You are on page 1of 107

LỜI CẢM ƠN

Công ty Cổ phần MISA - Viện Đổi mới Doanh nghiệp MIBI xin gửi lời cảm ơn chân thành,
sâu sắc tới:

- Ban biên soạn, bao gồm:


o PGS.TS Nguyễn Thị Hoài Lê - Nguyên Giảng viên Học viện Tài chính
o PGS.TS Lý Phương Duyên - Giảng viên Học viện Tài chính
o Bà Vũ Thị Kim Thúy - Giám đốc Công ty TNHH Peacetime Việt Nam
- Các Anh Chị Cộng tác viên viết bài nội dung Tài chính - Kế toán - Thuế MIBI;
- Thành viên nhóm nội dung bài viết Tài chính - Kế toán - Thuế MIBI.

Công ty Cổ phần MISA - Viện Đổi mới doanh nghiệp MIBI trân trọng và tri ân những
đóng góp quý giá của các anh chị và các bạn trong quá trình viết bài, phản biện và biên
tập bài viết.

Với mong muốn nỗ lực tạo ra những nội dung chất lượng cao về tài chính, kế toán,
thuế chia sẻ tới cộng đồng; liên tục cập nhật các quy định pháp luật liên quan; đặc biệt
là mong muốn hỗ trợ, đồng hành cùng bạn đọc qua các kỳ quyết toán thuế Thu nhập
doanh nghiệp; Cuốn Cẩm nang Hướng dẫn quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp
được biên soạn với tin tưởng rằng bạn đọc có thể dễ dàng tiếp cận, tra cứu mọi vướng
mắc về quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp, và áp dụng hiệu quả vào công tác kê
khai, xử lý thuế tại doanh nghiệp mình.

Để cuốn Ebook được hoàn thiện hơn, chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp và chia sẻ của bạn đọc. MISA xin cảm ơn bạn đọc đã chung tay cùng MISA
xây dựng kho tàng kiến thức miễn phí phục vụ cộng đồng.

1
LỜI MỞ ĐẦU
Quyết toán thuế luôn là công việc phức tạp, đòi hỏi độ chính xác cao và sự chuẩn bị kỹ
càng đối với người làm công tác tài chính – kế toán và chủ doanh nghiệp, không chỉ bởi
khối lượng công việc lớn mà còn áp lực về thời gian và trách nhiệm pháp lý. Nếu quyết
toán thuế chậm hay có sai sót rất dễ đẩy kế toán và chủ doanh nghiệp đến vòng lao lí
còn doanh nghiệp sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật.

Để hỗ trợ các bạn kế toán thực hiện tốt nhất nhiệm vụ lập hồ sơ quyết toán thuế Thu
nhập doanh nghiệp, MISA AMIS biên soạn cuốn Cẩm nang Hướng dẫn quyết toán thuế
Thu nhập doanh nghiệp. Trong đó, các bước lập hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh
nghiệp được trình bày cụ thể, đi từ hướng dẫn tổng quan quy trình thực hiện đến chi
tiết cách lên từng chỉ tiêu trên tờ khai 03/TNDN.

Đặc biệt, ở mỗi phần hướng dẫn về tờ khai, phụ lục tờ khai cuốn cẩm nang sẽ cung cấp
các phụ lục kèm theo theo quy định tại Thông tư 80/2021/TT-BTC. Bên cạnh đó, ban
biên soạn tổng hợp đầy đủ những vướng mắc, sai sót thường gặp và đưa ra lưu ý xử
lý cụ thể để bạn đọc nắm được tường tận các quy định pháp luật cần tuân thủ, từ đó
giúp hạn chế tối đa các sai sót trong quá trình quyết toán.

Để vừa phản ánh trung thực, hợp lý bức tranh tài chính của doanh nghiệp, vừa đảm
bảo quyết toán thuế TNDN được đầy đủ và chính xác và tiết kiệm thời gian, kế toán
cũng cần nắm rõ bản chất, cách thức xử lý các chênh lệch giữa kế toán và thuế - vốn.
Đây cũng là nội dung trọng tâm mà cuốn cẩm nang được MIBI đầu tư nghiên cứu, biên
soạn kỹ lưỡng với nhiều tình huống đa dạng khác nhau.

Với mong muốn mang đến cho các chủ doanh nghiệp, các nhà quản trị và các bạn kế
toán những kiến thức, thông tin chất lượng nhất ứng dụng trực tiếp vào công việc,
MISA AMIS hy vọng cuốn “Cẩm nang hướng dẫn quyết toán thuế Thu nhập doanh
nghiệp 2022” sẽ góp phần giúp các bạn tự tin, hiệu quả hơn trong quá trình hoàn thành
các nghĩa vụ về hồ sơ, thủ tục thuế của mình tại doanh nghiệp.

Kính chúc Quý doanh nghiệp, Quý nhà quản trị và các bạn kế toán thành công!

Thân mến!

Công ty Cổ phần MISA – Viện Đổi mới Doanh nghiệp MIBI

2
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. 1
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 2
MỤC LỤC........................................................................................................ 3
PHẦN 1 - TỔNG QUAN QUY TRÌNH QUYẾT TOÁN THUẾ .................................. 7
1. Kiểm tra, rà soát số liệu, thông tin trước khi lập Báo cáo tài chính........................ 8
2. Lập Báo cáo tài chính ............................................................................................... 8
3. Kiểm tra lại số liệu Báo cáo tài chính, đánh giá rủi ro thuế, chốt số liệu báo cáo .. 8
4. Tổng hợp số liệu, chuẩn bị hồ sơ quyết toán, lập và nộp tờ khai ......................... 10
PHẦN 2 - MẪU BIỂU, HỒ SƠ KÊ KHAI QUYẾT TOÁN THUẾ TNDN NĂM 2022 THEO
THÔNG TƯ 80 .............................................................................................. 13
1. Phụ lục 03-1A/TNDN - Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ........................... 13
2. Tờ khai quyết toán thuế TNDN 03/TNDN ............................................................. 23
3. Một số phụ lục khác kèm theo Tờ khai 03/TNDN ................................................. 37
3.1. Phụ lục 03-2/TNDN – Chuyển lỗ ......................................................................... 38
3.2. Phụ lục 03-3A/TNDN, 03-3B/TNDN, 03-3C/TNDN, 03-3D/TNDN - Phụ lục thuế
TNDN được ưu đãi ................................................................................................. 40
3.3. Phụ lục 03-4/TNDN – Thuế TNDN đã nộp ở nước ngoài .................................... 41
3.4. Phụ lục 03-5/TNDN - Thu nhập đối với hoạt động chuyển nhượng BĐS ........... 42
3.5. Phụ lục 03-6/TNDN - Báo cáo trích lập quỹ khoa học và công nghệ .................. 43
3.6. Phụ lục 03-8/TNDN - Bảng phân bổ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp đối
với cơ sở sản xuất .................................................................................................. 44
3.7. Phụ lục về giao dịch liên kết ............................................................................... 45
PHẦN 3 - CÁC KHOẢN ĐIỀU CHỈNH DOANH THU, CHI PHÍ THƯỜNG GẶP KHI LÊN
TỜ KHAI QUYẾT TOÁN THUẾ TNDN .............................................................. 52
1. Các điều chỉnh tăng, giảm doanh thu và điều chỉnh giá vốn tương ứng (chỉ tiêu
[B2], [B9] và [B10], [B3]) ............................................................................................ 52
2. Một số khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế (chỉ tiêu
[B4]) ........................................................................................................................... 54
3. Chi phí trích trước (chỉ tiêu [B7], [B12]) ................................................................ 55
4. Chi phí lương, thưởng (chỉ tiêu [B4], [B7], [B12]) ................................................. 57
5. Điều chỉnh chi phí lãi vay của doanh nghiệp có giao dịch liên kết (chỉ tiêu [B7],
[B11]) ......................................................................................................................... 58

3
6. Các điều chỉnh khác (chỉ tiêu [B4], [B7], [B12]) ..................................................... 60
PHẦN 4 - MỘT SỐ LƯU Ý ĐỐI VỚI CÁC CHỈ TIÊU QUAN TRỌNG KHI LẬP TỜ KHAI
QUYẾT TOÁN THUẾ TNDN 2022.................................................................... 63
1. Một số lưu ý các chỉ tiêu quan trọng đối với hoạt động chuyển nhượng BĐS ..... 63
1.1. Chỉ tiêu [D2] - Lỗ từ hoạt động chuyển nhượng BĐS được chuyển trong kỳ .... 63
1.2. Chỉ tiêu [G3] - Thuế TNDN nộp thừa kỳ trước chuyển sang kỳ này của hoạt động
chuyển nhượng BĐS và chỉ tiêu [G4] - Thuế TNDN đã tạm nộp trong năm của hoạt
động chuyển nhượng BĐS ..................................................................................... 64
2. Một số lưu ý các chỉ tiêu quan trọng đối với hoạt động SXKD thông thường ...... 65
2.1. Chỉ tiêu [B5] - Thuế thu nhập đã nộp cho phần thu nhập nhận được ở nước ngoài
và chỉ tiêu [C16] - Thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài được trừ trong kỳ tính thuế
............................................................................................................................... 65
2.2. Chỉ tiêu [C3a] - Lỗ từ hoạt động SXKD được chuyển trong kỳ ........................... 68
2.3. Chỉ tiêu [C3b] - Lỗ từ chuyển nhượng BĐS được bù trừ với lãi của hoạt động SXKD
............................................................................................................................... 70
2.4. Các chỉ tiêu tách thu nhập tính thuế và thuế TNDN theo từng loại thuế suất (từ
chỉ tiêu [C7] đến [C15]) .......................................................................................... 71
2.5. Các chỉ tiêu liên quan đến trích lập quỹ khoa học và công nghệ ([C5], [D5],
[E6]) ........................................................................................................................ 74
PHẦN 5 - XỬ LÝ CHÊNH LỆCH GIỮA KẾ TOÁN VÀ THUẾ................................. 81
1. Nguyên nhân phát sinh các khoản chênh lệch giữa kế toán và thuế ................... 82
2. Chênh lệch tạm thời .............................................................................................. 82
2.1. Khái niệm chênh lệch tạm thời ........................................................................... 82
2.2. Cách điều chỉnh chênh lệch tạm thời được khấu trừ......................................... 85
2.3. Cách điều chỉnh chênh lệch tạm thời chịu thuế ................................................. 99
3. Các khoản chênh lệch không được phân loại là chênh lệch tạm thời ................ 102
3.1. Khái niệm .......................................................................................................... 102
3.2. Cách điều chỉnh xử lý các khoản không được phân loại là chênh lệch tạm
thời ....................................................................................................................... 104
LỜI KẾT .......................................................................................................106

4
Căn cứ pháp lý:
• Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 01: Chuẩn mực chung, sau đây gọi chung là VAS 01
• Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 02: Hàng tồn kho, sau đây gọi chung là VAS 02
• Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 14: Doanh thu và thu nhập khác, sau đây gọi chung là VAS
14
• Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 17: Thuế thu nhập doanh nghiệp, sau đây gọi chung là VAS
17
• Nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, có hiệu
lực kể từ ngày 15/02/2014, sau đây gọi chung là Nghị định 218
• Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên
kết, có hiệu lực kể từ ngày 20/12/2020, sau đây gọi chung là Nghị định 132
• Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ, có hiệu lực kể từ ngày
01/07/2022, sau đây gọi chung là Nghị định 123
• Thông tư 20/2006/TT-BTC hướng dẫn kế toán thực hiện sáu chuẩn mực kế toán theo Quyết
định 12/2005/QĐ-BTC do Bộ Tài chính ban hành, có hiệu lực kể từ ngày 28/04/2006, sau
đây gọi chung là Thông tư 20
• Thông tư 156/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Quản lý thuế và Nghị định 83/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, có
hiệu lực kể từ ngày 20/12/2013, hết hiệu lực từ ngày 01/01/2022, sau đây gọi chung là
Thông tư 156
• Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-
CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2014, sau đây gọi
chung là Thông tư 219
• Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 51/2010/NĐ-CP và 04/2014/NĐ-
CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban
hành, có hiệu lực kể từ ngày 01/06/2014, hết hiệu lực kể từ ngày 01/07/2022, sau đây gọi
chung là Thông tư 39
• Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật
Thuế thu nhập doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, có hiệu lực kể từ ngày
02/08/2014, sau đây gọi chung là Thông tư 78
• Thông tư 119/2014/TT-BTC sửa đổi Thông tư 156/2013/TT-BTC, 111/2013/TT-BTC,
219/2013/TT-BTC, 08/2013/TT-BTC, 85/2011/TT-BTC, 39/2014/TT-BTC và 78/2014/TT-BTC
để cải cách, đơn giản thủ tục hành chính về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, có
hiệu lực kể từ ngày 01/09/2014, sau đây gọi chung là Thông tư 119
• Thông tư 151/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 91/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung
một số điều tại Nghị định quy định về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, có hiệu lực
kể từ ngày 15/11/2014, sau đây gọi chung là Thông tư 151

5
• Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban
hành, có hiệu lực kể từ ngày 05/02/2015, sau đây gọi chung là Thông tư 200
• Thông tư 96/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định
12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về
thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 78/2014/TT-BTC, Thông tư 119/2014/TT-
BTC, Thông tư 151/2014/TT-BTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, có hiệu lực kể từ ngày
06/08/2015, sau đây gọi chung là Thông tư 96
• Thông tư 12/2016/TTLT-BKHCN-BTC, sau đây gọi chung là Thông tư 12
• Thông tư 133/2016/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa do Bộ
trưởng Bộ Tài chính ban hành, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017, sau đây gọi chung là
Thông tư 133
• Thông tư 25/2018/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 146/2017/NĐ-CP sửa đổi Thông tư
78/2014/TT-BTC, 111/2013/TT-BTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, có hiệu lực kể từ
ngày 01/05/2018, sau đây gọi chung là Thông tư 25
• Thông tư 48/2019/TT-BTC hướng dẫn việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá
hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng
hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, có
hiệu lực kể từ ngày 10/10/2019, sau đây gọi chung là Thông tư 48
 Thông tư 24/2022/TT-BTC sửa đổi Thông tư 48/2019/TT-BTC hướng dẫn việc trích lập và xử
lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó
đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp do Bộ
trưởng Bộ Tài chính ban hành, có hiệu lực kể từ ngày 25/05/2022, sau đây gọi chung là
Thông tư 24
• Thông tư 80/2021/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế và Nghị định 126/2020/NĐ-CP
hướng dẫn Luật Quản lý thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, có hiệu lực kể từ ngày
01/01/2022, sau đây gọi chung là Thông tư 80
• Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2020
• Công văn 1892/TCT-DNL ngày 23/5/2014 v/v xác định thời điểm ghi nhận doanh thu tính
thuế TNDN đối với hàng hóa xuất khẩu
• Công văn 1699/TCT-CS ngày 06/5/2015 v/v chính sách thuế
• Công văn 2327/TCT-CS ngày 15/06/2015 v/v chính sách thuế
• Công văn 512/CT-TTHT ngày 16/01/2017 v/v chi phí được trừ
• Công văn 1703/CT-TTHT ngày 05/03/2018 v/v thuế thu nhập doanh nghiệp
• Công văn 5476/BTC-CST ngày 07/05/2020 v/v triển khai kết quả Diễn đàn VBF cuối kỳ năm
2019

6
PHẦN 1 - TỔNG QUAN QUY TRÌNH
QUYẾT TOÁN THUẾ
Chuẩn bị hồ sơ quyết toán thuế là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của kế
toán trong năm tài chính. Việc chuẩn bị hồ sơ quyết toán thuế đòi hỏi kế toán phải có
sự chuẩn bị kỹ lưỡng và thực hiện nhiều các bước kiểm tra đảm bảo số liệu kế toán và
số thuế phải nộp được tính đúng, tuân thủ các quy định pháp luật về thuế hiện hành.

Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN năm 2022 là 31/03/2023

Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định thời
hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm được quy
định: “Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương
lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm; chậm nhất là ngày cuối
cùng của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ khai
thuế năm”.

Thông thường, quy trình thực hiện quyết toán thuế tại doanh nghiệp trải qua 4 bước
như sau:

Hình 1: Quy trình kế toán thực hiện quyết toán thuế

7
1. Kiểm tra, rà soát số liệu, thông tin trước khi lập Báo
cáo tài chính
Chi tiết cách thức rà soát số liệu, thông tin trước khi lập BCTC, bạn đọc tham khảo tại
đây, hoặc các bài viết trên MISA AMIS.

2. Lập Báo cáo tài chính


Hiện nay hầu hết các phần mềm kế toán đều có thể tự động cập nhật số liệu lập các
bảng báo cáo trong bộ Báo cáo tài chính (ví dụ phần mềm MISA). Tuy nhiên, các bạn
kế toán nên có bước kiểm tra lại các số liệu tự động từ phần mềm để nắm rõ cách cách
số liệu được tổng hợp lên BCTC, từ đó có thể phát hiện được các sai sót nếu có.

3. Kiểm tra lại số liệu Báo cáo tài chính, đánh giá rủi ro
thuế, chốt số liệu báo cáo
Sau khi lập xong Báo cáo tài chính và kiểm tra số liệu, bạn đọc cần rà soát các rủi ro về
thuế để kịp thời điều chỉnh khi lập tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
(TNDN), bóc tách các chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN.

Rủi ro về thuế thường gặp của các chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính như sau:

Chỉ tiêu Rủi ro về thuế

Chỉ tiêu Thanh toán với - Khai thiếu doanh thu tính thuế, đặc biệt là hoạt động
người mua dịch vụ;
- Khai thiếu thu nhập (người mua ứng trước tiền hàng
nhưng sau đó không mua hàng – vi phạm hợp đồng,
khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ).

Chỉ tiêu Dự phòng tổn - Trích lập dự phòng không phù hợp, không hoàn nhập;
thất tài sản
- Khi tổn thất xảy ra, chúng ta có thể mắc sai sót là không
sử dụng nguồn dự phòng đã trích lập mà lại tiếp tục ghi
nhận chi phí;
- Hồ sơ trích lập dự phòng chưa đầy đủ…

Chỉ tiêu Các khoản phải - Các nghiệp vụ cho vay mượn tiền không lãi suất có rủi
thu khác ro cơ quan thuế yêu cầu tính theo lãi suất thị trường để

8
kê khai doanh thu tài chính tương ứng vào thu nhập
chịu thuế TNDN.

Chỉ tiêu Rủi ro về thuế

Chỉ tiêu Khấu hao TSCĐ Một số TSCĐ điển hình doanh nghiệp cần rà soát lại việc
trích khấu hao có đúng quy định hay chưa:
- TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài;
- Công trình, nhà xây dựng trên đất không thuộc quyền
sở hữu của doanh nghiệp;
- Xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống có nguyên giá
vượt trên 1.6 tỷ đồng…, tàu bay dân dụng và du thuyền
không sử dụng cho mục đích kinh doanh;
- TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi sử dụng cho NLĐ
trong khu vực SXKD.

Chỉ tiêu Doanh thu chưa - Khai thiếu doanh thu tính thuế GTGT;
thực hiện
- Trích trước chi phí không tương ứng với doanh thu;
- Xác định ưu đãi thuế TNDN một lần trong trường hợp
kê khai doanh thu tính thuế TNDN theo số tiền nhận
trước theo Điều 5, Thông tư 78 quy định:
Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh dịch
vụ mà khách hàng trả tiền trước cho nhiều năm thì
doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho
số năm trả tiền trước hoặc được xác định theo doanh
thu trả tiền một lần. Trường hợp doanh nghiệp đang
trong thời gian hưởng ưu đãi thuế việc xác định số thuế
được ưu đãi phải căn cứ vào tổng số thuế thu nhập
doanh nghiệp phải nộp của số năm thu tiền trước chia
(:) cho số năm thu tiền trước.

Chỉ tiêu Doanh thu - Ghi nhận thiếu doanh thu, đặc biệt khi phát sinh chênh
lệch số phát sinh tài khoản 511 chênh lệch so với tổng
doanh thu trên tờ khai thuế GTGT 12 tháng/4 quý hoặc
số phát sinh TK 155/156 chênh lệch với TK 632.

Chỉ tiêu giá vốn - Tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu phải phù hợp
với tình hình kinh doanh. Đối với doanh nghiệp thương
mại, tỷ lệ này thường tối đa là 80%. Với các loại hình
doanh nghiệp khác, tỷ lệ này sẽ thấp hơn.

9
- Khi giá vốn hàng bán lớn hơn doanh thu, doanh nghiệp
có rủi ro bị cơ quan thuế ấn định giá trên cơ sở giao dịch
thông thường trên thị trường. Trường hợp doanh
nghiệp có doanh thu lớn, giá vốn cao, đồng thời lỗ kéo
dài nhiều năm liên tiếp, cơ quan thuế thường nghi ngờ
doanh nghiệp có hành vi gian lận, trốn thuế.

Chỉ tiêu chi phí bán hàng/ Rủi ro không được trừ khi tính thuế do không thỏa mãn
chi phí quản lý doanh đồng thời các điều kiện:
nghiệp
- Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động
sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
- Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy
định của pháp luật;
- Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng
lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm
thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán
không dùng tiền mặt.

Bảng 1: Một số chỉ tiêu trên BCTC thường tiềm ẩn rủi ro về thuế

 Lưu ý: Doanh nghiệp cũng cần kiểm tra lại các nội dung thay đổi về chính sách thuế
trong năm đảm bảo đã cập nhật và thực hiện theo chính sách hiện hành.

4. Tổng hợp số liệu, chuẩn bị hồ sơ quyết toán, lập và


nộp tờ khai
Sau khi hoàn thành các bước 1, 2 và 3, bạn đọc thực hiện bước cuối cùng, trọng tâm
của quy trình quyết toán thuế là lên tờ khai và nộp hồ sơ quyết toán thuế.

Để mang tới cái nhìn tổng quát nhất về các thành phần, quy trình thực hiện kê khai các
thành phần trên tờ khai và các phụ lục đi kèm, MISA AMIS tổng hợp quy trình kê khai
số liệu lên tờ khai như sau:

10
Hình 2: Quy trình lên tờ khai quyết toán thuế TNDN Mẫu số 03/TNDN theo Thông tư 80

11
Hình 3: Các chỉ tiêu được tổng hợp từ các phụ lục liên quan lên Tờ khai 03/TNDN

>> Xem thêm: [Tổng hợp] Danh sách các mẫu tờ khai trong hồ sơ quyết toán thuế
TNDN năm 2022 kế toán cần nhớ

12
PHẦN 2 - MẪU BIỂU, HỒ SƠ KÊ KHAI
QUYẾT TOÁN THUẾ TNDN NĂM 2022
THEO THÔNG TƯ 80
Thuế TNDN là loại thuế trực thu điều tiết trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của doanh
nghiệp và có kỳ tính thuế nhất định, thường là theo năm tính thuế. Hàng quý, doanh
nghiệp không phải nộp tờ khai nhưng phải tạm nộp một khoản thuế TNDN dựa trên
kết quả kinh doanh quý, đến cuối năm, doanh nghiệp cần thực hiện quyết toán cho
toàn bộ số thuế TNDN phát sinh cả năm.

Hồ sơ quyết toán thuế TNDN bao gồm:

- Tờ khai quyết toán thuế TNDN theo mẫu số 03/TNDN;


- Và các phụ lục có liên quan kèm theo.

Để lập tờ khai quyết toán thuế TNDN một cách chính xác và nhanh chóng, MISA AMIS
xin chia sẻ cách lập tờ khai quyết toán thuế TNDN mẫu 03/TNDN và các phụ lục kèm
theo mới nhất của pháp luật về thuế như dưới đây.

