You are on page 1of 242

BỘ CÔNG AN

CỤC CẢNH SÁT PCCC VÀ CNCH

TÀI LIỆU TẬP HUẤN


CÔNG TÁC THẨM DUYỆT THIẾT KẾ,
NGHIỆM THU VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Hà Nội, năm 2021


2

MỤC LỤC
CHUYÊN ĐỀ 1: QUY ĐỊNH CỦA QUY PHẠM PHÁP LUẬT, TIÊU CHUẨN,
QUY CHUẨN VỀ THẨM DUYỆT THIẾT KẾ, NGHIỆM THU VỀ PCCC .......... 7
I. Nhận thức chung về công tác thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy .... 8
1. Khái niệm, vai trò, đặc điểm, yêu cầu của công tác thẩm duyệt thiết kế về
phòng cháy và chữa cháy ................................................................................... 8
1.1. Khái niệm thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy ...................... 8
1.2. Vai trò của công tác thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy ...... 9
1.3. Đặc điểm quản lý nhà nước trong thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và
chữa cháy ............................................................................................................ 9
1.4. Yêu cầu của công tác thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy .. 10
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm duyệt thiết kế về phòng
cháy và chữa cháy ............................................................................................ 12
2.1. Hệ thống văn bản pháp luật quy định các nội dung liên quan đến công tác
thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy............................................. 12
2.2. Nhận thức, ý thức chấp hành quy định về phòng cháy và chữa cháy của chủ
đầu tư, đơn vị tư vấn dự án, giám sát thi công, đơn vị tư vấn thiết kế, nhà thầu
xây dựng và trách nhiệm của cơ quan phê duyệt dự án, cơ quan cấp giấy phép
xây dựng, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trong quản lý đầu tư, xây
dựng công trình................................................................................................. 14
2.3. Năng lực tổ chức thực hiện công tác thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và
chữa cháy .......................................................................................................... 16
2.4. Quan hệ phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy với
các cơ quan chức năng trong công tác thẩm định, phê duyệt dự án, công trình
xây dựng ........................................................................................................... 17
II. Cơ sở pháp lý, nội dung thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy chữa
cháy....................................................................................................................... 18
1. Cơ sở pháp lý của công tác thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa
cháy .................................................................................................................. 18
2. Quy định của pháp luật về thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy .... 20
2.1. Đối tượng thẩm duyệt ................................................................................ 20
2.2. Phân cấp thẩm duyệt thiết kế về PCCC .................................................... 25
2.3. Thành phần hồ sơ ...................................................................................... 26
2.4. Nội dung thẩm duyệt ................................................................................. 28
2.5. Nộp hồ sơ và thời hạn thẩm duyệt............................................................. 29
3

2.6. Trả, lưu hồ sơ thẩm duyệt ......................................................................... 29


3. Quy định của văn bản quy phạm pháp luật về nghiệm thu PCCC............... 30
3.1. Đối tượng phải nghiệm thu về PCCC ....................................................... 30
3.2. Thành phần hồ sơ nghiệm thu về PCCC ................................................... 30
3.3. Nộp và thông báo kết quả xử lý hồ sơ nghiệm thu về PCCC ................... 31
3.4. Nội dung và trình tự kiểm tra kết quả nghiệm thu về PCCC .................... 32
3.5. Nghiệm thu từng phần, nghiệm thu từng giai đoạn .................................. 32
4. Quy định về thu phí thẩm duyệt thiết kế PCCC........................................... 33
4.1. Một số nội dung cơ bản của Thông tư số 258/2016/TT-BTC: ................. 33
4.2. Trình tự thực hiện công tác thu phí ........................................................... 38
CHUYÊN ĐỀ 2: ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN KỸ THUẬT TRONG
CÔNG TÁC THẨM DUYỆT THIẾT KẾ VỀ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY ... 40
I. Quy định của văn bản quy phạm pháp luật về áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật ................................................................................................................. 41
II. Nguyên tắc áp dụng ......................................................................................... 41
1. Theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật: ........................ 41
2. Theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC ...... 41
III. Áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế về PCCC: ..................... 42
IV. Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn về PCCC..................................................... 44
1. Các văn bản hướng dẫn của C07 .................................................................. 44
2. Tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với từng loại hình công trình đặc thù ............... 44
CHUYÊN ĐỀ 3: QUY TRÌNH THẨM DUYỆT THIẾT KẾ, KIỂM TRA ............ 45
KẾT QUẢ NGHIỆM THU ...................................................................................... 45
1. Trình tự thẩm duyệt thiết kế về PCCC ..................................................... 46
1.1. Tiếp nhận hồ sơ ....................................................................................... 46
1.2. Thực hiện thẩm duyệt thiết kế về PCCC ................................................... 47
1.3. Trả kết quả thẩm duyệt thiết kế về PCCC ................................................. 48
2. Trình tự kiểm tra kết quả nghiệm thu về PCCC .......................................... 48
2.1. Tiếp nhận hồ sơ ......................................................................................... 48
2.2. Thực hiện kiểm tra kết quả nghiệm thu về PCCC .................................... 49
Cán bộ được phân công giải quyết hồ sơ thực hiện các bước sau: ................ 49
2.3. Trả kết quả kiểm tra kết quả nghiệm thu về PCCC .................................. 50
4

CHUYÊN ĐỀ 4: NỘI DUNG THẨM DUYỆT THIẾT KẾ VỀ PCCC .................. 51


I. Giải pháp bố trí tổng mặt bằng, quy hoạch kiến trúc........................................ 52
1. Tính chịu lửa, tính nguy hiểm cháy của nhà và công trình, phân nhóm nhà và
công trình, điều kiện an toàn về giới hạn chịu lửa của cấu kiện xây dựng ...... 52
1.1. Quy định chung ........................................................................................ 52
1.2. Vật liệu xây dựng ..................................................................................... 52
1.3. Cấu kiện xây dựng .................................................................................... 53
1.4. Bộ phận ngăn cháy ................................................................................... 55
1.5. Bậc chịu lửa của nhà. ............................................................................... 57
1.6. Phân nhóm nhà dựa trên tính nguy hiểm cháy theo công năng ................ 59
2. Các yêu cầu về khoảng cách an toàn phòng cháy chữa cháy ....................... 62
2.1. Nhà và công trình với công năng bình thường .......................................... 62
3. Các yêu cầu về đường giao thông phục vụ xe chữa cháy ............................ 65
3.1. Một số yêu cầu chung ................................................................................ 65
3.2. Đường giao thông cho xe chữa cháy ......................................................... 66
3.3. Bãi đỗ cho xe chữa cháy............................................................................ 68
4. Các yêu cầu về bố trí công năng .................................................................. 74
5. Các giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan .................................................... 80
5.1. Nhà và công trình với công năng bình thường. ......................................... 80
5.2. Nhà và công trình với công năng đặc biệt ................................................. 86
6. Các giải pháp về thoát nạn ........................................................................... 92
6.1. Một số vấn đề chung về thoát nạn ............................................................. 92
6.2. Các yêu cầu đối với lối và đường thoát nạn .............................................. 95
II. Hệ thống PCCC và các hệ thống kỹ thuật liên quan ..................................... 117
1. Hệ thống báo cháy tự động......................................................................... 117
1.1. Khái niệm ................................................................................................ 117
1.2. Lưu ý đối với hệ thống báo cháy ............................................................. 118
2. Hệ thống chữa cháy bằng nước .................................................................. 122
2.1. Hệ thống chữa cháy ngoài nhà ................................................................ 122
2.2. Hệ thống cấp nước chữa cháy trong nhà ................................................. 126
2.4. Trạm bơm nước chữa cháy ...................................................................... 132
3. Hệ thống chữa cháy bằng khí ..................................................................... 141
5

4. Trang bị phương tiện chữa cháy ban đầu ................................................... 166


5. Giải pháp chống tụ khói ............................................................................. 170
6. Hệ thống chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn ........................................ 178
7. Thang máy chữa cháy ................................................................................ 179
8. Hệ thống cấp khí đốt trung tâm .................................................................. 182
9. Hệ thống thu gom rác ................................................................................. 185
10. Giải pháp cấp điện cho hệ thống PCCC ................................................... 186
CHUYÊN ĐỀ 5: HƯỚNG DẪN NGHIỆM THU VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA
CHÁY ..................................................................................................................... 188
I. Công tác chuẩn bị trước khi kiểm tra.............................................................. 189
II. Trình tự, nội dung, phương pháp kiểm tra .................................................... 189
1. Trình tự kiểm tra ........................................................................................ 189
2. Thiết bị, phương pháp và nội dung kiểm tra .............................................. 192
2.1. Đường giao thông phục vụ xe chữa cháy ................................................ 192
2.2. Khoảng cách an toàn PCCC .................................................................... 193
2.3. Bậc chịu lửa ............................................................................................. 193
2.4. Bố trí công năng ...................................................................................... 194
2.5. Giải pháp ngăn cháy ................................................................................ 194
2.6. Giải pháp thoát nạn ................................................................................. 196
2.7. Gian lánh nạn (nếu có) ............................................................................ 196
2.8. Thang máy chữa cháy ............................................................................. 197
2.9. Hệ thống tăng áp ..................................................................................... 198
2.10. Kiểm tra hệ thống hút khói ................................................................... 199
2.11. Hệ thống báo cháy tự động ................................................................... 201
2.12. Hệ thống đèn chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn ............................ 202
2.13. Kiểm tra trạm bơm nước chữa cháy ...................................................... 203
2.14. Kiểm tra hệ thống chữa cháy bằng nước .............................................. 205
2.15. Kiểm tra hệ thống chữa cháy tự động bằng bọt .................................... 207
2.16. Kiểm tra hệ thống chữa cháy bằng khí (FM-200, Nitơ, CO2…) .......... 209
2.17. Trang bị phương tiện chữa cháy ban đầu và bố trí phương tiện cứu người,
dụng cụ phá dỡ thông thường và phương tiện bảo hộ chống khói ................. 211
2.18. Nguồn điện ưu tiên cấp cho hệ thống PCCC ........................................ 211
6

2.19. Phòng trực điều khiển chống cháy và phòng bảo quản phương tiện PCCC
tại chỗ ............................................................................................................. 212
2.20. Hệ thống cấp khí đốt LPG trung tâm (nếu có) ...................................... 213
III. Xử lý kết quả kiểm tra nghiệm thu ............................................................... 214
PHỤ LỤC I. Danh mục các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của c07 về công tác thẩm
duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC giai đoạn 2016 – 2021 ................................. 216
PHỤ LỤC II: Danh mục quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan đến công tác thẩm duyệt
nghiệm thu về PCCC .............................................................................................. 223
7

CHUYÊN ĐỀ 1: QUY ĐỊNH CỦA QUY PHẠM PHÁP LUẬT, TIÊU CHUẨN,
QUY CHUẨN VỀ THẨM DUYỆT THIẾT KẾ, NGHIỆM THU VỀ PCCC
--------------------------------

- Đối tượng: Lãnh đạo cấp Phòng, Chỉ huy Đội, CBCS trực tiếp và dự kiến
phần công làm công tác thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC;
- Thời gian: 4 tiết;
- Mục đích yêu cầu: Nắm được những yêu cầu, nội dung cơ bản, thống nhất
về nhận thức, quy định của quy phạm pháp luật; vận dụng, áp dụng hệ thống tiêu
chuẩn, quy chuẩn PCCC trong công tác thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC.
8

NỘI DUNG CHI TIẾT


I. NHẬN THỨC CHUNG VỀ CÔNG TÁC THẨM DUYỆT THIẾT KẾ
VỀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
1. Khái niệm, vai trò, đặc điểm, yêu cầu của công tác thẩm duyệt thiết kế
về phòng cháy và chữa cháy
1.1. Khái niệm thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy
Việc đảm bảo an toàn PCCC đối với bất kỳ dự án, công trình nào nếu được
tính toán ngay từ khâu thiết kế ban đầu sẽ tạo điều kiện thuận lợi, an toàn trong suốt
quá trình sử dụng công trình sau này. Nhận thức về tính cấp thiết cũng như yêu cầu
bắt buộc của việc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn PCCC trong
việc thiết kế dự án, công trình xây dựng cũng như trách nhiệm trong công tác quản
lý về PCCC đối với hoạt động đầu tư xây dựng dự án, công trình, Nhà nước ta đã
ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc kiểm tra, chấp thuận của
cơ quan quản lý nhà nước đối với hồ sơ thiết kế về PCCC trong các dự án đầu tư xây
dựng nhà và công trình, còn gọi là thẩm duyệt thiết kế về PCCC. Theo đó, thẩm duyệt
thiết kế về PCCC là một trong những khâu đầu tiên của dự án, công trình xây dựng,
có ý nghĩa quan trọng và quyết định đến việc bảo đảm các yêu cầu an toàn về PCCC
ngay khi còn trên bản vẽ thiết kế.
Nhằm đảm bảo các dự án, công trình xây dựng phải tuân thủ đầy đủ các yêu
cầu quy định về bảo đảm an toàn PCCC theo các văn bản quy phạm pháp luật , tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành ngay từ giai đoạn lập dự án, thiết kế, thi công
xây dựng.
Theo đó, tại Khoản 2 Điều 13 của Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày
24/11/2020 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật PCCC và Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật PCCC quy định: “Thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy
và chữa cháy là việc cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, đối chiếu các giải pháp, nội
dung thiết kế dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt
về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy với các quy chuẩn, tiêu chuẩn, các quy
định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy hoặc tiêu
chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế về phòng cháy và chữa cháy được phép áp
dụng tại Việt Nam theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định. Kết quả thẩm duyệt thiết
kế về phòng cháy và chữa cháy là một trong những căn cứ để xem xét, phê duyệt quy
hoạch, phê duyệt dự án, thẩm định thiết kế xây dựng và cấp giấy phép xây dựng”.
Như vậy, công tác thẩm duyệt thiết kế về PCCC là một trong những biện pháp
nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Cảnh sát PCCC, nhằm góp phần loại trừ, hạn chế
9

những điều kiện và nguyên nhân gây ra cháy nổ, hoặc nếu có xảy ra cháy nổ cũng
hạn chế được thiệt hại, tạo điều kiện thuận lợi và có hiệu quả cho thoát nạn, cứu nạn
và tổ chức công tác chữa cháy. Công tác thẩm duyệt thiết kế về PCCC vừa mang tính
pháp lý, vừa mang tính kỹ thuật và còn là một thủ tục hành chính trong thực hiện
nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với công tác PCCC.
1.2. Vai trò của công tác thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy
Trên cơ sở khái niệm quy định về thẩm duyệt thiết kế về PCCC, chất lượng
công tác thẩm duyệt thiết kế về PCCC và thực tiễn yêu cầu của công tác bảo đảm an
toàn về PCCC đối với dự án, công trình có thể thấy vai trò của công tác thẩm duyệt
thiết kế là nhằm bảo đảm cho các dự án thiết kế xây dựng công trình tuân thủ đầy đủ
các yêu cầu quy định về an toàn PCCC ngay từ giai đoạn lập dự án, thiết kế, thi công
xây dựng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy
gây ra, góp phần bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người, bảo vệ tài sản của tổ chức,
cá nhân, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong suốt quá
trình sử dụng công trình, đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội và sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
1.3. Đặc điểm quản lý nhà nước trong thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và
chữa cháy
Thẩm duyệt thiết kế về PCCC là một trong những hoạt động quản lý nhà nước
về PCCC; vì vậy, thẩm duyệt thiết kế về PCCC cũng mang những đặc điểm chung
của quản lý hành chính nhà nước, như: Hoạt động quản lý mang tính quyền lực nhà
nước, được thực hiện bởi các chủ thể có quyền năng hành pháp theo quy định của
pháp luật hiện hành, đồng thời là hoạt động chấp hành và điều hành, có tính tổ chức,
thống nhất từ trung ương tới địa phương.
Từ thực tiễn tính chất, đối tượng quản lý có thể rút ra một số đặc điểm của
hoạt động quản lý nhà nước trong thẩm duyệt thiết kế về PCCC, cụ thể:
- Quản lý nhà nước trong thẩm duyệt thiết kế về PCCC có tác động trực tiếp
đến việc đảm bảo an toàn và hiệu quả sản xuất, kinh doanh cũng như hiệu quả các
hoạt động khác trong xã hội sau khi công trình được đưa vào khai thác, sử dụng. Vì
vậy, hoạt động quản lý nhà nước trong thẩm duyệt thiết kế về PCCC phải luôn quán
triệt quan điểm PCCC phục vụ nhiệm vụ, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; coi việc
đảm bảo an toàn PCCC ngay từ giai đoạn thiết kế, thi công xây dựng là trách nhiệm
của chủ đầu tư xây dựng công trình và cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Quản lý nhà nước về PCCC nói chung, thẩm duyệt thiết kế về PCCC nói
riêng thực chất là quá trình dựa trên cơ sở kiến thức chuyên môn kỹ thuật và sử dụng
10

các thành tựu của khoa học, công nghệ về PCCC. Các yêu cầu về PCCC đối với các
loại hình cơ sở, các dự án, công trình xây dựng… đều có những nội dung, yêu cầu
cụ thể khác nhau được quy định trong các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh
vực đầu tư, xây dựng và PCCC vì vậy, đòi hỏi việc đưa ra các quyết định quản lý của
các chủ thể có thẩm quyền phải phù hợp với đặc điểm và yêu cầu về PCCC của từng
đối tượng quản lý cụ thể; đồng thời, phải tính toán đến tính khả thi trong tổ chức thực
hiện, hay nói cách khác, các quyết định quản lý phải phù hợp với khả năng kinh tế
và điều kiện kỹ thuật cho phép.
- Nội dung chính của quản lý nhà nước trong thẩm duyệt thiết kế về PCCC là
thẩm định và phê duyệt các giải pháp thiết kế kỹ thuật về PCCC đối với dự án, công
trình xây dựng, vì vậy công tác này không chỉ là xét duyệt thủ tục hành chính thông
thường mà đòi hỏi phải nghiên cứu các tài liệu và bản vẽ, đồng thời phải kiểm tra
tính toán các thông số kỹ thuật, đối chiếu với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về
PCCC để làm căn cứ cho cơ quan quản lý nhà nước ra văn bản thẩm duyệt nhằm đảm
bảo các yêu cầu về an toàn PCCC của dự án, đồng thời là căn cứ pháp lý để chủ đầu
tư triển khai các hoạt động thi công, xây dựng công trình.
1.4. Yêu cầu của công tác thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy
a) Bảo đảm tính chính xác: Công tác thẩm duyệt thiết kế về PCCC đóng vai
quan trọng trong việc đảm bảo an toàn PCCC cho công trình trong suốt quá trình sử
dụng. Theo quy luật, cùng với quá trình phát triển kinh tế, xã hội, các khu kinh tế,
khu đô thị, khu công nghiệp tập trung, trung tâm thương mại đã và đang được hình
thành, mở rộng, theo đó là các hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật
chất kỹ thuật, các ngành công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ, các hoạt động
sản xuất, kinh doanh,... ngày càng phát triển đa dạng; tuy nhiên, bên cạnh sự hình
thành và phát triển nhanh chóng các khu công nghiệp tập trung, các khu đô thị, trung
tâm thương mại, du lịch, các cơ sở sản xuất, kinh doanh … thì cũng làm tăng thêm
nguy cơ xảy ra cháy, nổ và thiệt hại do cháy, nổ gây ra là rất lớn, luôn tiềm ẩn những
diễn biến phức tạp, khó lường. Theo thống kê tình hình cháy những năm qua ở nước
ta cho thấy còn tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp khó lường, ảnh hưởng đến tâm lý
của người dân và trật tự an toàn xã hội. Do đó, yêu cầu về tính chính xác trong việc
thực hiện công tác thẩm duyệt thiết kế về PCCC phải được đặt lên hàng đầu và cũng
là điều kiện để nâng cao chất lượng công tác thẩm duyệt thiết kế về PCCC đối với
dự án, công trình.
b) Bảo đảm đầy đủ nội dung thẩm duyệt theo quy định: Mỗi một dự án, công
trình có thiết kế khác nhau với công năng sử dụng khác nhau, do vậy yêu cầu về
PCCC và nội dung thẩm duyệt thiết kế về PCCC đối với từng công trình cũng khác
11

nhau. Việc để xảy ra những thiếu sót ở bất cứ nội dung nào cũng sẽ gây ra nguy hiểm
cháy, nổ đối với công trình, cũng như làm giảm hiệu quả của công tác đảm bảo an
toàn PCCC. Do vậy, mỗi cán bộ thẩm duyệt trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phải
thực hiện đầy đủ nội dung thẩm duyệt theo quy định.
c) Bảo đảm đúng thời hạn thực hiện: Theo khoản 10 Điều 13 Nghị định số
136/2020/NĐ-CP quy định về thời hạn thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa
cháy được tính kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cụ thể như sau:
- Đồ án quy hoạch xây dựng: Không quá 05 ngày làm việc;
- Chấp thuận địa điểm xây dựng công trình: Không quá 05 ngày làm việc;
- Thiết kế cơ sở: Không quá 10 ngày làm việc đối với dự án quan trọng quốc
gia, dự án nhóm A; không quá 05 ngày làm việc đối với các dự án còn lại;
- Thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công: Không quá 15 ngày làm việc
đối với dự án, công trình quan trọng quốc gia, dự án, công trình nhóm A; không quá
10 ngày làm việc đối với các dự án, công trình còn lại;
- Thiết kế kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo
đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy: Không quá 10 ngày làm việc.
Do đó, để bảo đảm thực hiện theo đúng thời hạn nêu trên, khi tiếp nhận hồ sơ,
cán bộ được giao thực hiện nhiệm vụ phải tổ chức thực hiện theo đúng quy định của
Thông tư số 25/2018/TT-BCA ngày 06/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định
về quy trình thẩm duyệt thiết kế, kiểm tra nghiệm thu về PCCC của lực lượng Cảnh
sát PCCC; qua đó, tạo điều kiện để dự án, công trình được triển khai đúng tiến độ,
yêu cầu đặt ra.
d) Bảo đảm đúng phương pháp: Trong công tác thẩm duyệt thiết kế về PCCC
cần bảo đảm thực hiện tốt phương pháp nghiên cứu tài liệu và phương pháp đối chiếu
so sánh; theo đó, phương pháp nghiên cứu tài liệu trong công tác thẩm duyệt thiết kế
về PCCC đối với dự án, công trình bao gồm các hoạt động như: Phân loại tài liệu,
phân tích tài liệu, đọc, ghi chép và tóm tắt tài liệu, cập nhật các tài liệu mới, sửa đổi
hoặc hướng dẫn về PCCC đối với dự án, công trình. Các tài liệu ở đây là hệ thống
văn bản quy phạm pháp luật về PCCC, các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng
PCCC và các công trình nghiên cứu, các bài báo khoa học về PCCC đối với dự án,
công trình.
Nhà nước ta đã xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn,
quy chuẩn rất cụ thể quy định về điều kiện bảo đảm an toàn PCCC, đồng thời có
những sửa đổi bổ sung nhằm đảm bảo tính chính xác rõ ràng và phù hợp với thực
12

tiễn phát triển của xã hội. Chính vì vậy, mỗi cán bộ thẩm duyệt đều phải trau dồi kiến
thức, nắm vững và hiểu các quy định, yêu cầu trong các văn bản quy phạm pháp luật,
các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để áp dụng chính xác nhất khi thực hiện thẩm
duyệt thiết kế. Điều này đòi hỏi mỗi cán bộ cần có phương pháp nghiên cứu tài liệu
hợp lý.
Mặt khác, một trong những bước quan trọng trong quy trình thẩm duyệt thiết
kế là đối chiếu so sánh nội dung bản thiết kế công trình với các yêu cầu về PCCC
trong quy chuẩn, tiêu chuẩn. Nội dung đối chiếu tuy rất rõ ràng nhưng tùy vào từng
công trình lại được phân loại khác nhau và có những đặc điểm khác nhau. Để nâng
cao chất lượng công tác thẩm duyệt thiết kế PCCC đối với dự án, công trình, cán bộ
được giao nhiệm vụ trong quá trình thẩm duyệt phải tự xây dựng cho mình một
phương pháp đối chiếu so sánh riêng để bảo đảm độ chính xác, không để sai lệch
giữa nội dung quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng so với hồ sơ thiết kế
PCCC trên thực tế. Bên cạnh đó, cán bộ thực hiện nhiệm vụ còn phải linh hoạt sử
dụng đồng thời hai phương pháp nêu trên nhằm bổ trợ cho nhau bởi hai phương pháp
có tính chất bọc lót, khi thực hiện có chất lượng phương pháp nghiên cứu tài liệu, có
nhận thức đúng về hồ sơ thiết kế sẽ thực hiện có hiệu quả phương pháp đối chiếu.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm duyệt thiết kế về
phòng cháy và chữa cháy
2.1. Hệ thống văn bản pháp luật quy định các nội dung liên quan đến công
tác thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy
Hệ thống văn bản pháp luật quy định các nội dung liên quan đến công tác thẩm
duyệt thiết kế về PCCC được quy định ở nhiều văn bản khác nhau, bao gồm:
- Về quy định của Luật PCCC liên quan đến công tác thẩm duyệt thiết kế về
PCCC, cụ thể:
+ Tại Điều 8 Luật PCCC (khoản 4 Điều 1 Luật bổ sung sửa đổi) quy định về
áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về PCCC;
+ Tại Điều 15 Luật PCCC quy định khi lập quy hoạch, dự án xây dựng mới
hoặc cải tạo đô thị, khu dân cư, đặc khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu
công nghệ cao phải có giải pháp, thiết kế về PCCC bảo đảm các nội dung sau đây:
Địa điểm xây dựng, bố trí các khu, các lô; hệ thống giao thông, cấp nước; bố trí địa
điểm hợp lý cho các đơn vị phòng cháy và chữa cháy ở những nơi cần thiết; dự toán
kinh phí cho các hạng mục phòng cháy và chữa cháy.
Khi lập dự án, thiết kế xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng
của công trình phải có giải pháp, thiết kế về PCCC bảo đảm các nội dung sau đây:
13

Địa điểm xây dựng, khoảng cách an toàn; hệ thống thoát nạn; hệ thống kỹ thuật an
toàn về phòng cháy và chữa cháy; các yêu cầu khác phục vụ phòng cháy và chữa
cháy; dự toán kinh phí cho các hạng mục phòng cháy và chữa cháy.
+ Tại Điều 48 Luật PCCC quy định chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Cảnh
sát phòng cháy và chữa cháy trong công tác thẩm duyệt thiết kế về PCCC đối với dự
án, công trình;
+ Tại Điều 57 Luật PCCC quy định nội dung quản lý nhà nước về PCCC;
trong đó, có quy định về công tác thẩm duyệt thiết kế về PCCC đối với dự án, công
trình;
- Về quy định của Nghị định số 136/2020/NĐ-CP liên quan đến công tác thẩm
duyệt thiết kế về PCCC, cụ thể:
+ Về danh mục dự án, công trình do cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy
và cứu nạn, cứu hộ thẩm duyệt thiết kế được quy định tại Phụ lục V ban hành kèm
theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP:
+ Về thành phần hồ sơ thẩm duyệt thiết kế về PCCC được thực hiện theo quy
định tại Khoản 4 Điều 13 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP;
+ Về nội dung thẩm duyệt thiết kế về PCCC đối với dự án thiết kế quy hoạch
phải theo đúng quy định tại điểm a Khoản 5 Điều 13 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP;
đối với thiết kế công trình phải theo đúng quy định tại các điểm b, c, d Khoản 5 Điều
13 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP;
+ Thời gian thẩm duyệt thiết kế về PCCC được quy định cụ thể tại Khoản 10
Điều 13 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.
+ Thẩm quyền thẩm duyệt được quy định cụ thể tại Khoản 12 Điều 13 Nghị
định số 136/2020/NĐ-CP.
Từ hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh công tác thẩm duyệt thiết kế về
PCCC đối với dự án, công trình nêu trên và qua thực tiễn công tác thẩm duyệt về
PCCC cho thấy, khi chủ đầu tư sử dụng hỗn hợp nhiều loại tiêu chuẩn trong thiết kế
về PCCC thì yêu cầu phải đảm bảo sự đồng bộ để tránh tình trạng các chủ đầu tư
dùng thiết kế theo tiêu chuẩn này nhưng lại kiểm nghiệm thi công hoặc nghiệm thu
theo tiêu chuẩn khác. Bên cạnh đó, hồ sơ thẩm duyệt thiết kế về PCCC của dự án,
công trình thường gồm nhiều trang, có thể lên tới hàng trăm trang căn cứ vào tính
chất đặc thù của từng dự án, công trình; do đó, với việc quy định thời gian thực hiện
thẩm duyệt tối đa là 15 ngày nên đòi hỏi phải nhiều cán bộ cùng tiến hành thực hiện
thẩm duyệt mới đảm bảo yêu cầu tiến độ. Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
14

thuật cũng như các văn bản quy phạm pháp luật cần có tính thực tiễn cao và không
ngừng được bổ sung, cải cách sao cho phù hợp với tình hình phát triển không ngừng
của thực tiễn.
2.2. Nhận thức, ý thức chấp hành quy định về phòng cháy và chữa cháy của
chủ đầu tư, đơn vị tư vấn dự án, giám sát thi công, đơn vị tư vấn thiết kế, nhà thầu
xây dựng và trách nhiệm của cơ quan phê duyệt dự án, cơ quan cấp giấy phép xây
dựng, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trong quản lý đầu tư, xây dựng
công trình
Trong những năm trở lại đây, bên cạnh sự hình thành và phát triển nhanh chóng
các các khu đô thị, trung tâm thương mại, du lịch, các cơ sở sản xuất, kinh doanh …
thì cũng làm tăng thêm nguy cơ xảy ra cháy, nổ và thiệt hại do cháy, nổ gây ra là rất
lớn, luôn tiềm ẩn những diễn biến phức tạp, khó lường. Do đó yêu cầu bảo đảm an
toàn về PCCC đối với dự án, công trình luôn được coi trọng và là trách nhiệm trước
hết của chủ đầu tư, đơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát các dự án công trình xây
dựng và trách nhiệm của cơ quan phê duyệt dự án, cơ quan cấp giấy phép xây dựng,
cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trong quản lý đầu tư, xây dựng công
trình. Theo đó, tại Điều 14 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP đã quy định cụ thể về
trách nhiệm của các chủ thể nêu trên trong công tác PCCC khi đầu tư, xây dựng công
trình, cụ thể như sau:
- Trách nhiệm của chủ đầu tư:
+ Lập dự án thiết kế theo đúng quy định tại Điều 11 Nghị định này và phù hợp
với quy hoạch được phê duyệt. Chỉ tiến hành thi công, xây dựng khi hồ sơ thiết kế
công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn
phòng cháy và chữa cháy thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo
Nghị định này được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền thẩm
duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
+ Tổ chức thi công, kiểm tra, giám sát thi công theo đúng thiết kế về phòng
cháy và chữa cháy đã được thẩm duyệt. Trường hợp trong quá trình thi công nếu có
sự thay đổi, điều chỉnh về thiết kế và thiết bị phòng cháy và chữa cháy ảnh hưởng
đến một trong các nội dung quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 5 Điều 13 Nghị
định này thì lập thiết kế bổ sung để bảo đảm theo quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn
phòng cháy và chữa cháy và phải được thẩm duyệt các nội dung thay đổi, điều chỉnh
trước khi thi công;
+ Tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với dự án, công trình,
phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy
15

và chữa cháy thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định
này và chịu trách nhiệm về kết quả nghiệm thu;
+ Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình trong suốt
quá trình xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng;
+ Cung cấp hồ sơ thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy
của công trình, phương tiện giao thông cơ giới cho đơn vị quản lý, vận hành khi đưa
công trình, phương tiện giao thông cơ giới vào sử dụng để xuất trình khi có yêu cầu
của cơ quan có thẩm quyền;
+ Xuất trình hồ sơ thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy và chữa
cháy của công trình, phương tiện giao thông cơ giới khi có yêu cầu của cơ quan có
thẩm quyền.
- Trách nhiệm của đơn vị tư vấn dự án và giám sát thi công:
+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư trong việc thực hiện các nội
dung về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật về hoạt động tư vấn
dự án và tư vấn giám sát trong phạm vi của hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư và đơn
vị tư vấn;
+ Tham gia trong quá trình nghiệm thu.
- Trách nhiệm của đơn vị tư vấn thiết kế:
+ Thiết kế bảo đảm các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy; chịu trách nhiệm
về chất lượng của sản phẩm thiết kế công trình;
+ Thực hiện quyền giám sát tác giả trong quá trình thi công xây lắp công trình.
- Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng:
+ Thi công theo đúng thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đã được thẩm duyệt;
+ Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy thuộc phạm vi quản lý của
mình trong suốt quá trình thi công đến khi bàn giao công trình;
+ Lập hồ sơ hoàn công; chuẩn bị các tài liệu và điều kiện để phục vụ công tác
nghiệm thu và tham gia nghiệm thu công trình.
- Trách nhiệm của cơ quan phê duyệt dự án và cơ quan cấp giấy phép xây
dựng:
+ Cơ quan phê duyệt quy hoạch, cơ quan phê duyệt dự án đầu tư xây dựng dự
án, công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định
16

này chỉ phê duyệt dự án, công trình khi có văn bản trả lời kết quả thẩm duyệt thiết
kế về phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 11 Điều 13 Nghị định này;
+ Cơ quan cấp giấy phép xây dựng trước khi cấp giấy phép có trách nhiệm
yêu cầu chủ đầu tư xuất trình Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm
duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy (nếu có) và bản vẽ được đóng dấu thẩm
duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và
chữa cháy đối với các dự án, công trình quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo
Nghị định này.
- Trách nhiệm của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy:
+ Xem xét, trả lời về địa điểm xây dựng công trình quy định tại mục 15 và 16
Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này (trừ trạm cấp xăng dầu nội bộ và cơ sở
sử dụng khí đốt), giải pháp phòng cháy và chữa cháy đối với đồ án quy hoạch xây
dựng, hồ sơ thiết kế cơ sở quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này;
+ Thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với hồ sơ thiết kế kỹ
thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới
có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy thuộc danh mục
quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này;
+ Kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án,
công trình, hạng mục công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt
về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy thuộc danh mục quy định tại Phụ lục
V ban hành kèm theo Nghị định này;
+ Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình thi công xây
dựng công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị
định này.
2.3. Năng lực tổ chức thực hiện công tác thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy
và chữa cháy
Năng lực tổ chức thực hiện công tác thẩm duyệt thiết kế về PCCC của lực
lượng Cảnh sát PCCC là khả năng thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà nhà
nước đã giao cho lực lượng này; theo đó, năng lực tổ chức quản lý phụ thuộc vào các
yếu tố như: Tổ chức lực lượng chặt chẽ, có sự phân công, phân cấp rành mạch; đội
ngũ cán bộ có trình độ, năng lực và các điều kiện vật chất, phương tiện kỹ thuật cần
và đủ để đáp ứng yêu cầu thẩm duyệt thiết kế về PCCC; theo đó:
- Về tổ chức lực lượng thực hiện công tác thẩm duyệt thiết kế về PCCC: Công
tác thẩm duyệt thiết kế về PCCC được thực hiện thông qua các bộ phận chuyên trách
17

như tham mưu tổng hợp, tổ chức thẩm duyệt, cấp giấy chứng nhận, thu phí thẩm
duyệt… Do đó, để thực hiện có hiệu quả công tác thẩm duyệt thiết kế về PCCC, yêu
cầu đặt ra là phải tổ chức lực lượng Cảnh sát PCCC trực tiếp thực hiện nhiệm vụ có
cơ cấu hợp lý, có quy chế, quy định, quy trình công tác khoa học.
- Về trình độ và năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm duyệt thiết kế về
PCCC: Đội ngũ cán bộ là nhân tố tác động lớn đến chất lượng công tác thẩm duyệt
thiết kế PCCC. Yêu cầu chung của đội ngũ cán bộ Cảnh sát PCCC là cần phải có
trình độ chuyên sâu trong lĩnh vực PCCC; có khả năng tiếp cận và vận dụng kiến
thức khoa học kỹ thuật thẩm duyệt thiết kế về PCCC; có trình độ quản lý, kiến thức
tin học, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó là sự thường
xuyên quan tâm, lãnh đạo kiểm tra đôn đốc của chỉ huy đối với đội ngũ cán bộ thực
hiện công tác thẩm duyệt thiết kế về PCCC.
- Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện là điều kiện bảo đảm cho
việc thực hiện công tác quản lý về PCCC, trong đó có công tác thẩm duyệt thiết kế
về PCCC. Theo đó, pháp luật hiện hành quy định lực lượng Cảnh sát PCCC được
trang bị phương tiện PCCC và các phương tiện, thiết bị khác bảo đảm về số lượng
và chất lượng, đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu công tác, phù hợp với khả năng
ngân sách nhà nước. Như vậy, yêu cầu của việc trang bị phương tiện là góp phần xây
dựng lực lượng Cảnh sát PCCC chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại, qua đó
góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về PCCC nói chung, hoạt động thẩm
duyệt thiết kế về PCCC nói riêng.
Từ nội dung nêu trên cho thấy, nhà nước phải thường xuyên có những chính
sách quan tâm đến công tác PCCC nói chung, công tác thẩm duyệt về PCCC nói
riêng; trong đó, có các chính sách đào tạo nguồn lực về con người, trang cấp các
phương tiện kỹ thuật phục vụ cho nhiệm vụ công tác.
2.4. Quan hệ phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy
với các cơ quan chức năng trong công tác thẩm định, phê duyệt dự án, công trình
xây dựng
Công tác thẩm duyệt về PCCC là một phần trong công tác thẩm định, phê duyệt
dự án, công trình xây dựng; do đó, cần thiết phải có sự phối hợp giữa lực lượng Cảnh
sát PCCC với các cơ quan chức năng tham gia trong quá trình này. Cụ thể ở đây là sự
phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát PCCC với các cơ quan, đơn vị chức năng như cơ
quan quản lý quy hoạch, kiến trúc, xây dựng, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng…
Để một dự án đầu tư xây dựng được phê duyệt cần có sự chấp thuận của nhiều
cơ quan quản lý có liên quan. Đối với vấn đề đảm bảo an toàn PCCC, các cơ quan,
18

ban ngành có nhiệm vụ giới thiệu cũng như giúp đỡ chủ đầu tư làm việc với cơ quan
Cảnh sát PCCC để hoàn thành các thủ tục cần thiết cũng như được chấp thuận phương
án liên quan đến lĩnh vực PCCC. Lực lượng Cảnh sát PCCC có nhiệm vụ hướng dẫn
chủ đầu tư đảm bảo các yêu cầu cần thiết về PCCC đối với dự án, công trình theo
quy định của pháp luật.
Để nâng cao hiệu quả của quan hệ phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát PCCC
với các cơ quan chức năng trong công tác thẩm định, phê duyệt dự án, công trình xây
dựng cần thiết phải xây dựng một quy chế phối hợp cụ thể cũng như phương hướng
phối hợp hàng năm. Đây sẽ là nền tảng giúp các bên phối hợp nhịp nhàng tạo điều
kiện thuận lợi, cũng như giải quyết nhanh chóng việc phê duyệt phương án cho chủ
đầu tư đi vào xây dựng công trình. Căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ của các bên
trong thực hiện quy chế phối hợp, định kỳ có tổng kết, rút kinh nghiệm để có những
điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn, qua đó nâng cao hiệu quả trong công
tác thẩm định, phê duyệt dự án, công trình xây dựng.
II. CƠ SỞ PHÁP LÝ, NỘI DUNG THẨM DUYỆT THIẾT KẾ, NGHIỆM
THU VỀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
1. Cơ sở pháp lý của công tác thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và
chữa cháy
Công tác PCCC nói chung, công tác thẩm duyệt thiết kế về PCCC nói riêng
có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm đảm an toàn tính mạng, sức khỏe con người,
tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, góp phần giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và sự
phát triển bền vững của đất nước. Xuất phát từ tầm quan trọng đó, trong những năm
qua, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh về
lĩnh vực này; qua đó, đã thể chế hóa quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà
nước ta về công tác PCCC và tạo cơ sở pháp lý quan trọng trong tổ chức và hoạt
động của lực lượng Cảnh sát PCCC cũng như nâng cao hiệu quả công tác quản lý
nhà nước về PCCC, trong đó có công tác thẩm duyệt thiết kế về PCCC.
Sau khi Quốc hội ban hành Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật PCCC, các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo chức năng, nhiệm
vụ đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để quy định chi tiết thi hành; qua
đó, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về PCCC đã tương đối hoàn thiện, tạo cơ
sở pháp lý quan trọng cho việc xác định và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các
cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong công tác PCCC, nâng cao nhận thức, ý
thức chấp hành quy định về PCCC của chủ đầu tư, đơn vị tư vấn dự án, giám sát thi
công, đơn vị tư vấn thiết kế, nhà thầu xây dựng và trách nhiệm của cơ quan phê duyệt
dự án, cơ quan cấp giấy phép xây dựng, cơ quan Cảnh sát PCCC trong quản lý đầu
19

tư, xây dựng công trình có liên quan đến PCCC; qua đó, góp phần nâng cao hiệu lực,
hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về PCCC, đáp ứng được những yêu cầu thực
tiễn trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã và yêu cầu phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước.
Theo đó, pháp luật hiện hành quy định về đối tượng, nội dung, thẩm quyền
thẩm duyệt thiết kế về PCCC, cụ thể như sau:
- Tại Điều 15 Luật PCCC quy định
Khi lập quy hoạch, dự án xây dựng mới hoặc cải tạo đô thị, khu dân cư, đặc
khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao phải có giải pháp
thiết kế về PCCC bảo đảm các nội dung sau đây:
+ Địa điểm xây dựng, bố trí các khu, các lô.
+ Hệ thống giao thông, cấp nước.
+ Bố trí địa điểm hợp lý cho các đơn vị PCCC ở những nơi cần thiết.
+ Dự toán kinh phí cho các hạng mục PCCC.
Khi lập dự án, thiết kế xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng
của công trình cần phải có giải pháp thiết kế về PCCC bảo đảm các nội dung sau đây:
+ Địa điểm xây dựng, khoảng cách an toàn.
+ Hệ thống thoát nạn.
+ Hệ thống kỹ thuật an toàn về PCCC.
+ Dự toán kinh phí cho các hạng mục PCCC.
Các dự án, thiết kế quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều này phải được thẩm
duyệt về PCCC.
- Thực hiện Luật PCCC, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC,
Nghị định số 79/2014/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành, công tác PCCC
đã đạt được nhiều kết quả quan trọng; hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về PCCC
được tăng cường. Phong trào toàn dân tham gia PCCC ngày càng được cấp ủy Đảng,
chính quyền quan tâm, chỉ đạo và phát triển sâu rộng; nhận thức, ý thức trách nhiệm
về PCCC của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và người dân ngày càng
được nâng cao. Lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH được kiện toàn về tổ chức, bộ
máy và được quan tâm, đầu tư về cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ công tác. Cơ
sở hạ tầng phục vụ công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ được đầu tư xây dựng, cải tạo
tốt hơn... Những kết quả đạt được nêu trên đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ
an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh
20

tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác
quản lý nhà nước về PCCC vẫn còn tồn tại những vướng mắc, hạn chế, đòi hỏi hành
lang pháp lý phải được hoàn thiện để phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
- Từ thực tiễn nêu trên, Ngày 24/11/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số
136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng
cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và
chữa cháy (Nghị định số 136/2020/NĐ-CP) thay thế Nghị định số 79/2014/NĐ-CP
ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật PCCC và Luật sửa
đổi, bổ sung một sung một số điều của Luật PCCC (Nghị định số 79/2014/NĐ-CP).
Liên quan đến công tác thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC, Nghị định số
136/2020/NĐ-CP quy định từ Điều 10 đến điều 15, khoản 4 Điều 53, Phụ lục V, Phụ
lục IX. Trong đó:
- Điều 10. Yêu cầu về PCCC khi lập quy hoạch xây dựng hoặc điều chỉnh quy
hoạch xây dựng đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất,
khu công nghệ cao và các khu chức năng khác theo Luật Quy hoạch;
- Điều 11. Yêu cầu về PCCC khi lập dự án và thiết kế xây dựng mới hoặc cải
tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng của công trình;
- Điều 12. Kinh phí PCCC trong đầu tư, xây dựng;
- Điều 13. Thiết kế và thẩm duyệt thiết kế về PCCC;
- Điều 14. Trách nhiệm của chủ đầu tư, chủ phương tiện giao thông cơ giới,
đơn vị tư vấn dự án, giám sát thi công, đơn vị tư vấn thiết kế, đơn vị thi công, cơ
quan phê duyệt quy hoạch, cơ quan phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, cơ quan cấp
giấy phép xây dựng và cơ quan Cảnh sát PCCC trong đầu tư, xây dựng công trình;
- Điều 15 Nghiệm thu, kiểm tra kết quả nghiệm thu về PCCC;
- Khoản 4 Điều 53 Quy định chuyển tiếp;
- Phụ lục V Danh mục dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới thuộc
diện thẩm duyệt thiết kế về PCCC;
- Phụ lục IX Biểu mẫu sử dụng trong công tác PCCC.
2. Quy định của pháp luật về thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy
2.1. Đối tượng thẩm duyệt (khoản 3, Điều 13 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP
của Chính phủ)
2.1.1. Về đối tượng thẩm duyệt tại Nghị định số 136/2020/NĐ-CP đã bổ sung
một số loại hình, công trình và quy định cụ thể danh mục, quy mô của các loại hình
21

công trình để tháo gỡ các vướng mắc, bất cập của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP
trong việc xác định đối tượng công trình thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về PCCC, cụ
thể như:
- Đồ án quy hoạch: Yêu cầu về PCCC khi lập quy hoạch xây dựng hoặc điều
chỉnh quy hoạch xây dựng các khu chức năng (Điều 10) ngoài đối tượng khu đô thị,
khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao bổ sung các đối tượng là các khu
chức năng phải bảo đảm an toàn PCCC khi lập quy hoạch bao gồm: cụm công nghiệp,
khu chức năng khác theo Luật Quy hoạch như khu du lịch (sinh thái), khu đào tạo.
Cơ quan Cảnh sát PCCC trả lời bằng văn bản góp ý về giải pháp PCCC đối với đồ
án quy hoạch. Văn bản góp ý này là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê
duyệt quy hoạch. Cơ quan Cảnh sát PCCC không cấp giấy chứng nhận thẩm duyệt,
kiểm tra nghiệm thu về PCCC đối với đồ án quy hoạch.
- Bổ sung và quy định với các công trình và hạng mục thuộc công trình như:
Nhà trọ, nhà tập thể, nhà ký túc xá, trung tâm thể dục thể thao, đài kiểm soát không
lưu, trạm dừng nghỉ, cơ sở đăng kiểm, cửa hàng kinh doanh, sửa chữa ô tô, trạm cấp
phát xăng dầu nội bộ…
- Nâng quy mô khối tích, số tầng của các công trình thuộc phụ lục IV của Nghị
định 79/2014/NĐ-CP, ví dụ như: đối với khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà làm
việc của doanh nghiệp, tổ chức chính trị, xã hội, nhà chung cư cao từ 7 tầng trở lên
(trước đây quy định từ 05 tầng trở lên); Trụ sở cơ quan nhà nước các cấp cao từ 7
tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên (trước đây quy định Trụ sở cơ
quan hành chính nhà nước cấp xã trở lên)...;
- Quy định về chiều dài phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về
đảm bảo an toàn PCCC.
2.1.2. Nội dung lưu ý trong việc xác định đối tượng phải thẩm duyệt thiết kế
về PCCC
a) Góp ý đối với đồ án quy hoạch
- Đối tượng thuộc diện góp ý: Đồ án quy hoạch xây dựng đô thị, các khu chức
năng theo Luật Quy hoạch quy định tại Khoản 3, Điều 13, Nghị định số
136/2020/NĐ-CP là đồ án quy hoạch chi tiết của 01 dự án cụ thể nằm trong đô thị,
các khu chức năng hoặc đồ án quy hoạch chi tiết của toàn bộ đô thị, khu chức năng
được lập với tỷ lệ 1/500 hoặc 1/2000 đối với khu công nghiệp có quy mô trên 20 ha.
- Cơ quan Cảnh sát PCCC góp ý về PCCC đối với đồ án quy hoạch chi tiết tỷ
lệ 1/500 của các dự án thuộc khu vực đô thị và các khu chức năng, tỷ lệ 1/2000 đối
với khu công nghiệp quy mô trên 20 ha.
22

- Đối với đồ án quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2000 trở lên) và đồ án quy hoạch
đối với các dự án không thuộc diện bắt buộc phải lập quy hoạch tỷ lệ 1/500(1) phải
được xây dựng bảo đảm theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP
nhưng không yêu cầu bắt buộc phải xin ý kiến cơ quan Cảnh sát PCCC theo thủ tục
hành chính về góp ý đồ án quy hoạch xây dựng quy định tại Điều 13 Nghị định số
136/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
b) Xác định theo tổng khối tích công trình, hạng mục công trình:
- Đối với công trình xây dựng mới việc xác định tổng khối tích của 1 dự án,
công trình được tính toán bằng tổng khối tích các hạng mục trong khuôn viên của dự
án, công trình đó, không bao gồm các hạng mục phụ trợ không có nguy hiểm về cháy,
nổ, được bố trí độc lập và bảo đảm khoảng cách an toàn PCCC đến các hạng mục
xung quanh (nhà bảo vệ, nhà vệ sinh công cộng, trạm bơm nước thải…). Khối tích
của từng hạng mục được tính theo quy định của QCVN 06:2021/BXD và TCVN
9255:2012.
- Đối với cơ sở đang hoạt động và không thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về
PCCC theo quy định tại Nghị định 79/2014/NĐ-CP khi mở rộng thêm các hạng mục
khác dẫn đến tổng khối tích của cả cơ sở thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về PCCC
theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP thì thực hiện như sau:
+ Trường hợp hạng mục xây dựng mới độc lập, bảo đảm khoảng cách an
toàn PCCC đối với các hạng mục hiện hữu thì tiến hành đối chiếu thẩm duyệt
riêng hạng mục mở rộng theo quy định hiện hành;
+ Trường hợp hạng mục xây dựng mới gắn liền hoặc kết nối với hạng mục hiện
hữu hoặc không bảo đảm khoảng cách an toàn PCCC thì thực hiện đối chiếu thẩm
duyệt tổng thể các hạng mục mới và hạng mục hiện hữu theo quy định hiện hành.
c) Xác định số tầng nhà: Số tầng nhà xác định theo quy định tại Điều 1.4.33
QCVN 06:2021/BXD và Thông tư số 07/2019/TT-BXD:
- Số tầng của tòa nhà (hoặc công trình) bao gồm toàn bộ các tầng trên mặt đất
(kể cả tầng kỹ thuật, tầng tum) và tầng nửa/bán hầm, không bao gồm tầng áp mái;
- Công trình có tầng tum không tính vào số tầng của công trình khi chỉ dùng
để bao che lồng cầu thang bộ hoặc giếng thang máy, bao che các thiết bị công trình

(1)
dự án không thuộc diện bắt buộc phải lập quy hoạch tỷ lệ 1/500 là dự án đầu tư xây dựng do một chủ đầu
tư tổ chức thực hiện có quy mô nhỏ hơn 05 héc ta (nhỏ hơn 02 héc ta đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở
chung cư).
23

(nếu có), phục vụ mục đích lên mái và cứu nạn, có diện tích không vượt quá 30%
diện tích của sàn mái;
- Đối với nhà ở riêng lẻ, tầng lửng không tính vào số tầng của công trình khi
diện tích sàn tầng lửng không vượt quá 65% diện tích sàn xây dựng của tầng ngay
bên dưới;
- Đối với các công trình nhà, kết cấu dạng nhà, công trình nhiều tầng có sàn
(không bao gồm nhà ở riêng lẻ), tầng lửng không tính vào số tầng của công trình khi
chỉ bố trí sử dụng làm khu kỹ thuật (ví dụ: sàn kỹ thuật đáy bể bơi, sàn đặt máy phát
điện, hoặc các thiết bị công trình khác), có diện tích sàn xây dựng không vượt quá
10% diện tích sàn xây dựng của tầng ngay bên dưới và không vượt quá 300m2;
- Mỗi công trình chỉ được phép có một tầng lửng không tính vào số tầng của
công trình.
d) Đối với phương tiện giao thông đường thủy: Chiều dài phương tiện giao
thông đường thủy quy định tại khoản 12 Điều 13 và mục 21 Phụ lục V ban hành kèm
theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP được xác định là “chiều dài thiết kế” theo khái
niệm tại Điều 1.4.35 Quy chuẩn 72:2013/BGTVT sửa đổi 1:2015.
đ) Hệ thống cấp khí đốt trung tâm có tổng lượng khí tồn chứa từ 200 kg trở
lên (mục 16 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP):
- Đối với cơ sở không thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về PCCC khi trang bị
thêm hệ thống cấp khí đốt trung tâm có lượng khí tồn chứa dưới 200 kg không phải
thẩm duyệt thiết kế về PCCC đối với hạng mục này.
- Đối với cơ sở thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về PCCC khi trang bị thêm hệ
thống cấp khí đốt trung tâm thì phải tiến hành thẩm duyệt thiết kế về PCCC mà không
phụ thuộc vào lượng khí tồn chứa.
e) Cách xác định hạng nguy hiểm cháy nổ của công trình được quy định tại
Phụ lục C của QCVN 06:2021/BXD “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy
cho nhà và công trình”.
f) Công trình hạ tầng kỹ thuật liên quan đến PCCC của đô thị, khu công nghiệp
và các khu chức năng khác thuộc diện phải thẩm duyệt thiết kế về PCCC là hệ thống
đường giao thông cho xe chữa cháy, nguồn nước, hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài
nhà, nguồn điện dành cho hệ thống PCCC, trang bị phương tiện chữa cháy cơ giới
và giải pháp cứu nạn và hỗ trợ cứu nạn.
g) Nhà ở kết hợp kinh doanh
24

- Nhà ở kết hợp kinh doanh mà có phần diện tích kinh doanh chiếm từ 30%
tổng diện tích sàn trở lên thì được xác định là nhà hỗn hợp (căn cứ theo quy định của
QCVN 06:2021/BXD) và là đối tượng phải xem xét thẩm duyệt thiết kế về PCCC
theo quy định tại điểm 2 Phụ lục V Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.
- Trường hợp nhà ở kết hợp kinh doanh mà có phần diện tích kinh doanh nhỏ
hơn 30% tổng diện tích sàn thì xác định là nhà ở kết hợp kinh doanh (nhóm nhà ở
riêng lẻ F1.4) và không thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về PCCC nhưng thuộc diện
quản lý về PCCC và phải được thiết kế bảo đảm theo quy chuẩn, tiêu chuẩn về PCCC
hiện hành.
h) Nhà thương mại liên kế (shophouse)
Đối với Nhà thương mại liên kế (shophouse) được bố trí theo từng khu vực
(dãy nhà) trong đô thị, khu dân cư, các khu chức năng được ngăn cháy độc lập bằng
tường ngăn cháy hoặc bảo đảm khoảng cách an toàn PCCC, có thể vận hành, khai
thác độc lập riêng đối với từng nhà thì xác định quy mô để thực hiện thẩm duyệt thiết
kế về PCCC theo từng nhà thuộc dãy nhà đó mà không tính tổng khối tích của cả dãy
nhà. Trường hợp từng hạng mục không thuộc diện phải thẩm duyệt thiết kế về PCCC
theo phụ lục V, Nghị định số 136/2020/NĐ-CP vẫn phải xem xét thẩm duyệt thiết kế
về PCCC đối với hạ tầng kỹ thuật các dãy nhà này.
i) Quy định về thay đổi, điều chỉnh ảnh hưởng đến các điều kiện an toàn PCCC
(điểm b, c khoản 3 Điều 13 và điểm b, khoản 1, Điều 14)
Theo quy định tại các điểm này:
- Các trường hợp thay đổi, điều chỉnh, cải tạo không làm ảnh hưởng đến
nguyên tắc, phạm vi hoạt động của các giải pháp an toàn về PCCC, như: Sơn lại các
đường ống của hệ thống kỹ thuật, cải tạo bề mặt ngoài của công trình,điều chỉnh vị
trí bình chữa cháy, họng nước chữa cháy trong nhà, đầu báo cháy,đầu phun sprinkler
của hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động do vướng kết cấu dầm, cột, hay miệng
thông gió của hệ thống điều hòa không khí vẫn bảo đảmtheo quy định của tiêu chuẩn,
quy chuẩn… thì không phải tiến hành thẩm duyệt điều chỉnh, bổ sung về PCCC.
- Đối với cơ sở đang hoạt động phải có báo cáo bằng văn bản và được ghi nhận
trong biên bản kiểm tra của cơ quan Công an.
- Đối với công trình đang thi công, xây dựng phải có báo cáo bằng văn bản
cho cơ quan Cảnh sát PCCC và CNCH trong quá trình kiểm tra nghiệm thu về PCCC
để xác nhận tại biên bản kiểm tra nghiệm thu về PCCC.
25

2.2. Phân cấp thẩm duyệt thiết kế về PCCC


2.2.1. Quy định mới so với Nghị định số 79/2014/NĐ-CP
- Bãi bỏ quy định về thẩm quyền thẩm duyệt của Cục Cảnh sát PCCC và
CNCH đối với các hồ sơ theo đề nghị của chủ đầu tư;
- Đối tượng “Đồ án quy hoạch đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công
nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu chức năng khác theo Luật Quy
hoạch trên địa bàn quản lý” thuộc thẩm quyền của Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa
cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh;
- Đối với trường hợp công trình đã được Cục Cảnh sát PCCC và CNCH cấp
văn bản nghiệm thu về PCCC và đưa vào sử dụng, khi cải tạo, điều chỉnh không ảnh
hưởng đến quy mô, tính chất sử dụng thì ủy quyền Công an các địa phương thực hiện
việc thẩm duyệt điều chỉnh, bổ sung về PCCC. Trường hợp mở rộng thay đổi quy
mô, tính chất sử dụng của công trình, Cục Cảnh sát PCCC và CNCH tiếp tục thực
hiện việc thẩm duyệt thiết kế về PCCC theo quy định.
2.2.2. Nội dung lưu ý
- Phân cấp công trình theo chiều cao: Chiều cao nhà, công trình để xác định
thẩm quyền thẩm duyệt thiết kế là chiều cao PCCC được quy định tại Điều 1.4.8 của
QCVN 06:2021/BXD.
- Phân cấp công trình theo nhóm dự án
+ Khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị thẩm duyệt thiết kế về PCCC, cán bộ tiếp nhận
cần đối chiếu tổng mức đầu tư dự án, công trình căn cứ theo tiêu chí của Luật Đầu
tư công do Quốc Hội ban hành ngày 13/6/2019 và Nghị định số 40/2020/NĐ-CP
ngày 06 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Đầu tư công (tham khảo Phụ lục I) để kết luận nhóm dự án và xác định thẩm
quyền thẩm duyệt thiết kế về PCCC. Trường hợp dự án, công trình thuộc thẩm quyền
thẩm duyệt của đơn vị thì thì tiếp tục thực hiện tiếp nhận hồ sơ theo quy định; trường
hợp không thuộc thẩm quyền thẩm duyệt của đơn vị thì hướng dẫn chủ đầu tư tới cơ
quan Cảnh sát PCCC và CNCH có thẩm quyền để thực hiện thẩm duyệt thiết kế theo
quy định.
+ Căn cứ để xác định tổng mức đầu tư: các thành phần hồ sơ theo quy định tại
Nghị định số 136/2020/NĐ-CP gồm Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây
dựng công trình đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, văn bản chấp thuận chủ
trương đầu tư xây dựng (nếu có) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có);
Quyết định phê duyệt tổng mức đầu tư trên cơ sở hồ sơ đã thẩm tra, thẩm định tổng
26

mức đầu tư (nếu có) để xác định tổng mức đầu tư theo quy định tại Nghị định
10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
+ Đối với việc phân chia dự án theo quy định tại Điều 50 Luật Xây dựng năm
2020: Quyết định về việc phân chia dự án đầu tư xây dựng thành các dự án thành
phần của người quyết định đầu tư phải bảo đảm nguyên tắc mỗi dự án thành phần có
thể vận hành, khai thác độc lập và các dự án thành phần sau khi phân chia được quản
lý như đối với dự án độc lập bảo đảm theo các quy định của pháp luật về đầu tư.
Người quyết định đầu tư được quy định tại khoản 27, Điều 3 Luật Xây dựng như sau:
“Người quyết định đầu tư là cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của cơ quan,
tổ chức, doanh nghiệp có thẩm quyền phê duyệt dự án và quyết định đầu tư xây
dựng”. Khi đó, cần phân nhóm A, B, C đối với từng dự án thành phần theo quy định
nêu trên và là căn cứ để xác định thẩm quyền thẩm duyệt thiết kế về PCCC đối với
các dự án thành phần này theo quy định. Việc phân chia dự án thành các dự án thành
phần cần được thực hiện thống nhất ngay từ giai đoạn thẩm duyệt thiết kế về PCCC
(của cơ quan Cảnh sát PCCC) và thẩm định (của cơ quan chuyên môn về xây dựng)
đối với hồ sơ thiết kế cơ sở của dự án.
+ Phân kỳ dự án đầu tư xây dựng là việc triển khai dự án thành các giai đoạn,
không phải là việc chia, tách dự án và không ảnh hưởng đến xác định nhóm của dự án.
2.3. Thành phần hồ sơ
Thành phần hồ sơ đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy quy
định khoản 4, Điều 13: Thành phần hồ sơ nộp đề nghị góp ý đối với hồ sơ thiết kế
cơ sở và hồ sơ thẩm duyệt thiết kế về PCCC được quy định phù hợp với thực tế, theo
hướng dễ thực hiện hơn đối với các cá nhân, tổ chức trong quá trình nộp hồ sơ thủ
tục hành chính đối với có một số dạng công trình không thể có đủ các giấy pháp lý
như chấp thuận chủ trương đầu tư, chứng chỉ quy hoạch. Đồng thời bổ sung quy định
chi tiết về việc nộp hồ sơ trong trường hợp đề nghị thẩm duyệt thiết kế cải tạo, điều
chỉnh về PCCC.
Một số nội dung lưu ý như sau:
2.3.1. Xác định "chủ đầu tư", "người đứng đầu cơ sở"
- Đối với nhà ở kết hợp kinh doanh hoặc nhà hỗn hợp do cá nhân hoặc tổ chức
(sau đây gọi là bên thuê nhà) thuê lại đất để xây mới hoặc thuê lại nhà ở để cải tạo
chuyển đổi công năng thành nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh hoặc nhà hỗn hợp,
căn cứ vào điểm đ khoản 4 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020 thì chủ đầu tư
trong trường hợp này là bên thuê nhà, đồng thời là người đứng đầu cơ sở khi đưa
công trình vào sử dụng. Quá trình xây mới hoặc cải tạo thay đổi công năng từ nhà ở
27

thành nhà hỗn hợp mà thuộc diện phải thẩm duyệt thiết kế về PCCC, thì chủ đầu tư
phải thực hiện thủ tục thẩm duyệt thiết kế theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị
định số 136/2020/NĐ-CP. Khi đó thành phần pháp lý trong hồ sơ đề nghị thẩm duyệt
thiết kế về PCCC là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của chủ sở hữu nhà và hợp
đồng thuê nhà hoặc đất giữa chủ sở hữu và bên thuê nhà (là chủ đầu tư).
- Đối với nhà ở mà chủ sở hữu sử dụng một phần nhà và cho bên thuê nhà thuê
lại một phần nhà để sản xuất, kinh doanh thì chủ đầu tư và người đứng đầu cơ sở là
chủ sở hữu nhà.
2.3.2. Văn bản chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp đối với dự án, công
trình là: Các văn bản, tài liệu, giấy tờ xác nhận, chứng minh các cá nhân, tổ chức
được phép lập và triển khai dự án, công trình trên một địa điểm xác định ví dụ như
các quyết định giao đất; quyết định cho thuê đất; hợp đồng cho thuê đất trong khu
công nghiệp…
2.3.3. Văn bản góp ý thiết kế cơ sở về PCCC của cơ quan Cảnh sát PCCC: Chỉ
thực hiện đối với hồ sơ thiết kế từ 02 bước trở lên. Đối với các công trình xây dựng
mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm
tiền sử dụng đất) và các công trình nhà ở riêng lẻ (kể cả các nhà ở riêng lẻ chuyển
đổi mục đích sử dụng kết hợp văn phòng, kinh doanh) không yêu cầu phải lập thiết
kế cơ sở.
2.3.4. Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây
dựng là: Văn bản do các cơ quan chuyên môn quản lý xây dựng thuộc Bộ được giao
quản lý công trình xây dựng chuyên ngành (Bộ Xây dựng, Bộ Công thương, Bộ Giao
thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công an và Bộ Quốc
phòng), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; cơ quan được giao quản lý xây dựng thuộc Ủy
ban nhân dân cấp huyện; Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ
cao, khu kinh tế ban hành.
2.3.5. Đối với hồ sơ thiết kế cải tạo hoặc điều chỉnh, thành phần hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về PCCC của chủ đầu tư (Mẫu
PC06); trường hợp chủ đầu tư ủy quyền cho đơn vị khác thì phải có văn bản ủy quyền
theo quy định của pháp luật;
- Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công thể
hiện những nội dung yêu cầu về PCCC quy định tại Điều 11 Nghị định số
136/2020/NĐ-CP;
- Bản sao Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế, văn bản thẩm duyệt thiết kế,
bản vẽ được đóng dấu thẩm duyệt về PCCC. Trường hợp có thay đổi về pháp lý dự
28

án thì thành phần hồ sơ đề nghị thẩm duyệt thiết kế về PCCC thực hiện theo điểm d
khoản 4 Điều 13.
2.3.6. Bổ sung quy định trong thành phần hồ sơ đề nghị thẩm duyệt phải có
giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ về PCCC của đơn vị tư vấn thiết kế
và chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế đối với chủ trì thiết kế. Lưu ý không yêu cầu
giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ về PCCC đối với đơn vị thiết kế hệ
thống LPG trong nhà dân dụng.
2.4. Nội dung thẩm duyệt
2.4.1. Một số quy định mới
a) Bổ sung nội dung cho phép chủ đầu tư thực hiện thẩm duyệt riêng phần lắp
đặt mới hoặc cải tạo của hệ thống, thiết bị PCCC đối với công trình đã được nghiệm
thu đưa vào sử dụng theo quy định. Theo quy định tại điểm này:
- Đối với trường hợp công trình thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về PCCC theo
các văn bản quy phạm pháp luật ban hành trước ngày Nghị định 136/2020/NĐ-CP
có hiệu lực thì việc “nghiệm thu đưa vào sử dụng theo quy định” là đã được cơ quan
Cảnh sát PCCC và CNCH cấp Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về PCCC và cấp
văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về PCCC theo quy định.
- Đối với trường hợp công trình không thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về PCCC
theo các văn bản quy phạm pháp luật ban hành trước ngày Nghị định 136/2020/NĐ-
CP có hiệu lực thì việc “nghiệm thu đưa vào sử dụng theo quy định” là đã được cấp
phép xây dựng (nếu có) và đưa vào hoạt động theo đúng quy định của pháp luật về
xây dựng (quy mô, tính chất hoạt động phải phù hợp với quy hoạch xây dựng, giấy
phép xây dựng).
b) Nội dung thẩm duyệt bổ sung quy định về danh mục tiêu chuẩn, quy chuẩn
thực hiện để thiết kế đối với công trình. Đối với quy định thẩm duyệt về giải pháp
cấp điện cho hệ thống PCCC và hệ thống kỹ thuật khác có liên quan thì chỉ xem xét
đến một số giải pháp chính như số nguồn điện, giải pháp kích hoạt nguồn điện dự
phòng khi có sự cố....
2.4.2. Nội dung góp ý về PCCC đối với đồ án quy hoạch
Đối với đồ án quy hoạch, cơ quan Cảnh sát PCCC chỉ tiến hành góp ý về
PCCC, không cấp Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về PCCC và không tiến hành
kiểm tra kết quả nghiệm thu về PCCC. Nội dung góp ý về PCCC đối với đồ án quy
hoạch được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 13 Nghị định số
136/2020/NĐ-CP, bao gồm các nội dung như sau:
29

- Khoảng cách an toàn PCCC giữa công trình, cụm công trình, các khu đất,
các lô nhà đến các khu dân cư và công trình xung quanh;
- Hệ thống giao thông, khoảng trống cho phương tiện chữa cháy cơ giới;
- Hệ thống, nguồn cấp nước phục vụ cho chữa cháy; hệ thống thông tin liên
lạc; nguồn điện phục vụ cho các hoạt động chữa cháy, thông tin báo cháy;
- Đối với khu đô thị phải bố trí địa điểm xây dựng doanh trại cho đơn vị Cảnh
sát PCCC theo quy định tại QCVN 01:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
Quy hoạch xây dựng.
Lưu ý
- Văn bản góp ý về PCCC đối với đồ án quy hoạch không thay thế cho Giấy
chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về PCCC đối với công trình hạ tầng kỹ thuật có liên
quan đến phòng cháy và chữa cháy của dự án. Việc thẩm duyệt thiết kế về PCCC đối
với công trình hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến PCCC được thực hiện như đối với
công trình theo quy định của Điều 13 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.
- Trong văn bản góp ý về PCCC đối với đồ án quy hoạch phải có nội dung
khuyến cáo cơ quan, tổ chức lập quy hoạch về việc chuẩn bị điều kiện đầu tư, bố trí
đội PCCC chuyên ngành, trang bị xe chữa cháy và các phương tiện PCCC... cho giai
đoạn tiếp theo nếu trong phương án quy hoạch chưa có các nội dung nêu trên.
- Đối với dự án chưa được góp ý về PCCC nhưng đã được cấp có thẩm quyền
phê duyệt đồ án quy hoạch 1/500, thì khi điều chỉnh đồ án quy hoạch chi tiết 1/500
phải được góp ý của cơ quan Cảnh sát PCCC theo quy định.
2.5. Nộp hồ sơ và thời hạn thẩm duyệt
- Nộp và thông báo kết quả xử lý hồ sơ thẩm duyệt thiết kế về PCCC (khoản
6, 7, 8 Điều 13) để đảm bảo cải cách hành chính thì số lượng hồ sơ nộp thủ tục hành
chính theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP là 01 bộ (trước đây là 02 bộ). Đồng thời
bổ sung hình thức nộp hồ sơ và thông báo kết quả xử lý hồ sơ tại cổng dịch vụ công
của cấp có thẩm quyền hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ
của doanh nghiệp, cá nhân để thuận tiện trong quá trình thực hiện của các đơn vị.
- Giảm thời gian góp ý đồ án quy hoạch từ 10 ngày xuống còn 05 ngày.
2.6. Trả, lưu hồ sơ thẩm duyệt
Lưu trữ hồ sơ thẩm duyệt thiết kế về PCCC quy định khoản 11, Điều 13 quy
định cụ thể việc cơ quan Cảnh sát PCCC lưu hồ sơ dạng tệp tin (file) bản chụp hoặc
bản sao hồ sơ được đóng dấu đã thẩm duyệt (đồng thời giao trách nhiệm scan, chụp
hồ sơ cho chủ đầu tư).
30

- Đối với trường hợp hồ sơ không bảo đảm theo quy định của quy chuẩn, tiêu
chuẩn về PCCC hiện hành, cơ quan Cảnh sát PCCC và CNCH có văn bản yêu cầu
điều chỉnh và trả lại hồ sơ cho chủ đầu tư, chủ phương tiện (hồ sơ trả lại không bao
gồm các văn bản pháp lý của dự án, công trình). Khi chủ đầu tư, chủ phương tiện
nộp lại hồ sơ đề nghị thẩm duyệt thiết kế về PCCC thì thành phần hồ sơ không bao
gồm các hồ sơ pháp lý đã nộp trước đó.
- Đối với trường hợp cấp văn bản chấp thuận địa điểm xây dựng hoặc văn bản
góp ý hồ sơ thiết kế cơ sở, cơ quan Cảnh sát PCCC và CNCH yêu cầu chủ đầu tư
thực hiện việc scan, chụp lại các bản vẽ để lưu dạng file (tệp tin) hoặc bản sao để lưu
phục vụ việc thẩm duyệt thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công.
- Đối với trường hợp thiết kế về PCCC của dự án, công trình đã được phê
duyệt, cơ quan Cảnh sát PCCC và CNCH trả bản vẽ để chủ đầu tư thực hiện việc
scan, chụp lại và chuyển lại file (tệp tin) để lưu theo quy định. Việc bàn giao hồ sơ
cần cụ thể (ký xác nhận thời gian, thành phần, số lượng tài liệu) vào sổ theo dõi trước
khi trả văn bản, giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về PCCC. Sau khi chủ đầu tư
nộp tệp tin (file) bản chụp, cơ quan Cảnh sát PCCC và CNCH thực hiện lưu trên đĩa
CD, hoặc lưu trong các USB, ổ cứng riêng (việc lưu trữ hồ sơ bản chụp, scan nên
được thực hiện tối thiểu trên 02 thiết bị để bảo đảm có thể khai thác khi cần). Việc
lưu các tài liệu này để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra và các công tác nghiệp
vụ công an khi có yêu cầu do đó không lưu trữ trên mạng internet, không sử dụng
với bất kỳ mục đích nào khác. Thời gian lưu hồ sơ thực hiện theo quy định về công
tác lưu trữ hồ sơ của Bộ Công an.
3. Quy định của văn bản quy phạm pháp luật về nghiệm thu PCCC
3.1. Đối tượng phải nghiệm thu về PCCC (khoản 1 điều 15 Nghị định số
136/2020/NĐ-CP)
Dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo
đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đã được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và
chữa cháy phải được chủ đầu tư, chủ phương tiện tổ chức nghiệm thu về phòng cháy
và chữa cháy. Chủ đầu tư, chủ phương tiện phải đề nghị cơ quan Cảnh sát phòng
cháy và chữa cháy đã thẩm duyệt trước đó đến kiểm tra kết quả nghiệm thu nêu trên
và cấp văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy trước khi
đưa công trình, phương tiện giao thông cơ giới vào sử dụng.
3.2. Thành phần hồ sơ nghiệm thu về PCCC (khoản 2, Điều 15 Nghị định
số 136/2020/NĐ-CP)
- Bản sao Giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy
và chữa cháy kèm theo hồ sơ đã được đóng dấu thẩm duyệt của cơ quan Cảnh sát
phòng cháy và chữa cháy;
31

- Bản sao Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
- Các biên bản thử nghiệm, nghiệm thu từng phần và nghiệm thu tổng thể hệ
thống phòng cháy và chữa cháy;
- Các bản vẽ hoàn công hệ thống phòng cháy và chữa cháy và các hạng mục
liên quan đến phòng cháy và chữa cháy phù hợp với hồ sơ thiết kế đã được thẩm duyệt;
- Tài liệu, quy trình hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng các thiết bị, hệ thống
phòng cháy và chữa cháy và các hệ thống liên quan đến phòng cháy và chữa cháy
của công trình, phương tiện giao thông cơ giới;
- Văn bản nghiệm thu hoàn thành các hạng mục, hệ thống liên quan đến phòng
cháy và chữa cháy;
- Bản sao Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa
cháy của đơn vị tư vấn giám sát (nếu có), đơn vị thi công, lắp đặt hệ thống phòng
cháy và chữa cháy.
Các văn bản, tài liệu có trong hồ sơ phải có xác nhận của chủ đầu tư, chủ
phương tiện, đơn vị tư vấn giám sát, đơn vị thi công. Hồ sơ nếu bằng tiếng nước
ngoài thì phải dịch ra tiếng Việt.
* Một số điểm mới so với Nghị định số 79/2014/NĐ-CP
Bổ sung thành phần hồ sơ nghiệm thu về PCCC "Bản sao Giấy xác nhận đủ
điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC của đơn vị tư vấn giám sát (nếu có), đơn vị thi
công, lắp đặt hệ thống PCCC".
Trong đó, nội dung giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh PCCC đối với tư
vấn giám sát được hiểu như sau:
- Tại Điểm a, Khoản 1, Điều 121 của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, Chủ
đầu tư có quyền tự thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình khi có đủ điều
kiện năng lực giám sát thi công xây dựng công trình và tự chịu trách nhiệm về việc
giám sát của mình. Theo đó nếu chủ đầu tư công trình tự giám sát thi công về PCCC
thì nộp hồ sơ kiểm tra kết quả nghiệm thu về PCCC phải có bản sao giấy xác nhận
đủ điều kiện giám sát về PCCC.
- Khi Chủ đầu tư không có đủ năng lực để thực hiện công việc giám sát thi
công xây dựng công trình thì phải thuê đơn vị tư vấn giám sát có năng lực để thực
hiện và khi nộp hồ sơ kiểm tra kết quả nghiệm thu về PCCC phải có bản sao giấy
xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC của đơn vị tư vấn giám sát.
3.3. Nộp và thông báo kết quả xử lý hồ sơ nghiệm thu về PCCC
- Nộp và thông báo kết quả xử lý hồ sơ nghiệm thu về PCCC quy định khoản
4, 5, 6 Điều 15: Bổ sung quy định về việc nộp hồ sơ nghiệm thu về PCCC trước khi
32

cơ quan Cảnh sát PCCC tổ chức kiểm tra kết quả nghiệm thu về PCCC của chủ đầu
tư. Ngoài ra bổ sung hình thức nộp trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm
quyền hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh
nghiệp, cá nhân.
- Bổ sung quy định việc trả lại hồ sơ nghiệm thu về PCCC cho chủ đầu tư sau
khi cấp văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về PCCC (khoản 8, Điều 13 Nghị
định số 136/2020/NĐ-CP).
- Khoản 9, Điều 13 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP khẳng định rõ văn bản chấp
thuận kết quả nghiệm thu về PCCC của cơ quan Cảnh sát PCCC chỉ là căn cứ để cơ
quan có thẩm quyền cấp phép đưa công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu
cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn PCCC vào sử dụng (không phải là văn bản cuối cùng
để chấp thuận đưa công trình vào sử dụng).
3.4. Nội dung và trình tự kiểm tra kết quả nghiệm thu về PCCC (khoản 3
điều 15)
Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy kiểm tra kết quả nghiệm thu về
phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư, chủ phương tiện theo các nội dung sau:
- Kiểm tra nội dung và tính pháp lý của hồ sơ nghiệm thu về phòng cháy và
chữa cháy theo quy định tại khoản 2 Điều này do chủ đầu tư, chủ phương tiện giao
thông cơ giới chuẩn bị;
- Kiểm tra sự phù hợp giữa kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư, chủ phương
tiện đối với thiết kế đã được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt
trước đó;
- Tổ chức kiểm tra, thử nghiệm xác suất hoạt động thực tế của các phương
tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy và hệ thống liên quan đến phòng cháy và chữa
cháy của công trình, phương tiện giao thông cơ giới để đối chiếu với kết quả thử
nghiệm của chủ đầu tư, chủ phương tiện. Việc kiểm tra phải được lập thành biên bản
(Mẫu số PC 10).
Nội dung chi tiết xem tại Chuyên đề 5.
3.5. Nghiệm thu từng phần, nghiệm thu từng giai đoạn (khoản 1, Điều 15
Nghị định số 136/2020/NĐ-CP)
- Nghiệm thu từng phần, từng giai đoạn, từng hạng mục, từng hệ thống, nghiệm
thu phần che khuất thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư. Việc nghiệm thu này do chủ
đầu tư, tư vấn giám sát và các nhà thầu thi công thực hiện.
- Cơ quan Cảnh sát PCCC và CNCH chỉ kiểm tra nghiệm thu từng phần đối
với hạng mục công trình để đưa vào hoạt động theo đề nghị của chủ đầu tư, khi hạng
mục này bảo đảm đầy đủ các giải pháp an toàn PCCC trong điều kiện vận hành,
33

không ảnh hưởng đến các hạng mục khác đang triển khai thi công, hoàn thiện. Khi
tổ chức nghiệm thu từng phần cần đánh giá đầy đủ các giải pháp an toàn PCCC bao
gồm giao thông cho xe chữa cháy, khoảng cách an toàn PCCC, giải pháp về kết cấu,
lối thoát nạn, giải pháp ngăn cháy, các hệ thống PCCC và các hệ thống kỹ thuật khác
có liên quan và không bị ảnh hưởng bởi việc thi công, hoàn thiện của hạng mục khác.
4. Quy định về thu phí thẩm duyệt thiết kế PCCC
Ngày 11/11/2016, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký ban hành Thông tư số
258/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm
duyệt thiết kế về PCCC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017 thay thế cho
Thông tư số 150/2014/TT-BTC.
4.1. Một số nội dung cơ bản của Thông tư số 258/2016/TT-BTC:
4.1.1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng (Điều 1):
Quy định việc thu phí đối với các đối tượng thuộc Khoản 2 Điều 15 Nghị định
số 79/2014/NĐ-CP, trong đó Thông tư quy định thu phí thẩm duyệt thiết kế về PCCC
đối với hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công dự án, công trình và hồ
sơ thiết kế kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc về đảm bảo an
toàn PCCC (sau đây viết gọn lại là dự án), không thực hiện thu phí thẩm duyệt thiết
kế dự án quy hoạch tỷ lệ 1/500, thiết kế cơ sở dự án có từ 02 bước thiết kế trở lên và
chấp thuận địa điểm xây dựng công trình.
4.1.2. Người nộp phí (Điều 3):
Tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm duyệt thiết kế về PCCC dự án phải nộp phí
theo quy định tại Thông tư này, trong đó lưu ý:
- Việc nộp phí thẩm duyệt phải được người nộp phí thực hiện trước khi nhận
Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về PCCC đối với dự án hoặc văn bản thẩm
duyệt thiết kế về PCCC đối với các hạng mục cải tạo, thay đổi tính chất sử dụng hạng
mục thuộc Dự án đã được nghiệm thu về PCCC hoặc thiết kế hạng mục bổ sung
thuộc dự án đã được thẩm duyệt trước đó.
- Trường hợp chủ đầu tư ủy quyền cho tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục trình
hồ sơ thẩm duyệt thiết kế, khi ra văn bản thông báo nộp phí phải gửi cho chủ đầu tư,
chủ phương tiện và chủ đầu tư, chủ phương tiện có trách nhiệm nộp phí thẩm duyệt
theo quy định.
4.1.3. Phương pháp tính mức thu phí (Điều 5):
Phương pháp tính mức thu phí thẩm duyệt được xác định theo công thức như
quy định tại Thông tư số 150/2014/TT-BTC, trong đó có điều chỉnh về tỷ lệ mức thu
34

phí được xác định theo Biểu mức 1, 2 ban hành kèm theo Thông tư số 258/2016/TT-
BTC, tuy nhiên cần lưu ý một số nội dung sau:
- Tổng mức đầu tư dự án được xác định theo quy định tại Nghị định số
32/2015/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và các văn bản sửa đổi, bổ sung,
thay thế (nếu có) trừ chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư, chi
phí sử dụng đất (tính toán chi phí trước thuế), trong đó:
+ Tổng mức đầu tư của dự án được căn cứ theo dự toán được xác nhận của
chủ đầu tư, đơn vị tư vấn và các đơn vị khác có liên quan theo quy định kèm theo
quyết định phê duyệt dự án đầu tư của chủ đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư của
dự án. Đối với phương tiện giao thông cơ giới căn cứ theo dự toán hoặc quyết định
đầu tư của chủ phương tiện.
+ Dự án được phê duyệt được đầu tư xây dựng theo giai đoạn hoặc hạng mục,
trong quyết định phê duyệt có phân chia mức đầu tư theo giai đoạn hoặc hạng mục
thì căn cứ vào mức đầu tư đó để xác định phí thẩm duyệt trong quá trình thẩm duyệt
giai đoạn, hạng mục theo đề nghị của chủ đầu tư.
+ Dự án được phê duyệt, trong quyết định phê duyệt phê duyệt chung dự án,
trong quá trình thực hiện, chủ đầu tư phân chia và thực hiện từng giai đoạn, hạng
mục và đề nghị thẩm duyệt về PCCC, trong quá trình thẩm duyệt, nếu cấp Giấy chứng
nhận thẩm duyệt cho giai đoạn, hạng mục dự án thì cơ quan Cảnh sát PCCC căn cứ
theo dự toán của giai đoạn, hạng mục để thu phí thẩm duyệt (cấp Giấy chứng nhận
thẩm duyệt đối với hạng mục, giai đoạn có công năng, hoạt động độc lập với các
hạng mục khác thuộc dự án, ví dụ Khu dân cư có nhiều hạng mục, khối nhà ở, công
cộng, dịch vụ….). Trường hợp, không cấp Giấy chứng nhận thẩm duyệt riêng cho
hạng mục thuộc dự án (công trình công nghiệp xây dựng nhiều hạng mục có liên
quan đến dây chuyền công nghệ….) mà cấp chung cho cả dự án thì không thực hiện
thu phí giai đoạn thẩm duyệt hạng mục của dự án (cấp văn bản thẩm duyệt).
- Đối với dự án đã được cấp văn bản nghiệm thu về PCCC và đưa vào sử dụng:
+ Thẩm duyệt hồ sơ thiết kế cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng công trình,
hạng mục công trình; hoán cải phương tiện giao thông cơ giới thì thực hiện thu phí
và mức thu phí thẩm duyệt thiết kế về PCCC được xác định theo giá trị tổng mức
đầu tư của hạng mục, dự án thiết kế cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng của công
trình và hoán cải phương tiện giao thông cơ giới.
+ Thẩm duyệt hạng mục xây dựng mới, bổ sung thì thực hiện thu phí và mức
thu phí thẩm duyệt thiết kế về PCCC được xác định theo giá trị tổng mức đầu tư dự
án xây dựng mới hạng mục công trình.
35

