You are on page 1of 56

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH

KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG

KHÓA CỬA ĐIỆN TỬ TƯƠNG TÁC


VỚI SMARTPHONE

Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN NHẬT TÂN

Người thực hiện: BÙI LÊ QUỐC BẢO

Mã số sinh viên : 41900928

Lớp : 19040202

Khoá : 23

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023


Đồ án Chuyên Ngành
Trang 1 của 57

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH

KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG

KHÓA CỬA ĐIỆN TỬ TƯƠNG TÁC


VỚI SMARTPHONE
Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN NHẬT TÂN

Người thực hiện: BÙI LÊ QUỐC BẢO

Mã số sinh viên : 41900928

Lớp : 19040202

Khoá : 23

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023

SVTH : Bùi Lê Quốc Bảo GVHD : TS. NGUYỄN NHẬT TÂN


Đồ án Chuyên Ngành
Trang 2 của 57

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến trường Đại Học Tôn
Đức Thắng đã tạo điều kiện cho em được học tập và nghiên cứu.Tiếp đến em xin gửi lời
cảm ơn đến TS.Nguyễn Nhật Tân đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình
làm đồ án hệ thống nhúng.
Em xin cảm ơn các thầy cô các bộ môn, các thầy cô khoa Điện – Điện tử đã dạy và
truyền đạt cho em những kiến thức có ích trong suốt thời gian vừa qua.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn và chúc thầy cô được nhiều sức khỏe.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 05 năm 2023

Tác giả

Bùi Lê Quốc Bảo

SVTH : Bùi Lê Quốc Bảo GVHD : TS. NGUYỄN NHẬT TÂN


Đồ án Chuyên Ngành
Trang 3 của 57

LỜI CAM KẾT


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn
khoa học của Tiến Sĩ Nguyễn Nhật Tân. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài
này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu
trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu
thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo.

Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu
của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.

Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về
nội dung luận văn của mình. Trường đại học Tôn Đức Thắng không liên quan đến
những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có).

TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 05 năm 2023

Tác giả

BÙI LÊ QUỐC
BẢO

SVTH : Bùi Lê Quốc Bảo GVHD : TS. NGUYỄN NHẬT TÂN


Đồ án Chuyên Ngành
Trang 4 của 57

Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng

Cán bộ hướng dẫn khoa học ....................................................................

(Ghi rõ học hàm, học vị, họ tên và chữ ký)

Đồ án Chuyên ngành được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá Đồ án Chuyên Ngành
của Trường Đại học Tôn Đức Thắng vào ngày …..…. /……..…/…………

SVTH : Bùi Lê Quốc Bảo GVHD : TS. NGUYỄN NHẬT TÂN


Đồ án Chuyên Ngành
Trang 5 của 57

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN


Phần nhận xét của giảng viên hướng dẫn:

..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
TP.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023
(Ký và ghi rõ họ tên)

Phần nhận xét của giảng viên chấm bài:

..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
TP.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm
(ký và ghi rõ họ tên)

SVTH : Bùi Lê Quốc Bảo GVHD : TS. NGUYỄN NHẬT TÂN


Đồ án Chuyên Ngành
Trang 6 của 57

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ


ĐỨC THẮNG NGHĨA VIỆT NAM
KHOA ĐIỆN –ĐIỆN TỬ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------------- ----------------------

LỊCH TRÌNH LÀM ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH


Họ tên sinh viên: Bùi Lê Quốc Bảo Lớp: 19040202 MSSV: 41900928

Tên đề tài: KHÓA CỬA ĐIỆN TỬ TƯƠNG TÁC VỚI SMARTPHONE

Tuần/ Khối lượng nội dung đã thực hiện GVHD xác


Ngày (Đề nghị ghi chi tiết) nhận

- Nhận tờ nhiệm vụ đồ án. .…/…./2023


- Hiểu rõ yêu cầu nội dung đề tài, quy
định thực hiện đồ án.
1
- Tìm hiểu về Module Sim.
(….... –…....)
- Tìm hiểu về cách giao tiếp giữa bàn
phím, vi điều khiển và LCD.

- Vẽ sơ đồ mạch nguyên lí. .…/…./2023


2 - Xây dựng sơ đồ khối.
(….…. –…...) - Chức năng các khối.

3 - Viết chương trình giải thuật cơ bản giải .…/…./2023


(….... –…....) thuật cho khóa.
- Mô phỏng khóa cơ bản.
4 GVHD đánh giá khối lượng hoàn .…/…./2023
(….... –…….) thành…..%
 Tiếp tục  Không tiếp tục

SVTH : Bùi Lê Quốc Bảo GVHD : TS. NGUYỄN NHẬT TÂN


Đồ án Chuyên Ngành
Trang 7 của 57

5 - Viết chương trình giải thuật của vi điều .…/…./2023


(..….. –…….) khiển và Module Sim.
- Chỉnh sửa và kiểm tra hoạt động mạch
nguyên lý.
- Xây dựng truyền nhận dữ liệu mạch và
Module Sim.
- Thiết kế Module Sim để giao tiếp với
mạch.

6 - Thiết kế layout. .…/…./2023


(….... –…….) - Mua và chuẩn bị linh kiện tương ứng.
- Thi công phần cứng.

7 - Thử nghiệm hoạt động của hệ thống. .…/…./2023


- Thực hiện mô hình, thử nghiệm và
(….... –…….) đánh giá kết quả.

8 GVHD đã duyệt báo cáo đồ án, đề nghị: .…/…./2023


(….... –…....)  Được bảo vệ  Không được
bảo vệ

SVTH : Bùi Lê Quốc Bảo GVHD : TS. NGUYỄN NHẬT TÂN


Đồ án Chuyên Ngành
Trang 8 của 57

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN........................................................................................................2

LỜI CAM KẾT......................................................................................................3

Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng....................4

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN..........................................................................5

LỊCH TRÌNH LÀM ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH................................................6

MỤC LỤC..............................................................................................................8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...............................................................................12

DANH MỤC HÌNH ẢNH – BẢNG BIỂU..........................................................13

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN...............................................................................15

1.1 Giới thiệu :...............................................................................................15

1.2 Mục đích :................................................................................................18

1.3 Đối tượng nghiên cứu :...............................................................................18

