You are on page 1of 12

BÀI TẬP CHUYÊN ĐỀ 4: QUY LUẬT CUNG – CẦU TRONG

SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HOÁ


Câu 1 [Đề bảng B năm 2014]
Hãy giải thích tại sao khi thời tiết sương muối kéo dài, các mặt hàng rau xanh đều tăng
giá?
Trả lời:
* Hiện tượng trên phản ảnh quy luật cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá được
thể hiện qua cung cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường.
* Vì:
- Cung là khối lượng hàng hoá, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường
trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác
định.
- Cầu là khối lượng hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất
định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định.
- Biểu hiện cung cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường:
• Cung > Cầu  Giá cả thị trường < Giá trị hàng hoá
• Cung < Cầu  Giá cả thị trường > Giá trị hàng hoá
• Cung = Cầu  Giá cả thị trường = Giá trị hàng hoá
- Trong trường hợp trên:
• Cung < Cầu  Giá cả thị trường > Giá trị hàng hoá.
• Do thời tiết sương muối kéo dài, dẫn đến sản lượng rau xanh giảm tức là lượng cung nhỏ
hơn lường cầu của người tiêu dùng. Vì vậy, giá cả của mặt hàng rau xanh lớn hơn giá trị
trong sản xuất của nó.
Câu 2 [Đề bảng B năm 2015]
Vài năm gần đây, các vùng trồng vải thiều ở miền Bắc được mùa lớn nhưng người nông
dân chưa kịp vui thì đã phải đối mặt với việc vải bị rớt giá nặng nề, có lúc vải bán tại gốc giá
chưa đến 10.000 đồng/kg, không đủ chi phí sản xuất.
Bằng kiến thức đã học, em hãy giải thích hiện tượng trên.
Trả lời:
* Hiện tượng trên phản ảnh quy luật cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá được
thể hiện qua cung cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường.
* Vì:
- Cung là khối lượng hàng hoá, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường
trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác
định.
- Cầu là khối lượng hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất
định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định.
- Biểu hiện cung cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường:
• Cung > Cầu  Giá cả thị trường < Giá trị hàng hoá
• Cung < Cầu  Giá cả thị trường > Giá trị hàng hoá
• Cung = Cầu  Giá cả thị trường = Giá trị hàng hoá
-Trong trường hợp trên:
• Cung > Cầu  Giá cả thị trường < Giá trị hàng hoá.
• Do vùng trồng vải thiều ở miền Bắc được mùa lớn dẫn đến lượng cung vải thiều tăng cao
và cao hơn so với nhu cầu của người tiêu dùng. Vì vậy, giá cả của mặt hàng vải thiều nhỏ hơn
giá trị trong sản xuất của nó.

Câu 3 [Đề bảng A năm 2014]


