You are on page 1of 2

Tú Uyên gặp Giáng Kiều

Trước xin từ biệt cùng nhau


Chữ duyên này trở về sau còn dài
Nghe lời nói cũng êm tai
Chiều lòng chi nỡ ép nài nài mưa mây
Trước sân mừng cuộc tình say
Tiếng vui đãi nguyệt, bày tiệc đối hoa
Bóng mây bỗng kéo quanh nhà
Thảo am thoắt đã đổi ra lâu đài
Tường quang sáng một góc trời
Nhởn nhơ áo, mũ, xiêm, hài, biết bao!
Người yểu điệu, khách thanh tạo
Mỗi người một vẻ, ai nào kém ai
Lả lơi bên nói bên cười
Bên mừng cố hữu, bên mời tân lang
Đong đưa khoe thắm đua vàng
Vũ y thấp thoáng, Nghê thường thiết tha

2 câu đầu (khó tìm quá tại nó gắn với khúc trc thì phải)
Mối quan hệ tri âm, tri kỉ xưa nay dễ gì bị phai nhạt bởi khoảng cách nên nàng đã hứa
“Chữ duyên này trở về sau còn dài”. Nét đẹp của Giáng Kiều nằm ở sự thông minh,
khéo léo, tế nhị và tấm lòng trước sau như một.

Mấy câu màu này


 Các từ láy “Nhởn nhơ”, “Lả lơi”, “Đong đưa” cùng động từ “nói, cười”, “đua”,
“khoe” đã diễn tả tâm trạng vui tươi, say trong men rượu của quan khách và gia
chủ.
 Lều cỏ đã hóa thành lâu đài
 Vầng dương quang bao phủ rực rỡ, sáng cả một góc trời.
 Kẻ vào người ra tấp nập, ai nấy cũng thanh tao, lịch lãm.
 (2 câu cuối) 2 vợ chồng sống hạnh phúc với nhau, thiên thời địa lợi nhân hòa
chung vui với đôi vợ chồng, “Vũ y”, Nghê thường” hay chính là quần áo, xiêm y
lả lướt, thiết tha.
 CÂU HỎI TRONG SÁCH AH:
 Khung cảnh trước khi làm phép:
 Mái nhà tranh nhỏ với vật dụng đơn sơ
 Khung cảnh yên ắng, không người
 (này ở câu 314) “Lòng người trông xuống sông Tương mơ hình”, “ngày
tưởng đêm đêm mơ đã chồn” (câu 318)
 (câu 320) “Ruột héo, gan mòn”, “Nhấp sầu gối muộn có ngày nào nguôi”
(câu 358)
=> Khung cảnh khi ấy ủ rũ, ảm đạm, cô đơn, chỉ cô độc mình
chàng Tú Uyên ngồi ngẩn ngơ, ôm mộng tương tư mỏi mệt. Ngày ngày
chàng chỉ biết thẫn thờ, tiếc nuối bóng nàng, quên cả ăn uống

 Khung cảnh sau khi GK làm phép:


 Có đôi hầu, có bình trầm và chén hà để uống rượu vui: (377 378) “Tưng
bừng sắm sửa tiệc hoa/ Bình trầm đưa khói, chèn hà đậm hương”
 Nhà tranh biến thành lâu đài “Thảo am thoắt đã đổi ra lâu đài/ Tương
quang sáng một góc trời” (câu của mình 392)
 Bạn bè đông đủ tới chúc mừng: “bên nói bên cười”, “bên mừng cố hữu,
bên mời tân lang”, “khoe thắm đua vàng” (397 398 399)
 Các tiên nữ nhảy múa cùng quần áo sắc màu thiết tha, nổi bật và duyên
dáng
=> Từ sau khi Giáng Kiều làm phép, khung cảnh như bừng tỉnh,
được ban phát sự sống. Cả khung cảnh ấy trở nên nhộn nhịp, vui vẻ và đông
đúc

*PHẦN NÀY CÓ LIÊN KẾT MỘT XÍU VS PHẦN CỦA TỔ 1


Một khi ra việc trường văn
Trở về đã thấy bát sân sẵn sàng
(...)
Trong tranh sao có bóng người vào ra?
Nhân nhân mày liễu mặt hoa
- Tú Uyên đi học, trở về đã thấy trong nhà có cơm canh bày sẵn nên lòng nảy sinh mối
nghi ngờ.
- Sáng hôm sau, Tú Uyên vờ đi ra ngoài và bất ngờ trở về, bắt gặp người con gái từ
trong tranh bước ra.
Vội vàng đánh tiếng ra chào
Bên mừng bên lệ, xiết bao là tình
(...)
Trước xin từ biệt cùng nhau
Chữ duyên này trở về sau còn dài”
- Tú Uyên thể hiện cảm xúc rối rời, hạnh phúc đến mức rơi lệ.
- Lời đối thoại của Giáng Kiều toát lên vẻ duyên dáng, hiền thục:
+ Nàng tự nhận là thân bồ liễu mỏng manh, vốn là “khách thanh tiêu” trên trời, có hiệu
là Tiên Thù, tên gọi là Giáng Kiều.
+ Vì mối “tơ điều” đã gắn kết nàng và Tú Uyên.
+ Mối tình Uyên - Kiều là mối thiên duyên tiền định, được sự đồng thuận của trời đất.
+ Tấm lòng thủy chung, son sắt của Giáng Kiều.
⇒ Cuộc gặp gỡ, đối thoại giữa Tú Uyên và Giáng Kiều cho thấy tình yêu của cả hai và
làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất thanh cao, hiền hậu, thủy chung của Giáng
Kiều.

You might also like