You are on page 1of 51

Tuyến Trần

Câu hỏi ôn tập chuẩn mực kế toán quốc tế

Chương 1: Khuôn mẫu cho BCTC

1. Khuôn mẫu có bn mục đích ? đó là?


=> CÓ 7 . gồm
+Cơ sở xây dựng và hoàn thiện hệ thống CMKTQT
+ Giúp tổ chức biên soạn và PT các CM của quốc gia
+ Giúp cho người lập BCTC trong việc áp dụng các CMKTQT và xử lý các vấn để
chưa đc quy định bởi 1 CMKTQT nào cả.
+ Giúp cho kiểm toán viên đưa ra ý kiến kiểm soát về sự phù hợp của BCTC với
CMKTQT.
+ giúp cho ng sử dụng BCTC trong việc giải thích thông tin tình bày trong các
BCTC đc lập theo CMKTQT.
+ khuôn mẫu này k thay thế cho CMKTQT cụ thể.Khi thực hiện thì căn cứ vào các
chuẩn mực quốc tế cụ thể. Trường hợp chưa đc quy định cụ thể thì thực hiện theo
khuôn mẫu.
+ Khuôn mẫu này áp dụng cho DN thuộc lĩnh vực kinh doanh thuộc mọi thành
phần kinh tế.
2. Phạm vi quy định là gì ?
=>
+ Mục đích
+ Đặc điểm định tính
+ ĐN, đk ghi nhận 5 yếu tố trên BCTC
+ Khái Niệm vốn và bảo toàn vốn

Tuyến Candy
3. Mục đích của BCTC là cung cấp thông tin tài chính, tt này hữu ích cho nhà đầu
tư, khách hàng, chủ nợ,…
4. BCTC lập trên cơ sở gì ?
=> Giả định hoạt động liên tục.
5. Đặc điểm định tính ?
=> Thích hợp và Thể hiện trung thực

Thích hợp:+)giá trị khẳng định


+)giá trị dự đoán
+) trọng yếu
Thể hiện trung thực: +) trung lập, đầy đủ, không sai sót
5.1. Đăc điểm định tính bổ sung?
= > có thể so sánh, có thể kiểm tra, kịp thời, có thể hiểu được
6. Đặc điểm thích hợp gồm ?
=> Giá trị dự toán và giá trị khẳng định , ngoài ra còn có trọng yếu
7. Đặc điểm thể hiện trung thực ?
=> Đầy đủ, Trung lập, Không sai sót..
9. Thông tin có đặc điểm nào?
=> Có Định tính, ko có định lượng.
10. Tài sản là gì?
=>Tài sản là một nguồn lực kinh tế hiện tại được kiểm soát bởi một đơn vị do kết
quả của các sự kiện quá khứ.(NẾU THAY KIỂM SOÁT BẰNG QUẢN LÍ LÀ
SAI)
Một nguồn lực kinh tế là một quyền có tiềm năng tạo ra các lợi ích kinh tế
11b: Theo khuôn mẫu 2018, giá trị sử dụng của tài sản là?
Là giá trị hiện tại của dòng tiền hay các lợi ích kinh tế khác(trong tlai), mà một đơn
vị kì vọng thu được từ việc sử dụng tài sản hay thanh lí tài sản đó.
11. Lợi ích kinh tế trong tương lai thể hiện ntn ?
+ sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với các TS khác trong SXSP hay cung cấp dịch vụ
+ Để bán hoặc trao đổi lấy TS khác
+ Thanh toán các khoản NPT

Tuyến Candy
+ Để phân phối cho chủ sở hữu.
12. Nợ phải trả là gì?
=> Một khoản NPT là một nghĩa vụ hiện tại của đơn vị về chuyển giao nguồn lực
kinh tế do các sự kiện phát sinh trong quá khứ.
Để tồn tại NPT cần thỏa mãn CẢ 3 đk:
+) Đơn vị có nghĩa vụ
+) Nghĩa vụ phải là chuyển giao một nguồn lực kinh tế
+) Nghĩa vụ là nghĩa vụ hiện tại, tồn tại như kết quả của các sự kiện quá khứ
Nghĩa vụ hiện tại là kết quả của sự kiện quá khứ nếu thỏa mãn đồng thời:
(Nghĩa vụ là trách nhiệm mà một đơn đơn vị không có khả năng tránh được)
+) Đơn vị đã đạt, nhận đc lợi ích kinh tế hoặc đã thực hiện một hành động
+)Đơn vị sẽ phải chuyển giao một nguồn lực kinh tế mà nếu không có điều kiện
trên đơn vị sẽ không phải chuyển giao.
13. VCSH là gì ?
=> là phần giá trị của DN được tính bằng số chênh lệch giữa giá trị TS của DN
trừ đi NPT.
14. Thu nhập là gì ?
=> Thu nhập là sự gia tăng trong tài sản hay sự giảm đi của nợ phải trả dẫn đến sự
gia tăng của vốn chủ sở hữu mà không phải do các khoản vốn góp của cổ đông.
15. Chi Phí là gì ?
=> Chi phí là sự giảm đi của tài sản hay sự gia tăng của NPT dẫn đến sự giảm đi
của vốn chủ sở hữu mà không phải do phân phối cho cổ đông
16. Có mấy yếu tố trên bctc?
=> Có 5, TS, NPT, VCSH, TN, CP.
17. Có mấy điều kiện ghi nhận ? = > CÓ 2.
+ Chắc chắn thu đc hoặc mất đi lợi ích kinh tế trong tương lai gắn với mục đó.
+ giá trị khoản mục đó đc xđ 1 cách đáng tin cậy
19. Ghi nhận NPT ?
=> chắc chắn dùng 1 lượng tiền chi ra chi nghĩa vụ hiện tại mà Dn phải thanh toán
, xđ 1 cách đáng tin cậy.
20. Ghi nhận TN ?
=> ghi nhận trong BCKQHĐKD, lợi ích kinh tế trong tương lai liên quan đến tăng
ts, giảm NPT, gia tăng đó đc xđ 1 cách đáng tin cậy.

Tuyến Candy
21. Ghi nhận CP?
=> Giảm lợi ích kinh tế lq đến giảm TS, tăng NPT, cp đc xđ 1 cách đáng tin cậy.
22. Dừng ghi nhận TS, NPT khi nào ?
=> Khi Tài sản mất quyền kiểm soát
NPT không còn nghĩa vụ hiện tại.
23. Cơ sở đánh giá các yếu tố BCTC:
+ giá gốc
+ giá trị hiện hành
+ Gt hợp lý
+ Gt thực hiện và gt sử dụng
23.a: Các nhân tố cân nhắc khi lựa chọn cơ sở các định giá trị:
+) Thích hợp:Ảnh hưởng bởi:- Đặc điểm của tài sản hay NPT và
- TS và NPT đó đóng góp ntn cho dòng tiền tương lai
+)Trình bày trung thực: ảnh hưởng bởi:- Sự không nhất quán về xác định giá trị
-Sự không chắc chắn về xác định giá trị
24. Phương pháp hay đc sử dụng nhất để lập bctc là ?
=> Giá gốc.
25. PP giá gốc đc kết hợp vs pp nào ?
=> HTK tính theo giá thấp hơn giữa giá gốc và gt hiện thực ròng, khoản nợ lương
hưu thì nên tính theo gt hiện tại.

26. Có mấy loại bảo toàn vốn ?


=> Có 2: bảo toàn vốn tài chính và vốn vật chất.
27. Theo khái niệm vốn về mặt tài chính, vốn đồng nghĩa với tài sản thuần hoặc
vốn chủ sở hữu của một đơn vị đúng hay sai?
=> Đúng.(NOTE: GẮN VS TÀI CHÍNH LÀ LIÊN QUAN TỚI GIÁ TRỊ)
27A:Bảo toàn vốn vật chất là đảm bảo doanh thu năm nay > năm trước
= > SAI. Vì đây là bảo toàn vốn tài chính
27b. Bảo toàn vốn vật chất là đảm bảo doanh số (hay lượng hàng hóa tiêu thụ)năm
nay lớn hơn năm trước

Tuyến Candy
= > Đúng
28. Lợi nhuận tăng thì bảo toàn vốn có tăng k ?
=> chưa chắc.chỉ đúng khi VCSH cuối kì lớn hơn đầu kì.
29. Bảo toàn vốn là bảo toàn về gì ?
=> năng lực kinh doanh
30. ND, mục đích BCTC là phạm vi của khuôn mẫu BCTC quốc tế Đúng hay
sai?
=> Đúng
31. Các yếu tố nào phản ánh tình hình tài chính của DN ?
=> TS, NPT, VCSH
32. Các Yếu tố nào phản ánh tình hình hoạt động của Dn ?
=> TN và CP
33. Dừng ghi nhận là gì?
= > Là sự loại bỏ tất cả hay một phần của một tài sản hay nợ phải trả đã được ghi
nhận khỏi báo cáo tình hình tài chính của một đơn vị
+) Dừng ghi nhận xảy ra khi khoản mục đó không còn thỏa mãn định nghĩ
_ Đối với TS: Xóa ghi nhận thường xảy ra khi đơn vị mất quyền kiểm soát đối với
toàn bộ hay một phần của tài sản
_Đôi với NPT: Xóa ghi nhận thường xảy ra khi đơn vị không còn nghĩa vụ hiện
hành (hết nghĩa vụ hiện tại)với tất cả hay một phần khoản nợ phải trả đã ghi nhận.

35. Chi phí hiện hành của 1 TS là gì?


Là chi phí của một tài sản tương tự(ngang bằng) tại ngày xác định giá trị bao gồm:
Khoản thanh toán đc trả lại tại ngày xác định giá trị + Chi phí giao dịch có thể ps
tại ngày đó.

Chương 2: Các chuẩn mực kế toán về Tài sản

1. CMKT về TSCĐ
+ Máy móc, thiết bị, nhà xưởng
+ tài sản vô hình – IAS 38
+ Suy giảm giá trị - IAS 36

Tuyến Candy
+ Thuê TS – IFRS 16

1. Máy móc, thiết bị, nhà xưởng – IAS 16

1. Mục đích của Cm này là gì ?


=> Quy định, hướng dẫn ng tắc, phương pháp kế toán với MM, TB, NX. Gồm:
+ Tiêu chuẩn
+ Thời điểm ghi nhận
+ xác định giá trị ban đầu
+ chi phí ps sau ghi nhận ban đầu
+ xác định gt sau ghi nhận ban đầu
+ Khấu hao
+ nhượng bán, thanh lý
+Suy giảm giá trị nhà xưởng, máy móc, thiết bị
2. CM này không áp dụng cho loại TS nào ?
=> Có 4 loại
+ TB, MM nắm giữ vì mục đích bán
+ TS có tính chất sinh học
+ Quyền khai thác và đánh giá tài nguyên khoáng sản
3. Mục đích nắm giữ ?
=> sản xuất, cung cấp hhdv, cho thuê, mục đích khá
4. NG là gì?
=> Là toàn bộ tiền và tương đương tiền đã trả hoặc phải trả hoặc tính theo giá trị
hợp lý của các khoản phải trả để có thể mua hoặc xây dựng TS đó tính đến thời
điểm TS đó đc ghi nhận

CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN:


1.Khấu hao: là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của tài
sản trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó

Tuyến Candy
2.Giá trị phải khấu hao: Là nguyên giá của tài sản – giá trị thanh lí ước tính
của tài sản đó
3.Giá trị thanh lí : là giá trị ước tính thu được khi hết thời gian sử dụng hữu
ích – chi phí thanh lí ước tính
4.Thời gian sử dụng hữu ích là :
+) Thời gian mà doanh nghiệp dự tính sử dụng tài sản
+) Số lượng sp hoặc các đơn vị tính tương tự mà doanh nghiệp dự tính thu
được từ việc sử dụng tài sản.
5.Giá trị ghi sổ : là giá trị sau khi trừ đi khấu hao lũy kế và tổn thất lũy kế
6.Lỗ suy giảm giá trị của TS: Chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và giá trị có thể
thu hồi
Giá trị có thể thu hồi là: Giá cao hơn giữa :
+) Giá trị hợp lí trừ chi phí bán tài sản
(Là giá trị tài sản có thể trao đổi giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sư
trao đổi ngang giá)
+)Giá trị sử dụng của tài sản đó
(Là giá trị hiện tại của dòng tiền ước tính thu đc trong tương lai từ việc sử
dụng tài sản bao gồm cả giá trị thanh lí)

5. GT ghi sổ ghi nhận ntn ?


=> GT ghi sổ = Nguyên giá – Khấu hao lũy kế - lỗ tổn thất TS
6. giá trị phải khấu hao xđ ntn ?
= NG – Giá trị thanh lý ước tính
7. Khấu hao xđ ntn nếu theo pp đường thẳng ?
= ( NG – Giá trị thanh lý ước tính )/ số năm sử dụng ước tính
8. Giá trị đặc thù có tác dụng gì?
=> Để xđ 1 giao dịch trao đổi có đủ yếu tố thương mại hay k.
9. Thời gian sử dụng hữu ích là gì?
=> Là tg mà ts phát huy đc tác dụng cho sx, kd

Tuyến Candy
9b. Khi từng bộ phận cấu thành của tài sản có thời gian sử dụng hữu ích khác nhau
hoặc góp phần tạo ra lợi ích kinh tế khác nhau

10. Thời gian sử dụng đc xd bằng mấy cách ?


=> 2 cách
+ thời gian mà Dn dự tính sử dụng TS
+ Số lượng sp, hoặc đơn vị tính tương tự mà dn dự tính thu đc từ việc sử dụng ts
đó.

