Thong-Ban Mo Ta - Khung Ghe Tu Hanh 17.04.23 - Final

You might also like

You are on page 1of 20

THIẾT BỊ, HỆ THỐNG NÂNG HẠ VÀ DI CHUYỂN NGƯỜI KHUYẾT

TẬT LÊN XUỐNG XE Ô TÔ

Lĩnh vực kỹ thuật được đề cập

Sáng chế đề cập đến thiết bị, hệ thống nâng hạ và di chuyển người
khuyết tật lên xuống xe ô tô.

Tình trạng kỹ thuật của sáng chế


Với một người bình thường việc ra và vào xe vẫn đòi hỏi sự phối hợp và
quan sát tương đối đồng bộ trên cơ thể và va chạm với các thành phần linh kiện
bên trong xe vẫn có thể xảy ra. Việc lên xuống xe sẽ khó khăn hơn đối với
người già hoặc khuyết tật (đặc biệt là khuyết tật ở chân). Đối với vấn đề này
đòi hỏi sự hỗ trợ của người khác hoặc các sản phẩm hỗ trợ như xe lăn 2 mảnh,
xe lăn dạng võng, giá móc hỗ trợ. Nhưng các cơ cấu trên tách biệt với xe và
vẫn đòi hỏi sự hỗ trợ không ít từ người khác cũng như sự chiếm chỗ của thiết bị
khi cần mang theo trên xe và không gian hoạt động cần thiết.Nhằm tăng tính
tiện nghi cũng như thẩm mỹ trong việc hỗ trợ người khuyết tật ra vào xe, các
sản phẩm ghế tự hành đã được ứng dụng. Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm đều
được nhập khẩu với cơ cấu phức tạp do đó chi phí khá cao cũng như việc bảo
hành sản phẩm sẽ phức tạp vì hiện sản phẩm có mức phổ biến không cao và
việc nhập khẩu chủ yếu qua bên thứ ba nhưng không có đại lý ủy quyền.
Các sản phẩm khung ghế đã có sẵn trên thị trường như khung ghế Turny
manual của công ty EVO, khung ghế ATC của công ty Brandl mobility, Bruno
Valet và ghế TAS Bruno, tuy nhiên các mẫu sản phẩm trên đều là nhập khẩu,
giá thành cao cũng như vấn đề về bảo trì sửa chữa khó vì chưa có đại lý ủy
quyền. Với mẫu ghế Turny manual tuy cơ cấu đơn giản nhưng chỉ phù hợp với
các xe gầm thấp vì ghế chỉ xoay chứ không hạ được. Với mẫu ATC của Brandl
mobility, về tổng thể thiết kế đáp ứng mọi địa hình và nhiều công năng nhưng
việc lắp đặt sản phẩm đòi hỏi nhưng cải tạo xe không phù hợp với luật đăng

1
kiểm Việt Nam loại bỏ trụ B, nẹp thêm khung phụ, cải tạo cửa mở kiểu cánh
dơi. Với mẫu Bruno Valet và ghế TAS Bruno khung ghế có 3 bậc tự do tuy
nhiên kết cấu rất phức tạp. Với Bruno Valet dùng cơ cấu rãnh cam và ty đẩy và
TAS2560 Bruno dùng cơ cấu truyền xích dạng tời kết hợp bộ truyền xích băng
tải. Bên cạnh đó, khung của các mẫu sản phẩm trên phần lớn là sắt tấm (độ dày
2mm đến 6mm) được gia công riêng biệt do đó để đầu tư dây chuyền sản suất
các mẫu trên rất tốn kém .
So với một mẫu ghế với chức năng tương tự có sẵn trên thị trường mẫu
ghế TAS2560 của công ty Bruno có chức năng xoay ghế, đưa ghế ra khỏi
khoang hành khách, hạ ghế với cơ cấu xoay tự động hoặc thủ công tùy phiên
bản. Cơ cấu chấp hành đưa ghế ra khỏi khoang hành khách và nâng hạ ghế bao
gồm 2 dãy xích theo FIG.1 một dãy xích đóng vai trò là băng chuyền đưa ghế
ra khỏi xe, dãy còn lại đóng vai trò như xích tời nâng và hạ ghế dãy xích được
ổn định bằng cơ cấu hình bình hành nối giữa ghế và khung. Bộ truyền động cho
2 dãy xích có tỷ số truyền lớn để có thể kéo ghế lên. Đáy ghế cần ăn khớp với
bộ xích băng truyền để có thể đưa ghế ra vào và hệ thống xích không che chắn
để có thể ăn khớp với ghế. Do đó, việc ăn khớp với xích sẽ bị ảnh hưởng bởi
môi trường như bụi bẩn, va đập. Kết cấu khung của mẫu TAS2560 cấu tạo từ
thép tấm 4mm đến 6mm gia công riêng biệt nên sản xuất hàng loạt sẽ tốn kém
hơn. Bên cạnh đó khi xoay, không chỉ ghế xoay mà toàn bộ các cơ cấu, khung
của bộ xích trên xoay theo để có thể hướng phương truyền của xích ra phía cửa
xe do đó cơ cấu sẽ phức tạp hơn.
Đơn sáng chế Mỹ số US20050264020A1 và US20120091772A1 bộc lộ
thiết kế cơ của ghế tự hành tuy đòi hỏi sửa đổi cho xe cơ sở ít và cơ cấu gọn tuy
nhiên ở cả hai thiết kế trên có kết cấu không đối xứng kể cả khi trong trạng thái
đưa ghế ra khỏi xe và thu gọn ghế vào trong xe cũng như kết cấu của các khâu,
khớp đỡ bố trí tạo mô men tập trung cao lên các điểm trên khâu sẽ dễ gây rơ,
lỏng trong quá trình sử dụng cũng như đòi hỏi nhiều vật liệu hơn để tránh biến
dạng trong thời gian dài sử dụng vì các khâu phải có độ vững cao để tránh giảm
võng. Đơn US20120091772A1 bộc lộ ghế hỗ trợ người khuyết tật không còn
sử dụng các tay đòn và khâu nối do đó việc ghế có thể đưa ra khỏi khoang hành