1.4 Phương pháp tìm hiểu :..............................................................................18

1.5 Sơ đồ khối :..................................................................................................19

1.6 Nội dung – Thiết kế :..................................................................................19

1.7 Dự kiến kết quả :........................................................................................19

CHƯƠNG II : TÌM HIỂU LINH KIỆN.............................................................21

2.1 Tìm hiểu về PIC 18F4520...........................................................................21

2.1.1 Giới thiệu................................................................................................21

SVTH : Bùi Lê Quốc Bảo GVHD : TS. NGUYỄN NHẬT TÂN


Đồ án Chuyên Ngành
Trang 9 của 57

2.1.2 Thông số kỹ thuật...................................................................................22

2.1.3 Chức năng chân......................................................................................23

2.1.4 Cổng.......................................................................................................26

2.1.5 Một số tính năng khác............................................................................27

2.2 Tìm hiểu về Động cơ DC L298N................................................................28

2.2.1 Giới thiệu................................................................................................28

2.2.2 Thông số kỹ thuật...................................................................................28

2.2.3 Sơ đồ chân..............................................................................................29

2.3 Tìm hiểu về Module Sim800L....................................................................30

2.3.1 Giới thiệu................................................................................................30

2.3.2 Thông số kỹ thuật...................................................................................31

2.3.3 Sơ đồ chân..............................................................................................32

2.4 LM2596........................................................................................................33

2.4.1 Giới thiệu................................................................................................33

2.4.2 Thông số kỹ thuật...................................................................................34

2.4.3 Sơ đồ chân..............................................................................................34

2.5 Keypad 4*4..................................................................................................37

2.5.1 Giới thiệu................................................................................................37

2.5.2 Thông số kỹ thuật...................................................................................38

2.5.3 Sơ đồ chân..............................................................................................38

2.6 Màn hình LCD............................................................................................39

2.6.1 Giới thiệu................................................................................................39

SVTH : Bùi Lê Quốc Bảo GVHD : TS. NGUYỄN NHẬT TÂN


Đồ án Chuyên Ngành
Trang 10 của 57

2.6.2 Thông số kỹ thuật...................................................................................40

2.6.3 Sơ đồ chân..............................................................................................40

2.7 Mạch chuyển đổi giao tiếp I2C..................................................................41

2.7.1 Giới thiệu................................................................................................41

2.7.2 Thông số kỹ thuật...................................................................................42

2.7.3 Sơ đồ chân..............................................................................................42

2.8 Chuẩn giao tiếp I2C....................................................................................43

CHƯƠNG III : THỰC THI PHẦN CỨNG.......................................................46

3.1 Lưu đồ giải thuật........................................................................................46

3.2 Sơ đồ mạch mô phỏng................................................................................46

3.3 Sơ đồ mạch layout.......................................................................................47

3.4 Mạch 3D......................................................................................................48

3.5 Mạch thực tế...............................................................................................49

3.6 Nạp code vào PIC18F4520.........................................................................50

3.7 Mô hình thực tế...........................................................................................51

CHƯƠNG IV : KẾT LUẬN................................................................................52

4.1 Cách thức hoạt động...................................................................................52

4.2 Kết luận.......................................................................................................52

4.3 Ưu điểm – Nhược điểm...............................................................................52

4.4 Nhận xét và đưa ra hướng phát triển........................................................53

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................54

PHỤ LỤC.............................................................................................................55

SVTH : Bùi Lê Quốc Bảo GVHD : TS. NGUYỄN NHẬT TÂN


Đồ án Chuyên Ngành
Trang 11 của 57

SVTH : Bùi Lê Quốc Bảo GVHD : TS. NGUYỄN NHẬT TÂN


Đồ án Chuyên Ngành
Trang 12 của 57

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DC - Direct Current – Dòng Điện 1 Chiều

IOT - Internet Of Thing – Mạng lưới kết nối vạn vật

IC - Integrated Circuit – Chíp

LED - Light-Emitting Diode – Đi-ốt phát sáng

SPI - Serial Peripheral Interface – Giao Diện Ngoại Vi Nối Tiếp

CCP - Capture Compare PWM

PIC - Programmable Intelligent Computer- Máy tính thông minh có thể lập trình
được

I2C - Inter-Integrated Circuit

GPRS - General Packet Radio Service – dịch vụ dữ liệu di động dạng gói

GSM - Global System for Mobile Communications – Hệ thống thông tin di động
toàn cầu

LCD -  Liquid-Crystal Display – Công nghệ màn hình tinh thể lỏng

SVTH : Bùi Lê Quốc Bảo GVHD : TS. NGUYỄN NHẬT TÂN


Đồ án Chuyên Ngành
Trang 13 của 57

DANH MỤC HÌNH ẢNH – BẢNG BIỂU


Hình 1.1 – Sự phát triển các thế hệ mạng di động.................................................17
Hình 1.2 – Mạng di động thế hệ thứ 2...................................................................18
Hình 1.5 – Sơ đồ khối...........................................................................................19
Hình 2.1.1 – Vi điều khiển Pic18F4520.................................................................21
Hình 2.1.3 – Datasheet của Vi điều khiển Pic18F4520..........................................23
Hình 2.1.3 – Thạch anh..........................................................................................25
Hình 2.2.1 – Module L298.....................................................................................28
Hình 2.2.3 – Datasheet của Module L298..............................................................29
Hình 2.3.1 – Module Sim800L..............................................................................30
Hình 2.3.3 – Datasheet của Module Sim800L.......................................................32
Hình 2.4.1 – Mạch giảm áp....................................................................................33
Hình 2.4.3 – Datasheet của mạch giảm áp.............................................................34
Hình 2.4.3 – Bên trong của mạch giảm áp.............................................................35
Hình 2.4.3 – Sơ đồ kết nổi của mạch giảm áp........................................................36
Hình 2.5.1 – Bàn phím 4 nhân 4 có 8 ngõ ra..........................................................37
Hình 2.5.3 – Datasheet của bàn phím.....................................................................38
Hình 2.6.1 – Màn hình LCD 2004.........................................................................39
Hình 2.6.3 – Datasheet của LCD...........................................................................40
Hình 2.7.1 – Mạch chuyển đổi giao tiếp................................................................41
Hình 2.7.3 – Datasheet của Mạch chuyển đổi giao tiếp.........................................42
Hình 2.8 1 – Giao tiếp giữa thiết bị chủ và thiết bị tớ............................................43
Hình 2.8 2 – Thiết bị tớ có địa chỉ độc lập.............................................................44
Hình 2.8 3- Quá trình chuyền dữ liệu.....................................................................45
Hình 3.1 – Quá trình hoạt động của mạch..............................................................46
Hình 3.2 – Mô phỏng trên Proteus.........................................................................46

SVTH : Bùi Lê Quốc Bảo GVHD : TS. NGUYỄN NHẬT TÂN


Đồ án Chuyên Ngành
Trang 14 của 57

Hình 3.3 – Thiết kế PCB........................................................................................47


Hình 3.4 1 – Mạch 3D mặt trước...........................................................................48
Hình 3.4 2 – Mạch 3D mặt sau..............................................................................48
Hình 3.5 – Mạch thực tế khi ra trên phích đồng.....................................................49
Hình 3.6 1 – Pickit đã nhận PIC18F4520...............................................................50
Hình 3.6 2 – Đã nạp code thành công....................................................................50
Hình 3.7 – Mô hình thực tế....................................................................................51

SVTH : Bùi Lê Quốc Bảo GVHD : TS. NGUYỄN NHẬT TÂN


Đồ án Chuyên Ngành
Trang 15 của 57

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN


1.1 Giới thiệu :
Điện thoại di động là vật sở hữu rất phổ biến hiện nay. Bạn có thể kết nối với cả
thế giới thông qua thiết bị cầm tay nhỏ xíu đó. Và để giúp bạn xem phim, nghe nhạc theo
yêu cầu, xem ti vi trực tuyến, truy cập internet bằng di động … thì việc áp dụng công
nghệ hệ thống thông tin di động là rất cần thiết.

Thế hệ mạng thông tin di động nối tiếp nhau phát triển trên nền công nghệ truyền
thông không dây liên tục đổi mới để đáp ứng nhu cầu tương tác, làm việc, giải trí di động
ngày càng cao của người dùng.

Mạng di động thế hệ đầu tiên – 1G

1G Là mạng thông tin di động không dây sơ khai đầu tiên trên thế giới. Nó là hệ
thống giao tiếp thông tin qua kết nối tín hiệu analog được giới thiệu lần đầu tiên vào
những năm đầu thập niên 80s. Nó sử dụng các ăng-ten thu phát sóng gắn ngoài, kết nối
theo tín hiệu analog tới các trạm thu phát sóng và nhận tín hiệu xử lý thoại thông qua các
module gắn trong máy di động. Chính vì thế mà các thế hệ máy di động đầu tiên trên thế
giới có kích thước khá to và cồng kềnh do tích hợp cùng lúc 2 module thu tín hiện và phát
tín hiệu như trên.

Mạng di động thế hệ thứ 2 – 2G

Đây chính là thế hệ mạng di động thứ 2 với tên gọi đầy đủ là: “hệ thống thông tin
di động toàn cầu“. Mạng 2G có tên tiếng anh là Global System for Mobile
Communications hay còn gọi là GSM. Mạng 2G có khả năng phủ sóng rộng khắp, làm
cho những chiếc điện thoại có thể được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới. GSM gồm
nhiều các trạm thu phát sóng để những điện thoại di động có thể kết nối mạng qua việc
tìm kiếm các trạm thu phát gần nhất.

SVTH : Bùi Lê Quốc Bảo GVHD : TS. NGUYỄN NHẬT TÂN


Đồ án Chuyên Ngành
Trang 16 của 57

Mạng di động thế hệ thứ 3 – 3G

Mạng di động Thế hệ thứ 3 của chuẩn công nghệ điện thoại di động chính là
mạng 3G Third-generation technology, cho phép truyền cả dữ liệu thoại như nghe gọi,
nhắn tin và dữ liệu ngoài thoại như gửi mail, tải dữ liệu, hình ảnh. Nhờ có mạng 3G ta có
thể truy cập Internet cho cả thuê bao cố định hay di chuyển ở các tốc độ khác nhau. hầu
hết các smartphone hiện nay đều hỗ trợ công nghệ 3G. Hiện nay công nghệ 3G được xây
dựng với 4 chuẩn chính: W-CDMA, CDMA2000, TD-CDMA, TD-SCDMA.

