You are on page 1of 221

ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH

ĐÀO TẠO CHUYÊN ĐỀ

“ Hệ thống Kích từ thủy điện


trên nền tảng của hãng
Andritz tại nhà máy thủy điện
Hòa bình năm 2020”
GS TS Lã Văn Út

BÀI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ

CÁC CHẾ ĐỘ VẬN HÀNH MÁY PHÁT ĐIỆN


TRONG NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN

HÀ NỘI - 2020
Bài 1

KHÁI NIỆM CHUNG VỀ VẬN HÀNH MÁY PHÁT ĐIỆN


TRONG NHÀ MÁY ĐIỆN (TĐ, NĐ)

I. CẤU TẠO VÀ CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA MÁY PHÁT ĐIỆN

1.1 Cấu trúc hoạt động của máy phát điện trong NMĐ
Trong NMĐ, các máy phát điện đồng bộ cần phải được hoạt động thống nhất
trong một tổ hợp các trang thiết bị. Các thành phần trang thiết bị chính bao gồm:

Hệ thống kích
từ và diệt từ

Tua bin ~
Hệ thống điện
Máy phát

Hệ thống làm
mát

Hình 1.1. Sơ đồ cấu trúc hoạt động MFĐ

1. Bản thân máy phát, bao gồm các cuộn dây và lõi thép stato và roto.
2. Tua bin phát động, nhận năng lượng từ bên ngoài biến thành cơ năng quay máy
phát. Trục tua bin và máy phát được nối cứng với nhau quay cùng tốc độ. Tua bin
nhận được năng lượng từ các dòng hơi, dòng khí (đối với máy phát nhiệt điện)
hoặc dòng nước (đối với các máy phát thủy điện).
3. Hệ thống kích từ để tạo ra dòng điện một chiều cung cấp cho cuộn dây ro to.
4. Hệ thống diệt từ để triệt tiêu từ trường khi cắt đột ngột máy phát ra khỏi hệ
thống lúc đang làm việc.

1
5. Hệ thống làm mát.

Nếu một trong những bộ phận trên bị sự cố hay không làm việc bình thường
máy phát sẽ phải ngừng làm việc hoặc giảm công suất phát.

Ngoài việc đảm bảo cho máy phát và các hệ thống phụ trợ làm việc bình
thường người vận hành MFĐ còn phải điều chỉnh chế độ làm việc của toàn nhà
máy theo yêu cầu của hệ thống (thông qua điều độ hệ thống).

1.2 Phân loại và đặc điểm các máy phát điện

Có thể phân chia máy phát theo 2 loại chính: máy phát NĐ và và máy phát TĐ

1. Máy phát nhiệt điện

- Làm việc với tua bin hơi hoặc tua-bin khí vì thế nó cần được làm việc với tốc độ
quay nhanh (nhằm nâng cao hiệu suất). Thông thường được quay với tốc độ 3000
v/ph. Nghĩa là tốc độ nhanh nhất khi tần số là 50 hez.

Ta có quan hệ tốc độ quay: n[v/ph] = 60f/p trong đó f-tần số, p- số đôi cực.

Khi p = 1 máy phát sẽ có tốc độ nhanh nhất: n = 50.60 = 3000 v/ph.

Hình 1.2. Roto máy phát nhiệt điện

- Do tốc độ quay nhanh nên: roto hình trụ tròn, vật liệu phải bền thường làm
bằng thép rèn để vừa dẫn từ tốt vừa có độ bền cơ cao (máy phát TĐ- thép đúc).
Đường kính ro to không thể lớn (thường không vượt quá 1300 mm) để hạn chế lực
li tâm. Muốn tăng công suất cần phải tăng chiều dài. Dài quá lại có thể bị cong
nên công suất cũng bị hạn chế. Để máy phát NĐ có công suất rất lớn cần tính toán

2
cho máy phát làm việc với mật độ dòng điện cao. Tuy nhiên khi đó cần có hệ
thống làm mát cực mạnh.

- Do làm việc với hơi hoặc khí nhiệt độ cao nên khi khởi động cần thời gian dài
nhằm cho vật liệu giãn nở nhiệt từ từ, cũng như tăng dần áp suất hơi hoặc khí (có
thể mất hàng giờ).

2. Máy phát thủy điện

Làm việc với tua bin nước nên tốc độ quay chậm. Hơn nữa tốc độ quay tua bin
nước cần được thiết kế khác nhau phụ thuộc độ cao cột nước nhằm đạt hiệu suất
cao nhất (xem phụ lục 1). Tốc độ quay của các tua-bin nước thường trong khoảng
từ 60 - 750 v/ph. Cột nước càng cao thì tốc độ quay càng phải lớn. Vì trục máy
phát và tua-bin nối cứng nên đó cũng là tốc độ quay của máy phát thủy điện. Ta có
thể tính ra số đôi cực của máy phát thủy điện khi biết tốc độ quay: p = 60f/n.
Ví dụ với máy phát TĐ Hòa Bình (n=125v/ph):
p = 60 f /n = 60. 50 / 125 = 24 đôi cực.

Do quay chậm số đôi cực lớn nên cần chế tạo ro to dạng tang trống có gắn các
cực từ xung quanh, hình bánh xe (đường kính lớn hơn chiều dài trục). Cũng vì thế
còn gọi là máy phát cực lồi (phân biệt với máy phát NĐ -cực ẩn).

Vì dạng bánh xe lớn nên trục thường được đặt thẳng đứng (dạng trụ treo hoặc
dạng trụ đỡ).

Hình 1.3. Roto máy phát thủy điện và cách bố trí (kiểu đứng, trụ treo)
3
Máy phát thủy điện có thể khởi động nhanh (vài phút) do không liên quan gì đến
quá trình tăng nhiệt độ và áp suất hơi (ưu điểm).

1.3 Các thông số cơ bản của máy phát điện (tổ máy TB-MF)

1. Công suất tác dụng định mức: Pđm

Thực chất Pđm xác định bởi công suất cơ tua bin bởi: PF = PT - ΔP.

PT bị giới hạn tính toán theo lượng hơi (nước) tối đa đưa vào tua bin. Có thể hiểu
Pđm là công suất của tổ máy.

2. Điện áp định mức Uđm.

Uđm giới hạn bởi độ bền cách điện lựa chọn khi thiết kế máy phát. Thường hiện
nay chế tạo MF với điện áp (6,3 - 25) kV. Không chế tạo với điện áp cao hơn do
khó khăn về kích thước đảm bảo khoảng cách an toàn không phóng điện.

Hai đại lượng trên là các giới hạn khi vận hành, không thay đổi được do phụ thuộc
thông số thiết kế.

3. Dòng định mức Iđm.

Dòng điện Iđm xác định bởi giới hạn phát nóng cuộn dây stato. Trị số Iđm ghi
trong số tay được xác định bởi nhà chế tạo theo các điều kiện tiêu chuẩn (về nhiệt
độ môi trường, hệ thống làm mát). Vì thế nó tương ứng với giới hạn vận hành ứng
với các điều kiện tiêu chuẩn. Khi điều kiện thay đổi giới hạn dòng vận hành cũng
phải thay đổi theo (trong các công thức tính toán chứa Iđm cần lấy trị số giới hạn
thực, đã hiệu chính theo điều kiện mới)). Ví dụ điều kiện làm mát có ảnh hưởng
nhiều đến giới hạn này. Khi làm mát kém không thể vận hành đến Iđm như ghi
trong số tay kỹ thuật).

Có thể thấy các đại lượng vừa nêu phụ thuộc kích thước, vật liệu cách điện, vật
liệu dây dẫn cũng như lõi thép. Chúng được lựa chọn lúc thiết kế, chế tạo. Các đại
lượng sau đây là dẫn xuất từ các đại lương trên.

4
4. Công suất biểu kiến định mức Sđm
Thực chất là xác định bởi dòng định mức Iđm và áp địh mức Uđm :

Sđm  3.U đm .I đm (chứa Iđm nên phụ thuộc điều kiện vh)

5. Hệ số công suất định mức cosφđm

Pđm
Thực chất xác định bởi : Sđm và Pđm : cos  đm  .
Sđm

6. Các điện kháng


- Điện kháng đồng bộ: dọc truc Xd, ngang trục Xq. Máy cực ẩn Xd = Xq.
- Điện kháng quá độ X'd. (không có khái niệm X'q hay đôi khi hiểu X'q = Xq).
- Điện kháng siêu quá độ: dọc truc X''d, ngang trục X''q. Cực ẩn X''d = X''q.

7. Các hàng số thời gian:


- của cuộn dây phần ứng: Ta , T'a, T''a;
- của cuộn dây kích từ: Td , T'd, T''d.

1.4 Các hệ thống điều chỉnh tự động chế độ làm việc máy phát

- Tự động điều chỉnh tốc độ quay tua bin (TĐT)


- Tự động điều chỉnh kích từ (TĐK)

Δω
Máy phát
TĐT IF BI P F + j QF
Tua bin ~ Eq
ω UF
PT
If BU
ΔI ΔUF
Hệ thống Δω
TĐK
kích từ

Hình 1.4

Các hệ thống điều chỉnh tự động (ĐCTĐ) nhằm duy trì thông số chế độ của máy
phát xung quanh trị số đặt (với độ lệch đủ nhỏ) trong khi có các biến động từ hệ

5
thống thường xuyên gây ra. Tự động điều chỉnh tốc độ quay tua-bin đảm bảo duy
trì tần số. Tự động điều chỉnh kích từ đảm bảo điện áp (nơi đặt thiết bị đo). Chất
lượng của thiết bị ĐCTĐ phụ thuộc yêu cầu của hệ thống và được thiết kế phù
hợp với thông số cấu trúc máy phát và các giới hạn làm việc.

1.5 Điều chỉnh chế độ làm việc của máy phát theo yêu cầu của hệ thống

Δω
Máy phát
TĐT IF BI P F + j QF
Tua bin ~ Eq
ω UF
PT
If BU
ΔI ΔUF
Hệ thống Δω
TĐK
kích từ

Lưu lượng nước Điện áp thanh cái

Phân bố CS phát Đ/c điện áp lưới

Điều độ HT
- Đ/c P (tần số)
Cột nước Phụ tải
- Đ/c Q (điện áp)
Dự báo thủy văn Điện áp nút

Hình 1.4,b Quan hệ với điều độ hệ thống

Khi vận hành bình thường, thông qua hệ thống điều chỉnh tốc độ quay của
tua bin và hệ thống kích từ, người vận hành có thể thay đổi chế độ của máy phát.
Cũng có thể gọi đây là phương thức điều chỉnh bằng tay (mặc dù hiện nay đa số
được thực hiện thống qua phần mềm điều khiển. Về bản chất đây là các tác động

6
vào điểm đặt của thiết bị TĐK và TĐT. Tác động thay đổi điểm đặt của bộ điều
tốc sẽ làm thay độ mở cửa nước (hoặc cửa hơi) đưa vào tua bin, do đó thay đổi
công suất tác dụng. Khi tác động vào hệ thống kích từ sẽ cho phép điều chỉnh
dòng điện kích từ trong cuộn dây ro to, công suất phản kháng phát của máy phát
sẽ thay đổi. Mặt khác sđđ máy phát tỉ lệ với dòng kích từ nên điều chỉnh dòng
kích từ cũng đồng nghĩa với điều chỉnh điện áp. Ngoài ra khi thay đổi CSTD và
CSPK mọi thông số của máy phát sẽ thay đổi theo: dòng điện phần ứng, góc lệch
δ, hệ số công suất (cosφ). Để hiểu rõ ảnh hưởng của các tác đông điều chỉnh người
vận hành cần dựa vào quan hệ giữa các thông số.

II. HỆ THỐNG LÀM MÁT

2.1. Vai trò của làm mát

Như trên đã nêu Iđm phụ thuộc nhiệt độ phát nóng cuộn dây. Mà nhiệt độ phát
nóng một mặt phụ thuộc dòng điện và mặt khác phụ thuộc khả năng làm mát, vì
thế mặc dù cùng kết cấu cuộn dây và lõi thép nhưng khi làm mát tốt công suất
tăng nhiều và ngược lại cần giảm công suất làm việc. Từ đó thấy vai trò hết sực
quan trong của hệ thống làm mát. Khi hỏng hóc trong hệ thống làm mát thì tổ máy
phải ngừng hoạc giảm hẳn công suất. Yêu cầu chung của hệ thống làm mát là đảm
bảo được nhiệt độ cuộn dây không vượt quá 130oC còn của lõi thép không quá
105oC.

2.2. Môi chất làm mát

Nguyên tắc chung, để làm mát MFĐ ngưới ta tạo ra hệ thống đối lưu liên tục đưa
các môi chất làm mát vào thu nhiệt của cuộn dây và lõi thép và mang ra. Môi chất
đi ra với nhiệt độ cao được làm mát trước khi lại đưa vào.

Các môi chất làm mát có thể là không khí sạch, hydro, nước hoặc dầu.

Hiệu quả của môi chất phụ thuộc tỉ nhiệt, nhiệt dẫn và khả năng tỏa nhiệt của nó.
Môi chất có tỉ nhiệt cao hiệu hiệu quả làm mát sẽ lớn hơn hẳn bởi cùng kối lượng
lượng nhiệt thu vào sẽ nhiều. Hơn nữa khối lượng môi chất sẽ không cần nhiều

7
làm giảm kích thước HT làm mát. Bảng 1.1 là đặc tính các môi chất. Khi thiết kế
chế tạo máy phát cần quyết định lựa chọn môi chất làm mát. Ngoài chỉ tiêu hiệu
quả làm mát nhanh, việc lựa chọn môi chất còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác.

Bảng 1.1

Áp suất Thông số các môi chất so với không khí


3
Môi chất 10 Khối lượng Tỉ nhiệt Nhiệt dẫn Hệ số tỏa Thể tích
N/m 3 riêng nhiệt cần chiếm

Không khí 1 1 1 1 1 1
Hydro 1.03 0.07 3.0 7.1 1.44 1.0
2.0 0.14 3.0 7.1 2.75 1.0
3.0 0.21 3.0 7.1 3.0 1.0
4.0 0.28 3.0 7.1 4.0 1.0
Dầu 1.0 848 1400 5.3 21 0.01
Nước 1.0 1000 3500 23 50 0.01

Hãy xét kỹ hơn đặc tính của các môi chất.

- Không khí: có tỉ nhiệt và nhiệt dẫn thấp nhất (hiệu quả làm mát kém) nhưng lại
có ưu điểm rẻ tiền nên vẫn được dùng phổ biến.

- Hydro có tỉ nhiệt lớn hơn (cùng công suất hiệu quả tăng 300% so với không khí)
nhưng lại phải tạo ra với giá thành cao. H2 còn có khả năng gây cháy nổ nếu bị lẫn
O2 , cần cấu tạo HTLM sao cho H2 giữ được tinh khiết (khép kín).

- Nước có tỉ nhiệt rất lớn, khả năng tỏa nhiệt cao nên hiệu quả lớn nhất. Tuy nhiên
hệ thống lại phức tạp (tránh gây ẩm ướt).

- Dầu cũng cao gần như nước, cách điện tốt, không gây ẩm ướt nhưng lại nhớt
khó lưu thông (công suất bơm phải lớn, thực tế rất ít dùng.

2.3 Cấu tạo hệ thống làm mát

Người ta phân ra 2 loại theo cách làm mát: gián tiếp, trực tiếp.

8
1. Hệ thống làm mát gián tiếp

Môi chất làm mát chạy bên ngoài cách điện, không tiếp xúc vào dây dẫn. Cách
này đơn giản, thực chất là đưa môi chất vào các kẽ hở sẵn có bên trong máy phát
tạo lưu thông ra ngoài.

Nhược điểm: còn chênh lệch nhiệt độ lớn giữa môi chất và dây dẫn, hiệu quả kém.

Thường dùng cho môi chất không khí hay hydro. Hệ thống làm mát gián tiếp lại
chia ra: kiểu kín và kiểu hở.

a- Kiểu hở: thông với khí trời. Thực chất là làm mát tự nhiên. Chỉ cần đặt thêm
quạt hoặc bơm hút để tạo lưu thông. Ưu: đơn giản rẻ tiền. Môi chất luôn là không
khí.

b- Kiểu kín: Môi chất lưu thông trong thể tích kín, không thông với bên ngoài.
Sau khi đưa vào thu nhiệt được đưa ra làm mát rồi lại quay vào. Môi chất làm mát
là hydro hoặc không khí sạch.

Hình 4. HT làm mát gián tiếp (kiểu kín)

2. Hệ thống làm mát trực tiếp

Trong trường hợp này người ta chế tạo dây dẫn rỗng để có thể đưa môi chất chạy
bên trong. Môi chất: hydro hoặc nước.

9
a) b)

Hình 5. Dây dẫn đặt trong rãnh stato và roto


a) Làm mát gián tiếp b) Làm mát trực tiếp

Đặc điểm:
- hiệu quả rất cao;
- máy công suất lớn thường làm mát stato bằng nước, roto bằng hydro.
- cực lớn (>=1000MW) cả roto và Stato đều làm mát bằng nước.
- lõi thép thường làm mát bằng hydro.
- hệ thống khá phức tạp.

chèn

Nước nóng Nước lạnh

Hình 1.6 Cách đưa môi chất vào hệ thống làm mát trực tiếp

10
IV. HỆ THỐNG KÍCH TỪ VÀ DIỆT TỪ

2.1 Chức năng hệ thống kích từ

Hệ thống kích từ là nguồn cung cấp dòng điện một chiều cho cuộn dây roto
của máy phát đồng bộ, gọi là dòng kích từ. Dòng kích từ chạy trong cuộn dây ro
to tạo ra từ trường quay cắt qua các cuộn stato tạo ra sức điện động 3 pha cho máy
phát. Khi máy phát làm việc nối với hệ thống điều chỉnh dòng kích từ cho phép
điều chỉnh điện áp đầu cực đồng thời thay đổi công suất phản kháng phát của máy
phát. Hệ thống kích từ luôn được cấu tạo kèm theo thiết bị tự động điều chỉnh kích
từ (gọi tắt là TĐK) và thiết bị tự diệt từ (TDT).

* Thiết bị tự động điều chỉnh kích từ có các nhiệm vụ sau:

- Duy trì điện áp đầu cực máy phát trong chế độ làm việc bình thường,
cường hành kích thích trong chế độ sự cố ngắn mạch.

- Giảm dao động công suất, nâng cao ổn định hệ thống.

- Điều chỉnh chế độ phát CSPK vào hệ thống, đảm bảo trị số tối thiểu.

- Kích thích cường hành nâng cao điện áp lưới trong trạng thái ngắn mạch.

* Thiết bị TDT có nhiệm vụ nhanh chóng làm triệt tiêu từ trường trong máy ở
những chế độ khẩn cấp: như ngắn mạch bị duy trì đối với máy phát, máy phát bị
mất tải đột ngột.

U=Eq
~ IN
~

Hình 2.1 Các trường hợp cần TDT

2.2. Các thông số của hệ thống kích từ

1. Điện áp kích từ định mức Ufđm và điện áp kích từ giới hạn Ufgh

11
Ufđm là điện áp đặt vào 2 cực cuộn dây ro to ở chế độ làm việc định mức
của máy phát. Thường chế tạo Uf đm = (80 - 500) V. Đây chưa phải điện áp giới
hạn cuối cùng theo khả năng cách điện. Thực tế, trong các chế độ ngắn hạn (xuất
hiện quá điện áp) điện áp làm việc còn được phép tăng đến Ufgh.

2. Dòng kích từ định mức: If đm và dòng kích từ giới hạn.

Dòng kích từ định mức được tính toán từ điều kiện phát nóng lâu dài của
cuộn dây ro to nên cũng phụ thuộc điều kiện làm mát. Với dòng kích từ định mức
máy phát tạo ra được sđđ đồng bộ là Eqđm. Trong thời gian làm việc ngắn hạn (khi
sự cố cần kích thích cường hành) dòng kích từ được phép nâng cao hơn đến dòng
kích từ giới Ifgh. Khi đó sđđ tương ứng với trị số Eqgh. Dòng kích từ giới hạn chỉ
được phép trong những khoảng thời gian nhất định.

3. Công suất định mức: Pf đm = Ufđm.Ifđm (là đại lượng dẫn xuất).

Công suất kích từ định mức thường có trị số cỡ 0.2% đến 0.6% công suất
định mức của máy phát. Công suất này cần được cung cấp từ hệ thống kích từ tạo
ra dòng một chiều.

4. Bội số kích từ

- Bội số áp: KU = Ufgh/Uf đm . Thường có trị số KU = (3.5 - 4,0).

- Bội số dòng: KI = Ifgh/If đm . Dễ thấy KI = Eq gh/ Eq đm.. Bội số KI liên quan


nhiều đến giá thành máy phát vì KI càng lớn thì cuộn dây kích từ càng phải chịu
được dòng điện cao. Cuộn dây nằm trên roto nên rất khó chế tạo với dòng điện
lớn. Thực tế chế tạo KI = (1,5 - 3,5). Chọn KI lớn thì phạm vi điều chỉnh rộng
nhưng giá thành máy phát cao lên nhiều. (TĐ HB có kU= 3,5; kI = 2.0)

5. Hằng số quán tính Te. Là hằng số quán tính của toàn bộ hệ thống kích từ, tính
tín hiệu điều chỉnh điện áp (từ TĐK) đặt vào đến trước cuộn dây roto. T e càng nhỏ
thì hiệu quả điều chỉnh điện áp trong chế độ sự cố càng cao.

12
2.3 Yêu cầu đối với hệ thống kích từ

1. Đủ dòng kích từ trong chế độ bình thường và sự cố.

Yêu cầu này là hiển nhiên, tuy nhiên khó khăn liên quan đến khả năng chế tạo và
giá thành của hệ thống kích từ (nguồn 1 chiều). Với máy phát lớn, công suất của
nguồn một chiều lên đến hàng chục MW rất khó để tạo ra.

2. Giữ điện áp ổn định trong phạm vi hẹp: khi công suất máy phát thay đổi từ 0
đến định mức cần giữ được độ lệch điện áp (+-5%). Yêu cầu này liên quan đến
quán tính điều chỉnh của hệ thống kích từ Te và chất lượng của thiết bị TĐK.

3. Tác động nhanh. Yêu cầu này liên quan đến ổn định hệ thống. Nói chung đòi
hỏi đảm bảo tốc độ điều chỉnh bằng 2Uf đm/sec. Những trường hợp đặc biệt (có các
ĐDSCA 1 chiều và xoay chiều) có thể phải đảm bảo đến 7Uf đm/sec.

4. Bội số kích từ đủ lớn để giữ điện áp trong tình huống sự cố (cường hành kích
thích).

Tùy theo vị trí và yêu cầu hệ thống, máy phát cần có bội số này cao hay thấp.

Các yêu cầu nêu trên không dễ có thể đảm bảo được trong các trường hợp cụ thể,
đặc biệt là 2 yêu cầu: công suất lớn và tác động nhanh. Ngoài ra, các yêu cầu liên
quan rất nhiều đến chỉ tiêu kinh tế. Ví dụ muốn có mội số kích từ lớn thì phải tăng
cao dòng trong cuộn dây ro to. Khi đó cấu tạo ro to rất hạn chế về số vòng dây và
tiết diện dây dẫn, điều kiện làm mát cũng rất khó khăn. Cũng chính vì thế tùy
điều kiện cụ thể người ta tạo ra các hệ thống kích từ rất khác nhau. Hình 5 thể hiện
các kiểu hệ thống kích từ chính.
a) Dùng máy phát một chiều (công suất nhỏ, quán tính đ/c lớn Te =(0,3-0,5)s.
b) Dùng máy phát xoay chiều tần số cao, chỉnh lưu (tăng CS, Te = (0,1-0,3)s.
c) Dùng máy phát xoay chiều không vành trượt, chỉnh lưu quay (CS rất lớn, thỏa
mãn các tổ máy đến 1000 MW).
c) Dùng chỉnh lưu có điều khiển (thyristor) nguồn xoay chiều từ lưới, đảm bảo CS
lớn, quán tính rất nhỏ, Te = (0.02-0,1)s.

13
2.4 Phân loại và đặc điểm các hệ thống kich từ

C3 C2 C1 F U
F U

Phần quay
R
TĐK TĐK

a) c)
F U
C3 C2 C1 F U

TĐK TĐK

b) d)

Hình 2.2 Các hệ thống kích từ

a. Dùng máy phát điện 1 chiều


b. Dùng máy phát xoay chiều, chỉnh lưu cố định
c. Dùng máy phát xoay chiều đặc biệt, chỉnh lưu quay
d. Dùng chỉnh lưu có điều khiển (Thyristor)

Mô hình mạch điều khiển hệ thống kích từ

TĐ K HKT RO TO
 MÁY
u đk ke uf k If Eq
W ( p)
1  pTe 1  pTd PHÁT

Hình 2.3

14
2.5 Thiết bị tự động diệt từ

Khi máy phát được cắt ra khỏi lưới, cần nhanh chóng làm mất từ trường
của cuộn dây ro to. Điều này là rất cần thiết để đảm bảo an toàn cho máy phát.
Trượng hợp điển hình nhất là ngắn mạch xảy ra ở đầu cực máy phát, máy cắt cắt
ra chỉ loại trừ được dòng NM cho phía HT. Máy phát vẫn bị chập mạch. Cách duy
nhất để làm mất dòng NM là dập tắt từ trường (hình 2.1). Các trường hợp khác cắt
máy cắt ra phải đồng thời diệt từ để chống quá áp. Vì máy phát đột ngột không tải,
nếu vẫn giữ nguyên dòng kích từ thì đện áp đầu cực sẽ rất lớn (U = E q = (1,1-
2,0)Uđm).

Thời gian diệt từ càng ngắn thì máy phát càng an toàn. Tuy nhiên cuộn roto
có điện cảm rất rất lớn, tích lũ một năng lượng từ trường đáng kể nên không dễ
tiêu tán nhanh năng lượng và còn có thể gây ra quá áp trong QTQĐ. Để diệt từ vì
thể cần có bộ phận đặc biệt gọi chung là hệ thống tự diệt từ (TDT). Có 3 phương
pháp cấu tạo nên hệ thống TDT.

Các hệ thống TDT cần đảm bảo các yêu cầu sau:

Ufmax < Ufgh (≈ 4Ufđm);

tTDT < tcp (≈ 5sec);

Trong đó Ufmax là điện áp lớn nhất trên cuộn dây roto xuất hiện trong QTQĐ, tTDT
là thời gian diệt từ tính cho đến lúc sđđ do cuộn dây sinh ra giảm chỉ còn khoảng
200V ( đảm bảo hồ quang sẽ tắt). Umax và tTDT càng nhỏ càng tốt.

2.5.1 Tự động diệt từ bằng điện trở tác dụng

15
Sơ đồ cấu tạo như trên hình 2.4. Thực ra chỉ thêm một điện trở R và 2 đầu tiếp
xúc.

If
2

1 F
Hệ Uf
thống Uf0 UR Lf ~
KT R
Rf

Hình 2.4

Trước tác động TDT: đầu tiếp xúc 2 đóng, tiếp xúc 1 mở.

Uf = Uf0 (bằng điện áp đầu nguồn).

if = Uf0/Rf .

Sau tác đông TDT: đầu tiếp xúc 1 đóng trước, đầu tiếp xúc 2 mở ngay sau (trạng
thái như hình vẽ). Mạch vòng khép kín có QTQĐ. Hệ phương trình cân bằng áp
như sau:

dI f
Lf  (R f  R )I f  0.
dt

Đây là phương trình vi phân tuyến tính cấp 1. Điều kiện đầu tại t = 0:

If(0) = If0 = Uf0/Rf.

Giải phương trình ta có nghiệm:

If(t) = If0.e-t/Te ;

Suy ra: Uf(t) = -UR(t) = -If(t).R = -Uf0.R/Rf. e-t/Te .

Trong đó Te là hằng số thời gian của mạch vòng: Te = Lf/(Rf+R).

Xét trong suốt QTQĐ (xem hình vẽ) ta thấy:

Ufmax = │Uf(0)│ = Uf0.R/Rf.

16
Từ điều kiện an toàn: Ufmax < Ucp ta suy ra yêu cầu về điện trở diệt từ:

R
Uf 0  U cp  4U fdm  4 U f 0 ;
Rf
 R  4.R f .

If0
Uf0
If

Uf

-Uf0.R/Rf

Hình 2.5

Vì điện trở bản thân cuộn dây kích từ rất nhỏ nên điện trở R cũng cần chọn nhỏ.
Công suất tỏa ra trên điện trở: P = UR2/R sẽ lớn (khó chế tao hơn cho điện trở).
Ngoài ra hằng số thời gian:

Te = Lf/(R+Rf) = Lf/5Rf.

Như vậy Te sẽ có trị số lớn, QTQĐ tắt chậm, tTDT kéo dài. Đó là nhược điểm của
loại thiết bị TDT dùng điện trở.

2.5.2 Tự động diệt từ bằng aptomat chuyên dụng

Aptomat có nguyên lí cấu tạo như hình 2.6. Đầu tiếp xúc của nó (số 2 trên
hình vẽ) nối nối tiếp với cuộn dây tạo ra từ trường H và nối với 2 bản cực có
khoảng cách mở rộng dần trong buồng dập tắt hồ quang.

Thiết bị còn có thêm đầu tiếp xúc bình thường (số 1 trên hình vẽ) nối song song
với aptomat và nối nối tiếp trong mạch cuộn dây kích từ.

17
Trước tác động TDT: đầu TX 1 và đầu TX 2 đều đóng. Sau khi nhận được tín hiệu
TDT: TX 1 mở trước, TX 2 mở sau.

Do mở trước nên không có tia lửa ở TX 1, đảm bảo cho nó an toàn. Dòng chạy
qua TX 2 và cuộn dây H tạo ra từ trường mạnh có hướng như hình vẽ (đi vào).

