You are on page 1of 4

THỊ

Phân khúc thị trường


TRƯỜ
 Các tiêu thức phân khúc thị trường giày dép
I. Phân khúc theo khu vực địa lí:
 Thị trường nội địa và thị trường quốc tế: Thị trường giày dép có thể được phân khúc
thị trường nội địa và quốc tế. Thị trường quốc tế thường có quy mô lớn hơn thị
trường nội địa, do đa dạng hóa dân số và nhu cầu tiêu dùng còn thị trường nội địa có
quy mô nhỏ hơn do giới hạn về dân số kích thước đất nước. Thị trường quốc tế
thường có sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nhãn hiệu nổi tiếng với các công ty địa
phương. Đồng thời thị trường quốc tế thường cũng đòi hỏi chất lượng cao và chuẩn
mực kiểm soát chất lượng chặt chẽ. Tuy nhiên, các công ty nội địa thường định
hướng và phát triển các sản phẩm dựa trên nhu cầu và sở thích địa phương, điều này
đòi hỏi kiến thức sâu về thị trường nội địa và nghiên cứu thị trường cụ thể. Một số
thương hiệu giày dép nổi tiếng Việt Nam được xuất khẩu ra nước ngoài như Biti’s
đã xuất khẩu qua 40 nước trên thế giới như Ý, Pháp, Anh, Mỹ, Nga, Nhật, Nam Mỹ,
Mêxicô, Campuchia. Vinagico xuất khẩu qua  Ấn Ðộ, Pháp, Italy và các nước châu
Âu khác…..
 Vùng đô thị: Thị trường giày dép có thể được phân khúc theo các vùng đô thị khác
nhau. Những thành phố lớn có thể có các phân khúc thị trường khác biệt so với các
vùng nông thôn hay khu đô thị nhỏ hơn. Các công ty cần xác định rõ các vùng đô
thị mục tiêu của mình và tìm hiểu về nhu cầu và phong cách sống của người dân
trong từng vùng đó. Ở các khu đô thi thị giày dép thường đa dang, phong phú hơn.
Bạn muốn đi làm, đi chơi, hay tập thể thao …sẽ có các loại giày khác nhau để lựa
chọn. Còn ở nông thị hạn chế, nghèo nàn về các loại giày hơn.
 Khu vực địa lý: Thị trường giày dép cũng có thể được phân khúc theo các khu vực
địa lý như miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Mỗi khu vực có thể có phong cách
sống, thời tiết và hoạt động vận động khác nhau, đó là yếu tố quan trọng khi xác
định các nhu cầu cụ thể của thị trường trong từng vùng. Ví dụ, ở miền Bắc Việt
Nam, người ta thích sử dụng giày cao cổ và ấm áp để chống lạnh, hanh khô. Trong
khi đó, ở miền Nam Việt Nam, người dân thích giày dép mát mẻ và thoải mái để đối
phó với khí hậu nóng và ẩm.
II. Phân khúc theo yếu tố dân số - xã hội học :
 Giới tính: Đối tượng khách hàng trong phân khúc này chủ yếu là phụ nữ hoặc nam
giới. Các sản phẩm trong phân khúc này được thiết kế dựa trên các yếu tố phong
cách và thời trang riêng của từng giới tính. Ví dụ như giày nam thì có: ELLY,
LAFORCE, SALVATORE FERRAGAMO…Giày nữ thì có: SABLANCA, LAKA,
JUNO…
 Lứa tuổi: Trẻ em thường cần giày dép thích hợp với kích thước và mẫu mã cho trẻ
em. Mục tiêu của phân khúc này là thu hút phụ huynh và trẻ em bằng việc tạo ra
những sản phẩm hài lòng về chất lượng và thiết kế. Thanh thiếu niên và người trẻ
tuổi, đối tượng này thường quan tâm đến các sản phẩm thời trang, công nghệ cao và
thể thao. Phân khúc này thường tập trung vào những sản phẩm phù hợp với phong
cách cá nhân và xu hướng thời trang của nhóm này, có thiết thường năng động, sáng
tạo, mới lạ và nhiều màu sắc. Đối với người trung niên và người già, Phân khúc này
tập trung vào giày dép thoải mái và chất lượng cao. Với người trung niên, cần có sự
kết hợp giữa kiểu dáng và sự thoải mái, trong khi đối với người già, sự an toàn và
hỗ trợ cho các vấn đề sức khỏe như đau lưng và đau chân là quan trọng.
 Thu nhập: Giày dép cao cấp, đối tượng khách hàng trong phân khúc này thường là
những người có thu nhập cao, ưa chuộng chất lượng và thương hiệu cao cấp. Các
sản phẩm trong phân khúc này thường có giá cao, chất liệu tốt và thiết kế sang
trọng. Giày dép trung cấp, đối tượng khách hàng trong phân khúc này thường là
những người có thu nhập trung bình, ưu tiên sự tiện lợi và phong cách. Các sản
phẩm trong phân khúc này có giá trung bình, chất liệu và thiết kế phù hợp với nhu
cầu hàng ngày của người dùng.Giày dép giá rẻ, đối tượng khách hàng trong phân
khúc này thường là những người có thu nhập thấp hoặc sinh viên. Các sản phẩm
trong phân khúc này có giá thấp, đa dạng về kiểu dáng và màu sắc, nhưng chất liệu
có thể không cao cấp.
 Nghề nghiệp và trình độ học vấn: Văn phòng, nhóm khách hàng này thường quan
tâm đến giày dép chuyên nghiệp, thoải mái cho thời gian làm việc hàng ngày. Mô