1. Phụ lục 03-1A/TNDN - Kết quả hoạt động sản xuất


kinh doanh
Để lập được Tờ khai Quyết toán thuế TNDN mẫu 03/TNDN, trước tiên, bạn đọc cần lập
Phụ lục Kết quả hoạt động sản kinh doanh (kèm theo). Phổ biến với các doanh nghiệp
sản xuất, thương mại, dịch vụ kinh doanh thông thường là tờ khai Phụ lục 03-1A/TNDN
Kết quả hoạt động sản kinh doanh. Một số số liệu từ phụ lục sẽ được hệ thống tự động
chuyển vào tờ khai quyết toán thuế TNDN mẫu số 03/TNDN.

13
Hình 4: Phụ lục 03-1A theo Thông tư 80

a. Nội dung phản ánh và cách thức lấy số liệu để ghi vào từng chỉ tiêu như sau:

Chỉ tiêu Nội dung phản ánh Số liệu để ghi vào chỉ tiêu

[01] - Kỳ tính Quyết toán cho năm 2022: điền


Kỳ tính thuế TNDN năm
thuế 2022

Ghi theo tên doanh nghiệp


[02] - Tên người Tên doanh nghiệp, tổ chức
theo như giấy phép đăng ký
nộp thuế quyết toán thuế năm
kinh doanh được cấp

[03] - Mã số thuế Mã số thuế của doanh nghiệp, tổ chức

[04] - Doanh thu Tổng doanh thu phát sinh


bán hàng và cung trong kỳ tính thuế từ cung cấp Mã số 01 tại cột “Số năm nay”
cấp dịch vụ trong Báo cáo kết quả kinh
hàng hoá, dịch vụ của cơ sở
doanh của doanh nghiệp.
kinh doanh (CSKD)

14
Chỉ tiêu Nội dung phản ánh Số liệu để ghi vào chỉ tiêu

Tổng doanh thu thu được từ


Sổ kế toán chi tiết của tài
xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ
[05] - Doanh thu khoản “Doanh thu bán hàng và
trong kỳ tính thuế của CSKD
bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ – TK 511”,
(bao gồm cả doanh thu bán
dịch vụ xuất khẩu phần chi tiết doanh thu bán
cho các doanh nghiệp chế
hàng xuất khẩu
xuất và xuất khẩu tại chỗ)

[06] - Các khoản Phần mềm từ động tổng hợp


giảm trừ doanh Các khoản giảm trừ doanh thu từ các chỉ tiêu [07], [08], [09]:
thu (*) [06] = [07] + [08] + [09]

Tổng số tiền chiết khấu


thương mại mà doanh nghiệp
đã giảm trừ hoặc đã thanh
Số phát sinh bên Nợ tài khoản
[07] - Chiết khấu toán cho người mua khi người
5211: chiết khấu thương mại
thương mại mua mua với số lượng lớn
trong sổ chi tiết
hoặc đạt được mức doanh thu
nhất định phát sinh trong kỳ
tính thuế

Tổng số tiền giảm giá hàng


[08] - Giảm giá Sổ chi tiết Tài
bán của doanh nghiệp phát
hàng bán khoản 5213: giảm giá hàng bán
sinh trong kỳ tính thuế

[09] - Giá trị hàng Tổng giá trị hàng hoá đã bán Sổ chi tiết Tài khoản
bán bị trả lại bị trả lại trong kỳ tính thuế 5212: hàng bán bị trả lại

Các khoản doanh thu từ hoạt Chỉ tiêu doanh thu tài chính tại
động tài chính bao gồm lãi cột “Số năm nay” trong Báo cáo
[10] - Doanh thu tiền cho vay, lãi tiền gửi, tiền
kết quả kinh doanh của doanh
hoạt động tài bản quyền, thu nhập từ cho
nghiệp hoặc lấy từ số phát sinh
chính thuê tài sản, cổ tức, lợi nhuận bên Có TK 515 đối ứng với số
được chia, lãi từ bán ngoại tệ, phát sinh bên Nợ TK 911.
lãi do chuyển nhượng vốn,

15
hoàn nhập dự phòng giảm giá
chứng khoán và doanh thu từ
các hoạt động tài chính khác
trong kỳ

Chỉ tiêu Nội dung phản ánh Số liệu để ghi vào chỉ tiêu

[11] - Doanh thu Số phát sinh bên Có TK 515 chi


từ lãi tiền gửi tiết lãi tiền gửi

[12] - Chi phí sản


xuất kinh doanh [12] = [13] + [14] + [15]
hàng hóa, dịch vụ

Chỉ tiêu giá vốn hàng bán tại


Giá vốn của hàng hoá, giá cột “Số năm nay” trong Báo cáo
[13] - Giá vốn thành của thành phẩm, chi phí kết quả kinh doanh hoặc lấy từ
hàng bán trực tiếp của các dịch vụ đã số phát sinh bên Có của tài
tiêu thụ trong kỳ tính thuế khoản 632 đối ứng với bên Nợ
tài khoản 911 (**)

Chỉ tiêu chi phí bán hàng tại cột


“Số năm nay” trong Báo cáo kết
quả kinh doanh hoặc số phát
[14] - Chi phí bán Tổng số chi phí bán hàng phát
sinh bên Có tài khoản 641 (theo
hàng sinh trong kỳ tính thuế
Thông tư 200) hoặc tài khoản
642 (6421) (theo Thông tư 133)
đối ứng bên Nợ tài khoản 911

Chỉ tiêu “Chi phí quản lý doanh


nghiệp” tại cột “Số năm nay”
Tổng số chi phí quản lý doanh trong Báo cáo kết quả kinh
[15] - Chi phí
nghiệp đã kết chuyển cho doanh hoặc tổng số phát sinh
quản lý doanh
hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ bên Có tài khoản 642 (theo
nghiệp
đã tiêu thụ trong kỳ tính thuế Thông tư 200) hoặc tài khoản
642 (6422) (theo Thông tư 133)
đối ứng bên Nợ tài khoản 911

16
Chỉ tiêu Nội dung phản ánh Số liệu để ghi vào chỉ tiêu

Chi phí hoạt động tài


chính trong kỳ tính thuế bao
gồm các khoản chi phí hoặc
các khoản lỗ liên quan đến các
hoạt động đầu tư tài chính, chi
Chỉ tiêu “Chi phí tài chính” tại
phí cho vay và đi vay vốn, chi
cột “Số năm nay” trong Báo cáo
phí góp vốn liên doanh, lỗ
[16] - Chi phí tài kết quả kinh doanh của CSKD
chuyển nhượng chứng khoán
chính hoặc số phát sinh bên Có của
ngắn hạn, chi phí giao dịch
tài khoản 635 đối ứng với bên
bán chứng khoán, khoản lập
Nợ tài khoản 911 trong kỳ
và hoàn lập dự phòng, giảm
giá đầu tư chứng khoán, đầu
tư khác, khoản lỗ về chênh
lệch tỉ giá ngoại tệ và bán
ngoại tệ

Chi phí lãi vay phải trả được Báo cáo kết quả kinh doanh của
[17] - Chi phí lãi
tính vào chi phí tài chính trong CSKD của chỉ tiêu “Chi phí lãi
tiền vay
kỳ tính thuế tiền vay” tại cột “Số năm nay”.

[18] - Lợi nhuận


[18] = [04] – [06] + [10] - [12] -
thuần từ hoạt
[16]
động kinh doanh

Các khoản thu nhập khác


ngoài các khoản thu nhập từ
hoạt động kinh doanh chính Chỉ tiêu “Thu nhập khác” tại cột
(đã trừ thuế GTGT phải nộp “Số năm nay” trong Báo cáo kết
[19] - Thu nhập tính theo phương pháp trực quả kinh doanh của doanh
khác tiếp) và thu nhập từ hoạt động nghiệp hoặc số phát sinh bên
tài chính phát sinh trong kỳ Nợ tài khoản 711 đối ứng với
tính thuế. Các khoản thu nhập bên Có tài khoản 911 trong kỳ.
khác bao gồm thu từ nhượng,
bán, thanh lý tài sản cố định

17
bao gồm cả thu từ chuyển
nhượng quyền sử dụng đất
quyền thuê đất, thu tiền phạt
do các đối tác vi phạm hợp
đồng, các khoản tiền thưởng
từ khách hàng, quà biếu, quà
tặng, …

Những khoản chi phí của các


hoạt động ngoài các hoạt Chỉ tiêu “Chi phí khác” tại cột
động sản xuất kinh doanh “Số năm nay” trong Báo cáo kết
(SXKD) và hoạt động tài chính quả kinh doanh của CSKD hoặc
[20] - Chi phí khác
của doanh nghiệp. Chí phí tổng số phát sinh bên Có tài
khác bao gồm cả các khoản chi khoản 811 đối ứng với bên Nợ
phí bỏ sót từ những năm của tài khoản 911 trong kỳ.
trước.

[21] - Lợi nhuận


[21] = [19] – [20]
khác

Do phần mềm kê khai thuế


[22] - Tổng lợi HTKK tự động tổng hợp, có
nhuận kế toán thể âm
trước thuế thu [22] = [18] + [21]
nhập doanh Số liệu chỉ tiêu [22] được tổng
nghiệp hợp vào chỉ tiêu [A1] của Tờ
khai 03/TNDN

Bảng 2: Nội dung phản ánh và cách lấy số liệu các chỉ tiêu trên Phụ lục 03-1A/TNDN

 Lưu ý:

(*) Số liệu chỉ tiêu [22] được tổng hợp vào chỉ tiêu [A1] của Tờ khai 03/TNDN

(**) Biểu mẫu tại Thông tư 80 đã bỏ chỉ tiêu thuế TTĐB, thuế xuất khẩu, thuế GTGT
theo phương pháp trực tiếp phải nộp thuộc các khoản giảm trừ doanh thu để phù hợp
với quy định của pháp luật về kế toán và đánh lại số chỉ tiêu để đảm bảo tính liên tục.

18
(***) Đối với các đơn vị có các cơ sở hạch toán phụ thuộc nếu chỉ tiêu [04]- Doanh thu
bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ bao gồm cả doanh thu bán hàng nội bộ thì giá vốn
hàng bán ở chỉ tiêu này sẽ bao gồm cả chi phí mua hàng nội bộ.

b. Một số lưu ý khi ghi nhận chỉ tiêu doanh thu, chi phí trên phụ lục 03-1A/TNDN

Tiếp theo là một số lưu ý trong việc ghi nhận một số chỉ tiêu quan trọng, phức tạp trên
phụ lục 03-1A.

(*) Chỉ tiêu doanh thu bán hàng

Chỉ tiêu doanh thu bán hàng là chỉ tiêu quan trọng cần được ghi nhận theo đúng quy
định. Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng theo VAS 14 và Thông tư 200 là phải đồng
thời thỏa mãn các điều kiện sau:

Hình 5: Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng

 Lưu ý đối với thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng trong một số trường hợp
thường gặp:

Doanh thu bán bất động sản (BĐS) của doanh nghiệp là chủ đầu tư:

- Không áp dụng chuẩn mực kế toán Hợp đồng xây dựng;


- Không ghi nhận doanh thu đối với số tiền thu trước của khách hàng theo tiến
độ;

19
- Doanh thu bán BĐS được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời 5 điều kiện ghi nhận
doanh thu bán hàng. Trong đó, điều kiện (i) được bổ sung điều kiện: BĐS đã
hoàn thành toàn bộ và bàn giao cho người mua.

Doanh thu bán hàng qua đại lý, ký gửi:

- Tại thời điểm xuất hàng cho đại lý hay cho đơn vị nhận ký gửi, số hàng này vẫn
thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, chưa được xác định là đã bán nên doanh
thu chưa thể ghi nhận. Giá trị hàng gửi bán được ghi nhận trên tài khoản 157 –
Hàng gửi đi bán;
- Doanh thu bán hàng qua đại lý, ký gửi chỉ được ghi nhận khi doanh nghiệp nhận
được bảng kê hóa đơn bán ra của sản phẩm đại lý đã tiêu thụ trong tháng;

Doanh thu xuất khẩu:

- Đối với nghiệp vụ bán hàng xuất khẩu, khi xem xét 05 điều kiện ghi nhận, cần
đặc biệt lưu ý tới điều kiện (i) đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền
với quyền sở hữu hàng hóa;
- Thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng xuất khẩu là thời điểm chuyển giao mọi
rủi ro, chịu trách nhiệm về hàng hóa từ người bán (xuất khẩu) sang người mua
(nhập khấu). Thời điểm này được xác định tùy thuộc vào từng điều kiện cơ sở
giao hàng được quy định trong các điều kiện thương mại quốc tế
Incoterms. Hình dưới đây minh họa thời điểm được coi là chuyển giao quyền
rủi ro trách nhiệm từ người bán sang người mua theo từng điều kiện Incoterms:

Hình 6: Incoterms 2020

20
(*) Chỉ tiêu các khoản giảm trừ doanh thu

Lưu ý đối với ghi nhận các khoản giảm trừ doanh thu như sau:

- Sản phẩm hàng hóa bán kỳ trước nhưng kỳ sau mới chiết khấu, giảm giá:
o Nếu trước thời điểm phát hành BCTC: điều chỉnh giảm doanh thu trên
BCTC của kỳ lập báo cáo.
o Nếu sau thời điểm phát hành BCTC: điều chỉnh giảm doanh thu của kỳ
phát sinh (chiết khấu, giảm giá);
- Xuất hàng hóa để khuyến mại, quảng cáo kèm theo điều kiện nhận hàng khuyến
mại, quảng cáo thì phải phân bổ số tiền thu được để tính doanh thu hàng
khuyến mại, quảng cáo và giá trị hàng khuyến mại tính vào giá vốn hàng bán;
- Bên cạnh đó, cần hiểu đúng bản chất về chiết khấu thương mại: chiết khấu
thương mại không phải là khuyến mại, vì thế, không phải đăng ký chương trình
với Sở công thương.

(*) Chỉ tiêu giá vốn hàng bán

Lưu ý đối với ghi nhận giá vốn hàng bán như sau:

Giá vốn hàng sản xuất:

- Một số doanh nghiệp sản xuất không tách riêng chi phí sản xuất trên mức bình
thường ra khỏi giá thành thành phẩm dẫn đến giá thành của thành phẩm (sản
phẩm) không chính xác;
- VAS 02 về hàng tồn kho quy định: đối với các khoản chi phí nguyên liệu, vật liệu,
chi phí nhân công và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác phát sinh trên mức
bình thường thì không tính vào giá gốc hàng tồn kho (giá thành thành phẩm
TK155) mà kết chuyển hết vào tài khoản giá vốn 632.

Giá vốn hàng khuyến mại:

- Căn cứ theo khoản 1.6.3 Điều 79 Thông tư 200 quy định về giá vốn hàng khuyến
mại như sau:
Trường hợp Ghi nhận

Xuất hàng tồn kho để khuyến mại, Ghi nhận giá trị hàng tồn kho vào chi
quảng cáo không thu tiền, không kèm phí bán hàng, chi tiết hàng khuyến
theo các điều kiện khác như phải mua mại, quảng cáo
sản phẩm, hàng hóa…
Xuất hàng tồn kho để khuyến mại, Phân bổ số tiền thu được để tính
quảng cáo nhưng khách hàng chỉ doanh thu cho cả hàng khuyến mại.

21
được nhận hàng khuyến mại, quảng Giá trị hàng khuyến mại được tính
cáo kèm theo các điều kiện khác như vào giá vốn.
phải mua sản phẩm, hàng hóa (ví dụ (Trường hợp này bản chất giao dịch là
mua 2 sản phẩm được tặng 1 sản giảm giá hàng bán)
phẩm)
Bảng 3: Ghi nhận giá vốn hàng khuyến mãi

(*) Các chỉ tiêu doanh thu, chi phí tài chính

Theo quy định của pháp luật về kế toán thì doanh thu, chi phí tài chính sẽ ghi nhận vào
thời điểm phát sinh, không phụ thuộc vào thời điểm thực thu hay chi tiền. Cụ thể, căn
cứ ghi nhận theo cơ sở dồn tích được quy định tại Chuẩn mực kế toán số 01 (VAS 01):

Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải
trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời
điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền
hoặc tương đương tiền. Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ánh tình
hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

Theo đó:

- Đối với tiền lãi từ cho vay, bán hàng trả chậm, trả góp: doanh thu chỉ được ghi
nhận khi chắc chắn thu được và nợ gốc cho vay, nợ gốc phải thu không bị phân
loại là quá hạn cần lập dự phòng;
- Đối với cổ tức trả bằng cổ phiếu: chỉ theo dõi số lượng không ghi tăng giá trị cổ
phiếu được nhận, không ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính, không ghi
nhận tăng giá trị khoản đầu tư, trừ doanh nghiệp nhà nước sở hữu 100% thì ghi
theo quy định hiện hành dành cho doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn
điều lệ.

Trong các khoản chi phí tài chính thì khoản chi phí lãi vay là khoản chi phí quan trọng
cần được chú ý xem xét khi lập phụ lục 03-1A.

- Khái niệm chi phí đi vay: là lãi tiền vay và các chi phí khác phát sinh liên quan
trực tiếp đến các khoản vay của doanh nghiệp.
- Ghi nhận chi phí đi vay:
o Chi phí đi vay phải ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ khi
phát sinh, trừ khi được vốn hoá theo quy định.
o Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất
tài sản dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó (được vốn hoá). Các
chi phí đi vay được vốn hoá khi doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi ích

22
kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó và chi phí đi vay có thể xác
định được một cách đáng tin cậy. Nếu chi phí đi vay được vốn hoá thì
không tính vào chi phí SXKD trong kỳ và không hạch toán vào tài khoản
635. Có 2 trường hợp thường gặp được vốn hóa chi phí đi vay:
 Vay tiền để đầu tư xây dựng TSCĐ;
 Vay tiền để thực hiện sản xuất mà có chu kỳ sản xuất trên 12
tháng.
 Lưu ý: đối với trường hợp doanh nghiệp vay tiền để thực hiện hoạt
động thương mại, kể cả hàng hóa liên quan đến khoản vay đó mua về
mà chưa bán thì chi phí lãi vay vẫn hạch toán toàn bộ vào tài khoản
635 và tính vào chi phí được trừ trong kỳ nếu đáp ứng đầy đủ các điều
kiện chi phí được trừ. Trường hợp này không phân bổ chi phí lãi vay cho
hàng tồn kho.

(*) Chỉ tiêu thu nhập khác, chi phí khác

VAS 01 quy định về thu nhập khác, chi phí khác như sau:

- Thu nhập khác bao gồm các khoản thu nhập phát sinh từ các hoạt động ngoài
các hoạt động tạo ra doanh thu, như thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố
định, thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng…
- Chi phí khác bao gồm các chi phí ngoài các chi phí sản xuất, kinh doanh phát
sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp,
như: chi phí về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, các khoản tiền bị khách
hàng phạt do vi phạm hợp đồng,...

Theo nguyên tắc thận trọng thì doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng
chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận
khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.

2. Tờ khai quyết toán thuế TNDN 03/TNDN


Sau khi đã hoàn thành Phụ lục Kết quả hoạt động sản kinh doanh, một số dữ liệu đã
tổng hợp lên tờ khai quyết toán thuế 03/TNDN thì bạn đọc tiến hành điền tiếp các chỉ
tiêu trên tờ khai quyết toán thuế 03/TNDN.

Năm 2022 đã là năm thứ 2 áp dụng mẫu biểu kê khai thuế TNDN mới theo quy định
tại Thông tư 80. Mẫu biểu theo Thông tư 80 có một số thay đổi so với mẫu biểu theo
Thông tư 156:

23
Hình 7: Một số điểm mới của tờ khai 03/TNDN theo Thông tư 80

so với tờ khai theo Thông tư 156

24
Chi tiết cách lập các chỉ tiêu trên tờ khai quyết toán thuế 03/TNDN:

(*) Trước tiên, cần xác định loại hình và ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp:

- Chọn chỉ tiêu [04] - Ngành nghề có tỷ lệ doanh thu cao nhất;
- Nhập vào chỉ tiêu [05] - Tỷ lệ % tương ứng của ngành nghề có tỷ lệ doanh thu
cao nhất so với tổng doanh thu của doanh nghiệp.

(*) Chỉ tiêu [A] - Kết quả kinh doanh ghi nhận theo Báo cáo tài chính có 1 chỉ tiêu
[A1]:

- Chỉ tiêu [A] chỉ có 1 chỉ tiêu là chỉ tiêu [A1] - Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
TNDN.
- Chỉ tiêu [A1] phản ánh tổng số lợi nhuận thực hiện của CSKD trong kỳ tính thuế
theo quy định của pháp luật về kế toán. Số liệu trên chỉ tiêu này được phần
mềm sẽ tự động cập nhật từ phụ lục Kết quả hoạt động SXKD mẫu 03-1/TNDN.
Cụ thể:
Lĩnh vực hoạt động Cách lấy số
của NNT
Lấy số trên Chỉ tiêu [22]- Tổng lợi nhuận trước thuế
Ngành sản xuất TNDN của Phụ lục 03-1A/TNDN theo mẫu của Thông
thương mại, dịch vụ tư 80;

Lấy số trên Chỉ tiêu [19]- Tổng lợi nhuận trước thuế
Ngành ngân hàng, tín
của Phụ lục 03-1B/TNDN theo mẫu của Thông tư 80;
dụng

Công ty chứng khoán, Lấy số trên Chỉ tiêu [90]-Tổng lợi nhuận kế toán
Công ty quản lý quỹ trước thuế của Phụ lục 03-1C/TNDN theo mẫu của
đầu tư chứng khoán Thông tư 80

Bảng 4: Cách lấy số điền vào chỉ tiêu [A1] đối với từng nhóm lĩnh vực

(*) Chỉ tiêu [B] - Xác định thu nhập chịu thuế theo Luật Thuế TNDN có 15 chỉ tiêu từ
[B1] đến [B15]:

- Chỉ tiêu [B1] – Điều chỉnh tăng tổng lợi nhuận trước thuế TNDN:
o Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ các điều chỉnh về doanh thu hoặc chi
phí được ghi nhận theo chế độ kế toán, nhưng không phù hợp với
quy định của Luật thuế TNDN, làm tăng tổng lợi nhuận trước thuế
TNDN của CSKD.

