You are on page 1of 4

CHUỖI GIÁ TRỊ DỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH

1. Lý do lựa chọn sản phẩm này để phân tích chuỗi giá trị:
Trà Vinh là một trong những tỉnh vùng ĐBSCL có diện tích trồng dừa cao,
đứng thứ 2 sau tỉnh Bến Tre. Tổng diện tích dừa đến cuối năm 2021 là
24.963ha, với hơn 6,9 triệu cây. Trong đó, diện tích dừa đang cho trái 20.943ha
(chiếm 84% diện tích), năng suất bình quân 16,6 tấn/ha, sản lượng đạt khoảng
356.064 tấn/năm, tương đương khoảng 296 triệu trái.
Tuy nhiên, đối với dừa, mức độ chế biến sâu và đa dạng các sản phẩm có giá trị
tăng cao còn ít, chủ yếu bán nguyên liệu cho các DN ngoài tỉnh. Phần lớn các
sản phẩm chế biến là từ vỏ và gáo dừa. Các sản phẩm từ các bộ phận khác của
trái dừa (nước dừa, cơm dừa…) và hoa dừa (mật dừa) còn khiêm tốn; các sản
phẩm từ thân cây dừa vẫn chưa được khai thác. Mức độ liên kết giữa các DN
đầu chuỗi giá trị với các tác nhân khác trong chuỗi giá trị còn thiếu và yếu, nhận
thức liên kết chưa đúng đã dẫn đến khả năng liên kết với DN chưa bền
vững. Mục tiêu
nghiên cứu của đề tài nhằm phân tích chuỗi giá trị và kinh tế chuỗi giá trị dừa
trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
2. Sơ đồ chuỗi giá trị dừa:

3. Các khó khăn chủ yếu trong chuỗi:


 Diện tích sản xuất còn nhỏ lẻ và manh mún.
 Năng lực liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi và giữa các tác nhân
trong cùng một khâu còn rất hạn chế.
 Các DNNVV chưa đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm và chưa chủ động
thực hiện các hoạt động xúc tiến sản phẩm.
 Sản phẩm chưa đa dạng, còn là các sản phẩm thô.
 Công nghệ chế biến còn đơn giản.
 Thiếu vốn
4. Tiềm năng của chuỗi giá trị dừa:
Để nâng cao chuỗi giá trị kinh tế dừa, những năm qua, tỉnh đã chỉ đạo các sở,
ngành, địa phương tập trung nhiều giải pháp, phối hợp với các tỉnh phụ cận, các
doanh nghiệp (DN) trong và ngoài tỉnh phát triển dừa hữu cơ. Hiện nay, trên địa
bàn tỉnh có 2.446ha dừa hữu cơ đạt tiêu chuẩn châu Âu - EU, Mỹ - USDA.
Trong đó, có 260ha đạt 06 tiêu chuẩn châu Âu - EU, Mỹ - USDA, Nhật - JAS,
Úc - ACO, Thụy Điển - KRAV và GlobalGAP, chiếm 10% diện tích dừa của
tỉnh. Hầu hết các diện tích dừa đã được liên kết với các DN trong và ngoài tỉnh
thu mua với mức giá cao hơn thị trường tại thời điểm từ 08 - 10%.
Đáng chú ý là diện tích dừa sáp, hiện toàn tỉnh có 497ha. Trong đó, có 14,55ha
dừa sáp trồng theo phương pháp nuôi cấy phôi, 70ha dừa sáp đạt chứng nhận
VietGAP. Tổng sản lượng dừa sáp đạt 2,3 triệu trái sáp/năm. Tập trung chủ yếu
tại huyện Cầu Kè 487ha (8,55ha dừa sáp nuôi cấy phôi); huyện Châu Thành
7,05ha (06ha dừa sáp nuôi cấy phôi ở Hưng Mỹ, Lương Hòa); tỷ lệ sáp thường
đạt từ 20 - 25% (tương đương 1,88 triệu trái sáp/năm); tỷ lệ sáp của dừa nuôi
cấy phôi đạt từ 75 - 80% (tương đương 420.000 trái sáp/năm). Tỉnh đang thực
hiện xây dựng nhãn hiệu độc quyền dừa sáp Cầu Kè và đăng ký bảo hộ chỉ dẫn
địa lý “Trà Vinh” cho sản phẩm trái dừa sáp. Đây là cơ sở để phát triển các sản
phẩm đặc sản, đặc trưng của ngành hàng dừa tỉnh Trà Vinh. Đặc biệt, quan tâm
đầu tư, hỗ trợ nhằm đạt các sản phẩm OCOP được sản xuất từ nguyên liệu dừa
sáp.
5. Các hoạt động cần thiết của các nhà hỗ trợ:
Mặc dù Việt Nam hiện đã có doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm này, nhưng
số lượng ít, không mở rộng được thị trường cho các mặt hàng. Hầu hết các cơ
sở sơ chế, chế biến chỉ dừng lại ở sản phẩm thô để xuất khẩu. Nếu có thể, các cơ
sở chế biến tập trung sản xuất các sản phẩm tinh chế thì chắc rằng giá trị mang
lại sẽ rất cao.
Bên cạnh đó, cần cải tiến kỹ thuật cho người nông dân để tăng năng suất và sản
lượng dừa sẽ giúp nâng cao giá trị gia tăng cho nông dân trồng dừa, nâng cấp
công nghệ chế biến, chuyển giao các công nghệ kỹ thuật để đa dạng hóa và phát
triển các sản phẩm mới, giảm tối thiểu các lỗi sản xuất và các hao hụt trong quá
trình sản xuất để tăng thêm sản lượng, nâng cao lợi nhuận.
Việc thúc đẩy xây dựng thương hiệu, nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương
mại cũng đang là việc cần thiết cho ngành Dừa tỉnh Trà Vinh. Cơ quan các cấp,
ban, ngành cần có kế hoạch tổ chức xây dựng vùng nguyên liệu theo mô hình
liên kết dọc và liên kết ngang cho các tác nhân trong chuỗi để tạo mối liên kết
chặt chẽ, hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả hơn.

 PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM BƯỞI


TẠI TỈNH HẬU GIANG
Chọn sản phẩm và nêu lý do chọn sản phẩm
Bưởi là một trong những loại cây trồng chủ lực của tỉnh Hậu Giang mang lại
hiệu quả kinh
tế cao, góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, vùng canh tác còn
manh
mún, chưa được quy hoạch, thiếu liên kết, thị trường đầu ra chưa ổn định, hệ
thống phân
phối còn yếu kém, chủ yếu bưởi được tiêu thụ trong nội địa nên dễ bị bảo hòa.
Mục tiêu
nghiên cứu của đề tài nhằm phân tích chuỗi giá trị và kinh tế chuỗi giá trị bưởi,
Sơ đồ chuỗi giá trị bưởi
Nêu các khó khăn chủ yếu trong chuỗi
Điểm yếu: Sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, chưa tập trung chuyên canh. Thị
trường tiêu thụ chưa được mở rộng, chưa ổn định. Giao thông nông thôn
chưa hoàn chỉnh.Năng lực thương lượng giá và tiếp cận thị trường còn hạn
chế
Giá cả còn bấp bênh, chưa ổn định. Rào cản kỹ thuật của các thị trường xuất
khẩu là yếu tố quan trọng. Cạnh tranh thị trường trong nước với các tỉnh khác.
Giá cả đầu vào tăng, phân, thuốc bảo vệ thực vật chưa đảm bảo chất lượng. Ảnh
hưởng bất lợi của biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan
Tiềm năng của chuỗi sản phẩm
Trong tương lai nhà máy chế biến sản phẩm được xây dựng tại vùng
nguyên liệu.Tỉnh đang trong quá trình thực hiện Chương trình phát triển kinh
tế theo chuỗi giá trị và thực hiện chương trình sản xuất an toàn như
VietGap, GlobalGAP.
Để phát huy tiềm năng kinh tế quan trọng này, giúp nông dân an cư lạc nghiệp.
ngành nông nghiệp cùng phối hợp, hỗ trợ Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh thực
hiện dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật phát triển vùng
chuyên canh bưởi da xanh đạt tiêu chuẩn VietGAP tại huyện Long Mỹ, tỉnh
Hậu Giang”. Dự án do kỹ sư Trịnh Hồng Nhung, Trung tâm Thông tin và Ứng
dụng khoa học công nghệ tỉnh làm chủ nhiệm.
Từ những thành quả bước đầu của dự án, với những hạt nhân là thành viên của
Hợp tác xã Tiến Nông và nông dân trồng bưởi da xanh các xã, hy vọng bưởi da
xanh VietGAP sẽ tiếp tục phát triển. Trái cây chủ lực mang nhãn hiệu bưởi da
xanh Long Mỹ sẽ đảm bảo chất lượng, đạt tiêu chí GAP, an toàn và truy xuất
nguồn gốc, từ đó giúp kinh tế địa phương khuyến khích nông dân làm ăn theo
loại hình kinh tế tập thể, phấn đấu xây dựng thành công thương hiệu bưởi da
xanh huyện Long Mỹ trong tương lai ngày càng phát triển bền vững.
xác định các hoạt động cần thiết của các nhà hỗ trợ chuỗi giá trị
Các cán bộ sở ngành nông nghiệp hỗ trợ tư vấn, tập huấn cho nông dân về kỹ
thuật trồng, hướng dẫn kỹ thuật xử lý ra hoa. Chính quyền địa phương hỗ trợ
phát triển khung thể chế pháp lý phù hợp với quy hoạch phát triển vùng chuyên
canh sản xuất bưởi của tỉnh.

You might also like