- Đối với dự án đã được cấp Giấy chứng nhận thẩm duyệt về PCCC nhưng
chưa được cấp văn bản nghiệm thu về PCCC:
+ Thẩm duyệt hồ sơ thiết kế điều chỉnh dự án mà thực hiện cấp lại Giấy chứng
nhận thẩm duyệt mới thì thực hiện thu phí thẩm duyệt như đối với dự án mới, mức
thu phí theo quy định của Thông tư số 258/TT-BTC (dự án điều chỉnh về quy mô, số
tầng, công năng, tính chất sử dụng, ví dụ: Dự án nhà cao tầng được tăng số tầng, diện
tích xây dựng, chuyển đổi công năng từ văn phòng sang chung cư.... so với thiết kế
đã được duyệt)
+ Thẩm duyệt thiết kế điều chỉnh hạng mục hoặc một phần của dự án mà không
ảnh hưởng đến quy mô, tính chất sử dụng của dự án không bắt buộc phải cấp Giấy
chứng nhận thẩm duyệt mới (công văn thẩm duyệt thiết kế điều chỉnh) thì không thu
phí thẩm duyệt (dự án điều chỉnh số căn hộ, ngăn chia các gian phòng, khu vực kinh
doanh, làm việc....).
- Đối tượng dự án để xác định mức thu phí được căn cứ theo biểu mức tỷ lệ
tính phí 1, 2. Trong đó, danh mục dự án theo Mục 1, 2, 3 Biểu mức 1 được xác định
theo quy định tại Phụ lục 1 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính
phủ, trường hợp, dự án không thuộc danh mục của Nghị định nêu trên được xác định
theo mục 4 Biểu mức 1.
- Đối với dự án thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước đã được cơ quan Cảnh
sát PCCC ra văn bản thông báo nộp phí và Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về
PCCC nhưng dự án trong giai đoạn phê duyệt, chưa có nguồn vốn đầu tư nên chủ
đầu tư chưa có đủ cơ sở để nộp phí thẩm duyệt theo quy định. Trường hợp này, chủ
đầu tư có văn bản báo cáo gửi cơ quan Cảnh sát PCCC để xem xét việc chấp thuận
nhận kết quả thẩm duyệt trước và nộp phí sau.
4.1.4. Quản lý và sử dụng phí (Điều 7):
a) Các khoản chi theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-
CP của Chính phủ.
Điểm c Khoản 1 Điều 4 quy định “Cơ quan Công an được giao cung cấp dịch
vụ, phục vụ công việc quản lý nhà nước được thu phí theo quy định của Luật phí và
lệ phí”, như vậy Cục Cảnh sát PCCC và CNCH, Công an, Cảnh sát PCCC các địa
phương thuộc Bộ Công an thực hiện thu phí thẩm định phê duyệt thiết kế về PCCC
được chi từ phần phí trích lại thực hiện theo chế độ tự chủ quy định tại Điểm a Khoản
2 Điều 5 Nghị định này, cụ thể như sau:
- Chi thanh toán cho cá nhân trực tiếp thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí:
tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo quy định được tính
36

trên tiền lương (trừ chi phí tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức đã hưởng
lương từ ngân sách nhà nước theo chế độ quy định) theo hợp đồng với cơ quan thu
phí (trường hợp đã trả tiền lương từ nguồn phí thẩm duyệt được trích lại, sẽ không
trả lương từ ngân sách nhà nước theo chế độ quy định).
- Chi phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí thẩm
duyệt, bao gồm:
+ Chi mua văn phòng phẩm như: Giấy in, giấy photocopy, bút, thước, dao,
kéo, bấm kim, bấm lỗ …;
+ Chi mua vật tư văn phòng như: Bàn, ghế văn phòng, máy in, máy scan, máy
photocopy, máy vi tính để bàn, máy tính xách tay, máy chiếu, hệ thống âm thanh
phục vụ thẩm duyệt và hội đồng thẩm định thực hiện thẩm định dự án…;
+ Chi sử dụng thông tin liên lạc (điện thoại, internet…), điện, nước trong và
ngoài giờ hành chính; chi công tác phí (chi phí đi lại, tiền thuê chỗ ở, tiền lưu trú)
cho cá nhân thực hiện công tác thẩm duyệt;
- Chi sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn tài sản, máy móc, thiết bị phục vụ
trực tiếp cho thực hiện thẩm duyệt, thu phí; khấu hao tài sản cố định để thực hiện
thẩm duyệt, thu phí.
- Chi mua sắm thiết bị làm việc, vật tư và nguyên liệu liên quan trực tiếp đến
việc thực hiện thẩm duyệt và thu phí như: Vật liệu, thiết bị để xây dựng mô hình,
kiểm tra, đánh giá các giải pháp kỹ thuật về PCCC phức tạp, mới đối với dự án, công
trình (thử tải trọng của mặt đường phía trên phần ngầm của dự án để bảo đảm an toàn
cho xe chữa cháy, xe thang di chuyển, đỗ và triển khai hoạt động chữa cháy, cứu nạn,
cứu hộ; thử khả năng ngăn cháy và chống tụ khói đối với buồng thang bộ kiểu lồng,
buồng thang bộ không nhiễm khói trong nhà cao tầng; thử khả năng thoát khói trong
các không gian ngầm, không gian công cộng của công trình….).
b) Chi theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư số 258/2016/TT-BTC:
- Chi bổ sung, hỗ trợ mua, thay thế, thuê phương tiện, thiết bị phục vụ công
tác thẩm duyệt theo quy định tại Thông tư, hướng dẫn của Bộ Công an; hỗ trợ lưu
trữ hồ sơ thẩm duyệt, thực hiện như sau:
+ Đơn vị nghiên cứu, đề xuất trang bị phương tiện thiết bị PCCC phục vụ công
tác thẩm duyệt theo danh mục được quy định tại Thông tư số 60/2015/TT-BCA.
+ Trường hợp phương tiện, thiết bị thuộc danh mục này chưa đáp ứng yêu cầu
về số lượng hoặc chủng loại phương tiện, thiết bị để thực hiện trong quá trình thẩm
duyệt các dự án, công trình mới, công nghệ kỹ thuật hiện đại, phức tạp các địa phương
37

cần nghiên cứu, có ý kiến đề xuất gửi về C07 để tập hợp báo cáo Lãnh đạo Bộ Công
an quyết định
+ Chi để đầu tư, mua sắm toàn bộ hoặc một phần phương tiện thiết bị phục vụ
công tác thẩm duyệt đã được phê duyệt trong đề án, dự án cấp cho Bộ Công an khi
nguồn kinh phí triển khai còn thiếu hoặc chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn công tác và
không sử dụng nguồn ngân sách nhà nước đã duyệt theo đề án, dự án để mua các
phương tiện, thiết bị được mua từ nguồn phí thẩm duyệt.
+ Chi để đầu tư, mua bổ sung, thay thế các phương tiện, thiết bị PCCC đã được
trang bị phục vụ công tác thẩm duyệt bị hư hỏng hoặc hết niên hạn sử dụng mà chưa
có nguồn ngân sách nhà nước bổ sung kịp thời.
+ Chi để thuê phương tiện, thiết bị thực hiện công tác thẩm duyệt (đối với các
phương tiện, thiết bị không sử dụng thường xuyên hoặc khó khăn trong việc di
chuyển).
+ Chi mua giá để hồ sơ, thùng, hòm, điều kiện khác... để lưu hồ sơ, bản vẽ;
máy tính và phần mềm để lưu hồ sơ.... Trường hợp, ngân sách nhà nước cấp chưa
đáp ứng để đầu tư cơ sở hạ tầng hoặc cải tạo kho lưu trữ hồ sơ, các địa phương cần
có đề xuất gửi về C07 để tập hợp báo cáo Lãnh đạo Bộ Công an quyết định về việc
chi hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng hoặc cải tạo kho thực hiện lưu trữ hồ sơ thẩm duyệt.
- Chi hội đồng thẩm định dự án; thuê tổ chức thực hiện thẩm định dự án; mua
và dịch tài liệu, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật phục vụ công tác thẩm duyệt; chi làm
thêm giờ cho cá nhân thực hiện thẩm duyệt và thu phí; tập huấn, bồi dưỡng nghiệp
vụ phục vụ công tác thẩm duyệt, thực hiện như sau:
+ Chi xin ý kiến chuyên gia, tổ chức hội đồng thẩm định để đánh giá giải pháp
PCCC mới, phức tạp của các dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới để
phục vụ công tác thẩm duyệt thiết kế về PCCC;
+ Chi thuê cơ quan, tổ chức, cá nhân có chức năng thực hiện thẩm định về
PCCC hồ sơ thiết kế các dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu
cao và phức tạp về giải pháp PCCC để phục vụ công tác thẩm duyệt thiết kế về PCCC
(việc thẩm định về PCCC được thực hiện đồng thời và độc lập với thẩm duyệt thiết
kế về PCCC của cơ quan thu phí, kết quả thẩm định coi là một trong những căn cứ
để ra Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về PCCC).
+ Chi làm thêm giờ cho cá nhân thực hiện công việc thẩm định và thu phí (thủ
tục chi làm thêm giờ thực hiện theo quy định).
+ Chi tổ chức thực hiện tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thẩm duyệt cho cán bộ
38

làm công tác thẩm duyệt để nắm bắt được các yêu cầu về công nghệ mới, văn bản
quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về PCCC mới và quy định về
PCCC của các nước tiên tiến được áp dụng cho các dự án tại Việt Nam nhằm nâng
cao nghiệp vụ và bảo đảm thực hiện thống nhất trong toàn quốc.
c) Các khoản chi khác liên quan trực tiếp đến việc thực hiện thẩm duyệt và thu
phí, như: Chi in ấn, mua biên lai, hóa đơn thu phí và biểu mẫu giấy chứng nhận thẩm
duyệt thiết kế về PCCC…;
4.1.5. Xử lý chuyển tiếp
- Dự án đã được chủ đầu tư, chủ phương tiện trình hồ sơ thẩm duyệt về PCCC
theo quy định trước ngày Thông tư số 258/2016/TT-BTC có hiệu lực thi hành nhưng
cơ quan Cảnh sát PCCC cấp văn bản thẩm duyệt sau ngày Thông tư có hiệu lực thi
hành thì mức phí thẩm duyệt được xác định theo quy định tại Thông tư này.
- Dự án đã thực hiện thu phí thẩm duyệt thiết kế cơ sở đã thu theo Thông tư số
150/2014/TT-BTC, phí thẩm duyệt khi cấp Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về
PCCC được xác định theo Thông tư số 258/2016/TT-BTC trừ đi số tiền phí đã thu
trong giai đoạn thẩm duyệt thiết kế cơ sở. Trường hợp, mức thu phí xác định theo
Thông tư số 258/2016/TT-BTC thấp hơn số tiền phí thẩm duyệt thiết kế cơ sở dự án
theo Thông tư số 150/2014/TT-BTC đã nộp; căn cứ theo quy định của văn bản pháp
luật về phí và lệ phí không quy định việc hoàn trả lại số tiền chênh lệch cho chủ đầu
tư nên không thực hiện việc hoàn trả lại số tiền chênh lệch mà mức thu phí thẩm
duyệt đối với dự án được xác định theo số tiền đã thu thiết kế cơ sở.
- Cơ quan Cảnh sát PCCC thực hiện quyết toán số thu từ phí thẩm duyệt năm
2016 theo quy định của Thông tư số 150/2014/TT-BTC. Sau khi quyết toán, số tiền
phí thẩm duyệt được trích để lại chưa chi trong năm được chuyển sang năm sau để
tiếp tục chi theo quy định của Thông tư số 258/2016/TT-BTC đến ngày 01/01/2018,
số tiền phí còn dư được thu theo Thông tư số 150/2014/TT-BTC phải nộp toàn bộ
vào ngân sách nhà nước.
4.2. Trình tự thực hiện công tác thu phí
4.2.1. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ thẩm duyệt về PCCC theo quy định về trình tự,
thủ tục tiếp nhận hồ sơ thẩm duyệt thiết kế, thu phí và nghiệm thu về PCCC của lực
lượng Cảnh sát PCCC.
4.2.2. Căn cứ tổng mức đầu tư dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ
giới để xác định mức phí thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của
Thông tư số 258/2016/TT-BTC cụ thể như sau:
39

- Kiểm tra, xác định dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới thuộc
nhóm đối tượng nào được quy định tại Biểu mức tỷ lệ tính phí 1, 2 ban hành kèm
theo Thông tư số 258/2016/TT-BTC.
- Xác định tổng mức đầu tư của dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ
giới để tính phí thẩm duyệt về PCCC theo quy định tại Điều 5 Thông tư số
258/2016/TT-BTC.
- Tính toán, xác định mức thu phí thẩm duyệt về PCCC thực thu đối với dự án,
công trình, phương tiện giao thông cơ giới theo công thức quy định tại Điều 5 Thông
tư số 258/2016/TT-BTC.
- Dự thảo văn bản thông báo nộp phí thẩm duyệt trình các cấp lãnh đạo duyệt,
ký. Văn bản được lấy số, dấu vào sổ theo dõi và gửi chủ đầu tư, chủ phương tiện 02
bản, gửi đơn vị thực hiện thu phí 01 bản và lưu 01 bản tại đơn vị ra văn bản thông
báo thu phí.
4.2.3. Đơn vị được giao nhiệm vụ thu phí có trách nhiệm tiếp nhận văn bản
thông báo nộp phí và thu tiền phí thẩm duyệt hoặc tiếp nhận hoá đơn chứng từ nộp
phí của chủ đầu tư, chủ phương tiện; viết và trả chứng từ thu phí cho chủ đầu tư, chủ
phương tiện, vào sổ theo dõi, lập báo cáo quyết toán với cơ quan thuế và nộp tiền phí
thu được vào tài khoản của cơ quan thu phí mở tại Kho bạc nhà nước theo quy định
của các văn bản pháp luật.
4.2.4. Cán bộ thực hiện trả kết quả thẩm duyệt về PCCC đối với dự án, công
trình sau khi chủ đầu tư, chủ phương tiện hoàn thành thủ tục nộp phí thẩm duyệt về
PCCC và xuất trình chứng từ thu phí thẩm duyệt theo quy định (cán bộ trả kết quả
giữ lại bản sao y chứng từ thu phí).
40

CHUYÊN ĐỀ 2: ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN KỸ THUẬT


TRONG CÔNG TÁC THẨM DUYỆT THIẾT KẾ VỀ PHÒNG CHÁY,
CHỮA CHÁY
--------------------------------

- Đối tượng: Lãnh đạo cấp Phòng, Chỉ huy Đội, CBCS trực tiếp và dự kiến
làm công tác thẩm duyệt;
- Thời gian: 2 tiết;
- Mục đích yêu cầu: Nắm được những yêu cầu, nội dung cơ bản, thống nhất
về nhận thức quy định của quy phạm pháp luật về áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn;
nắm và thực hiện các hướng dẫn của C07.
41

NỘI DUNG CHI TIẾT


I. Quy định của văn bản quy phạm pháp luật về áp dụng tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật
Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ban hành năm 2007, Nghị định số
127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, có quy định:
a) Hệ thống Quy chuẩn kỹ thuật: bao gồm Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy
chuẩn kỹ thuật địa phương.
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (ký hiệu là QCVN): Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia do Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành dưới dạng văn bản
để bắt buộc áp dụng và có hiệu lực thi hành trong phạm vi cả nước.
- Quy chuẩn kỹ thuật địa phương: (ký hiệu là QCĐP): Quy chuẩn kỹ thuật địa
phương do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban
hành để bắt buộc áp dụng trong phạm vi quản lý của địa phương.
b) Hệ thống Tiêu chuẩn: bao gồm Tiêu chuẩn quốc gia và Tiêu chuẩn cơ sở.
Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng
trong phạm vi quản lý của tổ chức công bố tiêu chuẩn.
- Tiêu chuẩn quốc gia (ký hiệu là TCVN): Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ công bố ban hành.
- Tiêu chuẩn cơ sở(ký hiệu là TCCS): Do các tổ chức (cụ thể là: Tổ chức kinh
tế, Cơ quan nhà nước, Đơn vị sự nghiệp và tổ chức xã hội- nghề nghiệp) xây dựng,
công bố ban hành.
II. Nguyên tắc áp dụng
1. Theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật:
- Điều 23: “Tiêu chuẩn được áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện. Toàn bộ hoặc
một phần tiêu chuẩn cụ thể trở thành bắt buộc áp dụng khi được viện dẫn trong văn
bản quy phạm pháp luật hay quy chuẩn kỹ thuật”.
- Điều 38: “Quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng bắt buộc trong hoạt động sản
xuất, kinh doanh và các hoạt động kinh tế - xã hội khác”.
2. Theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC
Khoản 4 Điều 1: Tiêu chuẩn quốc gia về PCCC được áp dụng bắt buộc, tiêu
chuẩn về PCCC phải phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về PCCC và bảo đảm
tính đồng bộ, tính khả thi của hệ thống tiêu chuẩn được áp dụng.
42

Như vậy: Theo quy định của các văn bản pháp luật nêu trên thì quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia được áp dụng bắt buộc còn các tiêu chuẩn được áp dụng trên nguyên
tắc tự nguyện, toàn bộ hoặc một phần tiêu chuẩn cụ thể trở thành bắt buộc áp dụng
khi được viện dẫn trong văn bản quy phạm pháp luật hay quy chuẩn kỹ; Tiêu chuẩn
quốc gia về PCCC được áp dụng bắt buộc. Khi áp dụng để đối chiếu thẩm duyệt về
PCCC phải tuân thủ theo các quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện
hành, trong đó tiêu chuẩn phải phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về PCCC
và bảo đảm tính đồng bộ, tính khả thi của hệ thống tiêu chuẩn được áp dụng.
c) Một số vấn đề cần lưu ý khi áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn PCCC
- Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn
kỹ thuật với quy định của luật khác về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật thì áp dụng
theo Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
- Trường hợp trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định
khác với Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật thì áp dụng quy định của điều ước
quốc tế đó.
- Khi áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật phải thực hiện theo đúng phạm vi áp
dụng và đối tượng điều chỉnh của mỗi quy chuẩn cụ thể, trường hợp, quy chuẩn chỉ
nêu các yêu cầu chung mà thiếu các quy định cụ thể thì vận dụng các quy định trong
các tiêu chuẩn về PCCC hoặc giữa quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn PCCC có cùng
nội dung quy định nhưng khác nhau về mức độ an toàn thì áp dụng theo nguyên tắc
không được thấp hơn quy định của quy chuẩn kỹ thuật.
- Quy chuẩn QCVN 06:2021/BXD có quy định một số trường hợp được phép
giảm bớt theo theo Điều 1.1.10 (chủ đầu tư có luận chứng đề nghị Cục Cảnh sát
PCCC và CNCH thẩm duyệt, nếu được chấp thuận luận chứng, chủ đầu tư đề nghị
Bộ Xây dựng chấp thuận giảm bớt). Thời gian qua, theo đề nghị của Chủ đầu tư, căn
cứ theo xu thế phát triển của kinh tế xã hội và tham khảo tiêu chuẩn nước ngoài C07
đã xem xét thẩm duyệt về giải pháp PCCC đối với việc bố trí bệnh viện vượt quá 9
tầng (bệnh viện trung ương quân đội 108 cao 20 tầng, bệnh viện đa khoa Bình Dương
cao 18 tầng…), bố trí thang N2, N3 thay thế thang N1, Trung tâm thương mại bố trí
trong tầng hầm (Công trình Vincom centrer, Royal city…)
III. Áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế về PCCC:
a) Các tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế về về phòng cháy, chữa cháy
được phép áp dụng tại Việt Nam trong các trường hợp sau:
- Tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế có quy định trong điều ước quốc tế
mà Việt Nam là thành viên;
43

- Tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế có quy định an toàn về phòng cháy
và chữa cháy cao hơn tiêu chuẩn Việt Nam hoặc phù hợp với yêu cầu thực tế của Việt
Nam và được Bộ Công an chấp thuận bằng văn bản.
(Khoản 4, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC)
b) Thủ tục đề nghị chấp thuận áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc
tế về PCCC
Hiện nay, tại Việt Nam đã ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định về
phòng cháy và chữa cháy (PCCC) đối với một số loại hình công trình và yêu cầu
thiết kế, lắp đặt đối với các hệ thống PCCC. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều loại hình
công trình và hệ thống PCCC đặc thù chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn của Việt Nam
quy định như nhà máy lọc hóa dầu, trung tâm thương mại tại tầng hầm, kho chứa
LPG bằng công nghệ lạnh, hầm đường bộ... các hệ thống chữa cháy tự động bằng
khí IG-541... Đồng thời, trong thời gian qua có nhiều công trình không thực hiện
được đầy đủ các yêu cầu của QCVN 06:2021/BXD nhưng có giải pháp bổ sung thay
thế nên đề nghị giảm bớt một số yêu cầu của QCVN 06:2021/BXD, tuy nhiên chủ
đầu tư chưa nắm rõ trình tự, thủ tục thực hiện và thành phần hồ sơ.
Việc áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế về PCCC phải tuân thủ
theo quy định tại Khoản 4, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng
cháy và chữa cháy ngày 22/11/2013 và Quyết định số 6959/QĐ-BCA-C07 ngày
27/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Công an về việc ủy quyền chấp thuận áp dụng các tiêu
chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế về PCCC ở Việt Nam.
Do đó, khi áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế về PCCC, các
đơn vị địa phương cần hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn
quốc tế về PCCC đến Cục Cảnh sát PCCC và CNCH. Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Công văn đề nghị của chủ đầu tư (Lưu ý phần kính gửi phải ghi "Kính gửi:
Bộ Công an").
+ Danh mục các tiêu chuẩn đề nghị chấp thuận áp dụng;
+ Bản gốc các tiêu chuẩn và bản dịch tiếng Việt;
+ Thuyết minh nêu rõ sự cần thiết áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn
nước ngoài và đối chiếu các quy định của tiêu chuẩn đề nghị áp dụng với các quy
định của Việt Nam;
+ Bản vẽ thiết kế của công trình thể hiện các nội dung áp dụng tiêu chuẩn nước
ngoài, tiêu chuẩn quốc tế.
44

+ Chủ đầu tư, đơn vị tư vấn thiết kế phải đóng dấu xác nhận toàn bộ hồ sơ tài
liệu đề nghị chấp thuận áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế về PCCC
và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch sang tiếng Việt.
Bước 2: Sau khi hoàn thành hồ sơ thiết kế có áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài,
tiêu chuẩn quốc tế đã được chấp thuận, chủ đầu tư phải gửi hồ sơ thiết kế cho cơ
quan Cảnh sát PCCC và CNCH theo phân cấp để thẩm duyệt theo quy định.
+ Chủ đầu tư thực hiện nộp công văn và hồ sơ đề nghị áp dụng tiêu chuẩn nước
ngoài, tiêu chuẩn quốc tế về PCCC tới bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành
chính của C07 trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
+ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính của C07 sẽ kiểm tra,
tiếp nhận hồ sơ theo quy định, viết Phiếu tiếp nhận hồ sơ và liên hệ với đại diện chủ
đầu tư (theo tên và số điện thoại đã ghi trong Phiếu tiếp nhận hồ sơ hoặc phiếu giao
hàng qua đường bưu điện) để trả kết quả thủ tục hành chính tại C07 theo quy định.
Cán bộ thẩm duyệt được phân công thụ lý hồ sơ thẩm duyệt các công trình nêu
trên phải nghiên cứu và căn cứ vào nội dung các tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn
quốc tế về PCCC đã được chấp thuận áp dụng để thẩm duyệt cho dự án, công trình.
IV. Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn về PCCC
1. Các văn bản hướng dẫn của C07 (Phụ lục I)
2. Tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với từng loại hình công trình đặc thù (Phụ
lục II)
45

CHUYÊN ĐỀ 3: QUY TRÌNH THẨM DUYỆT THIẾT KẾ, KIỂM TRA


KẾT QUẢ NGHIỆM THU
--------------------------------

- Đối tượng: Lãnh đạo cấp Phòng, Chỉ huy Đội, CBCS trực tiếp và dự kiến
làm công tác thẩm duyệt;
- Thời gian: 2 tiết;
- Mục đích yêu cầu: Để nắm được những yêu cầu, nội dung cơ bản, thống nhất
về quy trình thẩm duyệt thiết kế, kiểm tra kết quả nghiệm thu, lập và lưu trữ hồ sơ.
46

NỘI DUNG CHI TIẾT


Thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC là 02 thủ tục hành chính trong số
các thủ tục hành chính trong lĩnh vực PCCC được Bộ Công an công bố. Cũng như
các thủ tục hành chính khác, trình tự thẩm duyệt thiết kế về PCCC hoặc nghiệm thu
về PCCC cơ bản đều bao gồm 03 bước: tiếp nhận hồ sơ, giải quyết hồ sơ, trả kết quả.
Ngoài các quy định chung của pháp luật về công tác thủ tục hành chính, thủ tục thẩm
duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC được quy định cụ thể tại Điều 13, 15 Nghị định
số 136/2020/NĐ-CP và Thông tư số 25/2018/TT-BCA.
1. Trình tự thẩm duyệt thiết kế về PCCC
1.1. Tiếp nhận hồ sơ
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ thực hiện theo trình tự sau:
- Kiểm tra thông tin của người nộp hồ sơ: kiểm tra giấy ủy quyền, giấy giới
thiệu của người nộp hồ sơ. Hồ sơ phải do người được chủ đầu tư, chủ phương tiện
giao hoặc ủy quyền đến nộp và có giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền của chủ đầu
tư, chủ phương tiện kèm theo;
- Kiểm tra thông tin, tính hợp lệ của công trình, phương tiện:
+ Xác định đối tượng thẩm duyệt: kiểm tra thông tin về loại hình, quy mô công
trình để đối chiếu với các đối tượng quy định tại Phụ lục V Nghị định số
136/2020/NĐ-CP;
+ Xác định thẩm quyền thẩm duyệt: kiểm tra nhóm dự án, công trình theo các
tiêu chí quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10 của Luật Đầu tư công năm 2019
và Phụ lục I Nghị định số 40/2020/NĐ-CP), kiểm tra nguồn vốn đầu tư (để xác định
trường hợp dự án sử dụng ngân sách nhà nước do cấp tỉnh là chủ đầu tư), xác định
chiều cao công trình (theo QCVN 06:2021/BXD), chiều dài phương tiện (đối với
trường hợp tàu thủy chuyên dùng để vận chuyển hành khách), trọng tải toàn phần
của phương tiện (đối với trường hợp tàu thủy chuyên dùng để vận chuyển xăng, dầu,
chất lỏng dễ cháy, khí cháy, vật liệu nổ, hóa chất có nguy hiểm về cháy nổ) và đối
chiếu với quy định về phân cấp thẩm duyệt tại khoản 12 Điều 13 Nghị định số
136/2020/NĐ-CP;
+ Xác định các yêu cầu về chấp thuận địa điểm, góp ý thiết kế cơ sở: các dự
án, công trình nêu tại các mục 15 và 16 Phụ lục V Nghị định số 136/2020/NĐ-CP
(trừ trạm cấp xăng dầu nội bộ và cơ sở sử dụng khí đốt) khi nộp hồ sơ đề nghị góp ý
thiết kế cơ sở hoặc thẩm duyệt thiết kế kỹ thuật thì phải kiểm tra văn bản chấp thuận
địa điểm xây dựng của cơ quan Cảnh sát PCCC; các dự án theo quy định có từ 02
bước thiết kế khi nộp hồ sơ đề nghị thẩm duyệt thiết kế kỹ thuật phải kiểm tra văn
bản góp ý về PCCC đối với hồ sơ thiết kế cơ sở của cơ quan Cảnh sát PCCC.
47

- Kiểm tra thành phần hồ sơ: Thành phần hồ sơ theo quy định tại Khoản 4
Điều 13 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.
+ Trường hợp hồ sơ đủ thành phần: Tiếp nhận hồ sơ và ghi thông tin vào Phiếu
tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy (mẫu số PC03
Nghị định 136/2020/NĐ-CP). Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng
cháy và chữa cháy được lập thành 02 bản, 01 bản trả cho người nộp hồ sơ và 01 bản
lưu cùng hồ sơ. Ghi thông tin hồ sơ vào Sổ theo dõi tiếp nhận và trả kết quả thẩm
duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy (mẫu số 03 Thông tư số
25/2018/TT-BCA);
+ Trường hợp hồ sơ không đủ thành phần: Không tiếp nhận hồ sơ và hướng
dẫn người nộp hồ sơ hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Khoản 4 Điều 13 Nghị định
số 136/2020/NĐ-CP, ghi thông tin vào Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải
quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy (mẫu số PC04 Nghị định
136/2020/NĐ-CP) và giao cho người nộp hồ sơ. Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện
được lập thành 02 bản, 01 bản trả cho người nộp hồ sơ và 01 bản lưu.
1.2. Thực hiện thẩm duyệt thiết kế về PCCC
- Phân công giải quyết hồ sơ: Sau khi tiếp nhận hồ sơ theo quy định, cán bộ
tiếp nhận hồ sơ chuyển người có thẩm quyền phê duyệt và bàn giao hồ sơ đến đơn vị
được giao giải quyết. Lãnh đạo, chỉ huy đơn vị nghiệp vụ được phân công thực hiện
công tác thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy phân công cán bộ thực
hiện.
- Giải quyết hồ sơ: Cán bộ được phân công giải quyết hồ sơ nghiên cứu, đối
chiếu hồ sơ đã tiếp nhận theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định số
136/2020/NĐ-CP với các quy định của pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật
về phòng cháy và chữa cháy dự thảo nội dung góp ý, thẩm duyệt về phòng cháy và
chữa cháy.
+ Trường hợp đạt yêu cầu: Dự thảo văn bản chấp thuận địa điểm xây dựng
công trình hoặc văn bản góp ý về giải pháp phòng cháy và chữa cháy hoặc giấy chứng
nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản thẩm duyệt thiết
kế về phòng cháy và chữa cháy, văn bản thông báo nộp phí thẩm định phê duyệt thiết
kế về phòng cháy và chữa cháy (đối với trường hợp có thu phí), báo cáo, đề xuất
lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp trình người có thẩm quyền duyệt, ký. Thành phần hồ sơ
trình ký quy định tại Điều 6 Thông tư số 25/2018/TT-BCA.
+ Trường hợp không đạt yêu cầu: Dự thảo văn bản trả lời, nêu rõ lý do, báo
cáo, đề xuất lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp trình người có thẩm quyền duyệt, ký. Thành
phần hồ sơ trình ký quy định tại Điều 6 Thông tư số 25/2018/TT-BCA.
48

+ Sau khi văn bản chấp thuận địa điểm xây dựng công trình hoặc văn bản góp
ý về giải pháp phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản kiến nghị hoặc giấy chứng nhận
thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về
phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản trả lời được ký, thực hiện đóng dấu đã thẩm
duyệt theo quy định tại điểm d khoản 11 Điều 13 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.
- Bàn giao Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy
hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy kèm theo hồ sơ được
đóng dấu đã thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, văn bản thông báo nộp
phí thẩm định phê duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy (nếu có) hoặc văn bản
trả lời kèm theo hồ sơ cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp trước đó cho bộ phận trả kết
quả bảo đảm đúng thời hạn giải quyết hồ sơ theo quy định tại khoản 10 Điều 13 Nghị
định số 136/2020/NĐ-CP.
1.3. Trả kết quả thẩm duyệt thiết kế về PCCC
- Cán bộ trả kết quả thông báo cho người nộp hồ sơ đến nhận kết quả (cả trong
trường hợp có kết quả trước thời hạn); đối với công văn thông báo nộp phí, cán bộ
trả kết quả phải thông báo cho người nộp hồ sơ về số tiền phí, hướng dẫn nhận văn
bản thông báo nộp phí, và nộp tiền phí trước khi nhận kết quả.
- Khi đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân đến nhận kết quả, cán bộ trả kết
quả thực hiện như sau:
+ Yêu cầu người nhận kết quả xuất trình và nộp lại Phiếu tiếp nhận giải quyết
thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy, trường hợp phải đóng phí thẩm duyệt
thì phải xuất trình văn bản thông báo nộp phí và hóa đơn, chứng từ nộp phí;
+ Trả kết quả và ghi thông tin vào Sổ theo dõi tiếp nhận và trả kết quả thẩm duyệt
thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy. Trường hợp hồ sơ được cấp Giấy
chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản thẩm duyệt
điều chỉnh, bổ sung thì trả bản vẽ đóng dấu “đã thẩm duyệt”; trường hợp hồ sơ phải
chỉnh sửa, bổ sung theo văn bản kiến nghị thì trả lại hồ sơ, bản vẽ đã nộp trước đó.
- Tiếp nhận tệp tin bản chụp hoặc bản sao hồ sơ được đóng dấu đã thẩm duyệt
do chủ đầu tư, chủ phương tiện nộp lại theo quy định tại điểm d khoản 11 Điều 13
Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.
2. Trình tự kiểm tra kết quả nghiệm thu về PCCC
2.1. Tiếp nhận hồ sơ
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ thực hiện theo trình tự sau:
- Kiểm tra thông tin của người nộp hồ sơ: kiểm tra giấy ủy quyền, giấy giới
thiệu của người nộp hồ sơ. Hồ sơ phải do người được chủ đầu tư, chủ phương tiện
49

giao hoặc ủy quyền đến nộp và có giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền của chủ đầu
tư, chủ phương tiện kèm theo;
- Kiểm tra thành phần hồ sơ:
Thành phần hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 Nghị định số
136/2020/NĐ-CP.
+ Trường hợp hồ sơ đủ thành phần: Tiếp nhận hồ sơ và ghi thông tin vào Phiếu
tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy (mẫu số PC03
Nghị định 136/2020/NĐ-CP). Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng
cháy và chữa cháy được lập thành 02 bản, 01 bản trả cho người nộp hồ sơ và 01 bản
lưu cùng hồ sơ. Ghi thông tin hồ sơ vào Sổ theo dõi tiếp nhận và trả kết quả thẩm
duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy (mẫu số 03 Thông tư số
25/2018/TT-BCA);
+ Trường hợp hồ sơ không đủ thành phần: Không tiếp nhận hồ sơ và hướng
dẫn người nộp hồ sơ hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Khoản 4 Điều 13 Nghị định
số 136/2020/NĐ-CP, ghi thông tin vào Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải
quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy (mẫu số PC04 Nghị định
136/2020/NĐ-CP) và giao cho người nộp hồ sơ. Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện
được lập thành 02 bản, 01 bản trả cho người nộp hồ sơ và 01 bản lưu.
2.2. Thực hiện kiểm tra kết quả nghiệm thu về PCCC
- Phân công giải quyết hồ sơ: Sau khi tiếp nhận hồ sơ theo quy định, cán bộ
tiếp nhận hồ sơ chuyển người có thẩm quyền phê duyệt và bàn giao hồ sơ đến đơn vị
được giao giải quyết. Lãnh đạo, chỉ huy đơn vị nghiệp vụ được phân công thực hiện
công tác kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy phân công cán bộ
thực hiện.
- Tổ chức kiểm tra:
Cán bộ được phân công giải quyết hồ sơ thực hiện các bước sau:
+ Đề xuất nội dung, thời gian, thành phần đoàn kiểm tra, dự thảo kế hoạch
kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy, các văn bản thông báo cho
chủ đầu tư, chủ phương tiện và các đơn vị liên quan, báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực
tiếp trình người có thẩm quyền duyệt, ký và gửi cho chủ đầu tư, chủ phương tiện giao
thông cơ giới và cơ quan, đơn vị có liên quan.
+ Thực hiện kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo
trình tự: Giới thiệu thành phần đoàn kiểm tra, thông báo nội dung, kế hoạch kiểm tra
và đề nghị đại diện chủ đầu tư, chủ phương tiện báo cáo các nội dung liên quan đến
công tác nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của công trình, phương tiện giao
thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về phòng cháy và chữa cháy; tiến hành kiểm tra kết
50

quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo các nội dung quy định tại khoản 3
Điều 15 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP; lập, thông qua biên bản kiểm tra kết quả
nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
- Xử lý kết quả kiểm tra:
Căn cứ kết quả nghiên cứu hồ sơ nghiệm thu và kết quả kiểm tra:
+ Trường hợp đạt yêu cầu: Dự thảo văn bản văn bản chấp thuận kết quả nghiệm
thu về phòng cháy và chữa cháy, báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp trình người có
thẩm quyền duyệt, ký. Thành phần hồ sơ trình ký quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông
tư số 25/2018/TT-BCA.
+ Trường hợp không đạt yêu cầu: Dự thảo văn bản trả lời, nêu rõ lý do, báo cáo
lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp trình người có thẩm quyền duyệt, ký. Thành phần hồ sơ
trình ký quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư số 25/2018/TT-BCA.
2.3. Trả kết quả kiểm tra kết quả nghiệm thu về PCCC
- Cán bộ trả kết quả thông báo cho người nộp hồ sơ đến nhận kết quả là văn
bản thông báo kiểm tra nghiệm thu hoặc văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu.
- Khi đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân đến nhận kết quả, cán bộ trả kết
quả thực hiện như sau:
+ Kiểm tra giấy ủy quyền, giấy giới thiệu của người nhận kết quả;
+ Trả kết quả và ghi thông tin vào Sổ theo dõi tiếp nhận và trả kết quả thẩm
duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
+ Đối với trường hợp trả văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về PCCC thì
đồng thời trả hồ sơ nghiệm thu đã nhận trước đó cho chủ đầu tư, chủ phương tiện.
51

CHUYÊN ĐỀ 4: NỘI DUNG THẨM DUYỆT THIẾT KẾ VỀ PCCC


--------------------------------

- Đối tượng: Lãnh đạo cấp Phòng, Chỉ huy Đội, CBCS trực tiếp và dự kiến
làm công tác thẩm duyệt;
- Thời gian: 8 tiết;
- Mục đích yêu cầu: trình bày và hiểu được các khái niệm cơ bản liên quan
đến tính chịu lửa của nhà, công trình, giải pháp bố trí tổng mặt bằng, quy hoạch kiến
trúc và các hệ thống PCCC, hệ thống kỹ thuật khác có liên quan.
52

NỘI DUNG CHI TIẾT


I. Giải pháp bố trí tổng mặt bằng, quy hoạch kiến trúc
1. Tính chịu lửa, tính nguy hiểm cháy của nhà và công trình, phân nhóm
nhà và công trình, điều kiện an toàn về giới hạn chịu lửa của cấu kiện xây dựng
1.1. Quy định chung
Nhà, các phần và các bộ phận của nhà, gian phòng, vật liệu xây dựng, cấu kiện
xây dựng, được phân loại kỹ thuật về cháy dựa trên các tính chất sau:
- Tính nguy hiểm cháy: tính chất làm phát sinh và phát triển các yếu tố nguy
hiểm cháy.
- Tính chịu lửa: tính chất chống lại các tác động của đám cháy và chống sự lan
truyền các yếu tố nguy hiểm của đám cháy.
1.2. Vật liệu xây dựng
1.2.1. Về mặt an toàn cháy, vật liệu xây dựng chỉ được đặc trưng bằng tính
nguy hiểm cháy.
Tính nguy hiểm cháy của vật liệu xây dựng được xác định theo các đặc tính
kỹ thuật về cháy sau: tính cháy, tính bắt cháy, tính lan truyền lửa trên bề mặt, khả
năng tạo khói và chất độc.
1.2.2. Theo tính cháy, vật liệu xây dựng được phân thành vật liệu không cháy
và vật liệu cháy. Vật liệu xây dựng cháy được phân thành 4 nhóm:
- Ch1 (cháy yếu).
- Ch2 (cháy vừa phải).
- Ch3 (cháy mạnh vừa).
- Ch4 (cháy mạnh).
Tính cháy và các nhóm của vật liệu xây dựng theo tính cháy được xác định
theo B.2, Phụ lục B.
Đối với vật liệu xây dựng không cháy thì không quy định về tính nguy hiểm
cháy và không xác định các chỉ tiêu khác.
1.2.3. Theo tính bắt cháy, vật liệu xây dựng cháy được phân thành 3 nhóm:
- BC1 (khó bắt cháy).
- BC2 (bắt cháy vừa phải).
- BC3 (dễ bắt cháy).
Nhóm vật liệu xây dựng theo tính bắt cháy được xác định theo B.3, Phụ lục B.
53

1.2.4. Theo tính lan truyền lửa trên bề mặt, vật liệu xây dựng cháy được phân
thành 4 nhóm:
- LT1 (không lan truyền).
- LT2 (lan truyền yếu).
- LT3 (lan truyền vừa phải).
- LT4 (lan truyền mạnh).
Nhóm vật liệu xây dựng theo tính lan truyền lửa trên bề mặt được quy định
cho lớp vật liệu bề mặt của mái và sàn, kể cả lớp thảm trải sàn, theo B.4, Phụ lục B
QCVN 06:2021/BXD.
Đối với các vật liệu xây dựng khác, không xác định và không quy định việc
phân nhóm về lan truyền lửa trên bề mặt.
1.2.5 Theo khả năng sinh khói, vật liệu xây dựng cháy được phân thành 3
nhóm:
- SK1 (khả năng sinh khói thấp).
- SK2 (khả năng sinh khói vừa phải).
- SK3 (khả năng sinh khói cao).
Nhóm vật liệu xây dựng theo khả năng sinh khói được xác định theo B.5, Phụ
lục B QCVN 06:2021/BXD.
1.2.6 Theo độc tính của các sản phẩm cháy, vật liệu xây dựng cháy được phân
thành 4 nhóm:
- ĐT1 (độc tính thấp).
- ĐT2 (độc tính vừa phải).
- ĐT3 (độc tính cao).
- ĐT4 (độc tính đặc biệt cao).
Nhóm vật liệu xây dựng theo độc tính của các sản phẩm cháy được xác định
theo B.6, Phụ lục B.
1.3. Cấu kiện xây dựng
1.3.1. Cấu kiện xây dựng được đặc trưng bằng tính chịu lửa và tính nguy hiểm
cháy.
Tính chịu lửa của một cấu kiện được thể hiện bằng giới hạn chịu lửa của cấu
kiện đó. Tính nguy hiểm cháy của một cấu kiện được đặc trưng bằng cấp nguy hiểm
cháy của nó.
1.3.2. Giới hạn chịu lửa của cấu kiện xây dựng được xác định bằng khoảng
thời gian (tính bằng phút) kể từ khi bắt đầu thử chịu lửa theo chế độ nhiệt tiêu chuẩn
54

cho đến khi xuất hiện một hoặc một số dấu hiệu nối tiếp nhau của các trạng thái giới
hạn được quy định đối với cấu kiện đã cho như sau:
- Mất khả năng chịu lực (khả năng chịu lực được ký hiệu bằng chữ R);
- Mất tính toàn vẹn (tính toàn vẹn được ký hiệu bằng chữ E);
- Mất khả năng cách nhiệt (khả năng cách nhiệt được ký hiệu bằng chữ I).
CHÚ THÍCH 1: Giới hạn chịu lửa của cấu kiện xây dựng được xác định bằng
thử nghiệm chịu lửa theo các tiêu chuẩn TCVN 9311-1:2012 đến TCVN 9311-
8:2012 hoặc các tiêu chuẩn tương đương. Giới hạn chịu lửa của cấu kiện xây dựng
có thể xác định bằng tính toán theo tiêu chuẩn thiết kế chịu lửa được áp dụng.
Giới hạn chịu lửa của các ống dẫn khói, không khí xác định theo tiêu chuẩn
ISO 6944 hoặc các tiêu chuẩn tương đương.
Giới hạn chịu lửa của các van ngăn cháy của hệ thống thông phân phối không
khí xác định theo ISO 10294 hoặc các tiêu chuẩn tương đương.
Giới hạn chịu lửa của cửa đi, cửa sổ và cửa chắn xác định theo TCVN
9383:2012 hoặc các tiêu chuẩn tương đương.
CHÚ THÍCH 2: Giới hạn chịu lửa yêu cầu của các cấu kiện xây dựng cụ thể
được quy định trong quy chuẩn này và trong các quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại
công trình. Giới hạn chịu lửa yêu cầu của cấu kiện xây dựng được ký hiệu bằng REI,
EI, RE hoặc R kèm theo các chỉ số tương ứng về thời gian chịu tác động của lửa tính
bằng phút. Ví dụ: Cấu kiện có giới hạn chịu lửa yêu cầu là REI 120 nghĩa là cấu kiện
phải duy trì được đồng thời cả ba khả năng: chịu lực, toàn vẹn và cách nhiệt trong
khoảng thời gian chịu tác động của lửa là 120 phút; Cấu kiện có giới hạn chịu lửa
yêu cầu là R 60, thì cấu kiện chỉ phải duy trì khả năng chịu lực trong thời gian 60
phút, không yêu cầu về khả năng cách nhiệt và tính toàn vẹn.
CHÚ THÍCH 3: Một cấu kiện xây dựng được cho là bảo đảm yêu cầu về khả
năng chịu lửa (giới hạn chịu lửa) nếu thỏa mãn một trong các điều kiện sau:
a) Cấu kiện có cấu tạo với đặc điểm kỹ thuật giống như mẫu thử nghiệm chịu
lửa và mẫu này khi thử nghiệm có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn giới hạn chịu lửa
yêu cầu của cấu kiện đó.
b) Giới hạn chịu lửa của cấu kiện được xác định bằng tính toán theo tiêu chuẩn
thiết kế chịu lửa áp dụng không nhỏ hơn giới hạn chịu lửa yêu cầu của cấu kiện đó.
c) Cấu kiện có cấu tạo với đặc điểm kỹ thuật phù hợp với cấu kiện nêu trong
Phụ lục F mà giới hạn chịu lửa danh định tương ứng cho trong phụ lục này không
nhỏ hơn giới hạn chịu lửa yêu cầu của cấu kiện đó.
1.3.3 Theo tính nguy hiểm cháy, cấu kiện xây dựng được phân thành 4 cấp:
- K0 (không nguy hiểm cháy).
55

- K1 (ít nguy hiểm cháy).


- K2 (nguy hiểm cháy vừa phải).
- K3 (nguy hiểm cháy).
CHÚ THÍCH 1: Cấp nguy hiểm cháy của cấu kiện xây dựng được xác định
bằng thử nghiệm theo tiêu chuẩn Quốc gia hiện hành hoặc tương đương.
CHÚ THÍCH 2: Cho phép xác định cấp nguy hiểm cháy của cấu kiện mà
không cần thử nghiệm như sau:
a) Xếp vào cấp K0, nếu cấu kiện được chế tạo chỉ từ vật liệu không cháy.
b) Xếp vào cấp K1, nếu bề mặt ngoài của cấu kiện được cấu tạo từ vật liệu có
đồng thời các chỉ tiêu kỹ thuật về cháy không nguy hiểm hơn Ch1, BC1, SK1.
c) Xếp vào cấp K2, nếu bề mặt ngoài của cấu kiện được cấu tạo từ vật liệu có
đồng thời các chỉ tiêu kỹ thuật về cháy không nguy hiểm hơn Ch2, BC2, SK2.
d) Xếp vào cấp K3, nếu bề mặt ngoài của cấu kiện được cấu tạo chỉ từ các vật
liệu có một trong các chỉ tiêu kỹ thuật về cháy là Ch3, BC3, SK3.
1.4. Bộ phận ngăn cháy
1.4.1. Bộ phận ngăn cháy được dùng để ngăn cản đám cháy và các sản phẩm
cháy lan truyền từ một khoang cháy hoặc từ một gian phòng có đám cháy tới các
gian phòng khác.
Bộ phận ngăn cháy bao gồm tường ngăn cháy, vách ngăn cháy và sàn ngăn cháy.
1.4.2. Bộ phận ngăn cháy được đặc trưng bằng tính chịu lửa và tính nguy
hiểm cháy.
Tính chịu lửa của một bộ phận ngăn cháy được xác định bằng tính chịu lửa
của các bộ phận cấu thành ra nó, bao gồm:
- Phần ngăn cách (tấm vách, tấm tường, tấm sàn và các bộ phận tương tự);
- Cấu kiện giữ ổn định cho phần ngăn cách (khung, giằng và các cấu kiện
tương tự);
- Cấu kiện đỡ phần ngăn cách (dầm đỡ, sườn đỡ, tường đỡ và các bộ phận
tương tự);
- Các nút liên kết giữa chúng.
Giới hạn chịu lửa theo trạng thái mất khả năng chịu lực (R) của cấu kiện giữ ổn
định cho phần ngăn cách, của cấu kiện đỡ phần ngăn cách và của các nút liên kết giữa
chúng phải không được thấp hơn giới hạn chịu lửa yêu cầu đối với phần ngăn cách.
Tính nguy hiểm cháy của bộ phận ngăn cháy được xác định bằng tính nguy
hiểm cháy của phần ngăn cách cùng với các chi tiết liên kết và của các cấu kiện giữ
ổn định cho phần ngăn cách.
56

1.4.3. Bộ phận ngăn cháy được phân loại theo giới hạn chịu lửa của phần ngăn
cách của nó như trong Bảng 1. Khi trong bộ phận ngăn cháy có các cửa đi, cổng, cửa
nắp, van khí, cửa sổ, màn chắn (sau đây gọi chung là cửa và van ngăn cháy), hay khi
ở vị trí các cửa đó có bố trí khoang đệm (gọi là khoang đệm ngăn cháy) thì cửa, van
ngăn cháy và khoang đệm ngăn cháy phải được chọn loại cũng có khả năng ngăn
cháy phù hợp với loại của bộ phận ngăn cháy theo quy định tại Bảng 1.
Giới hạn chịu lửa của các loại cửa và van ngăn cháy trong bộ phận ngăn cháy
được quy định tại Bảng 2.
Giới hạn chịu lửa của các bộ phận của khoang đệm ngăn cháy (vách, sàn, cửa
và van ngăn cháy) ở cửa và van ngăn cháy trong bộ phận ngăn cháy phải phù hợp
quy định tại Bảng 3.
Bộ phận ngăn cháy loại 1 phải thuộc cấp nguy hiểm cháy K0. Trong các trường
hợp riêng, cho phép sử dụng cấp nguy hiểm cháy K1 trong các bộ phận ngăn cháy
loại 2 đến loại 4.
Bảng 1 - Phân loại bộ phận ngăn cháy
Loại cửa và van ngăn
Loại bộ Giới hạn chịu lửa của Loại khoang
Bộ phận ngăn cháy trong bộ phận
phận ngăn bộ phận ngăn cháy, đệm ngăn cháy,
cháy ngăn cháy, không thấp
cháy không nhỏ hơn không thấp hơn
hơn
1. Tường ngăn 1 REI 150 1 1
cháy
2 REI 45 2 2
2. Vách ngăn 1 EI 45 2 1
cháy
2 EI 15 3 2
3. Sàn ngăn cháy 1 REI 150 1 1
2 REI 60 2 1
3 REI 45 2 1
4 REI 15 3 2

Bảng 2 - Giới hạn chịu lửa của cửa và van ngăn cháy trong bộ phận
ngăn cháy
Cửa và van ngăn cháy trong bộ Loại cửa và van ngăn cháy Giới hạn chịu lửa, không
phận ngăn cháy trong bộ phận ngăn cháy nhỏ hơn
1. Cửa đi, cổng, cửa nắp, van 1) 1 EI 60
2 EI 30 2)
3 EI 15
2. Cửa sổ 1 E 60
57

Cửa và van ngăn cháy trong bộ Loại cửa và van ngăn cháy Giới hạn chịu lửa, không
phận ngăn cháy trong bộ phận ngăn cháy nhỏ hơn
2 E 30
3 E 15
3. Màn chắn 1 EI 60
1)
Giới hạn chịu lửa của van ngăn cháy được phép chỉ lấy theo tính toàn vẹn (E) nếu những van
này lắp đặt bên trong các kênh, giếng và đường ống dẫn mà bảo đảm được khả năng chịu lửa yêu
cầu, đối với cả tính toàn vẹn (E) và tính cách nhiệt (I).
2)
Giới hạn chịu lửa của cửa giếng thang máy được phép lấy không nhỏ hơn E 30.

Bảng 3 - Giới hạn chịu lửa của các bộ phận của khoang đệm ở các cửa
và van ngăn cháy trong bộ phận ngăn cháy
Giới hạn chịu lửa của các bộ phận của khoang đệm, không nhỏ hơn
Loại khoang đệm
ngăn cháy Vách ngăn của khoang Cửa và van ngăn cháy
Sàn của khoang đệm
đệm của khoang đệm
1 EI 45 REI 45 EI 30
2 EI 15 REI 15 EI 15
1.5. Bậc chịu lửa của nhà.
1.5.1. Bậc chịu lửa của nhà và khoang cháy được xác định bằng giới hạn chịu
lửa của các cấu kiện xây dựng của nó.
- Cấp nguy hiểm cháy kết cấu của nhà và khoang cháy được xác định theo mức
độ tham gia của các cấu kiện xây dựng vào sự phát triển cháy và hình thành các yếu
tố nguy hiểm của đám cháy.
- Nhóm nguy hiểm cháy theo công năng của nhà và các phần của nhà được
xác định theo mục đích sử dụng và đặc điểm của các quá trình công nghệ bố trí bên
trong nó.
1.5.2. Nhà và các khoang cháy được phân theo bậc chịu lửa như quy định tại
Bảng 4.
Bảng 4 - Bậc chịu lửa của nhà
Giới hạn chịu lửa của kết cấu nhà, không nhỏ hơn

Bậc chịu Các bộ Tường Sàn giữa các Bộ phận của mái trong Kết cấu buồng thang
lửa của phận tầng (bao gồm nhà không có tầng áp mái bộ
ngoài
nhà cả sàn tầng áp Tấm lợp (kể cả Giàn, Bản thang
chịu lựckhông
mái và sàn trên tấm lợp có lớp dầm, Tường và chiếu
của nhà chịu lực trong
tầng hầm) cách nhiệt) xà gồ thang
58

I R 120 E 30 REI 60 RE 30 R 30 REI 120 R 60


II R 90 E 15 REI 45 RE 15 R 15 REI 90 R 60
III R 45 E 15 REI 45 RE 15 R 15 REI 60 R 45
IV R 15 E 15 REI 15 RE 15 R 15 REI 45 R 15
V Không quy định
CHÚ THÍCH 1: Trong các ngôi nhà có bậc chịu lửa I, II, III thì sàn và trần của tầng hầm,
tầng nửa hầm phải làm bằng vật liệu không cháy và có giới hạn chịu lửa ít nhất REI 90. Sàn các
tầng 1 và tầng trên cùng phải làm bằng vật liệu có tính cháy không thấp hơn Ch1.
CHÚ THÍCH 2: Trong các ngôi nhà có bậc chịu lửa IV, V thì sàn của tầng hầm hay tầng
nửa hầm phải làm bằng vật liệu có tính cháy không thấp hơn Ch1 và có giới hạn chịu lửa không
dưới REI 45
CHÚ THÍCH 3: Đối với nhà có 2 hoặc 3 tầng hầm (nhà thuộc nhóm F1.3 và nhà hỗn hợp)
thì các cấu kiện, kết cấu chịu lực ở tầng hầm phải có giới hạn chịu lửa tối thiểu R 120.
CHÚ THÍCH 4: Trong các phòng có sản xuất hay bảo quản các chất lỏng cháy được thì sàn
phải làm bằng vật liệu không cháy.
Các bộ phận của nhà như các tường chịu lực, cột chịu lực, hệ giằng, vách cứng,
các bộ phận của sàn (dầm, xà hoặc tấm sàn) được xếp vào loại các bộ phận chịu lực
của nhà nếu chúng tham gia vào việc bảo đảm sự ổn định tổng thể và sự bất biến hình
của nhà khi có cháy.
Các bộ phận chịu lực không tham gia vào việc bảo đảm ổn định tổng thể của
nhà phải được đơn vị thiết kế chỉ dẫn trong tài liệu kỹ thuật của nhà.
Không quy định giới hạn chịu lửa đối với bộ phận bịt lỗ thông (cửa, cổng, cửa
sổ, cửa nắp, cửa trời, trong đó có cả cửa trên đỉnh và các phần cho ánh sáng xuyên
qua khác của tấm lợp mái), ngoại trừ các cửa, van ngăn cháy trong bộ phận ngăn
cháy và các trường hợp được nói riêng.
Khi giới hạn chịu lửa tối thiểu của cấu kiện được yêu cầu là R 15 (RE 15, REI
15) thì cho phép sử dụng các kết cấu thép không bọc bảo vệ mà không phụ thuộc vào
giới hạn chịu lửa thực tế của nó, ngoại trừ các trường hợp khi giới hạn chịu lửa của
các bộ phận chịu lực của nhà theo kết quả thử nghiệm nhỏ hơn R 8.
Trong các buồng thang bộ không nhiễm khói loại N1 được phép sử dụng các
bản thang và các chiếu thang với giới hạn chịu lửa R 15 và thuộc cấp nguy hiểm
cháy K0.
1.5.3. Theo tính nguy hiểm cháy về kết cấu, nhà và các khoang cháy được
phân thành 4 cấp S0, S1, S2, S3 như trong Bảng 5 gọi là cấp nguy hiểm cháy kết cấu
của nhà.
Không quy định về tính nguy hiểm cháy đối với cửa, cổng, cửa sổ, cửa nắp
trong kết cấu bao che của nhà trừ những trường hợp được nói riêng.
59

Bảng 5 - Cấp nguy hiểm cháy kết cấu của nhà


Cấp nguy hiểm cháy của cấu kiện xây dựng, không nhỏ hơn
Tường, vách
Cấp nguy hiểm Các bộ phận chịu ngăn, sàn Bản thang và
cháy kết cấu lực dạng thanh Tường Tường của buồng
giữa các tầng chiếu thang
của nhà ngoài từ thang bộ; bộ
(cột, xà, giàn, và và mái không trong buồng
phía ngoài phận ngăn cháy
tương tự) có tầng áp thang bộ
mái
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
S0 K0 K0 K0 K0 K0
S1 K1 K2 K1 K0 K0
S2 K3 K3 K2 K1 K1
S3 Không quy định K1 K3
1.5.4. Khi áp dụng vào thực tế xây dựng các kết cấu hoặc hệ kết cấu mà không
thể xác định được giới hạn chịu lửa hoặc cấp nguy hiểm cháy của chúng trên cơ sở
các thử nghiệm chịu lửa tiêu chuẩn hoặc theo tính toán thì cần tiến hành thử nghiệm
chịu lửa trên các bộ phận của kết cấu hoặc hệ kết cấu đó theo tài liệu chuẩn được lựa
chọn áp dụng.
1.6. Phân nhóm nhà dựa trên tính nguy hiểm cháy theo công năng
1.6.1. Nhà và các phần của nhà (các gian phòng hoặc nhóm các gian phòng
có công năng liên quan với nhau) được phân thành các nhóm nguy hiểm cháy theo
công năng tuỳ thuộc vào đặc điểm sử dụng chúng, vào mức đe dọa tới sự an toàn của
người trong trường hợp xảy ra đám cháy có tính đến: lứa tuổi, trạng thái thể chất, khả
năng có người đang ngủ, nhóm người sử dụng theo công năng chính và số người của
nhóm đó. Phân nhóm nguy hiểm cháy theo công năng được quy định tại Bảng 6.
Nhà và gian phòng dùng để sản xuất hoặc làm kho được phân hạng (A, B, C,
D, E) theo tính nguy hiểm cháy và cháy nổ phụ thuộc vào số lượng và tính chất nguy
hiểm cháy nổ của các chất và vật liệu chứa trong chúng, có tính đến đặc điểm của
quá trình công nghệ sản xuất. Việc phân hạng quy định tại Phụ lục C.
Các gian phòng sản xuất và các gian phòng kho, kể cả các phòng thí nghiệm
và nhà xưởng có diện tích trên 50 m2, các gian phòng chuẩn bị đồ ăn có thiết bị đun
nấu có công suất trên 10 kW trong các nhà thuộc Nhóm F1, F2, F3 và F4, được xếp
vào Nhóm F5.
1.6.2. Trong các nhà có cấp nguy hiểm cháy theo công năng xác định, mà
trong trường hợp chung, cho phép bố trí nhóm các gian phòng và các gian phòng có
nguy hiểm cháy theo công năng khác, thì ngoài việc tuân theo các yêu cầu chung của
quy chuẩn này, còn phải bảo đảm các điều kiện bổ sung theo các tiêu chuẩn thiết kế
các dạng cụ thể của nhà và các thiết bị kỹ thuật tương ứng đó.
60

Bảng 6 - Phân nhóm nhà dựa trên tính nguy hiểm cháy theo công năng
Nhóm Mục đích sử dụng Đặc điểm sử dụng
(1) (2) (3)
F1 Nhà để ở thường xuyên hoặc tạm thời (trong đó có cả Các gian phòng trong nhà này
để ở suốt ngày đêm). thường được sử dụng cả ngày
và đêm. Nhóm người trong đó
F1.1 Nhà trẻ, trường mẫu giáo, mầm non; bệnh viện (không bao
có thể gồm nhiều lứa tuổi và
gồm bệnh viện dã chiến), khối nhà điều trị nội trú của cơ
trạng thái thể chất khác nhau.
sở phòng chống dịch bệnh, phòng khám đa khoa, chuyên
Đặc trưng của các nhà này là có
khoa, nhà hộ sinh; nhà chuyên dùng cho người cao tuổi và
các phòng ngủ.
người khuyết tật (không phải nhà căn hộ), nhà dưỡng lão;
khối nhà ngủ của các trường nội trú và của các cơ sở cho
trẻ em; và các nhà có đặc điểm sử dụng tương tự.
F1.2 Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ; ký túc xá, nhà ở
tập thể; khối nhà ngủ của các cơ sở điều dưỡng, nghỉ
dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình; và các cơ sở lưu
trú khác có đặc điểm sử dụng tương tự.
F1.3 Nhà chung cư; và các nhà có đặc điểm sử dụng tương tự
F1.4 Nhà ở riêng lẻ; và các nhà có đặc điểm tương tự.
F2 Các cơ sở văn hóa, thể thao Các gian phòng chính trong các
nhà này được đặc trưng bởi số
F2.1 Nhà hát, rạp chiếu phim, rạp xiếc, phòng hoà nhạc; câu lạc
lượng lớn khách lưu lại trong
bộ; các công trình thể thao có khán đài, nhà thi đấu, bể bơi
một khoảng thời gian nhất
trong nhà, cung thể thao trong nhà và các công trình khác
định.
có số lượng chỗ ngồi tính toán cho khách trong các gian
phòng kín; thư viện; trung tâm hội nghị, tổ chức sự kiện
không bao gồm dịch vụ ăn uống; và các nhà có đặc điểm
sử dụng tương tự.
F2.2 Bảo tàng, triển lãm; phòng nhảy, vũ trường, quán bar,
phòng hát, cơ sở kinh doanh karaoke và các cơ sở tương
tự khác trong các gian phòng kín; khối nhà của các công
trình vui chơi giải trí, thủy cung; và các nhà có đặc điểm
sử dụng tương tự.
F2.3 Các cơ sở được đề cập ở mục F2.1 nhưng hở ra ngoài trời,
công viên giải trí; và các nhà có đặc điểm sử dụng tương
tự.
F2.4 Các cơ sở được đề cập ở mục F2.2 nhưng hở ra ngoài trời.
F3 Các cơ sở thương mại, kinh doanh và dịch vụ dân cư. Các gian phòng của các cơ sở
này được đặc trưng bởi số
F3.1 Cơ sở bán hàng, phòng trưng bày các sản phẩm hàng hóa,
lượng khách lớn hơn so với
nhà hội chợ, trung tâm thương mại, điện máy, siêu thị, cửa
nhân viên phục vụ.
hàng bách hóa, cửa hàng tiện ích; nhà sách; cửa hàng kinh
doanh mô-tô, xe gắn máy; và các nhà có đặc điểm sử dụng
tương tự.
61

F3.2 Nhà hàng, cửa hàng ăn uống, giải khát, trạm dừng nghỉ;
trung tâm hội nghị, tổ chức sự kiện có bao gồm dịch vụ ăn
uống; và các nhà có đặc điểm sử dụng tương tự.
F3.3 Nhà ga đường sắt, nhà ga hàng không; nhà chờ cáp treo
vận chuyển người, bến phà, bến xe khách; và các nhà có
đặc điểm sử dụng tương tự.
F3.4 Phòng khám chữa bệnh (ngoại trú) đa khoa, chuyên khoa
và cấp cứu; khối nhà điều trị ngoại trú của cơ sở y tế khác
như trạm y tế, chỉnh hình, thẩm mỹ viện, phục hồi chức
năng; nhà có kinh doanh dịch vụ xoa bóp; và các nhà có
đặc điểm sử dụng tương tự.
F3.5 Các gian phòng cho khách của các doanh nghiệp, cơ sở
dịch vụ đời sống và công cộng có số lượng chỗ ngồi cho
khách không được tính toán (bưu điện, bưu cục, quỹ tiết
kiệm, phòng vé, văn phòng tư vấn luật, văn phòng công
chứng, cửa hàng giặt là, nhà may, sửa chữa giày và quần
áo, cửa hàng cắt tóc); cơ sở phục vụ lễ tang, cơ sở tôn giáo,
tín ngưỡng, đình, chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh đường,
thánh thất, niệm phật đường, từ đường, nhà thờ họ; và các
cơ sở tương tự.
F3.6 Các khu liên hợp thể dục thể thao và các khu tập luyện, thi
đấu thể thao không có khán đài; các gian phòng dịch vụ;
sân vận động, trường đua, trường bắn; và các nhà có đặc
điểm sử dụng tương tự.
F4 Các công trình giáo dục, đào tạo, trụ sở làm việc, tổ Các phòng trong các nhà này
chức khoa học, nghiên cứu và thiết kế, cơ quan quản lý được sử dụng một số thời gian
nhất định trong ngày, bên trong
F4.1 Các trường tiểu học, trung học cơ sở, cơ sở đào tạo phổ
phòng thường có nhóm người
thông có nhiều cấp học (không bao gồm mầm non, mẫu
cố định, quen với điều kiện tại
giáo), trường trung học phổ thông, trung học chuyên
chỗ, có độ tuổi và trạng thái thể
nghiệp, trường dạy nghề; trường đào tạo người chuyên
chất xác định.
hoạt động tôn giáo ở lứa tuổi thiếu niên; và các nhà có đặc
điểm sử dụng tương tự.
F4.2 Các trường đại học, cao đẳng, học viện, trung cấp chuyên
nghiệp, trường bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, trường công
nhân kỹ thuật; trường đào tạo người chuyên hoạt động tôn
giáo không thuộc nhóm F4.1; và các nhà có đặc điểm sử
dụng tương tự.
F4.3 Trụ sở của các cơ quan quản lý, cơ quan Nhà nước các cấp,
nhà làm việc của nhân viên văn phòng trong các doanh
nghiệp; tổ chức chính trị, xã hội; trụ sở của các tôn giáo;
tổ chức thiết kế, tổ chức nghiên cứu khoa học, trạm nghiên
cứu địa chấn, trạm khí tượng thủy văn, cơ sở nghiên cứu
vũ trụ; tổ chức thông tin và nhà xuất bản; cơ sở truyền
thanh, truyền hình, viễn thông, nhà lắp đặt thiết bị thông
62

tin; ngân hàng, cơ quan, văn phòng; và các nhà có đặc điểm
sử dụng tương tự.
F4.4 Các trạm (đội) chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
F5 Các nhà, công trình, gian phòng dùng cho mục đích sản Các gian phòng loại này được
xuất hay để làm kho. đặc trưng bởi sự có mặt của
nhóm người làm việc cố định,
F5.1 Các nhà và công trình sản xuất, các gian phòng sản xuất
kể cả làm việc suốt ngày đêm
và thí nghiệm, nhà xưởng, cửa hàng và sửa chữa, bảo
dưỡng ô-tô, mô-tô, xe gắn máy; và các nhà có đặc điểm sử
dụng tương tự.
F5.2 Các nhà và công trình kho; bãi đỗ xe ô tô, xe máy, xe đạp
không có dịch vụ kỹ thuật và sửa chữa; kho chứa sách, kho
lưu trữ, trung tâm lưu trữ, trung tâm cơ sở dữ liệu chuyên
ngành, các gian phòng kho; khu vực lưu giữ hàng hóa của
cảng cạn; kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc hàng hóa
vật tư không cháy đựng trong các bao bì cháy được; và các
nhà có đặc điểm sử dụng tương tự.
F5.3 Các nhà phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn.

2. Các yêu cầu về khoảng cách an toàn phòng cháy chữa cháy
Hầu hết các loại hình nhà công trình dân dụng, công nghiệp với công năng
bình thường khoảng cách PCCC thực hiện theo quy định tại phụ lục E QCVN
06:2021/BXD. Riêng đối với nhà và công trình có công năng đặc biệt (nhà sản xuất
hay bảo quản các chất và vật liệu nổ; các kho chứa dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí
đốt tự nhiên, các loại khí dễ cháy, cũng như các chất tự cháy; nhà sản xuất hoặc kho
hóa chất độc hại; công trình quốc phòng; phần ngầm của công trình tàu điện ngầm;
công trình hầm mỏ; và các nhà có đặc điểm tương tự) không phải áp dụng quy định
về khoảng cách PCCC theo QCVN 06:2021/BXD (Điều 1.1.2) mà thực hiện các các
quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn riêng, trường hợp chưa có quy định riêng thì vận
dụng quy định của các loại hình có tính chất tượng tự hoặc quy định của QCVN
06:2021/BXD để áp dụng cho phù hợp.
2.1. Nhà và công trình với công năng bình thường
Thực hiện theo quy định tại Bảng E1& E2 Phụ lục E QCVN 06:2021/BXD,
một số trường hợp cho phép điều chỉnh giảm khoảng cách được nêu tại phần chú
thích của Bảng E1&E2 và mục E3. Trong đó lưu ý một số nội dung sau:
- Các nhà phụ trợ công nghiệp là hạng mục không tham gia trực tiếp vào quá
trình sản xuất công nghiệp, như: nhà hành chính, nhà văn phòng, nhà ở cho cán bộ
công nhân viên, gara, căn tin … Khoảng cách PCCC từ nhà phụ trợ có bậc chịu lửa
I và II đến các ngôi nhà sản xuất và gara có bậc chịu lửa I và II phải không nhỏ hơn
9 m; đến các ngôi nhà sản xuất có mái với lớp cách nhiệt bằng chất liệu Polyme hoặc
vật liệu cháy phải không nhỏ hơn 15 m…;
63

- Nhà, công trình công nghiệp: Khoảng cách PCCC giữa nhà và các công trình
công nghiệp phụ thuộc vào bậc chịu lửa và hạng nguy hiểm cháy nổ của chúng và
không nhỏ hơn giá trị trong Bảng E.2 QCVN 06:2021/BXD.
- Trong trường hợp nhà phụ trợ công nghiệp; nhà, công trình công nghiệp mà
không xác định được khoảng cách đến nhà và công trình lân cận thì cho phép xác
định khoảng cách PCCC là khoảng cách từ ngôi nhà đến đường ranh giới khu đất của
công trình. Lưu ý đường ranh giới khu đất của ngôi nhà có thể là đường nằm trùng
hoặc song song với một cạnh của ngôi nhà hoặc hợp với một cạnh của ngôi nhà một
góc nhỏ hơn 80o. Khoảng cách từ ngôi nhà đến đường ranh giới phụ thuộc vào tính
chịu lửa của tường ngoài nhà và được xác định theo Bảng E3 QCVN 06:2021/BXD.
Cho phép tường ngoài của ngôi nhà cách đường ranh giới khu đất của nhà trong phạm
vi từ 0 mét đến nhỏ hơn 1,0 m, với các điều kiện sau:
+ Tường ngoài phải là tường ngăn cháy loại 1 (REI 150) đối với nhà có bậc
chịu lửa I và II; và là tường ngăn cháy loại 2 (REI 45) đối với nhà có bậc chịu lửa III
và IV.
+ Bề mặt ngoài của tường ngoài không được sử dụng các vật liệu có tính nguy
hiểm cháy cao hơn các nhóm Ch1 và LT1.
* Ngoài ra, khi trong khuôn viên của nhà, công trình dân dụng, công nghiệp
có bố trí trạm biến áp; kho, trạm cấp gas (LPG); bồn chứa dầu nội bộ, trạm cấp dầu
nội bộ... thì cần lưu ý về khoảng cách PCCC như sau:
- Với trạm biến áp đặt ngoài nhà, phải xác định khoảng cách PCCC từ trạm
biến áp đến công trình theo quy định tại điều III.2.75 và điều III.2.83 “Quy phạm
trang bị điện Phần III Trang bị phân phối và trạm biến áp 11 TCN -20 -2006”.
- Đối với trạm cấp LPG:
+ Trạm chai bảo đảm QCVN 10:2012/BCT, TCVN 7441:2004, theo đó trạm
cấp đặt ngoài nhà dân dụng, công nghiệp phải có mái che làm bằng vật liệu không
cháy, cách biệt với các tòa nhà khác hoặc hàng rào ranh giới của công trình bên cạnh
có khoảng cách tối thiểu 1 m với sức chứa dưới 400 kg; 3 m với sức chứa từ 400 kg
đến 1000 kg;
+ Trạm bồn bảo đảm khoảng cách từ công trình đến bồn chứa theo quy định
tại mục 5 theo QCVN 02:2020/BCT, trong đó: Khoảng cách an toàn từ bồn chứa
LPG tới bồn chứa chất lỏng dễ cháy có điểm bắt cháy dưới 65°C không được nhỏ
hơn 7 m. Khoảng cách an toàn tối thiểu từ bồn chứa đến các đối tượng được bảo vệ
(Trường học, nhà trẻ, bệnh viện, thư viện và các công trình công cộng; Nhà ở, trừ tòa
nhà phục vụ điều hành sản xuất trong công trình có bồn chứa LPG; Các công trình
văn hóa) và khoảng cách giữa các bồn chứa theo quy định:
64

Khoảng cách giữa các


Dung tích bồn chứa, V Khoảng cách an toàn tối thiểu (m)
bồn chứa (m)
(m3)
Bồn chứa đặt chìm Bồn chứa đặt nổi
V ≤ 0,5 3 1,5 0
0,5 < V ≤ 1 3 3 0
1 < V≤ 1,9 3 3 1
1,9 < V ≤ 7,6 3 7,6 1
7,6 < V≤ 114 15 15 1,5
114 < V≤265 15 23
1/4 tổng đường kính hai
265 < V ≤ 341 15 30
bồn lân cận
341 < V ≤ 454 15 38
454 < V ≤ 757 15 61
1/4 tổng đường kính hai
757 < V ≤ 3785 15 91
bồn lân cận
V > 3785 15 122
(Khoảng cách an toàn (separation distance) là khoảng cách tối thiểu trên hình
chiếu bằng hoặc hình chiếu đứng, tính từ mép ngoài cùng của bồn chứa LPG (bồn
chứa đặt nổi, bồn chứa đắp đất, cụm bồn chứa) đến mép gần nhất của các đối tượng
được bảo vệ)
- Đối với bồn chứa dầu cấp cho dây chuyền sản xuất hoặc máy phát điện: hiện
không có quy định riêng đối với đối tượng này, do đó việc yêu cầu bảo đảm khoảng
cách PCCC, ngăn cháy lan đến công trình cần xem xét trong điều kiện cụ thể của
hạng mục bồn dầu đó để đưa ra biện pháp như: bồn chứa đó cấp nhiên liệu cho thiết
bị gì; đặt nổi hay chìm, đặt bên trong phòng, khu vực tách biệt hay đặt thông thoáng
tiếp giáp với hạng mục công trình khác; nhiệt độ bắt cháy, chớp cháy của nhiên liệu;
có thiết bị chữa cháy tự động, van ngắt, tiếp địa khi xuất nhập; chống sét, thiết bị thu
hồi hơi, van thở và thiết bị ngăn lửa của bồn chứa.. hay không?. Qua đó vận dụng 1
số biện pháp an toàn quy định tại các quy chuẩn, tiêu chuẩn: QCVN 05:2020/BCT:
“Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo
quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm”; TCVN 4530:2011, QCVN 01:2020/BCT,
TCVN 5684:2003, TCVN 5307:2009...
2.2. Nhà và công trình có công năng đặc biệt
Tùy theo tính chất, công năng của nhà và công trình để áp dụng yêu cầu về
khoảng cách PCCC cho phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn của loại hình công trình
đó, ví dụ:
- Cửa hàng xăng dầu: QCVN 01:2020/BCT, QCVN 07-6:2016/BXD, QCVN
01:2021/BXD;
- Cửa hàng xăng dầu nội bộ: Vận dụng quy định tại TCVN 4530:2011 để thiết
kế cửa hàng xăng dầu nội bộ chỉ áp dụng đối với trạm xăng dầu nội bộ trong cơ sở
công nghiệp. Đối với cơ sở khác vận dụng TCVN 5307:2009 để xác định khoảng cách
an toàn của các bồn chứa.
65

- Nhà máy chế biến dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ, Kho xăng dầu: Nghị định số
13/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2011; Nghị định số 25/2019/NĐ-CP ngày 07
tháng 03 năm 2011; TCVN 5307:2009..;
- Cửa hàng gas (LPG): TCVN 6223:2017
- Kho chứa, trạm cấp khí LPG, CNG, LNG: Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày
11 tháng 02 năm 2011; Nghị định số 25/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 03 năm 2011;
QCVN 07-6:2016/BXD, QCVN 02:2020/BCT, QCVN 10:2012/BCT, TCVN
8611:2010...;
- Trạm nạp khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) vào chai và xe bồn thực hiện theo QCVN
02:2019/BCT...;
- Kho vật liệu nổ công nghiệp: QCVN 01:2019/BCT....
3. Các yêu cầu về đường giao thông phục vụ xe chữa cháy
3.1. Một số yêu cầu chung
- Trên đường và bãi đỗ cho xe chữa cháy nếu có bố trí các kết cấu chặn phía
trên thì các kết cấu này không được lớn hơn 10m, khoảng cách giữa các kết cấu chặn
này không được nhỏ hơn 20m (mục đích để khói từ tầng 1 được thoát thẳng lên trên
không làm ảnh hưởng đến tầm nhìn của lái xe chữa cháy) và chiều dài của đoạn cuối
của đường cho xe chữa cháy hoặc bãi đỗ xe chữa cháy không bị chặn bởi các kết cấu
chặn phía trên không được nhỏ hơn 20 m (xem hình 1). Lưu ý khi tính toán chiều dài
bãi đỗ xe chữa cháy cho công trình thì không được tính đến những đoạn có kết cấu
chặn phía trên.
- Bề mặt của bãi đỗ xe chữa cháy phải ngang bằng. Nếu nằm trên một mặt
nghiêng thì độ dốc không được quá 1:15. Độ dốc của đường cho xe chữa cháy không
được vượt quá 1:8,3. Mặt đường cho xe chữa cháy và bãi đỗ xe chữa cháy phải bảo
đảm chịu được tải trọng của xe chữa cháy theo yêu cầu thiết kế và phù hợp với chủng
loại phương tiện của cơ quan Cảnh sát PCCC và CNCH nơi xây dựng công trình.
Đường cho xe chữa cháy và bãi đỗ xe chữa cháy phải được bảo đảm thông thoáng
tại mọi thời điểm.
- Nếu chiều dài của đường cho xe chữa cháy hoặc bãi đỗ xe chữa cháy dạng
cụt lớn hơn 46 m thì ở cuối đoạn cụt phải có bãi quay xe được thiết kế theo quy định
(xem hình 2).
66

Hình 1 – Các yêu cầu về kết cấu chặn phía trên


- Thiết kế bãi quay xe phải tuân theo một trong các quy định sau:
+ Hình tam giác đều có cạnh không nhỏ hơn 7 m, một đỉnh nằm ở đường cụt,
hai đỉnh nằm cân đối ở hai bên đường;
+ Hình vuông có cạnh không nhỏ hơn 12 m;
+ Hình tròn, đường kính không nhỏ hơn 10 m;
+ Hình chữ nhật vuông góc với đường cụt, cân đối về hai phía của đường, có
kích thước không nhỏ hơn 5 m x 20 m.

