bitum hóa cứng giảm độ kim lún, tăng nhiệt độ hóa mềm và chỉ
số độ kim lún.

41

You might also like