25
o Chỉ tiêu này được xác định bằng tổng các Chỉ tiêu từ [B2] đến [B7].
Cụ thể:

[B1] = [B2]+[B3]+[B4]+[B5]+[B6]+[B7]

- Chỉ tiêu [B2] – Các khoản điều chỉnh tăng doanh thu:
o Chỉ tiêu [B2] phản ánh tất cả các khoản điều chỉnh dẫn đến tăng
doanh thu tính thuế do sự khác biệt giữa các quy định của pháp luật
về kế toán và thuế, bao gồm các khoản được xác định là doanh thu
để tính thuế TNDN theo quy định của Luật Thuế TNDN nhưng không
được ghi nhận là doanh thu trong kỳ theo quy định của Chuẩn mực
Kế toán về ghi nhận doanh thu.
o Chỉ tiêu này cũng phản ánh các khoản giảm trừ doanh thu được chấp
nhận theo chế độ kế toán nhưng không được chấp nhận theo quy
định của Luật Thuế.
 Lưu ý: Chỉ tiêu [B2] và [B10] lần lượt là giá trị các khoản điều chỉnh
tăng doanh thu và chi phí của phần điều chỉnh tăng doanh thu, nên
cần được lưu ý để xác định giá trị tương ứng.
- Chỉ tiêu [B3] – Chi phí của phần doanh thu điều chỉnh giảm:
o Chỉ tiêu [B3] phản ánh toàn bộ các chi phí liên quan đến việc tạo ra
các khoản doanh thu được ghi nhận là doanh thu theo Chế độ kế toán
nhưng được điều chỉnh giảm khi tính thu nhập chịu thuế trong kỳ
theo các quy định của Luật thuế TNDN.
o Điển hình nhất của các chi phí này là các khoản chi liên quan đến
doanh thu đã được đưa vào doanh thu tính thuế của các năm trước
(các khoản doanh thu này sẽ được điều chỉnh giảm tương ứng ở chỉ
tiêu [B9] – Giảm trừ các khoản doanh thu đã tính thuế năm trước).
 Lưu ý: Chỉ tiêu [B3] và [B9] cần được lưu ý để xác định giá trị tương
ứng.
- Chỉ tiêu [B4] – Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ các khoản chi phí không được trừ khi xác định
thu nhập chịu thuế TNDN theo quy định của Luật Thuế TNDN.
- Chỉ tiêu [B5] – Thuế thu nhập đã nộp cho phần thu nhập nhận được ở nước
ngoài:
o Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thuế TNDN (hoặc một loại thuế có bản
chất tương tự như thuế TNDN) CSKD đã nộp ở nước ngoài đối với số
thu nhập mà cơ sở nhận được từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh,
cung cấp dịch vụ ở nước ngoài trong kỳ tính thuế; dựa trên các Biên

26
lai và/hoặc chứng từ nộp thuế ở nước ngoài và được lấy từ
dòng “Tổng cộng” trên phụ lục 03-4/TNDN kèm theo tờ khai quyết
toán thuế TNDN.
- Chỉ tiêu [B6] – Điều chỉnh tăng lợi nhuận do xác định giá thị trường đối với
giao dịch liên kết:
o Chỉ tiêu [B6] phản ánh tăng lợi nhuận do xác định giá thị trường đối
với giao dịch liên kết trong trường hợp doanh nghiệp phải xác định
giá trị bằng tiền của các khác biệt trọng yếu. Các khác biệt trọng yếu
này phát sinh khi so sánh giữa giao dịch độc lập với giao dịch liên kết,
hoặc do cơ quan thuế ấn định mức giá được sử dụng để kê khai tính
thuế, ấn định thu nhập chịu thuế nếu doanh nghiệp không kê khai
hoặc kê khai không đầy đủ các giao dịch liên kết phát sinh.
- Chỉ tiêu [B7] – Các khoản điều chỉnh làm tăng lợi nhuận trước thuế khác:
o Chỉ tiêu [B7] phản ánh tổng số tiền của các điều chỉnh khác (chưa
được điều chỉnh tại các chỉ tiêu từ [B2] đến [B6]) do sự khác biệt giữa
chế độ kế toán và Luật Thuế TNDN dẫn đến làm tăng tổng thu nhập
trước thuế (chênh lệch tạm thời).
o Bạn đọc theo dõi chi tiết hướng dẫn điều chỉnh về thuế đối với chênh
lệch tạm thời trên chỉ tiêu [B7] ở phần 5 – Xử lý chênh lệch giữa kế
toán và thuế.
- Chỉ tiêu [B8]: Điều chỉnh giảm tổng lợi nhuận trước thuế TNDN. Chỉ
tiêu này phản ánh tất cả các khoản điều chỉnh dẫn đến giảm lợi nhuận trước
thuế đã được phản ánh trong hệ thống sổ sách kế toán của doanh nghiệp.

[B8] = [B9] + [B10] + [B11] + [B12]

- Chỉ tiêu [B9] – Giảm trừ các khoản doanh thu đã tính thuế năm trước:
o Chỉ tiêu [B9] phản ánh các khoản doanh thu được hạch toán trong
báo cáo kết quả kinh doanh năm nay của CSKD nhưng đã đưa vào
doanh thu để tính thuế TNDN của các năm trước.
o Một trong những trường hợp thường gặp cần lưu ý là doanh nghiệp
xuất khẩu đã xuất bán hàng và đã xuất hóa đơn trong năm 2022
nhưng thực tế hàng được giao đến kho của khách hàng trong năm
2023 (tùy thuộc vào điều kiện giao hàng).
▪ Theo Chuẩn mực Kế toán về doanh thu, chỉ ghi nhận doanh
thu khi chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa cho khách hàng
(các điều kiện ghi nhận doanh thu khác cũng đồng thời thỏa
mãn).

27
▪ Tuy nhiên, về thời điểm lập hóa đơn và ghi nhận doanh thu để
xác định thuế TNDN, quy định là ngày xác nhận hoàn thành thủ
tục hải quan trên tờ khai hải quan thay vì ngày hàng được
chuyển giao quyền sở hữu đến khách hàng.
▪ Như vậy, đến năm 2023 khi hàng được chuyển giao đến khách
hàng và đủ điều kiện ghi nhận doanh thu theo Chuẩn mực kế
toán thì khoản doanh thu xuất hàng này mới được ghi nhận
trên sổ kế toán. Vì vậy, về mặt thuế, kế toán sẽ thực hiện điều
chỉnh tăng doanh thu từ xuất khẩu hàng của 2022 (năm xuất
hóa đơn) và khi lập tờ khai quyết toán thuế TNDN cho năm
2023, doanh nghiệp phải điều chỉnh giảm doanh thu chịu thuế
một khoản tương ứng.
 Lưu ý: phải kết hợp điều chỉnh giảm chi phí được thực hiện tại chỉ
tiêu [B3], chỉ tiêu [B3] và [B9] sẽ được ghi tương ứng với nhau.
- Chỉ tiêu [B10] – Chi phí của phần doanh thu điều chỉnh tăng:
o Chỉ tiêu [B10] phản ánh toàn bộ chi phí trực tiếp liên quan đến việc
tạo ra các khoản doanh thu điều chỉnh tăng đã ghi vào chỉ tiêu [B2] –
Các khoản điều chỉnh tăng doanh thu của Tờ khai quyết toán thuế
TNDN.
o Các khoản chi phí được điều chỉnh tại chỉ tiêu này chủ yếu là chi phí
giá vốn hàng bán hoặc giá thành sản xuất sản phẩm. Chỉ tiêu này cũng
phản ánh các khoản chi phí chiết khấu thương mại được giảm trừ
doanh thu theo Chuẩn mực kế toán, nhưng không được giảm trừ
doanh thu mà được đưa chi phí theo quy định của Luật thuế TNDN.
 Lưu ý:
▪ Chỉ tiêu [B2] và [B10] sẽ được ghi tương ứng với nhau.
▪ Khi lập Tờ khai quyết toán thuế TNDN, nếu CSKD điều chỉnh
tăng hay giảm doanh thu thì CSKD đồng thời phải thực hiện
điều chỉnh tăng hay giảm chi phí để đảm bảo nguyên tắc chi
phí phù hợp với doanh thu.
▪ Khi lập Tờ khai quyết toán thuế TNDN, CSKD phải đối chiếu với
tờ khai của các năm trước để xác định các khoản doanh thu
nào phát sinh trong năm tài chính hiện tại nhưng đã đưa vào
doanh thu tính thuế của năm trước để thực hiện điều chỉnh
phù hợp.

28
- Chỉ tiêu [B11] – Chi phí lãi vay không được trừ kỳ trước được chuyển sang
kỳ này của doanh nghiệp có giao dịch liên kết:
o Chỉ tiêu [B11] phản ánh khoản chi phí lãi vay không được trừ kỳ trước
được chuyển sang kỳ này của doanh nghiệp có giao dịch liên kết.
Điểm b khoản 3 Điều 16 Nghị định 132 quy định:

Phần chi phí lãi vay không được trừ theo quy định được
chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo khi xác định tổng chi phí
lãi vay được trừ trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát
sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức quy
định. Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không
quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi
vay không được trừ.

- Chỉ tiêu [B12] – Các khoản điều chỉnh làm giảm lợi nhuận trước thuế khác:
o Chỉ tiêu [B12] phản ánh tổng các khoản điều chỉnh khác ngoài các
khoản điều chỉnh đã nêu tại các chỉ tiêu từ [B9] đến [B11] của Tờ khai
quyết toán thuế TNDN dẫn đến giảm lợi nhuận chịu thuế.
o Bạn đọc theo dõi chi tiết hướng dẫn điều chỉnh về thuế đối với chênh
lệch tạm thời trên chỉ tiêu [B12] ở Phần 5 – Xử lý chênh lệch giữa kế
toán và thuế.
- Chỉ tiêu [B13] – Tổng thu nhập chịu thuế:
o Chỉ tiêu [B13] phản ánh thu nhập chịu thuế TNDN thực hiện được
trong kỳ tính thuế chưa trừ số lỗ phát sinh trong các năm trước được
chuyển và lỗ từ hoạt động chuyển nhượng BĐS của CSKD trong năm
tài chính.

[B13] = [A1] + [B1] - [B8]

- Chỉ tiêu [B14] – Thu nhập chịu thuế từ hoạt động SXKD:
o Chỉ tiêu [B14] phản ánh tổng số thu nhập chịu thuế từ hoạt động kinh
doanh và hoạt động khác (không bao gồm thu nhập từ hoạt động
chuyển nhượng BĐS) và chưa trừ chuyển lỗ của CSKD trong kỳ tính
thuế.

[B14] = [B13] - [B15]

 Lưu ý: Nếu phần mềm không tự động cập nhật thì bạn đọc phải
nhập bằng tay vào chỉ tiêu này.
- Chỉ tiêu [B15] – Thu nhập chịu thuế từ hoạt động chuyển nhượng BĐS:

29
o Chỉ tiêu [B15] phản ánh tổng số thu nhập chịu thuế từ hoạt động
chuyển nhượng BĐS (chưa trừ chuyển lỗ năm trước chuyển sang) của
doanh nghiệp trong kỳ tính thuế.
o Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ chỉ tiêu [12] của Phụ lục
03-5/TNDN.

(*) Chỉ tiêu C - Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp từ hoạt động SXKD có 17 chỉ
tiêu từ [C1] đến [C17]:

- Chỉ tiêu [C1] – Thu nhập chịu thuế, bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất,
kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác và được xác định bằng số
liệu trên chỉ tiêu [B14]:

[C1] = [B14]

- Chỉ tiêu [C2] – Thu nhập miễn thuế: là khoản thu nhập được miễn không tính
vào thu nhập tính thuế trong năm theo quy định của Luật thuế TNDN.
- Chỉ tiêu [C3] – Chuyển lỗ và bù trừ lãi, lỗ:
o Chỉ tiêu [C3] phản ánh tổng số lỗ từ hoạt động SXKD của các năm
trước chuyển sang và số lỗ từ hoạt động chuyển nhượng BĐS để giảm
trừ vào thu nhập chịu thuế của năm tính thuế.
- Chỉ tiêu [C3a] – Lỗ từ hoạt động SXKD được chuyển trong kỳ:
o Chỉ tiêu [C3a] phản ánh tổng số lỗ từ hoạt động SXKD của các năm
trước chuyển sang để giảm trừ vào thu nhập chịu thuế của năm tính
thuế.
o Chỉ tiêu này được lấy từ dòng “Tổng cộng” của cột (4) trên Phụ lục
03-2/TNDN kèm theo tờ khai quyết toán thuế TNDN. Lưu ý: Nếu
doanh nghiệp năm trước lỗ, năm nay lãi và muốn chuyển lỗ từ năm
trước sang thì phải nhập vào PL 03-2/TNDN và chỉ chuyển lỗ khi năm
nay có lãi.
- Chỉ tiêu [C3b] – Lỗ từ chuyển nhượng BĐS được bù trừ với lãi của hoạt động
SXKD:

30
o Chỉ tiêu [C3b] phản ánh số lỗ từ hoạt động chuyển nhượng BĐS sau
khi bù trừ với thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng BĐS, nếu bù trừ
không hết thì tiếp tục được bù trừ với lãi của hoạt động SXKD.
o Chỉ tiêu này được lấy từ dòng “Tổng cộng” của cột (5) trên Phụ lục
03-2/TNDN kèm theo tờ khai quyết toán thuế TNDN. Trước đây thì
chỉ tiêu này được lấy từ chỉ tiêu [11a] trên Phụ lục 03-5/TNDN kèm
theo tờ khai quyết toán thuế TNDN.
- Chỉ tiêu [C4] – Thu nhập tính thuế do phần mềm tự động cập nhật. Chỉ
tiêu này được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn
thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước:

[C4] = [C1]-[C2]-[C3]

- Chỉ tiêu [C5] – Trích lập quỹ khoa học công nghệ (nếu có):
o Phần mềm sẽ tự động cập nhật từ chỉ tiêu [05] của Phụ lục số 03-
6/TNDN.
o Nếu doanh nghiệp có trích lập quỹ khoa học công nghệ thì cần nhập
vào Phụ lục số 03-6/TNDN.
- Chỉ tiêu [C6] – Thu nhập tính thuế sau khi đã trích lập quỹ khoa học công
nghệ:
o Là thu nhập tính thuế sau khi đã trừ khoản trích lập quỹ khoa học
công nghệ theo quy định và được xác định như sau:

[C6] = [C4] - [C5] = [C7] + [C8]

- Chỉ tiêu [C7] – Thu nhập tính thuế tính theo thuế suất 20% (bao gồm cả thu
nhập được áp dụng thuế suất ưu đãi):
o Là thu nhập tính thuế của các doanh nghiệp được thành lập theo quy
định của pháp luật Việt Nam (kể cả hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp) hoạt
động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.
- Chỉ tiêu [C8] – Thu nhập tính thuế tính theo thuế suất không ưu đãi khác: là
thu nhập tính thuế từ hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại
Việt Nam hoặc từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ
không ưu đãi khác.
- Chỉ tiêu [C8a] – Thuế suất không ưu đãi khác (%):
o Chỉ tiêu này phản ánh thuế suất đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò,
khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm (bao gồm: bạch kim, vàng, bạc,
thiếc, wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm trừ dầu khí) là 50%;
trường hợp các mỏ tài nguyên quý hiếm có từ 70% diện tích được

31
giao trở lên ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn
thuộc danh mục địa bàn ưu đãi thuế TNDN ban hành kèm theo Nghị
định 218 của Chính phủ áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp 40%.
- Chỉ tiêu [C9] – Thuế TNDN từ hoạt động SXKD tính theo thuế suất không ưu
đãi: phản ánh số thuế TNDN phát sinh từ hoạt động SXKD được tính theo
thuế suất không ưu đãi (chưa trừ số thuế TNDN được miễn, giảm trong kỳ),
được xác định như sau:

[C9] = ([C7] x 20%) + ([C8] x [C8a])

- Chỉ tiêu [C10] –Thuế TNDN được ưu đãi theo Luật thuế TNDN: phản ánh số
thuế TNDN được ưu đãi theo Luật thuế TNDN:

[C10] = [C11] + [C12] + [C13]

- Chỉ tiêu [C11] – Thuế TNDN chênh lệch do áp dụng mức thuế suất ưu đãi:
o CSKD được hưởng các mức thuế suất thuế TNDN ưu đãi theo Giấy
phép đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, hoặc các mức thuế suất
khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ… thì phải tự xác định
các điều kiện được hưởng thuế suất ưu đãi, mức thuế suất được
hưởng, số chênh lệch do được hưởng mức thuế suất khác các mức
thuế suất thuế TNDN không ưu đãi nêu trên.
- Chỉ tiêu [C12] – Thuế TNDN được miễn trong kỳ:
o Chỉ tiêu [C12] phản ánh tổng số thuế TNDN được miễn trong kỳ tính
thuế được xác định căn cứ vào điều kiện thực tế CSKD đang được
hưởng miễn thuế theo quy định.
o CSKD tự xác định các điều kiện được miễn thuế, mức miễn thuế và
thời gian miễn thuế theo quy định của Luật thuế TNDN tại các Phụ lục
(Phụ lục số 03-3A/TNDN, 03-3B/TNDN, 03-3C/TNDN 03-3D/TNDN
ban hành kèm theo Thông tư 80).
o Trường hợp CSKD được miễn theo quy định tại Luật thuế TNDN thì
số thuế TNDN được miễn trên chỉ tiêu này bằng tổng số thuế TNDN
được miễn thể hiện tại chỉ tiêu miễn thuế trên Phụ lục 03-3A/TNDN,
Phụ lục 03-3B/TNDN, Phụ lục 03-3C/TNDN, 03-3D/TNDN.
- Chỉ tiêu [C13] – Thuế TNDN được giảm trong kỳ:
o Chỉ tiêu [C13] phản ánh tổng số thuế TNDN được giảm trong kỳ tính
thuế được xác định căn cứ vào điều kiện thực tế CSKD đang được
hưởng miễn thuế theo quy định.

32
o CSKD tự xác định các điều kiện được giảm thuế, mức giảm thuế và
thời gian giảm thuế theo quy định của Luật thuế TNDN tại các Phụ lục
(Phụ lục số 03-3A/TNDN, 03-3B/TNDN, 03-3C/TNDN 03-3D/TNDN
ban hành kèm theo Thông tư 80).
o Trường hợp CSKD được giảm theo quy định tại Luật thuế TNDN thì số
thuế TNDN được giảm trên chỉ tiêu này bằng tổng số thuế TNDN được
giảm thể hiện tại chỉ tiêu giảm thuế trên Phụ lục 03-3A/TNDN, Phụ
lục 03-3B/TNDN, Phụ lục 03-3C/TNDN, 03-3D/TNDN.
- Chỉ tiêu [C14] – Thuế TNDN được miễn, giảm theo Hiệp định Thuế: phản ánh
số thuế TNDN được miễn, giảm theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần của
nước ký kết hiệp định với Việt Nam.
- Chỉ tiêu [C15] – Thuế TNDN được miễn, giảm theo từng thời kỳ: phản ánh số
thuế TNDN được miễn, giảm theo nghị quyết của Quốc hội hỗ trợ từng giai
đoạn, quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các trường hợp được miễn,
giảm khác không theo Luật Thuế TNDN.
- Chỉ tiêu [C16] – Thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài được trừ trong kỳ tính
thuế: phản ánh số thuế TNDN đã nộp ở nước ngoài được phép giảm trừ vào
số thuế TNDN của hoạt động SXKD trong kỳ.
- Chỉ tiêu [C17] – Thuế TNDN của hoạt động SXKD, được xác định như sau:

[C17] = [C9] - [C10] - [C14] - [C15] - [C16]

(*) Chỉ tiêu [D] – Thuế TNDN phải nộp từ hoạt động chuyển nhượng BĐS có 08 chỉ
tiêu từ [D1] đến [D8]:

- Chỉ tiêu [D1] – Thu nhập chịu thuế: phản ánh số thu nhập chịu thuế từ hoạt
động chuyển nhượng BĐS:

[D1] = [B15]

- Chỉ tiêu [D2] – Lỗ từ hoạt động chuyển nhượng BĐS được chuyển trong kỳ:
phản ánh số lỗ từ hoạt động chuyển nhượng BĐS được chuyển trong kỳ.
- Chỉ tiêu [D3] – Thu nhập tính thuế: phản ánh số thu nhập tính thuế từ hoạt
động chuyển nhượng BĐS:

[D3] = [D1] - [D2]

- Chỉ tiêu [D4] – Trích lập quỹ khoa học công nghệ (nếu có): phản ánh số tiền
trích lập quỹ khoa học công nghệ (nếu có) của hoạt động chuyển nhượng
BĐS.

33
- Chỉ tiêu [D5] – Thu nhập tính thuế sau khi đã trích lập quỹ khoa học công
nghệ: phản ánh thu nhập tính thuế sau khi đã trích lập quỹ khoa học công
nghệ của hoạt động chuyển nhượng BĐS:

[D5] = [D3] - [D4]

- Chỉ tiêu [D6] – Thuế TNDN phải nộp của hoạt động chuyển nhượng BĐS
trong kỳ: phản ánh số thuế TNDN phải nộp của hoạt động chuyển nhượng
BĐS trong kỳ.
- Chỉ tiêu [D7] – Thuế TNDN chênh lệch do áp dụng mức thuế suất ưu đãi đối
với thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư – kinh doanh nhà ở xã hội để bán,
cho thuê, cho thuê mua: phản ánh số thuế TNDN chênh lệch do áp dụng
mức thuế suất ưu đãi đối với thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư – kinh
doanh nhà ở xã hội để bán, cho thuê, cho thuê mua.
- Chỉ tiêu [D8] -Thuế TNDN của hoạt động chuyển nhượng BĐS còn phải nộp
kỳ này: phản ánh số thuế TNDN của hoạt động chuyển nhượng BĐS còn phải
nộp kỳ này.

(*) Chỉ tiêu [E] – số thuế TNDN phải nộp quyết toán trong kỳ có 06 chỉ tiêu từ [E1]
đến [E6]:

- Chỉ tiêu [E] phản ánh số thuế TNDN phải nộp quyết toán trong kỳ:

[E] = [E1] + [E2] + [E5]

- Chỉ tiêu [E1] – Thuế TNDN của hoạt động SXKD: phản ánh số thuế TNDN của
hoạt động SXKD.
- Chỉ tiêu [E2] – Thuế TNDN từ hoạt động chuyển nhượng BĐS: phản ánh tổng
số thuế TNDN từ hoạt động chuyển nhượng BĐS và từ hoạt động chuyển
nhượng cơ sở hạ tầng, nhà có thu tiền theo tiến độ:

[E2] = [E3] + [E4]

- Chỉ tiêu [E3] – Thuế TNDN từ hoạt động chuyển nhượng BĐS: phản ánh số
thuế TNDN từ hoạt động chuyển nhượng BĐS.
- Chỉ tiêu [E4] – Thuế TNDN từ hoạt động chuyển nhượng cơ sở hạ tầng, nhà
có thu tiền theo tiến độ: phản ánh số thuế từ hoạt động chuyển nhượng cơ
sở hạ tầng, nhà có thu tiền theo tiến độ.
- Chỉ tiêu [E5] – Thuế TNDN phải nộp khác (nếu có): phản ánh số thuế TNDN
phải nộp từ các hoạt động khác ngoài hoạt động SXKD và hoạt động chuyển

34
nhượng BĐS nêu trên, trong đó bao gồm cả số thuế TNDN từ xử lý Quỹ phát
triển khoa học công nghệ.
- Chỉ tiêu [E6] – Thuế TNDN từ xử lý Quỹ phát triển khoa học công nghệ: phản
ánh riêng số thuế TNDN từ xử lý Quỹ phát triển khoa học công nghệ.

(*) Chỉ tiêu [G] – Số thuế TNDN đã tạm nộp có 05 chỉ tiêu từ [G1] đến [G5]:

- Chỉ tiêu này phần mềm sẽ tự động cập nhật, phản ánh số thuế TNDN đã tạm
nộp có trên chứng từ nộp thuế mà doanh nghiệp đã tạm nộp trong năm sau
khi đã bù trừ hết với các khoản thuế nợ năm trước chốt đến 31/1 (năm tài
chính trùng năm dương lịch) và các khoản thuế phát sinh trong năm từ hoạt
động SXKD, hoạt động chuyển nhượng BĐS (có cùng tiểu mục):

[G] = [G1] + [G2] + [G3] + [G4] + [G5]

Chứng từ nộp thuế được xác định là tạm nộp trong năm nếu doanh nghiệp
thực hiện nộp trong năm tài chính và hạn nộp cuối cùng là ngày thứ 30 kể
từ ngày kết thúc năm tài chính.

