You are on page 1of 57

CHƯƠNG 2: DOANH NHÂN

TS: Nguyễn Vân Hà


TS. Nguyễn Vân Hà
Khoa Quản trị Kinh doanh – Học viện Ngân hàng
NỘI DUNG
Doanh nhân họ là ai ?

Các đặc điểm của một người doanh nhân

Khái niệm “văn hóa doanh nhân”

Phong cách lãnh đạo của doanh nhân

TS. Nguyễn Vân Hà


2.1 Doanh nhân họ là ai ?
• Có rất nhiều cách hiểu về doanh nhân, thậm chí theo nghĩa rộng,
nhiều người còn cho rằng doanh nhân là người có vị trí trong một
doanh nghiệp và làm công việc quản trị trong doanh nghiệp.
• Tuy nhiên, trong phạm vi cuốn sách này, Doanh nhân được hiểu là
những người tự bỏ vốn ra tiến hành sản xuất – kinh doanh và tự
điều hành hoạt động sản xuất – kinh doanh của chính mình

TS. Nguyễn Vân Hà


CÂU HỎI
• Với quan niệm như vậy, giám đốc những doanh nghiệp nhà
nước hiện còn tồn tại, những doanh nghiệp mà nhà nước nắm
cổ phần chi phối, các giám đốc điều hành “đi làm thuê” có
được coi là doanh nhân hay không ? Tại sao ?

TS. Nguyễn Vân Hà


2.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA DOANH NHÂN
Tư duy sáng tạo và hiệu quả
B

Khát vọng làm giàu A C Năng lực lãnh đạo và tạo


ekip làm việc

E D
Ý chí, nghị lực, quyết tâm Kiến thức
TS. Nguyễn Vân Hà
2.2.1 Khát vọng làm giàu
• Khát vọng làm giàu là mong muốn, khát khao vượt lên chiến thắng, đạt đến sự giàu
sang cho bản thân mình, gia đình và xã hội.

• Có nhiều con đường làm giàu, có những con đường làm giàu chính đáng được xã
hội đánh giá cao, trân trọng nhưng cũng có những con đường làm giàu phi pháp,
thậm chí bán rẻ bản thân và lương tâm của chính mình.

Vậy mỗi doanh nhân cần có trong mình một khát vọng làm giàu chính đáng cho dù biết rằng con
đường làm giàu không hề bằng phẳng, có nhiều chông gai và đôi khi cũng phải chấp nhận trả giá.

TS. Nguyễn Vân Hà


CASE STUDY
• Otto Beisheim là một cậu bé nhà nghèo, thông
minh và ham học nhưng ngay từ nhỏ đã phải bỏ
học đi làm thêm.

• Từ một công nhân da giày, đến năm 40 tuổi ông đã


làm giám đốc kinh doanh của Hasef – một công ty
chuyên kinh doanh các sản phẩm điện gia dụng.
Không dừng lại ở đó, ông vẫn ấp ủ ý tưởng kinh
doanh riêng. Năm 1964, ông cùng với hai người

bạn là Schmidt và Ruthenbeck, thành lập Metro

• Sau hơn 40 năm ra đời, Metro của Beisheim đã trở


thành tập đoàn thương mại lớn thứ hai ở Châu Âu
TS. Nguyễn Vân Hà
2.2.2 TƯ DUY SÁNG TẠO VÀ HIỆU QUẢ

Tư duy

Tư duy với tư cách là hoạt Tư duy sáng tạo nhằm tìm ra các phương
pháp và biện pháp thích hợp để kích
động tâm lý bậc cao nhất chỉ hoạt khả năng sáng tạo, tư duy của một
có ở con người và là kết quả cá nhân hay một tập thể làm việc chung.
của quá trình lao động, sáng Tư duy sáng tạo giúp tìm ra một phần
tạo. hay toàn bộ phương án, giải pháp cho
vấn đề

TS. Nguyễn Vân Hà


TẠI SAO DOANH NHÂN CÓ CẦN KHẢ NĂNG
TƯ DUY SÁNG TẠO VÀ HIỆU QUẢ?

