You are on page 1of 6

Luyện đề giữa kì

Đề 1: Cảm nhận của anh/chị về cảnh thu và tình thu trong bài thơ Câu cá mùa thu(Thu
điếu) của Nguyễn Khuyến:
CÂU CÁ MÙA THU
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối buông cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
(Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012)

Cảm nhận về cảnh thu và tình thu trong bài thơ Câu cá mùa thu 6,0
(Thu điếu) của Nguyễn Khuyến.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài
khái quát được vấn đề
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5
Cảnh thu và tình thu trong bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn
Khuyến.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt
các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm
bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Khuyến, tác phẩm Câu cá 0,5
mùa thu và vấn đề cần nghị luận.
Hướng dẫn chấm: giới thiệu tác giả: 0,25 điểm; giới thiệu tác
phẩm, vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm
* Cảnh thu và tình thu trong bài thơ 3,5
- Cảnh thu:
+ Cảnh sắc mùa thu:
++ Điểm nhìn của nhà thơ: Cảnh mùa thu được thi nhân đón
nhận từ gần đến cao, xa rồi từ cao, xa trở về gần: từ chiếc thuyền
câu nhìn ra mặt ao, nhìn lên bầu trời, nhìn tới ngõ trúc rồi lại trở về
với ao thu, với thuyền câu. Từ một khung ao hẹp, không gian mùa
thu, cảnh sắc mùa thu mở ra nhiều hướng miêu tả và cảm nhận với
nhiều góc độ thật sinh động.
++ Mùa thu được gợi lên từ sự thanh sơ của cảnh vật: Hình
ảnh, màu sắc: ao thu lạnh lẽo, nước “trong veo”, sóng “biếc”, trời
“xanh ngắt”, “lá vàng”; sự chuyển động trong bức tranh thu: sóng
“hơi gợn tí”, lá vàng “khẽ đưa vèo”, tầng mây “lơ lửng”, cá “đớp
động” gợi sự chuyển biến nhẹ nhàng, tĩnh lặng ;
++ Sự hài hoà giữa màu sắc và hình ảnh: Gam màu chủ đạo
trong bức tranh thu chính là màu xanh của sự sống. Bài thơ gây ấn
tượng ở các điệu xanh: xanh ao, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh
bèo, lại có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi - hình ảnh
đều nhỏ bé: ao thu nhỏ, chiếc thuyền câu bé tẻo teo và dáng người
cũng như thu lại. Nét riêng của làng quê Bắc bộ được gợi lên từ
khung ao hẹp, từ cánh bèo, từ ngõ trúc quanh co.
+ Không gian mùa thu:
++ Cảnh đẹp nhưng đượm buồn.
++ Không gian tĩnh, vắng người, vắng tiếng . Các chuyển
động rất nhẹ, rất khẽ không đủ tạo âm thanh: sóng hơi gợn, mây lơ
lửng, lá khẽ đưa. Tiếng cá đớp mồi càng làm tăng sự yên ắng, tĩnh
mịch của cảnh vật.
- Tình thu: Tâm trạng nhà thơ:
+ Nhan đề bài thơ là “Câu cá mùa thu” nhưng thực ra
không chú ý vào việc câu cá mà là để đón nhận trời thu, cảnh thu
vào cõi lòng: tâm hồn tĩnh lặng, thi nhân nghe được tiếng rơi rất nhẹ
của lá, tiếng cá đớp nhẹ dưới chân bèo.
+ Không gian tĩnh lặng đem đến sự cảm nhận về một nỗi cô
quạnh trong tâm hồn nhà thơ. Cái se lạnh của cảnh thu, ao thu, trời
thu thấm vào tâm hồn nhà thơ, đồng thời chính cái lạnh từ tâm hồn
nhà thơ lan toả ra cảnh vật.
+ Câu cá chỉ là cái cớ để thi nhân chiêm ngưỡng cảnh sắc
mùa thu và suy ngẫm thời cuộc. Bài thơ thể hiện tâm trạng buồn của
thi nhân: buồn vì cảnh ngộ của nước nhà, của bản thân.
- Thành công về nghệ thuật:
+ Ngôn ngữ trong“Câu cá mùa thu” giản dị, trong sáng, có
khả năng diễn đạt những chi tiết rất tinh tế của sự vật, những uẩn
khúc thầm kín của tâm trạng. Hình ảnh thơ gần gũi, quen thuộc.
+ Đặc biệt vần “eo” – tử vận - được Nguyễn Khuyến sử
dụng một cách rất thần tình, có sức tạo hình, gợi cảm, góp phần diễn
tả một không gian vắng lặng, thu nhỏ dần, phù hợp với tâm trạng
đầy uẩn khúc của nhà thơ.
+Bài thơ thể hiện nét đặc sắc của nghệ thuật phương Đông là
lấy động nói tĩnh.
Hướng dẫn chấm:
- Phân tích chi tiết, làm rõ cảnh thu, tình thu trong bài thơ: 3,0 điểm
- 3,5 điểm
- Phân tích được cảnh thu, tình thu nhưng chưa thật chi tiết, đầy đủ:
2,0 điểm - 2,75 điểm.
- Phân tích chung chung, chưa làm rõ cảnh thu, tình thu : 1,25 điểm
- 1,75 điểm.
* Đánh giá 0,5
- Qua bài “Câu cá mùa thu”, người đọc cảm nhận ở Nguyễn
Khuyến một tâm hồn gắn bó tha thiết với thiên nhiên đất nước, một
tấm lòng yêu nước thầm kín.
- Vẻ đẹp cảnh thu, tình thu trong bài thơ có tác dụng định hướng
cho tuổi trẻ: tình yêu thiên nhiên, tình yêu đất nước…
Hướng dẫn chấm:
-Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm.
-Trình bày được 1 ý: 0,25 điểm.
d. Chính tả, ngữ pháp 0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp
e. Sáng tạo 0,5
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới
mẻ.
Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong
quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác
để làm nổi bật nét đặc sắc tác phẩm của Nguyễn Khuyến; biết liên
hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh,
cảm xúc.
- Học sinh đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.
- Học sinh đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.
Đề 2: Cảm nhận của anh( chị) về vẻ đẹp của bà Tú trong bài thơ Thương vợ của nhà thơ Trần Tế
Xương:
Quanh năm buôn bán ở mom sông, 
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ, âu đành phận,
Năm nắng mười mưa, dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không!
( Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2007)

