You are on page 1of 22

Mệnh đề trạng ngữ

1. Mệnh đề trạng ngữ


là gì?
Mệnh đề trạng ngữ là một mệnh đề đóng
vai trò là một trạng ngữ trong câu, bổ sung
ý nghĩa cho một mệnh đề khác. Có nhiều
loại mệnh đề trạng ngữ như mệnh đề chỉ
kết quả, nguyên nhân, nơi chốn, thời gian,
cách thức… Đơn vị ngữ pháp này còn được
gọi là mệnh đề phụ bởi chúng không thể
đứng độc lập, cũng không diễn đạt được
một ý hoàn chỉnh. Nói cách khác, chúng
phải đi với một mệnh đề chính.

VÍ DỤ:
When my mother comes home, I will do
the homework.
(Khi mẹ tôi về nhà, tôi sẽ làm bài tập.)
Mệnh đề “when my mother comes home”
bổ sung ý nghĩa là động từ “do” (the
homework), cung cấp thông tin cho người
đọc/nghe về thời điểm người nói sẽ làm
bài tập.

2. Vị trí mệnh đề trạng


ngữ trong tiếng Anh
Khi dùng mệnh đề trạng ngữ trong tiếng
Anh, chúng ta phải chú ý vị trí của mệnh đề
này trong câu. Tùy vào loại mệnh đề trạng
ngữ mà chúng có vị trí khác nhau. Hãy
cùng tham khảo vị trí của mệnh đề trạng
ngữ trong tiếng Anh bằng các ví dụ sau đây
nhé.

2.1. Mệnh đề trạng ngữ bổ nghĩa


cho động từ
Loại mệnh đề này không có vị trí cố định
trong câu, vì vậy nó có thể được đặt ở bất
cứ đâu.
VÍ DỤ:
I watered the flowers because it was so
hot today.
=> Because it was so hot today, I watered
the flower.
(Hôm nay trời nắng nóng quá nên tớ đã
tưới hoa.)

He looks annoyed as she hasn’t come


yet.
=> As she hasn’t come yet, he looks
annoyed.
(Cô ấy chưa đến nên anh ấy trông có vẻ
tức giận.)

Trong các ví dụ trên, mệnh đề trạng ngữ


“because it was hot today” bổ nghĩa cho
động từ “watered”. Tương tự, mệnh đề
“she hasn’t come yet” bổ nghĩa cho động
từ “looks”.

2.2. Mệnh đề trạng ngữ bổ nghĩa


cho tính từ/trạng từ
Loại mệnh đề này thường được đặt sau từ
mà nó bổ nghĩa, nghĩa là đặt sau tính từ,
trạng từ trong câu.

VÍ DỤ:
Looking directly at the sun may damage
your eyes if you don’t wear sunglasses.
(Nhìn thẳng vào mặt trời có thể gây hại
cho mắt nếu bạn không mang kính râm.)

You look terrified as if you’d seen a ghost.


(Bạn trông sợ mất hồn như thể bạn vừa
nhìn thấy ma vậy.)

2.3. Mệnh đề trạng ngữ tỉnh lược


Vị trí của mệnh đề tỉnh lược được đặt như
mệnh đề đầy đủ.

VÍ DỤ:
While eating, he talked nonstop.
While [he was] eating, he talked nonstop.
(Đang ăn, anh ấy vẫn nói liên mồm)
3. Phân loại cấu trúc
mệnh đề trạng ngữ
trong tiếng Anh
Các mệnh đề trạng ngữ trong tiếng Anh
bao gồm mệnh đề chỉ thời gian, mệnh đề
chỉ nơi chốn, mệnh đề chỉ cách thức, mệnh
đề chỉ nguyên nhân, mệnh đề chỉ mục đích,
mệnh đề chỉ sự tương phản.

3.1. Mệnh đề trạng ngữ – thời


gian (clause of time)
Mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian thường
bắt đầu bằng các từ:

• When (Khi mà)

VÍ DỤ:
When she stops crying, you can take her
to the park. (Khi cô nhóc ngừng khóc, bạn
có thể bế em ấy đi chơi công viên.)
• While (Trong khi)

VÍ DỤ:
I often eat chicken while they often eat
ham. (Tôi thường ăn thịt gà trong khi họ
thường ăn thịt xông khói.)