2
khách phụ thuộc vào việc xoay lệch tâm của ghế, với tâm quay ở mép phải của
ghế theo hướng người ngồi, khi xoay ra mô men tập trung vẫn xuất hiện trên
trụ quay do đó cơ cấu chịu mô men khá lớn lại trụ. Hơn nữa, khi ghế muốn
xoay vào sẽ có một cơ cấu đỡ một phần trọng lượng ghế để giảm rung khi xe
chạy nhưng do mô men tập trung ở trụ lớn sẽ gây võng sau một thời gian sử
dụng, khi đó cơ cấu đỡ cần tinh chỉnh để tránh gây kẹt khi ghế đưa vào.
Đơn sáng chế Mỹ số US 20050264020A1 bộc lộ ghế hỗ trợ người khuyết
tật xoay và đưa ghế ra ngoài dựa trên các tay đòn có nhiều khớp, và liên kết giữ
tay đòn và ghế không đối xứng, tay đòn liên kết với một bên của ghế, không
liên kết với tâm ghế nên mô men tập trung sẽ xuất hiện trên các khớp nối và tại
trụ chính của hệ thống nên dễ mất cân bằng các chi tiết dễ võng, biến dạng sau
một thời gian sử dụng.
Đơn sáng chế Mỹ số US 20170120776 bộc lộ ghế hỗ trợ người khuyết tật
gọn, ít đòi hỏi cải tạo xe cơ sở. Nhưng vẫn phụ thuộc vào việc xoay ghế lệch
khỏi tâm ghế nhưng ghế vẫn được đỡ bởi tâm ghế và hai ổ bi mắt trâu tạo ra
mặt phẳng giúp cơ cấu khung vững hơn. Tuy nhiên khoảng đưa ghế ra khỏi
khoang rất thấp vì khoảng cách đó phụ thuộc vào khoảng cách từ tâm quay đến
tâm đúng của ghế. Hơn nữa ghế không có cơ cấu nâng hạ do đó thiết kế trên chỉ
có thể áp dụng cho các xe gầm thấp .
Nhìn chung các cơ cấu trên đều có nhược điểm chính là bố trí xoay lệch
tâm và cơ cấu đỡ, hỗ trợ không đối xứng sáng chế được yêu cầu bảo hộ được
thiết kế để tránh các vấn đề của các thiết kế đề cập trên
Bằng sáng chế Mỹ số US8998558B2 và US9603759B2 bộc lộ cơ cấu
nâng xe lăn dùng cho xe hơi đòi hỏi việc cải tạo xe nhiều như loại bỏ trụ B của
xe, loại bỏ một dãy ghế để gia cố, thêm khung của cơ cấu lên xe, thay đổi cách
mở cửa nguyên bản của xe. Hơn nữa kết cấu thiết kế tuy cho phép nâng, mang
cả người dùng và xe lăn nhưng kết cấu phức tạp hơn và chiếm nhiều không
gian hơn,bên cạnh đó là tính thẩm mỹ. Ngoài ra, thiết kế đã nêu phục vụ chủ
yếu cho đối tượng là người khuyết tật dùng xe lăn (xe lăn khi sử dụng đóng vai
trò như ghế ngồi trên xe) do đó nếu người dùng là người dùng nạn, gậy, hoặc

3
người bình thường thì không phù hợp coi như xe đã mất đi 2 ghế ngồi (vì một
dãy 2 ghế đã được cải tạo để phục vụ cho xe lăn).

Bản chất kỹ thuật của sáng chế

Sáng chế đề xuất thiết bị nâng hạ và di chuyển người khuyết tật lên
xuống xe ô tô bao gồm:
i) khung thiết bị liên kết với sàn xe ô tô bao gồm cửa xe, trong đó ô tô bao
gồm các bánh xe, thân xe bao gồm sàn xe, khoang chứa hành khách và khoang
người lái, nhiều ghế ngồi và cửa xe; và
ii) cụm khung trượt lắp ghép liên kết với khung thiết bị để giúp khung trượt
chuyển động tịnh tiến theo phương Y trên sàn xe ra khỏi xe ô tô;
iii) cụm nâng hạ liên kết với cụm khung trượt để cụm nâng hạ chuyển động
tịnh tiến theo phương dọc sau khi cụm khung trượt kết thúc hành trình tịnh tiến
theo phương ngang ra khỏi xe ô tô; và
iv) cụm xoay liên kết với cụm nâng hạ để hỗ trợ xoay ghế liên kết ở phía
trên.
Theo một khía cạnh khác, sáng chế đề xuất hệ thống nâng hạ và di
chuyển người khuyết tật lên xuống xe ô tô.

Mô tả vắn tắt các hình vẽ

FIG.1 thể hiện hình 3 chiều (3D) của thiết bị nâng hạ và di chuyển người
khuyết tật lên xuống xe ô tô liên kết với sàn xe ô tô và ghế trên xe ô tô theo một
phương án của sáng chế.
FIG.2 thể hiện hình 3 chiều (3D) cụm khung thiết bị và cụm khung trượt
của thiết bị nâng hạ và di chuyển người khuyết tật lên xuống xe ô tô theo một
phương án của sáng chế.
FIG.3 thể hiện hình 3 chiều (3D) cụm khung thiết bị của thiết bị nâng hạ
và di chuyển người khuyết tật lên xuống xe ô tô được gắn với ghế trên xe ô tô
theo một phương án của sáng chế.

4
FIG.3A thể hiện hình 3 chiều của cụm truyền động cho cụm khung trượt
của thiết bị nâng hạ và di chuyển người khuyết tật lên xuống xe ô tô được gắn
với ghế trên xe ô tô theo một phương án của sáng chế.
FIG.4 thể hiện hình 3 chiều (3D) cụm khung trượt của thiết bị nâng hạ và
di chuyển người khuyết tật lên xuống xe ô tô được gắn với ghế trên xe ô tô theo
một phương án của sáng chế.
FIG.5 thể hiện hình 3 chiều (3D) cụm khung trượt và cụm nâng hạ của
thiết bị nâng hạ và di chuyển người khuyết tật lên xuống xe ô tô được gắn với
ghế trên xe ô tô theo một phương án của sáng chế.
FIG.5A thể hiện hình 3 chiều (3D) nhìn từ dưới lên của cơ cấu cắt kéo
dẫn hướng cụm nâng hạ và khung đỡ cụm xoay của thiết bị nâng hạ và di
chuyển người khuyết tật lên xuống xe ô tô được gắn với ghế trên xe ô tô theo
một phương án của sáng chế.
FIG.5B thể hiện hình 3 chiều (3D) nhìn từ trên xuống của cơ cấu cắt kéo
dẫn hướng cụm nâng hạ và cụm khung trượt của thiết bị nâng hạ và di chuyển
người khuyết tật lên xuống xe ô tô được gắn với ghế trên xe ô tô theo một
phương án của sáng chế.
FIG.6 thể hiện hình 3 chiều (3D) cụm xoay liên kết với ghế trên xe ô tô
của thiết bị nâng hạ và di chuyển người khuyết tật lên xuống xe ô tô theo một
phương án của sáng chế.
FIG.7A thể hiện hình 3 chiều (3D) cụm xoay của thiết bị nâng hạ và di
chuyển người khuyết tật lên xuống xe ô tô theo một phương án của sáng chế;
và FIG.7B thể hiện hình 3 chiều (3D) kết cấu lắp ráp của cụm xoay của thiết bị
nâng hạ và di chuyển người khuyết tật lên xuống xe ô tô theo một phương án
của sáng chế.
FIG.8 thể hiện hình 3 chiều (3D) của hệ thống nâng hạ và di chuyển
người khuyết tật lên xuống xe ô tô được gắn với ghế trên xe ô tô theo một
phương án của sáng chế.
FIG.9 thể hiện hình 3 chiều (3D) của hệ thống nâng hạ và di chuyển
người khuyết tật lên xuống xe ô tô được gắn với ghế trên xe ô tô ở trạng thái

