You are on page 1of 5

Dân tộc Chăm

 Tên gọi khác: Chàm, Chiêm, Chiêm Thành, Chăm, Chămpa, Hroi, Hời.
 Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Malayô-Polynéxia (ngữ hệ Nam Ðảo).
 Cư trú: Người Chăm cư trú tập trung tại Ninh Thuận, Bình Thuận và một phần ở Phú Yên, Bình Định,
An Giang, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh…
 Lịch sử: Dân tộc Chăm vốn sinh tụ ở duyên hải miền trung Việt Nam từ rất lâu đời, đã từng kiến tạo
nên một nền văn hóa rực rỡ với ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Ðộ. Ngay từ những thế kỷ thứ XVII,
người Chăm đã từng xây dựng nên vương quốc Chăm-pa.

Văn hóa dân tộc Chăm nổi tiếng với những điệu múa truyền thống vô cùng đặc sắc

Tháp Chàm là loại hình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc trong đời sống văn hóa Chăm và mang tính chất tôn giáo
của người Chăm Pa cổ xưa, có tuổi đời từ 500 đến 1000 năm
Nổi bật trong đó là Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam) với rất nhiều đền đài, kiến trúc đặc sắc… được công nhận
là Di sản văn hóa thế giới

Trải qua hằng nghìn năm lịch sử, trước tác động của thiên nhiên cũng không làm phai màu, phá vỡ những
đường nét hoa văn cổ kính trong kiến trúc đền tháp người Chăm
Lễ hội Ka Tê vô cùng náo nhiệt, góp phần làm phong phú thêm cho văn hóa dân tộc Chăm

Ka Tê là một trong những lễ hội quan trọng và mang đậm ý nghĩa dân gian lớn nhất của người Chăm diễn ra
trong không gian rộng lớn và kéo dài xung quanh đền tháp của người Chăm
Trống Paranưng, trống Ghi năng và Kèn Saranai là nhạc cụ độc đáo của dân tộc Chăm

Tiếng trống Paranưng dù là khi độc tấu hay hòa tấu với trống Ghi năng và kèn Saranai đều rất hay

Trong văn hóa Chăm, nghề gốm còn là đặc trưng tiêu biểu của văn hóa Chăm.
Nghệ thuật làm gốm thể hiện sự tài hoa và sức sáng tạo của các nghệ nhân người Chăm

You might also like