- Chỉ tiêu [G1] – Thuế TNDN nộp thừa kỳ trước chuyển sang kỳ này: phản ánh
số thuế TNDN nộp thừa kỳ trước chuyển sang kỳ này.
- Chỉ tiêu [G2] – Thuế TNDN đã tạm nộp của hoạt động SXKD:
o Chỉ tiêu này phản ánh số thuế TNDN tạm nộp trong năm của hoạt
động SXKD, đó là số thuế TNDN còn lại sau khi đã bù trừ hết với các
khoản thuế nợ năm trước chốt đến 31/1 (năm tài chính trùng năm
dương lịch) và các khoản thuế phát sinh trong năm từ hoạt động
SXKD. Các chứng từ nộp thuế được tính từ ngày đầu năm tài chính
cho đến ngày thứ 30 kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Bạn đọc phải
tính được tổng số tiền thuế TNDN mà doanh nghiệp đã tạm nộp trong
năm để nhập vào đây.
Ví dụ: Trong năm 2022, Công ty ABC có các chứng từ nộp thuế TNDN
(dựa vào Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước) của hoạt động SXKD
như sau:

35
Ngày Nội dung nộp Số tiền

Nộp thuế TNDN theo quyết toán thuế năm 28 triệu đồng
10/03/2022
2021
Nộp thuế TNDN tạm nộp quý I/2022 40 triệu đồng
12/04/2022
Nộp thuế TNDN tạm nộp quý II/2022 55 triệu đồng
15/07/2022
Nộp thuế TNDN tạm nộp quý III/2022 35 triệu đồng
26/10/2022
Nộp thuế TNDN theo quyết định của cơ 40 triệu đồng
05/11/2022
quan thuế qua thanh tra, kiểm tra
Nộp thuế TNDN tạm nộp quý IV/2022 60 triệu đồng
10/01/2023

Bảng 5: Thông tin nộp thuế trong ví dụ


Vậy số thuế TNDN tạm nộp trong năm 2022 của hoạt động SXKD để
ghi vào chỉ tiêu [G1] được xác định bằng:
40 + 55 + 35 + 60 = 190 triệu đồng
o Chú ý: tiền thuế TNDN của năm trước, tiền thuế TNDN bị truy thu thì
không được ghi vào đây.
- Chỉ tiêu [G3] – Thuế TNDN nộp thừa kỳ trước chuyển sang kỳ này của hoạt
động chuyển nhượng BĐS: phản ánh số thuế TNDN nộp thừa kỳ trước
chuyển sang kỳ này của hoạt động chuyển nhượng BĐS.
- Chỉ tiêu [G4] – Thuế TNDN đã tạm nộp trong năm của hoạt động chuyển
nhượng BĐS: phản ánh số thuế TNDN tạm nộp trong năm của hoạt động
chuyển nhượng BĐS.
- Chỉ tiêu [G5] – Thuế TNDN đã tạm nộp các kỳ trước và trong năm quyết toán
của hoạt động chuyển nhượng cơ sở hạ tầng, nhà có thu tiền theo tiến độ:
phản ánh số thuế TNDN đã tạm nộp các kỳ trước và trong năm quyết toán
của hoạt động chuyển nhượng cơ sở hạ tầng, nhà có thu tiền theo tiến độ.

(*) Chỉ tiêu [H] – chênh lệch giữa số thuế phải nộp và số thuế đã tạm nộp có 03 chỉ
tiêu từ [H1] đến [H3]:

- Chỉ tiêu [H1] – Chênh lệch giữa số thuế phải nộp và số thuế đã tạm nộp trong
năm của hoạt động SXKD: phản ánh chênh lệch giữa số thuế phải nộp và số
thuế đã tạm nộp trong năm của hoạt động SXKD:

[H1] = [E1] + [E5] - [G2]

36
- Chỉ tiêu [H2] – Chênh lệch giữa số thuế phải nộp và số thuế đã tạm nộp trong
năm của hoạt động chuyển nhượng BĐS: phản ánh chênh lệch giữa số thuế
phải nộp và số thuế đã tạm nộp trong năm của hoạt động chuyển nhượng
BĐS:

[H2] = [E3] - [G4]

- Chỉ tiêu [H3] – Chênh lệch giữa số thuế phải nộp và số thuế đã tạm nộp của
hoạt động chuyển nhượng cơ sở hạ tầng, nhà có thu tiền theo tiến độ: phản
ánh chênh lệch giữa số thuế phải nộp và số thuế đã tạm nộp của hoạt động
chuyển nhượng cơ sở hạ tầng, nhà có thu tiền theo tiến độ:

[H3] = [E4] - [G5]

(*) Chỉ tiêu [I] – số thuế TNDN còn phải nộp đến thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán
thuế có 02 chỉ tiêu từ [I1] đến [I2]:

- Chỉ tiêu [I] phản ánh số thuế TNDN còn phải nộp đến thời hạn nộp hồ sơ
khai quyết toán thuế.

[I] = [E] - [G] = [I1] + [I2]

- Chỉ tiêu [I1] – Thuế TNDN còn phải nộp của hoạt động SXKD: phản ánh số
thuế TNDN còn phải nộp của hoạt động SXKD:

[I1] = [E1] + [E5] - [G1] - [G2]

- Chỉ tiêu [I2] – Thuế TNDN còn phải nộp của hoạt động chuyển nhượng BĐS:
phản ánh số thuế TNDN còn phải nộp của hoạt động chuyển nhượng BĐS:

[I2] = [E2] - [G3] - [G4] - [G5]

>> Có thể bạn quan tâm: Cách kê khai phụ lục chuyển lỗ 03-2A/TNDN trên HTKK

3. Một số phụ lục khác kèm theo Tờ khai 03/TNDN


Ngoài mẫu biểu 03/TNDN và 03-1A/TNDN kể trên là các biểu mẫu chính, một số doanh
nghiệp cần lập các phụ lục tờ khai khác đính kèm tờ khai 03/TNDN.

Các mẫu biểu này theo Thông tư 80 cũng có một số thay đổi so với biểu mẫu quy định
tại Thông tư 156 như sau:

37
Hình 8: Một số điểm phụ lục tờ khai thuế TNDN theo Thông tư 80
so với phụ lục theo Thông tư 156

MISA AMIS đưa ra hướng dẫn chi tiết đối với một số phụ lục thường gặp như dưới đây.

3.1. Phụ lục 03-2/TNDN – Chuyển lỗ


Phụ lục 03-2/TNDN – Chuyển lỗ: Nếu doanh nghiệp năm nay (tức năm đang làm tờ
khai quyết toán) có phát sinh thu nhập chịu thuế và có số lỗ của các năm trước còn
trong thời hạn chuyển lỗ vào năm quyết toán thuế thì thực hiện lập phụ lục chuyển lỗ
03-2A/TNDN trên HTKK để giảm thu nhập chịu thuế.

Mẫu số 03-2/TNDN ban hành kèm theo Thông tư 80 như dưới đây:

38
Hình 9: Phụ lục 03-2/TNDN – Chuyển lỗ

Ghi chú:

- Số liệu chỉ tiêu [04] được tổng hợp vào chỉ tiêu [C3a] của Tờ khai 03/TNDN;
- Số liệu chỉ tiêu [05] được tổng hợp vào chỉ tiêu [D2] của Tờ khai 03/TNDN.

Một số lưu ý khi kê khai phụ lục chuyển lỗ 03-2/TNDN như sau:

- Ghi theo số lỗ của hoạt động SXKD các năm trước (được CQT chấp nhận) và
chuyển toàn bộ, liên tục số lỗ vào thu nhập (thu nhập chịu thuế đã trừ thu
nhập miễn thuế) của những năm tiếp theo;
- Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm
phát sinh lỗ;
- Số lỗ được chuyển không quá số lãi của năm được chuyển lỗ;
- Trường hợp tại thời điểm chuyển lỗ, số lỗ phát sinh chưa được thanh, kiểm
tra thuế và sau đó CQT xác định số lỗ ít hơn thì doanh nghiệp khai điều chỉnh.

Chi tiết về phụ lục này mời bạn đọc xem hướng dẫn tại các mục 1.1, 2.2, 2.3 - phần 4
bên dưới.

39
3.2. Phụ lục 03-3A/TNDN, 03-3B/TNDN, 03-3C/TNDN, 03-3D/TNDN -
Phụ lục thuế TNDN được ưu đãi
Trong trường hợp doanh nghiệp có thu nhập được ưu đãi thuế (miễn, giảm), doanh
nghiệp kê khai vào các phụ lục:

Phụ lục 03-3A/TNDN:

Phụ lục này kê khai thuế TNDN được ưu đãi đối với thu nhập từ dự án đầu tư mới, thu
nhập của doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế TNDN. Cụ thể kê khai như hình sau:

Hình 10: Phụ lục 03-3A/TNDN

Ghi chú:

- Số liệu chỉ tiêu [12] được tổng hợp vào chỉ tiêu [C11] của Tờ khai 03/TNDN;
- Số liệu chỉ tiêu [13] được tổng hợp vào chỉ tiêu [C12] của Tờ khai 03/TNDN;
- Số liệu chỉ tiêu [14] được tổng hợp vào chỉ tiêu [C13] của Tờ khai 03/TNDN.

Phụ lục 03-3B/TNDN: Phụ lục này kê khai thuế TNDN được ưu đãi đối với CSKD đầu tư
mở rộng quy mô, nâng cao năng suất, đổi mới công nghệ sản xuất (dự án đầu tư mở
rộng). Cách kê khai tương tự phụ lục 03-3A/TNDN.

Phụ lục 03-3C/TNDN: Phụ lục này kê khai thuế TNDN được ưu đãi đối với doanh nghiệp
sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số hoặc doanh nghiệp hoạt động sản xuất, xây
dựng, vận tải sử dụng nhiều lao động nữ.

40
Phụ lục 03-3D/TNDN: Phụ lục này kê khai thuế TNDN được ưu đãi đối với doanh nghiệp
khoa học công nghệ hoặc doanh nghiệp thực hiện chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh
vực ưu tiên chuyển giao.

Lưu ý: Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh khác tỉnh
là cơ sở sản xuất có ưu đãi thì thực hiện kê khai như sau:

- Tạm nộp hàng quý và nộp theo quyết toán năm cho địa phương dựa vào kết
quả SXKD của hoạt động được ưu đãi và mức ưu đãi
- Kê khai quyết toán riêng số thuế TNDN phải nộp của CSSX có ưu đãi theo
phụ lục 03-3A/TNDN, 03-3B/TNDN, 03-3C/TNDN, 03-3D/TNDN. Nộp các phụ
lục này tại trụ sở chính và địa phương ngoại tỉnh có ưu đãi
- Khai quyết toán toàn bộ hoạt động SXKD ở trụ sở chính theo mẫu 03-TNDN

(Khoản 2c, Điều 17, Thông tư 80)

Để tìm hiểu chi tiết hơn về phụ lục này mời bạn đọc xem thêm hướng dẫn tại mục 2.4
Các chỉ tiêu tách thu nhập tính thuế và thuế TNDN theo từng loại thuế suất – phần 4
bên dưới.

3.3. Phụ lục 03-4/TNDN – Thuế TNDN đã nộp ở nước ngoài


Phụ lục 03-4/TNDN - Thuế TNDN đã nộp ở nước ngoài: phản ánh tổng số thuế TNDN
(hoặc một loại thuế có bản chất tương tự như thuế TNDN) CSKD đã nộp ở nước ngoài
đối với số thu nhập mà cơ sở nhận được từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung
cấp dịch vụ ở nước ngoài trong kỳ tính thuế dựa trên các Biên lai và/hoặc chứng từ
nộp thuế ở nước ngoài.

Hình 11: Phụ lục 03-4/TNDN

41
Ghi chú:

- Số liệu chỉ tiêu [08] được tổng hợp vào chỉ tiêu [B5] của Tờ khai 03/TNDN.

Một số lưu ý khi kê khai phụ lục 03-4/TNDN như sau:

- CSKD có các khoản thu nhập nhận được ở nước ngoài chuyển về Việt Nam
thì phải xác định lại khoản thu nhập nhận được trước khi nộp thuế tại nước
ngoài và xác định số thuế TNDN phải nộp theo Luật Thuế TNDN hiện hành
của Việt Nam, kể cả trường hợp doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi
miễn, giảm thuế thu nhập theo quy định của nước doanh nghiệp đầu tư.
- Mức thuế suất thuế TNDN để tính và kê khai thuế đối với các khoản thu nhập
từ nước ngoài là 20%, không áp dụng mức thuế suất ưu đãi (nếu có) mà
doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đang được hưởng theo Luật
Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
- Khi tính thuế TNDN phải nộp tại Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam đầu tư
ra nước ngoài được trừ số thuế đã nộp ở nước ngoài hoặc đã được đối tác
nước tiếp nhận đầu tư trả thay (kể cả thuế đối với tiền lãi cổ phần).
- Các thu nhập nhận được ở nước ngoài cộng vào thu nhập chịu thuế tại Việt
Nam được xác định trên cơ sở thực nhận. CSKD chỉ hạch toán phần thu nhập
thực nhận trên báo cáo kết quả kinh doanh nên phải cộng số thuế thu nhập
đã nộp ở nước ngoài vào thu nhập chịu thuế và ghi vào chỉ tiêu này.
Ví dụ: Công ty M của Việt Nam có đầu tư vào một doanh nghiệp sản xuất ở
Lào. Trong năm 202X, Công ty M nhận được một khoản cổ tức tương đương
2 tỷ đồng. Số thuế TNDN đã nộp ở Lào với số cổ tức là này là 600 triệu (thuế
suất 30%). Trường hợp này Công ty M sẽ ghi vào chỉ tiêu [B5] số thuế TNDN
đã nộp ở Lào là 600 triệu đồng.

Để tìm hiểu chi tiết hơn về phụ lục này mời bạn đọc xem thêm hướng dẫn tại mục 2.1
- phần 4 bên dưới.

3.4. Phụ lục 03-5/TNDN - Thu nhập đối với hoạt động chuyển nhượng
BĐS
Phụ lục 03-5/TNDN-Thu nhập đối với hoạt động chuyển nhượng BĐS: phản ánh tổng
số thu nhập chịu thuế từ hoạt động chuyển nhượng BĐS (chưa trừ chuyển lỗ năm
trước chuyển sang) của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế.

Doanh nghiệp dựa vào số liệu kế toán theo dõi doanh thu, chi phí liên quan đến hoạt
động chuyển nhượng BĐS để lên các chỉ tiêu trên phụ lục này.

42
Hình 12: Phụ lục 03-5/TNDN

Ghi chú:

- Số liệu chỉ tiêu [12] được tổng hợp vào chỉ tiêu [B15] của Tờ khai 03/TNDN.

3.5. Phụ lục 03-6/TNDN - Báo cáo trích lập quỹ khoa học và công nghệ
Doanh nghiệp căn cứ vào quyết định nội bộ về việc trích lập quỹ khoa học và công nghệ
để điền vào chỉ tiêu của Phụ lục 03-6/TNDN. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần tuân thủ
và lưu ý các quy định tại Thông tư 67 hướng dẫn về nghĩa vụ thuế khi doanh nghiệp
trích lập và sử dụng quỹ phát triển khoa học và công nghệ. Cần đặc biệt lưu ý, các quy
định trong Thông tư này được áp dụng cho việc xác định nghĩa vụ thuế từ kỳ tính thuế
thu nhập doanh nghiệp năm 2022.

Hình 13: Phụ lục 03-6/TNDN- Báo cáo trích lập, sử dụng quỹ khoa học và công nghệ

Ghi chú:

43
- Số liệu chỉ tiêu [05] được tổng hợp vào chỉ tiêu [C5] và [D6] của Tờ khai
03/TNDN. Trong đó, doanh nghiệp dựa vào số trích lập thực tế quỹ khoa
học, công nghệ cho hoạt động SXKD và hoạt động chuyển nhượng BĐS để
phân bổ vào chỉ tiêu [C5] và [D6] của Tờ khai 03/TNDN, đảm bảo số liệu trên
chỉ tiêu [05] của phụ lục 03-6/TNDN bằng tổng số liệu trên chỉ tiêu [C5] cộng
với số liệu trên chỉ tiêu [D6] của Tờ khai 03/TNDN;
- Số liệu tại cột 11, mục III được tổng hợp vào chỉ tiêu [E6]- Thuế TNDN từ xử
lý Quỹ khoa học công nghệ của Tờ khai 03/TNDN.

Để tìm hiểu chi tiết phụ lục này mời bạn đọc xem thêm hướng dẫn tại mục 2.5 - phần
4 bên dưới.

3.6. Phụ lục 03-8/TNDN - Bảng phân bổ số thuế thu nhập doanh nghiệp
phải nộp đối với cơ sở sản xuất
Phụ lục này cần kê khai trong trường hợp doanh nghiệp có đơn vị phụ thuộc, địa điểm
kinh doanh khách tỉnh là cơ sở sản xuất không có ưu đãi.

Cụ thể, doanh nghiệp thực hiện:

- Khai quyết toán tập trung ở trụ sở chính theo mẫu 03-TNDN;
- Sau đó, phân bổ cho địa phương theo tỷ lệ chi phí của cơ sở sản xuất thực
tế phát sinh trong kỳ theo phụ lục 03-8/TNDN (không bao gồm chi phí của
hoạt động được hưởng ưu đãi thuế TNDN);
- Nộp số tiền thuế phân bổ cho từng tỉnh nơi có cơ sở sản xuất.

(Khoản 2c, Điều 17, Thông tư 80)

Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh khác tỉnh là cơ sở
sản xuất có ưu đãi thì sẽ không sử dụng phụ lục 03-8/TNDN này, mà kê khai vào các
phụ lục ưu đãi 03-3A, 03-3B trình bày chi tiết ở mục 3.2 - phần 2 phía trên.

Phụ lục 03-8/TNDN có một số thay đổi so với phụ lục theo Thông tư 156 cụ thể như
sau:

44
Hình 14: Phụ lục 03-8/TNDN

Ghi chú:

- Số liệu chỉ tiêu [06] được tổng hợp vào chỉ tiêu [G1] của Tờ khai 03/TNDN;
- Số liệu chỉ tiêu [07] được tổng hợp vào chỉ tiêu [G2] của Tờ khai 03/TNDN.

3.7. Phụ lục về giao dịch liên kết


Theo quy định người nộp thuế có giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị
định 132 có trách nhiệm kê khai thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết và
nộp cùng tờ khai quyết toán thuế TNDN.

Các mẫu kê khai thông tin về giao dịch liên kết được nộp cùng tờ khai quyết toán thuế
TNDN bao gồm:

- Phụ lục I – Thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết;
- Phụ lục II – Danh mục các thông tin, tài liệu cần cung cấp tại hồ sơ quốc gia
- Phụ lục III- Danh mục các thông tin, tài liệu cần cung cấp tại hồ sơ toàn cầu
- Phụ lục IV– Kê khai thông tin báo cáo lợi nhuận liên quốc gia
- B. Bộ hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết
o Hồ sơ quốc gia – Nội dung dựa trên Phụ lục II;
o Hồ sơ toàn cầu – Nội dung dựa trên Phụ lục III;
o Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia – Theo Phụ lục IV (Phụ lục IV chỉ áp
dụng cho trường hợp người nộp thuế (NNT) có Công ty mẹ tối cao tại
Việt Nam và Công ty mẹ tối cao có tổng doanh thu hợp nhất trên
18.000 tỷ VND)

45
 Lưu ý: Người nộp thuế thuộc trường hợp có giao dịch liên kết và không được miễn
theo quy định thì phải lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết trước thời điểm kê khai
quyết toán thuế TNDN và phải lưu trữ, xuất trình khi cơ quan thuế thanh, kiểm tra
(thời hạn theo luật thanh kiểm tra).

Chi tiết hướng dẫn kê khai Phụ lục I – Thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên
kết như sau:

Trước tiên, để có thể điền thông tin trên phụ lục I- Thông tin về quan hệ liên kết và
giao dịch liên kết, doanh nghiệp tham khảo bảng phân loại các bên liên kết được MISA
tổng hợp lại như sau:

46
(Điều 5, Nghị định 132 về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết)
Hình 15: Phân loại các bên liên kết
Cấu trúc của Phụ lục I bao gồm:

- Thông tin chung của người nộp thuế


- Mục I – Thông tin về các bên liên kết
- Mục II – Các trường hợp được miễn kê khai, miễn lập Hồ sơ xác định giá GDLK
- Mục III – Thông tin xác định giá GDLK
- Mục IV – Kết quả SXKD sau khi xác định giá GDLK

47
o 1. Dành cho người nộp thuế thuộc các ngành sản xuất, thương mại,
dịch vụ
o 2. Dành cho người nộp thuế thuộc các ngành ngân hàng, tín dụng
o 3. Dành cho người nộp thuế là các công ty chứng khoán

Mục I – Thông tin về các bên liên kết:

Hình 16: Cách điền thông tin về các bên liên kết

Mục II – Các trường hợp được miễn kê khai, miễn lập Hồ sơ xác định giá GDLK:

Hình 17: Các trường hợp được miễn kê khai, miễn lập hồ sơ xác định giá GDLK

48
Mục III - Thông tin xác định giá GDLK:

Trường hợp doanh nghiệp được miễn trừ thì kê như sau:

Hình 18: Lưu ý cách điền thông tin xác định giá GDLK khi doanh nghiệp được miễn trừ

Trường hợp doanh nghiệp không được miễn trừ thì kê như sau:

49
Hình 19: Lưu ý cách điền thông tin xác định giá GDLK khi doanh nghiệp không được
miễn trừ

 Lưu ý: cách điền thông tin như sau:

- Hàng hóa (Cột 3 – Giá trị bán ra đối với bên liên kết, Cột 7 – Giá trị mua vào
với bên liên kết) tổng hợp số liệu như sau:

Trường hợp Cột 3 Cột 7

Hàng hóa hình thành Bán/thanh lý TSCĐ: Mua TSCĐ:


tài sản cố định (TSCĐ)
điền giá trị phát sinh từ điền giá trị phát sinh từ
bán TSCĐ cho bên liên mua TSCĐ từ bên LK
kết (LK) theo giá trị tại theo giá trị tại sổ kế
sổ kế toán; toán;

Hàng hóa không hình Bán nguyên vật liệu Mua nguyên vật
thành TSCĐ (NVL)/Công cụ dụng cụ liệu/CCDC/hàng
(CCDC)/hàng hóa/v.v.: hóa/v.v:

50
điền giá trị phát sinh từ điền giá trị phát sinh từ
bán NVL/CCDC/hàng mua NVL/CCDC/hàng
hóa/v.v. cho bên LK hóa/v.v. từ bên LK theo
theo giá trị tại sổ kế giá trị tại sổ kế toán.
toán;

Bảng 6: Cách điền thông tin cột 3, cột 7


- Dịch vụ (Cột 3 – Giá trị bán ra đối với bên liên kết, Cột 7 – Giá trị mua vào
với bên liên kết) bao gồm:

Hình 20: Phân loại các nhóm dịch vụ

Tổng giá trị từng loại dịch vụ phát sinh từ giao dịch với các bên liên kết được
ghi nhận theo giá trị ghi tại sổ kế toán.

Khi tổng hợp số liệu trên các phụ lục về giao dịch liên kết, doanh nghiệp cần lưu ý về
giá trong giao dịch liên kết.

51
PHẦN 3 - CÁC KHOẢN ĐIỀU CHỈNH DOANH
THU, CHI PHÍ THƯỜNG GẶP KHI LÊN TỜ KHAI
QUYẾT TOÁN THUẾ TNDN
1. Các điều chỉnh tăng, giảm doanh thu và điều chỉnh giá
vốn tương ứng (chỉ tiêu [B2], [B9] và [B10], [B3])
Khi tổng hợp số liệu lên tờ khai thuế TNDN 03/TNDN, số liệu trên báo cáo tài chính có
thể có sai sót hoặc do sự khác nhau giữa quy định của kế toán và thuế (chênh lệch tạm
thời) dẫn đến việc kế toán cần điều chỉnh trên tờ khai thuế TNDN các doanh thu, giá
vốn tương ứng để đảm bảo số thuế TNDN là đúng và đủ theo quy định của pháp luật
về thuế.