Hiện nay, mặt hàng của gia đình Hoa đang có giá tăng nên mẹ Hoa quyết định mở rộng
sản xuất. Bố Hoa cho rằng giá cả chỉ tăng trong thời gian nhất định rồi sẽ giảm. Hoa thì cho
rằng: Quyết định của mẹ như vậy là đúng, chỉ khi nào giá giảm thì mới thu hẹp sản xuất. Bố
vẫn không đồng ý.
a. Theo em, quyết định của ai đúng? Căn cứ vào đâu mà em xác định như vậy?
b. Khi là người tiêu dùng, em sẽ vận dụng quy luật cung cầu như thế nào để có lợi
nhất? Cho ví dụ minh họa.
Trả lời:
a.
- Căn cứ vào nội dung cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá, biểu hiện qua giá cả
thị trường ảnh hưởng đến cung – cầu.
- Biểu hiện giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung – cầu.
• Giá cả tăng  Cung tăng và cầu giảm.
• Giá cả giảm  Cung giảm và cầu tăng.
- Trong trường hợp trên, khi giá cả mặt hàng của gia đình Hoa tăng thì quyết định mở rộng
sản xuất của mẹ Hoa là hoàn toàn đúng đắn, giúp gia đình Hoa thu nhiều lợi nhuận hơn.
b.
* Là một người tiêu dùng, em sẽ vận dụng quy luật cung – cầu như sau:
- Gia tăng tiêu dùng khi:
+ Cầu giảm
+ Cung > Cầu
+ Giá cả giảm
VD: Vào những dịp khuyến mãi của các cửa hàng điện máy, số lượng sản phẩm bán ra
thường tăng cao do nhu cầu của người tiêu dùng tăng lên để mua được những mặt hàng mong
muốn với giá cả rẻ hơn.
- Hạn chế tiêu dùng khi:
+ Cầu tăng
+ Cung < Cầu
+ Giá cả giảm
VD: Thời gian vừa qua, khi giá cả thịt lợn tăng đột biến, người tiêu dùng đã hạn chế mua
thịt lợn hoặc chuyển sang mua cá, tôm với giá cả thấp hơn, phù hợp với nhu cầu khả năng của
người mua.
Câu 4 [Đề bảng A năm 2015]
Giả sử: Điều tra sơ bộ về cầu lượng dầu ăn trong dịp Tết Nguyên đán năm 2014 của
người dân tỉnh Quảng Ninh là 21 nghìn lít. Trong đó: hãng dầu ăn Neptune cung cấp là 4,5
nghìn lít, hãng Meizan cung cấp 3,3 nghìn lít, hãng Cái Lân cung cấp 3,7 nghìn lít và các
hãng dầu ăn khác cung cấp 6,5 nghìn lít.
a. Theo em, số liệu trên phản ánh điều gì?
b. Nếu là nhà sản xuất, trong trường hợp trên em sẽ vận dụng như thế nào?
Trả lời:
a.
* Theo em, số liệu trên phản ánh quy luật cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá
(tình hình cung – cầu mặt hàng dầu ăn trong dịp Tết Nguyên đán tại Quảng Ninh).
* Vì:
- Cung là khối lượng hàng hoá, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường
trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác
định.
- Cầu là khối lượng hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất
định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định.
- Trong trường hợp trên:
• Cung là khối lượng dầu ăn mà các hãng sản xuất dầu ăn đưa ra thị trường vào dịp Tết
Nguyên đán: 18 nghìn lít.
• Cầu là lượng dầu ăn mà người tiêu dùng cần mua vào dịp Tết Nguyên đán: 21 nghìn lít.
 Số liệu trên cho thấy, cung nhỏ hơn cầu hay lượng cung trên thị trường của mặt hàng
dầu ăn đang ít hơn lượng cầu của người dân Quảng Ninh.
b.
* Nếu là nhà sản xuất, trong trường hợp này em sẽ mở rộng quy mô sản xuất mặt hàng dầu
ăn.
* Vì:
• Lượng cung dầu ăn < Lượng cầu dầu ăn.
 Nếu gia tăng sản xuất, em vừa có thể đáp ứng đủ nhu cầu thị trường, vừa thu được lợi
nhuận nhiều hơn.

Câu 5 [Đề bảng A năm 2016]


Vào mùa đông, trên thị trường các cửa hàng quần áo bày bán rất nhiều mặt hàng áo len,
áo dạ. Trong khi đó, mặt hàng áo phông, áo cộc tay, quần soóc lại bày bán rất ít, thậm chí một số
cửa hàng không bày bán mặt hàng này.
Vận dụng kiến thức đã học, em hãy giải thích hiện tượng trên.
Trả lời:
* Hiện tượng trên phản ảnh quy luật cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá, được
thể hiện qua cung – cầu tác động lẫn nhau.
* Vì:
- Cung là khối lượng hàng hoá, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường
trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác
định.
- Cầu là khối lượng hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất
định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định.
- Biểu hiện cung cầu tác động lẫn nhau:
• Cầu tăng  Sản xuất, kinh doanh mở rộng  Cung tăng.
• Cầu giảm  Sản xuất, kinh doanh thu hẹp  Cung giảm.
- Trong trường hợp trên:
• Do vào mùa đông, nhu cầu về áo len, áo dạ tăng lên hay lượng cầu của mặt hàng này tăng
lên. Vì vậy, sản xuất kinh doanh mở rộng, lượng cung mặt hàng áo len, áo dạ cũng tăng lên.
• Do vào mùa đông, nhu cầu về mặt hàng áo phông, áo cộc tay, quần soóc giảm hay lượng
cầu của mặt hàng này giảm. Vì vậy, sản xuất kinh doanh thu hẹp, lượng cung mặt hàng áo
phông, áo cộc tay, quần soóc giảm đi.