5
xoay ghế và chuẩn bị trượt ra ngoài cửa xe ô tô theo một phương án của sáng
chế.
FIG.10 thể hiện hình 3 chiều (3D) của hệ thống nâng hạ và di chuyển
người khuyết tật lên xuống xe ô tô được gắn với ghế trên xe ô tô ở trạng thái
trượt ra ngoài cửa xe ô tô theo một phương án của sáng chế.
FIG.11 thể hiện hình 3 chiều (3D) của hệ thống nâng hạ và di chuyển
người khuyết tật lên xuống xe ô tô được gắn với ghế trên xe ô tô ở trạng thái
trượt ra ngoài cửa xe ô tô và hạ xuống theo một phương án của sáng chế.
Mô tả chi tiết sáng chế
Theo FIG.1 thể hiện hình 3 chiều (3D) của thiết bị nâng hạ và di chuyển
người khuyết tật lên xuống xe ô tô được gắn với ghế trên xe ô tô theo một
phương án của sáng chế. Trong đó bao gồm: ghế 600 là loại ghế thông thường
trên xe ô tô liên kết phía trên thiết bị nâng hạ và di chuyển người khuyết tật lên
xuống xe ô tô 100. Thiết bị nâng hạ và di chuyển người khuyết tật lên xuống xe
ô tô 100 bao gồm: khung thiết bị 110 liên kết với sàn xe ô tô bao gồm mặt trên,
mặt dưới và các mặt bên; cụm khung trượt 200 lắp ghép liên kết với khung
thiết bị 100 để giúp cụm khung trượt chuyển động tịnh tiến theo phương ngang
trên các mặt bên ra khỏi xe ô tô; cụm nâng hạ 300 liên kết với cụm khung trượt
200 để cụm nâng hạ 300 chuyển động tịnh tiến theo phương dọc sau khi cụm
khung trượt 200 kết thúc hành trình tịnh tiến theo phương ngang ra khỏi xe ô
tô; và cụm xoay 400 liên kết với cụm nâng hạ 300 để hỗ trợ xoay ghế 600 liên
kết ở phía trên.
Tiếp tục theo FIG.2 thể hiện hình 3 chiều (3D) cụm khung thiết bị và
cụm khung trượt của thiết bị nâng hạ và di chuyển người khuyết tật lên xuống
xe ô tô theo một phương án của sáng chế. Theo đó, cụm khung thiết bị 110 là
khung kim loại tạo thành từ nhiều thanh kim loại liên kết và tạo thành dạng
hình hộp nhằm bố trí các cụm cơ cấu khác của thiết bị nâng hạ và di chuyển
nằm gọn trong khung thiết bị 110. Khung thiết bị 110 liên kết với sàn xe ô tô
bao gồm mặt trên 125, mặt dưới 120 và các mặt bên 121, 122, 123 và 124. Mặt
dưới 120 liên kết với sàn xe thông qua các liên kết bu lông và đai ốc thông
thường, không cải tạo quá nhiều kết cấu của sàn xe ô tô. Theo một phương án

6
cụ thể khung thiết bị 110 liên kết với xe thông qua các lỗ khoan trên sàn xe và
bu lông và đai ốc hoặc tận dụng các ray ngàm gắn ghế có sẵn trên xe (như xe
KIA SEDONA) để tiến hành cố định khung thiết bị 110 vào sàn xe mà không
cần cải tạo và chỉnh sửa quá nhiều sàn xe ô tô. Ở hai mặt bên 122 và 124 được
bố trí bộ đỡ khung trượt thứ nhất 160 và bộ đỡ khung trượt thứ hai 163 liên kết
lần lượt ở mặt bên 122 và 124 của khung thiết bị 110, trong đó bao gồm ít nhất
một con trượt thứ nhất 161 và con trượt thứ hai 165; và ray trượt thứ nhất 140
và ray trượt thứ hai 142 song song với ray trượt thứ nhất 140; mô tơ (motor)
thứ nhất 180 liên kết cụm truyền động puli 190; vít me thứ nhất 170 kết nối với
cụm truyền động puli 190.
Mặt bên 123 trống dùng để bố trí cụm trượt 200 và cụm nâng hạ 300 và
mặt trên 125 trống để bố trí cụm xoay 400 và ghế ngồi 600. Mặt bên 121 được
bố trí các thanh sắt 150 để tăng độ cứng và vững cho khung thiết bị 170.
Tiếp theo trong FIG.2 thể hiện cụm khung trượt 200 bao gồm khung
trượt 210 rỗng liên kết với khung 220 dạng hình hộp ở một đầu của khung trượt
210 thông qua thiết bị liên kết 230. Ở khoảng rỗng của khung trượt được bố trí
tấm đỡ 260 liên kết với khung trượt 210 thông qua thiết bị liên kết 240.
Theo FIG.3 thể hiện khung thiết bị 110 theo một phương án cụ thể của
sáng chế. Khung thiết bị 110 liên kết với sàn xe ô tô bao gồm mặt trên 125, mặt
dưới 120 và các mặt bên 121, 122, 123 và 124. Mặt dưới 120 liên kết với sàn
xe thông qua các liên kết bu lông và đai ốc thông thường, không cải tạo quá
nhiều kết cấu của sàn xe ô tô. Mặt bên 123 trống dùng để bố trí cụm trượt 200
và cụm nâng hạ 300 và mặt trên 125 trống để bố trí cụm xoay 400 và ghế ngồi
600. Mặt bên 121 được bố trí các thanh sắt 150 để tăng độ cứng và vững cho
khung thiết bị 170. Ở hai mặt bên 122 và 124 được bố trí bộ đỡ khung trượt thứ
nhất 160 bao gồm hai thanh thép đặt song song nhau và bộ đỡ khung trượt thứ
hai 163 bao gồm hai thanh thép đặt song song nhau liên kết lần lượt ở mặt bên
122 và 124 của khung thiết bị 110, trong đó bao gồm nhiều con trượt thứ nhất
161 liên kết động với bộ đỡ khung trượt thứ nhất và con trượt thứ hai 166 liên
kết động với bộ đỡ khung trượt thứ hai 165; theo một phương án cụ thể nhiều
con trượt thứ nhất 161 và nhiều con trượt thứ hai 166 là vòng bi/bạc đạc.