Hình 2- Bãi quay xe đối với đường cụt lớn hơn 46m
- Cho phép đường giao thông công cộng được sử dụng làm bãi đỗ xe chữa
cháy, nếu vị trí của đường đó phù hợp với các quy định về khoảng cách đến lối vào
từ trên cao tại 6.2.3 của QCVN 06:2021/BXD.
3.2. Đường giao thông cho xe chữa cháy
- Chiều rộng thông thủy của mặt đường cho xe chữa cháy không được nhỏ hơn
3,5m.
- Chiều cao thông thủy của đường cho xe chữa cháy không nhỏ hơn 4,5m (xem
hình 3).
67

Hình 3 – Chiều cao thông thủy của đường cho xe chữa cháy
- Nhà nhóm F1, F2, F3 và F4 có chiều cao PCCC không quá 15 m không yêu
cầu có bãi đỗ xe chữa cháy, tuy nhiên phải có đường cho xe chữa cháy tiếp cận đến
điểm bất kỳ trên hình chiếu bằng của nhà không lớn hơn 60 m (xem hình 4).

Hình 4 – Đường giao thông cho xe chữa cháy đối với nhà nhóm F1, F2, F3 và
F4 có chiều cao PCCC không quá 15 m
- Đối với công trình có tầng hầm hoặc nhà nhóm F1.3 có chiều cao lớn hơn
15m phải có đường cho xe chữa cháy trong phạm vi duy chuyển không quá 18m tính
từ lối vào tất cả các khoang đệm của thang máy chữa cháy hoặc của buồng thang bộ
thoát nạn có bố trí họng chờ khô D65 dành cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp
(xem hình 5).
68

Hình 5 - Khoảng cách từ đường giao thông cho xe chữa cháy tới lối vào của
tất cả khoang đệm của thang máy chữa cháy hoặc buồng thang có họng chờ D65
- Đối với đường giao thông nhỏ hẹp chỉ đủ cho 1 làn xe chạy thì cứ ít nhất 100
m phải thiết kế đoạn mở rộng tối thiểu 7 m dài 8 m để xe chữa cháy và các loại xe
khác có thể tránh nhau dễ dàng.
3.3. Bãi đỗ cho xe chữa cháy
3.3.1. Các yêu cầu chung
- Bãi đỗ cho xe chữa cháy được quy định tại Bảng 14 của QCVN
06:2021/BXD trong đó, không yêu cầu đối với bãi đỗ đối với nhà có chiều cao không
quá 15m và nhà có chiều cao không quá 28m kèm theo yêu cầu mỗi tầng không quá
50 người, khoảng cách từ đường cho xe chữa cháy đến họng tiếp nước vào nhà không
được lớn hơn 18m ( lưu ý các họng tiếp nước phải đặt ở sát công trình, không được
kéo dài họng tiếp nước ra xa công trình để tăng khoảng cách từ đường cho xe chữa
cháy đến chân công trình).
- Bãi đỗ cho xe chữa cháy có khoảng cách đo theo phương nằm ngang từ mép
gần nhà hơn của bãi đỗ đến điểm giữa của lối vào từ trên cao không gần hơn 2m và
không xa quá 10m. Đo theo phương nằm ngang là khoảng cách hình chiếu vuông
góc từ điểm giữa của lối vào từ trên cao đến mép trong của bãi đỗ cho xe chữa cháy.
- Khoảng không giữa bãi đỗ xe chữa cháy và lối vào từ trên cao phải không bị
cản trở bởi cây xanh hoặc các vật thể cố định khác nhằm đảm bảo khả năng triển
khai, tiếp cận của lực lượng chữa cháy từ xe chữa cháy, xe thang.
3.3.2. Tính toán chiều dài bãi đỗ xe chữa cháy
69

- Nhà nhóm F1.3 có chiều cao lớn hơn 15m, phải thiết kế bãi đỗ cho xe chữa
cháy tiếp cận đến ít nhất toàn bộ một mặt ngoài của mỗi khối nhà (lưu ý bãi đỗ phải
bố trí ở mặt có ban công căn hộ để phục vụ chữa cháy và cứu nạn).
- Chiều dài của bãi đỗ xe chữa cháy của các nhóm nhà công cộng F1.1, F1.2,
F2, F3 và F4 có chiều cao lớn hơn 15m được quy định tại Bảng 15 căn cứ vào diện
tích sàn lớn nhất của một tầng cho phép tiếp cận. Đối với các sàn thông tầng, diện
tích được tính bằng tổng diện tích các sàn thông tầng đó. Đường cho xe chữa cháy
tại nhóm nhà này không quy định cụ thể, tuy nhiên giữa các bãi đỗ phải có đường
cho xe chữa cháy di chuyển, trường hợp bãi đỗ nằm ở điểm cụt thì phải có bãi quay
xe theo quy định (xem hình 6, hình 7).

Hình 6 - Mô tả đường và bãi đỗ cho xe chữa cháy khi yêu cầu không nhỏ hơn
1/6 chu vi của nhà

- Nhóm nhà F5 thì phải bố trí bãi đỗ cho xe chữa cháy đảm bảo theo quy định
tại Bảng 16 dựa vào tổng quy mô, khối tích của nhà (không bao gồm tầng hầm).
Chiều rộng đường cho xe chữa cháy không nhỏ hơn 3,5m. Khoảng cách từ mép trong
của đường cho xe chữa cháy đến tường ngôi nhà phải không lớn hơn 5m đối với nhà
cao dưới 12m, không lớn hơn 8m đối với nhà có chiều cao trên 12m đến 28m và
không lớn hơn 10 m đối với nhà cao trên 28m (xem hình 8).
70

Hình 7 - Mô tả đường và bãi đỗ cho xe chữa cháy khi yêu cầu không nhỏ hơn
1/2 chu vi nhà

Hình 8- Mô tả bãi đỗ cho nhà F5


- Đối với phần nhà hỗn hợp có khối đế thương mại, dịch vụ ở dưới, các khối
tháp chung cư ở trên, thì bãi đỗ cho xe chữa cháy xác định phục vụ cho cả phần khối
đế và phần khối tháp tính theo Điều 6.2.2.3 của QCVN 06:2021/BXD và đáp ứng
quy định theo Điều 6.2.2 của QCVN 06:2021/BXD.
71

3.3.3. Quy định về lối vào từ trên cao


- Các lối vào phải không bị cản trở ở mọi thời điểm trong thời gian sử dụng
và lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH có thể tiếp cận mở được từ bên trong hoặc
bên ngoài. Từ lối vào này có thể đi đến các khu vực khác của tòa nhà, không được
phép bố trí ở các khu vực phục vụ thoát nạn như buồng thang bộ, sảnh không nhiễm
khói, sảnh thang máy chữa cháy hoặc không gian khác chỉ dẫn đến điểm cụt (xem
hình 9).

Hình 9 - Một số trường hợp về lối vào từ trên cao


- Hình thức, kích cỡ hình và chữ viết đánh dấu tại lối vào từ trên cao và kích
thước, vị trí bố trí của lối vào từ trên cao phải đảm bảo theo Điều 6.3.3 và 6.3.4 của
QCVN 06:2021/BXD (xem hình 10).
72

Hình 10 - Đánh dấu lối vào từ trên cao


- Điều 6.3.5 quy định số lượng và vị trí của lối vào từ trên cao đối với các
nhóm nhà không thuộc F1.3 như sau:
+ Điều 6.3.5.1 số lượng lối vào từ trên cao được xác định theo chiều dài của
bãi đỗ cho xe chữa cháy. Chiều dài tối đa của bãi đỗ dành cho xe chữa cháy để bố trí
01 lối vào từ trên cao là 20m.
+ Điều 6.3.5.2 cứ mỗi đoạn 20m của bãi đỗ dành cho xe chữa cháy phải bố trí
lối vào từ trên cao trừ nhóm F1.3 và F5.
+ Điều 6.3.5.3 lối vào từ trên cao phải bố trí ở tất cả các tầng đến độ cao 50m
(trừ tầng 1).
+ Điều 6.3.5.4 Đối với nhà nhóm F5 bố trí lối vào từ trên cao phía trên mỗi
bãi đỗ xe chữa cháy tại các mặt sàn có thể tiếp cận lên đến độ cao 50m.
73

+ Điều 6.3.5.5 quy định không yêu cầu lối vào từ trên cao đối với các nhà nhóm F1.3,
bao gồm cả những khu vực phụ trợ (ví dụ phòng tập Gym, các phòng câu lạc bộ,...
phục vụ riêng cho cư dân của tòa nhà) trong nhà nhóm F1.3.

Hình 10 - Lối vào từ trên cao cho mỗi khoang cháy

Hình 11 - Mô tả tổng thể giải pháp bố trí đường, bãi đỗ cho xe chữa cháy
74

4. Các yêu cầu về bố trí công năng


4.1. Nhà dân dụng
Trong thực tế, có xu hướng xây dựng nhà dân dụng gồm nhiều công năng, trong
đó có bố trí một số công năng như: Gara ô tô, xe máy, khách sạn, văn phòng, chung
cư, dịch vụ, thương mại, hội trường, phòng tập trung đông người. Quy chuẩn QCVN
06:2021/BXD đã quy định cho phép bố trí các nhóm gian phòng F3.2 và F3.6 tại các
tầng cao quy định tại A.2.4, A.2.5, A.2.6 phụ lục A, QCVN 06:2021/BXD. Về số
tầng giới hạn, nhóm nhà cho phép bố trí của công trình độc lập và trong nhà khác
theo quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn, lưu ý một số nội dung sau:
Về số tầng giới hạn, nhóm nhà cho phép bố trí của công trình độc lập và trong
nhà khác theo quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn, lưu ý một số nội dung sau:
4.1.1. Bố trí gian phòng, khu vực tập trung đông người như: Kinh doanh hàng
hóa và dịch vụ, hội trường, phòng đa năng, phòng chiếu phim, dịch vụ công cộng,
nhà trẻ, bệnh viện... phải bố trí tại các tầng thấp để đảm bảo việc thoát nạn nhanh
chóng và thuận lợi cho công tác cứu nạn (số tầng cho phép theo phụ lục H QCVN
06:2021/BXD), đối với chợ cần xem xét giải pháp bố trí khu vực kinh doanh bán
hàng, kinh doanh dịch vụ, văn phòng, kỹ thuật... (Điều 7 TCVN 9211:2012).
4.1.2. Bố trí một số gian phòng có nguy hiểm cháy trong nhà phải phù hợp
theo quy định như:
+ Gian phòng nhóm F5 hạng A hoặc B không bố trí trong tầng hầm, tầng nửa
hầm; gian phòng sử dụng hoặc lưu giữ các chất khí, chất lỏng cháy, các vật liệu dễ
cháy không bố trí dưới các gian phòng dùng cho hơn 50 người có mặt đồng thời và
trong tầng hầm, tầng nửa hầm (Điều 3.1.6, Điều 4.7, Điều 4.8 QCVN06:2021/BXD,
Điều 9.15 TCVN2622-1995…).
+ Không cho phép bố trí các gian phòng nhóm F5 hạng A hoặc hạng B dưới
các gian phòng dùng cho hơn 50 người có mặt đồng thời; không bố trí các gian phòng
nhóm F5 này trong các tầng hầm và tầng nửa hầm. Không cho phép bố trí các gian
phòng nhóm F1.1, F1.2 và F1.3 trong các tầng hầm và tầng nửa hầm (điều 3.1.6
QCVN 06:2021/BXD).
+ Trong các nhà có từ 2 đến 3 tầng hầm, chỉ được phép bố trí phòng hút thuốc,
các siêu thị và trung tâm thương mại, quán ăn, quán giải khát và các gian phòng công
cộng khác nằm sâu hơn tầng hầm 1 khi có giải pháp đảm bảo an toàn cháy bổ sung
và được Cơ quan Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ có thẩm quyền
thẩm duyệt. Tại tất cả các sàn tầng hầm, ít nhất phải có 1 lối vào buồng thang bộ
thoát nạn đi qua sảnh ngăn khói được ngăn cách với các không gian xung quanh bằng
tường ngăn cháy loại 2. Các cửa đi phải là loại có cơ cấu tự đóng (điều 3.1.7 QCVN
06:2021/BXD).
75

+ Trong các nhà thuộc nhóm F5, nếu yêu cầu công nghệ cho phép, cần bố trí
các gian phòng hạng A và B ở gần tường ngoài, còn trong các nhà nhiều tầng, cần bố
trí các gian phòng này ở các tầng phía trên (điều 4.7 QCVN 06:2021/BXD).
+ Trong các tầng hầm và tầng nửa hầm, không cho phép bố trí các gian phòng
có sử dụng hoặc lưu giữ các chất khí và chất lỏng cháy cũng như các vật liệu dễ bắt
cháy, trừ các trường hợp đã có quy định được xem xét riêng (điều 4.8 QCVN
06:2021/BXD).
Lưu ý: Gian phòng sử dụng hoặc lưu giữ các chất khí, chất lỏng cháy, các vật
liệu dễ cháy (được hiểu là vật liệu xây dựng dễ bắt cháy BC3 quy định tại điều 2.2.3
và Bảng B.2, Phụ lục B QCVN 06:2021/BXD).
+ Không được bố trí các căn phòng trong đó có sử dụng hay chứa các chất dễ
cháy ở thể khí và lỏng cũng như các quá trình có tỏa ra bụi dễ cháy ở bên dưới các
phòng thường xuyên có tới 50 người (điều 9.15 TCVN 2622:1995).
+ Không được phép bố trí đường ống dẫn chất khí, chất lỏng dễ cháy phía dưới
nhà cao tầng (điều 7.7 TCVN 6160:1996).
4.1.3. Điều A.2.10 của QCVN 06:2021/BXD quy định các trạm biến áp chỉ cho
phép đặt ở tầng một, tầng nửa hầm và tầng hầm đầu tiên. Các trạm biến áp phải được
ngăn cách bằng các bộ phận ngăn cháy có giới hạn chịu lửa theo quy định tại A.2.24.
4.1.4. Gara ô tô bố trí trong nhà theo quy định của QCVN 13:2018/BXD, số
tầng cho phép không quá 05 tầng đối với gara ngầm và không quá 09 tầng đối với
gara nổi (có thể bố trí trên mái nhà) cần lưu ý một số nội dung đối với việc bố trí
công năng như sau:
- Gara ô tô được phép bố trí trong các nhà chức năng khác có bậc chịu lửa I, II
có các cấu kiện được làm từ các vật liệu không cháy và khó cháy trừ các ngôi nhà có
nhóm nguy hiểm cháy theo công năng F1.1, F4.1 và các nhà sản xuất nhóm nguy
hiểm cháy theo công năng F5, hạng nguy hiểm cháy nổ A và B. Trong các nhà nhóm
F1.3 chỉ được phép bố trí các gara ô tô cho các xe con với các chỗ đỗ xe cố định
(không có vách ngăn riêng) theo chủ xe (điều 2.1.6 QCVN 13:2018/BXD).
- Không được lưu giữ các ô tô có động cơ chạy bằng khí nén tự nhiên và khí
hóa lỏng trong các gara ô tô dạng kín dành nằm trong các tòa nhà có chức năng khác
hoặc liền kề với chúng, hoặc ở dưới mặt đất (điều 2.1.7 QCVN 13:2018/BXD).
- Các gara ô tô xây dựng liền kề với các nhà có chức năng khác phải được ngăn
cách với các nhà này bằng các tường ngăn cháy loại 1.
- Các gara ô tô xây dựng trong nhà có chức năng khác phải có bậc chịu lửa
không thấp hơn bậc chịu lửa của chính nhà đó và phải được ngăn cách với các gian
phòng (tầng) của các nhà này bằng các tường và sàn ngăn cháy loại 1.
- Cho phép ngăn cách gara ô tô xây dựng trong các nhà nhóm F 1.3 bằng sàn
ngăn cháy loại 2. Khi đó, các tầng để ở phải được ngăn cách với gara ô tô bằng một
tầng không có người ở (ví dụ, tầng kỹ thuật).
- Phía trên các lỗ cửa của các gara ô tô được xây bên trong hoặc liền kề các nhà
có chức năng khác (trừ các nhà nhóm F 1.4) phải bố trí các mái đua làm từ các vật
76

liệu không cháy. Phần đưa ra của mái đua này phải không ít hơn 1m và khoảng cách
từ mép mái đua tới mép dưới của các lỗ cửa sổ phía trên nó của các nhà trên không
nhỏ hơn 4 m hoặc cửa sổ phải làm bằng vật liệu không cháy.
(điều 2.2.1.5 QCVN 13:2018/BXD).
- Không cho phép bố trí các gian phòng thương mại, quầy hàng, kiốt, sạp hàng,
… ngay trong gian phòng lưu giữ ô tô (điều 2.2.1.9 QCVN 13:2018/BXD).
- Các gian phòng làm việc của nhân viên trực ban và nhân viên phục vụ, cấp
nước và chữa cháy bằng bơm, các trạm biến thế (chỉ với biến thế khô), kho hành lý
của khách, phòng cho người khuyết tật được phép bố trí không dưới tầng thứ nhất
(tầng trên cùng) của tầng hầm công trình. Không quy định việc bố trí các phòng kỹ
thuật khác trên các tầng. Các phòng nêu trên phải được ngăn cách với các phòng lưu
giữ ô-tô bằng các vách ngăn cháy loại I (theo quy định tại mục 2.2.2 QCVN
13:2018/BXD).
- Gara ô tô chỉ được phép đặt liền kề với các nhà chức năng khác tại vị trí các
tường đặc có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn REI150 (điều 2.2.5.2 QCVN
13:2018/BXD).
4.1.5. Theo quy định tại điều 6.17 QCVN 06:2021/BXD: Yêu cầu về bố trí
phòng trực điều khiển chống cháy, trong đó có một số nội dung điển hình như: Phòng
trực điều khiển PCCC phải có lối thoát nạn trực tiếp ra ngoài, do đó phải được bố trí
tại tầng 1 (tầng trệt). Đồng thời phòng trực phải có bảng theo dõi, điều khiển các thiết
bị chữa cháy, thiết bị khống chế khói (làm rõ 02 chức năng theo dõi giám sát và điều
khiển), …
4.1.6. Theo quy định tại điều 2.8.5 của QCVN 04:2021/BXD: Cho phép bố trí
phòng máy phát điện điêzen và gian dự trữ nhiên liệu ở tầng một, tầng nửa hầm hoặc
tầng hầm thứ nhất khi đảm bảo các quy định sau:
- Phòng máy phát điện điêzen và gian dự trữ nhiên liệu không được bố trí ngay
bên dưới hoặc bên cạnh các phòng ở và phải được ngăn cách với các bộ phận khác
của nhà bằng tường ngăn cháy có giới hạn chịu lửa không thấp hơn REI120 và sàn
ngăn cháy có giới hạn chịu lửa không thấp hơn REI90.
- Gian dự trữ nhiên liệu cho 3 giờ làm việc được phép bố trí cạnh gian máy
phát điện và phải được ngăn cách với gian máy phát bằng tường ngăn cháy loại 1 và
cửa ngăn chảy tự đóng loại 1 theo QCVN 06:2021/BXD. Bồn dự trữ nhiên liệu cho
hoạt động lớn hơn 3 giờ của máy phát điện phải đặt bên ngoài nhà.
- Phòng máy phát điện điêzen và gian dự trữ nhiên liệu phải có thiết bị thu và
chứa dầu tràn do sự cố; phải có hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động; phải có hệ
thống thoát khói riêng biệt và vị tri đặt miệng thải khói không được gây nguy hiểm
cho người ở các tầng phía trên.
4.1.7. Trong nhà cho phép đặt máy biến áp khô hoặc chứa chất cách điện không
cháy, trường hợp bố trí máy biến áp chứa dầu cách điện cháy được, máy phát điện
77

trong nhà chưa được quy định rõ trong các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt
Nam, vì vậy cần vận dụng theo quy định của tiêu chuẩn nước ngoài, cụ thể như sau:
+ Phòng đặt máy biến áp, máy phát phải bố trí giáp tường ngoài ở tầng 1, tầng
nửa hầm hoặc tầng hầm thứ nhất của nhà, phải được cách ly với các khu vực khác
bằng kết cấu ngăn cháy loại 1, có thiết bị thu dầu tràn do sự cố. Cửa ra của các phòng
này phải đi ra trực tiếp với bên ngoài, bên trên chỗ mở cửa ở tường ngoài phải làm
mái đua bằng vật liệu ngăn cháy với độ rộng không nhỏ hơn 1m. Các phòng này phải
có hệ thống thải khói riêng biệt, vị trí đặt miệng thải khói không được gây nguy hiểm
cho người ở các tầng bên trên.
+ Không được bố trí bên dưới các gian phòng dùng cho hơn 50 người có mặt
đồng thời
+ Phải có hệ thống báo cháy tự động và chữa cháy tự động.
4.1.8. Phòng đặt máy bơm chữa cháy phải được bố trí ở tầng trên cùng của
gara ngầm (tầng hầm 1 nếu bố trí các tầng hầm làm gara ô tô). Theo quy định của
QCVN 02:2020/BCA, trạm bơm nước chữa cháy phải đảm bảo một số nội dung sau:
- Trạm bơm nước chữa cháy đặt độc lập với các hạng mục công trình
Trạm bơm nước chữa cháy phải được đặt trong nhà, cách nhà và công trình
khác tối thiểu 16 m (không quy định khoảng cách khi nhà đặt trạm bơm nước chữa
cháy có bậc chịu lửa I và II hoặc giữa trạm bơm và công trình có tường ngăn cháy);
- Trạm bơm nước chữa cháy phải được ngăn cách với các phòng khác bằng
tường ngăn cháy có giới hạn chịu lửa không thấp hơn REI 150, sàn ngăn cháy có
giới hạn chịu lửa không được thấp hơn REI 60, cửa ngăn cháy có giới hạn chịu lửa
không thấp hơn EI 70. Trạm bơm nước chữa cháy đặt ở tầng 1 hoặc tầng hầm 1.
Cho phép đặt trạm bơm nước chữa cháy tại các tầng nổi khác của nhà khi phòng đặt
bơm có cửa ra phải thông với buồng đệm thang thoát nạn của tòa nhà qua hành lang
được bảo vệ bằng kết cấu ngăn cháy loại 1. Trạm bơm nước chữa cháy được phép
đặt chung với máy bơm cấp nước sinh hoạt trong cùng một phòng hoặc nhà.
4.1.9. Căn cứ văn bản trả lời số 1988/BXD-KHCN ngày 31/5/2021 của Bộ Xây
dựng, để thống nhất trong công tác thẩm duyệt thiết kế về PCCC, C07 đã có văn bản
số 1755/PCCC&CNCH-P4 ngày 30/7/2021 hướng dẫn các địa phương như sau:
- Về bố trí công năng gara ô tô
Tại Điều 2.2.1.1 QCVN 13:2018/BXD quy định các gara ô tô trên mặt đất chỉ
được phép xây dựng với chiều cao không quá 9 tầng. Chiều cao tối đa quy định đối
với công năng chính của công trình gara ô tô là khu vực đỗ xe, theo đó chỉ được bố
trí từ tầng 9 trở xuống. Các tầng phía trên tầng 9 (tầng 10, tầng 11…) cho phép bố trí
các không gian kỹ thuật, văn phòng phụ trợ phục vụ công trình.
78

- Về bố trí công năng nhà trẻ, trường mầm non, nhà học của trường phổ thông
Tại Bảng H.4, Phụ lục H, QCVN 06:2021/BXD quy định số tầng lớn nhất đối
với các công trình trường mẫu giáo được xây tối đa cao 3 tầng, nhà học của trường
phổ thông xây cao tối đa 4 tầng. Chiều cao tối đa quy định đối với các công năng
chính của công trình như lớp học, phòng ăn, phòng sinh hoạt… của học sinh. Các
tầng phía trên tầng 3 đối với nhà trẻ, trường mầm non, phía trên tầng 4 đối với trường
phổ thông được phép bố trí các phòng làm việc, phòng họp cho giáo viên (không bố
trí công năng cho học sinh).
- Về bố trí công năng bệnh viện
Tại Bảng H.4, Phụ lục H, QCVN 06:2021/BXD quy định số tầng lớn nhất đối
với công trình bệnh viện được xây tối đa cao 9 tầng. Chiều cao tối đa quy định đối
với các công năng chính của công trình như khu vực điều trị, lưu trú của bệnh nhân.
Các tầng phía trên tầng 9 (tầng 10, tầng 11…) được phép bố trí phòng họp, hội
trường, phòng hội chẩn, phòng làm việc của các khoa, phòng kỹ thuật, khu vực phụ
trợ cho công trình (không bố trí công năng cho bệnh nhân).
- Về bố trí công năng trong nhà cao tầng
Tầng cao nhất được phép bố trí các công năng nêu trên trong nhà cao tầng áp
dụng quy định tại Bảng H.4, Phụ lục H, QCVN 06:2021/BXD, theo đó các phòng
cho các nhóm trẻ bố trí không cao quá tầng 3, các phòng cho học sinh phổ thông bố
trí không cao quá tầng 4, khu vực gara ô tô và phòng khám chữa bệnh, điều trị nội
trú cho bệnh nhân bố trí không cao quá tầng 9. Tuy nhiên cần lưu ý việc bố trí công
năng trong nhà cao tầng phải bảo đảm phù hợp theo quy hoạch được duyệt và tuân
thủ các giải pháp an toàn về PCCC theo quy định.
- Về bố trí công năng tại tầng hầm quy định tại "CHÚ THÍCH" Điều 1.1.9
QCVN 06:2021/BXD cho phép bố trí các công năng chính của bệnh viện và trường
phổ thông tại tầng bán hầm hoặc tầng hầm 1 (trong trường hợp không có tầng bán
hầm). Tuy nhiên, Điều 3.1.6 quy định không được bố trí tại tầng hầm và tầng bán
hầm các gian phòng nhóm F1.1 bao gồm các phòng điều trị, khám chữa bệnh nội trú,
khối ngủ của các trường nội trú và của các cơ sở cho trẻ em. Tổng hợp quy định tại
Điều 1.1.9 và Điều 3.1.6, cho phép bố trí các công năng chính khác không thuộc
nhóm F1.1 là các phòng khám chữa bệnh ngoại trú, phòng cấp cứu (F3.4), phòng học
của trường phổ thông (F4.1), văn phòng làm việc của bác sĩ, giáo viên (F4.3) tại tầng
bán hầm hoặc tầng hầm 1.
4.2. Đối với nhà công nghiệp
Hồ sơ thiết kế cần yêu cầu Chủ đầu tư thể hiện rõ công năng, dây chuyền sản
xuất của các phòng, khu vực trong các hạng mục; trong các bản vẽ mặt đứng, mặt cắt
của công trình phải thể hiện chiều cao, vị trí lắp đặt máy móc, thiết bị, giá kệ hàng.
79

Các gian phòng chứa hóa chất phải thể hiện rõ tên, chủng loại hóa chất để có căn cứ
đối chiếu, lựa chọn chất chữa cháy phù hợp với tính chất lý, hóa của chất cháy.
Bố trí công năng trong nhà công nghiệp, cần lưu ý các công năng được bố trí
trong cùng một ngôi nhà, các công năng không được bố trí trong cùng một ngôi nhà,
và các công năng không được bố trí trong tầng hầm. Khi các công năng bố trí trong
một ngôi nhà thì phải có giải pháp ngăn cháy giữa các công năng này theo quy định,
cụ thể như sau:
- Các công năng như sau được bố trí trong cùng một ngôi nhà:
+ Cho phép bố trí 1 tầng có chức năng làm kho hoặc phòng điều hành bên trong
nhà công nghiệp, cũng như 1 tầng có chức năng sản xuất và điều hành bên trong nhà
kho nếu đảm bảo được các yêu cầu về khoảng cách phòng cháy chống cháy.
+ Khi bố trí chung trong 1 tòa nhà hoặc 1 gian phòng các dây chuyền công
nghệ có hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ khác nhau thì phải có các giải pháp ngăn
chặn sự lan truyền của sự cháy và nổ giữa các dây chuyền đó.
+ Trong các nhà, công trình sản xuất, nhà kho nếu yêu cầu công nghệ cho
phép, cần bố trí các gian phòng hạng A, B ở gần tường ngoài, còn trong các nhà
nhiều tầng, cần bố trí các gian phòng này ở các tầng phía trên (theo quy định tại Điều
4.7 QCVN 06:2020/BXD).
- Các công năng không được bố trí chung một toà nhà hoặc bố trí trong tầng
hầm, cụ thể như sau:
+ Không cho phép bố trí các gian phòng sản xuất, phòng kho có hạng nguy hiểm
cháy nổ A, B trong các tầng hầm và tầng nửa hầm (Điều 3.1.6 QCVN 06:2021/BXD).
+ Không cho phép các văn phòng có từ 50 người sử dụng đồng thời trở lên trong
các nhà kho, nhà sản xuất hạng A, B, C1, C2 và C3.
+ Các bồn chứa LPG không được bố trí trong công trình, chai chứa LPG bố trí
với số lượng hạn chế theo quy định của QCVN 10:2012/BCT
+ Trạm cấp đặt trong nhà dân dụng, công nghiệp có sức chứa dưới 700 kg và
phải đảm bảo thông gió, an toàn phòng chống cháy nổ. Trạm cấp phải ngăn cách với
các phần khác của tòa nhà bằng tường ngăn, sàn, trần ngăn cháy có giới hạn chịu lửa
ít nhất là REI 150 phút.
- Bố trí các phòng nguy hiểm cháy hạng C1, C2, C3 trong tầng hầm 1:
+ Khi trong tầng hầm có bố trí các phòng có hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ
C1, C2 và C3 thì tầng hầm đó phải được ngăn chia thành các khoang có diện tích
không quá 3000 m2 bằng các vách ngăn cháy loại 1 với chiều dài mỗi cạnh (tính từ
mép ngoài của tường) không vượt quá 30 m.
80

+ Trong mỗi khoang như vậy phải cấu tạo ít nhất một cửa sổ có chiều rộng
không nhỏ hơn 0,75 m và chiều cao không nhỏ hơn 1,2 m, nằm bên trong một hố có
chiều rộng không nhỏ hơn 0,3 m và chiều dài không nhỏ hơn 1,8 m để lắp đặt quạt
thổi khói ra ngoài. Tổng diện tích của những cửa sổ đó tối thiểu phải đạt 0,2% của diện
tích sàn. Trong những khoang có diện tích lớn hơn 1000 m2 phải có ít nhất 02 cửa sổ.
Sàn tầng phía trên các tầng hầm đó phải có khả năng chịu lửa ít nhất là REI 45.
+ Các hành lang phải có chiều rộng không nhỏ hơn 2 m dẫn trực tiếp ra ngoài
hoặc qua một buồng thang bộ không nhiễm khói. Các gian phòng phải được ngăn
cách với hành lang bằng vách ngăn cháy loại 1.
+ Tầng hầm có hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ C1, C2 hoặc C3 mà theo yêu
cầu các dây chuyền công nghệ không thể bố trí gần với tường ngoài thì phải được
ngăn chia thành các khoang cháy với diện tích không quá 1.500 m2 và được trang bị
hệ thống bảo vệ chống khói phù hợp với Phụ lục D QCVN 06:2021/BXD.
- Nhà sản xuất, kho có diện tích lớn hơn 18.000 m2 phải có phòng trực chống
cháy và có nhân viên chuyên môn trực tại phòng theo quy định tại Đ 6.17 QCVN
06/2021/BXD.
5. Các giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan
5.1. Nhà và công trình với công năng bình thường: Thực hiện theo QCVN
06:2021/BXD.
5.1.1. Công trình dân dụng
5.1.1.1. Phân khoang ngăn cháy:
- Diện tích của khoang cháy của nhà được xác định khác nhau theo tính nguy
hiểm cháy, nổ và bậc chịu lửa của nhà, có báo cháy, chữa cháy tự động như: Công
trình thương mại có BCL I, II không quá 2.200 m2, BCL III không quá 1.800 m2...;
gara để xe ngầm không quá 3.000 m2, gara nổi không quá 5.200 m2… (Phụ lục H,
Phụ lục A của QCVN 06:2021/BXD; QCVN 13:2018/BXD…), lưu ý một số nội
dung sau:
- Trong các nhà ga hành khách và các nhà hay phòng có công năng tương tự
với không gian rộng lớn (trung tâm thương mại, sảnh thông tầng), nếu không thể bố
trí được các tường ngăn cháy thì cho phép thay thế tường ngăn cháy bằng thiết bị tạo
màn nước drencher bố trí thành 2 dải cách nhau 0,5 m và với cường độ phun không
nhỏ hơn 1 L/s cho mỗi mét chiều dài màn nước (tính chung cho cả 2 dải). Khoảng
thời gian duy trì màn nước ít nhất là 1 giờ. Ngoài ra, phải có giải pháp ngăn chặn lan
truyền khói giữa các khoang cháy.
- Trong các nhà ga sân bay có BCL I, diện tích khoang cháy có thể tăng lên
đến 10.000 m2 khi không có tầng hầm hoặc nếu có tầng hầm thì trong tầng hầm không
81

có các kho và các dạng buồng khác có chứa các vật liệu cháy (ngoại trừ buồng giữ
đồ và mũ áo của nhân viên).
- Trong các nhà ga sân bay, không hạn chế diện tích sàn giữa các tường ngăn
cháy nếu được trang bị các hệ thống chữa cháy tự động….
5.1.1.2. Giải pháp ngăn cháy lan:
- Tại các khoảng trống thông tầng (thang cuốn, ô thoáng, giếng trời...) phải sử
dụng cửa sập, màn chắn chống cháy bao quanh chu vi của khoảng trống này.
- Các phần nhà và gian phòng thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng
khác nhau phải được ngăn cách với nhau bằng kết cấu ngăn cháy, các giải pháp ngăn
cháy lan phải phù hợp với nhóm nguy hiểm cháy theo công năng tương ứng (ví dụ
khu vực gara ô tô và khu vực thương mại có công năng khác nhau phải ngăn cách
độc lập bằng kết cấu ngăn cháy).
- Trong tầng hầm, tầng nửa hầm, trước lối vào các buồng thang bộ và giếng
thang máy cần bố trí các khoang đệm ngăn cháy loại 1 có áp suất dương khi có cháy...
- Đường ống của hệ thống thông gió, hút khói đi xuyên qua các bộ phận ngăn
cháy của khoang cháy phải có van ngăn lửa; tại vị trí đường ống, kênh, giếng của hệ
thống kỹ thuật (điện, nước, điều hòa, thông gió…) đi xuyên qua tường, sàn ngăn cháy
phải được chèn bịt bằng vật liệu ngăn cháy; tại lối đi, lỗ mở trên kết cấu ngăn cháy
(lối đi, ống thu rác...) phải có bộ phận ngăn cháy phù hợp (cửa, vách ngăn cháy...).
- Các phần nhà và gian phòng thuộc các nhóm nguy hiểm cháy theo công năng
khác nhau phải được ngăn cách với nhau bằng các kết cấu ngăn cách với giới hạn
chịu lửa và cấp nguy hiểm cháy kết cấu theo quy định hoặc ngăn cách nhau bằng các
bộ phận ngăn cháy. Các nhóm nguy hiểm cháy theo công năng khác nhau dựa trên
đặc điểm sử dụng của chúng (theo định nghĩa tại 1.4.27 của QCVN 06:2021/BXD).
Ví dụ: nhóm F1.1, F1.2, F1.3 có chung đặc điểm sử dụng, nhưng các nhóm F1, F2,
F3, F4, F5 có đặc điểm sử dụng khác nhau;
- Đối với gara ô tô xây dựng bên trong nhà khác, phía trên các lỗ cửa của gara
phải bố trí các mái đua làm từ vật liệu không cháy. Phần đua ra của mái đua này phải
không ít hơn 1,0 m và khoảng cách từ mép mái đua tới mép dưới của các lỗ cửa sổ
phía trên nó của các nhà trên không nhỏ hơn 4,0 m hoặc cửa sổ phải làm bằng vật
liệu không cháy theo quy định tại điều 2.2.1.5 QCVN 13:2018/BXD;
- Các đường ống dẫn khí cháy, chất lỏng cháy không được đi xuyên phía dưới
nhà, xuyên qua tường ngăn cháy loại 1, trong buồng thang bộ thoát nạn, hành lang
thoát nạn, trên trần treo, trong tầng hầm. Các bồn chứa LPG không được bố trí trong
công trình, chai chứa LPG bố trí với số lượng hạn chế theo quy định của QCVN
10:2012/BCT. Lưu ý trong nhà hỗn hợp, nhà F3.2, F4.3 trên 50m không bố trí các
82

gian phòng hạng A và B, do vậy không được bố trí các gian phòng có chai chứa LPG
trong nhà, công trình nêu trên.
- Một số yêu cầu riêng đối với nhà nhóm F1.3 như sau: (1) Tường và vách ngăn
giữa các đơn nguyên; tường và vách ngăn giữa hành lang chung (bên ngoài căn hộ)
với các phòng khác, phải có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn EI 45; (2) Tường và
vách ngăn không chịu lực giữa các căn hộ, phải có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn
EI 30 và cấp nguy hiểm cháy K0; (3) Các phòng có chức năng công cộng phải được
ngăn cách với các phòng ở bằng các vách ngăn cháy loại 1, các sàn ngăn cháy loại 3,
còn trong các nhà có bậc chịu lửa I thì phải ngăn cách bằng sàn ngăn cháy loại 2.
- Các tường ngăn cháy, dùng để phân chia nhà thành các khoang cháy, phải
được bố trí trên toàn bộ chiều cao nhà và phải bảo đảm không để cháy lan truyền từ
phía nguồn cháy vào khoang cháy liền kề khi các kết cấu nhà ở phía có cháy bị sụp
đổ (điều 4.17 QCVN 06:2021/BXD).
- Các lỗ thông trong các bộ phận ngăn cháy phải được đóng kín khi có cháy.
Các cửa sổ trong các bộ phận ngăn cháy phải là các cửa không mở được, còn các cửa
đi, cổng, cửa nắp và van phải có cơ cấu tự đóng và các khe cửa phải được chèn kín.
Các cửa đi, cổng, cửa nắp và van nếu cần mở để khai thác sử dụng thì phải được lắp
các thiết bị tự động đóng kín khi có cháy (điều 4.18 QCVN 06:2021/BXD).
- Tổng diện tích các lỗ cửa trong các bộ phận ngăn cháy, trừ kết cấu bao che
của các giếng thang máy, không được vượt quá 25 % diện tích của bộ phận ngăn
cháy đó. Cửa và van ngăn cháy trong các bộ phận ngăn cháy phải đáp ứng các yêu
cầu của 2.4.3 và các yêu cầu của phần này, … (điều 4.19 QCVN 06:2021/BXD).
- Không cho phép bố trí các kênh, giếng và đường ống vận chuyển khí cháy,
hỗn hợp bụi - khí cháy, chất lỏng cháy, chất và vật liệu cháy xuyên qua các tường và
sàn ngăn cháy loại 1, … (điều 4.22 QCVN 06:2021/BXD).
- Cửa giếng thang máy phải có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn E30 (Bagnr
2); Các kết cấu bao che của các giếng thang máy (trừ các giếng đã nêu trong 3.4.6)
và các phòng máy của thang máy (trừ các phòng trên mái), cũng như của các kênh,
giếng và hộp kỹ thuật phải đáp ứng các yêu cầu đặt ra như đối với các vách ngăn
cháy loại 1 và các sàn ngăn cháy loại 3. Không quy định giới hạn chịu lửa của các
kết cấu bao che giữa giếng thang máy và phòng máy của thang máy. Khi không thể
lắp các cửa ngăn cháy trong các kết cấu bao che các giếng thang máy nêu trên, phải
bố trí các khoang đệm hoặc các sảnh với các vách ngăn cháy loại 1 và sàn ngăn cháy
loại 3 hoặc các màn chắn tự động đóng các lỗ cửa đi của giếng thang khi cháy. Các
màn chắn này phải được làm bằng vật liệu không cháy và giới hạn chịu lửa của chúng
không nhỏ hơn E 30. Trong các nhà có các buồng thang bộ không nhiễm khói phải
bố trí bảo vệ chống khói tự động cho các giếng thang máy mà tại cửa ra của chúng
không có các khoang đệm ngăn cháy với áp suất không khí dương khi cháy (điều
4.23 QCVN 06:2021/BXD).
83

- Ngoài ra đối với nhà chung cư cao trên 75m, nhà khác cao trên 50m còn phải
đáp ứng thêm các nội dung quy định tại phụ lục A2, A3 như:
+ Phải có bậc chịu lửa tối thiểu là bậc I, Giới hạn chịu lửa của các kết cấu, cấu
kiện lấy theo quy định tại A.2.24.
+ Đối nhà chung cư trên 75m thì phía trên lối ra từ các gara ở tầng một phải
bố trí các mái đua bằng vật liệu không cháy có chiều rộng không nhỏ hơn 1,0 m và
đảm bảo khoảng cách từ mái đua này tới cạnh dưới của các lỗ cửa sổ bên trên không
nhỏ hơn 4,0 m theo quy định tại điều A.3.1.6 QCVN06:2021/BXD;
+ Phải được phân khoang cháy theo chiều đứng phần phía trên mặt đất của
nhà, chiều cao mỗi khoang không lớn hơn 50m. Các khoang này được ngăn cách với
nhau bằng một sàn ngăn cháy có GHCL không nhỏ hơn REI 180 hoặc bằng một tầng
kỹ thuật với sàn và trần có GHCL không nhỏ hơn REI 90. Lưu ý đối với các khoang
cháy trong NCT có công năng khác nhau, tại cao trình của sàn ngăn cháy cần có giải
pháp ngăn cháy theo chiều đứng phía bên ngoài nhà (mái đua bao quanh có chiều
rộng không nhỏ hơn 01m hoặc có giải pháp cấu tạo kết cấu phù hợp). Phân khoang
cháy theo chiều ngang với tất cả các tầng nhà của chung cư; với nhà dân dụng khác
thì tại phần nhà ở chiều cao PCCC từ 50m trở lên diện tích cho phép lớn nhất của 1
tầng nhà trong phạm vi một khoang cháy không được lớn hơn 2200 m2 ;
+ Đối với nhà dân dụng (trừ nhà nhóm F1.3) các sảnh thang máy phải được
ngăn cách với các hành lang và các phòng bên cạnh bằng các vách ngăn cháy có giới
hạn chịu lửa theo quy định; Các hành lang phải được phân chia thành các khoang
ngăn cách nhau bằng vách ngăn cháy loại 1. Cửa ngăn cháy lắp đặt trên các vách
ngăn cháy này phải có cơ cấu tự đóng và các khe cửa phải được che kín (trừ phần
chân). Chiều dài mỗi khoang hành lang phải bảo đảm (Đối với khối căn hộ: không
quá 30 m; Đối với khối nhà không phải là căn hộ: không quá 60 m); Để ngăn chặn
cháy lan theo mặt đứng phía ngoài nhà qua các sàn ngăn cháy phải có giải pháp bảo
đảm chống lan truyền các sản phẩm của đám cháy tại cao trình này bằng cách cấu
tạo mái đua bằng vật liệu không cháy bao quanh chu vi nhà với chiều rộng không
nhỏ hơn 1 m tại cao trình của sàn ngăn cháy;
+ Trong các phòng khách sạn và các phòng ngủ của nhà hỗn hợp không cho
phép hoàn thiện tường, trần và trang trí trần treo bằng các vật liệu có tính nguy hiểm
cháy cao hơn Ch2, BC2, SK3, ĐT2, và không cho phép phủ sàn bằng các vật liệu có
tính nguy hiểm cháy cao hơn BC2, LT2, SK3, ĐT2...
5.1.2. Nhà công nghiệp:
5.1.2.1. Khoang cháy
- Phải đảm bảo diện tích khoang cháy và số tầng lớn nhất cho phép của các
hạng mục công trình theo quy định tại Mục H6 và H7 Phụ lục H, Phụ lục A QCVN
06:2021/BXD. Các tường ngăn cháy, dùng để phân chia nhà kho, nhà sản xuất thành
84

các khoang cháy, các tường ngăn giữa các công năng khác nhau phải được bố trí trên
toàn bộ chiều cao nhà và phải đảm bảo không để cháy lan truyền từ phía nguồn cháy
vào khoang cháy liền kề khi các kết cấu nhà ở phía có cháy bị sụp đổ. Nếu trong các
gian phòng, nhà có trần treo thì tường ngăn cháy phải ngăn chia cả không gian phía
trên trần treo theo đúng quy định tại Điều 4.15 và 4.16 QCVN 06:2021/BXD. Các
nhà kho có giá hàng cao chỉ được bố trí trong nhà 01 tầng với bậc chịu lửa I đến IV.
Để phân khoang ngăn cháy trong nhà công nghiệp phải thiết kế tường ngăn cháy,
trong đó phải lưu ý tính toán diện tích lỗ mở trên tường ngăn cháy không lớn hơn 25
% theo quy định tại Điều 4.19 QCVN 06:2021/BXD.
Khi xác định số tầng và diện tích khoang cháy trên một tầng cần lưu ý một số
nội dung sau:
+ Xác định số tầng cần lưu ý: Khi nhà có sàn giá đỡ, sàn của giá đỡ cao tầng
và sàn lửng nằm ở cao độ bất kì nhưng có diện tích lớn hơn 40 % diện tích 1 tầng
của tòa nhà đó, phải được tính như một tầng.
+ Xác định diện tích khoang cháy cần lưu ý: Diện tích 1 tầng của tòa nhà trong
phạm vi một khoang cháy được xác định theo chu vi bên trong của tường bao của
tầng, không tính diện tích buồng thang bộ. Nếu trong diện tích đó có sàn giá đỡ, sàn
của giá đỡ cao tầng và sàn lửng thì đối với nhà 1 tầng phải tính diện tích của tất cả
các sàn giá đỡ, sàn của giá đỡ cao tầng và sàn lửng; còn đối với nhà nhiều tầng chỉ
tính diện tích các sàn giá đỡ, sàn của giá đỡ cao tầng và sàn lửng nằm trong phạm vi
khoảng cách theo chiều cao giữa các cốt của sàn giá đỡ, sàn của giá đỡ cao tầng và
sàn lửng có diện tích ở mỗi cao độ không lớn hơn 40 % diện tích sàn của tầng. Diện
tích các gian phòng có chiều cao thông từ 2 tầng trở lên, trong phạm vi một nhà nhiều
tầng (gian phòng thông 2 tầng hoặc nhiều tầng), được tính vào diện tích tổng cộng
của nhà trong phạm vi một tầng.
+ Chiều rộng của các nhà kho nhiều tầng, hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ B
và C không được lớn hơn 60 m theo quy định tại A.1.3.9 QCVN 06:2021/BXD.
5.1.2.2. Giải pháp ngăn cháy lan
Giải pháp ngăn cháy lan giữa các công năng khác nhau được bố trí trong cùng
nhà: Các phần nhà và gian phòng thuộc các nhóm nguy hiểm cháy theo công năng
khác nhau (Các nhóm nguy hiểm cháy theo công năng khác nhau dựa trên đặc điểm
sử dụng của chúng. Trong nhà công nghiệp có thể tồn tại các công năng khác nhau
được bố trí chung một nhà như: văn phòng, xưởng sản xuất, nhà kho, gara để xe,
phòng kỹ thuật điện…).
Các gian sản xuất, gian kỹ thuật và gian kho (nhóm nguy hiểm cháy theo công
năng F5) có hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ C1 đến C3 được đặt trong nhà ở và
nhà công cộng, nếu không có quy định gì khác thì ít nhất phải được ngăn cách với
các gian phòng và hành lang khác như sau:
- Với nhà có bậc chịu lửa I ngăn cách bằng vách ngăn cháy loại 1 (EI 45) và
sàn ngăn cháy không kém hơn loại 2 (REI 60);
85

- Với nhà có bậc chịu lửa II, III, IV ngăn cách bằng vách ngăn cháy loại 1 (EI
45) và sàn ngăn cháy không kém hơn loại 3 (REI 45). Không cho phép đặt gian phòng
kho, gian sản xuất, phòng thí nghiệm và tương tự có hạng nguy hiểm cháy và cháy
nổ C1, C2 và C3 hoặc cao hơn trong nhà khác dự kiến có từ 50 người sử dụng đồng
thời trở lên. Các gian phòng sản xuất, phòng kỹ thuật và phòng kho có hạng nguy
hiểm cháy và cháy nổ C4, đặt trong nhà ở hoặc nhà công cộng thì phải được ngăn
cách với các phòng khác và hành lang bằng các vách ngăn cháy không kém hơn loại
2 (EI 15);
- Các gian kho có hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ C1, C2 và C3 trong nhà
công nghiệp phải được ngăn cách với các khu vực khác bằng vách ngăn cháy loại 1
(EI 45) và sàn ngăn cháy không kém hơn loại 3 (REI 45). Đối với các kho cất trữ
hàng bằng giá đỡ nhiều tầng phải ngăn cách bằng tường ngăn cháy loại 1 (REI 150)
và sàn ngăn cháy loại 1 (REI 150). Đối với những gian phòng kho này, nếu cất giữ
thành phẩm có hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ C1, C2 và C3 đặt trong nhà công
nghiệp thì phải có tường bao ngoài.
- Tại các cửa đi trong các bộ phận ngăn cháy dùng để ngăn các gian phòng
hạng A hoặc B với các không gian khác như: phòng có hạng khác với hạng A hoặc
B, hành lang, buồng thang bộ và sảnh thang máy, phải bố trí các khoang đệm luôn
có áp suất không khí dương như yêu cầu nêu trong Điều 4.19 và Phụ lục D QCVN
06:2021/BXD. Không được phép bố trí các khoang đệm chung cho hai gian phòng
trở lên cùng cóhạng A hoặc B. Khi không thể bố trí các khoang đệm ngăn cháy trong
các bộ phận ngăn cháy dùng để ngăn các gian phòng hạng A hoặc B với các gian
phòng khác hoặc khi không thể bố trí các cửa đi, cổng, cửa nắp và van trong các bộ
phận ngăn cháy dùng để ngăn các gian phòng hạng C với các gian phòng khác, cần
phải thiết lập tổ hợp các giải pháp nhằm ngăn ngừa sự lan truyền của đám cháy và
sự xâm nhập vào các phòng và tầng liền kề của các khí, hơi dễ bắt cháy, hơi của các
chất lỏng, bụi và xơ cháy mà các chất này có khả năng tạo thành các nồng độ nguy
hiểm nổ. Hiệu quả của các giải pháp đó phải được chứng minh.
- Trong các gian phòng có hạng nguy hiểm cháy nổ A và B phải lắp đặt các
tấm che ngoài dễ bung. Trong trường hợp không đủ diện tích để làm các tấm che
ngoài dễ bung bằng kính thì cho phép sử dụng những dạng vật liệu không cháy sau:
Thép, nhôm và tấm nhựa có sóng, ngói mềm, ngói kim loại, đá và vật liệu giữ nhiệt
hiệu quả. Diện tích tấm che ngoài dễ bung được xác định theo quy định tại Mục
A.1.2.7 Phụ lục A QCVN 06:2021/BXD.
- Trong các lỗ cửa của các bộ phận ngăn cháy giữa các gian phòng liền kề hạng
C, D và E, khi không thể đóng được bằng cửa hoặc cổng ngăn cháy, cho phép bố trí
các khoang đệm hở được trang bị thiết bị chữa cháy tự động. Các kết cấu bao che
của các khoang đệm này phải là kết cấu ngăn cháy phù hợp.
5.1.2.3. Giải pháp ngăn cháy lan giữa các đường ống kỹ thuật đi xuyên qua
tường, sàn ngăn cháy:
86

+ Khi bố trí các đường ống kỹ thuật, đường cáp đi xuyên qua các kết cấu
tường, sàn, vách, thì chỗ tiếp giáp giữa các đường ống, đường cáp với các kết cấu
này phải được chèn bịt hoặc xử lý thích hợp để không làm giảm các chỉ tiêu kỹ thuật
về cháy theo yêu cầu của kết cấu.
+ Không cho phép bố trí các kênh, giếng và đường ống vận chuyển khícháy,
hỗn hợp bụi - khí cháy, chất lỏng cháy, chất và vật liệu cháy xuyên qua các tường và
sàn ngăn cháy loại 1.
+ Đối với các kênh, giếng và đường ống để vận chuyển các chất và vật liệu
khác với các loại nói trên thì tại các vị trí giao cắt với các bộ phận ngăn cháy này
phải có thiết bị tự động ngăn cản sự lan truyền của các sản phẩm cháy theo các kênh,
giếng và ống dẫn.
Khi kiểm tra nghiệm thu về PCCC cần kiểm tra kỹ các giải pháp ngăn cháy,
chống cháy lan, trong đó chú ý:
+ Kiểm tra ngăn cháy tại vị trí tiếp giáp của đường ống, trục kỹ thuật đi xuyên
qua tường, sàn ngăn cháy, vị trí tiếp giáp giữa tường, vách mặt đứng với sàn của các
tầng nhà phải được chèn, bịt kín bằng vật liệu ngăn cháy (bê tông, vữa…) có chiều
dày phù hợp theo Phục lục F QCVN 06:2021/BXD. Nếu sử dụng vật liệu ngăn cháy
khác (amiang, bông thủy tinh,…) thì phải được kiểm định theo quy định;
+ Việc bố trí khoang cháy, diện tích phân khoang bằng tường ngăn cháy. Chú
ý kiểm tra thực tế tỷ lệ các cửa ngăn cháy trên tường ngăn cháy không vượt quá 25%
diện tích của tường ngăn cháy theo thiết kế được duyệt. Kiểm tra giải pháp phân
khoang cháy khi có tín hiệu báo cháy bằng kết nối tín hiện của hệ thống báo cháy
với các cửa cuốn, cửa ngăn cháy, màn ngăn cháy để tạo thành khoang cháy; Các
tường dùng để phân khoang ngăn cháy phải được xây sát tới trần.
+ Kiểm tra các yêu cầu ngăn cháy, ngăn khói của buồng thang, chú ý các cửa
ngăn cháy, ngăn khói phải có cơ cấu tự động đóng và khi đóng không được có khe
hở.
5.2. Nhà và công trình với công năng đặc biệt
Tùy theo đặc điểm nguy hiểm cháy, nổ của nhà và công trình để yêu cầu thực
hiện giải pháp ngăn cháy lan phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn của loại hình đó, như:
5.2.1. Đối với các nhà máy, kho, trạm cấp khí LPG có sử dụng Bồn chứa: Thực
hiện theo QCVN 02:2020/BCT
- Vị trí lắp đặt, khoảng cách an toàn bồn chứa
+ Các bồn chứa LPG phải được đặt ở ngoài trời, bên ngoài nhà, bên ngoài các
công trình xây dựng kín. Không đặt bồn chứa trên nóc nhà, ban công, trong tầng hầm
và dưới các công trình.
87

+ Không lắp đặt bồn chứa dưới các công trình như hiên nhà, cầu hoặc đường
dây tải điện trên không. Khoảng cách an toàn từ bồn chứa đến đường dây điện trên
không tuân thủ các quy định về an toàn điện.
+ Các bồn chứa không được đặt chồng lên nhau. Các bồn chứa hình trụ nằm
ngang không được đặt đối đầu, đặt thẳng hàng theo trục dọc, hướng về phía nhà ở
hoặc các công trình dịch vụ.
+ Số bồn chứa nổi tối đa trong một cụm và khoảng cách an toàn giữa các cụm
tuân thủ quy định tại Bảng
Số bồn chứa tối Khoảng cách an toàn
Thiết bị hệ thống phòng cháy chữa cháy
đa trong một tối thiểu giữa các cụm
cho bồn chứa
cụm (bồn) bồn chứa (m)
Họng lấy nước và cuộn ống mềm 6 15
Lăng giá phun nước kiểu cố định (phải bố trí
6 7,6
sao cho có thể phun trên toàn bộ bề mặt)
Hệ thống dàn phun sương lắp cố định 9 7,6
Bồn có lớp cách nhiệt giữ nhiệt độ bồn chứa
không quá 427°C và có độ bền chịu nhiệt 9 7,6
đến 50 min.
- Lắp đặt bồn chứa
+ Bồn chứa phải có vị trí sao cho van an toàn nối trực tiếp với phần chứa hơi
của bồn chứa. Miệng xả bố trí ở vị trí cao, thông thoáng và hướng lên trên. Miệng xả
của van an toàn không được hướng về bồn chứa, đường ống LPG và về phía người
vận hành.
+ Bồn chứa LPG phải được lắp đặt đầy đủ các thiết bị an toàn và đo kiểm theo
quy định. Bồn chứa phải được lắp đặt van đóng ngắt khẩn cấp.
- Xả đọng
+ Nền bên dưới hoặc xung quanh bồn chứa LPG phải có độ dốc để xả đọng
chất lỏng bất kỳ ra khỏi khu vực bồn chứa và đường ống, tránh tích tụ LPG khi bồn
chứa bị rò rỉ. Nền phải có độ dốc tối thiểu 1%.
+ Hệ thống xả đọng phải được thiết kế để tránh chất lỏng tràn từ bồn đến dưới
các bồn khác và giảm thiểu rủi ro đến hệ thống ống do tràn LPG.
+ Khi bồn chứa trang bị hệ thống chữa cháy bằng nước, hệ thống xả đọng phải
tính toán đủ khả năng thoát nước.
5.2.2. Kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ (không bao gồm kho khí đốt): thực
hiện theo quy định tại TCVN 5307:2009 bằng các biện pháp như bố trí các cụm bể,
đê bao... như:
88

- Trường hợp khu bể chứa của kho DM&SPDM có cao trình cao hơn khu dân
cư, cơ quan, xí nghiệp và đường sắt công cộng mà khoảng cách giữa chúng nhỏ hơn
150 m phải có đê ngăn cháy, làm rãnh thoát các loại sản phẩm chứa trong kho khi có
sự cố để tránh DM&SPDM chảy tràn ra khu dân cư, cơ quan, xí nghiệp và đường sắt
công cộng; Khi bố trí kho trong đê phải cách chân đê ít nhất: 100 m đối với kho cấp
1,50 m đối với kho cấp II và cấp III; Trường hợp kho đặt ngoài đê hoặc đối với sông
không có đê phải chọn vị trí kho không bị xói lở và các bể chứa DM&SPDM phải
cách mép nước cao nhất từ 40 m trở lên cho kho cấp I,II và III;
- Khoảng cách an toàn từ bể nổi chứa DM&SPDM đến nhà và công trình và
các hạng mục khác trong kho phải theo quy định của Bảng 4, bảng 5, bảng 6;
- Bể chứa dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ phải được chế tạo bằng vật liệu không
cháy và phải phù hợp với tính chất của loại sản phẩm chứa trong bể; Đáy bể chứa
cần có lớp lót bằng vật liệu không cháy hoặc vật liệu khó cháy;
- Khu bể nổi chứa DM&SPDM phải bố trí theo nhóm. Tổng dung tích của mỗi
nhóm bể chứa được quy định tại Bảng
Loại bể Dung tích danh định Loại DM&SPDM tồn chứa Tổng dung tích danh
chứa của 1 bể chứa quy định định cho phép trong
trong nhóm (m3) nhóm (m3)

Bể mái nổi 50 000 và lớn hơn Không phụ thuộc vào loại sản 200 000
phẩm

Nhỏ hơn 50 000 Không phụ thuộc vào loại sản 120 000
phẩm

Bể có phao 50 000 Không phụ thuộc vào loại sản 200 000
bên trong phẩm

Nhỏ hơn 50 000 Không phụ thuộc vào loại sản 120 000
phẩm

Bể mái cố 50 000 và nhỏ hơn DM&SPDM có nhiệt độ chớp 120 000


định cháy cao hơn 37,8 oC

50 000 và nhỏ hơn DM&SPDM có nhiệt độ chớp 80 000


cháy bằng và thấp hơn 37,8 oC

Đối với khu bể ngầm chứa DM&SPDM, diện tích mặt thoáng chung của một
nhóm bể ngầm không được lớn hơn 14 000 m2 và mặt thoáng của mỗi bể ngầm
không được lớn hơn 7 000 m2.
89

Đối với bể trụ nằm ngang dung tích mỗi bể nhỏ hơn 100 m3 khi đặt ngầm dung
tích mỗi nhóm không quá 5.000 m3. Khi đặt nổi chứa sản phẩm loại 1 mỗi nhóm không
quá 500 m3 và khi đặt nổi chứa sản phẩm loại 2, 3 mỗi nhóm không quá 2.500 m3.
- Phân bố các bể chứa trong một nhóm được quy định như sau:
+ Không vượt quá 4 dãy đối với bể chứa có thể tích danh định nhỏ hơn 1.000 m3
+ Không vượt quá 3 dãy đối với bể chứa có thể tích danh định từ 1.000 đến
10.000 m3
+ Không vượt quá 2 dãy đối với bể chứa có thể tích danh định từ 10.000
m trở lên.
3

- Khoảng cách phòng cháy giữa các bể chứa DM&SPDM:


+ Các bể đặt nổi có dung tích nhỏ hơn hoặc bằng 400 m 3 bố trí theo nhóm có
dung tích mỗi nhóm nhỏ hơn hoặc bằng 4.000 m3 trên cùng một khu đất, khoảng
cách an toàn giữa các thành bể trong nhóm xác định theo điều kiện xây dựng, bảo
dưỡng và vận hành. Khoảng cách phòng cháy giữa các thành bể gần nhất của nhóm
lân cận có dung tích đến 4.000 m3 không nhỏ hơn 15 m.
+ Khoảng cách tối thiểu giữa hai thành bể đặt nổi trong một nhóm: Các bể mái
cố định, bể có phao bên trong, bể mái nổi khi đường kính bằng và nhỏ hơn 45 m lấy
bằng 1/6 tổng đường kính hai bể liền kề; Các bể mái nổi đường kính lớn hơn 45 m lấy
bằng 1/4 tổng đường kính hai bể liền kề; Các bể mái cố định, bể có phao bên trong
đường kính lớn hơn 45m chứa sản phẩm loại 1, loại 2 lấy bằng 1/3 tổng đường kính
hai bể liền kề, chứa sản phẩm loại 3 lấy bằng 1/4 tổng đường kính hai bể liền kề.
- Khoảng cách giữa các bể ngầm trong một nhóm không nhỏ hơn 1 m.
- Khoảng cách giữa các thành bể gần nhất của nhóm lân cận (loại trừ các nhóm
bể quy định ở điều 5.2.9.1 của tiêu chuẩn): Đối với bể nổi ít nhất là 30 m; Đối với bể
ngầm ít nhất là 15 m;
- Mỗi nhóm bể nổi có dung tích quy định trong điều 5.2.7 phải được ngăn cháy
bằng đê bao bên ngoài, kết cấu đê phải tính toán theo áp lực thuỷ tĩnh của
DM&SPDM chảy tràn. Nếu đê bao được đắp bằng đất, yêu cầu đỉnh đê có chiều rộng
không nhỏ hơn 0,5 m; Nếu đê bao bằng tường xây hoặc bằng bê tông, yêu cầu đỉnh
đê có chiều rộng không nhỏ hơn 0,25 m; Chiều cao đê bao ngăn cháy bên ngoài của
nhóm bể phải cao hơn 0,2 m so với mức chất lỏng trong bể chứa lớn nhất chảy tràn.
Đê bao ngăn cháy bên ngoài không nên cao quá 2 m so với cốt mặt bằng trong
và ngoài đê. Khi có lý do phải xây dựng đê ngăn cháy cao hơn 2 m thì phải đảm bảo
sự thuận tiện việc tiếp cận đê để chữa cháy cho khu bể và phải được cơ quan quản lý
về phòng cháy chữa cháy chấp thuận.
- Trong mỗi nhóm bể đặt nổi phải có đê phụ với chiều cao không nhỏ hơn 0,8
m để tách thành các nhóm bể nhỏ theo các quy định dưới đây :
90

+ Tổng dung tích các bể trong mỗi nhóm nhỏ không vượt quá 20 000 m3.
+ Một bể chứa có dung tích bằng và lớn hơn 20 000 m 3 phải tách riêng bằng
đê phụ.
+ Không chứa dầu Mazut (FO) và các sản phẩm dầu mỏ khác trong cùng một
nhóm bể nhỏ.
- Khoảng cách từ thành bể trụ đứng đặt nổi đến mép trong của chân đê bao
ngăn cháy bên ngoài không được nhỏ hơn một nửa đường kính của bể gần đê và
không quá 15 m. Khoảng cách từ thành bể nổi dung tích bằng và nhỏ hơn 100 m3 đến
mép trong của chân đê bao ngăn cháy không được nhỏ hơn 1,5 m.
5.2.3. Cửa hàng xăng dầu: Theo quy định tại QCVN 01:2020/BCT, trong đó:
- Quy định đối với với cửa hàng xăng dầu trên mặt đất
+ Khoảng cách giữa các hạng mục xây dựng trong cửa hàng xăng dầu không
nhỏ hơn quy định trong Bảng

Bể chứa đặt ngầm Cột bơm Gian bán hàng


Hạng mục
(m) (m) (m)

1. Bể chứa đặt ngầm 0,5 Không quy định 2

2. Họng nhập kín Không quy định Không quy định 3

3. Cột bơm Không quy định Không quy định Không quy định

4. Các hạng mục xây


dựng khác có thể phát 2 2 2
sinh tia lửa

Chú thích:
1) Không quy định khoảng cách an toàn giữa các bể chứa với gian bán hàng phía tường không
có cửa sổ, cửa đi.
2) Không quy định khoảng cách an toàn giữa cột bơm với tường nhà nhưng phải đảm bảo thuận
tiện cho việc lắp đặt, thao tác và sửa chữa.

+ Kết cấu và vật liệu cho khu bán hàng và các hạng mục xây dựng khác phải
có bậc chịu lửa I, II theo quy định tại QCVN 06:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về an toàn cháy cho nhà và công trình; phải đảm bảo khả năng chịu lực ổn định
trước tác động của trọng tải, ăn mòn của môi trường xung quanh trong suốt thời hạn
sử dụng công trình.
+ Cửa hàng xăng dầu tiếp giáp với công trình xây dựng khác phải có tường
bao kín có chiều cao không nhỏ hơn 2,2 m (so với cốt nền sân bên trong cửa hàng),
91

bằng vật liệu không cháy. Đối với các hạng mục công trình dân dụng và các công
trình xây dựng khác ngoài cửa hàng (không bao gồm nơi sản xuất có phát lửa hoặc
tia lửa và công trình công cộng) có bậc chịu lửa I, II, trường hợp mặt tường về phía
cửa hàng xăng dầu là tường ngăn cháy thì không yêu cầu khoảng cách an toàn từ
hạng mục đó đến tường rào cửa hàng xăng dầu nhưng phải tuân thủ các quy định về
xây dựng hiện hành
+ Đối với Bể chứa xăng dầu, cột bơm: Vật liệu làm bể chứa xăng dầu là vật
liệu chịu xăng dầu và không cháy; Xung quanh bể chứa phải phủ cát hoặc đất mịn
với chiều dày không nhỏ hơn 0,3 m ; Không được lắp đặt bể chứa xăng dầu nổi trên
mặt đất; Khoảng cách an toàn từ bể chứa xăng dầu, cột bơm đến các công trình bên
ngoài cửa hàng được quy định trong Bảng 4 của quy chuẩn.
- Quy định đối với cửa hàng xăng dầu trên mặt nước
+ Kết cấu và vật liệu cho khu bán hàng và các hạng mục xây dựng khác phải
có bậc chịu lửa II, III theo quy định tại QCVN 06:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình hoặc QCVN 72:2013/BGTVT Quy
chuẩn quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa.
+ Vị trí lắp đặt cột bơm xăng dầu trong cửa hàng xăng dầu phải phù hợp các
yêu cầu: Cột bơm phải được đặt tại các vị trí thông thoáng, thuận tiện; Đảm bảo các
phương tiện có thể dừng đỗ dễ dàng dọc theo cột bơm và không làm cản trở các
phương tiện giao thông khác ra, vào cửa hàng; cách nơi sản xuất có phát sinh nguồn
lửa tối thiểu 30m.
5.2.4. Cửa hàng gas (LPG): bảo đảm các yêu cầu về ngăn cháy theo TCVN
6223:2017, như:
- Kết cấu xây dựng, bậc chịu lửa cửa hàng ít nhất phải là bậc II
- Cửa hàng phải cách nguồn gây cháy ít nhất: 3 m về phía không có tường chịu
lửa; 0 m về phía có tường chịu lửa;
- Diện tích mặt bằng: Tổng diện tích cửa hàng: tối thiểu 12 m 2; Diện tích khu
vực chứa hàng: tối thiểu 10 m2; Diện tích khu vực bán hàng: tối thiểu 2 m2
- Nền của cửa hàng: Làm bằng gạch hoặc bê tông, bằng phẳng, không gồ ghề,
lồi lõm... đảm bảo an toàn khi mua bán và di chuyển hàng hóa; Cao hơn mặt bằng
xung quanh, không được bố trí đường ống, cống thoát nước tại nền khu vực chứa
hàng, nếu có thì phải được trát kín mạch; Mọi hầm, hố phải nằm cách khu vực cửa
hàng ít nhất 2 m. Nếu có rãnh nước hoặc mương máng không thể tránh khỏi nằm
trong khoảng cách 2 m theo quy định trên thì phải có tấm che, chụp kín để hơi khí
dầu mỏ hóa lỏng không thể tích tụ hoặc không thể đi vào hệ thống cống được.
- Tường và vách ngăn của cửa hàng: Tường và vách ngăn phải bằng phẳng,
nhẵn, không có vết nứt. Sơn hoặc quét vôi màu sáng; Tường và vách ngăn phải được
xây dựng bằng các vật liệu có giới hạn chịu lửa ít nhất El 45 (bốn mươi lăm phút).
92

- Mái và sàn của cửa hàng: Mái phải được làm từ vật liệu có giới hạn chịu lửa
ít nhất RE 15 (mười lăm phút); Sàn có kết cấu phù hợp, phải làm bằng vật liệu có
giới hạn chịu lửa ít nhất REI 45 (bốn mươi lăm phút);
5.2.5. Nhà máy, kho vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; kho hóa chất...
bảo đảm các yêu cầu về ngăn cháy lan theo quy định tại QCVN 01:2019/BCT; QCVN
01:2019/BCT...
6. Các giải pháp về thoát nạn
6.1. Một số vấn đề chung về thoát nạn
6.1.1. Đặc điểm chuyển động của người trong điều kiện cháy
Trong đám cháy xuất hiện mối đe doạ trực tiếp và nguy hiểm đối với sức khoẻ
và tính mạng con người. Bởi vậy quá trình thoát nạn bao giờ cũng mang tính đồng
thời và có hướng chuyển động rõ rệt từ trong ra ngoài. Khi mọi người càng muốn
rời khỏi phòng hoặc nhà bị cháy nhanh bao nhiêu thì thời gian để làm được việc đó
cũng càng kéo dài thêm. Một đặc điểm khác của chuyển động khi thoát nạn, đó là
con người chuyển động trong điều kiện không thuận lợi và có khả năng xuất hiện sự
hoảng loạn trong đám đông.
6.1.2. Các thông số chuyển động của người trong điều kiện cháy
Khi chuyển động về một hướng của nhiều người sẽ tạo thành một dòng người và các
thông số của chuyển động này được đặc trưng bởi mật độ dòng người D, vận tốc
chuyển động V, cường độ chuyển động q và khả năng lưu thông của đoạn đường
thoát nạn Q.
6.1.2.1. Mật độ dòng người (D, người/ m2)
-Mật độ dòng người D đặc trưng cho sự phân bố số lượng người N trên một
đơn vị diện tích đường thoát nạn F & mức độ chuyển động tự do của người trên đoạn
đường đó:
N
D=
F
- Hiện nay trong một số tài liệu có sử dụng giá trị của mật độ dòng người
không có đơn vị đo với cách tính sau :
Nf
D=
bL
Trong đó:
L, b - Khoảng cách & chiều rộng của đoạn đường thoát nạn, m;
f - diện tích hình chiếu trung bình của người trên mặt phẳng nằm ngang, m2/
người;
93

f = 0,12 m2/ người (người lớn trong quần áo mùa đông); 0,10 m2/ người (người
lớn trong quần áo mùa hè) và 0,07 m2/ người (học sinh).
- Mật độ dòng người D là thông số quan trọng giúp ta xác định được vận tốc
& cường độ chuyển động của người. Biểu thức tính D không có đơn vị đo giúp cho
ta lập được bảng thông số chuyển động của nhóm người, không phụ thuộc vào lứa
tuổi và loại quần áo theo mùa.
6.1.2.2. Vận tốc chuyển động của dòng người (V, m/phút)
- Vận tốc chuyển động của dòng người phụ thuộc vào loại đường thoát nạn
(đường nằm ngang, đường lên thang, xuống thang) và mật độ dòng người.
- Khi mật độ dòng người tăng, vận tốc chuyển động giảm và ở giá trị mật độ
giới hạn (D≥0,9) đặc trưng cho sự tích tụ người khiến chuyển động bị ngưng trệ, vận
tốc chuyển động có các giá trị : đối với đoạn đường nằm ngang 15 m/phút, trên thang
bộ xuống phía dưới 8 m/phút, theo thang bộ lên trên 11 m/phút.
6.1.2.3. Cường độ chuyển động của dòng người ( q, m/ phút)
- q đặc trưng cho số lượng người chuyển động qua 1m chiều rộng đường thoát
nạn trong thời gian 1 phút. Trong mối tương quan đã nêu trên, do số lượng người
không thể hiện bằng đơn vị người mà thể hiện bằng đơn vị m2 (thay vào vị trí N là
giá trị Nf ), nên đơn vị đo của cường độ chuyển động q sẽ là :
m2
q= = m/phút
m. phut
q phụ thuộc vào: mật độ dòng người và loại đường thoát nạn.
6.1.2.4. Khả năng lưu thông của đường thoát nạn (Q, m2/phút)
- Khả năng lưu thông của đường thoát nạn được đặc trưng bởi số lượng người
có khả năng đi qua trong một đơn vị thời gian. Khả năng lưu thông của đường thoát
nạn tính bằng m2/phút được xác định bằng tích của cường độ chuyển động và chiều
rộng của đoạn đường thoát nạn đó :
Q= qb
- Nếu sử dụng khái niệm về khả năng lưu thông của đường thoát nạn, ta sẽ có
công thức để tính toán cường độ chuyển động và thời gian trễ của chuyển động khi
có sự hợp lại của nhiều lối thoát nạn.
- Khi có sự hợp lại của nhiều lối thoát nạn (xem hình 3.3 giáo trình), để chuyển
động không gặp trở ngại, cần đảm bảo điều kiện :
Qi =  Qi-1
Hoặc qi bi = q1b1 + q2b2 + q3b3

q1b1 + q2b2 + q3b3


Suy ra : qi =
bi
94

- Sự chậm lại của chuyển động ở phần đầu của đoạn đường i xảy ra khi :
Qi  Qi-1
- Thời gian ùn tắc chuyển động  được xác định bằng hiệu của thời gian
thoát nạn khi có tính đến khả năng lưu thông của đoạn đường thoát nạn đó:
 = 1 - i-1
1 , i-1 - Thời gian thoát nạn trên đoạn đường thứ nhất và trên đoạn đường i, phút .
- Thời gian thoát nạn trên đoạn đường i có số lượng người N i và khả năng
lưu thông giới hạn Qgh được xác định theo công thức:
Ni F NF
i = = i
Qgh qghbi

Trong đó: qgh là cường độ chuyển động của người trong điều kiện mật độ dòng
người đạt giá trị giới hạn (D  0,9), m/phút.
Tương tự ta có :
Ni F Ni F
i - 1 = =
 Qi −1  (qi −1bi −1 )
Suy ra :
 1 1 
 = Ni f  − 
 qghbi  (qi −1bi −1 ) 
6.1.3. Các giai đoạn thoát nạn:
Quá trình thoát nạn của người ra khỏi ngôi nhà chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Là giai đoạn chuyển động từ điểm xa nhất trong phòng bị cháy
đến cửa thoát nạn của phòng đó. Các gian phòng đó có thể là gian khán giả, phân
xưởng sản xuất, lớp học, hội trường…;
- Giai đoạn 2: Là giai đoạn chuyển động từ cửa phòng bị cháy đến lối ra bên
ngoài nhà. Chuyển động này diễn ra theo hành lang, lối đi, qua phòng đợi, qua thang
bộ, qua tiền sảnh và qua cửa thoát ra khỏi ngôi nhà. Nếu là nhà một tầng, gian sản
xuất đơn giản…thì không có giai đoạn thoát nạn thứ hai;
- Giai đoạn 3: Là giai đoạn thoát nạn của người từ cửa ra khỏi ngôi nhà bị cháy
toả vào các khu vực xung quanh.
- Tầm quan trọng của mỗi giai đoạn phụ thuộc vào đặc điểm cụ thể của từng
đám cháy. Trong ba giai đoạn trên giai đoạn 1 là đặc biệt quan trọng, nhất là các công
trình công cộng, nơi tập trung đông người, các phân xưởng sản xuất có sử dụng chất
lỏng dễ cháy… vì ở giai đoạn này con người bị các yếu tố nguy hiểm trong đám cháy
như nhiệt độ cao, nồng độ khói khí độc, bức xạ nhiệt, mất tầm nhìn... trực tiếp đe
95

doạ. Do vậy thời gian thoát nạn thực tế ở giai đoạn này phải ngắn nhất. Sau khi rời
khỏi phòng bị cháy, con người ở trạng thái an toàn hơn khi ở hành lang, trong thang,
phòng bên cạnh, bởi thế thời gian thoát nạn của giai đoạn 2 thường lớn hơn giai đoạn
1. Còn ở giai đoạn thoát nạn thứ 3 ta đặc biệt lưu ý với các nhà công trình khi cháy
có thể bị sập đổ…
6.2. Các yêu cầu đối với lối và đường thoát nạn
6.2.1. Khái niệm lối và đường thoát nạn:
- Thoát nạn là quá trình tự di chuyển có tổ chức của người ra bên ngoài từ các
gian phòng, nơi các yếu tố nguy hiểm của đám cháy có thể tác động lên họ. Thoát
nạn còn là sự di chuyển không tự chủ của nhóm người ít có khả năng vận động, do
các nhân viên phục vụ thực hiện. Thoát nạn được thực hiện theo các đường thoát nạn
qua các lối ra thoát nạn.
- Cứu nạn là sự di chuyển cưỡng bức của người ra bên ngoài khi họ bị các yếu
tố nguy hiểm của đám cháy tác động hoặc khi xuất hiện nguy cơ trực tiếp của các tác
động đó. Cứu nạn được thực hiện một cách tự chủ với sự trợ giúp của lực lượng chữa
cháy hoặc nhân viên được huấn luyện chuyên nghiệp, bao gồm cả việc sử dụng các
phương tiện cứu hộ, qua các lối ra thoát nạn và lối ra khẩn cấp.
- Gian lánh nạn: Khu vực bố trí trong tầng lánh nạn dùng để sơ tán tạm thời
khi xảy ra sự cố cháy.
- Gian kỹ thuật: Gian phòng bố trí các thiết bị kỹ thuật của tòa nhà hoặc tầng
nhà. Các gian kỹ thuật có thể bố trí trên toàn bộ hoặc một phần của tầng kỹ thuật.
- Hành lang bên (hở): Hành lang có các lỗ thông gió với bên ngoài, không bị
chắn, liên tục theo Khoảng cách, với chiều cao thông thủy tính từ đỉnh của tường
chắn ở mép hành lang lên phía trên không nhỏ hơn 1,2 m.
- Các lối ra được coi là lối ra thoát nạn (còn gọi là lối thoát nạn) nếu:
+ Dẫn từ các gian phòng ở tầng 1 ra ngoài theo một trong những cách sau: Ra
ngoài trực tiếp; qua hành lang; qua tiền sảnh (hay phòng chờ); qua buồng thang bộ;
qua hành lang và tiền sảnh (hay phòng chờ); qua hành lang và buồng thang bộ.
+ Dẫn từ các gian phòng của tầng bất kỳ, trừ tầng 1, vào một trong các nơi
sau: Trực tiếp vào buồng thang bộ hay tới cầu thang bộ loại 3; vào hành lang dẫn
trực tiếp vào buồng thang bộ hay tới cầu thang bộ loại 3; vào phòng sử dụng chung
(hay phòng chờ) có lối ra trực tiếp dẫn vào buồng thang bộ hoặc tới cầu thang bộ loại
3; vào hành lang bên của nhà dưới 28 m dẫn trực tiếp vào cầu thang bộ loại 2.
+ Dẫn vào gian phòng liền kề (trừ gian phòng nhóm F5 hạng A hoặc B) trên
cùng tầng mà từ gian phòng này có các lối ra như được nêu ở a) và b). Lối ra dẫn vào
96

gian phòng hạng A hoặc B được phép coi là lối ra thoát nạn nếu nó dẫn từ gian phòng
kỹ thuật không có chỗ cho người làm việc thường xuyên mà chỉ dùng để phục vụ các
gian phòng hạng A hoặc B nêu trên.
- Các lối ra không được coi là lối ra thoát nạn nếu trên lối ra này có đặt cửa
hay cổng có cánh mở kiểu trượt hoặc xếp, cửa cuốn, cửa quay.
- Các cửa đi có cánh mở ra (cửa bản lề) nằm trong các cửa hay cổng nói trên
được coi là lối ra thoát nạn nếu được thiết kế theo đúng yêu cầu quy định.
- Đường thoát nạn: Đường thoát nạn là một đường di chuyển liên tục và không
bị chặn từ một điểm bất kỳ trong nhà hoặc công trình đến lối ra bên ngoài. Các đường
thoát nạn phải được chiếu sáng và chỉ dẫn phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn
TCVN 3890 : 2009 – Phương tiện Phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình trang
bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng.
6.2.2. Nguyên tắc về số lượng, kích thước lối và đường thoát nạn
6.2.2.1. Nguyên tắc tiêu chuẩn hoá số lượng, kích thước lối và đường thoát
nạn
- Việc tiêu chuẩn hoá số lượng, kích thước lối và đường thoát nạn nhằm mục
đích làm giảm thời gian thoát nạn thực tế của người trong điều kiện cháy. Khi thiết
kế lối và đường thoát nạn cần tuân thủ các điều kiện an toàn sau:
+ Khoảng cách thực tế của đường thoát nạn không được vượt quá khoảng cách
lớn nhất cho phép: ltt  lc/p
+ Khoảng cách thoát nạn cho phép được quy định tại phụ lục G, QCVN
06:2021/BXD
+ Chiều rộng tổng cộng thực tế của lối thoát nạn không được nhỏ hơn chiều
rộng tổng cộng cho phép: btt  bc/p
+ Số lượng lối thoát nạn thực tế không được ít hơn số lượng lối thoát nạn nhỏ
nhất cho phép: ntt  nc/p
+ Chiều rộng của lối thoát nạn cần nằm trong khoảng giữa chiều rộng nhỏ nhất
và lớn nhất cho phép: bmin  btt  bmax
- Nếu các điều kiện an toàn được thực hiện có nghĩa là kích thước lối và đường
thoát nạn trong thiết kế đảm bảo các yêu cầu nêu trong tiêu chuẩn. Nếu như một
trong các điều kiện trên không được tuân thủ, chứng tỏ bản thiết kế không đảm bảo
an toàn cho người, cần được sửa chữa.
- Để kiểm tra việc có đảm bảo hay không các điều kiện an toàn nêu trên, cần
phải xác định các giá trị: bmin; bmax; ∑btt; ∑bc/p; ntt; nc/p; ltt; lc/p.
97

6.2.2.2. Khoảng cách đường thoát nạn: Khoảng cách lớn nhất cho phép của
đường thoát nạn được xác định bằng tính toán hoặc xác định theo phụ lục G của
QCVN 06:2021/BXD
+ Đối với nhà ở, Khoảng cách lớn nhất cho phép của đường thoát nạn được xác
định phụ thuộc vào Bậc chịu lửa của nhà và Cấp nguy hiểm cháy kết cấu của nhà.
Bảng G.1 - Khoảng cách giới hạn cho phép từ cửa ra vào của căn hộ hay của phòng
ở đến lối ra thoát nạn gần nhất
Bậc chịu lửa Cấp nguy hiểm cháy Khoảng cách giới hạn cho phép từ cửa ra vào căn
của nhà kết cấu của nhà hộ hoặc phòng ở đến lối ra thoát nạn gần nhất
I, II S0 40 25
II S1 30 20
III S0 30 20
S1 25 15
IV S0 25 15
S1, S2 20 10
V Không quy định 20 10

+ Đối với công trình công cộng, khoảng cách lớn nhất cho phép của đường
thoát nạn được xác định phụ thuộc vào Bậc chịu lửa của nhà, công năng và mật độ
dòng người thoát nạn
Bảng G.2a - Khoảng cách giới hạn cho phép từ cửa ra vào của gian phòng đến lối
ra thoát nạn gần nhất đối với nhà công cộng
Bậc chịu lửa của Khoảng cách, m, khi mật độ dòng người thoát nạn, người/m2
nhà ≤2 > 2 và ≤ 3 > 3 và ≤ 4 > 4 và ≤ 5 >5
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
1. Từ gian phòng có cửa ra bố trí ở giữa các buồng thang bộ hoặc ở giữa các lối ra bên ngoài
I, II, III 60 50 40 35 20
IV 40 35 30 25 15
V 30 25 20 15 10
2. Từ gian phòng có cửa ra mở vào hành lang cụt hoặc mở vào sảnh chung
I, II, III 30 25 20 15 10
IV 20 15 15 10 7
V 15 10 10 5 5
CHÚ THÍCH 1: Mật độ dòng người thoát nạn được xác định bằng tỉ số giữa tổng số người phải
thoát nạn theo đường thoát nạn và diện tích của đường thoát nạn đó.
98

CHÚ THÍCH 2: Phải áp dụng những giá trị khoảng cách quy định tại Bảng G.2a như sau: Đối với
trường mầm non lấy theo cột (6); Đối với các trường phổ thông, trường kỹ thuật dạy nghề, các
trường cao đẳng, chuyên nghiệp và đại học lấy theo cột (3); Đối với các cơ sở điều trị nội trú lấy
theo cột (5); Đối với khách sạn lấy theo cột (4). Đối với các nhà công cộng khác, mật độ dòng
người thoát nạn trong hành lang được lấy cụ thể cho từng dự án.

