You are on page 1of 4

TRƯỜNG ĐH NGÂN HÀNG TP.

HCM ĐỀ THI KTHP: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC


KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Hệ đào tạo: ĐH Chính quy - Mã đề thi: 131120I
Số câu đúng Giảng viên chấm 1 1. Họ, tên SV: Giám thị 1
(ký, ghi rõ họ tên) 2. MSSV: (ký, ghi rõ họ tên)
3. SBD:
4. Lớp học phần:
5. Ngày thi:
6. Giờ thi:
7. Phòng thi:
Điểm số Điểm chữ Giảng viên chấm 2 8. Thời gian làm bài: 60 phút Giám thị 2
(ký, ghi rõ họ tên) Sinh viên lưu ý: (ký, ghi rõ họ tên)
- Giữ phiếu thẳng; không bẩn, rách;
- Phải ghi đầy đủ các mục;
- Nộp cả phiếu trả lời trắc nghiệm và
đề thi.

PHIẾU TRẢ LỜI TRẮC NGHIỆM


Số thứ tự câu trả lời dưới đây ứng với số thứ tự câu trắc nghiệm trong đề thi. Đối với mỗi câu trắc nghiệm, thí
sinh chọn và tô kín một ô tròn tương ứng với phương án trả lời đúng.
01 A B C D 11 A B C D 21 A B C D 31 A B C D

02 A B C D 12 A B C D 22 A B C D 32 A B C D

03 A B C D 13 A B C D 23 A B C D 33 A B C D

04 A B C D 14 A B C D 24 A B C D 34 A B C D

05 A B C D 15 A B C D 25 A B C D 35 A B C D

06 A B C D 16 A B C D 26 A B C D 36 A B C D

07 A B C D 17 A B C D 27 A B C D 37 A B C D

08 A B C D 18 A B C D 28 A B C D 38 A B C D

09 A B C D 19 A B C D 29 A B C D 39 A B C D

10 A B C D 20 A B C D 30 A B C D 40 A B C D

ĐỀ BÀI (40 CÂU TRẮC NGHIỆM)