7
Ray trượt thứ nhất 140 và ray trượt thứ hai 142 song song với ray trượt
thứ nhất 140, trong đó ray trượt thứ nhất 140 và thứ hai 142 là thanh kim loại
chữ V liên kết lần lượt vào mặt bên 122 và mặt bên 124, ở phía trong thanh kim
loại chữ V được gia cố thêm nhiều tấm sắt 141 để tăng độ cứng và chắc cho cơ
cấu; mặt ngoài của thanh kim loại chữ V tiếp xúc với các con trượt 250, 251,
252 và 253 liên kết động với khung đỡ thứ ba và khung đỡ thứ tư; mô tơ
(motor) thứ nhất 180 liên kết cụm truyền động puli 190; vít me thứ nhất 170
kết nối với cụm truyền động puli 190.
Theo FIG.3A thể hiện cụm truyền động puli truyền động cho cụm trượt
200 bao gồm: puli truyền động 185 kết nối với mô tơ thứ nhất 180; đai truyền
động 190 liên kết giữa puli truyền động 185 và puli dẫn động 200; trong đó đai
truyền động 190 là đai răng; và puli dẫn động 200 liên kết với vít me thứ nhất
170. Một đầu của vít me thứ nhất 170 liên kết với gối đỡ ổ bi 172, gối đỡ này
liên kết với khung trượt 210 thông qua thiết bị liên kết 280. Trên vít me thứ
nhất còn bao gồm đai ốc 171 và hai ổ bi giữ (bạc lót) 173 và 174 để kết nối vít
me vào puli truyền động 185, puli dẫn động 200 và đai truyền động 190. Các
thiết bị này được bố trí và lắp ráp vào khung đỡ 191 thông qua bu lông và đai
ốc. Mô tơ thứ nhất 180 còn bao gồm trục dẫn 183 kết nối với puli truyền động
185, hai ổ bi giữ (bạc lót) 183 và 184 nằm giữa nối trục 181 và trục dẫn 183 có
nhiệm vụ đỡ, giảm ma sát là liên kết để các bộ phận hoạt động trong cụm
truyền động puli hoạt động.
Tiếp theo FIG.4 thể hiện cụm khung trượt 200 bao gồm khung trượt 210
rỗng liên kết với khung 220 dạng hình hộp ở một đầu của khung trượt 210
thông qua thiết bị liên kết 230 và 231. Đây là các tấm kim loại dạng tam giác
được gia cố để tăng độ vững chắc cho kết cấu khi liên kết khung 220 và khung
210. Ở khoảng rỗng của khung trượt được bố trí tấm đỡ 260 liên kết với khung
trượt 210 thông qua thiết bị liên kết 240, 241, 242, 243, 244 và 245. Đây là các
tấm kim loại dạng tam giác được gia cố để tăng độ vững chắc cho kết cấu khi
liên kết tấm 260 và khung 210. Hai bộ đỡ 213 và 214 để liên kết với thanh 350
và 353 trong cơ cấu đỡ và giữ ổn định phần ghế ngồi bao gồm hai cặp thanh
liên kết bao gồm thanh 350, 351 và thanh 353 và 354, trong đó mỗi thanh 350,

8
351, 353 và 354 trong một cặp thanh liên kết kết nối với nhau ở phần giữa
thanh thông qua bu lông và đai ốc 352 và 355 tạo thành cơ cấu dạng chữ X (cơ
cấu cắt kéo dẫn hướng); và hai đầu mỗi thanh liên kết kết nối với cụm khung
trượt và cụm nâng hạ. Trên khung trượt 210 còn bao gồm rãnh trượt 211 và
212 để thanh 351 và 354 có thể trượt trong rãnh trượt khi tiến hành hạ ghế
xuống. Ở mặt trên của khung 220 bố trí các bộ đỡ và con trượt 250, 251, 252
và 253. Các con trượt này kết hợp cùng thanh 140 và 142 giúp cụm trượt 200
trượt phía trên theo phương Y và ổn định theo phương Y. Ở mặt bên của khung
220 bố trí các bộ đỡ và trượt dọc bao gồm các con trượt 270, 271, 272 và 273.
Các con trượt này kết hợp cùng thanh 143 và 144 bố trí trên mặt bên 122 và
124 giúp cụm trượt 200 trượt phía trên theo phương X và ổn định theo phương
X.
Với kết cấu và bố trí của cụm trượt 200 và khung thiết bị 110 nhằm đảm
bảo tính ổn định của chuyển động theo phương Y và phương X cho cụm trượt
200 khi cơ cấu dẫn động cụm trượt tác động vào khung trượt 210, từ đó quá
trình chuyển động ngang theo phương Y của ghế ngồi gắn trên khung thiết bị
110 trở nên nhẹ nhàng, êm và không gây rung lắc trong quá trình hoạt động.
Theo FIG.5 thể hiện cụm nâng hạ liên kết với cụm trượt theo một
phương án của sáng chế. Trong đó cơ cấu dẫn động cụm nâng hạ còn bao gồm:
khung đỡ 260 liên kết với khung trượt 210 trong cụm khung trượt 200; mô tơ
(motor) thứ hai 340 liên kết cụm truyền động bao gồm hộp số 330 và được bố
trí trên khung đỡ 260; vít me thứ hai 320 một đầu kết nối với cụm truyền động
thông qua hộp số 330 và đầu còn lại liên kết với khung đỡ cụm xoay 310 trong
cụm xoay 400. Cơ cấu đỡ và giữ ổn định phần ghế ngồi bao gồm hai cặp thanh
liên kết bao gồm thanh 350, 351 và thanh 353 và 354, trong đó mỗi thanh 350,
351, 353 và 354 trong một cặp thanh liên kết kết nối với nhau ở phần giữa
thanh thông qua bu lông và đai ốc 352 và 355 tạo thành cơ cấu dạng chữ X (cơ
cấu cắt kéo dẫn hướng); và hai đầu mỗi thanh liên kết kết nối với cụm khung
trượt và cụm nâng hạ.
Theo FIG.5A và FIG.5B thể hiện cơ cấu đỡ và giữ ổn định phần ghế
ngồi trong cụm nâng hạ liên kết với cụm trượt theo một phương án của sáng

