You are on page 1of 9

ÔN TẬP QUẢN LÝ CUNG ỨNG THUỐC

⸙⸙⸙⸙⸙
Câu 1: Mục tiêu cơ bản của chính sách quốc gia về thuốc :
 Đảm bảo cung ứng đầy đủ kịp thời thuốc có chất lượng với xác cả để hợp lý cho
nhu cầu phòng bệnh và chữa bệnh của nhân dân.
 Đảm bảo việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý hiệu quả ưu tiên cho phát triển hoạt
động dược lâm sàng và cảnh giác dược.
Các giai đoạn :
Thuốc => người bệnh => thu mua NVL => sản xuất thuốc => phân phối thuốc => người
bệnh.
Câu 2: Thuốc là gì?
 Thuốc là chế phẩm có chứa dược chất hoặc dược liệu được dùng cho người nhằm
mục đích phòng, điều trị, chẩn đoán, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý
của cơ thể và bao gồm thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, vắc xin
và sinh phẩm (Theo Luật Dược 2016).
Câu 3: Thuốc là hàng hóa thiết yếu đặc biệt, có vai trò quan trọng và khác biệt so
với những hàng hóa thông thường:
 Là sản phẩm công nghệ cao, có hàm lượng chất xám, kĩ thuật lớn
 Đòi hỏi những chi phí khổng lồ trong nghiên cứu và phát triển
 Có khả năng tạo ra những giá trị, kinh tế lớn cho nhà sản xuất kinh doanh
 Có ý nghĩa xã hội cao và tầm ảnh hưởng rộng
 Có khách hẹn sử dụng là những nhóm đối tượng đặc biệt
 Việc sử dụng thuốc đòi hỏi cần có hướng dẫn, tham gia của người có chuyên môn
và cần dùng theo đúng cách
Câu 4: Sử dụng thuốc :
 Đúng đối tượng
 Đúng bệnh
 Đúng cách
 Đúng kiểu lượng
 Đúng thời gian điều trị
Câu 5: Hậu quả của việc sử dụng thuốc bất an toàn, hợp lý :
Cá nhân :
 Tăng chi phí, thời gian điều trị
 Vấn đề sức khỏe mới
 Nguy cơ tử vong, di chứng thương tật.
Cộng đồng:
 Nguy cơ đề kháng, dị ứng
 Sự bất lực trong điều trị
 Gánh nặng ngân sách y tế
Câu 6: Tiêu chuẩn chất lượng:
Tiêu chuẩn chất lượng là văn bản quy định về đặc tính kỹ thuật, bao gồm chi tiêu chất
lượng, mức chất lượng, phương pháp kiểm nghiệm và yêu cầu quản lý khác có liên quan
 Tiêu chuẩn quốc gia (Tiêu chuẩn Nhà nước – TCVN, tiêu chuẩn Dược điển)
 Tiêu chuẩn cơ sở (Tiêu chuẩn của nhà sản xuất – TCCS)
Câu 7: Tiêu chuẩn chất lượng thuốc:
 Mỗi sản phẩm thuốc để được cấp phép lưu hành, được Bộ Y tế thông qua với tiêu
chuẩn chất lượng.
 Tiêu chuẩn chất lượng của thuốc đã được Bộ Y tế cho phép có giá trị như bản cam
kết của cơ sở kinh doanh với chất lượng của thuốc được sản xuất, pha chế, lưu
hành và sử dụng đồng thời là căn cứ để cơ quan quản lý, cơ quan kiểm tra chất
lượng thuốc xác định kết luận về chất lượng thuốc trong quá trình sản xuất lưu
hành, sử dụng.
Câu 8: Thuốc giả:
 Không có dược chất, dược liệu
 Có dược chất nhưng không đúng dược chất ghi trên nhãn hoặc theo tiêu chuẩn đã
đăng ký lưu hành hoặc ghi trong giấy phép nhập khẩu
 Có dược chất, dược liệu nhưng không đúng hàm lượng, nồng độ, khối lượng đã
đăng ký lưu hành hoặc ghi trong giấy phép nhập khẩu.