11.GT thanh lý đc xđ ntn ?


=> là giá trị ước tính thu đc khi thanh lý khi hết tg sử dụng hữu ích cuat TS – chi
phí thanh lý ước tính.
12. GT hợp lý là Gt ts có thể đc trao đổi giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong
sự trao đổi ngang giá Đ hay S?
=> Đúng
13. Giá trị lỗ tổn thất là gì ?
=> Phần gt ghi sổ vượt giá trị có thể thu hồi.
14. GT có thể thu hồi là gì?
=>Là giá cao hơn giữa
+ giá trị hợp lý – cp bán tài sản
và giá trị sử dụng ts đó.
15. GT sử dụng là gì ?
=>là gt hiện tại của dòng tiền ước tính thu được trong tương lai từ việc sử dụng ts
đó bao gồm cả gt thanh lý

16. Có mấy tiêu chuẩn ghi nhận Mm, TB, NX ?


=> có 2 tiêu chuẩn
+ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tl từ việc sử dụng TS đó.
+ GT TS phải đc xác định 1 cách đáng tin cậy.
note: Theo VAS 03 của Việt Nam có 4 tiêu chuẩn ghi nhận
+ Chắc chắn thu đc lợi ích trong tương lai
+ Xác định 1 cách đáng tin cậy
+ Có thời hạn sử dụng trên 1 năm
+ Gt > 30 triệu
17. Xđ giá trị ban đầu theo gì ?
=> Nguyên giá ( giá gốc)

Tuyến Candy
18. Nguyên giá trong trường hợp mua sắm bao gồm giá mua, các khoản thuế k
đc hoàn lại, chi phí liên quan trực tiếp ( vận chuyển, lắp đặt, chạy thử, chuyên
gia,…) Đ hay S ?
=> Sai. Vì còn thiếu “ Ước tính ban đầu của chi phí phá hủy, điều chuyển TS và
khôi phục vị trí TS để hoàn trả mặt bằng.
19.Khoản CP nào k đc tính vào nguyên giá ?
=> CP đào tạo nhân viên, cp quản lý hành chính cp sx chung và cp khác.. nếu k lq
trực tiếp đến việc mua sắm và đưa TS vào trạng thái sẵn sàng sử dụng, Các khoản
lỗ ban đầu do máy móc hđ k đúng như dự tính.
20. Nguyên giá TS trả góp trả theo giá trả ngay hay giá trả chậm ?
=> Giá trả ngay.

21. Lãi nội bộ có đc tính vào nguyên giá của MM, TB, NX do dn tự xây dựng, tự
chế k ?
=> Không
22. Nguyên giá trong trường hợp MM, TB, NX tự chế đc xđ ntn ?
= giá thành thực tế TS tự xây dựng + Cp lắp đặt chạy thử
23. Chi phí hoạt động vượt công suất có đc tính vào nguyên giá k ?
=> Không
24.Trao đổi nào có yếu tố thương mại ?
=> Trao đổi không tương tự
25. Trao đổi nào không có yếu tố TM ?
=> trao đối tương tự

26. Trao đổi tương tự sử dụng giá gì ?


=> giá trị còn lại
27. Trao đổi k tương tự sử dụng giá gì ?
=> giá trị hợp lý
28.Chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu có đc tính tăng NG k?
=> Không
29.Chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu nếu cp này chắc chắn tăng lợi ích
kinh tế trong tương lai đc ghi tăng nguyên giá đúng hay sai ?
=> Đúng
30. Chi phí sửa chữa, khôi phục, duy trì khả năng đem lại lợi ích kinh tế trong
tương lai dc ghi tăng nguyên giá k?
=> không. Đc ghi vào chi phí hoạt động kd trong kì.

Tuyến Candy
31. Có mấy cách làm tăng NG ?
=> có 2 cách đó là
+ sữa chữa lớn chắc chắn thu đc lợi ích trong tương lai
+ Đánh giá lại TSCĐ
32. Có mấy pp xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu ?
=> CÓ 2, pp chuẩn ( giá gốc ) và pp thay thế ( đánh giá lại )
33. Giá trị TS theo Pp chuẩn đc xđ ntn?
=> Giá trị TS = NG – hao mòn LK – khoản lỗ do gt TS bị tổn thất
34.Ts theo pp đánh giá lại đc xđ ntn ?
= Giá trị hợp lý tại thời điểm đánh giá lại – khấu hao – khoản lỗ do gt TS bị tổn
thất
35. Chênh lệch tăng do đánh giá lại đc ghi nhận ntn ?
+ ghi Có vào mục tăng do ĐGLTS
+ hoặc hạch toán nó là 1 khoản thu nhập nếu nó bù trừ vào phần giảm do đánh giá
lại TS đó mà trc đây đã hạch toán vào CP.

VD: Dn A mua 1 mảnh đất có nguyên giá 15.000$


cuối năm thứ 2: Giá trị mảnh đất giảm còn 13.000$
Cuối năm thứ 3: giá trị mảnh đất tăng lên 20.000$
Định khoản ?

Cuối năm T2: Nợ TK Cp( lỗ do đánh giá lại ) : 2.000


Có TK NG NXMMTB : 2.000
Cuối năm T3 : Nợ TK NG NXMMTB : 7.000
Có TK TN : 2.000
Có TK CLĐGLTS : 5.000

36. Chênh lệch giảm đc xđ ntn ?


+ hạch toán vào chi phí
+ hoặc bù trừ vào khoản chênh lệch tăng khi phần chênh lệch giảm xuống không
vượt quá chênh lệch tăng của chính TS đó

VD: : Dn A mua 1 mảnh đất có nguyên giá 15.000$


cuối năm thứ 2: Giá trị mảnh đất tăng lên 20.000$
Cuối năm thứ 3: giá trị mảnh đất giảm còn 13.000$
Định khoản ?

Tuyến Candy
+ cuối năm t2 : Nợ TK NG NXMMTB : 5.000
Có TK CLĐGLTS : 5.000
+ Cuối năm T3 :
Nợ TK CLĐCLTS : 5.000
Nợ TK Cp : 2.000
Có TK NG NXMMTB : 7.000

37. Khấu hao đc xđ ntn ?


=> dựa vào 2 yếu tố
+ Giá trị phải khấu hao ( = nguyên giá – hao mòn lũy kế )
+ thời gian sử dụng hữu ích ( thời gian mà doanh nghiệp dự tính sử dụng TS, số
lượng sản phẩm hoặc đơn vị tính tương tự mà dn dự tính thu đc từ việc sử dụng TS
đó )
38. Có mấy pp tính khấu hao ?
=> Có 3 gồm
+ Khấu hao theo đường thẳng
+ khấu hao nhanh
+ khấu hao theo sản lượng.
39. NX, MM Tb dừng ghi nhận khi nào ?
=> Khi thanh lý hoặc ko thu dc lợi ích kinh tế từ việc sử dụng và thanh lý TS
40. Lãi hay lỗ ps do thanh lý đc xđ ntn ?
=> Là chênh lệch giữa Thu nhập, chi phí và gt còn lại của ts ( TN – Cp – GTCL
của TS)

41.Số lỗ lãi đc ghi nhận vào đâu ?


=> BCKQHĐKD
42. NX, MM, TB đc ghi nhận mục nào trong BCDKT ?
=> Nguyên giá, hao mòn lũy kế, GTCL.
43. Đc trình bày trên BCTC nào ?
+ BCĐKT
+ BCKQHĐKD
+ Thuyết minh BCTC
+ BC thay đổi VCSH

2. Tài sản Vô hình – IAS 38

Tuyến Candy
1. Chuẩn mực nào áp dụng cho TSCĐVH ?
=> IAS 38
2. Chuẩn mực này KHÔNG áp dụng cho ?
+ TSCĐVH nắm giữ dùng để bán trong hđ kd thông thường
+ TS hoãn thuế lại
+ TS thuê thuộc phạm vi điều chỉnh của IAS 17
+ TS chính liên quan ( IAS 39,27,28,31)
+ Lợi thế thương mại từ hợp nhất hđ kd ( IFRS 3)
+ TSVH đc chứa trong 1 thực thể vật chất ( VD: Phần mềm máy tính, phim ảnh )
3. TSVH là ts phi tài chính, có thê xác định được nhưng k có hình thái vật chất
Đ hay S?
=> Đúng
4. TSVH gồm những gì ?
=> Phần mềm máy tính, bằng sáng chế ( mua, tự chế ) , bản quyền, giấy phép khai
thác thủy sản, hạn ngạch xuất nhập khẩu, quan hệ kinh doanh với KH, Sự trung
thành của KH,..
5. Có mấy yếu tố để xác định nguồn lực có thể thỏa mãn định nghĩa TSVH ?
=> Có 3
+ Tính có thể xác định đc
+ Khả năng kiểm soát đc
+ Lợi ích kinh tế trong tương lai

6. Có mấy giai đoạn để tự xây dựng thương hiệu ( nội bộ ) ?


=> CÓ 2: giai đoạn nghiên cứu, giai đoạn triển khai
7.Thị trường hoạt động là thị trường thỏa mãn bn điều kiện ?
3 điều kiện
+ CÁc sp bán trên thị trường có tính tương đồng
+ người mua và người bán có thể tìm thấy nhau bất cứ lúc nào
+ Giá cả đc công khai cả giá thanh lý của chúng.
8. Có mấy tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐVH ?
=> Có 2( giống TSCĐ HH)
+ Chắc chắn thu đc lợi ích kinh tế trong tương lai
+ Giá trị đc xác định 1 cách đáng tin cậy
9. Nguyên giá TSVH mua riêng biệt đc xác định ntn ?
= giá mua ( trừ khoản chiết khấu tm, giảm giá )
+ Các khoản thuế ( trừ thuế hoàn lại )

Tuyến Candy
+ chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa TS vào sử dụng theo dự tính.
10. Các khoản k đc tính vào nguyên giá ?
+ Chi phí quảng cáo, tiếp thị cho sp
+ chi phí đào tạo nhân viên
+ chi phí quản lý hành chính chung, các khoản cp k lq trực tiếp đến việc đưa ts vào
trạng thái sẵn sàng sử dụng
+ Lỗ ban đầu do hđ k đúng như dự tính

11. Nguyên giá TSVH theo hình thức trả góp là giá gì ?
=> Giá trả ngay
12. Chênh lệch trả góp là gì ?
=> là Lãi, hạch toán vào chi phí tài chính trong kì
13. TSVH đc tạo ra từ nội bộ DN trải qua mấy giai đoạn ?
=> 2 gđ, Nghiên cứu và triển khai
14. Toàn bộ chi phí phát sinh trong giai đoạn nghiên cứu ko đc ghi nhận tăng
nguyên giâ đúng hay sai ?
=> đúng
15. Toàn bộ chi phí trong gđ triển khai đc ghi nhận vào NG TSVH đúng hay sai
?
=> Sai, chỉ ghi nhận nếu thỏa mãn 6 điều kiện:
+ FF đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa TS vào sử dụng như dự tính hoặc để bán
+ Dn dự định hoàn thành TSVH để sử dụng hoặc để bán
+ DN có khả năng sử dụng hoặc bán TSVH đó
+ TS đó phải tạo ra đc lợi ích ki trong tương lai
+ Có đầy đủ nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn tất các
giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng TSVH đó.
+ Có khả năng xác định 1 cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong gđ triển khai để tạo
ra TS đó

16. Nếu k xác định đc chi phí của gđ nghiên cứu hay là triển khai thì xử lý ntn ?
=> Cho tất chi phí đó vào gđ nghiên cứu.
17. Chi phí nào k đc tính vào NG tsvh đc tạo ra từ nội bộ DN ?
+ CPBH,CPQLDN, CPXSC,.. k lq trực tiếp đên việc đưa ts đó vào trạng thái sẵn
sàng sử dụng.
+ CP k hợp lý như : nvl lãng phí, cp lao động vượt công suất.
+ Cp đào tạo nhân viên.
18. Mốc nào dùng để xác định chi phí tính vào Nguyên giá ?

Tuyến Candy
=> Bắt đầu giai đoạn triển khai ( vs đk thỏa mãn đk ghi nhận TSVH )
19. Xác định gt sau ghi nhận ban đầu bằng mấy pp?
=> Pp chuẩn, pp thay thế ( các xđ giống TSCĐHH)
20. Phần chênh lệch tăng do đánh giá lại đc gọi tên là gì ?
=> Thặng dư đánh giá lại

21. Phân loại thời gian sử dụng TSVH ?


+ Tg sử dụng hữu ích xác định được : có trích khấu hao
+ TG sử dụng k xác định đc : k đc tính khấu hao mà phải đánh giá sự suy giảm
22. TSVH dừng ghi nhận khi nào ?
=> Khi ko thu đc lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng hoặc bán.
23. Có mấy pp tính khấu hao ?
=> có 3
24 . Lãi, lỗ trong thanh lý xđ ntn ?
= Thu nhập – chi phí – giá trị còn lại
25. TSVH đc trình bày trên BCTC nào ?
+ BCĐKT
+ BCKQHĐKD
+ Thuyết minh BCTC
+ BC thay đổi VCSH.

3.Suy giảm giá trị TS- IAS 36

1.Chuẩn mực nào quy định về suy giảm giá trị TS ?