Mạng 3G cải thiện chất lượng cuộc gọi, tín hiệu, tốc độ cao hơn hẳn so với
mạng 2G. Ta có thể truy cập Internet tốc độ cao ngay khi đang di chuyển, truy cập thế
giới nội dung đa phương tiện: nhạc, phim, hình ảnh chất lượng cao. Người dùng có thể trò
chuyện mọi nơi với chi phí rẻ hơn rất nhiều qua các ứng dụng hỗ trợ như: zalo, Viber,
Line,…

Mạng di động thế hệ thứ 4 – 4G

Đây là thế hệ mạng phổ biến nhất trong thời điểm hiện tại, 4G/LTE được ra mắt
vào năm 2013 cho tốc độ truyền tải dữ liệu lý tưởng lên đến 1Gb đến 1,5Gb/s

4G giúp cho việc kết nối đến các thiết bị khác nhau được thông suốt, các cuộc gọi
thoại video trở nên phổ biến. Bạn có thể điều kiển mọi vật xung quanh bạn, miễn là bạn
có kết nối 4G – đây là điều mà 3G khó có thể làm được do băng thông không đủ

Mạng di động thế hệ thứ 5 – 5G

5G là thế hệ thứ năm của mạng di động, và nó được cho là còn mạnh hơn cả chuẩn
WiFi hiện đại hiện nay.

Tuy nhiên thì 5G vẫn chưa được phổ cập rộng rãi cho tất cả người dùng do chưa có
nhiều trạm BTS 5G phủ sóng. Kèm theo đó là chi phí và thiết bị hỗ trợ

SVTH : Bùi Lê Quốc Bảo GVHD : TS. NGUYỄN NHẬT TÂN


Đồ án Chuyên Ngành
Trang 17 của 57

Mạng di động thế hệ thứ 6 – 6G

Đôi chút về mạng 6G, nó có thể sẽ được ra mắt vào năm 2028 tại Hàn Quốc và sử
dụng chính công nghệ của họ. Hứa hẹn sẽ hợp nhất giữa thực và ảo, đưa giao tiếp ba
chiều ra khỏi khoa học viễn tưởng và trở thành hiện thực với tốc độ truyền tải dữ liệu lên
đến 1TB/s, cho phép tải xuống 40 đến 50 bộ phim có nội dung 4K chất lượng cao trên
thiết bị của bạn trong một giây.

Hình 1.1 – Sự phát triển các thế hệ mạng di động

1.2 Mục đích :


Em chọn đề tài Khóa cửa điện tử tương tác với Smartphone dùng module Sim800L
mini đầu tiên là vì giúp sinh viên viễn
thông chúng em hiểu hơn về cách
thức hoạt động của các thế hệ mạng
thông tin di động, module Sim800L

SVTH : Bùi Lê Quốc Bảo GVHD : TS. NGUYỄN NHẬT TÂN


Đồ án Chuyên Ngành
Trang 18 của 57

có giá thành phù hợp với sinh viên để học tập và làm đồ án, có GSM, có GPRS, có dịch
vụ SMS và gọi điện thoại.

Hình 1.2 – Mạng di động thế hệ thứ 2

1.3 Đối tượng nghiên cứu :


 PIC 18F4520
 MODULE SIM800L
 LCD, IC LM2596, L298, KEYPAD_4x4

1.4 Phương pháp tìm hiểu :


 Tìm hiểu về linh kiện
 Cách thức giao tiếp giữa các linh kiện
 Vẽ mô phỏng trên ứng dụng Proteus
 Lập trình thông qua phần mềm Pic C Compiler

1.5 Sơ đồ khối :

Bộ điều Bộ giao
Nguồn Hiển thị
khiển tiếp
Hình 1.5 – Sơ đồ khối

1.6 Nội dung – Thiết kế :


 Thiết kế mô phỏng và vẽ layout trên phần mềm proteus
 Lập trình cho vi điều khiển
 Kiểm tra nguồn, port và chân linh kiện

SVTH : Bùi Lê Quốc Bảo GVHD : TS. NGUYỄN NHẬT TÂN


Đồ án Chuyên Ngành
Trang 19 của 57

 In mạch và thực thi phần cứng


 Nạp code vào mạch thông qua Pickitv2 và kiểm tra.

1.7 Dự kiến kết quả :


 Người dùng tạo user id và password sau đó code random sẽ được gửi cho user.
 Có thể xóa và thêm “user id và password”.
 Người sử dụng nhập user id và password từ bàn phím,nếu đúng mạch tự động tạo
code random và gửi tin nhắn vào điện thoại của user tương ứng. User tiếp tục nhập
code nhận được, nếu đúng, khóa sẽ mở.
 Điều kiện đặt mật khẩu phải một kí tự la chữ. Nếu người dùng nhập mật khẩu
không có kí tự * và chữ khóa sẽ hiển thị: MK KHONG DU DIEU KIEN .
 Khóa có thể thay đổi được mật khẩu và user id tùy vào mong muốn của người
dùng tối đa 5 kí tự.Khóa có nhiều hơn 2 user id và 2 mật khẩu .
 Nếu nhập không đúng code random từ smart phone, hệ thống báo lỗi và tự động
gửi code mới.Tối đa ba lần sau lần thứ ba khóa sẽ tự động chuyển qua chế độ khóa
bàn phím.
 Nếu password hoặc user id được nhập sai 3 lần, khóa không mở và khóa bàn phím
tại chỗ.Tiếp theo khóa sẽ tự động nhá máy cảnh báo cho user.

SVTH : Bùi Lê Quốc Bảo GVHD : TS. NGUYỄN NHẬT TÂN


Đồ án Chuyên Ngành
Trang 20 của 57

CHƯƠNG II : TÌM HIỂU LINH KIỆN


2.1 Tìm hiểu về PIC 18F4520
2.1.1 Giới thiệu
Pic18F4520 là một chíp vi điều khiển được sản xuất bời hãng Microchip thuộc họ
Pic. Pic18F4520 là một bộ vi điều khiển 8 bit dựa trên kiến trúc RISC bộ nhớ chương
trình 32KB ISP flash có thể ghi xóa hàng nghìn lần, 256B EEPROM, một bộ nhớ RAM
vô cùng lớn trong thế giới vi xử lý 8 bit (2KB SRAM).

Sử dụng Pic18F4520 vì nó có nhiều ưu điểm hơn các loại vi điều khiển khác như :
ADC 10 BÍT, PWM 10 BÍT, EEPROM 256 BYTE, COMPARATER, …ngoài ra nó còn
được các trường đại học trên thế giới đặc biệt là ở các nước Châu Âu hầu hết xem PIC là
1 môn học trong bộ môn vi điều khiển nói vậy các bạn cũng thấy sự phổ biến rộng rãi của
nó. Ngoài ra PIC còn được rất nhiều nhà sản xuất phần mềm tạo ra các ngôn ngữ hổ trợ
cho việc lập trình ngoài ngôn ngữ Asembly như :MPLAB, CCSC, HTPIC,
MIRKROBASIC,…

SVTH : Bùi Lê Quốc Bảo GVHD : TS. NGUYỄN NHẬT TÂN


Đồ án Chuyên Ngành
Trang 21 của 57

Hình 2.1.1 – Vi điều khiển Pic18F4520

Với 33 chân có thể sử dụng cho các kết nối vào hoặc ra i/O, 32 thanh ghi, 3 bộ
timer/counter có thể lập trình, có các gắt nội và ngoại (2 lệnh trên một vector ngắt), giao
thức truyền thông nối tiếp USART, SPI, I2C. Ngoài ra có thể sử dụng bộ biến đổi số
tương tự 10 bít (ADC/DAC) mở rộng tới 12 kênh, khả năng lập trình được watchdog
timer, hoạt động với 5 chế độ nguồn, có thể sử dụng tới 2 kênh điều chế độ rộng xung
(PWM)…..