• Before (Trước khi)

VÍ DỤ:
Before entering the building, please wash
your hands. (Trước khi bước vào tòa nhà,
bạn nên rửa tay trước.)

• After (Sau khi)

VÍ DỤ:
You should move out after you have
graduated. (Bạn nên ra ở riêng sau khi đã
tốt nghiệp)

• Since (Từ khi)


VÍ DỤ:
I’m not sure where he is right now, I
haven’t seen him this morning. (Tôi cũng
không biết anh ấy hiện đang ở đâu, tôi đã
không thấy anh ấy cả sáng nay rồi.)

Chú ý: Từ ”since” trong mệnh đề trạng ngữ


thường xuất hiện trong thì hiện tại hoàn
thành.

• As (Khi mà)

VÍ DỤ:
I came in as they were ready to leave.
(Tôi đã đến nơi khi họ đang chuẩn bị rời
đi.)

Chú ý: Khi trong câu có từ as, when, while,


các thì ở các mệnh đề có thể không giống
nhau. Tuy nhiên, mệnh đề trạng ngữ trong
những câu này không bao giờ dùng thì
tương lai. Mệnh đề chính nếu ở thì tương
lai, mệnh đề trạng ngữ sẽ ở thì hiện tại đơn.
• Till/ until (Cho đến khi)

VÍ DỤ:
I will eat until I am stuffed. ̣(Tôi sẽ ăn cho
đến khi no căng bụng.)

• As soon as (Ngay khi mà)

VÍ DỤ:
As soon as we were told the news, we
burst with joy. (Ngay khi mà chúng tôi
được nghe tin tức, chúng tôi vỡ òa trong
hạnh phúc.)

• Just as (Ngay khi)

VÍ DỤ:
Just as the baby cried, her parents came
rushing in. (Ngay khi em bé khóc òa lên,
bố mẹ em ấy chạy ngay đến.)

• Whenever (Bất cứ khi nào)


VÍ DỤ:
She likes to complain whenever she
confronts the slightest inconvenience.
(Cô ấy thích than phiền bất cứ khi nào cô
ấy gặp một sự bất tiện nhỏ nhất.)

• By the time (Tính cho tới lúc)

VÍ DỤ:
She’s already married by the time he
found her. (Tới lúc anh tìm ra cô, cô đã kết
hôn mất rồi.)

3.2. Mệnh đề trạng ngữ – nơi


chốn (clause of place)
Mệnh đề trạng ngữ chỉ nơi chốn là mệnh
đề dùng làm trạng ngữ chỉ nơi chốn trong
một câu, thường có chứa các từ:

• Where (Ở đâu)

VÍ DỤ:
Where flowers bloom, the bees come.
(Ở đâu có hoa nở, đàn ong bay đến đấy.)

• Wherever (Bất cứ nơi nào)

VÍ DỤ:
Wherever she goes, people look with her
with admiration. (Bất cứ nơi nào cô ấy đi
qua, mọi người nhìn cô với ánh mắt
ngưỡng mộ.)

• Anywhere (Bất cứ đâu)

VÍ DỤ:
I’ll go with you anywhere you go.
(Anh sẽ đi tới với em tới bất cứ đâu.)

• Everywhere (Tất cả mọi nơi)

VÍ DỤ:
He looked for his cat everywhere they
went together. (Anh ấy đã tìm kiếm con
mèo của mình tất cả mọi nơi mà họ đã đi
cùng nhau.)
3.3. Mệnh đề trạng ngữ – nguyên
nhân (clause of reason)
Mệnh đề trạng ngữ chỉ nguyên nhân là
mệnh đề dùng để trình bày nguyên nhân
tạo ra hay dẫn đến sự vật, hiện tượng trong
câu. Loại mệnh đề này thường bắt đầu
bằng các từ có nghĩa là bởi vì như because,
seeing that, as, since,…

VÍ DỤ:
Because I love her, I’d do anything for her.
(Vì tôi yêu cô ấy, tôi có thể làm mọi thứ vì
cô ấy)

Seeing that they’re badly injured, the


teachers take them to the hospital. (Các
thầy cô giáo đưa họ đến bệnh viện vì họ
bị thương nặng.)

