You are on page 1of 9

I.

Tổng quan về thị trường Việt Nam


1. Nhu cầu tiêu thụ mì gói tại Việt Nam
- Mỗi năm tiêu thụ 8,56 tỷ gói mì (số liệu 2021), hạng 3 thế giới
- Nhu cầu tăng nhanh qua từng năm, khoảng 15-20%/năm
- Trung bình 1 người Việt Nam tiêu thụ 87 gói mì/năm (2018)
2. Khả năng cung ứng của thị trường Việt Nam
- 60 doanh nghiệp công suất khoảng 5 tỷ gói/ năm, tăng trưởng bình quân 15-20%/năm
- Rất nhiều thương hiệu đẩy mạnh truyền thông, quảng cáo
- Các doanh nghiệp lớn đang chiếm 90% thị trường mì gói ở siêu thị, trung tâm thương mại, cửa
hàng, chợ với hàng tram nhãn hiệu khác nhau.
- Vina Acecook (100% vốn Nhật Bản) đang dẫn đầu với khoảng doanh thu 12.263 tỷ đồng (năm
2021), sau đó là Masan consumer với doanh thu 8.800 tỷ (2021)
II. Tổng quan về công ty Acecook Việt Nam
1. Giới thiệu doanh nghiệp
- Được thành lập vào ngày 15/12/1993 và chính thức đi vào hoạt động từ năm 1995, công ty cổ
phần Acecook Việt Nam (Vina Acecook), có vốn đầu tư 100% từ Nhật Bản, là nhà phân phối
thực phẩm, chủ yếu là mì gói.
- Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam được coi là cái tên hàng đầu trong lĩnh vực Thực phẩm
đóng gói với vị trí thứ 2 trong Top 10 Công ty Thực phẩm đóng gói uy tín năm 2020 – ngành
Thực phẩm đóng gói, gia vị, dầu ăn (Vietnam Report).
- Hiện tại, có hơn 50 doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền tại Việt Nam với 70% thị phần thuộc về
Acecook Việt Nam, Masan và Asia Food. Trong đó, Acecook Việt Nam vẫn luôn dẫn đầu thị
phần, chiếm khoảng 50% tại thành thị và 43% trên cả nước. Các sản phẩm của thương hiệu
Acecook hiện nay có mặt tại hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ, tạp hóa,... trải khắp 63 tỉnh thành
trên cả nước và được xuất khẩu đến khoảng 40 quốc gia trên thế giới trong đó có những quốc gia
nổi tiếng rình rang và nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm như: Mỹ, Nhật Bản, Úc, Canada, Đức,
Pháp, Hàn Quốc...
Tên doanh nghiệp Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam (VINA
ACECOOK)
Tổng giám đốc Kajiwara Junichi
Website acecookvietnam.vn
Logo & Sologan
Nhóm 4

Tầm nhìn:
“Trở thành doanh nghiệp sản xuất thực phẩm hàng đầu Việt Nam có đủ năng lực quản trị
để thích ứng với quá trình toàn cầu hóa”
Sứ mệnh:
“Cung cấp sản phẩm/dịch vụ chất lượng cao mang đến SỨC KHỎE – AN TOÀN – AN
TÂM cho khách hàng”
Giá trị cốt lõi: COOK HAPPINESS
(1) Happy Customers 
Acecook Việt Nam sẽ luôn nỗ lực để làm cho khách hàng, những người sử dụng sản phẩm của
Acecook cảm thấy hạnh phúc.
(2) Happy Employees
Acecook Việt Nam luôn nỗ lực để làm cho cán bộ công nhân viên Acecook và gia đình của họ
cảm thấy hạnh phúc.
(3) Happy Society
Acecook Việt Nam luôn nỗ lực để làm cho toàn xã hội cảm thấy hạnh phúc.
Lĩnh vực kinh doanh:
 Sản xuất mì ống, mì sợi và sản phẩm tương tự.
 Sản xuất món ăn, thức ăn liền kề, chế độ biến sẵn.
 Sản xuất và đóng hộp dầu, mỡ động, thực tế.
 Chế biến và quản lý nước mắm, dầu mỡ.