=> IAS 36
2.Mục đích của IAS 36 là gì ?
=> Đảm bảo TS đc ghi nhận không vượt quá giá trị có thể thu hồi
3.Cách thức xử lý khi 1 TS bị suy giảm giá trị ?
+ Cách thức ghi nhận khoản lỗ do giảm giá trị
+ Khi nào thì đơn vị nên hoàn nhập khoản lỗ do giảm giá trị của TS
+ cần công bố những thông tin liên quan đến giảm giá trị nào trong BCTC
4.Lỗ suy giảm giá trị TS là chênh lệch khi giá trị ghi sổ của tài sản hoặc 1 đơn vị
tạo tiền lớn hơn giá trị có thể thu hồi đc của chính TS or ĐVTT đó Đúng hay
Sai ?
=> Đúng
5.Cách xác định giá trị ghi sổ ?

Tuyến Candy
=> GTGS = NG – Hao mòn LK – lỗ tổn thất tài sản ( giá trị suy giảm )

6.Giá trị có thể thu hồi của TS hay 1 ĐVTT đc xác định ntn ?
=> GTCTTH là giá cao hơn giữa ( Giá trị hợp lý – chi phí thanh lý) và Giá trị sử
dụng ( giá trị hiện tại )
7.Giá trị hợp lý là gì ?
=> Là giá trị sẽ nhận khi bán tài sản hoặc được trả khi chuyển giao công nợ trong
giao dịch theo trình tự giữa người tham gia thị trường tại ngày xác định giá trị
(Xem IFRS 13- Xác định giá trị hợp lý)
8.Thế nào là giá trị sử dụng của TS?
=> Là giá trị hiện tại của các dòng tiền trong tương lai ước tính thu được từ tài sản
hoặc đơn vị tạo tiền.
9.Đơn vị tạo tiền là gì ?
=> Nhóm nhỏ nhất có thể xác định của các tài sản tạo ra dòng tiền thu, phần lớn
độc lập với dòng tiền thu từ các tài sản hoặc nhóm tài sản khác.
10.Thời điểm đánh giá lại suy giảm ?
=> Cuối kì ( về khả năng có dấu hiệu suy giảm giá trị của TS )

11. Loại TS nào đc đánh giá lại cuối kì mặc dù k có dấu hiệu suy giảm ?
+ TSVH vs thời gian sử dụng hữu ích k xác định
+ TS VH chưa sẵn sàng vào việc sử dụng
+ Lợi thế TM từ việc hình thành hợp nhất kinh doanh
12.Dấu hiệu nhận biết TS bị tổn thất ?
=> 2 dấu hiệu : Bên ngoài và bên trong
13.Dấu hiệu bên ngoài bao gồm gì ?
+ giá trị giảm dần nhiều hơn đáng kể so vs dự kiến
+ Lĩnh vực công nghệ, thị trường, kinh tế hay pháp lý có sự thay đổi lớn ảnh hưởng
bất lợi đến DN
+ LS thị trường hoặc Tỷ suất hoàn vốn gia tăng
+ GTGS lớn hơn giá trị Vốn hóa thị trường
14.Dấu hiệu bên trong bao gồm gì ?
+ Sự lỗi thời hoặc hư hỏng
+ thay đổi đáng kể ảnh hưởng bất lợi đến DN từ việc sử dụng TS
+ Bằng chứng có sẵn từ nội bộ chỉ ra lợi ích kinh tế thấp hơn như dự kiến.
15.Lợi thế TM không xác định đc giá trị cụ thể của TS là bn Đúng hay sai ?
=> Đúng

Tuyến Candy
16.cách xác định lỗ tổn thất tài sản ?
=> Lỗ Tổn thất TS = Giá trị ghi sổ - Giá trị có thể thu hồi đc.
17. Nếu và chỉ nếu giá trị có thể thu hồi từ tài sản nhỏ hơn giá trị ghi sổ của nó,
giá trị ghi sổ của tài sản sẽ được ghi giảm tới giá trị có thể thu hồi của tài sản.
Sự giảm trừ đó là một khoản lỗ do suy giảm giá trị tài sản Đúng hay sai ?
=> Đúng
18.Khoản lỗ do suy giảm này đc ghi nhận ngay lập tức vào đâu ?
=> lãi hoặc lỗ ( theo mô hình giá gốc )
19. Sau khi ghi nhận khoản lỗ suy giảm giá trị tài sản, phần khấu hao đối với tài
sản đó sẽ được điều chỉnh ở các kỳ tương lai để phân bổ giá trị ghi sổ sau điều
chỉnh của tài sản, trừ đi giá trị thanh lý ước tính (nếu có), một cách có hệ thống
trong thời gian sử dụng hữu ích còn lại của tài sản. ( Tức khấu hao mới ) Đúng
hay sai ?
=> Đúng
20.Lỗ tổn thất TS đc xác định theo mấy mô hình ?
=> 2 mô hình: mô hình Gốc và mô hình Đánh giá lại TS.

Ghi nhận và đo lường lỗ suy giảm giá trị tài sản –Ví dụ

Ví dụ 2: Với tài liệu ở ví dụ 1 và giả định Công ty HOAMAI sử dụng mô hình giá
gốc để xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu của dây truyền sản xuất. Với mô hình
giá gốc thì chi phí khấu hao hàng năm của dây truyền là 400.000:8=50.000. Tính
đến ngày 31/12/N+3 giá trị ghi sổ của dây truyền là 400.000-4x50.000=200.000,
trong khi đó giá trị có thể thu hồi của dây truyền này là 178.853 nên khoản lỗ suy
giảm giá trị tài sản = 200.000-178.853= 21.147 được ghi nhận theo bút toán sau:
Nợ TK Lỗ giảm giá trị TS(P/L): 21.147
Có TK dây truyền: 21.147.
Ví dụ 3: Với tài liệu ở ví dụ 1 và giả định Công ty HOAMAI sử dụng mô hình
đánh giá lại đểxác định giá trị sau ghi nhận ban đầu của dây truyền sản xuất.

Từ ngày 1/1/N đến ngày 31/12/N+3 có thêm tài liệu: ngày 1/1/N+2, Công ty
HOAMAI quyết định đánh giá lại dây truyền sản xuất với giá trị đánh giá lại là
$330.000, giá trị thanh lý ước tính bằng 0 và thời gian sử dụng hữu ích còn lại là 6
năm.

Tuyến Candy
Chính sách kế toán của Công ty HOAMAI là chuyển phần chênh lệch tăng do đánh
giá lại tài sản vào lợi nhuận giữ lại hàng năm tương ứng với phần chênh lệch về chi
phí khấu hao sau khi đánh giá lại và trước khi đánh giá lại dây truyền sản xuất.
Ngày 1/1/N+2, trước khi đánh giá lại
+ dây truyền sản xuất có nguyên giá $400.000;
+ giá trị hao mòn lũy kế: $100.000.
Theo phương pháp xác định giá trị thuần thì sau khi đánh giá lại,
+ dây truyền sản xuất có nguyên giá $330.000;
+ giá trị hao mòn lũy kế: $ 0.
Chênh lệch tăng do đánh giá lại dây truyền là $30.000. Bút toán phản ánh chênh
lệch tăng do đánh giá lại dây truyền là:
Nợ TK Giá trị hao mòn Dây truyền sản xuất : 100.000
Có TK Nguyên giá Dây truyền sản xuất: 70.000
Có TK Chênh lệch đánh giá lại tài sản: 30.000
Ngày 31/12/N+2,
-Kế toán ghi nhận chi phí khấu hao hàng năm của dây truyền sản xuất =330.000:6=
55.000
Nợ TK CP Khấu hao: 55.000
Có TK GTHM Dây truyền sản xuất: 55.000

- Chuyển chênh lệch đánh giá lại tài sản vào lợi nhuận giữ lạiNợ TK Chênh lệch
đánh giá lại TS: 5.000
Có TK Lợi nhuận giữ lại: 5.000
Ngày 31/12/N+3 kế toán ghi nhận chi phí khấu hao hàng năm, chuyển chênh lệch
đánh giá lại tài sản vào lợi nhuận giữ lại tương tự như ngày 31/12/N+2.
Dây truyền sản xuất có nguyên giá: 330.000, giá trị hao mòn lũy kế: 110.000, giá
trị ghi sổ: 220.000.
Ngày 31/12/N+3, giá trị có thể thu hồi của dây truyền được xác định là 178.853 (ví
dụ 1). Theo qui định của IAS 36, ngày 31/12/N+3, khoản chênh lệch 220.000-
178.853=41.147 là lỗ suy giảm giá trị dây truyền nhưng do dây truyền này trước
đây đã được đánh giá lại nên khoản chênh lệch đó được ghi nhận tương tự chênh
lệch giảm do đánh giá lại tài sản.

Tuyến Candy
Nợ TK GTHM Thiết bị: 110.000
Nợ TK Chênh lệch đánh giá lại TS: 20.000
Nợ TK Chi phí (Lỗ tổn thất TS): 21.147
Có TK Nguyên giá Thiết bị: 151.147

21. Nếu TS k thể xem xét đc giá trị có thể thu hồi thì ta dùng cách nào ?
=> Nên thành lập khối TS tạo ra dòng tiền mà TS đó thuộc về.
22.Khi xác định khối TS tạo ra dòng tiền cần đảm bảo gì ?
=> Nguyên tắc nhất quán để đảm bảo so sánh
23.Khoản lỗ suy giảm giá trị TS đối với ĐVTT đc phân bổ để ghi giảm giá trị ghi
sổ của TS đó đúng hay sai ?
=> Đúng
24. Chỉ tiêu nào đc phân bổ lỗ suy giảm đầu tiên ?
=> Lợi thế thương mại
NOTE; Lợi thế TM ghi giảm hết xong ms ghi giảm TS khác theo ty lệ trong khối
TS còn lại.
25.các TS còn lại mà có giá trị cao hơn giá trị ghi sổ thì ghi giá cao hơn.

Ví dụ 6:
Thông tin dưới đây được lấy từ Bảng cân đối kế toán vào ngày lập báo cáo của một
đơn vị tạo tiền (CGU) :
• Nhà cửa 30.000.000
• Tài sản vô hình 12.000.000
• Thiết bị 9.000.000
• Lợi thế thương mại 10.000.000
Sau một cuộc suy thoái kinh tế, một cuộc kiểm tra suy giảm giá trị tài sản được tiến
hành và CGU hiện tại có giá trị hợp lý là 39.000.000. Chi phí thanh lý liên quan là
3.000.000. Giá trị hiện tại được ước tính của dòng tiền từ việc tiếp tục sử dụng
CGU là 42.000.000. Tòa nhà có giá trị hợp lý trừ đi chi phí thanh lý là 27.000.000.
Tính toán và phân bổ lỗ tổn thất.

c. Ghi nhận Lỗ suy giảm giá trị tài sản đối với đơn vị tạo tiền
- Ví dụ

Tuyến Candy
Bước 1: Đo lường giá trị có thể thu hồi
Giá trị có thể thu hồi là giá trị lớn hơn giữa giá trị hợp lý của CGU trừ đi các chi
phí thanh lý, và giá trị sử dụng của nó.
Giá trị hợp lý trừ đi chi phí thanh lý (39.000.000 – 3.000.000):36.000.000

Giá trị sử dụng:42.000.000


Giá trị có thể thu hồi là: 42.000.000
Bước 2: Tính lỗ giảm giá trị tài sản
Giá trị ghi sổ:61.000.000
Giá trị có thể thu hồi:42.000.000
=> Lỗ giảm giá trị tài sản:(19.000.000)

Tuyến Candy
Chương 3 : Chuẩn mực kế toán quốc tế về Chi phí đi vay, doanh thu, nợ
phải trả và các chuẩn mực khác
Học 4 chuẩn mực
+ IAS 23 : Chi phí đi vay
+ IFRS 15: Doanh thu từ hợp đồng với khách hàng
+ IAS 12 : Thuế TNDN

I. IAS 23 – Chi phí đi vay

1.Chuẩn mực này áp dụng cho chỉ tiêu nào ?


