You are on page 1of 2

Câu 3: (2,5đ)

Cho biết các trạng thái oxi hóa của các nguyên tố chuyển tiếp thay đổi trong khoảng từ
+1 đến +8 như sau: (Với = là trạng thái oxi hóa đặc trưng, - là trạng thái oxi hóa không
đặc trưng)
Các nguyên tố chuyển tiếp từ Mn tới Ru:
Số oxi hóa Mn Fe Co Ni Cu Zn Ru
+1
+2 = = = = = = =
+3 - = = - - =
+4 = - - =
+5 -
+6 - -
+7 =
+8 -

a/ Nêu cấu hình electron của Fe (Z=26) ứng với mỗi trạng thái oxi hóa từ +2,+3,+4, +6.
Từ đó rút ra kết luận tại sao Fe có các số oxi hóa đặc trưng là +2 và +3? (0,5đ)
b/ Tại sao Fe, Co, Ni ở nhóm VIIIB nhưng không tạo ra các hợp chất ứng với số oxi hóa
+8? Trong khi Ru cũng ở nhóm VIIIB nhưng lại tạo ra các hợp chất ứng với số oxi hóa
+8. (1đ)
c/ Các kim loại và ion sau đây:
3+ ¿¿
2+¿ ,Fe ¿
Fe , Fe
+¿¿

Cu ,Cu2+ ¿,Cu ¿

3+ ¿¿

Cr ,Cr 2+¿ ,Cr ¿

Bằng phường pháp nào để xác định được trong nguyên tử hoặc ion của một chất có
electron độc thân? Phương pháp đó dựa trên nguyên tắc nào? (1đ)
Đáp án chi tiết:
Câu 3a/
Fe: 1s22s22p63s23p63d64s2
Fe2+: 1s22s22p63s23p63d6
Fe3+: 1s22s22p63s23p63d5
Fe4+: 1s22s22p63s23p63d4
Fe6+: 1s22s22p63s23p63d2
Fe cócác số oxi hóa đặc trưng là +2, +3. Vì:
- Các electron ở phân lớp xa hạt nhân thì năng lượng càng lớn nên 2e ở phân lớp 4s (lớp
ngoài cùng) sẽ có năng lượng lớn hớn các electron ở các lớp trong cùng  2e ở phân lớp
4s kém bền. Khi tạo thành ion thì 2e ở phân lớp 4s của Fe rất dễ mất đi để Fe có trạng thái
oxi hóa +2.
- Trạng thái oxi hóa +3 đặc trưng vì các nguyên tử hoặc các chất đều có xu hướng tới
trạng thái bền vững hơn. Khi Fe mất đi 3e thì Fe sẽ đạt trạng thái bán bão hòa ở phân lớp
3d làm cho Fe có lợi hơn về mặt năng lượng  Fe ở trạng thái bền vững hơn.
Câu 3b/
Fe (Z=26): 1s22s22p63s23p63d64s2
Co (Z=27): 1s22s22p63s23p63d74s2
Ni (Z=28): 1s22s22p63s23p63d84s2
Ru (Z=44): 1s22s22p663s23p63d104s24p64d75s1
Các nguyên tố chuyển tiếp có thể có số oxi hóa lớn nhất bằng số thứ tự của nhóm (không
vượt qua số thứ tự của nhóm). Hóa trị hay trạng thái số oxi hóa của một nguyên tử sẽ
được xác định bởi số electron độc thân mà nguyên tử đó có ở trạng thái đang xét. Sự kích
thích electron chỉ xảy ra ở cùng một lớp. Với Fe, Co, Ni có lớp ngoài cùng là 4 gồm các
phân lớp 4s, 4p, 4d, 4f nhưng trên lớp thứ 4 chỉ có 2 electron nên khi kích thích chỉ tạo
được tối đa 2e độc thân (trạng thái số oxi hóa +2, trong trường hợp bão hòa hoặc bán bão
hòa thì có trạng thái số oxi hóa +3). Còn Ru thì có hơn 8e ở lớp thứ 4 nên Ru có trạng
thái kích thích 8 electron độc thân  Ru có số oxi hóa +8.
Câu 3c/
Để xác định được trong nguyên tử hoặc ion của một chất có electron độc thân, ta dùng
phương pháp phân bố các electron trong vỏ nguyên tử. Phương pháp này dựa trên:
Nguyên lí vững bền; Quy tắc Klechkowski; Nguyên lí Pauli; Quy tắc Hund.

You might also like