You are on page 1of 27

TIẾP CẬN BỆNH NHÂN

CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG


BS. Vũ Đình Nam
ĐẠI CƯƠNG
Cột sống gồm 33 - 35 đốt sống chồng lên nhau, được chia làm 4 đoạn, mỗi đoạn có
một chiều cong và đặc điểm riêng thích ứng với chức năng của đoạn đó, từ trên xuống
gồm: đoạn cổ có 7 đốt cong lồi ra trước, đoạn ngực có 12 đốt cong lồi ra sau, đoạn thắt
lưng có 5 đốt cong lồi ra trước, đoạn cùng có 5 đốt dính liền với nhau tạo thành xương
cùng cong lồi ra sau, đoạn cụt gồm 4 - 6 đốt sống cuối cùng dính với nhau tạo thành xương
cụt.
Bệnh nhân chấn thương cột sống thường đến viện với lý do đau, hạn chế vận động
vùng cột sống sau chấn thương.

GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ CỘT SỐNG

Hình 1. Giải phẫu cột sống

BỘ MÔN NGOẠI – PTTH TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG 1


Cột sống cổ

Hình 2. Cột sống cổ


Gồm 7 đốt, tính từ C1 đến C7. Đoạn này cong ưỡn ra trước, ống sống rộng tương
ứng với đoạn phình của tủy cổ. Các mỏm gai chạy từ mặt sau của đốt sống ra sau và xuống
dưới, chỗ mỏm gai gồ cao nhất tương ứng với đốt sống C7.
Cột sống ngực
Có 12 đốt ký hiệu từ D1 - D12. Các
đốt sống ngực hợp với xương sườn và
xương ức ở phía trước tạo nên lồng
ngực. Đốt sống ngực có thân dày hơn
các đốt sống cổ và mỏm gai ít di động
hơn.
Lỗ liên hợp hình tròn, khớp sống -
sườn của xương sườn 12 giúp xác định Hình 3. Cột sống ngực
đốt sống D12 trên lâm sàng.
Các đốt sống thắt lưng
Có 5 đốt sống thắt lưng được ký
hiệu từ L1 - L5.
Đặc điểm giúp phân biệt đốt sống
thắt lưng là chúng không có lỗ ngang như
đốt sống cổ và không có các hõm sườn
trên mỏm ngang và thân như đốt sống

BỘ MÔN NGOẠI – PTTH TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG 2


ngực. Hình 4. Hình ảnh cột sống thắt lưng

Xương cùng
Có 5 đốt từ S1 - S5 dính liền với nhau.

Xương cụt
Gồm 4 - 6 đốt sống cụt dính liền nhau tạo nên.
Đặc điểm riêng của vùng chuyển tiếp (cột sống ngực thắt lưng)
Cột sống ngực thắt lưng có những đặc điểm giải phẫu học đặc biệt nên vùng này dễ
bị tổn thương hơn so với vùng khác. Cột sống ngực – thắt lưng là vùng chuyển tiếp giữa
cột sống ngực có biên độ vận động tương đối nhỏ và vùng cột sống thắt lưng mềm mại
hơn, có biên độ vận động lớn hơn. Chính sự khác biệt đột ngột về biên độ vận động này
làm cho cột sống vùng này dễ bị chấn thương.
Cột sống ngực – thắt lưng cũng là vùng chuyển tiếp từ cột sống ngực có chiều cong
hướng ra trước thành cột sống lưng có chiều cong hướng ra sau. Chính những đường cong
sinh lý này giúp cho cột sống hấp thụ một cách dẻo dai những chấn động nén ép dọc theo
trục cơ thể. Vì cột sống ngực thắt lưng tương đối thẳng, không nhún được nên các lực nén
dọc được truyền thẳng vào thân đốt sống khiến cho thân đốt hay bị lún, hoặc gãy bung
nhiều mảnh khi có lực tác động.

Các thành phần khác


Các đốt sống liên kết với nhau một cách chắc chắn nhưng mềm mại nhờ 3 thành
phần: đĩa gian đốt sống, các mỏm khớp và các dây chằng.
Đĩa đệm
Đĩa đệm là phần nằm giữa các đốt sống, mỗi đĩa đệm gồm 3 thành phần: các nhân
nhày, vòng sợi và mâm sụn.
Trong bệnh lý thoát vị đĩa đệm thường do rách vòng sợi, tổn thương mâm sụn và sự
di chuyển của nhân nhày bên trong gây chèn ép vào các rễ thần kinh và tủy sống.
Dây chằng
Là hệ thống cố định làm vững và mềm dẻo cột sống. Gồm dây chằng dọc trước, dây
chằng dọc sau, dây chằng vàng, dây chằng trên gai và dây chằng liên gai. Các đốt sống
được liên kết với nhau một cách rất chắc chắn và liên tục nhờ hệ thống dây chằng này.
Ngoài ra các đốt sống liền kề còn được nối với nhau bởi các khớp sau, các khớp này

BỘ MÔN NGOẠI – PTTH TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG 3


là khớp thực sự có bao khớp, mặt sụn, hai mặt khớp trượt lên nhau mỗi khi cột sống cử
động.
Tủy sống
Là thành phần nằm trong ống sống, có dạng hình trụ, dẹt và đi theo đường cong sinh
lý của cột sống đi từ C1 đến khoảng liên đốt L1 - 2. Được chia làm 4 đoạn: cổ, ngực, thắt
lưng và nón tủy.
Tủy sống ngắn hơn cột sống nên từng đốt tủy không tương ứng với từng đốt sống,
mỗi đốt sống ứng với đoạn tủy thấp hơn.
Đoạn cổ: số đốt tủy = số mỏm gai + 1
Đoạn lưng:
 Lưng 1 – 5: số đốt tủy = số mỏm gai + 2
 Lưng 6 – 10: số đốt tủy = số mỏm gai + 3
 Lưng 11: số đốt tủy = thắt lưng 2 – 3 – 4
 Lưng 12 và thắt lưng 1 = số đốt tủy còn lại
Tủy sống được bao bọc bởi màng tủy, màng tủy liên tiếp từ màng não sát lỗ chẩm
cho tới túi cùng, gồm 3 lớp: màng cứng, màng nhện và màng nuôi. Giữa màng nhện và
màng nuôi là khoang dưới nhện, bên trong chứa dịch não tủy lưu thông. Màng tủy có chức
năng bảo vệ, chống dính và nuôi dưỡng cho tủy sống.
Do sự liên quan của các đoạn tủy và các đốt sống về mặt giải phẫu và với các hội
chứng, triệu chứng trên lâm sàng về vận động và cảm giác có thể xác định được vị trí đốt
sống và đoạn tủy bị tổn thương.

