You are on page 1of 1

Khái niệm xuất khẩu tư bản xuất hiện vào giữa thế kỷ 19, đi kèm với việc

đầu tư quy mô lớn và cướp bóc thuộc địa của các nước phát triển. Lần
đầu tiên Marx đưa ra khái niệm xuất khẩu tư bản, ông chỉ ra rằng xuất
khẩu tư bản là việc các nước tư bản đầu tư hoặc cho các nước khác vay
nhằm thu được lợi nhuận cao bằng cách sử dụng tư bản thừa. Học thuyết
Tư bản của Marx cho thấy bản chất của xuất khẩu tư bản ở các nước phát
triển và tác động của nó đối với nền kinh tế thế giới. Marx cho rằng xuất
khẩu tư bản là kết quả của việc tư bản theo đuổi giá trị thặng dư và sản
phẩm xã hội hóa tư bản chủ nghĩa.

– Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, xuất khẩu tư bản trở thành tất yếu

+ Một số ít nước phát triển đã tích lũy được một khối lượng tư bản lớn và
có một số “tư bản thừa” tương đối cần tìm nơi đầu tư có nhiều lợi nhuận
hơn so với đầu tư ở trong nước.
+ Nhiều nước lạc hậu về kinh tế bị lôi cuốn vào sự giao lưu kinh tế thế
giới nhưng lại rất thiếu tư bản, giá ruộng đất tương đối hạ, tiền lương
thấp, nguyên liệu rẻ, nên tỷ suất lợi nhuận cao, rất hấp dẫn đầu tư tư bản.
– Xuất khẩu tư bản được thực hiện dưới hai hình thức chủ yếu: đầu tư
trực tiếp và đầu tư gián tiếp.
+ Đầu tư trực tiếp là hình thức xuất khẩu tư bản để xây dựng những xí
nghiệp mới hoặc mua lại những xí nghiệp đang hoạt động ở nước nhận
đầu tư, biến nó thành một chi nhánh của công ty mẹ ở chính quốc. Các xí
nghiệp mới hình thành thường tồn tại dưới dạng hỗn hợp song phương
hoặc đa phương, nhưng cũng có những xí nghiệp toàn bộ vốn của công ty
nước ngoài.
+ Đầu tư gián tiếp là hình thức xuất khẩu tư bản dưới dạng cho vay thu
lãi. Đó là hình thức xuất khẩu tư bản cho vay.

You might also like