Câu 6 [Đề bảng B năm 2016]


Giả sử: Điều tra sơ bộ về cầu lượng bia trong dịp tết Nguyên đán năm 2016 của người
dân tỉnh Quảng Ninh là 20 triệu chai. Trong đó: Công ty bia Sài Gòn cung cấp 4,2 triệu chai,
công ty bia Hà Nội cung cấp 6,5 triệu chai, công ty bia Hạ Long cung cấp 6,8 triệu chai, các
công ty bia khác cung cấp 10,5 triệu chai.
Theo em, số liệu trên phản ánh điều gì? Nếu là nhà sản xuất, trong trường hợp trên em sẽ
vận dụng như thế nào?
Trả lời:
a.
* Theo em, số liệu trên phản ánh quy luật cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá
(tình hình cung – cầu mặt hàng bia trong dịp Tết Nguyên đán tại Quảng Ninh).
* Vì:
- Cung là khối lượng hàng hoá, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường
trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác
định.
- Cầu là khối lượng hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất
định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định.
- Trong trường hợp trên:
• Cung là khối lượng bia mà các công ty bia đưa ra thị trường vào dịp Tết Nguyên đán: 28
triệu chai.
• Cầu là lượng bia mà người tiêu dùng cần mua vào dịp Tết Nguyên đán: 20 triệu chai.
 Số liệu trên cho thấy, cung lớn hơn cầu hay lượng cung trên thị trường của mặt hàng
bia đang nhiều hơn lượng cầu của người dân Quảng Ninh.
b.
* Nếu là nhà sản xuất, trong trường hợp này em sẽ thu hẹp quy mô sản xuất mặt hàng bia
hoặc chuyển sang kinh doanh mặt hàng khác phù hợp với nhu cầu thị trường.
* Vì:
• Lượng cung bia > Lượng cầu bia.
Câu 7 [Đề bảng A năm 2018]
Việc nhà sản xuất cung ứng bóng đèn tích điện mở rộng quy mô, tăng năng suất để thỏa
mãn nhu cầu của người dân đối với sản phẩm này là áp dụng nội dung nào của quy luật cung
– cầu?
Trả lời:
* Hiện tượng trong tư liệu áp dụng nội dung biểu hiện của quy luật cung – cầu trong sản xuất
và lưu thông hàng hoá, được thể hiện qua cung – cầu tác động lẫn nhau.
* Vì:
- Cung là khối lượng hàng hoá, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường
trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác
định.
- Cầu là khối lượng hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất
định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định.
- Biểu hiện cung cầu tác động lẫn nhau:
• Cầu tăng  Sản xuất, kinh doanh mở rộng  Cung tăng.
• Cầu giảm  Sản xuất, kinh doanh thu hẹp  Cung giảm.
- Trong trường hợp trên:
• Cầu tăng  Sản xuất, kinh doanh mở rộng  Cung tăng.
• Do nhu cầu của người dân đối với sản phẩm bóng đèn tích điện tăng lên hay lượng cầu của
mặt hàng này tăng lên. Điều đó đã kích thích sản xuất, kinh doanh mở rộng, lượng cung mặt
hàng bóng đèn tích điện cũng tăng lên.

Câu 8 [Đề dự bị bảng B năm 2018]


Cuối mùa đông các cửa hàng bán quần áo rét thường có chiến dịch đại hạ giá.
a. Thông tin trên phản ánh quy luật kinh tế nào?
b. Hãy phân tích những biểu hiện của quy luật đó.
Trả lời:
a.
* Thông tin trên phản ánh quy luật cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá.
* Vì:
- Cung là khối lượng hàng hoá, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường
trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác
định.
- Cầu là khối lượng hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất
định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định.
b.
* Những biểu hiện của quy luật cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá là:
Cung – cầu tác động Cầu tăng  Sản xuất kinh doanh mở rộng  Cung tăng
lẫn nhau Cầu giảm  Sản xuất kinh doanh thu hẹp  Cung giảm
Cung – cầu ảnh hưởng • Cung > Cầu  Giá cả thị trường > Giá trị hàng hoá.
đến giá cả thị trường • Cung < Cầu  Giá cả thị trường > Giá trị hàng hoá.
• Cung = Cầu  Giá cả thị trường = Giá trị hàng hoá.
Giá cả thị trường ảnh • Giá cả tăng Cung tăng, cầu giảm
hưởng đến cung cầu • Giá cả giảm Cung giảm, cầu tăng

