You are on page 1of 1

1/MB

2/TB
*Khái quát: Ai đã đặt tên cho dòng sông là tác phẩm đại diện mẫu mực cho thể
loại ký trong văn học Việt Nam hiện đại, đồng thời cũng là gương mặt xuất sắc
nhất trong tổng số các tác phẩm ký của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. Tác
phẩm viết tại Huế vào năm 1981, xuất bản vào năm 1986 trong tập sách cùng
tên. Nhan đề “Ai đã đặt tên cho dòng sông” là một nhan đề lạ và hấp dẫn, khơi
gợi hứng thú và tò mò cho người đọc đi vào tìm hiểu để tự tìm câu trả lời cho
mình. Bên cạnh đó nó còn mở ra nội dung của tác phẩm, đầu tiên là vẻ đẹp của
dòng sông Hương trên tất cả các góc nhìn phong phú và đa dạng, thứ hai là
huyền thoại về cái tên “Hương” thơm và đẹp muôn đời của dòng sông.
*Phân tích:
-Hình ảnh so sánh về bản trường ca của rừng già khiến sông Hương hiện ra với
cả chiều dài hùng vĩ và dòng chảy mãnh liệt trong sự ngưỡng mộ và niềm say
mê của nhà văn bởi trường ca là áng văn chương có dung lượng lớn thường
mang đậm cảm hứng ngợi ca, còn rừng già là hình ảnh những cánh rừng đại
ngàn hoang sơ, bí ẩn-hình ảnh mang đến sắc thái hoang dại cho dòng sông nơi
đầu nguồn. Câu văn dài, chia làm nhiều vế liên tục như gợi dậy cái dư vang của
trường ca.
- Sắc đỏ “chói lọi” ấy của loài đỗ quyên càng làm nổi bật lên cái dáng điệu rộn
rã, bừng bừng khí thế của một dòng sông giữa lòng Trường Sơn hoang dã và bí
ẩn, tựa như tuổi trẻ son sắt của những chàng trai, những cô gái đang thỏa sức
vẫy vùng giữa biển trời thanh xuân nồng nhiệt, sống động
-Thế nhưng cái cá tính phóng khoáng, hoang dại ấy cũng không phải là thứ mà
dòng Hương giang muốn đem đi phô bày khắp mọi nơi, dường như dòng sông
ấy muốn giữ chút gì đó cho riêng mình như là thế giới nội tâm đầy tâm sự, và
nhờ rừng già coi giữ như một một quý giá bằng cách “đóng kín lại ở cửa rừng và
ném chìa khóa vào lòng sâu của vực thẳm dưới núi Kim Phụng” để bước vào
cuộc hành trình tiếp theo.
-Dòng sông đã hoàn toàn rũ bỏ cái cá tính mạnh mẽ, hoang dại để trở mình biến
thành một người phụ nữ dịu dàng, một người mẹ bao dung, ngàn đời nuôi dưỡng
những đứa con trong Huế bằng dòng sữa phù sa ngọt ngào, bằng hương thơm
thân thuộc, bằng vẻ đẹp “dịu dàng và trí tuệ”. Nhắc nhở con người nhớ lại sự hy
sinh to lớn của bà mẹ Hương giang ngàn đời đã dang rộng vòng tay ôm ấp, hy
sinh, trải qua biết bao nhiêu thế hệ thăng trầm nuôi lớn đứa con cố đô bằng tất cả
tấm lòng yêu thương, mong đợi. Có thể nói rằng với sự liên tưởng này Hoàng
Phủ Ngọc Tường không chỉ biến sông Hương thành một thực thể có linh hồn có
xúc cảm mà còn đặc biệt nhấn mạnh làm nổi bật mối quan hệ diệu kỳ, gắn bó
sâu sắc của dòng sông với mảnh đất cố đô bao đời nay. Điều đó cũng phần nào
thể hiện được tấm lòng gắn bó của nhà văn với quê hương, gắn bó với dòng
sông có nhiều nét cá tính độc đáo này.

You might also like