You are on page 1of 3

TIẾT 29, 30, 31 - CHỦ ĐỀ: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI

Tiết 29:
I. Khái niệm loài sinh học:
1. Khái niệm:
Loài sinh học là một hoặc 1 nhóm QT:
- Có những tính trạng chung về hình thái, sinh lí
- Có khu phân bố xác định.
- Các cá thể có khả năng sinh sản để sinh ra các thế hệ mới và được cách li sinh sản với những nhóm QT
thuộc loài khác.
2. Loài thân thuộc
a. Khái niệm loài thân thuộc:
- Là những loài có hình thái rất giống nhau (loài đồng hình), nhưng cách li sinh sản với nhau.
b. Tiêu chuẩn phân biệt:
- Cách li sinh sản.
- Hình thái, sinh hóa, phân tử.
II. Các cơ chế cách li sinh sản giữa các loài
1. Khái niệm cách li sinh sản:
- Là những trở ngại sinh học ngăn cản các SV giao phối tạo ra con lai hữu thụ.
2. Các cơ chế cách li:
Cơ chế Khái niệm Ví dụ
Cách li Là những trở ngại ngăn Các loại Đặc điểm Ví dụ
trước cản các SV giao phối với Cách li Sống cùng khu vực địa lí, khác Chó nhà và chó sói
hợp tử nhau (ngăn cản thụ tinh nơi ở sinh cảnh → không giao phối Vịt nhà và vịt trời
tạo ra hợp tử) Tập tính Các QT khác nhau có tập tính Chuột chù, chuột
giao phối riêng. chuỗi, chuột đồng.
Thời gian Các QT khác nhau có mùa sinh Sáo đen SS tháng 2
sản khác nhau. Sáo nâu SS tháng 6
Cơ học Do cấu tạo cơ quan sinh sản Vịt và ngỗng. Hươu
khác nhau. cao cổ và hươu sao.
Cách li Là cơ chế ngăn cản việc -Thụ tinh được nhưng hợp tử không phát triển.
sau tạo ra con lai hoặc ngăn Vd: ♂ cóc x ♀nhái; cừu x dê → hợp tử bị chết ngay.
hợp tử cản tạo ra con lai hữu - Hợp tử tạo thành, phát triển → con lai chết non hoặc không sinh sản
thụ. Vd: Lừa x Ngựa → La bất thụ

3. Ý nghĩa:
- Mỗi loài duy trì sự toàn vẹn về những đặc điểm riêng.
- Nếu 2 QT cùng loài trong tự nhiên vì lí do nào đó dẫn đến cách li sinh sản thì loài mới sẽ xuất hiện
TIẾT 30
III. Khái niệm sự hình thành loài:
- Là sự cải biến thành phần KG của QT ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra hệ gen mới, cách li sinh sản
với QT gốc.
IV. Hình thành loài khác khu vực địa lí
1. Khái niệm về sự cách li địa lí:
- Là những trở ngại về địa lí (sông, núi, biển…) ngăn cản các cá thể của các QT cùng loài gặp gỡ và giao
phối với nhau.
2. Cơ chế hình thành
- Do:
+ Loài mở rộng khu phân bố QT bị cản ĐL
+ Khu pbố bị chia cắt bởi vật CLĐL
- Trong các điều kiện đó, CLTN và các nhân tố tiến hóa kháctạo nên sự khác biệt về vốn gen giữa các
QT→ CLSS → loài mới.
3. Vai trò của cách li địa lí:
- Làm cho các cá thể của các QT bị cách li không giao phối được với nhau, duy trì sự khác biệt về vốn gen
của QT do các nhân tố tiến hóa tạo ra.
4. Đặc điểm của quá trình hình thành loài bằng con đường cách li địa lí:
- Thường xảy ra với những loài động vật có khả năng phát tán mạnh.
- Xảy ra một cách chậm chạp qua nhiều dạng trung gian chuyển tiếp.
- Gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi.
=> Kết luận:
- Quá trình hình thành các QT với các đặc điểm thích nghi không nhất thiết hình thành loài mới.
+ Điều kiện địa lí là nhân tố chọn lọc những đặc điểm thích nghi.
+ Cách li địa lí là nhân tố tạo điều kiện cho sự phân hóa trong loài.
TIẾT 31
V. Hình thành loài cùng khu vực địa lí
1. Hình thành loài bằng cách li tập tính và cách li sinh thái.
a. Hình thành loài bằng cách li tập tính
- VD: SGK
- Kết luận:
+ Các cá thể của 1 QT do ĐB có được KG nhất định làm thay đổi 1 số đặc điểm liên quan đến tập tính
giao phối → có xu hướng giao phối với nhau tạo nên QT cách li với QT gốc.
+ Do tác động của giao phối không ngẫu nhiên và các nhân tố tiến hóa → cách li sinh sản → hình thành
loài mới.
b. Hình thành loài bằng cách li sinh thái
- VD: SGK
- Kết luận:
+ Trong cùng 1 khu phân bố, các QT của loài
được CLTN tích lũy các ĐB và biến dị tổ hợp theo hướng thích nghi với các điều kiện sinh thái tương ứng
→ tạo nên sự khác biệt về vốn gen của QT → CLSS → loài mới.
+ Thường gặp ở TV và ĐV ít di chuyển.
2. Hình thành loài nhờ cơ chế lai xa và đa bội hóa
a. Khái niệm:
- Lai xa là phép lai giữa 2 cá thể thuộc 2 loài khác nhau, tạo ra con lai bất thụ.
- Đối với cây sinh sản vô tính lại có thể hình thành loài mới bằng lai xa.
b. Cơ chế:
- Cơ thể lai xa chứa bộ NST đơn bội của 2 loài bố mẹ → không tạo ra các cặp tương đồng → quá trình tiếp
hợp và giảm phân diễn ra không bình thường → không sinh sản.
- Cơ thể lai xa đa bội hóa cơ thể lai mang bộ NST lưỡng bội của 2 loài bố mẹ → tạo được các cặp
NST tương đồng → quá trình tiếp hợp và giảm phân diễn ra bình thường → con lai có khả năng sinh sản
hữu tính.
- Cơ thể lai xa tạo ra CLSS với 2 loài bố mẹ → nhân lên → 1 hay nhóm QT→ loài mới.
- Thường gặp ở TV bậc cao, ít gặp ở ĐV vì:
+ TV: ít ảnh hưởng đến sức sống, đôi khi còn tăng khả năng sinh trưởng và phát triển
+ ĐV: ĐB đa bội làm mất cân bằng hệ gen, rối loạn cơ chế xác định giới tính → gây chết.
VI. Tiến hóa lớn
1. Khái niệm: Là quá trình biến đổi trên quy mô lớn, hình thành các đơn vị phân loại trên loài.
2. Đặc điểm của tiến hóa lớn:
- Các loài SV đều tiến hoá từ tổ tiên chung theo kiểu tiến hoá phân nhánh tạo nên sinh giới vô
cùng đa dạng do sự tích lũy dần các đặc điểm thích nghi trong quá trình hình thành loài.
- Một số nhóm SV đã tiến hoá tăng dần mức độ tổ chức cơ thể từ đơn giản đến phức tạp. Một số
khác lại tiến hoá theo kiểu đơn giản hoá mức độ tổ chức cơ thể.

You might also like