 Được sản xuất, trình bày hoặc dán nhãn nhầm mạo danh nhà sản xuất, nước sản
xuất hoặc nước xuất xứ
Câu 9: Cung ứng thuốc:
Cung ứng thuốc là một chu trình khép kín, bao gồm 04 nội dung hoạt động cơ bản: lựa
chọn thuốc, mua thuốc, phân phối/cấp phát thuốc và sử dụng thuốc
 Lựa chọn thuốc: kết quả đầu ra của hoạt động lựa chọn thuốc là việc cá nhân, cơ
sở xác định được chủng loại, danh mục của thuốc không mua để đắp ứng theo nhu
cầu: tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, dạng bào chế
 Mua thuốc: hoạt động mua thuốc trên lý thuyết sẽ bao gồm 04 nội dung:
o Xác định cụ thể nhu cầu cần mua về số lượng, chủng loại thuốc
o Lựa chọn phương thức mua bán, đấu thầu, nhà cung cấp
o Soạn đơn hàng/ Ký kết hợp đồng mua bán
o Thanh toán tiền và kiểm nhận thuốc
Câu 10: Những thách thức đặt ra với quản lý cung ứng thuốc cộng đồng:
 Về duy trì một nguồn tài chính ổn định
 Về cải thiện chế độ pháp lý, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống cung ứng
thuốc
 Về thay đổi nhận thức, hành vi của người cung ứng, cán bộ y tế, bệnh nhân và
cộng đồng nói chung trong sử dụng thuốc
 Về tới định lượng vai trò quản lý của Nhà nước trong đảm bảo tính công bằng và
khả năng tiếp cận thuốc của người dân
 Về đảm bảo an toàn, hợp lý, hiệu quả trong sử dụng thuốc của cộng đồng
Câu 11: Nhu cầu vật tư:
Là những nhu cầu về hàng hóa, nguyên vật liệu, trang thiết bị, nhu yếu phẩm, dịch vụ,
những yếu tố là đầu vào phục vụ cho quá trình hoạt động sản, xuất kinh doanh của doanh
nghiệp bộ phận/ đơn vị / chức năng.
(*)Câu 12: Quản trị cung ứng:
 Thực hiện các chức năng cơ bản trong thu mua, mua hàng
 Chắc quan hệ trước để mua hàng (EPI) và Đặt quan hệ trước với các nhà máycung
cấp (ESI) trong thiết kế sản phẩm
 Xây dựng quan hệ đối tác, liên minh với các nhà cung cấp
 Quản trị môi trường cung ứng
 Xây dựng kế hoạch thu trong dài hạn
 Đẩy mạnh Quản lý chuổi cung ứng
 Tham gia vào công tác hoạch định
Câu 13: Vai trò quản trị cung ứng:
Một hoạt động mang tầm chiến lược, có ảnh hưởng quan trọng trong sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp
 Chi phối toàn bộ các khâu, các bước trong hoạt động sản xuất, kinh doanh
 Là nhân tố then chốt có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng, chi phí, giá thành
sản phẩm, năng suất lao động của cá nhân/ tập thể.
Câu 14: Đảm bảo được nguyên tắc “05 đúng” trong cung ứng:
1. Đúng số lượng
2. Đúng chất lượng
3. Đúng nhà cung cấp
4. Đúng giá
5. Đúng thời điểm
(*)Câu 15: Mục tiêu cụ thể của quản trị cung ứng
1. Đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp được liên tục, ổn định
2. Mua hàng với giá cạnh tranh
3. Mua hàng một cách khôn ngoan
4. Giữ chữ ở mức tối ưu
5. Phát triển những nguồn cung cấp hỗ hiểu và đáng tin cậy
6. Giữ vững mối quan hệ tốt đẹp với các nhà cung cấp hiện có
7. Tăng cường hợp tác giữa các phòng ban có liên quan trong doanh nghiệp
8. Thực hiện mua hàng- cung ứng một cách có hiệu quả
Câu 16: Các mục tiêu cụ thể Mua hàng với giá cạnh tranh:
Giá mua sản phẩm phù hợp với bối cảnh cung cầu, tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa
và mức độ khăn hiếm trên thị trường
Câu 17: Xu hướng phát triển của quản trị cung ứng hiện đại:
 Chuyển từ tập trung vào các quá trình nội tại sang tập trung vào lợi ích: Quản trị
cung ứng hiện đại có xu hướng chuyển đổi, tập trung chú trọng vào các giải pháp
mang tính chiến lược.