1 2 3 4

Tư duy sáng tạo Tư duy sáng tạo Giúp doanh nhân Giúp doanh nghiệp
giúp doanh nhân cũng giúp doanh có khả năng khác tránh đối đầu trực
nhận ra các cơ hội nhân tìm ra các biệt hóa sản phẩm, tiếp với các đối thủ
trong một môi phương án, giải dịch vụ, chiến lược cạnh tranh khác khi
trường kinh doanh pháp đối phó với kinh doanh của tạo ra và nắm bắt
có nhiều biến động. các thách thức doanh nghiệp. được những nhu
cầu mới.

TS. Nguyễn Vân Hà


2.2.3 NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ TẠO EKIP LÀM VIỆC

Phương pháp tâm lý xã hội

Phương pháp tổ chức – giáo dục


Hướng các quyết định
Phương pháp kinh tế
Tạo sự liên kết giữa các (hành động) đến các
cá nhân và tập thể mục tiêu phù hợp với
Sử dụng các công cụ trình độ nhận thức,
vật chất làm đòn bẩy theo những mục tiêu
đã đề ra trên cơ sở đề tâm lý, tình cảm của
kinh tế kích thích nhân con người.
viên thực hiện mục cao tính tự giác và khả
tiêu của nhà lãnh đạo năng hợp tác của từng
mà không cần mệnh cá nhân.
lệnh hành chính.

TS. Nguyễn Vân Hà


2.2.3 NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ TẠO
EKIP LÀM VIỆC
• Tuy có những phương pháp cụ thể và rõ ràng nhưng cũng cần phải hiểu lãnh đạo là một

nghệ thuật, là hành động chứ không phải là chức danh, vị trí.

• Doanh nhân phải có tố chất lãnh đạo và thể hiện tố chất đó thông qua tầm nhìn, niềm
tin và khả năng truyền cảm hứng cho người khác

TS. Nguyễn Vân Hà


2.2.3 NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ TẠO
EKIP LÀM VIỆC
Tầm nhìn (vision) là hướng đi, là đích đến hấp dẫn trong tương lai.
Tầm nhìn Nếu doanh nhân không biết mình sẽ dẫn dắt doanh nghiệp của
mình đến đâu và đạt được mục tiêu gì thì không thể mang lại
tương lai cho nhân viên và doanh nghiệp.

Doanh nhân phải có niềm tin, phải có sự say mê, đam mê nhất
Niềm tin định. Doanh nhân phải biết “Nhìn phần nửa đầy của ly nước thay
vì nửa vơi”.

Doanh nhân cần biết khơi lửa và truyền cảm hứng cho người khác.
Truyền Doanh nhân còn phải biết chia sẻ cảm xúc, niềm đam mê với nhân
cảm hứng viên, khách hàng và đồng nghiệp; và đánh trúng tâm lý, tình cảm
để có lòng trung thành và sự tin cậy của họ.

TS. Nguyễn Vân Hà


CASE STUDY
• Howard Schultz: Chủ tịch hãng café Starbucks.

• Luôn biết cách thức kết nối cảm xúc với người nghe được thể hiện
thông qua kỹ năng giao tiếp và cảm xúc mạnh mẽ của ông.

• Không chỉ bán những ly café thơm ngon, với khách hàng ông còn cung
cấp cho họ sự pha trộn giữa café và sự lãng mạn, sự thoải mái và tính
cộng đồng, bầu không khí ấm cúng và thân hữu.

• Với nhân viên, ông cho họ một môi trường làm việc với tất cả sự tôn
trọng và chân thành, tình người và lòng nhân ái. Chủ nhân của
Starbucks đã từng hãnh diện tuyên bố rằng, tiền mua bảo hiểm sức
khỏe cho nhân viên còn nhiều hơn tiền mua café từ Châu Mỹ, Châu Á,
Châu Phi để cung cấp cho toàn bộ hệ thống Starbucks.
TS. Nguyễn Vân Hà
HOWARD SCHULTZ: CHỦ TỊCH HÃNG
CAFÉ STARBUCKS
• Trong cuốn sách gần đây của Schultz, “Pour Your Heart Into It” (Rót cả tâm hồn vào đáy
cốc), các từ “cảm xúc”,“đam mê” gần như xuất hiện trên mọi trang giấy. Qua ông, ta có thể
rút ra một số bài học về lãnh đạo:

Bài học số 1: Hãy đào sâu để nhận ra những gì bạn thực sự đam mê và
truyền tải thông điệp này tới các nhân viên, khách hàng, đồng nghiệp.