Một số lí do thường gặp có thể dẫn đến việc điều chỉnh này bao gồm:

Hình 21: Lý do thường gặp dẫn đến cần điều chỉnh chỉ tiêu doanh thu, giá vốn

(*) Khác biệt trong các văn bản pháp luật quy định về thuế đối với ghi nhận doanh thu
xuất khẩu

52
Quy định về xác định thời điểm ghi nhận Doanh thu xuất khẩu chưa nhất quán giữa
các văn bản cụ thể như sau:

Quy định về thuế TNDN Quy định về thuế GTGT

“2. Thời điểm xác định doanh thu để tính “Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để
thu nhập chịu thuế được xác định như tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ
sau: tục hải quan trên tờ khai hải quan”

Đối với hoạt động bán hàng hóa là thời (Điều 3, Thông tư 119 sửa đổi khoản 4,
điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền Điều 16 Thông tư 219)
sử dụng hàng hóa cho người mua.…”
“Sau khi làm xong thủ tục cho hàng hóa
(Điều 3, Thông tư 96) xuất khẩu, cơ sở lập hóa đơn giá trị gia
tăng cho hàng hóa xuất khẩu”

(Khoản 3c, Điều 13, Nghị định 123)

Hướng dẫn của Bộ Tài chính

“Từ ngày 01/09/2014, trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa thì thời điểm
ghi nhận doanh thu tính thuế đối với hoạt động xuất khẩu là ngày xác nhận hoàn
thành thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan, áp dụng cho cả mục đích tính thuế
TNDN”

(Công văn 5476/BTC-CST ngày 07/05/2020)

Bảng 7: Quy định về xác định thời điểm doanh thu xuất khẩu

Hiện nay, việc xác định thời điểm ghi nhận doanh thu tính thuế GTGT và thuế TNDN
theo ngày xác nhận hoàn thành thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan (thực hiện theo
Công văn 5467/BTC-CST) được cơ quan thuế chấp thuận.

Ví dụ: Ngày 31/12/2022, công ty M có thực hiện xuất khẩu một đơn hàng. Ngày hoàn
thành thủ tục hải quan là ngày 31/12/2022 nhưng do doanh nghiệp xuất khẩu theo
điều khoản DDP (địa điểm giao hàng là kho của khách hàng) nên công ty sẽ ghi nhận
doanh thu trên sổ kế toán khi hàng được giao đến kho của khách hàng (03/01/20223).
Số tiền doanh thu là 2 tỷ đồng, giá vốn tương ứng là 1.6 tỷ đồng.

Theo quy định về thuế, 31/12/2022 công ty cần ghi nhận doanh thu và giá vốn tương
ứng cho mục đích tính thuế TNDN, do đó, cần điều chỉnh trên tờ khai thuế TNDN
03/TNDN các chỉ tiêu sau:

53
- Chỉ tiêu [B2]-Các khoản điều chỉnh tăng doanh thu: tăng 2 tỷ
- Chỉ tiêu [B10] Chi phí của phần doanh thu tăng tương ứng: tăng 1.6 tỷ

Như vậy, lợi nhuận tính thuế TNDN sẽ tăng 0.4 tỷ do điều chỉnh 2 chỉ tiêu trên.

2. Một số khoản chi không được trừ khi xác định thu
nhập chịu thuế (chỉ tiêu [B4])
Căn cứ theo pháp luật về thuế, một số khoản chi phí kế toán đã ghi nhận trên sổ kế
toán sẽ không được trừ cho mục đích tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Một số chi phí điển hình như sau:

(Khoản 2, Điều 4 Thông tư 96 sửa đổi bổ sung Điều 6 Thông tư 78 (đã được sửa
đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư 119 và Điều 1 Thông tư 151))

Hình 22: Một số chi phí điển hình không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

Ví dụ: Tại thời điểm quyết toán thuế TNDN năm 2022, Công ty M phát hiện có một số
chi phí không đủ điều kiện khấu trừ cho mục đích tính thuế TNDN bao gồm:

- Chi phí cho vợ, con các chuyên gia nước ngoài: 180 triệu đồng;
- Chi ăn uống tiếp khách không có hóa đơn: 40 triệu đồng;

54
- Chi phí phạt chậm nộp thuế: 5 triệu đồng;
- Chi phí Công ty mẹ tư vấn về dịch vụ quản lý nhưng không có biên bản tổng
hợp nội dung công việc để chứng minh dịch vụ thực tế đã được thực hiện
và phục vụ cho hoạt động của Công ty: 120 triệu đồng.

Tổng cộng các chi phí không được trừ cho mục đích tính thuế TNDN là 345 triệu đồng.

Công ty M thực hiện điều chỉnh trên chỉ tiêu [B4] - Các khoản chi không được trừ khi
xác định thu nhập chịu thuế là 345 triệu đồng. Như vậy, lợi nhuận tính thuế TNDN sẽ
tăng 345 triệu đồng.

3. Chi phí trích trước (chỉ tiêu [B7], [B12])


Chi phí trích trước là chi phí thực tế đã phát sinh, được ghi nhận vào chi phí trong kỳ
nhưng chưa có hóa đơn hoặc chứng từ thanh toán. Theo đó, có một số chi phí trích
trước sẽ không đủ điều kiện ghi nhận là chi phí được trừ cho mục đích tính thuế TNDN.
Cụ thể như sau:

55
(Điều 4 Thông tư 96 sửa đổi bổ sung Điều 6 Thông tư 78 (đã được sửa đổi, bổ sung
tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư 119 và Điều 1 Thông tư 151)

Hình 23: Phân tích cách thức xử lý đối với chi phí trích trước trong các trường hợp

Ví dụ: Công ty M thuê công ty X thực hiện dịch vụ kiểm toán BCTC cho năm 2022. Dịch
vụ được thực hiện hoàn thành vào 15/01/2023. Công ty M đã thực hiện trích trước
120 triệu đồng chi phí này vào 31/12/2022.

Tuy nhiên, chi phí này không tính là chi phí được trừ cho năm 2022 vì không thỏa mãn
cả 3 điều kiện (1), (2) và (3) kể trên (dịch vụ thực tế được thực hiện năm 2023). Do đó,
công ty cần điều chỉnh trên chỉ tiêu [B7] - Các khoản điều chỉnh làm tăng lợi nhuận kế
toán trước thuế khác số tiền 120 triệu.

56
Sang năm 2023, do thực tế dịch vụ đã được thực hiện, có hóa đơn chứng từ đầy đủ
nên công ty sẽ được tính chi phí này là chi phí được trừ khi tính thuế. Khi đó, công ty
điều chỉnh trên chỉ tiêu [B12] - Các khoản điều chỉnh làm giảm lợi nhuận kế toán trước
thuế khác số tiền 120 triệu.

4. Chi phí lương, thưởng (chỉ tiêu [B4], [B7], [B12])


Chi phí không được trừ cho mục đích thuế bao gồm Chi tiền lương, tiền công, tiền
thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:

(Nguồn: Điểm 2.6, Khoản 2, Điều 4 Thông tư 96 sửa đổi bổ sung Điều 6 Thông tư 78 (đã
được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư 119 và Điều 1 Thông tư 151)

Hình 24: Cách trường hợp chi phí lương, thưởng không được trừ cho mục đích thuế

Ví dụ: Tại ngày 31/12/2022, Công ty M ghi nhận một số khoản chi tiền lương thưởng
của nhân viên vào chi phí như sau:

- Chi phí trích trước tiền thưởng theo kết quả kinh doanh năm 2022: số tiền
10 tỷ. Tuy nhiên khi đến thời hạn quyết toán thuế 2022 là ngày 31/03/2023,
kế toán nhận được thông báo từ Ban giám đốc sau khi rà soát lại tình hình

57
công ty khoản thưởng này sẽ được chi vào 30/04/2023 do công ty đang gặp
khó khăn về tài chính.
o Khi đó kế toán điều chỉnh trên chỉ tiêu [B7] - Các khoản điều chỉnh
làm tăng lợi nhuận kế toán trước thuế khác số tiền 10 tỷ.
o Sang năm 2023, do thực tế khoản này đã được chi vào 30/4/2023, có
hóa đơn chứng từ đầy đủ nên công ty sẽ được tính chi phí này là chi
phí được trừ khi tính thuế. Khi đó, công ty điều chỉnh trên chỉ tiêu
[B12] - Các khoản điều chỉnh làm giảm lợi nhuận kế toán trước thuế
khác số tiền 10 tỷ.
- Chi thưởng cho các chuyên gia nước ngoài sang theo dạng phái cử theo
thông báo của công ty mẹ số tiền 5 tỷ. Tuy nhiên kế toán chỉ có chứng từ là
thông báo của công ty mẹ, không có chính sách nào quy định về khoản chi
này. Do đó, công ty điều chỉnh trên chỉ tiêu [B4] - Các khoản chi không được
trừ khi xác định thu nhập chịu thuế: 5 tỷ đồng (loại trừ mà không được điều
chỉnh ngược lại vào năm sau).

5. Điều chỉnh chi phí lãi vay của doanh nghiệp có giao
dịch liên kết (chỉ tiêu [B7], [B11])
Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người
nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt
quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi
vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát
sinh trong kỳ của người nộp thuế.

Phần chi phí lãi vay không được trừ theo quy định tại điểm a khoản này được chuyển
sang kỳ tính thuế tiếp theo khi xác định tổng chi phí lãi vay được trừ trong trường hợp
tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức quy
định tại điểm a khoản này. Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 05
năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ.

(Khoản 3, Điều 16, Nghị định 132)

Cụ thể việc điều chỉnh chi phí lãi vay của doanh nghiệp có giao dịch liên kết được thực
hiện như sau:

58
Hình 25: Điều chỉnh chi phí lãi vay của doanh nghiệp có giao dịch liên kết

Lưu ý:

- EBITDA là tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi
phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi
phí khấu hao phát sinh trong kỳ của NNT.
- Chi phí lãi vay thuần là tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho
vay phát sinh trong kỳ (Tổng chi phí lãi vay bao gồm cả vay từ bên độc lập và
từ bên có quan hệ liên kết).
- Nếu vay vốn của ngân hàng ít nhất bằng 25% vốn góp chủ sở hữu và > 50%
tổng giá trị các khoản nợ trung/dài hạn của bên đi vay thì giao dịch đi vay bị
coi là giao dịch liên kết.

Ví dụ: Trong năm 2022, công ty M có bán hàng cho 1 công ty khác là bên liên kết. Như
vậy trường hợp này công ty M thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định 132.

- Chi phí lãi vay trong năm là 400.000.000 đồng (giả sử chi phí lãi vay này đủ
điều kiện là chi phí được trừ của công ty);
- Lợi nhuận kế toán trước thuế là 800.000.000 đồng;
- Lợi nhuận khác bằng 0;
- Lãi cho vay, lãi tiền gửi bằng 10.000.000 đồng;
- Khấu hao là 50.000.000 đồng.

Tính lãi vay không được trừ cho năm 2022.

Trả lời:

EBITDA = 800.000.000 + 400.000.000 + 50.000.000 - 0 - 0 = 1.250.000.000 đồng

Lãi vay tối đa được trừ trong năm:

30% x EBITDA = 30% x 1.250.000.000 = 375.000.000 đồng

59
Như vậy năm 2022, Công ty M chỉ được trừ tối đa là 375.000.000 đồng.

Phần chênh lệch: (400.000.000-10.000.000) - 375.000.000 = 15.000.000 đồng thì công


ty M điều chỉnh trên chỉ tiêu [B7] - Các khoản điều chỉnh làm tăng lợi nhuận kế toán
trước thuế khác.

Khoản 15.000.000 đồng - chi phí không được trừ năm 2022 này sẽ được chuyển sang
các năm tiếp theo, nhưng thời gian chuyển tối đa không quá năm 5 năm kể từ năm
2023.

Giả sử, sang năm 2023, chi phí lãi vay (đã trừ đi lãi tiền gửi, tiền cho vay) là 300.000.000
đồng - thấp hơn mức khống chế 30% của EBITDA năm 2023 là 295.000.000 đồng. Thì,
tại kỳ tính thuế năm 2023, công ty M được chuyển chi phí lãi vay chưa được trừ hết từ
năm 2022 với mức tối đa là: 300.000.000 - 295.000.000 = 5.000.000 đồng. Vậy, chi phí
lãi vay chưa được trừ năm 2022 chuyển sang năm 2023 là 5.000.000 đồng và điều
chỉnh trên chỉ tiêu [B11] của tờ khai quyết toán thuế năm 2023.

Phần chênh lệch: 15.000.000 - 5.000.000 = 10.000.000 đồng được chuyển sang các
năm tiếp theo nhưng không quá 5 năm (năm 2027).

6. Các điều chỉnh khác (chỉ tiêu [B4], [B7], [B12])


Ngoài các điều chỉnh trên, một số điều chỉnh khác doanh nghiệp cần lưu ý bao gồm:

Đối tượng Nội dung Được trừ/


Điều chỉnh

Chi phí hủy hàng Tổn thất do thiên tai, dịch Được trừ
tồn kho bệnh, hỏa hoạn và bất khả
kháng; hoặc bị hư hỏng do
thay đổi quá trình sinh hóa tự
nhiên, hàng hóa hết hạn sử
dụng, không được bồi
thường

Các trường hợp khác mà Không được trừ, điều chỉnh tại
không trích lập, xử lý dự chỉ tiêu [B4]
phòng theo Thông tư 48,
Thông tư 24

Các khoản dự Trích lập kỳ này không đúng Điều chỉnh tại chỉ tiêu [B7]
phòng giảm giá quy định Thông tư 48

60
hàng tồn kho, tổn
Hoàn nhập hoặc xử lý dự Điều chỉnh tại chỉ tiêu [B12]
thất các khoản
phòng của kỳ trước theo
đầu tư, nợ phải
đúng quy định
thu khó đòi, bảo
hành sản phẩm,
hàng hóa, dịch vụ,
công trình xây
dựng

Khấu hao của - TSCĐ có nguyên giá dưới 30 Trường hợp giá trị khấu hao
TSCĐ triệu VND tính theo kế toán hoặc theo
chuẩn mực kế toán quốc tế lớn
- Khấu hao tài sản theo kế
hơn giá trị tính theo khung
toán lệch với khung khấu hao
khấu hao quy định tại Thông tư
theo quy định của Thông tư
45 (nghĩa là doanh nghiệp đang
45
tính vào chi phí được trừ khi
- Tài sản được khấu hao theo tính TNDN nhiều hơn quy định):
chuẩn mực quốc tế (ví dụ
=> Điều chỉnh tại chỉ tiêu [B7] -
IFRS 16) khác với quy định về
Các khoản điều chỉnh làm tăng
thuế liên quan của Việt Nam.
lợi nhuận trước thuế khác.

Trường hợp giá trị khấu hao


tính theo kế toán hoặc theo
chuẩn mực kế toán quốc tế nhỏ
hơn giá trị tính theo khung
khấu hao quy định tại Thông tư
45 (nghĩa là doanh nghiệp đang
tính vào chi phí được trừ khi
tính TNDN ít hơn quy định):
=> Điều chỉnh tại chỉ tiêu [B12]
– Các khoản điều chỉnh làm
giảm lợi nhuận trước thuế
khác.

Chênh lệch tỷ giá Lỗ CLTG phát sinh kỳ này Điều chỉnh tại chỉ tiêu [B7]
(CLTG) do đánh giá (Khoản 2.21, Điều 4, Thông tư
lại các khoản nợ 96)
phải thu và tiền
Lãi CLTG phát sinh kỳ này Điều chỉnh tại chỉ tiêu [B12]
(Công văn 2327/TCT-CS ngày
15/06/2015

61
Lỗ CLTG kỳ trước được hoàn Điều chỉnh tại chỉ tiêu [B12]
nhập hoặc thực hiện kỳ này

Lãi CLTG kỳ trước được hoàn Điều chỉnh tại chỉ tiêu [B7]
nhập hoặc thực hiện kỳ này

Bảng 8: Một số điều chỉnh tại chỉ tiêu [B4], [B7], [B12] thường gặp

Ví dụ 1: Năm 2022, công ty có hủy 1 lô hàng do hàng bán bị lỗi, khách hàng trả lại
(không thuộc trường hợp bất khả kháng). Lô hàng này công ty mới nhập ngày
23/12/2022 nên công ty cũng không trích lập dự phòng tại thời điểm 31/12/2021. Gía
trị hàng tồn kho của lô hàng bị hủy là 2 tỷ đồng.

Vì không thuộc trường hợp bất khả kháng và công ty không trích lập dự phòng tại thời
điểm 31/12/2021 nên chi phí hủy hàng này không được trừ khi tính thuế TNDN năm
2022. Công ty điều chỉnh trên chỉ tiêu [B4] (loại trừ hoàn toàn mà không được điều
chỉnh ngược lại vào các năm sau).

Ví dụ 2: Năm 2022, Công ty trích lập dự phòng đối với thành phẩm theo chính sách nội
bộ với giá trị trích lập dự phòng là 2 tỷ đồng. Chính sách trích lập nội bộ là: thành phẩm
tồn kho từ 6 tháng trích lập 20%, thành phẩm tồn kho từ 6 tháng trở lên đến 1 năm
trích lập 50%, thành phẩm tồn kho từ 1 năm trở lên đến 3 năm trích lập 70% và thành
phẩm tồn kho từ 3 năm trở lên tích lập 100%.

Việc trích lập này không tuân theo quy định tại Thông tư 48 (Đối tượng lập dự phòng
bao gồm nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa, hàng mua đang đi đường,
hàng gửi đi bán, hàng hóa kho bảo thuế, thành phẩm (sau đây gọi tắt là hàng tồn kho)
mà giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện). Như vậy, chi phí
trích lập không được trừ khi tính thuế TNDN, công ty điều chỉnh vào chỉ tiêu [B7] - Các
khoản điều chỉnh làm tăng lợi nhuận kế toán trước thuế khác số tiền 2 tỷ.

Đến năm 2023, công ty hoàn nhập khoản trích lập này thì sẽ được tính là chi phí được
trừ khi tính thuế TNDN năm 2023. Khi đó, trên tờ khai quyết toán năm 2023, công ty
điều chỉnh vào chỉ tiêu [B12] - Các khoản điều chỉnh làm tăng giảm nhuận kế toán trước
thuế khác số tiền 2 tỷ.

62
PHẦN 4 - MỘT SỐ LƯU Ý ĐỐI VỚI CÁC CHỈ TIÊU
QUAN TRỌNG KHI LẬP TỜ KHAI QUYẾT TOÁN
THUẾ TNDN 2022
MISA AMIS chia sẻ một số lưu ý khi lập tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2022 nhằm
giúp cho việc lập tờ khai quyết toán được chính xác, tuân thủ các quy định thuế TNDN
hiện hành. Nội dung dưới đây tập trung vào các chỉ tiêu quan trọng, dễ gây nhầm lẫn,
sai sót.

1. Một số lưu ý các chỉ tiêu quan trọng đối với hoạt động
chuyển nhượng BĐS
1.1. Chỉ tiêu [D2] - Lỗ từ hoạt động chuyển nhượng BĐS được chuyển
trong kỳ
Đối với hoạt động kinh doanh BĐS, khi kê khai quyết toán thuế TNDN thì doanh nghiệp
cần lưu ý một số điểm sau:

- Điều 4, Thông tư 78 quy định: nếu doanh nghiệp có thu nhập từ hoạt động
chuyển nhượng BĐS, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền
tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến
khoáng sản theo quy định của pháp luật thì phải:

1) Phải hạch toán riêng để kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp;

2) Không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (trừ phần
thu nhập của doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư kinh doanh nhà
ở xã hội để bán, cho thuê, cho thuê mua được áp dụng thuế suất thuế
TNDN 10% theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 19 Thông tư này).

- Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp có phát sinh lỗ từ hoạt động chuyển nhượng
BĐS thì được bù trừ với lãi của hoạt động SXKD trong kỳ. Sau khi bù trừ vẫn
còn lỗ thì tiếp tục được chuyển sang các năm tiếp theo trong thời hạn
chuyển lỗ theo quy định, với thứ tự ưu tiên chuyển lỗ trong từng năm là bù
trừ với lãi của hoạt động chuyển nhượng BĐS trước, bù trừ với lãi của hoạt
động SXKD sau.

63
- Người nộp thuế ghi số lỗ từ hoạt động chuyển nhượng BĐS được chuyển
trong kỳ vào chỉ tiêu [D2], chỉ tiêu này được lấy từ dòng “Tổng cộng” của cột
(5) trên Phụ lục 03-2/TNDN kèm theo tờ khai quyết toán thuế TNDN.

1.2. Chỉ tiêu [G3] - Thuế TNDN nộp thừa kỳ trước chuyển sang kỳ này
của hoạt động chuyển nhượng BĐS và chỉ tiêu [G4] - Thuế TNDN đã
tạm nộp trong năm của hoạt động chuyển nhượng BĐS
Quy định mới theo Thông tư 80, việc kê khai thuế TNDN đối với hoạt động chuyển
nhượng BĐS có một số điểm mới như sau:

- Không phân biệt doanh nghiệp chuyển nhượng BĐS thường xuyên hay
không thường xuyên mà thống nhất tạm nộp thuế hàng quý với tỷ lệ 1% trên
doanh thu tại địa phương.
- Cuối năm khi quyết toán tại trụ sở chính:
o Xác định lại số thuế phải nộp theo kết quả hoạt động kinh doanh thực
tế (mẫu 03/TNDN kèm phụ lục 03-5/TNDN) & số thuế phải nộp cho
từng tỉnh theo 1% doanh thu chuyển nhượng BĐS tại tỉnh (mẫu 03-
8A/TNDN)
o Được bù trừ số thuế đã tạm nộp tại các tỉnh (không bao gồm số thuế
đã tạm nộp cho doanh thu hoạt động chuyển nhượng BĐS thu tiền
theo tiến độ chưa bàn giao trong năm) với số thuế phải nộp từng tỉnh.
Nếu chưa bù trừ hết thì tiếp tục bù trừ với số thuế TNDN của hoạt
động chuyển nhượng BĐS tại trụ sở chính.
o Điền phụ lục 03-9/TNDN - Phụ lục bảng kê chứng từ nộp tiền thuế thu
nhập doanh nghiệp tạm nộp của hoạt động chuyển nhượng BĐS thu
tiền theo tiến độ chưa bàn giao trong năm. Trong đó, cần đảm bảo:
 Số liệu trên chỉ tiêu [04] của phụ lục 03-8A/TNDN bằng với số
liệu trên chỉ tiêu [05] của phụ lục 03-9/TNDN và được tổng hợp
lên chỉ tiêu [G3] của tờ khai 03/TNDN.
 Số liệu trên chỉ tiêu [05] của phụ lục 03-8A/TNDN bằng với số
liệu trên chỉ tiêu [07] của phụ lục 03-9/TNDN và được tổng hợp
lên chỉ tiêu [G4] của tờ khai 03/TNDN.
 Minh họa số liệu tổng hợp lên chỉ tiêu [G3], [G4] của tờ khai
03/TNDN như sau:

64
Hình 26: Minh họa số liệu tổng hợp lên chỉ tiêu [G3], [G4]

2. Một số lưu ý các chỉ tiêu quan trọng đối với hoạt động
SXKD thông thường
2.1. Chỉ tiêu [B5] - Thuế thu nhập đã nộp cho phần thu nhập nhận được
ở nước ngoài và chỉ tiêu [C16] - Thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài
được trừ trong kỳ tính thuế
Cách xác định chỉ tiêu [B5] - Thuế thu nhập đã nộp cho phần thu nhập nhận được ở
nước ngoài như sau:

- Công thức tính:

Thu nhập Thuế suất thu nhập


[B5] = x
GROSS ở nước ngoài

- Trường hợp doanh nghiệp có số liệu thu nhập NET thì chúng ta quy đổi như
sau:

65
Thu nhập NET ghi nhận ở TK 515
Thu nhập
=
GROSS
(1 - Thuế suất thuế thu nhập ở nước ngoài)

Chú thích:

- Thu nhập NET là thu nhập mà doanh nghiệp nhận được sau khi đã trừ hết
phần thuế thu nhập doanh nghiệp ở nước ngoài.
- Thu nhập GROSS là thu nhập mà doanh nghiệp nhận được bao gồm cả phần
thuế thu nhập doanh nghiệp ở nước ngoài.