2.1.2 Thông số kỹ thuật


– CPU tốc độ cao có 75 cấu trúc lệnh, nếu được cho phép có thể kéo dài đến
83 cấu trúc lệnh.
– Hầu hết các cấu trúc lệnh chỉ mất một chu kỳ máy, ngoại trừ lệnh rẽ nhánh
chương trình mất hai chu kỳ máy
– Tốc độ làm việc: xung clock đến 40MHz, tốc độ thực thi lệnh 125ns
– Bộ nhớ chương trình ( flash program memory) là 32kbyte
– Bộ nhớ dữ liệu SRAM là 1536 byte

SVTH : Bùi Lê Quốc Bảo GVHD : TS. NGUYỄN NHẬT TÂN


Đồ án Chuyên Ngành
Trang 22 của 57

– Bộ nhớ dữ liệu EEPROM là 256 byte


– 5 port Vào hoặc ra
– 4 bộ timer
– 1 capture/compare/PWM modules
– 1 enhanced capture/ compare/PWM modules
– Giao tiếp nối tiếp : MSSP, enhanced USART.
– Cổng giao tiếp song song.
– 13 bộ Analog to Digital module 10 bít
– POR,BOR

2.1.3 Chức năng chân

Hình 2.1.3 – Datasheet của Vi điều khiển Pic18F4520

Reset

SVTH : Bùi Lê Quốc Bảo GVHD : TS. NGUYỄN NHẬT TÂN


Đồ án Chuyên Ngành
Trang 23 của 57

Chân 1: MCLR/Vpp/RE3 là chân clear của mạch


này. Nó sẽ khởi động lại vi điều khiển và được kích hoạt
bởi mức logic thấp, có nghĩa là chân này phải được cấp
liên tục một điện áp 5V và nếu cấp điện áp 0V thì
PIC18F4520 sẽ bị đặt lại.

Một nút nhấn và một điện trở được kết nối đến
chân này. Chân MCLR này luôn được cấp điện áp 5V.
Khi muốn khởi động lại mạch. Bạn chỉ cần nhấn vào nút nhấn thì chân MCLR sẽ được
đưa về 0 và mạch được đặt lại.

Port A

Chân 2 RA0/AN0: Chân này có thể được sử dụng như một chân tương tự (analog)
chân AN0. Nó được tích hợp bộ chuyển đổi analog sang digital.

Chân 3 RA1/AN1: Đầu vào tín hiệu analog 1

Chân 4 RA2/AN2/Vref-/Cvref+: Có thể hoạt động như đầu vào analog thứ 2 hoặc
chân điện áp tham chiếu âm.

Chân 5 RA3/AN3/Vref+: Có thể hoạt động như đầu vào analog thứ 3 hoặc chân
điện áp tham chiếu dương.

Chân 6 RA4/T0CKI/C1OUT: Với timer 0, chân này hoạt động được như một đầu
vào xung clock và đầu ra open drain.

Chân 7 RA5/SS/AN4/HLVDIN/C2OUT: Có thể hoạt động như một đầu vào


analogb thứ 4. Có cổng nối tiếp đồng bộ và là chân SS cho cổng này.

Port E

SVTH : Bùi Lê Quốc Bảo GVHD : TS. NGUYỄN NHẬT TÂN


Đồ án Chuyên Ngành
Trang 24 của 57

Chân 8 RE0/RD/AN5: Nó còn là cổng analog thứ 5 hoặc là chân RD (tích cực
mức logic thấp) cho cổng slave giao tiếp song song

Chân 9 RE1/WR/AN6: Là đầu vào analog thứ 6 và là chân WR (tích cực mức
logic thấp) cho cổng slave giao tiếp song song.

Chân 10 RE2/CS/A7: Là đầu vào analog 7 và là chân CS cho cổng slave song
song.

Power

Chân 11 và 32 VDD: Đây là hai chân cấp nguồn 5V.

Chân 12 và 31 VSS: Các chân tham chiếu nối đất cho I/O và các chân logic.
Chúng nên được nối với 0V hoặc mắc GND.

Cấp xung cho vi điều khiển

Chân 13 OSC1/CLKIN/RA7: Là đầu vào bộ dao động hoặc chân đầu vào xung
nhịp bên ngoài.

Chân 14 OSC2/CLKOUT/RA6: Đây là chân đầu ra của bộ dao động. Một bộ dao
động thạch anh được nối vào giữa hai chân 13 và 14 để cấp xung nhịp bên ngoài cho bộ vi
điều khiển. ¼ tần số của OSC1 được OSC2 xuất ra trong chế độ RC. Điều này xác định
tốc độ chu kỳ xử lý lệnh. Mắc 2 tụ gốm song song thạch anh.

SVTH : Bùi Lê Quốc Bảo GVHD : TS. NGUYỄN NHẬT TÂN


Đồ án Chuyên Ngành
Trang 25 của 57

Hình 2.1.3 – Thạch anh

Port C

Chân 15 RC0/T1OSO/T13CKI: Nó có thể là đầu vào xung nhịp của bộ định thời
1 hoặc đầu ra bộ dao động của bộ định thời 2.

Chân 16 RC1/T1OSI/CCP2: Là đầu vào dao động của bộ định thời 1 hoặc đầu
vào capture 2 / đầu ra so sánh 2 / đầu ra PWM 2.

Chân 17 RC2/CCP1/P1A: Đầu vào capture 1/ đầu ra so sánh 1/ đầu ra PWM1

Chân 18 RC3/SCK/SCL: Đầu ra của chế độ SPI hoặc I2C và có thể là I/O cho bộ
dao động nối tiếp đồng bộ.

Chân 23 RC4/SDI/SDA: Chân dữ liệu trong chế độ SPI hoặc là chân xuất nhập dữ
liệu chế độ I2C.

Chân 24 RC5/SDO: Là chân xuất dữ liệu chế độ SPI.

Chân 25 RC6/TX/CK: Có thể là chân xung clock đồng bộ hoặc chân truyền
không đồng bộ UART.

Chân 26 RC7/RX/DT: Là chân dữ liệu đồng bộ hoặc chân nhận tín hiệu UART.

Port D

SVTH : Bùi Lê Quốc Bảo GVHD : TS. NGUYỄN NHẬT TÂN


Đồ án Chuyên Ngành
Trang 26 của 57

Các chân 19, 20, 21, 22, 27, 28, 29, 30: đây là một cổng I/O hai chiều. Khi bus vi
xử lý được kết nối, nó có thể hoạt động ncho cổng slave giao tiếp dữ liệu song song.

Port B

Chân 33-40 : các chân này đều thuộc PORTB. Trong đó RB0 có thể được sử dụng
làm chân ngắt ngoài, RB6 và RB7 có thể được sử dụng làm chân debugger.

2.1.4 Cổng
– PIC18F4520 có tổng cộng 5 Cổng là:
Cổng A: có tổng cộng 6 chân bắt đầu từ chân số 2 đến chân số 7. Các chân
cổng A được ký hiệu từ RA0 đến RA5 trong đó RA0 là ký hiệu của chân đầu tiên
của Cổng A.
Cổng B: có tổng cộng 8 chân bắt đầu từ chân số 33 đến chân số 40. Các
chân cổng B được ký hiệu từ RB0 đến RB7 trong đó RB0 là ký hiệu của chân đầu
tiên của cổng B.
Cổng C: có tổng cộng 8 Chân. Các chân của nó không được thẳng hàng với
nhau. Bốn chân đầu tiên của cổng C nằm ở chân số 15 đến chân số 18, còn bốn
chân cuối cùng nằm ở chân số 23 đến chân số 26.
Cổng D: có tổng cộng 8 chân. Các chân của nó cũng không thẳng hàng với
nhau. Bốn chân đầu tiên của cổng D nằm ở chân số 19 đến chân số 22, trong khi
bốn chân cuối cùng nằm ở chân số 27 đến chân số 30.
Cổng E: có tổng cộng 3 chân bắt đầu từ chân số 8 đến chân số 10. Các chân
cổng E được ký hiệu từ RE0 đến RE2 trong đó RE0 là ký hiệu của chân đầu tiên
của cổng E.