Câu 1: Trong cơ cấu xã hội, loại hình cơ cấu nào là cơ bản và có vị trí quyết định, chi phối các loại hình
cơ cấu xã hội khác?
A. Cơ cấu xã hội - nghề nghiệp B. Cơ cấu xã hội - dân cư
C. Cơ cấu xã hội - giai cấp D. Cơ cấu xã hội - dân tộc
Câu 2: Yếu tố nào sau đây là cơ sở để liên kết các bộ phận, các thành viên của dân tộc, tạo nên nền tảng
cho sự vững chắc của cộng đồng dân tộc?
A. Có chung văn hóa, tâm lý, lãnh thổ B. Có chung sinh hoạt về kinh tế
C. Có chung ngôn ngữ D. Có chung lãnh thổ
Câu 3: Điền vào chỗ trống: “Tất cả các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của
đại công nghiệp, còn giai cấp vô sản lại là [.........] của bản thân nền đại công nghiệp”
A. Lực lượng B. Chủ thể C. Sự phát triển D. Sản phẩm
Câu 4: Theo quan điểm của Mác và Ăngghen, nguồn gốc ra đời của Nhà nước là:
A. Thượng đế sáng tạo ra Nhà nước để cai trị con người
B. Giải quyết mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được
C. Tham vọng thống trị thế giới của con người
D. Mong muôn xoá bỏ xã hội cũ, xây dựng xã hội mới
Câu 5: Hiểu vấn đề “bỏ qua” chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta như thế nào là đúng:
A. Là sự “phát triển rút ngắn” và “bỏ qua” việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc
thượng tầng tư bản chủ nghĩa
B. Là “bỏ qua” sự phát triển của lực lượng sản xuất
C. Là sự phát triển tuần tự
D. Các phương án trên đều đúng
Câu 6: Tại sao khi giải quyết vấn đề tôn giáo phải có quan điểm lịch sử?
A. Vì mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò, tác động của từng tôn giáo đối với đời sống xã hội không giống
nhau
B. Vì tôn giáo ra đời, tồn tại và biến đổi trong một giai đoạn lịch sử nhất định
C. Vì mỗi tôn giáo có triết lý riêng của mình
D. Cả A, B đều đúng
Câu 7: Điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là:
A. Địa vị kinh tế - xã hội và địa vị chính trị - xã hội
B. Đảng Cộng sản lãnh đạo
C. Bản thân giai cấp công nhân phát triển về số lượng và chất lượng
D. Cả A và B
Câu 8: Lênin chia hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa thành mấy giai đoạn?
A. Hai giai đoạn: chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản
B. Ba giai đoạn: Thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản
C. Bốn giai đoạn: Thời kì quá độ lên CNXH, CNXH, chủ nghĩa xã hội phát triển cao và cộng sản chủ nghĩa
D. Tất cả các câu đều sai
Câu 9: Đặc điểm cơ bản nhất của nước ta khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì?
A. Tồn tại nhiều phong tục, tập quán lạc hậu
B. Từ một nền sản xuất nhỏ là phổ biến quá độ lên chủ nghĩa xã hội không qua chế độ tư bản chủ nghĩa
C. Nhân dân có truyền thống lao động cần cù, sáng tạo
D. Các thế lực thù địch thường xuyên chống phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta
Câu 10: Chức năng nào của gia đình đảm bảo tái sản xuất nguồn lao động và sức lao động cho xã hội?
A. Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục
B. Chức năng kinh tế
C. Chức năng tái sản xuất ra con người
D. Chức năng thỏa mãn các nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm
Câu 11: Tiền đề kinh tế cho sự hình thành tư tưởng xã hội chủ nghĩa là:
A. Sự xuất hiện giai cấp thống trị B. Sự xuất hiện nhà nước
C. Sự xuất hiện chế độ tư hữu D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 12: Nội dung nào quan trọng nhất trong xây dựng khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai
cấp nông dân và tầng lớp khác?
A. Liên minh về chính trị B. Liên minh về xã hội C. Liên minh về kinh tế D. Liên minh về văn hóa
Câu 13: Trong CNTB, mâu thuẫn về mặt kinh tế đã biểu hiện ra thành mâu thuẫn chính trị giữa:
A. Giai cấp tư sản với giai cấp công nhân B. Giai cấp tư sản với giai cấp tiểu tư sản
C. Giai cấp tư sản với giai cấp nông dân D. Giai cấp tư sản với giai cấp địa chủ
Câu 14: Với dự báo khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, khi đến một giai đoạn mà xã hội không còn giai
cấp, không còn đấu tranh giai cấp thì:
A. Nhà nước còn tồn tại B. Nhà nước tự tiêu vong C. Nhà nước phồn thịnh D. Nhà nước phát triển
Câu 15: Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, ai được xác định là “người bạn đồng minh tự nhiên” của giai
cấp công nhân?
A. Doanh nhân B. Tư sản C. Nông dân D. Trí thức
Câu 16: Điền vào chỗ trống: “[.........] là hệ thống các giai cấp, tầng lớp xã hội tồn tại khách quan và mối
quan hệ giữa chúng về sở hữu, về quản lý, về địa vị chính trị - xã hội trong một hệ thống sản xuất nhất
định”
A. Cơ cấu xã hội - giới tính B. Cơ cấu xã hội - giai cấp
C. Cơ cấu xã hội - nghề nghiệp D. Cơ cấu xã hội – địa lý
Câu 17: Lịch sử loài người đã từng xuất hiện các chế độ dân chủ:
A. Chủ nô, phong kiến, tư sản, vô sản
B. Chủ nô, phong kiến, tư sản.
C. Công xã nguyên thủy, chủ nô, phong kiến, tư sản, vô sản
D. Chủ nô, tư sản, vô sản
Câu 18: Phân phối theo lao động là hình thức phân phối cơ bản của xã hội nào?
A. Xã hội xã hội chủ nghĩa B. Xã hội cộng sản chủ nghĩa
C. Xã hội tư bản chủ nghĩa D. Các phương án trên đều sai
Câu 19: Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cơ cấu xã hội – giai cấp bị quy định bởi:
A. Cơ cấu kinh tế B. Cơ cấu văn hóa xã hội C. Cơ cấu nhân sự D. Cơ cấu chính trị
Câu 20: Theo nghĩa hẹp, “dân tộc” được hiểu là:
A. Tộc người B. Quốc gia C. Bộ lạc D. Bộ tộc
Câu 21: Quan hệ nào nảy sinh từ quan hệ hôn nhân và là mối quan hệ tự nhiên, là yếu tố mạnh mẽ nhất
gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau?
A. Hôn nhân B. Huyết thống C. Nuôi dưỡng D. Cả B và C