9
chế. Cơ cấu đỡ và giữ ổn định phần ghế ngồi bao gồm hai cặp thanh liên kết
bao gồm cặp thanh thứ nhất bao gồm thanh 350 và 351 và cặp thanh thứ hai
bao gồm thanh 353 và 354, trong đó mỗi thanh 350, 351, 353 và 354 trong cặp
thanh liên kết thứ nhất và thứ hai kết nối với nhau ở phần giữa thanh thông qua
bu lông và đai ốc 352 và 355 tạo thành cơ cấu dạng chữ X (cơ cấu cắt kéo dẫn
hướng). Ở đầu của mỗi thanh 350, 351, 353 và 354 được tạo lỗ ở hai đầu tương
ứng lần lượt là các lỗ 356A và 356B, 357A và 357B, 358A và 358B, 359A và
359B để liên kết các thiết bị khác với cụm khung trượt và cụm nâng hạ. Trong
đó lỗ 356A và 358A liên kết cố định vào khung 210 thông qua bu lông và đai
ốc 214 và 213; lỗ 357A và 359A liên kết cố định vào khung đỡ cụm xoay 310
thông qua thanh liên kết 370. Lỗ 356B và 358B liên kết với thanh liên kết 371
và trượt trên ray trượt 215 và 216 trên khung đỡ cụm xoay 310 thông qua con
trượt 380 và 382 liên kết ở hai đầu; và lỗ 357B và 359B liên kết với thanh 372
và trượt trên ray trượt 211 và 212 trên khung trượt 210 thông qua con trượt 381
và 383 liên kết ở hai đầu.
Chuyển động nâng hạ cũng cần được giữ ổn định do đó cơ cấu đỡ và giữ
ổn định phần ghế ngồi được ứng dụng, một bên đầu của thanh liên kết 350,
351, 353 và 354 được cố định trên khung đỡ cụm xoay 310 và khung trượt 210,
và đầu còn lại được nối đồng trục với nhau thông qua thanh liên kết 370, 371
và trên thanh liên kết 370 và 371 có con trượt 380, 381, 382, và 382 trên ray
trượt 211, 212, 215 và 216 bố trí trên khung đỡ cụm xoay 310 và khung trượt
210 giúp chuyển động tịnh tiến theo phương dọc X của cụm nâng hạ sẽ được
ổn định nhờ chuyển động theo phương ngang của con trượt vì hai chuyển động
trên là song phẳng với nhau, các hướng chuyển động không mong muốn làm
mất ổn định của chuyển động tịnh tiến theo phương dọc X được hạn chế tối đa.
Với kết cấu và bố trí của cụm nâng hạ 300, cụm trượt 200 và khung thiết bị 110
nhằm đảm bảo tính ổn định của chuyển động theo phương X khi cụm nâng hạ
300 tiến hành nâng hoặc hạ ghế 600 sau khi đã kết thúc hành trình di chuyển
theo phương Y ra khỏi xe ô tô, từ đó quá trình di chuyển lên xuống của ghế
ngồi gắn trên khung thiết bị 110 trở nên nhẹ nhàng, êm và không gây rung lắc
trong quá trình hoạt động.

10
Theo FIG.6 thể hiện cụm xoay liên kết với ghế ngồi trên xe ô tô, trong
đó bao gồm cụm xoay 400 liên kết với ghế ngồi 600 ở phía trên, và cụm xoay
400 liên kết và được đỡ bởi khung đỡ cụm xoay 310. Theo đó còn bao gồm
cụm điều khiển xoay 500 liên kết với cụm xoay 400 để tiến hành thao tác điều
khiển để xoay ghế 600 khi tiến hành nâng hạ và di chuyển ghế 600 ra ngoài xe
ô tô.
Tiếp theo FIG.7A thể hiện kết cấu ba chiều của cụm xoay và FIG.7B thể
hiện chi tiết các chi tiết lắp ghép trong cụm xoay 400. Trong đó cụm xoay 400
bao gồm khung đỡ cụm xoay 310 liên kết với cụm nâng hạ 300 ở phía dưới,
liên kết với cụm dẫn động xoay 540 ở phía trên, và cụm dẫn động xoay 540
liên kết với tấm đỡ ghế ngồi 530 và cụm điều khiển xoay 500 liên kết với tấm
đỡ ghế ngồi 530. Trong đó, cụm điều khiển xoay 500 bao gồm cơ cấu khóa 520
liên kết với thanh khóa 511 thông qua cụm khóa 510 và lỗ khóa 311 nằm tương
ứng trên khung đỡ cụm xoay 310. Khi tiến hành xoay ghế 600 cần mở cơ cấu
khóa 520, khi đó thanh khóa 511 được nâng lên và không còn cố định trong lỗ
khóa 311, sau đó tiến hành xoay ghế theo như ý muốn. Theo FIG.7B cụm dẫn
động xoay 540 bao gồm bạc đạn vòng (sleewing bearing) cấu tạo từ dãy bi 430
bố trí trong gá cố định (không thể hiện trong FIG.7B) và nằm giữa mặt trên bạc
đạn 440 và mặt dưới bạc đạn 420, và liên kết ở ngoài cùng là vành gá bạc đạn
410
Theo FIG.8, FIG.9 và FIG.10, và FIG.11 thể hiện thứ tự hoạt động của
các cơ cấu để có thể chuyển động theo phương Y và nâng hạ ghế theo phương
X, thực hiện theo thứ tự sau:
Theo FIG.8 ô tô bao gồm thân xe 860 và sàn xe ô tô 830 tạo thành
không gian buồng lái 811 và không gian cho người dùng 812; bốn bánh xe 840
liên kết với thân xe 860 và cửa xe 850. Ở phía trên sàn xe 830 được bố trí ít
nhất một thiết bị nâng hạ và di chuyển người khuyết tật lên xuống xe ô tô 810
liên kết với ghế ngồi 870 ở phía trên. Khi ở trạng thái trong không gian cho
người dùng 812, các cụm trượt 200, cụm nâng hạ 300 nằm gọn trong khung
thiết bị 110, cơ cấu đỡ và giữ ổn định phần ghế ngồi 600 ở trạng thái nâng.