SVTH : Bùi Lê Quốc Bảo GVHD : TS. NGUYỄN NHẬT TÂN


Đồ án Chuyên Ngành
Trang 27 của 57

2.1.5 Một số tính năng khác


Bên cạnh đó là một vài đặc tính khác của vi điều khiển như:
– Bộ nhớ Flash có khả năng ghi xoá được 100.000 lần.
– Bộ nhớ EEPROM với khả năng ghi xoá được 1.000.000 lần.
– Flash/Dữ liệu bộ nhớ EEPROM có thể lưu trữ hàng 100 năm.
– Khả năng tự nạp chương trình với sự điều khiển của phần mềm.
– Watchdog timer với bộ dao động trong.
– Chức năng bảo mật mã chương trình .
– Chế độ SLEEP.
– Có thể hoạt động với nhiều dạng Oscillator khác nhau.

2.2 Tìm hiểu về Động cơ DC L298N


2.2.1 Giới thiệu

Mạch điều khiển tốc độ L298 có


khả năng điều khiển động cơ DC cùng
lúc. Sử dụng IC chính là L298 có cấu tạo
gồm hai mạch cầu H transitor, là mạch
tích hợp đơn chip có kiểu vỏ công suất
15 chân (multiwatt 15) và PowerSO20
(linh kiện dán công suất). Là IC mạch
cầu đôi (dual full-bridge) có khả năng
hoạt động ở điện thế cao, dòng cao. Nó
được thiết kế tương thích chuẩn TTL và Hình 2.2.1 – Module L298

lái tải cảm kháng như relay, cuộn solenoid, động cơ DC và động cơ bước. Nó có 2 chân
enable (cho phép) để cho phép/không cho phép IC hoạt động, độc lập với các chân tín

SVTH : Bùi Lê Quốc Bảo GVHD : TS. NGUYỄN NHẬT TÂN


Đồ án Chuyên Ngành
Trang 28 của 57

hiệu vào. Cực phát (emitter) của transistor dưới của mỗi mạch cầu được nối với nhau và
nối ra chân ngoài để nối với điện trở cảm ứng dòng khi cần.

Cũng giống như Relay, các chân out1-4 của L298 cũng có chức năng kích mức
“1”sẽ mở và kích mức “0” sẽ tắt.

2.2.2 Thông số kỹ thuật


– Module điều khiển: 2A L298N
– Chip điều khiển: Cặp H-Bridge L298N
– Điện áp cấp cho động cơ (Tối đa): 46V
– Dòng điện cấp động cơ (tối đa): 2A
– Điện áp logic: 5V
– Điện áp hoạt động của IC: 5-35V
– Dòng điện hoạt động IC: 2A
– Dòng logic: 0-36mA
– Công suất tối đa (W): 25W
– Cảm biến dòng điện cho mỗi động cơ
– Có tản nhiệt cho hiệu suất tốt hơn
– Có đèn báo LED bật nguồn

2.2.3 Sơ đồ chân
Bên trong Module L298 có tụ, cổng và có IC L298N kẹp trong miếng nhôm tản
nhiệt.

SVTH : Bùi Lê Quốc Bảo GVHD : TS. NGUYỄN NHẬT TÂN


Đồ án Chuyên Ngành
Trang 29 của 57

Hình 2.2.3 – Datasheet của Module L298

– Chân 12V : cấp nguồn cho mạch L298 và đẩy vào động cơ để hoạt động.
– Chân 5V : có thể dùng cấp nguồn cho IC và Arduino, khi có Jumper 5V Enable.

Nếu cấp nguồn 9V: động cơ sẽ hoạt động với dòng 9V và IC của mạch sẽ hoạt
động với dòng điện 5V. Việc thiết kế đó nhằm điều hướng thành 2 dòng điện khác nhau
giúp IC hoạt động ổn định và tách nguồn riêng biệt với động cơ.

– Chân GND : là chân cấp MASS cho mạch, khi sử dụng khi vi điều khiển thì
cần nối GND (đất) mạch với GND(đất) của vi điều khiển.
– Chân Enable : là chân cho phép ngõ ra động cơ hoạt động hoặc dừng. Mặc
định mạch có Jumper A Enable va B Enable như hình là cho phép chạy.
– Chân IN1, IN2 : điều khiển chiều và tốc độ động cơ 1 thông qua ngỏ
ra output A.
– Chân IN3, IN4 : điều khiển chiều và tốc độ động cơ 2 thông qua ngỏ
ra output B.
– Chân output A, output B : chân ngõ ra động cơ 1, 2; chú ý chân +, -. Nếu
nối ngược thì động cơ sẽ chạy ngược. Nếu nối đúng thì động cơ sẽ quay
thuận.

SVTH : Bùi Lê Quốc Bảo GVHD : TS. NGUYỄN NHẬT TÂN


Đồ án Chuyên Ngành
Trang 30 của 57

2.3 Tìm hiểu về Module Sim800L


2.3.1 Giới thiệu

Hình 2.3.1 – Module Sim800L

Module sim800L dùng điều khiển thiết bị hoặc cảnh báo từ xa thông qua mạng di
động như gọi điện, nhắn tin, GPRS.
Dễ giao tiếp với các họ vi điều khiển như Pic, 8051, AVR, Arduino…
Module Sim 800l được ứng dụng rộng rãi ngoài thực thế,các phòng thông minh, ngôi nhà
thông minh, IOT…
Điều khiển module sử dụng bộ tập lệnh AT dễ dàng và tiêu thụ điện năng nhỏ phù hợp
cho các đồ án hoặc dư án cần dùng Pin hoặc Acquy

Hỗ trợ 4 băng tần phổ biến

Có 3 dạng băng tần bạn sẽ thường gặp là:

- Băng tần thấp (Low-band): có tần số dưới 1 GHz.


- Băng tần trung (Mid-band): có tần số từ 1 GHz đến 6 GHz.
- Băng tần cao (High-band hay còn gọi là băng mmWave) có tần số từ 24
GHz đến 100 GHz.

SVTH : Bùi Lê Quốc Bảo GVHD : TS. NGUYỄN NHẬT TÂN


Đồ án Chuyên Ngành
Trang 31 của 57

Trong các dạng băng tần trên, băng tần thấp sẽ phát xa nhất, còn băng tần cao tuy
phát mạnh nhưng chỉ đảm bảo trong phạm vi gần.

2.3.2 Thông số kỹ thuật


– Số chân : 12 chân
– Điện áp hoạt động : 3.4V - 4.2V
– Dòng điện hoạt động : 0.1A – 1A, có thể sử dụng với nguồn dòng thấp từ 500mAh
trở lên (như cổng USB, nguồn từ Board Arduino). Nên dùng nguồn có dòng và áp
đủ 4.2V-1A để đảm bảo mạch hoạt động ổn định.
– Dòng điện khi ở chế độ chờ : 10mA(0.01A)
– Khe cắm : MICRO_SIM
– Kích thước : 25mm*22mm
– Khe cắm SIM : MICROSIM
– Hỗ trợ 4 băng tần phổ biến.

2.3.3 Sơ đồ chân

Hình 2.3.3 – Datasheet của Module Sim800L

SVTH : Bùi Lê Quốc Bảo GVHD : TS. NGUYỄN NHẬT TÂN


Đồ án Chuyên Ngành
Trang 32 của 57

– VCC: Nguồn vào 4.2V.


– TXD: Chân truyền Uart TX.
– RXD: Chân nhận Uart RX.
– DTR : Chân UART DTR, thường không xài.
– SPKP, SPKN: ngõ ra âm thanh, nối với loa để phát âm thanh.
– MICP, MICN: ngõ vao âm thanh, phải gắn thêm Micro để thu âm thanh.
– Reset: Chân khởi động lại Sim800L (thường không xài).
– RING : báo có cuộc gọi đến
– GND: Chân Mass, cấp 0V.