Câu 22: Tư tưởng xã hội chủ nghĩa bắt đầu hình thành ở chế độ xã hội nào?
A. Chế độ tư bản chủ nghĩa B. Chế độ chiếm hữu nô lệ
C. Chế độ công xã nguyên thủy D. Chế độ phong kiến
Câu 23: “Sự xuất hiện của hình thái kinh tế - xã hội CSCN ở các nước tư bản có trình độ phát triển
trung bình và những nước thuộc địa sau khi được giải phóng” là quan điểm của ai?
A. Ph.Ăngghen B. C.Mác C. V.I.Lênin D. Hồ Chí Minh
Câu 24. Tác phẩm nào được V.I.Lênin đánh giá là “tác phẩm chủ yếu và cơ bản trình bày chủ nghĩa xã
hội khoa học”?
A. Tư bản
B. Tuyên ngôn Đảng cộng sản
C. Ba nguồn gốc và ba bộ phận hợp thành chủ nghĩa Mác
D. Nguồn gốc gia đình, chế độ tư hữu và Nhà nước
Câu 25. Phát kiến nào của C. Mác và Ăngghen đã khẳng định về mặt kinh tế sự diệt vong không tránh
khỏi của chủ nghĩa tư bản và sự ra đời tất yếu của chủ nghĩa xã hội?
A. Học thuyết về sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân
B. Học thuyết về giá trị thặng dư
C. Chủ nghĩa duy vật lịch sử
D. Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
Câu 26. “Giai cấp vô sản không thể hoàn thành sứ mệnh lịch sử nếu không tổ chức ra chính đảng của
giai cấp mình” – là luận điểm được trình bày trong tác phẩm nào?
A. Tuyên ngôn Đảng cộng sản
B. Tình cảnh giai cấp công nhân Anh
C. Những nguyên tắc của Chủ nghĩa cộng sản
D. Đấu tranh giai cấp ở Pháp 1848-1850
Câu 27. Theo V.I.Lênin, hệ thống chuyên chính vô sản ở nước Nga bao gồm:
A. Đảng Bônsêvic lãnh đạo và liên minh công nhân – nông dân – trí thức
B. Chính quyền Xô viết + trật tự ở đường sắt Phổ + kỹ thuật và cách thức tổ chức các tơ rớt ở Mỹ + ngành
giáo dục quốc dân Mỹ
C. Đảng Bônsêvic lãnh đạo, Nhà nước Xô viết quản lý và quốc tế cộng sản
D. Đảng Bônsêvic lãnh đạo, Nhà nước Xô viết quản lý và tổ chức công đoàn
Câu 28. Theo V.I.Lênin, để dần dần cải tiến chế độ sở hữu của các nhà tư bản hạng trung và hạng nhỏ
thành sở hữu công cộng, cần phải sử dụng rộng rãi hình thức kinh tế nào?
A. Tư bản thân hữu B. Tư bản tư nhân C. Tư bản nhà nước D. Tư bản cho vay
Câu 29. “Dựa trên cơ sở những tư liệu thực tiễn của lịch sử để rút ra những nhận định, những khái quát
về lý luận có kết cấu chặt chẽ, khoa học” là nội dung của phương pháp nghiên cứu nào trong môn
CNXHKH?
A. Phương pháp so sánh
B. Phương pháp khảo sát và phân tích về mặt chính trị - xã hội
C. Phương pháp kết hợp lịch sử và logic
D. Phương pháp điều tra xã hội học
Câu 30. Nhân tố quan trọng hàng đầu bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển ở
nước ta là:
A. Giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam
B. Đảm bảo liên minh công – nông – trí thức
C. Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân
D. Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN
Câu 31. Căn cứ vào tính chất quyền lực, Nhà nước có những chức năng nào?
A. Chức năng kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội
B. Chức năng đối nội và đối ngoại
C. Chức năng giai cấp và chức năng xã hội
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 32. Yếu tố quyết định giai cấp nông dân không thể đảm nhận sứ mệnh lịch sử thực hiện việc chuyển
biến từ xã hội TBCN lên XHCN
A. Họ không có hệ tư tưởng riêng độc lập
B. Họ mang tính tư hữu cao
C. Họ không đại diện cho phương thức sản xuất tiến bộ
D. Họ không có chính Đảng riêng độc lập
Câu 33. Hình thức dân chủ quân sự xuất hiện trong xã hội nào?
A. Công xã nguyên thuỷ B. Chiếm hữu nô lệ C. Phong kiến D. Tư bản chủ nghĩa
Câu 34. Nội dung cốt lõi trong chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta là gì?
A. Nâng cao trách nhiệm của cả hệ thống chính trị B. Vấn đề theo đạo và truyền đạo
C. Tăng cường đại đoàn kết dân tộc D. Công tác vận động quần chúng
Câu 35. Biện pháp nào là không đúng để phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH bỏ qua chế
độ tư bản chủ nghĩa?
A. Thực hiện nhất quán lâu dài nền kinh tế nhiều thành phần trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo.
B. Phát triển nền sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường.
C. Dựa trên một hình thức phân phối là phân phối theo lao động.
D. Thông qua chế độ hợp tác tự nguyện dẫn dắt nông dân đi lên CNXH.
Câu 36. Như thế nào là chế độ hôn nhân tiến bộ?
A. Hôn nhân tự nguyện B. Một vợ một chồng, bình đẳng
C. Được đảm bảo về pháp lý D. Cả A, B và C.
Câu 37. Ở nước ta, tổ chức nào hoạt động theo phương thức hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống
nhất hành động giữa các thành viên theo chương trình hoạt động chung:
A. Đảng Cộng sản Việt Nam B. Chính phủ C. Quốc hội D. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Câu 38. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, xét về phương diện tổ chức quản lý xã hội thì dân
chủ được hiểu là:
A. Chế độ dân chủ B. Hình thái nhà nước
C. Nguyên tắc tập trung dân chủ D. Quyền lực thuộc về nhân dân
Câu 39. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp của:
A. Chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước
B. Chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào công nhân
C. Chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào công nhân và tư tưởng Hồ Chí Minh
D. Chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào công nhân và phong trào chống thực dân
Câu 40. Theo quy định của giai cấp cầm quyền trong nền dân chủ chủ nô, “nhân dân” là:
A. Chủ nô, tăng lữ, thương gia và một số trí thức
B. Giai cấp chủ nô và nô lệ
C. Thương gia và nô lệ
D. Tăng lữ và một số trí thức

----------- HẾT ----------

You might also like