11
Tiếp theo đến FIG.9, trước khi tiến hành chuyển động theo phương Y ra
khỏi xe ô tô, đầu tiên người dùng cần mở cửa ô tô 850, sau đó tiến hành mở cơ
cấu khóa 520, khi đó thanh khóa 511 được nâng lên và không còn cố định trong
lỗ khóa 311, và tiến hành xoay ghế 90 độ theo hướng ra ngoài cửa xe ô tô 850,
và cấu khóa 520 sẽ tự khóa khi vào đúng vị trí lỗ khóa 311.
Tiếp theo đến FIG.10 thiết bị nâng hạ và di chuyển người khuyết tật lên
xuống xe ô tô 810 chuyển động theo phương Y (khung trượt di chuyển theo
phương ngang), cơ cấu dẫn động cụm khung trượt sẽ được cấp điện làm mô tơ
thứ nhất 180 xoay dẫn động hệ thống đai răng 190 và vít me 170 ở hai bên của
khung thiết bị 110. Theo một phương án cụ thể, khi vít me 170 xoay đai ốc 171
di chuyển với hành trình 350mm đối với xe KIA SEDONA, nhờ đai ốc 171
được lắp với khung trượt 210 thông qua gối đỡ ổ bi 172 nên khung trượt 210 sẽ
di chuyển theo tốc độ đai ốc 171. Với kết cấu và bố trí của cụm trượt 200 và
khung thiết bị 110 nhằm đảm bảo tính ổn định của chuyển động theo phương Y
và phương X (phương song song và vuông góc với phương chuyển động của
khung trượt 210) cho cụm trượt 200 khi cơ cấu dẫn động cụm trượt tác động
vào khung trượt 210, từ đó quá trình chuyển động ngang theo phương Y của
ghế ngồi gắn trên khung thiết bị 110 trở nên nhẹ nhàng, êm và không gây rung
lắc trong quá trình hoạt động.
Tiếp theo đến FIG. 11, thiết bị nâng hạ và di chuyển người khuyết tật
lên xuống xe ô tô 810 chuyển động tịnh tiến theo phương X, mô tơ thứ hai 340
sẽ được cấp điện và xoay dẫn động cơ cấu nâng hạ 300 giúp hạ thấp ghế 600
xuống, theo một phương án cụ thể hành trình nâng lên và hạ xuống là 110 mm
đối với xe KIA SEDONA. Lúc này vít me 320 của cơ cấu nâng hạ 300 sẽ lòi ra
ở dưới khung trượt 210. Để ổn định chuyển động tịnh tiến theo phương X
thẳng đứng, cơ cấu đỡ và giữ ổn định phần ghế ngồi được ứng dụng, trong đó
một bên đầu của thanh liên kết 350, 351, 353 và 354 được cố định trên khung
đỡ cụm xoay 310 và khung trượt 210, và đầu còn lại được nối đồng trục với
nhau thông qua thanh liên kết 370, 371 và trên thanh liên kết 370 và 371 có con
trượt 380, 381, 382, và 382 trên ray trượt 211, 212, 215 và 216 bố trí trên
khung đỡ cụm xoay 310 và khung trượt 210 giúp chuyển động tịnh tiến theo

12
phương dọc X giúp đảm bảo khung đỡ cụm xoay 310 cũng như các chi tiết liên
kết với khung đỡ cụm xoay 310 bao gồm ghế ngồi 870, cụm xoay 400 và hành
khách khi vận hành.
Để có thể quay lại trạng thái thu gọn theo FIG.8, quy trình vận hành của
khung thiết bị 110, cụm trượt 200, cụm nâng hạ 300 và cụm xoay 400 hoạt
động theo thứ tự ngược lại so với quy trình chuyển động theo phương Y ở
FIG.10 và hạ ghế theo FIG.11. Cụ thể, trong quá trình nâng lên, vít me 320 của
cơ cấu nâng hạ 300 dần dần thu vào và đẩy ghế 870 cao lên do đó không còn
chìa ra ở dưới khung trượt 210 qua đó ghế 870 được nâng và khung trượt 210
có thể thu vào trạng thái trước khi nâng và sau khi hạ ghế 870. Sau khi ghế 870
đã nâng, khung trượt 210 có thể thu vào thông qua động cơ thứ nhất 180. Khi
đó, khung trượt 210 thu vào, nằm gọn trong khung thiết bị 110, khung đỡ cụm
xoay 310 dần di chuyển vào dầm đỡ trên khung thiết bị 110 theo chiều đi vào
của khung trượt 210. Sau khi khung trượt 210 đã thu vào hết hành trình, ghế
870 có thể xoay 90 độ vào phía trong khoang hành khách 812 bằng cách mở cơ
cấu khóa 520, khi đó thanh khóa 511 được nâng lên và không còn cố định trong
lỗ khóa 311, và tiến hành xoay ghế 90 độ vào phía trong khoang hành khách
812, và đóng cơ cấu khóa 520 sẽ tự khóa khi vào đúng vị trí lỗ khóa 311.

Hiệu quả đạt được của sáng chế


Sáng chế đề xuất hệ thống và thiết bị nâng hạ và di chuyển người khuyết
tật lên xuống xe ô tô với thiết bị nâng hạ và di chuyển có 3 bậc tự do (xoay
quanh trục, tịnh tiến theo phương ngang Y và thẳng đứng X), thiết bị có kết cấu
đơn giản hoạt động ổn định và vững chắc khi chuyển động; và dễ dàng lắp đặt
vào xe ô tô mà không cần cải tạo vị trí lắp đặt trên xe ô tô.

13
YÊU CẦU BẢO HỘ

1. Thiết bị nâng hạ và di chuyển người khuyết tật lên xuống xe ô tô bao


gồm:

i) khung thiết bị liên kết với sàn xe ô tô, trong đó ô tô bao gồm các bánh
xe, thân xe bao gồm sàn xe, khoang chứa hành khách và khoang người lái,
nhiều ghế ngồi và cửa xe;
ii) cụm khung trượt lắp ghép liên kết với khung thiết bị để giúp khung
trượt chuyển động tịnh tiến theo phương Y trên sàn xe ra khỏi xe ô tô;
iii) cụm nâng hạ liên kết với cụm khung trượt để cụm nâng hạ chuyển
động tịnh tiến theo phương X sau khi cụm khung trượt kết thúc hành trình tịnh
tiến theo phương Y ra khỏi xe ô tô; và
iv) cụm xoay liên kết với cụm nâng hạ để hỗ trợ xoay ghế liên kết ở phía
trên cụm xoay.
2. Thiết bị theo điểm 1, trong đó còn bao gồm cơ cấu dẫn động cụm khung
trượt bao gồm:
khung trượt; trong đó bao gồm khung trượt thứ nhất rỗng liên kết với
khung trượt thứ hai dạng hình hộp ở một đầu của khung trượt thứ nhất;
bộ đỡ và trượt ngang theo phương Y thứ nhất, liên kết với khung thiết bị
và nằm ở mặt dưới khung thiết bị, bao gồm khung đỡ liên kết với bộ đỡ và
trượt ngang theo phương Y thứ nhất; trong đó bao gồm bộ đỡ và trượt ngang
theo phương Y thứ nhất song song với bộ đỡ và trượt ngang theo phương Y
thứ hai; trong đó bộ đỡ và trượt ngang theo phương Y thứ nhất bao gồm nhiều
con trượt liên kết động với khung đỡ;
bộ đỡ và trượt ngang theo phương Y thứ hai, liên kết với khung trượt thứ
hai và nằm ở mặt trên khung trượt thứ hai, bao gồm khung đỡ liên kết với bộ
đỡ và trượt ngang theo phương Y thứ hai, trong đó bao gồm bộ đỡ và trượt
ngang theo phương Y thứ ba song song với bộ đỡ và trượt ngang theo phương
Y thứ tư; trong đó bộ đỡ và trượt ngang theo phương Y thứ hai bao gồm nhiều
con trượt liên kết động với khung đỡ;

14
mô tơ (motor) thứ nhất liên kết cụm truyền động puli; và
vít me thứ nhất kết nối với cụm truyền động puli.
3. Thiết bị theo điểm 2, trong đó còn bao gồm bộ đỡ và trượt dọc theo
phương X, liên kết với mặt bên khung trượt thứ hai, bao gồm khung đỡ liên
kết với bộ đỡ và trượt dọc, trong đó bao gồm bộ đỡ và trượt dọc theo phương
X thứ nhất song song với bộ đỡ và trượt dọc theo phương X thứ hai; trong đó
bộ đỡ và trượt dọc theo phương X bao gồm nhiều con trượt liên kết động với
khung đỡ tạo thành bộ đỡ và trượt dọc theo phương X.
4. Thiết bị theo điểm 2, trong đó con trượt trong bộ đỡ và trượt ngang và
bộ đỡ và trượt dọc là vòng bi/bạc đạn.
5. Thiết bị theo điểm 2, trong đó cụm truyền động puli còn bao gồm:
puli truyền động kết nối với mô tơ thứ nhất;
đai truyền động liên kết giữa puli truyền động và puli dẫn động; trong
đó đai truyền động là đai răng; và
puli dẫn động liên kết với vít me thứ nhất.
6. Thiết bị theo điểm 2, trong đó vít me thứ nhất còn bao gồm: hai ổ bi giữ
vít me kết nối với vít me ở phần đầu và phần cuối của vít me, trong đó ổ bi giữ
vít me thứ nhất liên kết với cụm truyền động puli và ổ bi giữ vít me thứ hai
liên kết với khung thiết bị.
7. Thiết bị theo điểm 1, trong đó cơ cấu dẫn động cụm nâng hạ còn bao
gồm:
khung đỡ liên kết với khung trượt trong cụm khung trượt;
mô tơ (motor) thứ hai liên kết cụm truyền động và được bố trí trên khung
đỡ;
vít me thứ hai một đầu kết nối với cụm truyền động và đầu còn lại liên kết
với khung đỡ cụm xoay trong cụm xoay.
8. Thiết bị theo điểm 1, trong đó cụm xoay bao gồm khung đỡ cụm xoay
liên kết với cụm nâng hạ ở phía dưới, và liên kết với cụm dẫn động xoay ở
phía trên, cụm dẫn động xoay và cụm điều khiển xoay liên kết với tấm đỡ ghế
ngồi.

15
9. Thiết bị theo điểm 8, trong đó cụm điều khiển xoay bao gồm cơ cấu
khóa liên kết với thanh khóa thông qua cụm khóa và lỗ khóa nằm tương ứng
trên khung đỡ cụm xoay.
10. Thiết bị theo điểm 8, trong đó cụm dẫn động xoay là bạc đạn vòng
(slewing bearing).
11. Thiết bị theo điểm 1, trong đó còn bao gồm cơ cấu đỡ và giữ ổn định
phần ghế ngồi kết nối giữa cụm khung trượt và cụm nâng hạ.
12. Thiết bị theo điểm 11, trong đó cơ cấu đỡ và giữ ổn định phần ghế
ngồi bao gồm hai cặp thanh liên kết, trong đó mỗi thanh trong một cặp thanh
liên kết kết nối với nhau ở phần giữa thanh tạo thành cơ cấu dạng chữ X (cơ
cấu cắt kéo dẫn hướng); và hai đầu mỗi thanh liên kết kết nối với cụm khung
trượt và cụm nâng hạ.
13. Thiết bị theo điểm 12, trong đó cơ cấu đỡ và giữ ổn định phần ghế
ngồi còn bao gồm:
i) con trượt thứ nhất song song với con trượt thứ hai liên kết với nhau
thông qua trục thứ nhất ở một đầu của cặp thanh liên kết thứ nhất và trượt trên
ray trượt của khung đỡ cụm xoay;
ii) con trượt thứ ba song song với con trượt thứ tư liên kết với nhau thông
qua trục thứ hai ở một đầu của cặp thanh liên kết thứ hai và trượt trên ray trượt
của khung trượt;
iii) đầu còn lại của cặp thanh liên kết thứ nhất và cặp thanh liên kết thứ hai
được cố định lần lượt vào cụm khung trượt và khung đỡ cụm xoay.
14. Hệ thống nâng hạ và di chuyển người khuyết tật lên xuống xe ô tô bao
gồm:
i) một ô tô bao gồm các bánh xe, thân xe bao gồm sàn, khoang chứa hành
khách và khoang người lái, nhiều ghế ngồi và cửa xe; và
ii) thiết bị nâng hạ và di chuyển người khuyết tật lên xuống xe ô tô liên kết
phía dưới ghế ngồi trong khoang hành khách; trong đó bao gồm:
khung thiết bị liên kết với sàn xe ô tô;
cụm khung trượt lắp ghép liên kết với khung thiết bị để giúp khung
trượt chuyển động tịnh tiến theo phương Y trên sàn xe ra khỏi xe ô tô;