Bài học số 2: Truyền cảm hứng cho các đồng nghiệp, nhà đầu tư và
các nhân viên bằng việc vẽ nên bức tranh về một thế giới tốt đẹp
hơn nhờ những sản phẩm, dịch vụ hay công ty của bạn.

Bài học số 3: Để có được sự tin cậy và lòng trung thành của những
người xung quanh, nhà lãnh đạo cần phải đánh trúng tình cảm và
tâm lý của họ.
TS. Nguyễn Vân Hà
2.2.4 KIẾN THỨC
• Kiến thức hay tri thức được hiểu là các cơ sở, các thông tin, tài liệu, các hiểu biết hoặc
những thứ tương tự có được bằng kinh nghiệm thực tế hoặc do những tình huống cụ thể.

TS. Nguyễn Vân Hà


2.2.4 KIẾN THỨC

• Kiến thức của doanh nhân, trước hết phải là sự hiểu biết về các vấn đề
chung trong đời sống, kinh tế, chính trị, xã hội.

• Những hiểu biết chung đó là cơ sở để doanh nhân tìm ra các cơ hội


kinh doanh, các thách thức và khó khăn có thể xảy ra đối với ngành,
lĩnh vực kinh doanh và cụ thể đối với doanh nghiệp của mình.

TS. Nguyễn Vân Hà


2.2.4 KIẾN THỨC
• Thứ hai, doanh nhân còn cần sự am hiểu ở mức độ nhất định đối với các lĩnh vực
quản trị chung trong doanh nghiệp.

• Những kiến thức này sẽ giúp cho doanh nhân có khả năng phối hợp tốt giữa các bộ
phận chức năng, trợ giúp cho mình trong quá trình ra quyết định và điều hành
doanh nghiệp.

TS. Nguyễn Vân Hà


CÂU HỎI
• Các lĩnh vực quản trị chung trong doanh nghiệp mà doanh nhân cần có am hiểu
nhất định là gì ?

TS. Nguyễn Vân Hà


2.2.4 KIẾN THỨC
• Thứ ba, doanh nhân cần có sự hiểu biết, kiến thức nhất định về chuyên môn trong lĩnh vực
kinh doanh mà doanh nghiệp tham gia. Do mỗi ngành, mỗi lĩnh vực kinh doanh đều có
những đặc thù nhất định về sản phẩm, thị trường, công nghệ, tổ chức sản xuất, phân phối
sản phẩm, marketing… do đó doanh nhân rất cần có sự hiểu biết này.

• Ví dụ: doanh nhân nhất định phải có hiểu biết cần thiết về bản vẽ thiết kế, giám sát thi
công, lập hồ sơ và tham gia đấu thầu… nếu doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xây
dựng.

TS. Nguyễn Vân Hà


2.2.5 Ý chí, nghị lực, quyết tâm
• Kinh doanh là một công việc đầy khó khăn, phức tạp và rủi ro. Theo Cơ quan quản lý các doanh

nghiệp nhỏ Hoa Kz (SBA): 35% các doanh nghiệp thất bại sau hai năm đầu tiên, 56%
thất bại sau bốn năm hoạt động. Ở Việt Nam, các chuyên gia cũng thấy rằng một tỷ lệ lớn các
doanh nghiệp nhỏ cũng thường thất bại sau 3 – 5 năm đầu tiên.

Như vậy, mặc dù ngày càng có nhiều doanh nghiệp thành công nhưng chúng ta cũng cần phải chấp nhận
một thực tế là vẫn có một tỷ lệ đáng kể các doanh nghiệp mới thành lập gặp thất bại khi khởi sự kinh doanh.