Bảng G.2b - Khoảng cách giới hạn cho phép từ một điểm bất kỳ của gian phòng
công cộng không có ghế ngồi cho khán giả đến lối ra thoát nạn gần nhất
Khoảng cách giới hạn cho phép, m, từ 1 điểm
Bậc chịu bất kỳ của gian phòng tới lối ra thoát nạn gần
Gian phòng lửa của nhất với khối tích gian phòng, 1 000 m3
nhà
≤5 > 5 và ≤ 10 > 10
(1) (2) (3) (4) (5)
I, II 30 45 55
1. Các gian phòng chờ, bán vé, trưng
bày triển lãm, khiêu vũ, nghỉ và III, IV 20 30 Xem chú thích
tương tự.
V 15 Xem chú thích Xem chú thích
2. Các gian phòng ăn, phòng đọc khi I, II 65 Xem chú thích Xem chú thích
diện tích của mỗi lối đi chính tính
III, IV 45 Xem chú thích Xem chú thích
theo đầu người không nhỏ hơn 0,2
m2. V 30 Xem chú thích Xem chú thích
3. Các gian phòng thương mại khi I, II 50 65 80
diện tích của các lối đi chính tính
III, IV 35 45 Xem chú thích
theo phần trăm diện tích của gian
phòng không nhỏ hơn 25 %. V 25 Xem chú thích Xem chú thích
4. Các gian phòng thương mại khi I, II 25 30 35
diện tích của các lối đi chính tính
III, IV 15 20 Xem chú thích
theo phần trăm diện tích của gian
phòng nhỏ hơn 25 %. V 10 Xem chú thích Xem chú thích
CHÚ THÍCH: Khoảng cách giới hạn này phải được xác định theo luận chứng kỹ thuật riêng.

+ Đối với nhà sản xuất, khoảng cách lớn nhất cho phép của đường thoát nạn
được xác định phụ thuộc vào khối tích của gian phòng, hạng của gian phòng, bậc
chịu lửa của nhà, cấp nguy hiểm cháy kết cấu của nhà, mật độ dòng người thoát nạn
trên lối đi chung.
Bảng G.3 - Khoảng cách giới hạn cho phép từ chỗ làm việc xa nhất đến lối ra thoát
nạn gần nhất của nhà sản xuất
99

Khối tích Cấp nguy Khoảng cách, m, khi mật độ dòng người
Hạng của
của gian Bậc chịu lửa hiểm cháy thoát nạn trên lối đi chung, người/m2
gian
phòng, 1 của nhà kết cấu của
phòng ≤1 > 1 và ≤ 3 > 3 và ≤ 5
000 m3 nhà
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)
A, B I, II, III, IV S0 40 25 15
I, II, III, IV S0 100 60 40
≤ 15
C1, C2, C3 III, IV S1 70 40 30
V S2, S3 50 30 20
A, B I, II, III, IV S0 60 35 25
30 I, II, III, IV S0 145 85 60
C1, C2, C3
III, IV S1 100 60 40
40 A, B I, II, III, IV S0 80 50 35
C1, C2, I, II, III, IV S0 160 95 65
40
C3 III, IV S1 110 65 45
A, B I, II, III, IV S0 120 70 50
50 C1, C2, I, II, III, IV S0 180 105 75
C3 III, IV S1 160 95 65
A, B I, II, III, IV S0 140 85 60
≥ 60 I, II, III, IV S0 200 110 85
C1, C2, C3
III, IV S1 180 105 75
I, II, III, IV S0 240 140 100
≥ 80 C1, C2, C3
III, IV S1 200 110 85
I, II, III, IV S0 Không hạn chế Không hạn chế Không hạn chế
Không phụ
III, IV S1 160 95 65
thuộc vào C4, D
khối tích Không quy
V 120 70 50
định
Không phụ I, II, III, IV S0, S1 Không hạn chế Không hạn chế Không hạn chế
thuộc vào E
khối tích IV, V S2, S3 160 95 65
CHÚ THÍCH: Mật độ dòng người thoát nạn được xác định bằng tỉ số giữa tổng số người phải thoát
nạn theo đường thoát nạn và diện tích của đường thoát nạn đó.
100

Bảng G.4 - Khoảng cách giới hạn cho phép từ cửa ra vào của gian phòng sản xuất
có diện tích đến 1 000 m2 đến lối ra thoát nạn gần nhất
Cấp Khoảng cách đi theo hành lang, m, từ cửa gian
Vị trí nguy phòng đến lối ra thoát nạn gần nhất, khi mật độ
Hạng
cửa ra Bậc chịu lửa hiểm dòng người thoát nạn trên lối đi chung, người/m2,
của gian
của gian của nhà cháy kết
phòng
phòng cấu của ≤2 > 2 và ≤ 3 > 3 và ≤ 4 > 4 và ≤ 5
nhà
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)
A, B I, II, III, IV S0 60 50 40 35
1. Ở giữa I, II, III, IV S0 120 95 80 65
hai lối ra C1, C2, III, IV S1 85 65 55 45
thoát nạn C3
Không quy
S2, S3 60 50 40 35
định
I, II, III, IV S0 180 140 120 100
1. Ở giữa
III, IV S1 125 100 85 70
hai lối ra C4, D, E
thoát nạn Không quy
S2, S3 90 70 60 50
định
I, II, III, IV S0 30 25 20 15
Không
2. Đi vào
phụ III, IV S1 20 15 15 10
hành lang
thuộc vào
cụt Không quy
hạng S2, S3 15 10 10 8
định

- Khoảng cách thực tế của đường thoát nạn được xác định theo thực tế hoặc
xác định theo hồ sơ thiết kế. Cần chú ý một số đặc điểm:
+ Nhà công cộng kiểu hành lang, khoảng cách thực tế của đường thoát nạn
được tính từ cửa của căn phòng đến lối ra ngoài gần nhất hoặc đến buồng thang bộ
thoát nạn.
+ Nhà sản xuất kiểu hành lang, Khoảng cách thực tế của đường thoát nạn được
tính từ điểm xa nhất cần thoát nạn ở trong phòng đến lối ra ngoài gần nhất hoặc đến
buồng thang bộ. Điều này được tính đến vì khi cháy trong nhà sản xuất, đám cháy
phát triển nhanh, đường thoát nạn bị nhiễm khói.
+ Nếu nhà sản xuất có sử dụng thang hở, Khoảng cách thực tế đường thoát nạn
tính cả Khoảng cách đường thoát nạn trên thang bộ hở.
6.2.2.3. Chiều rộng tổng cộng thực tế của lối và đường thoát nạn: được xác
định bằng tính toán hoặc xác định theo tiêu chuẩn.
101

- Để xác định chiều rộng tổng cộng cần thiết của lối và đường thoát nạn cần
phải biết số lượng người tham gia thoát nạn và định mức người thoát nạn tính cho 1
mét chiều rộng lối ra. Thông số này được xác định trong bản vẽ thiết kế hoặc hệ số
không gian sử dụng sàn tại phụ lục G, QCVN 06:2021/BXD
Bảng G.5 - Số lượng người tối đa trên 1 m chiều rộng của lối ra thoát nạn của các
gian phòng không có ghế ngồi cho khán giả của nhà công cộng
Bậc Số lượng người tối đa trên 1 m chiều rộng
chịu của lối ra thoát nạn trong các gian phòng có
Gian phòng khối tích, 1000 m3
lửa của
nhà ≤5 > 5 và ≤ 10 > 10
1. Các gian phòng thương mại khi diện tích I, II 165 220 275
của các đường thoát nạn chính không nhỏ
III, IV 115 155 Xem chú thích
hơn 25 % diện tích của gian phòng; Các
phòng ăn và phòng đọc khi mật độ dòng
người trên mỗi lối đi chính không lớn hơn V 80 Xem chú thích Xem chú thích
5 người/m2.
2. Các gian phòng thương mại khi diện tích I, II 75 100 125
của các đường thoát nạn chính nhỏ hơn 25
III, IV 50 70 Xem chú thích
% diện tích của gian phòng; và các gian
phòng khác. V 40 Xem chú thích Xem chú thích
CHÚ THÍCH: Số lượng người tối đa trên 1 m chiều rộng của lối ra thoát nạn phải được xác định
theo luận chứng kỹ thuật riêng.

Bảng G.6 - Số lượng người tối đa trên 1 m chiều rộng của đường thoát nạn từ khán
đài của các công trình thể thao, biểu diễn ngoài trời
Số lượng người tối đa trên 1 m chiều rộng của đường thoát nạn
Bậc chịu lửa của Theo các cầu thang bộ của các lối đi Đi qua cửa ra từ các lối đi chính của
công trình chính của khán đài khán đài
Đi xuống Đi lên Đi xuống Đi lên
l, ll 600 825 620 1 230
III, IV 420 580 435 860
V 300 415 310 615

- Khi xác định chiều rộng tổng cộng thực tế của lối và đường thoát nạn theo
thực tế hoặc theo hồ sơ thiết kế. Cần chú ý: Khi cửa đi của các phòng mở ra hành
lang chung, chiều rộng thực tế của hành lang giảm đi:
102

+ Nếu cửa đi mở về một phía của hành lang: Lấy bằng chiều rộng hành lang
trừ đi một nửa chiều rộng cánh cửa.
+ Nếu cửa đi mở về hai phía của hành lang: Lấy bằng chiều rộng hành lang
trừ đi chiều rộng cánh cửa.
6.2.2.4. Số lượng lối thoát nạn: Khi xác định số lượng lối thoát nạn chỉ được
tính những lối ra đáp ứng các yêu cầu về lối ra thoát nạn.
- Số lượng lối thoát nạn cần thiết và cách bố trí được xác định xuất phát từ
khoảng cách lớn nhất cho phép của đường thoát nạn.
- Số lượng lối ra thoát nạn cần thiết từ mỗi căn phòng hoặc từ ngôi nhà, công
trình phải được xác định theo quy định và không được ít hơn hai. Chỉ cho phép có
một lối thoát nạn trong những điều kiện cụ thể của từng công trình.
6.2.3. Các yêu cầu đối với lối thoát nạn
6.2.3.1. Số lượng và chiều rộng của các lối ra thoát nạn từ các gian phòng:
- Số lượng và chiều rộng của các lối ra thoát nạn từ các gian phòng, các tầng
và các ngôi nhà được xác định theo số lượng người thoát nạn lớn nhất có thể đi qua
chúng và khoảng cách giới hạn cho phép từ chỗ xa nhất có thể có người (sinh hoạt,
làm việc) tới lối ra thoát nạn gần nhất.
- Khi gian phòng hoặc nhóm các gian phòng có số người sử dụng đồng thời
lớn hơn 50 người và có tính nguy hiểm cháy theo công năng khác với ngôi nhà thì
phải đảm bảo lối thoát nạn riêng cho các gian phòng đó (trực tiếp ra ngoài hoặc vào
buồng thang bộ thoát nạn).
- Số lượng lối ra thoát nạn của gian phòng: Các gian phòng sau phải có không
ít hơn hai lối ra thoát nạn:
+ Các gian phòng nhóm F1.1 có mặt đồng thời hơn 15 người; Các gian phòng
trong các tầng hầm và tầng nửa hầm có mặt đồng thời hơn 15 người; riêng các gian
phòng trong tầng hầm và tầng nửa hầm có từ 6 đến 15 người có mặt đồng thời thì
cho phép một trong hai lối ra tuân theo các yêu cầu của 3.2.13d);
+ Các gian phòng có mặt đồng thời hơn 50 người;
+ Các gian phòng nhóm F5 hạng A hoặc B có số người làm việc trong ca đông
nhất lớn hơn 5 người, hạng C – khi số người làm việc trong ca đông nhất lớn hơn 25
người hoặc có diện tích lớn hơn 1 000 m2;
+ Các sàn công tác hở hoặc các sàn dành cho người vận hành và bảo dưỡng
thiết bị trong các gian phòng nhóm F5 có diện tích lớn hơn 100 m 2 đối với các gian
103

phòng thuộc hạng A và B hoặc lớn hơn 400 m2 đối với các gian phòng thuộc các
hạng khác;
+ Các gian phòng nhóm F1.3 (căn hộ) được bố trí ở cả hai tầng (2 cao trình –
thường gọi là căn hộ thông tầng), khi chiều cao bố trí của tầng phía trên lớn hơn 18
m thì phải có lối ra thoát nạn từ mỗi tầng.
6.2.3.2. Số lượng lối ra thoát nạn của các tầng nhà:
- Các tầng nhà thuộc các nhóm sau đây phải có không ít hơn hai lối ra thoát nạn:
+ F1.1; F1.2; F2.1; F2.2; F3; F4.
+ F1.3 khi tổng diện tích các căn hộ trên một tầng lớn hơn 500 m2 (đối với các
nhà đơn nguyên thì tính diện tích trên một tầng của đơn nguyên). Trường hợp tổng
diện tích nhỏ hơn 500 m2 và khi chỉ có một lối ra thoát nạn từ một tầng, thì từ mỗi
căn hộ ở độ cao lớn hơn 15 m, ngoài lối ra thoát nạn phải có một lối ra khẩn cấp theo
Điều 3.2.13.
+ F5, hạng A hoặc B khi số người làm việc trong ca đông nhất lớn hơn 5 người,
hạng C khi số người làm việc trong ca đông nhất lớn hơn 25 người.
Các tầng hầm và nửa hầm phải có không ít hơn hai lối ra thoát nạn khi có diện tích
lớn hơn 300 m2 hoặc dùng cho hơn 15 người có mặt đồng thời.
- Số lối ra thoát nạn từ một tầng không được ít hơn hai nếu tầng này có gian
phòng có yêu cầu số lối ra thoát nạn không ít hơn hai.
- Số lối ra thoát nạn từ một ngôi nhà không được ít hơn số lối ra thoát nạn từ
bất kỳ tầng nào của ngôi nhà đó
- Trường hợp cho phép có 1 lối ra thoát nạn từ mỗi tầng:
+ Cho phép có một lối ra thoát nạn từ mỗi tầng (hoặc từ một phần của tầng
được ngăn cách khỏi các phần khác của tầng bằng các bộ phận ngăn cháy) có nhóm
nguy hiểm cháy theo công năng F1.2, F1.4, F2, F3, F4.2, F4.3, F4.4 với số người
trên mỗi tầng, tính theo Bảng G.9 (Phụ lục G), không vượt quá 20 người và khi lối
thoát nạn đi vào buồng thang bộ không nhiễm khói có cửa đi ngăn cháy loại 2 (theo
Bảng 2), đồng thời phải đảm bảo một trong những điều kiện sau:
+ Đối với nhà có chiều cao không quá 15 m thì diện tích mỗi tầng không được
lớn hơn 300m2.
+ Đối với nhà có chiều cao từ trên 15 m đến 21 m thì diện tích mỗi tầng không
được lớn hơn 200 m2 và toàn bộ nhà được bảo vệ bằng hệ thống chữa cháy tự động.
6.2.3.3. Yêu cầu bố trí phân tán lối ra thoát nạn:
104

- Khi có từ hai lối ra thoát nạn trở lên, chúng phải được bố trí phân tán và khi
tính toán khả năng thoát nạn của các lối ra cần giả thiết là đám cháy đã ngăn cản
không cho người sử dụng thoát nạn qua một trong những lối ra đó. Các lối ra còn lại
phải đảm bảo khả năng thoát nạn an toàn cho tất cả số người có trong gian phòng,
trên tầng hoặc trong ngôi nhà đó (tham khảo minh họa ở Hình I.3).
- Khi một gian phòng, một phần nhà hoặc một tầng của nhà yêu cầu phải có từ
2 lối ra thoát nạn trở lên, thì ít nhất hai trong số những lối ra thoát nạn đó phải được
bố trí phân tán, đặt cách nhau một khoảng bằng hoặc lớn hơn một nửa chiều dài
đường chéo lớn nhất của mặt bằng gian phòng, phần nhà hoặc tầng nhà đó. Khoảng
cách giữa hai lối ra thoát nạn được đo theo đường thẳng nối giữa hai cạnh gần nhất
của chúng (tham khảo minh họa ở Hình I.4 a), b), c)) của QCVN 06:2021/BXD. Nếu
nhà được bảo vệ toàn bộ bằng hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler, thì khoảng cách
này có thể giảm xuống còn 1/3 chiều dài đường chéo lớn nhất của các không gian
trên (tham khảo minh họa ở Hình I.4 d)) của QCVN 06:2021/BXD.
- Khi có hai buồng thang thoát nạn nối với nhau bằng một hành lang trong thì
khoảng cách giữa hai lối ra thoát nạn (cửa vào buồng thang thoát nạn) được đo dọc
theo đường di chuyển theo hành lang đó (Hình I.5). Hành lang này phải được bảo vệ
theo quy định trong 3.3.5 của QCVN 06:2021/BXD.
6.2.3.4. Kích thước lối ra thoát nạn:
- Chiều cao thông thuỷ của lối ra thoát nạn phải không nhỏ hơn 1,9 m, chiều
rộng thông thủy không nhỏ hơn:
+ 1,2 m – từ các gian phòng nhóm F1.1 khi số người thoát nạn lớn hơn 15
người, từ các gian phòng và nhà thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng khác
có số người thoát nạn lớn hơn 50 người, ngoại trừ nhóm F1.3.
+ 0,8 m – trong tất cả các trường hợp còn lại.
Chiều rộng của các cửa đi ra bên ngoài của buồng thang bộ cũng như của các cửa đi
từ buồng thang bộ vào sảnh không được nhỏ hơn giá trị tính toán hoặc chiều rộng
của bản thang.
- Trong mọi trường hợp, khi xác định chiều rộng của một lối ra thoát nạn phải
tính đến dạng hình học của đường thoát nạn qua lỗ cửa hoặc cửa để bảo đảm không
cản trở việc vận chuyển các cáng tải thương có người nằm trên.
6.2.3.5. Yêu cầu đối với các cửa trên lối ra thoát nạn
- Các cửa của lối ra thoát nạn và các cửa khác trên đường thoát nạn phải được
mở theo chiều lối thoát từ trong nhà ra ngoài.
105

- Không quy định chiều mở của các cửa đối với: Các gian phòng nhóm F1.3
và F1.4; Các gian phòng có mặt đồng thời không quá 15 người, ngoại trừ các gian
phòng hạng A hoặc B; Các phòng kho có diện tích không lớn hơn 200 m2 và không
có chỗ cho người làm việc thường xuyên; Các buồng vệ sinh; Các lối ra dẫn vào các
chiếu thang của các cầu thang bộ loại 3
- Các cửa của các lối ra thoát nạn từ các hành lang tầng, không gian chung,
phòng chờ, sảnh và buồng thang bộ phải không có chốt khóa để có thể mở được cửa
tự do từ bên trong mà không cần chìa. Trong các nhà chiều cao lớn hơn 15 m, các cánh
cửa nói trên, ngoại trừ các cửa của căn hộ, phải là cửa đặc hoặc với kính cường lực.
- Các cửa của lối ra thoát nạn từ các gian phòng hay các hành lang được bảo
vệ chống khói cưỡng bức, phải là cửa đặc được trang bị cơ cấu tự đóng và khe cửa
phải được chèn kín.
- Các cửa này nếu cần để mở khi sử dụng, thì phải được trang bị cơ cấu tự
động đóng khi có cháy.
- Đối với các buồng thang bộ, các cửa ra vào phải có cơ cấu tự đóng và khe
cửa phải được chèn kín. Các cửa trong buồng thang bộ mở trực tiếp ra ngoài cho
phép không có cơ cấu tự đóng và không cần chèn kín khe cửa. Ngoại trừ những
trường hợp được quy định riêng, cửa của buồng thang bộ phải đảm bảo là cửa ngăn
cháy loại 1 đối với nhà có bậc chịu lửa I, II; loại 2 đối với nhà có bậc chịu lửa III,
IV; và loại 3 đối với nhà có bậc chịu lửa V.
- Ngoài những quy định được nói riêng, các cửa của lối ra thoát nạn từ các
hành lang tầng đi vào buồng thang bộ phục vụ từ 04 tầng nhà trở lên (ngoại trừ trong
các nhà phục vụ mục đích giam giữ, cải tạo) phải đảm bảo:
+ Tất cả các khóa điện lắp trên cửa phải tự động mở khi hệ thống báo cháy tự
động của tòa nhà bị kích hoạt. Ngay khi mất điện thì các khóa điện đó cũng phải tự
động mở.
+ Người sử dụng buồng thang luôn có thể quay trở lại phía trong nhà qua chính
cửa vừa đi qua hoặc qua các điểm bố trí cửa quay trở lại phía trong nhà.
+ Bố trí trước các điểm quay trở lại phía trong nhà theo nguyên tắc các cánh
cửa chỉ được phép ngăn cản việc quay trở lại phía trong nhà nếu đáp ứng tất cả các
yêu cầu sau: Có không ít hơn hai tầng, ở đó có thể đi ra khỏi buồng thang bộ để đến
một lối ra thoát nạn khác; Có không quá 4 tầng nằm giữa các tầng nhà có thể đi ra
khói buồng thang bộ để đến một lối ra thoát nạn khác; Việc quay trở lại phía trong
nhà phải có thể thực hiện được tại tầng trên cùng hoặc tầng dưới liền kề với tầng trên
cùng được phục vụ bởi buồng thang bộ thoát nạn nếu tầng này cho phép đi đến một
106

lối ra thoát nạn khác; Các cửa cho phép quay trở lại phía trong nhà phải được đánh
dấu trên mặt cửa phía trong buồng thang bằng dòng chữ “Cửa có thể đi vào trong
nhà” với chiều cao các chữ ít nhất là 50 mm, chiều cao bố trí không thấp hơn 1,2 m
và không cao hơn 1,8 m; Các cửa không cho phép quay trở lại phía trong nhà phải
có thông báo trên mặt cửa phía trong buồng thang để nhận biết được vị trí của cửa
quay trở lại phía trong nhà hoặc lối ra thoát nạn gần nhất theo từng hướng di chuyển.
- Đối với các cửa không cho phép quay trở lại phía trong nhà, ở mặt cửa phía
hành lang trong nhà (ngoài buồng thang) nên có biển cảnh báo người sử dụng không
thể quay trở lại phía trong nhà được khi họ đi qua cửa đó.
6.2.3.6. Yêu cầu lối ra thoát nạn trong tầng kỹ thuật
- Trong các tầng kỹ thuật cho phép bố trí các lối ra thoát nạn với chiều cao
không nhỏ hơn 1,8 m.
- Từ các tầng kỹ thuật chỉ dùng để đặt các mạng kỹ thuật công trình (đường
ống, đường dây,…) cho phép bố trí lối ra khẩn cấp qua cửa đi với kích thước không
nhỏ hơn 0,75 m x 1,5 m hoặc qua cửa nắp với kích thước không nhỏ hơn 0,6 m x 0,8
m mà không cần bố trí lối ra thoát nạn.
- Khi tầng kỹ thuật có diện tích tới 300 m2 cho phép bố trí một lối ra thoát nạn,
còn cứ mỗi diện tích tiếp theo nhỏ hơn hoặc bằng 2 000 m2 thì phải bố trí thêm không
ít hơn một lối ra thoát nạn.
- Trong các tầng kỹ thuật hầm các lối ra này phải được ngăn cách với các lối
ra khác của ngôi nhà và dẫn trực tiếp ra bên ngoài.
6.2.4. Các yêu cầu đối với đường thoát nạn
6.2.4.1. Yêu cầu về khoảng cách giới hạn cho phép từ chỗ xa nhất (có người
sinh hoạt, làm việc) đến lối thoát nạn gần nhất.
- Khoảng cách giới hạn cho phép từ vị trí xa nhất của gian phòng, hoặc từ chỗ
làm việc xa nhất tới lối ra thoát nạn gần nhất, được đo theo trục của đường thoát nạn,
phải được hạn chế tùy thuộc vào: Nhóm nguy hiểm cháy theo công năng và hạng
nguy hiểm cháy nổ (xem Phụ lục C) của gian phòng và nhà; Số lượng người thoát
nạn; Các thông số hình học của gian phòng và đường thoát nạn; Cấp nguy hiểm cháy
kết cấu và bậc chịu lửa của nhà.
- Khoảng cách của đường thoát nạn theo cầu thang bộ loại 2 lấy bằng ba lần
chiều cao của thang đó.
107

- Các yêu cầu cụ thể về khoảng cách giới hạn cho phép từ vị trí xa nhất đến lối
ra thoát nạn gần nhất được nêu trong các quy chuẩn cho từng loại công trình. Phụ lục
G nêu một số quy định cụ thể cho các nhóm nhà thường gặp.
6.2.4.2. Yêu cầu về loại đường thoát nạn:
- Khi bố trí, thiết kế các đường thoát nạn phải căn cứ vào yêu cầu của các lối
ra thoát nạn. Đường thoát nạn không bao gồm các thang máy, thang cuốn và các đoạn
đường được nêu dưới đây:
+ Đường đi qua các hành lang trong có lối ra từ giếng thang máy, qua các sảnh
thang máy và các khoang đệm trước thang máy, nếu các kết cấu bao che giếng thang
máy, bao gồm cả cửa của giếng thang máy, không đáp ứng các yêu cầu như đối với
bộ phận ngăn cháy;
+ Đường đi qua các buồng thang bộ khi có lối đi xuyên chiếu tới của buồng
thang là một phần của hành lang trong, cũng như đường đi qua gian phòng có đặt
cầu thang bộ loại 2, mà cầu thang này không phải là cầu thang để thoát nạn;
+ Đường đi theo mái nhà, ngoại trừ mái đang được khai thác sử dụng hoặc một
phần mái được trang bị riêng cho mục đích thoát nạn;
+ Đường đi theo các cầu thang bộ loại 2, nối thông từ ba tầng (sàn) trở lên,
cũng như dẫn từ tầng hầm và tầng nửa hầm, ngoại trừ các trường hợp nêu trong 3.2.2,
QCVN 06:2021/BXD.
6.2.4.3. Yêu cầu về vật liệu sử dụng trên đường thoát nạn
Trên đường thoát nạn trong các nhà thuộc tất cả các bậc chịu lửa và cấp nguy
hiểm cháy kết cấu, ngoại trừ các nhà có bậc chịu lửa V và nhà thuộc cấp S3, không
cho phép sử dụng các vật liệu có tính nguy hiểm cháy cao hơn các nhóm dưới đây:
+ Ch1, BC1, SK2, ĐT2 - đối với lớp hoàn thiện tường, trần và tấm trần treo
trong các sảnh, trong buồng thang bộ và trong sảnh thang máy.
+ Ch2, BC2, SK3, ĐT3 hoặc Ch2, BC3, SK2, ĐT2 - đối với lớp hoàn thiện
tường, trần và tấm trần treo trong các hành lang chung, phòng sử dụng chung và
phòng chờ.
+ Ch2, LT2, SK2, ĐT2 - đối với các lớp phủ sàn trong sảnh, buồng thang bộ
và sảnh thang máy.
+ BC2, LT2, SK3, ĐT2 - đối với các lớp phủ sàn trong hành lang chung, không
gian chung và phòng chờ.
108

- Trong các gian phòng nhóm F5 hạng A, B vàC1, trong đó có sản xuất, sử
dụng hoặc lưu giữ các chất lỏng dễ bắt cháy, các sàn phải được làm bằng các vật liệu
không cháy hoặc vật liệu có tính cháy thuộc nhóm Ch1.
- Các khung trần treo trong các gian phòng và trên các đường thoát nạn phải
được làm bằng vật liệu không cháy.
6.2.4.4. Yêu cầu về kích thước đường thoát nạn
- Chiều cao thông thủy các đoạn nằm ngang của đường thoát nạn không được
nhỏ hơn 2 m, chiều rộng thông thủy các đoạn nằm ngang của đường thoát nạn và các
đoạn dốc không được nhỏ hơn:
+ 1,2 m - đối với hành lang chung dùng để thoát nạn cho hơn 15 người từ các
gian phòng
nhóm F1, hơn 50 người - từ các gian phòng thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công
năng khác.
+ 0,7 m – đối với các lối đi đến các chỗ làm việc đơn lẻ.
+ 1,0 m – trong tất cả các trường hợp còn lại.
- Trong bất kỳ trường hợp nào, các đường thoát nạn phải đủ rộng, có tính đến
dạng hình học của chúng, để không cản trở việc vận chuyển các cáng tải thương có
người nằm trên.
6.2.4.5. Yêu cầu về sàn trên đường thoát nạn
- Trên sàn của đường thoát nạn không được có các giật cấp với chiều cao chênh
lệch nhỏ hơn 45 cm hoặc có gờ nhô lên, ngoại trừ các ngưỡng trong các ô cửa đi. Tại
các chỗ có giật cấp phải bố trí bậc thang với số bậc không nhỏ hơn 3 hoặc làm đường
dốc với độ dốc không được lớn hơn 1 : 6 (độ chênh cao không được quá 10 cm trên
Khoảng cách 60 cm hoặc góc tạo bởi đường dốc với mặt bằng không lớn hơn 9,5 o).
- Khi làm bậc thang ở những nơi có chiều cao chênh lệch lớn hơn 45 cm phải
bố trí lan can tay vịn.
- Ngoại trừ những trường hợp được nói riêng trong 3.4.4, QCVN
06:2021/BXD (quy định cho phép bố trí cầu thang cong trên đường thoát nạn khi
đảm bảo một số điều kiện), trên đường thoát nạn không cho phép bố trí cầu thang
xoắn ốc, cầu thang cong toàn phần hoặc từng phần theo mặt bằng và trong phạm vi
một bản thang và một buồng thang bộ không cho phép bố trí các bậc có chiều cao
khác nhau và chiều rộng mặt bậc khác nhau. Trên đường thoát nạn không được bố
trí gương soi gây ra sự nhầm lẫn về đường thoát nạn.
6.2.4.6. Yêu cầu về hành lang trên lối ra thoát nạn
109

- Trong các hành lang trên lối ra thoát nạn nêu ở 3.2.1 (các lối ra thoát nạn),
ngoại trừ những trường hợp nói riêng trong quy chuẩn, không cho phép bố trí: thiết
bị nhô ra khỏi mặt phẳng của tường trên độ cao nhỏ hơn 2 m; các ống dẫn khí cháy
và ống dẫn các chất lỏng cháy được, cũng như các tủ tường, trừ các tủ thông tin liên
lạc và tủ đặt họng nước chữa cháy.
- Các hành lang nêu ở 3.2.1 phải được bao bọc bằng các bộ phận ngăn cháy
phù hợp quy định trong các quy chuẩn cho từng loại công trình. Bộ phận ngăn cháy
bao che hành lang giữa của nhà có bậc chịu lửa I, phải làm bằng vật liệu không cháy
với giới hạn chịu lửa ít nhất EI 30 và của nhà có bậc chịu lửa II, III, IV phải làm bằng
vật liệu không cháy hoặc cháy yếu (Ch1) với giới hạn chịu lửa ít nhất EI 15. Riêng
nhà có bậc chịu lửa II của hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ D, E (xem Phụ lục C) có
thể bao che hành lang bằng tường kính. Các cửa mở vào hành lang phải là cửa ngăn
cháy có giới hạn chịu lửa không thấp hơn giới hạn chịu lửa của bộ phận ngăn cháy.
- Các hành lang dài hơn 60 m phải được phân chia bằng các vách ngăn cháy
loại 2 thành các đoạn có Khoảng cách được xác định theo yêu cầu bảo vệ chống khói
nêu trong Phụ lục D, nhưng không được vượt quá 60 m. Các cửa đi trong các vách
ngăn cháy này phải phù hợp với các yêu cầu của 3.2.11 (quy định yêu cầu về cửa
trên lối ra thoát nạn).
- Khi các cánh cửa đi của gian phòng mở nhô ra hành lang, thì chiều rộng của
đường thoát nạn theo hành lang được lấy bằng chiều rộng thông thủy của hành lang
trừ đi:
+ Một nửa chiều rộng phần nhô ra của cánh cửa (tính cho cửa nhô ra nhiều
nhất) - khi cửa được bố trí một bên hành lang.
+ Cả chiều rộng phần nhô ra của cánh cửa (tính cho cửa nhô ra nhiều nhất) -
khi các cửa được bố trí hai bên hành lang.
+ Yêu cầu này không áp dụng cho hành lang tầng (sảnh chung) nằm giữa cửa
ra từ căn hộ và cửa ra dẫn vào buồng thang bộ trong các đơn nguyên nhà nhóm F1.3.
6.2.5. Các yêu cầu đối với thang bộ thoát nạn
6.2.5.1. Cầu thang và buồng thang bộ dùng để thoát nạn
- Các loại cầu thang bộ: Loại 1 – cầu thang bên trong nhà, được đặt trong
buồng thang; Loại 2 – cầu thang bên trong nhà, để hở; Loại 3 – cầu thang bên ngoài
nhà, để hở.
- Các loại buồng thang bộ thông thường:
110

+ L1 – có các lỗ cửa ở tường ngoài trên mỗi tầng (để hở hoặc lắp kính).
+ L2 – được chiếu sáng tự nhiên qua các lỗ ở trên mái (để hở hoặc lắp kính).
- Các loại buồng thang bộ không nhiễm khói:
+ N1 – có lối vào buồng thang từ mỗi tầng đi qua một khoảng đệm không
nhiễm khói được thực hiện bằng giải pháp thông gió tự nhiên phù hợp. Một số trường
hợp buồng thang N1 có cấu tạo được coi là phù hợp cho trong 3.4.10. Cho phép thay
thế buồng thang bộ N1 bằng buồng thang bộ có lối vào buồng thang từ mỗi tầng đi
qua khoang đệm. Cả khoang đệm và buồng thang phải có áp suất không khí dương
khi có cháy. Việc cấp khí vào khoang đệm và vào buồng thang là độc lập với nhau.
+ N2 – có áp suất không khí dương (áp suất không khí trong buồng thang cao
hơn bên ngoài buồng thang) trong buồng thang khi có cháy.
+ N3 – có lối vào buồng thang từ mỗi tầng đi qua khoang đệm có áp suất không
khí dương (áp suất không khí dương trong khoang đệm là thường xuyên hoặc khi có
cháy).
- Thang chữa cháy để phục vụ cho việc chữa cháy và cứu nạn được phân thành
2 loại sau:
+ P1 – thang đứng.
+ P2 – thang bậc với độ nghiêng không quá 6:1 (không quá 80o)
- Thang máy chữa cháy: Thang máy được lắp đặt chủ yếu để vận chuyển người
nhưng được trang bị thêm các hệ thống điều khiển bảo vệ, thông tin liên lạc và các
dấu hiệu để cho phép những thang máy đó được sử dụng dưới sự điều khiển trực tiếp
của lực lượng chữa cháy đến được các tầng của nhà khi có cháy xảy ra.
6.2.5.2. Yêu cầu đối với thang bộ thoát nạn
* Yêu cầu về số lượng: Quy định tại điều 3.2.6 và 3.2.7 QCVN 06:2021/BXD
(đã được trình bày ở phần trên)
* Yêu cầu về kích thước (chiều rộng, chiều cao, độ dốc...):
- Chiều rộng của bản thang bộ dùng để thoát người, trong đó kể cả bản thang
đặt trong buồng thang bộ, không được nhỏ hơn chiều rộng tính toán hoặc chiều rộng
của bất kỳ lối ra thoát nạn (cửa đi) nào trên nó, đồng thời không được nhỏ hơn:
+ 1,35 m – đối với nhà nhóm F1.1.
+ 1,2 m – đối với nhà có số người trên tầng bất kỳ, trừ tầng một, lớn hơn 200
người.
+ 0,7 m – đối với cầu thang bộ dẫn đến các chỗ làm việc đơn lẻ.
111

+ 0,9 m – đối với tất cả các trường hợp còn lại.


- Độ dốc (góc nghiêng) của các thang bộ trên các đường thoát nạn không được
lớn hơn 1 : 1 (45o); chiều rộng mặt bậc không được nhỏ hơn 25 cm, còn chiều cao
bậc không được lớn hơn 22 cm.
- Độ dốc (góc nghiêng) của các cầu thang bộ hở đi tới các chỗ làm việc đơn lẻ
cho phép tăng đến 2 : 1 (63,5o). Cho phép giảm chiều rộng mặt bậc của cầu thang
cong đón tiếp (thường bố trí ở sảnh tầng 1) ở phần thu hẹp tới 22 cm; Cho phép giảm
chiều rộng mặt bậc tới 12 cm đối với các cầu thang bộ chỉ dùng cho các gian phòng
có tổng số chỗ làm việc không lớn hơn 15 người (trừ các gian phòng nhóm F5 hạng
A hoặc B). Các cầu thang bộ loại 3 phải được làm bằng vật liệu không cháy và được
đặt ở sát các phần đặc (không có ô cửa sổ hay lỗ ánh sáng) của tường có nhóm nguy
hiểm cháy không thấp hơn K1 và có giới hạn chịu lửa không thấp hơn REI 30. Các
cầu thang bộ này phải có chiếu thang nằm cùng cao trình với lối ra thoát nạn, có lan
can cao 1,2 m và bố trí cách lỗ cửa sổ không nhỏ hơn 1,0 m. Cầu thang bộ loại 2 phải
thỏa mãn các yêu cầu quy định đối với bản thang và chiếu thang trong buồng thang
bộ.
- Chiều rộng của chiếu thang bộ phải không nhỏ hơn chiều rộng của bản thang.
Còn chiều rộng của chiếu thang ở trước lối vào thang máy (chiếu thang đồng thời là
sảnh của thang máy) đối với thang máy có cánh cửa bản lề mở ra, phải không nhỏ
hơn tổng chiều rộng bản thang và một nửa chiều rộng cánh cửa của thang máy, nhưng
không nhỏ hơn 1,6 m.
- Các chiếu nghỉ trung gian trong bản thang bộ thẳng phải có chiều dài không
nhỏ hơn 1,0 m.
- Các cửa đi có cánh cửa mở vào buồng thang bộ thì khi mở, cánh cửa không
được làm giảm chiều rộng tính toán của các chiếu thang và bản thang.
* Yêu cầu cho phép bố trí cầu thang cong:
Trong các nhà thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng F4 cho phép bố trí
cầu thang cong trên đường thoát nạn khi đảm bảo tất cả những điều kiện sau:
+ Chiều cao của thang không quá 9,0 m.
+ Chiều rộng của vế thang phù hợp với các quy định trong quy chuẩn này.
+ Bán kính cong nhỏ nhất không nhỏ hơn 2 lần chiều rộng vế thang.
+ Chiều cao cổ bậc nằm trong khoảng từ 150 mm đến 190 mm.
112

+ Chiều rộng phía trong của mặt bậc (đo cách đầu nhỏ nhất của bậc 270 mm)
không nhỏ hơn 220 mm.
+ Chiều rộng đo tại giữa Khoảng cách của mặt bậc không nhỏ hơn 250 mm.
+ Chiều rộng phía ngoài của mặt bậc (đo cách đầu to nhất của bậc 270 mm)
không quá 450 mm.
+ Tổng của 2 lần chiều cao cổ bậc với chiều rộng phía trong mặt bậc không
nhỏ hơn 480 mm và với chiều rộng phía ngoài của mặt bậc không lớn hơn 800 mm.
* Yêu cầu đối với không gian bên trong buồng thang bộ:
Trong các buồng thang bộ và khoang đệm (nếu có) không cho phép bố trí:
+ Các ống dẫn khí cháy và chất lỏng cháy được.
+ Các tủ tường, trừ các tủ thông tin liên lạc và tủ chứa các họng nước chữa
cháy.
+ Các cáp và dây điện đặt hở (trừ dây điện cho thiết bị điện dòng thấp) kể cả
cho chiếu sáng hành lang và buồng thang bộ.
+ Các lối ra từ thang tải và thiết bị nâng hàng.
+ Các lối ra gian phòng kho hoặc phòng kỹ thuật.
+ Các thiết bị nhô ra khỏi mặt tường ở độ cao dưới 2,2 m tính từ bề mặt của
các bậc và chiếu thang.
- Trong không gian của các buồng thang bộ, không cho phép bố trí bất kỳ các
phòng chức năng nào.
- Trong không gian của các buồng thang bộ, trừ các buồng thang không nhiễm
khói, cho phép bố trí không quá hai thang máy chở người hạ xuống chỉ đến tầng 1
với các kết cấu bao che giếng thang làm từ các vật liệu không cháy.
- Các giếng thang máy nằm ngoài nhà, nếu cần bao che thì phải sử dụng các
kết cấu làm từ vật liệu không cháy.
* Yêu cầu về lối ra thoát nạn tại tầng 1 từ thang bộ:
- Các buồng thang bộ ở tầng 1 phải có lối ra ngoài trực tiếp tới khu đất liền kề
ngôi nhà hoặc qua sảnh được ngăn cách với các hành lang tiếp giáp bằng các vách
ngăn cháy loại 1 có cửa đi. Khi bố trí các lối ra thoát nạn từ hai buồng thang bộ qua
sảnh chung thì một trong số đó, trừ lối ra dẫn vào sảnh, phải có cửa ra bên ngoài trực
tiếp.
- Cho phép bố trí các lối ra thoát nạn từ hai buồng thang bộ qua sảnh chung đối
với các nhà có chiều cao dưới 28 m, diện tích mỗi tầng không quá 300 m2, có số người
113

sử dụng ở mỗi tầng, tính theo Bảng G.9 (Phụ lục G QCVN 06:2021/BXD), không
vượt quá 50 người và toàn bộ nhà được bảo vệ hệ thống chữa cháy tự động phù hợp
với quy định hiện hành.
- Các buồng thang bộ loại N1 phải có lối ra thoát trực tiếp ngay ra ngoài trời.
* Yêu cầu về chiếu sáng:
- Các buồng thang bộ phải được đảm bảo chiếu sáng. Trừ buồng thang bộ loại
L2, việc đảm bảo chiếu sáng có thể được thực hiện bằng các lỗ lấy ánh sáng với diện
tích không nhỏ hơn 1,2 m2 trên các tường ngoài ở mỗi tầng.
- Cho phép bố trí không quá 50 % buồng thang bộ bên trong không có các lỗ
lấy ánh sáng, dùng để thoát nạn, trong các trường hợp sau:
+ Các nhà thuộc nhóm F2, F3 và F4: đối với buồng thang loại N2 hoặc N3 có
áp suất không khí dương khi cháy.
+ Các nhà thuộc nhóm F5 hạng C có chiều cao tới 28 m, còn hạng D và E
không phụ thuộc chiều cao nhà: đối với buồng thang loại N3 có áp suất không khí
dương khi cháy.
Các buồng thang bộ loại L2 phải có lỗ lấy ánh sáng trên mái có diện tích không
nhỏ hơn 4 m2 với khoảng hở giữa các vế thang có chiều rộng không nhỏ hơn 0,7 m
hoặc giếng lấy sáng theo suốt chiều cao của buồng thang bộ với diện tích mặt cắt
ngang không nhỏ hơn 2 m2.
* Yêu cầu chống nhiễm khói cho buồng thang bộ không nhiễm khói N1:
- Tính không nhiễm khói của khoảng đệm không nhiễm khói dẫn tới các buồng
thang bộ không nhiễm khói loại N1 phải được đảm bảo bằng thông gió tự nhiên với
các giải pháp kết cấu và bố trí mặt bằng - không gian phù hợp. Một số trường hợp
được cho là phù hợp như sau:
- Các khoảng đệm không nhiễm khói phải để hở, thông với bên ngoài, thường
không đặt tại các góc bên trong của nhà, đồng thời phải đảm bảo các yêu cầu sau
(xem Hình I.7 QCVN 06:2021/BXD):
+ Khi một phần của tường ngoài của nhà nối tiếp với phần tường khác dưới
một góc nhỏ hơn 135o thì khoảng cách theo phương ngang từ lỗ cửa đi gần nhất ở
khoảng đệm này tới đỉnh góc tiếp giáp phải không nhỏ hơn 4 m; khoảng cách này có
thể giảm đến bằng giá trị phần nhô ra của tường ngoài; yêu cầu này không áp dụng
cho lối đi, nằm ở các góc tiếp giáp lớn hơn hoặc bằng 135 o, cũng như cho phần nhô
ra của tường ngoài có giá trị không lớn hơn 1,2 m.
114

+ Chiều rộng phần tường giữa các lỗ cửa đi của khoảng đệm không nhiễm
khói và ô cửa sổ gần nhất của gian phòng không được nhỏ hơn 2 m.
+ Các lối đi phải có chiều rộng không nhỏ hơn 1,2 m với chiều cao lan can 1,2
m, chiều rộng của phần tường giữa các lỗ cửa đi ở khoảng đệm không nhiễm khói
phải không nhỏ hơn 1,2 m.
- Khoảng đệm không nhiễm khói đi theo hành lang bên (xem Hình I.8 h), i) và
k) QCVN 06:2021/BXD) được chiếu sáng và thông gió tự nhiên bằng các lỗ thông
mở ra phía và tiếp xúc với một trong những không gian sau:
+ Không gian bên ngoài.
+ Một đường phố hoặc đường công cộng hoặc các không gian công cộng khác
thông hoàn toàn ở phía trên.
+ Một giếng thông gió thẳng đứng có chiều rộng không nhỏ hơn 6 m và diện
tích mặt thoáng không nhỏ hơn 93 m2.
- Khoảng đệm không nhiễm khói đi qua một sảnh ngăn khói có diện tích
không nhỏ hơn 6 m2 với kích thước nhỏ nhất theo mỗi chiều không nhỏ hơn 2 m
được ngăn cách với các khu vực liền kề của tòa nhà bằng tường ngăn cháy loại 2.
Các cửa ra vào phải có cơ cấu tự đóng và khe cửa phải được chèn kín. Thiết kế của
sảnh ngăn khói phải đảm bảo không cản trở sự di chuyển của người sử dụng trên
đường thoát nạn. Tính không nhiễm khói của sảnh ngăn khói phải được đảm bảo bởi
một trong những giải pháp sau:
+ Có các lỗ thông gió với diện tích không nhỏ hơn 15 % diện tích sàn của sảnh
ngăn khói và đặt cách không quá 9 m tính từ bất kỳ bộ phận nào của sảnh. Các lỗ
thông gió này phải thông với một giếng đứng hoặc khoang lõm thông khí trên suốt
dọc chiều cao nhà. Kích thước của giếng đứng hoặc khoang lõm phải đảm bảo chiều
rộng không nhỏ hơn 6 m và diện tích mặt thoáng không nhỏ hơn 93 m2. Tường bao
bọc giếng đứng phải có khả năng chịu lửa nhỏ nhất là 1 giờ và trong giếng không
được có lỗ thông nào khác ngoài các lỗ thông gió của sảnh ngăn khói, buồng thang
thoát nạn và các khu vệ sinh (xem Hình I.8 d), e), f) QCVN 06:2021/BXD); hoặc
+ Là hành lang được thông gió ngang, có các lỗ thông gió cố định nằm ở hai
tường bên ngoài. Các lỗ thông trên mỗi bức tường ngoài không được nhỏ hơn 50 %
diện tích mặt thoáng của tường ngoài đối diện. Khoảng cách từ mọi điểm của sàn
hành lang đến một lỗ thông bất kỳ không được lớn hơn 13 m (xem Hình I.8 g QCVN
06:2021/BXD)).
115

* Số lượng buồng thang bộ không nhiễm khói N1:


Trong các nhà có chiều cao lớn hơn 28 m, cũng như trong các nhà Nhóm F5
hạng A hoặc B phải bố trí buồng thang bộ không nhiễm khói, trong đó phải bố trí
buồng thang loại N1.
- Buồng thang bộ N1 có thể được thay thế với điều kiện hệ thống cung cấp
không khí bên ngoài vào khoang đệm và vào buồng thang phải được cấp điện từ 03
nguồn ưu tiên (01 nguồn điện lưới và 02 nguồn máy phát điện dự phòng hoặc 02
nguồn điện ưu tiên và 01 nguồn điện dự phòng) bảo đảm nguyên tắc duy trì liên tục
nguồn điện cấp cho hệ thống hoạt động ổn định khi có cháy xảy ra. Cho phép:
+ Bố trí không quá 50 % buồng thang bộ loại N2 trong các nhà nhóm F1.3
dạng hành lang.
+ Bố trí không quá 50 % buồng thang bộ loại N2 hoặc N3 có áp suất không
khí dương khi cháy trong các nhà nhóm F1.1, F1.2, F2, F3 và F4.
+ Bố trí buồng thang bộ loại N2 và N3 có chiếu sáng tự nhiên và luôn có áp
suất không khí dương trong các nhà nhóm F5 hạng A hoặc B.
+ Bố trí buồng thang bộ loại N2 hoặc N3 có áp suất không khí dương khi cháy
trong các nhà nhóm F5 hạng B.
+ Bố trí buồng thang bộ loại N2 hoặc N3 có áp suất không khí dương khi cháy
trong các nhà nhóm F5 hạng C hoặc D. Khi bố trí buồng thang bộ loại L1 thì buồng
thang phải được phân khoang bằng vách ngăn cháy đặc qua mỗi 20 m chiều cao và
lối đi từ khoang này sang khoang khác của buồng thang phải đặt ở ngoài không gian
của buồng thang.
+ Đối với nhà chung cư (F1.3) có chiều cao lớn hơn 28 m nhưng không quá
75 m và tổng diện tích các căn hộ trên mỗi tầng không quá 500 m2, cho phép bố trí
01 buồng thang bộ thoát nạn nếu lối ra thoát nạn của tầng phù hợp với quy định về
số lượng lối ra thoát nạn của tầng, các căn hộ được trang bị đầu báo cháy địa chỉ, có
chữa cháy tự động ở tất cả các tầng và đảm bảo yêu cầu kèm theo như sau:
+ Dùng buồng thang bộ loại N1 trong nhà kiểu hành lang;
+ Dùng buồng thang bộ loại N2 hoặc N3, kết hợp một thang máy là thang máy
chữa cháy, trong nhà kiểu đơn nguyên.
* Yêu cầu bảo vệ chống khói cho buồng thang bộ không nhiễm khói N2 và N3:
- Việc bảo vệ chống khói các buồng thang bộ loại N2 và N3 phải tuân theo
Phụ lục D. Khi cần thiết, các buồng thang bộ loại N2 phải được chia thành các khoang
116

theo chiều cao bằng các vách ngăn cháy đặc loại 1 với lối đi lại giữa các khoang nằm
ngoài không gian buồng thang bộ.
- Các cửa sổ trong các buồng thang bộ loại N2 phải là cửa sổ không mở được.
- Khoang đệm của các buồng thang bộ loại N3 phải có diện tích không nhỏ
hơn 3,0 m2 và không nhỏ hơn 6,0 m2 nếu khoang đệm đó đồng thời là sảnh của thang
máy chữa cháy.
* Yêu cầu đối với cầu thang bộ loại 2:
- Trong các nhà có bậc chịu lửa I và II thuộc cấp nguy hiểm cháy kết cấu S0,
cho phép bố trí các cầu thang bộ loại 2 đi từ tiền sảnh lên tầng hai có tính đến các
yêu cầu của 4.26 (Khi bố trí các cầu thang bộ loại 2 đi từ sảnh tầng 1 lên tầng 2, thì
sảnh này phải được ngăn cách khỏi các hành lang và các gian phòng liền kề bằng các
vách ngăn cháy loại 1.
- Gian phòng, trong đó có bố trí cầu thang bộ loại 2 theo 3.4.16 (Trong các nhà
cao không quá 28 m thuộc các nhóm nguy hiểm cháy theo công năng F1.2, F2, F3,
F4, với bậc chịu lửa I, II và cấp nguy hiểm cháy kết cấu S0, thì cho phép sử dụng các
cầu thang bộ loại 2 nối hai tầng trở lên, khi các buồng thang bộ thoát nạn đáp ứng
yêu cầu của các tài liệu chuẩn), phải được ngăn cách với các hành lang thông với nó
và các gian phòng khác bằng các vách ngăn cháy loại 1. Cho phép không ngăn cách
gian phòng có cầu thang bộ loại 2 bằng các vách ngăn cháy khi:
+ Có trang bị chữa cháy tự động trong toàn bộ nhà; hoặc
+Trong các nhà có chiều cao không lớn hơn 9 m với diện tích một tầng không
quá 300 m2.
- Các thang cuốn phải được bố trí phù hợp các yêu cầu quy định cho cầu thang
bộ loại 2.
* Yêu cầu đối với cầu thang bộ loại 3:
- Các cầu thang bộ loại 3 phải được làm bằng vật liệu không cháy và được đặt
ở sát các phần đặc (không có ô cửa sổ hay lỗ ánh sáng) của tường có nhóm nguy
hiểm cháy không thấp hơn K1 và có giới hạn chịu lửa không thấp hơn REI 30. Các
cầu thang bộ này phải có chiếu thang nằm cùng cao trình với lối ra thoát nạn, có lan
can cao 1,2 m và bố trí cách lỗ cửa sổ không nhỏ hơn 1,0 m.
- Cầu thang bộ loại 3 được phép bố trí trong các nhà thuộc tất cả các nhóm
nguy hiểm cháy theo công năng có chiều cao tới 28 m; khi đó, trong nhà nhóm F5
117

hạng A hoặc B, lối ra hành lang tầng từ các gian phòng hạng A hoặc B phải đi qua
khoang đệm luôn luôn có áp suất không khí dương.
* Yêu cầu lấy sáng đối với buồng thang bộ L1, L2:
- Các buồng thang bộ loại L1 và cầu thang bộ loại 3 được phép bố trí trong các
nhà thuộc tất cả các nhóm nguy hiểm cháy theo công năng có chiều cao tới 28 m; khi
đó, trong nhà nhóm F5 hạng A hoặc B, lối ra hành lang tầng từ các gian phòng hạng
A hoặc B phải đi qua khoang đệm luôn luôn có áp suất không khí dương.
- Các buồng thang bộ loại L2 được phép bố trí trong các nhà có bậc chịu lửa
I, II, III thuộc cấp nguy hiểm cháy kết cấu S0, S1 và nhóm nguy hiểm cháy theo công
năng F1, F2, F3 và F4, với chiều cao không quá 9 m. Cho phép tăng chiều cao của
nhà đến 12 m khi lỗ lấy sáng bên trên được mở tự động khi cháy và khi trong nhà
nhóm F1.3 có hệ thống báo cháy tự động hoặc có các đầu báo cháy độc lập.
- Khi bố trí các buồng thang bộ loại L2, còn phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Trong các nhà nhóm F2, F3 và F4, số lượng các buồng thang bộ loại L2 phải
không được quá 50 %, các buồng thang bộ còn lại phải có lỗ lấy sáng trên tường
ngoài ở mỗi tầng (loại L1).
+ Đối với các nhà nhóm F1.3 dạng đơn nguyên, trong từng căn hộ có bố trí ở
độ cao trên 4 m phải có một lối ra khẩn cấp theo quy định.
II. Hệ thống PCCC và các hệ thống kỹ thuật liên quan
1. Hệ thống báo cháy tự động
1.1. Khái niệm
- Đầu báo cháy nhiệt kiểu dây / cáp báo cháy nhiệt: đầu báo cháy nhiệt có cấu
tạo dạng dây hoặc ống nhỏ được sử dụng báo cháy trên toàn bộ chiều dài tuyến dây
hoặc ống.
- Đầu báo cháy khói kiểu hút: tự động lấy mẫu thông qua các miệng hút lấy
mẫu không khí trên hệ thống đường ống và đưa mẫu không khí (hút) từ khu vực bảo
vệ đến thiết bị để phân tích và phát hiện dấu hiệu cháy (khói, thay đổi thành phần
hóa học của môi trường). Mỗi miệng hút tương đương như một đầu báo cháy khói.
- Đầu báo cháy không dây là đầu báo cháy có thể hoạt động độc lập hoặc sử
dụng sóng vô tuyến để truyền và nhận tín hiệu. Tự động nhạy cảm với các hiện tượng
cháy.
- Báo động bằng âm thanh Cung cấp báo cháy bằng âm thanh cho tất cả con
người bên trong nhà và công trình biết khi có cháy.
118

- Báo động bằng ánh sáng Cung cấp báo cháy bằng ánh sáng cho tất cả con
người bên trong nhà và công trình biết khi có cháy.
1.2. Lưu ý đối với hệ thống báo cháy
1.2.1. Đối tượng dự án công trình thuộc diện trang bị hệ thống báo cháy tự
động theo quy định tại Điều 6 TCVN 3890:2009, yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống
báo cháy tự động theo quy định của TCVN 7568-14. Đối với gara ô tô theo quy định
tại QCVN13:2018/BXD, trường hợp gara bố trí trong nhà khác, yêu cầu trang bị hệ
thống báo cháy tự động phải bảo đảm theo quy định này và các quy định khác đối
với nhà và công trình.
1.2.2. Yêu cầu chung về hệ thống theo quy định của tiêu chuẩn kỹ thuật TCVN
5738-2021, lưu ý hệ thống báo cháy tự động phải báo rõ địa chỉ, vùng kiểm soát của
các khu vực, căn hộ.
1.2.3. Yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống, kiểm tra, xem xét phương án thiết kế,
bố trí về trang bị hệ thống, yêu cầu kỹ thuật của hệ thống gồm: Hệ thống báo cháy
tự động bao gồm các bộ phận cơ bản: Trung tâm báo cháy tự động, đầu báo cháy tự
động, hộp nút ấn báo cháy, các bộ phận liên kết, nguồn điện. Tùy theo yêu cầu hệ
thống báo cháy tự động còn có các bộ phận khác như các module, các thiết bị truyền
tín hiệu, giám sát ... Lưu ý một số nội dung sau:
1.2.3.1. Đầu báo cháy phải lắp đặt tại các khu vực không có người ở mà có
nguy hiểm cháy, trong các khu vực có người làm việc, có nguy hiểm cháy, khu vực
công cộng, trong các phòng của căn hộ và hành lang tầng, kể cả sảnh thang máy;
trong các kênh, giếng kỹ thuật điện, thông tin liên lạc và giếng kỹ thuật khác có nguy
hiểm cháy.
1.2.3.2. Hệ thống phải có chức năng điều khiển liên động các hệ thống chữa
cháy tự động và các hệ thống khác có liên quan như: hệ thống chữa cháy tự động
bằng khí và nước, hệ thống màn nước ngăn cháy, hệ thống thông gió, điều áp, thang
máy, loa truyền thanh báo cháy và chỉ dẫn thoát nạn, van ngăn lửa, cửa sập chống
cháy.... đối với các công trình được trang bị các hệ thống này.
1.2.3.3. Các yêu cầu kỹ thuật đối với đầu báo cháy.
- Việc lựa chọn đầu báo cháy phải phù hợp với tính chất sử dụng và mức độ
nguy hiểm cháy của các gian phòng, khu vực tham khảo tại Phụ lục A TCVN
5738:2021
- Lưu ý đối với việc lắp đặt tại các khu vực:
+ Chọn loại đầu báo cháy khói có độ nhạy phù hợp đối với từng loại khói khác
nhau.
119

+ Sử dụng đầu báo lửa tại những nơi: Khi xảy ra cháy ở giai đoạn ban đầu của
đám cháy có xuất hiện ngọn lửa hoặc bề mặt quá nhiệt (thường là trên 600°C); Khi
xuất hiện ngọn lửa ở các phòng có chiều cao vượt quá giới hạn cho việc sử dụng đầu
báo khói hoặc nhiệt; Khi tốc độ phát triển đám cháy nhanh, thời điểm phát hiện cháy
bởi các loại đầu báo cháy khác không bảo đảm yêu cầu bảo vệ người và tài sản.
+ Độ nhạy của đầu báo cháy lửa phải tương ứng với phổ phát xạ của ngọn lửa
tạo bởi các vật liệu cháy nằm trong vùng bảo vệ.
+ Sử dụng đầu báo nhiệt ở những nơi khi xảy ra cháy ở giai đoạn ban đầu của
đám cháy chủ yếu phát sinh nhiệt và khi sử dụng các đầu báo khác có thể xảy ra hiện
tượng báo cháy giả.
+ Không nên sử dụng đầu báo cháy nhiệt gia tăng hoặc đầu báo cháy nhiệt kép
(nhiệt gia tăng và nhiệt cố định) trong môi trường có biến động nhiệt độ đột ngột, bất
thường vượt quá 5°C / min. Không nên sử dụng đầu báo cháy nhiệt cố định trong
môi trường mà nhiệt độ không khí trong đám cháy có thể không đạt đến nhiệt độ kích
hoạt đầu báo cháy hoặc đạt tới ngưỡng tác động sau một thời gian dài (vượt quá thời
gian phát hiện cháy theo quy định).
+ Khi chọn đầu báo cháy nhiệt, cần lưu ý rằng ngưỡng nhiệt độ kích hoạt của
đầu báo cháy nhiệt cố định, đầu báo cháy nhiệt kép phải cao hơn ít nhất 20°C so với
nhiệt độ tối đa của môi trường tại vị trí lắp đặt đầu báo cháy.
+ Khi không xác định được hiện tượng đặc trưng của sự cháy trong khu vực
bảo vệ, nên sử dụng kết hợp các đầu báo cháy nhạy cảm với các hiện tượng cháy
khác nhau hoặc đầu báo cháy hỗn hợp.
1.2.3.4. Yêu cầu lắp đặt đầu báo cháy
- Trường hợp nhà có trần treo giữa các lớp trần có lắp đặt các hệ thống kỹ
thuật, cáp điện, cáp tín hiệu thì phải lắp bổ sung đầu báo cháy ở trần phía trên trần
treo theo.
- Các đầu báo cháy phải lắp lắp trên trần nhà hoặc mái nhà, các đầu báo cháy
phải cách trần nhà không quá 0,3m tính cả kích thước của đầu báo cháy tự động và
lưu ý xác định nhà mái dốc hay nhà mái chữ A. Vị trí lắp đặt đầu báo cháy đầu tiên
phải nằm trong phạm vi khu vực 0,9 m tính từ đỉnh mái, ngoại trừ khu vực dưới mái
và cách đỉnh mái 0,1 m theo phương ngang (đây được coi là vùng không khí chết,
không chuyển động nên khi cháy nhiệt độ và khói khó xâm nhập được vào vùng này).
Các đầu báo cháy còn lại được xác định vị trí và khoảng cách trên cơ sở hình chiếu
bằng của mái, các thông số tính toán như trường hợp trần phẳng.
120

- Trường hợp lắp đặt đầu báo cháy trong khu vực chất cháy, thiết bị công nghệ,
kết cấu cách trần 0,6m thì phải lắp đặt bổ sung đầu báo cháy phía trên mép ngoài
thiết bị, chất cháy và vẫn tính diện tích đảm bảo theo từng loại đầu báo cháy.
- Đối với khu vực trần hở hoặc trần dạng nan hở được phép thiết kế và lắp đặt
đầu báo cháy phía trên trần hở khi đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Khoảng hở có cấu trúc tuần hoàn và diện tích của nó vượt quá 40 % bề mặt;
+ Kích thước tối thiểu của mỗi khoảng hở trong bất kỳ phần nào không nhỏ
hơn 10 mm;
+ Độ dầy của tấm trần treo không lớn hơn ba lần kích thước tối thiểu của lỗ hở.
Nếu ít nhất một trong những điều kiện trên không được đáp ứng, các đầu báo
cháy phải được lắp đặt trong vị trí chính trên trần treo, trong trường hợp cần thiết, thì
phải lắp đặt bổ sung đầu báo cháy bảo vệ khu vực trên trần treo. Khi sử dụng các đầu
báo cháy lửa thì chúng phải lắp đặt cả phía trên và phía dưới trần dạng hở.
- Hệ thống báo cháy sử dụng theo kênh, diện tích bảo vệ của mỗi kênh... phải
phù hợp quy định số đầu báo cháy tự động lắp trên một kênh của hệ thống báo cháy
phụ thuộc vào đặc tính kỹ thuật của trung tâm báo cháy tự động nhưng diện tích bảo
vệ của mỗi kênh không lớn hơn 2 000 m2 đối với khu vực bảo vệ hở và 500 m2 đối
với khu vực bảo vệ kín. Các đầu báo cháy tự động phải sử dụng theo yêu cầu kỹ
thuật, tiêu chuẩn và tài liệu kỹ thuật của đầu báo cháy tự động do nhà sản xuất công
bố và có tính đến điều kiện môi trường nơi cần bảo vệ. Trường hợp trung tâm báo
cháy tự động không có chức năng chỉ thị địa chỉ của từng đầu báo cháy tự động, các
đầu báo cháy tự động lắp đặt trên một kênh cho phép kiểm soát đến 20 căn phòng
hoặc khu vực trên cùng một tầng nhà có lối ra hành lang chung nhưng ở phía ngoài
từng phòng, từng khu vực phải có đèn chỉ thị về sự tác động báo cháy của bất cứ đầu
báo cháy nào được lắp đặt trong các phòng, khu vực.
- Khu vực lắp đặt nhiều loại đầu báo cháy khác nhau (khói, nhiệt) phải đảm
bảo mỗi khu vực đó được kiểm soát bởi ít nhất 01 đầu báo cháy. Khoảng cách giữa
các đầu báo cháy và từ đầu báo cháy đến tường phụ thuộc vào tính chất nguy hiểm
cháy, nổ của khu vực và đặc tính kỹ thuật của đầu báo cháy (Ví dụ khoảng cách giữa
đầu báo cháy khói, nhiệt bố trí hỗn hợp được xác định bằng ½ tổng khoảng cách cho
phép của 02 loại đầu báo cháy nêu trên; khoảng cách từ đầu báo cháy đến tường
xác định theo loại đầu báo cháy đó).
- Các khu vực có nguy hiểm nổ phải lắp đặt các đầu báo cháy chống nổ. Tại
những khu vực có độ ẩm cao và / hoặc nhiều bụi phải sử dụng các đầu báo cháy có
khả năng chống ẩm và / hoặc chống bụi phù hợp. Tại những khu vực có nhiều côn
121

trùng phải sử dụng các đầu báo cháy có khả năng chống côn trùng xâm nhập vào bên
trong đầu báo cháy hoặc có biện pháp chống côn trùng xâm nhập vào trong đầu báo
cháy nhưng không ảnh hưởng đến việc hoạt động của đầu báo cháy.
- Hệ thống báo cháy tự động loại địa chỉ ngoài việc lắp đặt các đầu báo cháy
địa chỉ bảo vệ các khu vực, cho phép lắp đặt đầu báo cháy thường để bảo vệ cho các
khu vực có không gian lớn, tuy nhiên mỗi khu vực này đều được kết nối với tủ báo
cháy qua 01 modun địa chỉ để kiểm soát như 01 địa chỉ.
- Bố trí đầu báo cháy khói kiểu điểm theo quy định Điều 6.13, đầu báo cháy
khói tia chiếu theo quy định Điều 6.14, đầu báo cháy nhiệt kiểm điểm theo quy định
Điều 6.15, đầu báo cháy lửa theo quy định Điều 6.16, đầu báo cháy khói kiểu hút lắp
đặt quy định theo Điều 6.17, đầu báo cháy nhiệt kiểu dây theo Điều 6.18, đầu báo
cháy không dây quy định theo Điều 6.19. Lưu ý khoảng cách đầu báo cháy đến mép
ngoài của miệng thổi của các hệ thống thông gió hoặc hệ thống điều hoà không khí
không được nhỏ hơn 1 m.
1.2.3.5. Yêu cầu đối với nút ấn báo cháy theo Điều 7, trong đó xem xét về chiều
cao lắp đặt, vị trí lắp đặt và khoảng cách giữa các nút ấn báo cháy tham khảo tại Phụ
lục B. Trong đó lưu ý khoảng cách giữa các nút ấn không quá 45 m và khoảng cách
từ nút ấn báo cháy đến lối ra của mọi gian phòng không quá 30 m.
1.2.3.6. Yêu cầu đối với trung tâm báo cháy
- Trung tâm báo cháy tự động phải đặt ở những nơi thường xuyên có người
trực suốt ngày đêm. Trong trường hợp không có người trực suốt ngày đêm, trung tâm
báo cháy phải có chức năng truyền các tín hiệu báo cháy và báo sự cố đến nơi trực
cháy hay nơi có người thường trực suốt ngày đêm và phải có biện pháp phòng ngừa
người không có nhiệm vụ tiếp xúc với trung tâm báo cháy.
- Trung tâm báo cháy tự động phải có chức năng tự động truyền tin báo cháy
đến đơn vị Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Nơi đặt các trung
tâm báo cháy phải có điện thoại liên lạc trực tiếp với đơn vị Cảnh sát Phòng cháy,
chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hay nơi nhận tin báo cháy.
- Khoảng cách giữa các trung tâm báo cháy và trần nhà bằng vật liệu cháy
được không nhỏ hơn 1,0 m và không lắp trung tâm báo cháy tại những nơi có nguy
hiểm về nổ. khoảng cách từ phần điều khiển của trung tâm báo cháy đến mặt sàn từ
0,8 đến 1,8 m và phù hợp chiều cao vận hành của con người.
1.2.3.7. Yêu cầu đối với dây, cáp tín hiệu báo cháy, dây nguồn phù hợp theo
quy định tại Điều 8, cần xem xét về yêu cầu sử dụng loại dây, tiết diện dây, tính chịu
122

lửa của dây và lắp đặt dây. Các dây, cáp điện, tín hiệu sử dụng phải là loại có vỏ vỏ
bọc chống cháy hoặc đặt trong ống lồng chống cháy.
1.2.3.8. Yêu cầu thiết bị báo cháy bằng âm thanh và ánh sáng cho từng khu
vực như:
- Các thiết bị báo cháy bằng âm thanh phải đảm bảo các yêu cầu sau: Tín hiệu
báo động phải phân bố đồng thời trong khoang cháy / nhà và công trình. Các tín hiệu
báo động, nghe thấy rõ ở tất cả các địa điểm trong khoang cháy/ nhà và công trình.
Mức cường độ âm ở tất cả các vị trí phải đảm bảo lớn hơn mức áp suất âm thanh của
môi trường xung quanh ít nhất 10 dBA và không lớn hơn 105 dBA. Tín hiệu báo
động bằng âm thanh đối với các khu vực ngủ phải lớn hơn mức áp suất âm thanh của
môi trường xung quanh ít nhất 15 dBA (với điều kiện các cửa ra vào đều đóng).
- Vị trí lắp đặt thiết bị cảnh báo bằng ánh sáng: Được lắp đặt trên hành lang,
lối ra thoát nạn; Nơi người khiếm thính thường ở; Nơi có tiếng ồn xung quanh vượt
quá 95 dBA; Khu vực yêu cầu hạn chế về âm thanh (ví dụ khu vực phòng mổ trong
bệnh viện).
2. Hệ thống chữa cháy bằng nước
2.1. Hệ thống chữa cháy ngoài nhà
2.1.1. Yêu cầu trang bị: Việc trang bị cấp nước chữa cháy ngoài nhà phải
được thực hiện theo quy định tại Điều 8.2.1 TCVN 3890:2009 và tài liệu chuẩn
thay thế khác.
2.1.2. Xác định lưu lượng và số đám cháy tính toán đồng thời
- Đối với các khu dân cư, khu đô thị, tính toán số lượng đám cháy đồng thời
theo quy mô dân số đã được chấp thuận tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư
của UBND các tỉnh, thành phố cho công trình hoặc các văn bản khác có liên quan và
xác định lưu lượng nước cho chữa cháy ngoài nhà theo quy định tại Bảng 7 của
QCVN 06:2021/BXD.
- Đối với nhà thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng F1, F2, F3, F4 xác
định lưu lượng nước cho chữa cháy ngoài nhà theo quy định tại Bảng 7 của QCVN
06:2021/BXD.
- Đối với Khu công nghiệp và các khu chức năng khác (khu kinh tế, cụm công
nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu du lịch, khu nghiên cứu, đào tạo, khu
thể dục thể thao) tính toán số lượng đám cháy đồng thời theo diện tích của công trình
lớn nhất và xác định lưu lượng nước cho chữa cháy ngoài nhà lấy theo lưu lượng của
công trình bên trong khu cần lưu lượng lớn nhất cụ thể:
+ Các công trình công nghiệp lấy theo Bảng 9 và Bảng 10 của 06:2021/BXD,
các loại hình công trình khác lấy theo Bảng 8 của 06:2021/BXD (đối với các nhà
123

được ngăn chia bằng tường ngăn cháy thì lưu lượng nước cho chữa cháy ngoài nhà
lấy theo phần nhà, nơi có yêu cầu lưu lượng lớn nhất). Khi trong một khu chức năng
có cả 2 loại hình công trình nêu trên thì lưu lượng của khu lấy theo lưu lượng của
công trình lớn nhất.
+ Trường hợp hồ sơ thiết kế không thể hiện lưu lượng của công trình lớn
nhất thì lựa chọn lưu lượng lớn nhất tại Bảng 10 của QCVN 06:2021/BXD và tính
với 01 đám cháy (đối với các khu bên trong có quy hoạch bố trí công trình công
nghiệp) hoặc Bảng 8 (đối với các khu bên trong không quy hoạch bố trí công trình
công nghiệp).
+ Khi kết hợp đường ống chữa cháy của khu dân cư và cơ sở công nghiệp
nằm ngoài khu dân cư thì số đám cháy tính toán đồng thời theo quy định tại Điều
5.1.3.2 của QCVN 06:2021/BXD.
- Đối với công trình gara ô-tô lưu lượng xác định theo Bảng 7 và Điều 2.3.2.5
QCVN 13:2018/BXD.
2.1.3. Nguồn nước cấp cho hệ thống trụ cấp nước chữa cháy ngoài nhà:
- Trường hợp lấy nước trực tiếp từ nhà máy nước của địa phương: yêu cầu chủ
đầu tư cung cấp tài liệu chứng minh lưu lượng, áp lực mà nhà máy có thể cung cấp
để bảo đảm lưu lượng nước chữa cháy ngoài nhà, nước sinh hoạt và sản xuất cho các
khu chức năng. Thể hiện rõ lưu lượng, cột áp tại các điểm đấu nối vào hệ thống chữa
cháy ngoài nhà và điểm bất lợi nhất của mạng đường ống cấp nước chữa cháy của
khu công nghiệp (áp suất tự do tối thiểu trong mạng đường ống cấp nước chữa cháy
tại bất kỳ điểm nào phải không nhỏ hơn 10 m.c.n).
- Trường hợp trang bị trạm bơm cấp nước chữa cháy riêng:
+ Khi thiết kế trạm bơm của hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà không
yêu cầu bắt buộc phải áp dụng theo QCVN 02:2020/BCA. Tuy nhiên, phải bố trí
trạm bơm bảo đảm số lượng, thông số kỹ thuật của bơm dự phòng bằng bơm chính;
máy bơm chữa cháy chính phải được nối với hai nguồn điện cấp độc lập (01 nguồn
điện lưới của đô thị và 01 nguồn điện dự phòng). Cho phép máy bơm chữa cháy
chính chỉ đấu nối với một nguồn điện nếu có máy bơm dự phòng là máy bơm động
cơ diesel;
+ Cho phép bố trí máy bơm cấp nước chữa cháy và sinh hoạt trong một trạm
bơm hay hết hợp với các ngôi nhà khác, nhưng phải được ngăn cách bằng tường ngăn
cháy và có lối ra ngoài trực tiếp. Trường hợp trạm bơm cấp nước chữa cháy đặt riêng
biệt phải làm bằng vật liệu có bậc chịu lửa tối thiểu là bậc III.
+ Trục của máy bơm nước cần đặt thấp hơn mực nước thấp nhất của nguồn
nước. Trường hợp máy bơm đặt cao hơn thì phải có bộ phận mồi nước. Khi máy bơm
hút nước từ bể chứa có hai máy bơm trở lên thì số lượng ống hút ít nhất là 2. Mỗi
124