Một số điểm lưu ý về giải phẫu


Các đường cong sinh lý
Nhìn nghiêng cột sống có ba đường cong sinh lý:
 Đường cong ưỡn ra trước của cột sống cổ.
 Đường cong gù ra sau của cột sống lưng.
 Đường cong ưỡn ra trước của cột sống thắt lưng.
Các mốc xác định đốt sống
Có ba mốc giải phẫu xác định đốt sống tương ứng với ba đường cong sinh lý:
 C7: là mốc gồ cao nhất ở vùng gáy khi gập cổ.

BỘ MÔN NGOẠI – PTTH TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG 4


 Ở vùng lưng - thắt lưng, khớp sống - sườn 12 ngang mức D12.
 Khoảng liên đốt L4 - L5 nằm trên đường đi của đường nối liên mào chậu
trong tư thế bệnh nhân nằm sấp.

PHÂN LOẠI THƯƠNG TỔN GIẢI PHẪU


Phân loại thương tổn giải phẫu cột sống cổ cao
Trật cổ - chẩm
Trật cổ - chẩm là tổn thương hiếm gặp và có tỷ lệ tử vong cao, phần lớn bệnh nhân
tử vong trước khi đến viện.
Vỡ đốt đội C1
Tỷ lệ thay đổi từ 3 – 13% trong tổng số chấn thương cột sống cổ. Nguyên nhân chủ
yếu là tai nạn giao thông. Phần lớn vỡ C1 đơn độc, một số trường hợp phối hợp với vỡ C2.
Trật C1 – C2
Cơ chế gây tổn thương là do lực gập – xoay. Có thể trật một bên hoặc hai bên. Đôi
khi có gãy mỏm nha phối hợp.
Gãy mỏm nha
Chiếm 5 – 15% trong tổng số các trường hợp chấn thương cột sống cổ. Cơ chế
thường gặp là gấp hoặc ưỡn quá mức.
Gãy qua eo C2
Chiếm 12 – 18% các trường hợp chấn thương cột sống cổ. Là thương tổn thường
gặp của người bị treo cổ, thường do lực kéo dãn và ưỡn quá mức.

Phân loại thương tổn giải phẫu cột sống cổ thấp


Tổn thương gập
 Trật khớp: di lệch ra trước và trật khớp hai bên. Đây là thương tổn phần mềm khá
nặng, thường gây thương tổn tủy hoàn toàn hoặc không hoàn toàn, cột sống mất
vững.
 Lún hình chêm: thương tổn vững, ít gây liệt.
 Vỡ giọt lệ: vỡ xương góc dưới của thân đốt sống do đốt sống trên gập mạnh đè vào
mặt trên đốt sống dưới liền kề.
Tổn thương gập xoay

BỘ MÔN NGOẠI – PTTH TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG 5


Trật khớp một bên, nếu có tổn thương tủy thường tổn thương không hoàn toàn.
Tổn thương do lực ép dọc
Gãy vỡ vụn thân xương. Tổn thương tủy nặng.
Tổn thương ưỡn
 Trật ra sau.
 Vỡ mảnh sống.
 Vỡ + trật.
Tổn thương ưỡn – xoay: gây vỡ ụ khớp bên.
Tổn thương gập bên: gây gãy mỏm ngang, thường gãy vững, ít gây tổn thương tủy.

Phân loại thương tổn giải phẫu cột sống ngực – thắt lưng
Phân loại theo lâm sàng:
 Chấn thương cột sống ngực – thắt lưng có tổn thương thần kinh: liệt hoàn toàn hay
liệt không hoàn toàn.
 Chấn thương cột sống không có tổn thương thần kinh: không liệt vận động.

PHÂN ĐỘ MẤT VỮNG CỘT SỐNG


Dennis chia cột sống thành 3 trục
 Trục trước: 1/3 trước thân
đốt sống, đĩa đệm và dây chằng
dọc trước.
 Trục giữa: 1/3 sau thân đốt
sống, đĩa đệm, dây chằng dọc
sau, chân cuống và cung sau.
 Trục sau: gai sau, gai ngang
và dây chằng trên gai. Hình 5. Các trục của Dennis khi xác định tình
trạng mất vững
Các tổn thương được coi là mất vững khi có tổn thương các thành phần của trục
giữa hoặc có tổn thương từ hai trục trở lên.
Theo thuyết 3 trục của Dennis có 4 loại tổn thương chính của cột sống:
 Vỡ lún: tổn thương trục trước, thường là gãy vững, ít khi có tổn thương thần
kinh. Một số rất ít do lực chấn thương mạnh có thể gây mất vững do kèm rách

BỘ MÔN NGOẠI – PTTH TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG 6


dây chằng dọc sau.
 Vỡ vụn thân đốt sống: tổn thương cả trục trước và giữa, thường có các mảnh
của trục giữa chèn vào ống tủy. Đây là tổn thương mất vững.
 Tổn thương kiểu thắt dây đai: tổn thương gập - dãn, thường gặp ở đoạn bản lề
ngực - thắt lưng do sự xoắn vặn của dây đai vào cột sống ở những bệnh nhân tai
nạn giao thông, làm tổn thương cả 3 trục của cột sống.
 Tổn thương vỡ - trật.

