You are on page 1of 2

ÔN TẬP CUỐI KỲ HÓA LÝ POLYMER

Chương 1. Những khái niệm cơ bản polymer


1) Những tính chất đặc trưng của polymer khác với vật liệu thấp phân tử.
2) Phân tích đặc điểm tính chất bất đẳng hướng của vật liệu polymer.
3) Vẽ 3 cấu trúc không gian polymer isotatic, sindiotatic và atactic, cấu trúc nào
polymer kết tinh.

Chương 2. Các tính chất lý học đặc trưng của polymer


4) Vẽ đồ thị đo ứng suất - mô đun nén và Ứng suất - mô đun kéo: Cách tính hai thông
số (có giải thích cụ thể các thông số).
5) Vị trí điểm giới hạn đàn hồi, khoảng biến dạng đàn hồi, khoảng biến dạng mềm
cao và khoảng biến dạng dẻo trong các đường cong biến dạng trên đồ thị được cho
trước (không cần học thuộc đồ thị).
6) Ý nghĩa đường cong, diện tích vòng trễ, biến dạng dư và phân tích sự xuất hiện
hiện tượng trễ trên đồ thị được cho trước (không cần học thuộc đồ thị)?
7) Giải thích đồ thị đường cong biến dạng của đồ thị polymer mạch thẳng và mạch
không gian.
8) Biến dạng mềm cao giống và khác nhau như thế nào so với biến dạng đàn hồi và
biến dạng dẻo. Đặc điểm của biến dạng dẻo.
9) Sự ảnh hưởng của vận tốc tác dụng lực lên hiện tượng trễ (không cần học thuộc đồ
thị).
10)Nhận xét tính chất cơ học cho các bảng của các màng polymer định hướng (không
học thuộc thông số trong bảng).
11)Năng lượng tác dụng tương hỗ giữa các phân tử và độ uốn dẻo của mạch polymer
ảnh hưởng đến khả năng kết tinh polymer. Phân tích tốc độ kết tinh phụ thuộc vào
nhiệt độ (Không cần thuộc đồ thị).
12)Quá trình kết tinh của polymer nhờ ngoại lực kéo.

Chương 3. Tính chất cơ học của polymer


13) Sự phụ thuộc của độ bền vào thời gian đối với các vật thể rắn.
14)Ảnh hưởng của phụ gia lên tính chất cơ học của polymer.
15) Các dạng phá hoại polymer.
16)Xây dựng đồ thị giữa các đại lượng: Tính chất cơ lý – hàm lượng chất độn gia
cường – lợi nhuận các trường hợp: 1/ Chất độn gia cường (cả 2 trường hợp giá
chất độn giá cao hơn polymer hoặc thấp hơn giá polymer). 2/ Chất độn trơ. Phân
tích nhà sản xuất cần chọn điểm nào.

Chương 4. Dung dịch các hợp chất cao phân tử


17)Giải thích hiện tượng trương giới hạn. Trương giới hạn của polymer mạch thẳng
và hiện tượng trương polymer mạch không gian trong dung môi.
18) Ý nghĩa của nhiệt lượng vi phân của quá trình hòa tan (ω) 4 trường hợp trong đồ
thị cho trước, 4 trường hợp này có ý nghĩa gì (không cần học thuộc đồ thị)?
19)/ Vẽ đồ thị đường cong trương giới hạn và không giới hạn. Công thức tính độ
trương.
20)Ảnh hưởng của chất hóa dẻo lên các nhiệt độ hoá thuỷ tinh (T g) và nhiệt độ
chảy (Tf). Nhận xét đồ thị của Tg và Tf khi polymer cho trước đồ thị (không
cần học đồ thị).
21) Mục đích của việc sự dụng chất hóa dẻo.
22)Tiêu chí chọn chất hóa dẻo.

Chương 6. Những khái niệm cơ bản về cơ chế kết dính


23) Nhiệt độ và thời gian đóng rắn hệ thống keo như thế nào nếu là keo hai thành
phần.
24)Ảnh hưởng áp suất và chiều dày màng keo sẽ ảnh hưởng đến chất lượng keo dán.

LƯU Ý: Đề thi có 2 câu tự luận (5,0 điểm) và 30 câu trắc nghiệm (5,0 điểm). Phần tự
luận học theo các phần bên trên. Còn phần trắc nghiệm phải đọc hết bài giảng nắm tốt
kiến thức mới làm bài tốt được, phần trắc nghiệm không giới hạn.

You might also like