Sản phẩm kinh doanh chính:


Acecook Việt Nam kinh doanh đa dạng các sản phẩm ăn liền như:
 Mì ăn liền: Hảo Hảo, Siu Cay, Sao Sáng, Hào 100, Hoành Thánh, Đệ Nhất…
 Miến: Phú Hương, Tiếng Vang
 Phở Xưa và Nay, Đệ Nhất...
 Bún: Hằng Nga. Điểm sáng
 Cháo: Hương Ngọc
 Mỳ ly: Morden, Hảo Hảo
 Nước mắm: Đệ Nhất
 Súp: Nhật Vị
2. Giới thiệu về mì ăn liền Hảo Hảo:

2
Nhóm 4

Mì Hảo Hảo là sản phẩm của Công ty Acecook Việt Nam, phục vụ hơn “ 2 tỷ bữa ăn ngon mỗi
năm” với phương châm “mì Hảo Hảo - biểu tượng của chất lượng”.
Mục tiêu mà Hảo Hảo luôn hướng đến chính là chất lượng và lợi ích của người tiêu dùng.
Hảo Hảo đã hiện diện trong cuộc đời hằng ngày của nhiều gia đình bởi những điểm đặc biệt nổi
bật sau:
 Giá cả bình dân
 Chất lượng tuyệt vời
 Thừa hưởng đúng nghĩa tinh thần Nhật Bản
 Thỏa mãn khẩu vị của người Việt Nam
 Hành trình mì Việt mọc ra biển lớn
Vina Acecook đã có nhiều sự cải tiến về mẫu mã, hương vị, đa dạng hóa sản phẩm trong suốt
nhiều năm hoạt động ở Việt Nam để giữ vững ngôi vị đầu bảng.
III. Phân tích mô hình SWOT của Hảo Hảo và đối thủ cạnh tranh chính
1. Phân tích mô hình SWOT
Hảo Hảo là một thương hiệu mì ăn liền được tạo ra bởi Acecook Việt Nam, ra mắt lần đầu trên
thị trường từ những năm thập niên 2000. Với 7 hương vị khác nhau, tính đến năm 2018, Hảo
Hảo đã được công nhận là một trong những thương hiệu mì ăn liền được tiêu thụ nhiều nhất tại
Việt Nam trong suốt 18 năm (2000–2018) với doanh số lên đến 20 tỷ gói mì.
Strengths Weaknesses
Thương hiệu mì gói mạnh hàng đầu Việt Nam Nghi vấn an toàn sức khỏe:
Hậu thuẫn mạnh mẽ từ tập đoàn mẹ Acecook: Tranh chấp thương hiệu
Công nghệ hiện đại, dây chuyền sản xuất tiên
tiến:
Opportunities Threats
Thị trường mì ăn liền tại Việt Nam rất lớn Thị trường cạnh tranh lớn
Người tiêu dùng ngày càng quan tâm tới chất Có nguy cơ đứt gãy nguồn nguyên liệu
lượng của sản phẩm và trên hết là sức khỏe của sản xuất
bản thân, cũng như tiêu dùng xanh

Strengths (Điểm mạnh) của Hảo Hảo


Thương hiệu mì gói mạnh hàng đầu Việt Nam:
Thương hiệu mì Hảo Hảo kể từ khi ra mắt đã nhanh chóng trở nên phổ biến và là biểu
trưng quen thuộc cho các loại mì nói chung tại Việt Nam. Lý do cho sự phổ biến này là vì sản
phẩm có giá thành rẻ, dễ no và nhiều hương vị đa dạng.
Hậu thuẫn mạnh mẽ từ tập đoàn mẹ Acecook:
- Tập đoàn Acecook là một công ty đa quốc gia của Nhật Bản chuyên sản xuất các loại mì
ăn liền, gia vị và thực phẩm, thương hiệu này đã có mặt tại 47 quốc gia và vùng lãnh thổ
3
Nhóm 4

bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam, Hoa Kỳ, Úc, Hồng Kông, v..v… Tuy nhiên,
thành công nhất của tập đoàn vẫn ở thị trường Việt Nam.
- Việt Nam là cơ sở xuất khẩu ra nước ngoài mạnh nhất của Acecook, xuất khẩu đến hơn
40 quốc gia trên thế giới, bao gồm Đông Nam Á, Châu Âu, Hoa Kỳ,…
Công nghệ hiện đại, dây chuyền sản xuất tiên tiến:
- 11 nhà máy, công suất hơn 2,5 tỷ gói/năm, sản xuất được đa dạng chủng loại sản phẩm.
- Hệ thống máy móc trang thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại bậc nhất góp phần nâng
cao chất lượng, độ an toàn sản phẩm, tiết giảm các chi phí sản xuất.
- Được chuyển giao công nghệ Nhật Bản