=> Chi phí đi vay tại các DN
2. CP đi vay đc vốn hóa khi nào ?
=> Khi đc tính vào giá trị tài sản
3. CP đi vay ko đc vốn hóa khi nào ?
=> ko đc tính vào giá trị TS mà tính trực tiếp vào cp trong kì ( 635 )
4. Chi phí đi vay đc vốn hóa gắn liền vs thuật ngữ nào ?
=> Tài sản dở dang
5. Chi phí đi vay là gì ?
=> là tiền lãi vay và các chi phí khác phát sinh liên quan trực tiếp đến khoản vay
của DN

6. Chi phí đi vay bao gồm gì ?


+ lãi vay
+ lãi vay liên quan đến thuê tc
+ Chênh lệch tỷ giá các khoản vay bằng ngoại tệ nếu khoản chênh lệch này đc coi
là khoản điều chỉnh chi phí đi vay
7.Chênh lệch các khoản vay bằng ngoại tệ liên quan đến cp đi vay đc vốn hóa
hạch toán vào tk nào và có số dư cuối kì hay k ?
=> TK 4132, có số dư cuối kì
8.Chỉ sử dụng tk 4132 khi nào ?
=> khi công trình trọng điểm quốc gia được đầu tư bằng ngoại tệ
9.Nếu chi phí đc vốn hóa thì theo trình tự TK nào>

Tuyến Candy
=> 4132 => 241 => 211
10.Nếu Chi phí k đc vốn hóa thì theo trình tự TK nào ?
=> 4132 => 635,515

11. Tài sản dở dang là gì ?


=> là 1 TS cần 1 thời gian khá dài để có thể đưa vào sử dụng theo mục đích định
sẵn hoặc bán
12. Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc mua sắm, xây dựng hoặc sản xuất
tài sản dở dang phải đc vốn hóa như 1 phần giá trị của TS đó Đúng hay Sai ?
=> Đúng
13.Chi phí đi vay khác phải đc hạch toán ngay vào đâu ?
=> Chi phí SXKD trong kì
14.Tiêu chuẩn để ghi nhận chi phí đi vay đc vốn hóa ?
=> Đảm bảo 2 điều kiện
+ Chắc chắn thu ddc lợi ích kinh tế trong tương lai
+ Giá trị đc xác định 1 cách đáng tin cậy
15. Nội dung cơ bản của chuẩn mực này ?
+ Ghi nhận chi phí đi vay
+ Chi phí đc vốn hóa
+ thời điểm bắt đầu vốn hóa
+ Tạm ngừng vốn hóa
+ Chấm dứt vốn hóa

16.Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc mua, xây dựng hoặc sản xuất TS
dở dang là các chi phí đi vay sẽ chỉ phát sinh khi việc mua, xây dựng, sản xuất ts
dở dang đó được thực hiện Đúng hay Sai ?
=> Đúng
17. Một doanh nghiệp đã dành ra một khoản thấu chi ngân hàng trị giá $500
000 và một khoản vay trị giá 1 triệu USD để sử dụng cho việc mở rộng DN vài
năm trước. DN mới chính thức triển khai việc xây dựng một nhà máy mới để mở
rộng việc kd của DN. Việc xây dựng nhà máy này sẽ tốn 2 triệu USD và khoản
tiền này sẽ được tài trợ bằng một khoản vay mới.
Chi phí đi vay liên quan đến khoản vay nào sẽ được vốn hóa liên quan tới việc
xây dựng nhà máy mới tại DN?
=> Vì 500.000$ và 1 triệu đô trước đó chưa đc đem vào sử dụng, số tiền đc sử
dụng tại ngày nhà máy đc thực hiện xây dựng => phải là khoản 2 triệu đô

Tuyến Candy
18. Trường hợp vốn vay riêng biệt chỉ dùng cho mục đích mua sắm, xây dựng,
sản xuất TS dở dang, chi phí đi vay đc vốn hóa đc xác định ntn ?
Chi phí đi vay = Chi phí đi vay thực tế phát sinh – Khoản thu nhập từ khoản đi vay
đó.
19. Ví dụ 2: Một DN vay 5 triệu USD để xây dựng một tòa nhà mới với lãi suất
8%/năm. Việc thanh toán cho nhà thầu được thực hiện theo từng giai đoạn xây
dựng vì vậy DN dùng khoản tiền chưa phải thanh toán để đầu tư. Tính đến khi
dự án xây dựng hoàn thành, khoản thu từ hoạt động đầu tư là $150000. Dự án
xây dựng được thực hiện trong vòng 12 tháng mới hoàn thành.
Xác định chi phí đi vay được vốn hóa?
=> tiền lãi phải trả từ khoản vay là ( chi phí đi vay thực tế ps )
= $5.000.000 * 8% =$400.000
=> Chi phí đi vay phải trả = $400.000 - $150.000 = $250.000
20.Trường hợp TS dở dang đc tài trợ từ khoản vốn vay chung thì giá trị chi phí
đi vay đc xác định bằng gì ?
=> Xác định theo tỷ lệ vốn hóa đối với chi phí lũy kế phát sinh cho việc mua sắm,
xây dựng hay sản xuất TS dở dang đó.

21.tỷ lệ vốn hóa đc xác định bằng cách nào ?


=> xác định bằng tỷ lệ lãi suất bình quân gia quyền của các khoản vay chưa trả
trong kì.
22.Tỷ lệ vốn hóa xác định bằng tỷ lệ lãi suất bq gia quyền của khoản vay chung
chưa trả và khoản vay riêng Đúng hay Sai ?
=> Sai. Chỉ bằng tỷ lệ lãi suất bình quân gia quyền của khoản vay chưa trả.
23.Giá trị chi phí đi vay đc vốn hóa trong kì đc phép lớn hơn toàn bộ chi phí đi
vay thực tế phát sinh Đúng hay Sai ?
=> Sai. Không đc lớn hơn.
24. Ví dụ 3: Một doanh nghiệp có các khoản vay chung cho hđ kd:
Khoản vay trị giá $800 000, lãi suất 9%/năm
Khoản vay trị giá $2 000 000, lãi suất 8%
Khoản vay trị giá $400 000, lãi suất 7%
Khoản đi vay riêng $500.000, lãi suất 7.5%

Tuyến Candy
DN đã triển khai xây dựng một nhà máy mới với chi phí ước tính là $800 000 và
DN dự kiến sử dụng những khoản vay hiện tại để tài trợ cho việc xây dựng nhà
máy này vì việc thanh toán được thực hiện theo tiến độ xây dựng. Dự án này dự
kiến được thực hiện trong 6 tháng.
Xác định chi phí đi vay được vốn hóa liên quan đến dự án xây dựng này?

=> Khoản vay riêng k đc tính vì k dùng cho mục đích chung,
800.000∗9%+2.000.000∗8%+400.000∗7%
+ lãi suất bình quân gia quyền = = 8.125%
800.000+2.000.000+400.000
=> Chi phí đi vay = 800.000 * 8.125% *6:12 = 32.500
Note: Nhớ để ý thời gian thực hiện công trình đó.
25.Thời điểm chi phí đi vay đc vốn hóa được bắt đầu khi thỏa mãn đồng thời
mấy điều kiện ?
=> Thỏa mãn 3 Điều kiện
+ Các chi phí liên quan trực tiếp đến việc mua sắm, xây dựng và sản xuất TS bắt
đầu phát sinh
+ các chi phí đi vay phát sinh
+ các hoạt động cần thiết để đưa TS vào sử dụng cho mục đích định sẵn hoặc để
bán đang được tiến hành.

26. Các hoạt động cần thiết cho việc chuẩn bị đưa tài sản vào sử dụng hoặc bán
bao gồm hoạt động xây dựng, sản xuất, hoạt động kỹ thuật và quản lý chung
trước khi bắt đầu xây dựng, sản xuất như hoạt động liên quan đến việc xin giấy
phép trước khi khởi công xây dựng hoặc sản xuất.

27. Ví dụ 4: Dn bắt đầu một dự án xây dựng mới được tài trợ bằng nguồn vốn
vay. Có thông tin về các sự kiện sau:
Ngày 15/5/20X8: bắt đầu tính lãi vay liên quan đến dự án
Ngày 03/6/20X8: bắt đầu công việc khảo sát kĩ thuật mặt bằng xây dựng
Ngày 12/6/20X8: bắt đầu phát sinh các chi phí liên quan tới dự Án.
Ngày 18/7/20X8: việc xây dựng bắt đầu được tiến hành
Xác định thời điểm bắt đầu vốn hóa chi phí đi vay liên quan tới dự án này?
=> thời điểm bắt đầu vốn hóa là ngày 12/6, vì 2 hđ trước klq
28. DN phải tạm ngừng vốn hóa chi phí đi vay trong các giai đoạn mà DN tạm
ngừng hoạt động phát triển tài sản dở dang Đúng hay Sai ?

Tuyến Candy
=> Đúng
29. DN không phải tạm ngừng vốn hóa chi phí đi vay phát sinh trong khoảng
thời gian tạm ngừng hoạt động phát triển tài sản dở dang nếu việc trì hoãn tạm
thời là cần thiết của quá trình đưa tài sản vào sử dụng hoặc bán Đúng hay Sai
?
=> Đúng
30. Ví dụ 5: Tại một DN có các sự kiện sau:
DN mua đất vào ngày 1/12
Giấy phép xây dựng được cấp vào ngày 31/1
Tiền đất được hoãn thanh toán đến ngày 01/02
DN đã vay được khoản tiền để mua đất và triển khai việc xây dựng vào ngày
01/02
Do điều kiện thời tiết bất lợi, việc khởi công xây dựng bị trì hoãn 6 tuần và việc
khởi công không thể tiến hành cho tới ngày 15/3
Xác định thời điểm DN bắt đầu vốn hóa chi phí đi vay?
=> tại ngày 01/02

31. Việc vốn hóa các chi phí đi vay sẽ được chấm dứt khi hầu hết các hoạt động
liên quan đến việc đưa tài sản sẵn sàng cho mục đích sử dụng định sẵn hoặc để
bán hoàn thành Đúng hay Sai ?
=> Đúng
32.Khi hoàn thành mà vẫn còn 1 số hoạt động thay đổi nhỏ chưa hoàn thành thì
toàn bộ công trình đó đc coi như hoàn thành chưa ?
=> Rồi
33. Trường hợp tài sản được hoàn thành theo từng bộ phận và khi mỗi bộ phận có
thể được sử dụng riêng biệt trong khi bộ phận khác tiếp tục được xây dựng, việc
chấm dứt vốn hóa chi phí đi vay sẽ được xem xét trên cơ sở đánh giá mức độ hoàn
thành của từng bộ phận Đúng hay Sai ?
=> Đúng
34. Ví dụ 6: Ngày 01/4/20X8, cty A vay một khoản vay để tài trợ cho việc xây
dựng một tòa nhà. Việc xây dựng bắt đầu từ ngày 1/7/20X8 và hoàn thành vào
ngày 31/3/20X9. Tòa nhà được đưa vào sử dụng ngày 1/7/20X9.
Xác định thời gian chi phí đi vay liên quan tới dự án xây dựng trên được vốn
hóa theo qui định của IAS 23?

Tuyến Candy
=> Thời gian chi phí đii vay liên quan đến dự án từ 1/7/20x8 – 30/3/20x9
vì đến 30/3/20x9 công trình đã hoàn thành.

35.

xác định thời điểm bắt đầu vốn hóa, tạm ngừng và chấm dứt vốn hóa ?
+ bắt đầu vốn hóa: 15/2 ( TS bắt đầu đc xây dựng )
+ không bị ngừng vốn hóa
+ thời điểm chấm dứt vốn hóa : 30/11 ( vì Công việc đã hoàn thành )

36. DN phải cung cấp thông tin ?


=> về khoản chi phí đi vay được vốn hóa trong kì và tỉ lệ vốn hóa được sử dụngđể
xác định khoản chi phí đi vay được vốn hóa

37. Câu hỏi 1: Ngày 1/1/20X7, cty A vay 6 triệu USD với lãi suất 10%/năm để xây
dựng nhà máy phát điện. Việc xây dựng nhà máy bắt đầu từ ngày 1/1/20X7 và chi
phí xây dựng là 6 triệu USD. Vì toàn bộ số tiền này không phải sử dụng hết ngay

Tuyến Candy
lập tức cho việc xây dựng nhà máy nên cty A đã sử dụng tiền nhàn rỗi tạm thời để
đầu tư và thu được khoản thu nhập là $80 000. Dự án xây dựng hoàn thành vào
ngày 30/11/20X7.
Xác định giá trị ghi sổ của nhà máy điện mới được xây dựng vào ngày
30/11/20X7?

+ Chi phí đi vay = 6 * 10% = 0.06 triệu đô


+ Giá trị ghi sổ của nhà máy điện mới xây dựng = 6.000.000 + 60.000 – 80.000 =
5.980.000 Đô

38. Câu hỏi 2:Cty A bắt đầu dự án xây dựng một nhà máy đóng gói mới vào
ngày 1/2/20X7. Nguồn vốn xây dựng $1 800 000 được lấy từ các khoản vay hiện
tại của cty. Dự án này hoàn thành vào ngày 30/9/20X7. Thông tin về các khoản
vay của cty trong năm 20X7 như sau:
Khoản vay $800 000 từ ngân hàng B với lãi suất 6%/năm
Khoản vay $1 000 000 từ ngân hàng C với lãi suất 6,6%/năm
Khoản vay $3 000 000 từ ngân hàng B với lãi suất 7%/năm
Xác định chi phí đi vay liên quan tới việc xây dựng nhà máy mới được vốn hóa?
800.000∗6%+1.000.000∗6.6%+3.000.000∗7%
+ lãi suất bình quân = = 6.75%
800.000+1.000.000+3.000.000
=> chi phí đi vay liên quan đến việc xây dựng nhà máy mới
= 1.800.000 * 6.75% = $121.500

39.Câu hỏi 5:Một công ty địa ốc đã phát sinh chi phí $3 triệu để đạt được một giấy
phép xây dựng một cao ốc. Họ cũng phải mua thiết bị $6 triệu để xây dựng nhiều
cao ốc .Các chi phí đi vay để đạt được giấy phép và mua thiết bị có thể được vốn
hóa cho tới khi việc xây dựng cao ốc hoàn thành hay không?
TL: có
40.Câu hỏi 6:Một công ty viễn thông mua 1 giấy phép 3G với mức giá $5 triệu.
Họ có thể bán hoặc cho bên thứ 3 thuê. Tuy nhiên cấp quản lý dự định sử dụng nó
để vận hành một mạng lưới không dây. Việc phát triển mạng lưới bắt đầu khi mua
giấy phép. Các chi phí đi vay để mua giấy phép 3G có được vốn hóa cho đến khi
mạng lưới sẵn sàng cho mục đích sử dụng định trước hay không?

Tuyến Candy
TL: Có

2.IFRS 15: Doanh thu từ hợp đồng với Khách hàng

1.IFRS 15 ban hành vào khi nào ?