TS. Nguyễn Vân Hà


2.2.5 Ý CHÍ, NGHỊ LỰC, QUYẾT TÂM
• Là doanh nhân, khi khởi sự và điều hành hoạt động kinh doanh của mình không ai lên kế
hoạch cho thất bại nhưng cũng phải chuẩn bị tinh thần và phương án để đối mặt với những
khó khăn, trở ngại. Thành công chỉ đến với những doanh nhân có ý chí, giàu nghị lực, có
tính kiên nhẫn và lòng quyết tâm.

• Thương trường luôn khắc nghiệt, doanh nhân dù có tài ba đến đâu cũng khó tránh khỏi
những lần thất bại.

Do đó, điều quan trọng là phải căn cứ vào tình hình để ra những quyết định tiến – lui hợp lý.
Cho dù ở tình huống nào cũng luôn phải ở thế chủ động và phải có kế hoạch sẵn sàng ứng phó
với mọi tình huống
TS. Nguyễn Vân Hà
2.3 VĂN HÓA DOANH NHÂN
Văn hóa doanh nhân

Khái niệm Ảnh hưởng của


Các nhân tố tác Các bộ phận cấu
văn hóa văn hóa doanh
động đến văn thành văn hóa
doanh nhân nhân tới văn hóa
hóa doanh doanh nhân
doanh nghiệp
nhân

TS. Nguyễn Vân Hà


2.3.1 KHÁI NIỆM VĂN HÓA DOANH NHÂN

Văn hóa của người làm nghề kinh doanh, là


văn hóa để làm người lãnh đạo doanh
nghiệp

• Theo đó, văn hóa


Văn hoá doanh nhân là tập hợp của những
doanh nhân là giá trị văn hoá xác lập nên nhân cách của
con người doanh nhân

là chuẩn mực của hệ thống giá trị hội đủ


bốn yếu tố Tâm, Tài, Trí, Đức.

TS. Nguyễn Vân Hà


2.3.1 KHÁI NIỆM VĂN HÓA DOANH NHÂN

• Tổng hợp các cách hiểu khác nhau về văn hóa doanh nhân, theo cách tiếp cận của
môn học có thể định nghĩa: Văn hóa doanh nhân là một hệ thống các giá trị, các
chuẩn mực, các quan niệm và hành vi của doanh nhân trong quá trình lãnh đạo và
quản lý doanh nghiệp.

TS. Nguyễn Vân Hà


2.3.2 ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA DOANH
NHÂN TỚI VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
• Văn hóa doanh nhân biểu hiện không chỉ tầm nhìn mà còn là toàn bộ phẩm chất, năng lực và bản sắc
cá nhân độc đáo của họ thông qua hoạt động kinh doanh. Nếu doanh nghiệp như một con tàu thì

doanh nhân đóng vai trò như một thuyền trưởng  doanh nhân là linh hồn của doanh nghiệp và là
người góp phần chính tạo nên văn hóa doanh nghiệp.

• Không có một hệ thống văn hóa doanh nghiệp tồn tại được mà thiếu yếu tố nhân cách và văn hóa
doanh nhân, những doanh nhân sáng lập và lãnh đạo doanh nghiệp thường là người tạo lập văn hóa
của doanh nghiệp đó

 trở thành tấm gương nhân cách cho toàn thể nhân sự của doanh nghiệp.

TS. Nguyễn Vân Hà


CASE STUDY
• Waigaya, họp theo cách của Honda

• Waigaya là tiếng ồn từ những cuộc họp sôi nổi, ý tưởng tuôn trào, của sự
giao tiếp hỗn độn, sự phản đối công khai và những quyết định cần thiết được đưa
ra dù có khó khăn và không làm đẹp lòng tất cả.

• Lúc sinh thời, Soichiro Honda đã xây dựng cho Honda một văn hóa doanh nghiệp
và phong cách quản trị rất khác biệt so với tính nghiêm trang, chỉn chu ở một
công ty Nhật.

• Đó là sự linh hoạt, không bị gò bó vào các cấu trúc, khuôn khổ. Soichiro Honda tin
tưởng rằng sự phi chính thống, thói quen phá lối mòn sẽ mang lại cho nhân viên
và công ty nhiều lợi ích hơn tính tuân thủ thụ động. Triết lý này là trái tim của
Waigaya.