Weaknesses (Điểm yếu) của Hảo Hảo


Nghi vấn an toàn sức khỏe:
- Tháng 8 năm 2021, Cơ quan An toàn thực phẩm Ireland (FSAI) đã ra thông báo thu hồi
sản phẩm vì chứa Ethylene oxide, một chất có thể gây ung thư.
- Đến tháng 12 năm 2021, các lô mì của công ty Acecook Việt Nam, trong đó có Hảo Hảo,
đã được công ty chủ động thu hồi lại vì chứa 2-Chloroethanol, một chất chuyển hoá từ
Ethylene oxide, vượt ngưỡng cho phép theo tiêu chuẩn của EU
Tranh chấp thương hiệu:
Vào tháng 4 năm 2015, Acecook Việt Nam đã gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân tỉnh Bình
Dương để kiện Công ty cổ phần thực phẩm Á Châu (Asia Foods) vì hành vi “xâm phạm quyền
sở hữu công nghiệp” đối với thương hiệu Hảo Hảo. Trước đó, hình biểu trưng của gói mì Hảo
Hảo là tô mì có hai con tôm lớn nằm nổi bật giữa tô mì đã được đăng ký từ năm 2003 với màu
sắc chính là đỏ, hồng.
Asia Foods cũng đăng ký bản quyền đối với nhãn hiệu mì Hảo Hạng của mình từ năm 2006 và
được bảo hộ. Tuy nhiên, trong mẫu đăng ký này, hình hai con tôm không nằm nổi lên giữa tô mì
mà chỉ chiếm diện tích một góc tô mì và có màu sắc chủ đạo là đỏ, vàng cam, hoàn toàn khác
thiết kế đang được phổ biến trên thị trường với màu sắc đỏ sẫm khá giống với mì Hảo Hảo.
Trong phiên tòa xét xử vào cuối năm 2016, tòa án đã tuyên bố Asia Foods có hành vi xâm phạm
về sở hữu trí tuệ đối với Acecook. Sau bản án này, nguyên đơn đã kháng cáo, yêu cầu tăng tiền
bồi thường, còn bên bị đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm. Tuy nhiên, tại phiên tòa phúc
thẩm, bên bị đơn lại bất ngờ rút đơn kháng cáo và đồng ý sẽ ngừng sản xuất mì Hảo Hạng, vụ
kiện sau đó cũng bị đình chỉ.

Opportunities (Cơ hội) của Hảo Hảo


Thị trường mì ăn liền tại Việt Nam rất lớn:
Theo Hiệp hội mì ăn liền thế giới (WINA), giai đoạn 2016 – 2020, Việt Nam đang xếp thứ ba thế
giới về mức độ tiêu thụ mì gói. Hơn 7 tỷ gói mì ăn liền đã được người Việt tiêu thụ trong năm
2020, 8,56 tỷ gói mỳ vào 2021, con số này tăng đáng kể so với 5,4 tỷ gói mì năm 2019.

4
Nhóm 4

Hiện có 50 công ty sản xuất mì ăn liền tại Việt Nam, trong đó bao gồm cả các thương hiệu ngoại,
nhóm 4 doanh nghiệp đứng đầu thị trường có tên Acecook Việt Nam. Nhóm “Big 4” này chiếm
gần 88% về sản lượng và 84% doanh thu thị trường mì ăn liền trong 9 tháng đầu năm 2020.