 Chuyển từ chú trọng chiến thuật sang chú trọng chiến lược: Một chiến lược phải
giải quyết tổng hợp được các vấn đề:
o Xác định chính xác mục tiêu cần đạt được
o Xác định con đường, phương thức để đạt mục tiêu
o Định hướng phân bố nguồn lực để đạt được mục tiêu

Câu 18: Chính sách liên quan lựa chọn mô hình tổ chức cung ứng:
Ưu điểm của mô hình cung ứng tập trung hóa
 Tăng hiệu quả
 Giảm giá mua sản phẩm
 Tiết kiệm được chi phí
 Đảm bảo, phát triển đội ngũ nhân sự phụ trách
 Đàm phán với nhà cung cấp để giảm giá thành mua
 Quản lý dự trữ hổ hiểu hơn
 Nâng cao hiệu quả quản lý
Câu 19: Sơ lược về quản trị chuỗi cung ứng:
Các doanh nghiệp gắn kết với nhau trong một chuỗi cung ứng thông qua việc chia
sẻ thông tin về các biến động của thị trường, năng lực sản xuất, từ đó đưa ra một kế
hoạch tổng quát và hiệu quả hơn trong sản xuất, phân phối, để có thể cắt giảm các chi phí
không cần thiết và tối đa hóa chất lượng sản phẩm, việc đắp ứng nhu cầu.
Câu 20: Xác định nhu cầu vật tư
- Công tác xác định nhu cầu vật tư cần cung ứng thường tiến hành theo 3 bước:
+ Xác định nhu cầu vật tư cuả từng bộ phận
+ Tổng hợp nhu cầu vật tư của toàn doanh nghiệp
+ Xác định nhu cầu vật tư cần thu mua
Nhu cầu vật tư > Nhu cầu vật tư > Nhu cầu vật tư
từng bộ phận toàn doanh nghiệp cần thu mua
Câu 21: Tổng hợp nhu cầu vật tư của toàn doanh nghiệp
- Nhu cầu vật tư từng bộ phận
+ Kiểm tra kỹ lưỡng độ hoàn chỉnh, chính xác của thông tin
+ Thống kê, tổng hợp chung
 Chủng loại hàng hoá
 Kế hoạch cung ứng
 yêu cầu về đặc điểm
 Tiêu chuẩn chất lượng
 Thời điểm cung cấp
- Nhu cầu vật tư toàn doanh nghiệp
Câu 22: Lựa chọn nhà cung cấp
- Giai đoạn khảo sát
- Giai đoạn lựa chọn
- Giai đoạn đàm phán (quan trọng nhất)
- Giai đoạn thử nghiệm
Câu 23: Lựa chọn nhà cung cấp:
 Phân tích, đánh giá ưu nhược điểm của từng nhà cung cấp
 So sánh với các mức tiêu chuẩn đề ra
 Xây dựng danh sách những nhà cung cấp tiềm năng ( đạt/thoả/tối ưu các yêu
cầu điều kiện)
 Sắp xếp các cuộc viếng thăm, gặp gỡ nhà cung cấp để thẩm định lại thông tin
đã thu thập
 Lựa chọn nhà cung cấp chính thức
Câu 24: Giai đoạn đàm phán, ký kết hợp đồng:
- Đàm phán thành công:
 Xây dựng, duy trì, củng cố những mối quan hệ hợp tác lâu dài
- Đàm phán thất bại:
 Chịu thiệt thòi, mất mát, thậm chí là nguy cơ phá sản
Câu 25: Nhập kho:
- Chuyến hàng hàng vật tư được giao
- Kiểm tra trước khi nhập kho
 Sự trùng khớp đơn/ lệnh mua hàng
 Tình trạng vật lý từng thùng hàng
 Tính đồng nhất (ngoại quan) các thùng hàng
 Khả năng bị nhiễm bẩn, tạp nhiễm,nhầm lẫn, bị can thiệp, bị hư hỏng.
- Đạt → Nhập kho
- Không đạt/ có nghi ngờ → Cách ly, bảo quản riêng + thông báo bộ phận kiểm tra
chất lượng
Câu 26: Bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc là gì?
- Là việc cất giữ, bảo đảm an toàn, chất lượng, bao gồm cả việc đưa vào sử dụng và
duy trì đầy đủ hệ thống hồ sơ tài liệu
Câu 27: Bảo quản điều kiện thường:
- Bảo quản trong môi trường khô (độ ẩm ≤ 75%), ở nhiệt độ từ 15 - 30°C.
- Phải thoáng khí, tránh ảnh hưởng từ các mùi, các yếu tố gây tạp nhiễm và ánh
sáng mạnh.
Câu 28: Khái niệm hàng tồn kho?
- Hàng tồn kho ( Inventories): Là những tài sản mà doanh nghiệp dự trữ để đưa vào
sản xuất hoặc kinh doanh trong tương lai.