đường ống phải bảo đảm hút được một lượng nước chữa cháy cần thiết lớn nhất. Trên
đường ống đẩy ở mỗi máy bơm phải có van khóa, van một chiều và đồng hồ áp lực,
trên đường ống hút chỉ cần đặt van khóa.
+ Chấp thuận phương án ghép bơm song song để tăng lưu lượng cung cấp
nước chữa cháy, khi đó tính toán lưu lượng, áp lực bảo đảm yêu cầu chữa cháy theo
quy định.
+ Tổng số bồn, bể chữa cháy trong một mạng đường ống phải bảo đảm không
nhỏ hơn 02 bồn, bể. Giữa các bồn, bể trong một mạng đường ống, mực nước thấp
nhất và cao nhất của nước chữa cháy phải tương ứng nhau. Khi ngắt một bồn, bể thì
lượng nước dự trữ để chữa cháy trong các bồn, bể còn lại phải không nhỏ hơn 50%
của lượng nước yêu cầu cho chữa cháy.
+ Trạm bơm có kích thước lớn hơn 6x9 m phải bố trí hệ thống họng nước chữa
cháy trong nhà với lưu lượng 2,5 l/s và 02 bình chữa cháy xách tay loại bọt đối với
động cơ điện có điện áp đến 1000V, 04 bình chữa cháy xách tay loại bọt đối với động
cơ đốt trong (động cơ Diesel) có công suất đến 220,8kW (300 mã lực). Khi động cơ
điện có điện áp lớn hơn 1000V hoặc động cơ đốt trong có công suất lớn hơn 220,8kW
phải trang bị thêm 02 bình khí CO2.
2.1.4. Đường ống cấp nước chữa cháy ngoài nhà:
- Đường ống cấp nước chữa cháy ngoài nhà được phép sử dụng chung với
đường ống cấp nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất.
- Đường ống cấp nước chữa cháy ngoài nhà được phép sử dụng đường ống
nhựa HDPE.
- Trường hợp đường ống cấp nước chữa cháy ngoài nhà đi qua cầu, đường thì
yêu cầu bảo đảm tải trọng, sự toàn vẹn của đường ống.
- Hệ thống đường ống nước chữa cháy thường có áp suất thấp, chỉ duy trì áp
suất cao khi phù hợp với luận chứng, đối với các đường ống áp suất cao, các máy
bơm chữa cháy phải được trang bị phương tiện bảo đảm hoạt động không trễ hơn 5
phút sau khi có tín hiệu báo cháy. Áp suất tự do tối thiểu trong đường ống nước chữa
cháy áp suất thấp (nằm trên mặt đất) khi chữa cháy phải không nhỏ hơn 10 m. Áp
suất tự do tối thiểu trong mạng đường ống chữa cháy áp suất cao phải bảo đảm độ
cao tia nước đặc không nhỏ hơn 20 m khi lưu lượng yêu cầu chữa cháy tối đa và lăng
chữa cháy ở điểm cao nhất của tòa nhà. Áp suất tự do trong mạng đường ống kết hợp
không nhỏ hơn 10 m và không lớn hơn 60 m.
- Đường ống cấp nước chữa cháy phải được duy trì áp để bảo đảm theo quy
định, nếu áp lực nước thường xuyên không đủ cung cấp nước cho các trụ cấp nước
125

chữa cháy thì phải có bộ phận điều khiển máy bơm từ xa bố trí ngay ở trụ cấp nước
chữa cháy theo quy định.
- Mạng đường ống dẫn nước chữa cháy phải là mạch vòng. Cho phép làm các
đường ống cụt khi: cấp nước cho chữa cháy hoặc sinh hoạt – chữa cháy với chiều dài
đường ống không lớn hơn 200 m mà không phụ thuộc vào lưu lượng nước chữa cháy
yêu cầu. Tuy nhiên, ở các khu dân cư đến 5000 người và yêu cầu lưu lượng nước cho
chữa cháy ngoài nhà đến 10 l/s hoặc số họng nước chữa cháy trong nhà đến 12 thì
cho phép dùng mạng đường ống cụt chiều dài trên 200 m nếu có xây dựng bồn bể,
tháp nước áp lực hoặc bể điều tiết dành cho mạng cụt, trong đó có chứa toàn bộ nước
cho chữa cháy.
- Phải bố trí 02 đường ống cấp trở lên nối với mạng vòng trục chính của hệ
thống cấp nước ngoài nhà, khoảng giữa đoạn ống dẫn mạng lưới ngoài nhà với mạng
lưới trong nhà cần bố trí van khóa để bảo đảm cấp nước liên tục khi một trong những
đoạn ống của mạng đường ống bị hư hỏng, sự cố.
2.1.5. Bố trí trụ nước chữa cháy ngoài nhà
- Khoảng cách giữa các trụ không vượt quá 150m; các trụ nước chữa cháy cần
được bố trí dọc đường xe chạy, đảm bảo khoảng cách đến mép đường không lớn hơn
2,5 m; khoảng cách đến tường tòa nhà không nhỏ hơn 5 m, đường ống chữa cháy
phải chia thành từng đoạn và tính toán để số trụ nước chữa cháy trên mỗi đoạn không
nhiều quá 5 trụ.
- Trụ cấp nước chữa cháy ngoài nhà phải phù hợp theo TCVN 6379:1998.
2.1.6. Bể cấp nước chữa cháy:
- Khi tính toán thiết kế thể tích bể cấp nước chữa cháy ngoài nhà kết hợp với
sinh hoạt sản xuất yêu cầu tính toán thể tích bể phải bảo đảm cung cấp đủ nước cho
PCCC và sinh hoạt, sản xuất, bố trí chiều cao đường ống hút nước sinh hoạt và nước
chữa cháy bảo đảm luôn duy trì lượng nước chữa cháy theo quy định.
- Thời gian chữa cháy là 03 giờ, thời gian lớn nhất để phục hồi nước chữa cháy
không lớn hơn 24 giờ đối với KDC và cơ sở công nghiệp có khu vực thuộc hạng
nguy hiểm cháy nổ A, B, C; không lớn hơn 36 giờ đối với cơ sở công nghiệp có khu
vực thuộc hạng D, E; không lớn hơn 72 giờ đối với các KDC và cơ sở nông nghiệp.
- Trường hợp bố trí bể cấp nước chữa cháy ngoài nhà dạng nửa chìm nửa nổi
phải trang bị bơm mồi.
- Tổng số bồn, bể cho chữa cháy trong một mạng ống phải không nhỏ hơn 2
(trừ công trình riêng lẻ), lượng nước mỗi bể không nhỏ hơn 50 % của lượng nước
yêu cầu cho chữa cháy.
126

2.2. Hệ thống cấp nước chữa cháy trong nhà


2.2.1. Hệ thống họng nước chữa cháy:
a) Yêu cầu trang bị: Việc trang bị hệ thống họng nước chữa cháy phải được
thực hiện theo quy định tại 8.1.1 TCVN 3890:2009 và tài liệu chuẩn thay thế khác.
b) Xác định lưu lượng và số tia phun đồng thời
- Đối với công trình dân dụng, số tia phun chữa cháy và lưu lượng nước tối
thiểu để chữa cháy xác định theo Bảng 11 QCVN 06:2021/BXD;
- Đối với nhà sản xuất, nhà kho, số tia phun chữa cháy và lưu lượng nước tối
thiểu để chữa cháy xác định theo Bảng 12 QCVN 06:2021/BXD;
- Đối với nhà có chiều cao từ trên 50m đến 150m thuộc nhóm nguy hiểm cháy
theo công năng F1.2, F4.3 và nhà hỗn hợp, số tia phun chữa cháy và lưu lượng nước
tối thiểu để chữa cháy xác định theo Điều A.2.27.2, A.2.27.3QCVN 06:2021/BXD;
- Đối với công trình gara ô-tô xác định số tia phun chữa cháy và lưu lượng
nước tối thiểu để chữa cháy xác định theo Điều 2.3.2.1 QCVN 13:2018/BXD;
- Việc xác định lưu lượng nước chữa cháy phụ thuộc vào việc chọn đường
kính đầu lăng phun chữa cháy và chiều cao tia nước đặc theo quy định tại Bảng 13
QCVN 06:2021/BXD.
c) Đường ống cấp nước chữa cháy:
- Việc xác định vị trí và số lượng đường ống đứng và họng nước chữa cháy
trong nhà theo quy định tại Điều 5.2.11 QCVN 06:2021/BXD. Cho phép lắp đặt họng
kép trên các ống đứng trong nhà sản xuất và nhà công cộng khi số lượng tia nước
tính toán không nhỏ hơn 03, còn trong nhà ở không nhỏ hơn 02. Trong nhà ở với
chiều dài hành lang đến 10 m khi số tia nước bằng 02 cho mỗi điểm thì cho phép
phun 02 tia từ một ống đứng. Trong nhà ở với chiều dài hành lang lớn hơn 10 m,
cũng như nhà sản xuất và nhà công cộng có từ 02 tia nước tính toán trở lên cho mỗi
điểm thì phải bố trí 02 tia phun từ 02 tủ chữa cháy cạnh nhau (02 họng nước khác
nhau). Lưu ý cần lắp đặt họng nước chữa cháy trong các tầng kỹ thuật, tầng áp mái
và tầng hầm kỹ thuật nếu trong đó có vật liệu và kết cấu làm từ vật liệu cháy được,
số tia nước từ mỗi tủ không được lớn hơn 2.
- Thiết kế ít nhất hai ống cấp nước và phải thực hiện nối thành mạng vòng
khi trong nhà bố trí trên 12 họng nước chữa cháy hoặc có trang bị hệ thống chữa
cháy tự động;
2.2.2. Hệ thống chữa cháy tự động bằng nước:
a) Yêu cầu trang bị: Việc trang bị hệ thống họng nước chữa cháy phải được thực
hiện theo quy định tại Phụ lục C TCVN 3890:2009 và tài liệu chuẩn thay thế khác.
b) Yêu cầu kỹ thuật của hệ thống:
127

- Các sprinkler phải được thiết kế cho 1 cụm hoặc nhiều cụm chữa cháy, Một
cụm chữa cháy chỉ được bố trí tối đa 800 đầu phun;
- Phân loại cơ sở theo mức độ nguy cơ phát sinh đám cháy theo Phụ lục A và
xác định cường độ phun, diện tích bảo vệ, diện tích tính toán, thời gian phun theo
Điều 6.4, Bảng 2, 4 của TCVN 7336:2003 để làm cơ sở tính toán lưu lượng và cột
áp cần thiết.
c) Yêu cầu về đầu phun:
- Xác định nhiệt độ kích hoạt của các đầu phun theo Điều 6.1 và Điều 6.12
TCVN 7336:2003
- Chiều cao, khoảng cách, vị trí lắp đặt đầu phun phải bảo đảm theo quy định
tại Bảng 2, Điều 6.5, đến Điều 6.11 và Điều 6.14 TCVN 7336:2003
d) Đường ống cấp nước chữa cháy:
- Đường kính đường ống dẫn đến sprinkler được chọn trên cơ sở tính toán thủy
lực nhưng không nhỏ hơn 15mm;
- Phải có 2 đường ống cấp cho cụm thiết bị sprinkler với 12 họng nước chữa
cháy trở lên và 12 lăng phun bọt trở lên;
- Số sprinkler tối đa trên đường ống phân phối cho phép lắp đặt tối đa 6
sprinkler với đường kính lỗ phun 12mm trở xuống hoặc 4 sprinkler với đường kính
lỗ phun trên 12mm trên đường ống phân phối của hệ thống;
- Không cho phép lắp đặt van chặn trên đường ống phân phối chính và đường
ống phân phối nhánh, khi lắp đặt van chặn phải kiểm soát trạng thái đóng mở của
van.
e) Hệ thống Drencher có thể sử dụng với 02 chức năng: chữa cháy và màn
nước ngăn cháy. Trường hợp sử dụng để chữa cháy thì áp dụng các thông số tính
toán như hệ thống Sprinkler, trong đó diện tích bảo vệ của mỗi van tràn không được
vượt quá diện tích tính toán tối thiểu tại Bảng 2.
2.2.4. Lượng nước dự trữ chữa cháy:
Tính toán để bảo đảm lượng nước dùng trong 01 giờ, cho một họng nước chữa
cháy và các nhu cầu dùng nước khác. Khi lắp đặt hệ thống họng nước chữa cháy trên
các hệ thống chữa cháy tự động thì thời gian làm việc của họng nước lấy bằng thời
gian làm việc của hệ thống chữa cháy tự động.
2.2.5. Họng tiếp nước, họng lấy nước, hệ thống ống khô:
- Họng tiếp nước vào hệ thống:
+ Thiết kế họng chờ cho mỗi vùng đối với nhà cao từ 17 tầng trở lên, nhà trang
bị hệ thống chữa cháy tự động để kết nối với phương tiện chữa cháy di động.
128

+ Đối với gara ô-tô: Trong các gara ô-tô dạng hở, kể cả gara ô-tô cơ khí và
gara ô-tô hở trên mái nhà thì hệ thống cấp nước chữa cháy bên trong phải được làm
bằng các ống khô với các đoạn ống chờ nhô ra ngoài đường kính 89 (77) mm, được
lắp van và đầu nối để khi cần nối với các thiết bị chữa cháy cơ động; Trong các gara
ô-tô ngầm có 2 tầng hầm trở lên, đường ống nước chữa cháy bên trong và các thiết
bị chữa cháy tự động phải có các đoạn ống nhô ra ngoài với các đầu nối được lắp các
van và van ngược chiều để khi cần nối với các thiết bị chữa cháy cơ động.
- Họng lấy nước đối với nhà cao từ 17 tầng trở lên, phải trang bị họng lấy nước
cho xe chữa cháy kết nối với hệ thống bơm nước chữa cháy của tòa nhà (không yêu
cầu tính toán vào công suất máy bơm và lượng nước dự trữ cho chữa cháy) và họng
lấy nước cho xe chữa cháy hút trực tiếp từ bể nước dự trữ chữa cháy.
- Hệ thống ống khô, họng chờ cấp nước DN 65 dành cho lực lượng chữa cháy
chuyên nghiệp:
+ Nhà có chiều cao PCCC lớn hơn 28 m (lớn hơn 50 m đối với nhà nhóm F1.3),
hoặc nhà có chiều sâu của sàn tầng hầm dưới cùng (tính đến cao độ của lối ra thoát
nạn ra ngoài) lớn hơn 9 m phải bố trí tại các khoang đệm của thang máy chữa cháy.
+ Đối với nhà (có chiều cao PCCC từ trên 50 m đến 150 m) thuộc nhóm nguy
hiểm cháy theo công năng F1.2, F4.3 và nhà hỗn hợp, phải bố trí trong các khoang
đệm của buồng thang bộ không nhiễm khói.
2.3. Hệ thống chữa cháy tự động bằng nước
2.3.1. Các quy định chung
Theo kết cấu của tiêu chuẩn TCVN 7336:2021, các hệ thống được quy định
cơ bản gồm 02 nhóm chính: các hệ thống chữa cháy tự động Spinkler, Drencher bằng
nước, bọt (đối với bọt bội số nở thấp, trung bình) và hệ thống chữa cháy tự động
bằng bọt bội số nở cao. Các quy định tại mục này áp dụng chung cho cả 02 nhóm
trên, trong đó quy định về việc thực hiện chức năng báo cháy của hệ thống; căn cứ
lựa chọn loại hệ thống, phương pháp chữa cháy, loại chất chữa cháy; quy định về
trường hợp sử dụng hệ thống chữa cháy tự động để thay thế báo cháy tự động; yêu
cầu về liên động với thiết bị trong khu vực bảo vệ trước khi phun chất chữa cháy.
Lưu ý: Được phép sử dụng hệ thống chữa cháy tự động để thay thế cho hệ
thống báo cháy tự động cho một gian phòng cụ thể trong công trình khi theo quy định
của TCVN 3890:2009, gian phòng này chỉ yêu cầu trang bị hệ thống báo cháy tự
động mà không yêu cầu trang bị hệ thống chữa cháy tự động. Đối với trường hợp
này, các thông số của hệ thống được xác định như sau:
- Cường độ phun tối thiểu: xác định theo nhóm nguy cơ phát sinh cháy tại
Bảng 1 và Phụ lục A.
- Lưu lượng tối thiểu: không yêu cầu theo Bảng 1.
129

- Diện tích tính toán tối thiểu: xác định theo nhóm nguy cơ phát sinh cháy tại
Bảng 1 và Phụ lục A.
- Thời gian phun tối thiểu: không yêu cầu theo Bảng 1.
2.3.2. Các hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler, Drencher bằng nước,
bằng bọt
a) Các yêu cầu chung
- Hệ thống Spinkler, Drencher bằng nước, bọt được phân loại thành hệ thống
Sprinkler, hệ thống Drencher và hệ thống Sprinkler-Drencher. Các thông số chính
của hệ thống được lấy theo các Bảng 1, 2, 3, trong đó cần lưu ý:
+ Để xác định lưu lượng cần thiết của hệ thống, cần dựa trên tính toán theo
Phụ lục B với yêu cầu về cường độ phun tối thiểu và diện tích phun tối thiểu, lưu
lượng bảo đảm yêu cầu phải là giá trị lớn hơn của lưu lượng tối thiểu và lưu lượng
theo tính toán.
+ Các giá trị trong bảng có ký hiệu “-” được hiểu là không áp dụng phương
pháp chữa cháy đối với mức nguy hiểm cháy tương ứng.
+ Trường hợp khu vực bảo vệ có diện tích nhỏ hơn diện tích tính toán tối thiểu
thì được phép giảm lưu lượng thực tế theo hệ số K trong chú thích 5 Bảng 1 và chú
thích 4 Bảng 3. Khi đó lưu lượng thực tế có thể nhỏ hơn lưu lượng tối thiểu.
+ Các yêu cầu về lưu lượng tối thiểu, diện tích tính toán tối thiểu chỉ áp dụng
đối với hệ thống Sprinkler và hệ thống Sprinkler-Drencher, không áp dụng với hệ
thống Drencher. Chất tạo bọt được sử dụng là loại có bội số nở thấp và trung bình,
đối với chất tạo bọt bội số nở cao được quy định riêng tại Mục 6.
- Việc chữa cháy cho các thiết bị điện được quy định tại Điều 5.1.6, trong đó,
được phép sử dụng hệ thống chữa cháy tự động bằng nước, bọt cho các phòng có
thiết bị điện không được cách điện khi có phương án liên động, bảo đảm ngắt điện
trước khi hệ thống hoạt động và phun nước, bọt vào đám cháy.
- Yêu cầu về cơ cấu khởi động của hệ thống được quy định tại Điều 5.1.7,
trong đó yêu cầu hệ thống Drencher và hệ thống Sprinkler-Drencher phải có đồng
thời cơ cấu kích hoạt bằng tay từ xa và cục bộ. Cơ cấu bằng tay có thể là cơ cấu cơ
học (van) hoặc nút ấn.
- Được phép lắp đặt van khóa phía trước công tắc dòng chảy theo Điều 5.1.14,
các van khóa này phải có tín hiệu giám sát trạng thái theo quy định tại 5.1.15 và
5.6.8.
b) Hệ thống Sprinkler
- Chiều cao tối đa của gian phòng được bảo vệ bởi hệ thống Sprinkler không
quá 20 m theo quy định tại Điều 5.2.2.
130

- Thời gian đáp ứng của hệ thống đối với hệ thống Sprinkler đường ống khô
(có khí nén) được quy định tại Điều 5.2.4, được tính là thời gian kể từ khi vỡ đầu
phun đến khi nước chữa cháy được phun ra từ đầu phun (tức là thời gian để khí nén
trong đường ống được xả hết qua đầu phun bị tác động).
- Cao độ lắp đặt của đầu phun ngang được quy định tại Điều 5.2.13.
- Các khu vực có nguy cơ cháy cao hoặc có chiều cao lắp đặt đầu phun lớn
phải sử dụng đầu phun phản ứng nhanh theo quy định tại Điều 5.2.19.
c) Hệ thống Drencher
- Bố trí màn nước ngăn cháy phụ thuộc vào chiều dài của lỗ mở cần bảo vệ
theo quy định tại Điều 5.3.2.4 và 5.3.2.5.
- Quy định về trường hợp sử dụng màn nước để tăng giới hạn chịu lửa của
tường tại Điều 5.3.2.6 chỉ xác định yêu cầu lắp đặt, không quy định về giới hạn chịu
lửa được tăng thêm (EI, REI) của bộ phận ngăn cháy. Trường hợp này chỉ được áp
dụng khi được quy định trong quy chuẩn, tiêu chuẩn khác hoặc có thử nghiệm chứng
minh hiệu quả tăng giới hạn chịu lửa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
d) Hệ thống Sprinkler-Drencher
- Thời gian đáp ứng của hệ thống Sprinkler-Drencher điền khí được quy định
tại Điều 5.2.4, được tính là thời gian kể từ khi vỡ đầu phun và mở bộ điều khiển đến
khi nước chữa cháy được phun ra từ đầu phun (tức là thời gian để khí nén trong
đường ống được xả hết qua đầu phun bị tác động).
đ) Quy định về đường ống
- Được phép sử dụng đường ống phi kim loại theo quy định tại Điều 5.5.1, các
đường ống phi kim phải đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn riêng cho từng loại ống
và phải được kiểm định theo quy định.
- Số lượng đầu phun trên một nhánh đường ống phân phối được quy định tại
Điều 5.5.5, theo đó không giới hạn số đầu phun trên nhánh cụt mà chỉ yêu cầu các
đầu phun phải bảo đảm lưu lượng và cường độ theo quy định.
- Bố trí van xả khí, van và đồng hồ áp suất theo quy định tại Điều 5.5.8, trong
đó đầu phun chủ đạo là đầu phun được xác định để tính toán hệ thống theo phụ lục
B, thường ở vị trí cao, xa nhất so với trạm bơm nước. Khi kiểm tra có thể đo áp lực
tại đầu phun chủ đạo thông qua đồng hồ đo áp suất.
- Màu sắc nhận dạng, chỉ thị loại đường ống và chỉ hướng của chất chữa cháy
trong đường ống thự hiện theo quy định tại Điều 5.5.15, 5.5.16, 5.5.17.
e) Quy định về bộ điều khiển
- Bộ điều khiển được định nghĩa tại 3.32 là một tổ hợp các thiết bị kỹ thuật
được đặt tại vị trí xác định và thực hiện các chức năng nhất định trong hệ thống, các
131

dạng thông thường của bộ điều khiển là van báo động (alarm valve), van tràn ngập
(deluge valve), van tác động trước (pre-action valve);
- Chức năng và các yêu cầu thiết bị của bộ điều khiển quy định tại Điều 5.6.4,
5.6.6, 5.6.7, 5.6.8,
- Vị trí lắp đặt của bộ điều khiển được quy định tại Điều 5.6.2, 5.6.3, 5.6.9 đến
5.6.11.
g) Quy định về cấp nước và dung dịch chất tạo bọt
- Các nguồn cấp nước được phân loại thành thiết bị nước chính, thiết bị cấp
nước tự động và thiết bị cấp nước phụ trợ. Trong đó, nguồn cấp nước phụ trợ ngoài
chức năng duy trì áp suất như nguồn cấp nước tự động còn có thể cung cấp lưu lượng
và áp lực cần thiết cho đến khi nguồn cấp nước chính ở chế độ làm việc. Các dạng
thiết bị cấp nước và yêu cầu lắp đặt quy định tại Điều 5.7.3 đến Điều 5.7.10;
- Các thiết bị của hệ thống chữa cháy tự động bằng bọt, các loại thiết bị định
lượng được quy định tại Điều 5.7.21, 5.7.22 và 5.7.23.
h) Quy định về trạm bơm
- Đối với trạm bơm của công trình thuộc đối tượng của QCVN 02:2020/BCA
về Trạm bơm nước chữa cháy mà được sử dụng để cấp nước cho hệ thống chữa cháy
tự động bằng nước hoặc bọt thì áp dụng đồng thời quy định của QCVN 02:2020/BCA
và TCVN 7336:2001, trong đó các nội dung cùng được quy định thì áp dụng theo
quy định của QCVN 02:2020/BCA;
- Việc bố trí họng tiếp vào trạm bơm thực hiện theo quy định tại Điều 5.8.11,
trong đó đường ống tiếp phải đầu nối vào hệ thống ở vị trí bên trong trạm bơm, do
đó trên mặt bằng, các họng tiếp nước phải bố trí ở gần vị trí bố trí trạm bơm;
- Bố trí bồn nhiên liệu cho bơm động cơ đốt trong thực hiện theo quy định tại
Điều 5.8.18, trong đó khối tích xăng – 250 l và dầu diesel 500 l là khối tích lớn nhất
cho phép bố trí trong trạm bơm;
- Các yêu cầu về tín hiệu điều khiển, giám sát trạm bơm quy định tại Điều
5.8.27, 5.8.28, 5.8.30.
2.3.3. Hệ thống chữa cháy tự động bằng bọt bội số nở cao
- Hệ thống thường được sử dụng để chữa cháy cho các đám cháy chất lỏng,
cháy ngầm, âm ỉ chất rắn, ví dụ: hangar (nhà sửa chữa, bảo dưỡng máy bay); hố thu
sự cố chất lỏng, khí hóa lỏng dễ cháy,...
- Hệ thống được phân loại thành hệ thống chữa cháy thể tích và hệ thống chữa
cháy cục bộ, trong đó ngoài các yêu cầu chung, hệ thống chữa cháy thể tích thực hiện
theo quy định tại Điều 6.3.1.2, hệ thống chữa cháy cục bộ thực hiện theo quy định
tại Điều 6.3.1.5, 6.3.1.6.
132

2.3.4. Thiết bị điều khiển và thiết bị báo động


Các quy định về điều khiển và báo động được nêu tại Điều 7.1 và 7.2, trong
đó có yêu cầu về các cơ cấu điều khiển và giám sát đặt tại trạm bơm, phòng trực
điều khiển chống cháy và các phòng được bảo vệ. Các nội dung này phải được thể
hiện trong bản vẽ thiết kế và có thể bố trí độc lập hoặc tích hợp với hệ thống báo
cháy tự động.
2.3.5. Các phụ lục
a) Phụ lục A
Căn cứ để xác định nhóm nguy cơ phát sinh cháy theo Phụ lục A bao gồm
công năng và tải trọng cháy. Trong đó các công năng được liệt kết bảo đảm đầy đủ
theo Phụ lục V Nghị định số 136/2020/NĐ-CP và quy định về phân loại công trình;
tải trọng cháy được xác định dựa trên tính toán cho từng trường hợp cụ thể. Trong
đa số các trường hợp, việc xác định nhóm nguy cơ phát sinh cháy dựa trên công năng;
các trường hợp khác để xác định nhóm nguy cơ phát sinh cháy khác so với công năng
phải chứng minh, tính toán được tải trọng cháy của gian phòng (ví dụ: các kho chứa
vật liệu không cháy trong bao bì cháy được có thể xác định tải trọng cháy dựa trên
khối lượng bao bì lớn nhất của kho, từ đó xác định nhóm nguy cơ phát sinh cháy mà
không nhất thiết xác định là nhóm 5).
b) Phụ lục B
Tính toán thông số hệ thống chữa cháy bằng nước, bọt theo bề mặt được thực
hiện theo các bước:
- Xác định đầu phun chủ đạo, yêu cầu áp suất, lưu lượng đầu phun chủ đạo;
- Tính toán thông số của đầu phun và mạng đường ống trong diện tích tính
toán từ đầu phun chủ đạo và loại mạng đường ống (đối xướng, bất đối xứng, vòng
đối xứng, vòng bất đối xứng);
- Tính toán lưu lượng, áp suất cần thiết của hệ thống và lựa chọn bơm chữa
cháy.
c) Phụ lục C
Tính toán thông số hệ thống chữa cháy bằng bọt bội số nở cao.
2.4. Trạm bơm nước chữa cháy
2.4.1. Yêu cầu trang bị
- QCVN 02:2020/BCA quy định về yêu cầu an toàn, kỹ thuật đối với trạm bơm
nước chữa cháy cố định trong các giai đoạn thiết kế, lắp đặt, vận hành, nghiệm thu,
kiểm tra, bảo dưỡng, quản lý.
- Nhà cao trên 10 tầng, nhà công cộng tập trung đông người, gara, nhà sản
xuất, kho có diện tích trên 18.000 m2 khi thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng, vận hành trạm
133

bơm nước chữa cháy cố định thực hiện theo QCVN 02:2020/BCA. Diện tích 18.000
m2 được tính là tổng diện tích sàn xây dựng của nhà và công trình, trường hợp có
nhiều nhà và công trình sử dụng chung 01 trạm bơm cấp nước chữa cháy thì xét tổng
diện tích đối với từng nhà và công trình, nếu có công trình tổng diện tích sàn xây
dựng trên 18.000 m2 thì phải áp dụng QCVN 02:2020/BCA.
- Phải áp dụng QCVN 02:2020/BCA để thiết kế trạm bơm cấp nước chữa cháy
cho công trình hạ tầng kỹ thuật khi trong các khu công nghiệp, khu đô thị hoặc các
khu chức năng khác có công trình thuộc quy mô nêu trên.
- Cùng với việc áp dụng quy chuẩn này còn phải tuân theo các yêu cầu về
phòng cháy, chữa cháy quy định trong các tài liệu khác có liên quan.
2.4.2. Yêu cầu thiết kế
a) Trạm bơm chữa cháy
- Trạm bơm chữa cháy đặt độc lập với nhà và công trình thì khoảng cách giữa
trạm bơm chữa cháy với hạng Điều công trình theo quy định Điều 2.1.1 QCVN
02:2020/BCA, cụ thể: Trạm bơm nước chữa cháy phải được đặt trong nhà, cách nhà
và công trình khác tối thiểu 16 m. Khi nhà đặt trạm bơm nước chữa cháy có bậc chịu
lửa I và II hoặc giữa trạm bơm và công trình có tường ngăn cháy thì không quy định
về khoảng cách.
- Trạm bơm chữa cháy đặt trong nhà, công trình thì vị trí và các giải pháp ngăn
cháy bảo vệ trạm bơm chữa cháy theo quy định tại Điều 2.1.2 QCVN 02:2020/BCA,
cụ thể: Trạm bơm nước chữa cháy phải được ngăn cách với các phòng khác bằng
tường ngăn cháy có giới hạn chịu lửa không thấp hơn REI150, sàn ngăn cháy có giới
hạn chịu lửa không được thấp hơn REI60, cửa ngăn cháy có giới hạn chịu lửa không
thấp hơn EI70. Vị trí đặt trạm bơm nước chữa cháy đặt ở tầng 1 hoặc tầng hầm 1.
Cho phép đặt trạm bơm nước chữa cháy tại các tầng nổi khác của nhà khi phòng đặt
bơm có cửa ra phải thông buồng đệm thang thoát nạn của tòa nhà qua hành lang được
bảo vệ bằng kết cấu ngăn cháy loại 1. Trạm bơm chữa cháy có thể bố trí chung với
bơm nước sinh hoạt, sản xuất trong cùng một gian phòng hoặc nhà (Điều 2.1.3
QCVN 02:2020/BCA).
- Khoảng cách tối thiểu giữa các thiết bị bố trí phòng đặt trạm bơm phải bảo
đảm theo quy định tại Điều 2.1.4 QCVN 02:2020/BCA, cụ thể:
+ Từ cạnh bên của móng đặt máy bơm và động cơ điện đến tường nhà và
khoảng cách giữa các móng tối thiểu là 70 mm;
+ Từ cạnh bệ máy bơm phía ống hút đến mặt tường nhà đối diện tối thiểu là 1
m; từ cạnh bệ máy bơm phía động cơ điện đến mặt tường nhà không được nhỏ hơn
khoảng cách cần thiết để rút rôto của động cơ điện ra mà không cần tháo động cơ
điện khỏi bệ máy.
134

+ Đối với động cơ diesel làm mát bằng quạt gió, khoảng cách từ tường nhà tới
két nước không được nhỏ hơn 3 lần chiều cao của két nước động cơ diesel khi không
có cửa đưa gió trực tiếp ra ngoài trạm bơm. Khoảng cách này có thể lấy tối thiểu
bằng 2 m.
+ Chiều cao của đáy bể chứa dầu cho động cơ diesel phải cao hơn miệng vào
bơm cao áp của động cơ diesel. Trong trường hợp chưa có kích thước của nhà sản
xuất, kích thước này có thể được lấy bằng 1,2 m.
+ Không bố trí bồn nhiên liệu động cơ đốt trong quá gần tủ điều khiển máy
bơm nước chữa cháy mà không có vách ngăn. Khoảng cách tối thiểu giữa tủ điều
khiển máy bơm nước chữa cháy và bồn nhiên liệu là 2 m khi không có vách ngăn.
+ Máy bơm có đường kính ống đẩy từ 100 mm cho phép đặt dọc tường và
vách nhà mà không cần có lối đi giữa máy bơm và tường, nhưng không nhỏ hơn 200
mm tính từ móng nhà đến bệ. Cho phép đặt hai máy bơm trên cùng một móng mà
không cần bố trí lối đi lại giữa chúng, nhưng xung quanh móng phải có một lối đi
riêng không nhỏ hơn 0,7 m.
- Chiều cao thông thuỷ của trạm bơm chữa cháy không được nhỏ hơn 2,2 m
theo quy định tại Điều 2.1.5 QCVN 02:2020/BCA.
- Quy định về trang bị chữa cháy, đèn chiếu sáng sự cố, hệ thống chống ngập
nước, hệ thống thông gió cho trạm bơm chữa cháy theo Điều 2.1.6, 2.1.7, 2.1.8 và
Điều 2.1.9 QCVN 02:2020/BCA.
- Quy định về nối đất cho động cơ máy bơm, bồn chứa nhiên liệu và tủ điều
khiển các máy bơm nước chữa cháy theo Điều 2.1.10 QCVN 02:2020/BCA.
- Quy định bể nước chữa cháy theo Điều 2.1.11 QCVN 02:2020/BCA.
b) Quy định về bơm chữa cháy
- Quy định về lựa chọn bơm chữa cháy có thông số kỹ thuật (lưu lượng, cột
áp) theo quy định tại Điều 2.2.1 và 2.2.2 QCVN 02:2020/BCA, cụ thể như sau:
+ Chọn công suất bơm nước chữa cháy phải dựa vào yêu cầu về lưu lượng, cột
áp cần thiết theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn về phòng cháy chữa cháy QCVN
06:2021/BXD “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình”,
TCVN 2622:1995 “Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - yêu cầu thiết
kế”, TCVN 4513:1988 “Cấp nước bên trong tiêu chuẩn thiết kế”, TCVN 7336:2003
“Phòng cháy chữa cháy - hệ thống sprinkler tự động - Yêu cầu thiết kế và lắp đặt”.
+ Thông số của bơm chữa cháy phải bảo đảm các yêu cầu sau: lưu lượng lớn
nhất của máy bơm nước chữa cháy không được nhỏ hơn 150% lưu lượng thiết kế;
cột áp của máy bơm nước chữa cháy ứng với lưu lượng thiết kế không được nhỏ hơn
cột áp thiết kế; cột áp của máy bơm nước chữa cháy ứng với lưu lượng bằng không
(shutoff pressure) phải trong phạm vi từ 101% đến 140% cột áp thiết kế; cột áp của
máy bơm ứng với 150% lưu lượng thiết kế không được nhỏ hơn 65% cột áp thiết kế.
135

- Quy định về số lượng, công suất của bơm chữa cháy dự phòng và số lượng
ống hút của trạm bơm được thực hiện theo Điều 2.2.4 và Điều 2.2.8 QCVN
02:2020/BCA, cụ thể như sau:
+ Máy bơm dự phòng phải có công suất tương đương với công suất của máy
bơm chính. Số lượng bơm dự phòng được quy định như sau: Khi số lượng máy bơm
vận hành theo tính toán từ một đến ba thì phải có ít nhất một máy bơm dự phòng;
Khi số lượng máy bơm vận hành theo tính toán từ bốn máy trở lên thì phải có ít nhất
02 máy bơm dự phòng.
+ Mỗi bơm nước chữa cháy phải được gắn van xả khí tự động loại bỏ tất cả
khí và bọt khí ra ngoài theo quy định tại Điều 2.2.7 QCVN 02:2020.
+ Mỗi trạm bơm nước chữa cháy có 02 máy bơm trở lên thì phải có ít nhất 02
đường ống hút. Mỗi đường ống phải bảo đảm hút được một lượng nước chữa cháy
cần thiết lớn nhất, khi một trong hai ống đó bị hỏng hoặc phải bảo trì, sửa chữa thì
các máy bơm vẫn hút được nước từ ống hút còn lại.
- Quy định về chế độ hoạt động của các thiết bị trạm bơm được thực hiện theo
Điều 2.2.5 QCVN 02:2020/BCA, cụ thể như sau:
+ Áp lực dừng của máy bơm bù áp bằng 115% áp lực làm việc của bơm chữa
cháy cộng với áp suất tĩnh tại cửa hút của bơm bù.
+ Áp lực khởi động máy bơm bù áp thấp hơn áp lực dừng của máy bơm này
tối thiểu là 01 bar.
+ Áp lực khởi động bơm nước chữa cháy chính thấp hơn áp lực khởi động máy
bơm bù áp tối thiểu là 0,5 bar.
+ Áp lực khởi động của máy bơm nước chữa cháy dự phòng thấp hơn áp lực
khởi động của máy bơm nước chữa cháy chính tối thiểu là 01 bar.
+ Áp lực mở các van an toàn hoặc van xả lưu lượng lớn hơn áp lực dừng của
bơm bù áp từ 0,1 đến 0,5 bar.
Các bơm nước chữa cháy chính và dự phòng đã được cài đặt khởi động tự
động, phải được tắt thủ công bằng nút ấn ở tủ điều khiển bơm. Việc tắt tự động các
máy bơm nước chữa cháy chỉ được phép sau khi tất cả các nguyên nhân khởi động,
vận hành được trả về bình thường và sau thời gian chạy tối thiểu 10 phút tính từ khi
bắt đầu các máy bơm tự động khởi động. Việc tắt tự động các máy bơm nước chữa
cháy không áp dụng khi bơm là nguồn cấp nước của hệ thống chữa cháy tự động
hoặc hệ thống ống nước đứng duy nhất của công trình.
Ví dụ: Bơm chữa cháy có thông số lưu lượng 100 l/s, cột áp 100 m.c.n
- Đổi đơn vị: 01 bar = 10 m.c.n
- Bể nước có mực nước đầy bể (cách mặt bích ống hút của bơm) là 5 m, áp
suất tĩnh tại cửa hút là 5 m.c.n
136

- Áp lực cài đặt hoạt động, dừng hoạt động của các thiết bị được thực hiện
như sau:
+ Áp lực dừng bơm bù áp là: 100 x 115% + 5 = 120 m.c.n;
+ Áp lực khởi động bơm bù áp là: 120 - 10 = 110 m.c.n;
+ Áp lực khởi động bơm chữa cháy chính là: 110 - 5 = 105 m.c.n;
+ Áp lực khởi động bơm nước chữa cháy dự phòng là: 105 - 10 = 95 m.c.n;
+ Áp lực mở các van an toàn là: 120 + 5 = 125 m.c.n.
- Quy định về bố trí bơm chữa cháy nối tiếp được thực hiện theo quy định tại
Điều 2.2.6 QCVN 02:2020/BCA.
- Các thông số kỹ thuật cơ bản của bơm nước chữa cháy được ghi trên nhãn
trên vỏ bơm theo quy định tại Điều 2.2.9 QCVN 02:2020/BCA.
c) Bơm bù áp
- Quy định về lưu lượng, cột áp của bơm bù áp được thực hiện theo Điều 2.3.1
và Điều 2.3.2 QCVN 02:2020/BCA, cụ thể như sau:
+ Lưu lượng của máy bơm bù áp được xác định theo tính toán, nhưng không
nhỏ hơn 1% lưu lượng của máy bơm chữa cháy.
+ Áp lực đầu đẩy của máy bơm bù áp phải có khả năng duy trì áp lực thường
trực trong hệ thống lớn hơn áp lực chữa cháy thiết kế từ 0,3 bar đến 0,8 bar.
- Quy định về van một chiều và van an toàn lắp đặt cho bơm bù áp được thực
hiện theo Điều 2.3.3 và Điều 2.3.4 QCVN 02:2020/BCA.
đ) Máy dẫn động bơm nước chữa cháy
* Động cơ điện: Quy định về động cơ điện dẫn động bơm chữa cháy được thực
hiện theo Điều 2.4.1 QCVN 02:2020/BCA, trong đó lưu ý như sau:
- Động cơ điện dẫn động bơm nước chữa cháy có thể là động cơ điện không
đồng bộ hoặc đồng bộ 3 pha;
- Công suất định mức của động cơ điện dẫn động máy bơm phải là công suất
định mức ở chế độ làm việc dài hạn. Công suất của động cơ phải đảm bảo sao cho
dòng điện lớn nhất trên các pha ở bất kỳ điều kiện làm việc nào trên đường đặc tính
lưu lượng cột áp của máy bơm và khi ở tình trạng điện áp pha không cân bằng,
không được vượt quá 115% dòng điện định mức của động cơ dẫn động bơm ở chế
độ đầy tải.
- Máy bơm động cơ điện phải có ít nhất hai nguồn điện, một nguồn điện chính
và một nguồn điện dự phòng. Cho phép máy bơm nước chữa cháy chính chỉ đấu nối
với một nguồn điện nếu có máy bơm dự phòng là máy bơm động cơ diesel. Không
cho phép lắp thiết bị ngắt sự cố tiếp đất trong bất kỳ mạch điều khiển máy bơm nước
137

chữa cháy hoặc mạch điện cấp cho bơm nước chữa cháy; Không cho phép lắp thiết
bị ngắt sự cố hồ quang trong bất kỳ mạch điều khiển bơm nước chữa cháy hoặc mạch
điện cấp cho bơm nước chữa cháy.
* Động cơ diesel: Quy định về động cơ diesel được thực hiện theo Điều 2.4.2
QCVN 02:2020/BCA, trong đó lưu ý một số nội dung sau:
- Động cơ diesel phải có công suất bằng hoặc lớn hơn công suất tối đa trên
trục máy bơm ứng với tốc độ vòng quay định mức ở mọi chế độ làm việc của máy
bơm trong thời gian làm việc liên tục tối thiểu là 4 giờ.
- Bình chứa dầu cho động cơ diesel phải có dung tích không nhỏ hơn 110%
giá trị tối thiểu xác định theo công suất lớn nhất yêu cầu trên trục máy bơm là 5 L/kW
(1 gal/Hp), trong đó 5% cho sự giãn nở thể tích của dầu và 5% cho phần chứa dầu
cặn. Bình chứa dầu phải được dự trữ riêng cho động cơ diesel bơm nước chữa cháy,
mỗi động cơ diesel phải có một bình chứa dầu riêng.
- Động cơ diesel phải được khởi động bằng một trong các cách sau: Mô tơ đề;
khí nén; cả mô tơ đề và khí nén.
- Mỗi động cơ bơm phải có một ống khí thải độc lập, có đường kính không
nhỏ hơn đầu xả khí thải động cơ. Ống dẫn khí thải phải được bọc bằng vật liệu cách
nhiệt cao hoặc được bảo vệ theo cách khác để tránh các tổn hại cho người. Khí thải
từ động cơ phải được dẫn tới vị trí an toàn bên ngoài phòng bơm và không được tác
động đến con người hoặc gây nguy hiểm cho tòa nhà. Đầu cuối hệ thống khí thải
không được hướng trực tiếp tới vật liệu hay cấu trúc dễ cháy, hoặc vào khu vực có
chứa khí, hơi, bụi dễ cháy, nổ.
e) Tủ điều khiển bơm nước chữa cháy
* Các quy định chung: Tủ điều khiển bơm chữa cháy thực hiện theo Điều 2.5.1
QCVN 02:2020/BCA, trong đó lưu ý một số nội dung sau:
- Mỗi máy bơm phải được điều khiển và kiểm soát từ một tủ điều khiển riêng
biệt có chức năng khởi động máy bơm tự động và bằng tay. Có thể bố trí chung thiết
bị điều khiển bơm nước chữa cháy động cơ điện và bơm bù áp chung một tủ điều
khiển, nhưng không được bố trí thiết bị điều khiển bơm nước chữa cháy chính và
bơm nước chữa cháy dự phòng chung một tủ điều khiển. Khi bố trí chung thiết bị
điều khiển của máy bơm nước chữa cháy động cơ điện và bơm bù áp trên một vỏ tủ
điều khiển, các khởi động từ của máy bơm phải riêng biệt và được bố trí trên không
gian tách biệt trong phạm vi của tủ.
- Tài liệu hướng dẫn vận hành tủ điều khiển phải thể hiện được đầy đủ các nội
dung thao tác tủ điều khiển và phải gắn trên tủ ở nơi dễ thấy.
- Tủ điều khiển máy bơm nước chữa cháy phải đảm bảo sao cho có thể khởi
động máy bơm từ khi ở trạng thái dừng đến mức đầy tải với thời gian không lớn hơn
138

30 giây từ khi nhận được tín hiệu khởi động máy bơm. Trên tủ điều khiển phải có
cổng kết nối để hiển thị các tình trạng hoạt động và điều khiển máy bơm từ xa.
- Tất cả các thiết bị của tủ điều khiển phải được bố trí trên vỏ tủ bằng kim loại,
sơn màu đỏ. Các thiết bị được gắn trên tủ phải chắc chắn nhưng vẫn phải đảm bảo
khả năng tháo, lắp và thay thế được dễ dàng. Tủ điều khiển lắp đặt ngoài trời hay ở
môi trường đặc biệt phải có cấp bảo vệ phù hợp. Tất cả các thiết bị điện của tủ phải
phù hợp với việc sử dụng ở môi trường lắp đặt, độ ẩm làm việc danh định là 95 %.
* Tủ điều khiển bơm điện: Quy định về tủ điều khiển bơm điện phải thực hiện
theo Điều 2.5.2 QCVN 02:2020/BCA, trong đó lưu ý một số nội dung sau:
- Lựa chọn mạch khởi động động cơ phải căn cứ vào công suất của nguồn điện
cấp điện cho máy bơm nước chữa cháy. Việc khởi động động cơ máy bơm nước chữa
cháy phải lựa chọn một trong các mạch khởi động như sau:
+ Khởi động trực tiếp với Mô tơ công suất nhỏ (DOL)
+ Khởi động bằng cách tự động chuyển đổi điện áp (Autotransformer)
+ Khởi động sao - tam giác mở hoặc đóng (Wye - Delta open or closed)
+ Khởi động từng phần (Part Winding)
+ Khởi động mềm (Soft Start)
- Phương pháp khởi động của tủ điều khiển bơm điện: Tủ điều khiển của bơm
điện phải có 3 cách khởi động sau: Khởi động tự động; Khởi động bằng cách ấn nút
khởi động trên tủ; Khởi động khẩn cấp bằng cách đóng thiết bị cơ học chuyển mạch
trực tiếp cho mô tơ. Thiết bị này phải khởi động trực tiếp mô tơ và độc lập với mạch
điều khiển điện, nam châm, hoặc các thiết bị tương đương, đồng thời độc lập với
công tắc điều khiển khởi động bằng áp lực.
- Trên tủ điều khiển phải có các thiết bị điều khiển, giám sát như sau:
+ Các nút ấn có chức năng: khởi động, dừng máy, kiểm tra tình trạng các đèn
hiển thị.
+ Đèn hiển thị, đồng hồ hiển thị hoặc màn hình tinh thể lỏng (LCD) thể hiện
các nội dung: có nguồn điện, nguồn điện bị lỗi (mất nguồn, lệch pha, mất pha), máy
bơm chạy, máy bơm dừng, chức năng khởi động tự động bị loại bỏ hoặc lỗi, điện áp
các pha, dòng điện các pha và áp lực hệ thống.
+ Cầu dao cách ly phải được lắp đặt sao cho việc mở tủ chỉ thực hiện khi cầu
dao cách ly đã được mở.
+ Dòng chữ bằng tiếng Việt thể hiện chức năng của tủ điều khiển.
* Tủ điều khiển bơm Diesel: Quy định về tủ điều khiển bơm điện phải thực
hiện theo Điều 2.5.3 QCVN 02:2020/BCA, trong đó lưu ý một số nội dung sau:
139

- Tủ điều khiển phải bố trí gần với động cơ để thuận lợi cho việc điều khiển
và kiểm soát hoạt động của động cơ.
- Bộ điều khiển phải được đặt hoặc được bảo vệ sao cho không bị nước chảy
ra từ máy bơm hoặc chỗ nối máy bơm làm hỏng.
- Tủ điều khiển bơm nước chữa cháy phải được bố trí gần máy bơm ở vị trí dễ
thao tác và cách mặt sàn không được nhỏ hơn 0,3 m.
- Phương pháp khởi động của tủ điều khiển bơm Diesel phải bằng 2 cách khởi
động sau: Khởi động tự động và khởi động bằng cách ấn nút khởi động trên tủ.
- Tủ điều khiển sẽ phải hiển thị dòng sạc, điện áp của mỗi bình ắc quy, chế độ
hoạt động, áp lực của hệ thống và các lỗi cảnh báo như động cơ quá tốc độ, dòng sạc,
điện áp của mỗi bình ắc quy.
g) Phụ kiện trạm bơm nước chữa cháy: Quy định về phụ kiện trạm bơm (bao
gồm ống đẩy; ống hút; đồng hồ áp lực; van bảo vệ vỏ bơm; van an toàn cho bơm;
đường ống, thiết bị kiểm tra lưu lượng nước; van xả khí tự động) thực hiện theo Điều
2.6 QCVN 02:2020/BCA, trong đó lưu ý một số nội dung sau:
- Ống đẩy: Kích cỡ ống đẩy bơm và khớp nối không được thấp hơn mức yêu
cầu ở Phụ lục A QCVN 02:2020/BCA. Phải lắp đặt van điều khiển hoặc van một
chiều chống chảy ngược dòng tại ống đẩy nước của các bơm nước chữa cháy. Van
cổng hoặc van bướm phải được lắp đặt trên đường ống đẩy ngay sau van điều khiển
hoặc van một chiều. Khi bơm được lắp theo chuỗi, không được lắp đặt van bướm
giữa các bơm.
- Ống hút: Kích cỡ ống hút cho bơm đơn hoặc ống hút cho nhiều bơm được
thiết kế để vận hành đồng thời phải đảm bảo áp suất áp kế ở gờ hút bơm lớn hơn
hoặc bằng 0 psi (0 bar), tất cả bơm đều vận hành ở mức lưu lượng tối đa. Trường
hợp nguồn là một bể nước có đáy bằng hoặc cao hơn độ cao đặt bơm, áp suất áp kế
tại gờ hút bơm cho phép hạ xuống - 3 psi (- 0,2 bar) với mực nước thấp nhất. Đoạn
ống hút tính từ mặt bích hút của bơm có độ dài bằng 10 lần đường kính ống phải có
kích thước không được thấp hơn quy định ở Phụ lục A QCVN 02:2020/BCA. Van
trên đường ống hút phải là loại van cổng dạng OS&Y. Không được lắp đặt van khác
ngoài van OS&Y và các thiết bị khác trong đoạn ống hút dài 15,3 m tính từ gờ hút
bơm. Khi bơm được lắp đặt theo chuỗi, ống hút cho bơm sau phải bắt đầu từ mặt của
van đẩy của bơm liền trước.
- Thiết bị giám sát van: Các van hút, van an toàn, van trên đường hồi lưu và
van cách ly trên thiết bị hoặc bộ phận chống chảy ngược phải được lắp đặt thiết bị
giám sát trạng thái mở. Van điều khiển đặt trong ống dẫn đến đầu van vòi phải được
lắp đặt thiết bị giám sát trạng thái đóng.
- Đồng hồ áp lực:
140

+ Đồng hồ áp lực đầu đẩy: Mỗi bơm phải lắp đồng hồ áp lực riêng biệt ngay
mặt bích bơm hoặc gần cạnh bơm trên đường ống đầu đẩy nhưng phải được lắp trước
van một chiều của bơm đó và được khống chế bởi 1 van bi. Đường kính tối thiểu của
bề mặt đồng hồ là 89 mm, áp lực lớn nhất in trên bề mặt đồng hồ phải lớn hơn hoặc
bằng 2 lần áp lực làm việc của bơm nhưng không được nhỏ hơn 200 psi (13.8 bar).
+ Đồng hồ áp lực đầu hút của bơm: Đồng hồ áp lực được lắp ngay mặt bích
bơm hoặc gần cạnh bơm trên đường ống hút và được khống chế bởi 1 van bi. Trên
bề mặt của đồng hồ phải thể hiện rõ đơn vị của áp lực. Đồng hồ áp lực đầu hút phải
có khoảng áp lực trước không với khoảng chia nhỏ.
+ Khi áp suất hút bơm tối thiểu dưới 20 psi (1,3 bar) ở bất kỳ điều kiện lưu
lượng nào, áp kế hút phải là áp kế chân không hỗn hợp.
+ Đường kính tối thiểu của bề mặt đồng hồ là 89 mm, áp lực lớn nhất in trên
bề mặt đồng hồ phải lớn hơn hoặc bằng 2 lần áp lực đầu hút của bơm nhưng không
được nhỏ hơn 100 psi (6.9 bar).
- Van bảo vệ vỏ bơm (Casing relief valve): Van bảo vệ vỏ bơm là van có lưu
lượng nhỏ với Điều đích làm mát cho vỏ bơm khi bơm làm việc với 0% lưu lượng
qua bơm. Van bảo vệ vỏ bơm phải được lắp đặt cho tất cả bơm điện, được lắp đặt
ngay trên vỏ bơm ở đầu đẩy hoặc trên đường ống đầu đẩy cạnh bơm và phải trước
van một chiều của bơm đó. Không áp dụng cho bơm được dẫn động bởi động cơ
diesel có hệ thống làm mát bằng nước lấy từ đầu đẩy của bơm khi hoạt động:
+ Mỗi bơm được lắp 01 van bảo vệ vỏ và độc lập với van an toàn của hệ thống.
Đường xả của van bảo vệ vỏ bơm phải độc lập riêng biệt và ra hệ thống nước thải có
thể nhìn thấy dễ dàng. Trong trường hợp nước xả ra từ van bảo vệ vỏ bơm hồi về bể
chứa phải nhìn thấy được nước chảy trong ống.
+ Van bảo vệ vỏ bơm phải có kích cỡ danh định là 19 mm đối với các bơm có
lưu lượng cần thiết không vượt quá 9.462 l/phút (2.500 Gpm) và có kích cỡ danh định
25 mm đối với các bơm có lưu lượng cần thiết từ 11.355 l/phút đến 18.925 l/phút
(3.000 Gpm đến 5.000 Gpm).
- Van an toàn cho bơm:
+ Van an toàn cho bơm phải được lắp đặt cho các bơm nước chữa cháy động
cơ diesel và khi tổng áp suất dừng bơm cộng với áp suất hút tĩnh tối đa, vượt quá áp
suất của hệ thống.
+ Kích thước van an toàn cho bơm: Kích thước van an toàn cho bơm phải được
chọn theo áp lực nước để xả nước phù hợp, nhằm tránh áp suất đầu đẩy của bơm
vượt quá mức áp suất của các thành phần hệ thống, nhưng kích thước van an toàn
cho bơm không được thấp hơn mức quy định ở Phụ lục A QCVN 02:2020/BCA.
141

+ Van an toàn cho bơm phải được đặt giữa bơm và van một chiều đầu đẩy
bơm, đồng thời phải gắn sao cho có thể sẵn sàng được tháo lắp để sửa chữa mà không
ảnh hưởng tới đường ống đẩy của bơm.
- Đường ống, thiết bị kiểm tra lưu lượng nước
+ Phải lắp đặt đường ống thiết bị kiểm tra lưu lượng hoặc van vòi cố định để
kiểm tra bơm hoạt động ở các điều kiện theo thiết kế. Các thiết bị đo đạc hoặc van
vòi cố định phải có công suất lưu lượng nước không thấp hơn 175 phần trăm lưu
lượng thiết kế của máy bơm.
+ Toàn bộ ống dẫn hệ thống đo đạc phải có kích thước theo tính toán hoặc quy
định của nhà sản xuất nhưng không nhỏ hơn kích thước thiết bị đo đạc nêu ở Phụ lục
A QCVN 02:2020/BCA.
+ Van vòi: Số lượng và kích cỡ van vòi dùng để kiểm tra bơm phải được quy
định ở Phụ lục A QCVN 02:2020/BCA. Phải đặt một van bướm hoặc van cổng trong
đường ống dẫn tới đầu phun van vòi.
- Van xả khí tự động: Van xả khí phải được gắn tại trí cao nhất trên vỏ bơm
để loại bỏ hết khí.
- Quy định về đường ống tín hiệu điều khiển khởi động, dừng hoạt động bơm
bù áp, bơm chữa cháy thực hiện theo Điều 2.3.6, 2.3.7, 2.3.8 và Điều 2.3.9 QCVN
02:2020/BCA, trong đó lưu ý đường kính danh nghĩa của ống tín hiệu áp lực không
nhỏ hơn 15 mm. Ống tín hiệu phải được trích từ ống đẩy phía sau của van một chiều
của mỗi bơm. Trên mỗi ống tín hiệu phải bố trí hai van một chiều, khoảng cách giữa
hai van không được nhỏ hơn 1,5 m, hướng dòng chảy của van quay về phía hệ thống,
trên lá của hai van một chiều này phải được khoan một lỗ có đường kính bằng 2,5
mm đến 3 mm.
3. Hệ thống chữa cháy bằng khí
3.1. Hệ thống chữa cháy bằng các khí sạch:
3.1.1 Tiêu chuẩn áp dụng:
TCVN 7161 (ISO 14520) Hệ thống chữa cháy bằng khí - Tính chất vật lý và
thiết kế hệ thống bao gồm các phần sau:
TCVN 7161-1:2009 (ISO 14520-1:2006) - Phần 1: Yêu cầu chung.
TCVN 7161-5:2021 (ISO 14520-5:2020) - Phần 5: Khí chữa cháy FK-5-1-12.
TCVN 7161-9:2009 (ISO 14520-9:2006) - Phần 9: Khí chữa cháy HFC 227
ea.
TCVN 7161-13:2009 (ISO 14520-13:2005) - Phần 13: Khí chữa cháy IG-100.
ISO 14520 Gaseous fire-extinguishing systems - Physical properties and
system design còn có các phần sau:
142

- Part 2: CF3L extinguishant;


- Part 6: HCFC Blend A extinguishant;
- Part 8: HFC 125 extinguishant;
- Part 10: HFC 23 extinguishant;
- Part 11: HFC 235fa extinguishant;
- Part 12: IG-01 extinguishant;
- Part 14: IG-55 extinguishant;
- Part 15: IG-541 extinguishant.
Khí CO2 không thuộc phạm vi của tiêu chuẩn này mà được quy định trong tiêu chuẩn
TCVN 6101:1996.
3.1.2. Phạm vi áp dụng:
Các hệ thống chữa cháy thể tích chủ yếu được dùng để chữa cháy trong khu
vực được bao che kín hoặc các thiết bị có sẵn cấu kiện bao che vây quanh để có thể
giữ được khí chữa cháy. Sau đây là một số đối tượng điển hình:
a) thiết bị điện và điện tử;
b) thiết bị thông tin viễn thông;
c) các chất lỏng và khí dễ cháy và dễ bắt lửa;
d) các tài sản có giá trị cao khác.
Nếu chưa thực hiện thử nghiệm theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, các
khí chữa cháy được nêu trong tiêu chuẩn trên không được sử dụng để chữa các đám
cháy có các chất sau:
a) các hóa chất tự chứa nguồn cung cấp oxy riêng, như xenluloza nitrat;
b) các hỗn hợp chứa các vật liệu oxy hóa, như natri clorat hoặc natri nitrat;
c) các hóa chất có khả năng chịu được sự tự phân hủy nhiệt, như một số peroxit
hữu cơ;
d) các kim loại có hoạt tính hóa học (như natri, kali, manhê, titan và ziriconi),
các hidrua có hoạt tính hóa học hoặc các amit kim loại, một số trong các kim loại
này có thể có phản ứng rất mạnh với một số khí chữa cháy;
e) các môi trường có các diện tích bề mặt đáng kể có nhiệt độ lớn hơn nhiệt
độ phá hủy của khí chữa cháy và được đốt nóng bằng cách khác với ngọn lửa.
3.1.3. Phân loại đám cháy tại khu vực bảo vệ
- Loại A: Đám cháy các chất rắn (thông thường là các chất hữu cơ) khi cháy
thường kèm theo sự tạo ra than hồng;
143

- Loại B: Đám cháy các chất lỏng và chất rắn hóa lỏng;
- Loại C: Đám cháy các chất khí;
- Loại D: Đám cháy các kim loại;
- Loại F: Đám cháy dầu và mỡ của động vật hay thực vật trong các thiết bị nấu
nướng.
3.1.4. Quy định chung về an toàn
Cần nghiên cứu Phụ lục G TCVN 7161-1 về hướng dẫn an toàn cho nhân viên
phải tiếp xúc với nguy hiểm.
Các phòng ngừa về an toàn đưa ra trong tiêu chuẩn này không tính đến các
ảnh hưởng độc hại hoặc sinh lý liên quan đến các sản phẩm cháy do đám cháy tạo
ra. Thời gian tiếp xúc với nguy hiểm theo các phòng ngừa về an toàn trong tiêu chuẩn
này tối đa là 5 min. Khi thời gian tiếp xúc lớn hơn 5 min có thể gây ra các ảnh hưởng
độc hại.
Đối với các khu vực thường có người: Các phòng ngừa tối thiểu về an toàn
phải phù hợp với Bảng 2.
Bảng 2 - Các phòng ngừa tối thiểu về an toàn
Nồng độ lớn Cơ cấu thời gian trễ Bộ chuyển mạch tự Cơ cấu khóa ngắt
nhất động/bằng tay
Đến và bao gồm Có yêu cầu Không yêu cầu Không yêu cầu
NOAEL
Trên NOAEL và Có yêu cầu Có yêu cầu Không yêu cầu
nhỏ hơn LOAEL
LOAEL và trên Có yêu cầu Có yêu cầu Có yêu cầu
LOAEL
CHÚ THÍCH: Mục đích của Bảng này là tránh sự tiếp xúc của người với các khí chữa cháy
được phun ra. Các yếu tố như thời gian thoát nhiệt và rủi ro đối với người đi vào vùng có sự
cố cháy do đám cháy nên được xem xét khi xác định thời gian trễ cho việc phun khi chữa cháy
của hệ thống.
Đối với các khu vực thường không có người
Nồng độ lớn nhất không được vượt quá LOAEL đối với khí chữa cháy được
sử dụng nếu không có lắp một cơ cấu khóa ngắt.
Các hệ thống trong đó NOAEL bị vượt quá nên được đặt ở chế độ không tự
động khi trong phòng có người.
khu vực không thể có người: Đối với các khu vực không thể có người thì
nồng độ lớn nhất có thể vượt quá LOAEL đối với khí chữa cháy được sử dụng mà
không cần phải lắp cơ cấu khóa ngắt.
144

Các khu vực có người:


Trong các khu vực được bảo vệ bằng các hệ thống phun khí chữa cháy toàn
bộ và có thể có người phải được trang bị:
a) Cơ cấu làm trễ thời gian:
- đối với các ứng dụng trong đó sự làm trễ đối với quá trình phun không làm
tăng lên đáng kể mối hiểm họa cháy cho người hoặc tài sản thì các hệ thống chữa
cháy phải được trang bị tín hiệu báo động trước khi xả với độ trễ thời gian đủ để cho
phép sơ tán người;
- cơ cấu làm trễ thời gian chỉ được sử dụng để sơ tán người hoặc để tạo khu
vực cho việc phun khí chữa cháy.
b) Công tắc tự động/bằng tay và cơ cấu khóa ngắt nếu cần theo 5.2;
c) Đường thoát hiểm, phải được giữ thông thoáng trong mọi lúc, đèn chiếu
sáng khẩn cấp và chỉ dẫn thoát nạn cần đầy đủ để giảm tới mức nhỏ nhất quãng
đường phải đi;
d) Cửa ra vào tự động mở ra phía ngoài, có thể mở được từ bên trong ngay cả
khi được khóa từ bên ngoài;
e) Các tín hiệu báo động liên tục bằng ánh sáng và âm thanh tại các cửa vào
và ra được chỉ định bên trong khu vực được bảo vệ và các tín hiệu báo động liên tục
bằng ánh sáng bên ngoài khu vực được bảo vệ, phải hoạt động cho tới khi khu vực
được bảo vệ đã an toàn;
f) Các tín hiệu cảnh báo và hướng dẫn thích hợp;
g) Khi có yêu cầu, các tín hiệu cảnh báo trước khi phun khí chữa cháy phải
hoạt động tức thời từ lúc bắt đầu của thời gian trễ. Các tín hiệu này phải có đặc điểm
khác so với tất cả các tín hiệu báo động khác;
h) Các phương tiện thông gió tự nhiên hoặc cưỡng bức ở các khu vực này sau
khi phun khí chữa cháy. Sự thông gió cưỡng bức thường rất cần thiết. Phải chú ý làm
khuếch tán hoàn toàn các khí nguy hiểm và không để chúng lây lan sang các vị trí
khác vì phần lớn các khí chữa cháy đều nặng hơn không khí;
i) Các hướng dẫn và các bài tập huấn luyện cho tất cả những người ở trong
hoặc ở lân cận các khu vực được bảo vệ, bao gồm cả việc duy trì hoặc tổ chức nhân
lực để đưa vào khu vực bảo vệ để bảo đảm những người này hoạt động đúng khi hệ
thống chữa cháy hoạt động.
Ngoài các yêu cầu trên cần đáp ứng các vấn đề sau:
- nên cung cấp thiết bị hô hấp và các nhân viên được đào tạo về sử dụng thiết
bị này;
145

- các nhân viên không đi vào trong khu vực được bảo vệ cho tới khi đã được
kiểm tra là họ có đủ điều kiện đảm bảo an toàn để làm nhiệm vụ.
Nguy hiểm về điện
Khoảng cách an toàn từ các vật dẫn điện hở đến tất cả các chi tiết, bộ phận của
hệ thống cần tiếp cận trong quá trình bảo dưỡng không được nhỏ hơn các giá trị cho
trong Bảng 3. Khi không thể đạt được các khoảng hở này thì phải có biển cảnh báo
và trang bị một hệ thống an toàn cho công việc bảo dưỡng.
Bảng 3 - Khoảng cách an toàn để có thể vận hành, kiểm tra, làm sạch, sửa chữa,
sơn và bảo dưỡng thông thường
Khoảng hở nhỏ nhất từ bất kỳ điểm nào trên hoặc gần thiết
bị cố định mà ở đó một người có thể đứng được a)
Điện áp danh định lớn nhất tới phần gần nhất không nối
đất của bộ phận cách điện b)
kV tới vật dẫn điện hở gần nhất
đỡ dây dẫn có dòng điện
(khoảng cách với bộ phận) m
chạy qua (khoảng cách tới
đất) m
15 2,6
33 2,75
44 2,90
66 3,10
88 3,20
2,5
110 3,35
132 3,50
165 3,80
220 4,30
275 4,60
a)
được đo từ vị trí của bàn chân.
b)
thuật ngữ bộ phận cách điện bao gồm tất cả các dạng của bộ phận cách điện như sứ đỡ trên
cột, sứ treo, ống cách điện, đầu bịt kín cáp và các bộ phận cách điện của một số kiểu cầu dao
điện.
Nối đất: Các hệ thống trong trạm biến áp hoặc phòng điều khiển phải được
đấu nối và nối đất có hiệu quả để ngăn ngừa các bộ phận kim loại bị tích điện.
Sự phóng điện do tĩnh điện: Hệ thống phải được đấu nối và được nối đất tốt
để giảm tới mức thấp nhất sự cố phóng điện do tĩnh điện.
3.1.5. Thiết kế, lắp đặt hệ thống:
Xác định nồng độ thiết kế
146

Lượng khí chữa cháy quy định để đạt được nồng độ thiết kế phải được tính từ
các công thức (3) hoặc (4) hoặc từ các số liệu trong Bảng 3 của ISO 14520-2; TCVN
7161-5; ISO 14520-8; TCVN 7161-9; ISO 14520-10; ISO 14520-11; ISO 14520-12;
TCVN 7161-13; ISO 14520-15, và trong Bảng 4 của ISO 14520-6.
Khí hóa lỏng
𝐶 𝑉
𝑄=( ) (3)
100−𝐶 𝑣
Khí không hóa lỏng
𝑉 𝐶
𝑄 = 𝑙𝑛 ( ) (4)
𝑣 100−𝐶
trong đó
Q là tổng khối lượng khí chữa cháy, tính bằng kilôgam;
C là nồng độ thiết kế, tính bằng phần trăm theo thể tích;
V là thể tích của khu vực có sự cố cháy, tính bằng mét khối (nghĩa là thể tích
được bao quanh trừ đi các cấu trúc cố định không thấm khí chữa cháy);
v là thể tích riêng, tính bằng mét khối trên kilôgam: v = k1 + k2 x T
k1, k2 là các hằng số riêng cho khí chữa cháy được sử dụng, được cung cấp
bởi nhà sản xuất khí chữa cháy;
T là nhiệt độ môi trường nhỏ nhất được định trước của thể tích được bảo vệ,
tính bằng độ C (độ bách phân – nhiệt độ đo trên thang độ Celsius).
CHÚ THÍCH: Đối với một số mục đích (ví dụ nạp các bình chứa), có thể biểu
thị lượng khí chữa cháy bằng thể tích ở các điều kiện chuẩn đã cho. Khi đó tổng
lượng khí chữa cháy tương đương với:
QR = Q x VR
Trong đó:
QR là tổng lượng khí chữa cháy, tính bằng mét khối, được biểu thị ở áp suất
môi trường xung quanh (1,013 bar tuyệt đối) và TR;
Q là tổng lượng khí chữa cháy, tính bằng kilôgam;
VR là thể tích riêng ở nhiệt độ chuẩn, tính bằng mét khối trên kilôgam: V R =
k1 + k2 x TR;
k1, k2 là các hằng số riêng cho khí chữa cháy được sử dụng, được cung cấp bởi
nhà sản xuất khí chữa cháy;
TR là nhiệt độ chuẩn, tính bằng độ C.
Hệ số an toàn
147

Nồng độ thiết kế nhỏ nhất cho đám cháy loại B đối với mỗi khí chữa cháy phải
là nồng độ dập tắt đã được chứng minh đối với mỗi nhiên liệu loại B cộng với hệ số
an toàn 1,3. Nồng độ dập tắt được sử dụng phải là nồng độ được chứng minh bằng
thử nghiệm chén nung nung được thực hiện theo phương pháp được nêu trong Phụ
lục B, phương pháp này đã được kiểm tra xác minh với các thử nghiệm khay chứa
heptan đã mô tả chi tiết trong C.6.2. Đối với vùng có sự cố cháy liên quan đến nhiều
nhiên liệu thì phải sử dụng giá trị cho nhiên liệu yêu cầu nồng độ thiết kế lớn nhất.
Nồng độ dập tắt phải được lấy theo giá trị thử chén nung nung hoặc giá trị thử chứa
heptan (xem Phụ lục C) lấy giá trị nào lớn hơn.
Thời gian duy trì trạng thái chữa cháy
Không chỉ đạt được nồng độ có hiệu quả của khí chữa cháy mà còn phải được
duy trì trong một khoảng thời gian đủ để việc chữa cháy có hiệu quả.
Phải xác định khoảng thời gian trong đó nồng độ dập tắt sẽ được duy trì bên
trong khu vực được bảo vệ (thời gian duy trì). Thời gian duy trì đã định trước phải
được xác định bằng thử nghiệm quạt ở cửa được quy định trong Phụ lục E hoặc thử
nghiệm phun hoàn toàn dựa trên các chuẩn cứ sau:
a) Nồng độ trong khu vực bảo vệ phải đạt nồng độ thiết kế tại lúc bắt đầu của
thời gian duy trì.
b) Nồng độ khí chữa cháy ở độ cao 10 %, 50 % và 90 % của khu vực bảo vệ
không được nhỏ hơn 85 % nồng độ thiết kế tại lúc kết thúc thời gian duy trì.
c) Thời gian duy trì không được nhỏ hơn 10 min, nếu không có quy định khác
của cơ quan có thẩm quyền.
Thời gian phun khí chữa cháy
Khí chữa cháy hóa lỏng Việc phun khí chữa cháy hóa lỏng phải được hoàn
thành, càng nhanh càng tốt để dập tắt đám cháy và hạn chế sự tạo thành các sản phẩm
phân hủy. Không để xảy ra trường hợp mà thời gian phun quy định để đạt tới 95%
nồng độ thiết kế vượt quá 10 s ở 200C hoặc theo yêu cầu khác của cơ quan có thẩm
quyền.
Khoảng thời gian phun khí chữa cháy được định nghĩa là thời gian cần thiết
để đầu phun phun được 95% khối lượng yêu cầu của khí chữa cháy để đạt tới nồng
độ thiết kế ở 200C. Đối với các khí chữa cháy hóa lỏng, khoảng thời gian này có thể
xấp xỉ với khoảng thời gian từ lúc bắt đầu xuất hiện của chất lỏng tại đầu phun cho
đến khi chất được phun ra chủ yếu là khí.
Khí chữa cháy không hóa lỏng Thời gian phun yêu cầu để đạt tới 95% nồng
độ thiết kế đối với các khí chữa cháy không hóa lỏng không được vượt quá
60s ở 200C hoặc theo yêu cầu khác của cơ quan có thẩm quyền.
Phun bổ sung Khi cần thiết phun bổ sung, tốc độ phun phải đủ để duy trì nồng
độ mong muốn đối với thời gian duy trì yêu cầu
148

3.1.6 Thiết kế hệ thống


3.1.6.1 Cung cấp khí chữa cháy
Lượng khí Lượng khí chữa cháy trong hệ thống tối thiểu phải đủ cho một khu
vực được bảo vệ lớn nhất hoặc một nhóm các khu vực được bảo vệ đồng thời. Khi
có yêu cầu, lượng dự trữ phải là bội số của lượng cung cấp chính theo quy định của
cơ quan có thẩm quyền. Khi cần bảo vệ liên tục, cả hai nguồn cấp chính và dự trữ
phải được nối cố định với ống góp và phải được bố trí để dễ dàng chuyển đổi.
Chất lượng khí Khí chữa cháy phải tuân theo các yêu cầu của các phần có
liên quan trong TCVN 7161 (ISO 14520).
Bố trí bình chứa
- Các bình chứa, cụm van và phụ kiện phải được sắp xếp sao cho có thể tiếp
cận được để kiểm tra, thử nghiệm và bảo dưỡng khi cần thiết.
- Các bình chứa phải được lắp đặt chắc chắn và gá đỡ phù hợp với tài liệu
hướng dẫn lắp đặt các hệ thống chữa cháy để thuận tiện cho việc bảo dưỡng bình
chứa và các thiết bị liên quan.
- Các bình chứa phải được đặt càng gần với khu vực được bảo vệ càng tốt, nên
ưu tiên đặt ngoài khu vực bảo vệ. Các bình chứa chỉ có thể được bố trí bên trong khu
vực được bảo vệ nếu có thể giảm tới mức thấp nhất các nguy hiểm do cháy nổ gây
ra.
- Các bình chứa không được bố trí ở nơi chịu ảnh hưởng của thời tiết khắc
nghiệt hoặc bị hư hỏng do tác động về cơ học, hóa học hoặc các nguyên nhân khác.
Khi các bình chứa tiếp xúc với các nguy cơ dẫn đến hư hỏng hoặc có thể bị can thiệp
trái phép thì phải có tường bao hoặc rào chắn thích hợp.
Bình chứa khí chữa cháy
Quy định chung
Các bình chứa phải được thiết kế để chứa các khí chữa cháy chỉ định. Không
được nạp các bình chứa đến mật độ nạp cao hơn các quy định trong tiêu chuẩn này
đối với khí chữa cháy chỉ định.
Các bình chứa sử dụng trong các hệ thống này phải được thiết kế để đáp ứng
các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia có liên quan.
Khi được yêu cầu, các bình chứa và cụm van phải có các thiết bị xả áp phù
hợp với các tiêu chuẩn quốc gia.
Chỉ báo lượng khí chứa trong bình chứa Phải có phương tiện để chỉ báo
rằng từng bình chứa được nạp đúng quy định.
Ghi nhãn Mỗi bình chứa khí halocacbon phải có biển nhãn cố định hoặc cách
đánh dấu cố định khác chỉ rõ khí chữa cháy, khối lượng bì, khối lượng toàn bộ và
149

mức nén quá áp (khi áp dụng). Mỗi bình chứa khí trơ phải có đánh dấu cố định chỉ
định khí chữa cháy, mức nén của bình chứa và thể tích danh định.
Các bình chứa nối với một ống góp
Khi hai hay nhiều bình chứa được nối với một ống góp thì phải có phương tiện
tự động (như van một chiều) để ngăn ngừa tổn thất của khí chữa cháy từ ống góp nếu
hệ thống được vận hành khi các bình chứa bất kỳ được tháo ra để bảo dưỡng.
Các bình chứa được nối với một ống góp chung trong hệ thống phải:
a) có cùng một dạng và dung tích danh nghĩa;
b) được nạp với cùng một khối lượng danh nghĩa của khí chữa cháy;
c) được nén tới cùng một áp suất làm việc danh nghĩa.
Các bình chứa có cỡ kích thước khác nhau được nối với một ống góp chung
có thể được dùng cho các bình chứa khí không hóa lỏng với điều kiện là chúng đều
được nén tới áp suất làm việc danh nghĩa.
Nhiệt độ làm việc
Nếu không có sự phê duyệt nào khác, nhiệt độ làm việc của bình chứa khí chữa
cháy đang sử dụng đối với các hệ thống chữa cháy thể tích không được vượt quá
500C hoặc nhỏ hơn -200C (xem 7.3.1).
Nên sử dụng việc gia nhiệt hoặc làm mát bên ngoài để giữ nhiệt độ của bình
chứa khí trong khoảng được chỉ định nếu không hệ thống được thiết kế để có thể hoạt
động được với nhiệt độ làm việc ở ngoài khoảng này.
3.1.6.2 Thiết bị phân phối
Quy định chung
- Đường ống và phụ tùng đường ống phải tuân theo các tiêu chuẩn quốc gia
thích hợp, được chế tạo bằng vật liệu không cháy, có khả năng chịu được áp suất,
nhiệt độ yêu cầu mà không bị hư hỏng.
- Trước khi lắp ráp lần cuối cùng, ống và các phụ tùng đường ống phải được
kiểm tra bằng mắt để bảo đảm rằng chúng sạch sẽ, không có bavia, gỉ, không có vật
lạ ở bên trong và toàn bộ ống thông suốt. Sau khi lắp, hệ thống phải được thổi thông
ống bằng không khí khô hoặc khí nén khác. Phải lắp đặt một bộ phận gom bụi bao
gồm một ống chữ T có nắp đậy dài ít nhất 50 mm ở cuối mỗi đoạn ống. Bộ phận gom
bụi phải được bảo vệ chống lại sự can thiệp trái phép và nên được lắp ở điểm thấp
nhất nếu có khả năng tích tụ nước trong hệ thống đường ống.
- Trong các hệ thống mà chỗ lắp van có các đoạn ống đóng kín thì các đoạn
ống đó phải được trang bị như sau:
a) bộ phận báo về việc có khí chữa cháy bị giữ ở trong ống;
150

b) phương tiện để thông khí an toàn bằng tay (xem 6.3.1.4);


c) van tự động xả khí để giảm áp, nếu có yêu cầu.
Van xả khí phải được thiết kế để hoạt động tại áp suất không lớn hơn áp suất
thử của ống hoặc theo yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia liên quan.
- Các van xả khí, có thể bao gồm cả van chọn phải được lắp sao cho khi phun,
trong trường hợp vận hành, sẽ không gây ra thương tích hoặc nguy hiểm cho người
và nếu cần thì phải phun theo đường ống tới khu vực không gây nguy hiểm cho
người.
- Trong hệ thống sử dụng các bình chứa có van hoạt động bằng áp suất, phải
lắp các phương tiện tự động để thoát bất cứ khí rò rỉ nào của bình chứa có thể làm
tăng áp suất trong bộ phận điều khiển và làm cho van bình chứa mở không như mong
muốn. Phương tiện áp suất đó không được ngăn cản sự hoạt động của van bình chứa.
- Các ống góp cho các bình chứa và cụm van phải được thử thủy lực bởi nhà
sản xuất đến áp suất tối thiểu bằng 1,5 lần áp suất làm việc tối đa (xem 3.17), hoặc
theo yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia thích hợp.
- Phải có biện pháp bảo vệ thích hợp các ống, phụ tùng ống, giá đỡ và các vật
liệu thép có thể bị ảnh hưởng bởi sự ăn mòn. Phải sử dụng các vật liệu chống ăn mòn
hoặc lớp phủ bảo vệ đặc biệt trong các môi trường có tính ăn mòn cao.
Hệ thống đường ống
Hệ thống đường ống phải được chế tạo bằng vật liệu không cháy có các tính
chất vật lý và hóa học sao cho có thể bảo đảm được tính toàn vẹn và độ tin cậy của
vật liệu khi chịu tác dụng của ứng suất. Chiều dày của thành ống phải được tính theo
tiêu chuẩn quốc gia có liên quan. Áp suất dùng trong tính toán này phải là áp suất
được tạo ra ở nhiệt độ bảo quản lớn nhất không nhỏ hơn 500C. Nếu chấp nhận nhiệt
độ làm việc cao hơn cho hệ thống thì áp suất thiết kế phải được điều chỉnh tới áp suất
tăng ở nhiệt độ lớn nhất. Khi thực hiện tính toán này phải tính đến tất cả các dung sai
của các mối nối, mối ghép ren, dung sai của các rãnh hàn hoặc dung sai hàn. Nếu sử
dụng các van chọn, áp suất làm việc cực đại thấp hơn này không được áp dụng cho
dòng khí phía trên các van chọn.
Khi sử dụng một van giảm áp suất tĩnh trong hệ thống khí không hóa lỏng thì phải
dùng áp suất làm việc lớn nhất trong ống góp phía sau van trong tính chiều dày thành
ống sau van.
Không được sử dụng ống gang và ống phi kim loại.
Các ống mềm (bao gồm cả các đầu nối) phải được làm bằng vật liệu đã được
chấp nhận và phải thích hợp để làm việc ở áp suất cho trước của khí chữa cháy và ở
các nhiệt độ lớn nhất và nhỏ nhất.
Phụ tùng đường ống
151