=> 7/2014
2. IFRS 15 đc chỉnh sửa vào khi nào ?
=> 6/2016
3. IFRS 15 chính thức có hiệu lực khi nào ?
=> 1/1/2018
4. ở Việt Nam sử dụng chuẩn mực nào để quy định về doanh thu
=> IAS 14
5. Mục đích của chuẩn mực này là nhằm thiết lập các nguyên tắc cho các doanh
nghiệp vận dụng để báo cáo những thông tin hữu ích tới đối tượng sử dụng báo
cáo tài chính về bản chất, giá trị, thời điểm ghi nhận và những yếu tố không
chắc chắn liên quan đến doanh thu và các dòng tiền phát sinh từ hợp đồng với
khách hàng Đúng hay sai ?
=> Đúng

6. Nguyên tắc của IFRS 15 là ghi nhận doanh thu để phản ánh việc chuyển giao
hàng hóa dịch vụ đã cam kết cho khách hàng theo giá trị phản ánh khoản mục
mà DN dự kiến nhận về Đúng hay Sai ?
=> Đúng
7. IFRS áp dụng cho mọi loại hợp đồng, trừ những HĐ nào ?
=> Trừ
+ HĐ thuế TS của IFRS 16
+ HĐ bảo hiểm của IFRS 4
+ Các công cụ tài chính và các quyền hoặc nghĩa vụ hợp đồng khác thuộc phạm vi
của IAS 39 hoặc IFRS 9, 1FRS 10, IFRS 11, IAS 27 và IAS28 (ví dụ thu nhập từ
cổ tức)
+ Các trao đổi phi tiền tệ giữa các doanh nghiệp cùng ngành kinh doanh để thúc
đẩy việc bán đến các khách hàng
8.HĐ là thỏa thuận giữa 2 bên hay nhiều bên để tạo nên quyền và nghĩa vụ có

Tuyến Candy
hiệu lực thi hành Đúng hay Sai ?
=> Đúng
9. Khách hàng: Một bên đã ký kết hợp đồng với doanh nghiệp để có được hàng
hóa hoặc dịch vụ là một sản phẩm từ hoạt động bình thường của DN để trao đổi
với khoản mục nhận về Đúng hay sai ?
=> Đúng
10. Hoạt động k bình thường có đc ghi nhận là doanh thu k?
=> Không

11.Quyền gắn với gì ?


=> tài sản từ hợp đồng
bs: Quyền hưởng khoản mục nhận về từ việc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ mà
DN đã chuyển giao cho khách hàng khi quyền đó phụ thuộc vào một điều kiện
không phải điều kiện liên quan đến chờ thời gian trôi qua (ví dụ, việc thực hiện
một nghĩa vụ trong tương lai của DN).
12.Nghĩa vụ gắn với gì ?
=> Nợ phải trả
BS: Dn cần phải chuyển giao hàng hóa dịch vụ mà DN đã nhận đc khoản mục đó
trước đó, hay khoản đến hạn phải thanh toán
13. Doanh thu phát sinh từ hoạt động nào của DN ?
=> HĐ bình thường
14. Nghĩa vụ thực hiện của DN là gì?
=> một cam kết trong HĐ để chuyển giao HHDV
+ hoặc HHDV tách biệt
+ Hoặc 1 loạt HHDV tách biệt cơ bản có đặc điểm giống nhau, cùng hình thức
chuyển giao.
15. Giá bán độc lập là giá bán riêng của 1 HHDV đã cam kết cho KH Đúng hay
Sai ?
=> Đúng

16. Giá giao dịch còn đc gọi là giá gì ?


=> Giá hợp đồng
17. Giá giao dịch là khoản nhận về mà DN dự kiến được hưởng bao gồm cả
khoản thu hộ cho bên thứ 3 Đúng hay Sai ?
=> SAI. Khoản thu hộ cho bên thứ 3 ( Thuế ) k đc tính vào giá hợp đồng
18. Mô hình ghi nhận DT có mấy bước ?
=> CÓ 5 bước

Tuyến Candy
+ xác định hợp đồng
+ xác định các nghĩa vụ thực hiện POs
+ xác định giá giao dịch
+ phân bổ giá giao dịch cho Pos
+ Ghi nhận DT khi PO đc đáp ứng

Bước 1: xác định hợp đồng vs KH


19. Hạch toán cho một hợp đồng chỉ khi tất cả các điều nào được đáp ứng (các
tiêu chí cho hợp đồng) ?
=> bao gồm các điều sau
+ Các bên duyệt hợp đồng và cam kết thực hiện các nghĩa vụ;
+Có thể xác định các quyền của mỗi bên;
+ Có thể xác định các thời hạn thanh toán;
+ Hợp đồng có bản chất thương mại; và
+ Có thể thu được khoản thanh toán. Chỉ cần cân nhắc khả năng và dự định thanh
toán của khách hàng.
20. Ghi nhận khoản tiền nhận được là doanh thu khi nào ?
=> Hoặc xảy ra 2 đk sau:
+ Doanh nghiệp không có các nghĩa vụ còn lại phải chuyển giao các hàng hóa hoặc
dịch vụ cho khách hàng và giá trị không thể hoàn trả HOẶC
+ Hợp đồng đã được kết thúc và khoản thanh toán nhận được không thể hoàn trả.
Nếu không, cần ghi nhận khoản tiền là nợ phải trả cho đến khi nghĩa vụ thực hiện
được đáp ứng.( chính là DT chưa thực hiện )

Bước 2: Xác định nghĩa vụ của hợp đồng


21. Chính phủ giao kết hợp đồng với một công ty xây
+ dựng để xây một bệnh viện.
+ Có nhiều bước từ đặt nền móng, xây dựng các khu
vực chức năng, các phòng phẫu thuật, v.v..

Có bao nhiêu PO trong dự án này?


A. Một nghĩa vụ thực hiện
B. Nhiều nghĩa vụ thực hiện

Tuyến Candy
=> Đáp án A
22. Người bán cung cấp dịch vụ quan trọng tích hợp các hàng hóa hoặc dịch vụ
để sản xuất ra nhiều đầu ra mà khách hàng chỉ định Đúng hay Sai ?
=> Sai. Sản xuất ra MỘT đầu ra

Bước 3: xác định giá giao dịch


23.Giá giao dịch có thể là giá trị cố định, biến đổi hoặc cả hai đúng hay sai ?
=> Đúng
24. Giá giao dịch được điều chỉnh cho Giá trị thời gian của tiền Đúng hay Sai ?
=> Đúng
25. Khi xác định giá giao dịch cần cân nhắc những điều gì ?
=> Cần cân nhắc
+ Khoản thanh toán biến đổi
+ Các ước tính bị giới hạn của khoản thanh toán biến đổi
+ Yếu tố tài trợ vốn quan trọng
+ Khoản thanh toán không bằng tiền
+ Khoản thanh toán phải trả khách hàng

26. A Co bán hàng cho khách với điều kiện: nếu số lượng mua trong năm đạt từ
trên 1.000 sản phẩm thì giá là $500/sp. Còn không thì giá là $550/sp. Trong năm
tài chính 30/6/20X8:
Tại 31.12.20X7: Khách hàng mua 600 sản phẩm từ A Co. A Co ước tính
rằngtrong năm này khách hàng sẽ mua không đến 1.000 sản phẩm. Do đó
không đạt mức chiết khấu.
Tại 31.3.20X8: Do nhu cầu đột xuất khách hàng mua thêm 300 sản phẩm từ A
Co. Do đó A Co ước tính khách hàng sẽ đạt mức chiết khấu.

Yêu cầu: Xác định giá trị giao dịch cho quý kết thúc vào 31.12 và 31.3
=> Tại 31/12: Doanh thu ghi nhận 550 * 600 = 330.000 ( vì Cty tin rằng sẽ k đạt
đến ngưỡng 1000 )
+ tuy nhiên đến 31/3/…+1 : Kh mua đột xuất 300 sp nữa, do đó DN ước tính KH
sẽ mua đến 1000 sp, do vậy áp dụng chiết khấu
=> DT cho quý này= 500 * 300 – 50 * 600 = 120.000
27. Cách ghi nhận Doanh thu khi khoản thanh toán biến đổi
Năm 1

Tuyến Candy
Tình huống Giá trị hợp đồng Xác suất Giá trị kì vọng
1 $100M 70% $70m
2 $95M 15% $14.25M
3 $90M 10% $9M
4 $85M 5% $4.25M
$97.5M

năm 1 hoàn thành 60% tiến độ => Doanh thu ghi nhận = 97.5 * 60% = $58.5M

* Năm 2

Tình huống Giá trị hợp đồng Xác suất Giá trị kì vọng
1 $100M 95% $95M
2 $95 5% $4.75M
$99.75M
Năm 2 hoàn thành 90% tiến độ
=> Doanh thu ghi nhận năm 2 = $99.75M* 90% = $89.775M - $58.5m =
$31.275M

28. Yếu tố tài trợ vốn trong giá giao dịch


Giá trị hợp đồng $ 13 triệu
+ nếu KH lựa chọn trả ngay thì chỉ cần trả $10.9
- tại thời điểm trả
Nợ TK tiền gửi ngân hàng : $10.9
CÓ TK Nợ phải trả : $ 10.9
+ cuối năm 1: chỉ tính lãi
Nợ TK chi phí lãi vay : 10.9 * 7% = 0.763 triệu đô
Có TK Nợ phải trả : 0.763 triệu đô
+ cuối năm 2:
Nợ TK chi phí lãi vay : ( 10.9 + 0.763 ) *7% = 0.816
Có TK Nợ phải trả : 0.816
như vậy tổng số tiền cần trả = 10.9 + 0.763 + 0.816 = 12.479 triệu đô < 13 triệu đô
=> như vậy tại thời điểm cuối năm 2, giá trị căn văn phòng là 12.479
=> nên trả ngay tại thời điểm kí hợp đồng

Dn ghi nhận

Tuyến Candy
Nợ TK nợ phải tra : 12.479 triệu đô
Có TK văn phòng cho bên mua : $12.479 triệu

Bước 4 : Phân bổ giá giao dịch cho các nghĩa vụ thực hiện
29.Phân bổ giá giao dịch cho mỗi nghĩa vụ thực hiện dựa trên giá gì ?
=> Giá bán độc lập
30.Nếu bao gồm khoản chiết khấu hoặc giá trị biến đổi thì phân bổ chúng theo
gì ?
=> tỷ lệ

31. Nếu k có giá có thể quan sát đc, ước tính bằng gì?
=> Ước tính bằng
+ phương thức đánh giá thị trường có điều chỉnh
( so sánh giá độc lập với đối thủ CT )
+ phương thức chi phí cộng lợi nhuận biên
( cộng thêm lợi nhuận biên vào chi phí dịch vụ )
+ phương thức giá trị còn lại
( tổng cộng giá giao dịch – giá bán độc lập có thể quan sát đc )
32. Lấy ví dụ về phân bổ giá giao dịch cho mỗi nghĩa vụ
* Giá giao dịch kí trên hợp đồng bao gồm
+ Dịch vụ mạng 12 tháng – 1 tháng 100
+ điện thoại miễn phí
* giá bán độc lập
+ dịch vụ 80/ tháng
+ điện thoại 300
* Bảng phân bổ giá trị hợp đồng cho từng nghĩa vụ như sau

Nghĩa vụ riêng biệt Giá trị riêng % trên tổng GT Giá trị hợp đồng
biệt
Cung cấp điện thoại 300 23.81% 285.6
Cung cấp dịch vụ mạng 1 tháng 80*12 = 960 76.19% 914.4
Tổng 1.260 100% 1.200

Bước 5: Ghi nhận doanh thu khi đáp ứng một nghĩa vụ đc thực hiện

33. Điều kiện ghi nhận doanh thu là gì ?