H 2 If

1 Uhq F
Hệ Uf
thống Uf0 Lf ~
KT Rf

Hình 2.6

Khi TX 2 mở hồ quang xuất hiện giữa 2 bản cực có dòng điện chạy qua hồ quang.
Dưới tác động của từ trường (hướng lực theo quy tắc bàn tay trái) kéo hồ quang
chuyển động sau vào buồng dập tắt hồ quang. Hồ quang dài dần và bị chia cắt
thành nhiều đoạn bởi các bản cực nên tắt bị tắt nhanh chóng. Một phần năng
lượng nhiệt truyền vào các bản cực, một phần tiêu tán trên điện trở R. Khi hồ
quang tắt thì quá trình diệt từ kết thúc vì dòng kích từ bằng 0.

Quá trình quá độ diễn ra như sau.

- Trước tác động: các TX đều đỏng Uhq = 0 còn Uf = Uf0 ; If0 = Uf0/Rf.

- Sau khi TX 2 mở, hồ quang xuất hiện Uhq ≠ 0 . Theo mạch vòng cuộn dây ta có:

Uf + Uhq = Uf0

18
dI f
Lf  R f I f  U hq  U f 0 ;
dt
hay
dI
L f f  R f I f  U f 0  U hq .
dt

Theo đặc tính phóng điện trong chất khí, điện áp trên hồ quang không thay đổi
nên vế phải của phương trình vi phân là hằng số.

Với điều kiện đầu: If(0) = Uf0/Rf dễ dàng giải được nghiệm:

U f 0  U hq U hq
I f (t)   e  t / Te .
Rf Rf

Điện áp trên cuộn dây kích từ:

Uf(t) = Uf0 - Uhq.

Đường cong diễn biến theo thời gian của dòng điện và điện áp trên cuộn dây kích
từ như hình 2.7.

Uf , I f

If0

Uf0

tTDT t

U f 0  U hq
Rf

Uf0-Uhq

Hình 2.7

19
Từ hình vẽ có thể thấy ngay trị số điện áp cực đặt lên cuộn dây kích từ trong
QTQĐ là:

Ufmax = │Uf0 - Uhq│.

Theo điều kiện an toàn, cần đảm bảo: │Uf0 - Uhq│ < Ucp .

Điện áp hồ quang ngược dấu với Uf0 nên ta có điều kiện:

Uhq ≤ Uf0 + Ucp.

Mỗi khoảng cách phóng điện hồ quang trong chất khí có giá trị điện áp xác định
(tùy thuộc chất khí). Nếu thiết kế buồng dập tắt hồ quang có n khoảng (bởi các
tấm kim loại) và gọi điện áp hồ quang mỗi khoảng nhỏ là Uhqkk (tương ứng với
điện áp hồ quang trong không khí) ta có điều kiện:

nUhqkk ≤ Uf0 + Ucp.

hay:

U f 0  U cp
n .
U hqkk

5U f 0
Với Ucp ≈ 4Uf0 ta còn có thể tính: n  .
U hqkk

Nhận xét:

Dòng điện kích từ về lý thuyết đi theo đường nét đứt. Tuy nhiên khi dòng
đi qua trị số không thì hồ quang tắt nên tiếp sau dòng bằng 0 (như hình vẽ). Điện
áp trên cuộn dây kích từ khi còn hồ quang luôn không đổi bằng U fo - Uhq. Tuy
nhiên khi hồ quang đột ngột tắt thì dòng điện bằng 0 và điện áp cũng đột ngột
bằng 0. Như vậy thời gian TDT chỉ bằng khỏng thời gian tồn tại dòng và áp. Thời
gian này rất ngắn mặc dù hằng số thời gian vẫn lớn. Đó là ưu điểm của TDT dùng
aptomat. Ngoài ta khi chọn được số khoảng chia thích hợp thì Ufmax đủ an toàn.
Tuy nhiên theo công thức số tấm kim loại cần chọn nhỏ theo trị số n tính toán. Khi

20
đó việc dập tắt hồ quang lại khó khăn đặc biệt khi công suất hệ thống kích từ lớn
(có thể không thực hiện được).

2.5.3 Tự động diệt từ bằng phản chỉnh lưu.

Trong hệ thống chỉnh lưu dùng thyristor điện áp tạo ra sau chỉnh lưu cũng
chính là điện áp kích từ (đặt trên cuộn dây kích từ). Điện áp này có thể điều chỉnh
nhanh cả về trị số và dấu nhờ tín hiệu đặt vào cực điều khiển ĐK. Nói riêng có thể
tức thời đổi dấu điện áp từ +UCL sang -UCL.

Giả sử trước tác động TDT Uf = +UCL thì khi nhận được tín hiệu diệt từ có thể
chuyển đột ngột sang Uf = -UCL.

If
F
Nguồn
xoay
chiều
UCL=Uf Lf ~
Rf
ĐK
Uf , I f

If0 =UCL/Rf

Uf0=+UCL

tTDT t

-UCL
 U CL
Rf

Hình 2.8

21
Khi đó xét cho mạch vòng cuộn dây ta có phương trình vi phân:

dI f
Lf  R f I f  U CL ;
dt

Cũng với điều kiện đầu If(0) = UCL/Rf ta có nghiệm dòng và áp hoàn toàn giống
như cho trường hợp dùng Aptomat diệt từ :

 U CL U CL  t / Te
I f (t)   e .
Rf Rf

Điện áp trên cuộn dây kích từ:

Uf(t) = - UCL.

Do đó đường cong cũng có dạng tương tự.

Ufmax = │-UCL│=UCL.

Điện áp xuất hiện cực đại trên cuộn dây kích từ Ufmax = UCL nên luôn đảm bảo an
toàn. Thời gian diệt từ cũng rất ngắn hoàn toàn tương tự trường hợp diệt từ dùng
Aptomat.

Về ý nghĩa vật lý, trong trường hợp này năng lượng từ trường của dòng kích từ
một chiều được biến ngược lại thành năng lượng dòng xoay chiều do thyristor làm
việc ở chế độ phảm chỉnh lưu. Năng lượng được trả về hệ thống xoay chiều.

22
Bài 2
ĐIỀU CHỈNH CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA MÁY PHÁT ĐIỆN
TRONG NHÀ MÁY ĐIỆN

2.1 Đồ thị vectơ và các đặc tính công suất

q q
Eq

I d (X d  X q )
Eq EQ
 U
E   jIX
q d E q  E Q  Id (X d  X q )
 U
E   jIX
Q d
IdXd IdXd

IqXq 
U IqXq 
U

I I
Iq δ φ Iq δ φ
d d
0 Id 0 Id

a) b)

Hình 2.1 Đồ thị véc tơ máy phát điện

a) Cực ẩn (NĐ) b) Cực lồi (TĐ)

Eq - tỉ lệ với dòng kích từ

U - Phụ thuộc hệ thống và sđ đ Eq

I - Phụ thuộc công suất phát.

23
Khi phân tích chế độ làm việc của máy phát người ta thường kết hợp sử dụng đồ
thị véc tơ với phức số. Với MFĐ cực ẩn ta có: E q  U
  jIX . (Xd=Xq)
d

Với máy phát điện cực lồi ta có : E Q  U


  jIX . (Xq < Xd).
q

Sự khác biệt giữa MFĐ cực lồi với cực ẩn chỉ liên quan đến trị số sđđ. Hơn nữa
luôn có quan hệ tỉ hệ EQ = Eq - Id(Xd-Xq), trong đó Eq xác định bởi dòng kích từ.
Do đó để đơn giản, với máy phát thủy điện ta vẫn có thể phân tích giống như
MFĐ cực ẩn, sau đó có vài chú ý hiệu chỉnh liên quan đến giới hạn kích từ. Ta có
thể ký hiệu chung sđđ là E khi tính toán cần lấy điện kháng Xq.

P
A

E φ

I.Xq Q
δ U
0 φ C B
I

Hình 2.2

Để tiện trực quan các đại lượng công suất, ta chọn góc pha điện áp bằng 0. Khi đó

đồ thị vec tơ như trên hình 2.2.

Phương trình quan hệ dòng, áp , sđđ có dạng: E  U


  jIX .
q

1. Quan hệ E, U, I :

Từ hình vẽ ta có:

E  ( U cos ) 2  ( U sin   IX q ) 2

24
2. Các đặc tính công suất

Trong tam giác ABC có:

AB = ACcosφ = IXqcosφ.

Trong tam giác OAB có: AB = OAsinδ = Esinδ.

Suy ra: IXqcosφ = Esinδ

Nhân hai vế với U: UIXqcosφ = EUsinδ

Do đó: P = UIcosφ = EqUsinδ/Xq ;

EU
P ( )  sin  (gọi là đặc tính CSTD)
Xq

Tương tự vẫn xét tam giác ABC:

BC = ACsinφ = IXqsinφ.

Mặt khác BC = OB - OC = Ecosδ - U.

Cân bằng 2 vế và nhân với U ta có:

UIXqsinφ = EUcosδ - U2

Suy ra đặc tính CSPK:

EU U2
Q()  cos   (gọi là đặc tính CSPK)
Xq Xq

Nhận xét:

- Trong trường hợp chung ta có diện tích tam giác OAC bằng:

SOAC = 1/2. OC.AB = 1/2. U.I.Xqcosφ = Xq/2. UIcosφ = Xq/2. P

Nghĩa là công suất tác dụng phát của máy phát tỉ lệ với diện tích tam giác OAC.
Nhìn vào tam giác ta biết độ lớn của P.

25
- Nếu U = const thì : AB = AC cosφ = IXq cosφ = Xq/U. P . Nghĩa là P tỉ lệ với độ
dài AB. Khi điểm A nằm trên trục nằm ngang (trùng với B) thì P = 0. Như vậy có
thể lấy trục thẳng đứng biểu diễn trị số P với chiều dương hướng lên trên.

- Tương tự khi U = const thì : BC = AC sinφ = IXq sinφ = Xq/U. Q . Nghĩa là Q tỉ


lệ với độ dài BC. Khi mút véc tơ E nằm trên trục thẳng đứng thì Q = 0. Như vậy
có thể lấy truc nằm ngang biểu diễn Q với C là gốc tọa độ tương ứng Q = 0.

- Ngoài ra ta thấy: AC = I.Xq. mà Xq là hằng số nên dòng điện phần ứng I tỉ lệ với
độ dài AC.

- Do P ≥ 0 nên mút vec tơ E luôn ở bên trên trục nằm ngang. Khi U = const thì O
và C luôn cố định. Dựa vào các đặc điểm trên ta khảo sát trực quan sự biến thiên
chế độ làm việc của máy phát.

Với máy phát điện cực lồi bằng cách phân tích tương tự ta có đặc tính công suất:

EqU U2 Xd  Xq
P ( )  sin   sin 2;
Xq 2 XdXq
EqU U2 Xd  Xq U2 Xd  Xq
Q ( )  cos   cos 2  ;
Xq 2 XdXq 2 XdXq

Sự khác biệt chỉ ở thành phần chứa góc 2δ với độ lớn phụ thuộc sự sai khác giữa
Xd và Xq.

Khi phân tích định tính chế độ làm việc của máy phát, không có sự sai khác nhiều
giữa máy phát cực ẩn và cực lồi, vì thế để đơn giản ta dựa trên trực quan với máy
phát cực ẩn. Khi tính toán bằng số có thể dựa trên đặc tính công suất để đảm bảo
kết quả chính xác hơn.

26
2.2 Phân tích tác động điều chỉnh chế độ làm việc của máy phát

2.2.1 Chế độ Eq = const, P = var (điều chỉnh CSTD, giữ nguyên kích từ).

P
Agh
A1
A*

A
Eq

δ U A0 Q
0
Qmin φ B1 C B Qmax
I

Hình 2.3

Kich từ không đổi nên Eq không đổi, gần đúng ta coi mút của E chạy trên đường
tròn tâm 0. Ta xét sự thay đổi của các đại lượng trong quá trình tăng P từ 0 lên đến
giới hạn tối đa.

1. Góc lệch δ

Theo đặc tính CS: P = EU/Xq sin δ với E, U, Xq đều là hằng số nên δ thay đổi
đồng biến với P: P = 0 thì δ cũng bằng 0. Pgh = EU/Xq tương ứng lúc δ = 90o. Trị
số Pgh tính được có thể khá lớn, nhưng thực tế P phụ thuộc CS tua bin (chính là CS
định mức của tổ máy Pđm) nên chỉ có thể vận hành đên Pđm (với quá tải 10%).

Như vậy thay vì khảo sát các đại lượng thay đổi theo P ta có thể khảo sát thay đổi
theo góc lệch δ. Ta xem quá trình trên các thông số khác thay đổi thế nào.

2. Thay đổi công suất phản kháng

Nhìn đồ thị vectơ ta thấy khi P = 0, góc δ = 0 nên chính là lúc mút Eq ở A0.

27
Tăng dần P thì δ cũng tăng, mút E chạy trên đường tròn và đi dần về trái. Đến lúc
δ =90o thì P = Pgh, chính là điểm Agh.

Công suất phản kháng Q tỉ lệ với BC nên giảm dần. Lúc đầu lớn nhất theo hướng
dương nghĩa là máy phát phát Q cực đại khi P = 0. Trị số tính được theo đặc tính
Eq U U2
CSPK với δ = 0: Q max   ;
Xd Xd

Khi B trùng C thì Q = 0. Trên đồ thị lúc đó mút véc tơ E đến điểm A* , δ=δ* . Có
thể tính δ* từ đặc tính CSPK (cho Q = 0). Ta nhận được δ* = arcos(U/E).

Tiếp tục tăng P thì B xuống dưới C coi như BC đổi dấu, Q có dấu âm. Thực chất
là máy phát tiêu thụ CSPK.

CSPK tiêu thụ tăng dần khi tiếp tục tăng P (giữ nguyên kích từ).

Khi P = Pgh thì: Qmin = -U2/Xd . (thay δ=90o vào biểu thưc Q)

3. Dòng điện I : Do nhận xét I tỉ lệ với AC, nên có thể thấy I tăng dần cho đến Pgh
là lớn nhất (theo hình 1.6).

Tổng hợp kết quả ta có các đường cong trên hình 1.7.

P
Cosφ

δ
* o
δ 90

Hình 2.4 Các đường cong đặc tính khi điều chỉnh CSTD

28
Với máy phát điện cực lồi bằng cách phân tích tương tự ta có đặc tính công suất:

EqU U2 Xd  Xq
P ( )  sin   sin 2;
Xq 2 XdXq
EqU U2 Xd  Xq U2 Xd  Xq
Q ( )  cos   cos 2  ;
Xq 2 XdXq 2 XdXq

Có thêm thành phần phụ thuộc 2δ làm biến dạng đường cong. Tuy nhiên, biểu
thức phụ thuộc (Xd-Xq), độ lệch này nhỏ nên thành phần phụ cũng không lớn. Các
đặc trựng thay đổi thông số vẫn gần giống như máy cực ẩn.

Về đồ thị ta có thể thấy có sự thay đổi đôi chút về quỹ đạo mút của véc tơ E do trị
số EQ = Eq - Id(Xd-Xq) . Dòng Id hơi tăng nên bán kính nhỏ dần lại (không nhiều).

1.5.3 Chế độ P = const, Eq = var

X A0 A* A Agh X
Eq
Eq min φ
Eq CP

0 δ Q
U
Qmin φ I C B QCP

Hình 2.5

Trong trường hợp này P = const nên AB không đổi, mút véc tơ E chạy trên đường
thẳng nằm ngang XX.
29
Khi đó Eq nhỏ nhất ở vị trí δ = 90o. Góc càng nhỏ khi Eq càng lớn. Giả sử trị số lớn
nhất bằng Eqcp ta có điểm Agh. Như vậy phạm vi làm việc của máy phát trong
trường hợp này là từ A0 đến Agh , với Eq min < Eq < Eqcp.

Góc δ nhỏ nhất với Eq = Eqcp là (theo đặc tính P):

δmin = arcsin(PXq/EqcpU); còn δmax = 90o (lúc Eq min).

Từ đồ thị ta thấy khi Eq tăng từ Eqmin đến Eqcp thì Q tăng từ âm sang dương. Giá trị
âm lớn nhất khi B trùng với điểm O, góc δ=90o, các giá trị tương ứng là:

EqU U2 U2
Q min  cos 90 o   ;
Xd Xd Xd
E qCP U U2 U
Q CP  cos  min   (E qCP cos  min  U).
Xd Xd Xd

Khi B trùng C thì Q = 0, tương ứng với Eq* = U/cosδ*. (Để tìm cả Eq* và δ* cần
giải hệ đặc tính công suất). Bỏ qua ảnh hưởng sai khác Xd-Xq ta có hệ:

Eq U
P ( )  sin   P; 2 2
Xq  Eq U   2
→    P2   U  .
Eq U U2  Xq   Xq 
Q ( )  cos    0;    
Xq Xq

2
 Xq P  PX q
→ E*q     U 2 ; *  arcsin
 U  Eq U

- Dòng điện I.. Mút vec tơ AC (tỉ lệ với I) chạy trên đường nằm ngang XX, ngắn
nhất tại A*. Như vậy I nhỏ nhất ứng với góc δ* và Eq* và khi đó Q = 0.

30
Cosφ

δ I

Eq
Eqmin Eq * EqCP

Hình 2.6 Các đường cong đặc tính khi thay đổi dòng kích từ

1.5.4 Miền giới hạn làm việc cho phép của máy phát điện

Như đã phân tích ở trên, chế độ làm việc của máy phát hoàn toàn xác định bởi
điểm A là mút của vec tơ Eq (với điện áp U cho trước).

Eq
đm I
P
0 δ U Q
-U2/Xq đm C B

Độ dài AB tỉ lệ công suất tác dụng P, OA tỉ lệ với sđđ Eq (tỉ lệ với dòng kích từ)
còn AC tỉ lệ với dòng điện phần ứng (dòng làm việc) của máy phát. Trong trường

31
hợp chung khi các thông số đồng thời bị điều chỉnh, mút của vec tơ Eq có thể ở vị
trí bất kỳ, bởi độ dài của các véc tơ đều có thể thay đổi (tỉ lệ với thông số chế độ).
Tuy nhiên, khi xét đến giới hạn làm việc theo các điều kiện khác nhau, điểmt A
chỉ có thể nằm trong một miền xác định có thể coi là miền làm việc cho phép. Ra
ngoài phạm vi này sẽ có ít nhất một điều kiện vận hành không cho phép. Dưới đây
ta xây dựng miền làm việc cho phép tương ứng với các giới hạn là trị số định mức
của các thông số chế độ (bỏ qua khả năng quá tải cho phép).

P
Y
Eq = Eđm

θFe (Qmax)
θFe (Qmin)
X A PT = Pđm X

Eq
Eq I = Iđm
đm

0 δ U Q
-U2/Xq đm C B

Hình 2.7

1- Giới hạn công suất tác dụng xác định bởi đường thẳng năm ngang, cách trục Q
một đoạn là Pđm. Phía trên đường thẳng này là miền quá tải CSTD.

32
2- Giới hạn dòng định mức xác định bởi vòng tròn tâm C bán kính I đm. Nằm ngoài
vòng tròn này cuộn dây stato bị phát nóng quá mức cho phép.

3- Giới hạn phát nóng cuộn dây roto, tương ứng với đường tròn tâm O bán kính là
Eqđm (tỉ lệ với dòng kích từ), toạ độ điểm tâm O là (0, -U2/Xd). Bên ngoài vòng
tròn này cuộn kích từ bị phát nóng quá mức độ cho phép.

4- Giới hạn theo điều kiện ổn định tĩnh, đường YY. Bên trái đường này máy phát
không đảm bảo điều kiện ổn định tĩnh vì góc δ vượt quả 90 độ.

5- Giới hạn phát nóng lõi thép xác định chủ yếu bởi giá trị CSPK Q. Khi Q quá
lớn hoặc quá nhỏ lõi thép bị từ hóa mạnh gây phát nóng mãnh liệt tại mỏm các
cực từ. Đường cong cần được xác định bằng thực nghiệm.

Như vậy, khi thông số máy phát tương ứng với điểm A trên hình vẽ thì mọi điều
kiện đểu định mức. Trên hình 1.10 thì vùng gạch chéo là miền làm việc cho phép.
Không vi phạm điều kiện gì.

33
2.3 Ảnh hưởng của hệ thống đến chế độ làm việc của máy phát

Trong lúc vận hành, máy phát nối với hệ thống luôn luôn chịu ảnh hưởng của
những biến động từ phía hệ thống làm thay đổi chế độ. Thông số máy phát bị thay
đổi có thể là điện áp đầu cực và công suất vô công. Ta hãy xem xét vấn đề qua
một ví dụ cụ thể.

Sơ đồ bao gồm máy phát điện nối với thanh cái hệ thống qua một máy biến áp
tăng áp (hình vẽ).

F B
~ HT
UF U

Thông số:

- Máy phát : Sđm = 266.7 MVA; Uđm = 15,75 kV; Pđm = 240 MW; Xd = 0.98;

Xq = 0.71.

Máy phát đang làm việc với CSTD phát P = 240 MW, UF = 15.75kV.

- Máy biến áp: Sđm = 315 MVA; Uđm = 242 kV; UN% = 10,5.

MBA đang đặt ở đầu phân áp 225.5 kV, tỉ số biến áp k = 225,5/15,75.

- Hệ thống: SN = 800 MVA. U = 220kV.

Hãy tính toán chế độ CSPK của máy phát và các thông số khác gồm: I, E và cosφ.

Trước hết thiết lập sơ đồ thay thế tính toán, để đơn giản bỏ qua điện trở.

E XF XB XH U
UF

Ta tính trong hệ đơn vị có tên, quy đổi về phía cao áp 220 kV.
34
- Tính điện kháng hệ thống: XH = U2/SN = 2202/800 = 60,5 ôm.
2
U N % U dm 10.5 242 2
- Điện kháng máy biến áp: X B    19.52 ôm.
100 Sdm 100 315

- Điện kháng máy phát, với k=225,5/15,75:


2
U dm 15.752 225.5 2
XF  Xq k 2  0.71  135,37 ôm.
Sdm 266.7 15.752

- Điện kháng ngoài: Xng = XB+XH= 19,52+60,5=80,02 ôm.

Quy đổi UF = 15,75.(225,5/15,75) = 225,5 kV

- Tính góc lệch δ giữa UF và U theo đặc tính CSTD:

U F .U
P()  sin   .
X ng

P.X ng 240..80,02
  arcsin( )  arcsin( )  22,8o
U F .U 225,5.220

- Tính CSPK theo đặc tính công suất:

U 2F U F U 225.52 255,2x 220


Q()   cos    cos 22,8o  63,8 MVAr
X ng X ng 80,02 80,02

Tính sđđ E theo P,Q đầu cực máy phát và điện kháng Xq:

2 2 2 2
 Q.X q   PX q   63,8.135,4   240.135,4 
E   U F        255,5      300,6 kV
 UF   UF   255,5   255,5 

Quy đổi về hạ áp: E = 300,6.15,75/225,5 = 21 kV. Eq = 21/15,75 = 1,33.

Có thể tính thêm các thông số khác:

- Công suất biểu kiến: S  P 2  Q 2  240 2  63,82  274,2 MVA.

- Dòng điện: I = S/U = 274,2/15,75 = 17,4 kA.

35
- Cosφ = P/S = 240/274,2 = 0,875

Tương tự tính lại với các đầu phân áp khác, giữ nguyên điện áp đầu cực (có TĐK
mạnh) ta có một số kết quả như sau:

- Với k = 220/15,75 ta có: Q = 49,6 MVar; E = 20,5 kV (Eq = 1,3).

- Với k = 231/15,75 ta có : Q = 75,8 MVAr; E = 22 kV (Eq = 1,39).

- Với k = 242/15,75 ta có: Q = 121 MVAr; E = 23,6 kV (Eq = 1,5) .

Kết quả cho thấy khi phía hệ thống có điều chỉnh điện áp máy phát bị ảnh hưởng
nhiều. Khi nâng đầu phân áp CSPK phát của máy phát tăng lên và ngược lại cùng
với quy luật thay đổi dòng điện kích từ (thể hiện qua trị số E).

Trong ví dụ vừa nêu, ta giả thiết máy phát có TĐK tác động mạnh luôn giữ điện
áp đầu cực là 15.75 kV. Khi nâng đầu phân áp phía cao, thực chất là hạ điện áp
thanh cái điện áp máy phát. Ngay lập tức TĐK tăng cao dòng điện kích từ để đưa
điện áp lên trị số ban đầu (tương ứng tăng sđđ E và CSPK).

Ta thử tính toán cho trường hợp nâng đầu phân áp từ 225,5 kV lên 231 kV nhưng
giữ nguyên kích từ (như không có TĐK). Khi đó E = 300,6 kV = const.

Khi nâng đầu phân áp lên 231 kV ta cần tính lại điện kháng máy phát:
2
U dm 15.752 2312
XF  Xq k 2  0.71  142,05 ôm
Sdm 266.7 15.752

Điện kháng tổng từ E đên U: X = XF + Xng = 142,05 + 80,02 = 222,07 ôm.

Góc lệch δ từ E đên U:

P.X 240.222,07
  arcsin( )  arcsin( )  53,7 o .
E.U 300,6.220

E 2 EU 300,62 300,6.220
Q  cos    cos 53,7  230,6 kV.
X X 222,07 222,07

36
Tính điện áp đầu cực máy phát:

2 2
 QX   PX 
UF   E    
 E   E 
2 2
 230,6.222.07   240.222.07 
  300,6      222,7 kV
 300,6   300,6 

Quy về hạ áp ta có: UF = 222,7 x 15,75/231 = 15,2 kV, thấp hơn yêu cầu. Khi có
TĐK tác động mạnh điện áp được đưa trở về 15,75kV với sai lệch nhỏ. Nếu hệ số
điều chỉnh tĩnh của TĐK lớn, có thể cần điều chỉnh thêm (bằng tay).

Việc nâng cao điện áp phía cao áp của MBA tăng trong nhà máy cũng đồng
nghĩa với việc huy động thêm CSPK của nhà máy. Khi máy phát hết giới hạn điều
chỉnh CSPK (đến Qmax) thì việc chuyển đầu phân áp phía cao sẽ tương ứng làm
giảm điện áp thanh cái máy phát. Nhiều trường hợp cần xem xét trước khi thực
hiện để không ảnh hượng đến tải tự dùng và phụ tải địa phương (nếu có).

37
Bài 3
ĐIỀU CHỈNH ĐIỆN ÁP VÀ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG
TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN

3.1 ĐIỀU KIỆN CẦN VÀ ĐỦ ĐỂ HTĐ LÀM VIỆC BÌNH THƯỜNG

3.1.1 Điều kiện cần: cân bằng công suất

a. Cân bằng công suất tác dụng (CSTD): ∑PF = ∑Pt + ΔP∑

- Để đảm bảo điều kiện trên có thể điều chỉnh ở nguồn CSTD bất kỳ.

- Khi không đảm bảo cân bằng, tần số hệ thống sẽ thay đổi.

b. Cân bằng công suất phản kháng (CSPK) : ∑QF = Qt + ΔQ∑ ;

∑Qv = ∑Qr (cho mỗi nút).

- Biểu thức đầu cho toàn hệ thống, trong đó QF là công suất của mọi nguồn
CSPK (máy phát, máy bù, tụ bù tĩnh, CSPK tự nhiên của đường dây).

- Biểu thức sau đòi hỏi cân bằng giữa CSPK đưa vào với CSPK lấy ra cho mỗi
nút.

- Khi điều kiện không đảm bảo, điện áp các nút thay đổi. Thực hiện điều chỉnh
CSPK theo yêu cầu riêng biệt cho từng nút (không có ý nghĩa chung cho toàn hệ
thống).

3.1.2 Điều kiện đủ: đảm bảo trạng thái cân bằng ổn định với độ dự trữ đủ lớn.

Khi mất ổn định do không đảm bảo cân bằng CSTD các máy phát mất đồng
bộ góc quay (gọi là mất ổn định đồng bộ), nếu do thiếu CSPK cung cấp đến nút,
điện áp nút mất ổn định (gọi là sụp đổ điện áp).

Khi thiết kế và vận hành hệ thống cần coi các điều kiện nêu trên là yêu cầu bắt
buộc. Ngoài ra còn phải xét đến khả năng tải của lưới.

38
Do phụ tải nằm rải rác trong sơ đồ hệ thống lại thay đổi thường xuyên theo yêu
cầu ngẫu nhiên của người dụng điện nên cần phải có các phương tiện tự động điều
chỉnh, nhằm đảm bảo sự duy trì tần số và điện áp trong phạm vi cho phép.

Trong phạm vi chuyên đề, ta chỉ xem xét tổng quan một số nội dung có tính chất
nguyên lý về các vẫn đề nêu trên, trong đó có điều chỉnh CSTD để đảm bảo tần số
và điều chỉnh CSPK nhằm đảm bảo điện áp các nút.

3.2 ĐIỀU CHỈNH CÔNG SUẤT TÁC DỤNG TRONG HTĐ VÀ YÊU CẦU
ĐẢM BẢO TRAO ĐỔI CÔNG SUẤT GIỮA CÁC KHU VỰC

Khi xảy ra mất cân bằng CSTD (do phu tải luôn biến động) tần số hệ thống bị
thay đổi, cần có các tác động điều chỉnh để giữ độ lệch trong phạm vi cho phép.
Hơn nữa điều chỉnh trong trường hợp này chỉ có thể là các tác động làm thay đổi
nguồn năng lượng sơ cấp đưa vào máy phát (lượng hơi hoặc lượng nước chạy qua
tuabin). Hình 3.1 mô tả cấu trúc và nguyên lý thực hiện điều chỉnh tần số và
CSTD tại các tổ máy phát điện. Có các bộ phận điều chỉnh như sau.

