You are on page 1of 5

https://www.youtube.com/results?

search_query=gi%E1%BA%A3i
+th%C3%ADch+hi%E1%BB%87n+t%C6%B0%E1%BB%A3ng+x%C
3%A2m+th%E1%BB%B1c

Trang 4:
Hiện tượng khí thực (hay còn gọi là xâm thực) bản chất là hiện tượng xuất
hiện các bọt khí trong chất lỏng. Đây là hệ quả từ sự thay đổi áp suất nhanh
chóng trong chất lỏng. Khi chất lỏng chịu sự thay đổi về áp suất trong thời gian
ngắn, chúng hình thành các bong bóng (bọt khí) tại nơi có áp suất tương đối
thấp.

Hiện tượng khí thực xảy ra bên trong chất lỏng khi áp suất tĩnh tại đó bằng
hoặc nhỏ hơn áp suất hơi bão hòa của chất lỏng có cùng nhiệt độ.
Trang 5:

Cơ sở hình thành nên bọt khí

Nguyên lý Bernoulli sẽ là sự lý giải cho sự xuất hiện bong bóng khí và bọt khí
này.

– Trong động lực học, theo Bernoulli, sự tăng vận tốc của chất lưu xảy ra
tương ứng đồng thời với sự giảm áp suất. Dòng chất lưu di chuyển ở tốc độ
cao sẽ tạo ra vùng áp suất giảm trong dòng chảy, vuông góc với chiều của
dòng chảy (đồng thời nhiệt độ không đổi).

Và kết quả: trong chất lỏng – khi áp suất giảm, nhiệt độ không đổi – sẽ xuất
hiện các bọt khí.

Trang 6:

Ta có thể thấy sự hình thành là biến mất của bong bóng khi: khi bong bóng nổ,
đầu tiên bong bóng sôi phòng to hết cỡ sau đó nó hình thành dạng chiếc nhẫn
sau đó nó sẽ nổ tạo ra một tia nước cực mạnh bắn vào bề mặt vật liệu dần dần
làm vỡ to ra.
Khi chịu áp lực cao, các bọt khí sẽ nổ tung ra, tạo thành sóng xung kích cực
mạnh. Các sóng xung kích này mạnh khi chúng ở rất gần vị trí bong bóng khí
bị nổ và nhanh chóng yếu đi khi chúng lan truyền ra xa.

Ngoài tên gọi Cavitation – Hiện tượng này cũng được dân trong ngành gọi là
Xâm thực.

Thực tế, đây là một hiện tượng không mong muốn.

Việc hình thành rồi vỡ tung của bọt khí diễn ra lặp đi lặp lại sẽ gây ảnh hưởng
lớn đến bề mặt kim loại. Về lâu dài, chúng gây ra sự hao mòn, hỏng hóc, phá
hủy dần bề mặt cánh quạt.

Ngoài ra, hiện tượng này cũng có thể gây ra những tiếng ồn, tiếng nổ nhỏ bên
trong khoang chất lỏng..

Trang 7:

Một số trường hợp mà hiện tượng xâm thực thường xảy ra và gây hại.

Trang 8:

Hôm nay chúng ta sẽ làm rõ hơn về hiện tượng xâm thực ở chân vịt của tàu
thuyền.

Trang 9 :

Các hậu quả mà hiện tượng khí thực gây ra cho chân vịt là sự hao mòn, hỏng
hóc, phá hủy dần dần bề mặt cánh quạt.

Trang 10:

Mặt trước cánh quạt, chất lỏng được truyền năng lượng nên áp lực rất lớn,
ngược lại ở mặt sau cánh quạt không được truyền nãng lượng nên áp suất
giảm, đây là nơi dễ phát sinh khí thực nhất.
Trong quá trinh làm việc, dòng chảy ở cánh bơm cũng như buồng cánh có vận
tốc lớn, nếu do một nguyên nhân nào đó cánh không thuận hoặc mặt cứng
(cánh, thành buồng) không trơn nhẵn, áp lực trong chất lỏng giảm thấp xuống
bằng áp lực hoá hơi, chất lỏng sẽ sôi, trong chất lỏng xuất hiện các bọt khí chứa
đầy hơi nước và bọt khí. Các bọt khí này cùng chuyển động theo dòng chất
lỏng tới mặt trước cánh quạt, vùng này do chất lỏng được truyền nãng lượng
nên có áp lực rất cao, thì bị nén lại, hơi nước và bọt khí ngưng tụ lại thành
nước để lại các túi rỗng chân không. Lập tức các hạt chất lỏng ở xung
quanh túi rỗng lao vào chiếm chỗ với vận tốc lớn vì không gặp trở ngại
nào, lập tức chúng va chạm vào nhau ở trung tâm túi rỗng và ngừng lại
đột ngột, sinh ra áp lực nước va có giá trị rất lớn lên tới hàng nghìn
átmốtphe. Áp lực này bắn phá vào mặt cánh quạt hoặc thành buồng phá huỷ bề
mặt cứng (gang, thép…) làm cho cánh bơm bị rỗ hoặc sứt mẻ.