SVTH : Bùi Lê Quốc Bảo GVHD : TS. NGUYỄN NHẬT TÂN


Đồ án Chuyên Ngành
Trang 33 của 57

2.4 LM2596
2.4.1 Giới thiệu

Hình 2.4.1 – Mạch giảm áp

Mạch giảm áp dùng IC LM2596

Mạch giảm áp DC LM2596 3A nhỏ gọn có khả năng giảm áp từ 30V xuống 1.5V
mà vẫn đạt hiệu suất cao (92%) .

Các ứng dụng :

– Được sử dụng trong các mạch pin vì chúng có hiệu suất cao
– Bộ điều chỉnh tuyến tính hạ áp
– Được sử dụng trong các mạch SMPS nhỏ
– Các ứng dụng hoạt động bằng pin
– Máy phát điện áp biến đổi
– Mạch RPS thu nhỏ
– Thích hợp cho các ứng dụng chia nguồn, hạ áp, cấp cho các thiết bị như camera,
motor, robot,…

2.4.2 Thông số kỹ thuật


– Điện áp đầu vào: Từ 3V đến 30V.
– Điện áp đầu ra: Điều chỉnh được trong khoảng 1.5V đến 30V.
– Dòng đáp ứng tối đa là 3A.

SVTH : Bùi Lê Quốc Bảo GVHD : TS. NGUYỄN NHẬT TÂN


Đồ án Chuyên Ngành
Trang 34 của 57

– Hiệu suất: 92%


– Công suất: 15W
– Kích thước: 45 (dài) * 20 (rộng) * 14 (cao) mm

2.4.3 Sơ đồ chân

Hình 2.4.3 – Datasheet của mạch giảm áp

SVTH : Bùi Lê Quốc Bảo GVHD : TS. NGUYỄN NHẬT TÂN


Đồ án Chuyên Ngành
Trang 35 của 57

Hình 2.4.3 – Bên trong của mạch giảm áp

Tính toán điện áp đầu ra cho LM2596

Như đã nói trước đó, điện áp đầu ra của LM2596-ADJ có thể được điều khiển bằng
cách sử dụng chân feedback. Sơ đồ mạch điện cho thấy chân feedback nhận điện áp phản
hồi từ một mạch phân áp được tạo thành với các điện trở R1 và R2. Giá trị của R1 và R2
này quyết định điện áp đầu ra của IC. Công thức tính R1 và R2 được đưa ra dưới đây.

Vout = Vref (1.0 + R2 / R1)

Ở đây giá trị của Vref có thể được coi là 1,23V do đó công thức trở thành Vout =
1,23 * (1+ (R2 / R1)), trong đó giá trị của R1 phải nằm trong khoảng từ 1k đến 5k. Cũng
có thể sử dụng một biến trở thay cho R1 để điều khiển điện áp đầu ra. Điều này làm cho
IC dễ sử dụng hơn trong các mạch cấp nguồn biến đổi.

LM2596 rất dễ sử dụng vì nó yêu cầu rất ít linh kiện. Điện áp không điều chỉnh
được cấp cho chân 1 (Vin) qua tụ lọc để giảm nhiễu đầu vào. Chân ON / OFF hoặc chân
kích hoạt (chân 5) phải được nối với đất để kích hoạt IC. Nếu được đặt ở mức cao, IC sẽ
chuyển sang chế độ tắt và ngăn chặn dòng điện rò rỉ. Tính năng này sẽ hữu ích để tiết

SVTH : Bùi Lê Quốc Bảo GVHD : TS. NGUYỄN NHẬT TÂN


Đồ án Chuyên Ngành
Trang 36 của 57

kiệm điện năng đầu vào khi hoạt động qua pin. Chân feedback là chân quan trọng thiết lập
điện áp đầu ra. Nó cảm nhận điện áp đầu ra và dựa trên giá trị của điện áp đầu ra này, tần
số chuyển mạch của công tắc bên trong được điều chỉnh để cung cấp điện áp đầu ra mong
muốn. Cuối cùng điện áp đầu ra thu được thông qua chân 2 thông qua một bộ lọc LC. Sơ
đồ mạch đầy đủ ở bên dưới, bạn thường có thể tìm thấy các mạch này trong module
chuyển đổi DC LM2596.

Hình 2.4.3 – Sơ đồ kết nổi của mạch giảm áp

Module LM2596 có 2 đầu vào là IN và OUT, 1 biến trở để chỉnh áp đầu ra thấp
hoặc cao tùy theo mong muốn . Khi cấp điện cho đầu vào (IN) thì người dùng vặn biến
trở và dùng VOM để đo mức áp ở đầu ra (OUT) để đạt mức điện áp mà mình mong
muốn. Điện áp đầu vào từ 4-35V, điện áp ra từ 1,25-30V, dòng điện tối đa là 3A, có thể
cấp nguồn sử dụng tốt cho Raspberry và Module Sim…

Lưu ý :

– Nếu xoay biến trở mà thấy áp không đổi thì cứ xoay tiếp 10 vòng nữa hoặc xoay
ngược lại. Vì mạch dùng biến trở tinh chỉnh nên số vòng xoay có thể lên đến 14
vòng.

SVTH : Bùi Lê Quốc Bảo GVHD : TS. NGUYỄN NHẬT TÂN


Đồ án Chuyên Ngành
Trang 37 của 57

– Cấp nguồn điện ngược sai cực sẽ làm hỏng mạch


– Không nên sử dụng ngõ ra tải là động cơ, nên sử dụng với các tải thuần trở.

2.5 Keypad 4*4


2.5.1 Giới thiệu

Hình 2.5.1 – Bàn phím 4 nhân 4 có 8 ngõ ra

Bàn phím ma trận 4x4 với các số tự nhiên từ 0 đến 9, chữ cái A B C D và các kí tự
* #. Bàn phím mềm 4×4 keypad có thiết kế nhỏ gọn, dễ kết nối và sử dụng, các chân của
16 phím được nối theo ma trận, tín hiệu khi nhấn phím sẽ là tín hiệu GND (0VDC) hoặc
Vcc (5VDC) tùy vào cách quét phím của các bạn kích vào chân Vi điều khiển, bàn phím
còn tích hợp vị trí để lắp thêm tụ chống dội (chống nhiễu), phù hợp cho các ứng dụng
điều khiển bằng phím bấm.
Bàn phím có thể làm chính trong các dự án vì chúng được thiết kế có thể chịu đựng được
thời tiết tích hợp trong nhiều module mạch điện tử như kit phát triển, kit học tập giao tiếp
các vi điều khiển như Pic, 8051, AVR, STM,…..

SVTH : Bùi Lê Quốc Bảo GVHD : TS. NGUYỄN NHẬT TÂN


Đồ án Chuyên Ngành
Trang 38 của 57

2.5.2 Thông số kỹ thuật


– Số chân : 8 chân ra
– Module bàn phím ma trận 4x4 loại phím mềm có 14 phím bấm.
– Độ dài cáp: 88mm.
– Nhiệt độ hoạt động 0 ~ 70 độ C.
– Kích thước bàn phím 77 x 69 mm

2.5.3 Sơ đồ chân

Hình 2.5.3 – Datasheet của bàn phím

SVTH : Bùi Lê Quốc Bảo GVHD : TS. NGUYỄN NHẬT TÂN


Đồ án Chuyên Ngành
Trang 39 của 57

R là hàng, C là cột

C4-1 tương ứng cột 4 ( A B C D ) R4-5 tương ứng hàng 4 ( * 0 # D )


C3-2 tương ứng cột 3 ( 3 6 9 # ) R3-6 tương ứng hàng 3 ( 7 8 9 C )
C2-3 tương ứng cột 2 ( 2 5 8 0 ) R2-7 tương ứng hàng 2 ( 4 5 6 B )
C1-4 tương ứng cột 1 ( 1 4 7 * ) R1-8 tương ứng hàng 1 ( 1 2 3 A )

2.6 Màn hình LCD


2.6.1 Giới thiệu

Hình 2.6.1 – Màn hình LCD 2004

LCD text 2004 một sản phẩm quen thuộc với những người mới học và muốn thực
hiện các dự án về điện tử, lập trình. Sản phẩm khắc phục được nhược điểm kết nối cần
đến 8 dây của các moduke led khác, sản phẩm dùng module Ì2C tích hợp nên việc kết nối
trở nên đơn gỉan với chỉ 4 dây. LED 20X04 có khả năng hiển thị 4 hàng, mỗi hàng 20 kí
tự, tương ứng với 4 hàng 20 cột. Để sử dụng được sản phẩm với chuẩn I2C cần thêm thư

SVTH : Bùi Lê Quốc Bảo GVHD : TS. NGUYỄN NHẬT TÂN


Đồ án Chuyên Ngành
Trang 40 của 57

viện hỗ trợ và phải biết địa chỉ của sản phẩm trong đường truyền I2C. Sản phẩm có độ
bền cao đồng thời có rất nhiều ví dụ mẫu được cộng đồng Arduino xây dựng sẵn sẽ giúp
người mới sử dụng làm quen nhanh hơn cũng như tiết kiệm được thời gian trong việc phát
triển ứng dụng của mình.