3.2.1 Thiết bị tự động điều chỉnh tốc độ quay tua bin (ĐTĐ)
Thiết bị tự động điều chỉnh tốc độ quay tua bin được trang bị cho tất cả các
máy phát. Đặc điểm của cấp điều chỉnh này là diễn ra rất nhanh (do hoạt động
theo nguyên lý quả văng ly tâm, tác động trực tiếp vào cửa hơi/cửa nước của tua-
bin, với quán tính của các khâu trong cơ cấu đều rất nhỏ).

39
Trung tâm

ĐCS điều độ
ĐTĐ
SVM

ĐTS
~
SVM  T F LƯỚI
~
ĐIỆN

~ ~

Hình 3.1 Điều chỉnh TS và CSTD máy phát

Ở chế độ xác lập cuối cùng, sau (1-3) sec quan hệ giữa độ lệch tần số với độ mở
cửa hơi và công suất tua-bin có dạng : PT = T = - 1/ . f ;

- được gọi là hệ số điều chỉnh tĩnh, nó tỉ lệ nghịch với độ dốc k của đặc tính điều
chỉnh công suất (hình 3.2). Độ mở cửa hơi (cửa nước) tỉ lệ với công suất tua-bin,
nên còn có thể viết (trong đơn vị có tên):

PT = - k f ; k = Pđm/fđm .

PT

Pt
PT
P0
PT

f

fđm f

Hình 3.2 Đặc tính điều chỉnh tĩnh của ĐTĐ

40
Độ dốc đặc tính càng lớn (hệ số điều chỉnh tĩnh càng nhỏ) thì tác động điều
chỉnh của cơ cấu càng mạnh (công suất máy phát thay đổi nhiều theo độ lệch tần
số). Tuy nhiên, khả năng điều chỉnh chỉ có được trong giới hạn xác định. Hết giới
hạn đặc tính có độ dốc bằng không, thể hiện không còn hiệu quả làm thay đổi
công suất (hình 3.2).

Mọi máy phát đều được trang bị ĐTĐ nên khi có một biến động nào đó làm mất
cân bằng công suất, bộ phận ĐTĐ của mỗi máy phát đều hoạt động. Ví dụ đột
nhiên có một phụ tải được đóng vào (sau sửa chữa trạm chẳng hạn) làm tần số hệ
thống giảm, công suất điều chỉnh vào mỗi máy phát có thể xác định theo độ dốc
đặc tính điều chỉnh. Ta có:

Pdm
PTi   k i f   f ;
f dm i (1.1)

Ở đây Δf là độ lệch tần số còn lại ở cuối quá trình điều chỉnh.

Giả thiết HTĐ có n tổ máy phát đều có ĐTĐ. Đột ngột có sự tăng thêm phụ tải
một lượng là P. Sau giai đoạn (1-3) sec, tổng công suất điều chỉnh tăng thêm của
n máy phát:
n n
Pdmi
 PTi    f = ΔP
i 1 i 1 i f dmi

Dựa vào công thức ta tính được độ tần số sau điều chỉnh của hệ thống:

P
f   n
 i f dm

i 1 Pdm i

Do độ dốc đặc tính điều chỉnh hữu hạn (σ > 0) nên luôn tồn tại độ lệch Δf sau điều
chỉnh. Độ lệch này khá lớn khi các đặc tính điều chỉnh có độ dốc nhỏ, một đặc
trưng cố hữu của các bộ tự động điều chỉnh tốc độ quay tua bin.
41
Gọi PF = PTi và ký hiệu kF = - PF /f , ta có PF = - kF.f .

Hệ số kF chính là độ dốc đặc tính điều chỉnh tĩnh đẳng trị của tất cả các máy phát
trong hệ thống (hình 3.3). Từ các công thức ta có:

P
Ta có: Pt
P0 PF

Pt = kt f
Δf
PF = - kF f .
fdm f

Hình 3.3
Từ hình vẽ ta có:

P = PF - Pt

P   (k F  k t )f
1
f   P ; (1.2)
k F  kt

Như vậy độ dốc đặc tính tĩnh phụ tải làm giảm độ lệch tần số cho hệ thông sau cấp
điều chỉnh thứ nhất. Tuy nhiên, kt thường rất nhỏ, ảnh hưởng không nhiều, có thể
bỏ qua khi tính toán.

3.2.2 Thiết bị tự động điều chỉnh tần số (ĐTS)

Thiết bị tự động điều chỉnh tần số (còn gọi là cấp điều chỉnh thứ 2) cũng đồng
thời tác động với ĐTĐ. Tuy nhiên do hằng số thời gian lớn nên chỉ hiệu quả ở giai
đoạn sau (khi cấp điều chỉnh thứ nhất đã gần như kết thúc) và kéo dài (1040) sec.
Thực tế ở giai đoạn này độ lệch tần số hệ thống đã hoàn toàn xác định (do ĐTĐ đã
gần kết thúc), chính là đại lượng đo của ĐTS. Có thể hiểu ĐTS có nhiệm vụ khôi
phục lại tần số về định mức, mà cấp điều chỉnh thứ nhất không thực hiện được. Về

42
nguyên tắc ĐTS cũng tác động làm thay đổi độ mở cửa hơi, nhưng thực hiện vào
điểm đặt của ĐTĐ. Tác động làm dịch chuyển toàn bộ đặc tính điều chỉnh của
ĐTĐ (lên trên hoặc xuống dưới), do đó cũng làm thay đổi độ mở cửa hơi. Có thể
hình dung như tác động của ĐTS (thông qua SVM) vào giá đỡ làm nâng lên hạ
xuống toàn bộ cơ cấu quả văng ly tâm trong khi cơ cấu này vẫn hoạt động theo tín
hiệu đo của nó (Δω). Quá trình quá độ điều chỉnh và đặc tính tĩnh cuả ĐTS có thể
biểu thị như trên hình 3.4.

PT PT

P0 P0

fđm fđm f

a) b)

Hình 3.4 Đặc tính tĩnh (a) và siêu tĩnh (b) của ĐTS

Vẫn tồn tại sai số nhỏ về tần số sau khi điều chỉnh khi ĐTS có độ dốc hữu
hạn. Tuy nhiên, do được thiết kế với quán tính lớn nên người ta có thể lựa chọn
đặc tính điều chỉnh tĩnh cho ĐTS rất dốc (hệ số điều chỉnh tĩnh gần bằng không).
Khi đó độ lệch tần số đủ nhỏ, có thể coi tần số được khôi phục bằng định mức.
Cũng có khi người ta áp dụng nguyên tắc điều chỉnh dạng xung để đảm bảo tính
siêu tĩnh (=0) cho đặc tính điều chỉnh tần số (Hình 3.4,b).

43
Trong các HTĐ thực tế, ĐTS có thể được trang bị cho một nhà máy hay một
số nhà máy, chính là các nhà máy được giao nhiệm vụ điều tần. Trong trường hợp
có nhiều nhà máy điều tần thì không áp dụng được đặc tính điều chỉnh siêu tĩnh.

3.2.3 Tự động phân bố tối ưu công suất tác dụng (cấp điều chỉnh thứ 3)

Sau các tác động điều chỉnh của ĐTĐ (cấp 1) và ĐTS (cấp 2) hệ thống điện
có thể làm việc bình thường về mặt kỹ thuật. Tuy nhiên công suất phân bố cho các
tổ máy có thể chưa phải là tối ưu về mặt kinh tế. Tự động điều chỉnh công suất
(ĐCS) theo điều kiện kinh tế sẽ thực hiện mục tiêu này. Ngoài ra, ĐTS còn làm
nhiệm vụ điều chỉnh công suất tổ máy để đảm bảo các hợp đồng trao đổi công suất
giữa các khu vực.

Tác động của cấp điều chỉnh thứ 3 có thể thực hiện tự động thông qua động cơ
chấp hành của ĐTS hoặc bằng tay (bởi nhân viên điều độ). Tín hiệu về lệnh điều
khiển được đưa ra từ trung tâm điều độ (Quốc gia hoặc Khu vực) theo kết quả lời
giải bài toán phân bố tối ưu công suất.

3.2.4 Ảnh hưởng của tự động điều chỉnh CSTD đến trao đổi công suất giữa các
khu vực trong lưới truyền tải

Ta hãy xét sự làm việc phối hợp điều chỉnh tần số và công suất trong HTĐ.

a. HTĐ được quản lý thống nhất với công suất trao đổi tự do giữa các khu vực

Tuy độ lệch tần số còn dư sau cấp điều chỉnh thứ nhất khá nhỏ (do k F rất lớn)
nhưng để đưa hệ thống về tần số định mức hoàn toàn các nhà máy điều tần vẫn
phải nhận phần công suất khá lớn. Vấn đề ở chỗ là khi f → 0 thì các nhà máy
không có nhiệm vụ điều tần lại trở về vận hành với công suất ban đầu (trả lại phần
CS đã nhận). Cũng chính vì nguyên nhân này (cần điều chỉnh CS lớn) hiện nay
các ĐTS được trang bị rộng rãi cho nhiều tổ máy với độ dốc điều chỉnh hữu hạn,
chỉ trừ những tổ máy quá nhỏ. Các tổ máy lớn vốn đã nhận phần công suất đáng
kể sau điều chỉnh cấp 1 do đó quá trình điều chỉnh tiếp theo sẽ thuận lợi hơn.
Tổng công suất nhận thêm của các nhà máy điều tần:

44
m
PDTS  P   P
i 1
Fi (1.3)

m- số lượng các nhà máy điều tần;

PFi - lượng công suất đã nhận sau cấp đều chỉnh thứ nhất

của nhà máy điều tần thứ i.

Nếu không có nhà máy điều tần với đặc tính siêu tĩnh thì phân bố lượng công suất
tổng này cho các nhà máy điều tần cũng có quy luật tương tự như (1.1) trong đó ki
là độ dốc đặc tính tĩnh của các ĐTS. Sai số về tần số cũng có dạng như (1.2)
nhưng vì kF rất lớn nên f  0. Đây là kết quả nhận được sau thời gian quá độ
tương đối ngắn (10-40)sec của các bộ tự động điều chỉnh CSTD cấp 1 và cấp 2
sau mọi biến động công suất do sự cố hoặc thao tác vận hành. Với hệ thống quản
lí thống nhất, không có ràng buộc về công suất truyền tải thì phân bố công suất
sau điều chỉnh là thỏa mãn (theo điều kiện kỹ thuật). Việc điều chỉnh tiếp theo
theo điều kiện kinh tế (cấp điều chỉnh thứ 3) có thể thực hiện chậm chạp không
đòi hỏi khẩn trương vì ít ảnh hưởng đến lợi ích.

b. Hệ thống có luồng công suất bị khống chế theo khu vực (quản lý theo khu vực)

Đối với các HTĐ có nhiều khu vực quản lý độc lập, việc điều chỉnh tần số và
công suất tác dụng (CSTD) có thêm một yêu cầu quan trọng là phải đảm bảo được
tính độc lập hoạt động giữa các khu vực: luồng công suất trao đổi cần phải được
giữ nguyên theo biểu đồ đã được thoả thuận. Ngoài ra, mọi hoạt động của mỗi khu
vực cần thực hiện theo nguyên tắc tự giải quyết là chính, không can thiệp và
không làm ảnh hưởng đến hoạt động của khu vực khác. Trong khi đó có thể thấy
ngay rằng mọi biến động về công suất trong một khu vực bất kỳ luôn kéo theo gần
như tức thời (sau tác động của cấp điều chỉnh thứ nhất) phân bố lại công suất của
các tổ máy trong toàn hệ thống. Phục hồi tần số chung của hệ thống có thể đạt
được nhờ các ĐTS của các nhà máy điều tần (đặt rải rác trong các khu vực), tuy
nhiên nếu không thay đổi tác động điều khiển thì như đã phân tích ở trên công

45
suất sẽ phân bổ cho các nhà máy điều tần theo (1.1) và không đảm bảo luồng công
suất trao đổi giữa các khu vực (theo biểu đồ hợp đồng).

Để thấy rõ hơn yêu cầu hoạt động của các thiết bị ĐTS trong trường hợp này,
ta xét HTĐ hợp nhất gồm 3 HTĐ khu vực quản lý độc lập nhưng có liên kết với
nhau (hình 3.5).

Công suất định mức các khu vực: Pđm1 = 1000 MW, Pđm2 = 1000 MW, Pđm3 =
10.000 MW. Hệ số điều chỉnh tĩnh của ĐTĐ (đẳng trị cho mỗi khu vực - tương tự
KF) đều như nhau  = 6,66%. Để đơn giản coi Kt=0.

Giả thiết phụ tải thay đổi trong hệ thống I với lượng công suất tăng thêm là
180 MW (đóng trạm phụ tải sau sửa chữa). Hãy tính độ lệch tần số và lượng công
suất tăng thêm trong các máy phát ở mỗi khu vực, sau tác động của cấp điều
chỉnh thứ nhất.

Ta có :

Pdmi
Ki 
f dm  i

1000
K1  K 2   300 MW / hez
50.0,0666

1000
K3   3000 MW / hez
50.0,0666

Đặc tính tĩnh điều chỉnh công suất phát đẳng trị toàn hệ thống (cấp thứ nhất):

K  K1  K 2  K 3  3600 MW / hez

P 180
f     0,05hez
K 3600

P1  P1  K 1 .f  300.0,05  15 MW


P3  K 3 .f  3000.0,05  150 MW

46
Như vậy hầu hết lượng công suất tăng thêm của phụ tải được giao cho hệ thống III
trong khi công suất tăng đột biến ở khu vực 1. Thực ra, đây cũng là ưu điểm của
nguyên lý hoạt động trong cấp thứ nhất: đã nhanh chóng huy động công suất phát
"theo khả năng" để giữ tần số. Khu vực có công suất càng lớn thì công suất được
huy động tham gia điều chỉnh càng nhiều.

I
Điều độ II
Điều độ

Điều độ

III

Hình 3.5 Hệ thống điện quản lý theo khu vực

Tuy nhiên, cấp điều chỉnh thứ 2 và thứ 3, ngoài việc khôi phục tần số (về gần
định mức) trong trường hợp này được giao thêm nhiệm vụ điều chỉnh lại lượng
công suất đã phân bố: giao toàn bộ 180 MW cho các tổ máy của khu vực I, trả lại
trạng thái ban đầu của các hệ thống 2 và 3 (không tăng thêm công suất phát) để
đảm bảo trao đổi công suất như trạng thái ban đầu. Để thực hiện tác động này
(thực hiện nguyên lý điều chỉnh theo khu vực) các trung tâm điều độ của cả 3 hệ
thống cùng phải thực hiện điều chỉnh công suất theo quy luật sau:

47
Pđci = Ptđi - Kif (1.4)

ở đây:

Ki - độ dốc của đặc tính điều chỉnh tĩnh đẳng trị khu vực i.

Ptdi - tổng đại số các độ lệch công suất trao đổi (nhận về) của khu vực i

so với trị số đã thoả thuận.

Pdci - lượng công suất tăng thêm, cần điều chỉnh bằng ĐTS khu vực i

(so với công suất trước lúc có biến động phụ tải).

Như vậy để thực hiện điều chỉnh trong trường hợp này, ngoài tần số còn cần sử
dụng thêm các tín hiệu đo công suất trên các nhánh liên kết giữa các khu vực.

Với số liệu trong ví dụ trên, sẽ đo được (nhờ các thiết bị đo lường đặt tại đầu
các đường dây liên kết) Ptđ1=165 MW; Ptđ2 = -15MW; Ptđ3 = -15MW. Theo
công thức dễ dàng tính được Pđc1 = 180 MW, Pđc2 = Pđc3 = 0.

Như vậy phụ tải biến động ở mỗi khu vực dẫn đến yêu cầu điều chỉnh của ĐTS có
thể xác định chính xác nhờ các thiết bị đo độ lệch tần số và luồng công suất trao
đổi. Khi phụ tải các khu vực thay đổi đồng thời, công thức (1.4) vẫn phản ánh
đúng lượng công suất biến động nội bộ trong khu vực i.

Việc thực hiện điều chỉnh lượng công suất ΔPdc ở mỗi khu vực cần thực hiện
bằng việc phối hợp ĐTS và ĐCS bởi khi xuất hiện Δf các nhà máy điều tần đã có
thể tự động điều chỉnh công suất. Có những phương án thực hiện khác nhau: điều
chỉnh nối tiếp ĐTS - ĐCS hoặc đồng thời cho một nhà máy điều tần, phân bố
lượng công suất cần điều chỉnh cho nhiều nhà máy trong mỗi khu vực... Mục đích
là nhanh chóng khôi phục tần số và luồng trao đổi công suất giữa các khu vực.

Còn có những nguyên tắc điều chỉnh khác được thoả thuận giữa các khu vực.
Chẳng hạn khi một khu vực không đủ dự trữ công suất, cần hỗ trợ công suất từ
khu vực khác khi sự cố nặng nề. Lúc đó thuật toán điều chỉnh sẽ phức tạp hơn.

48
3.3 ĐIỀU CHỈNH ĐIỆN ÁP VÀ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG TRONG HTĐ

Cũng giống như tần số điều chỉnh điện áp phải thực hiện thông qua điều
chỉnh công suất, trong trường hợp này là công suất phản kháng (CSPK) bởi CSPK
mất cân bằng là nguyên nhân chính gây ra điện áp thay đổi.

Tuy nhiên, khác với điều chỉnh tần số, điều chỉnh điện áp cần thực hiện riêng theo
nút, hay chung hơn là theo khu vực trong lưới bởi điện áp không phải duy nhất
như tần số trong lưới (ở chế độ làm việc bình thường). Hơn nữa điều chỉnh điện áp
cũng có nhiều biện pháp thực hiện hơn.

3.3.1 Điều chỉnh công suất phản kháng tại nguồn (máy phát)

Hãy xét sơ đồ đơn giản nhất (hình 3.6) phụ tải được cung cấp bởi máy phát địa
phương F1 và máy phát xa F2 (qua đường dây). Để đơn giản ta bỏ qua điện trở
đường dây và các máy biến áp.

~ F1 E1 X1 X2 E2
U
~ Q2
F2 Q1t Q1t Q2t
P+jQ P+jQ
Hình 3.6

Điện áp nút tải U có quan hệ với các công suất phản kháng cung cấp theo các
công thức sau:

U 2 E1U QF = Q1t+Q2t
Q1t   cos  1 ;
X1 X1
Q
U 2 E 2U
Q2 t   cos  2 ;
X2 X2
Q1t  Q2t  Q U U
U0

Hình 3.7 Ảnh hưởng của CSPK đến điện áp nút

49
Hình 3.7 cho thấy biến thiên của công suất phản kháng tải tiêu thụ Q sẽ dẫn đến
điện áp U thay đổi. Còn điều chỉnh công suất phản kháng từ nguồn cung cấp có
thể giữ điện áp U theo mong muốn. Mặt khác, từ công thức tính công suất phản
kháng các nguồn cung cấp ta thấy chúng phụ thuộc vào sđđ E, có thể điều chỉnh
được bằng cách thay đổi dòng điện kích từ máy phát. Thực chất đó cũng chính là
biện pháp điều chỉnh, làm thay đổi CSPK của nguồn. Sử dụng biện pháp này để
điều chỉnh điện áp các nút trong lưới còn gọi là phương pháp điều chỉnh điện áp
đầu nguồn. Dễ thấy, biện pháp này hiệu quả không cao do nó tác động chủ yếu
đến biểu thức chung về cân bằng CSPK toàn hệ thống, trong khi yêu cầu điều
chỉnh điện áp phụ thuộc cân bằng CSPK riêng cho mỗi nút. Cũng chính vì thể để
để có hiệu quả, điều chỉnh CSPK nguồn cần được phối hợp với các biện pháp
khác (điều chỉnh đầu phân áp).

3.3.2 Điều chỉnh đầu phân áp các máy biến áp

Điều chỉnh đầu phân áp (ĐPA) các máy biến áp không làm thay đổi cân bằng
CSPK chung (toàn hệ thống) nhưng lại thay đổi được tương quan cân bằng CSPK
riêng cho các nút. Thực chất, điều chỉnh ĐPA chỉ làm thay đổi phân bố CSPK trên
các nhánh trong lưới, ngoài ra điều chỉnh ĐPA còn cho phép huy động được công
suất phản kháng của nguồn.

Xét sơ độ hệ thống như trên hình 3.8. Công suất thiết kế của các NMĐ có thể thừa
đủ cân bằng có các phụ tải (cả CSTD và CSPK). Tuy nhiên vận hành thực tế, phụ
thuộc thông số lưới (trong đó có đầu phân áp chọn), công suất phản kháng cân
bằng cho từng nút có thể không đáp ứng điện áp yêu cầu.

50
QF2
QF1
D1 ~ F2
F1 ~
B1 B2
Pt2+jQt2
Pt1+jQt1
D2

B3

Pt3+jQt3

Hình 3.8

Trước hết các NMĐ đều có phụ tải địa phương cần được điều chỉnh điện áp thanh
cái phù hợp với điện áp cung cấp. Trị số CSPK của các máy phát có thể còn thấp
hơn nhiều so với khả năng huy động (đến QFmax), trong khi điện áp phụ tải 3 vẫn
thấp. Về nguyên tắc phải huy động được CSPK nguồn và đưa đến được nút phụ
tải 3. Nếu F1 còn khả năng huy động CSPK thì việc nâng ĐPA (phía cao) của B1
sẽ rất hiệu quả bởi QF2 sẽ tăng trong khi vẫn giữ nguyên điện áp thanh cái máy
phát. Lúc đó điện áp đầu đường dây D2 nâng cao nên CSPK sẽ chạy theo đường
dây cung cấp cho phụ tải 3, điện áp được điều chỉnh. Trong trường hợp này nếu
F1 đã hết giới hạn điều chỉnh thì việc đặt lại ĐPA như trên sẽ rất ít hiệu quả do
không huy động được CSPK của F2 (ở xa). Để F2 phát thêm CSPK (vẫn giữ
nguyên điện áp thanh cái) cần nâng ĐPA của B2 lên nấc cao. Lẽ dĩ nhiên, khi đã
huy động hết CSPK các nguồn mà vẫn không đủ cân bằng với tải thì điện áp các
nút không thể đảm bảo.

Tóm lại, điều chỉnh ĐPA cũng là biện pháp hiệu quả để điều chỉnh điện áp
trong lưới nhưng cần có CSPK các nguồn. Ngoài ra, phụ thuộc sơ đồ mà MBA có
khả năng phân bố lại luồng CSPK hay không. Ví dụ với sơ đồ mạch vòng, thì
CSPK (và CSTD) được phân bố tuân theo thông số nhánh trong đó trị số điện
51
kháng giữ vai trò chủ đạo. Chính trong trường hợp này thiết bị FACTS mới có thể
điều khiển phân bố lại công suất tác dụng và phản kháng (xem phần sau).

3.3.3 Bù công suất phản kháng

Cũng dễ nhận thấy rằng, nếu tại nút phụ tải ta cung cấp trực tiếp một phần công
suất phản kháng thì điện áp nút U cũng sẽ tăng (tương đương giảm Qt). Ví dụ sử
dụng các tụ điện hoặc kháng điện đặt vào thanh cái trạm. Điện áp nút trong HTĐ
không giống nhau, dó đó biện pháp điều chỉnh CSPK tại các nút phụ tải sẽ rất hiệu
quả.

Các tụ điện và kháng điện là các nguồn phát hoặc tiêu thụ CSPK, tuy nhiên
công suất phụ thuộc mạnh vào chính điện áp thanh cái được nối vào:

Trên kháng: Qk = U2/Xk (tiêu thụ)

Trên tụ : QC = - U2/XC . (nguồn phát)

Ở đây Qk, QC - công suất 3 pha; U - điện áp dây.

Đặc điểm này hạn chế hiệu quả duy trì điện áp: ví dụ khi điện áp thanh cái bị
giảm (do đặc trưng chế độ lưới), cần tăng thêm CSPK để duy trì điện áp thì chính
trong chế độ này công suất thiết bị bù (tụ điện tĩnh) lại giảm xuống. Ngược lại,
CSPK phát lên của tụ bù lại tăng khi điện áp cao.

Bù tĩnh bằng kháng cố định còn là biện pháp hữu hiệu để san bằng điện áp trên
các ĐDSCA. Các đường dây này có điện dung tự nhiên lớn (do dài) điện áp lại
cao nên CSPK cung cấp lên đường dây rất nhiều. Ví dụ, với ĐDSCA 500 kV Bắc
- Tung - Nam khi thiết kế, b0 = 4,24.10-6 1/Ω.km tương ứng với Q0 = 1,06
MVar/km khi điện áp 500kV. Tương ứng với toàn đường dây cung cấp tới trên
1500 MVar (!). Chỉ có các thiết bị bù ngang bằng kháng mới có thể cân bằng được
và giữ điện áp dọc đường dây.

52
Hình 3.9 Sơ đồ ĐDSCA 500 kV Bắc - Trung - Nam giai đoạn thiết kế (1992)

Các kháng và tụ bù ngang cố định có nhược điểm cơ bản như đã nêu, do đó người
ta tạo ra các thiết bị bù CSPK có diều chỉnh. Máy bù đồng bộ có thể thỏa mãn
phạm vi điều chỉnh và cho phép điều chỉnh trơn. Tuy nhiên nhược điểm là tốc độ
điều chỉnh chậm lại gây tổn hao CSTD (do máy điện quay), cần bảo quản sửa
chưa nhiều. Các thiết bị FACTS tương ứng chức năng của máy bù đồng bộ là
SVC và STATCOM khắc phục được nhực điểm trên (xem chương III).

53
Bài 4
TỰ ĐỘNG ĐIỀU CHỈNH KÍCH TỪ VÀ ỔN ĐỊNH
CÔNG SUẤT HỆ THỐNG

4.1 Các chức năng của thiết bị tự động điều chỉnh kích từ (TĐK)

Thiết bị tự đông điều chỉnh kích từ hoạt động theo nguyên lý phản hồi âm, có
các chức năng cơ bản là:

- Duy trì điện áp đầu cực máy phát trong các điều kiện làm việc bình thường;

- Cường hành kích thích trong chế độ sự cố;

- Nâng cao ổn định hệ thống.

Trong khái niệm cổ điển người ta coi thiết bị tự động điều chỉnh kích từ là tự động
điều chỉnh điện áp (Automatic Voltage Regulator -AVR). Với tên gọi này chức
năng của TĐK được giới hạn trong việc tự động duy trì điện áp và kích thích
cường hành. Tuy nhiên, theo thời gian, với yêu cầu đảm bảo độ tin cậy làm việc
của hệ thống ngày càng cao, TĐK có chức năng mở rộng hơn, trong đó có thêm
chức năng quan trọng là đảm bảo ổn định. Chức năng này các nước Tây Âu gọi là
ổn định công suất (PSS-Power System Stabilizer), Đông Âu (LX cũ) gọi là TĐK
tác động mạnh. Khi không có chức năng mở rộng nhằm nâng cao ổn định hệ
thống, người ta còn gọi TĐK có dạng tác động tỉ lệ, mặc dù thực tế hiện nay có
thể được thiết kế hoàn thiện hơn với cấu trúc dạng PID (Proportional Integral
Derivative).

1. Tác động duy trì điện áp (với độ lệch nhỏ trong giới hạn cho phép)

Đây là chức năng cơ bản của TĐK cần được áp dụng cho tất cả các máy phát
làm việc với hệ thống. Đó là vì trong khi làm việc bình thường có rất nhiều
nguyên nhân dẫn đến thay đổi điện áp đầu cực máy phát:

54
- Biến động thông số chế độ trong hệ thống: phụ tải thay đổi thường xuyên theo
yêu cầu người dùng, điều chỉnh điện áp lưới, thao tác đóng cắt phần tử, thay đổi
sơ đồ đấu nối, các sự cố cắt ngắn mạch...

- Điều chỉnh chế độ máy phát theo yêu cầu trung tâm điều độ.

Một ví dụ trong chương trước đã cho thấy việc thay đổi đầu phân áp của MBA
đã dẫn đến thay đổi mạnh dòng kích từ (TĐK tác động duy trì điện áp đầu cực
máy phát). Nói dung mọi thay đổi thông số chế độ đối với máy phát đều dẫn đến
biến động điện áp đầu cực. Yêu cầu điều chỉnh điện áp của TĐK là:

+ Duy trì độ lệch nhỏ điện áp đầu cực máy phát (hoặc vị trí yêu cầu trong sơ đồ)
sau những biến động thường xuyên ngẫu nhiên của phụ tải và sơ đồ hệ thống;

+ Đảm bảo độ lệch điện áp trong giới hạn cho phép khi điều chỉnh công suất từ
không tải đến định mức.

2. Cường hành kích thích

Trong chế độ sự cố ngắn mạch (trong lưới điện) điện áp có thể xuống rất thấp ảnh
hưởng đến phụ tải. Khi ngắn mạch ở gần nhà máy, điện áp đầu cực máy phát đột
ngột giảm thấp ảnh hưởng nguy hiểm đến tự dùng nhà máy cũng như ổn định máy
phát. Trong các trường hợp này việc tăng tối đa dòng kích từ trong những khoảng
thời gian ngắn rất có hiệu quả. Cường hành kích thích kéo dài ảnh hưởng mạnh
đến phát nóng cuộn dây roto, vì thế cần có giới hạn thời gian nhất định.

3. Nâng cao ôn định hệ thống

Việc cải tiến cấu trúc của TĐK trong những năm gần đây đã cho phép nâng cao
đáng kể ổn định hệ thống. Trong chế độ làm việc bình thường, nhờ hiệu ứng của
các kênh phụ (đưa thêm vào) kênh tác động chính theo độ lệch điện áp có thể làm
việc với hệ số khuếch đại rất lớn (về lý thuyết có thể tiến tới vô cùng) mà không
phát sinh dao động tự kích. Chính khả năng này đã cho phép không những tăng
cao chất lượng duy trì điện áp mà còn nâng cao đáng kể giới hạn ổn định tĩnh, đặc
biệt hiệu quả đối với các nhà máy điện nằm xa trung tâm, cần truyền tải công suất
55
qua những khoảng cách lớn. Nội dung này sẽ được phân tích kỹ hơn trong các
phần sau.