TS. Nguyễn Vân Hà


WAIGAYA, HỌP THEO CÁCH CỦA HONDA
• Không có người lãnh đạo trong Waigaya, nhưng Waigaya được lãnh đạo bằng 4 quy tắc:

Mọi người đều bình đẳng trong việc chia sẻ ý kiến

Tất cả ý kiến đều phải được phản biện cho đến khi mọi người được
thuyết phục rằng nó khả thi hoặc không khả khi;

Một khi ai đó chia sẻ ý tưởng thì ý tưởng đó không còn là của cá


nhân đó nữa, mà ý tưởng đó trở thành tài sản của tập thể

Bất kz cuộc họp nào phải được kết thúc bằng một danh sách các quyết
định và trách nhiệm, xác định rõ ràng ai làm gì và thời gian hoàn thành.
TS. Nguyễn Vân Hà
2.3.3 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VĂN HÓA DOANH
NHÂN

Nhân tố văn hóa

Văn hóa doanh


Nhân tố kinh tế
nhân
Nhân tố chính trị pháp luật

TS. Nguyễn Vân Hà


NHÂN TỐ VĂN HÓA

• Văn hoá là tổng hoà của các giá trị vật chất lẫn tinh thần do con người sáng tạo ra, là các
thế hệ, các dân tộc, các quốc gia.

• Doanh nhân với tư cách là một cá thể trong xã hội thì văn hoá của doanh nhân không có sẵn
mà chỉ hình thành khi doanh nhân được nuôi dưỡng trong một môi trường văn hoá xã hội
và lĩnh hội được các nhân tố văn hoá xã hội ấy vào trong hoạt động kinh doanh.

TS. Nguyễn Vân Hà


NHÂN TỐ VĂN HÓA
• Sự kết hợp của văn hóa dân tộc, văn hóa tổ chức và tính cách cá nhân sẽ tạo nên một đặc
trưng riêng cho mỗi doanh nhân.
• Ba yếu tố này có mối quan hệ tác động qua lại hết sức mật thiết.
• Văn hóa tổ chức của một doanh nghiệp và tính cách của doanh nhân có liên quan một cách
trực tiếp và hệ thống. Như vậy, văn hóa là yếu tố cơ bản quan trọng nhất ảnh hưởng trực
tiếp tới văn hóa của doanh nhân.

Văn hóa tổ
Văn hóa
chức
dân tộc

Tính cách cá
nhân
TS. Nguyễn Vân Hà
NHÂN TỐ KINH TẾ
• Nhân tố kinh tế ảnh hưởng quyết định đến việc hình thành và phát triển đội ngũ doanh
nhân.

• Văn hoá của doanh nhân hình thành và phát triển phụ thuộc vào mức độ phát triển của nền
kinh tế và mang đặc thù của lĩnh vực mà doanh nhân hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực
đó.

• Nền kinh tế càng phát triển, việc trao đổi hàng hóa ngày càng tăng, tầng lớp doanh nhân
ngày càng đông đảo.

TS. Nguyễn Vân Hà


CÂU HỎI

• Theo bạn, nền kinh tế như thế nào sẽ là động lực cho doanh nhân thăng tiến ?

TS. Nguyễn Vân Hà


NHÂN TỐ CHÍNH TRỊ PHÁP LUẬT

• Hoạt động kinh doanh của doanh nhân phải tuân theo hệ thống thể chế chính trị pháp luật,
bên cạnh đó có thể chế hành chính trong đó có thể chế quản lý Nhà nước về kinh tế, tức là
các nguyên tắc, chế độ, thủ tục hành chính.

• Do đó, các thể chế này cho phép lực lượng doanh nhân phát triển hay không, khuyến khích
hay hạn chế ở lĩnh vực nào.

TS. Nguyễn Vân Hà


NHÂN TỐ CHÍNH TRỊ PHÁP LUẬT
• Sự hình thành lực lượng doanh nhân trong nền kinh tế nhanh hay chậm sẽ được quyết định
bởi vai trò của Nhà nước là quản lý hay hỗ trợ, ngăn chặn hay thúc đẩy. Một sự kiểm soát
quá chặt chẽ sẽ làm thu hẹp không gian cho sự sáng tạo và làm giảm đi cơ hội sản xuất kinh
doanh mới.