Threats (Thách thức) của Hảo Hảo


Thị trường cạnh tranh:
- Thống kê cho thấy, hiện có khoảng 50 công ty sản xuất mì ăn liền tại Việt Nam. Các doanh
nghiệp đang trong “cuộc chiến” tìm kiếm chỗ đứng trên kệ bếp của người Việt.
- Cứ 2 ngày lại có một sản phẩm mì ăn liền ra đời tại Việt Nam. Ngành hàng mì ăn liền bao gồm
mì ly và mì gói, đạt doanh thu 28.000 tỷ đồng trong năm 2020, với 85% từ mì gói và phần còn
lại từ mì ly.
- Cạnh tranh giữa 4 “ông lớn” gồm Acecook Việt Nam, Masan Consumer, Uniben, Asia Foods.
Nhóm này chiếm hơn 88% về sản lượng và 84% doanh thu thị trường mì ăn liền trong 9 tháng
đầu năm 2020, theo dữ liệu thống kê của Retail Data. Trong đó Masan Consumer được sự hẫu
thuẫn từ hệ thống Winmart/Winmart +.
- Nhiều thương hiệu quốc tế khác cũng đang thâm nhập vào thị trường nội địa, tận dụng ưu đãi
về thuế suất nhập khẩu từ các Hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia, cạnh tranh với các
doanh nghiệp trong nước. nhiều thương hiệu ngoại đang thâm nhập thị trường Việt Nam như
Nongshim (Hàn Quốc) và Indomie (Indonesia) khiến cho thị trường ngành mì ngày càng cạnh
tranh gay gắt.
Nguy cơ đứt gãy nguồn nguyên liệu sản xuất:
- Khó khăn trong Logictis do dịch bệnh
- Nguồn nguyên liệu lúa mì đang bị ảnh hưởng do Nga và Ukraine, 2 nước xuất khẩu lúa mì lớn
thứ nhất và thứ 5 thế giới đang diễn ra xung đột vũ trang, đồng thời các biện pháp cấm vận đơn
Phương của châu Âu và Mỹ cũng gây khan hiếm nguồn nguyên liệu chính sản xuất mì tôm.
2. Các đối thủ cạnh tranh chính của mì Hảo Hảo Acecook
- Đối thủ cạnh tranh chính của mì Hảo Hảo có thể xếp vào 3 nhóm sau ( dựa vào mức giá): Cấp
thấp, cấp trung và cấp cao.
2.1 Mì thuộc phân giá cấp thấp (1.500 - 2.000 đ)
Mì Vifon
- Điểm mạnh: VIFON có mặt trên thị trường 45 năm qua và phát triển bền vững mạnh không
ngừng trong thị trường nội địa và xuất khẩu giá rẻ, chỉ 2000 đồng/ gói mì Vifon. Với Solgan “ Vị
ngon đậm đà – Vươn xa thế giới”, thương hiệu Vifon luôn đồng hành với người tiêu dùng và
uy tín lâu đời.
- Điểm yếu: bao bì, chất lượng không được cải tiến thường xuyên, không đáp ứng được nhu cầu
của khách hàng khó tính.

5
Nhóm 4

=> Vifon tạo dựng sức mạnh từ một thương hiệu uy tín, lâu đời
Còn Vina Acecook nhấn mạnh yếu tố chất lượng được đảm bảo bằng công nghệ Nhật Bản
2.2 Mì thuộc phân khúc giá trung ( 2.500 – 3.500 đ)
Mì Tiến Vua
- Điểm mạnh: Mì Tiến Vua tuy có mặt trên thị trường chưa lâu nhưng với chiêu thức đánh vào
tâm lý người tiêu dùng đó là được kiểm định không dùng dầu ăn chiên đi chiên lại với thông điệp
“Mì Tiến Vua – Mì vì sức khỏe” cộng với hệ thống phân phối sản phẩm dày đặc, quảng cáo rầm
rộ với giá ngang tầm mì Hảo Hảo, nên mặc dù các sản phẩm chưa đa dạng như mì Hảo Hảo
nhưng mì Tiến Vua đang dần chiếm lĩnh thị trường và là đối thủ mạnh đối với mì Hảo Hảo.
- Điểm yếu:
+ Nhiều khách hàng không hài lòng với tên gọi của mì là “ Tiến Vua” vì cái tên nghe không
thích hợp với phân khúc giá mì tầm trung và nó tên gần giống với mì “ Cung Đình”.
+ Chính chiêu thức không dùng dầu ăn chiên đi chiên lại lại làm cho khách hàng hoang mang.
Nhiều khách hàng phản ánh mì Tiến Vua chưa hết hạn đã bị mốc.
+ Sản phẩm chưa đa dạng, không có nhiều hương vị để khách hàng lựa chọn ( Mì Tiến Vua Bắp
Cải Thịt Bằm, Mì Tiến Vua Tôm Sú Nấu Chua)
2.3 Mì thuộc phân khúc giá cao ( 5.000đ - hơn 10.000đ)
Mì Omachi
- Điểm mạnh:
+ Khi Massan tung ra sản phẩm mì Omachi thì quả là một bước đột phá trong công nghệ lăng xê
mì gói. Việc lựa chọn phân khúc giá cao và truyền tải thông điệp thiết thực” không sợ nóng” là
một chiến lược xuất sắc, đánh thẳng vào tâm lí và mong đợi của người tiêu dùng.
+ Mặc khác Omachi còn đầu tư cho nhiều quảng cáo, bao bì đẹp, sản phẩm đa dạng, các kênh
phân phối dày đặc ở cửa hàng, siêu thị.. Nên mặc dù giá có cao hơn giá mì Hảo Hảo nhưng khi
mới tung ra đã có số lượng đông khách hàng.
- Điểm yếu:
+ Mì có giá đắt hơn mì Hảo Hảo, thị trường không được rộng như mì Hảo Hảo ( vùng nông thôn
và học sinh sinh viên không là khách hàng mục tiêu của Omachi)
+ Chiêu thức lăng xê “ không bị nóng” gần như chỉ lấy được lòng tin của khách hang ban đầu vì
sau khi sử dụng nhiều khách hàng nhận xét ăn mì Omachi vẫn bị nóng, sợi mì không dai và giá
vị ngấy.
=> Ngay sau khi thông điệp Omachi, Hảo Hảo đã cho ra đời Hảo Hảo đậu xanh bổ sung thêm
tính chất đậu xanh, bổ dưỡng và không sợ nóng.