Trên hình 4.1 thể hiện nguyên lý hoạt động chung của TĐK trong mạch vòng điều
khiển (hệ thống kích từ dùng chỉnh lưu có điều khiển). Hình 4.2 là cấu trúc hàm
truyền của toàn bộ mạch vòng hệ thống kich từ có TĐK.

Hệ thống điện

BA

BU TĐK
BI

F ~

Hình 4.1

Sơ đồ khối tác động của HKT và TĐK

LƯỚI ĐIỆN
TĐ K HKT RO TO STA TO
Đo  u đk UH
ke uf k If Điện
W ( p) XF XL
lường 1  pTe E qe 1  pTd Eq
U F I F ,  F , f , Pe

Hình 4.2
HKT - hệ thống kích từ, được thay thế bằng khâu quán tính cấp 1, hằng số thời gian Te.

56
RO TO - quá trinh quá độ trong cuộn dây ro to, được thay thế bằng khâu quán tính cấp 1 với hàng số thời
gian Td.

Để phân tích hiệu quả tác động và chọn hệ số cần thiết lập đúng hàm truyền W(p)
theo cấu trúc thực của TĐK, mô hình máy phát và hệ thống.

4.2 Cấu trúc của TĐK tác động tỉ lệ

Nhiệm vụ đầu tiên của TĐK là tự động duy trì điện áp đầu cực máy phát.
Trong khi làm việc điện áp đầu cực máy phát bị thay đổi do sự biến động của phụ
tải hệ thống và sự tăng giảm công suất theo yêu cầu. Ta xét riêng cấu trúc TĐK
tác động vào hệ thống kích từ:

TĐ K HKT
 u đk ke uf
W ( p)
1  pTe E qe
u0
Hình 4.3

Hệ thống kích từ có thể mô hình gần đúng bằng khấu quán tính cấp 1 với hệ số
biến đổi ke và hằng số thời gian Te.

Các máy phát điện nhỏ, tại các nhà máy có yêu cầu điều chỉnh không cao
TĐK chỉ cần cấu trúc theo nguyên lý thông thường dạng PID, phản hồi âm theo
tín hiệu dao động điện áp đầu cực (nguyên lý bù trừ dao động), còn gọi là TĐK
tác động tỉ lệ. Trường hợp đơn giản nhất: W(p) = Ku , thực chất chỉ là mạch phản
hồi âm tác động tỉ lệ với độ lệch điện áp ∆UF. Hàm truyền từ tín hiệu đo đến điện
áp đặt vào cuộn kích từ (ro to):

ke
E qe  k u 0 . U F
1  pTe

hay đầy đủ hơn:

ki ke
E qe  (k p   k d .p). U F
p 1  pTe

57
Đặc điểm của QTQĐ trong HTĐ là diễn biến rất nhanh so với quán tính
của các khâu điều khiển, do đó cấu trúc PID không thật hiệu quả. Thực tế, khâu
tích phân hầu như không tham gia vào tác động (thường không đưa vào thiết kế
cấu trúc). Khâu đạo hàm cấp 1 chưa đủ nhanh để làm tắt dao động nếu chọn khâu
tỉ lệ có hệ số khuếch đại lớn (dấu âm). Nhược điểm này dẫn đến sai số độ lệch
điện áp không đạt yêu cầu trong các sơ đồ NMĐ nằm xa trung tâm hệ thống. Mặt
khác, độ lệch điện áp lớn cũng làm giảm giới hạn truyền tải theo điều kiện ổn định
tĩnh.

Hình 4.4 thể hiện sơ đồ NMĐ nối với hệ thống qua đường dây truyền tải.
Trị số điện kháng của các phần tử có ảnh hưởng mạnh đến giới hạn truyền tải theo
điều kiện ổn định. Thật vậy, nếu điện áp nút giữ được cố định thì giới hạn truyền
tải công suất giữa 2 nút U1, U2 có thể tính được theo công thức sau:

U1 U 2
Pm 
X12

Trong đó X12 là điện kháng mạch điện nối nút 1 và nút 2.

Nếu không có điều chỉnh điện áp, thì giới hạn truyền tải của sơ đồ là :

Eq UH
Pm1  .
X d  X B1  X D / 2  X B 2

Nếu điều chỉnh lý tưởng giữ được điện áp đầu cực máy phát U F không đổi
(kU→∞) thì giới hạn truyền công suất từ máy phát lên hệ thống sẽ là:

UFUH
Pm 2 
X B1  X D / 2  X B 2

Nếu đặt TĐK giữ điện áp thanh cái cao áp, ta còn có:

UDUH
Pm 3 
X D / 2  X B2

58
Eq UF UD UH

100% ΔX 13% 25% 13%

Xd XB1 XD XB2

Hình 4.4

Điện kháng Xd của máy phát chiếm tỉ lệ lớn so với điện kháng đường dây (hình
4.4) nên trong trường hợp này điều chỉnh điện áp làm tăng giới hạn truyền tải rất
đáng kể. Tuy nhiên, khi áp dụng TĐK thông thường (còn gọi là TĐK tác động tỉ
lệ) sai số ∆UF khá lớn, có thể hiểu như chỉ giữ điện áp không đổi cho điểm nào đó
nằm giữa Eq và UF nằm cách UF một điện kháng ∆X với:

I.∆X = ∆U; I = (Eq-UF)/Xd.

Như vậy ∆U càng lớn thì ∆X cũng càng lớn và giới hạn truyền tải càng nhỏ:

UFUH
Pm' 2  <Pm2
X  X B1  X D / 2  X B 2

Có thể thấy việc nâng cao hệ số khuếch đại cho khâu tỉ lệ có ý nghĩa quan trọng
đối với hiệu quả của TĐK, cả về phương diện chất lượng điện áp cả về phương
diện nâng cao giới hạn truyền tải (theo điều kiện ổn định). Trong khi đó việc nâng
cao hệ số khuếch đại lại bị giới hạn bởi điều kiện phát sinh dao động tự kích cho
bản thân cấu trúc TĐK. Với cấu trúc TĐK tác động tỉ lệ, thông thường chỉ có thể
chọn tối đa KU = 20-25, trong khi yêu cầu với phần lớn sơ đồ KU > 50 và càng lớn
càng tốt (KU = 100 - 500).

59
4.3 Cấu trúc TĐK tác động mạnh (hay có PSS)

Người ta đã nghiên cứu cấu trúc cho TĐK để cho phép chọn KU lớn gọi là TTĐK
tác động mạnh, hay TĐK có PSS (Power System Stabilizer). Từ những năm 60
của thể kỷ trước các nhà khoa học Nga đã đặt vấn đề nghiên cứu cấu trúc TĐK
cho phép, về lý thuyết, có thể chọn KU →∞ vẫn đảm bảo được không phát sinh
dao động tự kích. Các kết quả nhận được khá mỹ mãn, nó cho phép đưa ra những
cấu trúc khác nhau tuân thủ một số quy tắc xác định. Ý tưởng của phương pháp
như sau.

Ngoài kênh cơ bản tác động tỉ lệ theo độ lệch điện áp (với hệ số khếch đại
k0u), giả thiết đưa thêm vào m kênh tác động theo các thông số đo khác nhau (kể
cả điện áp UF) với biến đổi qua các khâu đạo hàm từ cấp 1 đến cấp L. Các kênh
này được gọi là các kênh phụ hoặc kênh ổn định dao động. Bài toán đặt ra là lựa
chọn các thống số đo và hệ số khuếch đại của các khâu đạo hàm sao cho có thể
chọn k0u→∞. Sơ đồ dạng chung của cấu trúc TĐK tác động mạnh như hình 4.5.

1 W1 (p)

Ukt ke Eqe
2 W2(p) + 1+pTe

m Wm (p)

Hình 4.5
n

 W (p)
ke
E qe  i i
1  pT e i 1

Hàm truyền của mỗi kênh:

 k 0i pk1i p 2 k 2i p l k li  1
Wi (p)      ...  
 1  pTa 0 1  pTa1 1  pTa 2 1  pTal  1  pTf

60
Với k0i, k1i, k2i, ... và Ta0, Ta1, Ta2, ... là hệ số khuếch đại và hằng số thời gian của
các khâu khuếch đại tín hiệu. Ở đây có kể đến quán tính của khâu đo lường và lọc
đầu vào với hằng số thời gian Tf. Coi các quán tính là nhỏ bỏ qua ta có:

Wi(p) = k0i + p.k1i + p2.k2i + ...pl.kli

Thiết bị TĐK được giả thiết làm việc với mô hình hệ thống kích từ, máy phát và
sơ đồ HTĐ dạng chung. Phương trình chuyển động quay ro to máy phát;

TJ d 2 
 P  PT (, t )
 0 dt 2

EU
Trong đó: P  sin  - là đặc tính công suất điện từ của máy phát;
X

PT(ω,t) - Công suất cơ tua bin, có xét đến ảnh hưởng của bộ điều tốc.

Bỏ qua ảnh hưởng ít của thiết bị điều tốc có thể coi PT = const.

Phương trình QTQĐ trong cuộn dây ro to:

dEq
Td 0  E q  E qe ( i , t ).
dt

Trong đó: Eq - là sđđ đồng bộ của máy phát, tỉ lệ với dòng kích tự;

E'q = sđđ quá độ của máy phát, tỉ lệ với từ thống tổng móc vòng qua
cuôn day ro to;

Eqe - sđđ quy đổi, tỉ lệ với điện áp kích từ uf đặt vào cuộn dây ro to. Sđđ
này là hàm của các thông số đo đặt vào TĐK.

Tuyến tính hóa các phương trình ta có hệ PTVP (đã toán tử hóa) như sau:

TJ 2
p   P  0
0
Tdo pE'q  E q  E qe
1 m
E qe   Wi (p) i
1  pTe (1  pTf ) i1
Giữ lại các biến tự do là δ và Eq ta cần tính và thay biểu thức ca số gia:
61
P P
P =   E q
 E q

E 'q E 'q
E'q =   E q
 E q

 i  i
i =   E q
 E q

Thay biểu thức các số gia và của Eqe vào 2 phương trình đầu ta có:

 TJ 2 P  F
 p    E q  0
 0   E q

 E'q 1 m  i 
T p   Wi (p)  


do
 1  pTe
1  pTf
 i 1  

 E'q 1 m  i 
  Tdo p 1  Wi (p) E q  0
  1  pTe 1  pTf  i1 E q 

Đa thức đặc trưng nhận được từ hệ phương trình:

TJ 2 P P
p 
  E q
D(p) = (1 + pTe)(1 + pTf) 0 E'q
+
E' q
Tdo p Tdo p 1
 E q

TJ 2 P P
p 
m 0  E q
+  Wi (p)
i 1   i
 i

 E q

Có thể viết gọn lại dưới dạng tổng 2 đa thức:


m
D(p) = D0(p) +  Wi (p)R i (p) =D0(p) + D1(p)
i 1

Dễ nhận thấy D0(p) có bậc 5 với các hệ số phụ thuộc máy phát và HTĐ, có thể
viết tổng quát:

D0(p) = a0p5 + a1p4 + a2p3 + a3p2 + a4p + a5 .

62
Trong khi đó Ri(p) có bậc 2, Wi(p) có bậc l nên D1(p) có bậc n1 = l+2.

D1(p) = b0pl+2 + b1pl+1 +...+ bl+1p + bl+2 .

Hơn nữa các hệ số bk chứa hệ số khuếch đại của các kênh điều chỉnh. Ngoài ra
còn có thể viết đa thức đặc trưng ở dạng (bằng cách đặt k0u ra ngoài và chia các hệ
số bk cho k0u):

D(p)  D 0 (p)  k 0U D (p)  0 ; hay mD0 (p)  D (p)  0 với m = 1/k0u.


* 1 * 1

Ở dạng này có thể thấy khi koU   thì m  0 do đó D(p)  D (p) . Do đó khi
* 1

k0U   có n1 nghiệm của D(p) tiến dần tới n1 nghiệm của phương trình D1(p) =
0. Còn lại n - n1 nghiệm phải tiến tới  (ra khỏi mặt phẳng phức). Hệ thống sẽ ổn
định nếu n1 nghiệm hữu hạn có phần thực âm, n - n1 nghiệm còn lại tiến tới vô hạn
nhưng luôn ở nửa trái của mặt phẳng phức.

Dựa trên điều kiện này các nghiên cứu đã chứng minh được các điều kiện cần
và đủ để cấu trúc cho phép chọn k0u lớn tùy ý mà vẫn đảm bảo không mất ổn định
do dao động tự kích. Cụ thể đã đưa ra các kết luận sau:

1) Cần phải chọn cấp cho đạo hàm của các kênh phụ đủ cao để n - n1 ≤ 2 (điều
kiện cần). n phụ thuộc mô hình hệ thống, với mô hình trên ta có n = 5. n1 = l+2
trong đó l là cấp đạo hàm thông số, do đó cần l = 1 hoặc bằng 2.

2) Khi n - n1 = 1 đòi hỏi thêm điều kiện cần nữa là b0/a0 > 0;

3) Khi n - n1 = 2 thêm điều kiện cần là:

a 1 b1
 0
a 0 b0

4) Kênh phụ phải chứa ít nhất 1 thông số khác với UF và kèm thông số U'F.
Điều này có nghĩa, luôn luôn phải có thêm tín hiệu đạo hàm điện áp tham gia vào
tác động điều khiển. (Ý nghĩa: đảm bảo tác động nhanh). Ngoài ra cần có ít nhất
một thông số trạng thái khác tham gia vào tác động điều khiển, ví dụ I, If, δF, f, ωF.

63
5) Khi sử dụng thông số đo là góc kệch δ thì kênh phụ cần lấy đến đạo hàm
cấp 2 (dù đã đạt yêu cầu n - n2 ≤ 2 với đạo hàm cấp 1) .

Cuối cùng, sau khi cấu trúc thiết kế đã thỏa mãn các điều kiện cần, phải tiến
hành tính chọn trị số cho các hệ số khuếch đại theo các tiêu chuẩn ổn định (điều
kiện đủ). Riêng hệ số k0u được chọn theo yêu cầu chất lượng điện áp (đủ lớn).

Dựa trên lý thuyết vừa nêu các nhà khoa học Nga đã đề xuất các dạng khác
nhau cho TĐK tác động mạnh. Tín hiệu phụ rất hay được dùng là ∆f hoặc ∆If.
Thực tế ∆f đã là đạo hàm của góc lệch δF nên có ý nghĩa tác động nhanh. Độ lệch
∆P thực chất là đạo hàm cấp 2 của δ nên rất hiệu quả. Trên hình 4.6 là ví dụ cấu
trúc một TĐK tác động mạnh đơn giản nhất hay dùng ở các nước Đông Âu.

k0u

UF pk1u
1 E qe

f 1  pTe
k0f

pk1f

Hình 4.6

Song song với trường phái Nga là các nghiên cứu cấu trúc TĐK có kênh PSS
của các nước Tây Âu. Các cấu trúc được đưa ra rất đa dạng từ các công trình
nghiên cứu thử nghiên đơn lẻ. Xu hướng của các công trình này là tập trung lựa
chọn tổ hợp các thông số đo và sử dụng các khâu dịch pha. Tuy nhiên, kết quả
cuối cùng cho thấy điểm chung với kết cấu TĐK tác động mạnh Đông Âu là sử
dụng đạo hàm các thông số và sử dụng tổ hợp các thông số ngoài ∆U. Trên hình
4.7 là một số ví dụ kênh PSS (kênh phụ) TĐK Tây Âu.

64
a)

b)

c)

Hình 4.7

65
Tuy không đặt vấn đề sử dụng khâu đạo hàm cấp cao làm nguyên tắc xây
dựng cấu trúc PSS nhưng các cấu trúc Tây Âu đều dẫn đến chọn các thông số ∆ω,
∆f, ∆P làm thông tin đầu vào (hình 4.7c). Như đã thấy ∆ω và ∆f là đạo hàm của
góc lệch δ, ∆P tỉ lệ với đạo hàm của ∆ω.

Thiết kế ban đầu cho TĐK của NMTĐ Hòa Bình là loại tác động mạnh với
chất lượng ổn định điện áp rất cao. Ngoài kênh chuẩn TĐK tác động mạnh theo
các tín hiệu ΔU, U', Δf, f' TĐK của TĐ Hòa Bình còn được bổ sung thêm kênh tác
động theo đạo hàm dòng điện I'. (hình 4.8).

k0u

UF pk1u
1 E qe
ΔI pkI ∑
f 1  pTe
k0f

pk1f

Hình 4.8 Cấu trúc cơ bant TĐK của máy phát HB

Với cấu trúc tiên tiến này hệ số khuếch đại phản hồi âm của kênh độ lệch điện
áp có thể nâng cao nhất đến kU = 200. Sai số duy trì điện áp có thể đạt đến (2-5)%
tại thanh cái 220 kV của nhà máy. Yêu cầu này đạt được còn do bội số kích từ
theo dòng của hệ thống kích từ đạt được rất cao kIf = 2,0. (Eqcp cũng sẽ lớn). Khi
giữ nguyên được điện áp thanh cái 220 kV hệ số dự trữ ổn định tĩnh truyền tải
công suất tác dụng của nhà máy vào hệ thống tăng cao đáng kể so với khi giữ
nguyên điện áp thanh cái. Điều này còn rất qua trong khi truyền tải công suất qua
ĐDSCA 500kV.

66
4.4 Tính toán lựa chọn thông số cho TĐK tác động mạnh (có PSS)

4.4.1 Lựa chọn hệ số khuếch đại của kênh điều chỉnh theo độ lệch điện áp

Kênh điều chỉnh theo độ lệch điện áp thực hiện chức năng cơ bản của TĐK -
duy trì điện áp đầu cực máy phát trong giới hạn mong muốn. Hiệu quả điều chỉnh
của kênh này không phụ thuộc vào cấu trúc của các kênh phụ, bởi các kênh phụ
tác động theo tín hiệu đạo hàm của thông số trạng thái, chỉ có ảnh hưởng trong chế
độ quá độ. Cũng chính vì vậy, việc tính toán lựa chọn hệ số khuếch đại k 0U, không
phụ thuộc vào loại TĐK (tác động tỉ lệ hay tác động mạnh) và có thể xuất phát từ
đặc tính điều chỉnh tĩnh của bộ điều chỉnh. Ví dụ TĐK có kênh tác động theo độ
lệch điện áp, các kênh phụ đều theo đạo hàm thông số ta có:

Eqe = Eqeo + K0U (UF0 - UF) (3-1)

Quan hệ này có được bằng cách cho các toán tử đạo hàm trong hàm truyền
bằng 0. Với sơ đồ hình 4.9, sau khi cho toán tử s = 0 thì chỉ còn hệ số Kp.

Có thể có cầu trúc TĐK dùng nhiều tín hiệu kênh độ lệch, cách thiết lập quan
hệ vẫn tương tự. Ví dụ khi có thêm khâu điều chỉnh theo độ lệch dòng điện và độ
lệch tần số : Eqe =Eq0 + ku (UF0 - UF) + ki (IF - IF0) + kf (f - f0).

Như đã phân tích trong phần trước, độ chính xác duy trì điện áp UF phụ thuộc
vào trị số k0U. Thường mong muốn k0U lớn để có được độ chính xác cao (UF ít
thay đổi). Trong thực tế yêu cầu duy trì điện áp đầu cực máy phát vào khoảng (0,5
 2)% khi công suất P thay đổi từ 0 đến định mức. Độ lệch này phụ thuộc vào sơ
đồ nối với hệ thống, do đó cần mô hình đầy đủ sơ đồ lưới khi tính toán.

Với một hệ số khuếch đại đã cho, sai số điều chỉnh có thể đánh giá thông qua
quan hệ UF = f(P). Theo quan hệ thày, có thể tính toán được miền sai số (phạm vi
dao động điện áp) ứng với các hệ số khuếch đại ku khác nhau. Dựa vào đó lựa
chọn trị số thích hợp cho k0U. Tiếc rằng quan hệ giải tích UF = f(P) thường rất
phức tạp khó tìm ngay cả đối với sơ đồ hệ thống điện đơn giản nhất, do đó nói
chung để xác định k0U cần tính toán bằng số kết hợp với đồ thị. Thực chất là tính

67
toán CĐXL của hệ thống với biểu thức quan hệ cụ thể của sđđ E qe. Khi đó cho
công suất P thay đổi trong phạm vi có thể, xây dựng đường cong UF(P) theo kết
quả bằng số.

Xét hệ thống điện hình 3.1, giả thiết quy luật điều chỉnh TĐK có dạng (3-1).

Td0 TJ UF P UC
Máy LƯỚI
 ĐIỆN
kích từ

BU
TĐK

P U
Eq/δ Y11c Y12c
Xd Y21c Y22c
UF

Hình 3.1
Trong CĐXL ta có các quan hệ sau:

P = E2q y11 sin  11 + EqUy12 sin ( -  12) ; (mô hình hệ thống) (1)

Eq = Eqo + K0U (UF0 - UF); (mô hình kích từ) (2)

UF = φ(δ, Eq); (thông số đo) (3)

Trong đó:

Y11 = Y11c /(1+ j xd y11c) = y1111

Y12 = Y12c /(1+ j xd y11c) = y1212

Để phân tích độ lệch điện áp phụ thuộc vào công suất P, trước hết cần dựa vào
sơ đồ thiết lập biểu thức hàm φ(δ,Eq). Đây là nội dung khá phức tạp ngay cả với

68
sơ đồ đơn giản như trên hình vẽ. Trong trường hợp này, sau những biến đổi khá
phức tạp có thể nhận được quan hệ sau:

U F  E q2 A  2E q B()  C  (, E q ).

trong đó:

A = 1- 2y11 xd cos 11 + (y11xd)2

B () = Uc y12 xd [cos ( - 12) - y12 xd cos ( - 12 + 11) ]

C = (Uc y12 xd)2 .

Từ đây ta có thể nhận được quan hệ UF (P) bằng cách thay biểu thức

Eq = Eqo + k0U (UF0 - UF)

vào φ(δ,Eq) giải phương trình (3) . Sau các phép biến đổi và rút gọn ta nhận được
phương trình quan hệ:

U 2F (1  Ak 02U )  2U F [ A (E q0  k 0U U F0 )  B()]k 0U 
 [ A (E q0  k 0U U F0 ) 2  2B()(E q0  k 0U U F0 )  C]  0

Cho các giá trị khác nhau của góc lệch  xác định UF theo phương trình trên,
đồng thời xác định P theo biểu thức (1) sẽ xây dựng được quan hệ UF = f(P). Quan
hệ có dạng như trên hình 3.2.

P
UF

ΔUcp P0
UF0

Điều chỉnh P

P0 P 0 

a) b)
Hình 3.2

69
Sau khi có đường cong có thể kiểm tra được sai số điều chỉnh trong phạm vi
công suất vận hành ứng với các hệ số khuếch đại k0U khác nhau. Từ đó lựa chọn
k0U đảm bảo độ lệch cho phép điện áp trong phạm vi thay đổi của công suất.

Với sơ đồ phức tạp hơn, nói chung phải sử dụng chương trình tính toán CĐXL
để xây dựng quan hệ UF = f(P) như đã nêu trên. Thông thường, tính với số liệu của
các HTĐ thực tế cho thấy độ chính xác đủ thoả mãn khi k0U = (30  50). Với trị số
này của K0U, có thể TĐK tác động tỉ lệ đã thoả mãn yêu cầu. Tuy nhiên, với
những hệ thống đòi hỏi k0U lớn hơn nói chung cần trang bị TĐK tác động mạnh
hoặc bổ sung PSS vào hệ thống kích từ.

4.4.2 Lựa chọn hệ số đặt của kênh phụ

Như đã nói trong phần trên, mục đích của các kênh phụ là đảm bảo cho hệ
thống không mất ổn định do phát sinh dao động tự kích khi chọn k 0u lớn. Do đó
các tính toán lựa chọn cần xuất phát từ các tiêu chuẩn ổn định. Thông thường, cấu
trúc các kênh phụ (hay PSS) đã có sẵn từ khi thiết kế nhà máy và mua thiết bị, do
đó bài toán đặt ra chỉ là lựa chọn các thông số đặt. Trường phái Tây Âu thường là
"mò" bằng thực nghiệm cũng như dựa vào các tính toán của nhà thiết kế (phạm vi
cho phép). Nếu TĐK có cấu trúc tốt thì phạm vi lựa chọn khá thoải mái trong giới
hạn (vì dễ đạt điều kiện ổn định). Các hãng thiết kế PSS cũng thường cố gắng
chọn cấu trúc để thích ứng cho hầu hết các sơ đồ hệ thống để khách hàng dễ dàng
sử dụng cho dù thông số chọn không phải là tối ưu. Tuy nhiên, với sơ đồ nhà máy
và thông số hệ thống thực tại rất nên tính toán cụ thể theo các phương pháp khác
nhau: mô hình và tính toán bằng giải tích, mô hình qua mô phỏng theo phần mềm
máy tính (MATLAB chẳng hạn) nhằm đánh giá hiệu quả thực tế của TĐK và lựa
chọn tối ưu các hệ số đặt.

Để hiểu rõ hơn bản chất của vấn đề ta nghiên cứu phương pháp giải tích
(trường phái Nga, Đông Âu). Trước hết cần nhắc lại vài tiêu chuẩn ổn định hay
dùng. Các tiêu chuẩn ổn định dều xuất phát từ điều kiện đảm bảo phần thực âm

70
cho tất cả các nghiệm phương trình đặc trưng (PTĐT). Ta giả thiết dạng chung
của PTĐT:

D(p)  a 0 p n  a a p n 1  a 2 p n 2  ...  a n 1p  a n  0 (3.1)

4.4.2.1 Tiêu chuấn đại số Hurwitz

Theo tiêu chuẩn này, để xét dấu của nghiệm PTĐT cần thiết lập một bảng số
trên cơ sở các hệ số PTĐT, còn gọi là ma trận Hurwitz. Cách thành lập như sau :

Bảng gồm n hàng n cột. Đầu tiên viết các phần tử của đường chéo chính, lần
lượt là các hệ số của PTĐT a1, a2, a3, ..., an. Sau đó điền đầy các hàng ngang, lần
lượt gồm toàn các phần tử lẻ hoặc chẵn, tương ứng với thuộc tính (chẵn, lẻ) của
phần tử đã có trên đường chéo chính. Các phần tử còn thiếu (có chỉ số nhỏ hơn 0
hoặc lớn hơn n) được lấp đầy bằng những số 0.
a1 a3 a5 a7 . . . . . . . 0 0 0
a0 a2 a4 a6 . . . . . . . 0 0 0
0 a1 a3 a5 . . . . . . . 0 0 0
0 a0 a2 a4 . . . . . . . 0 0 0
. . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . .. . . . .
0 0 0 0 . . . . . . . . an-3 an-1 0
0 0 0 0 . . . . . . . . an-4 an-2 an

Ma trận Hurwitz dùng làm cơ sở để thiết lập các định thức Hurwitz cấp k (k =
1, 2, ..., n) cần thiết để tính toán kiểm tra điều kiện ổn định. Mỗi định thức (cấp k)
thực chất là phần phía trên bên trái ( k hàng k cột ) của ma trận Hurwitz.

a1 a3
1 = a1 ; 2 = ;
a0 a2

a1 a3 a5
3 = a 0 a2 a4 ; ...
0 a1 a3

71
Định thức cấp n chứa toàn bộ các phần tử của ma trận Hurwitz. Tiêu chuẩn ổn
định theo Hurwitz có thể phát biểu rất đơn giản trên cơ sở xét dấu các định thức
1, 2, ..., n: hệ thống sẽ ổn định nếu tất cả các hệ số của PTĐT và các định thức
Hurwitz đều dương (luôn quy ước lập PTĐT với a0 > 0). Thực chất, tiêu chuẩn
Hurwitz chỉ là điều kiện đảm bảo để các nghiệm PTĐT đều có phần thực âm. Tuy
nhiên, theo phương pháp xấp xỉ bậc nhất của Lyapunov đó cũng chính là điều kiện
để hệ thống ổn định.

Tiêu chuẩn Hurwitz cho phép ứng dụng rất thuận tiện bởi chỉ là các phép tính
xét dấu định thức. Trong nhiều trường hợp (PTĐT cấp thấp) tiêu chuẩn còn cho
phép tìm được quan hệ giải tích giữa các thông số ứng với giới hạn ổn định. Ví dụ
hệ thống ứng với PTĐT cấp 3, điều kiện đủ để hệ thống ổn định gồm:

a0 > 0; a1 > 0; a2 > 0; a3 > 0.

1 = a1 > 0;

2 = a1a2 - a0a3 > 0;

3 = a3.2 > 0;

Các điều kiện liên quan đến nhau nên thực tế chỉ cần xét một số ít các điều
kiện. Ví dụ a1>0 kéo theo Δ1>0; 2>0 kéo theo a2>0 (khi a0, a1, a3 đã dương); a3 và
2 dương kéo theo 3>0. Cuối cùng, dễ thấy nếu tất cả các hệ số PTĐT đều dương
thì có thể kết luận hệ thống ổn định với một điều kiện tính thêm duy nhất: ∆2 =
a1a2 - a0a3 > 0. Từ đó có thể thiết lập được miền ổn định theo thông số trên cơ sở
điều kiện duy nhất này (chỉ cần thay a0, a1, a2, a3 bằng các biểu thức phụ thuộc
thông số).