Thu nhập Thu nhập NET ghi Thuế thu nhập ở


= +
GROSS nhận ở TK 515 nước ngoài

>> Có thể bạn quan tâm: Các công việc kê khai, nộp thuế trong 3 tháng đầu năm 2023
kế toán cần nhớ

Chỉ tiêu [C16] - là số thuế TNDN đã nộp ở nước ngoài được khấu trừ:

Chỉ tiêu [C16] - số thuế TNDN đã nộp ở nước ngoài được khấu trừ phản phản ánh số
thuế TNDN đã nộp ở nước ngoài được phép giảm trừ vào số thuế TNDN của hoạt động
SXKD trong kỳ.

Gía trị điền vào chỉ tiêu này được xác định bằng: Min {Thuế thu nhập ở nước ngoài;
Thuế thu nhập theo thuế suất của Việt Nam}

Hay, bạn đọc xác định giá trị nhỏ hơn giữa số thuế thu nhập ở nước ngoài so sánh với
số thuế thu nhập theo thuế suất của Việt Nam để ghi vào chỉ tiêu [C16]

Nguyên tắc khấu trừ thuế TNDN đã nộp ở nước ngoài được tổng hợp tại hình sau:

66
(Điều 1 Thông tư 96 sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 3 Thông tư 78)

Hình 27: Nguyên tắc khấu trừ thuế TNDN đã nộp ở nước ngoài

Lưu ý: Doanh nghiệp được tính trừ cả số thuế đã được miễn giảm ở nước ngoài.

Ví dụ: Trong năm 2022, doanh nghiệp Phú Khang là doanh nghiệp Việt Nam có đầu tư
ra nước ngoài ở quốc gia A và nhận về một khoản lợi nhuận sau thuế là 18 tỷ đồng.

Giả sử như số thuế TNDN doanh nghiệp đã nộp ở quốc gia A là 2 tỷ đồng, khi chuyển
về Việt Nam số tiền 18 tỷ đồng thì khoản lợi nhuận sau thuế TNDN này cần hạch toán
vào tài khoản 515. Sau khi hạch toán vào tài khoản 515, khoản lợi nhuận kế toán trước
thuế sẽ hình thành nên thu nhập chịu thuế.

Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thuế Việt Nam, thu nhập chịu thuế được xác
định trên khoản thu nhập là thu nhập mà doanh nghiệp nhận được bao gồm cả phần
thuế thu nhập doanh nghiệp ở nước ngoài (thu nhập gross). Do đó, doanh nghiệp phải
điều chỉnh vào chỉ tiêu [B5] - Thuế thu nhập đã nộp cho phần thu nhập nhận được ở
nước ngoài số tiền là 2 tỷ đồng để đảm bảo thu nhập chịu thuế là khoản thu nhập đã
bao gồm thuế.

67
Bên cạnh đó, số thuế đã nộp tại nước ngoài được khấu trừ (kê khai vào chỉ tiêu [C16])
là giá trị nhỏ hơn giữa 2 tỷ đồng và số thuế thu nhập theo thuế suất của Việt Nam tính
trên phần thu nhập từ nước ngoài này.

Lưu ý, khi kê khai, NNT thực hiện kê khai vào Phụ lục 03-4/TNDN trước và lấy số liệu ở
chỉ tiêu [04] để ghi vào chỉ tiêu [C16] của Tờ khai 03/TNDN.

2.2. Chỉ tiêu [C3a] - Lỗ từ hoạt động SXKD được chuyển trong kỳ
Liên quan đến chỉ tiêu này, doanh nghiệp cần lưu ý một số điểm sau:

Cách xác định lỗ khi tính thuế TNDN

Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập tính thuế chưa bao
gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước chuyển sang.

(Khoản 1, Điều 9, Thông tư 78)

Lãi hay lỗ hoạt động kinh doanh được xác định bằng công thức sau:

Chi phí Các khoản thu Thu nhập được


Lãi/Lỗ = Doanh thu - + -
được trừ nhập khác miễn thuế

- Trường hợp kết quả công thức trên lớn hơn (>) 0 tức là doanh nghiệp có lãi.
Lúc này, kế toán kết chuyển lỗ (nếu có) để xác định thu nhập tính thuế như
quy định tại Khoản 1, Điều 4, Thông tư 78.
- Trường hợp kết quả công thức trên nhỏ hơn (<) 0, doanh nghiệp có lỗ, khi
đó, doanh nghiệp không phải nộp thuế TNDN.

Nguyên tắc chuyển lỗ khi xác định thuế TNDN

Nguyên tắc chuyển lỗ khi xác định thuế TNDN được quy định tại Khoản 2, Điều 9,
Thông tư 78, được sửa đổi bởi Điều 7, Thông tư 96, gồm 3 nguyên tắc:

68
Hình 28: Nguyên tắc chuyển lỗ khi xác định thuế TNDN

- Chỉ được chuyển lỗ khi có lãi: Nếu doanh nghiệp có lãi thì được chuyển lỗ và chỉ
được chuyển số lãi tối đa bằng số lãi của năm chuyển.

- Số lỗ được chuyển toàn bộ và liên tục:

o Doanh nghiệp tạm thời chuyển lỗ năm trước vào thu nhập của các quý
của năm sau khi lập tờ khai tạm nộp quý và chuyển chính thức vào năm
sau khi lập tờ khai quyết toán thuế năm (không được chuyển lỗ từ quý
sang năm).

o Doanh nghiệp có số lỗ giữa các quý trong cùng một năm tài chính thì
được bù trừ số lỗ của quý trước vào các quý tiếp theo của năm tài chính
đó. Khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp xác định
số lỗ của cả năm và chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập chịu
thuế của những năm tiếp sau năm phát sinh lỗ theo quy định nêu trên.

- Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát
sinh lỗ:

o Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì chuyển toàn bộ và
liên tục số lỗ vào thu nhập (thu nhập chịu thuế đã trừ thu nhập miễn
thuế) của những năm tiếp theo. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền
kiểm tra, thanh tra quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp xác định số
lỗ doanh nghiệp được chuyển khác với số lỗ do doanh nghiệp tự xác định
thì số lỗ được chuyển xác định theo kết luận của cơ quan kiểm tra, thanh

69
tra nhưng đảm bảo chuyển lỗ toàn bộ và liên tục không quá 5 năm, kể
từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ theo quy định.

o Trường hợp trong thời gian chuyển lỗ có phát sinh tiếp số lỗ thì số lỗ
phát sinh này (không bao gồm số lỗ của kỳ trước chuyển sang) sẽ được
chuyển lỗ toàn bộ và liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm
phát sinh lỗ.

Ví dụ chi tiết minh họa nguyên tắc chuyển lỗ mời bạn đọc tham khảo tại đây.

NNT ghi số lỗ từ hoạt động SXKD được chuyển chính thức trong năm vào chỉ tiêu [C3a],
chỉ tiêu này được lấy từ dòng “Tổng cộng” của cột (5) mục I trên Phụ lục 03-2/TNDN
kèm theo tờ khai quyết toán thuế TNDN.

2.3. Chỉ tiêu [C3b] - Lỗ từ chuyển nhượng BĐS được bù trừ với lãi của
hoạt động SXKD
Như trình bày tại mục 1.1 ở trên: Nếu doanh nghiệp có phát sinh lỗ từ hoạt động
chuyển nhượng BĐS phát sinh từ các năm trước sẽ được bù trừ tương ứng với lãi của
chính hoạt động này phát sinh trong kỳ.

Ngoài ra, quy định còn cho phép:

- Doanh nghiệp trong kỳ tính thuế có các hoạt động chuyển nhượng BĐS,
chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia thực hiện dự
án đầu tư (trừ dự án thăm dò, khai thác khoáng sản) nếu bị lỗ thì số lỗ này
được bù trừ với lãi của hoạt động SXKD (bao gồm cả thu nhập khác quy định
tại Điều 7 Thông tư này) liên tục tối đa không quá 5 năm.
- Trường hợp doanh nghiệp làm thủ tục giải thể doanh nghiệp, sau khi có
quyết định giải thể nếu có chuyển nhượng BĐS là tài sản cố định của doanh
nghiệp thì thu nhập (lãi) từ chuyển nhượng BĐS (nếu có) được bù trừ với lỗ
từ hoạt động SXKD (bao gồm cả số lỗ của các năm trước được chuyển sang
theo quy định) vào kỳ tính thuế phát sinh hoạt động chuyển nhượng BĐS.

(Khoản 2, Điều 4, Thông tư 78 được sửa đổi bởi Khoản 2, Điều 2, Thông tư 96)

Như vậy số lỗ từ hoạt động chuyển nhượng BĐS từ các kỳ trước chuyển sang, sau khi
bù trừ với lãi của chính hoạt động này phát sinh trong kỳ, thì được phép tiếp tục bù
trừ với lãi của hoạt động SXKD.

70
NNT ghi số lỗ từ hoạt động chuyển nhượng BĐS được chuyển trong kỳ vào chỉ tiêu
[C3b], chỉ tiêu này được lấy từ dòng “Tổng cộng” của cột (5) mục II trên Phụ lục 03-
2/TNDN, sau khi trừ đi chỉ tiêu [D2].

Lưu ý: Doanh nghiệp chỉ được phép bù trừ lỗ của hoạt động chuyển nhượng BĐS với
lãi của hoạt động SXKD, không có chiều ngược lại, tức là không được phép bù trừ lãi
của của hoạt động chuyển nhượng BĐS với lỗ của hoạt động SXKD.

2.4. Các chỉ tiêu tách thu nhập tính thuế và thuế TNDN theo từng loại
thuế suất (từ chỉ tiêu [C7] đến [C15])
Số liệu điền vào các chỉ tiêu này liên quan đến việc xác định ưu đãi thuế đối với doanh
nghiệp.

- Ưu đãi thuế TNDN chủ yếu gồm hình thức miễn thuế và giảm thuế;
- Các nhóm ưu đãi thuế TNDN:
o Ưu đãi cho dự án đầu tư mới: Dự án đầu tư mới được ưu đãi về thuế
suất và miễn giảm thuế:
 Ví dụ: Dự án đầu tư mới được ưu đãi: áp dụng thuế suất 10%
trong vòng 15 năm; đồng thời được miễn thuế 2 năm và giảm
thuế 50% trong vòng 4 năm kể từ khi phát sinh thu nhập chịu
thuế tức là doanh nghiệp sẽ được miễn thuế 2 năm, sau đó áp
dụng thuế suất 5% (giảm 50% của thuế suất 10%) trong vòng
4 năm tiếp theo.
o Ưu đãi cho dự án đầu tư mở rộng: Dự án đầu tư mở rộng không được
ưu đãi về thuế suất, chỉ được miễn giảm thuế:
 Ví dụ: Dự án đầu tư mở rộng không được áp dụng giảm thuế
suất mà chỉ được miễn thuế 2 năm và giảm thuế 50% trong
vòng 4 năm tiếp theo kể từ khi phát sinh thu nhập chịu thuế.
o Một số các trường hợp được ưu đãi thuế TNDN phân loại theo ngành
nghề, theo địa điểm và quy mô được tổng hợp như bảng sau:

71
Ưu đãi về thuế suất Miễn/ giảm thuế
Miễn Miễn
thuế 4 thuế 2
10% 17% năm và năm và
Phân loại 10% cho Khác
trong trong giảm giảm
cả đời
vòng 15 vòng 10 thuế 50% thuế 50%
dự án
năm năm trong 9 trong 4
năm tiếp năm tiếp
theo theo
Theo ngành nghề
- Doanh nghiệp từ hoạt động
xã hội hóa trong lĩnh vực
giáo dục - đào tạo, dạy nghề,
y tế, văn hoá, thể thao và
môi trường, giám định tư
pháp (sau đây gọi chung là
lĩnh vực xã hội hoá).
- Thu nhập của doanh
nghiệp từ: trồng, chăm sóc,
bảo vệ rừng; thu nhập từ
x
trồng trọt, chăn nuôi, nuôi
trồng, chế biến nông sản,
thủy sản ở địa bàn kinh tế xã
hội khó khăn; Nuôi trồng
lâm sản ở địa bàn có điều
kiện kinh tế xã hội khó khăn;
Sản xuất, nhân và lai tạo
giống cây trồng, vật nuôi;
Sản xuất, khai thác và tinh
chế muối
Miễn
thuế 4
Các lĩnh vực xã hội hóa năm và
không thuộc vùng có điều giảm thuế
x
kiện khó khăn hoặc đặc biệt 50%
khó khăn trong 5
năm tiếp
theo
Các lĩnh vực xã hội hóa ở
những vùng có điều kiện khó x x
khăn hoặc đặc biệt khó khăn
- R&D, công nghệ cao
- Phát triển cơ sở hạ tầng
- Sản xuất phần mềm và vật
liệu đủ tiêu chuẩn
x x
- Công nghệ sinh học, năng
lượng sạch/tái chế
- Các ngành công nghiệp hỗ
trợ đủ điều kiện
- Thép cao cấp x x

72
- Sản phẩm tiết kiệm năng
lượng
- Nghề thủ công truyền
thống
Theo địa điểm
- Địa bàn có điều kiện kinh tế
- xã hội đặc biệt khó khăn
x x
- Khu kinh tế, khu công nghệ
cao
Địa bàn có điều kiện kinh tế
x x
- xã hội khó khăn
Các khu công nghiệp (trừ các
khu công nghiệp ở khu vực x
thuận lợi)
Theo quy mô
Dự án sản xuất đáp ứng điều
kiện về vốn, doanh thu,
x x
nhân viên và/hoặc công
nghệ

Bảng 9: Tổng hợp ưu đãi thuế theo ngành nghề, địa điểm, quy mô

Ví dụ 1: Công ty M1 là công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Căn cứ theo giấy chứng nhận
đầu tư, dự án đầu tư mục đích là để sản xuất các thiết bị bán bán dẫn - được coi là các
sản phẩm công nghệ cao. Như vậy, công ty sẽ được hưởng ưu đãi thuế bao gồm: thuế
suất 10% trong vòng 15 năm, miễn thuế 4 năm và giảm thuế 50% trong vòng 9 năm
tiếp theo kể từ năm có phát sinh thu nhập chịu thuế.

Công ty đầu tư vào Việt Nam từ 01/01/2017. Sau 02 năm thực hiện đầu tư xây dựng
cơ bản, năm 2019 công ty bắt đầu có doanh thu và phát sinh thu nhập chịu thuế. Như
vậy, từ năm 2019 đến 2022 công ty sẽ được miễn thuế; từ năm 2023 công ty sẽ được
giảm thuế 50% đến năm 2031 (tức là thuế suất tính thuế sẽ là 50% x 10% = 5% trong
vòng 9 năm).

Ví dụ 2: Công ty M2 là công ty Trung Quốc có vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2019, công
thực hiện đầu tư nhà máy sản xuất tại huyện Yên Thế, Bắc Giang.

Theo Phụ lục Nghị định 218 của Chính phủ, huyện Yên Thế, Bắc Giang là địa bàn có
điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, do đó, Công ty M2 sẽ được hưởng ưu đãi theo địa
bàn là địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Ưu đãi thuế là thuế suất 17%
trong vòng 10 năm; miễn thuế 02 năm và giảm 50% thuế trong vòng 4 năm tiếp theo
kể từ kể từ năm có phát sinh thu nhập chịu thuế.

73
Năm 2020 Công ty M2 bắt đầu phát sinh doanh thu và có thu nhập chịu thuế. Như vậy,
công ty được miễn thuế 02 năm là năm 2020 và 2021, đồng thời, thuế suất tính thuế
là 8,5% trong vòng 4 năm tiếp theo từ 2022-2025.

Doanh nghiệp đối chiếu chi tiết tại Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21 Thông tư 78
được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 96 để xác định thu nhập được hưởng ưu đãi thuế,
từ đó, xác định số thuế TNDN được miễn giảm để điền vào các phụ lục về ưu đãi bao
gồm Phụ lục 03-3A/TNDN, 03-3B/TNDN, 03-3C/TNDN, 03-3D/TNDN, sau đó, tổng hợp
số liệu lên các chỉ tiêu từ [C7] đến [C15] trên tờ khai.

2.5. Các chỉ tiêu liên quan đến trích lập quỹ khoa học và công nghệ
([C5], [D5], [E6])
Chỉ tiêu [C5] và chỉ tiêu [D5] đều phản ánh số trích lập Quỹ khoa học và công nghệ từ
thu nhập tính thuế, cụ thể:

- Chỉ tiêu [C5] phản ánh số trích - Chỉ tiêu [D5] phản ánh số trích
lập quỹ khoa học công nghệ từ lập quỹ khoa học công nghệ từ
thu nhập tính thuế của hoạt thu nhập tính thuế của hoạt
động SXKD. động chuyển nhượng BĐS.

Chỉ tiêu [E6] phản ánh thuế TNDN từ xử lý Quỹ phát triển khoa học và công nghệ.

Thông tư 67 hướng dẫn về nghĩa vụ thuế khi doanh nghiệp trích lập và sử dụng Quỹ
Phát triển Khoa học và Công nghệ của doanh nghiệp (sau đây, trong mục 4.2.6, gọi
chung là Quỹ). Cụ thể như sau:
Về trích lập Quỹ:

Khoản trích Quỹ được xác định theo từng kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp và được
trừ vào thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp khi xác định thuế thu nhập doanh
nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế.

Mức trích lập Quỹ do doanh nghiệp quyết định, căn cứ vào khả năng và nhu cầu chi
cho các hoạt động khoa học và công nghệ của doanh nghiệp; tuy nhiên, cũng cần đồng
thời tuân thủ quy định sau:

74
Hình 29: Mức trích lập Quỹ cần đồng thời tuân thủ quy định

Nguyên tắc sử dụng Quỹ

Việc sử dụng quỹ cũng cần tuân thủ:

- Chỉ được sử dụng Quỹ cho hoạt động phục vụ đầu tư nghiên cứu, phát triển khoa
học và công nghệ và các nội dung được phép chi Quỹ theo quy định của pháp luật,
theo nguyên tắc khoản trích Quỹ trước thì sử dụng trước;
- Các khoản chi từ Quỹ phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ;
- Không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập
doanh nghiệp trong kỳ tính thuế đối với các khoản chi từ Quỹ và các khoản tiền
chậm nộp, tiền lãi phát sinh từ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp;
- Trường hợp trong năm, doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng vượt quá số tiền hiện có
tại Quỹ thì được lựa chọn một trong 2 cách:
o Tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập tính thuế thu nhập doanh
nghiệp trong kỳ tính thuế;
o Hoặc trích trước Quỹ của các năm tiếp theo để bù vào số còn thiếu theo quy
định.

Nghĩa vụ thuế khi doanh nghiệp sử dụng không đúng mục đích; không sử dụng hoặc
sử dụng không hết 70% khoản trích Quỹ hằng năm

75
- Khi sử dụng Quỹ không đúng mục đích:
o Doanh nghiệp phải nộp phần thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên khoản
thu nhập đã trích tương ứng với khoản sử dụng không đúng mục đích và
tiền lãi phát sinh từ số thuế thu nhập doanh nghiệp đó.
o Lãi suất tính tiền lãi phát sinh nêu trên là mức tính tiền chậm nộp theo quy
định của Luật Quản lý thuế. Thời gian tính lãi được tính liên tục kể từ ngày
tiếp theo ngày trích Quỹ đến ngày liền kề trước ngày số thuế thu hồi nộp
vào ngân sách Nhà nước.
- Khi không sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% khoản trích Quỹ hằng năm:
o Số Quỹ đã sử dụng bao gồm:
 Các khoản chi đúng mục đích đã được quyết toán theo quy định;
 Các khoản đã tạm ứng và có đầy đủ hóa đơn, chứng từ nhưng chưa
đủ điều kiện quyết toán để thực hiện các hoạt động của Quỹ;
 Các khoản điều chuyển từ Quỹ của tổng công ty với doanh nghiệp
thành viên, của công ty mẹ với công ty con hoặc ngược lại;
 Khoản tiền nộp về Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia
hoặc Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của các Bộ chủ quản,
tỉnh, thành phố (nếu có) theo quy định của Bộ Khoa học và Công
nghệ.
o Trong thời hạn 05 năm, kể từ khi trích lập Quỹ mà doanh nghiệp không sử
dụng hoặc sử dụng không hết 70% khoản trích Quỹ hằng năm thì doanh
nghiệp phải nộp:
 Phần thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên khoản thu nhập đã
trích nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% khoản
trích Quỹ hằng năm
 Và tiền lãi phát sinh từ số thuế thu nhập doanh nghiệp này. Lưu ý,
lãi suất tính tiền lãi phát sinh là lãi suất trái phiếu kho bạc loại kỳ
hạn một năm áp dụng tại thời điểm thu hồi (khác với lãi suất tính
tiền lãi phát sinh đối với trường hợp sử dụng Qũy không đúng mục
đích). Thời gian tính lãi là hai năm.

Một số lưu ý khác về trường hợp điều chuyển Quỹ như sau:

o Trường hợp nhận điều chuyển Quỹ thì thời hạn 05 năm đối với khoản nhận điều
chuyển Quỹ được xác định kể từ kỳ tính thuế nhận điều chuyển Quỹ.)
o Việc điều chuyển giữa Quỹ của công ty mẹ, tổng công ty với Quỹ của công ty con,
doanh nghiệp thành viên và ngược lại chỉ áp dụng đối với các công ty con hoặc doanh
nghiệp thành viên mà công ty mẹ sở hữu 100% vốn, không bao gồm các trường hợp:

76
 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài điều chuyển cho công ty mẹ ở
nước ngoài;
 Công ty mẹ ở Việt Nam điều chuyển cho công ty con ở nước ngoài.
o Doanh nghiệp có trách nhiệm tự kê khai, tính nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối
với số Quỹ sử dụng không đúng mục đích, không sử dụng hoặc sử dụng không hết
70%.
o Trong trường hợp doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi thuế, thì việc xác định số
thuế như sau:

Trường hợp Xác định số thuế TNDN thu hồi

- Có trích Quỹ trong Xác định theo mức ưu đãi thuế thu nhập
thời gian đang được doanh nghiệp tại thời điểm trích lập Quỹ.
hưởng ưu đãi thuế

- Và sử dụng không
đúng mục đích, không
sử dụng hoặc sử dụng
không hết 70% số Quỹ
đã được trích trong
thời gian được hưởng
ưu đãi thuế

- Có trích Quỹ trong Đối với số tiền trích Đối với số tiền doanh
thời gian đang được lập Quỹ tại doanh nghiệp nhận điều
hưởng ưu đãi thuế nghiệp: được xác chuyển từ doanh
định theo mức ưu đãi nghiệp khác: được
- Có nhận điều chuyển
thuế thu nhập doanh xác định theo mức
Quỹ từ doanh nghiệp
nghiệp tại thời điểm thuế suất của doanh
khác
trích lập Quỹ nghiệp điều chuyển
- Và sử dụng không tại thời điểm nhận
đúng mục đích, không điều chuyển
sử dụng hoặc sử dụng
không hết 70% số Quỹ Việc xác định số tiền nhận điều chuyển sử
đã được trích trong dụng không đúng mục đích, chưa sử dụng
thời gian được hưởng hoặc sử dụng không hết 70%: phân bổ theo
ưu đãi thuế tỷ lệ giữa số tiền nhận điều chuyển với số Quỹ

77
trong kỳ tính thuế (bao gồm cả số trích Quỹ
và số tiền nhận điều chuyển).

