You are on page 1of 1

Học nhóm

Module 1: Từ phân tử đến tế bào –Bộ môn Hóa học


Hướng dẫn sinh viên

TÁC DỤNG GÂY PHÙ CỦA THUỐC ĐIỀU TRỊ CAO HUYẾT ÁP

CASE LÂM SÀNG


Ký hiệu:
AM: Amlodipine:
CCB: Calcium Channel Blockers
HTN: Hypertention

Một người đàn ông 56 tuổi có tiền sử cao huyết áp 3 năm rồi, 6 tháng trước ông ấy được
điều trị bằng thuốc hạ huyết áp amlodipine viên 5 mg, thăm khám huyết áp 135/77 mmHg, chân
bị phù bàn chân và mắt cá.

Điều trị: Bệnh nhân được cho dùng S-amlodipine. Tình trạng phù giảm.

Câu hỏi thảo luận:


Câu 1. Trình bày cấu trúc lập thể của amlodipine. Xác định carbon bất đối trong cấu trúc
và phân biệt đồng phân R, S amlodipine?
Câu 2. Làm thế nào sinh viên xác định được góc quay cực của amlodipine là – 20,83 và
góc quay cực của S-amlodipine là – 20,10?. Hãy cho biết % e.e và % R-amlodipine trong
hỗn hợp.
Câu 3. Phát biểu 1 câu dự đoán sự gắn của amlodipine lên receptor gây tác dụng sinh học.
Câu 4. Cilnidipine một thuốc được dùng thay thế amlodipine để giảm tác dụng gây phù
ngoại vi? So sánh điểm khác biệt về cấu trúc của amlodipine và cilnedipine?
Câu 5. Phân tích tác dụng gây phù của amlodipine?
Câu 6. Cơ chế gây phù của các thuốc nhóm dihydropyridine?
Câu 7. Liên hệ case trong bài Nhiệt động lực học hóa học.

You might also like