II LÀM VĂN
Cảm nhận của anh( chị) về vẻ đẹp của bà Tú trong bài thơ Thương 6,0
vợ của nhà thơ Trần Tế Xương.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài
khái quát được vấn đề
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5
Vẻ đẹp của bà Tú trong bài thơ Thương vợ của nhà thơ Trần Tế
Xương.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt
các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm
bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả Trần Tế Xương, tác phẩm Thương 0,5
vợ và vấn đề cần nghị luận.
Hướng dẫn chấm: Giới thiệu tác giả: 0,25 điểm; giới thiệu tác
phẩm, vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm
*Cảm nhận vẻ đẹp của bà Tú : 3,5
- Bà Tú - một người phụ nữ xuất thân từ dòng dõi Nho gia- vất vả,
lam lũ và chịu khó:
+ Hoàn cảnh bà Tú: mang gánh nặng gia đình, quanh năm
lặn lội “mom sông”- phần đất nhô ra phía lòng sông không ổn định.
+ Thời gian “quanh năm”: làm việc liên tục, không trừ ngày
nào, hết năm này qua năm khác
⇒ Công việc và hoàn cảnh làm ăn vất vả, ngược xuôi, không
vững vàng, ổn định, bà không những phải nuôi còn mà phải nuôi
chồng
- Sự vất vả, lam lũ được thể hiện trong sự bươn chải khi làm việc:
+”Lặn lội”: Sự lam lũ, cực nhọc, nỗi gian truân, lo lắng
+ Hình ảnh “thân cò”: nỗi vất vả, đơn chiếc gợi tả nỗi đau
thân phận qua nghệ thuật ẩn dụ và mang tình khái quát cao;
+ “khi quãng vắng”: thời gian, không gian heo hút rợn ngợp,
chứa đầy những nguy hiểm lo âu
+ “Eo sèo… buổi đò đông”: gợi cảnh chen lấn, xô đẩy, giành
giật ẩn chứa sự bất trắc;
+ Nghệ thuật đảo ngữ, phép đối, hoán dụ, ẩn dụ, sáng tạo từ
hình ảnh dân gian nhấn mạnh việc lao động khổ cực của bà Tú.
- Bà Tú với những nét đẹp và phẩm chất đáng quý, đáng trọng:
+ Bà Tú là người rất chu đáo với chồng con: “nuôi”: chăm
sóc hoàn toàn; “đủ năm con với một chồng”: một mình bà Tú phải
nuôi cả gia đình, không thiếu, không thừa. Bà Tú là người đảm đang
với gia đình, chồng con.
+Phẩm chất tốt đẹp của Bà Tú còn được thể hiện trong sự
chăm chỉ, tần tảo và giàu lòng vị tha: “Một duyên hai nợ”: ý thức
được việc lấy chồng là duyên nợ nên “âu đành phận”, không than
vãn; “dám quản công”: đức hy sinh thầm lặng cao quý vì chồng con.
-Nghệ thuật thể hiện thành công vẻ đẹp của bà Tú:
+ Từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm.
+Vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ của văn học dân
gian.
+ Kết hợp nhuần nhuyễn giữa trữ tình và trào phúng.
+Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật đã được Việt hoá.
Hướng dẫn chấm:
- Phân tích chi tiết, làm rõ bức chân dung bà Tú trong bài thơ: 3,0
điểm - 3,5 điểm
- Phân tích được bức chân dung bà Tú nhưng chưa thật chi tiết, đầy
đủ: 2,0 điểm - 2,75 điểm.
- Phân tích chung chung, chưa làm rõ vấn đề : 1,25 điểm - 1,75
điểm.
* Đánh giá 0,5
- Qua bài “Thương vợ”, người đọc cảm nhận ở bà Tú vẻ đẹp mang
tính truyền thống của người phụ nữ Việt Nam: đảm đang, chịu
thương chịu khó, giàu đức hi sinh và lòng vị tha. Đằng sau tiếng thơ
là tiếng lòng tri ân trân trọng, cảm thông đồng thời là nỗi day dứt
khôn nguôi của nhà thơ đối với người vợ thảo hiền.
- Vẻ đẹp từ chân dung bà Tú có tác dụng định hướng cho tuổi trẻ: sự
cảm thông, ngợi ca, trân trọng người phụ nữ Việt Nam…
Hướng dẫn chấm:
-Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm.
-Trình bày được 1 ý: 0,25 điểm.
d. Chính tả, ngữ pháp 0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp
e. Sáng tạo 0,5
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới
mẻ.
Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong
quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác
để làm nổi bật nét đặc sắc tác phẩm của Trần Tế Xương; biết liên
hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh,
cảm xúc.
- Học sinh đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.
- Học sinh đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.

You might also like