- Các phụ tùng đường ống phải có áp suất làm việc danh nghĩa nhỏ nhất bằng
hoặc lớn hơn áp suất lớn nhất trong bình chứa ở 500C hoặc ở nhiệt độ theo quy định
của tiêu chuẩn quốc gia khi được nạp tới mật độ nạp lớn nhất cho phép đối với khí
chữa cháy được sử dụng. Đối với các hệ thống sử dụng một van giảm áp trong ống
góp thì các phụ tùng đường ống ở sau van phải có áp suất làm việc danh nghĩa nhỏ
nhất bằng hoặc lớn hơn áp suất lớn nhất cho trước trong đường ống sau van. Nếu sử
dụng các van chọn thì không được sử dụng áp suất làm việc lớn nhất hạ thấp này ở
trước các van chọn.
Không được dùng các phụ tùng đường ống bằng gang.
- Các hợp kim hàn và hàn đồng phải có điểm nóng chảy trên 5000C.
- Công việc hàn phải được thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia có liên quan.
- Khi các ống đồng, thép không gỉ hoặc các ống thích hợp khác được nối với
các phụ tùng đường ống bằng phương pháp ép thì các giá trị áp suất, nhiệt độ ép
không được vượt quá các giá trị áp suất, nhiệt độ của nhà sản xuất đối với phụ tùng
đường ống và phải chú ý bảo đảm tính toàn vẹn của cụm lắp.
Các giá đỡ ống và van
Các giá đỡ ống và van phải làm bằng vật liệu không cháy, phải thích hợp với
nhiệt độ yêu cầu và phải có khả năng chịu được các lực động và tĩnh có liên quan.
Phải có dung sai thích hợp đối với các ứng suất được tạo ra trong đường ống do sự
thay đổi nhiệt độ. Phải có sự bảo vệ môi trường đầy đủ cho các giá đỡ và kết cấu
thép liên hợp. Khoảng cách giữa các giá đỡ ống phải theo quy định trong Bảng 4.
Phải có giá đỡ thích hợp cho các đầu phun và các phản lực của chúng sao cho
không có trường hợp nào mà khoảng cách đối với giá đỡ cuối cùng lại lớn hơn:
a) đối với ống có đường kính ≤ 25 mm : ≤ 100 mm;
b) đối với ống có đường kính > 25 mm : ≤ 250 mm.
Sự dịch chuyển của đường ống gây ra bởi các dao động về nhiệt độ tăng lên
do môi trường hoặc sự phun khí chữa cháy có thể được xem xét, đặc biệt là trên các
chiều dài ống lớn, và nên được tính đến khi quyết định các phương pháp cố định giá
đỡ.
Bảng 4 - Khoảng cách lớn nhất giữa các giá đỡ đường ống
Đường kính danh nghĩa của ống Khoảng cách lớn nhất giữa các giá đỡ đường ống
DN m
6 0,5
10 1,0
15 1,5
20 1,8
152

Đường kính danh nghĩa của ống Khoảng cách lớn nhất giữa các giá đỡ đường ống
DN m
25 2,1
32 2,4
40 2,7
50 3,4
65 3,5
80 3,7
100 4,3
125 4,8
150 5,2
200 5,8
Các van
- Tất cả các van, đệm kín, vòng đệm tròn (chữ O), vật liệu bịt kín và các chi
tiết khác của van phải được thiết kế bằng vật liệu thích hợp với khí chữa cháy và phải
thích hợp với các áp suất và nhiệt độ khi làm việc.
- Các van phải được bảo vệ chống các loại hư hỏng cơ học, hóa học hoặc các
hư hỏng khác.
- Phải sử dụng các vật liệu chống ăn mòn hoặc các lớp phủ trong môi trường
có sự ăn mòn khốc liệt.
Đầu phun
Lựa chọn và bố trí đầu phun
Các đầu phun, bao gồm cả các đầu phun được gắn trực tiếp vào các bình chứa
phải được phê duyệt và phải được định vị phù hợp với kích thước hình học của khu
vực được bảo vệ đa được xem xét.
Số loại và việc bố trí các đầu phun phải sao cho:
a) đạt được nồng độ thiết kế trong tất cả các phần của khu vực được bảo vệ
(xem Phụ lục C);
b) khi phun không được phun quá mức các chất lỏng cháy được hoặc tạo ra
các đám mây bụi có thể mở rộng đám cháy, tạo ra tiếng nổ hoặc các ảnh hưởng có
hại khác đối với những người đang có mặt;
c) tốc độ phun không được ảnh hưởng có hại đến khu vực được bảo vệ hoặc
các vật chứa bên trong.
153

Khi có thể bị tắc bởi các vật liệu lạ, các đầu vòi phun phải được trang bị các
đĩa hoặc các nắp nổ. Các bộ phận này phải có các khe hở cho hoạt động của hệ thống
và phải được thiết kế và bố trí để không gây thương tích cho người.
Các đầu phun phải thích hợp cho sử dụng và phải được phê duyệt về đặc tính
phun, bao gồm các giới hạn của diện tích quét và chiều cao (xem Phụ lục C) hoặc
phải được phê duyệt theo thủ tục quy định trong các tiêu chuẩn quốc gia về đầu phun.
Các đầu phun phải có độ bền thích hợp cho sử dụng với áp suất làm việc quy
định, chúng phải có khả năng chịu được sự tác động quá mức về cơ tính danh nghĩa
và phải được thiết kế để chịu được nhiệt độ quy định mà không biến dạng.
Các ống lót lỗ phun của đầu phun phải được làm bằng vật liệu chịu ăn mòn.
Đầu phun ở lớp trần nhẹ Để giảm tới mức tối thiểu khả năng làm dịch chuyển
các lớp trần nhẹ, phải đảm bảo giữ chặt lớp trần nhẹ trong phạm vi tính từ đầu phun
nhỏ nhất là 1,5 m.
CHÚ THÍCH: Tốc độ phun được tạo ra bởi kết cấu của các đầu phun có thể là
một yếu tố làm dịch chuyển các mái trần nhẹ.
Ghi nhãn Các đầu phun phải được ghi nhãn bền vững để nhận diện nhà sản
xuất và kích thước của lỗ phun.
Bộ lọc Đầu vào của bất kỳ cụm đầu phun hoặc cụm giảm áp nào có lỗ phun
với diện tích nhỏ hơn 7 mm2 phải được lắp một bộ lọc bên trong có khả năng ngăn
ngừa việc làm tắc lỗ phun.
Cụm đầu phun giảm áp Các cụm đầu phun giảm áp phải được ghi nhãn bền
vững để nhận biết kích thước lỗ phun. Việc ghi nhãn này phải dễ nhìn thấy sau khi
lắp đặt cụm.
3.1.6.3 Các hệ thống báo cháy, vận hành và điều khiển
Quy định chung
Các hệ thống phát hiện, vận hành và điều khiển có thể là hệ thống tự động hoặc bằng
tay. Các hệ thống tự động cũng phải có khả năng vận hành bằng tay.
Các hệ thống phát hiện, vận hành, báo động và điều khiển phải được lắp đặt, thử
nghiệm và bảo trì phù hợp với các tiêu chuẩn quốc gia thích hợp.
Nếu trong tiêu chuẩn quốc gia không có quy định nào khác, phải sử dụng các nguồn
năng lượng dự phòng tối thiểu là trong 24 h để cung cấp cho các yêu cầu hoạt động
về phát hiện, tín hiệu, điều khiển và vận hành của hệ thống.
Phát hiện tự động
Phát hiện tự động phải được thực hiện bằng một phương pháp hoặc thiết bị
được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận và phải có khả năng phát hiện sớm và chỉ
154

báo mức độ tăng nhiệt, ngọn lửa, khói, các hơi cháy hoặc trạng thái không bình
thường trong sự cố tạo ra đám cháy.
CHÚ THÍCH: Các đầu báo phát hiện, nếu nắp ở khoảng cách lớn nhất cho
phép để báo động đám cháy, có thể gây ra sự chậm trễ quá mức trong việc phun khí
chữa cháy, đặc biệt là khi cần nhiều hơn một thiết bị phát hiện để báo động các kết
quả trước khi vận hành tự động.
Cơ cấu vận hành
Vận hành tự động
Các hệ thống tự động phải được điều khiển bởi sự phát hiện cháy tự động và
kích hoạt các cơ cấu thích hợp cho hệ thống chữa cháy, sự cố cháy và cũng phải được
trang bị các cơ cấu vận hành bằng tay.
Các hệ thống phát hiện đám cháy vận hành bằng điện phải tuân theo tiêu chuẩn
quốc gia thích hợp. Nguồn năng lượng điện phải độc lập đối với nguồn điện cung
cấp cho vùng có sự cố cháy và phải bao gồm một nguồn điện dự phòng khẩn cấp với
bộ chuyển đổi tự động trong trường hợp nguồn điện chính bị hư hỏng.
Khi sử dụng hai hoặc nhiều bộ phát hiện, như là các đầu báo khói hoặc lửa thì
hệ thống chỉ nên vận hành sau khi đã nhận được các tín hiệu từ hai bộ phát hiện.
Vận hành bằng tay
Phải có phương án vận hành bằng tay đối với hệ thống chữa cháy bằng một bộ
điều khiển đặt ở bên ngoài khu vực được bảo vệ hoặc liền kề với lối ra chính từ khu
vực này.
Ngoài cơ cấu vận hành tự động, hệ thống chữa cháy phải có các trang bị sau:
a) một hoặc nhiều cơ cấu vận hành bằng tay đặt cách xa các bình chứa;
b) một cơ cấu điều khiển bằng tay để điều khiển trực tiếp bằng cơ khí đối với
hệ thống hoặc một hệ thống ngắt điện bằng tay, trong đó thiết bị kiểm soát giám sát
tình trạng không bình thường trong nguồn cung cấp điện và cung cấp tín hiệu khi
nguồn điện không đủ.
Sự vận hành bằng tay phải làm cho các van tự động thích hợp hoạt động đồng
thời để xả và phân phối khí chữa cháy.
CHÚ THÍCH 1: Các tiêu chuẩn quốc gia có thể không yêu cầu xả bằng tay
hoặc có thể yêu cầu xả để vận hành thông qua các tín hiệu báo trước khi phun khí
chữa cháy và thời gian trễ.
Cơ cấu vận hành bằng tay phải có các tác động kép hoặc bộ phận an toàn khác
để hạn chế sự vận hành bất ngờ. Cơ cấu này phải có bộ phận để ngăn ngừa sự vận
hành trong quá trình bảo dưỡng hệ thống chữa cháy.
155

CHÚ THÍCH 2: Việc lựa chọn các phương tiện vận hành sẽ phụ thuộc vào tính
chất của khu vực được bảo vệ. Hệ thống vận hành bằng tay thường được trang bị
thiết bị tự động phát hiện và báo cháy.
Thiết bị điều khiển
Thiết bị điều khiển Thiết bị điều khiển bằng điện phải được sử dụng để giám
sát các bộ phận phát hiện, bộ phận xả bằng tay và tự động, bộ phận phát tín hiệu, cơ
cấu khởi động điện, đường dây dẫn và khi có yêu cầu, để khởi động vận hành các bộ
phận trên. Thiết bị điều khiển phải có khả năng hoạt động cùng với số lượng và kiểu
cơ cấu khởi động được dùng.
Thiết bị điều khiển bằng khí nén Khi sử dụng thiết bị điều khiển bằng khí
nén, đường ống phải được bảo vệ chống bị uốn, gấp và hư hỏng cơ khí. Khi các thiết
bị lắp đặt có thể bị phơi ra trong điều kiện dẫn đến tổn thất hoặc không bảo đảm tính
toàn vẹn của đường ống khí nén, phải đặc biệt chú ý để bảo đảm không xẩy ra tổn
thất hoặc mất đi tính toàn vẹn của đường ống.
Bộ phận báo động và hiển thị
Các bộ phận báo động và hiển thị, hoặc cả hai phải được sử dụng để báo sự
hoạt động của hệ thống chữa cháy, mối nguy hiểm đối với con người hoặc sự hư
hỏng của cơ cấu giám sát. Kiểu (âm thanh, ánh sáng và khứu giác), số lượng và vị trí
của các bộ phận này phải bảo đảm sao cho cùng hoàn thành được nhiệm vụ của mình.
Mức độ báo động hoặc chỉ báo và kiểu bộ phận báo động hoặc chỉ báo hoặc cả hai
phải được phê duyệt.
Các bộ phận báo động bằng âm thanh và ánh sáng trước khi phun khí chữa
cháy phải được lắp đặt trong khu vực được bảo vệ để cảnh báo một cách chắc chắn
cho việc sắp phun; sự hoạt động của bộ phận cảnh báo phải liên tục từ khi phun khí
chữa cháy tới khi việc báo động đã được xác nhận và bắt đầu một hoạt động thích
hợp.
Các bộ phận báo động chỉ báo hư hỏng của các cơ cấu giám sát hoặc thiết bị
phải cung cấp nhanh và chính xác các chỉ báo về hư hỏng và phải khác với tín hiệu
các bộ phận báo động chỉ báo tình trạng hoạt động hoặc nguy hiểm.
Công tắc hãm Khi trang bị công tắc hãm, phải bố trí trong khu vực được bảo
vệ và bố trí gần lối ra của khu vực. Công tắc hãm phải là kiểu cần gạt có lực điều
khiển bằng tay không đổi để ngăn chặn sự vận hành của hệ thống. Hoạt động của
chức năng hãm phải được thể hiện bằng âm thanh và ánh sáng, khác biệt với tín hiệu
báo hỏng của hệ thống. Công tắc hãm hoạt động khi hệ thống ở trạng thái chờ thì tín
hiệu nêu trên phải chuyển thành tín hiệu báo lỗi ở thiết bị điều khiển. Công tắc hãm
phải được nhận ra một cách rõ ràng để dễ sử dụng.
3.2. Hệ thống chữa cháy bằng khí Cacbon dioxit
3.2.1. Tiêu chuẩn áp dụng:
156

TCVN 6101:1996 (ISO 6183:1990) Thiết bị chữa cháy – Hệ thống chữa cháy
cacbon dioxit thiết kế và lắp đặt.
3.2.2. Phạm vi áp dụng:
Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu về thiết kế và lắp đặt những hệ thống
chữa cháy cacbon dioxit cố định sử dụng trong nhà. Những yêu cầu này không áp
dụng đối với các hệ thống chữa cháy trên tàu thủy, máy bay, trên xe chữa cháy lưu
động, hoặc cho các hệ thống dưới lòng đất trong công nghiệp khai mỏ, cũng như đối
với các hệ thống làm trơ trước bằng cacbon dioxit.
Tiêu chuẩn này không quy định thiết kế các hệ thống dùng ở nơi có chỗ hở
không đóng kín được vượt quá diện tích đã quy định và ở nơi mà chỗ hở có thể chịu
ảnh hưởng do tác động của gió.
3.2.3. Yêu cầu về an toàn:
Trong mọi trường hợp sử dụng hệ thống chữa cháy cacbon dioxit, khi có khả
năng còn người bị kẹt ở trong hoặc đi vào khu vực bảo vệ, phải có những biện pháp
bảo vệ thích hợp để đảmm bảo việc di tản nhanh ra khỏi khu vực, hạn chế việc vào
khu vực sau khi đã xả khí, trừ khi cần thiết để tạo điều kiện cấp cứu nhanh người bị
kẹt. Những yêu cầu về an toàn như huấn luyện nhân viên, dấu hiệu cảnh báo, báo
động xả khí và các dụng cụ phá dỡ phải được xem xét đến. Phải quan tâm đến các
yêu cầu sau:
a) Các lối thoát nạn phải được giữ cho quang đãng ở mọi thời điểm và phải có
đầy đủ biển báo chỉ dẫn thích hợp;
b) Âm thanh báo động trong các khu vực xả khí và các tín hiệu báo động khác
không được giống nhau và phải hoạt động được ngay tức khắc khi phát hiện ra cháy
và xả khí cacbon dioxit (xem Điều 6);
c) Phải có các cửa tự động đóng một phía thông ra ngoài, các cửa này có thể
mở từ bên trong ngay cả khi khóa bên ngoài;
d) Phải có thiết bị báo động nhìn thấy hoặc nghe thấy được ở các cửa vào cho
tới khi không khí đã trở nên an toàn;
e) Phải cho thêm phụ gia có mùi vào cacbon dioxit để có thể phát hiện không
khí nguy hiểm;
f) Phải có tín hiệu cảnh báo và hướng dẫn ở các lối vào;
g) Phải có phương tiện thông gió ở các khu vực sau khi đã dập tắt lửa;
h) Phải có các phương tiện bảo vệ khác nếu thấy cần thiết cho mỗi một tình
huống riêng.
3.2.4. Thành phần và thiết kế hệ thống:
3.2.4.1. Hệ thống báo động, cảnh báo:
157

Phải có thiết bị báo động bằng âm thanh trên các hệ thống chữa cháy thể tích
và trên các hệ thống chữa cháy cục bộ, khi sự khuếch tán cacbon dioxit từ hệ thống
vào phòng có nồng độ lớn hơn 5%.
Ở nơi có tiếng ồn đặc biệt cao, phải có các biển báo nhìn thấy được.
Các thiết bị báo động phải được cung cấp đủ năng lượng để cho phép báo động
liên tục trong khoảng thời gian tối thiểu 30 phút.
Đối với tất cả các hệ thống chữa cháy thể tích và hệ thống chữa cháy cục bộ
có thể gây nên những nồng độ tới hạn, phải có yết thị được ghi ở bên trong và bên
ngoài mỗi cửa ra vào dẫn tới khu vực được bảo vệ.
Đối với các hệ thống chữa cháy thể tích tự động đang bảo vệ các phòng không
có người, phải đề phòng sự xả tự động khi có nhân viên đi vào và không thể rời
phòng trong một khoảng thời gian nào đó.
3.2.4.2. Ngắt liên động đối với hệ thống khác: Trước khi xả khí cacbon dioxit,
tất cả thiết bị có khả năng gây cháy của vật liệu dễ cháy như: thiết bị sưởi nóng, bếp
ga, đèn hồng ngoại... phải được ngắt tự động.
3.2.4.3. Giảm áp:
Ở nơi có áp suất cao nhất của một phòng nào đó bị đóng kín và có thể bị nguy
cơ tăng áp suất khi cacbon dioxit tràn vào thì phải có cơ cấu giảm áp.
Đối với các không gian kín không khí khác, diện tích cần thiết để thông hơi tự
do X (tính bằng milimét vuông) có thể được tính bằng công thức sau:

Trong đó:
Q là lưu lượng cacbon dioxit, tính bằng kilôgam trong một phút (kg/phút)
P là cường độ cho phép (nội áp suất) của không gian kín, tính bằng bar
3.7.4.4. Tiếp đất: Các hệ thống chữa cháy cacbon dioxit phải được tiếp đất.
3.7.4.5. Hệ thống chữa cháy theo thể tích:
Xác định lượng cacbon dioxit thiết kế
Lượng cacbon dioxit thiết kế, m, tính bằng kilogam được tính theo công thức
sau:
m = KB (0,2A+0,7V)
Trong đó:
A=AV + AOV
V = VV + VZ - VG
158

AV là tổng diện tích của tất cả các mặt sàn và trần (bao gồm cả các chỗ hở A OV
) của không gian bao kín phải bảo vệ, tính bằng mét vuông;
AOV là tổng diện tích của tất cả các chỗ hở được giả thiết là mở khi xảy ra
cháy, tính bằng mét vuông (xem 15.6);
VV là thể tích của không gian bao kín được bảo vệ, tính bằng mét khối (xem
15.1);
VZ là thể tích bổ sung do thất thoát trong thời gian duy trì bởi các hệ thống
thông gió (xem Bảng 1) không thể đóng lại được, tính bằng mét khối (xem 15.5);
VG là thể tích của thành phần kết cấu phải trừ đi, tính bằng mét khối (xem
15.1);
K B là hệ số đối với vật liệu được bảo vệ, lớn hơn hoặc bằng 1 (xem 15.3 và
Bảng 1);
Số 0,2 là phần cacbon dioxit có thể thất thoát, tính bằng kilogam trên mét
vuông;
Số 0,7 là lượng tối thiểu cacbon dioxit dùng làm cơ sở cho công thức, tính
bằng kilogam trên mét khối.
Về các thí dụ tính toán, xem Phụ lục D.
Chú thích: Hai số 0,2 và 0,7 xét đến tác động của kích thước phòng, nghĩa là
tỷ số giữa thể tích phòng ( VV ) và diện tích phòng ( AV ).
Hệ số KB
Hệ số vật liệu KB cho trong bảng 1 phải được xét đến khi thiết kế đối với các
vật liệu cháy và những nguy cơ đặc biệt yêu cầu nồng độ cao hơn nồng độ bình
thường.
Hệ số K B đối với các nguy cơ không nêu ra trong phần A của Bảng 1 được
xác định bằng cách sử dụng một dụng cụ kiểu chén nung miêu tả trong Phụ lục C
hoặc các phương pháp thử nghiệm khác tương đương.
Thời gian xả khí
Thời gian để xả lượng cacbon dioxit tính toán theo thiết kế, phút (xem 15.2)
về cơ bản phải phù hợp với Bảng 2. Đối với các đám cháy có các vật liệu rắn, như
những vật liệu liệt kê trong Bảng 1, khi yêu cầu một thời gian duy trì lượng khí theo
thiết kế phải xả ra trong 7 phút, nhưng lưu lượng không được nhỏ hơn lưu lượng cần
thiết để tăng nồng độ lên 30% trong 2 phút.
159

Bảng 1: Hệ số vật liệu, nồng độ thiết kế và thời gian duy trì


Vật liệu cháy Hệ số vật liệu Nồng độ CO2 Thời gian duy trì
thiết kế (%) (phút)
( KS )
A- Các chất khí và chất lỏng bị cháy
Axêtôn 1 34 -
Axêtylen 2,57 66 -
Nhiên liệu máy bay các cấp 115/145 1,06 36 -
Benzol, Benzel 1,1 37 -
Butađien 1,26 41 -
Butan 1 34 -
Buten-1 1,1 37 -
Đisulfua cacbon 3,03 72 -
Monoxit cacbon 2,43 64 -
Than hay khí thiên nhiên 1,1 37 -
Propan vòng 1,1 37 -
Nhiên liệu điêzel 1 34 -
Đimetyl ête 1,22 40 -
Đao tơm (dowtherm) 1,47 46 -
Etal 1,22 40 -
Rượu êtylic 1,34 43 -
Etylen 1,6 49 -
Ête êtyl 1,47 46 -
Điclorua êtylen 1 34 -
Oxyt êtylen 1,8 53 -
Gasolin 1 34 -
Hexan 1,03 35 -
Heptan-n 1,03 35 -
Hydro 3,3 75 -
Hydro sulfua 1,06 36 -
Izobutan 1,06 36 -
Izobutylen 1 34 -
Izobutyl format 1 34 -
JP-4 1,06 36 -
160

Vật liệu cháy Hệ số vật liệu Nồng độ CO2 Thời gian duy trì
thiết kế (%) (phút)
( KS )
Dầu lửa (kerosene) 1 34 -
Mêtan 1 34 -
Axêtat mêtyl 1,03 35 -
Rượu mêtylic 1,22 40 -
Butal-1 mêtyl 1,06 36 -
Mêtyl-êtyl xêton 1,22 40 -
Mêtyl format 1,18 39 -
Octan-n 1,03 35 -
Pentan 1,03 35 -
Propan 1,06 36 -
Propylen 1,06 36 -
Dầu nhờn, dầu dập lửa 1 34 -
B- Các vật liệu rắn bị cháy
Vật liệu xenlulo 2,25 62 20
Bông 2 58 20
Giấy, giấy uốn sóng 2,25 62 20
Vật liệu plastic (hạt) 2 58 20
Polystyren 1 34 -
Polyuretan, chỉ khi đã được lưu hóa 1 34 -
C- Những trường hợp ứng dụng đặc biệt
Các buồng cáp và ống cáp 1,4 47 10
Vùng xử lý dữ liệu 2,25 62 20
Chỗ đặt máy tính 1,5 47 10
Buồng phân phối và tắt mở điện 1,2 40 10
Phát điện, bao gồm cả hệ thống làm 2 58 Cho tới khi dừng
lạnh
Biến thế dầu 2 58 -
Nơi in đầu ra 2,25 62 20
Cơ sở phun và làm khô sơn 1,2 40 -
Máy kéo sợi 2 58 -
161

3.2.4.6. Hệ thống chữa cháy cục bộ: Nghiên cứu Điều 16 của tiêu chuẩn
3.2.4.7. Lượng cacbon dioxit dự trữ khi tính toán: Phải dự phòng lượng dư dự
phòng cacbon dioxit phụ thêm được sử dụng cho các thiết bị cacbon dioxit áp suất
thấp theo các yêu cầu sau:
a) Để cân bằng các sai lệch nạp hoặc xả và khí dư, lượng cacbon dioxit được
dự trữ cho hệ thống áp suất thấp dùng cho vùng dập cháy rộng nhất phải tăng lên ít
nhất 10%.
b) Nếu xả ra khả năng cacbon dioxit lỏng có thể tồn đọng trong đường ống
giữa bình chứa dự trữ và hệ thống đầu phun khí, lượng cacbon dioxit dự trữ bị tăng
lên do sự tồn đọng này, phải thêm vào lượng tăng 10%
3.2.4.8. Lượng cacbon dioxit dự phòng của hệ thống: Trong một số trường hợp
khi các hệ thống cacbon dioxit bảo vệ một hay nhiều địa điểm, cần phải có một lượng
dự trữ 100%. Việc cung cấp lượng dự trữ cho các hệ thống này phải thường xuyên.
3.2.4.9. Chai chứa khí:
Bình chứa áp suất thấp: Kết cấu phải đảm bảo nhiệt độ của cacbon dioxit trong
bình chứa phải luôn được giữ ở -180C và ở áp suất gần 20bar. Phải có các phương
tiện để liên tục chỉ thị lượng cacbon dioxit.
Bình chứa cacbon dioxit áp suất cao: Các bình chứa của bộ phải được kẹp chặt
ở một vị trí cố định sao cho không bị xê dịch khi hệ thống đang xả. Mỗi bình chứa
phải thay thể được, độc lập với các bình khác. Ở mỗi một đường ống nối van bình
chứa tới ống nhánh phải lắp van một chiều. Việc tháo dỡ bất kỳ một trong các bình
chứa sẽ không gây ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của các bình còn lại trong
bộ. Phải có các phương tiện để đo lượng cacbon dioxit của mỗi bình chứa.
3.2.4.10. Van chọn vùng: Nếu có nhiều vùng phải chữa cháy từ một bộ hoặc
một hệ thống bình chứa cacbon dioxit, phải lắp van lựa chọn cho mỗi vùng cần chữa
cháy. Các van lựa chọn cho hệ thống bình chứa phải được mở tự động trước hay vào
cùng một lúc với các van của bình chứa hoạt động.
3.2.4.11. Hệ thống đường ống:
Hệ thống ống dẫn phải làm bằng các vật liệu thuộc dạng không cháy được nếu
thử nghiệm theo ISO 1182 và có những đặc tính hóa lý sao cho không bị biến dạng
và hư hỏng khi chịu ứng suất.
Các ống và các nối ống dùng cho hệ thống áp suất thấp phải được thiết kế với
áp suất thử 40bar. Các đoạn ống có thể bị bịt kín ở mỗi đầu, nghĩa là đoạn ống giữa bộ
bình chứa và một van lựa chọn thường đóng được làm bằng ống không hàn. Các đoạn
ống lắp vào một đầu mở không chịu áp suất liên tục, có thể là ống hàn, trừ các ống có
đường kính danh nghĩa lớn hơn 40mm được nối từ một bể chứa áp suất thấp. Các ống
có đường kính danh nghĩa nhỏ hơn 50mm không được nối bằng hàn tại hiện trường.
162

Hệ thống đường ống phải được gá một cách chắc chắn, có sự co giãn cho phép
và được đặt ở nơi chịu ảnh hưởng ít nhất của lửa, các tác động cơ khí, hóa chất hay
các hư hại khác. Ở nơi có khả năng gây nổ, hệ thống đường ống phải được treo trên
các giá đỡ để tránh những tác động va đập.
Khi bố trí các van trong các hệ thống có thể tạo ra các đoạn đường ống kín, thì
những đoạn đường ống này phải được trang bị các van an toàn áp suất.
3.2.4.11. Đầu phun
Các đầu phun để xả cacbon dioxit phải có kích thước sao cho không bị tắc
nghẽn bởi cacbon dioxit rắn.
Hệ thống chữa cháy thể tích phải được thiết kế và lắp đặt sao cho có thể thực
hiện một nồng độ đồng đều của cacbon dioxit ở tất cả các phần của không gian bao
quanh vùng nguy hiểm cháy. Phải lắp các đầu xả gần trần nhà.
Các đầu phun của hệ thống chữa cháy cục bộ phải được thiết kế và lắp đặt sao
cho có thể hướng trực tiếp cacbon dioxit vào đối tượng bảo vệ mà không phân tán
các vật liệu cháy.
3.2.4.12. Cơ cấu kích hoạt:
Các hệ thống xả tự động hoặc bằng tay, hoặc Chỉ tác động xả bằng tay tùy
thuộc vào những yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
3.3. Hệ thống chữa cháy bằng Sol-khí:
3.3.1. Tiêu chuẩn áp dụng:
TCVN 13333:2021 Hệ thống chữa cháy bằng Sol-khí – Yêu cầu về thiết kế,
lắp đặt, kiểm tra, bảo dưỡng.
3.3.2. Về phạm vi, đối tượng áp dụng:
Chất chữa cháy bằng Sol-khí là hỗn hợp của chất rắn và chất khí, trong đó các
hạt rắn có kích thước rất nhỏ (thường < 10 µm). Sol-khí được sinh ra khi nhiệt phân
muối của các kim loại kiềm (KNO3, NaHCO3, KHCO3...). Dựa vào thành phần hóa
học, Sol-khí có thể chữa cháy nhiều loại đám cháy khác nhau như chất rắn, khi cháy
thường kèm theo sự tạo ra than hồng (các vật liệu dễ cháy thông thường như gỗ, vải,
giấy, cao su và nhiều loại nhựa); các chất lỏng cháy, chất lỏng dễ cháy, dầu mỡ, hắc
ín, xăng, sơn dầu, dung môi, cồn và các chất khí; đám cháy liên quan đến các thiết
bị điện. Tuy nhiên, một số đám cháy không được sử dụng hoặc không có hiệu quả
khi sử dụng chất chữa cháy bằng Sol-khí (Điều 4.2.2) như: Cháy sâu bên trong các
nguyên liệu loại A; Cháy hóa chất hoặc hỗn hợp hóa chất như Xen-lu-lô Nitrát, thuốc
súng có khả năng oxy hóa nhanh trong điều kiện thiếu oxy; Các kim loại như Li, Na,
K, Mg, Ti, Zr, U và Pu; Các hydrua kim loại; Các hóa chất có khả năng tự nhiệt phân
như một số peroxít hữu cơ và Hydrazine. Theo Điều 3.5 Trong phạm vi của tiêu
chuẩn, căn cứ vào hiệu quả của chất chữa cháy bằng sol-khí đối với từng loại đám
163

cháy mà việc phân loại đám cháy có đặc đù riêng so với phân loại trong tiêu chuẩn
TCVN 4878 Phòng cháy và chữa cháy - Phân loại cháy.
3.3.3. Về một số nội dung áp dụng TCVN 13333:2021
3.3.3.1. Yêu cầu về chất lượng của chất chữa cháy và thiết bị của hệ thống:
- Chất chữa cháy và các thiết bị của hệ thống chữa cháy bằng Sol-khí phải bảo
đảm chất lượng, yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn UL 2775 Tiêu chuẩn cho thiết bị
của hệ thống chữa cháy cố định bằng Sol-khí dạng cô đặc (Standard for fixed
condensed aerosol extinguishing system units) hoặc tiêu chuẩn tương đương (Điều
4.2.1.2). Hiện nay, tổ chức UL đã cấp chứng nhận cho các loại chất và thiết bị của hệ
thống chữa cháy bằng Sol-khí của một số đơn vị, cụ thể: Stat-X của Fireaway Inc,
Firepro của Firepro Systems Ltd, sản phẩm của Hochiki America Corp, Eco Green
của Mobiak S.A., GreenEx của GreenEx Fire Suppression Solutions BV, GreenEx
của Pyro Engineering Corp, sản phẩm của Xi’an Westpeace Fire Technology Co Ltd,
WBsol của Watar Al-benaa For Safety Equypments. Trong chứng nhận của tổ chức
UL sẽ chứng nhận kèm theo hướng dẫn của nhà sản xuất thể hiện các thông tin phục
vụ cho thiết kế, đối chiếu thẩm duyệt như thành phần chất chữa cháy, nồng độ chữa
cháy, thiết kế hệ thống, lắp đặt thiết bị, vận hành, thông tin về an toàn. Vì vậy, trong
hồ sơ thẩm duyệt thiết kế về PCCC, chủ đầu tư và đơn vị thiết kế phải cung cấp
chứng nhận bảo đảm chất lượng của tổ chức UL kèm theo hướng dẫn của nhà sản
xuất. Ngoài ra, tài liệu hướng dẫn còn cung cấp các nội dung phục vụ kiểm tra nghiệm
thu như: cách lắp đặt bình phun Sol-khí và các thiết bị kèm theo đối với mỗi loại bình
phun, quy trình vận hành thử nghiệm hệ thống, hướng dẫn an toàn khi lắp đặt và vận
hành thử nghiệm hệ thống...
- Chất chữa cháy Sol-khí sử dụng trong khu vực thường có người phải được
thiết kế trong nồng độ cho phép và bảo đảm các yêu cầu về an toàn cho con người
và môi trường theo chương trình SNAP (Significant New Alternatives Policy) của
cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) theo Điều 5.2.4.2. Khi sử dụng chất chữa
cháy trong khu vực thường có người hoặc khu vực thường không có người phải có
đánh giá toàn diện về tác động của chất chữa cháy đó đến sức khỏe. Phải tuân thủ
nồng độ thiết kế tối đa cho khu vực thường có người theo các chứng nhận của tổ
chức UL và EPA.
3.3.3.2. Thiết kế hệ thống
3.3.3.2.1. Hồ sơ thiết kế của hệ thống phải thể hiện được các nội dung:
a) Mặt bằng và kết cấu tường bao, tường ngăn của khu vực bảo vệ;
b) Mặt bằng tường ngăn cháy (nếu có);
c) Mặt cắt, mặt bằng sàn, sàn kỹ thuật, trần, trần treo;
d) Loại Sol-khí sử dụng;
e) Nồng độ chất chữa cháy theo thiết kế;
164

f) Đối với khu vực thường có người được chữa cháy theo thể tích, phải thể
hiện nồng độ thiết kế lớn nhất cho phép theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
g) Mô tả bố trí mặt bằng xung quanh tường bao khu vực bảo vệ;
h) Mô tả loại bình phun Sol-khí được sử dụng, bao gồm sức chứa danh định
tính theo đơn vị khối lượng chất chữa cháy;
i) Mô tả dây cáp, dây điện sử dụng, bao gồm chủng loại, kích cỡ, số lượng,
màu sắc…
j) Mô tả phương pháp gắn đầu báo;
k) Danh mục bao gồm tên, nhà sản xuất, chủng loại, số lượng và mô tả thiết bị
của hệ thống;
l) Sơ đồ khu vực bảo vệ thể hiện tường bao (bao gồm cả chiều cao toàn phần,
từng phần); các thiết bị bao gồm đầu báo, chuông đèn, hệ thống điều khiển bao gồm
các thiết bị và sơ đồ đấu dây; vị trí thiết bị cuối kênh; vị trí các thiết bị được điều
khiển (van, cửa chớp…); vị trí biển chỉ dẫn; vị trí đặt bình phun
Sol-khí;
m) Sơ đồ tủ hiển thị phụ (nếu có);
n) Chi tiết của hệ thống giá đỡ ống cố định thể hiện phương pháp gắn đối với
hệ thống Sol-khí phân tán;
o) Chi tiết phương pháp gắn bình phun Sol-khí;
p) Mô tả từng bước vận hành hệ thống, bao gồm cả chức năng ngắt tạm dừng
và ngắt để bảo trì, thời gian trễ và ngắt điện khẩn cấp;
q) Sơ đồ kết nối thể hiện tất cả các mạch kết nối đến trung tâm điều khiển, tủ
hiển thị và các rơ le ngoại vi, rơ le mở rộng;
r) Tính toán xác định thể tích khu vực bảo vệ, lượng chất chữa cháy, nguồn
điện dự phòng và phương pháp xác định số lượng và vị trí của các thiết bị âm thanh,
hình ảnh và đầu báo;
s) Khoảng cách tối thiểu từ bình phun Sol-khí đến vật liệu dễ cháy và đến lối
ra thoát nạn;
t) Mô tả chi tiết đối với tất cả các tính năng đặc biệt khác.
3.3.3.2.2. Một số nội dung chính trong trong tiêu chuẩn về thiết kế như sau:
a) Khu vực bảo vệ: Tính toán thể tích của khu vực bảo vệ. Các yêu cầu bổ sung
cho khu vực bảo vệ được quy định tại Điều 7.2.
b) Xác định nồng độ thiết kế: Nồng độ thiết kế được lấy từ nồng độ dập tắt
nhân với hệ số an toàn 1,3. Trong đó nồng độ dập tắt được nêu trong chứng nhận bảo
đảm chất lượng của tổ chức UL kèm theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Đối với mỗi
165

loại Sol-khí khác nhau và phân loại đám cháy khác nhau sẽ có nồng độ chữa cháy,
nồng độ thiết kế khác nhau.
c) Tính toán khối lượng chất tạo Sol-khí:
Theo quy định tại Điều 7.4.1, khối lượng chất tạo Sol-khí cần thiết được tính
toán theo công thức sau:
m = da x fa x V
Trong đó:
m = khối lượng chất chữa cháy theo thể tích (g)
da = nồng độ thiết kế (g/m3)
fa = yếu tố thiết kế bổ sung (xem 7.4.2)
V = thể tích khu vực được bảo vệ (m3)
Trong một số trường hợp đặc biệt, do đặc điểm của khu vực bảo vệ có chiều
cao lớn hoặc có lỗ mở không thể đóng kín thì hồ sơ thiết kế phải thể hiện yếu tố thiết
kế bổ sung. Thông tin thiết kế bổ sung do sự phân bổ không đồng đều của chất chữa
cháy Sol-khí trong khu vực có chiều cao bảo vệ lớn được thể hiện trong hướng dẫn
của nhà sản xuất.
d) Lắp đặt các thiết bị của hệ thống:
- Việc lắp đặt các bình phun Sol-khí phụ thuộc vào kích thước, chủng loại, vị
trí lắp đặt, được hướng dẫn chi tiết đối với từng loại trong hướng dẫn của nhà sản
xuất. Bình phun Sol-khí phải được bố trí bên trong hoặc càng gần với các mối nguy
hiểm cần bảo vệ càng tốt, trong đó cần lưu ý việc thiết kế lắp đặt ngoài bảo đảm độ
bao phủ, đạt nồng độ thiết kế trong tất cả khu vực bảo vệ, mà còn phải bảo đảm các
yêu cầu về khoảng cách an toàn đối với con người, vật liệu dễ cháy, thiết bị điện...
- Hệ thống báo cháy tự động: hệ thống báo cháy tự động cho khu vực bảo vệ
(bao gồm đầu báo cháy, dây dẫn, chuông đèn cảnh báo) để phát hiện sự cố cháy, báo
động và truyền tín hiệu điều khiển, tự động kích hoạt hoạt động cho bình phun Sol-
khí. Hệ thống báo cháy tự động phải thiết kế bảo đảm theo quy định của Điều 6.2.2,
Điều 6.2.5, Điều 6.2.6, Điều 8.1 của tiêu chuẩn này và bảo đảm quy định của TCVN
5738.
- Bình phun Sol-khí ngoài cơ chế kích hoạt tự động từ hệ thống báo cháy, còn
phải có thiết bị (cần gạt, nút nhấn...) kích hoạt phun bằng tay (Điều 6.2.3.7) và nút
nhấn tạm dừng (Điều 6.2.5.4); trung tâm điều khiển và các công tác, nút nhấn được
lắp đặt theo quy định tại Điều 8.1.
- Hệ thống chữa cháy bằng Sol-khí sau khi lắp đặt phải có báo động và thời
gian trễ trước khi phun, đủ để con người thoát nạn ra ngoài quy định tại Điều 6.2.5.7.
166

4. Trang bị phương tiện chữa cháy ban đầu


4.1. Trang bị bình chữa cháy xách tay
4.1.1. Yêu cầu trang bị bình chữa cháy xách
- Tất cả các khu vực, hạng mục trong nhà và công trình có nguy hiểm cháy
kể cả những nơi đã được trang bị hệ thống chữa cháy phải trang bị bình chữa cháy
xách tay hoặc bình chữa cháy có bánh xe.
- Các bình chữa cháy tự động được trang bị cho các khu vực có nguy hiểm
cháy không thường xuyên có người hoặc con người không thể đi vào được. Bố trí
bình chữa cháy tự động phù hợp với diện tích bảo vệ và chiều cao treo hoặc đặt
được từng loại bình.
4.1.2. Yêu cầu kỹ thuật khi trang bị bình chữa cháy xách tay
4.1.2.1. Định mức trang bị:
- Bình chữa cháy được bố trí ở vị trí thiết kế. Không được để bình chữa cháy
tập trung một chỗ
- Đối với khu vực có diện tích nhỏ hẹp và dài hoặc khu vực có nhiều cấp sàn
khác nhau, gần kề nhau thì việc trang bị bình chữa cháy vẫn phải bảo đảm khoảng
cách di chuyển từ vị trí để bình chữa cháy đến điểm xa nhất theo quy định tại.
- Tính toán trang bị, bố trí bình chữa cháy trên cơ sở định mức trang bị bình
chữa cháy và khoảng cách di chuyển thực tế từ vị trí để bình chữa cháy đến điểm
xa nhất cần bảo vệ theo quy định tại
Bảng 2
Khoảng cách di chuyển lớn
Mức nguy nhất
Định mức trang bị
hiểm cháy đám cháy đám cháy
chất rắn chất lỏng
2
Thấp 1 bình/150m 20 m 15 m
2
Trung -bình 1 bình/75m 20 m 15 m
2
Cao 1 bình/50m 15 m 15 m
- Mức nguy hiểm cháy của nhà và công trình được quy định tại TCVN 7435-
1(ISO 11602-1) và Phụ lục D của TCVN 7435-2(ISO 11602-2)
Bảng D.1
Thông số Loại mức nguy hiểm
Thấp Trung bình Cao
Chiều cao công trình (m) Đến 25 Không quy định Trên 25
Số lượng người Dưới 15 Từ 15 đến 250 Trên 250
167

Diện tích bề mặt công Dưới 300 Từ 300 đến 3000 Trên 3000
trình (m2)
Khí dễ cháy (lít) Dưới 500 Từ 500 đến 3000 Trên 3000
Chất lỏng dễ cháy (lít) Dưới 250 Từ 250 đến 1000 Trên 1000
Chất lỏng cháy được (lít) Dưới 500 Từ 1000 đến 2000 Trên 2000

4.1.2.2. Khối lượng hoặc thể tích tối thiểu của bình chữa cháy xách tay
- Bình chữa cháy xách tay có chất chữa cháy phù hợp với từng chất chữa
cháy của bình và có khối lượng hoặc thể tích tối thiểu không nhỏ hơn theo quy định
tại Bảng 3 và Bảng 4.
- Đối với chất cháy rắn:
Bảng 3
Mức nguy hiểm cháy Khối lượng hoặc thể tích chất chữa cháy, G
Bột, kg Dung dịch chất Chất khí chữa
tạo bọt hoặc nước cháy sạch, kg
với chất phụ gia,
lít
Thấp G≥2 G≥6 G≥6
Trung bình G≥4 G ≥ 10 G≥8
Cao G≥6 - -

- Đối với đám cháy chất lỏng, chất khí:


Bảng 4
Mức nguy Khối lượng hoặc thể tích chất chữa cháy, G
hiểm cháy Bột, kg Dung dịch chất Chất khí chữa Cacbon dioxit,
tạo bọt hoặc cháy sạch, kg kg
nước với chất
phụ gia, lít
Thấp G≥4 G≥5 G≥4 G≥5
Trung bình G≥6 G≥9 G≥9 -
Cao G ≥ 15 G ≥ 25 - -
- Phải có số lượng bình chữa cháy dự phòng không ít hơn 10% tổng số bình
để thay thế khi cần thiết.
4.2. Trang bị phương tiện chữa cháy cơ giới
4.2.1. Yêu cầu trang bị phương tiện chữa cháy cơ giới
- Các kho lớn, cảng hàng không, cảng biển, cơ sở trọng điểm về kinh tế,
chính trị, văn hóa – xã hội, khu công nghiệp ngoài việc trang bị hệ thống chữa
168

cháy, phải trang bị xe chữa cháy, tàu chữa cháy theo sử dụng được cả nước và bọt
để chữa cháy. Đối tượng và định mức trang bị quy định tại Bảng 6.
4.2.2. Định mức trang bị phương tiện chữa cháy cơ giới

Bảng 6
STT Đối tượng Quy mô Xe chữa Máy bơm
cháy, chữa
chiếc cháy di
động,
chiếc
1 Kho
1.1 Kho dự trữ Cấp quốc gia 1
1.2 Kho dự trữ Cấp bộ, ngành 1
1.3 Kho dầu mỏ và các sản Tổng dung tích trên 2
phẩm dầu mỏ 100.000 m3
1.4 Kho dầu mỏ và các sản Tổng dung tích từ 1
phẩm dầu mỏ 15.000 đến 100.000 m3
1.5 Kho dầu mỏ và các sản Tổng dung tích nhỏ 1
phẩm dầu mỏ hơn 15.000 m3
2 Cảng hàng không, cảng biển
2.1 Cảng hàng không Quốc tế 3
2.2 Cảng hàng không Nội địa 2
2.3 Cảng biển Loại 1 2
2.4 Cảng biển Loại 2 1
2.5 Cảng nội địa khác 1
3 Cơ sở sản xuất
3.1 Nhà máy nhiệt điện Công suất từ 200 MW 1
trờ lên
3.2 Nhà máy thủy điện Công suất từ 300 MW 1
trở lên
3.3 Nhà máy nhiệt điện, Có công suất nhỏ hơn 1
thủy điện công suất trên
3.4 Nhà máy điện hạt nhân Không phụ thuộc vào 2
công suất
3.5 Nhà máy giấy Công suất > 35.000 1
tấn/năm
3.6 Nhà máy dệt Công suất trên 20 triệu 1
m2/năm
3.7 Nhà máy xi măng Công suất trên 1 triệu 1
tấn/năm
169

3.8 Nhà máy phân đạm Công suất từ 180.000 1


tấn/năm trở lên
3.9 Nhà máy thép Công suất từ 300.000 1
tấn phôi thép/năm
3.10 Nhà máy giấy, dệt, xi Có công xuất nhỏ hơn 1
măng, phân đạm, thép công suất trên
3.11 Nhà máy lọc dầu và lọc Không phụ thuộc vào 2
hóa dầu công suất
3.12 Cơ sở chế biến khí đốt Công suất từ 15 triệu 1
m3 khí/ngày đên trở lên
3.13 Cơ sở khai thác khoáng Công suất từ 300.000 1
sản tấn/năm trở lên
3.14 Cơ sở chế biến khí đốt, Có công suất nhỏ hơn 1
khai thác khoáng sản công suất trên
4 Khu công nghiệp
4.1 Khu công nghiệp Tổng diện tích > 300 3
ha
4.2 Khu công nghiệp Tổng diện tích từ 150 2
đến 300 ha
4.3 Khu công nghiệp Tổng diện tích từ 50 1
đến 150 ha
4.4 Khu công nghiệp Tổng diện tích nhỏ hơn 1
50 ha
- Cảng biển loại I và loại II trang bị thêm tối thiểu 01 tàu chữa cháy.
- Việc trang bị xe chữa cháy, tàu chữa cháy, máy bơm chữa cháy di động cho
nhà và công trình không có trong danh mục trên sẽ do cơ quan Phòng cháy chữa
cháy có thẩm quyền quy định.
4.2.3. Yêu cầu kỹ thuật
- Xe chữa cháy, tàu chữa cháy, máy bơm chữa cháy di động trang bị cho nhà
và công trình đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau:
+ Có đặt tính kỹ thuật và tính năng chữa cháy phù hợp với loại nhà và các
công trình cần bảo vệ;
+ Có chất chữa cháy, phương tiện, dụng cụ trang bị kèm theo đúng quy định.
- Xe chữa cháy, máy bơm chữa cháy di động và các thiết bị chữa cháy theo
xe, máy bơm.. phải được để trong nhà có mái che (nhà xe).
- Bố trí bến đậu cho tàu chữa cháy phải bảo đảm yêu cầu tàu chữa cháy cơ
động nhanh không bị vật cản khác che chắn, cản trở.
4.3. Trang bị phương tiện cứu người, dụng cụ phá dỡ thông thường và
phương tiện bảo hộ chống tụ khói
4.3.1. Yêu cầu trang bị
4.3.1.1. Phương tiện cứu người (dây, thang cứu người)
170

Các nhà chung cư, khách sạn và các loại nhà khác cao từ 25m trở lên và có
hơn 50 trên 50 người một tầng phải trang bị phương tiện cứu người. Việc trang bị
loại phương tiện cứu người đối với từng công trình cụ thể do cơ quan Phòng cháy
chữa cháy có thẩm quyền quy định.
4.3.1.2. Dụng cụ phá dỡ thông thường:
Dụng cụ phá dỡ thông thường trang bị cho nhà và công trình sau: Nhà sản
xuất; Kho tàng; Nhà ở tập thể, khách sạn, chung cư, cửa hàng ăn uống; Các cơ quan
hành chính, trường học, bệnh viện; Nhà ga, các loại công trình công cộng khác;
Nhà ga, các loại công trình công cộng khác; Nhà hát, rạp chiếu phim, hội trường,
câu lạc bộ, vũ trường; Chợ, trung tâm thương mại kiên cố, bán kiên cố.
4.3.1.3. Phương tiện bảo hộ chống tụ khói (mặt nạ phòng độc)
Phương tiện bảo hộ chống khói được trang bị cho các khách sạn và bố trí
trong phòng tại ví trí dễ thấy, dễ lấy
4.3.2. Định mức trang bị và yêu cầu lắp đặt:
4.3.2.1 Phương tiện cứu người (dây, thang cứu người)
- Việc lắp đặt các kết cấu treo, móc cho dây cứu người, thang dây, ống cứu
người phải phù hợp với giới hạn chịu lửa, tải trọng, độ cao và khả năng cứu người
an toàn. Vị trí lắp đặt phương tiện cứu người phù hợp với yêu cầu kỹ thuật và tính
năng sử dụng của phương tiện.
- Có biển chỉ dẫn thoát nạn và biển chỉ báo các vị trí lắp đặt phương tiện cứu
người trong đám cháy ở các vị trí dễ quan sát.
4.3.2.2. Dụng cụ phá dỡ thông thường:
Trang bị tối thiểu một bộ dụng cụ phá dỡ thông thường cho nhà và công
trình: Nhà sản xuất; Kho tàng; Nhà ở tập thể, khách sạn, chung cư, cửa hàng ăn
uống; Các cơ quan hành chính, trường học, bệnh viện; Nhà ga, các loại công trình
công cộng khác; Nhà ga, các loại công trình công cộng khác; Nhà hát, rạp chiếu
phim, hội trường, câu lạc bộ, vũ trường; Chợ, trung tâm thương mại kiên cố, bán
kiên cố và bố trí tại khu vực thường trực về phòng cháy và chữa cháy.
4.3.2.3. Phương tiện bảo hộ chống tụ khói (mặt nạ phòng độc)
Trang bị tối thiểu một người một khẩu trang lọc độc, khuyến khích trang bị
thêm mặt trùm lọc độc.
5. Giải pháp chống tụ khói
5.1. Hệ thống tăng áp
Phải thiết kế hệ thống tăng áp cho các khu vực quy định tại D.10 QCVN
06:2021/BXD, Điều 2.2.1.12 và Điều 2.2.2 QCVN 13:2018/BXD, cụ thể: Trong
giếng thang máy (khi không thể hỗ trợ cấp khí các khoang đệm trong điều kiện có
cháy) ở những nhà có buồng thang không nhiễm khói; Trong khoang đệm của thang
máy chữa cháy; Trong các buồng thang bộ không nhiễm khói loại N2; Trong các
khoang đệm của buồng thang bộ không nhiễm khói loại N3; Trong các khoang đệm
trước thang máy (bao gồm cả thang máy) trong các tầng hầm và tầng nửa hầm; Các
khoang đệm ở cầu thang bộ loại 2, dẫn đến các gian phòng của tầng 1 của tầng hầm
171

hoặc tầng nửa hầm, trong các phòng có sử dụng hoặc cất giữ các chất và vật liệu
cháy. Trong các khoang đệm ở các gian xưởng luyện, đúc, cán và các gian gia công
nhiệt khác cho phép cấp không khí vào từ các gian thông khí của nhà; Trong các
khoang đệm ở lối vào sảnh kín và hành lang từ các tầng hầm và tầng nửa hầm của
sảnh kín và hành lang nêu tại đoạn e) của D.2; Khoang đệm ở lối vào các sảnh thông
tầng và khu bán hàng, từ cao trình của các tầng nửa hầm và tầng hầm; Khoang đệm
ở các buồng thang bộ loại N2 trong các nhà chung cư có chiều cao PCCC trên 75 m,
nhà hỗn hợp và công trình công cộng có chiều cao PCCC trên 50 m; Phần dưới của
sảnh thông tầng, các khu bán hàng và các gian phòng khác được bảo vệ bằng hệ
thống quạt hút, xả khói; Các khoang đệm ngăn chia gian phòng giữ ô-tô của các gara
kín trên mặt đất và của gara ngầm với các gian phòng sử dụng khác; Khoang đệm
ngăn chia gian giữ ô-tô với đường dốc kín của các gara ngầm hoặc thiết bị tạo màn
không khí bố trí ở trên cửa đi (cổng) từ phía gian phòng giữ ô-tô của gara ngầm;
Khoang đệm ở các lối ra từ buồng thang bộ loại N2 đi vào sảnh lớn thông với các
tầng trên của nhà hỗn hợp; Khoang đệm (sảnh thang máy) ở lối ra từ thang máy vào
các tầng nửa hầm và tầng hầm của nhà hỗn hợp; Trong các gara ô-tô dạng kín, các
đường dốc chung cho tất cả các tầng phải được ngăn cách (cách ly) trên mỗi tầng với
các phòng lưu giữ xe bằng các vách, cửa và các khoang đệm ngăn cháy có áp suất
không khí dương khi có cháy theo Bảng 2 QCVN 13:2018/BXD; Trong các gara ô-
tô ngầm có hai tầng hầm trở lên, các lối ra từ các tầng hầm vào các buồng thang bộ
và các lối ra từ các giếng thang máy phải bố trí đi qua các khoang đệm ngăn cháy có
áp suất không khí dương khi có cháy ở từng tầng.
- Lưu lượng cấp không khí để bảo vệ chống khói phải không thấp hơn 20 Pa
và tại các vị trí quy định tại D.11.
- Lưu lượng cấp không khí vào khoang đệm trên một cửa mở phải được tính
toán trong điều kiện gió thổi qua cửa có tốc độ trung bình (nhưng không thấp hơn
1,3 m/s), và phải tính đến hiệu ứng tổ hợp của việc thổi khói ra ngoài. Lưu lượng cấp
không khí vào một khoang đệm khi các cửa đóng phải xét đến lượng khí bị thất thoát
do cửa không được kín khít. Độ dư của áp suất không khí phải được so sánh với
không gian liền kề với gian phòng được bảo vệ.
- Khoảng cách giữa các điểm cấp gió vào buồng thang cho các nhà có từ 05
tầng trở lên tối đa không được vượt quá 2 tầng theo quy định tại Điều 6.18 TCVN
5687:2010;
- Chiều rộng tố thiểu của buồng đệm trước lối vào các ram dốc chung là 1,5 m
theo quy định tại Bảng 2 QCVN 13:2018/BXD;
- Khoảng cách giữa miệng xả khói và miệng cấp khí vào nhà, công trình phải
bảo đảm không nhỏ hơn 5 m theo quy định tại Điều 6.20 TCVN 5687:2010. Riêng
đối với các nhà, công trình thuộc phạm vi quy định của A.2 QCVN 06:2021/BXD
(nhà hỗn hợp, nhà nhóm F1.2, F4.3 có chiều cao từ 50 đến 150 m) thì khoảng cách
này tối thiểu là 10 m;
172

- Không bố trí các van xả áp trên tường buồng thang, buồng đệm hoặc xả vào
bên trong không gian trần treo gây ảnh hưởng đến khả năng ngăn cháy lan và giảm
giới hạn chịu lửa của tường, vách ngăn cháy.
- Vật liệu, giới hạn chịu lửa của đường ống dẫn khí, tăng áp:
+ Yêu cầu chung: Phải làm bằng vật liệu không cháy có giới hạn chịu lửa 0,5
giờ theo quy định tại Điều 6.20 TCVN 5687:2010;
+ Đối với các nhà thuộc phạm vi quy định của A.2 QCVN 06:2021/BXD: Có
chiều dày không nhỏ hơn 0,8 mm và phải có bộ phận bù dãn nở nhiệt dọc trục. Việc
chèn đệm các mối nối của các ống dẫn khí phải được thực hiện bằng các vật liệu
không cháy.
+ Các giếng bao bọc đường ống của hệ thống cấp không khí vào để bảo vệ
chống khói phải có giới hạn chịu lửa không thấp hơn giới hạn chịu lửa của các sàn
mà nó cắt qua. Giới hạn chịu lửa yêu cầu của các ống dẫn khí của hệ thống cấp khí
vào này phải không được nhỏ hơn EI 60 – đối với các ống dẫn khí theo tầng của hệ
thống cấp khí vào cho các khoang đệm ngăn cháy, các hành lang cách ly của gara
kín. Không nhỏ hơn EI 30 – đối với các ống dẫn khí của hệ thống cấp khí vào bảo vệ
cho các buồng thang bộ và giếng thang máy, cũng như cho các khoang đệm ngăn
cháy ở các cao trình trên mặt đất.
- Chế độ điều khiển: Khởi động tự động qua tín hiệu liên động với hệ thống
báo cháy tự động và bằng tay qua nút ấn tại phòng trực chống cháy tại tầng 1 theo
quy định tại Điều 6.20 TCVN 5687:2010 và A.2.29.13 QCVN 06:2021/BXD;
- Nguồn điện cấp cho hệ thống tăng áp:
+ Tối thiểu phải có 02 nguồn điện ưu tiên (01 nguồn điện chính và 01 nguồn
điện dự phòng). Đối với các buồng thang thoát nạn thay thế cho buồng thang bộ N1
thì hệ thống cung cấp không khí bên ngoài vào khoang đệm và vào buồng thang phải
được cấp điện từ 3 nguồn ưu tiên (01 nguồn điện lưới và 2 nguồn máy 0 phát điện
dự phòng hoặc 2 nguồn điện ưu tiên và 1 nguồn điện dự phòng) bảo
đảm nguyên tắc duy trì liên tục nguồn điện cấp cho hệ thống hoạt động ổn định khi
có cháy xảy ra;
+ Đối với các nhà thuộc phạm vi quy định của A.2 QCVN 06:2021/BXD:
Nguồn điện cấp cho hệ thống tối thiểu là 03 nguồn độc lập. Dây và cáp cấp điện phải
có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 120 phút theo quy định tại A.2.29.10 và A.2.28.1
QCVN 06:2021/BXD.
5.2. Hệ thống thoát khói
- Thiết kế hệ thống hút khói cho các khu vực quy định cụ thể tại D.2 QCVN
06:2021/BXD, cụ thể:
+ Tại khu vực sảnh hành lang của: Hành lang và sảnh của nhà ở, nhà công
cộng, nhà hành chính – sinh hoạt và nhà hỗn hợp có chiều cao lớn hơn 28 m; Các
173

hành lang của tầng hầm, tầng nửa hầm không có thông gió tự nhiên của các nhà ở,
nhà công cộng, nhà hành chính – sinh hoạt, nhà sản xuất và nhà hỗn hợp, mà hành
lang này dẫn vào các khu vực thường xuyên có người; Các hành lang có chiều dài
lớn hơn 15 m, không có thông gió tự nhiên của các nhà sản xuất, nhà kho hạng A, B
và C từ 2 tầng trở lên, cũng như của các công trình công cộng và nhà hỗn hợp từ 6
tầng trở lên; Từ hành lang và sảnh chung của nhà hỗn hợp có buồng thang bộ thoát
nạn không nhiễm khói;
+ Từ khoảng thông tầng của nhà có chiều cao lớn hơn 28 m, cũng như từ các
sảnh thông tầng có chiều cao lớn hơn 15 m vàtừ các hành lang có cửa đi hoặc ban
công mở thông với không gian của sảnh thông tầng trên;
+ Tại các gian phòng: Các gian phòng sản xuất và kho có số chỗ làm việc ổn
định (đối với gian phòng lưu trữ dạng kệ thì không phụ thuộc vào số chỗ làm việc ổn
định) hạng nguy hiểm cháy A, B, C trong nhà bậc chịu lửa I đến IV, hoặc hạng nguy
hiểm cháy D, E trong nhà bậc chịu lửa IV, V; Các khu vực tiếp cận vào buồng thang
bộ thoát nạn không nhiễm khói, hoặc từ các gian phòng không có thông gió tự nhiên
(Diện tích từ 50 m2 trở lên, thường xuyên hoặc nhất thời tập trung từ 50 người trở
lên, tính theo Bảng G.9 (Phụ lục G), ngoại trừ trường hợp khẩn cấp, không tính diện
tích chiếm chỗ của các thiết bị, vật dụng; Các gian thương mại, trưng bày sản phẩm
hàng hóa; Các phòng đọc và lưu trữ sách của thư viện, các gian triển lãm, bảo tàng
códiện tích từ 50 m2 trở lên có chỗ làm việc ổn định, dùng để lưu trữ hoặc sử dụng
các chất và vật liệu cháy; Phòng thay đồ, gửi đồ diện tích từ 200 m 2 trở lên); Các
gian phòng lưu giữ ô-tô, xe máy của các gara ô-tô, xe máy ngầm và gara ô-tô, xe máy
kín trên mặt đất được bố trí riêng hoặc xây trong hoặc xây liền kề với các nhà có
chức năng khác (với việc chuyển xếp ô-tô có hoặc không có lái xe tham gia) và cả
các đường dốc được cách ly của các gara ô-tô này. Cho phép thiết kế hút khói qua
hành lang bên cạnh của gian phòng có diện tích đến 200 m 2 hạng nguy hiểm cháy
C1, C2, C3 cũng như công năng khác lưu trữ hoặc sử dụng chất và vật liệu cháy.
- Cho phép không thiết kế hệ thống hút khói trong trường hợp sau: Các gian
có diện tích đến 200 m2, được trang bị hệ thống chữa cháy tự động bằng bọt hoặc
nước (trừ gian phòng hạng nguy hiểm cháy A, B và các gara đỗ xe kín được đỗ xe
nhờ lái xe); Các gian phòng được trang bị chữa cháy tự động bằng khí, bột, aerosol
(trừ các gara đỗ xe kín được đỗ xe nhờ lái xe); Các hành lang và sảnh khi tất cả các
gian phòng có cửa đi vào hành lang hoặc sảnh này đã được thoát khói trực tiếp. Các
gian phòng diện tích đến 50 m2 nằm trong gian phòng chính đã được thoát khói; Các
gian phòng công năng công cộng xây dựng tại tầng 1 (tầng trệt) trong các nhóm F1.2
và F1.3, có kết cấu ngăn cách với khu vực ở và có lối ra thoát nạn trực tiếp ra bên
ngoài khi khoảng cách từ điểm xa nhất của gian phòng đến lối ra này không lớn hơn
25 m và diện tích không lớn hơn 800 m2.
- Hệ thống hút khói hành lang và gian phòng, hệ thống hút khói của các khoang
cháy, hệ thống hút khói của các tầng hầm phải thiết kế độc lập theo quy định tại D.1
174

QCVN 06:2021/BXD và Điều 2.3.3.1 QCVN 13:2018/BXD. Các nhóm gian phòng
với công năng khác nhau của nhà nhóm F1.2, F4.3 và nhà hỗn hợp có chiều cao >
50m đặt trong phạm vi của cùng một khoang cháy phải có hệ thống thông gió, điều
hòa và sưởi ấm không khí hoạt động độc lập.
- Quạt thải khói cần được che chắn bằng vách ngăn cháy loại 1 (đặt trong nhà)
theo quy định tại Điều 6.13 TCVN 5687:2010. Đối với nhà nhóm F1.2, F4.3 và nhà
hỗn hợp chiều cao > 50 m, quạt thải khói phải đặt trong phòng riêng biệt theo quy
định tại A.2.29.10 QCVN 06:2021/BXD. Các quạt hút với giới hạn chịu lửa phù hợp
(ví dụ: 0,5 h ở 200oC; 0,5 h ở 300oC; 1 h ở 300oC; 1 h ở 400oC; 1 h ở 600oC hoặc 1,5
h ở 600oC, ...) phải được thực hiện căn cứ vào nhiệt độ tính toán của dòng khí chuyển
dịch, tương ứng với hạng của gian phòng được phục vụ;
- Có thể thiết kế hệ thống hút khói cưỡng bức hoặc thoát khói tự nhiên. Tuy
nhiên, việc sử dụng giải pháp thoát khói tự nhiên chỉ được áp dụng thiết kế cho nhà
01 tầng.
+ Thông gió tự nhiên khi cháy cho hành lang bằng các ô cửa mở trên cấu trúc
bên ngoài được bố trí ở độ cao không nhỏ hơn 2,2 m từ mặt sàn đến mép dưới của ô
cửa, không quá 30 m chiều dài hành lang phải có một ô và tổng diện tích các ô cửa
này không nhỏ hơn 2,5 % diện tích sàn hành lang;
+ Thông gió tự nhiên khi cháy cho gian phòng cần bằng các ô cửa mở trên tường
ngoài ở độ cao không nhỏ hơn 2,2 m từ mặt sàn đến mép dưới của ô cửa và với tổng
diện tích không nhỏ hơn 2,5 % diện tích sàn của gian phòng. Nếu gian phòng chỉ có
một bên tường ngoài thì khoảng cách từ tường ngoài các với ô cửa mở đến tường đối
diện không được lớn hơn 20 m. Nếu gian phòng có 02 bên tường ngoài đối diện nhau,
thì các ô cửa mở phải nằm ở hai tường ngoài đối diện nhau và thì khoảng cách giữa
hai tường đó không lớn hơn 40 m. Hồ sơ thiết kế phải có thuyết minh tính toán diện
tích ô cửa so với diện tích gian phòng. Mặt bằng, mặt cắt phải thể hiện chiều cao lắp
đặt của các giá đỡ, kệ hàng, máy móc, dây chuyền công nghệ. Nếu chiều cao lắp đặt
của các giá đỡ, máy móc, dây chuyền công nghệ ≥ 2,2 m thì bố trí các ô cửa, louver
để thoát khói tự nhiên ở trên cao độ của máy móc, dây chuyền công nghệ, kệ hàng.
Các ô cửa, louver thoát khói phải bố trí đối xứng nhau để bảo đảm thoát khói khi
có cháy.
175

Giải pháp thoát khói tự nhiên cho nhà chỉ có kết cấu xây Giải pháp thoát khói tự nhiên cho nhà chỉ có hai kết
dựng ở một phía gian phòng cấu xây dựng ngoài đối diện nhau
H ≥ 2,2 m; A ≤ 20 m H ≥ 2,2 m; A ≤ 40 m
Sa + Sb + Sc ≥ 2,5%Sgian phòng Sa + Sb + Sc + Sd + Se + Sf ≥ 2,5%Sgian phòng

Hình minh họa: Giải pháp thoát khói tự nhiên cho nhà sản xuất, nhà kho 01 tầng theo Chú thích
3 D.2 Phụ lục D QCVN 06:2021/BXD.
- Yêu cầu kỹ thuật hệ thống hút khói cưỡng bức:
+ Thiết kế hệ thống hút khói bảo vệ các hành lang phải riêng biệt với hệ thống
hút khói để bảo vệ các phòng; Lưu lượng quạt của hệ thống hút khói hành lang phải
được tính toán bảo đảm tối thiểu để hút khói cho 1 tầng bị cháy và 2 tầng liền kề;
+ Cửa thu khói của hệ thống hút khói hành lang phải đặt ở dưới trần của hành
lang và không được thấp hơn dạ cửa (cạnh trên của lỗ cửa đi của lối ra thoát nạn).
Chiều dài hành lang cần lắp một cửa thu khói không được lớn hơn 30 m. Trên nhánh
hút khói hành lang hay sảnh bố trí không quá 02 cửa thu khói;
+ Thiết kế hệ thống hút khói cho nhà công nghiệp phải độc lập cho mỗi khoang
cháy. Khi điều khiển cho hệ thống hút khói phải tính đến việc hút khói cho khoang
bị cháy và khoang liền kề với khoang bị cháy cùng hoạt động;
+ Khi hút khói trực tiếp từ các gian phòng có diện tích lớn hơn 3.000 m2 thì
phải chia thành các vùng khói có diện tích không lớn hơn 3.000 m2 và phải tính đến
khả năng xảy ra cháy ở một trong các vùng đó. Mỗi cửa thu khói chỉ được tính phục
vụ cho một diện tích không quá 1.000 m2.
- Các gara ô tô bố trí trong nhà có chức năng khác không đẩy khói qua các lỗ
cửa mở do đó cần thiết kế thoát khói cơ khí cưỡng bức. Đối với các gara độc lập, giải
pháp thoát khói tự nhiên được phép nếu bảo đảm các điều kiện:
176

+ Cho phép thoát khói tự nhiên qua cửa sổ và cửa trời được trang bị cơ cấu cơ
khí để mở ô thoáng ở phần trên của cửa sổ từ mức 2,2 m trở lên (kể từ mặt sàn đến
mép dưới của ô thoáng) và để mở các lỗ cửa trời. Trong trường hợp này, tổng diện
tích của các lỗ cửa mở được xác định theo tính toán nhưng không được nhỏ hơn 0,2%
diện tích phòng, còn khoảng cách từ các cửa sổ đến điểm xa nhất trong phòng không
được vượt quá 18 m;
+ Phía trên các lỗ cửa của các gara ô-tô được xây bên trong hoặc liền kề các
nhà có chức năng khác (trừ các nhà nhóm F 1.4) phải bố trí các mái đua làm từ các
vật liệu không cháy. Phần đua ra của mái đua này phải không ít hơn 1 m và khoảng
cách từ mép mái đua tới mép dưới của các lỗ cửa sổ phía trên nó của các nhà trên
không nhỏ hơn 4 m hoặc cửa sổ phải làm bằng vật liệu không cháy.
- Không được đặt ống gió đi ngang qua khung cầu thang (trừ đường ống tăng
áp) và qua các gian hầm trú ẩn. Các đường ống và thiết bị của hệ thống hút khói phải
được làm từ vật liệu không cháy, có giới hạn chịu lửa theo quy định tại D.9 QCVN
06:2021/BXD:
+ EI 120 - đối với các đường ống và kênh dẫn khói nằm bên ngoài phạm vi
của khoang cháy mà hệ thống đó phục vụ; khi đó tại các vị trí đường ống và kênh
khói đi xuyên qua tường, sàn ngăn cháy của khoang cháy không được lắp các van
ngăn cháy loại thường mở.
+ EI 60 – đối với các đường ống và kênh dẫn khói nằm trong phạm vi của
khoang cháy được phục vụ, khi sử dụng để thải khói từ các gara để xe dạng kín.
+ EI 45 – đối với đường ống và kênh dẫn khói theo phương đứng nằm trong
phạm vi của khoang cháy được phục vụ, khi hút sản phẩm cháy trực tiếp tại khu vực
phục vụ đó.
+ EI 30 – đối với các trường hợp khác nằm trong phạm vi khoang cháy được
phục vụ.
- Để ngăn chặn cháy lan giữa các khu vực trong công trình phải lắp đặt van
ngăn lửa tại các vị trí quy định tại Điều 5.2.1 TCVN 5687:2010, cụ thể:
+ Trên ống thu của mỗi tầng tại những điểm đấu nối vào ống góp đứng hay
ống góp ngang trong nhà công cộng, nhà hành chính - dịch vụ hay nhà sản xuất thuộc
cấp nguy hiểm cháy nổ D;
+ Trên ống gió phục vụ cho các gian sản xuất cấp A, B hay C và tại những
điểm ống gió cắt ngang qua tường ngăn lửa hay sàn nhà;
+ Trên mỗi ống góp gió đặt xuyên qua phòng (ở khoảng cách không quá 1 m
cách nhánh rẽ gần nhất dẫn tới quạt) phục vụ cho một nhóm phòng của một trong
các nhóm sản xuất thuộc cấp nguy hiểm cháy nổ A, B hay C (trừ kho chứa) có diện
tích chung không lớn hơn 300 m2 trong phạm vi của một tầng có cửa đi thông ra
hành lang chung.
177

+ Van ngăn lửa phải được đặt trên vách ngăn, trực tiếp sát vách ngăn ở bất kỳ
phía nào của vách hoặc cách vách ngăn một đoạn, nhưng phải đảm bảo khả năng
chịu lửa của đoạn ống gió kể từ vách ngăn đến van tương đương với khả năng chịu
lửa của vách;
+ Các van ngăn cháy của các nhà nhóm F1.2, F 4.3 và nhà hỗn hợp chiều cao
> 50m phải có thiết bị dẫn động điều khiển từ xa và tự động. Không cho phép sử
dụng các van ngăn cháy với bộ dẫn động bằng các phần tử nhiệt. Giới hạn chịu lửa
của các van chặn lửa phải đảm bảo các quy định sau: Không thấp hơn EI 90, khi bộ
phận ngăn cháy tương ứng có giới hạn chịu lửa REI 120 hoặc cao hơn; Không thấp
hơn EI 60, khi bộ phận ngăn cháy tương ứng có giới hạn chịu lửa REI 60.
- Cửa thải khói trên mái phải được bố trí các cửa lấy gió của hệ thống tăng áp
tối thiểu 5 m. Riêng đối với các nhà nhóm F1.2, F 4.3 và nhà hỗn hợp chiều cao >
50m tối thiểu là 10 m theo quy định tại A.2.29.4 QCVN 06:2021/BXD.
- Việc thải khói có thể qua các ô thoáng, giếng thải nằm trên tường ngoài
không có ô cửa hoặc cách các ô cửa không nhỏ hơn 5 m theo cả phương ngang và
phương đứng và cách mặt đất hơn 2 m. Khoảng cách đến ô cửa có thể giảm xuống
nếu bảo đảm vận tốc thải khói không nhỏ hơn 20 m/s hoặc qua các giếng thải khói
tách biệt nằm trên mặt đất ở khoảng cách không nhỏ hơn 15 m tính đến tường ngoài
có ô cửa và các miệng hút của hệ thống điều hòa không khí, tăng áp của nhà đó cũng
như nhà lân cận. Cho phép xả khói từ các ống hút khói từ tầng hầm và tầng nửa hầm
qua các khoang được thông gió. Trong trường hợp này, miệng xả khói phải được đặt
cách nền của khoang thông gió ít nhất là 6m (cách kết cấu của một ngôi nhà ít nhất
là 3m theo chiều đứng và 1m theo chiều ngang) hoặc đối với thiết bị xả dạng ướt
phải cách mặt sàn ít nhất là 3m. Không lắp các van khói trên những ống này.
- Tính toán lựa chọn công suất quạt hút khói theo quy định tại Phụ lục L
TCVN 5687:2010.
- Quạt hút khói, van khói từng tầng, từng khu vực phải khởi động tự động qua
tín hiệu liên động với hệ thống báo cháy tự động và bằng tay qua nút ấn tại phòng
trực chống cháy tại tầng 1 theo quy định tại Điều 6.20 TCVN 5687:2010 và A.2.29.13
QCVN 06:2021/BXD;
- Nguồn điện cấp cho hệ thống hút khói:
+ Tối thiểu phải có 02 nguồn điện ưu tiên (01 nguồn điện chính và 01 nguồn
điện dự phòng). Đối với các buồng thang thoát nạn thay thế cho buồng thang bộ N1
thì hệ thống cung cấp không khí bên ngoài vào khoang đệm và vào buồng thang phải
được cấp điện từ 3 nguồn ưu tiên (01 nguồn điện lưới và 2 nguồn máy 0 phát điện
dự phòng hoặc 2 nguồn điện ưu tiên và 1 nguồn điện dự phòng) bảo
đảm nguyên tắc duy trì liên tục nguồn điện cấp cho hệ thống hoạt động ổn định khi
có cháy xảy ra;
178

+ Đối với các nhà thuộc phạm vi quy định của A.2 QCVN 06:2021/BXD:
Nguồn điện cấp cho hệ thống tối thiểu là 03 nguồn độc lập. Dây và cáp cấp điện phải
có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 120 phút theo quy định tại A.2.29.10 và A.2.28.1
QCVN 06:2021/BXD.
6. Hệ thống chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn
6.1. Yêu cầu trang bị hệ thống đèn chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn
- Hệ thống đèn chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn được trang bị trên lối
thoát nạn các công trình trong các khu vực sau:
+ Ở các chỗ nguy hiểm cho sự di chuyển của người.
+ Ở các lối đi và trên các cầu thang bộ dùng để thoát nạn cho người khi số
lượng người cần thoát nạn lớn hơn 50 người.
+ Theo các lối đi chính và cửa ra của các phòng sản xuất, trong đó số người
làm việc lớn hơn 50 người.
+ Ở các vị trí chỉ dẫn thang bộ trong các nhà ở có chiều cao lớn hơn 6 tầng.
+ Trong các gian phòng công cộng và các nhà phụ trợ của các xí nghiệp công
nghiệp, nếu ở đó khả năng tụ tập đồng thời nhiều hơn 100 người.
+ Ở các gian phòng sản xuất không có ánh sáng tự nhiên.
6.2. Yêu cầu kỹ thuật khi trang bị hệ thống đèn chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn
thoát nạn
6.2.1. Vị trí lắp đặt:
Đèn chiếu sáng sự cố và đèn chỉ dẫn thoát nạn được lắp đặt, bố trí ở trên các
cửa ra vào, cầu thang thoát nạn, lối rẽ trên đường thoát nạn để chiếu sáng, chỉ dẫn lối
đi và dễ dàng quan sát. Vị trí lắp đặt bảo đảm nhìn thấy lối thoát nạn và khoảng cách
không lớn hơn 30 m.
6.2.2. Cường độ chiếu sáng:
- Đối với đèn chiếu sáng sự cố: trung bình 10 lux, nhỏ nhất là 1lux tại mọi
điểm trên đường thoát nạn.
- Đèn chỉ dẫn thoát nạn phải được nhìn thấy rõ ràng các chữ “LỐI RA” hoặc
chữ khác thích hợp từ khoảng cách tối thiểu 30 m trong điều kiện chiếu sáng bình
thường (300 lux) hoặc khi có sự cố (10 lux).
6.2.3. Nguồn điện dự phòng:
- Đèn chiếu sáng sự cố và đèn chỉ dẫn thoát nạn có nguồn điện dự phòng đảm
bảo thời gian hoạt động tối thiểu là 2 giờ.
- Nguồn điện sử dụng cho chiếu sáng khẩn cấp phải được kiểm soát tại tủ phân
phối. Quy định này không áp dụng cho pin, ắc quy tự nạp.
- Phải trang bị hệ thống đèn chiếu sáng sự cố cho khu vực trạm bơm nước chữa
cháy có nguồn điện dự phòng đảm bảo thời gian hoạt động tối thiểu 3 giờ, nguồn
điện dự phòng này không được lấy từ nguồn ắc quy khởi động của bơm.
179