Sau khi va đập, các hạt chất lỏng lại bát trở ra, áp lực ở tâm túi rỗng lại
giảm và các hạt chất lỏng lại lao vào chiếm chỗ, quá trình diễn biến lặp lại
như ban đầu. Như vậy áp lực tại một điểm ở sau mặt cánh quạt lúc dương, lúc
âm biến đổi dấu theo thời gian có chu kỳ rất ngắn. (Theo Gale, áp lực bắn phá
tại một điểm trên mặt cánh quạt là 9.000atm, tần số va đập của hạt chất
lỏng lên tới 25.0001 lec).

Trang 11:

Video

Trang 12:

Khi xuất hiện khí thực thì nhiệt độ tại đó tăng cao, xuất hiện quá trình điện
hoá làm quá trình xâm thực tãng mạnh. Quá trình xâm thực mang tính cộng
hưởng với chu kỳ và tần số cao, nên không những kèm theo sự phá hủy mật
cứng mà còn gây ra chấn động công trình, kèm theo những âm thanh, những
tiếng rít lớn.
Trang 13: Phần 3

Trang 14:

Trước kia đa số chân vịt được chế tạo bằng phương pháp đúc khuôn truyền
thống.
=> Phương pháp này được ứng dụng rộng rãi vì tính đơn giản và giá thành chế
tạo rẻ .Tuy nhiên phương pháp này sẽ cho ra thành phẩm không đồng đều,
dễ xuất hiện tạp chất và lỗ hổng trong lòng sản phẩm do vật liệu và kỹ
thuật thi công khiến cho chân vịt có độ bền kém và rất dễ bị ăn mòn hóa
học bởi nước biển và hiện tượng khí thực.

Hiện nay để tối ưu hóa chất lượng sản phẩm và gia tăng độ bền trước môi
trường tự nhiên thì các nhà máy sản xuất đã áp dụng công nghệ gia công CNC
(Computer Numerical Control) trên vật liệu nguyên khối.

Trang 15:

Để tối ưu hóa trong việc gia công cơ khí và trọng lượng của sản phẩm thì các
nhà máy sản xuất chân vịt thường sử dụng vật liệu hợp kim nhôm. Ngoài ra còn
có các loại chân vịt làm từ hợp kim đồng thau hoặc hợp kim sắt. Tuy nhiên
những loại hợp kim này lại có bề mặt dễ bị ăn mòn hóa học bởi nước biển và
hiện tượng xâm thực do tính chất của vật liệu.

Để khắc phục tình trạng đó thì các nhà máy sản xuất thường sẽ mạ vào bề mặt
của chân vịt một lớp kim loại cứng như là: kẽm, niken hoặc crom. Lớp mạ này
không chỉ bảo vệ chân vịt khỏi sự ăn mòn hóa học của nước biển mà còn là một
lớp áo giáp hạn chế sự tác động của hiện tượng xâm thực lên bề mặt chân vịt.

Trang 16:

Hiện nay chân vịt làm từ vật liệu thép không gỉ (thường gọi là stainless steel
hoặc Inox) đã được phổ biến rộng rãi với ưu điểm là độ bền, chịu lực tốt, độ
cứng - độ dẻo ở mức tiêu chuẩn nên khả năng tạo hình, gia công dễ dàng.

Đặc biệt khi sử dụng chân vịt làm từ thép không gỉ có thể hạn chế được khả
năng ăn mòn hóa học của nước biển và hiện tượng xâm thực.

You might also like