+ Dn chuyển giao hành hóa or dịch vụ như đã cam kết với khách hàng

Tuyến Candy
+ KH nhận đc quyền kiểm soát đối với tải sản đó
34. Quyền kiểm soát bao gồm mấy khả năng ?
+ điều khiển việc sử dụng và thu đc lợi ích từ TS đó, và
+ ngăn ngừa những ng khác sử dụng khỏi sự điều khiển việc sử dụng và thu ljiw
ích từ TS đó.
35. Đáp ứng Po trong 1 khoảng thời gian hoặc tại 1 thời điểm Đúng hay Sai ?
=> Đúng

36. Có mấy trường hợp đặc thù ? Đó là ?


=> CÓ 4 trường hợp đặc thù
+ vấn đề về hợp đồng
+ phiếu quà tặng
+ dịch vụ bảo hành
+ xuất hóa đơn và chưa giao hàng

* Vấn đề về hợp đồng


37. Cách điều chỉnh hợp đồng
+ 1/1 – 30/6 : yêu cầu 500 bao / tháng
Doanh thu từ HĐ = 500 * 6 * 80 = 240.000

+ 30/6-31/12 : yêu cầu 600/ tháng ( bổ sung 100/ tháng )


đáng nhẽ ra có 2 HĐ như sau
HĐ A: 500 * 6 * 80 = 240.000
HĐ B : 100 * 6 * 65 = 39.000
=> tổng giá trị = 279.000

Nhưng vì $65 kp là giá bán độc lập nên hợp đồng đầu tiên bị hủy bỏ
=> thay vào đó là 1 hợp đồng với giá bình quân ( tạo ra 1 hợp đồng mới để tránh
đơn giá bán k hợp lý )
Tổng doanh thu = 279.000
=> giá 1 bao da = 279.000/6*600 = $77.5
=> Doanh thu theo hợp đông mới phải = $77.5 * 6 * 600 = 279.000
38. MATA Co ký kết 1 hợp đồng bán hệ thống lọc nước và thiết bị lọc cho khách
hàng.
Trong đó thiết bị lọc sẽ được giao sau hai tuần. Biết một số thông tinsau:
+ Hệ thống lọc nước sẽ không thể hoạt động mà thiếu thiết bị lọc
+Nhà sản xuất hệ thống lọc nước và người bán thiết bị lọc thông dụng bán

Tuyến Candy
chúng riêng biệt nhau
Có bao nhiêu nghĩa vụ riêng biệt được xác định trong nghiệp vụ trên?
=> có 2 nghĩa vụ riêng biệt là
+ cung cấp thiết bị lọc
+ cung cấp hệ thống lọc

+ Khách hàng có thể sử dụng hàng hóa theo cách của họ hoặc kết hợp vs nguồn lực
có sẵn
+ bên phía công ty MATA co thì chuyển giao vào 2 thòi điểm riêng biệt, k lắp 2
thiết bị và hệ thống cùng 1 lúc. Thiết bị lọc kp là thiết bị chỉ dành cho hệ thống lọc,
2 bộ phận này k phụ thuộc và gắn kết cao vs nhau mặc dù phải có cả 2 ms có thể
hoạt động đc.
39. Trong năm 20X7, JavaCo ký một hợp đồng để cấp giấy phép phần mềm quản
lý danh sách khách hàng của mình cho khách hàng. Ba ngày sau đó, trong một
hợp đồng khác, JavaCo đồng ý cung cấp các dịch vụ tư vấn để tùy chỉnh đáng kể
phần mềm được cấp phép bán trước đây để vận hành trong hệ thống thông tin
của khách hàng. Khách hàng không thể sử dụng phần mềm cho đến khi các
dịch vụ tùy chỉnh hoàn tất.
Vậy JavaCo có cần kết hợp 2 hợp đồng trên thành 1 hợp đồng theo quy định của
IFRS 15?
=> Nên kết hợp cả 2 HĐ thành 1 vì:
+ 2 HĐ đc kí gần ngày và cùng 1 khách hàng
+ tạo thành 1 nghĩa vụ thực hiện, kết hợp bản quyền và dịch vụ thành 1 sản phẩm
hoàn chỉnh. Phần mềm đc tùy chỉnh đáng kể bởi dịch vụ tư vấn.

* Phiếu quà tặng


40. Giá trị của các chứng nhận quà tặng không được quy đổi được tham chiếu
như là gì ?
=> Giá trị TỪ BỎ

41. Nhưng thời điểm ghi nhận phiếu quà tặng phụ thuộc vào gì ?
=> Phụ thuộc vào hành vi được kỳ vọng của khách hàng (tùy thuộc vào nhu cầu
của khách hàng) và các giới hạn pháp lý ( quy định thời hạn của phiếu )
42. Phiếu quà tặng $100, ước tính KH quy đổi 90$, GT từ bỏ là $10.
Chuỗi cửa hàng có hoàn tiền cho phần GT từ bỏ k ? Định khoản Doanh thu

Tuyến Candy
=> K hoàn tiền cho GT từ bỏ vì hết nghĩa vụ thanh toán, chỉ cung cấp cho $90.

GT danh nghĩa Tỷ trọng Phân bổ L1 Phân bổ L2


HHDV cần giao $90 100% $50 $40
GT từ bỏ $10 11% $5.6 $4.4
Tổng DT $100 111% $55.6 $44.4

+ tại thời điểm bán phiếu quà tặng :


Nợ tiền gửi ngân hàng :$100
Có nợ phải trả hợp đồng : $100
+ Phân bổ lần 1
Nợ nợ phải trả hợp đồng : $ 55.6
Có Doanh thu : $55.6
+ phân bổ lần 2
Nợ nợ phải trả hợp đồng : $44.4
Có Doanh thu : $44.4

* Bảo Hành
43. Có mấy trường hợp về hình thành nghĩa vụ của hợp đồng riêng biệt ?
=> Có 2 trường hợp
+ Không hình thành nghĩa vụ thực hiện hợp đồng riêng biệt
VD: sản phẩm gọi là có phiếu bảo hành cho đủ hình thức, vì họ chắc chắn rằng sp
chạy ổn định và k có lỗi hay hư hỏng như ấm siêu tốc (k hạch toán theo IFRS 15
mà theo IAS 37 )
+ có hình thành nghĩa vụ thực hiện hợp đồng riêng biệt
VD: kh có thể lựa chọn mua hoặc k mua dịch vụ đó. Mức giá riêng biệt, hình thành
1 nghĩa vụ thực hiện riêng. DN hạch toán riêng khoản DT này như xe máy, dịch vụ
bảo hành trong 2 năm
=> 2 nghĩa vụ riêng biệt là bán xe và cung cấp dịch vụ bảo hành
=> DN hạch toán riêng 2 khoản doanh thu trên

* Xuất hóa đơn và chưa giao hàng

Tuyến Candy
44. quyền kiểm soát được coi là đã chuyển giao khi hàng được chuyển đến cho
người mua Đúng hay Sai ?
=> SAI. Vì trong 1 số trường hợp, quyền kiểm soát vẫn đc coi là đã chuyển giao
khi số hàng vẫn ở trong kho của NGƯỜI BÁN.
45.Xuất hóa đơn và chưa giao hàng là ntn ?
=> hóa đơn đã bán nhưng hàng vẫn chưa chuyển giao, NG bán vẫn giữ trong 1
khoảng thời gian

46. DN kí kết hợp đồng cung cấp máy và phụ tùng, sau 2 năm thì cung cấp. KH
có quyền kiểm soát cho cả 2 nhưng phụ tùng đc yêu cầu vẫn lưu kho tại DN ?
Vậy DN có mấy nghĩa vụ được thực hiện?
=> CÓ 3 nghĩa vụ cần thực hiện
+ Cung cấp máy
+ cung cấp phụ tùng
+ bảo quản lưu kho
Giá giao dịch được phân bổ cho 3 nghĩa vụ thực hiện và doanh thu chỉ được ghi
nhận khi (hoặc trong khi) quyền kiểm soát được chuyển cho khách hàng.
47.nghĩa vụ lưu kho bảo quản ghi nhận doanh thu khi nào ?
=> Các dịch vụ bảo quản là một nghĩa vụ thực hiện được đáp ứng trong một
khoảng thời gian, vì vậy doanh thu sẽ được ghi nhận trong suốt thời kỳ lưu kho các
phụ tùng.

* Trình bày trên BCTC


48. Hợp đồng trình bày trên bảng cân đối KT như thế nào ?
=> trình bày là 1 khoản NPT hợp đồng, TS hợp đồng hay khoản phải thu.
49. NPT hợp đồng, TS hợp đồng, khoản phải thu hợp đồng là gì ?
+ NPT hợp đồng : là khoản khách hàng thanh toán trước việc thực hiện nghĩa vụ
của DN
+ TS hợp đồng : được ghi nhận khi quyền của doanh nghiệp đối với khoản thanh
toán có điều kiện dựa vào một điều gì khác hơn là thời gian trôi qua, ví dụ như tình
hình thực hiện nghĩa vụ trong tương lai.

+ Một khoản phải thu được ghi nhận khi quyền của doanh nghiệp đối với khoản
thanh toán là vô điều kiện loại trừ việc thời gian trôi qua.

Tuyến Candy
* IFRS 16 : Thuê Tài sản
1.IFRS 16 đc phát hành và áp dụng khi nào ?
=> Phát hành vào 1/2016
=> áo dụng vào 1/1/2019
2. Mục tiêu của IFRS 16 ?
=> quy định nguyên tắc, đo lường, trình bày các giao dịch thuê TS đảm bảo bên
cho thuê và bên thuê cung cấp thông tin để trình bày trung thực giao dịch
3.Phạm vi áp dụng của IFRS 16 ?
=> áp dụng cho tất cả giao dịch thuê TS, bao gồm cả cho thuê lại, ngoại trừ :
+ Thuê quyền khai thác hoặc sử dụng tài nguyên ks
+ thuê TS sinh học
+ các HĐ nhượng quyền dịch vụ
+ Bằng sở hữu trí tuệ đc trao cho bên thuê
+ hợp đồng bản quyền
4.có mấy trường hợp miễn ghi nhận đó là thuê TS ?
=> có 2 trường hợp ( hạch toán khoản thuê này là chi phí theo pp đường thẳng
hoặc pp hệ thống )
+ thuê 12 tháng hoặc ít hơn k bao gồm các lựa chọn mua TS
+ thuê ts có giá trị thấp, thuê theo từng lần ( máy tính,..)
5. Thuê tài sản: Một hợp đồng là, hoặc có bao gồm, một hợp đồng thuê tài sản
trong đó một bên chuyển quyền kiểm soát việc sử dụng một tài sản xác định cho
bên khác trong một thời gian để đổi lấy khoản thanh toán đúng hay sai ?
=> Đúng

6. Ngày bắt đầu của việc thuê tài sản: Ngày mà một bên cho thuê làm cho một
tài sản thuê sẵn sàng cho một bên thuê sử dụng Đúng hay Sai ?
=>Đúng
7. Thời điểm khởi đầu thuê tài sản: Là ngày xảy ra trước của một trong hai (2)
ngày: Ngày của hợp đồng thuê hoặc thời điểm các điều khoản chính của hợp
đồng thuê được xác lập Đúng hay Sai ?
=> Đúng
8. Ngày kí hợp đồng và ngày khởi đầu thuê TS có thể khác nhau k ?
=> Có thể
9.Các khoản thanh toán thuê TS bao gồm các khoản nào ?
=> bao gồm
+ khoản thanh toán cố định – ưu đãi thuê TS

Tuyến Candy
VD: tiền thuê nhà 1 tháng cố định là 5 tr. ở hay k ở thì người đi thuê vẫn phải trả
đủ 5 tr 1 tháng
+ Khoản thanh toán biến đổi
VD: phụ thuộc vào chỉ số hoặc tỷ lệ như giá vàng, CPI …. Tiền nhà trọ sẽ phụ
thuộc vào đó.
+ giá thực hiện của 1 lựa chọn mua nếu bên thuê xác định chắc chắn thực hiện lựa
chọn đó.
VD: thuê nhà và dự định mua luôn căn đó => hàng tháng trả cả gốc lẫn lãi
+ Các khoản thanh toán tiền phạt do bên thuê chấm dứt thuê TS
10. Thời hạn thuê được xác định ntn ?
= thời gian k thể hủy bỏ ( thời gian bên thuê có quyền sử dụng TS thuê )
+ Thời gian theo lựa chọn mở rộng
+ thời gian theo lựa chọn kết thúc

11. Chuẩn mực IFRS 16 có mấy nội dung cơ bản ?


=> Có 5 nội dung
+ xác định 1 HĐ thuê TS
+ tách riêng các thành tố của 1 HĐ
+ Kế toán thuê TS tại bên Thuê
+ Kế toán thuê TS tại bên cho thuê
+ Giao dịch bán và thuê lại TS

* Xác định 1 hợp đồng thuê TS


12.Tài sản xác định tại mấy thời điểm ?
=> Tại 2 thời điểm
+ tại thời điểm kí hợp đồng
+ tại thời điểm khách hàng sẵn sàng sử dụng
13. Khi kí HĐ thuê TS thì bên đi thuê có thể k thuê TS đó nữa có đc k ?
=> ĐƯỢC. lúc này bên đi thuê sẽ mất tiền cọc
14. Bên đi thuê có quyền dc thay đổi đáng kể TS hay k ?
=> bên đi thuê k đc thay đổi đáng kể TS, quyền thay đổi chi có bên cho thuê mới

15. Quyền thay đổi của bên cho thuê đc xem xét khi đảm bảo mấy điều kiện ?
=> 2 điều kiện
+ có khả năng thực tế để thay đổi
+ đạt được lợi ích từ việc sử dụng đó

Tuyến Candy
16. Từng phần của 1 TS nếu trạng thái vật chất của nó đc tách riêng biệt vẫn có
thể coi là 1 TS xác định trong 1 HĐ thuê TS Đúng hay Sai ?
=> Đúng
17. Từng phần của TS nếu trạng thái của nó k đc tách riêng biệt thì có đc coi là
1 TS xác định trong 1 HĐ thuê TS hay k ?
=> Không
18. Xác định hợp đồng thuê TS cần đảm bảo mấy vấn đề ?
=> Đảm bảo 3 vấn đề:
+ Có tồn tại một tài sản xác định không?
+ Bên thuê có quyền được hưởng phần lớn lợi ích kinh tế phát sinh từ việc sử dụng
tài sản trong thời gian sử dụng không?
+ Bên thuê có quyền quyết định cách thức và mục đích sử dụng tài sản trong suốt
quá trình sử dụng?.
19. Cách xác định 1 hợp đồng thuê TS
+ A cho B thuê quầy 16 trong TTTM
+ B đc bán từ 6 – 23h
+ B có quyền bán sp và quyết định giá
+ B có quyền lựa chọn di dời hay là k nếu A yêu cầu di dời và chịu chi phí di dời
?
Yêu cầu : HĐ này có phải là thuê TS k ??