Bảng 10: Xác định số thuế TNDN thu hồi trong các trường hợp được hưởng ưu đãi thuế

Quản lý tài sản hình thành từ Quỹ

Đối với các tài sản hình thành từ Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ, doanh nghiệp
cần thực hiện:

- Lập hồ sơ tài sản cố định được hình thành từ nguồn Quỹ để theo dõi quản lý;

- Không được tính khấu hao tài sản cố định vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập
chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, đối với các trường hợp:

o Tài sản cố định hình thành để phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học và
công nghệ;

o Mua máy móc, thiết bị có kèm theo các đối tượng chuyển giao công nghệ
theo quy định tại Điều 7 Luật Chuyển giao công nghệ để thay thế một phần
hay toàn bộ công nghệ đã, đang sử dụng bằng công nghệ khác tiên tiến hơn
nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hoặc cải tiến phát triển sản
phẩm mới của doanh nghiệp theo quy định;

o Mua máy móc, thiết bị cho đổi mới công nghệ, phục vụ trực tiếp hoạt động
sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong 02 năm (năm 2022 và năm
2023) theo nội dung nêu tại điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị quyết
43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền
tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội:

Giải quyết các vướng mắc trong quy định về nội dung chi và quản lý Quỹ Phát
triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp; sử dụng khoảng 5 nghìn tỷ
đồng để đổi mới công nghệ, ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp
khoa học công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát
triển công nghệ; giải mã công nghệ; mua thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu
cho đổi mới công nghệ, phục vụ trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh
của doanh nghiệp.

o Các trường hợp tài sản cố định liên quan tới nguồn Quỹ, phát sinh các nghiệp
vụ khác trong quá trình sử dụng thì thực hiện theo từng trường hợp chi tiết
như dưới đây:

78
Trường hợp Quy định xử lý

Tài sản cố định được hình thành từ nguồn


Tiếp tục sử dụng nguồn Quỹ để chi trả
Quỹ, có phát sinh sửa chữa, nâng cấp

Phần giá trị còn lại của tài sản được tính
Tài sản cố định để phục vụ cho hoạt động vào thu nhập khác
nghiên cứu khoa học và công nghệ chưa Phần giá trị còn lại của tài sản được trích
hết hao mòn, nếu chuyển giao cho hoạt khấu hao, tính vào chi phí được trừ khi
động SXKD của doanh nghiệp xác định thu nhập chịu thuế thu nhập
doanh nghiệp

Tiếp tục theo dõi quản lý theo quy định


Tài sản cố định được hình thành từ nguồn của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử
Quỹ, chưa hết hao mòn, vừa dùng cho dụng và trích khấu hao tài sản cố định
hoạt động nghiên cứu khoa học và công
nghệ, đồng thời dùng cho hoạt động Không phải tính khấu hao tài sản cố định
SXKD của doanh nghiệp vào chi phí được trừ khi xác định thu
nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Giá trị của tài sản cố định tính vào thu


Tài sản cố định được hình thành từ kết nhập khác
quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công Giá trị của tài sản cố định đó được trích
nghệ, sau đó được chuyển giao phục vụ khấu hao, tính vào chi phí được trừ khi
cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp xác định thu nhập chịu thuế thu nhập
doanh nghiệp.

Xác định giá trị còn lại để điều chỉnh


Tài sản cố định được mua từ nguồn Quỹ
tăng, giảm nguồn Quỹ khi điều chuyển
có thực hiện điều chuyển tài sản
tài sản.

Tài sản cố định đang sử dụng cho hoạt Xác định giá trị còn lại của tài sản cố định
động SXKD chuyển sang dùng cho hoạt để chi mua tài sản cố định từ nguồn Quỹ
động nghiên cứu khoa học và công nghệ và theo dõi tài sản cố định theo quy định

Hình 30: Quy định xử lý một số trường hợp liên quan tới TSCĐ hình thành từ Quỹ

79
Doanh nghiệp cũng lần lưu ý, hàng năm phải lập Báo cáo trích lập, điều chuyển và sử
dụng Quỹ theo mẫu số 03-6/TNDN ban hành kèm theo Thông tư 80, thời hạn nộp báo
cáo cùng thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Trường hợp có
nhận điều chuyển thì doanh nghiệp nhận điều chuyển phải báo cáo tình hình nhận
điều chuyển và sử dụng số tiền Quỹ được điều chuyển.

Bên cạnh tổng hợp các kiến thức hữu ích về kế toán để giúp kế toán doanh nghiệp dễ
dàng tìm hiểu trong quá trình công tác, MISA đồng thời phát triển phần mềm kế toán
mang đến giải pháp quản trị tài chính kế toán tổng thể vừa đơn giản, thông minh vừa
an toàn chính xác. Anh/Chị kế toán doanh nghiệp hãy đăng ký phần mềm kế toán
online MISA AMIS để thực tế trải nghiệm một giải pháp với nhiều tính năng, tiện ích
như:
 Hệ sinh thái kết nối:
o Hoá đơn điện tử – cho phép xuất hoá đơn ngay trên phần mềm
o Ngân hàng điện tử – cho phép lấy sổ phụ, đối chiếu và chuyển tiền ngay
trên phần mềm
o Cơ quan Thuế – cổng mTax cho phép nộp tờ khai, nộp thuế ngay trên
phần mềm
o Hệ thống quản trị bán hàng, nhân sự…
 Đầy đủ các nghiệp vụ kế toán: Đầy đủ 20 nghiệp vụ kế toán theo TT133 & TT200,
từ Quỹ, Ngân hàng, Mua hàng, Bán hàng, Kho, Hóa đơn, Thuế, Giá thành,…
 Tự động nhập liệu: Tự động nhập liệu từ hóa đơn điện tử, nhập khẩu dữ liệu từ
Excel giúp rút ngắn thời gian nhập chứng từ, tránh sai sót.
 Tự động tổng hợp số liệu và kết xuất báo cáo tài chính với hàng trăm biểu mẫu
có sẵn giúp kế toán đáp ứng kịp thời yêu cầu của lãnh đạo
 ….
Tham khảo ngay bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS dùng thử miễn phí
15 ngày để quản lý công tác kế toán hiệu quả hơn!

80
PHẦN 5 - XỬ LÝ CHÊNH LỆCH GIỮA KẾ TOÁN
VÀ THUẾ

Hình 31: Chênh lệch giữa kế toán và thuế

Trên thực tế, qua việc các kỳ lập BCTC và quyết toán thuế TNDN, một trong các lỗi
thường gặp phải đó là doanh nghiệp thực hiện điều chỉnh doanh thu và chi phí kế toán
theo thuế, mục đích là để tránh xuất hiện khoản chênh lệch khi làm tờ khai quyết toán
thuế thu nhập doanh nghiệp cuối năm tài chính. Tuy nhiên, nếu ghi nhận như vậy thì
lại dẫn đến BCTC của doanh nghiệp không thực sự phản ánh đúng bức tranh tài chính
của doanh nghiệp.

Vì vậy, để đảm bảo vừa phản ánh đúng bức tranh tài chính của doanh nghiệp vừa đảm
bảo số thuế TNDN phải nộp của doanh nghiệp là đầy đủ và chính xác, kế toán cần ghi
nhận BCTC theo quy định của kế toán, đồng thời điều chỉnh các khác biệt giữa kế toán
và thuế khi thực hiện kê khai, quyết toán thuế TNDN để xử lý các chênh lệch giữa kế
toán và thuế theo đúng cả quy định pháp luật về kế toán và thuế hiện hành.

Mời bạn đọc tìm hiểu Phần 3- Các khoản điều chỉnh doanh thu, chi phí thường gặp khi
lên tờ khai quyết toán thuế TNDN cuốn Cẩm nang này về các trường hợp điều chỉnh
điển hình liên quan đến chênh lệch tạm thời và các khoản chênh lệch không được phân

81
loại là chênh lệch tạm thời (trước đây gọi là chênh lệch vĩnh viễn) giữa kế toán và thuế.
Tại mục 5 này, MISA AMIS xin được trình bày chi tiết thêm các ví dụ và mô tả cụ thể về
cách hạch toán điều chỉnh chênh lệch giữa kế toán và thuế tương ứng với cách điền
chỉ tiêu trên tờ khai thuế TNDN.

1. Nguyên nhân phát sinh các khoản chênh lệch giữa kế


toán và thuế
Nguyên nhân dẫn đến có sự chênh lệch giữa kế toán và thuế là do việc ghi nhận doanh
thu và chi phí của kế toán và cơ quan thuế tuân theo các quy định khác nhau:

- Kế toán ghi nhận doanh thu và - Thuế ghi nhận doanh thu và chi
chi phí theo các Chuẩn mực và phí theo các quy định của Luật
Chế độ kế toán; Thuế.

Do đó dễ xuất hiện sự chênh lệch khi tính thuế TNDN giữa lợi nhuận kế toán trước
thuế TNDN theo kế toán và thu nhập tính thuế TNDN theo Luật Thuế.

Chênh lệch giữa kế toán và thuế được phân loại như sau:

Hình 32: Phân loại chênh lệch giữa kế toán và thuế

2. Chênh lệch tạm thời


2.1. Khái niệm chênh lệch tạm thời
Căn cứ pháp lý

- Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 17 (VAS17);

82
- Thông tư 20/2006/TT-BTC;
- Thông tư 200/2014/TT-BTC;
- Luật Thuế;
- Thông tư 78/2014/TT-BTC;
- Thông tư 96/2015/TT-BTC;
- Và các văn bản pháp lý liên quan khác.

Chênh lệch tạm thời là khoản chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản
hay nợ phải trả trong Bảng Cân đối kế toán và cơ sở tính thuế thu nhập của các khoản
mục này; căn cứ theo quy định tại đoạn số 3, 4 trong Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số
17 (VAS 17).

Trong đó, cơ sở tính thuế thu nhập của một tài sản hay nợ phải trả là giá trị tính cho
tài sản hoặc nợ phải trả cho mục đích xác định thuế thu nhập doanh nghiệp.

Cụ thể:

Khoản mục Cơ sở tính thuế thu nhập

Giá trị sẽ được trừ khỏi thu nhập chịu thuế khi thu hồi giá
trị ghi sổ của tài sản
Tài sản
Nếu thu nhập không phải chịu thuế thì cơ sở tính thuế của
tài sản bằng giá trị ghi sổ của tài sản đó

Giá trị ghi sổ của nó trừ đi (-) giá trị sẽ được khấu trừ vào
Nợ phải trả thu nhập chịu thuế khi thanh toán nợ phải trả trong các kỳ
tương lai.

Giá trị ghi sổ của nó, trừ đi phần giá trị của doanh thu không
Doanh thu nhận trước
phải chịu thuế trong tương lai

Bảng 11: Cơ sở tính thuế thu nhập các khoản mục

>> Có thể bạn quan tâm: Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý mới
nhất

83
Chênh lệch tạm thời có thể là:

Hình 33: Chênh lệch tạm thời được khấu trừ và chênh lệch tạm thời chịu thuế

Chênh lệch tạm thời Định nghĩa

Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh các khoản
được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trong
Chênh lệch tạm thời
tương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản
được khấu trừ
hoặc nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh
toán.

Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh thu nhập
Chênh lệch tạm thời chịu thuế khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trong
phải chịu thuế thu tương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản
nhập doanh nghiệp hoặc nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh
toán.

Bảng 12: Phân loại chênh lệch tạm thời

84
2.2. Cách điều chỉnh chênh lệch tạm thời được khấu trừ
a. Tìm hiểu về chênh lệch tạm thời được khấu trừ

Có thể phát hiện chênh lệch tạm thời được khấu trừ thông qua khi nghiệp vụ kinh tế
phát sinh làm cho lợi nhuận kế toán trước thuế nhỏ hơn (<) thu nhập chịu thuế.

Hay, hiểu một cách đơn giản là doanh nghiệp sẽ nộp thuế trước phát sinh từ chênh
lệch trên, sau này số thuế này sẽ được khấu trừ, mang tính chất tài sản.

Cụ thể trường hợp này xảy ra khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm cho:

- Doanh thu, thu nhập theo kế toán nhỏ hơn (<) Doanh thu, thu nhập chịu thuế;
- Chi phí theo kế toán lớn hơn (>) Chi phí tính thuế.

Cùng tìm hiểu ví dụ minh họa về chênh lệch tạm thời được khấu trừ sau đây.

Ví dụ 1: Một doanh nghiệp có chi phí khấu hao được tính theo kế toán là 200 triệu,
trong khi theo luật thuế thì chi phí này được đưa vào chi phí được trừ khi tính thuế
TNDN là 120 triệu.

Khi chi phí được trừ chỉ tính là 120 triệu, sẽ bị loại ra 80 triệu, chi phí được trừ giảm
xuống 80 triệu so với chi phí trên sổ kế toán, dẫn đến thu nhập chịu thuế TNDN sẽ tăng
lên 80 triệu với lợi nhuận kế toán trước thuế.

Khi đó doanh nghiệp phải nộp thuế TNDN nhiều hơn ở hiện tại, dẫn đến tương lai là
những năm sau doanh nghiệp sẽ được khấu trừ (tương lai thu hồi lại).

Ngược lại, thì vào những năm sau, cũng với tài sản này, nếu chi phí khấu hao của kế
toán nhỏ hơn (hoặc bằng 0), trong khi chi phí khấu hao của thuế (chi phí được trừ) lớn
hơn thì đây chính là chênh lệch tạm thời được khấu trừ (hoàn nhập).

Ví dụ 2: Chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh từ việc ghi nhận doanh thu trong
các năm sau nhưng thuế thu nhập được tính trong năm hiện tại. Cụ thể như trường
hợp doanh nghiệp có khoản doanh thu nhận trước về tiền cho thuê nhà hoặc cơ sở hạ
tầng trong nhiều năm. Khoản doanh thu nhận trước này được ghi nhận vào báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh một năm bằng số tiền nhận trước chia cho tổng số thời
gian thuê nhưng doanh nghiệp thực hiện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho toàn
bộ số tiền nhận trước ngay trong năm thu được tiền.

b. Hướng dẫn xử lý chênh lệch tạm thời được khấu trừ trên quyết toán thuế thu
nhập doanh nghiệp khi thu nhập chịu thuế nhỏ hơn (<) lợi nhuận kế toán

Hướng dẫn cách xử lý chênh lệch tạm thời được khấu trừ liên quan đến doanh thu

85
- Năm báo cáo: điều chỉnh vào chỉ tiêu [B2] và [B10] (không điều chỉnh sổ kế toán
doanh thu, chi phí);

Hạch toán:

Nợ TK 8211- Chi phí thuế TNDN hiện hành

Có TK 3334 -Thuế TNDN: số thuế TNDN phải nộp theo pháp luật
thuế (Thuế TNDN theo pháp luật thuế lớn hơn (>) theo pháp luật
kế toán).

Nợ TK 243 – Tài sản thuế TNDN hoãn lại

Có TK 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại: số thuế TNDN chênh
lệch do tính theo pháp luật thuế lớn hơn (>) theo pháp luật kế
toán.

- Năm điều chỉnh: điều chỉnh vào chỉ tiêu [B9] và [B3] (không điều chỉnh sổ kế
toán doanh thu, chi phí).

Hạch toán:

Nợ TK 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại

Có TK 243 – Tài sản thuế TNDN hoãn lại: Tài sản thuế TNDN hoãn
lại được hoàn nhập (Số thuế TNDN chênh lệch do tính theo pháp
luật thuế nhỏ hơn (<) theo pháp luật kế toán).

Ví dụ hướng dẫn xử lý một số tình huống cụ thể liên quan đến doanh thu

① Hướng dẫn xử lý tình huống khác nhau về thời điểm ghi nhận doanh thu xuất khẩu
giữa thuế và kế toán: Mời bạn đọc tìm hiểu thêm ở mục 1 - phần 3 – Các khoản điều
chỉnh doanh thu, chi phí thường gặp khi lên tờ khai quyết toán thuế TNDN phía trên
trong bài viết này. Dưới đây là ví dụ chi tiết khác cho tình huống khác nhau về thời
điểm ghi nhận doanh thu xuất khẩu giữa kế toán và thuế.

Ví dụ: Ngày 31/12/2022, doanh nghiệp có một lô hàng xuất khẩu chưa chuyển qua lan
can tàu nhưng đã hoàn tất thủ tục hải quan với giá bán là 100 tỷ đồng, giá vốn và chi
phí giao nhận là 80 tỷ đồng.

86
Tại năm báo cáo:

- Hạch toán trên sổ kế toán

Hình 34: Sơ đồ hạch toán và điều chỉnh sổ kế toán năm báo cáo

- Điều chỉnh trên tờ khai quyết toán thuế TNDN: điều chỉnh vào chỉ tiêu [B2] 100
tỷ, điều chỉnh vào chỉ tiêu [B10] 80 tỷ.

Tại năm điều chỉnh (năm phát sinh doanh thu):

- Hạch toán trên sổ kế toán

87
Hình 35: Sơ đồ hạch toán và điều chỉnh sổ kế toán năm điều chỉnh

- Điều chỉnh trên tờ khai quyết toán thuế TNDN: điều chỉnh vào chỉ tiêu [B9] 100
tỷ đồng; điều chỉnh vào chỉ tiêu [B3] 80 tỷ đồng.

② Hướng dẫn xử lý tình huống khác nhau về ghi nhận doanh thu cho thuê tài sản giữa
thuế và kế toán:

Pháp luật kế toán Pháp luật thuế

Thông tư 78 quy định:


Thông tư 200 quy định: Trường hợp bên thuê trả tiền trước cho nhiều
Đối với trường hợp cho thuê tài năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế
sản, có nhận trước tiền cho thuê được phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc
của nhiều kỳ thì việc ghi nhận được xác định theo doanh thu trả tiền một lần.
doanh thu được thực hiện theo Trường hợp lựa chọn doanh thu là toàn bộ số tiền
nguyên tắc phân bổ số tiền cho thuê bên thuê trả trước cho nhiều năm thì việc
thuê nhận trước phù hợp với thời xác định số thuế TNDN từng ưu đãi thuế căn cứ
gian cho thuê. vào tổng số thuế TNDN của số năm trả tiền trước
chia (:) số năm bên thuê trả tiền trước.

Bảng 13: Ghi nhận doanh thu cho thuê tài sản

88
Ví dụ: Ngày 01/01/2022 doanh nghiệp An Bình cho thuê một tài sản trong 02 năm nhận
tiền 01 lần là (13,2 tỷ đồng/năm (đã bao gồm VAT 10%) x 2 năm = 26,4 tỷ đồng). Doanh
nghiệp chọn phương pháp tính thuế TNDN 01 lần. Giả sử hiện tại doanh nghiệp An
Bình đang được giảm 30% thuế TNDN năm 2022, giá vốn của năm 2022 tương ứng của
hoạt động cho thuê tài sản này là 10 tỷ, các khoản chi phí khác là 0 đồng.

Tại năm báo cáo:

- Hạch toán trên sổ kế toán

Hình 36: Sơ đồ minh họa hạch toán và ghi sổ kế toán năm báo cáo

- Điều chỉnh trên tờ khai quyết toán thuế TNDN: điều chỉnh vào chỉ tiêu [B2] số
tiền là 12 tỷ; điều chỉnh vào chỉ tiêu [B10] số tiền 10 tỷ. Ngoài ra, cần lưu ý, thu
nhập chịu thuế tăng do doanh nghiệp chọn phương pháp tính thuế TNDN một
lần không được hưởng ưu đãi giảm 30% thuế TNDN.

Tại năm điều chỉnh:

89
- Hạch toán trên sổ kế toán

Hình 37: Sơ đồ minh họa hạch toán và ghi sổ kế toán năm điều chỉnh

o Điều chỉnh trên tờ khai quyết toán thuế TNDN:

- Điều chỉnh trên tờ khai quyết toán thuế TNDN: điều chỉnh vào chỉ tiêu [B9] 12
tỷ; điều chỉnh vào chỉ tiêu [B3] là 10 tỷ. Giả sử năm 2023 (năm điều chỉnh) doanh
nghiệp không được được ưu đãi TNDN.

③ Hướng dẫn xử lý tình huống khác nhau về ghi nhận chiết khấu thương mại và
khuyến mại giữa thuế và kế toán:

Pháp luật kế toán Pháp luật thuế

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam Điều chỉnh vào tờ khai quyết toán thuế TNDN
(VAS) ghi nhận tính trừ vào năm tại chỉ tiêu [B7] của năm báo cáo và chỉ tiêu
báo cáo nếu xác định trước ngày [B12] trên tờ khai quyết toán thuế TNDN của
gửi BCTC. năm lập hóa đơn.

Bảng 14: Ghi nhận chiết khấu thương mại và khuyến mãi

Tài khoản ghi nhận khoản chiết khấu thương mại theo Thông tư 200 là tài khoản 521,
theo Thông tư 133 là tài khoản 511.

Về thuế GTGT thì ở bên bán sẽ khai điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu ra tại thời điểm
lập hóa đơn.

90
Ví dụ: Doanh nghiệp Thành Công có chương trình chiết khấu thương mại theo doanh
số, nhưng đến ngày 31/12/2022 doanh nghiệp vẫn chưa lập hóa đơn ghi nhận khoản
chiết khấu thương mại cho khách hàng. Sang năm 2023, doanh nghiệp mới lập hóa
đơn điều chỉnh thì doanh nghiệp phải ghi nhận vào kỳ lập hóa đơn điều chỉnh, doanh
nghiệp không được trích trước vào chi phí khoản chiết khấu thương mại khi chưa lập
hóa đơn điều chỉnh này.

Ví dụ: Năm 2022, doanh nghiệp An Khánh có chương trình chiết khấu thương mại: nếu
khách hàng mua hàng đạt doanh số 100 tỷ đồng sẽ được chiết khấu 10%. Nhưng đến
ngày 06/01/2023, doanh nghiệp An Khánh mới lập hóa đơn chiết khấu thương mại của
hàng hóa đã bán cho khách hàng A đạt doanh số trong năm 2022 là 10 tỷ đồng (100 tỷ
đồng x 10%), thuế GTGT là 1 tỷ đồng và hóa đơn đã lập trước thời điểm nộp BCTC năm
2022.

Tại năm báo cáo:

- Hạch toán trên sổ kế toán (Giả sử doanh nghiệp không được hưởng ưu đãi thuế
TNDN năm 2022)

Hình 38: Sơ đồ minh họa hạch toán và ghi sổ kế toán năm báo cáo

91
- Điều chỉnh trên tờ khai quyết toán thuế TNDN: điều chỉnh vào chỉ tiêu [B7] là
10 tỷ đồng.

Tại năm điều chỉnh (năm xuất hóa đơn):

- Hạch toán trên sổ kế toán

Hình 39: Sơ đồ minh họa hạch toán và ghi sổ kế toán năm điều chỉnh

o Điều chỉnh trên tờ khai quyết toán thuế TNDN:

- Năm điều chỉnh: Điều chỉnh vào chỉ tiêu [B12] là 10 tỷ đồng.

Hướng dẫn cách xử lý chênh lệch tạm thời được khấu trừ liên quan đến chi phí

Các khoản chênh lệch tạm thời liên quan đến chi phí do sự khác biệt giữa pháp luật kế
toán và pháp luật kế toán khác nhau sẽ điều chỉnh vào các chỉ tiêu [B4], [B7], [B12].

Một số khoản chi phí hay gây phát sinh chênh lệch như sau:

92
Hình 40: Một số khoản chi phí hay gây phát sinh chênh lệch

Mời bạn đọc tìm hiểu thêm ở mục 3, 4, 5 - phần 3 – Các khoản điều chỉnh doanh thu,
chi phí thường gặp khi lên tờ khai quyết toán thuế TNDN phía trên trong bài viết này.
Dưới đây là một số ví dụ chi tiết khác cho tình huống khác nhau dẫn đến chênh lệch
tạm thời được khấu trừ liên quan đến chi phí:

Hướng dẫn xử lý chênh lệch giữa giữa thuế và kế toán về khoản chi phí phát sinh do
tỷ giá khi đánh giá lại cuối kỳ

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 96 và Điều 7 Thông tư 78 hướng dẫn về thuế TNDN thì chi
phí được trừ và thu nhập được tính phát sinh khi đánh giá các khoản mục tiền tệ có
gốc ngoại tệ như sau:

- Các khoản lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có
gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế là khoản chi phí không được trừ khi xác định thu
nhập chịu thuế TNDN.
- Chỉ các lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản nợ phải trả cuối
kỳ tính thuế mới là khoản chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
TNDN.
- Khoản lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc
ngoại tệ cuối kỳ tính thuế bao gồm chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số

93
dư cuối năm là tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu có
gốc ngoại tệ không tính vào thu nhập chịu thuế TNDN.