Môi trường kinh doanh lành mạnh là điều kiện cần thiết cho việc hình thành lực lượng doanh nhân.
Môi trường này cần được bảo vệ bởi một hệ thống pháp lý rõ ràng, công bằng

TS. Nguyễn Vân Hà


2.3.4 CÁC BỘ PHẬN CẤU THÀNH VĂN HÓA
DOANH NHÂN

1 2 3 4

Tố chất của Hệ thống


Năng lực Đạo đức của
doanh tiêu chuẩn
của doanh doanh nhân
nhân đánh giá
nhân
doanh nhân

TS. Nguyễn Vân Hà


2.3.4.1 NĂNG LỰC CỦA DOANH NHÂN

1 2 3

Trình độ Trình độ
chuyên Năng lực
quản lý
lãnh đạo
môn kinh doanh
.

TS. Nguyễn Vân Hà


TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN
• Trình độ chuyên môn, kiến thức xã hội, kiến thức kỹ thuật nghiệp vụ, kiến thức ngoại ngữ.
Trình độ chuyên môn không chỉ là bằng cấp, kiến thức mà là tổng hoà những hiểu biết,
nhận thức, kỹ năng và khả năng giải quyết vấn đề của doanh nhân.

• Các doanh nhân luôn phải nâng cao trình độ chuyên môn của mình và chỉ như thế họ mới
có thể chỉ đạo, giáo dục cho nhân viên và dễ dàng thích ứng với những khó khăn nảy sinh
trong quá trình kinh doanh

TS. Nguyễn Vân Hà


NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO

• Năng lực lãnh đạo là khả năng định hướng và điều khiển người khác hành động để thực
hiện những mục đích định.

• Như vậy, doanh nhân không chỉ đưa ra đường lối, mục tiêu mà phải nhiều hơn thế, họ
còn phải biết cách chỉ dẫn những người làm theo cách của mình

• Muốn vậy, các doanh nhân – nhà lãnh đạo doanh nghiệp – phải có tầm nhìn chiến lược.

TS. Nguyễn Vân Hà


TRÌNH ĐỘ QUẢN LÝ KINH DOANH
• Trình độ quản lý kinh doanh giúp doanh nhân thực hiện đúng vai trò, chức năng, nhiệm vụ
quản lý doanh nghiệp mình. Hoạt động quản trị kinh doanh của doanh nhân bao gồm năm
chức năng chính
lập kế
hoạch

kiểm tra ra quyết


kiểm soát định

chức năng
điều hành
tổ chức
TS. Nguyễn Vân Hà
TỐ CHẤT CỦA DOANH NHÂN
• Tầm nhìn chiến lược

• Khả năng thích ứng với môi trường, nhạy cảm, linh hoạt, sáng tạo

• Tính độc lập, quyết đoán, tự tin

• Năng lực quan hệ xã hội

• Có nhu cầu cao về sự thành đạt

• Say mê, yêu thích kinh doanh, sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm, có đầu óc kinh doanh

TS. Nguyễn Vân Hà


Đạo đức của doanh nhân

• Đạo đức của một con người

Theo quan điểm của triết học phương Tây, đạo đức là biết phân biệt đúng sai và làm điều
đúng. Hiện nay, đạo đức được định nghĩa là toàn bộ quy tắc, chuẩn mực xã hội nhờ đó con
người tự giác điều chỉnh và đánh giá hành vi của mình trong quan hệ với bản thân, xã hội và
tự nhiên. Mỗi doanh nhân là một cá thể thì vấn đề đạo đức trước hết phải là đạo đức của
một người.

