You are on page 1of 4

BÀI TẬP

Câu hỏi, khái niệm và định nghĩa

6-1. Sự khác nhau giữa xy-lanh thuỷ lực tác động một chiều và tác động hai chiều là gì?
6-2. Kể tên bốn kiểu lắp khác nhau của xy-lanh thuỷ lực?
6-3. Giảm chấn xy-lanh là gì? Mục đích của nó là gì?
6-4. Xy-lanh cần kép là gì? Nó thường được sử dụng khi nào?

6-5. Xy-lanh cần ống lồng là gì? Nó thường được sử dụng khi nào?
6-6. Vì sao cần của xy-lanh tác động hai phía thu về ở vận tốc lớn hơn khi nó duỗi ra với cùng
lưu lượng vào?
6-7. Các xy-lanh tác động một phía thu về như thế nào?
6-8. Phân biệt giữa các hệ đòn bẩy loại một, loại hai, và loại ba được dùng với xy-lanh thuỷ lực
để dẫn động tải?

6-9. Liên quan tới hệ đòn bẩy cơ khí, định nghĩa thuật ngữ mô men?

6-10. Liên quan tới hệ đòn bẩy cơ khí, định nghĩa thuật ngữ cánh tay đòn?

6-11. Khi sử dụng các hệ đòn bẩy với xy-lanh thuỷ lực, vì sao xy-lanh phải được lắp bằng vòng
kẹp chữ U?

6-12. Sử dụng cơ học của tải xy-lanh với các hệ đòn bẩy như ví dụ, giải thích sự khác nhau giữa
mô men xoắn và mô men?

6-13. Mục đích của giảm xóc thuỷ lực là gì? Kể tên hai ứng dụng?

Bài tập

Lưu ý: Chữ E đi sau số bài tập có nghĩa là dùng hệ đơn vị Anh. Tương tự, chữ M chỉ đơn vị hệ
mét.

Lực, vận tốc, và công suất xy-lanh thuỷ lực

6-14M. Một xy-lanh thuỷ lực đường kính 8 cm có cần đường kính 4 cm. Nếu xy-lanh tiếp nhận
dòng chảy có lưu lượng 100 l/ph và áp suất 12 Mpa, tìm:

a. Tốc độ duỗi và thu của xy-lanh.

b. Khả năng mang tải khi duỗi và thu của xy-lanh.

6-15E. Một xy-lanh thuỷ lực đường kính 3in có cần đường kính 1,5 in. Tìm lưu lượng ra khỏi
xy-lanh khi nó duỗi ra với lưu lượng vào là 8 gpm?

6-16E. Một bơm cung cấp dầu ở 25 gpm đến một xy-lanh thuỷ lực tác động hai phía đường kính
1½ in. Nếu tải là 1200 lb (duỗi và thu) và đường kính cần là ¾ in, tìm:
a. Áp suất thuỷ lực trong hành trình duỗi.
1
b. Vận tốc piston trong hành trình duỗi.

c. Công suất xy-lanh (HP) trong hành trình duỗi.

d. Áp suất thuỷ lực trong hành trình thu.


e. Vận tốc piston trong hành trình thu.
f. Công suất xy-lanh (HP) trong hành trình thu.

6-17M. Một bơm cung cấp dầu với lưu lượng 0,0016 m3/s đến xy-lanh thuỷ lực tác động hai chiều,
đường kính 40 mm. Nếu tải là 5000 N (thu và duỗi) và đường kính cần là 20 mm, tìm:
a. Áp suất thuỷ lực trong hành trình duỗi.

b. Vận tốc piston trong hành trình duỗi.


c. Công suất xy-lanh (kW) trong hành trình duỗi.

d. Áp suất thuỷ lực trong hành trình thu.


e. Vận tốc piston trong hành trình thu.
f. Công suất xy-lanh (kW) trong hành trình thu.
6-18. Xác định giá trị của hằng số C1 và C2 trong các công thức sau để xác định tốc độ của
xy-lanh thuỷ lực:

C1Q(gpm) C2Q(m3 / s)
v(in / min)  v(m / s) 
A(in 2 ) A(m 2 )

6-19. Một xy-lanh thuỷ lực có đường kính cần bằng một nửa đường kính piston. Xác định độ chênh
lệch về khả năng mang tải giữa hành trình duỗi và thu xy-lanh nếu áp suất không đổi.