2.6.2 Thông số kỹ thuật


– Điện áp hoạt động: 5VDC
– Dòng điện tiêu thụ: 350uA - 600uA.
– Nhiệt độ hoạt động: -30°C đến 75°C.
– Kích thước 96 x 60 mm, chữ đen, nền xanh lá.
– Đèn Led nền có thể điều khiển bằng biến trở hoặc PWM.
– Có thể điều khiển bằng 6 chân tín hiệu.
– Hỗ trợ hiển thị bộ kí tự tiếng Anh và tiếng Nhật.

2.6.3 Sơ đồ chân

Hình 2.6.3 – Datasheet của LCD

– Chân 1-VSS : GND-0V


– Chân 2- VCC : input -5V
– Chân 3-VEE/V0 : Độ tương phản  
– Chân 4-RS : Lựa chọn thanh ghi, RS=0 (mức thấp) chọn thanh ghi lệnh, RS=1
(mức cao) chọn thanh ghi dữ liệu

SVTH : Bùi Lê Quốc Bảo GVHD : TS. NGUYỄN NHẬT TÂN


Đồ án Chuyên Ngành
Trang 41 của 57

– Chân 5-R/W : Chọn thanh ghi đọc/viết dữ liệu, R/W=0 thanh ghi viết, R/W=1
thanh ghi đọc
– Chân 6-E : Enable 
– Chân 7-DB0 : Chân truyền dữ liệu, 8 bit: DB0------DB7
– Chân 8-DB1, Chân 9-DB2, Chân 10-DB3, Chân 11-DB4, Chân 12- DB5, Chân 13-
DB6, Chân 14-DB7
– Chân 15,-A : Cực dương led nền, 0V đến 5V
– Chân 16- K : Cực âm led nền, 0V

2.7 Mạch chuyển đổi giao tiếp I2C


2.7.1 Giới thiệu

Hình 2.7.1 – Mạch chuyển đổi giao tiếp

LCD có quá nhiều nhiều chân gây khó khăn trong quá trình đấu nối và chiếm dụng
nhiều chân trên vi điều khiển. 

Module I2C LCD ra đời và giải quyết vấn để này cho bạn.

SVTH : Bùi Lê Quốc Bảo GVHD : TS. NGUYỄN NHẬT TÂN


Đồ án Chuyên Ngành
Trang 42 của 57

Thay vì phải mất 6 chân vi điều khiển để kết nối với LCD 16×2 (RS, EN, D7, D6,
D5 và D4) thì module IC2 bạn chỉ cần tốn 2 chân (SCL, SDA) để kết nối.

Module I2C hỗ trợ các loại LCD sử dụng driver HD44780(LCD 16×2, LCD 20×4,
…) và tương thích với hầu hết các vi điều khiển hiện nay.

Ưu điểm : Tiết kiệm chân cho vi điều khiển., dễ dàng kết nối với LCD.

2.7.2 Thông số kỹ thuật


– Điện áp hoạt động: 2.5-6V DC.
– Hỗ trợ màn hình: LCD1602,1604,2004 (driver HD44780).
– Chuẩn giao tiếp: I2C.
– Địa chỉ mặc định: 0X27 (có thể điều chỉnh bằng ngắn mạch chân A0/A1/A2).
– Tích hợp Jump chốt để cung cấp đèn cho LCD hoặc ngắt.
– Tích hợp biến trở xoay điều chỉnh độ tương phản cho LCD.

2.7.3 Sơ đồ chân

Hình 2.7.3 – Datasheet của Mạch chuyển đổi giao tiếp

SVTH : Bùi Lê Quốc Bảo GVHD : TS. NGUYỄN NHẬT TÂN


Đồ án Chuyên Ngành
Trang 43 của 57

– Chân SDA : để gửi và nhận dữ liệu


– Chân SCL : đường mang tín hiệu xung nhịp Clock để dịch chuyển dữ liệu.

2.8 Chuẩn giao tiếp I2C


I2C ( Inter – Integrated Circuit) là 1 giao thức giao tiếp nối tiếp đồng bộ được phát
triển bởi Philips Semiconductors, sử dụng để truyền nhận dữ liệu giữa các IC với nhau chỉ
sử dụng hai đường truyền tín hiệu.

I2C kết hợp các tính năng tốt nhất của SPI và UART, SPI và UART chỉ cho phép
truyền 1 thiết bị phụ trong khi I2C cho phép kết nối rất nhiều thiết bị phụ với 1 thiết bị
chính.

Các bit dữ liệu sẽ được truyền từng bit một theo các khoảng thời gian đều đặn
được thiết lập bởi 1 tín hiệu đồng hồ.

Bus I2C thường được sử dụng để giao tiếp ngoại vi cho rất nhiều loại IC khác nhau
như các loại vi điều khiển, cảm biến, EEPROM, … .

Hình 2.8 1 – Giao tiếp giữa thiết bị chủ và thiết bị tớ

SVTH : Bùi Lê Quốc Bảo GVHD : TS. NGUYỄN NHẬT TÂN


Đồ án Chuyên Ngành
Trang 44 của 57

Với vi điều khiển đóng vai trò là chủ, chuyền dữ liệu theo chuẩn I2C cho các thiết
bị tớ (phụ) như đo thời gian thực, đo nhiệt độ và mở rộng port điều khiển màn hình LCD

Có 2 đường truyền tín hiệu là SDA và SCL :

– SDA (serial Data) : có chức năng truyền dữ liệu từ thiết bị chủ qua thiết bị
phụ, và có thể ngược lại.
– SCL (serial Clock ) : truyền tải xung nhịp clock để dịch chuyển dữ liệu.

Trong hệ thống truyền dữ liệu I2C thì thiết bị nào cung cấp xung Clock thì thiết bị
đó là thiết bị chủ, thiết bị nào nhận xung Clock thì đó là thiết bị tớ. Thiết bị tớ thì có nhiều
nhưng thiết bị chủ chỉ có một. Mỗi thiết bị tớ có mỗi địa chỉ khác nhau để phân biệt (độc
lập)

Hình 2.8 2 – Thiết bị tớ có địa chỉ độc lập

Chuẩn truyền ban đầu dùng địa chỉ 7 bit nên có thể 1 chủ giao tiếp với 128 thiết bị
tớ, các thiết bị sau này tăng thêm số bit địa chỉ lên đến 10 bit nên có thể giao tiếp nhiều
hơn, địa chỉ của thiết bị tớ thường do nhà sản xuất chế tạo thiết bị thiết lập sẵn.

SVTH : Bùi Lê Quốc Bảo GVHD : TS. NGUYỄN NHẬT TÂN


Đồ án Chuyên Ngành
Trang 45 của 57

Khung truyền I2C :

Start Bit Đọc/Ghi 8 Bit dữ liệu End

7 bit địa chỉ Bit Bit


ACK/NACK ACK/NACK

Hình 2.8 3- Quá trình chuyền dữ liệu

Bit Đọc/Ghi:

Bit này dùng để xác định quá trình là truyền hay nhận dữ liệu từ thiết bị Master.
Nếu Master gửi dữ liệu đi thì ứng với bit này bằng ‘0’, và ngược lại, nhận dữ liệu khi bit
này bằng ‘1’.

Bit ACK/NACK: 

Viết tắt của Acknowledged / Not Acknowledged. Dùng để so sánh bit địa chỉ vật lý
của thiết bị so với địa chỉ được gửi tới. Nếu trùng thì Slave sẽ được đặt bằng ‘0’ và ngược
lại, nếu không thì mặc định bằng ‘1’.

