You are on page 1of 2

Đề 5: Trình bày nguyên nhân, bản chất và các hình thức xuất khẩu tư bản?

Hệ quả
của xuất khẩu tư bản đối với các nước nhập khẩu tư bản là gì? Liên hệ với thực tiễn
Việt Nam từ khi mở cửa đến nay?
1. Xuất khẩu tư bản
V.I.Lenin đã chỉ ra sự khác biệt giữa xuất khẩu hàng hoá và xuất khẩu tư bản. Cơ
bản, xuất khẩu hàng hoá là việc đưa hàng hoá ra khỏi lãnh thổ để thực hiện giá trị
và giá trị thặng dư, xuất khẩu hàng hoá là giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh
tranh. Còn xuất khẩu tư bản là đưa tư bản sang lãnh thổ quốc gia khác để sản xuất
giá trị thặng dư tại quốc gia đó, mang đặc điểm chủ nghĩa tư bản độc quyền.
1.1. Nguyên nhân xuất khẩu tư bản
Sự xuất hiện của khối lượng tư bản lớn phát sinh từ những nước tư bản đã phát
triển đã nảy sinh tình trạng “thừa tư bản” tương đối do cần tìm nơi đầu tư có lợi
nhuận cao hơn đầu tư trong nước.
Đối với các nước phát triển, kỹ thuật công nghê tiến bộ vượt bậc đã dẫn đến tình
trạng tăng cấu tạo hữu cơ và giảm tỉ suất lợi nhuận. Bên cạnh đó, các nước kém
phát triển hơn, nguyên liệu và nhân công giá rẻ và dồi dào nhưng lại thiếu về vốn
và kỹ thuật công nghệ. Vậy nên, việc xuất khẩu tư bản là nhu cầu tất yếu của các tổ
chức độc quyền.
1.2. Bản chất xuất khẩu tư bản
V.I.Lenin khẳng định xuất khẩu tư bản và xuất khẩu hàng hoá khác nhau về nguyên
tắc và xuất khẩu tư bản là quá trình ăn bám bình phương vì tư bản bị coi là công cụ
bóc lột sức lao động của công nhân bản địa, được xuất khẩu theo hình thức cho vay
hoặc bên đầu tư bóc lột luôn sức lao động của công nhân thuộc địa.
Xuất khẩu tư bản là hình thức bóc lột nhiều tầng của chủ nghĩa tư bản.

You might also like