 Nguyên vật liệu
 Bán thành phẩm
 Thành phẩm
Câu 29: Vai trò và ý nghĩa hàng tồn kho:
- Hàng tồn kho thường chiếm một tỉ trọng lớn trong tài sản của doanh nghiệp
(40% - 50%)
- Việc quản lý, kiểm soát tốt hàng tồn kho có ý nghĩa và ảnh hưởng rất lớn đến hoạt
động sản xuất, kinh doanh:
 Đảm bảo cho các quá trình hoạt động diễn ra liên tục, ổn định.
 Dự phòng những rủi ro
 Đầu cơ thu lợi nhuận
Câu 30: Các loại hình dự trữ trong quản lý tồn kho:
 Dự trữ thường xuyên
 Dự trữ bảo hiểm
 Dự trữ chuẩn bị
 Dự trữ thời vụ
Câu 31: Các chi phí liên quan trong quản lý tồn kho:
 Chi phí tồn trữ
 Chi phí mua hàng
 Chi phí thiếu hàng (chi phí thiếu hụt tồn kho)
Câu 32: Chi phí tồn trữ:
- Chi phí kho
 Chi phí kho bãi
 Chi phí khai thác
 Chi phí bảo dưỡng kho, thiết bị
 Chi phí bảo hiểm
 Chi phí quản lý
- Chi phí sụt giá hàng hoá
 Sụt giá do lỗi thời
 Sụt giá do hư hỏng
Câu 33: Chi phí mua hàng:
- Chi phí mua hàng là những chi phí phát sinh cho mỗi lần doanh nghiệp bắt đầu
quá trình mua để tái dự trữ hàng hoá.
Câu 34: Chi phí thiếu hàng (chi phí thiếu hụt tồn kho):
- Chi phí liên quan gián đoạn/ngừng trệ sản xuất
- Chi phí đặt hàng khẩn cấp
- Chi phí cơ hội liên quan hoạt động kinh doanh:.
Câu 35: Ý nghĩa của việc phân loại hàng hoá tồn kho:
- Không phải tất cả hàng hoá trong kho đều có cùng mức độ quan trọng, đặc điểm
và nhu cầu
- Phân loại hàng hoá
- Làm cơ sở cho việc đưa ra những quyết định liên quan đến tồn trữ, thu mua và
phân phối.

Câu 36: Kỹ thuật phân tích kết hợp giữa ABC và XYZ:
 Việc kết hợp đồng thời ABC và XYZ trong phân loại hàng hóa càng mang đến
nhiều ưu điểm vượt trội trong nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý
hàng tồn kho, thiết lập các dự báo, kế hoạch mua hàng, dự trữ chính xác, phù hợp,
tối ưu tương ứng với mức ý nghĩa cần thiết và sự ổn định về chỉ tiêu bán hàng, nhu
cầu sử dụng sản phẩm.
Câu 37: Chức năng của khoa Dược:
 Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh
viện, có chức năng quản lý, tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công
tác dược trong cơ sở nhằm đảm bảo 02 mục tiêu:
 Cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng
 Tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
(*)Câu 38: Nhiệm vụ của khoa Dược:
1. Quản lý cung ứng thuốc
2. Quản lý nhập, cấp phát thuốc
3. Đầu mối tổ chức hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị
4. Bảo quản thuốc theo GSP
5. Pha chế thuốc, hóa chất
6. Thực hiện công tác dược lâm sàng, theo dõi, báo cáo ADR
7. Quản lý việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa trong
bệnh viện
8. Tham gia nghiên cứu khoa học và đào tạo
9. Theo dõi việc sử dụng thuốc
10. Tham gia chỉ đạo tuyến
11. Tham gia hội chuẩn
12. Quản lý kinh phí sử dụng thuốc
13. Quản lý nhà thuốc bệnh viện
14. Quản lý vật tư y tế
Câu 39: Cơ cấu tổ chức của khoa Dược :
Gồm 6 bộ phận chính :
 Nhiệm vụ dược
 Kho và cấp phát
 Thống kê dược
 Dược lâm sàng, thông tin thuốc
 Pha chế thuốc, kiểm nghiệm, kiểm soát chất lượng thuốc
 Quản lý hoạt động chuyên môn của Nhà thuốc bệnh viện

Câu 40: Lập kế hoạch cung ứng thuốc:


 Xây dựng Danh mục thuốc sử dụng hàng năm: Theo nhu cầu điều trị hợp lý của
các khoa lâm sàng.