Ví dụ: Cuối năm 2022, Công ty Thanh Bình có đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc
ngoại tệ có kết quả như sau:

- Đánh giá lại khoản ngoại tệ trên tài khoản 331 phát sinh lãi 1 tỷ đồng;
- Đánh giá lại khoản ngoại tệ tài khoản 112 phát sinh lỗ 2 tỷ đồng;
- Đánh giá lại khoản ngoại tệ tài khoản 131 phát sinh lỗ 3 tỷ đồng;
- Tổng cộng bên nợ TK 413 phát sinh lỗ 2 tỷ + 3 tỷ = 5 tỷ đồng;
- Tổng cộng bên có TK 413 phát sinh lãi 1 tỷ đồng;
- Chênh lệch giữa lỗ 5 tỷ và lãi 1 tỷ là lỗ: 5 tỷ – 1 tỷ = 4 tỷ đồng.

Tại năm đánh giá:

- Hạch toán trên sổ kế toán

Hình 41: Sơ đồ minh họa hạch toán và ghi sổ kế toán năm báo cáo

- Điều chỉnh trên tờ khai quyết toán thuế TNDN: điều chỉnh vào chỉ tiêu [B7] là 5
tỷ đồng.

94
Tại năm điều chỉnh:

- Hạch toán trên sổ kế toán

Hình 42: Sơ đồ minh họa hạch toán và ghi sổ kế toán năm điều chỉnh

- Điều chỉnh trên tờ khai quyết toán thuế TNDN (Giả sử năm điều chỉnh các số dư
các TK 112 đã chi ra toàn bộ và TK 131 đã thu tiền toàn bộ và hạch toán theo tỷ
giá ghi sổ kế toán): điều chỉnh vào chỉ tiêu [B12] là số chênh lệch giữa tỷ giá ghi
sổ kế toán và tỷ giá ghi nhận ban đầu các TK 112, 131 tại các kỳ kế toán sau.

Hướng dẫn xử lý chênh lệch giữa giữa thuế và kế toán về khoản chi phí tiền lương

Quy định liên quan về chi phí tiền lương hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm
thực tế chưa chi và khoản chi phí tiền lương sau thời điểm quyết toán thuế như sau:

- Căn cứ theo điểm 2.6C khoản 2 Điều 4 Thông tư 96 thì khoản chi tiền lương,
tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn

95
nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi thì khoản chi này không được
trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
- Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 96 thì các khoản chi phí trích trước theo kỳ hạn,
theo chu kỳ mà đến hết kỳ hạn, hết chu kỳ chưa chi hoặc chi không hết thì các
khoản chi đó không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Ví dụ: Khoản tiền lương tháng 13 của năm 2022, thực chi tháng 12/2022 được tính vào
chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN năm 2022. Khoản Thưởng năm
do Giám đốc/Tổng giám đốc xem xét và quyết định hàng năm dựa trên kết quả kinh
doanh và năng lực, hiệu quả làm việc năm 2021 của người lao động thực chi tháng 4
năm 2022 được tính vào chi phí được trừ năm 2022 (Theo Công văn số 512/CT-TTHT
ngày 16/01/2017 hướng dẫn về chi tiền lương, thưởng chi trước và sau thời điểm
quyết toán thuế).

Ví dụ: Doanh nghiệp trích trước tiền thưởng của năm 2022 nếu đến khi nộp hồ sơ
quyết toán thuế TNDN năm 2022 mà chưa thực hiện chi là không đủ điều kiện tính chi
phí được trừ của năm 2022. Đến tháng 12 năm 2023 có thực hiện chi khoản tiền
thưởng trích trước nêu trên và có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp
luật thì tính vào chi phí được trừ của kỳ tính thuế năm 2023 (Căn cứ theo Công văn
số 1703/CT-TTHT ngày 05/03/2018 của Cục thuế Tp. Hồ Chí Minh).

Ví dụ: Tại ngày 31/12/2022 Công ty Đức Hải có phát sinh chi phí phải trả tiền lương,
thưởng trong năm 2022 là 10 tỷ đồng, nhưng giả sử đến ngày 31/3/2023 Công ty vẫn
chưa chi khoản tiền này mà đến tháng 10/2023 doanh nghiệp mới có tiền chi trả cho
khoản này.

Tại năm báo cáo:

- Hạch toán trên sổ kế toán

96
Hình 43: Sơ đồ minh họa hạch toán và ghi sổ kế toán năm báo cáo

- Điều chỉnh trên tờ khai quyết toán thuế TNDN: điều chỉnh vào chỉ tiêu [B4] số
tiền là 10 tỷ đồng.

Tại năm điều chỉnh:

- Hạch toán trên sổ kế toán

97
Hình 44: Sơ đồ minh họa hạch toán và ghi sổ kế toán năm điều chỉnh

- Điều chỉnh trên tờ khai quyết toán thuế TNDN: điều chỉnh vào chỉ tiêu [B12] số
tiền là 10 tỷ đồng.

 Lưu ý: Khoản chi phí kiểm toán và tiền lương nghỉ phép nếu có sự khác nhau giữa
thuế và kế toán thì cũng điều chỉnh các chênh lệch này theo quy định trên:

Chi phí kiểm toán trích trước Tiền lương nghỉ phép

Chi phí kiểm toán trích trước thời điểm Tiền lương nghỉ phép không được tính vào
dịch vụ kiểm toán hoàn thành không chi phí được trừ do đến khi nộp hồ sơ
được tính vào chi phí được trừ do khoản quyết toán thuế TNDN năm mà chưa thực
chi này không có đầy đủ hóa đơn, chứng hiện chi thì khoản trích trước này không
từ theo quy định của pháp luật theo đủ điều kiện để hạch toán chi phí được trừ
Công văn số 1699/TCT-CS ngày khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN năm
06/5/2015 của Tổng cục Thuế. theo Công văn số 1699/TCT-CS ngày
06/5/2015 của Tổng cục Thuế.

Bảng 15: Hướng dẫn xử lý thuế với chi phí kiểm toán và tiền lương nghỉ phép

98
2.3. Cách điều chỉnh chênh lệch tạm thời chịu thuế
a. Chênh lệch tạm thời chịu thuế là gì?

Có thể phát hiện “Chênh lệch tạm thời chịu thuế” thông qua khi nghiệp vụ kinh tế phát
sinh làm cho lợi nhuận kế toán trước thuế lớn hơn (>) thu nhập chịu thuế .

Hay, hiểu đơn giản là doanh nghiệp sẽ được giữ lại khoản thuế phát sinh từ chênh lệch
trên, sau này sẽ nộp khoản thuế này, mang tính chất nợ phải trả).

Cụ thể trường hợp này xảy ra khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm cho:

- Doanh thu, thu nhập theo kế toán lớn hơn (>) doanh thu, thu nhập chịu thuế;
- Chi phí trên sổ kế toán nhỏ hơn (<) chi phí tính thuế.

Cùng tìm hiểu ví dụ minh họa về chênh lệch tạm thời được khấu trừ sau đây.

Ví dụ 1: Tại Công ty TNHH Trường An, kế toán có ghi nhận khoản chi phí trả trước là
120 triệu, phân bổ đều trong 4 năm thì mỗi năm doanh nghiệp đưa vào chi phí của kế
toán là 30 triệu. Nhưng theo quy định của luật thuế thì chi phí này được phân bổ tối
đa 36 tháng (3 năm). Do vậy, mỗi năm chi phí được trừ theo thuế là 40 triệu.

Như vậy, lúc này xuất hiện chênh lệch giữa kế toán và thuế là:

30 triệu – 40 triệu = (10 triệu).

Khoản chênh lệch “âm” (10 triệu) do chi phí theo kế toán nhỏ hơn (<) chi phí theo thuế.
Từ đây dẫn đến thu nhập chịu thuế sẽ giảm đi 10 triệu. Khi đó công ty nộp thuế ít hơn
ở hiện tại, dẫn đến tương lai là những năm sau công ty sẽ phải nộp thuế nhiều hơn.

Ví dụ 2: Trong năm 2019, doanh nghiệp Hải An có một khoản chi phí sửa chữa nhà đi
thuê là 250 triệu với thời hạn thuê là 6 năm, kế toán tính phân bổ chi phí sửa chữa này
trong 6 năm. Tuy nhiên, theo quy định của luật thuế thì khoản chi phí sửa chữa này
được phân bổ tối đa là 36 tháng khi đưa vào chi phí được trừ để xác định thu nhập
chịu thuế TNDN. Do đó, khoản chênh lệch này được xem là một khoản chênh lệch tạm
thời chịu thuế do chi phí tính thuế lớn hơn (>) chi phí theo kế toán của năm hiện tại.

Ví dụ 3: Trong năm 2019 Doanh nghiệp Bách Khoa có 01 hợp đồng xây dựng công trình
nhà cao tầng A cho chủ đầu tư B, thanh toán theo tiến độ công việc. Đến cuối năm
2019, mặc dù tiến độ công trình A vẫn đang thực hiện theo đúng tiến độ trong hợp
đồng, nhưng doanh nghiệp phải xác định được mức độ hoàn thành của công trình A.

Việc xác định mức độ hoàn thành sẽ xác định phần doanh thu đã thực hiện theo hợp
đồng.

99
Kế toán ghi nhận doanh thu theo mức độ hoàn thành của công trình nhưng thuế lại chỉ
ghi nhận doanh khi có biên bản nghiệm thu.

Khi đó doanh nghiệp nộp thuế ít đi ở hiện tại, dẫn đến tương lai là những năm sau
doanh nghiệp sẽ phải nộp nhiều hơn (phải trả). Xác định đây là khoản chênh lệch tạm
thời chịu thuế.

b. Hướng dẫn xử lý chênh lệch tạm thời chịu thuế

Các khoản chênh lệch tạm thời và các chỉ tiêu điều chỉnh trên quyết toán thuế thu
nhập doanh nghiệp

- Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại cuối kỳ các tài khoản có gốc ngoại tệ không
thuộc nợ phải trả phát sinh lãi dẫn đến chênh lệch giữa thuế và kế toán (không
phải tính thuế TNDN);
- Một số trường hợp khác dẫn đến chênh lệch giữa thuế và kế toán: Các khoản
chênh lệch tạm thời trên liên quan đến các chỉ tiêu [B12] – Các khoản điều chỉnh
làm giảm lợi nhuận trước thuế khác; [B7] – Các khoản điều chỉnh làm tăng lợi
nhuận trước thuế khác do sự khác biệt giữa pháp luật thuế và pháp luật kế toán.

Cách điều chỉnh:

Tại năm báo cáo:

- Điều chỉnh vào chỉ tiêu [B12]


- Hạch toán:

Nợ TK 8212 (Chi phí thuế TNDN hoãn lại)

Có TK 347 (Thuế TNDN hoãn lại phải trả): số thuế TNDN chênh lệch
do tính theo pháp luật thuế < theo pháp luật kế toán

Tại năm điều chỉnh:

- Điều chỉnh vào chỉ tiêu [B7] (không điều chỉnh sổ kế toán)
- Hạch toán:

Nợ TK 347 - Thuế TNDN hoãn lại phải trả)

Có TK 3334 - Thuế TNDN hiện hành: số thuế TNDN chênh lệch do


tính theo pháp luật thuế nhỏ hơn (<) tính theo pháp luật kế toán.

Ví dụ minh họa về cách xử lý chênh lệch tạm thời chịu thuế

100
0
Ví dụ 1: Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại cuối kỳ các tài khoản có gốc ngoại tệ không
thuộc nợ phải trả phát sinh lãi dẫn đến chênh lệch giữa thuế và kế toán. Cuối năm
2022, Công ty TNHH Sản xuất và thương mại An Khánh có đánh giá lại các khoản mục
tiền tệ có gốc ngoại tệ có kết quả là:

- Đánh giá lại khoản ngoại tệ TK 112 phát sinh lãi 1 tỷ đồng;
- Đánh giá lại khoản ngoại tệ TK 131 phát sinh lãi 2 tỷ đồng;
- Đánh giá lại khoản ngoại tệ trên TK 331 phát sinh lỗ 2 tỷ đồng;
- Tổng cộng bên có TK 413 phát sinh lãi 2 tỷ + 1 tỷ = 3 tỷ đồng;
- Tổng cộng bên nợ TK 413 phát sinh lỗ 2 tỷ đồng;
- Chênh lệch giữa lãi 3 tỷ và lỗ 2 tỷ là lãi: 3 tỷ – 2 tỷ = 1 tỷ đồng;

Nguyên nhân chênh lệch: do chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại cuối kỳ các tài khoản có
gốc ngoại tệ không thuộc nợ phải trả phát sinh lãi dẫn đến chênh lệch giữa thuế và kế
toán.

Tại năm đánh giá (giả sử năm 2022, doanh nghiệp không được giảm thuế TNDN 30%)

- Hạch toán trên sổ kế toán

Hình 45: Sơ đồ minh họa hạch toán và ghi sổ kế toán năm đánh giá

- Điều chỉnh trên tờ khai quyết toán thuế TNDN: điều chỉnh tại chỉ tiêu [B12] số
tiền 3 tỷ đồng.

Tại năm điều chỉnh:

- Hạch toán trên sổ kế toán

101
Hình 46: Sơ đồ minh họa hạch toán và ghi sổ kế toán năm điều chỉnh

- Điều chỉnh trên tờ khai quyết toán thuế TNDN (Giả sử năm điều chỉnh các số dư
các tài khoản 112 đã chi ra toàn bộ và tài khoản 131 đã thu tiền toàn bộ và hạch
toán theo tỷ giá ghi sổ kế toán.): điều chỉnh vào chỉ tiêu [B7] số tiền 3 tỷ đồng.

3. Các khoản chênh lệch không được phân loại là chênh


lệch tạm thời
Mời bạn đọc tìm hiểu thêm ở mục 2 - phần 3 – Các khoản điều chỉnh doanh thu, chi
phí thường gặp khi lên tờ khai quyết toán thuế TNDN phía trên trong cuốn Cẩm nang
này. Dưới đây là một số ví dụ chi tiết khác minh hoạ các tình huống dẫn đến các khoản
chênh lệch không được phân loại là chênh lệch tạm thời liên quan đến chi phí:

3.1. Khái niệm


Các khoản chênh lệch không được phân loại là chênh lệch tạm thời (trước đây thường
gọi là chênh lệch vĩnh viễn) là những khoản theo luật thuế sẽ không được trừ (không
được ghi nhận vào chi phí được trừ) khi tính thuế TNDN. Những khoản chi phí này cũng
không được hoàn lại hoặc điều chỉnh vào các năm sau như các khoản chênh lệch tạm
thời.

Các khoản chi phí không được trừ của Luật Thuế các bạn tham khảo chi tiết theo quy
định tại Điều 6 Thông tư 78, Điều 4 Thông tư 96, Điều 3 Thông tư 25.

Các khoản chênh lệch này có thể phân làm 3 loại chính như sau:

102
Hình 47: Các khoản chênh lệch không được phân loại là khoản chênh lệch tạm thời

Ví dụ một số khoản thường gặp như sau:

- Hóa đơn bán lẻ, hóa đơn không theo mẫu quy định của Luật Thuế;
- Hóa đơn GTGT từ 20 triệu đồng trở lên mà thanh toán bằng tiền mặt;
- Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng nhưng không phục vụ cho hoạt động SXKD
của công ty. Ví dụ công ty không tổ chức bếp ăn, nấu ăn mà lại có hóa đơn
xoong, nồi, chảo, gạo, mì chính, gia vị, thực phẩm với nội dung chi phí là phục
vụ bếp ăn…
- Các khoản chi phí không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Luật
Thuế;
- Những khoản chi phí có đầy đủ hóa đơn nhưng khoản chi phí bất hợp lý, không
có thực tế hoặc không có thật. Ví dụ công ty về vận tải hàng hóa, hành khách...
đã có định mức xăng xe mà “lấy” hóa đơn xăng xe quá nhiều, vượt định mức và
công ty cũng không có kho chứa xăng dầu;
- Chi phi lãi vay tương ứng với phần vốn góp thiếu thì chi phí lãi vay đó sẽ không
được tính vào chi phí được trừ;
- Tiền đồng phục nhận bằng tiền mặt vượt quá 5 triệu đồng/người/năm;
- Chi phí tài trợ không theo đúng các khoản mục tài trợ theo quy định;
- Tổng số chi có tính chất phúc lợi cho người lao động (chi đám hiếu, hỷ của bản

103
thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ
sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo...) nêu trên vượt quá 1 tháng lương
bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp;
- Mua hàng hóa nông lâm thủy hải sản của người nông dân trực tiếp bán ra mà
không lập bảng kê 01/TNDN theo Thông tư 78;
- Chi phí thuê nhà của cá nhân trong đó có quy định là bên thuê nộp thuế thay
cho chủ nhà mà chưa nộp dẫn đến không có chứng từ khấu trừ thuế TNCN,
không có đủ hồ sơ chứng từ chứng minh theo quy định;
- Chi phí công tác nước ngoài nhưng không có đầy đủ bộ hồ sơ chứng minh là đi
nước ngoài phục vụ mục đích công việc và chứng từ nước ngoài cũng không
dịch nội dung chính ra tiếng Việt;
- Chi phí tiền thưởng cho người lao động nhưng không quy định điều kiện được
hưởng rõ ràng tại một trong các hồ sơ hợp đồng lao động, quy chế tài chính,
quy chế lương, thưởng của công ty…
- Lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, hàng tồn kho không theo đúng quy định;
- Tiền lương của giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và doanh
nghiệp tư nhân mà giám đốc là chủ sở hữu;
- Tiền phạt vi phạm hành chính, vi phạm thuế…

3.2. Cách điều chỉnh xử lý các khoản không được phân loại là chênh
lệch tạm thời
Chỉ tiêu dùng để điều chỉnh các khoản chênh lệch này là chỉ tiêu [B4] - Các khoản chi
không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Đối với các khoản không được phân loại là chênh lệch tạm thời, tại năm báo cáo, điều
chỉnh vào chỉ tiêu [B4]- Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

 Lưu ý, để tập hợp đúng, đủ các khoản chi không được trừ làm cơ sở xác định khoản
chênh lệch này, doanh nghiệp nên tập hợp, theo dõi các khoản chi phí không được trừ
ngay tại thời điểm hạch toán từng nghiệp vụ liên quan. Có thể thực hiện bằng cách tập
hợp các khoản chi phí không được trừ trên 1 file Excel; hoặc ghi chú, lưu ý trong bảng
kê chứng từ thuế đầu vào hàng tháng, hàng quý; hoặc có ký hiệu riêng khi hạch toán
trên phần mềm kế toán…

104
Để có hệ thống quản trị tài chính kế toán minh bạch và làm chuẩn chỉnh ngay từ đầu,
các doanh nghiệp có thể đầu tư các phần mềm đáng tin cậy để nâng cao hiệu quả trong
công tác kế toán. Hiện nay phần mềm như phần mềm kế toán online MISA AMIS – giải
pháp tài chính thông minh hỗ trợ nhiều cho kế toán doanh nghiệp nói riêng và chủ
doanh nghiệp nói chung. Anh/Chị hãy đăng ký phần mềm kế toán online MISA AMIS
để thực tế trải nghiệm một giải pháp với nhiều tính năng, tiện ích như:

 Hệ sinh thái kết nối:


o Hoá đơn điện tử – cho phép xuất hoá đơn ngay trên phần mềm
o Ngân hàng điện tử – cho phép lấy sổ phụ, đối chiếu và chuyển tiền ngay
trên phần mềm
o Cơ quan Thuế – cổng mTax cho phép nộp tờ khai, nộp thuế ngay trên
phần mềm
o Hệ thống quản trị bán hàng, nhân sự…
 Đầy đủ các nghiệp vụ kế toán: Đầy đủ 20 nghiệp vụ kế toán theo TT133 & TT200,
từ Quỹ, Ngân hàng, Mua hàng, Bán hàng, Kho, Hóa đơn, Thuế, Giá thành, …
 Tự động nhập liệu: Tự động nhập liệu từ hóa đơn điện tử, nhập khẩu dữ liệu từ
Excel giúp rút ngắn thời gian nhập chứng từ, tránh sai sót.
 Tự động tổng hợp số liệu và kết xuất báo cáo tài chính với hàng trăm biểu mẫu
có sẵn giúp kế toán đáp ứng kịp thời yêu cầu của lãnh đạo
 ….
Tham khảo ngay phần mềm kế toán online MISA AMIS để gấp đôi hiệu quả công tác
Kế toán - Tài chính trong doanh nghiệp và đáp ứng các xu hướng làm việc mới!

105
LỜI KẾT
Thực trạng “làm đẹp sổ sách”, “lách thuế”, “trốn thuế…” có thể trước mắt đem lại lợi
ích cho doanh nghiệp nhưng xét về lâu dài, khi quy mô doanh nghiệp trở lên lớn hơn
thì việc làm trái pháp luật quy mô và tính chất sẽ ngày càng nghiêm trọng, việc này sẽ
ảnh hưởng xấu, thậm chí gây rủi ro lớn về pháp lí cho doanh nghiệp. Xét trên góc độ
toàn bộ nền kinh tế, việc trốn thuế của một số doanh nghiệp sẽ làm mất đi sự công
bằng trong kinh doanh giữa các doanh nghiệp, đồng thời, làm ảnh hưởng đến nguồn
thu của ngân sách nhà nước.

Trong điều kiện khung pháp lý ngày càng được hoàn thiện, chế độ kê khai và báo cáo
ngày càng đi vào khuôn khổ, song song với đó, quá trình chuyển đổi số đang góp phần
đẩy mạnh tính minh bạch và kịp thời của công tác kê khai, báo cáo thuế nói riêng và
báo cáo tài chính nói chung, do đó, những việc làm trái pháp luật sẽ không thể tồn tại
lâu dài. Hoạt động kinh doanh đúng pháp luật còn là nhân tố quan trọng giúp doanh
nghiệp tạo dựng uy tín, đứng vững trên thị trường, là điều kiện để doanh nghiệp đạt
được mục tiêu phát triển bền vững.

Chính vì vậy, trung thực, khách quan, phản ánh đúng các phát sinh trong thực tế trên
các Báo cáo tài chính, đồng thời nắm rõ, tuân thủ mọi quy định của pháp luật về thuế
là điều kiện tiên quyết để mọi tổ chức, doanh nghiệp có một nền tảng kinh doanh vững
chắc. Hơn nữa, hiểu rõ về thuế còn giúp doanh nghiệp tối ưu hoá thuế, đảm bảo doanh
nghiệp có lợi nhất về thuế mà không vi phạm pháp luật.

Theo đó, các anh chị, các bạn kế toán cũng như các nhà quản trị doanh nghiệp cần nắm
vững các quy định pháp luật hiện hành về thuế với 2 nội dung lớn là có quy trình, cách
thức quyết toán thuế TNDN và cách thức xử lý các chênh lệch giữa kế toán và thuế.

MISA AMIS tin tưởng rằng cuốn Cẩm nang hướng dẫn quyết toán thuế TNDN 2022 sẽ
là người bạn đồng hành tin cậy, hỗ trợ thật tốt cho các anh chị, các bạn trong công tác
quyết toán thuế 2022 và hoàn thành đầy đủ, đúng quy định mọi thủ tục, nghĩa vụ về
thuế.

Chúc Quý doanh nghiệp, các anh chị và các bạn thành công!

Công ty Cổ phần MISA - Viện Đổi mới Doanh nghiệp MIBI

106

You might also like