* Trong trường hợp trên:


• Quy luật cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá được thể hiện qua giá cả thị
trường ảnh hưởng đến cung – cầu:
Giá cả giảm Cung giảm, cầu tăng.
• Do đã cuối mùa đông, lượng cầu mặt hàng quần áo rét đang giảm dần nên các cửa hàng
bán quần áo rét đã có chiện dịch đại hạ giá, hạ giá thành sản phẩm nhằm kích thích lượng cầu
của mặt hàng này tăng lên.
Câu 9 [Đề dự bị bảng B năm 2017]
“Nguyên nhân khiến thực phẩm tăng giá dịp tết là do người tiêu dùng có tâm lý tích
trữ hàng hóa, lo sợ nguồn hàng sẽ không đủ cung ứng cho thị trường. Nhiều người đổ xô đi
mua hàng về để dành cho những ngày tết sắp đến, chính điều này đã khiến cho hàng hóa trên
thị trường được tiêu thụ quá nhanh trong một thời gian ngắn. Từ đó, giá cả các loại sản phẩm
dần được đẩy lên theo.”
(Theo báo Dân Việt)
a. Thông tin trên phản ánh quy luật kinh tế nào? Hãy phân tích nội dung quy luật đó.
b. Là người tiêu dùng, em sẽ vận dụng quy luật này như thế nào để có lợi nhất?
Trả lời:
a.
* Thông tin trên phản ánh quy luật cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá.
* Nội dung quy luật cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá:
- Quan hệ cung – cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa những người bán với người
mua hay giữa những người sản xuất với những người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác
định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ.
- Biểu hiện của quan hệ cung – cầu:
Cung – cầu tác động Cầu tăng  Sản xuất kinh doanh mở rộng  Cung tăng
lẫn nhau Cầu giảm  Sản xuất kinh doanh thu hẹp  Cung giảm
Cung – cầu ảnh hưởng • Cung > Cầu  Giá cả thị trường > Giá trị hàng hoá.
đến giá cả thị trường • Cung < Cầu  Giá cả thị trường > Giá trị hàng hoá.
• Cung = Cầu  Giá cả thị trường = Giá trị hàng hoá.
Giá cả thị trường ảnh • Giá cả tăng Cung tăng, cầu giảm
hưởng đến cung cầu • Giá cả giảm Cung giảm, cầu tăng

* Trong tư liệu trên:


• Quy luật cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá được thể hiện qua cung – cầu
ảnh hưởng đến giá cả thị trường:
Cung < Cầu  Giá cả thị trường > Giá trị hàng hoá.
• Do vào dịp Tết, người tiêu dùng có tâm lý tích trữ hàng hoá, nhiều người đổ xô đi mua
hàng để dành cho những ngày tết sắp đến, chính điều này đã khiến cho hàng hoá trên thị
trường được tiêu thụ quá nhanh trong một thời gian ngắn hay lượng cung của các mặt hàng
trong thời gian đó khan hiếm và không đủ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Vì vậy, giá
cả các mặt hàng lớn hơn giá trị trong sản xuất của nó.
b.
* Là một người tiêu dùng, em sẽ vận dụng quy luật cung – cầu như sau:
- Gia tăng tiêu dùng khi:
+ Cầu giảm
+ Cung > Cầu
+ Giá cả giảm
VD: Vào những dịp khuyến mãi của các cửa hàng điện máy, số lượng sản phẩm bán ra
thường tăng cao do nhu cầu của người tiêu dùng tăng lên để mua được những mặt hàng mong
muốn với giá cả rẻ hơn.
- Hạn chế tiêu dùng khi:
+ Cầu tăng
+ Cung < Cầu
+ Giá cả giảm
VD: Thời gian vừa qua, khi giá cả thịt lợn tăng đột biến, người tiêu dùng đã hạn chế mua
thịt lợn hoặc chuyển sang mua cá, tôm với giá cả thấp hơn, phù hợp với nhu cầu khả năng của
người mua.