6
Nhóm 4

IV. Các vấn đề và mục tiêu của công ty Acecook


1. Các vấn đề công ty đang gặp phải
Báo chí đưa những thông tin tiêu cực về mì ăn liền về vấn đề gây hại, không tốt cho sức khoẻ,
chứa chất độc hại… làm ảnh hưởng đến số lượng người tiêu thụ mì Hảo Hảo.
2. Mục tiêu của công ty
- Xác minh lại thông tin sai lệch gây ảnh hưởng tới lượng hàng tiêu thụ
- Truyền tải thông tin đúng đắn đến người tiêu dùng để nâng giá trị ngành hàng mì ăn liền song
song với việc nâng cao chất lượng sản phẩm sợi gạo, miến và tăng cường xuất khẩu.
- Giải pháp giúp công ty củng cố lòng tin của khách hàng sử dụng sản phẩm mì Hảo Hảo và đề
xuất các phương án phát triển sản phẩm trong tương lai

V. Mục tiêu nghiên cứu


- Yếu tố nào khiến người tiêu dùng chọn sử dụng sản phẩm mì Hảo Hảo của công ty Acecook
- Nguyên nhân vì sao họ hạn chế hoặc ngưng sử dụng sản phẩm mì Hảo Hảo
- Giải pháp khắc phục sự e ngại của người tiêu dùng đối với sản phẩm mì Hảo Hảo hiện nay

VI. Dàn bài thảo luận:


- Anh /chị đã từng sử dụng qua sản phẩm mì Hảo Hảo chưa? Nếu có Anh /chị có hay thường sử
dụng mì Hảo Hảo không ?
- Trong gần 3 tháng trở lại đây a chị có dùng mì Hảo hảo không?
- Anh chị thường mua mì ở những nơi nào?
- Anh chị biết đến mì Hảo Hảo thông qua những hình thức nào?
- Anh chị thường tự quyết định mua mì Hảo Hảo hay có những tác động từ người thân hoặc gia
đình không?
- Tại sao anh/ chị chọn sử dụng sản phẩm mì Hảo Hảo thay vì chọn các sản phẩm khác?
- Anh/chị cảm thấy mùi vị sản phẩm mì Hảo Hảo như thế nào?
- Anh/ Chị thích vị nào nhất trong các dòng sản phẩm mì Hảo Hảo hiện nay?
- Anh/ chị đã từng nghe thông tin mì Hảo Hảo kém chất lượng, có chứa chất gây ung thư không?
- Anh / chị đã nghe hoặc thấy thông tin đó ở kênh nào? Ở đâu?
- Anh/ Chị có cảm nhận về mức độ tin cậy của các nguồn thông tin như thế nào?

7
Nhóm 4

- Ở vai trò là người tiêu dùng, đứng trước thông tin sản phẩm mì Hảo Hảo có chứa chất cấm gây
ung thư, anh/ chị cảm thấy ntn?
- Anh/ chị sẽ tiếp tục dùng mì Hảo Hảo trong thời gian tới không? Những mong muốn của anh
chị lúc này là gì?
- Nếu tiếp tục sử dụng, anh/ chị sẽ giới thiệu mì Hảo Hảo đến những người thân hoặc bạn bè của
mình chứ?
- Anh/ chị nghĩ ai sẽ thích hợp làm đại diện cho mì Hảo Hảo ?
- Đề xuất của anh/ chị về sản phẩm mì Hảo Hảo để công ty có thể cải thiện và phát triển hơn?
- Anh/ chị có thể cho em xin thông tin tên và độ tuổi, nghề nghiệp của mình để nhóm hoàn thiện
bài nghiên cứu?