4.4.2.2 Tiêu chuẩn tần số Mikhailov

Để đánh giá tính ổn định hệ thống theo tiêu chuẩn này cần phải khảo sát dạng
đường cong D(p) trong mặt phẳng phức khi cho p các giá trị biến thiên thuần ảo,
nói khác đi, khảo sát đường cong D(j) biểu diễn trên mặt phẳng phức với  biến

72
thiên từ -  đến + . Trong quá trình cho  biến thiên (từ -  đến + ) có thể
theo dõi sự biến thiên số gia góc của véc-tơ D(j) để kết luận về tính ổn định.

Tiêu chuẩn ổn định Mikhailov có thể phát biểu như sau: hệ thống ổn định nếu
số gia tổng của góc:

 arg [D(j)] = n
-<<+

trong đó n là cấp của đa thức đặc trưng. Với hệ thống mất ổn định thì số gia này
nhỏ hơn n. Về hình học, tiêu chuẩn có nghĩa là hệ thống chỉ ổn định nếu đường
cong di chuyển của mút véc tơ D(j) vòng quanh gốc toạ độ đúng n/2 vòng (khi 
tăng từ -  đến + ). Nếu ít hơn thì hệ thống không ổn định.

Để hiểu rõ ý nghĩa của tiêu chuẩn, ta xét dạng chung của PTĐT (3.1). Về lý
thuyết, có thể khai triển đa thức theo các nghiệm để có dạng:

D(p) = a0(p - p1) (p - p2) ... (p - pn) = 0.

Mỗi nghiệm của phương trình về hình học có thể biểu diễn bằng một vec-tơ
trên mặt phẳng phức. Ví dụ, nghiệm pi có thể biểu diễn bằng vectơ nối gốc toạ độ
với điểm pi như trên hình 3.3,a. Khi đó mỗi nhân tử (p-pi) chính là vectơ hiệu của
biến véctơ p với pi (hình 3.4,b). Trường hợp đặc biệt, cho p = j , mút véc tơ p
nằm trên trục ảo (hình 3.3,c và hình 3.3,d). Dễ thấy rằng trong trường hợp này,
khi cho  thay đổi từ - đến + số gia góc của mỗi nhân tử (p-pi) sẽ là + hoặc -
 tùy thuộc nghiệm nằm bên trái hay bên phải mặt phẳng phức.

73
+j +j
p
p-pi
pi pi

+1 +1

a) b)
+j +j

p-pi p-pi

pi pi
+1 +1

c) d)
Hình 3.3

Ta xét đường cong D(p) trong trường hợp p = jω, nghĩa là đường cong D(jω)
trên mặt phảng phức khi cho ω thay đổi từ -∞ đên +∞ (hình 3.4). Với mỗi giá trị ω
số phức D(jω) là một vectơ nối từ gốc tọa độ đến đường cong với góc pha xác
định. Khi cho ω chạy từ -∞ đên +∞ vectơ sẽ quay, đường cong có thể vòng quanh
gốc tọa độ hoặc không. Dựa vào đó ta có thể tính được số gia của góc (có thể quay
tiến (công thêm), quay lùi (trừ đi) và quay nhiều vòng quanh gốc).

Số gia góc của véctơ D(j) là tổng số gia góc của các nhân tử nên sẽ có giá trị
cực đại là n khi tất cả các nghiệm phương trình đặc trưng đều nằm bên trái mặt
phẳng phức. Đó chính là trường hợp mọi nghiệm của phương trình đặc trưng đều
có phần thực âm, hệ thống ổn định. Các trường hợp còn lại số gia góc nhỏ hơn n.

74
+j +j +j

D(jω)
D(jω)
D(jω)
+1 +1 +1
0 0 0

ổn định không ổn định

Hình 3.4

Cũng cần nói thêm về sự đối xứng của đường cong xét với toàn bộ khoảng
biến thiên -  <  < + . Thật vậy nếu biểu diễn đa thức đặc trưng ở dạng:

D(j) = U(j) + jV(j)

bằng cách thay p=jω vào biểu thức D(p) và nhóm lại, ta có:

U() = an - an-22 + an-44 - ... là hàm chẵn của ,

còn V() = an-1 - an-33 + an-55 - ... là hàm lẻ của .

Như vậy, U() = U(-) và đường cong D(j) đối xứng qua trục thực. Cũng
có nghĩa là chỉ cần xét với khoảng 0 <  < +  với tiêu chuẩn ổn định hệ thống:

 arg [D(j)] = n/2


0<<+

Trên hình 3.4 là ví dụ về đường cong D(j) của hệ thống có n = 5 ứng với các
trường hợp ổn định (arg [D(j)] = 5/2) và không ổn định (arg D(j) = 2/2
khi 0 <  < +). Khó khăn chính khi áp dụng tiêu chuẩn tần số là đảm bảo độ
chính xác khi vẽ đường cong, nhất là lúc đường cong đi rất sát với gốc toạ độ.

4.4.2.3 Phân chia miền ổn định theo thông số

75
Nhiều bài toán thực tế dẫn đến yêu cầu tìm miền ổn định hệ thống theo thông
số. Ví dụ cần lựa chọn các hệ số khuếch đại của thiết bị điều chỉnh kích từ máy
phát sao cho vừa đảm bảo chất lượng điều chỉnh điện áp vừa nâng cao tính ổn
định cho hệ thống. Khi đó sẽ rất thuận tiện nếu biết được miền giới hạn trong
không gian thông số (là các hệ số khuếch đại) mà tính ổn định hệ thống được đảm
bảo. Cặp giá trị hệ số lựa chọn sẽ phải là một điểm trong miền ổn định đồng thời
đảm bảo chất lượng cao về điều chỉnh điện áp. Tiêu chuẩn tần số sử dụng rất
thuận lợi trong trường hợp này.

Dễ nhận thấy rằng, các điểm nằm trên biên giới miền ổn định phải thuộc tập
hợp các giá trị thông số làm cho có ít nhất 1 nghiệm của phương trình đặc trưng
nằm trên trục ảo (nghiệm giới hạn giữa ổn định và không ổn định). Tuy nhiên,
không phải toàn bộ tập hợp kể trên của các thông số (làm cho có ít nhất 1 nghiệm
của phương trình đặc trưng nằm trên trục ảo) đều nằm trên biên giới phân chia
giữa miền ổn định và không ổn định. Đó là vì khi có một hay một số nghiệm
thuần ảo vẫn có thể tồn tại một số lượng m nào đó các nghiệm có phần thực
dương (nằm bên phải mặt phẳng phức). Miền được phân chia ra sẽ đúng là miền
ổn định khi chứng minh được m = 0. Từ các suy luận đó có thể suy ra cách thực
hiện xây dựng miền ổn định theo 2 bước. Trước hết vẽ các đường (hay mặt) giới
hạn theo điều kiện cần: ứng với tập các giá trị thông số làm cho có ít nhất 1
nghiệm phương trình đặc trưng thuần ảo. Các đường giới hạn này có thể chia
không gian làm nhiều phần. Bước tiếp theo, tìm miền ứng với số nghiệm dương m
nhỏ nhất: nếu m = 0 thì chính là miền ổn định của hệ thống. Có thể không tồn tại
miền với m = 0 hoặc ngược lại, có thể nhận được nhiều khu vực ứng với m = 0.
Mọi khu vực có m = 0 đều thuộc miền ổn định.

Hãy xét cách xây dựng đường cong giới hạn theo điều kiện cần, trong trường
hợp có 2 thông số. Giả sử có thể biến đổi phương trình đặc trưng về dạng sau:

D(p) = k1P(p) + k2Q(p) + R(p) = 0

76
trong đó k1 và k2 là các thông số. Đường cong giới hạn theo điều kiện cần (để
phương trình đặc trưng ban đầu có ít nhất một nghiệm thuần ảo) trong không gian
thông số sẽ ứng với tập hợp các thông số k1, k2 thoả mãn phương trình:

D(j) = k1P(j) + k2Q(j) + R(j) = 0

với mọi giá trị -  <  < + . Khai triển D(j) = U() + jV(), và đưa phương
trình về dạng viết riêng theo phần thực, phần ảo:

U() = k1 P1() + k2 Q1() + R1() = 0

V() = k1 P2() + k2 Q2() + R2() = 0

Giải hệ phương trình (tuyến tính) đối với các ẩn số k1 và k2 có thể nhận được:

k1 = 1/

k2 = 2/

P1  Q1 
trong đó: =
P2  Q 2 

 R 1  Q1 
1 =
 R 2  Q 2 

P1   R 1 
1 =
P2   R 2 

Cho  một giá trị xác định sẽ tìm được một cặp giá trị k1, k2 biểu thị thành
một điểm trong không gian thông số. Cho những gia trị ω khác nhau với -  <  <
+  có thể xây dựng được toàn bộ đường cong giới hạn. Hình 3.5 là một ví dụ
dạng đường cong giới hạn nhận được trong không gian thông số (k 1,k2). Đường
cong chia mặt phẳng thành 3 khu vực. Để tìm miền ổn định cần có những nghiên
cứu bổ sung dựa vào một số quy tắc bổ trợ, như quy tắc đánh dấu một phía đường
cong giới hạn, quy tắc xây dựng đường thẳng đặc biệt ứng với lúc a0 hoặc an triệt
tiêu... Cũng có thể tính kiểm tra (theo các tiêu chuẩn đại số) trực tiếp một vài điểm

77
trong và ngoài khu vực quan tâm trên mặt phẳng thông số ... Các khu vực ứng với
số nghiệm có phần thực dương m = 0, hoặc chứa một điểm ứng với trạng thái ổn
định hệ thống sẽ thuộc vào miền ổn định.

k2

m=2

m=0

m=2
m=4 k1

Hình 3.5

78
4.5 Ví dụ bằng số tính toán lựa chọn hệ số khuếch đại kênh PSS

Cho sơ đồ HTĐ như trên hình 3.6, gồm một NMTĐ lớn (4 tổ máy) phát
công suất lên hệ thống qua 2 máy biến áp tăng áp và đường dây 500kV. Giữa
đường dây có trạm biến áp cung cấp công suất cho phụ tải trung gian. Thông số
các máy phát, máy biến áp tăng áp và các đoạn đường dây ghi trên sơ đồ. Yêu
cầu:

1) Phân tích ổn định tĩnh hệ thống, tìm giới hạn truyền tải công suất và hệ
số dự trữ ổn định trong 2 trường hợp: máy phát có TĐK tác động tỉ lệ (giữ E'q =
const) và có TĐK tác động mạnh (UF=const).

2) Giả thiết máy phát có TĐK tác động mạnh, tính chọn các hệ số đặt cho
kênh PSS.

B 2
HT
F 1 4 l1 = 400 km 3 l2 = 250 km
~ ~
3 x AC400 3 x AC330
St

Máy phát: Đường dây l1: Đường dây l2:

PFđm = 4 x 260 MW r0 = 0,024 Ω/km r 0 = 0,029 Ω/km

UFđm = 15,75 kV x0 = 0,298 Ω/km x0 = 0,299 Ω/km

X'd = 0,42 ; cosφ = 0,85. b0 = 3,76.10-6 1/Ωkm b0 = 3,74.10-6 1/Ωkm

Máy biến áp: Phụ tải: St=(300+j23,6)MVA; Hệ thống: U = 500 kV

Sđm = 2 x 630 MVA

Uđm = 500 kV;

UN% = 14,9 ; k=500/15,75

Hình 3.6

79
GIẢI:
I. Phân tích ổn định tĩnh, tính giới hạn chuyên tải (câu 1)

Bước 1. Thiết lập sơ đồ thay thế và tính thông số sơ đồ.

E 'q jXF jXB 1 ZD1 3 ZD2 2



U 2
1' 
U 
U
1 Q'C1 3
Q"C1 Q'C2 Q"C2
S t

S 3
Sử dụng hệ đơn vị có tên, tính quy đổi về cấp điện áp 500 kV.
- Đoạn đường dây 1-3: ZD1 = 9,02+j115,6 ôm; YC1 = j1526,4.10-6 1/ôm;
- Đoạn đường dây 2-3: ZD2 = 7,25+j74,75 ôm; YC2 = j935.10-6 1/ôm;
- Máy phát đẳng trị:
2
2
X'd U đm 0,42 500 .0,85
XF  k2   85,8 ôm .
4 Sđm 4 260

- Máy biến áp đẳng trị:


2
2
1 U N % U đm 14,9 500
XB    29,5 ôm .
2 100 Sđm 2.100 630

Bước 2. Tính phân bố dòng, áp với chế độ vận hành, trong đó giả thiết nhà máy
đang phát công suất 1000 MW.

Với U2 = 500kV; PF = 1000MW ; St = (300+j23,6) MVA tính CĐXL (bằng


chương trình) ta có:

S 1  (1000  j0,9) MVA ; U


  52536,28o ; U
1
  5000o ; U
2
  51011,14o.
3

Tính sđđ của nguồn:

80
2 2 2 2
 Q .X   P .X   0,9.115,3   1000.115,3 
E'1   U1  1     1     525      568,9kV.
 U 1   1 U  525   525 

trong đó: X∑ = XF+XB=85,8+29,5=115,3 ôm.

Bước 3. Biến đổi sơ đồ:

E 'q jX∑ 1 ZD1 3 ZD2 2 


U2

U 
U
1' 1 YC1/2 3
YC2/2
Z3

YC1 1526,4.10 6
Q"C1  U 32  510 2  198,5 MVAr ;
2 2
6
2 YC 2 2 935.10
Q 'C 2  U 3  510  121,6 MVAr ;
2 2
S 3  S t  j(Q"C1 Q'C 2 )  300  j23,6  j(198,5  121,6)  (300  j296,5) MVAr
 421,8  44,66o ;
U 32 510 2
Z3  (cos   j sin )  [cos( 44,66o )  j sin( 44,66o )] 
S3 421,8
 438,6  j433,5  616,7  44,66o .

Tiếp tục biến đổi về dạng hình T:

Z10=2/jYC1= 2/j1526,4.10-6 = -j1310 ôm.

Z20=2/jYC2= 2/j935.10-6 = -j2139 ôm.

E 'q jX∑ 1 ZD1 3 ZD2 2 


U2

U 
U
1' 1 3
Z10 Z3 Z20
4

E 'q jX∑ 1 Z14 4 Z24 2 


U2

U
1' 1
Z40 Z20
5 81
E 'q jX∑ 1 Z15 5 Z25 2 
U2

U
1' 1
Z50
Z1'5

Z10 .Z D1
Z14   30,54  j84,67 ;
Z10  Z D1  Z 3
Z 3 .Z D1
Z 34   18,25  j38,25 ;
Z10  Z D1  Z 3
Z10 .Z 3
Z 40   239  j414,6 ;
Z10  Z D1  Z 3
Z 24  Z D 2  Z 34  11  j113 .

Biến đổi tam giác - sao phía cuối:

Z 24 .Z 40
Z 45   11,14  j19,16 ;
Z 24  Z 40  Z 20
Z 24 .Z 20
Z 25   0,38  j99,06 ;
Z 24  Z 40  Z 20

Z 20 .Z 40
Z 50   174  j379,6 ;
Z 24  Z 40  Z 20
Z15  Z14  Z 45  19,4  j103,8 ;
Z1'5  jX   Z15  19,4  j219,1 .

Để thiết lập đặc tính công suất cần xác định tổng trở (hoặc tổng dẫn) riêng và
tương hỗ cho sơ đồ. Ta có:

82
Z50 Z 25
Z1'1'  Z1'5   345,384,27 o ; 1'1'  90 o  84,27 o  5,73o ;
Z50  Z 25
Z1'5 Z 25
Z1'2  Z1'5  Z 25   272,891,4 o ; 1'2  90 o  91,4 o  1,4 o.
Z50

Bước 4. Thiết lập đặc tính công suất, tính giới hạn công suất truyền tải và hệ số
dự trữ ổn định.

Biểu thức đặc tính công suất:

E'12 E' U
P1 ()  sin 1'1'  1 2 sin(   1'2 ) 
Z1'1' Z1'2
568,9 2 568,9.500
 sin 5,73o  sin(   1,4 o ) 
345,3 272,8
 94  1042 sin(   1,4 o ).

Công suất truyền tải giới hạn theo điều kiện ổn định: Pm = 94+1042=1136 MW.

Hệ số dự trữ:

Pm  P0 1136  1000
K dt  100%  100%  13,6%.
P0 1000

Tiếp theo ta tính lại với giả thiết máy phát được trng bị TĐK tác động
mạnh, giữ được điện áp thanh cái U1 không đổi.

Trong trường hợp này không cần xét đến sđđ E' và điện kháng X∑ . Biểu
thức đặc tính công suất hoàn toàn xác định bởi tổng dẫn riêng và tương hỗ của
phần sơ đồ từ 1 đến 2. Ta có:

Z50 Z 25
Z11  Z15   230,981,41o ; 11  90 o  81,41o  8,59 o ;
Z 50  Z 25

Z1'5 Z 25
Z12  Z15  Z 25   182,488,54 o ; 12  90 o  88,54 o  1,46 o.
Z50

Đặc tính công suất:

83
U12 UU
P1 ()  sin 11  1 2 sin(   12 ) 
Z11 Z12
525 2 525.500
 sin 8,59 o  sin(   1,46 o ) 
230,9 182,4
 178,3  1439 sin(   1,46 o ).

Công suất truyền tải giới hạn theo điều kiện ổn định:

Pm = 178,3+1439=1617,3 MW.

Hệ số dự trữ ổn định:

Pm  P0 1617,3  1000
K dt  100%  100%  61,73%.
P0 1000

Như vậy TĐK tác động mạnh có hiệu quả rõ rệt nâng cao giới hạn truyền tải công
suất từ nhà máy đến hệ thống.

II. Tính toán lựa chọn hệ số đặt cho TĐK tác động mạnh (câu 2)

Ở đây giả thiết 4 máy phát đều được trang bị TĐK tác động mạnh với cấu trúc
đã biết (hình 3.7), cần lựa chọn hệ số khuếch đại cho các kênh phụ để hệ số
khuếch đại trong kênh chính có thể chọn đủ lớn. Cụ thể như sau:

Sơ đồ và thông số cấu trúc TĐK: Te = 0,03 s ; TL = 0,02 s.

1
U WU(p)
1  pTL
Ukt ke Eqe
+ 1+pTe
1
f Wf(p)
1  pTL

Hình 3.7

WU(p) = K0U + pK1U ; Wf (p) = K0f + pK1f .

Các máy phát thủy điện (cực lồi) được cho bổ sung thêm các thông số:

84
Xd = 1,65 ; Xq = 1,07 ; Tdo = 8,8 s ; TJ = 10 s.

Đã chọn trước K0U = 50 ; K1U = 3,6 (theo yêu cầu điều chỉnh điện áp). Cần lựa
chọn K0f và K1f cho kênh phụ theo điều kiện đảm bảo ổn định.

Giải: Theo mô hình của máy phát cực lồi, để xác định đặc tính công suất và
biểu thức UF ta cần thiết lập lại sơ đồ thay thế. Tận dụng kết quả của câu 1 ta có
sơ đồ đã rút gọn:

EQ jXq jXB 1 Z15 5 Z25 2


1' U F F U11
Z50 U 2 0

Các thông số sơ đồ: Z15 = 18,4 +j 103,8 Ω; Z25 = -0,38 +j 99,06 Ω;

Z50 = 174 -j379,6 Ω; XB = 29,5 Ω;

Tính thêm

2
2
X d U đm 1,65 500 .0,85
Xd  k2   337,1 ;
4 Sđm 4 260

2
X q U đm
2
1,07 500 .0,85
Xd  k 
2
 218,6  .
4 Sđm 4 260

Xác định thêm thông số CĐXL đầu:

85
2 2
 Q .X   P .X 
U F   U1  1 B    1 B  
 U1   U1 
2 2
 0,9.29,5   1000.29,5 
  525      527,9kV
 525   525 
P1X B / U1
 U FU1  arctg  6,21o .  F  1   U FU1  36,28o  6,21o  42,5o
U 1  Q1 X B / U 1

2 2
 Q1 .(X B  X q )   P1 .(X B  X q ) 
E Q   U1     
 U1   U1 
2 2
 0,9.(29,5  218,6)  1000.(29,5  218,6) 
 525       706,1kV.
 525 525

P1 (X B  X q ) / U1
 EQ U1  arctg  42,08 o .   1   U FU1   EQ U1  78,36 o .
U 1  Q1 ( X B  X q ) / U 1

Z 23 Z 30
Z1'1'  (jX q  jX q  Z13 )   34,5  j476,4   477,785,86
Z 23  Z30
1'1'  90 o  85,86 o  4,14 o .

(jX q  jX q  Z13 ) Z 23
Z1'2  (jX q  jX q  Z13 )  Z 23 
Z 30
 19,67  j376,9   377,493o 
1'1'  90 o  93o  3,0 o .

Thay vào ta có đặc tính công suất:

E Q2 EQ U2
P ( E Q , )  sin 1'1'  sin(   1'2 ) 
Z1'1' Z1'2
706,12 706,1.500
 sin 4,14 o  sin(   3o )  75,4  935,5 sin(   1,4 o ).
477,7 377,4

Từ đây để thuận lợi cho tính toán bằng số ta chuyển sang đơn vị tương đối.

Chọn SCB = 1000MVA; UCB = 500 kV, ta có ZCB =U2CB/SCB = 5002/1000=250 Ω.

86
Z1'1' = 477,7/250 = 1,91; Z1'2 = 377,4/250 = 1,51;

Xd = 337,1/250 = 1,35; Xq = 218,6/250 = 0,87 ; X'd = 85,8/250 = 0,34 ;

EQ = 706,1/500 = 1,41; UF = 527,9/500 = 1,056; U2 = 500/500 = 1.

Ta thiết lập hệ phương trình vi phân và tuyến tính hóa:

TJ 2
p   P  0
0
Tdo pE'q  E q  E qe
1
E qe  [ WU (p)U F  Wf (p)p F ];
(1  pTe )(1  TL )

Các số gia cần được tính theo các biến độc lập. Ở đây, có thể rút gọn về 2 PTVP
bằng cách thay biểu thức ΔEqe vào phương trình thứ 2 và chọn 2 biến độc lập. Ví
dụ chọn góc lệch δ giữa máy phát với hệ thống và sđđ giả tưởng EQ, ta có:

P P
P    E Q
 E Q
E 'q E 'q E q E q
E 'q    E Q ; E q    E Q ;
 E Q  E Q
U F U F  
U F    E Q ;  F  F   F E Q ;
 E Q  E Q

Để xác định được trị số cụ thể của các đạo hàm riêng này cần phải dựa vào các
biểu thức giải tích của các hàm tương ứng. Ta có:

E Q2 EQU2
P(, E Q )  sin 1'1'  sin(   12 );
Z1'1' Z1'2

P E Q U 2 1,41.1
 cos(  1'2 )  cos(78,36 o  3o )  0,142
 Z1'2 1,51
P 2E Q U
 sin 1'1'  2 sin(   1'2 )
E Q Z1'1' Z1'2
2.1,41 1
 sin 4,14 o  sin( 78,36 o  3o )  0,761.
1,91 1,51

87
Theo các biểu thức tương tự như trong mục 6.1 ta cũng có:

 X q  X'd  X q  X'd
E'q  E'q (, E Q )  E Q 1  cos 1'1'   U 2 cos(  1'2 );
 Z1'1'  Z1'2
E'q X q  X'd 0,87  0,34
 U 2 sin(   1'2 )  1 sin( 78,36 o  3o )  0,348;
 Z1'2 1,51
E'q X q  X'd 0,87  0,34
 1 cos 1'1'  1  cos 4,14 o  0,732.
E Q Z1'1' 1,91

 Xd  Xq  Xd  Xq
E q  E q (, E Q )  E Q 1  cos 1'1'   U 2 cos(  1'2 );
 Z1'1'  Z1'2
E q Xd  Xq 1,35  0,87
 U2 sin(   1'2 )  1 sin( 78,36 o  3o )  0,31;
 Z1'2 1,51
E 'q Xd  Xq 1,35  0,87
 1 cos 1'1'  1  cos 4,14 o  1,25.
E Q Z1'1' 1,91

 Xq X q2  EQU2Xq
U F  U F (, E Q )  E Q2 1  2 cos 1'1'  2   2 
 Z1'1' Z1'1'  Z1'2
2 2
 Xq  U2Xq
 cos(  1'2 )  cos(  1'2  1'1' )  2
 Z1'1'  Z1'2
U F EQU2Xq  Xq 
 sin(    1' 2 )  sin(   1'2  1'1' )
 U F Z1'2  Z1'1' 
1,41.1.0,87  0,87 
 sin( 78,36 o  3o )  sin( 78,36 o  3o  4,14 o )  0,412;
1,056.1,51  1,91 

U F 1   2X q X2  U X X
 E Q 1  cos 1'1'  2q   2 q cos(  1' 2 )  q 
E Q U F   Z1'1' Z1'1'  Z1' 2 Z1'1'
 cos(  1' 2  1'1' ) 
1   2.0,87 0,87 2  1.0,87
 1,411 
1,056   1,91
cos 4,14 o  2 

1,91  1,51

cos(78,36 o  3o ) 

0,87
 cos(78,36 o  3o  4,14 o )   0,459
1,91

88
Xq Xq
EQ sin 1'1'  U 2
sin(   1'2 )
Z1'1' Z1'2
 F   F (, E Q )    arctg
 Xq  Xq
E Q 1  sin 1'1'   U 2 sin(   1'2 )
 Z1'1'  Z1'2

1  2  X q  EQ U2Xq
2
 F Xq
 2 E Q 1  2  2 cos 1'1'   [cos(   1'2 ) 
 U F   Z1'1' Z1'1'  Z1'2
Xq
 cos(  1'2  1'1' )]   0,615.
Z1'1'
 F U2Xq  Xq 
 2 sin(   1'2 )  sin(   1'2  1'1' )
E Q U F Z1'2  Z1'1' 
1.0,87  0,87 
 2 sin( 78,36 o  3o )  sin( 8,36 o  3o  4,14 o )  0,276.
1,056 .1,51  1,91 

Cuối cùng ta tiến hành thiết lập phương trình đặc trưng.

Có thể viết theo 2 phương trình đầu. Tuy nhiên để cho gọn (khử mẫu số
của biểu thức ΔEqe) ta nhân 2 vế của phương trình thứ 2 với biểu thức
(1+pTe)(1+pTL).

TJ 2 P P
p 
0  E Q

D( p)  0
(1  pTe )(1  pTL )  (1  pTe )(1  pTL ) 
E 'q E q E qe E 'q E q E qe
Td 0 p   Td 0 p  
   E Q E Q E Q

Ở đây còn cần sử dụng biểu thức đạo hàm của Eqe :

E qe 1 U 
 [( K 0 U  pK 1U )(  F )  (K 0 f  pK 1f )p F ];
 (1  pTe )(1  pTL )  
E qe 1 U 
 [( K 0 U  pK 1U )(  F )  (K 0 f  pK 1f )p F ];
 (1  pTe )(1  pTL ) E Q E Q

89
Kết quả ta có biểu thức của phương trình đặc trưng (dạng định thức):

TJ 2 P P
p 
0  E Q

(1  pTe )(1  pTL )  (1  pTe )(1  pTL ) 


E' q E q E' q E q d 11 d 12
D(p)  (Td 0 p  ) (Td 0 p  )  0
  E Q E Q d 21 d 22
U F U F
 (K 0 U  pK 1U )( )  (K 0 U  pK 1U ) 
E Q E Q
 F  F
 (K 0 f  pK 1f )p  (K 0 f  pK 1f )p
 E Q

Thay số vào ta được:

d11 = 0,0318p2+0,142; d12 = 0,761;

d21 = (1+0,03p)(1+0,02p)(-8,8p.0,348+0,31)-(50+3,6p).0,412-(K0fp+K1fp2).0,615;

d22 = (1+0,03p)(1+0,02p)(8,8p.0,723+1,25)+(50+3,6p).0,459-(K0fp+K1fp2).0,276.

Khai triển định thức và nhóm theo thông số ta có:

D(p) = d11d22-d21d12 = (0,00012p5+0,01p4+0,26p3+0,93p2+4,59p+18,89)+

+K0f (-0,0088p3+0,43p)+K1f (-0,0088p4+0,43p2)

= D0(p)+K0f D1(p)+K1f D2(p).

Để lựa chọn các hệ số K0f và K1f ta áp dụng phương pháp phân miền D như trong
mục 2.5 (chương 2). Cụ thể ta cần xây dựng đường cong giới hạn ổn định trên mặt
phẳng thông số (K0f,K1f). Các điểm nằm trên đường cong giới hạn này tương ứng
với lúc p = jω, nghĩa là thỏa mãn phương trình phức:

D0(jω)+K0f D1(jω)+K1f D2(jω) = 0.

Kí hiệu phần thực và phần ảo các số hạng:


90
D0(jω) = Re0(ω) + jIm0(ω);

D1(jω) = Re1(ω) + jIm1(ω);

D2(jω) = Re2(ω) + jIm2(ω);

Các biểu thức cụ thể như sau:

Re0(ω) = 0,01ω4-0,93ω2+18,89; Im0 = 0,00012ω5-0,26ω3+4,59ω.

Re1(ω) = 0 ; Im1(ω) = 0,0088ω3+0,43ω;

Re2(ω) = -0,0088ω4-0,43ω2; Im2(ω) = 0.

Thay vào và tách riêng phần thực phần ảo ta có 2 phương trình:

K1fRe2(ω) + K0fRe1(ω) = -Re0(ω);

K1fIm2(ω) + K0fIm1(ω) = -Im0(ω);

Giả hệ phương trình đại số tuyến tính cấp 1, ta nhận được nghiệm:

Im 0 ()  0,000124  0,262  4,59


K 0f    ;
Im1 () 0,00882  0,43
Re 0 () 0,014  0,932  18,89
K1f    .
Re 2 () 0,00884  0,432

Cho các giá trị ω chạy từ 0 đến ±∞ ta tính được tọa độ các điểm trên đường cong
giới hạn như bảng 3.1, đường cong như hình 3.8 (phía dưới).