TS. Nguyễn Vân Hà


ĐẠO ĐỨC CỦA DOANH NHÂN
1 2 3

Xác định hệ thống Nỗ lực vì sự Kết quả công việc


giá trị đạo đức nghiệp chung và mức độ đóng
làm nền tảng góp cho xã hội
hoạt động

TS. Nguyễn Vân Hà


HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ DOANH NHÂN

Tiêu chuẩn về đạo đức

Tiêu chuẩn về trình độ


và năng lực

Tiêu chuẩn về thực hiện


trách nhiệm xã hội

TS. Nguyễn Vân Hà


TIÊU CHUẨN VỀ ĐẠO ĐỨC
tính trung thực

nguyên tắc

khiêm tốn
dũng cảm

TS. Nguyễn Vân Hà


TIÊU CHUẨN VỀ TRÌNH ĐỘ VÀ NĂNG LỰC

Hoạch định Lập kế hoạch

Kiểm tra Tổ chức

Điều hành Ra quyết định

TS. Nguyễn Vân Hà


TIÊU CHUẨN VỀ THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
• Trách nhiệm xã hội của doanh nhân là những nghĩa vụ mà doanh nhân phải thực hiện đối với xã hội
nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và giảm tối thiểu các tác động tiêu cực đối với
xã hội

• Trong đó các nghĩa vụ về kinh tế của doanh nhân là quan tâm đến cách thức phân bổ, bảo tồn và
phát triển trong hệ thống doanh nghiệp và xã hội các nguồn lực được sử dụng để làm ra sản phẩm và
dịch vụ.

• Các nghĩa vụ về pháp lý trong trách nhiệm xã hội đòi hỏi doanh nhân tuân thủ các quy định của luật
pháp như một yêu cầu tối thiểu.

• Nghĩa vụ nhân văn của doanh nhân là nghĩa vụ liên quan đến đóng góp cho cộng đồng và xã hội.

TS. Nguyễn Vân Hà


2.4 Phong cách lãnh đạo của doanh nhân

• Phong cách lãnh đạo của doanh nhân là dạng hành vi của người đó thể hiện các nỗ lực ảnh
hưởng tới hoạt động của những người khác. Phong cách lãnh đạo là cách thức làm việc của
nhà lãnh đạo. Phong cách lãnh đạo là hệ thống các đấu hiệu đặc trưng của nhà lãnh đạo,
được quy định bởi các đặc điểm nhân cách của họ.

• Phong cách lãnh đạo là kết quả của mối quan hệ giữa cá nhân và sự kiện, và được biểu hiện
bằng công thức:

• Phong cách lãnh đạo = Cá tính x Môi trường

TS. Nguyễn Vân Hà


2.4 PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA DOANH
NHÂN

Phong cách độc đoán

• Phân loại các phong cách lãnh đạo: Phong cách dân chủ

Phong cách tự do

TS. Nguyễn Vân Hà


PHONG CÁCH ĐỘC ĐOÁN

• Kiểu quản lý mệnh lệnh độc đoán được đặc trưng bằng việc tập trung mọi quyền lực vào
tay một mình người quản lý, người lãnh đạo - quản lý bằng ý chí của mình, trấn áp ý chí và
sáng kiến của mọi thành viên trong tập thể.

• Phong cách lãnh đạo này xuất hiện khi các nhà lãnh đạo nói với các nhân viên chính xác
những gì họ muốn các nhân viên làm và làm ra sao mà không kèm theo bất kz lời khuyên
hay hướng dẫn nào cả.

TS. Nguyễn Vân Hà


PHONG CÁCH ĐỘC ĐOÁN
Đặc điểm của lãnh đạo có phong cách lãnh đạo độc đoán:

Hiệu quả cao khi có mặt lãnh đạo, gây hấn, phụ thuộc
It thích lãnh đạo thấp khi không có mặt lãnh đạo vào định hướng cá nhân

Nhân viên Hiệu quả Không khí trong tổ chức

TS. Nguyễn Vân Hà


PHONG CÁCH DÂN CHỦ
• Phong cách lãnh đạo dân chủ được đặc trưng bằng việc người quản lý biết phân chia quyền
lực quản lý của mình, tranh thủ ý kiến cấp dưới, đưa họ tham gia vào việc khởi thảo các
quyết định.

• Phong cách lãnh đạo dân chủ còn tạo ra những điều kiện thuận lợi để cho những người cấp
dưới được phát huy sáng kiến, tham gia vào việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch,
đồng thời tạo ra bầu không khí tâm lý tích cực trong quá trình quản lý.