6-20. Cho xy-lanh ở bài 6-19, điều gì sẽ xảy ra nếu áp suất tác dụng đồng thời lên cả hai phía của
xy-lanh?

Tải tác động trong xy-lanh do di chuyển của trọng lượng


6-21E. Xy-lanh đặt nghiêng của Hình 6-23 có piston đường kính 3 in. Xác định áp suất yêu cầu để
duỗi trọng lượng 5000 lb.
6-22M. Một trọng lượng 10000 N được hạ xuống bằng một xy-lanh thẳng đứng như trên Hình 6-24.
Xy-lanh có piston đường kính 75 mm và đường kính cần 50 mm. Trọng lượng được giảm
tốc độ từ 100 m/ph đến khi dừng lại trong vòng 5 giây. Xác định áp suất yêu cầu ở trong
khoang có cần của xy-lanh trong khi chuyển động chậm dần.
6-23E. Một trọng lượng 6000 lb đang được đẩy lên một mặt nghiêng ở tốc độ không đổi bằng một
xy-lanh như trên Hình 6-25. Hệ số ma sát giữa trọng lượng và mặt nghiêng bằng 0,15. Với
áp suất 1000 psi, xác định đường kính piston yêu cầu.

2
Hình 6-23.
Hệ thống cho bài tập 6-21

Hình 6-24.
Hệ thống cho bài tập 6-22

Hình 6-25.
Hệ thống cho Bài tập 6-23 và 6-24

6-24E. Giải bài 6-23 nếu trọng lượng được tăng tốc từ không đến 5 ft/s trong 0,5 giây.

Tải tác động trong xilanh qua các liên kết cơ khí
6-25M. Thay đổi các số liệu của ví dụ 6-5 sang hệ mét.

a. Giải đối với lực xy-lanh yêu cầu để khắc phục lực tải cho hệ đòn bẩy loại một, hai, và ba.
b. Lặp lại phần a với θ = 10o.
c. Lặp lại phần a với  = 5o và 20o.

6-26M. Cho hệ thống Hình 6-26, xác định lực xy-lanh thuỷ lực yêu cầu để dẫn động tải 1000 N.
6-27E. Cho hệ thống Hình 6-27, xác định lực xy-lanh thuỷ lực yêu cầu để nâng tải 2000 lb.

6-28E. Cho cơ cấu đòn khuỷu của Hình 6-28, xác định lực tải đầu ra đối với lực xilanh thuỷ lực
1000 lb.

Giảm chấn trong xy-lanh thuỷ lực

3
6-29E. Một bơm cung cấp dầu ở tốc độ 20 gpm đến đầu trống (đầu không có cần) của xy-lanh thuỷ
lực đường kính 2 in như ở Hình 6-17. Piston có đầu trụ giảm chấn đường kính ¾ in, dài 1
in. Xy-lanh dẫn động trọng lượng 1000 lb, trượt trên mặt phẳng ngang có hệ số ma sát bằng
0,15. Áp suất đặt ở van an toàn bằng 500 psi. Tìm áp suất lớn nhất tạo thành bởi giảm chấn.
6-30M. Thay đổi các số liệu của Bài tập 6-29 sang hệ đơn vị mét và giải cho áp suất lớn nhất tạo
thành do giảm chấn.

Fxl

Ftải
Xy-lanh
Hình 6-26.
Hệ thống cho bài tập 6-26

Xy-lanh

Hình 6-27.
Hệ thống cho bài tập 6-27

Ftải

Xy-lanh Fxl

Hình 6-28.
Hệ thống cho bài tập 6-28

You might also like