Hình 6. Phân loại tổn thương theo Denis

TIẾP CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG
Đánh giá tình trạng toàn thân
 Bệnh nhân có thể có tình trạng suy hô hấp do liệt cơ hô hấp trong chấn thương cột
sống cổ, liệt các cơ liên sườn khi chấn thương cột sống lưng, tràn máu, tràn khí
khoang màng phổi kèm theo biểu hiện thở nhanh nông, cánh mũi phập phồng, các
cơ liên sườn không di động.
 Bệnh nhân có thể sốc gặp trong đa chấn thương.

 Cần đánh giá tình trạng toàn thân: mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở và các tổn
thương phối hợp…

Khai thác bệnh sử và tiền sử


Lý do kiến bệnh nhân đến khám thường là đau vùng cột sống sau chấn thương, cụ
thể.
Các câu hỏi khai thác bệnh sử
 Hoàn cảnh xuất hiện đau: sau chấn thương có thể va đập trực tiếp vùng cột sống

BỘ MÔN NGOẠI – PTTH TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG 7


xuống nền cứng, bị vật cứng đập vào hoặc ngã ngồi…
 Vị trí đau: vùng cổ, vùng lưng… cột sống thường bị cứng và hạn chế động tác
xoay.
 Một số bệnh nhân chấn thương cột sống cổ có thể có cảm giác nuốt vướng nếu trật
nhiều.
 Hỏi sự liên quan với tình trạng vận động cột sống và tứ chi: giảm, hạn chế vận
động…
 Đánh giá cơ lực, xem có yếu liệt, rối loạn vận động, cảm giác: tê bì, dị cảm ở một
hay hai chi trên, hai chi dưới…
 Hỏi trung, đại, tiểu tiện: đánh giá sự điều khiển của hệ thần kinh trung ương, bệnh
nhân có thể có tình trạng rối loạn cơ tròn, bí trung đại tiện hoặc mất sự tự chủ.
 Sơ cứu sau chấn thương.
Ngoài các thông tin bắt buộc đối với các bệnh nhân chấn thương nói chung như trên,
cơ chế chấn thương có vai trò quan trọng gợi ý thầy thuốc nghĩ tới các tổn thương giải
phẫu. Ví dụ, các tư thế làm cổ gập hoặc ưỡn quá mức dễ gây tổn thương cột sống cổ.

Về tiền sử, cần chú ý khai thác


 Bệnh nhân đã từng đau như vậy trước đó chưa, nếu có đã đi khám chưa, được chẩn
đoán là gì, đã điều trị dùng phương pháp gì?
 Tiền sử các bệnh lý vùng thắt lưng: lao, ung thư, chấn thương cũ…
 Tiền sử can thiệp ngoại khoa: mổ tiết niệu, mổ cột sống thắt lưng... Can thiệp gì?
Số lần can thiệp? Phương pháp can thiệp? Lần can thiệp gần nhất là bao giờ.
 Tiền sử các bệnh lý nội khoa mạn tính: tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh lý tim
mạch …
 Khai thác thói quen sinh hoạt của bệnh nhân: chế độ ăn uống, nghề nghiệp...
 Khai thác tiền sử gia đình.
Thăm khám lâm sàng thần kinh
Thông thường bệnh nhân chấn thương cột sống cổ cao đến viện ít khi có tổn thương
thần kinh, nếu có cũng chỉ là các rối loạn vận động không hoàn toàn, rối loạn cảm giác do
tổn thương tủy không hoàn toàn hay tổn thương rễ.

BỘ MÔN NGOẠI – PTTH TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG 8


Nếu tổn thương tủy nặng thường có tình trạng rối loạn hô hấp và liệt tứ chi.
Tình trạng hô hấp, huyết động, thân nhiệt thường bị rối loạn do tổn thương tủy hoàn
toàn.
Khám cột sống
Cần khám bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa trên ván cứng.
Cởi quần áo để quan sát được các gai sống.
Bệnh nhân nằm sấp: quan sát vị trí sưng nề, xây xước, bầm tím vùng lưng, thắt lưng,
cơ nổi hằn hai bên vị trí chấn thương. Ấn ở mỏm gai hoặc gõ dọc theo các mỏm gai
tìm điểm đau chói.
Bệnh nhân nằm ngửa: luồn tay để tìm các mỏm gai, tìm chỗ hẫng, điểm đau chói,
thấy các cơ cạnh cột sống co cứng.
Bụng bệnh nhân thường chướng do liệt ruột.
Khám vận động
Ở người bình thường, cột sống vận động theo các động tác: gấp, ngửa, nghiêng và
xoay bên. Trong đó động tác gấp và nghiêng là hai động tác chính.
 Động tác gấp: bệnh nhân đứng thẳng, cho cúi xuống dần, hai gối thẳng, người
khám đứng sau quan sát vận động cột sống, bình thường biên độ gấp từ 20 - 45o.
 Động tác ngửa: có thể khám ở tư thế đứng hoặc nằm sấp. Bệnh nhân đứng ngửa
cột sống ra phía sau, hai tay mềm thõng. Người khám đứng bên cạnh hoặc phía
sau đỡ tránh ngã. Biên độ bình thường từ 25 - 45o.
 Động tác nghiêng: bệnh nhân đứng thẳng, 2 tay để sau gáy, nghiêng dần sang
bên. Biên độ bình thường từ 20 - 40o.
 Động tác xoay: bệnh nhân đứng thẳng, xoay sang bên, góc xoay có thể từ 0 - 80o.
Bệnh nhân chấn thương cột sống có thể giảm cơ lực:
 L3: cơ tứ đầu đùi.
 L4: cơ tứ đầu và cơ chày trước.
 L5: cơ mông nhỡ, cơ duỗi các ngón (đi nhón gót chân), các cơ mác (đi bằng cạnh
bàn chân).
 S1: các cơ khoang sau cẳng chân, cơ gấp các ngón chân (đi trên đầu các ngón
chân).
Ở những bệnh nhân chấn thương cột sống, cần khám và đánh giá tình trạng vận