- Đối với nhà (có chiều cao PCCC từ trên 50 m đến 150 m) thuộc nhóm nguy
hiểm cháy theo công năng F1.2, F4.3 và nhà hỗn hợp nguồn điện cấp cho hệ thống
hướng dẫn thoát nạn (hệ thống đèn chiếu sáng sự cố và đèn chỉ dẫn thoát nạn) phải
bảo đảm duy trì làm việc của hệ thống thiết bị đó trong thời gian không ít hơn 3 giờ
kể từ khi có cháy và lấy từ 03 nguồn độc lập.
7. Thang máy chữa cháy
7.1. Yêu cầu trang bị
- Đối với nhà, công trình và các gian phòng lưu giữ ô-tô (sau đây gọi chung là
gara ô-tô): Trong các gara ô-tô ngầm có trên hai tầng hầm, trong mỗi khoang cháy
phải bố trí ít nhất một thang máy làm việc ở chế độ “chuyên chở lực lượng chữa
cháy” phù hợp với yêu cầu của QCVN 06:2021/BXD theo quy định tại Điều 2.2.1.20
QCVN 13:2018.
- Đối với gian phòng, nhà và các công trình xây dựng (sau đây gọi chung là
nhà): Trong mỗi khoang cháy của nhà nhóm F1.3 có chiều cao lớn hơn 50m, của các
nhà khác có chiều cao lớn hơn 28m hoặc nhà có chiều sâu của sàn tầng hầm dưới
cùng lớn hơn 9m phải bố trí tối thiểu 01 thang máy chữa cháy theo quy định tại Điều
6.13 QCVN 06:2021/BXD.
- Lưu ý:
+ Việc phân loại nhóm nhà được thực hiện theo Bảng 6 và tỉ lệ diện tích sàn
xây dựng dùng cho một công năng bất kỳ trên tổng diện tích sàn xây dựng của nhà
(không bao gồm các diện tích sàn dùng cho hệ thống kỹ thuật, phòng cháy chữa cháy,
gian lánh nạn và đỗ xe)
+ Đối với các công trình thuộc diện trang bị thang máy chữa cháy thì phải
trang bị cho tất cả các khoang cháy của nhà, công trình đó.
7.2. Yêu cầu thiết kế
7.2.1. Yêu cầu chung
- Thang máy chữa cháy không được sử dụng để vận chuyển hàng hóa;
- Trong điều kiện bình thường thang máy chữa cháy được sử dụng để chở
người; có thể được bố trí với một sảnh riêng hoặc trong sảnh chung với các thang
máy chở người
- Nếu chỉ có một thang máy chữa cháy thì thang máy đó ít nhất phải đến được
tất cả các tầng kế cận với tầng đang cháy của ngôi nhà
- Nếu có nhiều thang máy chữa cháy được bố trí chung trong một giếng thang
thì các thang máy có thể phục vụ cho các khu vực khác nhau của tòa nhà với điều
kiện phải thể hiện rõ vùng được phục vụ trên mỗi thang máy đó
- Nếu có các tầng lánh nạn thì mỗi tầng đó phải được phục vụ bởi ít nhất một
thang máy chữa cháy
7.2.2. Yêu cầu bổ sung đối với nhà nhóm F1.2, F4.3 và nhà hỗn hợp từ 50m
đến 150m
- Sảnh thang máy phải đảm bảo giới hạn chịu lửa theo quy định tại Bảng A.1
QCVN 06:2021/BXD
180

- Phải bố trí TMCC trong giếng thang riêng biệt, có sảnh thang máy độc lập.
Lối ra từ thang máy chữa cháy đi ra ngoài nhà không được bố trí đi qua sảnh chung.
7.3. Yêu cầu thiết kế, kỹ thuật
7.3.1. Bán kính phục vụ
- Đối với nhà có chiều cao PCCC lớn hơn 28m, (lớn hơn 50m đối với nhóm
F1.3), hoặc nhà có chiều sâu của sàn tầng hầm dưới cùng (tính đến cao độ của lối ra
thoát nạn ra ngoài) lớn hơn 9 m: bán kính phục vụ từ vị trí thang máy chữa cháy đến
điểm bất kỳ trên bề mặt tầng mà nó phục vụ không được lớn hơn 60 m;
- Đối với nhà nhóm F1.2, F4.3 và nhà hỗn hợp từ 50m đến 150m: bán kính
phục vụ từ vị trí TMCC đến điểm bất kỳ trên bề mặt tầng mà nó phục vụ không được
lớn hơn 45m;
7.3.2. Khoảng cách tiếp cận
- Đối với nhà nhóm F1.3 có chiều cao lớn hơn 15m hoặc các tầng hầm: Lối
vào khoang đệm thang máy chữa cháy hoặc buồng thang bộ thoát nạn có bố trí họng
chờ D65 cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp không được lớn hơn 18m
- Đối với các tầng hầm, phải có đường cho xe chữa cháy nằm trong phạm vi
18 m tính từ lối vào trên mặt đất của tất cả các khoang đệm của thang máy chữa cháy
hoặc của buồng thang bộ thoát nạn có bố trí họng chờ cấp nước DN 65 dành cho lực
lượng chữa cháy chuyên nghiệp (của hệ thống ống khô)
7.3.3. Sảnh thang máy chữa cháy, công tắc thang máy chữa cháy
- Diện tích không nhỏ hơn 4 m2;
- Khi kết hợp với các sảnh của buồng thang bộ không nhiễm khói thì diện tích
không nhỏ hơn 6 m2;
- Được bao bọc bằng các vách ngăn cháy loại 1;
- Có lắp đặt họng chờ cấp nước DN 65 dành cho lực lượng chữa cháy chuyên
nghiệp.
- Công tắc thang máy chữa cháy phải được bố trí cách thang máy chữa cháy
trong phạm vi 2 m theo phương nằm ngang và ở độ cao so với mức sàn từ 1,8m đến
2,1 m và được ghi nhãn với hình minh họa.
7.3.4. Cabin thang máy chữa cháy
7.3.4.1. Về kết cấu ngăn cháy cabin
- Kết cấu bao che của cabin thang máy chữa cháy phải được làm từ vật liệu
không cháy hoặc cháy yếu.
- Đối với nhà, công trình thuộc phạm vi của phụ lục A.2 QCVN 06:2021/BXD:
Vật liệu ốp lát hoàn thiện bề mặt các cấu kiện bao bọc cabin thang máy chữa cháy
(tường, sàn, trần, cửa) phải được cấu tạo như thang máy chữa cháy và được làm từ
vật liệu không cháy hoặc từ nhóm vật liệu có tính nguy hiểm cháy cao hơn Ch1, BC1,
SK2, ĐT2, LT1.
- Kết cấu bao bọc giếng thang máy chữa cháy phải có giới hạn chịu lửa không
nhỏ hơn REI120; kết cấu bọc giếng thang máy chữa cháy, tường ngăn sảnh thang
máy với khoang đệm của thang máy chữa cháy đối với nhà thuộc phụ lục A.2 QCVN
06:2021/BXD phải bảo đảm theo quy định tại bảng A.1 QCVN 06:2021/BXD.
181

7.3.4.2. Về kích thước, tải trọng cabin


- Chiều rộng nhỏ nhất của lối vào cabin phải là 0,8 m
- Chiều rộng cabin không được nhỏ hơn 1,1 m
- Chiều sâu cabin không được nhỏ hơn 2,1 m (có tính đến cứu nạn, cứu hộ)
- Tải trọng cabin:
+ Đối với nhà chung cư nhóm F1.3 không được nhỏ hơn 630 kg;
+ Đối với nhà sản xuất, nhà công cộng khác không được nhỏ hơn 1.000 kg.
- Công tắc thang máy chữa cháy phải được bố trí cách thang máy chữa cháy
trong phạm vi 2 m theo phương nằm ngang và ở độ cao so với mức sàn từ 1,8m đến
2,1 m và được ghi nhãn với hình minh họa.
7.3.5. Về tốc độ di chuyển, bảo vệ tránh nước trong giếng thang
- Tốc độ di chuyển của thang máy chữa cháy không được nhỏ hơn H/60 (m/s),
trong đó H là chiều cao nâng (m);
- Thang máy chữa cháy phải đi tới tầng cao nhất so với tầng phục vụ chữa cháy
trong thời gian 60 giây sau khi đóng các cửa của thang máy.
- Thiết bị điện trong giếng thang của thang máy chữa cháy và trên cabin, được
bố trí trong phạm vi 1,0 m đối với bất cứ thành giếng thang nào có chứa cửa tầng,
phải được bảo vệ tránh bị nước nhỏ giọt hoặc tránh tia nước phun hoặc được trang
bị các vỏ bao che có cấp bảo vệ ít nhất là IPX3 theo EN 60529:1991;
- Bất cứ thiết bị điện nào được bố trí cách sàn hố giếng thang nhỏ hơn 1,0 phải
được bảo vệ tới cấp IP67; ổ cắm và đèn chiếu sang thấp nhất của giếng thang cũng
phải được bố trí cách mức nước cho phép cao nhất trong hố giếng thang ít nhất là
0,5m.
7.3.6. Về giải cứu người bị mắc kẹt trong cabin: phải có phương án giải cứu
người bị mắc kẹt trong cabin từ bên ngoài cabin và tự giải cứu từ bên trong cabin
thông qua cửa sập khẩn cấp trên nóc cabin với kích thước không nhỏ hơn 0,5m x
0,7m, cụ thể như sau:
- Giải cứu từ bên trong cabin
+ Phải có lối tiếp cận có thể mở cửa thoát hiểm ra hoàn toàn từ bên trong cabin
bằng cách tạo ra các bậc thích hợp trong cabin với độ cao lớn nhất của bậc là 0,4m,
các bậc phải có khả năng đỡ được tải trọng 1200N;
+ Khoảng trống giữa bậc thang và tường thang máy không được nhỏ hơn 0,1m;
+ Có sơ đồ đơn giản hoặc biểu tượng trong giếng thang tại mỗi tầng dừng chỉ
cách mở khóa cửa tầng;
+ Phải trang bị thang xách tay (thang cứng) lắp bên ngoài cabin, liên động với
thiết bị điện để đảm bảo thang máy chữa cháy không di chuyển khi thang xách tay
ra được tháo ra. Chiều dài nhỏ nhất của thang xách tay phải lớn hơn chiều cao tầng
phía trên. Trường hợp không thể lắp đặt thang xách tay bên ngoài cabin đáp ứng các
điều kiện nêu trên thì phải sử dụng một thang được lắp đặt cố định với giếng thang.
- Giải cứu từ bên ngoài cabin: có thể sử dụng thang xách tay bố trí phía trên
cách ngưỡng cửa của lối vào tầng dừng trong khoảng 0,75m để có thể tiếp cận nóc
cabin từ ngưỡng cửa tầng dừng gần nhất phía trên.
182

7.3.7. Về chế độ vận hành của thang máy chữa cháy


- Ở chế độ hoạt động bình thường, cửa các thang máy chữa cháy không được
mở vào tầng có gian lánh nạn. Cửa tầng của các giếng thang tại những tầng có gian
lánh nạn phải thường xuyên được khóa và chỉ được tự động mở khóa khi chuyển
sang chế độ phục vụ lực lượng chữa cháy;
- Trong trường hợp có cháy, thang máy chữa cháy sẽ được gọi về ưu tiên và
được thực hiện bằng tay (nút điều khiển do lính chữa cháy thực hiện) hoặc tự động
(bằng tín hiệu của hệ thống báo cháy), sau đó thang máy sẽ được sử dụng dưới sự
điều khiển của lính chữa cháy, cụ thể như sau:
+ Gọi về ưu tiên: Thang máy chữa cháy nhận được tín hiệu điều khiển từ hệ
thống báo cháy hoặc khi được lính chữa cháy tác động nút ấn điều khiển tại tầng 1
sẽ dừng/hủy tất cả các cuộc gọi tại các tầng khác và tự động về tầng 1, cửa cabin
được mở và sẵn sàng phục vụ lính chữa cháy.
+ Lính chữa cháy điều khiển thang máy chữa cháy: Sau khi thang máy chữa
cháy được gọi về tầng 1, nó không hoạt động cho tới khi công tắc thang máy chữa
cháy được khởi động. Khi cabin đang di chuyển, chỉ có thể đăng ký một cuộc gọi
mới từ bên trong cabin và các cuộc gọi trước đó phải bị hủy. Khi tới tầng phục vụ
chữa cháy, cửa cabin vẫn trong trạng thái đóng và chỉ có thể mở được nếu ấn giữ liên
tục nút ấn “mở cửa” của cabin, nếu nút ấn “mở cửa” của cabin được nhả ra trước khi
cửa được mở hoàn toàn thì cửa cabin phải tự động đóng lại. Khi các cửa được mở
hoàn toàn thì chúng phải duy trì vị trí mở tới khi một lệnh mới được đăng ký trên
bảng điều khiển của cabin.
7.3.8. Về nguồn điện cấp cho thang máy chữa cháy
- Yêu cầu chung: hệ thống điện cấp cho thang máy chữa cháy phải có tối thiểu
02 nguồn gồm 01 nguồn điện chính và 01 nguồn điện dự phòng;
- Yêu cầu bổ sung đối với nhà F1.3 có chiều cao từ 75 m đến 150 m: nguồn
điện cấp cho thang máy chữa cháy phải được lấy từ các tủ điện độc lập hoặc các bảng
điện riêng với mầu sơn khác nhau đi theo hai tuyến riêng biệt tới thiết bị phân phối
của từng khoang cháy.
- Yêu cầu bổ sung đối với nhà nhóm F1.2, F4.3 và nhà hỗn hợp từ 50m đến
150m: nguồn điện cấp cho thang máy chữa cháy phải bảo đảm duy trì sự làm việc
trong thời gian không ít hơn 3 giờ kể từ khi có cháy và phải được lấy từ 3 nguồn cấp
độc lập.
8. Hệ thống cấp khí đốt trung tâm
* Về đối tượng thuộc diện thẩm duyệt: Hệ thống cấp khí đốt trung tâm nằm
trong công trình thuộc Phụ lục V hoặc Hệ thống cấp khí đốt trung tâm có tổng lượng
khí tồn chứa từ 200 kg trở lên theo quy định tại phụ lục V, Nghị định số
136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ.
* Yêu cầu thiết kế đối với khu vực tồn chứa LPG (kho chứa LPG) được lưu
trữ dưới dạng Giàn chai chứa LPG hoặc Bồn chứa LPG:
183

- Đối với Giàn chai chứa LPG:


+ Sức chứa tối đa: Sức chứa tối đa của trạm cấp cho phép là 1000 kg. Trường
hợp trạm cấp LPG đặt trong nhà dân dụng, công nghiệp có sức chứa dưới 700 kg và
phải ngăn cách với các phần khác của tòa nhà bằng tường chắn, trần, nền kín, có giới
hạn chịu lửa ít nhất là REI 150 phút.
+ Khoảng cách đối với trạm cấp đặt ngoài nhà phải bảo đảm theo quy định tại
Điều 7, QCVN 10:2012/BCT và phải có mái che làm bằng vật liệu không cháy, cách
biệt với các tòa nhà khác hoặc hàng rào ranh giới của công trình bên cạnh có khoảng
cách tối thiểu 1 m với sức chứa dưới 400 kg; 3 m với sức chứa từ 400 kg đến 1000
kg.
+ Lối vào khu vực tồn chứa phải bảo đảm tối thiểu 02 lối, bố trí phân tán nếu
khoảng cách từ bất cứ điểm nào trong kho chứa tới lối ra vào lớn hơn 12m. Kho chứa
chai phải được bao quanh bởi tường chắn hoặc hàng rào thoáng có chiều cao ít nhất
1,8 m. Không được dùng khoá tự động cho cổng ra vào và cổng phải được bố trí hợp
lí để thoát hiểm dễ dàng trong mọi trường hợp.
+ Việc thông gió cho trạm cấp LPG có thể thực hiện bằng thông gió tự nhiên
hoặc thông gió cưỡng bức. Các yêu cầu về thông gió tự nhiên phải bảo đảm theo quy
định tại các Điều 4.2.9.2.3, Điều 4.2.9.2.4, Điều 4.2.9.2.5, Điều 4.2.9.2.6, Điều
4.2.9.2.7, TCVN 7441:2004 “Hệ thống cung cấp khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) tại nơi
tiêu thụ - Yêu cầu thiết kế, lắp đặt và vận hành”. Lưu ý, việc tính toán diện tích lỗ
thông gió phải bảo đảm theo quy định tại Điều 4.2.9.3.1 và Điều 4.2.9.3.3 TCVN
7441:2004.
+ Khi không đáp ứng được các yêu cầu về thông gió tự nhiên, phải thiết kế hệ
thống thông gió cưỡng bức cho trạm cấp, bảo đảm theo quy định tại Điều 4.2.9.2.8
và Điều 5.2.12 TCVN 7441:2004.
- Đối với Bồn chứa LPG
+ Vị trí lắp đặt: Các bồn chứa LPG phải được đặt ở ngoài trời, bên ngoài nhà,
bên ngoài các công trình xây dựng kín. Không đặt bồn chứa trên nóc nhà, ban công,
trong tầng hầm và dưới các công trình. Các bồn chứa không được đặt chồng lên nhau.
Các bồn chứa hình trụ nằm ngang không được đặt thẳng hàng theo trục dọc, hướng
về phía nhà ở hoặc các công trình dịch vụ.
+ Bồn chứa phải lắp đặt van đóng ngắt khẩn cấp.
+ Khoảng cách an toàn PCCC phải bảo đảm theo quy định tại Bảng 3 QCVN
10:2012/BCT.
* Yêu cầu thiết kế đối với Máy hóa hơi:
184

- Chỉ được lắp đặt máy hoá hơi đảm bảo an toàn phòng nổ và phải lắp đặt tại
vị trí cách bồn chứa hoặc chai chứa tối thiểu 1,5 m, cách tòa nhà gần nhất tối thiểu 3
m;
- Khoảng cách giữa máy hoá hơi và toà nhà gần nhất hoặc đường ranh giới của
khu đất liền kề không được nhỏ hơn 3 m;
- Khi đặt máy hóa hơi bên trong tòa nhà thì máy hóa hơi chỉ đặt ở tầng một
(tầng trệt) và nền tầng một không được thấp hơn mặt bằng xung quanh và phải thông
thoáng;
- Không được lắp đặt các cuộn dây gia nhiệt bên trong bồn chứa.
* Yêu cầu thiết kế đối với van điều áp:
- Đối với van điều áp cấp 1:
+ Để cung cấp LPG cho nhiều đối tượng sử dụng cùng một lúc. Phải có hệ
thống điều áp gồm từ hai van điều áp lắp song song trở lên; một van điều áp hoạt
động và van điều áp còn lại dự phòng hoặc tăng công suất khi cần thiết;
+ Có thể lắp đặt một đường ống với kích thước phù hợp từ bồn chứa tới van
điều áp để cung cấp LPG hóa hơi tự nhiên (không qua máy hóa hơi);
+ Trên đường ống sau van điều áp cấp 1 phải có một van điều khiển chính để
ngắt nguồn cung cấp LPG cho nơi tiêu thụ khi có sự cố. Sau điều áp phải có đồng hồ
đo áp suất để xác định tình trạng hoạt động của van điều áp.
- Đối với van điều áp cấp 2:
+ Van điều áp cấp 2 có thể được lắp đặt trong khu vực trạm cấp LPG;
+ Đối với hệ thống cung cấp LPG cho các hộ tiêu thụ dân dụng, áp suất trước
khi vào thiết bị sử dụng không được vượt quá 3kPa (30mbar)
* Yêu cầu thiết kế đối với đường ống cấp LPG:
- Đối với các đường ống được thiết kế bên trong nhà, công trình: Đường ống
dẫn LPG hơi có áp suất lớn hơn 140 kPa (1,4 bar) hoặc LPG lỏng không được dẫn
vào bên trong bất kỳ tòa nhà nào. Đường ống kim loại có đường kính lớn hơn 50 mm
không được sử dụng mối ghép ren. Đường ống kim loại có đường kính nhỏ hơn hoặc
bằng 50 mm được phép sử dụng mối ghép ren. Ống ren phải là loại chuyên dùng cho
LPG có độ dày đảm bảo khả năng chịu áp lực LPG và là ren côn;
- Đối với vật liệu chế tạo: Đường ống áp suất cao phải được chế tạo bằng thép
không hàn chuyên dùng cho LPG. Gioăng sử dụng tại các điểm nối bích trên đường
ống phải là vật liệu chịu được LPG. Nếu gioăng được làm bằng kim loại hoặc vật
185

liệu có kim loại có điểm nóng chảy nhỏ hơn 816°C phải được bảo vệ chống lại tác
động của ngọn lửa.
- Đối với ống mềm nối chai chứa với ống góp: Ống mềm được thiết kế chịu
được áp suất nổ tối thiểu bằng 4 lần áp suất làm việc lớn nhất. Khớp nối của ống
mềm phải đi kèm với một van tự đóng để ngăn rò rỉ LPG từ ống mềm ngoài ra khi bị
tháo rời khỏi van chai chứa LPG
- Đối với vị trí đường ống: Không cho phép bố trí trong buồng thang bộ và
khoang đệm và trong các hành lang trên lối ra thoát nạn cũng như trong tầng hầm,
tầng nửa hầm.
- Đối với thiết bị an toàn: Để bảo đảm an toàn phải lắp đặt một van chặn hoặc
van một chiều ở giữa ống mềm với ống góp đối với tất cả các chai chứa. Các van
đóng ngắt phải được lắp để cô lập thiết bị với các đường ống; Van an toàn đường
ống phải được lắp vào mỗi phần đường ống LPG lỏng bị cô lập.
* Yêu cầu thiết kế đối với nguồn điện: Thiết bị điện sử dụng trong các vùng
nguy hiểm phải là loại phòng nổ
9. Hệ thống thu gom rác
Yêu cầu về giải pháp ngăn cháy cho hệ thống thu gom rác được quy định cụ
thể tại Điều 4.24 QCVN 06:2021/BXD và Điều 2.7.3, Điều 2.7.4 QCVN
04:2021/BXD, trong đó phân loại thành 02 hệ thống: gom rác theo đường ống và thu
rác theo từng tầng.
9.1. Yêu cầu chung
- Các ống đổ rác và buồng chứa rác phải được cách ly với những phần khác
của nhà bằng các bộ phận ngăn cháy; cửa thu rác ở các tầng phải có cửa ngăn cháy
tự động đóng kín.
- Ống đổ rác phải được làm bằng vật liệu không cháy.
- Không được đặt các ống đổ rác và buồng chứa rác bên trong các buồng thang
bộ, sảnh đợi hoặc khoang đệm được bao bọc ngăn cháy dùng cho thoát nạn.
- Các buồng có chứa ống đổ rác hoặc để chứa rác phải bảo đảm có lối vào trực
tiếp qua một khoảng thông thoáng bên ngoài nhà hoặc qua một khoang đệm ngăn
cháy được thông gió thường xuyên.
- Cửa vào buồng chứa rác không được đặt liền kề với các lối thoát nạn hoặc
cửa ra bên ngoài của nhà hoặc đặt gần với cửa sổ của nhà ở.
9.2. Yêu cầu bổ sung đối với hệ thống ống đổ rác trong nhà chung cư và nhà
chung cư hỗn hợp
- Cửa xả rác trong buồng chứa rác cũng như cửa đổ rác ở các tầng phải có nắp
đậy làm bằng vật liệu không cháy và có cơ cấu tự động đóng kín, để khi có cháy
trong hệ thống đổ rác sẽ không cho lửa, khói và sản phẩm cháy lan truyền vào các
tầng.
186

- Buồng thu rác phải là một không gian khép kín, được thông gió tự nhiên hoặc
cưỡng bức; lối vào buồng thu rác ở mỗi tầng phải đi qua khoang đệm chống cháy.
Buồng thu rác và khoang đệm chống cháy này phải được bố trí hệ thống báo cháy tự
động hoặc hệ thống chữa cháy tự động;
- Buồng chứa rác phải được bố trí ngay dưới đường ống thu rác tại tầng đầu
tiên trên mặt đất hoặc tầng nửa hầm hoặc tầng hầm thứ nhất (nếu không có tầng nửa
hầm); buồng chứa rác phải có chiều cao thông thủy không dưới 2,5 m và có cửa mở
ra ngoài; buồng chứa rác phải có cửa cách ly với lối vào nhà bằng tường đặc và được
ngăn với các bộ phận khác của nhà bằng tường ngăn cháy (có giới hạn chịu lửa không
thấp hơn REI 60); phải có hệ thống thông gió; có hệ thống báo cháy tự động, chữa
cháy tự động;
- Phần đỉnh của đường ống thu rác phải có đường ống thoát khói nhô lên khỏi
mái nhà với chiều cao không thấp hơn 0,7 m, diện tích mặt cắt của đường ống không
nhỏ hơn 0,05 m2.
9.3. Yêu cầu bổ sung đối với hệ thống thu rác từng tầng trong nhà chung cư và
nhà chung cư hỗn hợp
- Thùng thu gom rác thải phải được đặt tại mỗi tầng trong một phòng riêng,
không gây cản trở việc thoát nạn, cứu hộ khi có cháy xảy ra;
- Phòng chứa thùng thu gom rác thải phải được ngăn với khu vực khác bằng
các bộ phận ngăn cháy, có hệ thống thông gió, có hệ thống báo cháy tự động, chữa
cháy tự động.
Lưu ý: Có thể xem xét bố trí buồng chứa rác tại tầng hầm 1 khi đảm bảo theo
các quy định tại điều 4.24 QCVN 06:2021/BXD và các quy định bổ sung đối với nhà
chung cư, nhà chung cư hỗn hợp.
10. Giải pháp cấp điện cho hệ thống PCCC
Việc thẩm duyệt về PCCC đối với hệ thống điện, cơ quan Cảnh sát PCCC chỉ
xem xét giải pháp thiết kế nguồn điện cấp cho PCCC (nguồn ưu tiên, dự phòng) và
cấp điện cho các khu vực có nguy cơ tạo thành môi trường nguy hiểm cháy, nổ (kho
chứa, công trình xăng dầu, VLNCN, gian phòng có hạng nguy hiểm cháy nổ A, B...).
Lưu ý một số yêu cầu sau:
- Nguồn điện cấp cho PCCC gồm: Thang máy phục vụ chữa cháy; hệ thống
bảo vệ chống khói; hệ thống báo cháy tự động, thông tin và điều khiển việc sơ tán,
cứu người; chiếu sáng và chỉ dẫn thoát nạn; hệ thống chữa cháy tự động và họng
nước chữa cháy.
- Dây dẫn điện từ bảng điện đầu vào và phân phối đến hệ thống PCCC phải là
dây điện, cáp điện có vỏ bọc chống cháy (đảm bảo có GHCL theo quy định).
- Mạch điện ưu tiên phải độc lập với các mạch điện khác;
- Phải được kết nối với 02 nguồn điện, trong đó sự cố xuất hiện trong mạch
của nguồn này không được gây ảnh hưởng đến bảo vệ chống điện giật hoặc hoạt
187

động của nguồn kia. Riêng đối với nhà thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng
F1.2, F4.3 và nhà hỗn hợp có chiều cao từ 50 m đến 150 m thì nguồn điện ưu tiên
cho hệ thống PCCC phải đảm bảo duy trì làm việc của thiết bị trong thời gian không
ít hơn 3 h kể từ khi có cháy và phải được lấy từ 3 nguồn cấp độc lập.
- Tủ điện của nguồn điện ưu tiên phải được ngăn cách với các thành phần của
hệ thống điện khác và phải đảm bảo khả năng chống cháy trong thời gian quy định;
- Phương tiện đóng cắt và điều khiển phải được lắp thành nhóm, dễ dàng nhận
biết được, đặt tại khu vực mà chỉ những người có trách nhiệm mới được phép tiếp
cận;
- Cáp của mạch điện ưu tiên phải sử dụng cáp chống cháy. Không được lắp
đặt các mạch điện của nguồn điện ưu tiên đi trong khoang thang máy hoặc các loại
ống thông hơi, thông khói, trừ các cáp dùng cho thang máy chữa cháy.
- Nguồn điện ưu tiên cấp cho hệ thống PCCC (ắc-quy, pin, tổ máy phát điện
độc lập, lộ riêng độc lập với lộ cấp điện bình thường) phải có đủ công suất, độ tin
cậy, thời gian hoạt động đáp ứng cần thiết, thông số đặc trưng và thời gian chuyển
đổi thích hợp theo quy định.
- Nguồn điện ưu tiên cho hệ thống PCCC phải được kết lối liên động với hệ
thống báo cháy tự động của công trình: Tín hiệu của hệ thống báo cháy tự động phải
điều khiển nguồn điện lưới tự động dừng cấp điện cho các hệ thống điện sinh hoạt,
phụ tải và duy trì nguồn điện cho các hệ thống phòng cháy, chữa cháy hoạt động.
Trường hợp cắt điện lưới máy phát điện phải tự động hoạt động và tiếp tục cấp điện
cho các hệ thống phòng cháy, chữa cháy của công trình.
- Riêng nhà kho cần chú ý một số nội dung sau đây:
+ Chọn thiết bị điện và dây dẫn điện trong nhà kho phải phù hợp với tính chất
hoá lýcủa hàng hoá bảo quản và yêu cầu công nghệ trong nhà kho (Điều 6.1 TCVN
4317 - 1986).
+ Trong nhà kho không cho phép đặt dây trần và cáp trần dẫn điện ngăn qua
các gian kho (Điều 6.2 TCVN 4317 - 1986)
+ Tất cả các thiết bị dùng điện đặt trong nhà kho, phải được khống chế chung
bằng thiết bị đóng ngắt (cầu dao, áptomat) đặt trên mặt tường bằng vật liệu không
cháy. Đối với loại kho A, B và C, các thiết bị dùng điện phải được khống chế chung
bằng thiết bị đóng ngắt, đặt bên ngoài nhà trên mặt tường bằng vật liệu không cháy
hoặc trên trụ riêng biệt (Điều 6.3 TCVN 4317 - 1986).
188

CHUYÊN ĐỀ 5: HƯỚNG DẪN NGHIỆM THU VỀ PHÒNG CHÁY VÀ


CHỮA CHÁY
--------------------------------

- Đối tượng: Lãnh đạo cấp Phòng, Chỉ huy Đội, CBCS trực tiếp và dự kiến
làm công tác thẩm duyệt;
- Thời gian: 8 tiết;
- Mục đích yêu cầu: trình bày và hiểu được nội dung về quản lý nhà nước về
PCCC trong đầu tư xây dựng (kiểm tra an toàn về PCCC trong thi công xây dựng,
kiểm định thiết bị, phương tiện PCCC và nghiệm thu về PCCC.
189

NỘI DUNG CHI TIẾT


I. Công tác chuẩn bị trước khi kiểm tra
Trong thời hạn 10 ngày làm việc đối với dự án, công trình quan trọng quốc
gia, nhóm A hoặc 07 ngày làm việc đối với nhóm B, C kể từ khi nhận đủ hồ sơ phải
tổ chức kiểm tra nghiệm thu. Cán bộ thụ lý hồ sơ có trách nhiệm đề xuất nội dung,
thời gian, thành phần đoàn kiểm tra; kế hoạch kiểm tra; phiếu kiểm tra thành phần
hồ sơ nghiệm thu; phiếu kiểm tra thực tế thi công và thử nghiệm hoạt động của hệ
thống PCCC và hệ thống kỹ thuật khác có liên quan đến PCCC; văn bản thông báo
cho chủ đầu tư và các đơn vị liên quan, báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp trình người
có thẩm quyền duyệt, ký và gửi cho chủ đầu tư, chủ phương tiện giao thông cơ giới
và đơn vị phối hợp kiểm tra. Chuẩn bị các phương tiện, thiết bị và các điều kiện khác
để phục vụ kiểm tra nghiệm thu.
II. TRÌNH TỰ, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA
1. Trình tự kiểm tra
Bước 1: Kiểm tra thành phần tham gia nghiệm thu
Đoàn kiểm tra có mặt trước ít nhất 5 phút so với thời gian bắt đầu làm việc.
Cán bộ thụ lý hồ sơ kiểm tra thành phần các đơn vị tham gia gồm:
- Đại diện chủ đầu tư (phải là người đại diện theo pháp luật, trường hợp ủy
quyền phải có văn bản ủy quyền kèm theo);
- Đơn vị tư vấn giám sát hoặc cán bộ được phân công giám sát của chủ đầu tư;
- Đơn vị thi công hệ thống PCCC và các đơn vị thi công khác có liên quan đến
PCCC.
Bước 2: Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu
Khi thành phần tham dự buổi làm việc đã có mặt đủ hoặc đến giờ làm việc,
cán bộ thụ lý hồ sơ đại diện đoàn đứng dậy, chào theo điều lệnh CAND và tuyên bố
lý do và giới thiệu thành phần đoàn. Đề nghị chủ đầu tư giới thiệu thành phần tham
gia.
Bước 3: Đồng chí Trưởng đoàn phát biểu và thông báo nội dung kiểm tra,
bao gồm:
- Phổ biến kế hoạch kiểm tra;
- Yêu cầu chủ đầu tư báo cáo tình hình kết quả thi công, nghiệm thu;
Bước 4: Kiểm tra hồ sơ nghiệm thu:
- Đồng chí Trưởng đoàn phân công cho các thành viên đoàn kiểm tra tiến hành
kiểm tra hồ sơ nghiệm thu do chủ đầu tư chuẩn bị theo quy định tại Điều 15 Nghị định
136/2020/NĐ-CP của Chính phủ và ghi nhận, đánh giá kết quả vào phiếu kiểm tra
hồ sơ;
- Đại diện đoàn kiểm tra thông báo kết quả kiểm tra hồ sơ nghiệm thu.
190

Bước 5: Kiểm tra thực tế thi công, thử nghiệm hoạt động của các hệ thống
PCCC và hệ thống kỹ thuật khác có liên quan theo hồ sơ thiết kế được thẩm duyệt
về PCCC
- Yêu cầu chủ đầu tư và đơn vị thi công chuẩn bị các điều kiện để kiểm tra,
thử nghiệm các hệ thống PCCC và hệ thống kỹ thuật khác có liên quan theo như kế
hoạch kiểm tra (bản vẽ đã được thẩm duyệt và các phương tiện, thiết bị phục vụ kiểm
tra);
- Thống nhất nội dung kiểm tra thực tế, căn cứ tình hình kiểm tra có thể chia
thành các tổ kiểm tra và phân công nhiệm vụ cho các thành viên đoàn kiểm tra;
Lưu ý: Tuỳ tình hình thực tế và đặc điểm công trình, sau khi giới thiệu và
thông báo nội dung kiểm tra, Đoàn kiểm tra có thể yêu cầu tiến hành đi khảo sát thực
tế công trình, sau đó về phòng họp, xem xét hồ sơ để dự kiến lộ trình kiểm tra thực
tế thi công và thử nghiệm hệ thống.
Đoàn tổ chức kiểm tra thực tế thi công tại công trình theo trình tự như sau:
* Đối với nhà dân dụng: để kiểm tra xuyên suốt, liền mạch cần tiến hành kiểm
tra từ tổng mặt bằng, tiếp đến tầng mái, tầng điển hình, tầng 1, tầng hầm. Để tránh
mất thời gian tại từng khu vực cần kiểm tra đồng thời tất cả các giải pháp đảm bảo
an toàn PCCC như bố trí mặt bằng; giải pháp thoát nạn; giới hạn chịu lửa của các
cấu kiện xây dựng; lắp đặt, thử nghiệm hệ thống báo cháy, chữa cháy và hệ thống kỹ
thuật có liên quan.
- Kiểm tra tổng mặt bằng
+ Giao thông, bãi đỗ phục vụ xe chữa cháy, vị trí lấy và tiếp nước vào hệ thống
chữa cháy;
+ Khoảng cách an toàn PCCC.
- Tầng mái
+ Về kiến trúc: Kiểm tra số lối ra mái, chiều rộng, chiều cao của cửa từ buồng thang
ra mái; Kiểm tra việc bố trí các sàn thao tác có đảm bảo thuận tiện để phục vụ công
tác vận hành của các hệ thống PCCC;
+ Về hệ thống chống tụ khói: Chủng loại, số lượng quạt tạo áp, quạt hút khói;
Khoảng cách từ cửa thải khói của quạt hút khói đến cửa lấy gió tươi của quạt tăng áp.
+ Về hệ thống chữa cháy: Kiểm tra trạm bơm chữa cháy, bể nước chữa cháy
(nếu có); Kiểm tra họng nước chữa cháy trong nhà và thử nghiệm hoạt động của cuộn
vòi; Kiểm tra trang bị phương tiện chữa cháy ban đầu; Nguồn điện cấp cho hệ thống
PCCC và hệ thống kỹ thuật khác có liên quan.
+ Về phương án chống sét.
- Tầng điển hình
191

+ Về bố trí mặt bằng: Kiểm tra về vị trí, số lượng các phòng chức năng của tầng
điển hình theo thiết kế được duyệt và quy hoạch (nếu xét thấy cần thiết)
+ Về giới hạn chịu lửa của các cấu kiện xây dựng
+ Về lối, đường thoát nạn (kiểm tra số lượng, chủng loại buồng thang bộ; số
lượng, chiều rộng, chiều cao lối, đường thoát nạn...)
+ Về giải pháp ngăn cháy (ngăn cháy theo chiều ngang, ngăn cháy theo chiều
đứng; ngăn cháy các trục kỹ thuật xuyên tường, sàn ngăn cháy; ngăn cháy giữa các
công năng khác nhau...)
+ Về gian lánh nạn, thang máy chữa cháy (nếu có)
+ Về mặt bằng bố trí thiết bị báo cháy
+ Về mặt bằng bố trí thiết bị chữa cháy
+ Về giải pháp chống tụ khói
+ Về mặt bằng bố trí thiết bị chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn
+ Về mặt bằng bố trí thiết bị cấp khí LPG (nếu có)
Lưu ý: Trên nguyên tắc phải kiểm tra tất cả mặt bằng các tầng, đối với các
tầng có mặt bằng bố trí các giải pháp đảm bảo an toàn PCCC khác nhau thì phải kiểm
tra đầy đủ các nội dung.
- Tầng 1
Ngoài việc kiểm tra như các nội dung ở tầng điển hình thì tại tầng 1 cần kiểm
tra các nội dung sau:
+ Về kiến trúc: Kiểm tra ngăn cháy, tách biệt lối ra thoát nạn từ các tầng trên
xuống tầng 1 và các tầng hầm lên tầng 1; Kiểm tra kiểu cửa mở tại lối ra tầng 1;
Kiểm tra buồng thang bộ loại N1 và buồng thang bộ từ dưới hầm thoát trực tiếp ra
ngoài nhà;
+ Về phòng trực điều khiển chống cháy;
+ Về hệ thống chữa cháy ngoài nhà và họng tiếp nước vào hệ thống;
+ Về phương tiện chữa cháy ban đầu và bố trí phương tiện cứu người, dụng
cụ phá dỡ thông thường và phương tiện bảo hộ chống khói;
+ Về thang máy chữa cháy;
+ Về bố trí trạm cấp LPG (nếu có).
- Tầng hầm
Các nội dung kiểm tra về kiến trúc, kết cấu, lắp đặt và thử nghiệm các hệ thống
như tại tầng mái, tầng điển hình, tầng 1.
+ Về bố trí máy phát điện, máy biến áp,
192

+ Về hệ thống chữa cháy bằng khí và bằng bọt (nếu có)


+ Phòng đệm cho thang bộ, thang máy (nếu có).
+ Kiểm tra nguồn điệp cấp cho hệ thống PCCC (trường hợp bố trí hệ thống
điện tại tầng hầm)
* Đối với nhà công nghiệp: các nội dung kiểm tra tương tự nhà dân dụng,
ngoài ra cần lưu ý một số nội dung sau:
- Kiểm tra bố trí mặt bằng dây chuyền công nghệ;
- Bố trí giá kệ, kho;
- Giải pháp ngăn cháy lan giữa các khu vực có công năng khác nhau;
- Bố trí công năng của từng khu vực (ví dụ kiểm tra các khu vực hoá chất, khu
vực bố trí đường ống cấp khí LPG, khu vực có nguy hiểm nổ.....);
* Đối với các công trình đặc thù (nhà máy thủy điện, nhiệt điện, nhà máy hóa
chất, kho, cảng chứa khí đốt...): Tham khảo các nội dung trên và thực hiện trình tự,
nội dung kiểm tra phù hợp với đặc điểm nguy hiểm cháy, nổ của từng loại công trình.
Căn cứ kết quả kiểm tra, từng thành viên đoàn kiểm tra ghi nhận, đánh giá kết
quả vào phiếu kết quả kiểm tra số (nội dung kiểm tra các giải pháp đảm bảo an toàn
PCCC tham khảo hướng dẫn tại mục II).
Bước 6: Lập và thông qua biên bản kiểm tra
- Sau khi tập hợp nội dung trên phiếu kết quả kiểm tra của các thành viên, cán bộ
thụ lý hồ sơ tiến hành lập biên bản;
- Trong quá trình kiểm tra, trường hợp phát hiện vi phạm quy định về PCCC,
thì căn cứ quy định của pháp luật đoàn kiểm tra phải thực hiện việc xử lý vi phạm
hành chính, tạm đình chỉ theo quy định và thu thập các thông tin, tài liệu liên quan
đến hành vi vi phạm;
- Trưởng Đoàn thông qua và thống nhất nội dung biên bản kiểm tra (BBKT)
với chủ đầu tư, nhà thầu thi công và các bên có liên quan;
- In và lấy chữ ký tại chỗ của các đơn vị, yêu cầu đóng dấu xác nhận của chủ
đầu tư (nếu có);
- Trưởng Đoàn tuyên bố kết thúc buổi kiểm tra, Đoàn chào theo điều lệnh
CAND và ra về.
2. Thiết bị, phương pháp và nội dung kiểm tra
2.1. Đường giao thông phục vụ xe chữa cháy
2.1.1. Thiết bị, phương pháp kiểm tra: Sử dụng thước dây, thước laser, đo và
đối chiếu thực tế thi công so với hồ sơ thiết kế đã được thẩm duyệt.
2.1.2. Nội dung kiểm tra
193

- Sử dụng thước đo khoảng cách về chiều rộng, chiều cao đường giao thông,
khoảng cách từ mép đường đến tường công trình;
- Kiểm tra biên bản thử nghiệm hoặc tài liệu thể hiện tải trọng của đường giao
thông (khi xét thấy cần thiết);
- Sử dụng thước đo độ dốc của đường giao thông;
- Quan sát việc đánh dấu vị trí bãi đỗ, biển báo, khoảng không giữa bãi đỗ và
công trình (không bố trí cây cao thành hàng, vật cản...), khoảng cách từ bãi đỗ đến
buồng thang bộ thoát nạn hoặc thang máy chữa cháy, kết cấu chặn phía trên, lối vào
trên cao của công trình;
Lưu ý đối với lối vào trên cao xem xét tại từng tầng trong phạm vi 1m của lối
vào trên cao không bố trí vật dụng.
2.2. Khoảng cách an toàn PCCC
2.2.1. Thiết bị, phương pháp kiểm tra: Sử dụng thước dây, thước laser, đo và
đối chiếu thực tế thi công so với hồ sơ thiết kế đã được thẩm duyệt.
2.2.2. Nội dung kiểm tra
- Sử dụng thước đo khoảng cách từ mép tường nhô ra ngoài cùng của công
trình (có thể đo từ hình chiếu bằng) đến ranh giới khu đất hoặc công trình lân cận;
- Đối với các công trình được chấp thuận giải pháp sử dụng tường ngăn cháy
đến ranh giới khu đất theo bảng E3 của QCVN 06:2021/BXD thì đề nghị chủ đầu tư
xuất trình bản vẽ thể hiện mặt đứng có thuyết minh tính toán về diện tích lỗ cửa mở
trên tường ngăn cháy để đối chiếu với quy định tại bảng E3. Sau đó có thể dùng thước
đo thực tế xác suất một số vị trí cửa trên phần tường ngăn cháy tại mặt ngoài đó;
- Trường hợp trên tường ngăn cháy sử dụng các cửa ngăn cháy thì kiểm tra
chủng loại, kích thước, giới hạn chịu lửa (GHCL) của cửa; diện tích của cửa ngăn
cháy trên tường ngăn cháy.
Lưu ý: Công trình có nhiều hạng mục phải kiểm tra khoảng cách an toàn PCCC
đối với từng hạng mục.
2.3. Bậc chịu lửa
2.3.1. Thiết bị, phương pháp kiểm tra
- Thiết bị kiểm tra: Thiết bị đo độ dày lớp phủ bảo vệ kết cấu; Thiết bị kiểm
tra độ dày lớp bê tông; Thước kẹp đo độ dày của các vật liệu tăng cường GHCL của
kết cấu…
- Phương pháp kiểm tra: Sử dụng thiết bị để kiểm tra, đối chiếu thực tế thi
công với giấy chứng nhận kiểm định (GCNKĐ), phụ lục F của QCVN 06:2021/BXD
và hồ sơ thẩm duyệt về vị trí yêu cầu GHCL.
2.3.2. Nội dung kiểm tra
194

2.3.2.1. Đối với nhà cao tầng


- Đối chiếu bản vẽ hoàn công của chủ đầu tư về việc thi công các cấu kiện bê
tông cốt thép, chủng loại vật liệu tường xây theo hồ sơ thiết kế được duyệt và phụ
lục F của QCVN 06:2021/BXD để có căn cứ xác định GHCL của bộ phận chịu lực,
tường buồng thang…
- Sử dụng thiết bị kiểm tra độ dày lớp bê tông và lớp bê tông bảo vệ cốt thép.
2.3.2.2 Đối với nhà công nghiệp
- Trường hợp công trình sử dụng vật liệu là bê tông cốt thép, hoặc các cấu kiện
được bọc bảo vệ theo phụ lục F của QCVN 06:2021/BXD thì kiểm tra như đối với
nhà cao tầng.
- Trường hợp công trình sử dụng các kết cấu được bọc bảo vệ bằng chất hoặc
vật liệu chống cháy để tăng GHCL của cấu kiện thì kiểm tra như sau:
+ Yêu cầu chủ đầu tư xuất trình tài liệu tính toán cụ thể khối lượng vật liệu đã
sơn/bọc lên kết cấu (ví dụ lượng sơn đã sơn lên kết cấu đạt GHCL REI 150 theo
GCNKĐ là bao nhiêu) để tính toán đối chiếu theo GCNKĐ; Bản vẽ hoàn công sơn
chống cháy; Quy trình sơn;
+ Đoàn kiểm tra sử dụng thiết bị đo độ dày lớp sơn hoặc đo độ dày của vật liệu
bảo vệ cấu kiện để đối chiếu sự phù hợp với GCNKĐ đã cấp cho lô vật liệu (tham
khảo tại phụ lục II).
2.4. Bố trí công năng
2.4.1. Thiết bị, phương pháp kiểm tra: Sử dụng thước dây, thước laser, đo và
đối chiếu thực tế thi công so với hồ sơ thiết kế đã được thẩm duyệt.
2.4.2. Nội dung kiểm tra
- Kiểm tra số lượng căn hộ, phòng khách sạn trong công trình theo hồ sơ thiết
kế và các văn bản của cơ quan quản lý về xây dựng (nếu có);
- Kiểm tra vị trí bố trí các công năng dịch vụ, phòng họp, nhà trẻ, gara, không
gian kỹ thuật… phù hợp theo hồ sơ thiết kế và quy định;
- Kiểm tra vị trí bố trí các gian phòng sinh hoạt cộng đồng (có thể đo diện tích
nếu xét thấy cần thiết);
- Kiểm tra bố trí mặt bằng theo đặc thù của công nghệ, dây chuyền sản xuất.
2.5. Giải pháp ngăn cháy
2.5.1. Thiết bị, phương pháp kiểm tra: Sử dụng thước dây, thước laser, đo và
đối chiếu thực tế thi công so với hồ sơ thiết kế đã được thẩm duyệt.
2.5.2. Nội dung kiểm tra
2.5.2.1 Đối với bộ phận ngăn cháy (cửa, màn chắn, thạch cao ngăn cháy…)
- Số lượng, vị trí, GHCL của bộ phận ngăn cháy lắp đặt theo thiết kế được duyệt;
195

- Cơ cấu tự đóng của bộ phận ngăn cháy;


- Độ kín của bộ phận ngăn cháy;
- Sử dụng thước đo hoặc hồ sơ hoàn công của chủ đầu tư để kiểm tra diện tích
của bộ phận ngăn cháy trên tường, sàn ngăn cháy;
- Kiểm tra sự phù hợp của bộ phận ngăn cháy so với GCNKĐ tham khảo phụ
lục II kèm theo.
2.5.2.2. Giải pháp ngăn cháy theo chiều ngang
- Kiểm tra bản vẽ hoàn công của chủ đầu tư về diện tích khoang cháy. Nếu cần
thiết có thể thước đo để tính toán diện tích khoang cháy;
- Kiểm tra giải pháp ngăn cháy giữa các công năng khác với nhau (căn hộ với
căn hộ, sinh hoạt cộng đồng, văn phòng, phòng kỹ thuật, khu vực sản xuất với công
năng khác…);
- Kiểm tra giải pháp ngăn cháy hành lang giữa thoát nạn (lưu ý 1 số vị trí tủ
họng nước chữa cháy trong nhà bố trí trên tường ngăn căn hộ, buồng thang, phòng rác,
phòng kỹ thuật điện; kết cấu, chủng loại tường, vách ngăn…);
- Kiểm tra giải pháp ngăn cháy hành lang lớn hơn 60 m hoặc lớn hơn 30 m đối
với khối căn hộ thuộc nhóm nhà hỗn hợp có chiều cao hơn 50 m;
- Kiểm tra chiều cao tường ngăn cháy tới trần (hoặc từ màn nước ngăn cháy
tới trần);
- Kiểm tra khoang đệm thang máy tại tầng hầm; sảnh ngăn cháy thang máy tại
các nổi; cửa của giếng thang máy.
- Kiểm tra chèn bịt các trục kỹ thuật xuyên tường ngăn cháy (lưu ý kiểm tra
việc chèn bịt tại vị trí tiếp giáp giữa đường ống kỹ thuật, đường cáp đi xuyên qua kết
cấu, tường, vách để không làm giảm các chỉ tiêu kỹ thuật về cháy theo yêu cầu của
kết cấu mà nó xuyên qua, ví dụ: có thể sử dụng các vật liệu để chèn bịt mà khi chịu
tác động của đám cháy thì các vật liệu này trương nở để ngăn chặn sản phẩm cháy,
đối với các vật liệu mà khi chịu tác động của đám cháy bị co ngót để sản phẩm cháy
xuyên qua thì không đảm bảo), yêu cầu chủ đầu tư và đơn vị thi công xuất trình tài
liệu chứng minh tính chịu lửa của vật liệu chèn bịt.
2.5.2.3. Giải pháp ngăn cháy theo chiều đứng
- Kiểm tra giải pháp ngăn cháy tại các khoảng thông tầng;
- Kiểm tra chèn bịt các trục kỹ thuật xuyên sàn ngăn cháy như mục 5.2.2;
- Kiểm tra giải pháp ngăn cháy theo chiều đứng 50 m đối với nhà F1.2, F4.3,
nhà hỗn hợp có chiều cao lớn hơn 50 m; mái đua của gara nổi hoặc gara tầng hầm
của nhà chung cư theo thiết kế được duyệt.
196

2.6. Giải pháp thoát nạn


2.6.1. Thiết bị, phương pháp kiểm tra: Sử dụng thước dây, thước laser, đo và
đối chiếu thực tế thi công so với hồ sơ thiết kế đã được thẩm duyệt.
2.6.2. Nội dung kiểm tra
2.6.2.1. Buồng thang bộ thoát nạn:
- Kiểm tra số lượng, chủng loại, vị trí thang bộ thoát nạn tại từng tầng của công
trình;
- Sử dụng thước đo chiều rộng, chiều cao bậc thang; chiều rộng bản thang;
chiều rộng chiếu nghỉ; khe hở vế thang; diện tích khoang đệm thang bộ;
- Sử dụng thước đo chiều rộng lỗ lấy sáng buồng thang tối thiểu 1,2 m2 (nếu
có);
- Kiểm tra lối ra mái và lối ra thoát nạn tại tầng 1 của buồng thang bộ;
- Kiểm tra sự tách biệt của buồng thang bộ thoát nạn từ tầng hầm lên tầng 1 và
từ tầng trên xuống tầng 1;
- Số bậc, giật cấp trong 1 chiếu thang;
- Không cho phép bố trí bất kỳ phòng chức năng nào trong không gian buồng
thang.
2.6.2.2. Khoảng cách thoát nạn: Sử dụng thước đo độ dài khoảng cách từ cửa
gian phòng, từ điểm bất kỳ khu vực gara, thương mại… đến lối ra thoát nạn.
2.6.2.3. Đường và lối ra thoát nạn
- Sử dụng thước đo chiều rộng, chiều cao đường thoát nạn và lối ra thoát nạn;
- Kiểm tra việc bố trí chốt khoá và cơ cấu tự đóng của cửa ngăn cháy;
- Kiểm tra giật cấp, gương và cản trở lối ra thoát nạn;
- Kiểm tra chiều mở cửa và số lượng cửa từ các gian phòng (gian phòng nhóm
F1.1 từ 10 người; các gian phòng có trên 15 người tại tầng hầm và tầng nổi; gian
phòng có số người thường xuyên có mặt trên 50 người);
- Sử dụng thước đo để kiểm tra độ phân tán của lối ra thoát nạn và buồng thang
bộ thoát nạn.
2.7. Gian lánh nạn (nếu có)
2.7.1. Thiết bị, phương pháp kiểm tra: Sử dụng thước dây, thước laser, đo và
đối chiếu thực tế thi công so với hồ sơ thiết kế đã được thẩm duyệt.
2.7.2. Nội dung kiểm tra
- Kiểm tra vị trí, bố trí mặt bằng tầng có gian lánh nạn (không cho phép bố trí
công năng căn hộ; thương mại) và không cho phép sử dụng diện tích gian lánh nạn
vào các mục đích khác;
- Sử dụng thước đo diện tích của gian lánh nạn; diện tích lỗ thông thoáng;
197

- Sử dụng thước đo khoảng cách lỗ thông thoáng đến ô cửa sổ không được bảo
vệ gần nhất;
- Kiểm tra việc bố trí trang thiết bị PCCC tại gian lánh nạn và thử nghiệm nếu
cần thiết;
- Kiểm tra biển báo gian lánh nạn ở bên trong và bên ngoài thang bộ thoát nạn
vào gian lánh nạn;
- Kiểm tra giải pháp ngăn cháy gian lánh nạn với khu vực xung quanh.
2.8. Thang máy chữa cháy
2.8.1. Thiết bị, phương pháp kiểm tra
- Thiết bị kiểm tra: Thước đo chiều dài, bộ đàm, máy đo áp...
- Phương pháp kiểm tra: Đối chiếu thực tế thi công với hồ sơ được duyệt và
tác động trực tiếp.
2.8.2. Nội dung kiểm tra
2.8.2.1. Thang máy chữa cháy
- Trực quan:
+ Vị trí lắp đặt, bán kính bảo vệ, lối ra tại tầng 1, bố trí họng khô (lắp đặt cho
khu vực nào và từ tầng nào đến tầng nào);
+ Chủng loại theo hồ sơ thiết kế (chiều dài, chiều rộng thang);
+ Bố trí thang tự cứu;
+ Bố trí cửa mở trên nóc cabin không nhỏ hơn 0,5*0,7m;
+ Bố trí điện thoại, thông tin liên lạc với phòng trực và tầng 1;
+ Nguồn điện cấp cho thang máy chữa cháy đảm bảo tối thiểu 02 nguồn (Đối
với nhà hỗn hợp, nhà F1.2, nhà F4.3 có chiều cao từ 50m thì phải có tối thiểu 03
nguồn).
+ Đo diện tích khoang đệm thang máy chữa cháy.
- Thử nghiệm:
+ Chuyển thang từ chế độ hoạt động bình thường sang chế độ hoạt động khi
có cháy đã đưa về tầng 1;
+ Kiểm tra thử nghiệm lên các tầng đảm bảo cửa thang không tự động mở.
Tiến hành thử nghiệm giữ nút mở cửa thang đảm bảo cửa thang không đóng lại khi
không mở hết chu trình;
+ Kiểm tra thử nghiệm hệ thống thông tin liên lạc với phòng trực điều khiển
chống cháy đảm bảo việc kết nối.
2.8.2.2. Kiểm tra dây điện cấp cho thang máy chữa cháy (khả năng chống
cháy; tiết diện dây) bằng trực quan và kiểm tra hồ sơ nghiệm thu.
198

2.8.2.3. Kiểm tra hệ thống tăng áp (vị trí; số lượng miệng tăng áp; khả năng
hoạt động). Nội dung kiểm tra chi tiết tham khảo mục 9.
- Trực quan:
+ Kiểm tra thông số quạt, vị trí lắp đặt quạt tăng áp cho buồng đệm và buồng
thang máy chữa cháy (nếu có).
+ Kiểm tra số lượng miệng tăng áp.
- Thử nghiệm: Sử dụng thiết bị thử nghiệm hệ thống báo cháy kết nối tín hiệu
điều khiển hệ thống tăng áp. Sử dụng thiết bị đo áp tại các vị trí đảm bảo áp suất từ
20-50Pa.
2.9. Hệ thống tăng áp
2.9.1. Thiết bị, phương pháp kiểm tra
- Thiết bị kiểm tra: Thước đo chiều dài; máy đo áp;…
- Phương pháp kiểm tra: Đối chiếu thực tế thi công với hồ sơ thẩm duyệt về vị
trí, khoảng cách lắp đặt, thông số kỹ thuật (nếu có) và tác động trực tiếp hoặc sử dụng
thiết bị thử nghiệm.
2.9.2. Nội dung kiểm tra
2.9.2.1. Quạt tăng áp
- Trực quan:
+ Vị trí lắp đặt, số lượng, thông số kỹ thuật của quạt tăng áp;
+ Dùng thước đo kiểm tra vị trí bố trí miệng tăng áp (khoảng cách từ miệng
tăng áp trên tầng mái đến miệng thải của hệ thống hút khói phải không nhỏ hơn 5 m,
đối với nhà F1.2, F4.3, nhà hỗn hợp có chiều cao trên 50 m tối thiểu 10 m theo
phương ngang hoặc 6 m theo phương đứng; giếng thải khói tách biệt nằm trên mặt
đất ở khoảng cách không nhỏ hơn 15 m tính đến tường ngoài có ô cửa và các miệng
hút của hệ thống điều hòa không khí, tăng áp của nhà đó cũng như nhà lân cận).
- Thử nghiệm:
+ Kích hoạt tín hiệu báo cháy hoặc tín hiệu từ công tắc dòng chảy để kiểm tra
việc liên động hoặc mở cưỡng bức bằng tay tại phòng trực điều khiển chống cháy để
điều khiển hệ thống tăng áp hoạt động;
+ Kiểm tra nguồn điện cấp cho quạt tăng áp khi có cháy (đối với các trường
hợp có các luận chứng bổ sung thì phải so sánh với các giải pháp bổ sung về PCCC.
VD: Giải pháp bổ sung về nguồn điện đối với thang N3 thay thế thang N1 hoặc thang
máy chữa cháy không bố trí buồng đệm thì phải kiểm tra: Trường hợp có sự cố về
cháy, nổ thì nguồn điện cấp cho quạt tăng áp là nguồn ưu tiên, khi nguồn ưu tiên có
sự cố thì nguồn cấp là nguồn dự phòng số 01, khi nguồn dự phòng số 01 gặp sự cố
thì nguồn cấp là nguồn dự phòng số 02. Các nguồn dự phòng chỉ cấp cho hệ thống
PCCC khi có cháy).
199

2.9.2.2. Kiểm tra đường ống


- Trực quan:
+ Vị trí lắp đặt đường ống, giải pháp ngăn cháy lan đường ống với các khu
vực xung quanh theo hồ sơ thiết kế được duyệt (lưu ý đối với các công trình có thang
bộ N3 thay thế thang N1, thang máy chữa cháy không bố trí buồng đệm,…thì phải
so sánh với các giải pháp bổ sung như trục tăng áp buồng đệm, buồng thang là 02
trục riêng biệt,…);
+ Đối với nhà F1.2, F4.3 và nhà hỗn hợp trên 50 m: Dùng thước đo đạc, so
sánh với hồ sơ nghiệm thu sản phẩm để xác định cấu tạo tổng thể các phần của hệ
thống ống, loại vật liệu ống, loại vật liệu để bọc bảo vệ đường ống, hình dạng và đo
kích thước tiết diện của từng phần đường ống ở phạm vi ngoài khoang cháy và trong
khoang cháy, hệ treo, cách thức bọc bảo vệ và chi tiết chèn bịt tại vị trí các đường
ống đi xuyên qua tường ngăn cháy.
+ Kiểm tra số miệng thổi cấp vào buồng đệm, buồng thang bộ thoát nạn; buồng
đệm, giếng thang máy chữa cháy theo thiết kế được duyệt.
2.9.2.3. Kiểm tra cáp tín hiệu điều khiển hệ thống tăng áp (chống cháy; tiết
diện dây) bằng trực quan và kiểm tra hồ sơ nghiệm thu.
2.9.2.4. Kiểm tra hoạt động của hệ thống (xác suất tại các vị trí các tầng, các
khu vực)
- Thử nghiệm:
+ Kích hoạt tín hiệu báo cháy hoặc công tắc dòng chảy hoặc mở bằng tay
cưỡng bức quạt tăng áp tại phòng trực chống cháy;
+ Dùng máy đo áp để đo áp suất tại các vị trí: Áp suất dư đo tại buồng đệm,
buồng thang bộ thoát nạn; buồng đệm, giếng thang máy chữa cháy (nếu có), giếng
thang máy thường, buồng đệm thang bộ và thang máy tầng hầm phải bảo đảm trong
khoảng 20 Pa đến 50Pa.
Lưu ý: phải đo áp tại tầng giả định cháy và các tầng khác của công trình); đối
với các trường hợp có các giải pháp bổ sung cho buồng thang bộ thoát nạn hoặc thang
máy chữa cháy thì phải kiểm tra dựa trên các giải pháp bổ sung (đối với buồng thang
bộ loại N3 thay thế buồng thang bộ loại N1 thì áp suất dư tại buồng đệm phải nhỏ
hơn buồng thang và nằm trong khoảng 20Pa đến 50Pa).
2.10. Kiểm tra hệ thống hút khói
2.10.1. Thiết bị, phương pháp kiểm tra
- Thiết bị kiểm tra: Thước đo chiều dài, máy tạo khói, máy đo vận tốc gió...
- Phương pháp kiểm tra: Đối chiếu thực tế thi công với hồ sơ thẩm duyệt về vị
trí, khoảng cách lắp đặt, thông số kỹ thuật (nếu có) và tác động trực tiếp hoặc sử dụng
thiết bị thử nghiệm.
200

2.10.2. Nội dung kiểm tra


2.10.2.1. Quạt hút khói
- Trực quan
+ Vị trí lắp đặt, thông số kỹ thuật của quạt hút khói;
+ Dùng thước đo kiểm tra vị trí bố trí miệng thải khói (khoảng cách từ miệng
thải khói trên mái đến miệng hút của quạt tăng áp phải không nhỏ hơn 5m; thải khói
trực tiếp ra bên ngoài tường thì miệng thải phải cách các ô cửa không nhỏ hơn 5 m
theo cả phương ngang và phương đứng và cách mặt đất hơn 2 m; Thải khói qua các
giếng thải khói: tách biệt nằm trên mặt đất ở khoảng cách không nhỏ hơn 15 m tính
đến tường ngoài có ô cửa và các miệng hút của hệ thống điều hòa không khí, tăng áp
của nhà đó cũng như nhà lân cận).
- Thử nghiệm
+ Kích hoạt tín hiệu báo cháy hoặc tín hiệu từ công tắc dòng chảy để kiểm tra
việc liên động điều khiển hệ thống hút khói hoạt động;
+ Kiểm tra nguồn điện cấp cho quạt hút khói khi có cháy (gồm 01 nguồn ưu
tiên và 01 nguồn dự phòng). Đối với nhà hỗn hợp, nhà F1.2, nhà F4.3 có chiều cao
từ 50m thì phải có tối thiểu 03 nguồn.
2.10.2.2. Kiểm tra đường ống
- Trực quan
+ Vị trí lắp đặt trục thải khói, giải pháp ngăn cháy lan trục hút khói với các
khu vực xung quanh theo hồ sơ thiết kế được duyệt;
+ Dùng thước đo đạc, so sánh với hồ sơ nghiệm thu sản phẩm để xác định cấu
tạo tổng thể các phần của hệ thống ống, loại vật liệu ống, loại vật liệu để bọc bảo vệ
đường ống, hình dạng và đo kích thước tiết diện của từng phần đường ống ở phạm vi
ngoài khoang cháy và trong khoang cháy, hệ treo, cách thức bọc bảo vệ và chi tiết
chèn bịt tại vị trí các đường ống đi xuyên qua tường ngăn cháy.
2.10.2.3. Kiểm tra cáp tín hiệu điều khiển hệ thống hút khói (chống cháy; tiết
diện dây) bằng trực quan và kiểm tra hồ sơ nghiệm thu
2.10.2.4. Kiểm tra hoạt động của hệ thống (xác suất tại các vị trí các tầng, các
khu vực)
- Trực quan
+ Dùng thước đo kiểm tra chiều cao, vị trí lắp đặt, kích thước cửa thu khói;
Khoảng cách giữa các miệng hút (không quá 30 m), khoảng cách từ miệng hút đến
điểm cụt (không quá 15 m); Độ cao lắp đặt miệng hút khói > 2,2 m; (nếu thoát khói
tự nhiên thì dùng thước đo kiểm tra vị trí lắp đặt, kích thước cửa thải khói, khoảng
201

cách giữa các cửa thải khói và khoảng cách từ cửa thải khói đến tường không lớn
hơn 20 m);
+ Kiểm tra cấu tạo, kích thước và vị trí lắp đặt van chặn lửa (có tiếp giáp với
tường ngăn cháy không).
- Thử nghiệm:
+ Kích hoạt tín hiệu báo cháy hoặc công tắc dòng chảy hoặc mở bằng tay
cưỡng bức quạt khói khói, van khói tại phòng trực chống cháy;
+ Dùng quả khói hoặc máy tạo khói để thử nghiệm khả năng hút của hệ thống hút
khói khi có cháy tại cửa hút xa nhất hoặc vị trí bất lợi nhất;
+ Đối với quạt hút khói thải khói ra bên ngoài nhà trực tiếp sử dụng thiết bị đo
lưu lượng gió để đo lượng lượng tại cửa thải khói không được nhỏ hơn 20 m/s.
2.11. Hệ thống báo cháy tự động
2.11.1. Thiết bị, phương pháp kiểm tra
- Thiết bị kiểm tra: Thước đo chiều dài, thiết bị thử đầu báo cháy (khói, nhiệt...)
- Phương pháp kiểm tra: Đối chiếu thực tế thi công với hồ sơ thẩm duyệt về vị
trí, khoảng cách lắp đặt, thông số kỹ thuật và tác động trực tiếp hoặc sử dụng thiết bị
thử nghiệm.
2.11.2. Nội dung kiểm tra
2.11.2.1. Tủ trung tâm báo cháy
- Trực quan:
+ Vị trí lắp đặt (chiều cao; kết cấu của vị trí lắp đặt tủ);
+ Chủng loại tủ theo hồ sơ thiết kế và GCNKĐ phương tiện PCCC (số loop;
số địa chỉ/loop; hãng tủ);
+ Khả năng hiển thị khu vực hoặc địa chỉ báo cháy;
+ Tại vị trí tủ phải có hướng dẫn vận hành bằng tiếng Việt;
+ Cách thức đấu nối của tủ theo hồ sơ thiết kế và hướng dẫn của tủ;
+ Nguồn điện cấp cho tủ (AC và DC).
- Thử nghiệm:
+ Kiểm tra tình trạng hoạt động của tủ (lỗi hay không lỗi);
+ Kiểm tra khả năng giám sát của tủ đối với đầu báo cháy và các thiết bị ngoại
vi (tháo đầu báo; khóa van chặn; nút ấn báo cháy; đầu báo cháy; van chặn lửa có
động cơ; công tắc dòng chảy; alarm valve...).
2.11.2.2. Kiểm tra cáp tín hiệu (chống cháy; chống nhiễu (nếu có); tiết diện
dây) bằng trực quan và kiểm tra hồ sơ nghiệm thu.
202

2.11.2.3. Kiểm tra đầu báo cháy (vị trí; số lượng; khả năng hoạt động)
- Trực quan
+ Kiểm tra vị trí và số lượng đầu báo cháy (trên trần; dưới trần giả; trong các
khoang dầm có chiều sâu lớn hơn 0,4m và chiều rộng lớn hơn 0,75m);
+ Kiểm tra chỉ thị của đầu báo cháy;
+ Kiểm tra khoảng cách của đầu báo cháy khói tới miệng của hệ thống cấp
gió;
+ Sử dụng thước đo khoảng cách giữa các đầu báo cháy; khoảng cách đầu báo
cháy tới tường.
- Thử nghiệm: Sử dụng thiết bị thử tương ứng để kích hoạt khả năng hoạt động
của đầu báo cháy.
2.11.2.4. Kiểm tra nút ấn, chuông đèn
- Trực quan: Kiểm tra vị trí lắp đặt và số lượng (khoảng cách từ nút ấn báo
cháy tới sàn từ 0,8 đến 1,5 m).
- Thử nghiệm:
+ Nhấn nút ấn bằng tay để kiểm tra tín hiệu báo cháy của nút ấn và tủ trung
tâm và kết nối liên động đến các hệ thống khác;
+ Kiểm tra tín hiệu bằng âm thanh, ánh sáng khi hệ thống có tín hiệu báo cháy:
đèn chớp hoặc sáng liên tục; cường độ âm thanh của chuông báo cháy;
2.11.2.5. Kiểm tra khả năng giám sát của hệ thống báo cháy đối với các thiết
bị ngoại vi (giám sát van chặn của hệ thống sprinkler, công tắc dòng chảy, hệ thống
thang máy thường, thang máy chữa cháy, hệ thống drencher, hệ thống chữa cháy khí,
hệ thống hút khói, tăng áp, thang máy, van ngắt của hệ thống LPG, giám sát mức
nước trong bể (nếu có)...).
Lưu ý: Đối với hệ thống báo cháy dùng để kích hoạt hệ thống chữa cháy tự động
thì tham khảo nội dung tại hệ thống chữa cháy tự động bằng khí và bằng bọt.
2.12. Hệ thống đèn chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn
2.12.1. Thiết bị, phương pháp kiểm tra
- Thiết bị kiểm tra: Thước đo chiều dài; thiết bị đo cường độ sáng.....
- Phương pháp kiểm tra: Đối chiếu thực tế thi công với hồ sơ thẩm duyệt về vị
trí, khoảng cách lắp đặt, thông số kỹ thuật và tác động trực tiếp hoặc sử dụng thiết bị
thử nghiệm.
2.12.2. Nội dung kiểm tra
- Kiểm tra việc bố trí đèn, vị trí lắp đặt, thông số, tem kiểm định;
- Sử dụng thiết bị đo cường độ ánh sáng để đo cường độ ánh sáng;
203

- Kiểm tra đấu nối nguồn điện cấp cho đèn chiếu sáng sự cố (không đấu nối
nguồn điện cấp cho đèn chiếu sáng sự cố vào nguồn điện ưu tiên).
2.13. Kiểm tra trạm bơm nước chữa cháy
2.13.1. Thiết bị, phương pháp kiểm tra
- Thiết bị kiểm tra: Thước đo chiều dài; máy đo lưu lượng…
- Phương pháp kiểm tra: Đối chiếu thực tế thi công với bản vẽ thẩm duyệt và
giấy chứng nhận kiểm định về vị trí, khoảng cách lắp đặt, thông số kỹ thuật và tác
động trực tiếp.
2.13.2. Nội dung kiểm tra
2.13.2.1. Đường tiếp cận trạm bơm: Kiểm tra bằng trực quan đường tiếp cận dễ
dàng hay bị cản trở bởi cấu kiện xây dựng hoặc đường ống, hệ thống kỹ thuật khác.
2.13.2.2. Kiểm tra trạm bơm
2.13.2.2.1. Đối với trạm bơm lắp đặt tại công trình thuộc đối tượng áp dụng
của QCVN 02:2020/BCA
a) Trực quan
- Kiểm tra vị trí đặt trạm bơm:
+ Kiểm tra khoảng cách từ trạm bơm tới công trình đối với trường hợp đặt
ngoài nhà;
+ Kiểm tra hành lang ngăn cháy nối giữa trạm bơm với khoang đệm của thang
thoát nạn trường hợp trạm bơm đặt tại các tầng nổi của công trình (trừ tầng 1).
- Kiểm tra bộ phận ngăn cháy của trạm bơm (tường, vách, cửa ngăn cháy theo
số tem và giấy chứng nhận kiểm định);
- Kiểm tra bên trong trạm bơm:
+ Đo khoảng cách giữa các móng đặt bơm;
+ Đo khoảng cách từ cạnh bệ máy bơm phía ống hút đến mặt tường nhà đối
diện;
+ Đo chiều rộng lối đi trong trạm bơm;
+ Đối với bơm động cơ điện: đo khoảng cách từ cạnh bên của móng đặt máy
bơm và động cơ đến tường nhà;
+ Đối với bơm động cơ diesel: đo khoảng cách từ tường nhà tới két nước đối
với động cơ diesel làm mát bằng quạt gió; đo chiều cao của đáy bể chứa dầu cho
động cơ diesel; đo khoảng cách giữa tủ điều khiển và bồn nhiên liệu;
+ Kiểm tra bố trí họng nước (trạm bơm kích thước 6x9 m trở lên) và hệ thống
chữa cháy tự (trạm bơm có động cơ và bồn chứa nhiên liệu diesel);
204

+ Kiểm tra việc bố trí đèn chiếu sáng sự cố và niêm yết quy trình hướng dẫn
vận hành hệ thống bên trong trạm bơm;
+ Kiểm tra bố trí thoát sàn và thông gió cho trạm bơm;
+ Kiểm tra số lượng, chủng loại, mã ký hiệu, thông số lưu lượng, cột áp được
thể hiện trên nhãn mác và đường đặc tính của bơm chính, bơm dự phòng và bơm bù
áp;
+ Kiểm tra lắp đặt đường ống hút (số lượng, kết nối đường ống);
+ Kiểm tra lắp đặt đường ống đẩy (số lượng, đấu nối mạng vòng);
+ Kiểm tra lắp đặt van an toàn, van bảo vệ vỏ bơm, van xả khí tự động;
+ Kiểm tra việc niêm yết chỉ thị trạng thái đóng/mở thường trực của các van
tại trạm bơm.
b) Thử nghiệm
- Thử hoạt động của từng máy bơm bằng nút ấn tại tủ điều khiển bơm;
- Thử hoạt động theo thứ tự cài đặt của các bơm bằng cách giảm áp suất duy
trì trên đường ống cấp nước chữa cháy.
- Thử hoạt động của từng máy bơm bằng nút ấn tại tủ điều khiển bơm;
- Thử hoạt động theo thứ tự cài đặt của các bơm bằng cách giảm áp suất duy
trì trên đường ống cấp nước chữa cháy. Trong đó lưu ý:
+ Bơm nước chữa cháy phải được khởi động ít nhất một lần từ nguồn điện
chính, nguồn điện dự phòng và chạy tối thiểu là 5 phút;
+ Đóng các van trên đường ống cấp, để các bơm hoạt động ở chế độ không tải
và theo dõi áp lực ở đồng hồ đo áp có vượt quá 140% cột áp thiết kế hay không;
+ Theo dõi lưu lượng của hệ thống qua thiết bị kiểm tra lưu lượng được lắp
đặt tại trạm bơm.
+ Kiểm tra nguồn điện cấp cho bơm chữa cháy (nếu dùng bơm dự phòng là
bơm điện thì phải đảm bảo tối thiểu 02 nguồn điện, đối với nhà hỗn hợp, nhà F1.2,
nhà F4.3 có chiều cao trên 50m thì nguồn điện cho hệ thống PCCC và hệ thống kỹ
thuật khác có liên quan là 03 nguồn điện).
+ Ngoài ra có thể tham khảo các nội dung thử nghiệm trạm bơm nước chữa
cháy tại mục 3 của QCVN 02:2020/BCA.
2.13.2.2.2. Đối với trạm bơm lắp đặt tại công trình không thuộc đối tượng áp
dụng của QCVN 02:2020/BCA: Kiểm tra theo hồ sơ thiết kế được duyệt, các bước
thử nghiệm có thể tham khảo nội dung nêu trên.
2.13.2.3. Kiểm tra bể nước: Kiểm tra bằng trực quan
- Kiểm tra vị trí, số lượng bể nổi/ngầm;
205

- Kiểm tra khối tích:


+ Khối tích chứa nước thực tế qua việc quan sát đường ống chỉ thị bên ngoài
đối với bể nước nổi;
+ Khối tích chứa nước thực tế phục vụ chữa cháy theo hoàn công đối với bể
nước ngầm;
+ Kiểm tra tín hiệu báo mực nước tại phòng trực điều khiển chống cháy.
- Kiểm tra giải pháp phục hồi nước chữa cháy.
2.14. Kiểm tra hệ thống chữa cháy bằng nước
2.14.1. Thiết bị, phương pháp kiểm tra
- Thiết bị kiểm tra: Thước đo chiều dài; thiết bị đo lưu lượng, thiết bị đo áp
suất đầu lăng,…
- Phương pháp kiểm tra: Đối chiếu thực tế thi công với bản vẽ thẩm duyệt và
giấy chứng nhận kiểm định về vị trí, khoảng cách lắp đặt, thông số kỹ thuật và tác
động trực tiếp hoặc sử dụng thiết bị thử nghiệm.
2.14.2. Nội dung kiểm tra
2.14.2.1. Hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà
- Trực quan:
+ Số lượng, vị trí lắp đặt (số lượng trụ, khoảng cách giữa các trụ, khoảng cách
đến mép đường, khả năng tiếp cận từ xe/máy bơm chữa cháy)
+ Chủng loại trụ theo hồ sơ thiết kế (cao độ lắp đặt, loại đầu nối)
+ Van khóa trên trụ, van chặn trên mạng đường ống;
+ Trường hợp lấy nước từ ao hồ, kiểm tra vị trí, tải trọng bến lấy nước;
- Thử nghiệm: Kiểm tra hoạt động trụ bằng áp lực nước đô thị hoặc áp lực từ
bơm chữa cháy, đo kiểm tra áp suất/lưu lượng.
2.14.2.2. Hệ thống họng khô/họng tiếp nước
+ Số lượng, vị trí lắp đặt (họng khô bố trí tại các khoang đệm; họng tiếp nước
vào hệ thống, tiếp nước vào đường ống khô bố trí bên ngoài tại vị trí thuận lợi cho
xe/máy bơm chữa cháy), chú thích đánh dấu giữa họng tiếp nước vào công trình và
họng lấy nước ra;
+ Chủng loại (cao độ lắp đặt, loại đầu nối);
+ Van khóa, van một chiều tại họng tiếp.
2.14.2.3. Hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà
- Trực quan:
+ Kiểm tra bố trí tủ, hộp họng nước chữa cháy (số lượng, cao độ lắp đặt);
206

+ Kiểm tra chủng loại lăng, vòi chữa cháy (thông số áp lực, chiều dài cuộn
vòi, chủng loại lăng vòi, khớp nối);
+ Kiểm tra van khóa của họng, van khóa trên đường ống;
+ Kiểm tra đường ống (đường kính ống, nối mạng vòng).
- Thử nghiệm:
+ Thử nghiệm bằng áp lực của hệ thống, số lượng lăng triển khai theo thiết kế
lớn nhất và đo áp lực đầu lăng tại ví trí bất lợi nhất.
2.14.2.4. Hệ thống chữa cháy Spinkler
a. Đầu phun
- Trực quan
+ Kiểm tra số lượng, vị trí lắp đặt đầu phun (khoảng cách giữa các đầu phun,
khoảng cách đầu phun đến trần, cao độ lắp đặt, bố trí đầu phun dưới ống gió, đường
kỹ thuật);
+ Kiểm tra chủng loại đầu phun (hệ số K, đường kính vòi phun, loại quay
lên/quay xuống/quay ngang/âm trần, nhiệt độ kích hoạt).
- Thử nghiệm: Kích hoạt đầu phun để kiểm tra hình dạng tia phun, đo lưu
lượng trên đường ống (số lượng đầu phun kích hoạt dựa trên thông số tính toán của
hệ thống tại vị trí bất lợi nhất).
b. Các van trên đường ống
- Trực quan:
+ Vị trí lắp đặt, bố trí van khóa trên đường ống (van chặn trên đường ống của
hệ thống sprinkler phải được giám sát trạng thái đóng/mở);
+ Vị trí lắp đặt, bố trí Alarm valve (các bộ phận trên van: van một chiều, công
tắc dòng chảy, chuông nước, bình làm trễ….);
+ Vị trí lắp đặt, bố trí van giảm áp.
- Thử nghiệm:
+ Khóa ngẫu nhiên một số van chặn tầng/khu vực và kiểm tra tín hiệu giám
sát tại tủ trung tâm báo cháy;
+ Kích hoạt hệ thống và kiểm tra hoạt động của Alarm valve (chuông nước
hoạt động, công tác dòng chảy kích hoạt tín hiệu báo cháy);
+ Đo áp lực nước tại vị trí sau van giảm áp.
c. Đường ống
- Trực quan: Kiểm tra bố trí đường ống cấp, đường ống chính trục đứng, đường
ống phân phối tại tầng/khu vực và các đường ống nhánh (đường kính ống, bố trí
mạng vòng, 02 đường cấp, bố trí van khóa, bố trí đầu phun trên nhánh cụt).
207

- Thử nghiệm: Căn cứ biên bản thử nghiệm và hồ sơ hoàn công của chủ đầu
tư và đơn vị thi công.
2.14.2.5. Hệ thống màn nước Drencher/spray (nếu có)
a. Đầu phun
- Trực quan:
+ Kiểm tra số lượng, vị trí lắp đặt đầu phun (khoảng cách giữa các đầu phun,
khoảng cách đầu phun đến trần, cao độ lắp đặt);
+ Kiểm tra chủng loại đầu phun (hệ số K, đường kính vòi phun, loại đầu phun).
- Thử nghiệm: Kích hoạt hệ thống để kiểm tra hình dạng tia phun, đo lưu lượng
trên đường ống (tại vị trí chiều dài màn nước lớn nhất).
b. Các van trên đường ống
- Trực quan:
+ Vị trí lắp đặt, bố trí van khóa trên đường ống (phải có chức năng gửi tín hiệu
giám sát đến hệ thống báo cháy tự động);
+ Vị trí lắp đặt, bố trí Deluge valve;
+ Lắp đặt nút điều khiển ở vị trí dễ thao tác.
- Thử nghiệm:
+ Thử nghiệm kích hoạt Deluge valve bằng chế độ tự động, bằng tay (02 tín
hiệu báo cháy, đường ống Spinkler kích hoạt, van xả bằng tay);
+ Đo lưu lượng trên đường ống khi hệ thống hoạt động.
c. Đường ống
- Trực quan: Kiểm tra bố trí đường ống cấp, đường ống tạo màn nước (02 dải);
- Thử nghiệm: Căn cứ biên bản thử nghiệm và hồ sơ hoàn công của chủ đầu
tư và đơn vị thi công.
2.15. Kiểm tra hệ thống chữa cháy tự động bằng bọt
2.15.1. Thiết bị, phương pháp kiểm tra
- Thiết bị kiểm tra: Thiết bị thử nghiệm hệ thống báo cháy, Thiết bị đo nồng
độ chất tạo bọt.
- Phương pháp kiểm tra
+ Đối chiếu thực tế thi công về loại chất tạo bọt, loại đầu phun tạo bọt với giấy
chứng nhận kiểm định PCCC;
+ Kiểm tra về vị trí lắp đặt hệ thống chữa cháy tự động bằng bọt, vị trí đặt bồn
chứa chất tạo bọt, lượng chất tạo bọt so với hồ sơ thẩm duyệt về PCCC;
208