Đường cong chia mặt phẳng làm 3 khu vực, do đó cần có bước xác định
khu vực nào là ổn định. Cách phổ biến nhất là sử dụng quy tắc đánh dấu phía ổn
định 2 lần cho đường cong theo giá trị ω từ -∞ đến 0 và từ 0 đến +∞ (trong lý
thuyết ổn định còn gọi là quy tắc đánh dấu). Ở đây khi ω đi từ -∞ đến 0 phía trái
đường cong là ổn định bởi định thức hệ phương trình có đấu dương. Khi ω đi từ 0
đến +∞ phía phải đường cong mới ổn định vì định thức có dấu âm. Khu vức I trên
hình là miền ổn định bởi tương ứng với phía ổn định theo cả 2 hướng thay đổi của

91
ω. Cũng có thể phân biệt bằng cách kiểm tra ổn định cho 1 cặp thông số nằm
trong mỗi miền. Nếu chọn điểm A(0.5,10) ta sẽ có cặp thông số nằm khá xa biên
giới miền ổn định.

Bảng 3.1 Tọa độ đường cong giới hạn

ω ±∞ ±60 ±50 ±49 ±47 ±46 ±44 ±40 ±30 ±25


K0f -∞ -20 -5,17 -3,8 -1,25 0 2,4 6,8 15,6 18,5
K1f 1,15 1,1 1,08 1,08 1,08 1,074 1,07 1,05 0,98 0,91

ω ±20 ±19 ±18 ±17 ±15 ±13 ±10 ±9 7,86 ±7


K0f 20,1 20,26 20,29 20,22 19,7 18,6 15,3 13,7 11,26 9,1
K1f 0,83 0,77 0,74 0,7 0,6 0,46 0,2 0,11 0 -0,06

ω ±6 ±5,48 ±5 ±4,22 ±4 ±3 ±2 ±1 0
K0f 6,1 4,44 2,8 0 -0,83 -4,5 -7,7 -10 -10,74
K1f -0,057 0 0,12 0,527 0,7 2,5 8 41 ∞

K0f

20

A II
10 I

0 0,5 1,0 1,15 K1f

ω=0
III
-10,74

-20
ω=±∞

Hình 3.8

92
III. Tính kiểm tra lại tính ổn định sơ đồ theo các thông số đã chọn

Giả thiết sau bước tính toán trên (câu 2) đã chọn các hệ số K0f = 10 và K1f = 0,5
(nằm trong khu vực I trên hình vẽ). Sử dụng các số liệu đã có trong ví dụ trên,
thay trị số của K0f và K1f vào ta có phương trình đặc trưng:

D(p) = D0(p) + 10 D1(p) + 0,5 D2(p) = 0,00012p5+0,0056p4+0,172p3+

+ 1,145p2+8,89p+18,89 = 0

Để kiểm tra ổn định hệ thống theo tiêu chuẩn Hurwitz ta thiết lập ma trận
Hurwitz:

0,0056 1,145 18,89 0  0


0,00012 0,172 8,89 0 0 
 
0 0,0056 1,145 18,89 0 
 
0 0,00012 0,172 8,89 0 
0 0 0,0056 1,145 18,89 

Các hệ số của PTĐT đều dương, ta còn cần kiểm tra dấu các định thức Hurwitz:

1  0,0056  0;
0,0056 1,145
2   0,826.10 3  0;
0,00012 0,172
0,0056 1,145 18,89
 3  0,00012 0,172 8,89  0,679.10 3  0;
0 0,0056 1,145
0,0056 1,145 18,89 0
0,00012 0,172 8,89 0
4   0,346.10 3  0;
0 0,0056 1,145 18,89
0 0,00012 0,172 8,89
 5  18,89 4  0,065  0.

Như vậy hệ thống ổn định. Đây cũng là cách để khẳng định khu vực I là miền ổn
định trong không gian thông số K0f và K1f.

93
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Lã Văn Út, Đặng Quốc Thống, Ngô Văn Dưỡng. Nhà máy thủy điện.

Nhà xuất bản KH&KT. Hà Nội - 2007.

[2] Brain K. Edwards. The Economics of Hydroelectric Power.

Edward Elgar Pub. October, 2003.

[3] Kundur P. Power System Stability and Control. McGraw-Hill Inc, New
York.1993.

[4] Портной М. Г., Рабинович Р. С. Управление энергосистемами для


обеспечения устойтивости. Энергия. Москва. 1978.

[5] Веников В. А., Зуев Э. Н., Портной М. Г. и др. Электрические системы.


Том. 8. Bысшая школа. Москва. 1982.

[6] Lã Văn Út. Phân tích và điều khiển ổn định hệ thống điện. KH&KT. Hà Nội.
2011.

[7] MITSUBISHI ELECTRIC. Power system Stabilizer. 1998.

[8] P. Kessel, H. Glavitsch, "Estimating the Voltage Stability of a Power System".


IEEE Transactions on Power Delivery, Vol. PWRD-1, No. 3, July 1986

[9] Ла Ван Ут. Синтез системы автоматитеского управления переходными


электромеханическими процессами в электрических системах при больших
возмущениях. Информэнерго, 1982. N0. 1131эн-д82, 22стр.

[10] Ла Ван Ут. Анализ переходных электромеханических процессов в


электрических системах при вариациях продолжителностей возмущений.
Информэнерго, 1982. N0. 1130эн-д82, 7стр.

94
S¥ §å M¹CH LùC HÖ THèNG KÝCH THÝCH M¸Y PH¸T
§iÖn ¸p Thay ®æi trÞ sè ®Æt 380V 220V 380V 220V
AC DC AC DC
15,75 KV ®iÖn ¸p
AUE2
AU2
ACLE2
ACL2
220V DC 380V AC QS2
AV F F F F F F TAA1 TAC1
TE1 QS4
V1 V3 V5 TAE5 TAE6 V1 V3 V5
APB
KT TAE10 PV2
TA8
200/5
KT 12000/5

TA7 TAE9
F F F KT F F F
TA6 2000/5
TA5 V4 V6 V2 V4 V6 V2
RSUG RS2 PA2
TV2 2
SV3
380V 220V
SV5 AC DC 380V AC 220V DC
SF4 AU1 AUE1
ACL1 ACLE1

1295 V
QS1
+P F4 F F F 2C2 F F F
RG 4 8 2C1 2C3
V1 V3 V5 V1 V3 V5
TAE8 TAE7 530 V QS3
LGE
G LG KS1
PV PV1
F F F KT GE F F F
200/5 C4 C6
TA4 C5
FV V4 V6 V2 V V6 V2
KT 12000/5

KMS1
TA3 F3 TAE4 4

KT 2000/5
TA2 RSUG1 RS1
TAE3 PA1
TA1 QE1 RSGE
RSG TAE2
TAE1
2 4
TV1 1 2 1 2 AKE ACNE
1 2 2 4 8
UAE1 P - PG P - FG 8 8
+P
KM1
5 6 3 4 5 6 TE2 R1 +220V
AK1-KZP 5 6 3 4
3 4 Nguồn
Tù Dïng mồi từ
-220V
220V -AC 380 V
PA1 PA2 PA-P PA-F
2/18/2011 1
6.1 Các bộ biến đổi xung áp xoay chiều và phạm vi ứng dụng
6.2 Các sơ đồ van
6.3 Xung áp xoay chiều một pha
6.4 Xung áp xoay chiều ba pha
6.5 Cuộn cảm điều khiển được
6.6 Bộ khởi động mềm

2/18/2011 2
Các bộ biến đổi xung áp xoay chiều
Hệ thống điều khiển phát xung
 Hệ thống điều khiển các bộ biến đổi phụ thuộc giống
nhau.

Sơ đồ cấu trúc hệ thống điều khiển các BBĐ phụ thuộc

Xây dựng khâu điện


áp tựa răng cưa đồng
 bộ với điện áp lưới
    2

10/02/2011 3
Các bộ biến đổi xung áp xoay chiều
Hệ thống điều khiển phát xung
 Có thể xây
dựng từ các
mạch chức
năng.
 Ví dụ hệ
thống điều
khiển phát
xung cho
chỉnh lưu
cầu ba pha.

10/02/2011 4
Các bộ biến đổi xung áp 

xoay chiều
Hệ thống điều khiển phát 

xung
Đồ thị dạng xung của sơ đồ điều khiển 

A. Điện áp từ biến áp đồng pha.


B. Xung vuông sau khâu so sánh.
C. Xung đồng bộ sau khâu vi phân. 
D. Xung đồng bộ điều khiển mạch tạo
răng cưa 180.
 
360
o
180
o

E. Răng cưa.

F. Điện áp sau khâu so sánh.
G. Dạng xung sau bộ chia xung. 

H. Xác định độ rộng xung điều khiển. Q



I. Xác định độ rộng xung điều khiển.

J. UGK,V1, UGK,V2 Dạng xung điều khiển
sau bộ tạo xung chùm, đưa đến cực

điều khiển thyristor.


10/02/2011 5
Các bộ biến đổi xung
áp xoay chiều
Hệ thống điều khiển
VSYNC
phát xung 0

V10
Đồ thị dạng xung của
V11
TCA785. 0V
0
Các mạch tạo răng cưa tích
V15 Q2
hợp bên trong IC. Sườn và
độ dốc của răng cưa xác định
V14 Q1
bằng giá trị tụ đua vào ở
V15 Q2 (nếu chân 12
chân số 10.
nối xuống GND
Tín hiệu điều khiển đưa vào V14 Q1 (nếu chân 12
ở chân 11. nối xuống GND
Tín hiệu ra điều khiển V2 Q1 Nếu chân 12
thyristor ở chân V14, V15. nối xuống GND
V4 Q2 (Nếu chân 12
nối xuống GND )

V3

V7

0  180
o

10/02/2011 6
Các bộ biến đổi xung áp xoay chiều
Hệ thống điều khiển phát xung

Sơ đồ mạch
điều khiển
Triac dùng
TCA785.
IC chuyên
dụng giúp
giảm đến
mức tối
thiểu các
linh kiện
phải mắc
thêm vào.

10/02/2011 7
Các bộ biến đổi xung áp xoay chiều
Hệ thống điều khiển phát xung

Sơ đồ mạch
điều khiển
cặp van
song song
ngược dùng
TCA785.
IC chuyên
dụng giúp
giảm đến
mức tối
thiểu các
linh kiện
phải mắc
thêm vào.

10/02/2011 8
Các bộ biến đổi xung áp xoay chiều
Hệ thống điều khiển phát xung

Sơ đồ mạch
điều khiển
chỉnh lưu
không đối
xứng dùng
TCA785.
IC chuyên
dụng giúp
giảm đến
mức tối
thiểu các
linh kiện
phải mắc
thêm vào.

10/02/2011 9
Các bộ biến đổi xung áp xoay chiều
Hệ thống điều khiển phát xung

Sơ đồ mạch
điều khiển
chỉnh lưu
không đối
xứng dùng
TCA785.
IC chuyên
dụng giúp
giảm đến
mức tối
thiểu các
linh kiện
phải mắc
thêm vào.

10/02/2011 10
•Các vấn đề chung về chỉnh lưu
•6 sơ đồ chỉnh lưu cơ bản
•Nguyên lý hoạt động
•Tính toán các thông số cơ bản của sơ đồ chỉnh lưu

10/02/2011 1
2.1 Các vấn đề chung về chỉnh lưu
 Chỉnh lưu là gì?
 Bộ biến đổi biến điện áp xoay chiều, thường là lấy vào từ lưới điện,
thành điện áp một chiều, cung cấp cho các phụ tải một chiều.
 Phụ tải điện một chiều rất đa dạng:
 Các quá trình công nghệ, thường đòi hỏi nguồn một chiều với dòng điện
rất lớn, từ vài trăm A đến hàng nghìn A, như công nghệ điện hóa mạ,
điện phân, hàn hồ quang, …;
 Hệ thống truyền tải điện một chiều HVDC;
 Các bộ lọc bụi tĩnh điện, yêu cầu điện áp đến 120 kVDC, dòng điện đến
vài A;
 Các hệ thống kích từ tĩnh cho các hệ máy phát điện công suất lớn;
 Bản thân bộ nguồn cho các thiết bị điện tử, viễn thông.

10/02/2011 2
2.1 Các vấn đề chung về chỉnh lưu
 Cấu trúc chung của một sơ đồ chỉnh lưu

10/02/2011 3
2.1 Các vấn đề chung về chỉnh lưu
 Các sơ đồ chỉnh lưu cơ bản

10/02/2011 4
2.1 Các vấn đề chung về chỉnh lưu
 Phân loại và tên gọi các sơ đồ chỉnh lưu:
 số pha – sơ đồ van – có điều khiển hay không điều khiển (dùng điôt hay
thyristor hay cả hai loại).

 Ví dụ:
 Sơ đồ chỉnh lưu 1-pha hình tia không điều khiển (dùng điôt)
 Sơ đồ chỉnh lưu 3-pha cầu điều khiển hoàn toàn (dùng thyristor).

10/02/2011 5
2.1.5 Các thông số cơ bản của sơ đồ chỉnh lưu
 Dựa vào các thông số cơ bản để có thể thiết kế chế tạo bộ chỉnh lưu
hoặc đặt hàng mua, thuê chế tạo chỉnh lưu cho một ứng dụng cụ thể
nào đó.
 Thông số cơ bản thể hiện các đặc tính kỹ thuật chính của bộ chỉnh
lưu (Main Technical Specification).
 Các thông số cơ bản thể hiện qua điện áp chỉnh lưu yêu cầu:
 Điện áp và dòng chỉnh lưu yêu cầu, (Ud, Id);
 Hoặc điện áp và công suất chỉnh lưu yêu cầu, (Pd, Ud);
 Các thông số cũng phải thể hiện qua điện áp xoay chiều phía lưới: số
pha, cấp điện áp, tần số. Ví dụ: nguồn cấp lấy từ lưới điện 3x380V, 50
Hz hoặc một pha 220 V, 50 Hz.

10/02/2011 6
2.1.5 Các thông số cơ bản của sơ đồ chỉnh lưu
 Chia làm 4 nhóm:
 1. Thông số xác định chất lượng của điện áp chỉnh lưu
 Điện áp chỉnh lưu chỉ là các mảnh của điện áp xoay chiều phía lưới.
 Số lần đập mạch của điện áp chỉnh lưu trong một chu kỳ điện áp lưới, n.
n càng lớn càng tốt;
 n thể hiện sự bằng phẳng của điện áp.

Ví dụ n=3

10/02/2011 7
2.1.5 Các thông số cơ bản của sơ đồ chỉnh lưu
 2. Nhóm các thông số liên quan đến van bán dẫn
 Các thông số này cần thiết để lựa chọn van cho sơ đồ chỉnh lưu;
 Các thông số này cũng cho biết sơ đồ chỉnh lưu nào có ưu điểm hơn.
 Hai thông số cơ bản để lựa chọn van: Dòng trung bình qua van thể hiện
qua dòng chỉnh lưu yêu cầu ID(Id).
 Điện áp ngược lớn nhất đặt lên van trong quan hệ với điện áp chỉnh lưu
yêu cầu Ung,max(Ud).

10/02/2011 8
2.1.5 Các thông số cơ bản của sơ đồ chỉnh lưu
 3. Nhóm các thông số liên quan đến máy biến áp
 Các thông số này cần thiết để thiết kế, chế tạo hoặc đặt hàng máy biến áp. Các
thông số này cũng cho biết sơ đồ chỉnh lưu nào có ưu điểm hơn về khả năng
tận dụng công suất máy biến áp.
 Công suất tính toán máy biến áp Sba(PD) (kVA). Sba xác định kích thước mạch
từ máy biến áp (khối lượng sắt từ, kích cỡ cửa sổ, tiết diện mạch từ chính).
 Tỷ số máy biến áp, điện áp sơ cấp, thứ cấp máy biến áp, kba, U1, U2. Các thông
số này xác định số vòng dây cuốn. w1, w2.
 Giá trị hiệu dụng dòng sơ cấp, thứ cấp MBA, I1, I2. Thông số này xác định tiết
diện dây cuốn MBA.
 Không phải chỉnh lưu nào cũng phải dùng MBA?
 Khi đó S xác định công suất chỉnh lưu huy động từ lưới điện.
 Dòng điện cho biết cần chọn kích cỡ dây cấp điện cho sơ đồ như thế nào. Lựa
chọn các thiết bị bảo vệ như aptomat hoặc thiết bị đóng cắt như công-tắc-tơ thế
nào.

10/02/2011 9
2.1.5 Các thông số cơ bản của sơ đồ chỉnh lưu
 4. Nhóm các thông số liên quan đến ảnh hưởng của sơ đồ chỉnh
lưu đối với lưới điện
 Thành phần sóng hài của dòng xoay chiều đầu vào chỉnh lưu, thể hiện
qua hệ số méo phi tuyến
25

 k
I 2

 k 1

I1
 Trong đó Ik giá trị hiệu dụng của sóng hài bậc k, I1 là hiệu dụng sóng cơ
bản.
 Hệ số công suất cos, trong đó  là góc lệch pha giữa dòng điện và điện
áp.
 Khi công suất chỉnh lưu càng lớn thì ảnh hưởng của những
thông số trên đến lưới điện càng nghiêm trọng.
10/02/2011 10
2.1.5 Các thông số cơ bản của sơ đồ chỉnh lưu
 Nghiên cứu các sơ đồ chỉnh lưu nghĩa là làm rõ các thông số
cơ bản trên đây.
 Không phải sơ đồ nào ta cũng chỉ ra tất cả các thông số cơ bản
nhưng phương pháp và cách thức tính toán phải nắm được.
 Để đơn giản cho người học một số giả thiết được sử dụng hoặc
đưa vào dần dần. Ví dụ lúc đầu sẽ giả thiết lưới điện có công
suất vô cùng lớn so với công suất chỉnh lưu yêu cầu nên nhóm
thông số thứ tư sẽ chưa được đả động đến.

10/02/2011 11
2.2 Sơ đồ chỉnh lưu một pha, nửa chu kỳ
 Sơ đồ đơn giản nhất, rất ít
ứng dụng thực tế.
 Nhắc lại một số khái niệm
về điện
 Giải thích hệ thống kí hiệu
thường dùng.
 Phân tích nguyên lý hoạt
động của một sơ đồ chỉnh
lưu đơn giản nhất.
 Giả sử tải thuần trở Rt
 Dòng điện lặp lại dạng như
điện áp.

10/02/2011 12
2.2 Sơ đồ chỉnh lưu một pha, nửa chu kỳ
 Giả sử điện áp sơ cấp, thứ cấp máy  Dòng chỉnh lưu trung bình:
biến áp có dạng:
u1  U sin  ; I dmU 2m 2U 2
Id   
m
1
  Rt  Rt
u 2  U 2m sin 
 U 1 ,U 2
m m
giá trị biên độ;  Điện áp ngược lớn nhất trên van:
 U m  2U U là giá trị hiệu dụng.
U ng ,max  U 2m  2U 2
   t góc pha, [rad];
   2 f tần số góc, [rad/S];
 f: tần số điện áp lưới, [Hz].
 Điện áp chỉnh lưu trung bình tính
được như sau:
 
1 1 U 2m  U 2m 2U 2
Ud  0 u 2 d  2 0 U 2 sin  d  2   cos  0   
m

2 

10/02/2011 13
2.2 Sơ đồ chỉnh lưu một pha, nửa chu kỳ
 Sơ đồ dùng thyristor, có ứng
dụng trong các bộ điều khiển
kích từ các máy phát điện
nhỏ.
 Tải là cuộn dây kích từ, có
điện cảm lớn.
 Sơ đồ phải có điôt D0, gọi là
điôt không (free wheeling
diode) để khép kín đường
dòng điện khi thyristor V
khóa lại.

10/02/2011 14
2.2 Sơ đồ chỉnh lưu một pha, nửa chu kỳ
 Khái niệm về góc điều khiển , góc chậm
pha của tín hiệu điều khiển so với thời điểm
điện áp nguồn qua không.
 Khi  = 0 sơ đồ hoạt động giống như chỉnh
lưu dùng điôt.
 Dòng điện có dạng phức tạp hơn:
 Khi V thông: di
Lt t  Rt it  U 2m sin  t 
dt
 Khi D0 thông: dit
Lt  Rt it  0
dt
 Giải hệ p/t này, với lưu ý
it    it   2  2 
 Sẽ có dạng dòng điện như hình (b).

10/02/2011 15
2.3 Sơ đồ chỉnh lưu một pha hình tia
2.3.1 Sơ đồ dùng điôt

Sơ đồ nguyên lý.
Xét hai loại tải (a) Tải thuần trở
R; (b) Tải trở cảm RL.

Trong Điện tử công suất


ta sẽ quan tâm chủ yếu
đến 3 loại tải: R, RL,
Đồ thị dạng dòng điện, điện áp; (a) Tải thuần trở R; (b)
RLE Tải trở cảm RL.

10/02/2011 16
2.3 Sơ đồ chỉnh lưu một pha hình tia
2.3.1 Sơ đồ dùng điôt
 Khái niệm về tải tương đương hay tải tổng quát
• Tải: bộ phận biến đổi năng lượng điện thành các dạng năng
lượng khác như nhiệt năng, cơ năng, quang năng.
• Tải R: thể hiện điện năng biến thành các dạng năng lượng khác
như nhiệt, cơ, ánh sáng, không nhất thiết phải là điện trở.
• Tải RL: thành phần điện cảm thể hiện có quá trình trao đổi giữa
điện và từ. Điện cảm là kho từ, có tính chất là dòng điện qua nó
không thể đột biến được.
• Tải RC: tụ điện thể hiện điện biến thành điện. Tụ là kho điện,
có tính chất là điện áp trên nó không thể đột biến được.
• Tải RLE: sức điện động E thể hiện nguồn điện, có bản chất
khác điện. Ví dụ s.đ.đ của động cơ có bản chất cơ năng, s.đ.đ
của acquy có bản chất hóa năng.

10/02/2011 17
2.3 Sơ đồ chỉnh lưu một pha hình tia
2.3.1 Sơ đồ dùng điôt, tải R
 Điện áp chỉnh lưu trung bình:

1
Ud   2 sin  d
m
U
 0

1 2 2 2
 U 2m   cos   
 U 2m  U 2  0, 9U 2
 0
 
 Các thông số của van:
Id
 Dòng trung bình qua điôt: ID 
2
 Điện áp ngược lớn nhất trên van: U ng ,max  2U 2m  2 2U 2
 Các thông số của MBA :

 Điện áp thứ cấp MBA: U2  Ud
2 2
 Điện áp sơ cấp MBA: 
U 1  k baU 2  k ba Ud
2 2

10/02/2011 18
2.3 Sơ đồ chỉnh lưu một pha hình tia
2.3.1 Sơ đồ dùng điôt, tải R
 Các thông số của MBA:
 Dòng chỉnh lưu trung bình biểu diễn qua giá trị biên độ có dạng
giống như điện áp: 2 m 
I d  I 2 hay I 2  I d
 Dòng điện thứ cấp MBA:  2

 
1 I 2m  1  cos 2 
I sin  
2
I2  d  0  2 d 
m

2
2
0 2 
I 2m  I 2m  I d
  
2 2 2 4
 Dòng điện sơ cấp MBA:
I1m 1 I 2m  Id
I1   
2 2 k ba 2 2 k ba

10/02/2011 19
2.3 Sơ đồ chỉnh lưu một pha hình tia
2.3.1 Sơ đồ dùng điôt, tải R
 Các thông số của MBA:
S1  S 2
 Công suất tính toán MBA: S ba 
2

  2
S 2  2U 2 I 2  2 Ud Id  Pd Nói một cách khác
2 2 4 4 2
nữa là sơ đồ này sử
 
Id  2 dụng MBA rất kém
S1  U 1 I1  k ba Ud  Pd (so với các sơ đồ
2 2 2 2 k ba 8
khác sau đây).
1 2 2 2 1 1
S ba     Pd     Pd  1, 48 Pd
 2 4 2 8  4  2 2

Biểu thức này nói lên rằng công suất Nói cách khác là sơ đồ chỉnh lưu một
tính toán của MBA phải gấp rưỡi lần pha hình tia huy động công suất gấp
công suất chỉnh lưu yêu cầu 150% công suất tiêu thụ

10/02/2011 20
2.3 Sơ đồ chỉnh lưu một pha hình tia
2.3.1 Sơ đồ dùng điôt, tải RL

 Điện áp chỉnh lưu, giống như


2 2 2
ở sơ đồ tải thuần trở: Ud  U m
 U 2  0, 9U 2
 2


1 Id
  I d  d 
2
 Dòng thứ cấp MBA: I2 
2 0 2
2 2
1  Id  Id
 Dòng sơ cấp MBA: I1  0  kba  d  
2 k ba

1  
 Công suất tính toán MBA: S ba     Pd  1, 34 Pd
2 2 2 2 

10/02/2011 21
2.3 Sơ đồ chỉnh lưu một pha hình tia
2.3.2 Sơ đồ dùng thyristor

Sơ đồ chỉnh lưu một pha hình tia; (a) Tải thuần


trở; (b) tải trở cảm; (c) Tải RLE.

1 U 2m
U d   U sin  d 
m
  cos   
 
2

2U 2m  1  cos    1  cos  
    U d0  
  2   2 
Đặc tính điều chỉnh của chỉnh lưu.
Khi thì Ud=Ud0-0.
10/02/2011 22
2.3 Sơ đồ chỉnh lưu một pha hình tia
2.3.2 Sơ đồ dùng thyristor, tải trở cảm
 Với tải RL giả thiết L=, nghĩa là dòng tải
được là phẳng hoàn toàn, các bước phân tích
sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều.
 Do dòng tải liên tục mỗi van sẽ dẫn 180.
 Điện áp chỉnh lưu có phần âm do van không
thể khóa lại nếu dòng qua nó chưa về không
và van kia chưa mở ra.
 
1 U 2m
U d   U sin  d  
m
  cos    
 2

2U 2m
 cos   U d 0 cos 

Đặc tính điều chỉnh của chỉnh lưu. Khi 
thì Ud=Ud0-0.
Biểu thức đúng với mọi sơ đồ chỉnh lưu nếu
dòng tải là liên tục.
10/02/2011 23
2.3 Sơ đồ chỉnh lưu một pha hình tia
2.3.2 Sơ đồ dùng thyristor, tải RLE
 Tải RLE là dạng tải phức tạp nhất.
 Không thể dùng giả thiết đơn giản L=
được nữa vì ảnh hưởng của s.đ.đ có thể
làm cho dòng tải nhỏ, không thể duy trì Liên
dòng liên tục nữa. tục
 Phải xét 3 chế độ làm việc:
Tới
 1. Dòng tải liên tục mỗi van sẽ dẫn 180. hạn
 2. Dòng tải gián đoạn, góc dẫn của van
<.
 3. Chế độ tới hạn, giữa chế độ dòng tải
liên tục và dòng gián đoạn, mỗi van sẽ
dẫn 180.
Gián
đoạn

10/02/2011 24
2.3 Sơ đồ chỉnh lưu một pha hình tia
2.3.2 Sơ đồ dùng thyristor, tải RLE
 Phân tích áp dụng cho trường hợp tổng quát đối với các
chỉnh lưu n-pha.
 Các chế độ dòng điện phụ thuộc vào các thông số của sơ đồ: góc điều khiển,
các thông số của tải Ld, Rd.
 Góc điều khiển quy đổi về thời điểm điện áp nguồn qua 0, n là số lần đập mạch
của điện áp chỉnh lưu:
  
    
2 n
 Các thông số của tải:

X d  Ld   arctgQ
Z Rd2  L2d Q 
Rd Rd
Tiếp theo tính toán theo 3 chế độ
dòng điện
10/02/2011 25
2.3 Sơ đồ chỉnh lưu một pha hình tia
2.3.2 Sơ đồ dùng thyristor, tải RLE
(1) Chế độ dòng liên tục
 Góc dẫn của van   2 / n
 Tính toán theo biểu thức: U d   U d 0 cos  ,
U d  E d
Id  .
Rd
(2) Chế độ dòng gián đoạn
 Giải phương trình siêu việt để xác định góc dẫn của van:
 
Ed Z  
sin        sin     e
 
  Q
 m  1  e
Q

U 2 Rd  
 Sau đó tính toán điện áp chỉnh lưu theo biểu thức:

 m  2 
U d 
n
2

 2 
U cos  
 cos   
   d  n  
  E  
 

10/02/2011 26
2.3 Sơ đồ chỉnh lưu một pha hình tia
2.3.2 Sơ đồ dùng thyristor, tải RLE
(3) Chế độ tới hạn
 Tính toán góc điều khiển tới hạn:
2 2
  2     
sin   th   


n 
 sin   
th    e nQ

E d Z

U 2m Rd 
1  e nQ


 Chế độ dòng liên tục khi:
    th

 Chế độ dòng gián đoạn khi:


    th

10/02/2011 27
2.4 Sơ đồ chỉnh lưu cầu một pha
2.4.1 Sơ đồ dùng điôt, tải R
 Chỉnh lưu cầu một pha
 Rất nhiều điểm giống sơ đồ tia:
 Dạng điện áp chỉnh lưu
 Dạng dòng qua các van
 Được ứng dụng rộng rãi
 Khác sơ đồ tia ở dạng điện áp trên van
 Có thể dùng MBA hoặc không

10/02/2011 28
2.4 Sơ đồ chỉnh lưu cầu một pha
2.4.1 Sơ đồ dùng điôt, tải R
 Điện áp chỉnh lưu
2U 2m 2 2U 2
Ud    0,9U 2
 
 Dòng I2
I dm 1  
I2   Id  Id
2 2 2 2 2
 Dòng I1
1 1 
I1  I2  I
kba kba 2 2 d
 Công suất tính toán MBA
  2
Sba|  S1  S2  U 2 I 2  Ud Id  Pd  1,23Pd
2 2 2 2 4 Ung,max chỉ bằng một
 Điện áp trên van: nửa so với sơ đồ hình
U ng ,max  U 2m  2U 2 tia
10/02/2011 29
2.4 Sơ đồ chỉnh lưu cầu một pha
2.4.2 Sơ đồ dùng thyristor, tải R, RL

10/02/2011 30
2.4 Sơ đồ chỉnh lưu cầu một pha
2.4.2 Sơ đồ dùng thyristor, tải R, RL

1  cos 
U d  U d 0 U d   U d 0 cos 
2

10/02/2011 31
2.4 Sơ đồ chỉnh lưu cầu một pha
2.4.3 Sơ đồ không đối xứng RL
 Dạng không đối xứng: Van có catot chung
nên có thể điều
 Dùng ít van điều khiển, khiển trực tiếp
mạch điều khiển đơn giản
hơn.
 Lợi về hệ số công suất cao
hơn.
 Có hai dạng chính, sơ đồ (a)
và (b).
 Sơ đồ (a) được dùng nhiều
hơn vì có thể điều khiển van
trực tiếp, không cần cách ly.