hình kinh doanh thường tập trung vào việc sản xuất các giày dép da, công nghệ cao
hoặc giày dép đi làm. Thể thao và giải trí, đối tượng này quan tâm đến giày dép thể
thao, thời trang và sử dụng cho các hoạt động giải trí như chạy bộ, đá bóng hay điện
tử. Kênh tiếp thị thường tập trung vào việc giới thiệu các sản phẩm mới, các sự kiện
và các đối tác thể thao đáng tin cậy. Công nhân và ngành công nghiệp, ngành công
nghiệp và công nhân thường đòi hỏi giày dép chất lượng, chống trượt, chống cháy
và bảo vệ chân. Kênh tiếp thị trong phân khúc này thường tập trung vào những sản
phẩm được chứng nhận an toàn và bền bỉ.
 Qui mô gia đình: Gia đình nhỏ, gồm cả các cặp vợ chồng mới cưới và các gia đình
có một hoặc ít hơn hai con. Đối tượng này thường có nhu cầu tìm kiếm giày dép
vừa vặn với ngân sách và phong cách sống của gia đình. Gia đình lớn, bao gồm các
gia đình có nhiều trẻ em. Phân khúc này tập trung vào việc cung cấp giày dép chất
lượng, bền bỉ và dễ dùng cho cả trẻ em và người lớn trong gia đình.
III. Phân khúc theo đặc điểm tâm lí:
 Lối sống: Có thể sử dụng các yếu tố như phong cách sống thể thao, thời trang, đơn
giản, đậm chất cá nhân, hướng ngoại, hướng nội, hoặc theo các nhóm như người
yêu thích ngoài trời, người yêu thích âm nhạc, người yêu thích thiết kế độc đáo để
phân khúc thị trường. Quan trọng là hiểu được các đặc điểm và nhu cầu của từng
phân khúc để thiết kế và tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả. Ví dụ, một công ty
có thể tạo ra dòng sản phẩm giày dép thể thao dành cho nhóm khách hàng yêu thích
thể thao, có lối sống năng động và sống khỏe mạnh. Các sản phẩm trong dòng này
có thể bao gồm các tính năng như đệm êm và đàn hồi tốt, đế chống trơn trượt đồng
thời mang màu sắc và kiểu dáng thể thao độc đáo. Thiết kế thời trang để đáp ứng
nhu cầu của nhóm khách hàng này.
 Cá tính: Có nhiều khách hàng có nhu cầu mua giày theo cá tính riêng của mình. Do
đó, các thương hiệu giày đã phải tạo ra và tiếp cận các tiêu thức phân khúc thị
trường dựa trên cá tính của khách hàng. Về phong cách, có khách hàng tuân thủ
những xu hướng thời trang mới nhất và mong muốn một đôi giày phản ánh phong
cách cá nhân của họ. Những phụ kiện, họa tiết, màu sắc độc đáo và kiểu dáng sáng
tạo là những yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn giày. Chất liệu , một số người
tiêu dùng hiểu rõ về giày dép và mong muốn một đôi giày chất lượng với chất liệu
tự nhiên như da thật, da lộn, vải bố... Những nguyên liệu cao cấp này đảm bảo độ
bền và thoải mái hơn so với các sản phẩm được làm bằng chất liệu nhân tạo. Có
khách hàng sẵn lòng trả giá cao hơn nếu sản phẩm có thêm giá trị đáng kể, ví dụ
như giày dép được thiết kế riêng theo ý tưởng của khách hàng, hoặc có thể tùy
chỉnh với tên, hình ảnh riêng. Một số người tiêu dùng tin vào sự công nhận của
thương hiệu và mong muốn mua giày từ những thương hiệu nổi tiếng. Nhờ vào
nhận diện thương hiệu, họ có thể tận hưởng chất lượng và sự đảm bảo về nguồn gốc
sản phẩm.
IV. Phân khúc theo hành vi tiêu dùng:
 Tình huống mua của khách hàng: Mua giày dép hàng ngày, đây là khách hàng mua
giày để đi làm, đi học hoặc đi chơi thường xuyên. Họ tìm kiếm những sản phẩm
giày bền, thoải mái và phong cách đơn giản. Mua giày dép dự tiệc, nhóm khách
hàng này tìm kiếm những đôi giày mang đến phong cách sang trọng và nổi bật trong
các dịp tiệc tùng, sự kiện đặc biệt. Hoặc mua để làm quầ tặng người thân, bạn bè…
đồi hỏi những đôi giày dép có kiểu dáng đẹp, thời thượng…
 Lợi ích tìm kiếm: Sự thoải mái, một số khách hàng tìm kiếm giày dép với thiết kế
đặc biệt để cải thiện sự thoải mái khi di chuyển hoặc có các vấn đề về chân. Phong
cách, một số khách hàng quan tâm đến phong cách và muốn mua giày dép thể hiện
cái tôi cá nhân của họ và phù hợp với các xu hướng thời trang hiện tại. Chất lượng,
một số khách hàng chú trọng đến chất lượng giày dép và mong muốn đầu tư vào
những đôi giày bền lâu.
 Mức độ sử dụng: Giày dép thể thao, phân khúc này tập trung vào các khách hàng
yêu thích thể thao và tìm kiếm giày tập gym, chạy bộ hoặc các hoạt động thể thao
khác. Giày dép công sở, đây là những khách hàng cần giày dép chuyên dụng cho
công việc văn phòng hoặc nơi làm việc, giày dép dạo phố: Khách hàng muốn tìm
kiếm giày đi dạo phố, cà phê hay các hoạt động thường ngày khác.

You might also like