3.4. Mệnh đề trạng ngữ – cách


thức (clause of manner)
Mệnh đề trạng ngữ chỉ cách thức được
dùng làm trạng ngữ chỉ cách thức trong
một câu. Mệnh đề này thường bắt đầu các
từ:

• As (Như là)

VÍ DỤ:
The event went smoothly as we planned.
(Sự kiện đã diễn ra một cách suôn sẻ, y
như chúng ta đã lên kế hoạch.)

• As if (Như thể là)


“As if” dùng để mắt đều một mệnh đề
mang tính giả định của người nói, thường
diễn tả sự việc nào đó không có thật.

VÍ DỤ:
She looks very angry, as if someone took
her things away. (Cô ấy trông có vẻ rất
tức giận, như thể là ai đó đã lấy trộm đồ
của cô ấy.)
3.5. Mệnh đề trạng ngữ – mục
đích (clause of purpose)
Mệnh đề trạng ngữ chỉ mục đích dùng để
chỉ mục đích cho mệnh đề chính trong câu.
Loại mệnh đề này thường bắt đầu bằng
các từ in order that, so that,… (để mà)

VÍ DỤ:
In order that you don’t get wet from the
rain, you should take an umbrella.
(Để không bị ướt vì mưa, bạn nên mang
theo ô.)
I take an umbrella with me so that I don’t
get wet.
(Tôi mang theo ô để không bị mưa ướt.)

3.6. Mệnh đề trạng ngữ – tương


phản (clause of contrast)
Mệnh đề trạng ngữ chỉ sự tương phản dùng
để chỉ sự trái ngược, tương phản giữa các
mệnh đề trong câu. Mệnh đề trạng ngữ này
còn được gọi là mệnh đề trạng ngữ chỉ sự
nhượng bộ (clause of concession).
Từ thường dùng với mệnh đề này có thể
chia làm các nhóm:

3.6.1. Nhóm 1: Although, Even though,


Though (mặc dù)

VÍ DỤ:
Although/even though/though my teacher
is very strict, she is well-liked.
(Mặc dù giáo viên của tôi rất nghiêm khắc,
cô ấy rất được yêu mến.)

3.6.2. Nhóm 2: While (trong khi),


Whereas, Meanwhile (trong khi đó)

VÍ DỤ:
I’m good at Maths,
while/whereas/meanwhile my sister is
good at English.
(Tôi giỏi toán trong khi chị gái tôi lại giỏi
tiếng Anh.)
3.6.3. Nhóm 3: Whatever, Wherever,
Whoever, However (cho dù cái gì, cho
dù ở đâu, cho dù ai, cho dù như thế
nào, …)

VÍ DỤ:
She’s always full of energy, however old
she is.
(Cho dù bà ấy đã bao nhiêu tuổi, bà ấy lúc
nào cũng tràn ngập năng lượng.)

3.6.4. Nhóm 4: Nevertheless,


Nonetheless (tuy nhiên, tuy thế, dù
sao), No matter (dù cho, dù thế nào
chăng nữa)

VÍ DỤ:
No matter how much his family
disapprove, he keeps pursuing the movie
industry.
(Dù gia đình có ngăn cấm như thế nào, anh
ấy vẫn theo đuổi ngành công nghiệp điện
ảnh.)
3.7. Mệnh đề trạng ngữ – kết quả
(clause of result)
Mệnh đề trạng ngữ chỉ kết quả thường nói
về kết quả, hậu quả do một hành động, sự
kiện nào đó gây ra. Mệnh đề này thường sử
dụng các cấu trúc so … that, such … that.

VÍ DỤ:
It is so hot that I can’t go outside.
(Nóng đến nỗi tôi không thể ra ngoài
được)

It was such an interesting performance


that I couldn’t take my eyes off the stage.
(Màn trình diễn thú vị đến nỗi tôi đã không
thể rời mắt khỏi sân khấu)

4. Mệnh đề trạng ngữ


rút gọn
Mệnh đề trạng ngữ rút gọn, theo như chính
tên gọi của nó, được rút gọn từ một mệnh
đề trạng ngữ đầy đủ. Có hai lưu ý quan
trọng khi bạn sử dụng mệnh đề trạng ngữ
rút gọn:
 Hai mệnh đề trong câu bắt buộc phải có
cùng chủ ngữ.
 Trong câu phải dùng một liên từ nối
giữa hai mệnh đề như: while, although, as,
before…
Khi đã đáp ứng đủ hai điều kiện trên, chúng
ta rút gọn mệnh đề trạng ngữ bằng cách bỏ
chủ ngữ ở một mệnh đề và chuyển động từ
thành V-ing. Tùy theo trường hợp cụ thể,
thành phần câu có thể được lược bỏ nhiều
hay ít.