 Lập kế hoạch về cung ứng thuốc: Bảo đảm cung ứng đủ thuốc có chất lượng cho
nhu cầu chẩn đoán, điều trị và phụ hợp với nguồn kinh phí.
 Làm dự trù bổ sung: Khi nhu cầu thuốc tăng vượt kế hoạch, thuốc không có nhà
thầu tham gia hoặc không có trong danh mục thuốc nhưng có nhu cầu đột xuất.
Câu 41: Thời gian kiểm kê thuốc, hóa chất:
 Kiểm kê thuốc, hóa chất tại khoa Dược 01 tháng/lần.
 Kiểm kê thuốc tủ trực tại các khoa lâm sàng 03 tháng/lần.
 Các cơ số thuốc tự vệ, chống bão lụt và các cơ số khác kiểm kê theo từng quý và
có quy định về luân chuyển cơ số thuốc này.
Câu 42: Nội dung kiểm kê thuốc, hóa chất:
 Đối chiếu sổ theo dõi xuất, nhập với chứng từ
 Đối chiếu sổ sách với thực tế về số lượng, chất lượng thuốc, hóa chất
 Xác định lại số lượng, chất lượng thuốc, hóa chấ tìm nguyên nhân thừa, thiếu, hư
hao
 Lập biên bản kiểm kê thuốc, hóa chất, vật tư y tế tiêu hao
 Nếu chất lượng không đạt yêu cầu, Hội đồng kiểm kê làm biên bản xác nhận và đề
nghị cho xử lý
Câu 43: Phân tích ABC:
 Phân tích ABC: là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc tiêu thụ
hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỉ lệ lớn trong
ngân sách cho thuốc của bệnh viện
Câu 44: Phân tích VEN:

Phân tích VEN: là phương pháp giúp xác định ưu tiên cho hoạt động mua sắm và tồn trữ
thuốc trong bệnh viện khi nguồn kinh phí không đủ để mua toàn bộ các loại thuốc như
mong muốn Trong đó, Các thuốc sẽ chia ra 3 hạng mục:
 Thuốc V (Vital drugs): Là thuốc dùng trong các trường hợp cấp cứu hoặc các
thuốc quan trọng, nhất thiết phải có để phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh
của bệnh viện.
 Thuốc E (Essential drugs): Là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh ít nghiêm
trọng hơn nhưng vẫn là bệnh lý quan trọng trong mô hình bệnh tật của bệnh viện.
 Thuốc N (Non-Essential drugs): là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh nhẹ,
bệnh có thể tự khỏi, có thể bao gồm thuốc mà hiệu quả điều trị còn chưa được
khẳng định rõ ràng, hoặc thuốc có giá thành cao không tương xứng với lợi ích lâm
sàng.
Liều xác định trong ngày (DDD – Defined Dose Daily): là liều trung bình duy trì hàng
ngày với trị định chính của một thuốc.
Câu 45: Chức Năng Hội đồng:
 HĐT&ĐT có chức năng tư vấn cho giám đốc bệnh viện về các vấn đề liên quan
đến thuốc và điều trị bằng thuốc của bệnh viện, thực hiện tốt chính sách quốc gia
về thuốc trong bệnh viện.
Câu 46: Nhiệm vụ của hội đồng:
1. Xây dựng các quy định về quản lý và sử dụng thuốc trong BV.
2. Xây dựng danh mục thuốc dùng trong BV
3. Xây dựng và thực hiện các hướng dẫn điều trị
4. Xác định và phân tích các vấn đề liên quan sử dụng thuốc
5. Giám xác các phản ứng có hại của thuốc (ADR) và sai xót trong điều trị
6. Thông báo, kiểm soát thông tin về thuốc
Câu 47: Các bước xây dựng danh mục thuốc:
 Thu thập, phân tích tình hình sử dụng thuốc năm trước: về số lượng, giá trị sử
dụng, phân tích ABC - VEN, thuốc kém chất lượng, thuốc hỏng, các phản ứng có
hại của thuốc, các sai sót trong điều trị
 Đánh giá các thuốc đề nghị bổ sung hoặc loại bỏ từ các khoa lâm sàng một cách
khách quan
 Xây dựng danh mục thuốc và phân loại các thuốc trong danh mục theo nhóm
điều trị và theo phân loại VEN;
 Xây dựng các nội dung hướng dẫn sử dụng danh mục (ví dụ: thuốc hạn chế sử
dụng, thuốc cần hội chẩn, thuốc gây nghiện, hướng tâm thần, ...).

You might also like