TS. Nguyễn Vân Hà


PHONG CÁCH DÂN CHỦ
Đặc điểm của lãnh đạo có phong cách lãnh đạo dân chủ
Cho phép nhân viên tham gia đóng góp ý kiến &
triển khai công việc theo theo năng lực của mỗi người.

Luôn tham khảo ý kiến của nhân viên đối với các công
việc có liên quan đến chuyên môn của nhân viên.

Xây dựng cơ chế nhân viên có quyền hạn nhất định,


chủ động trong việc quyết định các công việc mình phụ trách

Người lãnh đạo dân chủ thường hiền hòa, ít cáu giận,
tìm hiểu nguyên nhân sâu xa rồi giải quyết một cách thấu đáo.

Một môi trường làm việc thoải mái, năng động,


chủ động thường là nơi có những người lãnh đạo dân chủ

TS. Nguyễn Vân Hà


PHONG CÁCH DÂN CHỦ
• Ưu điểm mà phong cách lãnh đạo dân chủ mang lại:

• Nhân viên làm việc hiệu quả hơn: do nhân viên được chủ động trong việc quyết định các công việc
do mình phụ trách nên công việc được xử lý một cách nhanh chóng hơn, chính xác & hiệu quả hơn.

• Không khí thân thiện, định hướng nhóm, định hướng nhiệm vụ: mọi người tập trung vào việc xử lý
công việc, phối hợp thực hiện công việc thay vì ganh ghét, đố kỵ nhau.

• Hiệu quả công việc liên tục được nâng cao do người lãnh đạo dân chủ có được những quyết định
đúng đắn, bám sát với thực tế.

• Môi trường làm việc thoải mái, thân th thiện và có triển vọng nên nhân viên gắn bó làm việc lâu dài,
toàn tâm, toàn ý lo cho công việc

• Công ty có nhiều ưu thế cạnh tranh so với đối thủ cạnh tranh bởi phát huy được sức mạnh tập thể.
TS. Nguyễn Vân Hà
PHONG CÁCH TỰ DO

• Với phong cách lãnh đạo này, nhà lãnh đạo sẽ cho phép các nhân viên được quyền ra quyết
định, nhưng nhà lãnh đạo vẫn chịu trách nhiệm đối với những quyết định được đưa ra.

• Phong cách lãnh đạo tự do được sử dụng khi các nhân viên có khả năng phân tích tình
huống và xác định những gì cần làm và làm như thế nào.

• Người lãnh đạo không thể ôm đồm tất cả mọi công việc. Người lãnh đạo cần phải đặt ra các
thứ tự ưu tiên trong công việc và uỷ thác một số nhiệm vụ nào đó.

TS. Nguyễn Vân Hà


PHONG CÁCH TỰ DO
Đặc điểm của lãnh đạo có phong cách lãnh đạo tự do

Nhân viên ít thích lãnh đạo

Không khí trong tổ chức thân thiện,


định hướng nhóm, định hướng vui chơi

Năng suất thấp, người lãnh đạo


vắng mặt thường xuyên

TS. Nguyễn Vân Hà


BÀI TẬP VÀ CÂU HỎI

• 1. Doanh nhân là gì? Phân tích vai trò của doanh nhân trong phát triển kinh tế.
• 2. Văn hóa doanh nhân là gì? Phân tích vai trò của văn hóa doanh nhân.
• 3. Làm rõ các nhân tố ảnh hưởng tới văn hoá doanh nhân? Nhân tốnào đóng vai trò quan
trọng nhất? Vì sao?
• 4. Làm rõ các nhân tố văn hóa, kinh tế, chính trị- pháp luật đang tác động đến “tinh thần
doanh nhân” Việt Nam, rút ra những bài học gì?
• 5. Phân tích các nhân tố cấu thành văn hóa doanh nhân. Nhân tố nào đóng vai trò quan
trọng nhất? Vì sao?

TS. Nguyễn Vân Hà


•THANK YOU!

TS. Nguyễn Vân Hà

You might also like