You are on page 1of 3

Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức 

là mối quan hệ biện chứng. Trong mối quan hệ này,


vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức,
song ý thức không hoàn toàn thụ động mà nó có thể tác động trở lại vật chất thông qua
hoạt động thực tiễn của con người.

Trong biện chứng, khái niệm quan hệ dùng để chỉ: sự quy định, sự tác động và chuyển hóa lẫn
nhau giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong
thế giới.

Khái niệm vật chất, ý thức… ( lấy ví dụ)

Vật chất có vai trò quyết định ý thức. Nếu không có vật chất trong tự nhiên và trong xã hội thì sẽ
không có ý thức nên ý thức là thuộc tính, là sản phẩm của vật chất. ý thức chịu sự chi phối, quyết
định của vật chất. Bên cạnh đó, ý thức có tính sáng tạo, năng động nhưng những điều này có cơ
sở từ vật chất và tuân theo những quy luật của vật chất. Vật chất quy định nội dung và hình thức
biểu hiệu của ý thức. Điều này có ý nghĩa là ý thức mang những thông tin về đối tượng vật chất
cụ thể. 

 1 ví dụ: Ở Việt Nam, nhận thức của học sinh về công nghệ thông tin còn yếu.
Nguyên nhân là do thiếu thiết bị máy móc cũng như thiếu đội ngũ giảng viên.
Nếu đáp ứng được vấn đề hạ tầng, cơ sở vật chất thì trình độ tin học của học
sinh tiểu học, cấp hai, cấp ba của sẽ tốt hơn nhiều. Điều này đã khẳng định
điều kiện vật chất quyết định ý thức. ( biến đổi nó lại cho dễ hiểu và k cop laik)

Ý thức tác động trở lại vật chất. Dù vật chất là nguồn gốc của ý thức nhưng ý thức không thụ
động mà sẽ tác động trở lại vật chất thông qua các hoạt động thực tiễn của con người. Qua hoạt
động, ý thức có thể thay đổi, cải tạo hiện thực khách quan theo nhu cầu phát triển của con người.
Mức độ tác động phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như nhu cầu, ý chí, điều kiện, môi
trường… và nếu được tổ chức tốt thì ý thức có khả năng tác động lớn đến vật chất.

Sự trở lại, tác động của ý thức đối với vật chất sẽ diễn ra theo hai hướng:

 Tích cực: Ý thức có thể trở thành động lực để thúc đẩy sự phát triển của vật
chất.
 Tiêu cực: Ý thức có thể là lực cản, phá vỡ sự vận động, phát triển của vật chất
khi ý thức phản ánh không đúng, làm sai lệch quy luật vận động khách quan
của vật chất.

( 2 ví dụ)

Tích cực: Từ nhận thức đúng đắn về thực trạng kinh tế đất nước. Từ sau Đại hội lần thứ
VI, Đảng ta chuyển nền kinh tế từ tự cung, quan liêu sang nền kinh tế thị trường. Sau gần
30 năm kinh tế nước ta ngày càng phát triển, bộ mặt đất nước đã thay đổi hẳn. ( biến đổi
lại thành cacs nước khác ) - lấy hình ảnh minh hoạ

Tiêu cực: sau tìm

Mọi hoạt động đều phải xuất phát từ quy luật khách quan
Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn con người phải tôn trọng khách quan,
đồng thời phải phát huy tính năng động chủ quan của mình.

 Tôn trọng khách quan là tôn trọng tính khách quan của vật chất, tôn trọng
các quy luật tự nhiên và xã hội…
 Phải xuất phát từ thực tế khách quan, lấy thực tế khách quan làm căn cứ
cho mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn của mình;
 Không được lấy ý muốn chủ quan của mình làm chính sách, không được
lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho chiến lược và sách lược cách mạng.

Phát huy tính năng động, tích cực của ý thức


Để xã hội ngày càng phát triển thì phải phát huy tối đa vai trò tích cực của ý
thức, vai trò tích cực của nhân tố con người, nhận thức đúng quy luật khách
quan.

 Phải biết dựa trên quy luật khách quan để xác định mục tiêu, kế hoạch;
biết tìm ra và vận dụng các phương pháp tổ chức hoạt động hiệu quả để
đạt được mục tiêu để ra một cách tối ưu.
 Phải khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí (chỉ xuất phát từ ý muốn chủ
quan, nếu lấy ý chí áp đặt cho thực tế, lấy ảo tưởng thay cho hiện thực);
bệnh bảo thủ trì trệ, thái độ tiêu cực, thụ động, ỷ lại ngồi chờ…; đặc biệt là
trong quá trình đổi mới hiện nay.

( lấy vài ví dụ vận dụng với banr thân)

You might also like