Câu 10 [THPT Bãi Cháy 2020]


Vừa đi học tới nhà, Tú hốt hoảng vì thấy mẹ ngồi thẫn thờ cạnh đống vải vừa hái ngoài
vườn, vẻ mặt mẹ buồn làm Tú lo lắng.
- Tú: Mẹ! Mẹ làm sao vậy?
- Mẹ: Mẹ không sao con ạ!
- Tú: Mẹ nói không sao mà mẹ buồn thế?
- Mẹ: Mẹ buồn vì mấy quả vải này đây con ạ!
- Tú: Mẹ hay thật! Vụ vải này nhà ta được mùa lớn, cây nào cũng sai quả hơn hẳn các
năm mà mẹ lại buồn là sao?
- Mẹ: Nhà ai cũng được mùa thì mẹ mới buồn chứ!
Theo em, tại sao mẹ bạn Tú không vui khi vụ vải được mùa lớn?
Trả lời:
* Theo em, mẹ bạn Tú không vui khi vụ vải được mùa lớn vì:
+ Nhà ai cũng được mùa dẫn đến lượng cung mặt hàng vải thiểu tăng cao và cao hơn lượng
cầu mặt hàng này của người tiêu dùng. Do vậy, giá cả thị trường của vải thiều sẽ thấp hơn giá
trị trong sản xuất của nó.
+ Hiện tượng trên phản ảnh quy luật cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá, được
biểu hiện qua cung – cầu tác động lẫn nhau:
• Cung > Cầu  Giá cả thị trường < Giá trị hàng hoá.
Câu 11 [THPT Bãi Cháy 2021] Đọc thông tin sau:
“Ngay khi có tin về ca nhiễm Covid-19 mới tại Đà Nẵng sau 99 ngày không ghi nhận ca
nhiễm nào trong cộng đồng, giá khẩu trang y tế lại được phen “đội giá”.
Cụ thể, trên địa bàn TP. Hà Nội, giá bán khẩu trang 4 lớp kháng khuẩn tăng từng ngày.
Chẳng hạn ngày 26/7 giá bán buôn đang 1,7 triệu đồng/thùng 50 hộp khẩu trang, nhưng
hiện đã tăng lên mức 2,8 – 3 triệu đồng/thùng, thậm chí là 6,5 triệu đồng/thùng, khách lấy số
lượng lớn cũng không được giảm giá.
Tại TP. Hồ Chí Minh, hiện giá khẩu trang đang được rao bán buôn là 104 nghìn
đồng/hộp, ngày 27/7, hiện giá này cũng đã tăng gấp rưỡi.
Trên các sàn giao dịch thương mại điện tử như Shopee, Lazada... giá bán lẻ khẩu trang y tế
4 lớp đã tăng từ 1.200 đồng/chiếc lên 4.500 đồng/chiếc. Giá bán nguyên hộp khẩu trang y tế
4 lớp hiện ở mức 100.000 – 225.000 đồng/hộp 50 chiếc, tăng gần gấp 4-5 lần so với thời
điểm trước đó.
Ngoài các trang thương mại điện tử, trên các fanpage, nhóm mua, bán khẩu trang y tế,
nhiều người bất ngờ khi các tiểu thương đồng loạt tăng giá bán, dao động từ 85.000 –
150.000 đồng/hộp tùy loại và tùy thương hiệu ...”
(Theo Baoquocte.vn ngày 29/07/2020)
Dựa vào thông tin và vận dụng các kiến thức đã được học, em hãy giải thích hiện
tượng trên.
Trả lời:
*Hiện tượng trên phản ảnh quan hệ cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá, thể hiện
qua biểu hiện cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả.
*Vì:
- Cung là…
- Cầu là…
- Biểu hiện cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả:
+ Cung > Cầu  Giá cả thị tru
-Trong trường hợp trên:
+ Cung < Cầu
+ Do Covid 19 kéo dài, nhu cầu khẩu trang của người tiêu dùng tăng cao, vượt quá nguồn
cung của thị trường dẫn đến tình trang khan hiếm (Cung < Cầu). Vì vậy, giá cả của mặt hàng
khẩu trang tăng cao và cao hơn giá trị trong sản xuất của nó.
Câu 12 [Đề tham khảo năm 2021]
Giả sử ta có bảng cung và cầu về hàng hoá A trong dịp Tết Nguyên đán năm 2020 như
sau:

Mức giá (trăm nghìn/bó) 100 300 500 700 900


Lượng cung (bó) 50 100 150 200 250
Lượng cầu (bó) 250 200 150 100 50
Em có nhận xét gì về sự biến đổi cung, cầu qua bảng số liệu trên? Hãy cho biết nguyên
nhân của sự biến đổi đó và rút ra nội dung của mối quan hệ cung, cầu.
Trả lời:
*Nhận xét về sự biến đổi cung, cầu qua bảng số
Câu 13 [THPT Đông Thành 2020]
Năm 2020, dịch bệnh Covid-19 hoành hành khắp thế giới đã làm cho nhu cầu mua sắm
của rất nhiều mặt hàng giảm mạnh. Nhận thấy xu hướng về cầu của trang phục công sở giảm
mạnh, trong khi đó cầu về khẩu trang, nhất là khẩu trang kháng khuẩn tăng nhanh nên công ty
A đã điều chỉnh sản xuất theo hướng giảm bớt các tổ máy sản xuất trang phục công sở để
chuyển sang dây chuyền sản xuất khẩu trang. Để có một chiếc chiếc khẩu trang đảm bảo chất
lượng thì phải được làm từ loại vải thoáng khí, thấm mồ hôi. Sau khi vải được phun thuốc
kháng khuẩn thì sẽ được cắt bằng máy cắt vải và may bằng máy khâu và chỉ đồng màu. Quy
trình này được thực hiện bởi những người thợ đã được đào tạo bài bản. Trong tháng đầu tiên,
công ty A đã sản xuất được 1 triệu chiếc khẩu trang. Sau khi thực hiện quyên góp ủng hộ 100
nghìn chiếc thì họ đã xuất khẩu 900 nghìn chiếc còn lại với tổng giá trị 400 nghìn USD.
a. Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất khẩu trang được thể hiện trong tư liệu trên
như thế nào?
b. Trong 1 triệu chiếc khẩu trang mà công ty A đã sản xuất có bao nhiêu chiếc là hàng
hóa? Vì sao?
c. Chức năng nào của thị trường được thể hiện rõ nét nhất trong tình huống trên?
d. Số tiền 400 nghìn USD trong tình huống trên đã thực hiện những chức năng nào của
tiền tệ? Vì sao?
e. Bằng nội dung quan hệ cung cầu, em hãy chỉ ra xu hướng về giá cả của trang phục công
sở và khẩu trang kháng khuẩn trong trường hợp trên như thế nào?
Trả lời:
a.
Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất khẩu trang được thể hiện trong trường hợp trên
gồm: sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.
*Sức lao động:
• Sức lao động là toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của những người thợ được vận dụng
vào quá trình sản xuất khẩu trang.
*Đối tượng lao động: Vải, chỉ, thuốc kháng khuẩn
- Đối tượng lao động là những yếu tố của tự nhiên…
- Phân loại:
- Trong trường hợp trên, vải, chỉ, thuốc kháng khuẩn là những yếu tố của tự nhiên mà lao
động của những người thợ tác động và nhằm biến đổi nó trở thành sản phẩm phù hợp với nhu
cầu của con người. Đây là loại đối tượng lao động đã trải qua tác động của lao động.
*Tư liệu lao động: Máy cắt, máy khâu.
- Tư liệu lao động là…
- Tư liệu lao động chia thành 3 loại:
+ Công cụ lao động
+ Hệ thống bình chứa
+ Kết cấu hạ tầng
- Trong trường hợp trên, máy cắt, máy khâu là hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn
sự tác động của người thợ lên vải, chỉ đồng màu, thuốc kháng khuẩn nhằm biến đổi nó thành
sản phẩm thoả mãn nhu cầu của con người. Máy cắt, máy khâu là những công cụ lao động
(công cụ sản xuất).
b.
* Trong 1 triệu chiếc khẩu trang công ty A đã sản xuất, có 900 nghìn chiếc là hàng hoá.
* Vì:
- Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người thông
qua trao đổi, mua bán.
- Một sản phẩm chỉ trở thành hàng hoá khi có đủ 3 điều kiện:
+ Do lao động tạo ra.
+ Có công dụng nhất định thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người.
+ Trước khi đi vào tiêu dùng phải thông qua trao đổi – mua bán.
 Thiếu một trong 3 điều kiện thì sản phẩm không thể trở thành hàng hoá.
-Trong tình huống trên, 900 nghìn chiếc khẩu trang là hàng hoá vì 900 nghìn chiếc khẩu trang
đáp ứng đủ 3 điều kiện:
+ Do lao động tạo ra: Những người thợ đã lao động đã tạo ra số khẩu trang trên.
+ Có công dụng nhất định: Khẩu trang giúp bảo vệ sức khoẻ của con người.
+ Thông qua trao đổi: Số khẩu trang trên đã được công ty A mang đi xuất khẩu.
- Còn 100 nghìn chiếc khẩu trang tuy là sản phẩm của lao động, có công dụng bảo vệ sức
khoẻ nhưng không được mang ra thị trường trao đổi, mua bán nên 100 nghìn chiếc khẩu trang
không phải là hàng hoá.
c.
* Trong trường hợp trên, chức năng của thị trường thể hiện rõ nét nhất là: Chức năng thông
tin
* Vì:
-Chức năng thông tin:
+ Thị trường cung cấp thông tin về những biến động của nhu cầu xã hội.
+ Những thông tin thị trường cung cấp: Quy mô cung – cấp, giá cả, chất lượng, cơ cấu,
chủng loại, điều kiện mua – bán.
+ Giúp cho người bán đưa ra các quyết định kịp thời để thu lợi nhuận và người mua sẽ điều
chỉnh việc mua cho phù hợp nhất.
-Trong trường hợp trên:
+Thị trường cung cấp cho công ty A quy mô cung – cầu khẩu trang và trang phục công sở.
+ Những thông tin đó là giúp công ty A đưa ra quyết định kịp thời điều chỉnh sản xuất theo
hướng giảm bớt tổ máy sản xuất trong phục công sở để chuyển sang dây chuyền sản xuất
khẩu trang nhằm thu lợi nhuận.
d.
*Số tiền 400 nghìn USD trong tình huống trên đã thực hiện 3 chức năng: Chức năng thanh
toán, chức năng thước đo giá trị và chức năng tiền tệ thế giới.
+ Chức năng thước đo giá trị:
• Tiền tệ thực hiện chức năng thước đo giá trị khi tiền được dùng để đo lường và biểu hiện
giá trị của hàng hoá. Giá trị của hàng hoá được biểu hiện bằng một lượng tiền nhất định được
gọi là giá cả hàng hoá.
• Trong trường hợp trên, thước đo giá trị được biểu hiện qua:
900 nghìn chiếc khẩu trang = 400 nghìn USDÚ
+ Chức năng thanh toán:
• Tiền tệ được dùng để