16
cụm nâng hạ liên kết với cụm khung trượt để cụm nâng hạ chuyển động
tịnh tiến theo phương X sau khi cụm khung trượt kết thúc hành trình tịnh tiến
theo phương Y ra khỏi xe ô tô; và
cụm xoay liên kết với cụm nâng hạ để hỗ trợ xoay ghế liên kết ở phía
trên cụm xoay.
15. Hệ thống theo điểm 14, trong đó còn bao gồm cơ cấu dẫn động cụm
khung trượt bao gồm:
khung trượt; trong đó bao gồm khung trượt thứ nhất rỗng liên kết với
khung trượt thứ hai dạng hình hộp ở một đầu của khung trượt thứ nhất ;
bộ đỡ và trượt ngang theo phương Y thứ nhất, liên kết với khung thiết bị
và nằm ở mặt dưới khung thiết bị, bao gồm khung đỡ liên kết với bộ đỡ và
trượt ngang theo phương Y thứ nhất; trong đó bao gồm bộ đỡ và trượt ngang
theo phương Y thứ nhất song song với bộ đỡ và trượt ngang theo phương Y
thứ hai; trong đó bộ đỡ và trượt ngang theo phương Y thứ nhất bao gồm nhiều
con trượt liên kết động với khung đỡ;
bộ đỡ và trượt ngang theo phương Y thứ hai, liên kết với khung trượt thứ
hai và nằm ở mặt trên khung trượt thứ hai, bao gồm khung đỡ liên kết với bộ
đỡ và trượt ngang theo phương Y thứ hai, trong đó bao gồm bộ đỡ và trượt
ngang theo phương Y thứ ba song song với bộ đỡ và trượt ngang theo phương
Y thứ tư; trong đó bộ đỡ và trượt ngang theo phương Y thứ hai bao gồm nhiều
con trượt liên kết động với khung đỡ;
mô tơ (motor) thứ nhất liên kết cụm truyền động puli; và
vít me thứ nhất kết nối với cụm truyền động puli.
16. Hệ thống theo điểm 15, trong đó còn bao gồm bộ đỡ và trượt dọc theo
phương X, liên kết với mặt bên khung trượt thứ hai, bao gồm khung đỡ liên
kết với bộ đỡ và trượt dọc, trong đó bao gồm bộ đỡ và trượt dọc theo phương
X thứ nhất song song với bộ đỡ và trượt dọc theo phương X thứ hai; trong đó
bộ đỡ và trượt dọc theo phương X bao gồm nhiều con trượt liên kết động với
khung đỡ tạo thành bộ đỡ và trượt dọc theo phương X.
17. Hệ thống theo điểm 15, trong đó con trượt trong bộ đỡ và trượt ngang
và bộ đỡ và trượt dọc là vòng bi/bạc đạn.

17
18. Hệ thống theo điểm 15, trong đó cụm truyền động puli còn bao gồm:
puli truyền động kết nối với mô tơ thứ nhất;
đai truyền động liên kết giữa puli truyền động và puli dẫn động; trong
đó đai truyền động là đai răng; và
puli dẫn động liên kết với vít me thứ nhất.
19. Hệ thống theo điểm 15, trong đó vít me thứ nhất còn bao gồm: hai ổ bi
giữ vít me kết nối với vít me ở phần đầu và phần cuối của vít me, trong đó ổ bi
giữ vít me thứ nhất liên kết với cụm truyền động puli và ổ bi giữ vít me thứ
hai liên kết với khung thiết bị.
20. Hệ thống theo điểm 14, trong đó cơ cấu dẫn động cụm nâng hạ còn
bao gồm:
khung đỡ liên kết với khung trượt trong cụm khung trượt;
mô tơ (motor) thứ hai liên kết cụm truyền động và được bố trí trên khung
đỡ;
vít me thứ hai một đầu kết nối với cụm truyền động và đầu còn lại liên kết
với khung đỡ cụm xoay trong cụm xoay.
21. Hệ thống theo điểm 14, trong đó cụm xoay bao gồm khung đỡ cụm
xoay liên kết với cụm nâng hạ ở phía dưới, và liên kết với cụm dẫn động xoay
ở phía trên, cụm dẫn động xoay và cụm điều khiển xoay liên kết với tấm đỡ
ghế ngồi.
22. Hệ thống theo điểm 21, trong đó cụm điều khiển xoay bao gồm cơ cấu
khóa liên kết với thanh khóa thông qua cụm khóa và lỗ khóa nằm tương ứng
trên khung đỡ cụm xoay.
23. Hệ thống theo điểm 21, trong đó cụm dẫn động xoay là bạc đạn vòng
(slewing bearing).
24. Hệ thống theo điểm 14, trong đó còn bao gồm cơ cấu đỡ và giữ ổn
định phần ghế ngồi kết nối giữa cụm khung trượt và cụm nâng hạ.
25. Hệ thống theo điểm 24, trong đó cơ cấu đỡ và giữ ổn định phần ghế
ngồi bao gồm hai cặp thanh liên kết, trong đó mỗi thanh trong một cặp thanh
liên kết kết nối với nhau ở phần giữa thanh tạo thành cơ cấu dạng chữ X (cơ

18
cấu cắt kéo dẫn hướng); và hai đầu mỗi thanh liên kết kết nối với cụm khung
trượt và cụm nâng hạ.
26. Hệ thống theo điểm 25, trong đó cơ cấu đỡ và giữ ổn định phần ghế
ngồi còn bao gồm:
iv) con trượt thứ nhất song song với con trượt thứ hai liên kết với nhau
thông qua trục thứ nhất ở một đầu của cặp thanh liên kết thứ nhất và trượt trên
ray trượt của khung đỡ cụm xoay;
v) con trượt thứ ba song song với con trượt thứ tư liên kết với nhau thông
qua trục thứ hai ở một đầu của cặp thanh liên kết thứ hai và trượt trên ray trượt
của khung trượt;
vi) đầu còn lại của cặp thanh liên kết thứ nhất và cặp thanh liên kết thứ hai
được cố định lần lượt vào cụm khung trượt và khung đỡ cụm xoay.

19
TÓM TẮT

Sáng chế đề xuất hệ thống, thiết bị nâng hạ và di chuyển người khuyết


tật lên xuống xe ô tô bao gồm: khung thiết bị liên kết với sàn xe ô tô bao gồm
mặt trên, mặt dưới và các mặt bên; cụm khung trượt lắp ghép liên kết với
khung thiết bị để giúp khung trượt chuyển động tịnh tiến theo phương ngang
trên các mặt bên ra khỏi xe ô tô; cụm nâng hạ liên kết với cụm khung trượt để
cụm nâng hạ chuyển động tịnh tiến theo phương dọc sau khi cụm khung trượt
kết thúc hành trình tịnh tiến theo phương ngang ra khỏi xe ô tô; và cụm xoay
liên kết với cụm nâng hạ để hỗ trợ xoay ghế liên kết ở phía trên cụm xoay.

[FIG.8]

20

You might also like