BỘ MÔN NGOẠI – PTTH TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG 9


động theo thang điểm từ 0 đến 5, nếu có liệt thì xác định liệt cứng hay liệt mềm, phản xạ
gân xương.
Điểm Đánh giá
0 điểm Không vận động
1 điểm Có thấy co cơ
2 điểm Co cơ không có trọng lực
3 điểm Vận động có trọng lực
4 điểm Vận động chống lại đối trọng
5 điểm Vận động bình thường
Bảng 1. Thang điểm vận động
Khám phản xạ gân xương: tăng phản xạ gân xương khi liệt cứng và giảm phản xạ
gân xương khi liệt mềm.
Một số phản xạ gân xương hay gặp:
 L3, L4: phản xạ xương bánh chè.
 S1: phản xạ gân gót.
Sau khi khám chi và thân mình còn vận động hay không cũng nên khám xác định
hoạt động của cơ thắt hậu môn hoặc sự co gấp ngón chân, nếu còn co cơ thắt thì tiên lượng
khả năng phục hồi chức năng vận động tốt hơn.
Đáp ứng vận động Mức tủy nguyên vẹn
Hoạt động dãn, nở ngực D1 – D12
Gấp háng L2
Duỗi gối L3 – L4
Gấp mu cổ chân L5 – S1
Gấp bàn chân S1 – S2
Bảng 2. Mối quan hệ giữa chức năng thần kinh và mức tủy còn nguyên vẹn
Khám cảm giác: phải xác định được ranh giới giữa vùng rối loạn cảm giác với vùng bình
thường để biết vị trí tổn thương. Sau khi khám cảm giác cần kết luận: mất cảm giác/ giảm
cảm giác/ dị cảm.
Khám cảm giác nên bao gồm cả khám cảm giác nông, cảm giác sâu và vị trí cảm
giác. Trong cấp cứu khám cảm giác để xác định nhanh đoạn tủy bị tổn thương. Các vùng
da quan trọng là: đường núm vú - D4, mũi ức – D7, rốn – D10, vùng bẹn - D12, L1, và

BỘ MÔN NGOẠI – PTTH TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG 10


vùng đáy chậu, quanh hậu môn – S2,S3,S4.
Nếu còn cảm giác vùng cùng cụt có thể chẩn đoán chấn thương liệt tủy không hoàn
toàn, tiên lượng khá.
Rối loạn cảm giác, tăng nhẹ cảm giác ở vùng thương tổn, giảm cảm giác ở bên dưới,
mất cảm giác ở thấp hơn. Chèn ép vùng đuôi ngựa gây rối loạn cảm giác vùng yên ngựa.
Khám đánh giá tình trạng cơ tròn: đại tiểu tiện không tự chủ hoặc bí đại tiểu tiện, phản
xạ cơ thắt hậu môn, dấu hiệu cương cứng dương vật liên tục.
Cơ thắt hậu môn có thể ở dạng nhão hoặc tăng trương lực. Cần phân biệt biểu hiện
co thắt chủ động với các dấu hiệu co thắt sớm bệnh lý. Rối loạn cơ tròn bàng quang thể
hiện ở dạng cầu bàng quang hoặc tiểu tiện không tự chủ cần đặt sonde tiểu. Cần khám cả
phản xạ co thắt hậu môn và phản xạ hành hang.
 Phản xạ hành hang: mất trong sốc tủy và phục hồi trong vòng 24 – 48 giờ.
Nếu sau giai đoạn sốc tủy, chức năng mất hoàn toàn mà phản xạ hành hang
còn thì tổn thương tủy hoàn toàn.
 Cương cứng dương vật (dấu hiệu Priapisme): là biểu hiện của tổn thương tủy
hoàn toàn.
Sau khi khám lâm sàng thần kinh, phải xếp loại bệnh nhân theo hệ thống phân loại
Frankel để tiên lượng và theo dõi trong quá trình điều trị:

Phân loại Đánh giá


Loại A Mất hoàn toàn vận động và cảm giác dưới thương tổn
Loại B Bệnh nhân chỉ còn cảm giác dưới thương tổn
Loại C Bệnh nhân giảm vận động và cảm giác dưới thương tổn
Loại D Chức năng vận động tốt nhưng chưa bình thường
Loại E Không có rối loạn vận động và cảm giác dưới thương tổn
Bảng 3. Phân độ Frankel

Phân loại tổn thương tủy sống


Tổn thương tủy sống hoàn toàn: dẫn đến
 Liệt mềm ngay lập tức, hoàn toàn (bao gồm cả giảm trương lực cơ thắt hậu môn).
 Mất tất cả cảm giác và phản xạ.

BỘ MÔN NGOẠI – PTTH TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG 11


 Rối loạn thần kinh tự chủ dưới mức tổn thương.
Tình trạng liệt mềm dần dần thay đổi qua nhiều giờ hoặc nhiều ngày thành liệt cứng
với tăng phản xạ gân xương do mất chất ức chế phía dưới. Sau đó, nếu tủy sống vùng thắt
lưng còn nguyên vẹn, co cứng cơ gấp sẽ xuất hiện và phản xạ tự động trở lại.
Tổn thương tủy sống không hoàn toàn:
Trong tổn thương tủy sống không hoàn toàn, xảy ra sự thiếu hụt về vận động và cảm
giác, phản xạ gân xương có thể tăng. Mất vận động và cảm giác có thể vĩnh viễn hoặc tạm
thời, tùy thuộc vào nguyên nhân, chức năng có thể mất một thời gian ngắn do chấn động
hoặc lâu hơn do đụng dập hoặc rách tủy. Đôi khi sự phù nhanh của tủy sống dẫn đến rối
loạn chức năng thần kinh toàn bộ, giống như tổn thương tủy sống hoàn toàn, tình trạng này
được gọi là sốc tủy. Các triệu chứng kéo dài một đến vài ngày, nhưng tình trạng liệt thường
vẫn còn.