Xử lý như sau
* Điều kiện 1: quầy 16 có là TS xác định không ?
- Quầy 16 là bộ phận có năng lực riêng biệt về mặt hiện vật đối với TTTM
- A k thực hiện quyền thay thế quầy 16 vì B đc lựa chọn đi hay ở.
- nếu HĐ thêm 2 điều khoản mới ( A có quyền di dời B đến vị trí mới để tiến hành
sửa quầy 16, A có quyền di dời tới 1 nơi bằng kích cỡ.. ) => k ảnh hưởng đến thực
quyền thay thế của A
=> quầy 16 có là TS Xác định
* ĐK 2: có hưởng phần lớn lợi ích kinh tế k ?
Có, vì chỉ đc bán từ 6-23h, ngoài giờ k đc bán
* ĐK 3: Có đc quyền quyết định cách thức và sử dụng k?
Có, đc phép định giá và bán sp nào.
=> Hợp đồng giữa A và B là hợp đồng thuê TS

Tuyến Candy
* Tách riêng các thành tố của 1 hợp đồng
20. 1 hợp đồng chứa cả yếu tố thuê và các yếu tố khác, bên đi thuê có thể lựa
chọn không tách các yếu tố dịch vụ khác ra khỏi yếu tố thuê, thay vào đó hạch
toán tất cả các yếu tố vào 1 hoạt động thuê TS đúng hay sai?
=> Đúng
21. Với một hợp đồng chứa đựng cả yếu tố thuê và các yếu tố khác ví dụ như
thuê tài sản và cung cấp dịch vụ bảo trì bảo dưỡng, bên thuê sẽ tập hợp tất cả số
tiền phải trả trên cơ sở các mức giá nào ?
=> Mức giá độc lập
22. Nếu mức giá khó xác định thì ghi theo giá nào ?
=> Giá ước tính
23. Những TS mà gắn liền vs hoạt động và tồn tại của TS chính đi thuê thì có
tách riêng là 1 TS trong HĐ k ?
=> không. Vì chúng có mqh chặt chẽ với nhau và k thể thu hồi đc lợi ích kinh tế
nếu k có TS đi kèm đó.

* Kế toán Thuê tài sản tại BÊN THUÊ


24.Khi bắt đầu thuê TS, bên thuê ghi nhận những gì ?
=> Quyền sử dụng TS và nợ phải trả thuê TS
25. Quyền sử dụng tài sản đc ghi nhận ban đầu theo giá gốc gồm gì ?
=> gồm
+ giá trị của đo lường ban đầu của NPT
+ Bất kì khoản thanh toán – ưu đãi thuê ts
+ chi phí trực tiếp ban đầu mà bên thuê chịu
+ ước tính chi phí tháo dỡ, phục hồi mặt bằng….

26. Giá trị đo lường ban đầu của nợ phải trả thuê tài sản được xác định theo giá
trị hiện tại của các khoản thanh toán thuê tài sản không được trả vào ngày đó
Đúng hay Sai ?
=> Đúng
27. Giá trị hiện tại đó tính theo lãi suất nào ?
=> Lãi suất ngầm định trong HĐ, nếu k xác định đc thì dùng lãi suất biên đi vay.
28.Tại thời điểm ban đầu, Khoản thanh toán NPT bao gồm gì ?
+ Khoản thanh toán cố định
+ Khoản thanh toán biến đổi
+ Giá trị bên thuê phải trả để bảo đảm GTCL

Tuyến Candy
+ Giá trị hiện thực của 1 lựa chọn
+ Thanh toán các khoản phạt vì kết thúc HĐ
29. Tiền thuê oto $1.000 và phụ thu $500 nếu dùng cho công việc. khoản thanh
toán cố định là bn ?
=> $1.500 vì khoản phụ thu bản chất là tiền thuê cố định ( oto dùng cho công việc,
k có biến động trong tiền thuê và là khoản k thể tránh)
30. Các mức thuê xe như sau
+ 750 nếu đi ít hơn 500km
+ 1.250 nếu đi từ 500-2000 km
+ 1.750 nếu đi hơn 2.000 km
Thực tế tiền thuê hàng tháng là bao nhiêu ?
=> Là 750 vì là mức thuê tối thiểu, cần coi là tiền thuê cố định về bản chất

31. Nếu mức thanh toán hằng năm là 100.000, đến năm thứ 3 CPI tăng từ
125 – 135. Hỏi mức thanh toán hằng năm của những năm còn lại là bn ?
135
=> 100.000 * = 108.000
125
32. Tài sản thuê dc trình bày bằng chỉ tiêu nào trên BCĐKT ?
=> Quyền sử dụng tài sản
33. Sau thời điểm ghi nhận ban đầu, bên thuê cần đo lường quyền sử dụng tài
sản áp dụng mô hình nào ?
=> Mô hình Giá gốc. ( ngoại trừ quyền sd Bất động sản, quyền sd MMTBNX áp
dụng mô hình đánh giá lại )
34. Theo mô hình giá gốc, quyền sử dụng đc xác định bằng công thức nào ?
=> Nguyên giá – Khấu hao – Lỗ tổn thất do suy giảm GT ts
35.Nếu chuyển giao quyền sỡ hữu cho bên thuê vào thời điểm cuối thời gian
thuê, hoặc giá gốc phản ánh bên thuê lựa chọn mua, bên thuê cần khấu hao từ
ngày bắt đầu thuê đến lúc kết thúc vòng đời hữu dụng của TS đúng hay sai ?
=> Đúng

36. Không chuyển giao quyền sở hữu hoặc bên thuê k mua thì bên thuê khấu
hao ừ ngày bắt đầu đến ngày sớm hơn 1 trong 2 ngày kết thúc vòng đời hữu
dụng hoặc kết thúc thời gian thuê Đúng hay Sai ?
=> Đúng
37. Bên thuê có cần áp dụng IAS 36 để đánh giá khoản suy giảm hay k ?
=> CÓ
38. Sau ngày bắt đầu, NPT phải đc đo lường lại để phản ánh sự thay đổi trong ?

Tuyến Candy
+ Thời hạn thuê
+ đánh giá lựa chọn mua hàng
+ dự kiến phải trả để đảm bảo GTCL
+ Khoản thanh toán phát sinh trong tương lai ( biến đổi )
39. Việc đo lường lại ở câu 38 đc gọi là gì ?
=> Điều chỉnh quyền sử dụng TS thuê

* Giao dịch bán và thuê lại TS


40. Muốn thuê lại TS thì phải có giao dịch gì ?
=> giao dịch BÁN

41. Khi bán TS thì bên bán ghi nhận gì ?


=> Lỗ hoặc lãi liên quan đến quyền chuyển giao cho bên mua

* IAS 12 – Thuế thu nhập doanh nghiệp


1. Thuế được tính trên LN kế toán trước thuế hay LN chịu thuế ?
=> LN chịu thuế
2. LN kế toán do ai quy định ?
=> Chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán
3. LN chịu thuế do ai quy định ?
=> Luật thuế
4. Lợi nhuận kế toán là khoản lợi nhuận hoặc lỗ trước khi trừ đi thuế TNDN
Đúng hay Sai ?
=> Đúng
5. Thu nhập tính thuế là thu nhập tính thuế của 1 kì, đc xác định theo quy luật
của luật thuế và là cơ sở để tính thuế TN phải nộp Đúng hay Sai ?
=> Đúng

6. Cách xác định thu nhập tính thuế hiện hành ?


=> TN tính thuế TN hh = DT và TN khác chịu thuế TNDN – CP đc khấu trừ
7. LNKT được xác định trên cơ sở nào ?
=> Dồn tích
8. LN chịu thuế xác định trên cơ sở nào ?

Tuyến Candy
=> Tiền và dồn tích
9. Tỷ lệ khấu hao của LNKT phải theo thời gian sử dụng hữu ích do DN xác
định Đ hay S ?
=> Đúng
10. Tỷ lệ khấu hao của LNCT có thể khác tỷ lệ sử dụng trong kế toán Đ hay S ?
=> Đúng

11. Chênh lệch nào làm phát sinh Thuế TNDN hoãn lại ?
=> Chênh lệch TẠM THỜI
12. Chi phí Thuế TNDN bao gồm gì ?
= Chi phí thuế TNDN hiện hành + Chi phí thuế TNDN hoãn lại
13. Cơ sở tính thuế là gì ?
=> CS tính thuế của TS hay NPT là giá trị tính cho TS hoặc NPT cho mục đích xác
định thuế TNDN
14. Cơ sở tính thuế của TS là giá trị được khấu trừ cho mục đích thuế TN, sẽ đc
khấu trừ khỏi lợi ích kinh tế và chịu thuế TNDN khi TS đó đc Thu hồi Đ hay S
=> Đúng
15. Khoản lãi 500.000 đến kì chưa được nhận. Cơ sở tính thuế là bn ?
=> theo cơ sở tiền thì cơ sở tính thuế = 0 vì chưa nhận đc
15. Cty A bán hàng chưa thu tiền, số tiền là $80 000 đến cuối kì khách hàng vẫn
chưa thanh toán. Cơ quan thuế xác định khoản tiền này trong thu nhập chịu
thuế
CSTT của tài sản này là bn ?
=> Vì 80.000 chưa đc thanh toán nên nên hiện tại gt đó chưa đc khấu trừ
=> CSTT = 0

16. 1/1/2018, nguyên giá 400.000


1/1/2020, GTGS = 160.000
tỷ lệ khấu hao 25%/năm. Xác định cơ sở tính thuế của TS này ?
+ năm 2018: khấu hao = 400.000 * 25% = 100.000
+ năm 2019 : khấu hao = ( 400.000 – 100.000 ) *25% = 75.000
+ năm 2020: khấu hao = ( 400.000 – 100.000 – 75.000 ) * 25% = 56.250
=> tổng 3 năm KH = 231.250
=> GTCL = 400.000 – 231.250 = 168.750
=> cơ sở tính thuế = 168.750

17. Cơ sở tính thuế TNDN của khoản NPT là gì ?

Tuyến Candy
= giá trị ghi sổ - giá trị sẽ được khấu trừ cho mục đích tính thuế trong tương lai
18. Trích trước chi phí nghỉ phép vs GTGS = 100. CP đc khấu trừ khi thực chi.
Xác định cơ sở tính thuế của NPT ?
=> Cở sở tính thuế thời điểm hiện tại = GTGS – CP đc khấu trừ = 100 – 100 = 0
( vì đc khấu trừ trong tương lai nên cp khấu trừ = 100 )
( hiểu đơn giản hơn là chưa chi thì cơ sở tính = 0 )
19. Khoản phải Trả về lương 50.000. cho phép khâu trừ khi thực chi. CS tính
thuế ?
=> vì đc khấu trừ nên cp khấu trừ = 50.000
=> CS tính thuế ở thời điểm hiện tại = GTGS – Cp khấu trừ = 50.000 – 50.000 = 0
20. Khoản vay 40.000. cp phí k đc khấu trừ khỏi thu nhập chịu thuế khi thanh
toán. Cở sở tính thuế là bn ?
=> CS tính thuế tại thời điểm hiện tại = GTGS – Cp khấu trừ
= 40.000 – 0 = 40.000

21. Chênh lệch tạm thời xác định ntn ?


=> CLTT = GTGS – CS tính thuế
22. Mấu chốt của IAS 12 ?
+ xác định cstt thuế cho TS và NPT
* đối với TS
+ GTGS > CSTT => phát sinh CLTT phải chịu thuế
=> phát sinh thuế TNDN hoãn lại phải trả

+ GTGS < CSTT => phát sinh CLTT được khấu trừ
=> PS Tài sản thuế TNDN hoãn lại

* đối với NPT


+ GTGS > CSTT => ps CLTT được khấu trừ => PS tài sản thuế TNDN hoãn lại
+ GSTS < CSTT => ps CLTT phải chịu thuế => PS thuế TNDN hoãn lại phải trả

23. Thuế TNDN hoãn lại phải trả tính trên mấy yếu tố ?
=> 1 yếu tố đó là khoản CLTT phải chịu thuế của năm hiện hành
24. Tài sản thuế TNDN hoãn lại tính trên mấy yếu tố ?
=> 3 yếu tố
+ CLTT được khấu trừ
+ giá trị được khấu trừ chuyển sang năm sau của khoản lỗ chưa sử dụng
+ giá trị khấu trừ chuyển sang năm sau của khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng

Tuyến Candy
25. Có mấy bước trong xác định và ghi nhận thuế TNDN hoãn lại ?
=> có 5 bước
+ Xác định CSTT của TS or NPT
+ Xác định Chênh lệch tạm thời
+ đánh giá miễn trừ
+ xác định giá trị thuế TNDN hoãn lại phải trả, tài sản thuế TNDN hoãn lại
+ ghi nhận và trình bày trên BCTC

26. Một máy vi tính trị giá $30,000 được sử dụng trong 3 năm. Khoản khấu hao
hàng năm là $10,000.Cơ quan thuế cho phép khấu hao toàn bộ khi mua. CLTT
?
=> GTGS = 30.000 – 10.000 = 20.000
=> CSTT = 0 ( vì chưa khấu hao 20.000 của 2 năm tới, còn 10.000 đã khấu hao và
tính thuế rồi nên thôi )
=> Chênh lệch tạm thời = 20.000 – 0 = 20.000
+ máy vi tính la Tài sản
+ GTGS > CSTT => ps CLTT phải chịu thuế => PS thuế TNDN hoãn lại phải trả

27. DN trích trước 1 khoản tiền hoa hồng cho đại lý chưa chi là 10.000$.
=> GTGS = 10.000
=> CSTT = 0 ( vì bản chất là chưa chi, = GTGS – CP đc khấu trừ = 10.000 –
10.000 = 0)
=> Chênh lệch tạm thời = 10.000 – 0 = 10.000
+ khoản này là NPT
+ GTGS > CSTT => PS CLTT được khấu trừ => PS tài sản thuế TNDN hoãn lại.
28. Xác định thuế TNDN hoãn lại phải trả ?
=> Thuế TNDN hoãn lại phải trả = Tổng CLTT chịu thuế * Thuế suất thuế TNDN
( xác định và ghi nhận cuối kì mỗi năm )
29. Xác định Tài sản thuế TNDN hoãn lại ?
=> Tài sản thuế TNDN hoãn lại
= (Tổng CLTT đc khấu trừ + Giá trị đc khấu trừ của khoản lỗ hoặc ưu đãi thuế) *
Thuế suất thuế TNDN
30. Khoản thuế nộp thừa ( TS thuế TNDN hoãn lại) đc khấu trừ dần trong
trường hợp nào ?
=> Những năm sau DN có lãi

31. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả cần được
xác định theo thuế suất nào ?