10/02/2011 32
2.4 Sơ đồ chỉnh lưu cầu một pha
2.4.3 Sơ đồ không đối xứng, tải RL

Điện áp chỉnh lưu trung


bình:

1  cos 
U d  Ud0
2

  /2
Sơ đồ cho lợi thế
về hệ số công suất
so với sơ đồ điều
khiển hoàn toàn

10/02/2011 33
2.5 Sơ đồ chỉnh lưu ba pha hình tia
2.5.1 Sơ đồ dùng điôt, tải R
 Sơ đồ cơ bản, từ đó xây dựng  Sơ đồ nguyên lý:
nên các sơ đồ nhiều pha, đáp
ứng công suất lớn.
 Khi công suất yêu cầu lớn bắt
buộc phải dùng sơ đồ ba pha:
 Chất lượng điện áp tốt hơn;
 Dòng xoay chiều đầu vào có
dạng tốt hơn (thành phần sóng
hài bậc cao thấp).
 Không làm mất cân bằng pha.
 Sơ đồ nhiều pha là các tổ hợp
song song hoặc nối tiếp các sơ
đồ tia ba pha (3-pha, 6-pha, 12-
pha, 24-pha, 36-pha …).
10/02/2011 34
2.5 Sơ đồ chỉnh lưu ba pha hình tia
2.5.1 Sơ đồ dùng điôt, tải R
 Hệ thống điện áp 3 pha, có  Biểu diễn hệ thống 3 pha
thể biểu diễn qua hàm sin thuận tiện bằng biểu đồ
hoặc hàm cos: vector:
u A  U 1m sin  ,
 2 
u B  U 1m sin    ,
 3 
 2  120o
u C  U 1m sin    . 120o
 3 
120o

 Điện áp dây:

10/02/2011 35
2.5 Sơ đồ chỉnh lưu ba pha hình tia
2.5.1 Sơ đồ dùng điôt, tải R n=3

 Sự hình thành điện áp chỉnh lưu


 Quy tắc xác định van dẫn:
 Catot chung: van nào có anot
dương nhất sẽ dẫn;
 Anot chung: van vào có catot âm
nhất dẫn.
 Bảng xác định van dẫn và sự
hình thành điện áp chỉnh lưu.

 Pha ++ Van dẫn ud


1 - 2 ua D1 ua
2 - 3 ub D2 ub
3 - 4 uc D3 uc

10/02/2011 36
2.5 Sơ đồ chỉnh lưu ba pha hình tia
2.5.1 Sơ đồ dùng điôt, tải R
 Tính điện áp chỉnh lưu trung bình, áp dụng Dạng điện áp chỉnh
cho chỉnh lưu n-pha tổng quát: lưu n-pha


1  
n
n m  n m
Ud   cos  d   2  sin     sin
m
 
n
U U U
2 2
2 n  2 n

n n
Um
2
 Áp dụng cho chỉnh lưu tia 3-pha: n=3,
3  3 3 m 3 6
U d  U 2m sin  U2  U 2  1,17U 2
 3 2 2 θ
   
   
 Các thông số của van: 2 n n 2
 Dòng trung bình: ID=Id/3
 Điện áp trên van bằng biên độ của điện áp
dây:
U ng , m ax  U 2,ml  2U l  6U 2

10/02/2011 37
2.5 Sơ đồ chỉnh lưu ba pha hình tia
2.5.1 Sơ đồ dùng điôt, tải R
Mạch từ MBA 3 pha
 Tính toán các thông số MBA:
3 2 m 2
Id  Id I dm  Id
2 3 2

 Dòng thứ cấp MBA:


 

 1  cos 2
3 3
3 3 m 
 I 
2
I2  cos  d    d   0, 58 I d
m
Id 
2 2
d
  2 
 
3 3

 Tính toán dòng sơ cấp phức tạp


Phương trình cân i A w 1  ia w 2  i B w 1  0
bằng sức từ động
hơn, ví dụ khi D1 dẫn: iB w 1  iC w 1  0.
2 w2 2 1 Phương trình cân i A  iB  iC  0
iA  ia  k ba ia ; iB  iC   k ba ia .
3 w1 3 3 bằng dòng điện

10/02/2011 38
2.5 Sơ đồ chỉnh lưu ba pha hình tia
2.5.1 Sơ đồ dùng điôt, tải R
 Tính toán các thông số MBA:
 Dòng sơ cấp MBA
1 1 3  3  1
 i 
2
I1  d  Id   2   0, 47 Id
2
A
k ba 4 3 2  k ba

 Công suất tính toán MBA:


Ud
S1  3U 1 I1  3k baU 2 I1  3 0, 47 I d  1, 21Pd ;
1,17
Ud Công suất MBA gấp
S 2  3U 2 I 2  3 0, 58 I d  1, 49 Pd ;
1,17 1,35 lần công suất
S1  S 2 1 chỉnh lưu yêu cầu.
S ba   1, 21  1, 49  Pd  1, 35 Pd .
2 2

10/02/2011 39
2.5 Sơ đồ chỉnh lưu ba pha hình tia
2.5.1 Sơ đồ dùng thyristor

Sơ đồ chỉnh lưu tia ba pha thyristor, xét với hai loại tải. (a)
Tải thuần trở; (b) Tải trở cảm.

10/02/2011 40
2.5 Sơ đồ chỉnh lưu ba pha hình tia
2.5.2 Sơ đồ dùng thyristor   30
o

 Xét tải thuần trở R


 Dạng điện áp, dòng điện của các phần tử trên
sơ đồ với góc điều khiển =30.
 Với sơ đồ 3 pha góc điều khiển tính từ các
điểm chuyển mạch tự nhiên.
 Với   30 odòng tải liên tục,
U d   U d 0 cos 
 Với   30dòng tải gián đoạn
o


3 3    
U d 
2 
 U 2m sin  d  
2
U 2m 

cos  
6
  1 .
 

6

 Dải điều chỉnh:


5
  0 , U d  U d 0  0
6
10/02/2011 41
2.5 Sơ đồ chỉnh lưu ba pha hình tia
2.5.2 Sơ đồ dùng thyristor
  45
o

 Xét tải trở cảm RL, L=.


 Dạng điện áp, dòng điện của các phần tử trên
sơ đồ với góc điều khiển =45.
 Trong mọi trường hợp điện áp chỉnh lưu có
dạng:
U d   U d 0 cos 
 Dải điều chỉnh:

  0 , U d  U d 0  0
2

10/02/2011 42
2.6 Sơ đồ chỉnh lưu cầu ba pha
2.6.1 Sơ đồ dùng điôt
 Chỉnh lưu cầu ba pha là sơ đồ quan trọng nhất trong các sơ đồ chỉnh
lưu:
 Có ứng dụng thực tế rộng rãi.
 Chất lượng điện áp ra tốt, dòng đầu vào có dạng đối xứng, khai thác tốt công suất
huy động từ lưới hay là từ máy biến áp.
 Sơ đồ cũng thường được dùng để nối trực tiếp với lưới điện ba pha mà không cần
dùng máy biến áp.
 Có thể coi chỉnh lưu cầu ba pha như một dạng mắc nối tiếp của hai sơ
đồ chỉnh lưu tia ba pha.
 Các chỉnh lưu nhiều pha đều được cấu tạo từ các dạng nối khác nhau
của sơ đồ nhiều pha cơ bản nhất, đó là chỉnh lưu tia ba pha.

10/02/2011 43
2.6 Sơ đồ chỉnh lưu cầu ba pha
2.6.1 Sơ đồ dùng điôt
 Sơ đồ chỉnh lưu cầu ba pha cấu tạo từ 6 điôt: D1, D2, D3 mắc catôt chung, D2, D4,
D6 mắc anôt chung.
 Thứ tự đánh dấu các van trên sơ đồ phù hợp với thứ tự vào làm việc của các van sau
mỗi 60, với điều kiện điện áp pha đầu vào cung cấp theo đúng thứ tự pha A, B, C
như hình vẽ.
 Sơ đồ có thể dùng với máy biến áp hoặc không, tuỳ thuộc vào yêu cầu có cần phải
phối hợp mức điện áp hay không.

10/02/2011 44
2.6 Sơ đồ chỉnh lưu cầu ba pha
2.6.1 Sơ đồ dùng điôt
 Sự hình thành điện áp chỉnh lưu:
 Bảng xác định van dẫn theo hai nhóm van catot chung và anot chung
 Pha dương nhất Pha âm nhất Van dẫn ud =
1   2 ua ub D6, D1 uab
2  3 ua uc D1, D2 uac
3  4 ub uc D2, D3 ubc
4  5 ub ua D3, D4 uba
5  6 uc ua D4, D5 uca
6  7 uc ub D5, D6 ucb
.... .... .... ... ...

10/02/2011 45
2.6 Sơ đồ chỉnh lưu cầu ba pha
2.6.1 Sơ đồ dùng điôt
 Sự hình thành điện áp chỉnh lưu:
 Điểm P, catot chung, có thế là đường bao
phía trên các đường điện áp pha.
 Điểm Q, anot chung, có thế là đường bao
phía dưới các đường điện áp pha. N=6
 Điện áp chỉnh lưu UPQ là các phần của điện
áp dây, uab, uac, abc, uba, …
 Sử dụng công thức tính tổng quát cho trường
hợp chỉnh lưu n-pha, với n=6:
6  3
U d  U 2,ml sin  U 2,ml
m  6 
U 2,l giá trị biên độ của điện áp dây.
 Biểu diễn Ud qua điện áp pha:
3 3 3 6
Ud  U 2m  U 2  2, 34U 2
 

10/02/2011 46
2.6 Sơ đồ chỉnh lưu cầu ba pha
2.6.1 Sơ đồ dùng điôt
 Tính toán thông số
3
Id  I dm

 Dòng thứ cấp MBA có dạng đối xứng nên dòng sơ cấp cũng như vậy, chỉ khác nhau
về tỷ số MBA. Công suất tính toán của bên sơ và bên thứ bằng nhau.
 

1 6 m 1 6
1  3
 
2
I2 
2 
4 I d cos  d  I  1  cos 2  d  I dm   
m
d
    3 2 
 
6 6

I 2  0, 816 I d .
Biểu thức cho thấy chỉnh lưu cầu 3
 Công suất tính toán MBA: pha sử dụng MBA tốt nhất trong
các sơ đồ.
S ba  S1  S 2  3U 2 I 2  1, 05 Pd Công suất huy động chỉ hơn công
suất chỉnh lưu yêu cầu 5%

10/02/2011 47
2.6 Sơ đồ chỉnh lưu cầu ba pha
2.6.2 Sơ đồ dùng thyristor
 Nguyên lý hoạt động

 Hai nhóm van (V1, V3, V5) và (V2, V4, V6) có thể coi như hai sơ đồ tia 3 pha. Góc
điều khiển  tính từ các điểm chuyển mạch tự nhiên, là các điểm đường điện áp pha
cắt nhau. Trong một chu kỳ có 3 điểm chuyển mạch tự nhiên phía trên và 3 điểm
chuyển mạch tự nhiên phía dưới trên đồ thị điện áp pha.

10/02/2011 48
2.6 Sơ đồ chỉnh lưu cầu ba pha
2.6.2 Sơ đồ dùng thyristor, tải R
 Thế của P và Q so với 0 là dạng điện áp ra của một
chỉnh lưu hình tia ba pha.
 Điện áp giữa P và Q là dạng điện áp ra của chỉnh
lưu cầu ba pha biểu diễn trên hệ thống điện áp dây
uab, uac, ubc, ...
 0    60 odòng ra tải là liên tục, điện áp chỉnh lưu
bằng: U d   U d 0 cos 
   60 odòng id sẽ bằng 0 ở  trên đường điện áp
dây khi điện áp này đổi cực tính, dòng tải sẽ là gián
đoạn. Điện áp chỉnh 
lưu:
3
m
3U 2,l 
U d   U 2,ml sin  d     cos    
   3

3

3 6U 2   
 1  cos    
  3 
2
 Vùng điều chỉnh:   0 , U d  U d 0  0
3
10/02/2011 49
2.6 Sơ đồ chỉnh lưu cầu ba pha
2.6.2 Sơ đồ dùng thyristor, tải RL
 Đồ thị biểu diễn dạng điện áp, dòng điện với góc
điều khiển =75.
 Gải thiết L=, dòng ra tải là liên tục, điện áp chỉnh
lưu luôn có dạng:
U d   U d 0 cos 
 Vùng điều chỉnh:

  0  , U d  U d 0  0
2

10/02/2011 50
2.6 Sơ đồ chỉnh lưu cầu ba pha
2.6.3 Điều khiển chỉnh lưu cầu
 Trong chỉnh lưu cầu ba pha, tại một thời điểm bất
kỳ, dòng phải chảy qua ít nhất là hai van, một
thuộc nhóm catôt chung, một thuộc nhóm anôt
chung.
 Nếu điều khiển các tiristo bằng các xung ngắn thì
sơ đồ sẽ không khởi động được hoặc không làm
việc được trong chế độ dòng gián đoạn.
 Điều khiển bằng hệ thống xung kép.
 Điều khiển bằng xung rộng.
 Băm xung có độ rộng lớn thành một chùm xung có
độ rộng nhỏ hơn bằng cách trộn xung rộng với
xung có tần số cao, cỡ 8-10 KHz, ứng với chu kỳ
xung cỡ 100 – 125 S. Cách này gọi là điều khiển
bằng xung chùm.

10/02/2011 51
2.7 Sơ đồ chỉnh lưu 6 pha, có cuộn kháng cân bằng

 Nếu sơ đồ cầu là dạng nối tiếp thì


sơ đồ 6 pha, có cuộn kháng cân
bằng là dạng nối song song hai sơ
đồ tia 3 pha.
 Nối tiếp: có lợi về điện áp. Song
song: có lợi về dòng điện.
 Cấu tạo: gồm máy biến áp động
lực, cuộn kháng cân bằng Lcb, sáu
điôt chia làm hai nhóm, D1, D3,
D5 và D2, D4, D6.
 Máy biến áp có cấu tạo Y/YY hoặc
/YY, có hai hệ thống thứ cấp, ua,
ub, uc và ua’, ub’, uc’, nối trung tính
riêng biệt tại điểm P và điểm Q. (ua, ua’), (ub, ub’), (uc, uc’) ngược
 Hai trung tính P và Q nối với nhau pha nhau 180.
thông qua cuộn kháng cân bằng Hệ thống điện áp ua, ub, uc và
Lcb. ua’, ub’, uc’ có thể coi là một hệ
thống điện áp 6-pha.

10/02/2011 52
2.7 Sơ đồ chỉnh lưu 6 pha, có cuộn kháng cân bằng

 Cấu tạo của cuộn kháng cân bằng như một


biến áp tự ngẫu. Ví dụ khi D1, D2 cùng dẫn,
ta có mạch điện tương đương:

u NP  u a  u NM  u MP ,
u NQ  u c '  u NM  u MQ .
2u NM   u a  u c '    u MP  u MQ 
u MP  u QM   u MQ Điện áp chỉnh lưu
u  uc '
u NM  u d  a ; Điện áp trên cuộn kháng cân
2
bằng
u PQ  u Lcb  u PN  u NQ   u a  u c ' .
10/02/2011 53
2.7 Sơ đồ chỉnh lưu 6 pha, có cuộn kháng cân bằng

 Điện áp chỉnh lưu là trung bình cộng của hai điện áp chỉnh lưu tia ba pha, vì vậy có
giá trị bằng: 3 6
Ud  U 2  1,17U 2
2
 Điện áp trên cuộn kháng uL,cb=uPQ gần như các xung răng cưa, tần số bằng ba lần
1
tần số điện áp lưới, biên độ bằng . U 2m
2
 Một cách gần đúng có thể coi uL,cb là hình sin với biên độ , 1dòng
U 2m cân bằng cũng
2
có dạng sin, chậm pha so với điện áp . 90 o
U L , cb U2
I cb  
3 Lcb 6 Lcb
 Cần hạn chế dòng cân bằng cỡ 5-10% Id, vì vậy có thể xác định giá trị cuộn kháng
cần thiết:
U2
Lcb 
6  0,1I d 

 Công suất của cuộn kháng cân bằng: S L , cb  (U 2 / 2)( I d / 2)  0, 21Pd

10/02/2011 54
2.7 Sơ đồ chỉnh lưu 6 pha, có cuộn kháng cân bằng

 Do tác dụng của cuộn kháng cân bằng, dòng tải một chiều Id coi như được lọc phẳng
và được chia đôi cho mỗi cầu chỉnh lưu. Vì vậy dòng một chiều qua mỗi điôt có giá
trị biên độ bằng 1/2Id.
 Dòng qua mỗi cuộn dây thứ cấp máy biến áp là tổng của dòng qua điôt và dòng cân
bằng.
I
 Dòng hiệu dụng thứ cấp máy biến áp bằng: I 2  d  0, 29 I d
6
 Dòng sơ cấp có dạng các xung chữ nhật đối xứng.
1 Id 1
I1   0, 4 I d
k ba 6 k ba
Ud 1
 Công suất tính toán máy biến áp: S1  3U 1 I1  3 k ba 0, 4 I d  1, 03 Pd
1,17 k ba
Ud S1  S 2
S 2  6U 2 I 2  6 0, 29 I d  1, 49 Pd S ba   1, 26 Pd
1,17 2
 Thông số của van:
1
ID  Id U ng ,max  6U 2
6

10/02/2011 55
2.7 Sơ đồ chỉnh lưu 6 pha, có cuộn kháng cân bằng
2.7.2 Sơ đồ dùng thyristor

 Trên đồ thị thể hiện dạng điện áp, dòng điện trong
sơ đồ với góc điều khiển =60.
  60   60 1  u  u 
o o

 Do tác dụng của cuộn kháng cân bằng hai sơ đồ tia 2


a c'

ba pha sẽ làm việc song song, độc lập với nhau.


Theo mạch điện tương đương suy ra các biểu thức
tính giá trị tức thời ud, uL,cb=uPQ :
ud 1  ud 2
ud  ,
2
u L , cb   u d 1  u d 2 .
 Khi góc điều khiển  tăng lên, biên độ điện áp cân
bằng tăng lên theo, đạt giá trị lớn nhất bằng biên độ
điện áp khi .
U m
  90 o
 Cần lưu ý đảm bảo công suất của cuộn kháng cân
2

bằng phù hợp với dải điều chỉnh.

10/02/2011 56
Tóm lại về các sơ đồ chỉnh lưu
 Các sơ đồ hình tia cho lợi thế về dòng điện.
 Dòng chỉ chạy qua một van nên tổn thất trên van nhỏ.
 Phù hợp với các yêu cầu điện áp chỉnh lưu thấp, dòng chỉnh lưu
lớn.
 Các sơ đồ cầu cho lợi thế về điện áp.
 Với cùng điện áp chỉnh lưu yêu cầu điện áp trên van chỉ bằng một
nửa so với sơ đồ hình tia.
 Tổn thất trên van lớn vì dòng phải chạy qua hai van một lúc.
 Phù hợp với tải yêu cầu điện áp cao, dòng tương đối nhỏ.
 Các sơ đồ 3 pha cho công suất lớn.
 Các sơ đồ một pha chỉ phù hợp với công suất dưới 5 kW.

10/02/2011 57
Tóm lại về các sơ đồ chỉnh lưu
 Đọc kỹ lại tài liệu bài giảng Điện tử công suất.
 Làm các bài tập phần chỉnh lưu!

10/02/2011 58
24‐Nov‐20

Cấu trúc màn hình chính kích từ


Ấn nút màn hình chính xuất hiện:

1
24‐Nov‐20

Thanh trạng thái

Trạng thái hiển thị trên thanh trạng thái

2
24‐Nov‐20

Trạng thái hiển thị trên thanh trạng thái

Thanh manu, lệnh

3
24‐Nov‐20

Lệnh đóng/ cắt kích từ

Lệnh tăng/ giảm kích từ

4
24‐Nov‐20

Màn hình lựa chọn chế độ


Ấn nút màn hình thao tác xuất hiện:

Màn hình khởi động và thiết bị


Ấn nút màn hình thiết bị xuất hiện:

5
24‐Nov‐20

Ý nghĩa các nút ấn ở thanh manu

Ý nghĩa các nút ấn ở thanh manu

6
24‐Nov‐20

Màn hình điều chỉnh điện áp

Màn hình điều chỉnh điện áp

7
24‐Nov‐20

Màn hình thông tin cảnh báo- Alarms


Ấn nút Alarms tại màn hình chính:

Màn hình thông tin thiết bị- Events


Ấn nút Events tại màn hình chính:

8
24‐Nov‐20

Màn hình người dùng- User


Ấn nút User tại màn hình chính: có 3 chế độ
+ Guest: Khách- chế độ chỉ để xem (không MK)
+ Operator: Thao tác- chế độ để xem và thao tác (không
MK)
+ Adminitrator: Quản lý- Chế độ để xem, thao tác và
thay đổi tham số (có MK)

9
24‐Nov‐20

10
24‐Nov‐20

1. Chế độ vận hành

 Chế độ vận hành tại chỗ (tại màn hình Hipase_E):

- Thực hiện các thao tác khởi động, dừng và tăng giảm
kích từ tại màn hình HMI;
- Thực hiện ở chế độ tại chỗ khi:
+ Yêu cầu: Chế độ điều khiển tại kích từ đặt Local
+ Điều khiển từ LCU không thực hiện;
+ Mục đích: Kiểm tra hệ thống kích từ; Chuyển đổi chế
độ làm việc của kích từ; Thí nghiệm hiệu chỉnh hệ thống
kích từ

11
24‐Nov‐20

 Chế độ vận hành từ xa:


- Toàn bộ thao tác đóng/ cắt, tăng/ giảm kích từ được
thực hiện từ màn hình LCU hoặc màn hình trung tâm
CCR
- Điều kiện thực hiện khi:
+ Hệ thống kết nối từ kích từ - LCU đã sẵn sàng
+ Chế độ đặt tại kích từ chính và phụ là Remote
a. Đối với kích từ phụ
- Chế độ tại chỗ: màn hình kích từ phụ đặt chế độ Local;
- Chế đố từ xa:
+ Màn hình kích từ phụ đặt Remote
+ Màn hình kích từ chính đặt Local hoặc Remote

b. Đối với kích từ chính


- Chế độ tại chỗ:
+ Màn hình kích từ phụ đặt chế độ Remote;
+ Màn hình kích từ chính đặt Local
- Chế đố từ xa:
+ Màn hình kích từ phụ đặt Remote
+ Màn hình kích từ chính đặt Remote

12
24‐Nov‐20

 Quan hệ điều khiển giữa LCU- Kích từ chính- Kích từ


phụ
- Kích từ phụ độc lập điều khiển không phụ thuộc tình
trạng kích từ chính;
- Kích từ chính kiểm tra và phụ thuộc vào tình trạng kích
từ phụ
- Lệnh điều khiển từ LCU đến kích từ chính sau đó mới
đến kích từ phụ;
- Tín hiệu hệ thống bảo vệ đến thẳng kích từ chính và
kích từ phụ

2. Chế độ điều chỉnh


 Bộ điều chỉnh Hipase_E cung cấp khả năng điều chỉnh
tự động với đặc tính điều khiển là PID và ở chế độ
bằng tay với đặc tính điều khiển là PI
 Cấu trúc điều khiển là điều khiển vòng kín theo dòng
điện kích từ, điện áp máy phát…
 Bộ điều chỉnh gồm hai chế độ: điều chỉnh dòng(FCR)
loại PI và điều chỉnh điện áp (AVR) loại PID.
 Thiết lập các bộ điều khiển AVR và FCR theo phương
thức nối tiếp

13
24‐Nov‐20

Chế độ điều chỉnh theo điện áp máy phát AVR: bộ điều


chỉnh AVR điều chỉnh theo sai lệch giữa điện áp đặt và điện áp
phản hồi máy phát
- Thiết lập chế độ điều khiển theo AVR đặt tại màn hình
“Operation mode”

Bảng chú thích các thông số:


Ký hiệu Ý nghĩa Đơn vị
 Hệ số bù công suất tác dụng LDC.alpha
 Hệ số bù công suất phản kháng LDC.beta
j Hệ số bù công suất phản kháng cho các tổ LDC.beta_cj
máy nối song song j= 1,…,4
TFU Hằng số thời gian của bộ biến đổi điện áp 0.01s
KP,AVR Hệ số tỷ lệ 5
TI, AVR Hằng số thời gian tích phân 1s
KD, AVR Hệ số độ lợi 0
TD, AVR Hằng số thời gian lọc
Giá trị đầu ra nhỏ nhất của cấu trúc ST4C -0.866pu
Vmin, AVR *)
Giá trị đầu ra nhỏ nhất của cấu trúc ST8C 0pu
Giá trị đầu ra lớn nhất của cấu trúc ST4C 0.996pu
Vmax, AVR *)
Giá trị đầu ra nhỏ nhất của cấu trúc ST8C 1,8pu

14
24‐Nov‐20

 Trong cấu trúc ST8C ở chế độ Tự động, đầu ra của


bộ điều chỉnh điện áp là giá trị đặt đầu vào của bộ
điều chỉnh dòng. Do đó, giới hạn giá trị đặt của bộ
điều chỉnh dòng được giới hạn bởi đầu ra của bộ
điều chỉnh điện áp

 Giới hạn dưới được cố định, trong khi giới hạn trên
là một tham số có thể điều chỉnh

Chế độ điều chỉnh theo dòng điện kích từ (FCR) :


Bộ điều chỉnh FCR điều chỉnh theo sai lệch giữa giá trị
dòng điện đặt và dòng điện phản hồi kích từ
- Thiết lập chế độ điều khiển theo FCR đặt tại màn
hình “Operation mode”

15
24‐Nov‐20

Ký hiệu Ý nghĩa Đơn vị

TFI Hằng số thời gian của bộ lọc dòng kích từ 0.005s


KP,FCR Hệ số tỷ lệ 5
TI, FCR Hằng số thời gian tích phân 1s
Vmin, AVR *) Giá trị đầu ra nhỏ nhất -0.866pu
Vmax, AVR *) Giá trị đầu ra lớn nhất 0.996pu

 Đầu ra của bộ điều chỉnh dòng được đưa trực tiếp


vào đầu ra phần cứng tỷ lệ với góc 

 Nếu không tuyến tính hóa các xung, thì giới hạn đầu
ra tương ứng với các giới hạn góc  =(150°÷5°) là
Vmin, FCR = 0,0278 và Vmax, FCR = 0,8333

 Nếu tuyến tính hóa bằng hàm chức năng arccos để


đạt được giới hạn đầu ra FCR khác nhau

16
24‐Nov‐20

Chế độ điều chỉnh theo công suất phản kháng:

Bộ điều chỉnh theo công suất phản kháng, điều chỉnh


theo công sai lệch công suất đặt Q và công suất phản
hồi Q của máy phát;
Khi nhiều máy phát nối lưới theo điều chỉnh độc lập
hoặc theo bộ điều chỉnh nhóm thì nên lựa chọn chế
độ này là chế độ vận hành bình thường, khi đó có thể
chủ động đặt Q cho từng máy.
- Thiết lập chế độ điều khiển theo Q đặt tại màn hình
“Operation mode”

Chức năng ổn định công suất hệ thống (PSS)


Bộ ổn định công suất là PSS2B theo tiêu chuẩn IEEE 421.5

17
24‐Nov‐20

Logic đầu ra PSS

Bảng chú thích các thông số:


Ký hiệu Ý nghĩa Đơn vị
TW1 Hằng số thời gian W1 s
TW2 Hằng số thời gian W2 s
TW3 Hằng số thời gian W3 s
TW4 Hằng số thời gian W4 s
T6 Hằng số thời gian bộ lọc 6 s

T7 Hằng số thời gian bộ lọc 7 s

KS2 Hệ số độ lợi tỷ lệ 2 s
KS3 Hệ số độ lợi tỷ lệ 3 s
T8 Hằng số thời gian lọc bám theo độ dốc của tử số s
T9 Hằng số thời gian lọc bám theo độ dốc của mẫu số s
M Bộ lọc số mũ bám theo mẫu số
N Bộ lọc số mũ bám theo tử số
T1 Hằng số thời gian độ trễ 1 của tử số s
T2 Hằng số thời gian độ trễ 1 của mẫu số s
T3 Hằng số thời gian độ trễ 2 của tử số s
T4 Hằng số thời gian độ trễ 2 của mẫu số s