Các hội chứng tuỷ


Tuỳ vào vị trí tuỷ bị tổn thương mà biểu hiện lâm sàng khác nhau:
 Hội chứng tuỷ trung tâm: liệt đồng đều hai bên.
 Hội chứng tuỷ trước: tổn thương sừng trước tuỷ sống, bệnh nhân bị liệt vận
động nhưng vẫn còn cảm giác.
 Hội chứng tuỷ sau: có vận động nhưng mất cảm giác.
 Hội chứng đuôi ngựa: rối loạn cơ tròn và cảm giác.
Sốc tủy
Gặp sau chấn thương tủy, tủy tạm thời ngưng hoạt động một thời gian. Biểu hiện:
 Liệt vận động hoàn toàn.
 Mất cảm giác hoàn toàn.
 Mất mọi phản xạ.
 Rối loạn cơ tròn.
Liệt hoàn toàn và liệt không hoàn toàn
Phải sau 1 - 3 tuần mới phân biệt được.
 Liệt hoàn toàn: phản xạ co gấp chi dưới rõ. Cương cứng dương vật thường
xuyên. Mất hoàn toàn các dấu hiệu thần kinh và không hồi phục.
 Liệt không hoàn toàn: phản xạ co gấp chi dưới nhẹ và chậm, không mất hoàn

BỘ MÔN NGOẠI – PTTH TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG 12


toàn các dấu hiệu thần kinh và hồi phục dần.
Một số triệu chứng xác định vùng tủy chấn thương
 Tứ chi liệt: tổn thương từ đốt sống cổ trở xuống.
 Tổn thương từ D2 – D10: giai đoạn Shock tủy liệt mềm 2 chân, mất toàn bộ các
loại cảm giác (cảm giác đau, xúc giác) từ chỗ tổn thương trở xuống.
 Tổn thương từ D11 – L1: giai đoạn Shock tủy liệt mềm 2 chân, chướng bụng do
liệt ruột, mất cảm giác đau từ ngang nếp lằn bẹn.
 Tổn thương từ L2 trở xuống: liệt 2 chân, 2 chân teo nhanh, mất cảm giác ngang
bẹn, vùng tầng sinh môn.

TRIỆU CHỨNG CẬN LÂM SÀNG


Chụp X-quang quy ước
Nguyên tắc:
 Nếu chụp tốt, đúng nguyên tắc thì 80 – 90% thấy được thương tổn bằng chụp X-
quang quy ước.
 Chụp phim thẳng, nghiêng và chếch ¾ để tìm thương tổn xương.

 Phim chụp phải lấy được các đốt sống cổ từ C1 – D1, ngực từ D1 – L2, thắt lưng từ
D11 – S2.
Các yếu tố cần nhận định:
Đường cong sinh lý và sự liên
tục của cột sống.
Trạng thái nguyên vẹn của
các đốt sống.
Khoảng cách giữa các đốt
sống và các khớp.
Chiều dày phần mềm trước
cột sống.
Hình 7. X quang cột sống thắt lưng thẳng nghiêng

BỘ MÔN NGOẠI – PTTH TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG 13


Hình 8. Chấn thương L2 trên phim X quang Hình 9. Gãy C3 hình giọt lệ
Phân độ trượt cột sống:
 Độ I: khi đốt sống trượt di lệch trong vòng 1/4 chiều rộng của thân đốt sống dưới.
 Độ II: khi đốt sống trượt di lệch từ 1/4 đến 1/2 chiều rộng của thân đốt sống dưới.
 Độ III: khi đốt sống trượt di lệch từ 1/2 đến 3/4 chiều rộng của thân đốt sống dưới.
 Độ IV: khi đốt sống trượt di lệch lớn hơn 3/4 chiều rộng của thân đốt sống dưới.
 Độ V: trượt hoàn toàn, đốt trên rời khỏi hoàn toàn bề mặt thân đốt dưới.

Hình 10. Phân độ trượt đốt sống


Chụp cắt lớp vi tính cột sống

BỘ MÔN NGOẠI – PTTH TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG 14


Chụp cắt lớp vi tính cột sống cho
phép đánh giá chính xác tổn thương nghi
ngờ trên phim X quang, hoặc các tổn
thương xương không thấy được trên
phim X quang, qua đó để xác định tình
trạng mất vững, hình ảnh chèn ép ống
tủy do các mảnh xương và đĩa đệm.
Ngoài ra, chụp cắt lớp vi tính cột
sống còn cho phép đánh giá các tổn
thương phối hợp. Hình 11. Vỡ L1 mất vững trên phim CLVT

Hình 12. Hình ảnh vỡ thân đốt sống L3 trên phim cắt lớp vi tính
Chụp cộng hưởng từ cột sống
Chụp cộng hưởng từ giúp đánh giá chính xác tổn thương tuỷ và phần mềm. Được
chỉ định khi trên lâm sàng có tổn thương thần kinh, đây là phương pháp rất tốt để phát hiện
tổn thương tủy, dây chằng và đĩa đệm. Chụp cộng hưởng từ giúp phân biệt giữa dập phù
tủy với chảy máu trong tủy:
 Dập tủy có phù: tăng tín hiệu trên T2.
 Chảy máu tủy: ở giai đoạn cấp tính thấy hình ảnh giảm tín hiệu trên T2, giai
đoạn bán cấp thấy tăng tín hiệu trên T1.
 Tổn thương muộn do di chứng chấn thương tủy: teo tủy, ứ nước trong tủy.

BỘ MÔN NGOẠI – PTTH TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG 15


Hình 13. Vỡ L1, L3 mất vững Hình 14. Chấn thương tủy cổ trên phim chụp cộng
trên phim chụp MRI và CLVT hưởng từ cột sống cổ

BẢNG ĐIỂM TLICS


Đánh giá dựa trên 3 nhóm yếu tố:
 Hình thái tổn thương cột sống (dựa trên phim chụp cắt lớp vi tính).
 Phức hợp dây chằng phía sau ( dựa trên phim chụp cộng hưởng từ).
 Trạng thái tổn thương thần kinh (dựa vào thăm khám lâm sàng).
Đặc điểm tổn thương Điểm
1. Hình thái tổn thương cột sống
Gãy nén 1
Gãy vụn 2
Trượt/xoay 3
Gãy rời 4
2. Phức hợp dây chằng phía sau
Nguyên vẹn 0
Nghi ngờ (đụng dập) 2
Đứt 3
3. Tổn thương thần kinh
Không tổn thương 0

BỘ MÔN NGOẠI – PTTH TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG 16


Tổn thương chèn ép rễ 2
Liệt tủy hoàn toàn 2
Liệt tủy không hoàn toàn 3
Hội chứng đuôi ngựa 3
Bảng 4. Bảng điểm TLics
Hướng dẫn điều trị dựa theo bảng điểm TLics:
 Nếu tổng điểm TLics > 4 điểm: phẫu thuật.
 Nếu tổng điểm TLics = 4 điểm: cân nhắc giữa điều trị bảo tồn và phẫu thuật.
 Nếu tổng điểm TLics < 4 điểm: điều trị bảo tồn.

ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG


Mục tiêu điều trị
 Nắn cố định thương tổn xương.
 Phòng biến chứng tổn thương tủy.
 Phục hồi chức năng.
 Tránh tổn thương tủy thứ phát.
Sơ cứu bệnh nhân chấn thương cột sống
Bất động cột sống: bất động cột sống cổ là bắt buộc với tất cả bệnh nhân nghi ngờ có
chấn thương cột sống cổ, nhất là những bệnh nhân hôn mê do chấn thương sọ não, chỉ được
phép bỏ bất động sau khi đã chắc chắn loại trừ tổn thương bằng X-quang qui ước. Tốt nhất
là bất động bằng nẹp cổ, tư thế cổ ngửa, hơi ưỡn. Những nơi không có điều kiện có thể bất
động cổ bằng hai túi cát hai bên cổ để chống xoay trong khi vận chuyển.
Bất động cột sống ngực – thắt lưng: cho bệnh nhân nằm ngửa trên nền cứng.
Kiểm soát đường hô hấp trên, dưới, dẫn lưu nếu có tràn máu, tràn khí khoang màng
phổi.
Hồi sức: kiểm soát huyết động, đảm bảo tưới máu tủy, duy trì huyết áp 110 – 140
mmHg.
Giảm đau.
Phát hiện các tổn thương phối hợp.
Đặt sonde dạ dày, sonde tiểu.

BỘ MÔN NGOẠI – PTTH TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG 17


Cần chuyển ngay bệnh nhân đến các cơ sở y tế chuyên khoa.

Điều trị tổn thương thứ phát và tái tạo thần kinh
 Thuốc: Methylprednisolone (Solumedrol).
 Thời gian sử dụng: 8 giờ đầu sau chấn thương.
 Cách dùng: truyền tĩnh mạch 30mg/kg/15 phút đầu. Nhắc lại liều này sau 45 phút,
trong 23 giờ tiếp theo, truyền tĩnh mạch với liều 5mg/kg/giờ.
 Solumedrol không có tác dụng với vết thương tủy, chấn thương kín vùng đuôi ngựa.
Điều trị nội khoa bệnh nhân chấn thương cột sống
Chỉ định: điều trị nội khoa được áp dụng trong những trường hợp gãy vững và không có
chèn ép thần kinh.
Nguyên tắc điều trị:
 Áo nẹp cột sống 4 – 6 tuần: khi có tổn thương xương hoặc dây chằng nhưng không
gây mất vững.
 Giảm đau, giãn cơ.
 Chống phù nề.
Nẹp cổ, áo nẹp cột sống thắt lưng: áp dụng cho các trường hợp tổn thương vững hoặc
mất vững trong khi chờ mổ hoặc sau mổ.
Kéo liên tục: thường áp dụng để kéo nắn trước mổ đối với các tổn thương cũ, khó nắn
trong mổ hoặc thương tổn không mổ được. Nhược điểm của phương pháp này là bệnh nhân
phải nằm bất động lâu, dễ gây các biến chứng do nằm lâu như loét tỳ đè, viêm phổi, nhiễm
trùng tiết niệu.
Halovest: chỉ định giống phương pháp kéo liên tục, phương pháp này có ưu điểm là bệnh
nhân được ngồi dậy sớm hơn, thuận tiện cho chăm sóc.
Phẫu thuật điều trị chấn thương cột sống
Mục đích:
 Nhằm hạn chế các hậu quả của tổn thương tiên phát.
 Phòng ngừa các tổn thương thứ phát của tủy.
 Làm vững cột sống tạo điều kiện cho chăm sóc và phục hồi chức năng.
Chỉ định mổ:

BỘ MÔN NGOẠI – PTTH TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG 18


 Mất vững cột sống (dựa vào thuyết 3 trục của Denis).
 Chèn ép tủy sống: chèn ép từ phía trước hoặc phía sau gây ra các biểu hiện chèn ép
thần kinh.
Theo dõi và chăm sóc sau mổ
Trong 24 giờ đầu
 Chăm sóc thường quy như sau phẫu thuật thông thường (gây mê nội khí quản, tủy
sống, huyết động, dẫn lưu): toàn trạng, tri giác, mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở…
 Theo dõi chảy máu: thường xảy ra trong 24 giờ đầu sau mổ.
 Tại chỗ vết mổ: băng vết mổ, chân chỉ, dẫn lưu.
Sau 24 giờ
 Theo dõi huyết động.
 Ngồi dậy sớm (5 - 7 ngày sau mổ), vỗ rung thường xuyên.
 Đặt sonde tiểu: thay sonde tránh nhiễm khuẩn tiết niệu, hướng dẫn bệnh nhân kẹp
ống sonde ngắt quãng để tập phản xạ, tránh hội chứng bàng quang bé.
 Tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau mổ.