VII. Tóm tắt nhóm tập trung


Bảng thống kê nhóm 4
Nhóm chúng em chọn phương pháp Phỏng vấn nhóm
Mỗi thành viên trong nhóm sẽ phỏng vấn một nhóm 5 người cùng một lúc, hỏi 1 lần rồi từng
người trả lời.

VIII. Phân tích dữ liệu và hiểu biết của người tiêu dùng (Thu đang làm)

IX. Giảỉ pháp và đề xuất Marketing


1. Giải pháp
- Đối với vấn đề Logictis: Ngoài việc có đội ngũ vận chuyển riêng, cần bổ trợ thêm 1 số giải
pháp thuê ngoài theo nhu cầu từng giai đoạn, nhằm tránh sự ảnh hưởng quá mức của việc
tăng giảm nhu cầu đột ngột trong các giai đoạn khác nhau. Hiện đã có rất nhiều công ty cung
cấp các giải pháp vận chuyển hàng hóa ứng dụng AI, giúp tăng hiệu suất vận chuyển lên cao,
tiết kiệm về trang thiết bị và nhân lực, giảm chi phí vận chuyển.
- Đối với vấn đề nguyên liệu: Cần chuẩn bị nhiều nguồn cung nguyên liệu, như Trung Quốc,
Mỹ, Ấn Độ,… nhằm tránh phụ thuộc vào 1 số nguồn cung sẽ gây nhiều rủi ro.
- Đối với vấn đề đối thủ cạnh tranh: Cần phát triển thêm nhiều sản phẩm đánh vào phân khúc
của đối thủ nhằm tránh tình trạng độc quyền phân khúc của đối thủ, sẽ dẫn đến đối thủ quá
mạnh và đánh ngược lại vào các phân khúc truyền thống. Ví dụ: Phát triển thêm các dòng
Hảo Hảo Sợi Khoai Tây, Hảo Hảo mì Udon,…

8
Nhóm 4

- Đối với vấn đề chuỗi phân phối: Có thể tăng cường lợi thế phân phối bằng việc hợp tác chiến
lược như trao đổi chéo cổ phần, hợp đồng chiến lược,… với 1 số chuỗi phân phối: Satra,
Coop,…, ký kết hợp đồng chiết khấu với các cơ sở kinh doanh quán ăn, lẩu bình dân,…
- Đối với người dùng: Cần công khai, minh bạch các quy trình kiểm định, các tiêu chí chất
lượng sản phẩm đạt được, các chỉ tiêu mà sản phẩm phải đạt được ở châu Âu, châu Mỹ,
Nhật, Hàn,…. Bên cạnh đó thường xuyên mời các cơ quan có thẩm quyền tới thẩm định và
theo dõi quy trình sản xuất, tổ chức các buổi họp báo giải thích về các tiêu chuẩn chất lượng
của sản phẩm.

2. Đề xuất Marketing
Trong giai đoạn sắp tới, suy thoái kinh tế sẽ là vấn đề toàn cầu phải đối mặt. Trong suy thoái
kinh tế, nhu cầu Mì gói đặc biệt ở các nước đang phát triển và kém phát triển sẽ tăng nhiều
do tính tiện dụng. Để thu hút thêm người tiêu dùng mới cũng như giữ chân người dùng cũ,
cần có các chiến lược Marketing phù hợp với giai đoạn như sau:
- Cần đẩy mạnh Marketing với phương châm về an toàn, dinh dưỡng, tiện dụng.
- Tăng cường các chương trình khuyến mãi cào trúng ngay, các chương trình mua 3 tặng 1,
mua 10 tặng 3,…, vừa tạo nhu cầu cho khách hang vừa không làm mất giá trị sản phẩm.
- Tuyên truyền các hình ảnh về các nước phát triển cũng đang sử dụng mì Hảo Hảo để chứng
minh về mặt uy tín
- Tuyên truyền về nhãn hiệu, về công nghệ, nhấn mạnh về các giải pháp đảm bảo chất lượng
cho sản phẩm.

You might also like