Tuyến Candy
=> Thuế suất Dự tính
32. 2009 : thuế 30%
2010 : thuế 29%
2011 : tin đồn 28%
Thuế TNDN năm 2011 là bn ?
=> 29% ( vì năm 2011 thuế 28% chỉ là tin đồn )
33. Nguyên giá 50.000,
đã khấu hao 30.000,
còn lại 20.000 sẽ đc khấu trừ trong tương lai
GTGS = 35.000, Thuế suất 30%
Xác định giá trị thuế hoãn lại ?
+ GTGS = 35.000
+ CSTT = 20.000
=> tài sản thuế TNDN HL = ( 35.000 – 20.000 ) * 30% = 4.500
* Hiểu đơn giản CSTT = GTCL của ts đó nếu trích khấu hao hằng năm, còn khấu
hao toàn bộ khi mua thì CSTT = 0
34. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại và nợ thuế thu nhập hoãn lại phải trả có
được chiết khấu không ?
=> KHÔNG
35. Cuối niên độ kế toán, DN cần phải làm gì để TS thuế hoãn lại đc thu hồi 1
cách chắc chắn hơn ?
=> Đánh giá lại Tài sản thuế TNDN hoãn lại chưa được ghi nhận.

36. Thuế thu nhập hoãn lại phát sinh được ghi nhận trong báo cáo KQHĐKD
gồm những khoản nào ?
+ doanh thu tiền lãi, cổ tức ghi nhận theo lợi nhuận chịu thuế theo cở sở tiền.
+ Giá trị của TSVH được vốn hóa và phân bổ dần vào BCKQHĐKD nhưng chỉ
được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế khi phát sinh
+ GTGS của khoản thuế hoãn lại có thể thay đổi do thay đổi thuế, luật thuế, đánh
giá lại khả năng thu hồi hoặc ước tính thu hồi.
37. Khoản nào k đc ghi nhận trong báo cáo lãi/lỗ ?
=> thuế TNDN hiện hành, hoãn lại đc ghi thẳng vào VCSH ( cùng kì hay khác kì )

IAS SỐ 37: CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG TÀI SẢN VÀ NỢ TIỀM TÀNG

Tuyến Candy
Câu 1: Bất cứ nghĩa vụ nào của doanh nghiệp cũng phải được trình bày trên
BCTC hay không?
Không
Câu 2: Chuẩn mực IAS số 37 không áp dụng trong những trường hợp nào?
TL:
+) Các khoản mục phát sinh từ các hợp đồng thông thường, không kể các hợp đồng
có rủi ro lớn
+) Những khoản mục đã được quy định bởi chuẩn mực khác
+) Công cụ tài chính (bao gồm các khoản bảo lãnh) đã thuộc phạm vi quy định của
IFAS số 19- Công cụ tài chính.
Câu 3: Dự phòng là gì? Nợ PT là gì?
TL:
+) Dự phòng :Là một khoản NPT không chắc chắn về giá trị hoặc thời gian
+)NPT: là một nghĩa vụ hiện tại của đơn vị phát sinh từ các sự kiện đã qua và việc
thanh toán nghĩa vụ này dẫn đến sự giảm sút về lợi ích kinh tế của đơn vị.
Câu 4: Sự kiện có tính chất bắt buộc la sự kiện làm phát sinh cho một nghĩa vụ
pháp lí hoặc nghĩa vụ liên đới khiến cho đơn vị không có sự lựa chọn nào khác
là đúng hay sai?
TL: Đúng
Câu 5: Nợ tiềm tàng , tài sản tiềm tàng là gì?
+) Nợ tiềm tàng là những nghĩa vụ k thỏa mãn định nghĩa hoặc điều kiện ghi nhận
NPT.
+)Tài sản tiềm tàng là những nguồn lực không thỏa mãn định nghĩa hoặc điều kiện
ghi nhận là tài sản.
Câu 6: Về mặt kế toán các khoản dự phòng phải trả được ghi nhận là các khoản
NPT đúng hay sai?
=> Đúng
Câu 7: Về mặt kế toán doanh nghiệp không được ghi nhận một khoản nợ tiềm
tàng và không được ghi nhận một tài sản tiềm tàng là đúng hay sai?
=> Đúng

Tuyến Candy
Câu 8: Doanh nghiệp phải thuyết minh về nợ tiềm tàng trừ khi mức độ chắc
chắn về sự giảm sút lợi ích kinh tế là rất thấp hoặc giá trị giảm sút về lợi ích
kinh tế là không đáng kể; phải thuyết minh về tài sản tiềm tàng nếu chắc chắn
thu được lợi ích kinh tế là đúng hay sai?
=> Đúng
Câu 9: Nghĩa vụ pháp lí phát sinh từ?
TL: Một hợp đồng, Một văn bản pháp luật hiện hành hoặc việc vận dụng các quy
định của luật.
Câu 10: Cửa hàng bán lẻ có chính sách cho phép khách hàng được trả lại hàng
nếu họ không hài lòng với sản phẩm, mặc dù không có văn bản pháp luật nào
yêu cầu cửa hàng như vậy. chính sách này của cửa hàng được rất nhiều khách
hàng biết đến. Có nghĩa vụ liên đới ở đây hay k?
TL: Có nghĩa vụ liên đới : nhận lại hàng do khách hàng trả lại.
Câu 11: Vài ngày 12/12/N Hội đồng quản trị đã quyết định đóng cửa một bộ
phận, kết quả là có một số lớn lao động dư thừa. Quyết định được công bố cho
công chúng tại một cuộc họp báo vào ngày 15/1/N+1, một ngày sau khi tổ chức
cuộc họp với nhân viên để thông báo cho họ về quyết định. Có nghĩa vụ pháp lí
hoặc liên đới vào ngày 31/12/N hay không?
TL: KHông có bất kì nghĩa vụ liên đới hay pháp lí nào vào ngày 31/12/N.
Câu 12: Nợ tiềm tàng là nghĩa vụ có khả năng phát sinh từ các sự kiện đã xảy
ra và sự tồn tại của nghĩa vụ này sẽ chỉ được xác nhận bởi khả năng xảy ra
hoặc không xảy ra của một hoặc nhiều sự kiện không chắc chắn trong tương lai
mà đơn vị không kiểm soát được hoặc nghĩa vụ hiện tại phát sinh từ các sự kiện
đã xảy ra nhưng chưa được ghị nhận là đúng hay sai?
=> Đúng
Câu 13: Tái cơ cấu đơn vị là một chương trình do nhà quản lí lập kế hoạch,
kiểm soát và có những thay đổi quan trọng về?
TL: Về phạm vi hoạt động kinh doanh của đơn vị hoặc phương thức hoạt động
kinh doanh của đơn vị.
Câu 14: Các khoản dự phòng được ghi nhận là các khoản nợ phải trả là đúng
hay sai?
TL: đúng vì nó là nghĩa vụ hiện tại chắc chắn sẽ làm giảm sút các lợi ích kinh tế
khi đơn vị thanh toán các nghĩa vụ đó.

Tuyến Candy
Câu 15: Các khoản nợ tiềm tàng không được ghi nhận là các khoản NPT Đ hay
S?
TL: Đúng vì :
+)Đơn vị chưa chắc chắn có nghĩa vụ hiện tại có thể làm giảm sút lợi ích kinh tế
+)Đơn vị có nghĩa vụ hiện tại nhưng chưa các nghĩa vụ này khoong thỏa mãn các
tiêu chuẩn để được ghi nhận theo quy định của IAS 37.
Câu 16: Một khoản dự phòng được ghi nhận khi nào?
TL: Chỉ được ghi nhận khi thỏa mãn các điều kiện sau:
+)Đơn vị có nghĩa vụ hiện tại (nghĩa vụ pháp lí hoặc nghĩa vụ liên đới) do kết quả
từ một sự việc xảy ra
+)Đơn vị có thể chắc chắn rằng phải sử dụng các nguồn lực gắn liền với những lợi
ích kinh tế để thanh toán nghĩa vụ
+) Giá trị của nghĩa vụ đó có thể được ước tính một cách đáng tin cậy.

Câu 17: Việc đơn vị chỉ có ý định từ bỏ lợi ích kịnh tế có hình thành một nghĩa
vụ hiện tại hay k?
TL: Không đủ để hình thành một nghĩa vụ hiện tại.
Câu 18: Trong hầu hết các TH đơn vị đều có thể xác định roc được rằng có hay
không một nghĩa vụ hiện tại phát sinh từ các sự kiện trong quá khứ là đúng hay
sai?
TL: Đúng
Câu 19: Một sự kiện trong quá khứ làm phát sinh một nghĩa vụ hiện tại gọi là
một sự kiện có tính chất bắt buộc đúng hay sai?
TL: Đúng
Câu 20: Sự kiện có tính chất bắt buộc xảy ra khi?
TL:
+) Việc thanh toán nghĩa vụ này do pháp luật bắt buộc
+) Đối với nghĩa vụ liên đới, sự kiện này tạo ra sự mong đợi của các bên khác rằng
đơn vị sẽ thực hiện các nghĩa vụ này.

Tuyến Candy
Câu 21: Trường hợp không thể ước tính đáng tin cậy giá trị của nghĩa vụ, đơn
vị ghi nhận khoản NPT đúng hay sai?
TL: Sai. Đơn vị sẽ không được ghi nhận nợ phải trả, thay vào đó sẽ trình bày
khoản Nợ tiềm tàng.
Câu 22: Đơn vị không ghi nhận nợ tiềm tàng nhưng được trình bày là đúng hay
sai?
TL: Đúng.
Ghi nhận: thể hiện trên báo cáo tình hình tc, báo cáo kết quả kinh doanh, BCLCTT.
Trình bày: trên BCTC
Câu 23: Đơn vị không được ghi nhận dự phòng cho các khoản lỗ hoạt động
trong tương lai là đúng hay sai?
TL: Đúng. Vì không đáp ứng tiêu chuẩn về định nghĩa của một khoản NPT
Câu 24: Nếu doanh nghiệp có hợp đồng có rủi ro lớn thì nghĩa vụ hiện tại theo
hợp đồng có được ghi nhận và đánh giá như một khoản dự phòng hay không?
TL: Có được ghi nhận.
Câu 25: Tái cơ cấu là một chương trình do nhà quản lí lập kế hoạch, kiểm soát
và có những thay đổi quan trọng về?
TL:
+)Phạm vi hoạt động
+) Phương thức hoạt động
Câu 26: Dự phòng cho việc tái cơ cấu chỉ được lập cho những chi phí trực tiếp
phát sinh từ hoạt động tái cơ câu đúng hay sai?
TL: Đúng.
Câu 27: Một khoản dự phòng cho việc tái cơ cấu không bao gồm những chi phí
nào?
TL:Chi phí:
+) Đào tạo lại hoặc thuyên chuyển nhân viên hiện có
+) Tiếp thị hoặc đầu tư vào hệ thống mới và các mạng lưới phân phối.
Câu 28: Một số tình huống được coi là khoản dự phòng theo IAS số 37:

Tuyến Candy
+) Chi phí dự kiến phải trả theo quy định bảo hành bắt buộc theo luật cho hàng đã
bán
+) Một vụ kiện nhiều khả năng thua theo nhận định của luật sư
+) Dự phòng tái cấu trúc gắn với việc ngừng hoạt động
+) Một hợp đồng cho thuê hoạt động trở nên rủi ro
Câu 29: Nghĩa vụ đã thực hiện là điều kiện cần thiết để ghi nhận một khoản nợ
phải trả là đúng hay sai?
TL: Sai
Câu 30: Có nghĩa vụ hiện tại mà việc thanh toán nghĩa vụ này làm giảm sút lợi
ích kinh tế trong tương lai
=> Ghi nhận một khoản dự phòng, trình bày thông tin về các khoản dự phòng theo
quy định
Câu 31: Có thể có một nghĩa vụ hoặc có nghĩa vụ hiện tại nhưng chưa chắc làm
giảm sút lợi ích kinh tế
=> Không ghi nhận khoản dự phòng; trình bày thông tin về khoản nợ tiềm tàng
Câu 32: Có thể có một nghĩa vụ hoặc có nghĩa vụ hiện tại nhưng khả năng làm
giảm sút lợi ích kinh tế là thấp
=> Không ghi nhận khoản dự phòng; không trình bày thông tin
Câu 33: Lợi ích kinh tế thu được là rõ ràng, chắc chắn
Được ghi nhận là tài sản
+) Khả năng thu được lợi ích kinh tế là có thể chắc chắn nhưng chưa rõ ràng chắc
chắn
Không ghi nhận là tài sản ; Trình bày thông tin về tài sản tiềm tàng
+) Khả năng thu được lợi ích kinh tế không chắc chắn
Không ghi nhận là tài sản
Không trình bày thông tin

Tuyến Candy

You might also like