BỘ MÔN NGOẠI – PTTH TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG 19


SƠ CỨU BỆNH NHÂN
CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG
ĐẠI CƯƠNG
Chấn thương cột sống là một chấn thương thường gặp và là tình trạng cấp cứu đe dọa
tính mạng, có thể để lại biến chứng, di chứng suốt đời. Ở Hoa Kỳ, tỷ lệ chấn thương cột
sống xấp xỉ 50000 trường hợp một năm. Ở Việt Nam chưa có con số thống kê chính thức,
tuy nhiên với tỷ lệ tai bệnh giao thông rất cao ở nước ta chắc chắn tỷ lệ chấn thương cột
sống không phải là nhỏ.
Chấn thương cột sống cổ chiếm khoảng 55% chấn thương cột sống nói chung. Đây
là những chấn thương nghiêm trọng, thường ảnh hướng tới tính mạng của người bệnh, do
đó cần cấp cứu và xử trí kịp thời.
Theo các thống kê, đa số các bệnh nhân bị chấn thương cột sống đều đang ở trong độ
tuổi lao động, chính vì vậy cấp cứu chấn thương cột sống nhanh chóng, đúng cách có thể
giúp phòng ngừa tổn thương tủy nặng hơn, tránh các tổn thương thứ phát, hạn chế tỷ lệ tàn
tật, di chứng.

CỐ ĐỊNH CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG CỔ


Nguyên tắc:
Bất cứ trường hợp chấn thương nào cũng nên coi như có chấn thương cột sống cổ.
Không nên vì các tổn thương “bắt mắt” khác như chảy máu, biến dạng chi mà quên
chấn thương cột sống, đặc biệt là cột sống cổ.
Bất động cột sống cổ bằng nẹp cổ hoặc các phương tiện cố định tương đương.
Vận chuyển ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế.
Các bệnh nhân có thay đổi ý thức, say rượu, đa chấn thương cần duy trì các phương
tiện cố định cột sống cổ cho đến khi có bằng chứng chắc chắn loại trừ chấn thương.

DỤNG CỤ
Nẹp cổ

BỘ MÔN NGOẠI – PTTH TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG 20


Luôn nhớ bất động cột sống cổ cho các trường hợp chấn thương, đặc biệt những
chấn thương do lực tác động lớn, bệnh nhân thay đổi ý thức, trẻ em, người già, có triệu
chứng nghi ngờ tổn thương cột sống.
Trước khi đeo nẹp cổ: luôn bất động cột sống cổ bằng cách dùng hai tay giữ vững
đầu và cổ bệnh nhân.
Phải chọn cỡ nẹp cổ phù hợp. Nẹp cổ cỡ lớn quá không bảo đảm bất động cột sống,
nẹp cổ cỡ nhỏ quá có thể làm tổn thương thêm cột sống.
Nẹp cổ mềm không có tác dụng cố định cột sống.

Hình 1. Các loại nẹp cổ


Cáng cứng
KHÔNG dùng cáng mềm để vận chuyển bệnh nhân chấn thương.
Sử dụng kỹ thuật Log - roll để đặt bệnh nhân lên cáng cứng.
Khi đặt bệnh nhân trên cáng cứng cần phải có các phương tiện (dây, đai, băng
chun…) cố định bệnh nhân chắc chắn. Lưu ý khi cố định phải cố định thân mình của bệnh
nhân trước sau đó mới đến cố định đầu.
Khi đến bệnh viện, chuyển bệnh nhân ra khỏi cáng cứng càng sớm càng tốt. Bệnh
nhân nằm cáng cứng lâu hơn 2 giờ có nguy cơ cao bị loét do tỳ đè.

Hình 2: Các loại cáng cứng


Phương tiện cố định đầu
Chỉ dùng nẹp cổ không đủ hiệu quả bất động cột sống cổ.
Cần kết hợp nẹp cổ, cố định đầu và cáng cứng.

BỘ MÔN NGOẠI – PTTH TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG 21


Khi không có sẵn phương tiện cố định đầu, có thể sử dụng hai cuộn khăn (hoặc ga,
hộp xốp chuyên dụng, bao cát nhỏ….) để hai bên đầu bệnh nhân sau đó cố định bằng băng
cuộn hoặc băng dính.
CÁCH TIẾN HÀNH
Chuẩn bị bệnh nhân
 Chào hỏi, giới thiệu tên.
 Động viên, chấn an tinh thần cho bệnh nhân.
 Giải thích cho bệnh nhân hoặc người nhà về thủ thuật mình sẽ làm.
Chuẩn bị dụng cụ
 Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết để tiến hành cố định bệnh nhân chấn
thương cột sống cổ như nẹp cổ, cáng cứng, băng chun, phương tiện cố định
đầu…
 Chuẩn bị người hỗ trợ (4 người), hướng dẫn người hỗ trợ cách đưa bệnh nhân
lên cáng.
Đặt nẹp cổ
 Người chỉ huy đứng ở phía đầu của bệnh nhân, giữ đầu và vai của bệnh nhân,
đảm bảo cột sống thẳng hàng với đầu.
 Người hỗ trợ thứ 1 sẽ đeo nẹp cổ mà không được nhấc đầu bệnh nhân lên và vẫn
duy trì việc giữ thẳng cột sống.

Hình 3: Đặt nẹp cổ


Sau khi đặt nẹp cổ, cần phải kiểm nẹp được đặt tốt chưa. Bạn cần kiểm tra xem nẹp
có tiếp xúc chắc chắn với các phần cơ thể sau:

BỘ MÔN NGOẠI – PTTH TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG 22


 Phần trước nẹp phải tiếp xúc với cán xương ức và với phần dưới xương hàm
dưới, và phần bên của nẹp phải tiếp xúc với xương đòn và phần dưới ngành
ngang xương hàm dưới.
 Phần sau nẹp phải tiếp xúc vớ vùng lưng giữa 2 xương bả vai, trong khi vùng
chẩm và 2 dây đai phải tương ứng với phần trước của nẹp.
Đưa bệnh nhân lên cáng
Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa 1 người chính (người chỉ huy) và 4 người hỗ trợ.
Người chỉ huy đứng phía đầu bệnh nhân, cùng với 1 người hỗ trợ giúp cho bệnh
nhân nằm nghiêng sang 1 bên. Để xoay bệnh nhân, người hỗ trợ đặt tay vào bên đối diện
của bệnh nhân tại vị trí vai, hông và đầu gối.
Những người hỗ trợ còn lại (đứng cùng bên), luồn hai tay dưới ngực, hông và khoeo
2 bên sau đó phối hợp với người chỉ huy (nâng phần đầu và cổ bệnh nhân) nâng bệnh nhân
lên theo hiệu lệnh sao cho đầu, thân và chân nằm trên cùng 1 mặt phẳng, cách mặt đất
khoảng 20 cm.
Người thứ 5 sẽ luồn cáng vào đúng vị trí. Người chỉ huy ra hiệu lệnh đặt bệnh nhân
vào chính giữa cáng. Bệnh nhân ở tư thế nằm thẳng trên cáng, hai tay để dọc theo thân
mình.
Cố định thân bệnh nhân vào cáng
Tiến hành cố định bệnh nhân vào cáng cứng ở 4 vị trí: vai, hông, đùi và cẳng chân.
Quấn băng chun nhiều vòng qua người và cáng để cố định bệnh nhân vững chắc.
 Lưu ý: tránh băng quá chặt sẽ làm bệnh nhân khó thở, cản trở tuần hoàn chi hoặc
băng quá lỏng sẽ làm bệnh nhân thay đổi tư thế trong quá trình vận chuyển.
Cố định đầu bệnh nhân
 Đầu của bệnh nhân nên được cố định với các phương tiện cố định như là cuộn
khăn (Rolled towel) hoặc hộp xốp chuyên dụng (commercial immobilization
foam).
 Buộc dây đai trên trán để cố định đầu.

BỘ MÔN NGOẠI – PTTH TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG 23


Hình 4: Cố định đầu – cổ
Kiểm tra sau cố định
 Cần kiểm tra xem đã cố định vững chắc chưa? có thể điều chỉnh lại nếu cần
thiết.
 Kiểm tra vận động chi trên, chi dưới.
 Kiểm tra tuần hoàn chi: bắt mạch quay, mạch mu chân… để đánh giá sự lưu
thông tuần hoàn và phát hiện các biến chứng.

Hình 5: Kiểm tra các vị trí cố định


Vận chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế.
 Thông báo cho bệnh nhân đã tiến hành xong thủ thuật.
 Vận chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế bằng xe cấp cứu có nhân viên y tế đi kèm.

BỘ MÔN NGOẠI – PTTH TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG 24


CỐ ĐỊNH CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG THẮT LƯNG

Nguyên tắc:
Sau khi thăm khám loại trừ các tổn thương nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân
tiến hành cố định cột sống thắt lưng.
Bất động bệnh nhân trên nền cứng.
Cố định vững chắc trên cáng cứng.
Vận chuyển ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế.

DỤNG CỤ
Cáng cứng, băng ca, ván cứng,… để vận chuyển bệnh nhân.
Áo nẹp cột sống.
Băng chun (4 cuộn): dùng để cố định người bệnh vào cáng tránh di chuyển trong
quá trình vận chuyển. Khi không có băng chun có thể dùng vải để buộc.

Hình 1: Các loại cáng cứng

Hình 2. Một số loại áo, đai cố định cột sống


CÁCH TIẾN HÀNH
Chuẩn bị bệnh nhân

BỘ MÔN NGOẠI – PTTH TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG 25


 Chào hỏi, giới thiệu tên.
 Động viên, chấn an tinh thần cho bệnh nhân.
 Giải thích cho bệnh nhân hoặc người nhà về thủ thuật mình sẽ làm.
Chuẩn bị dụng cụ
Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết để tiến hành cố định bệnh nhân chấn thương
cột sống như cáng cứng, băng chun, áo nẹp cột sống… Chuẩn bị người hỗ trợ (4 người),
hướng dẫn người hỗ trợ cách đưa bệnh nhân lên cáng.
Mặc áo nẹp cột sống và đưa bệnh nhân lên cáng
Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa 1 người chính (người chỉ huy) và 4 người hỗ trợ.
Người chỉ huy đứng phía đầu bệnh nhân, cùng với 1 người hỗ trợ giúp cho bệnh
nhân nằm nghiêng sang 1 bên.
Những người hỗ trợ còn lại (đứng cùng bên), luồn hai tay dưới ngực, hông và khoeo
2 bên sau đó phối hợp với người chỉ huy (nâng phần đầu và cổ bệnh nhân) nâng bệnh nhân
lên theo hiệu lệnh sao cho đầu, thân và chân nằm trên cùng 1 mặt phẳng, cách mặt đất
khoảng 20 cm.
Người thứ 5 sẽ luồn cáng (đã đặt áo nẹp cột sống trên cáng) vào đúng vị trí. Người
chỉ huy ra hiệu lệnh đặt bệnh nhân vào chính giữa cáng. Bệnh nhân ở tư thế nằm thẳng trên
cáng, hai tay để dọc theo thân mình.
Cố định
Cố định áo nẹp cột sống bằng các khuy cài.
Tiến hành cố định bệnh nhân vào cáng cứng ở 4 vị trí: vai, hông, đùi và cẳng chân.
Quấn băng chun nhiều vòng qua người và cáng để cố định bệnh nhân vững chắc.
 Lưu ý: tránh băng quá chặt sẽ làm bệnh nhân khó thở, cản trở tuần hoàn chi
hoặc băng quá lỏng sẽ làm bệnh nhân thay đổi tư thế trong quá trình vận chuyển.
Kiểm tra sau cố định
 Cần kiểm tra xem đã cố định vững chắc chưa?
 Kiểm tra vận động chi trên, chi dưới.
 Kiểm tra tuần hoàn chi: bắt mạch quay, mạch mu chân… để đánh giá sự lưu
thông tuần hoàn và phát hiện các biến chứng.
Vận chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế.

BỘ MÔN NGOẠI – PTTH TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG 26


Thông báo cho bệnh nhân đã tiến hành xong thủ thuật. Tiến hành vận chuyển bệnh
nhân đến cơ sở y tế bằng xe cấp cứu có nhân viên y tế đi kèm.

BỘ MÔN NGOẠI – PTTH TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG 27

You might also like