Có 2 thể thức rút gọn mệnh đề trạng ngữ,


câu chủ động và câu bị động:

4.1. Câu chủ động


4.1.1. Cấp độ 1: Lược bỏ chủ ngữ
• Khi lược bỏ chủ ngữ ở mệnh đề phụ
hay mệnh đề có liên từ (chính là mệnh
đề trạng ngữ), thì động từ chính trong
câu sẽ chuyển thành dạng V-ing, nếu
có “to be” thì rút gọn thành being.

VÍ DỤ:
When she looked at the pictures, she
found a familiar face.
=> Looking at the pictures, she found a
familiar face.
(Khi nhìn vào những bức ảnh, cô ấy đã
nhìn thấy một khuôn mặt quen thuộc.)

4.1.2. Cấp độ 2: Lược bỏ cả chủ ngữ và


liên từ
• Tương tự như cấp độ 1, nhưng ta có

thể bỏ luôn cả liên từ.

VÍ DỤ:
When she looked at the pictures, she
found a familiar face.
=> Looking at the pictures, she found a
familiar face.
(Nhìn vào những bức hình, cô thấy một
khuôn mặt quen thuộc.)

• Lưu ý: Khi dùng mệnh đề trạng ngữ chỉ


thời gian, muốn nhấn mạnh thời gian
hoặc hành động nào xảy ra trước, và
việc đó tốn thời gian để làm, ta có thể
sử dụng having + V3/-ed rút gọn mệnh
đề.

VÍ DỤ:
After she did the homework, she ate a
sandwich.
=> Having done the homework, she ate a
sandwich.
(Sau khi đã hoàn thành bài tập về nhà, cô
ấy đã ăn một chiếc bánh sandwich.)

4.2. Câu bị động


4.2.1. Cấp độ 1: Chỉ rút gọn chủ ngữ
• Ở cấp độ này, chúng ta lược bỏ chủ
ngữ ở mệnh đề trạng ngữ, động từ “to
be” sẽ biến thành being, theo sau là
V3/-ed như bình thường.

VÍ DỤ:
As he is called a murder, he becomes
depressed.
=> As being called a murder, he becomes
depressed.
(Vì bị gọi là kẻ giết người, anh ấy trở nên
trầm cảm).

4.2.2. Cấp độ 2: Rút gọn chủ ngữ và to


be
• Tương tự như cấp độ 1, nhưng bỏ cả

being và chỉ giữ lại liên từ chùng động


từ V3/-ed.
• Chú ý: với các liên từ (ví dụ như

because of) bắt buộc theo sau phải là


N/V-ing, chúng ta không thể áp dụng
cách thức rút gọn này.
VÍ DỤ:
As he is called a murder, he becomes
depressed.
=> As called a murder, he becomes
depressed.
(Được gọi như là một kẻ giết người, anh ta
trở nên trầm cảm.)

4.2.3. Cấp độ 3. Rút gọn cả liên từ, chủ


ngữ và to be
• Trong mệnh đề trạng ngữ dạng bị

động, đây là hình thức rút gọn cao


nhất. Ở cấp độ này, cả liên từ, chủ ngữ
lẫn động từ trong câu đều được lược
bỏ, và chỉ giữ động từ V3/-ed. Cách
thức rút gọn này rất dễ bị nhầm lẫn với
cách rút gọn mệnh đề quan hệ – dạng
bị động.

VÍ DỤ:
As he is called a murder, he becomes
depressed.
=> Called a murder, he becomes
depressed.
(Bị gọi là một kẻ giết người, anh ta trở nên
trầm cảm.)

• Lưu ý: Việc rút gọn cả liên từ, chủ ngữ,


động từ có thể được áp dụng nếu
đằng sau động từ là một cụm danh từ.

You might also like