+ Thử thực tế hoạt động của hệ thống (ở chế độ tự động và bằng tay) kết hợp
với các thiết bị đo.
2.15.2. Nội dung kiểm tra
2.15.2.1. Kiểm tra thi công và lắp đặt
a. Bồn/téc chứa chất tạo bọt: Vị trí lắp đặt, lượng chất tạo bọt so với hồ sơ thiết
kế được duyệt và bản vẽ hoàn công.
b. Thiết bị trộn và định lượng chất tạo bọt: Vị trí lắp đặt, thông số (tỷ lệ trộn
bọt) phù hợp với loại bọt theo thiết kế.
c. Tủ điều khiển (đối với hệ thống chữa cháy tự động bằng bọt độc lập)
- Chủng loại tủ điều khiển;
- Vị trí lắp đặt.
d. Kiểm tra phương pháp kích hoạt hệ thống tự động và bằng tay
- Trường hợp kích hoạt bằng báo cháy: Hệ thống báo cháy tự động điều khiển
hệ thống chữa cháy bằng bọt phải đảm bảo mỗi điểm được bảo vệ bởi 02 đầu báo
cháy thuộc 02 kênh khác nhau;
- Trường hợp kích hoạt bằng hệ thống sprinkler: Kiểm tra bố trí, lắp đầu phun
(tương tự như hệ thống sprinkler) và kết nối tới van tràn ngập. Lưu ý: Không cần
xem xét hệ số K, đường kính ống của đầu phun và số lượng đầu phun trên ống nhánh;
- Kích hoạt bằng tay: Kích hoạt bằng van điện hoặc van xả tại vị trí lắp đặt van
tràn ngập.
đ. Van khóa, van tràn ngập (deluge valve), đường ống và đầu phun bọt
- Kiểm tra về đường ống dẫn hỗn hợp chất tạo bọt và nước chữa cháy (đường
kính ống, chiều dài tuyến ống);
- Kiểm tra về vị trí lắp đặt van cổng, van tràn ngập nối từ đường ống hệ thống
cấp nước chữa cháy vào hệ thống chữa cháy tự động bằng bọt (lưu ý van cổng là van
thường mở, van này phải có tín hiệu giám sát kết nối về tủ báo cháy cháy trung tâm);
- Kiểm tra về chủng loại đầu phun tạo bọt, số lượng đầu phun, khoảng cách
giữa các đầu phun;
2.15.2.2. Thử nghiệm hoạt động:
- Đưa van cổng trước van điện từ/van tràn ngập về trạng thái đóng để kiểm tra
việc giám sát van tại phòng trực điều khiển trung tâm, sau đó đưa vào cổng về trạng
thái thường mở;
- Thử kích hoạt tự động:
209

+ Thử nghiệm hoạt động của đầu báo cháy thứ 1: Tín hiệu truyền về tủ điều
khiển và tủ báo cháy chung của công trình, sau đó chuông, đèn tại khu vực bảo vệ
hoạt động;
+ Thử nghiệm hoạt động của đầu báo cháy thứ 2 (kênh thứ 2): Kiểm tra xem
đã đưa tín hiệu về tủ điều khiển hệ thống chữa cháy tự động bằng bọt hay chưa. Sau
thời gian trễ van điện từ/van tràn ngập kích hoạt để điều khiển xả bọt;
+ Nhấn nút ấn khẩn tại khu vực lắp đặt hệ thống chữa cháy tự động bằng thì
tủ điều khiển mở van điện từ để hệ thống hoạt động;
+ Thử đầu phun sprinkler hoạt động để kích hoạt van tràn ngập và hệ thống
phun bọt (đối với trường hợp kích hoạt bằng đầu phun sprinkler);
- Sau khi thử nghiệm hệ thống ở chế độ tự động, tiến hành thử nghiệm bằng
tay tại vị trí van điện từ/van tràn ngập hoặc điều khiển từ xa tại vị trí phòng trực điều
khiển trung tâm (nếu có);
- Sau khi kết thúc kiểm tra reset, khóa van điện từ đưa hệ thống trở lại trạng
thái thường trực.
2.16. Kiểm tra hệ thống chữa cháy bằng khí (FM-200, Nitơ, CO2…)
2.16.1. Thiết bị, phương pháp kiểm tra
- Thiết bị kiểm tra: Thiết bị thử nghiệm hệ thống báo cháy, thước đo chiều dài…
- Phương pháp kiểm tra:
+ Đối chiếu thực tế thi công với giấy chứng nhận kiểm định và hồ sơ thẩm
duyệt về vị trí, khoảng cách lắp đặt, thông số kỹ thuật của bình khí;
+ Kiểm tra điều kiện điều khiển logic của hệ thống tác động đến van kích hoạt
đầu bình khí, van chọn vùng (không xả khí);
+ Tác động trực tiếp hoặc sử dụng các thiết bị thử nghiệm.
2.16.2. Nội dung kiểm tra
2.16.2.1. Kiểm tra thi công, lắp đặt
a. Trạm đặt bình chứa khí
- Vị trí lắp đặt so với thiết kế được duyệt;
- Giải pháp bảo vệ trước các tác động từ bên ngoài (có nằm trong phòng riêng
hay không, có lưới bảo vệ hay không, có gần các nguồn phát sinh nhiệt hay không…);
- Số lượng, chủng loại bình khí để đối chiếu với hồ sơ thiết kế, hồ sơ kiểm
định và thông số kỹ thuật của nhà sản xuất;
- Áp suất nạp Nitơ (dựa trên đồng hồ) để tính toán khối tích khí nén trong bình;
khối lượng (kg hoặc lb) và áp suất khí HFC-227ea (FM200) nén trong bình; khối lượng
khí CO2 hóa lỏng trong bình;
210

- Kiểm tra việc lắp đặt logic đối với dàn chai khí sử dụng chung cho nhiều khu
vực bảo vệ (lượng bình khí cho mỗi cụm, van chọn vùng và logic đường đi của đường
khí mồi).
b. Đường ống, đầu phun và các thiết bị của hệ thống
- Đường ống của hệ thống áp lực cao phải là các loại ống thép đúc và phải có
biên bản thử áp, catalogue của đường ống;
- Kiểm tra van an toàn trên đường ống góp;
- Kiểm tra việc lắp đặt đường ống và các đầu phun theo thiết kế được duyệt
(đảm bảo sự bố trí cân bằng của các đầu phun theo quy định: đường đi từ bình chứa
khí đến các đầu phun không lệch nhau quá 10%);
- Kiểm tra số lượng đầu phun và chủng loại đầu phun theo thiết kế (loại 360 o,
180o…), các đầu phun có bị cản trở bởi các cấu kiện dầm, cột, tường, tủ điện… hay
không;
- Kiểm tra hệ thống báo cháy phải đảm bảo mỗi điểm được bảo vệ bởi 02 đầu
báo cháy thuộc 02 kênh khác nhau.
c. Khu vực bảo vệ
- Kiểm tra trực quan kết cấu của khu vực bảo vệ đảm bảo áp lực làm việc khi khí
chữa cháy được phun (có các kết cấu dễ bung như tôn, gỗ ép… hay không);
- Kiểm tra độ kín của khu vực bảo vệ (các ô cửa, louver, khe cửa, đường ống
kỹ thuật…) có được chèn bịt không, có được trang bị damper tự động đóng khi có sự
cố hay không. Cần lưu ý một số damper tự động đóng bằng áp lực không khí thì
chiều đóng của các lá chắn trên damper phải theo chiều khí từ trong khu vực bảo vệ
ra ngoài;
- Chuông đèn cảnh báo phải được lắp đặt cả bên trong và bên ngoài khu vực
bảo vệ, đảm bảo không bị che khuất;
- Bộ điều khiển (gồm nút ấn xả cưỡng bức, nút ấn trì hoãn, tủ hiện thị) được
lắp đặt ở cửa ra vào khu vực bảo vệ, ở độ cao 1,2-1,5m.
2.16.2.2. Thử nghiệm hoạt động:
- Tháo van kích hoạt tại bình pilot;
- Thử nghiệm hoạt động của đầu báo cháy thứ 1: Tín hiệu truyền về tủ điều
khiển và tủ báo cháy chung của công trình, sau đó chuông, đèn tại khu vực bảo vệ
hoạt động;
- Thử nghiệm hoạt động của đầu báo cháy thứ 2 (kênh thứ 2): Kiểm tra xem
đã đưa tín hiệu về tủ điều khiển hệ thống chữa cháy tự động; Kiểm tra phản ứng của
hệ thống sau tín hiệu của đầu báo thứ hai (thời gian trễ trên tủ hiển thị); trong thời
gian tủ hiện thị chạy thời gian trễ, ấn và giữ nút trì hoãn, kiểm tra tác động của nút
211

trì hoãn có can thiệp được thời gian trễ của hệ thống hay không, sau đó thả tay và
tiếp tục quan sát;
- Trong thời gian đếm ngược tại tủ hiện thị, kiểm tra hoạt động của các damper
để đóng kín các louver, thời gian để đóng kín hoàn toàn trước khi xả khí. Các quạt
thông gió và hệ thống điều hòa không khí không tuần hoàn phải được ngắt tự động;
- Hết thời gian trễ, kiểm tra chốt của van kích hoạt đã bật ra hay chưa và van
kích hoạt đó có đúng cụm bình của khu vực bảo vệ đang thử hay không;
- Reset hệ thống và thử nghiệm lại hoạt động bằng nút xả cưỡng bức;
- Cuối buổi kiểm tra, kiểm tra lịch sử tín hiệu có truyền về tủ trung tâm tại
phòng trực hay không.
Lưu ý: Tủ điều khiển xả khí tại từng khu vực phải có chức năng gửi tín hiệu
về tủ điều khiển trung tâm của tòa nhà.
2.17. Trang bị phương tiện chữa cháy ban đầu và bố trí phương tiện cứu
người, dụng cụ phá dỡ thông thường và phương tiện bảo hộ chống khói
2.17.1. Thiết bị, phương pháp kiểm tra: Đối chiếu thực tế thi công với giấy
chứng nhận kiểm định và hồ sơ thẩm duyệt về vị trí, khoảng cách lắp đặt, thông số
kỹ thuật của bình.
2.17.2. Nội dung kiểm tra
- Kiểm tra giấy chứng nhận kiểm định phương tiện PCCC đối với lô bình chữa
cháy xách tay;
- Kiểm tra việc bố trí các bình chữa cháy, vị trí lắp đặt, thông số, tem kiểm
định của bình, tình trạng của bình chữa cháy;
- Kiểm tra việc trang bị theo quy định tại điều 10.1 của TCVN 3890:2009.
2.18. Nguồn điện ưu tiên cấp cho hệ thống PCCC
2.18.1. Thiết bị, phương pháp kiểm tra
- Thiết bị kiểm tra: Thước kẹp đo tiết diện, ampe kìm, đồng hồ vạn năng…
- Phương pháp kiểm tra
+ Trực quan: Đối chiếu thực tế thi công hồ sơ thiết kế đã được thẩm duyệt (số
lượng nguồn điện ưu tiên, công suất máy phát điện, máy biến áp, vị trí lắp đặt máy
phát điện, máy biến áp, giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan, giải pháp chống tràn
dầu,...);
+ Thử nghiệm: Thử nghiệm chế độ bằng tay và chế độ liên động với hệ thống
báo cháy tự động của hệ thống điện ưu tiên cấp cho hệ thống PCCC.
2.18.2. Nội dung kiểm tra
- Trực quan:
212

+ Kiểm tra số lượng nguồn điện ưu tiên cấp cho hệ thống PCCC theo hồ sơ
thiết kế đã được thẩm duyệt (01 nguồn điện lưới và nguồn điện từ máy phát điện dự
phòng), công suất máy phát điện, máy biến áp. Đối với nhà hỗn hợp, nhà F1.2, nhà
F4.3 có chiều cao trên 50m thì nguồn điện cho hệ thống PCCC và hệ thống kỹ thuật
khác có liên quan là 03 nguồn điện;
+ Kiểm tra cáp điện cấp cho hệ thống PCCC (chống cháy, tiết diện dây, lộ
riêng) bằng trực quan và kiểm tra hồ sơ nghiệm thu;
+ Kiểm tra vị trí lắp đặt máy phát điện, máy biến áp;
+ Kiểm tra giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan, giải pháp chống tràn dầu;
+ Kiểm tra trữ lượng dầu cho máy phát điện.
- Thử nghiệm liên động của hệ thống báo cháy điều khiển nguồn điện ưu tiên
cho PCCC:
+ Khi có tín hiệu báo cháy, sau thời gian trễ (tùy thuộc vào từng công trình,
khoảng 2-5 phút) tín hiệu của hệ thống báo cháy phải liên động điều khiển dừng cấp
điện cho các tải không ưu tiên và duy trì nguồn điện cho hệ thống PCCC và hệ thống
kỹ thuật có liên quan đến PCCC. Trường hợp mất nguồn điện lưới, máy phát điện phải
tự động hoạt động và cấp điện cho hệ thống PCCC và hệ thống kỹ thuật có liên quan.
Trường hợp công trình, hạng mục công trình yêu cầu các hệ thống phải có 03 nguồn
điện thì khi máy phát điện 1 gặp sự cố thì máy phát điện 2 sẽ tiếp tục cấp điện;
+ Kiểm tra nguồn điện ưu tiên đối với van chặn lửa loại có động cơ hoặc van
điện từ của hệ thống chữa cháy.
2.19. Phòng trực điều khiển chống cháy và phòng bảo quản phương tiện
PCCC tại chỗ
2.19.1. Thiết bị, phương pháp kiểm tra: Sử dụng thước dây, thước laser, đo và
đối chiếu thực tế thi công so với hồ sơ thiết kế đã được thẩm duyệt.
2.19.2. Nội dung kiểm tra
- Sử dụng thước đo diện tích của phòng trực tối thiểu 6 m2;
- Kiểm tra mặt bằng bố trí thiết bị điều khiển hệ thống PCCC và hệ thống kỹ
thuật khác có liên quan;
- Nhấn nút ấn điều khiển hệ thống chống tụ khói (bao gồm nút ấn quạt, nút ấn
van chặn lửa có động cơ tại từng tầng);
- Thử chế độ hoạt động của thiết bị thông tin liên lạc đến TMCC, gian lánh
nạn và các khu vực khác theo yêu cầu;
- Đối với phòng bảo quản các phương tiện PCCC tại chỗ trong nhà F1.2, F4.3
và nhà hỗn hợp có chiều cao trên 50m: Kiểm tra vị trí, khoảng cách đến buồng thang
bộ thoát nạn.
213

2.20. Hệ thống cấp khí đốt LPG trung tâm (nếu có)
2.20.1. Thiết bị, phương pháp kiểm tra
- Thiết bị kiểm tra: Thiết bị đo nồng độ khí cháy, bình gas, thiết bị đo độ dày
thành ống;
- Phương pháp kiểm tra
+ Đối chiếu thực tế thi công về chủng, loại kho chứa gas (dàn chai chứa hay
bồn chứa), máy hóa hơi, chủng loại đường ống dẫn khí LPG trung tâm, áp lực đường
ống dẫn khí LPG, độ kín của đường ống dẫn khí LPG;
+ Kiểm tra về vị trí lắp đặt kho chứa LPG, vị trí máy hóa hơi, cách bố trí đường
ống dẫn LPG, vị trí lắp đặt các đầu cảnh báo rò gỉ khí LPG, tủ điều khiển hệ thống
LPG trung tâm;
+ Thử nghiệm hoạt động của các van dừng khẩn cấp.
2.20.2. Nội dung kiểm tra
2.20.2.1. Kiểm tra thi công và lắp đặt
a. Vị trí kho chứa LPG
- Vị trí đặt kho chứa LPG so với hồ sơ thiết kế được duyệt và bản vẽ hoàn
công:
+ Nếu kho dạng dàn chai chứa thì được phép đặt trong nhà hoặc ngoài nhà
(lưu ý không bố trí gian phòng hạng A, B trong nhà F1.2, F4.3 và nhà hỗn hợp có
chiều cao trên 50m);
+ Nếu kho dạng bồn chứa thì phải lắp đặt ngoài nhà (không bố trí các bồn chứa
nối tiếp và hướng vào công trình);
- Kiểm tra về khối lượng LPG tồn chứa: Lưu ý nếu là dàn chai chứa đặt trong
nhà không được quá 700kg, đặt ngoài nhà không quá 1000kg;
- Khoảng cách an toàn giữa kho chứa đến các đối tượng lân cận;
- Giải pháp ngăn cháy lan giữa kho chứa với các hạng mục khác;
- Giải pháp thông gió cho kho chứa LPG.
b. Tủ điều khiển, máy hóa hơi
- Tủ điều khiển:
+ Chủng loại tủ điều khiển;
+ Vị trí lắp đặt.
- Máy hóa hơi:
+ Lưu lượng máy hóa hơi;
+ Vị trí lắp đặt máy hóa hơi;
214

+ Khoảng cách an toàn giữa máy hóa hơi đến kho chứa LPG (đối với dàn chai
là 1,5m, đối với kho chứa là 3m).
c. Đường ống, van an toàn, van điều áp, van điện từ
- Kiểm tra về chất liệu đường ống, kiểu đường ống (lưu ý đối với đường ống
từ DN50mm thì không được sử dụng đường ống nối ren mà phải sử dụng đường ống
hàn);
- Vị trí lắp đặt các đường ống, màu sơn của đường ống (lưu ý đường ống không
được đi trong hành lang, tầng hầm và trên trần treo), mạng đường ống cấp LPG phải
là mạng cụt;
- Vị trí lắp đặt các van: Van điều áp, van điện từ đóng ngắt khẩn cấp, van xả
an toàn. Lưu ý: Đối với hệ thống cung cấp LPG cho các hộ tiêu thụ dân dụng, áp
suất trước khi vào thiết bị sử dụng không được vượt quá 3 kPa (30 mbar) và phải
lắp van điều áp để áp suất trước khi vào nhà không vượt quá 140 kPa (1,4 bar);
- Vị trí lắp đặt các đầu cảnh báo rò gỉ khí LPG.
2.20.2.2. Thử nghiệm hoạt động
- Thử nghiệm hoạt động của của hệ thống đầu cảnh báo rò gỉ khí LPG;
- Thử nghiệm hoạt động của hệ thống báo cháy tự động để liên động với van
điện từ đóng ngắt khẩn cấp;
- Thử nghiệm hệ thống phun sương làm mát cho bồn chứa (nếu có);
- Thử nghiệm hoạt động của nút ấn dừng khẩn cấp để điều khiển van điện từ.
III. XỬ LÝ KẾT QUẢ KIỂM TRA NGHIỆM THU
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua biên bản kiểm tra kết
quả nghiệm thu, căn cứ kết quả ghi nhận tại biên bản kiểm tra nghiệm thu, cán bộ
thụ lý hồ sơ có trách nhiệm đề xuất các văn bản để thông báo kết quả kiểm tra cho
chủ đầu tư theo quy định tại khoản 8 Điều 15 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.
1. Trường hợp kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư phù hợp với hồ sơ đã được
thẩm duyệt, bảo đảm theo quy định thì cán bộ thụ lý hồ sơ dự thảo các văn bản và
báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp trình người có thẩm quyền duyệt, ký văn bản chấp
thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy, hồ sơ trình bao gồm:
- Báo cáo, đề xuất cấp văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy
và chữa cháy;
- Biên bản kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy và các tài
liệu khác kèm theo;
- Dự thảo văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
215

Sau khi ban hành văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu thì trả lại hồ sơ
nghiệm thu đã nhận trước đó cho chủ đầu tư, chủ phương tiện theo quy định tại
khoản 8 Điều 15 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
2. Trường hợp kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư chưa bảo đảm theo quy định,
cán bộ thụ lý hồ sơ dự thảo các văn bản báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp quản lý
trình người có thẩm quyền duyệt, ký văn bản thông báo kết quả kiểm tra, hồ sơ trình
bao gồm:
- Báo cáo kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;
- Biên bản kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy và các tài
liệu khác kèm theo;
- Dự thảo văn bản thông báo kết quả chưa đủ điều kiện cấp văn bản nghiệm
thu về phòng cháy và chữa cháy;
- Đối với công trình chưa được cấp văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về
PCCC đã đưa vào sử dụng, ngoài việc xử lý vi phạm hành chính, tạm đình chỉ theo
quy định, cán bộ thụ lý hồ sơ hoặc cán bộ được giao nhiệm vụ dự thảo văn bản báo
cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp quản lý trình người có thẩm quyền duyệt, ký văn bản
thông báo các đơn vị có liên quan, công khai trên trang thông tin điện tử, phương tiện
truyền thông về việc tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động./.
216

PHỤ LỤC I. DANH MỤC CÁC VĂN BẢN CHỈ ĐẠO, HƯỚNG DẪN CỦA
C07 VỀ CÔNG TÁC THẨM DUYỆT THIẾT KẾ, NGHIỆM THU VỀ PCCC
GIAI ĐOẠN 2016 – 2021

Số hiệu văn bản và Trích yếu nội dung văn


TT Nơi nhận văn bản Ghi chú
ngày ban hành bản
Khoảng cách an toàn từ cửa
3517/C66-P6 ngày Hết hiệu
1 PC66 Công an tỉnh Hưng Yên hàng xăng dầu đến công
25/10/2016 lực
trình bên ngoài
3813/ Tổ chức lực lượng PCCC
Cảnh sát các tỉnh, thành phố trực thuộc Hết hiệu
2 PCCC&CNCH-P6 cơ sở đối với trạm biến áp
Trung ương; PC66 Công an các tỉnh lực
ngày 23/12/2016 ít người trực
Triển khai thực hiện Thông
4511/C66-P6 ngày Công an, Cảnh sát PCCC các tỉnh, thành tư số 258/2016/TT-BCT Còn hiệu
3
23/12/2016 phố trực thuộc Trung ương trong Công an các đơn vị, lực
địa phương
Hướng dẫn thực hiện
520/C66-P6 ngày Công an, Cảnh sát PCCC các tỉnh, thành Hết hiệu
4 Thông tư số 47/2015/TT-
8/02/2017 phố trực thuộc Trung ương lực
BCA
637/C66-P6 ngày Công an, Cảnh sát PCCC các tỉnh, thành Triển khai thực hiện Thông Hết hiệu
5
16/02/2017 phố trực thuộc Trung ương tư số 48/2015/TT-BCA lực
Hướng dẫn các yêu cầu về
881/PCCC&CNCH- PCCC đối với công trình Hết hiệu
6 Cảnh sát PCCC tỉnh Thừa Thiên Huế
P6 ngày 03/3/2017 Khu nghỉ dưỡng (Resort), lực
sân gôn
Áp dụng tiêu chuẩn PCCC
(chấp thuận áp dụng tiêu
1196/PCCC&CNCH- Cảnh sát PCCC, PC66 Công an các tỉnh, chuẩn nước ngoài, tiêu Hết hiệu
7
P6 ngày 23/3/2017 thành phố trực thuộc Trung ương chuẩn quốc tế về PCCC; lực
giảm bớt một số yêu cầu
của QCVN06:2010/BXD)
Hướng dẫn một số nội
1758/C66-P6 ngày Hết hiệu
8 Cảnh sát PCCC thành phố Hồ Chí Minh dung trong công tác quản
21/4/2017 lực
lý nhà nước về PCCC
Hướng dẫn áp dụng văn
3096/C66-P6 ngày bản quy phạm pháp luật Còn hiệu
9 PC66 Công an tỉnh Hưng Yên
10/7/2017 (Nghị định 13/2011/NĐ- lực
CP và TCVN 5307:2009)
Hướng dẫn áp dụng văn
4180/C66-P6 ngày Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy tỉnh bản quy phạm pháp luật Còn hiệu
10
24/7/2017 Bình Dương (Nghị định 13/2011/NĐ- lực
CP và TCVN 5307:2009)
Áp dụng quy chuẩn, tiêu
4394/C66-P6 ngày Cảnh sát phòng cháy chữa cháy thành Hết hiệu
11 chuẩn về PCCC đối với
07/8/2017 phố Hải Phòng lực
gara ô tô
Hướng dẫn áp dụng tiêu
4407/C66-P6 ngày Hết hiệu
12 PC66 Công an tỉnh Quảng Nam chuẩn, quy chuẩn quy định
07/8/2017 lực
về thang chữa cháy
217

Số hiệu văn bản và Trích yếu nội dung văn


TT Nơi nhận văn bản Ghi chú
ngày ban hành bản
Uỷ quyền thẩm duyệt thiết
kế, nghiệm thu về PCCC
cho Cảnh sát PCCC và
PC66 Công an các địa
4589/C66-P6 ngày Cảnh sát PCCC, PC66 Công an các tỉnh, phương đối với hồ sơ thiết Còn hiệu
13
18/8/2017 thành phố trực thuộc Trung ương kế hạng mục cải tạo, hạng lực
mục thay đổi tính chất sử
dụng của công trình đã
được C66 cấp văn bản
nghiệm thu về PCCC
Hướng dẫn thẩm duyệt về
PCCC (chuyển đổi công
315/C66-P6 ngày Còn hiệu
14 Cảnh sát PCCC thành phố Cần Thơ năng nhà ở, văn phòng cho
22/01/2018 lực
thuê thành trường phổ
thông)
Hướng dẫn công tác thẩm
duyệt về PCCC (hệ thống
570/C66-P6 ngày Còn hiệu
15 Cảnh sát PCCC tỉnh Đắk Lắk chữa cháy tự động cho nhà
01/02/2018 lực
chuyên kinh doanh thương
mại cao trên 3 tầng)
Hướng dẫn công tác thẩm
04/C66-P6 ngày duyệt về PCCC (TCVN Còn hiệu
16 PC66 Công an tỉnh Đồng Tháp
01/3/2018 3890:2009 cho chợ, lực
TTTM, kho lạnh)
Đối tượng dự án, công trình
20/PCCC&CNCH- Hết hiệu
17 PC66 Công an Quảng Trị thuộc diện phải thẩm duyệt
P6 ngày 7/3/2018 lực
về PCCC
395/PCCC&CNCH- Xác định hạng sản xuất Hết hiệu
18 PC66 Công an tỉnh Bến Tre
P6 ngày 02/5/2018 của công trình lực
Hướng dẫn việc cấp giấy
554/ PCCC&CNCH- Còn hiệu
19 Cảnh sát PCCC tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phép vận chuyển chất,
P6 ngày 25/5/2018 lực
hàng nguy hiểm cháy, nổ
Cảnh sát PCCC các tỉnh, thành phố trực Thẩm duyệt về PCCC đối
837/PCCC&CNCH- Hết hiệu
20 thuộc Trung ương, PC66 Công an các với các dự án nhà máy điện
P6 ngày 21/6/2018 lực
tỉnh mặt trời
Kế hoạch thực hiện quy chế
phối hợp giữa Bộ Công an
977/KH-C66-P6 Công an, Cảnh sát PCCC các tỉnh, thành và Bộ Xây dựng trong công Hết hiệu
21
ngày 10/7/2018 phố trực thuộc Trung ương tác quản lý đầu tư xây dựng lực
và PCCC đối với dự án,
công trình
1179/PCCC&CNCH- Áp dụng tiêu chuẩn quốc Hết hiệu
22 PC66 Công an tỉnh Quảng Trị
P6 ngày 03/8/2018 tế, tiêu chuẩn nước ngoài lực
218

Số hiệu văn bản và Trích yếu nội dung văn


TT Nơi nhận văn bản Ghi chú
ngày ban hành bản
Áp dụng tiêu chuẩn quy
chuẩn về PCCC (áp dụng
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật về PCCC để thẩm
1576/PCCC&CNCH- duyệt thiết kế về PCCC Hết hiệu
23 PC07 Công an tỉnh Hưng Yên
P4 ngày 25/9/2018 đối với việc xây dựng khu lực
vực bồn chứa gas lạnh
cung cấp cho điều hòa –
nhà máy Daikin Việt
Nam)
Triển khai thực hiện Thông
1616-C07-P4 ngày Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc tư số 25/2018/TT-BCA Còn hiệu
24
01/10/2018 Trung ương trong Công an các đơn vị, lực
địa phương
Quản lý, sử dụng nguồn
1678/C07-P4 ngày Công an các tỉnh thành phố trực thuộc kinh phí thu được từ phí Còn hiệu
25
9/10/2018 Trung ương thẩm định phê duyệt thiết lực
kế về PCCC
2230/C07-P4 ngày Xác định bậc chịu lửa của Còn hiệu
26 PC07 Công an tỉnh Hải Dương
10/12/2018 nhà lực
Hướng dẫn thẩm duyệt về
1568/C07-P4 ngày PCCC (bố trí công năng Hết hiệu
27 PC07 Công an tỉnh Lâm Đồng
7/8/2019 trong tầng hầm, tầng nửa lực
hầm)
Hướng dẫn thẩm duyệt
2175/C07-P4 ngày Hết hiệu
28 PC07 Công an tỉnh Sóc Trăng thiết kế về PCCC công
25/10/2019 lực
trình đã đưa vào sử dụng
Hướng dẫn quy định về
khoảng cách an toàn PCCC
2322/C07-P4 ngày Còn hiệu
29 Công an tỉnh Long An từ cửa hàng kinh doanh
15/11/2019 lực
xăng dầu đến nhóm trẻ, lớp
mẫu giáo
Hướng dẫn quy định về
2372/C07-P4 ngày Còn hiệu
30 PC07 Công an tỉnh Gia Lai khoảng cách an toàn phòng
19/11/2019 lực
cháy chữa cháy
Nâng cao chất lượng công
4312/C07-P4 ngày Công an các tỉnh thành phố trực thuộc tác thẩm duyệt thiết kế, Hết hiệu
31
19/12/2019 Trung ương nghiệm thu về phòng cháy lực
chữa cháy
Quy trình chấp thuận áp
269/C07-P4 ngày Công an các tỉnh thành phố trực thuộc dụng tiêu chuẩn nước Còn hiệu
32
07/2/2020 Trung ương ngoài, tiêu chuẩn quốc tế lực
về PCCC tại Việt Nam
Hướng dẫn áp dụng Phụ
293/C07-P4 ngày Hết hiệu
33 PC07 Công an tỉnh Bắc Ninh lục IV Nghị định số
12/2/2020 lực
79/2014/NĐ-CP
219

Số hiệu văn bản và Trích yếu nội dung văn


TT Nơi nhận văn bản Ghi chú
ngày ban hành bản
Hướng dẫn quy định về
khoảng cách an toàn PCCC
363/C07-P4 ngày Hết hiệu
34 Công an tỉnh Quảng Ninh từ công trình cửa hàng kinh
28/02/2020 lực
doanh xăng dầu đến công
trình nhà dịch vụ bến xe
Hướng dẫn trang bị, bố trí
590/C07-PP4 ngày Hết hiệu
35 PC07 Công an tỉnh Trà Vinh hệ thống cấp nước chữa
31/3/2020 lực
cháy ngoài nhà
Hướng dẫn áp dụng tiêu
chuẩn, quy chuẩn về PCCC
(khoảng cách an toàn
PCCC từ cửa hàng kinh
622/C07-P4 ngày Còn hiệu
36 Công an tỉnh Quảng Nam doanh xăng dầu đến công
09/4/2020 lực
trình công cộng, việc bố trí
công năng tập trung đông
người trong công trình đa
năng, khách sạn)
884/C07-P4 ngày Thẩm duyệt thiết kế về Còn hiệu
37 Công an tỉnh Bắc Giang
18/5/2020 PCCC lực
Hướng dẫn áp dụng các
Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về PCCC (QCVN
2018/C07-P4 ngày Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc 01:2019/BXD; QCVN Còn hiệu
38
22/6/2020 Trung ương 04:2019/BXD; QCVN lực
06:2020/BXD; QCVN
01:2019/BCA; QCVN
01:2019/BCT)
Báo cáo thông kê công tác
2147/C07-P4 ngày Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Còn hiệu
39 thẩm duyệt thiết kế,
29/6/2020 Trung ương lực
nghiệm thu về PCCC
Hướng dẫn áp dụng các
Quy chuẩn kỹ thuật quốc
3615/C07-P4 ngày Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc gia về PCCC (QCVN Còn hiệu
40
30/6/2020 Trung ương 02:2020/BCA; QCVN lực
01:2020/BCT; QCVN
02:2019/BCT)
Hướng dẫn công tác thẩm
3616/C07-P4 ngày Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc duyệt thiết kế, nghiệm thu Còn hiệu
41
30/6/2020 Trung ương về PCCC (đối với phương lực
tiện giao thông cơ giới)
Hướng dẫn công tác thẩm
duyệt thiết kế về PCCC đối
3288/C07-P4 ngày Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Còn hiệu
42 với nhà máy điện mặt trời
08/9/2020 Trung ương lực
và hệ thống điện mặt trời
mái nhà
220

Số hiệu văn bản và Trích yếu nội dung văn


TT Nơi nhận văn bản Ghi chú
ngày ban hành bản
Hướng dẫn công tác thẩm
duyệt thiết kế, nghiệm thu
về PCCC (trả lời những
khó khăn, vướng mắc của
Công an các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương
3289/C07-P4 ngày Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trong công tác thẩm duyệt, Còn hiệu
43
08/9/2020 Trung ương nghiệm thu về PCCC, lực
hướng dẫn công tác thẩm
duyệt thiết kế về PCCC đối
với nhà cao tầng, hướng
dẫn công tác thẩm duyệt
thiết kế về PCCC đối với
nhà công nghiệp)
Hướng dẫn công tác thẩm
duyệt thiết kế, nghiệm thu
về PCCC (điều kiện
chuyển tiếp áp dụng
QCVN 06:2020/BXD, áp
5001/C07-P4 ngày Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc dụng quy định về an toàn Còn hiệu
44
31/12/2020 Trung ương cháy đối với các nhà chung lực,
cư cao tầng, quy định đối
với các hành lang thoát nạn
được bảo vệ ngăn cháy,
quy định đối với vật liệu dễ
cháy…)
Giải pháp xử lý đối với các
554/C07-P4 ngày Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc công trình, cơ sở vi phạm Còn hiệu
45
17/3/2021 Trung ương quy định của pháp luật về lực
PCCC
760/C07-P4 ngày Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Hướng dẫn bảng đối chiếu Hết hiệu
46
12/4/2021 Trung ương thẩm duyệt thiết kế lực
Kế hoạch kiểm tra xử lý
các công trình, cơ sở vi
73/KH-C07-P4 ngày Công an thành phố Hà Nội và Công an phạm quy định pháp luật về Còn hiệu
47
14/4/2021 thành phố Hồ Chí Minh PCCC của Công an thành lực
phố Hà Nội và thành phố
Hồ Chí Minh
Hướng dẫn công tác kiểm
874/C07-P4 ngày Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Còn hiệu
48 tra kết quả nghiệm thu về
20/4/2021 Trung ương lực
PCCC
Hướng dẫn công tác kiểm
1143/C07-P4 ngày Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Còn hiệu
49 tra an toàn PCCC trong quá
26/5/2021 Trung ương lực
trình thi công
1306/C07-P4 ngày Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Hướng dẫn áp dụng QCVN Còn hiệu
50
10/6/2021 Trung ương 13:2018/BXD và QCVN lực
221

Số hiệu văn bản và Trích yếu nội dung văn


TT Nơi nhận văn bản Ghi chú
ngày ban hành bản
06:2020/BXD về bố trí
công năng
Hướng dẫn áp dụng các
Quy chuẩn gồm QCVN
01:2021/BXD, QCVN
04:2021/BXD, QCVN
1470/C07-P4 ngày Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Còn hiệu
51 06:2021/BXD, đồng thời
28/6/2021 Trung ương lực
cập nhật các bảng đối chiếu
thẩm duyệt tại Công văn số
760/C07-P4 ngày
12/4/2021
Hướng dẫn về thẩm quyền;
đối tượng thẩm duyệt thiết
kế về PCCC; thẩm duyệt
1631/C07-P4 ngày thiết kế về PCCC đối với Còn hiệu
52 Công an thành phố Hà Nội
03/8/2021 công trình khí thiên nhiên lực
nén CNG; xây dựng, phê
duyệt và tổ chức phương án
chữa cháy
Hướng dẫn quy định quản
1642/C07-P4 ngày lý nhà nước về PCCC đối Còn hiệu
53 Công an thành phố Hà Nội
06/8/2021 với nhà ở kết hợp sản xuất lực
kinh doanh
Hướng dẫn áp dụng 02
Tiêu chuẩn TCVN
13333:2021 Hệ thống chữa
cháy bằng sol-khí – Yêu
cầu thiết kế, lắp đặt, kiểm
1773/C07-P4 ngày Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc tra và bảo dưỡng và TCVN Còn hiệu
54
30/7/2021 Trung ương 7161-5:2021 (ISO 1450-5- lực
:2019) Hệ thống chữa cháy
bằng khí – Tính chất vật lý
và thiết kế hệ thống – Phần
5: Khí chữa cháy FK-5-1-
12”
Hướng dẫn về thực hiện
các quy định về PCCC và
CNCH khi lập đồ án quy
hoạch, hồ sơ thiết kế xây
dựng dự án, công trình;
1755/C07-P4 ngày Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Còn hiệu
55 Xác định nhóm dự án theo
30/7/2021 Trung ương lực
tiêu chí của Luật đầu tư
công; Thẩm duyệt thiết kế,
nghiệm thu về PCCC một
số dự án, loại hình công
trình: Đồ án quy hoạch,
222

Số hiệu văn bản và Trích yếu nội dung văn


TT Nơi nhận văn bản Ghi chú
ngày ban hành bản
công trình hạ tầng kỹ thuật
liên quan đến PCCC, nhà ở
kết hợp kinh doanh, nhà
thương mại liên kế
shophouse.

Triển khai thực hiện Thông


2036/ C07-P4 ngày Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc tư số 82/2021/TT-BCA Còn hiệu
56
30/8/2021 Trung ương ngày 06/8/2021 của Bộ lực
trưởng Bộ Công an
Hướng dẫn thẩm duyệt
2076/ C07-P4 ngày Còn hiệu
57 Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thiết kế về PCCC đối với
01/9/2021 lực
hệ thống chống sét
223

PHỤ LỤC II: DANH MỤC QUY CHUẨN, TIÊU CHUẨN LIÊN QUAN ĐẾN
CÔNG TÁC THẨM DUYỆT NGHIỆM THU VỀ PCCC
1. Hệ thống báo cháy tự động
STT Quy chuẩn, tiêu chuẩn Ghi chú
1 QCVN 06:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho
nhà và công trình.
Vietnam Building code on fire safety of buildings.
2 QCVN 13:2018/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về gara ô-tô
National technical regulation on car parking
3 TCVN 3890:2009 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công
trình - trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng.
Fire protection equypments for construction and building - Providing,
installation, inspection, maintenance.
4 TCVN 5738:2001 Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu thiết kế.
Fire detection and alarm system - Technical requyrements.
5 TCVN 7568-14:2015 (ISO 7240-14:2013) Hệ thống báo cháy - Phần 14:
Thiết kế,lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng các hệ thống báo cháy trong và
xung quanh tòa nhà. Fire detection and alarm systems - Part 14: Design,
installation, commissioning and service of fire detection and fire alarm
systems in and around buildings.
6 TCVN 6161:1996 Phòng cháy, chữa cháy Chợ và Trung tâm thương mại
- Yêu cầu về thiết kế.
Fire protection - Markets and shopping centres - Design requyrements.
7 TCVN 6160:1996 Phòng cháy, chữa cháy - Nhà cao tầng - Yêu cầu thiết
kế.
Fire protection - High rise building - Design requyrements.
224

2. Hệ thống chữa cháy

STT Quy chuẩn, tiêu chuẩn Ghi chú


1 QCVN 06:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho
nhà và công trình.
Vietnam Building code on fire safety of buildings.
2 QCVN 13:2018/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về gara ô-tô
National technical regulation on car parking
3 QCVN 03:2012/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nguyên tắc phân
loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị.
National Technical Regulation on Rules of Classifications and Grading of
Civil and Industrial Buildings and Urban Infrastructures.
4 TCVN 2622:1995 Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - Yêu
cầu thiết kế.
Fire protection of buildings design requyrements.
5 TCVN 6160:1996 Phòng cháy, chữa cháy - Nhà cao tầng - Yêu cầu thiết
kế.
Fire protection - High rise building - Design requyrements.
6 TCVN 6161:1996 Phòng cháy, chữa cháy Chợ và Trung tâm thương mại
- Yêu cầu về thiết kế.
Fire protection - Markets and shopping centres - Design requyrements.
7 TCVN 3890:2009 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công
trình - trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng.
Fire protection equypments for construction and building - Providing,
installation, inspection, maintenance.
8 TCVN 7336:2003 Phòng cháy chữa cháy - Hệ thống sprinkler tự động -
Yêu cầu thiết kế và lắp đặt.
Fire protection- Automatic sprinkler systems - Design and installation
requyrements.
9 TCVN 4513 : 1988 Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế.
Internal water supply – Design standard
10 TCVN 6379:1998 Thiết bị chữa cháy - Trụ nước chữa cháy - Yêu cầu kỹ
thuật.
Fire protection equypment - Fire hydrant - Technical requyrements.
11 TCVN 5740:2009 Phương tiện phòng cháy chữa cháy - Vòi đẩy chữa cháy
- Vòi đẩy bằng sợi tổng hợp tráng cao su.
Fire fighting equypment - Fire fighting hoses - Fire rubberized hoses made
of synthetic thrends.
12 TCVN 7435-1:2004 - Phòng cháy, chữa cháy - Bình chữa cháy xách tay
và xe đẩy chữa cháy. Phần 1: Lựa chọn và bố trí.
Fire protection - Portable and wheeled fire extinguishers - Part 1: Selection
and Intallation.
13 TCVN 7161-1:2009 (ISO 14520-1:2006) Hệ thống chữa cháy bằng khí -
Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống – Phần 1: Yêu cầu chung.
Gaseous fire - extinguishing systems - Physical properties and system
design - Part 1: General requyrements.
225

14 TCVN 7161-9:2009 (ISO 14520-9:2006) Hệ thống chữa cháy bằng khí -


Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống - Phần 9: Khí chữa cháy HFC-227ea.
Gaseous fire-extinguishing systems - Physical properties and system design -
Part 9: HFC 227ea extinguishant.
15 TCVN 7161-13:2009 (ISO 14520-13:2005) Hệ thống chữa cháy bằng khí -
Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống – Phần 13: Khí chữa cháy IG-100.
Gaseous fire-extinguishing systems - Physical properties and system design
- Part 13: IG-100 extinguishant.
16 TCVN 6101:1996 ISO 6183:1990 Thiết bị chữa cháy - Hệ thống chữa cháy
Cacbon dioxit - thiết kế và lắp đặt. Fire protection equypment Carbon dioxide
extinguishing systems for use on premises - Design and installation.
226

3. Hệ thống thông gió, hút khói


STT Quy chuẩn, tiêu chuẩn Ghi chú
1 QCVN 06:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho
nhà và công trình.
Vietnam Building code on fire safety of buildings.
2 QCVN 13:2018/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về gara ô-tô
National technical regulation on car parking
3 TCVN 6160:1996 Phòng cháy, chữa cháy - Nhà cao tầng - Yêu cầu thiết
kế.
Fire protection - High rise building - Design requyrements.
4 TCVN 3890:2009 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công
trình - trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng.
Fire protection equypments for construction and building - Providing,
installation, inspection, maintenance.
5 TCVN 5687:2010 Thông gió - Điều hòa không khí - Tiêu chuẩn thiết kế.
Ventilation - air conditioning - Design standands.
6 TCVN 6396-72:2010 Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy -
Áp dụng riêng cho thang máy chở người và thang máy chở người và hàng
- Phần 72: Thang máy chữa cháy.
Safety rules for the constructions and installation of lifts - Particular
applications for passenger and goods passenger lifts - Part 72: Firefighters
lifts.
227

4. Hệ thống điện PCCC và chỉ dẫn thoát nạn


STT Quy chuẩn, tiêu chuẩn Ghi chú
1 QCVN 06:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho
nhà và công trình.
Vietnam Building code on fire safety of buildings.
2 QCVN 13:2018/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về gara ô-tô
National technical regulation on car parking
3 QCVN 12:2014/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống điện của
nhà ở và nhà công cộng.
National technical regulation on electrical installations of dwelling and
public buildings.
4 QCVN 01:2021/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện.
National technical regulation on Electric safety.
5 TCVN 2622:1995 Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - Yêu
cầu thiết kế.
Fire protection of buildings design requyrements.
6 TCVN 3890:2009 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công
trình - trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng.
Fire protection equypments for construction and building - Providing,
installation, inspection, maintenance.
7 TCVN 6396-72:2010 Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy -
Áp dụng riêng cho thang máy chở người và thang máy chở người và hàng
- Phần 72: Thang máy chữa cháy.
Safety rules for the constructions and installation of lifts - Particular
applications for passenger and goods passenger lifts - Part 72: Firefighters
lifts.
8 TCVN 6396-73:2010 Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy -
Áp dụng riêng cho thang máy chở người và thang máy chở người và hàng
- Phần 73: Trạng thái của thang máy trong trường hợp có cháy.
Safety rules for the constructions and installation of lifts - Particular
applications for passenger and goods passenger lifts. Part 73. Behaviour
of lifts in the event of fire.
9 TCVN 5699-1:2010 Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự - An
toàn - Phần 1: Yêu cầu chung.
Household and similar electrical appliances - Safety - Part 1: General
requyrements.
10 TCVN 7722-2-22:2013 (IEC 60598-2-22:2008) Đèn điện - Phần 2-22:
Yêu cầu cụ thể - Đèn điện dùng cho chiếu sáng khẩn cấp.
Luminaires - Part 2: Particular requyrements - Luminaires for emergency
lighting.
228

5. Quy chuẩn, tiêu chuẩn đối với các công trình và phương tiện cụ thể
5.1. Nhà cao tầng
STT Quy chuẩn, tiêu chuẩn Ghi chú
1 QCVN 06:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho
nhà và công trình.
Vietnam Building code on fire safety of buildings.
2 QCVN 13:2018/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về gara ô-tô
National technical regulation on car parking
3 QCVN 03:2012/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nguyên tắc phân
loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị.
National Technical Regulation on Rules of Classifications and Grading of
Civil and Industrial Buildings and Urban Infrastructures.
4 QCVN 12:2014/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống điện của
nhà ở và nhà công cộng.
National technical regulation on electrical installations of dwelling and
public buildings.
5 QCVN 01:2021/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện.
National technical regulation on Electric safety.
6 QCVN 10 : 2012/BCT Về an toàn trạm cấp khí dầu mỏ hóa lỏng.
National technical regulation on safety for Collective Supply of Liquefled
Petroleum Gas
7 TCVN 2622:1995 Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - Yêu
cầu thiết kế.
Fire protection of buildings design requyrements.
8 TCVN 6160:1996 Phòng cháy, chữa cháy - Nhà cao tầng - Yêu cầu thiết
kế.
Fire protection - High rise building - Design requyrements.
9 TCVN 3890:2009 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công
trình - trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng.
Fire protection equypments for construction and building - Providing,
installation, inspection, maintenance.
10 TCVN 5738:2001 Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu thiết kế.
Fire detection and alarm system - Technical requyrements.
11 TCVN 7568-14:2015 (ISO 7240-14:2013) Hệ thống báo cháy - Phần 14:
Thiết kế,lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng các hệ thống báo cháy trong và xung
quanh tòa nhà. Fire detection and alarm systems - Part 14: Design,
installation, commissioning and service of fire detection and fire alarm
systems in and around buildings.
12 TCVN 7336:2003 Phòng cháy chữa cháy - Hệ thống sprinkler tự động -
Yêu cầu thiết kế và lắp đặt.
Fire protection- Automatic sprinkler systems - Design and installation
requyrements.
13 TCVN 4513 : 1988 Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế.
Internal water supply – Design standard
229

14 TCVN 6379:1998 Thiết bị chữa cháy - Trụ nước chữa cháy - Yêu cầu kỹ
thuật.
Fire protection equypment - Fire hydrant - Technical requyrements.
15 TCVN 5740:2009 Phương tiện phòng cháy chữa cháy - Vòi đẩy chữa cháy
- Vòi đẩy bằng sợi tổng hợp tráng cao su.
Fire fighting equypment - Fire fighting hoses - Fire rubberized hoses made
of synthetic thrends.
16 TCVN 7435-1:2004 - Phòng cháy, chữa cháy - Bình chữa cháy xách tay
và xe đẩy chữa cháy. Phần 1: Lựa chọn và bố trí.
Fire protection - Portable and wheeled fire extinguishers - Part 1: Selection
and Intallation.
17 TCVN 7161-1:2009 (ISO 14520-1:2006) Hệ thống chữa cháy bằng khí -
Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống – Phần 1: Yêu cầu chung.
Gaseous fire - extinguishing systems - Physical properties and system
design - Part 1: General requyrements.
18 TCVN 7161-9:2009 (ISO 14520-9:2006) Hệ thống chữa cháy bằng khí -
Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống - Phần 9: Khí chữa cháy HFC-227ea.
Gaseous fire-extinguishing systems - Physical properties and system design -
Part 9: HFC 227ea extinguishant.
19 TCVN 7161-13:2009 (ISO 14520-13:2005) Hệ thống chữa cháy bằng khí -
Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống – Phần 13: Khí chữa cháy IG-100.
Gaseous fire-extinguishing systems - Physical properties and system design
- Part 13: IG-100 extinguishant.
20 TCVN 6101:1996 ISO 6183:1990 Thiết bị chữa cháy - Hệ thống chữa cháy
Cacbon dioxit - thiết kế và lắp đặt. Fire protection equypment Carbon dioxide
extinguishing systems for use on premises - Design and installation.
21 TCVN 5687:2010 Thông gió - Điều hòa không khí - Tiêu chuẩn thiết kế.
Ventilation - air conditioning - Design standands.
22 TCVN 9385:2012 Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết
kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống.
Protection of Structures against lightning - Guide for design, inspection
and maintenance.
23 TCVN 6396-72:2010 Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy -
Áp dụng riêng cho thang máy chở người và thang máy chở người và hàng
- Phần 72: Thang máy chữa cháy.
Safety rules for the constructions and installation of lifts - Particular
applications for passenger and goods passenger lifts - Part 72: Firefighters
lifts.
24 TCVN 6396-73:2010 Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy -
Áp dụng riêng cho thang máy chở người và thang máy chở người và hàng
- Phần 73: Trạng thái của thang máy trong trường hợp có cháy.
Safety rules for the constructions and installation of lifts - Particular
applications for passenger and goods passenger lifts. Part 73. Behaviour
of lifts in the event of fire.
25 TCVN 5699-1:2010 Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự - An
toàn - Phần 1: Yêu cầu chung.
230

Household and similar electrical appliances - Safety - Part 1: General


requyrements.
26 TCVN 7722-2-22:2013 (IEC 60598-2-22:2008) Đèn điện - Phần 2-22:
Yêu cầu cụ thể - Đèn điện dùng cho chiếu sáng khẩn cấp.
Luminaires - Part 2: Particular requyrements - Luminaires for emergency
lighting.
5.2. Chợ, trung tâm thương mại
STT Quy chuẩn, tiêu chuẩn Ghi chú
1 QCVN 06:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho
nhà và công trình.
Vietnam Building code on fire safety of buildings.
2 QCVN 13:2018/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về gara ô-tô
National technical regulation on car parking
3 QCVN 03:2012/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nguyên tắc phân
loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị.
National Technical Regulation on Rules of Classifications and Grading of
Civil and Industrial Buildings and Urban Infrastructures.
4 QCVN 10:2012/BCT Về an toàn trạm cấp khí dầu mỏ hóa lỏng.
National technical regulation on safety for Collective Supply of Liquefled
Petroleum Gas
5 TCVN 2622:1995 Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - Yêu
cầu thiết kế.
Fire protection of buildings design requyrements.
6 TCVN 6161:1996 Phòng cháy, chữa cháy Chợ và Trung tâm thương mại
- Yêu cầu về thiết kế.
Fire protection - Markets and shopping centres - Design requyrements.
7 TCVN 9211:2012 Chợ -Tiêu chuẩn thiết kế.
Markets - Design Standard.
8 TCVN 3890:2009 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công
trình - trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng.
Fire protection equypments for construction and building - Providing,
installation, inspection, maintenance.
9 TCVN 5738:2001 Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu thiết kế.
Fire detection and alarm system - Technical requyrements.
10 TCVN 7568-14:2015 (ISO 7240-14:2013) Hệ thống báo cháy - Phần 14:
Thiết kế,lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng các hệ thống báo cháy trong và xung
quanh tòa nhà. Fire detection and alarm systems - Part 14: Design,
installation, commissioning and service of fire detection and fire alarm
systems in and around buildings.
11 TCVN 7336:2003 Phòng cháy chữa cháy - Hệ thống sprinkler tự động -
Yêu cầu thiết kế và lắp đặt.
Fire protection- Automatic sprinkler systems - Design and installation
requyrements.
12 TCVN 4513 : 1988 Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế.
Internal water supply – Design standard
13 TCVN 6379:1998 Thiết bị chữa cháy - Trụ nước chữa cháy - Yêu cầu kỹ
thuật.
231

Fire protection equypment - Fire hydrant - Technical requyrements.


14 TCVN 5740:2009 Phương tiện phòng cháy chữa cháy - Vòi đẩy chữa cháy
- Vòi đẩy bằng sợi tổng hợp tráng cao su.
Fire fighting equypment - Fire fighting hoses - Fire rubberized hoses made
of synthetic thrends.
15 TCVN 7435-1:2004 - Phòng cháy, chữa cháy - Bình chữa cháy xách tay
và xe đẩy chữa cháy. Phần 1: Lựa chọn và bố trí.
Fire protection - Portable and wheeled fire extinguishers - Part 1: Selection
and Intallation.
16 TCVN 7161-1:2009 (ISO 14520-1:2006) Hệ thống chữa cháy bằng khí -
Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống – Phần 1: Yêu cầu chung.
Gaseous fire - extinguishing systems - Physical properties and system
design - Part 1: General requyrements.
17 TCVN 7161-9:2009 (ISO 14520-9:2006) Hệ thống chữa cháy bằng khí -
Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống - Phần 9: Khí chữa cháy HFC-227ea.
Gaseous fire-extinguishing systems - Physical properties and system design -
Part 9: HFC 227ea extinguishant.
18 TCVN 7161-13:2009 (ISO 14520-13:2005) Hệ thống chữa cháy bằng khí -
Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống – Phần 13: Khí chữa cháy IG-100.
Gaseous fire-extinguishing systems - Physical properties and system design
- Part 13: IG-100 extinguishant.
19 TCVN 6101:1996 ISO 6183:1990 Thiết bị chữa cháy - Hệ thống chữa cháy
Cacbon dioxit - thiết kế và lắp đặt. Fire protection equypment Carbon dioxide
extinguishing systems for use on premises - Design and installation.
20 TCVN 5687:2010 Thông gió - Điều hòa không khí - Tiêu chuẩn thiết kế.
Ventilation - air conditioning - Design standands.
21 TCVN 9385:2012 Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết
kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống.
Protection of Structures against lightning - Guide for design, inspection
and maintenance.
22 TCVN 6396-72:2010 Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy -
Áp dụng riêng cho thang máy chở người và thang máy chở người và hàng
- Phần 72: Thang máy chữa cháy.
Safety rules for the constructions and installation of lifts - Particular
applications for passenger and goods passenger lifts - Part 72: Firefighters
lifts.
23 TCVN 7722-2-22:2013 (IEC 60598-2-22:2008) Đèn điện - Phần 2-22:
Yêu cầu cụ thể - Đèn điện dùng cho chiếu sáng khẩn cấp.
Luminaires - Part 2: Particular requyrements - Luminaires for emergency
lighting.
232

5.3. Công trình công nghiệp


STT Quy chuẩn, tiêu chuẩn Ghi chú
1 QCVN 06:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho
nhà và công trình.
Vietnam Building code on fire safety of buildings.
2 QCVN 03:2012/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nguyên tắc phân
loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị.
National Technical Regulation on Rules of Classifications and Grading of
Civil and Industrial Buildings and Urban Infrastructures.
3 QCVN 12:2014/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống điện của
nhà ở và nhà công cộng.
National technical regulation on electrical installations of dwelling and
public buildings.
4 QCVN 01:2021/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện.
National technical regulation on Electric safety.
5 QCVN 10 : 2012/BCT Về an toàn trạm cấp khí dầu mỏ hóa lỏng.
National technical regulation on safety for Collective Supply of Liquefled
Petroleum Gas
6 TCVN 4317-1986 Nhà kho - Nguyên tắc cơ bản để thiết kế.
Stores-Basic rules for designing.
7 TCVN 4604:1988 Xí nghiệp công nghiệp - Nhà sản xuất - Tiêu chuẩn
thiết kế.
Industrial enterprises - Production building - Design standard.
8 TCVN 4514:2012 Xí nghiệp công nghiệp - Tổng mặt bằng - Tiêu chuẩn
thiết kế.
Industrial workshops - General plan - Design standard.
9 TCVN 9358:2012 Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình
công nghiệp - Yêu cầu chung.
Installation of equypment earthing system for industrial projects - General
requyrements.
10 TCVN 5279:1990
An Toàn cháy nổ - Bụi cháy - Yêu cầu chung
Fire and explosion safety - Combustible dusts - General requyrements
11 TCVN 2622:1995 Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - Yêu
cầu thiết kế.
Fire protection of buildings design requyrements.
12 TCVN 3890:2009 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công
trình - trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng.
Fire protection equypments for construction and building - Providing,
installation, inspection, maintenance.
13 TCVN 5738:2001 Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu thiết kế.
Fire detection and alarm system - Technical requyrements.
14 TCVN 7568-14:2015 (ISO 7240-14:2013) Hệ thống báo cháy - Phần 14:
Thiết kế,lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng các hệ thống báo cháy trong và xung
quanh tòa nhà. Fire detection and alarm systems - Part 14: Design,
installation, commissioning and service of fire detection and fire alarm
systems in and around buildings.
233

15 TCVN 7336:2003 Phòng cháy chữa cháy - Hệ thống sprinkler tự động -


Yêu cầu thiết kế và lắp đặt.
Fire protection- Automatic sprinkler systems - Design and installation
requyrements.
16 TCVN 4513 : 1988 Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế.
Internal water supply – Design standard
17 TCVN 6379:1998 Thiết bị chữa cháy - Trụ nước chữa cháy - Yêu cầu kỹ
thuật.
Fire protection equypment - Fire hydrant - Technical requyrements.
18 TCVN 5740:2009 Phương tiện phòng cháy chữa cháy - Vòi đẩy chữa cháy
- Vòi đẩy bằng sợi tổng hợp tráng cao su.
Fire fighting equypment - Fire fighting hoses - Fire rubberized hoses made
of synthetic thrends.
19 TCVN 7435-1:2004 - Phòng cháy, chữa cháy - Bình chữa cháy xách tay
và xe đẩy chữa cháy. Phần 1: Lựa chọn và bố trí.
Fire protection - Portable and wheeled fire extinguishers - Part 1: Selection
and Intallation.
20 TCVN 7161-1:2009 (ISO 14520-1:2006) Hệ thống chữa cháy bằng khí -
Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống – Phần 1: Yêu cầu chung.
Gaseous fire - extinguishing systems - Physical properties and system
design - Part 1: General requyrements.
21 TCVN 7161-9:2009 (ISO 14520-9:2006) Hệ thống chữa cháy bằng khí -
Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống - Phần 9: Khí chữa cháy HFC-227ea.
Gaseous fire-extinguishing systems - Physical properties and system design -
Part 9: HFC 227ea extinguishant.
22 TCVN 7161-13:2009 (ISO 14520-13:2005) Hệ thống chữa cháy bằng khí -
Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống – Phần 13: Khí chữa cháy IG-100.
Gaseous fire-extinguishing systems - Physical properties and system design
- Part 13: IG-100 extinguishant.
23 TCVN 6101:1996 ISO 6183:1990 Thiết bị chữa cháy - Hệ thống chữa cháy
Cacbon dioxit - thiết kế và lắp đặt. Fire protection equypment Carbon dioxide
extinguishing systems for use on premises - Design and installation.
24 TCVN 5687:2010 Thông gió - Điều hòa không khí - Tiêu chuẩn thiết kế.
Ventilation - air conditioning - Design standands.
25 TCVN 9385:2012 Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết
kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống.
Protection of Structures against lightning - Guide for design, inspection
and maintenance.
26 TCVN 7722-2-22:2013 (IEC 60598-2-22:2008) Đèn điện - Phần 2-22:
Yêu cầu cụ thể - Đèn điện dùng cho chiếu sáng khẩn cấp.
Luminaires - Part 2: Particular requyrements - Luminaires for emergency
lighting.
234

5.4. Các công trình công cộng


STT Quy chuẩn, tiêu chuẩn Ghi chú
1 QCVN 06:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho
nhà và công trình.
Vietnam Building code on fire safety of buildings.
2 QCVN 13:2018/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về gara ô-tô
National technical regulation on car parking
3 QCVN 03:2012/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nguyên tắc phân
loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị.
National Technical Regulation on Rules of Classifications and Grading of
Civil and Industrial Buildings and Urban Infrastructures.
4 QCVN 12:2014/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống điện của
nhà ở và nhà công cộng.
National technical regulation on electrical installations of dwelling and
public buildings.
5 QCVN 01:2021/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện.
National technical regulation on Electric safety.
6 QCVN 08:2018/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia công trình tàu điện
ngầm
National technical regulation on urban underground railway structures
7 TCVN 2622:1995 Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - Yêu
cầu thiết kế.
Fire protection of buildings design requyrements.
8 TCVN 5065 -1990 Khách sạn - Tiêu chuẩn thiết kế.
Hotel - Design sytandard.
9 TCVN 3907:2011 Trường mầm non - Yêu cầu thiết kế.
Kindergarten, Design requyrements.
10 TCVN 8793:2011 Trường tiểu học - Yêu cầu thiết kế.
Primary school - Design requyrements.
11 TCVN 8794:2011 Trường trung học - Yêu cầu thiết kế.
Secondary school - Design requyrements.
12 TCVN 8753:2011 Sân bay dân dụng - Yêu cầu chung về thiết kế và khai
thác.
Aerodrome – General Requyrements for Design and Operations.
13 TCVN 4470:2012 Bệnh viện đa khoa - Tiêu chuẩn thiết kế.
General hospital - Design standard.
14 TCVN 4205:2012 Công trình thể thao – Sân thể thao – Tiêu chuẩn thiết
kế.
Sporting facilities –Stadium - Design standard.
15 TCVN 4529:2012 Công trình thể thao - Nhà thể thao - Tiêu chuẩn thiết
kế.
Sporting facilities - Sport building - Design standard
16 TCVN 9365:2012 Nhà văn hóa thể thao – Nguyên tắc cơ bản để thiết kế.
235

Building for sports-culture – Basic principles for design.


17 TCVN 9369:2012 Nhà hát - Tiêu chuẩn thiết kế.
Theaters - Design Standard.
18 TCVN 4601:2012 Công sở cơ quan hành chính nhà nước - Yêu cầu thiết
kế.
Office buildings - Design requyrements.
19 TCVN 3890:2009 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công
trình - trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng.
Fire protection equypments for construction and building - Providing,
installation, inspection, maintenance.
20 TCVN 5738:2001 Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu thiết kế.
Fire detection and alarm system - Technical requyrements.
21 TCVN 7568-14:2015 (ISO 7240-14:2013) Hệ thống báo cháy - Phần 14:
Thiết kế,lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng các hệ thống báo cháy trong và xung
quanh tòa nhà. Fire detection and alarm systems - Part 14: Design,
installation, commissioning and service of fire detection and fire alarm
systems in and around buildings.
22 TCVN 7336:2003 Phòng cháy chữa cháy - Hệ thống sprinkler tự động -
Yêu cầu thiết kế và lắp đặt.
Fire protection- Automatic sprinkler systems - Design and installation
requyrements.
23 TCVN 4513 : 1988 Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế.
Internal water supply – Design standard
24 TCVN 6379:1998 Thiết bị chữa cháy - Trụ nước chữa cháy - Yêu cầu kỹ
thuật.
Fire protection equypment - Fire hydrant - Technical requyrements.
25 TCVN 5740:2009 Phương tiện phòng cháy chữa cháy - Vòi đẩy chữa cháy
- Vòi đẩy bằng sợi tổng hợp tráng cao su.
Fire fighting equypment - Fire fighting hoses - Fire rubberized hoses made
of synthetic thrends.
26 TCVN 7435-1:2004 - Phòng cháy, chữa cháy - Bình chữa cháy xách tay
và xe đẩy chữa cháy. Phần 1: Lựa chọn và bố trí.
Fire protection - Portable and wheeled fire extinguishers - Part 1: Selection
and Intallation.
27 TCVN 7161-1:2009 (ISO 14520-1:2006) Hệ thống chữa cháy bằng khí -
Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống – Phần 1: Yêu cầu chung.
Gaseous fire - extinguishing systems - Physical properties and system
design - Part 1: General requyrements.
28 TCVN 7161-9:2009 (ISO 14520-9:2006) Hệ thống chữa cháy bằng khí -
Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống - Phần 9: Khí chữa cháy HFC-227ea.
Gaseous fire-extinguishing systems - Physical properties and system design -
Part 9: HFC 227ea extinguishant.
29 TCVN 7161-13:2009 (ISO 14520-13:2005) Hệ thống chữa cháy bằng khí -
Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống – Phần 13: Khí chữa cháy IG-100.
236

Gaseous fire-extinguishing systems - Physical properties and system design


- Part 13: IG-100 extinguishant.
30 TCVN 6101:1996 ISO 6183:1990 Thiết bị chữa cháy - Hệ thống chữa cháy
Cacbon dioxit - thiết kế và lắp đặt. Fire protection equypment Carbon dioxide
extinguishing systems for use on premises - Design and installation.
31 TCVN 5687:2010 Thông gió - Điều hòa không khí - Tiêu chuẩn thiết kế.
Ventilation - air conditioning - Design standands.
32 TCVN 9385:2012 Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết
kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống.
Protection of Structures against lightning - Guide for design, inspection
and maintenance.
33 TCVN 6396-72:2010 Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy -
Áp dụng riêng cho thang máy chở người và thang máy chở người và hàng
- Phần 72: Thang máy chữa cháy.
Safety rules for the constructions and installation of lifts - Particular
applications for passenger and goods passenger lifts - Part 72: Firefighters
lifts.
34 TCVN 6396-73:2010 Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy -
Áp dụng riêng cho thang máy chở người và thang máy chở người và hàng
- Phần 73: Trạng thái của thang máy trong trường hợp có cháy.
Safety rules for the constructions and installation of lifts - Particular
applications for passenger and goods passenger lifts. Part 73. Behaviour
of lifts in the event of fire.
35 TCVN 7722-2-22:2013 (IEC 60598-2-22:2008) Đèn điện - Phần 2-22:
Yêu cầu cụ thể - Đèn điện dùng cho chiếu sáng khẩn cấp.
Luminaires - Part 2: Particular requyrements - Luminaires for emergency
lighting.
237

5.5. Các công trình, phương tiện đặc thù


5.5.1. Công trình xăng dầu, khí đốt

STT Quy chuẩn, tiêu chuẩn Ghi chú


1 QCVN 10: 2012/BCT Về an toàn trạm cấp khí dầu mỏ hóa lỏng.
National technical regulation on safety for Collective Supply of Liquefled
Petroleum Gas
2 QCVN 01:2013/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa
hàng xăng dầu.
National technical regulation on design requyrements for petrol filling
stations.
3 QCVN 03:2014/BCT Trang thiết bị, phụ trợ và phương tiện sử dụng trong
pha chế, tồn trữ và vận chuyển etanol nhiên liệu, xăng sinh học E10 tại kho
xăng dầu.
National technical regulation of equypments, auxiliaries and means for
blending, storing and transportation of ethanol, ethanol blended gasoline -
gasohol E10 at distribution terminals
4 QCVN 10:2015/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế
cửa hàng xăng dầu trên mặt nước
National Technical Regulation on Design Requyrements Of Water - Based
Petroleum Filling Stations
5 QCVN 06:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho
nhà và công trình.
Vietnam Building code on fire safety of buildings.
6 QCVN 03:2012/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nguyên tắc phân
loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị.
National Technical Regulation on Rules of Classifications and Grading of
Civil and Industrial Buildings and Urban Infrastructures
7 TCVN 4090-1985 Kho tàng, trạm và đường ống dẫn xăng dầu – Đường
ống dẫn chính và sản phẩm dầu – Tiêu chuẩn thiết kế.
Main pipelines for transporting of oil and oil products – Design standar.
8 TCVN 5066:1990 Đường ống chính dẫn khí đốt, dầu mỏ và sản phẩm dầu
mỏ đặt ngầm dưới đất - Yêu cầu chung về thiết kế chống ăn mòn.
Main underground pipelines for transporting gases, petroleum and
petroleum products – Gereral requyrements for anti – corrosion.
9 TCVN 5684:2003 An toàn cháy các công trình dầu mỏ và sản phẩm dầu
mỏ - yêu cầu chung. Soát xét lần 1.
Fire safety for petroleum and petroleum products facilities - General
requyrements.
10 TCVN 5334-2007 Thiết bị điện kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ - Yêu
cầu an toàn trong thiết kế, lắp đặt và sử dụng.
Electrical apparatur for petroleum and petroleum products terminal –
Requyrement on safety in design, installation and operation.
11 TCVN 5307:2009 Kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ - Yêu cầu thiết kế.
Stock for petroleum and petroleum products - Specification for dessign.
12 TCVN 6304:1997 Chai chứa khí đốt hoá lỏng - Yêu cầu an toàn trong
bảo quản, xếp dỡ và vận chuyển.
Liquefied petroleum gas cylinders - Safety requyrements in storage,
handling and transportation.
238

13 TCVN 6484:1999 Khí đốt hoá lỏng (LPG) - Xe bồn vận chuyển - yêu
cầu an toàn về thiết kế, chế tạo và sử dụng.
Liquefied petroleum gas (LPG) - Vehicles used in the transportation -
Safety requyrements of design, manufacture and using.
14 TCVN 6485:1999 Khí đốt hoá lỏng (LPG) - Nạp khí vào chai có dung
tích nước đến 150 lít - Yêu cầu an toàn.
Liquefied petrolium gas (LPG) - The filling in transportable containers of
up to 150 liter water capacity - Safety requyrements.
15 TCVN 6486:2008 Khí đốt hoá lỏng (LPG) - Tồn chứa dưới áp suất- Yêu
cầu về thiết kế và lắp đặt.
Liquefied petrolium gas (LPG) - Pressurised Storage - Requyrements for
Design and Location of Installation.
16 TCVN 7441:2004 Hệ thống cung cấp khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG) tại nơi
tiêu thụ - Yêu cầu thiết kế, lắp đặt và vận hành.
Liquefied petrolium gas (LPG) compounds at consumption Ends-
Requyrements in design, installation and operation.
17 TCVN 8610:2010 (EN 1160:1997) Khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) - Hệ
thống thiết bị và lắp đặt - Tính chất chung của LNG.
Liquefied natural gas (LNG) - Equypment and installations - General
characteristics of LNG.
18 TCVN 8611:2010 Khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) - Hệ thống thiết bị và
lắp đặt - Thiết kế hệ thống trên bờ.
Liquefied natural gas (LNG) - Equypment and installations. Design of
onshore installations.
19 TCVN 8612:2010 Khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) - Hệ thống thiết bị và
lắp đặt - Thiết kế và thử nghiệm cần xuất nhập.
Liquefied natural gas (LNG) - Equypment and installations - Design and
testing of loading/unloading arms.
20 TCVN 8616:2010 Khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) - Yêu cầu trong sản
xuất, tồn chứa và vận chuyển.
Liquefied natural gas (LNG) - Requyrements for production, storage and
handling.
21 TCVN 6223:2017 Cửa hàng khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), yêu cầu chung
về an toàn. Liquefied petroleum gas (LPG) store, Safety Requyrements.
22 TCVN 6608:2010 (ASTM D 3828-09) Sản phẩm dầu mỏ - Phương pháp
xác định điểm chớp cháy cốc kín bằng thiết bị thử có kích thước nhỏ.
Standard test method for flash point by small scale closed cup tester.
23 TCVN 2622:1995 Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - Yêu
cầu thiết kế.
Fire protection of buildings design requyrements.
24 TCVN 3890:2009 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công
trình - trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng.
Fire protection equypments for construction and building - Providing,
installation, inspection, maintenance.
25 TCVN 5738:2001 Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu thiết kế.
Fire detection and alarm system - Technical requyrements.
26 TCVN 7568-14:2015 (ISO 7240-14:2013) Hệ thống báo cháy - Phần 14:
Thiết kế,lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng các hệ thống báo cháy trong và xung
quanh tòa nhà. Fire detection and alarm systems - Part 14: Design,
installation, commissioning and service of fire detection and fire alarm
systems in and around buildings.
239

27 TCVN 7336:2003 Phòng cháy chữa cháy - Hệ thống sprinkler tự động -


Yêu cầu thiết kế và lắp đặt.
Fire protection- Automatic sprinkler systems - Design and installation
requyrements.
28 TCVN 4513:1988 Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế.
Internal water supply – Design standard
29 TCVN 6379:1998 Thiết bị chữa cháy - Trụ nước chữa cháy - Yêu cầu kỹ
thuật.
Fire protection equypment - Fire hydrant - Technical requyrements.
30 TCVN 5740:2009 Phương tiện phòng cháy chữa cháy - Vòi đẩy chữa cháy
- Vòi đẩy bằng sợi tổng hợp tráng cao su.
Fire fighting equypment - Fire fighting hoses - Fire rubberized hoses made
of synthetic thrends.
31 TCVN 7435-1:2004 - Phòng cháy, chữa cháy - Bình chữa cháy xách tay
và xe đẩy chữa cháy. Phần 1: Lựa chọn và bố trí.
Fire protection - Portable and wheeled fire extinguishers - Part 1: Selection
and Intallation.
32 TCVN 7161-1:2009 (ISO 14520-1:2006) Hệ thống chữa cháy bằng khí -
Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống – Phần 1: Yêu cầu chung.
Gaseous fire - extinguishing systems - Physical properties and system
design - Part 1: General requyrements.
33 TCVN 7161-9:2009 (ISO 14520-9:2006) Hệ thống chữa cháy bằng khí -
Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống - Phần 9: Khí chữa cháy HFC-227ea.
Gaseous fire-extinguishing systems - Physical properties and system design -
Part 9: HFC 227ea extinguishant.
34 TCVN 7161-13:2009 (ISO 14520-13:2005) Hệ thống chữa cháy bằng khí -
Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống – Phần 13: Khí chữa cháy IG-100.
Gaseous fire-extinguishing systems - Physical properties and system design
- Part 13: IG-100 extinguishant.
35 TCVN 6101:1996 ISO 6183:1990 Thiết bị chữa cháy - Hệ thống chữa cháy
Cacbon dioxit - thiết kế và lắp đặt. Fire protection equypment Carbon dioxide
extinguishing systems for use on premises - Design and installation.
36 TCVN 5687:2010 Thông gió - Điều hòa không khí - Tiêu chuẩn thiết kế.
Ventilation - air conditioning - Design standands.
37 TCVN 9385:2012 Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết
kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống.
Protection of Structures against lightning - Guide for design, inspection
and maintenance.
38 TCVN 7722-2-22:2013 (IEC 60598-2-22:2008) Đèn điện - Phần 2-22:
Yêu cầu cụ thể - Đèn điện dùng cho chiếu sáng khẩn cấp.
Luminaires - Part 2: Particular requyrements - Luminaires for emergency
lighting.
240

5.5.2. Công trình chứa vật liệu nổ công nghiệp

STT Quy chuẩn, tiêu chuẩn Ghi chú


1 QCVN 02:2008/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong bảo
quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp.
National technical regulation on safety in the storage, transportation, use
and disposal of industrial explosive materials.
2 QCVN 06:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho
nhà và công trình.
Vietnam Building code on fire safety of buildings.
3 QCVN 01:2012/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong sản
xuất, thử nghiệm và nghiệm thu vật liệu nổ công nghiệp.
National technical regulation on safety in the process of producing, testing
and perfoming check and acceptance of Industrial explossive materials.
4 QCVN 01:2014/BCT An toàn trong sản xuất thuốc nổ công nghiệp bằng
thiết bị di động. National technical regulation on safety in the
manufacturing of industrical explosives by mobile equypments.
5 QCVN 05:2015/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Amôni nitrat dùng
để sản xuất thuốc nổ nhũ tương.
National Technical Regulations of Ammonium nitrate for producing
Emulsion explosives.
6 TCVN 2622:1995 Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - Yêu
cầu thiết kế.
Fire protection of buildings design requyrements.
7 TCVN 3890:2009 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công
trình - trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng.
Fire protection equypments for construction and building - Providing,
installation, inspection, maintenance.
8 TCVN 5738:2001 Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu thiết kế.
Fire detection and alarm system - Technical requyrements.
9 TCVN 7568-14:2015 (ISO 7240-14:2013) Hệ thống báo cháy - Phần 14:
Thiết kế,lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng các hệ thống báo cháy trong và xung
quanh tòa nhà. Fire detection and alarm systems - Part 14: Design,
installation, commissioning and service of fire detection and fire alarm
systems in and around buildings.
10 TCVN 7336:2003 Phòng cháy chữa cháy - Hệ thống sprinkler tự động -
Yêu cầu thiết kế và lắp đặt.
Fire protection- Automatic sprinkler systems - Design and installation
requyrements.
11 TCVN 6379:1998 Thiết bị chữa cháy - Trụ nước chữa cháy - Yêu cầu kỹ
thuật.
Fire protection equypment - Fire hydrant - Technical requyrements.
12 TCVN 5740:2009 Phương tiện phòng cháy chữa cháy - Vòi đẩy chữa cháy
- Vòi đẩy bằng sợi tổng hợp tráng cao su.
Fire fighting equypment - Fire fighting hoses - Fire rubberized hoses made
of synthetic thrends.
13 TCVN 7435-1:2004 - Phòng cháy, chữa cháy - Bình chữa cháy xách tay
và xe đẩy chữa cháy. Phần 1: Lựa chọn và bố trí.
241

Fire protection - Portable and wheeled fire extinguishers - Part 1: Selection


and Intallation.
14 TCVN 7161-1:2009 (ISO 14520-1:2006) Hệ thống chữa cháy bằng khí -
Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống – Phần 1: Yêu cầu chung.
Gaseous fire - extinguishing systems - Physical properties and system
design - Part 1: General requyrements.
15 TCVN 7161-9:2009 (ISO 14520-9:2006) Hệ thống chữa cháy bằng khí -
Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống - Phần 9: Khí chữa cháy HFC-227ea.
Gaseous fire-extinguishing systems - Physical properties and system design
- Part 9: HFC 227ea extinguishant.
16 TCVN 7161-13:2009 (ISO 14520-13:2005) Hệ thống chữa cháy bằng khí -
Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống – Phần 13: Khí chữa cháy IG-100.
Gaseous fire-extinguishing systems - Physical properties and system design
- Part 13: IG-100 extinguishant.
17 TCVN 6101:1996 ISO 6183:1990 Thiết bị chữa cháy - Hệ thống chữa cháy
Cacbon dioxit - thiết kế và lắp đặt. Fire protection equypment Carbon dioxide
extinguishing systems for use on premises - Design and installation.
18 TCVN 5687:2010 Thông gió - Điều hòa không khí - Tiêu chuẩn thiết kế.
Ventilation - air conditioning - Design standands.
19 TCVN 9385:2012 Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết
kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống.
Protection of Structures against lightning - Guide for design, inspection
and maintenance.
20 TCVN 7722-2-22:2013 (IEC 60598-2-22:2008) Đèn điện - Phần 2-22:
Yêu cầu cụ thể - Đèn điện dùng cho chiếu sáng khẩn cấp.
Luminaires - Part 2: Particular requyrements - Luminaires for emergency
lighting.
242

5.5.3. Phương tiện tàu thủy


STT Quy chuẩn, tiêu chuẩn Ghi chú
1 QCVN 01:2008/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Phân cấp và
đóng phương tiện thủy nội địa vỏ thép chở xô hóa chất nguy hiểm.
National technical regulation on classification and construction of inland
wateway steel ships carrying dangerous chemicals in bulk.
2 QCVN 21:2010/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân
cấp và đóng tàu biển vỏ thép.
Rules for the Classification and Construction of Sea-going Steel Ships.
3 QCVN 72:2013/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân
cấp và đóng phương tiện thủy nội địa.
National technical regulation on Rule of inland – waterway ships
Classification and Construction
4 QCVN 52:2013/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kết cấu an toàn
chống cháy của xe cơ giới.
National technical regulation of Motor Vehicle Structure with regard on
the Prevention of Fire Risks.
5 TCVN 9372:2012 Tàu thủy lưu trú du lịch, xếp hàng.
Cruise ship - Classification.
6 TCVN 6474-9:2007 Quy phạm phân cấp và giám sát kỹ thuật kho chứa
nổi - Phần 9: Những quy định cụ thể.
Rules for classification and technical supervision of floating storage units
- Part 9: Specific regulations.
7 TCVN 10368:2014 (ISO 3500:2005) Chai chứa khí. Chai chứa CO2 bằng
thép không hàn dùng cho thiết bị chữa cháy cố định trên tàu thủy

You might also like