Bit dữ liệu: 

Gồm 8 bit và được thiết lập bởi thiết bị gửi truyền đến thiết bị nhân. Sau khi các bit
này được gửi đi, lập tức 1 bit ACK/NACK được gửi ngay theo sau để xác nhận rằng thiết
bị nhận đã nhận được dữ liệu thành công hay chưa. Nếu nhận thành công thì bit
ACK/NACK được set bằng ‘0’ và ngược lại.

Các chế độ hoạt động của I2C:

– Chế độ chuẩn (standard mode) với tốc độ 100 kBit/s.


– Chế độ tốc độ thấp (low speed mode) với tốc độ 10 kBit/s.

SVTH : Bùi Lê Quốc Bảo GVHD : TS. NGUYỄN NHẬT TÂN


Đồ án Chuyên Ngành
Trang 46 của 57

CHƯƠNG III : THỰC THI PHẦN CỨNG


3.1 Lưu đồ giải thuật

nguồn I2C LCD


nhập Mở
5V code
khóa

Module gửi
Pic Keypad
Sim code

Hình 3.1 – Quá trình hoạt động của mạch

3.2 Sơ đồ mạch mô phỏng

Hình 3.2 – Mô phỏng trên Proteus

SVTH : Bùi Lê Quốc Bảo GVHD : TS. NGUYỄN NHẬT TÂN


Đồ án Chuyên Ngành
Trang 47 của 57

3.3 Sơ đồ mạch layout

Hình 3.3 – Thiết kế PCB

SVTH : Bùi Lê Quốc Bảo GVHD : TS. NGUYỄN NHẬT TÂN


Đồ án Chuyên Ngành
Trang 48 của 57

3.4 Mạch 3D

Hình 3.4 1 – Mạch 3D mặt trước

Hình 3.4 2 – Mạch 3D mặt sau

SVTH : Bùi Lê Quốc Bảo GVHD : TS. NGUYỄN NHẬT TÂN


Đồ án Chuyên Ngành
Trang 49 của 57

3.5 Mạch thực tế

Hình 3.5 – Mạch thực tế khi ra trên phích đồng

SVTH : Bùi Lê Quốc Bảo GVHD : TS. NGUYỄN NHẬT TÂN


Đồ án Chuyên Ngành
Trang 50 của 57

3.6 Nạp code vào PIC18F4520

Hình 3.6 1 – Pickit đã nhận PIC18F4520

Hình 3.6 2 – Đã nạp code thành công

SVTH : Bùi Lê Quốc Bảo GVHD : TS. NGUYỄN NHẬT TÂN


Đồ án Chuyên Ngành
Trang 51 của 57

3.7 Mô hình thực tế

Hình 3.7 – Mô hình thực tế

Giá thành các linh kiện chính :

Tên Linh Kiện Chính Giá Thành


PIC 18F4520 120.000 vnd
LCD 2004 95.000 vnd
L298 45.000 vnd
Khóa chốt điện từ 156.000 vnd
Lm2596 16.000 vnd
Module I2C 28.000 vnd
Module Sim800L mini 180.000 vnd
Keypad 4*4 14.000 vnd
PicKit v2 350.000 vnd

SVTH : Bùi Lê Quốc Bảo GVHD : TS. NGUYỄN NHẬT TÂN


Đồ án Chuyên Ngành
Trang 52 của 57

CHƯƠNG IV : KẾT LUẬN


4.1 Cách thức hoạt động
Khi cấp nguồn 12V-3A vào mạch thì Module Sim sẽ nháy đèn chậm (nếu nháy
nhanh thì không nhận được tín hiệu), đồng thời màn hình LCD sẽ hiển thị “Loading…
14s” tức là thời gian sẽ đếm ngược khoảng 14 giây, sau đó sẽ hiển thì dòng “Nhan phim *
de mo ban phim”, ta nhấn * và sau đó nhập account vào nếu sai thì sẽ báo “Nhap sai
user”, nếu quá 3 lần sẽ Khóa bàn phím, nếu đúng thì sẽ gửi mã code random về số điện
thoại mà mình đã tạo cho mỗi user. Nếu đúng thì sẽ hiển thị “Open door” đồng thời khóa
cửa sẽ mở. Sau đó sẽ có các tính năng như : đóng cửa ngay lập tức, thêm user, sửa user,
xóa user, đổi số điện thoại hoặc thoát(cửa vẫn mở).

4.2 Kết luận


Từ những món linh kiện đơn giản kết hợp với những kiến thức học được là tìm
hiểu thêm thì em cũng đã hoàn thành được đồ án cho học kì này. Cũng như em đã hiểu
hơn cách thức giao tiếp và hoạt động của các linh kiện như Pic18F4520, LCD, Keypad,
L298,….Tuy phần lập trình C có hơi khó so với phần chúng em được học nhưng em cũng
đã tìm tòi và lấp đầy những lỗ hỏng vào đồ án này nhờ sự trợ giúp của thầy Nguyễn Nhật
Tân và các bạn.

4.3 Ưu điểm – Nhược điểm


*Ưu điểm :

– Giá thành linh kiện rẻ phù hợp sinh viên nghiên cứu và thực hành, có thể tìm mua
dễ dàng ở các cửa hàng linh kiện điện tử trong thành phố.
– Bảo mật hai lớp ( nhập tài khoản và nhập mã code ).
– Có thể dùng được cho 5 thành viên trong gia đình.

*Nhược điểm :

– Bất tiện vì mở khóa lâu, rườm rà.

SVTH : Bùi Lê Quốc Bảo GVHD : TS. NGUYỄN NHẬT TÂN


Đồ án Chuyên Ngành
Trang 53 của 57

– Chỉ cấp nguồn và không có pin dự phòng cho trường hợp sự cố mất điện.
– Khóa cửa thô sơ, đơn giản.

4.4 Nhận xét và đưa ra hướng phát triển


*Nhận xét :

Đề tài đồ án này cũng hơi vượt sức học của em, tuy lợi ích đem lại cũng có nhưng
hơi tốn thời gian cho người dùng . Nhưng em đã hoàn thành một cách tốt nhất. Một lần
nữa em xin cảm ơn thầy Nguyễn Nhật Tân đã hỗ trợ em trong suốt quá trình thực hiện đồ
án này.

*Hướng phát triển :

Từ đồ án Khóa cửa điện tử tương tác smartphone trên thì em cũng suy nghĩ ra được
một vài hướng phát triển :

– Chúng ta có thể cải tiến phần linh kiện sao cho mạch được kiên cố vững chắc hơn
– Có thể mở khóa bằng quét thẻ từ, cảm biến nhận dạng khuôn mặt, cảm biến nhận
dạng vân tay

SVTH : Bùi Lê Quốc Bảo GVHD : TS. NGUYỄN NHẬT TÂN


Đồ án Chuyên Ngành
Trang 54 của 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Giáo trình Vi điều khiển Pic – Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật

Giáo trình Vi xử lý – Nguyễn đình phú 2014

Giáo trình vi điều khiển PIC - Vũ Trung Kiên; Phạm Văn Chiến; Nguyễn Văn Tùng Khoa
học và Kỹ thuật 2014

http://www.picvietnam.com/forum/showthread.php?t=7190

https://mualinhkien.vn/pic18f4520-chip-cam-1

https://ww1.microchip.com/downloads/en/DeviceDoc/39631E.pdf

https://nshopvn.com/product/mach-giam-ap-dc-lm2596-3a/

https://dientunhattung.com/product/ban-phim-mem-4x4-keypad-ban-phim/

https://iotmaker.vn/mach-chuyen-doi-i2c-cho-lcd.html

https://dientutuonglai.com/chuan-giao-tiep-i2c-la-gi.html

SVTH : Bùi Lê Quốc Bảo GVHD : TS. NGUYỄN NHẬT TÂN


Đồ án Chuyên Ngành
Trang 55 của 57

PHỤ LỤC

SVTH : Bùi Lê Quốc Bảo GVHD : TS. NGUYỄN NHẬT TÂN

You might also like