Câu 14 [Đề bảng A năm 2021]


Doanh nghiệp V đã phân phối 29.600 chiếc xe ô tô tới các đại lý trên toàn quốc, 420
chiếc xe bị lỗi để trong kho. Hiện tại, công nhân của doanh nghiệp đang lắp ráp 5.800 xe mẫu
mới để ra mắt thị trường vào dịp cuối năm. Theo báo cáo của bộ phận kinh doanh, có 16.320
chiếc được khách hàng thanh toán ngay sau khí giao xe, 7.250 chiếc được mua bằng hình
thức trả góp, 5.150 chiếc được khách đặt cọc để lấy vào tháng tới và có khoảng 320 khách
hàng có nhu cầu mua xe nhưng không đủ khả năng chi trả.
a. Giải thích và tính số lượng cung, cầu về ô tô trong tình huống trên. Tại sao người
mua lại quan tâm đến nhu cầu có khả năng thanh toán?
b. Em hãy phân tích hai thuộc tính của hàng hóa trong tình huống trên.
Trả lời:
a.
* Số lượng cung, cầu về ô tô trong tình huống trên:
- Cung là…
- Cầu là…
- Trong trường hợp trên:
• Cung là
• Cầu là
* Người mua quan tâm đến nhu cầu có khả năng thanh toán vì:
- Khi nhu cầu có khả năng thanh toán thì mới trở thành cầu. Từ đó, người mua sẽ căn cứ vào
đó để có kế hoạch kinh tế cho phù hợp.
b.
- Hàng hoá là gì
- Hai thuộc tính của hàng hoá:
+ Giá trị sử dụng của hàng hoá: là công dụng của sản phẩm có thể thoả mãn nhu cầu nào đó
của con người
+ Giá trị của hàng hoá là: là…
-Trong tình huống trên:
+ Giá trị sử dụng của chiếc ô tô là

You might also like