18
24‐Nov‐20

T10 Hằng số thời gian độ trễ 3 của tử số s

T11 Hằng số thời gian độ trễ 3 của mẫu số s

T12 Hằng số thời gian độ trễ 4 của tử số s

T13 Hằng số thời gian độ trễ 4 của mẫu số s

KS1 Hệ số độ lợi tỷ lệ 1 s

VSmin Gới hạn đầu ra nhỏ nhất của PSS pu

VSmax Gới hạn đầu ra lớn nhất của PSS pu


VPSS,on Ngưỡng công suất tác dụng khi có PSS pu
VPSS,off Ngưỡng công suất tác dụng khi có PSS pu

Các chức năng hạn chế


 Cấu trúc ST8C phân tầng:
- Các giới hạn AVR.UEL/OEL tác động lên điểm tổng điện
áp
- Các giới hạn FCR.UEL /OEL tác động lên điểm tổng
dòng
 Cấu trúc ST4C không phân tầng:
- Nếu cấu hình là loại tổng, AVR.UEL/OEL tác động lên
điểm tổng điện áp và FCR.UEL/OEL tác động lên đầu ra
của bộ điều chỉnh điện áp
- Nếu được cấu hình là loại quá mức, chỉ có một nhóm
giới hạn tác động lên đầu ra của bộ điều chỉnh điện áp

19
24‐Nov‐20

Giới hạn tức thời dòng kích từ nhỏ nhất và lớn nhất

Bộ giới hạn tức thời dòng kích từ gồm các bộ điều khiển
PI mắc song song

Bảng chú thích các thông số:

Ký hiệu Ý nghĩa Đơn vị


Giới hạn dòng kích từ tức thời nhỏ nhất ở chế độ 0.2pu
tự động
IFmin
Giới hạn dòng kích từ tức thời nhỏ nhất ở chế độ 0.2pu
bằng tay
KP,UEL,IFU Hệ số độ lợi tỷ lệ 0.5
TI, UEL,IFU Hằng số thời gian tích phân 0.1s
VO,UEL,IFU Giới hạn đầu ra 1.0pu
IFmax Giới hạn dòng kích từ tức thời lớn nhất ở chế độ 1.0pu
tự động – không nối lưới

Giới hạn dòng kích từ tức thời lớn nhất ở chế độ 1.6pu
tự động – nối lưới

20
24‐Nov‐20

Giới hạn dòng kích từ tức thời lớn nhất ở chế độ 0.5pu
bằng tay – không nối lưới
Giới hạn dòng kích từ tức thời lớn nhất ở chế độ 1.05pu
bằng tay – nối lưới
KP,OEL,IFU Hệ số độ lợi tỷ lệ của bộ giới hạn dòng kích từ 0.6
lớn nhất
TI,OEL,IFU Hằng số thời gian tích phân của bộ giới hạn dòng 0.2s
kích từ lớn nhất
VO,OEL,IFU Giới hạn đầu ra -1.0pu

Giới hạn đường cong P/Q


Giới hạn đường cong P/Q được xác định bằng các cặp
P0/Q0,P1/Q1,… theo tiêu chuẩn IEEE 421.5

21
24‐Nov‐20

Bảng chú thích các thông số:


Ký hiệu Ý nghĩa Đơn vị
Pj Các điểm công suất tác dụng của đường cong hạn pu
chế, j = 0,1…j
Qj Các điểm công suất phản kháng của đường cong s
hạn chế, j = 0,1…j
K1,UEL,PQ Số mũ 2
K2,UEL,PQ Số mũ 2
KP,UEL,PQ Hệ số độ lợi tỷ lệ 0.1
TI,UEL,PQ Hằng số thời gian tích phân 0.5s
VO,UEL,PQ Giới hạn đầu ra 1.0pu

Giới hạn dòng stator(UEL/OEL.IT)


Cấu trúc của bộ hạn chế dòng stator theo tiêu chuẩn
IEEE 421.5

22
24‐Nov‐20

Bảng chú thích các thông số:


Ký hiệu Ý nghĩa Đơn vị
ITmax Giới hạn dòng stator 1.05pu
TINV,IT Hằng số thời gian cho đặc tính thời gian ngược 50s
KUEL/OEL,PQ Số mũ 1
Qdb,UEL,IT Giới hạn dưới cho vùng chết công suất phản kháng 0.04pu
Qdb,OEL,IT Giới hạn trên cho vùng chết công suất phản kháng 0.04pu
KP,OEL,IT Hệ số độ lợi tỷ lệ - dải quá kích từ 0.1
TI,OEL,IT Hằng số thời gian tích phân – dải quá kích từ 0.5s
VO,OEL,IT Giới hạn đầu ra – dải quá kích từ -1.0pu
KP,UEL,IT Hệ số độ lợi tỷ lệ - dải kích từ tối thiểu 0.05
TI,UEL,IT Hằng số thời gian tích phân – dải kích từ tối thiểu 0.3s
VO,UEL,IT Giới hạn đầu ra – dải kích từ tối thiểu 1.0pu

Giới hạn dòng kích từ (OEL.IFD)


Cấu trúc của bộ hạn chế dòng kích từ theo tiêu chuẩn
IEEE 421.5

23
24‐Nov‐20

Bảng chú thích các thông số:

Ký hiệu Ý nghĩa Đơn vị


Giá trị dòng kích từ pick up ở chế độ không nối 0.7pu
Ifmax,D lưới
Giá trị dòng kích từ pick up ở chế độ nối lưới 1.05pu
TINV,IT Hằng số thời gian cho đặc tính thời gian ngược 50s
KOEL,IFD Số mũ 1
KP,OEL,IFD Hệ số độ lợi tỷ lệ 0.2
TI,OEL,IFD Hằng số thời gian tích phân 0.3s
VO,OEL,IT Giới hạn đầu ra – dải quá kích từ -1.0pu

Giới hạn V/Hz (OEL.IFX)

Cấu trúc của Giới hạn V/Hz

24
24‐Nov‐20

Bảng chú thích các thông số:

Ký hiệu Ý nghĩa Đơn vị


VT,max Giới hạn từ thông lớn nhất 1.1pu
fG0 Tần số khởi động giới hạn từ thông 0pu
fGmax Tần số máy phát ở giá trị điện áp máy phát lớn nhất 1pu
KP,OEL,FX Hệ số độ lợi tỷ lệ 0.25s
TI,OEL,FX Hằng số thời gian tích phân 0.4s
VO,OEL,FX Giới hạn đầu ra -1.0pu

25
24‐Nov‐20

 Thiết kế:
- Phần cứng 2 bộ điều chỉnh giống nhau
- Phần mềm và chương trình điều khiển giống nhau
- Chỉ khác nhau về các tham số offset đo lường đầu
vào để đảm bảo xung đầu ra mở thyristor của 2
kênh luôn giống nhau;
- Các tín hiệu số, điên áp tương tự từ ngoại vi đến
được kết nối song song;
- Tín hiệu dòng điện được nối tiếp giữa 2 kênh hoặc
thiết kế 2 biến dòng đặt cùng 1 vị trí để cung cấp tín
hiệu độc lập cho từng kênh;

1
24‐Nov‐20

Ví dụ: tín hiệu Uf được cấp cho cả 2 kênh A01, A11

Ví dụ: tín hiệu lệnh được cấp cho cả 2 kênh A01, A11

2
24‐Nov‐20

Ví dụ: tín hiệu giám sát nhiệt độ của từng cầu được cấp cho
cả 2 kênh A01, A11

 Một bo mạch rơ le chuyển đổi xung từ 2 kênh điều chỉnh


đến các cầu chỉnh lưu thyristor.

3
24‐Nov‐20

 Chuyển đổi kênh dự phòng làm việc


- Do xung mở của 2 kênh đưa ra giống nhau và luôn
đợi sẵn tại đầu vào bo mạch chuyển xung nên
chuyển đổi sẽ giữ nguyên trạng thái I, U kích từ;
- Tại đầu vào điều khiển bo mạch rơ le có tín hiệu cho
phép kênh 1 hoặc kênh 2 làm việc;
- Tín hiệu cho phép được xuất ra từ 2 kênh điều chỉnh,
2 tín hiệu này được liên động với nhau và tại 1 thời
điểm chỉ có 1 kênh có logic 1;

- Chuyển đổi bằng tay: tại HMI kênh dự phòng


chuyển kênh này sang local và chọn chế độ kênh đó
là master
- Chuyển đổi tự động:
+ Khi mất nguồn nuôi kênh chính
+ Hư hỏng kênh chính dẫn đến mất xung điều khiển
+ Mất điện áp phản hồi
 Chuyển đổi cầu chỉnh lưu: Cầu chỉnh lưu có 3 chế
độ làm việc
- Làm việc cả 2 cầu theo phân dòng 80/20
- Làm việc 01 cầu làm việc hoặc 01 cầu cường hành

4
24‐Nov‐20

- Chuyển đổi cầu bằng tay: tại HMI kênh đang làm
việc chuyển kênh này sang local và chọn một trong
3 phương án trên; (sharing bridge; working bridge;
forcing bridge). Chế độ làm việc bình thường là cả
2 cầu làm việc theo tỷ lệ dòng 80/20 (sharing
bridge);
- Chuyển đổi tự động:
+ Khi mất nguồn đồng bộ
+ Cháy cầu chì bảo vệ thyristor
+ Nhiệt độ giám sát thyristor tăng cao
 Chuyển đổi chế độ điều chỉnh
+ Từ AVR sang FCR khi mất điện áp phản hồi máy
phát

5
24‐Nov‐20

Các hạn chế kích từ: Khi kích từ làm việc vi phạm vùng
hạn chế thì bộ điều chỉnh sẽ phát tín hiệu cảnh báo và tự
động điều chỉnh để kích từ về vùng làm việc bình
thường;
1. Hệ thống kích từ phụ
- Các hạn chế:
+ Giới hạn dòng kích từ lớn nhất không có thời gian trễ ở chế
độ AVR: 1,1Pu
+ Giới hạn dòng kích từ lớn nhất không có thời gian trễ ở chế
độ FCR: 1,05Pu
+ Giới hạn dòng kích từ lớn nhất có thời gian trễ ở chế độ
AVR: 1,0Pu; T=10s

1
24‐Nov‐20

- Hạn chế setpoint điện áp đầu cực lớn nhất: Để đảm


bảo dòng kích từ làm việc không vi phạm vùng quá tải,
khi kích từ chính vận hành 1 cầu cường hành; giá trị
setpoint điện áp được thiết lập với điện áp thấp hơn
định mức; đặt từ 505V đến 514V tùy theo từng máy
(điện áp định mức phía cuộn điện áp thấp là 530Vac)

- Các bảo vệ:


+ Cháy cầu chì bảo vệ thyristor (500A): khi cháy cầu chì cầu đang
làm việc hệ thống sẽ tự động chuyển làm việc sang cầu dự phòng;
+ Nhiệt độ thyristor tang cao: cảnh báo khi 1100C; Trip cầu và
chuyển sang cầu dự phòng khi 1200C
+ Hư hỏng kênh điều chỉnh: chuyển làm việc sang kênh dự phòng
+ Hư hỏng khối biến áp xung: chuyển làm việc sang cầu dự phòng
+ Quá điện áp rô to  800Vdc: Đi cắt kích từ phụ/ chính và ra lệnh
cắt máy cắt

2
24‐Nov‐20

2. Hệ thống kích từ chính:

- Các hạn chế:

+ Hạn chế kích thích tối thiểu không có trễ ≤160A

+ Hạn chế kích từ lớn nhất khi không tải không có trễ
1710A

+ Hạn chế kích từ lớn nhất khi không tải không có trễ
1932A

+ Hạn chế kích từ lớn nhất khi không tải có trễ theo thời gian
phụ thuộc 1197A

+ Hạn chế kích từ lớn nhất khi có tải tải có trễ theo thời
gian phụ thuộc 1796A

+ Hạn chế quá tải stato máy phát khi có trễ theo thời
gian phụ thuộc 10266A

+ Hạn chế kích từ tối thiểu theo đặc tính P/Q khi chọn
hệ số phụ thuộc điện áp =1

P 0 100 180 240


(MW)
Q  ‐133 ‐116 ‐85 ‐35
(MvaR)

3
24‐Nov‐20

+ Hạn chế quá từ thông: V/f ≥1,1


- Các bảo vệ:
+ Quá nhiệt độ thyristor ≥850C thì cắt cầu; chuyển chế
độ vận hành 1 cầu
+ Đứt cầu chì bảo vệ thyristor ≥1700A; chuyển chế độ
vận hành 1 cầu
+ Quá áp rô to ≥2800V; đi cắt máy
+ Hư hỏng kênh điều chỉnh; chuyển sang kênh dự
phòng làm việc

3. Các tín hiệu cảnh báo

- Hệ thống kích từ phụ:


BB.AC.CB.FLT Excitation transformer circuit breaker failure
BB.AC.CB.POSFLT Excitation transformer circuit breaker position trip
BB.ACDC.CONV.FLT AC‐DC converter output failure
BB.ACOV.FLT AC overvoltage protection fuse trip
BB.ACSPLY.FLT AC power supply failure
BB.ACT.CH.FLT Active channel fault
BB.BRDG.REL.FLT Bridge relay fault
BB.BRDG.TEMP.HIGH Thyristor temperature high
BB.BRDG.TRIP Thyristor bridge trip
BB.BRDG1.COND.FLT Bridge 1 conduction loss
BB.BRDG1.FLT Thyristor bridge 1 failure

4
24‐Nov‐20

- Hệ thống kích từ phụ:

BB.BRDG1.REL.FLT Bridge 1 relay fault
BB.BRDG1.TEMP.HIGH Bridge 1 temperature high
BB.BRDG1.THYRFUSE.TRP Bridge 1 fuse trip
BB.BRDG2.COND.FLT Bridge 2 conduction loss
BB.BRDG2.FLT Thyristor bridge 2 failure
BB.BRDG2.REL.FLT Bridge 2 relay fault
BB.BRDG2.TEMP.HIGH Bridge 2 temperature high
BB.BRDG2.THYRFUSE.TRP Bridge 2 fuse trip
BB.crowbar.SPLY.FLT Crowbar supply voltage fault
BB.DCDC.CONV.FLT DC‐DC converter output failure
BB.DCSPLY.FLT DC supply failure
BB.EXC.TRIP.ACT Excitation trip active
BB.EXC.WRNG.ACT Alarm active
BB.EXT.TRIP.ACT External trip active

- Hệ thống kích từ phụ:


BB.FCB.FLT Field breaker failure
BB.FF.FLT Fieldflashing fault
BB.FF.OT Field flashing too long
BB.FFcont.FLT Field flashing contactor fault
BB.gatecntrl.parameter.FLT Gate control parameter failure
BB.gatepulse.SPLY.FLT Gate pulse supply fault
BB.ITHYR.FLT Thyristor current failure
BB.MAX.LIM.ACT Maximum limitation active
BB.MCB.TRP m.c.b./fuse tripped
BB.MIN.LIM.ACT Minimum limitation active
BB.MIN.SP Set value minimum position
BB.MSTR_STBY.FLT Master/standby feedback fault
BB.OEL.ACT Overexcitation limiter active
BB.OEL.FX.ACT Volt/Hertz limiter active

5
24‐Nov‐20

- Hệ thống kích từ phụ:


BB.OEL.IF.ACT Maximum field current limiter active
BB.PFC.ACT Power factor regulator active
BB.PLL.FLT Gate pulse synchronizing failure
BB.PLL_not_locked Gate pulse synchronizing latching failure
BB.RMT.SP.FLT Remote set value (4‐20mA) fault
BB.ROV.TRIP Rotor over voltage trip
BB.ROV.WRNG Rotor over voltage alarm
BB.ROVneg.TRIP Rotor overvoltage (negative) ‐ trip
BB.ROVneg.WRNG Rotor overvoltage (negative) ‐ alarm
BB.ROVpos.TRIP Rotor overvoltage (positive) ‐ trip
BB.ROVpos.WRNG Rotor overvoltage (positive) ‐ alarm
BB.RT.TRIP Rotor temperature trip
BB.RT.WRNG Rotor temperature alarm
BB.SECSPLY.CB.FLT Second supply circuit breaker failure
BB.START.OT Start overtime trip

- Hệ thống kích từ phụ:


BB.START.SC Generator short circuited at start
BB.STBY Channel in standby
BB.STBY.CH.FLT Standby channel fault
BB.STOP.OT Stop overtime trip
BB.syncvolt.FLT Gate pulse synchronizing voltage fault
BB.THYR.COND.FLT Loss of thyristor conduction
BB.THYRFUSE.TRP Thyristor fuse blown
BB.transducercard.FLT Transducer card error
BB.U/OEL.IT.ACT Generator current limiter active
BB.UEL.ACT Underexcitation limiter active
BB.UEL.IFU.ACT Minimum field current limiter active
BB.UEL.PQ.ACT P/Q limiter active
BB.USPEED Underspeed trip
BB.VT.FLT Generator voltage measuring failure
BB.VTHYR.FLT Thyristor voltage failure

6
24‐Nov‐20

- Hệ thống kích từ chính:


BB.AC.CB.FLT Excitation transformer circuit breaker failure
BB.AC.CB.POSFLT Excitation transformer circuit breaker position trip
BB.ACDC.CONV.FLT AC‐DC converter output failure
BB.ACOV.FLT AC overvoltage protection fuse trip
BB.ACSPLY.FLT AC power supply failure
BB.ACT.CH.FLT Active channel fault
BB.BRDG.FAN.WRNG Thyristor fan alarm
BB.BRDG.FANMCB.TRP Bridge fan m.c.b. tripped
BB.BRDG.REL.FLT Bridge relay fault
BB.BRDG.TEMP.HIGH Thyristor temperature high
BB.BRDG.TRIP Thyristor bridge trip
BB.BRDG1.ACT Thyristor bridge 1 on
BB.BRDG1.AIRFLOW.FLT Bridge 1 air flow low

- Hệ thống kích từ chính:


BB.BRDG1.COND.FLT Bridge 1 conduction loss
BB.BRDG1.FANMCB.TRP Bridge 1 fan m.c.b. tripped
BB.BRDG1.FLT Thyristor bridge 1 failure
BB.BRDG1.REL.FLT Bridge 1 relay fault
BB.BRDG1.TEMP.HIGH Bridge 1 temperature high
BB.BRDG1.THYRFUSE.TRP Bridge 1 fuse trip
BB.BRDG2.ACT Thyristor bridge 2 on
BB.BRDG2.AIRFLOW.FLT Bridge 2 air flow low
BB.BRDG2.COND.FLT Bridge 2 conduction loss
BB.BRDG2.FANMCB.TRP Bridge 2 fan m.c.b. tripped
BB.BRDG2.FLT Thyristor bridge 2 failure
BB.BRDG2.REL.FLT Bridge 2 relay fault
BB.BRDG2.TEMP.HIGH Bridge 2 temperature high
BB.BRDG2.THYRFUSE.TRP Bridge 2 fuse trip
BB.crowbar.SPLY.FLT Crowbar supply voltage fault

7
24‐Nov‐20

- Hệ thống kích từ chính:

BB.DCDC.CONV.FLT DC‐DC converter output failure
BB.DCSPLY.FLT DC supply failure
BB.EXC.TRIP.ACT Excitation trip active
BB.EXC.WRNG.ACT Alarm active
BB.EXT.TRIP.ACT External trip active
BB.FCB.FLT Field breaker failure
BB.FF.ACT Field flashing on
BB.FF.FLT Fieldflashing fault
BB.FF.OT Field flashing too long
BB.FFcont.FLT Field flashing contactor fault
BB.gatecntrl.parameter.FLT Gate control parameter failure
BB.gatepulse.SPLY.FLT Gate pulse supply fault
BB.ITHYR.FLT Thyristor current failure
BB.MAX.LIM.ACT Maximum limitation active
BB.MAX.SP Set value maximum position

- Hệ thống kích từ chính:


BB.MCB.TRP m.c.b./fuse tripped
BB.MIN.LIM.ACT Minimum limitation active
BB.MIN.SP Set value minimum position
BB.MSTR_STBY.FLT Master/standby feedback fault
BB.OEL.ACT Overexcitation limiter active
BB.OEL.FX.ACT Volt/Hertz limiter active
BB.OEL.IF.ACT Maximum field current limiter active
BB.PLL.FLT Gate pulse synchronizing failure
BB.PLL_not_locked Gate pulse synchronizing latching failure
BB.ROV.TRIP Rotor over voltage trip
BB.ROV.WRNG Rotor over voltage alarm
BB.ROVneg.TRIP Rotor overvoltage (negative) ‐ trip
BB.ROVneg.WRNG Rotor overvoltage (negative) ‐ alarm
BB.ROVpos.WRNG Rotor overvoltage (positive) ‐ alarm
BB.RT.TRIP Rotor temperature trip

8
24‐Nov‐20

- Hệ thống kích từ chính:


BB.RT.WRNG Rotor temperature alarm
BB.START.OT Start overtime trip
BB.START.SC Generator short circuited at start
BB.STBY Channel in standby
BB.STBY.CH.FLT Standby channel fault
BB.STOP.OT Stop overtime trip
BB.syncvolt.FLT Gate pulse synchronizing voltage fault
BB.THYR.COND.FLT Loss of thyristor conduction
BB.THYRFUSE.TRP Thyristor fuse blown
BB.transducercard.FLT Transducer card error
BB.U/OEL.IT.ACT Generator current limiter active
BB.UEL.ACT Underexcitation limiter active
BB.UEL.IFU.ACT Minimum field current limiter active
BB.UEL.PQ.ACT P/Q limiter active

- Hệ thống kích từ chính:

BB.VT.FLT Generator voltage measuring failure

BB.VTHYR.FLT Thyristor voltage failure

GB.BRDG1.fan1.FLT thyristor bridge 1 fan 1 failure

GB.BRDG1.fan2.FLT thyristor bridge 1 fan 2 failure

GB.BRDG2.fan1.FLT thyristor bridge 2 fan 1 failure

GB.BRDG2.fan2.FLT thyristor bridge 2 fan 2 failure

9
24‐Nov‐20

1. Điều kiện làm việc song song

1
24‐Nov‐20

2. Điều chỉnh công suất

- Điều chỉnh công suất phản kháng của máy phát điện đồng bộ bằng
cách thay đổi dòng kích từ Ikt làm E thay đổi suy ra Q thay đổi

2
24‐Nov‐20

3. Đặc tính độ dốc điều chỉnh

• Hệ số độ dốc điều chỉnh

3
24‐Nov‐20

• Điều chỉnh P các máy phát song song

‐ Điều chỉnh Q các máy phát song song


Điện áp trên thanh cái nhà máy điện gồm
nhiều máy phát nối song song và phân bổ
công suất phản kháng giữa các máy phát
điện làm việc phụ thuộc vào tác động phối
hợp giữa các hệ thống điều chỉnh kích từ
của máy phát điện

4
24‐Nov‐20

Phương pháp đơn giảm nhất để điều chỉnh


điện áp trên thanh cái nhà máy điện và phân
bố công suất phản kháng giữa các máy nối
với thanh cái là điều chỉnh ở tất cả các máy
có TDK với phương pháp điều chỉnh theo tỷ
phần độc lập.

‐ Quy luật điều chỉnh của mỗi máy phát điện


theo phương pháp náy khi điều chỉnh theo
quan hệ độc lập được thực hiện theo biểu
thức:

‐ Trong đó:
Ui = UFi ‐ U0 : độ lệch điện áp của máy phát
điện khi giá trị U0 cho trước

5
24‐Nov‐20

i ‐ tỷ phần tham gia của máy phát điện thứ i


trong cân bằng tổng công suất phản kháng
của nhà máy
kci ‐ hệ số phụ thuộc của đặc tuyến điều
chỉnh máy phát điện thứ I
‐ TĐK của mỗi máy phát điện sẽ điều chỉnh
điện áp theo độ lệch của công suất phản
kháng thực tế

QFi so với trị số công suất phản kháng theo tỷ phần đã


được phân . Quá trình dđều chỉnh sẽ kết thúc khi:

Quá trình điều chỉnh được diễn ra như sau: Khi công
suất phản kháng thay đổi, điện áp trên thanh góp nhà
máy điện lệch khỏi giá trị cho trước và tất cả các TĐK
bắt đầu làm việc theo độ lệch U. Chúng thay đổi dòng
điện kích từ và công suất phản kháng của máy phát
điện sao cho điện áp trên thanh góp khôi phục lại giá
trị ban đầu

6
24‐Nov‐20

‐ Công suất phản kháng được phân phối giữa


các máy phát điện theo tín hiệu QFi cho
đến khi độ lệch này trở lại bằng không (nghĩa
là mỗi máy phát đã nhận đủ tỷ phần của
mình trong lượng công suất phản kháng
tổng của toàn nhà máy).
‐ Khi ấy tác động điều chỉnh sẽ không còn
nữa và hệ thống điều chỉnh điện áp trở lại
trạng thái cân bằng

1. Kết nối cáp cứng


‐ Từ LCU đến kích từ:
+ Lệnh đóng/cắt kích từ chính
+ Lệnh tăng /giảm kích từ chính khi hòa đồng bộ
+ Lệnh cắt sự cố kích từ chính từ các bảo vệ công
nghệ
+ Trạng thái máy cắt đầu cực
+ Tín hiệu tốc độ >90%
+ Lệnh cắt sự cố kích từ phụ từ các bảo vệ công
nghệ

7
24‐Nov‐20

1. Kết nối cáp cứng


‐ Từ Kích từ đến LCU :
+ Điện áp kích từ
+ Hạn chế kích từ phụ làm việc
+ Hạn chế thiếu kích từ chính làm việc
+ Hạn chế quá kích từ chính làm việc
+ Báo kích từ chính ở chế độ Q 
+ Công tắc tơ dập từ đóng
+ Báo kích từ phụ cắt

1. Kết nối cáp cứng


‐ Từ Kích từ đến LCU :
+ Báo kích từ phụ sẵn sàng
+ Báo kích từ phụ hư hỏng
+ Báo kích từ phụ sự cố
+ Báo kích từ phụ đóng
+ Báo kích từ chính sẵn sàng
+ Báo kích từ chính hư hỏng
+ Báo kích từ chính sự cố

8
24‐Nov‐20

1. Kết nối cáp cứng


‐ Từ Kích từ đến LCU :
+ Báo kích từ chính đóng
+ Báo kích từ chính cắt
+ Báo kích từ chính ở chế độ Local
+ Báo cắt máy cắt kích từ phụ đi cắt MC đầu cực
‐ Từ rơ le bảo vệ đến Kích từ :
+ Bảo vệ tác động đi cắt kích từ chính
+ Bảo vệ tác động đi cắt kích từ phụ
‐ Từ dao nối đất đến Kích từ phụ:

Tín hiệu truyền thông lệnh từ LCU đến kích từ qua


giao thức 104
• Power system stabilizer OFF cmd
• Power system stabilizer ON cmd
• VAR regulation OFF cmd
• VAR regulation ON cmd
• Remote set value reactive power

9
24‐Nov‐20

• Tín hiệu trạng thái, sự cố từ HT kích từ đến


LCU qua truyền thông 104
+ Ngoài các tín hiệu cơ bản được gửi đến DCS
qua cáp cứng, kích từ còn gửi lên DCS qua cáp
truyền thông giao thức 104; có 116 tín hiệu từ
HT kích từ chính; 94 tín hiệu từ kích từ phụ

10
Basic Operation of HIPASE Touch Panel

Basic navigation

By clicking on the home button , the main menu appears:

For operation, the most important menus are:


- Instruments
- Alarms
- Operation Mode
- Test

OperationBasics.docx 1/7
1. Instruments
The instruments view displays the most important measurement values like e.g. generator voltage, field
current, Active and Reactive power

2. Alarms
The alarm menu shows all active and not acknowledged alarms. For more details about the alarm list and
the acknowledgement of alarms, the reader is referred to HIPASE_Touchpanel.pdf

OperationBasics.docx 2/7
3. Operation Mode
Some of the below operations are only allowed for Operators or Administrators. Whenever the following
screen appears, log in either as Operator or Administrator and repeat your operation. For more details about
the different users, see HIPASE_Touchpanel.pdf

To do any changes in the operation mode, make sure that ‘Local’ is selected as Operator setting (Upper right
corner), and that the used channel is selected as ‘Master Channel’ (Lower right corner.)

OperationBasics.docx 3/7
The basic regulator modes are
- ‘Voltage Regulator’ (as automatic mode)
- ‘Field Current Regulator’ (as manual mode)

Excitation will be started by clicking the ‘ON’ button .

Excitation will be stopped by clicking the ‘OFF’ button

Within the Regulator Mode (accessible by clicking on the corresponding gearwheel ), the set value
can be changed directly (lower left corner).

From anywhere on the touch panel, the set values can always be raised or lowered by the up/down buttons

OperationBasics.docx 4/7
Back on the Operation Mode menu,

the bridge operation can be accessed by clicking on the right arrow

It can be chosen between


- Only Working Bridge
- Only Forcing Bridge and
- Current sharing (default selection)

OperationBasics.docx 5/7
4. Test
Test mode is used if the excitation needs to be run in firing angle control mode. Therefore, select the ‘Firing
Angle Control’ check box as in the picture below:

By clicking on the ‘Firing Angle Control’ gearwheel , some settings on


the firing angle can be changed. E.g. the Inverter Limit (maximum firing angle - also during inverter mode) or
the ‘Firing Angle Set Value’.

OperationBasics.docx 6/7
5. Fan Change and reset of fan alarm
To change the fan group, go to the second page of the Operation Mode as describe above:

Enter ‘Fan operation’ and then select Fan 1 or Fan 2 by clicking on the corresponding check box (in the
upper right corner)

After a fan mcb, a fan temperature sensor or an air-flow sensor have been repaired, the fan alarm has to be
reset by the operator. This can be done by clicking on ‘Reset Fan Alarm after Acknowledgement’

OperationBasics.docx 7/7

You might also like