You are on page 1of 2

1. Nghĩa của từ là gì? Phân tích các thành phần nghĩa của từ.

Nghĩa của từ là toàn bộ nội dung (sự vật, hoạt động, tính chất, quan hệ, ...) mà từ
biểu thị khi được sử dụng trong giao tiếp.
Nghĩa của từ là một hiện tượng phức tạp, bao gồm một số thành tố:
Nghĩa sở chỉ (nghĩa biểu vật): là mối liên hệ giữa từ và đối tượng, sự vật, hiện
tượng mà từ biểu thị. Mối quan hệ của từ với cái sở chỉ được gọi là nhĩa sở chỉ.
Nghĩa sở biểu (ngĩa biểu niệm): là quan hệ của từ với ý, tức là với khái niệm hoặc
biểu tượng mà từ biểu hiện. Mối quan hệ giữa từ với cái sở biểu gọi là nghĩa sở
biểu. Thuật ngữ “ý nghĩa” dùng để chỉ nghĩa sở biểu.
* Cái sở biểu với cái sở chỉ của một từ có quan hệ chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên
giữa chúng vẫn có sự khác nhau lớn:
+ Mỗi cái sở biểu có thể ứng với nhiều cái sở chỉ khác nhau
+ Ngược lại, mỗi cái sở chỉ có thể thuộc vào những cái sở biểu khác nhau
Nghĩa ngữ dụng: là quan hệ của từ với người sử dụng, thể hiện thái độ, cảm xúc
của người sử dụng với từ ngữ đó tới cái sở chỉ và cái sở biểu của từ ngữ.
Nghĩa kết cấu: là quan hệ giữa từ với những từ khác trên trục ngữ đoạn. Quan hệ
giữa từ này với từ khác thể hiện trên hai trục: trục đối vị và trục ngữ đoạn. Quan hệ
của từ với các từ khác trên trục đối vị được gọi là nghĩa khu biệt hay giá trị. Quan
hệ của từ này với từ khác trên trục ngữ đoạn được gọi là nghĩa cú pháp hay ngữ trị.
Nghĩa ngữ pháp: Là loại ý nghĩa chung cho hàng loạt đơn vị ngôn ngữ và được thể
hiện bằng những phương tiện ngữ pháp nhất định.
+ Ý nghĩa ngữ pháp phải được thể hiện ra bằng những hình thức nhất định.
+ Mỗi loại ý nghĩa tìm cho mình một loại phương tiện biểu hiện riêng: Đối với việc
biểu đạt ý nghĩa từ vựng, phương tiện ấy là phương tiện từ vựng.
+ Phương tiện thích hợp để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là phương tiện ngữ pháp.
+ Sự tồn tại của một ý nghĩa ngữ pháp nào đó trong một ngôn ngữ nhất định nếu
không tìm thấy phương tiện ngữ pháp diễn đạt nó.
2. Phân tích các phương thức biến đổi nghĩa của từ ngữ (ẩn dụ, hoán dụ, lấy ví dụ
dẫn chứng minh họa trong tiếng việt và tiếng anh).
* Phương thức ẩn dụ: là sự chuyển đổi tên gọi dựa vào sự giống nhau giữa các sự
vật hiện tượng được so sánh với nhau.
+ Sự giống nhau về hình thức, màu sắc, chức năng, một thuộc tính, tính chất và
một đặc điểm, một vẻ ngoài nào đó.
+ Những ẩn dụ từ cụ thể đến trù tượng.
+ Chuyển tên các con vật thành tên người.
+ Chuyển tính chất của sinh vật sang sự vật hay hiện tượng khác.
Trong phương thức ẩn dụ có thể chia ra làm 4 hình thức khác nhau:
- Ẩn dụ hình thức: là kiểu ẩn dụ mà người nói/người viết dựa trên điểm tương đồng
của hai sự vật hiện tượng để tạo thành ẩn dụ. Tuy nhiên trong câu văn, câu thơ đã
bị ẩn đi một phần ý nghĩa.
+ Ví dụ: “Về thăm nhà Bác Làng Sen
Có hàng răm bụt thắp lên lửa hồng”
Trong hai câu thơ trên từ “thắp” ẩn dụ ám chỉ hoa dâm bụt đang nở hoa. Do thắp
và nở đều có điểm chung là chỉ một giai đoạn phát triển của hoa.
- Ẩn dụ cách thức: thể hiện một vấn đề bằng nhiều cách, việc ẩn dụ này giúp con
người diễn đạt đưa hàm ý vào câu nói.
+ Ví dụ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Trong câu trên “kẻ trồng cây” được thay thế cho những con người lao động, ám chỉ
những người đã tạo ra thành quả lao động.
- Ẩn dụ phẩm chất: có thể thay thế phẩm chất của sự vật hoặc hiện tượng này bằng
phẩm chất của sự vật, hiện tượng khác cả hai phải có nét tương đồng.
+ Ví dụ: “Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm”
Hình ảnh “người Cha” ẩn dụ cho hình ảnh của Bác Hồ. Do người Cha và Bác Hồ
đều có những điểm chung về phẩm chất.
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: phép tu từ miêu tả tính chất, đặc điểm của sự vật
được nhận biết bằng giác quan này nhưng lại được miêu tả bằng từ ngữ sử dụng
cho giác quan khác.
+ Ví dụ: “Trời nắng giòn tan”
Trong câu trên thì từ “giòn” được ám chỉ cho cảm giác nắng to thay vì thể hiện tính
chất của một vật.
* Phương thức hoán dụ: Là hiện tượng chuyển tên gọi từ sự vật hoặc hiện tượng
này sang sự vật hiện tượng khác dựa trên mối quan hệ logic giữa các sự vật hiện
tượng ấy. Ví dụ:
 Lấy bộ phận thay thế cho toàn thể
 Lấy toàn thể thay thế cho bộ phận
 Lấy không gian, địa điểm thay cho người sống ở đó
 Lấy cái chứa đựng thay cho cái được chứa đựng
 Lấy quần áo, trang phục thay cho con người
 Lấy địa điểm thay cho sự kiện xảy ra ở đó
 Lấy tên tác giả thay cho tên tác phẩm
 Lấy âm thanh thay cho đối tượng
Có 4 kiểu hoán dụ thường gặp:

You might also like